Tuy nhiên, vì lý do thời gian, tính chất đề tài và nguồntài liệu hạn chế nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu vàhoạt động xử lý chất thải rắn thông qua
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
NGUYỄN THỊ LỆ HUYỀN
MỐI QUAN HỆ GIỮA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
HÀ NỘI – 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
NGUYỄN THỊ LỆ HUYỀN
MỐI QUAN HỆ GIỮA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: chương trình đào tạ o thí điểm
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Thị Kim Thái
Hà Nội – 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả chưa từng đượccông bố bởi các tác giả khác Các trích dẫn được thực hiện đầy đủ và trung thực
Học viên
Nguyễn Thị Lệ Huyền
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy trongchương trình Thạc sĩ Biến đổi khí hậu Khóa QH-2013 – Khoa Sau đại học, Đại họcQuốc gia Hà Nội , những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích về đánh
giá tác động của Biến đổi khí hậu làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn GS TS Nguyễn Thị Kim Thái đã tận tình hướng dẫncho tôi trong thời gian thực hiện luận văn Mặc dù trong quá trình thực hiện luận văn có
giai đoạn không được thuận lợi nhưng những gì Cô đã hướng dẫn, chỉ bảo đã cho tôi
nhiều kinh nghiệm trong thời gian làm việc của hai cô trò
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các Thầy Cô đang giảng dạy tại Khoa Sau
Đại học - Đại học Quốc gia Hà Nội, các cán bộ của Khoa Sau đại học, Đại học Quốc gia
Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gianthực hiện luận văn
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhấtcho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văncòn có những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được những ý kiến góp ý của Thầy/Cô
và các anh chị học viên để luận văn của tôi được hoàn chỉnh hơn
Trân trọng cảm ơn/.
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 7
DANH MỤC BẢNG BIỂU 8
DANH MỤC HÌNH VẼ 10
MỞ ĐẦU 11
1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu 11
2 Mục tiêu nghiên cứu 12
3 Những đóng góp của đề tài 13
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13
5 Câu hỏi nghiên cứu 13
6 Cấu trúc của luận văn 13
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU, MỐI QUAN HỆ GIỮA CHẤT THẢI RẮN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, KHU VỰC NGHIÊN CỨU 15
1.1 Tổng quan về chất thải rắn 15
1.2 Tổng quan về biến đổi khí hậu 18
1.3 Mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và chất thải rắn 27
1.4 Các nghiên cứu về chất thải rắn và biến đổi khí hậu 29
1.5 Tổng quan về khu vực nghiên cứu 33
CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1 Nội dung nghiên cứu 38
2.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 38
2.2.1 Nghiên cứu tài liệu 38
2.2.2 Khảo sát thực địa 38
2.2.3 Phỏng vấn 39
2.2.4 Tham khảo ý kiến chuyên gia 39
2.3 Phương pháp xử lý số liệu 40
2.3.1 Ma trận đánh giá tác động, rủi ro và khả năng dễ bị tổn thương cho hoạt động xử lý chất thải rắn 40
2.3.2 Phương pháp tính lượng phát thải khí nhà kính 43
2.3.3 Phương pháp tính khối lượng chất thải phát sinh 44
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 47
3.1 Nhận dạng biến đổi khí hậu tại tỉnh Nam Định 47
3.2 Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Nam Định 55
3.3 Tác động của hoạt động xử lý chất thải rắn tới biến đổi khí hậu tại tỉnh Nam Định 62
Trang 63.4 Tác động của biến đổi khí hậu tới các hoạt động xử lý chất thải rắn tại tỉnh
Nam Định 70
3.5 Đề xuất giải pháp ứng phó và giảm thiểu tác động của BĐKH và nước biển dâng tới hoạt động xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Nam Định 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC 101
Phụ lục 1: Mẫu Phiếu Điều Tra dành cho Cơ quan quản lý môi trường 101
Phụ lục 2: Mẫu Phiếu Điều Tra dành cho cán bộ quản lý bãi chôn lấp chất thải và cộng đồng dân cư khu vực quanh bãi 107
Phụ lục 3: Mẫu Phiếu Điều Tra dành cho Công ty Môi trường đô thị Nam Định 110
Phụ Lục 4: Một số hình ảnh trong quá trình khảo sát 113
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NAMA Giải pháp hỗ trợ chống biến đổi khí hậu
LULUCF Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả phiếu điều tra, khảo sát tại tỉnh Nam Định 39
Bảng 2.2: Giá trị hệ số hiệu chỉnh cho CH4 (MCF) theo kiểu bãi chôn lấp CTR (IPCC, 2006) 44
Bảng 3.1: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) của tỉnh Nam Định 47
Bảng 3.2: Nhiệt độ TB mùa hè của tỉnh Nam Định từ năm 2020 – 2100 (0C) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) 48
Bảng 3.3: Mức tăng nhiệt độ trung bình (oC) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 - 1999 của Nam Ðịnh ứng với các kịch bản phát thải từ thấp đến cao 48
Bảng 3.4: Mức thay đổi lượng mưa so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) địa bàn tỉnh Nam Định 49
Bảng 3.5: Lượng mưa TB của tỉnh Nam Định từ năm 2020 – 2100 so với thời kỳ 1980 -1999 theo kịch bản phát thải trung bì nh (B2) 49
Bảng 3.6: Mức thay đổi lượng mưa (%) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với năm 1980 - 1999 của Nam Ðịnh ứng với các kịch bản phát thải từ thấp đến cao 51
Bảng 3.7: Kịch bản nước biển dâng cho thành phố Nam Định đến năm 2030 52
Bảng 3.8: Mực NBD so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2 ) khu vực tỉnh Nam Định 52
Bảng 3.9: Nhận dạng các xu hướng biến đổi khí hậu đặc trưng tại tỉnh Nam Định 54
Bảng 3.10: Khối lượng chất thải rắn phát sinh tại khu đô thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định 55
Bảng 3.11: Thành phần CTR sinh hoạt đô thị và nông thôn các huyện/TP Nam Định 56
Bảng 3.12: Tổng hợp hiện trạng các khu xử lý chất thải rắn 57
Bảng 3.13: Dự tính khối lượng chất thải rắn phát sinh giai đoạn 2011 – 2015 61
Bảng 3.14: Thành phần cơ bản của khí bãi rác 63
Bảng 3.15: Thành phần chất thải rắn đô thị tại Nam Định dùng để tính DOC 64
Bảng 3.16: Khối lượng CTR chôn lấp hàng năm tại bãi rác 65
Bảng 3.17: Thông số đầu vào để tính phát thải khí nhà kính theo LandGEM 66
Bảng 3.18: Khối lượng phát sinh khí nhà kính từ bãi chôn lấp chất thải 66
Bảng 3.19: Kết quả tính toán lượng khí nhà kính phát sinh từ bã i chôn lấp Làng Man giai đoạn 2001 – 2013 67
Bảng 3.20: Dự tính khối lượng phát sinh khí nhà kính từ bãi chôn lấp chất thải 67
Bảng 3.21: Các yếu tố biến đổi khí hậu tác động tới các công trình xử lý chất thải rắn 71
Bảng 3.22 Khả năng xảy ra các yếu tố BĐKH tỉnh Nam Định 72
Trang 9Bảng 3.23: Nhiệt độ trung bình năm khu vực Nam Định giai đoạn 2000 - 2013 73Bảng 3.24: Khả năng tác động của BĐKH đến các công trình xử lý CTR ứng dụng côngnghệ đốt theo kịch bản đối với nhiệt độ 76Bảng 3.25: Khả năng tác động của BĐKH đến các công trình xử lý CTR ứng dụng côngnghệ sinh học (CNSH) theo kịch bản đối với nhiệt độ 76Bảng 3.26: Tổng lượng mưa khu vực tỉnh Năm Đinh giai đoạn 2000 – 2013 77Bảng 3.27: Các hiểm họa thiên tai thường xảy ra ở tỉnh Nam Định 83Bảng 3.28: Khối lượng đất, đá trượt, sạt lở, xói mòn, rửa trôi hệ thống thủy lợi, đê sông, đêbiển, vùng bối tỉnh Nam Định qua các năm 83Bảng 3.29: Ảnh hưởng của các yếu tố BĐKH đến công tác quản lý chất thải rắn 84Bảng 3.30: Mức độ rủi ro các yếu tố BĐKH đến hoạt động quản lý CTR 85Bảng 3.31: Đánh giá năng lực thích ứng của bãi chôn lấp, công trình xử lý CTR tỉnh Nam
Định với BĐKH 86
Bảng 3.32: Tính dễ bị tổn thương của hệ thống xử lý CTR tỉnh Nam Định 86
Trang 10DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ quy trình hoạt động CTR đô thị tại Việt Nam 16
Hình 1.2:Thành phần chất thải rắn của Việt Nam (Nguồn [14]) 17
Hình 1.3: Phát thải KNK từ lĩnh vực chất thải năm 2000 20
Hình 1.4: Phát thải khí nhà kính năm 2010 trong lĩnh vực chất thải 21
Hình 1 5: Phát thải khí nhà kính các năm 1994, 2000 và 2010 theo lĩnh vực 22
Hình 1.6: Phát thải/hấp thụ khí nhà kính năm 2010 và 22
Hình 1.7:Phát thải khí nhà kính từ chất thải hữu cơ (Nguồn [18]) 28
Hình 1.8: Mối quan hệ giữa hoạt động xử lý chất thải rắn 28
Hình 1.9: Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định 34
Hình 3.1: Bản đồ lượng mưa hàng năm tỉnh Nam Định 50 Hình 3.2: Bản đồ nguy cơ ngập khu vực đồng bằng Sông Hồng ứng với mực nước biển dâng 1m (Nguồn [4]) 53
Hình 3.3: Nhiều vùng thuộc ĐBSH như Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình sẽ ngập chìm từ 2 -4m trong vòng 100 năm tới ( Nguồn: ICEM) 53
Hình 3.4: Xác định vùng ngập của tỉnh Nam Định với Kịch bản NBD B2 54
Hình 3.5: Tỷ lệ thu gom CTR tại các huyện, thành phố tỉnh Nam Định (Nguồn [37]) 56
Hình 3.6: Bãi chôn lấp hở 57
Hình 3.7: Vị trí các Bãi chôn lấp CTR trên ảnh vệ tinh 61
Hình 3.8: Dự tính khối lượng chất thải rắn phát sinh giai đoạn 2011 – 2025 62
Hình 3.9: Khí nhà kính (GHG) từ dòng lưu chuyển của chất thải răn đô thị (MSW) (Nguồn [41]) 63
Hình 3.10: Ước tính khí phát thải từ bãi chôn lấp Làng Man, Lộc Hòa, Nam Định 67
Hình 3.11: Dự tính lượng CO2 và CH4 phát sinh từ bãi chôn lấp chất thải Nam Định từ 2011 - 2025 68
Hình 3.12: Các tác động tiêu cực từ bãi chôn lấp hở (Nguồn [14]) 70
Hình 3.13: Phát thải khí metan trong rác thải đô thị (Nguồn [14]) 70
Hình 3.14: Nhiệt độ trung bình năm khu vực Nam Định giai đoạn 2000 -2013 73
Hình 3.15: Nhiệt độ cao nhất tại khu vực Nam Định giai đoạn 2000 -2013 74
Hình 3.16: Nhiệt độ thấp nhất tại khu vực Nam Định giai đoạn 2000 -2013 74
Hình 3.17: Tổng lượng mưa các năm từ 2000 đến 2013 77
Hình 3.18: Số ngày có mưa trong các năm 2000 – 2013 tại Nam Định 78
Hình 3.19 : Lượng mưa ngày lớn nhất khu vực Nam Định giai đoạn 2000 - 2013 78
Hình 3.20: Vị trí BCL CTR nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của Nước biển dâng 80
Hình 3.21 : Thu hồi khí để làm nhiên liệu từ bãi rác 88
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Biến đổi khí hậu và nước biển dâng là một trong những thách thức lớn nhất đối vớinhân loại trong thế kỷ 21 Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đờisống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gâyngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối vớicông nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai
Việt Nam là một trong những quốc gia được cảnh báo bị tác động nghiêm trọng củabiến đổi khí hậu, đặc biệt là với 3.260km đường bờ biển đi qua 28 tỉnh thành, tập trung51,53% dân số cả nước Theo kịch bản biến đổi khí hậu năm 2012, cuối thế kỷ 21 nhiệt độ
có thể tăng từ 2,5 – 3,70 C, nước biển dâng khoảng 1m, theo đó khoảng 39% diện tíchđồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích đồ ng bằng Sông Hồng và Quảng Ninh, trên
2,5% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích TP Hồ Chí Minh bịngập trong nước Biến đổi khí hậu, nước biển dâng sẽ tác động nặng nề đến sản xuất, đờisống, môi trường, kết cấu hạ tầng cơ sở, sức khỏe cộng đồng và đe dọa thành quả xóa đóigiảm nghèo, an ninh lương thực, sự phát triển bền vững, cũng như việc thực hiện các mụctiêu Thiên niên kỷ và sự bền vững của đất nước Trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trungbình năm đã tăng khoảng 0,5 - 0,70C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm Biến đổi khíhậu đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt Chủ động ứngphó với biến đổi khí hậu nhằm bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân, bảo đảm pháttriển bền vững, đồng thời tích cực tham gia vào nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm giảmnhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ thống khí hậu Trái đất là những mục tiêu trọng tâm trongchiến lược phát triển đất nước
Nam Định mang đầy đủ những đặc điểm của tiểu khí hậu vùng Đồng bằng sông
Hồng, là khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu,
đông) Hàng năm, Nam Định thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình
quân từ 4 – 6 cơn/năm Các hiện tượng thời tiết cực đoan: tăng nhiệt độ; thay đổi lượng
mưa; tăng tần xuất, mức độ rét đậm, rét hại… kết hợp với nước biển dâng, xâm nhập mặnđang gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, tài nguyên nước, đảm bảo vệ sinh môitrường; đe dọa an ninh lương thực của tỉnh Các trận bão lũ dồn dập gây sạt lở tuyến đê
Trang 12sông, bãi bồi dẫn đến mất đất canh tác, đe dọa cuộc sống người dân vùng bãi, ven đê NBDkết hợp bão lũ là nguyên nhân sạt lở đê biển, bãi bồi ảnh hưởng đến nhiều hoạt động sảnxuất trong đó có hoạt động xử lý chất thải rắn của tỉnh Nam Định.
Các hoạt động xử lý chất thải rắn (bãi chôn lấp chất thải, công nghệ ủ sinh học,công nghệ đốt ) là nguyên nhân gây ra sự biến đổi khí hậu làm thay đổi nhiệt độ, lượng
mưa Và chính những biến đổi khí hậu này lại tác động trực tiếp đến hoạt động xử lý chất
thải rắn, các bãi chôn lấp và là tác nhân gây ô nhiễm môi trường, sinh thái nghiêm trọng
Đặc biệt đối với các khu vực đồng bằng ven biển, là các khu vực có nhiều bãi chôn lấp
chất thải rắn, đang chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng Chính vì vậy,
đề tài “ Mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và hoạt động xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Nam Định” là rất thiết thực và cần thiết.
2 Mục tiêu nghiên cứu
b Nhiệm vụ
Để thực hiện mục tiêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu sau đã được giải quyết:
- Tổng quan tài liệu về biến đổi khí hậu và chất thải rắn
- Phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng kỹ thuật môi trường và các
kịch bản biến đổi khí hậu tại tỉnh Nam Định
- Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn tại tỉnh Nam Định
- Nghiên cứu tác động qua lại giữa BĐKH và hoạt động xử lý CTR trên địa bàn tỉnh
Nam Định
- Đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đối với
các bãi chôn lấp chất thải rắn tại tỉnh Nam Định
Trang 133 Những đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý, các
đơn vị thực hiện công tác vệ sinh môi trường tại tỉnh Nam Định trong hoạch định phát
triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và thích ứng với biến đổ i khíhậu
Các kết quả nghiên cứu, đánh giá của đề tài sẽ là cơ sở khoa học để nghiên cứu các
phương án giảm nhẹ và ứng phó với tác động của biển đổi khí hậu và nước biển dâng Từ
đó, đề xuất các giải pháp về mặt kỹ thuật, công nghệ, quản lý vận hành và chính sách nhằm
hạn chế tác động ô nhiễm, giảm phát thải khí nhà kính cũng như giảm thiểu rủi ro đầu tư
đối với các hệ thống chôn lấp chất thải rắn tại các tỉnh, thành phố giai đoạn 2014 – 2030
4 Đối tượng và p hạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các cơ sở xử lýchất thải rắn sinh hoạt
- Phạm vi nghiên cứu: Tỉnh Nam Định
Luận văn nghiên cứu mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và hoạt động xử lý chấtthải rắn trên địa bàn tỉnh Nam Định Tuy nhiên, vì lý do thời gian, tính chất đề tài và nguồntài liệu hạn chế nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu vàhoạt động xử lý chất thải rắn thông qua tính toán lượng phát thải khí nhà kính phát tán vàokhí quyển
5 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sẽ giúp trả lời cho các câu hỏi sau:
(1) Lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt động xử lý chất thải rắn?
(2) Các yếu tố của biến đổi khí hậu tác động như thế nào tới hoạt động xử lý chấtthải rắn?
(3) Giữa biến đổi khí hậu và hoạt động xử lý chất thải rắn có mối quan hệ như thếnào?
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần bắt buộc (mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo), luận
văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tài liệu, mối quan hệ giữa hoạt động xử lý chất thải rắn và
biến đổi khí hậu, khu vực nghiên cứu.
Trang 14Chương này tác giả sẽ trình bày các công trình nghiên cứu, bài báo, hội nghị/hội
thảo, các nhận định của chuyên gia về các vấn đề có liên quan đến đề tài luận văn;Mối quan hệ hệ giữa chất thải rắn và biến đổi khí hậu; tổng quan chung về khu vựcnghiên cứu
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương này tác giả sẽ nêu nội dung và các phương pháp được sử dụng cho quá
trình nghiên cứu luận văn
Chương 3: Kết quả và thảo luận.
Chương này tác giả sẽ mô tả sự vật, đối tượng khảo sát thông qua các chỉ tiêu, biến
số khảo sát, trả lời các câu hỏi nghiên cứu
Trang 15CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU, MỐI QUAN HỆ GIỮA CHẤT THẢI RẮN
VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về chất thải rắn
1.1.1 Khái niệm về chất thải rắn
Luật Bảo vệ Môi trường năm 2015 định nghĩa chất thải trong Điều 3 - mục 12 cụthể "Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc cáchoạt động khác"
Theo Nghị định số 38/2015/ND - CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ,Chất thải rắn là chất thải ở th ể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất,kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi làrác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người
Chất thải rắn là bao gồm các chất ở dạng rắn, phát sinh do các hoạt động của con
người và sinh vật, được thải bỏ khi chúng không còn hữu ích hay khi con người không
muốn sử dụng nữa, bao gồm tất cả các chất rắn hỗn hợp thải ra từ cộng đồng dân cư đô thịcũng như các chất thải rắn đặc thù từ các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khaikhoáng [25]
Ngoài ra, còn một số khái niệm khác: Chất thải rắn (Solid Waste) là toàn bộ các loạivật chất không phải dạng lỏng và khí được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế -
xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tạicủa cộng đồng v.v…)
1.1.2 Nguồn phát sinh chất thải rắn
2
Theo Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2011, tổng lượng CTR sinh hoạt ở các đô
thị phát sinh trên toàn quốc khoảng 35.100 tấn/ngày Tại hầu hết các đô thị, khối lượngCTR sinh hoạt chiếm 60 – 70% tổng lượng CTR đô thị (một số đô thị, tỷ lệ này lên đến90%) Tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh từ đô thị có xu hướng tăng đều, trung bình từ
10 - 16% mỗi năm
Nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trườnghọc, các trung tâm dịch vụ, thương mại Chất thải sinh hoạt bao gồm thực phẩm thừa hoặcquá hạn sử dụng, chất thải từ nhà bếp, giấy, thuỷ tinh, kim loại Theo thành phần của chấtthải sinh hoạt có thể phân ra các loại chính như sau:
Trang 16Chất thải hữu cơ có khả năng tái chế làm phân bón vi sinh: thức ăn thừa, quá hạn sửdụng, chất thải nhà bếp (rau, củ, quả), lá cây
Chất thải có thể tái chế: Nhựa, thuỷ tinh, kim loại, giấy
Chất thải khác còn lại: Tro xỉ, sành sứ, đất cát
Hình 1.1: Sơ đồ quy trình hoạt động CTR đô thị tại Việt Nam
(Nguồn: [41])
1.1.3 Thành phần chất thải rắn
Giá trị thành phần trong chất thải rắn sinh hoạt thay đổi theo vị trí, theo mùa, theo
điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác Thành phần rác thải đóng vai trò quan trọng nhất
trong việc quản lý rác thải
Nguồn phát sinh và hệ
thống lưu giữ rác
Hệ thống thu gom
Trạm trung chuyển
Hệ thống vận chuyển
tư nhân
URENCO Các công ty
tư nhân
URENCO Các công ty
tư nhân
URENCO
URENCO
URENCO Các công ty
tư nhân
URENCO Các công ty
tư nhân
URENCO Các công ty
Xe tải chuyên dụng
Trạm trung chuyển
Điểm thu gom
Xe tải chuyên dụng
Xe tải ép rác
Xe tải chuyên dụng
Xe tải chuyên dụng
Bãi rác hở/ Bãi chôn lấp hợp vệ sinh.
Xe tải nhỏ
Xe tải ép rác
Bãi chôn lấp
Trang 17Cao su, đồ da Vải
Gỗ Thủy tinh Kim loại Sành sứ Gạch đá, sỏi, bê tông …
Bảng 1.1: Sự thay đổi thành phần theo mùa đặc trưng
của chất thải rắn sinh hoạt
Hình 1.2:Thành phần chất thải rắn của Việt Nam(Nguồn [14])
Bảng 1.2: Độ ẩm rác sinh hoạt ở Việt Nam
Trang 181.2 Tổng quan về biến đổi khí hậu
1.2.1 Khái niệm về Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bìnhvà/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷhoặc dài hơn Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác
Trang 19động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển
hay trong khai thác sử dụng đất.[ 5]
Theo công ước khung của Liên Hợp Quố c về Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu là
những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu, là những biến đổi trong môi trường vật lýhoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồihoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệthống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người
Theo IPCC (2007), Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu,
có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của
nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn
1.2.2 Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu
Khí hậu bị biến đổi do 2 nhóm nguyên nhân: Nhóm nguyên nhân khách quan (do
sự biến đổi của tự nhiên) bao gồm: sự biến đổi các hoạt động của mặt trời, sự thay đổi quỹ
đạo trái đất, sự thay đổi vị trí, quy mô của các châu lục, sự biến đổi của các dòng hải lưu
và sự lưu chuyển trong nội bộ hệ thống khí quyển Nhóm nguyên nhân chủ quan (do sự
tác động của con người) xuất phát từ sự thay đổi mục đích sử dụng đất và nguồn nước và
sự gia tăng lượng phát thải khí CO2 và các khí nhà kính
Như vậy, biến đổi khí hậu không chỉ là hậu quả của hiện tượng hiệu ứng nhà kính
(sự nóng lên của trái đất) mà còn bởi nhi ều nguyên nhân khác Có rất nhiều bằng chứngkhoa học cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa quá trình tăng nhiệt độ trái đất với quá trình
tăng nồng độ khí CO2 và các khí nhà kính khác trong khí quyển, đặc biệt trong kỷ nguyên
công nghiệp (UNDP, 2008) Chính vì vậy, sự gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển
sẽ làm cho nhiệt độ trái đất tăng và nguyên nhân của vấn đề biến đổi khí hậu là do trái đấtkhông thể hấp thụ được hết lượng khí CO2 và các khí gây hiệu ứng nhà kính khác đang dưthừa trong bầu khí quyển (UNDP, 2008)
a) Tình hình phát thải khí nhà kính (KNK) toàn cầu
- Trong 35 năm (l970 - 2004), phát thải khí CO2 tăng 80% và chiếm 77% tổnglượng khí nhà kính nhân tạo của năm 2004 Mức tăng lớn nhất trong phát thải khí nhà kính
trong thời gian nói trên l à từ lĩnh vực năng lượng (145% ), tiếp đến là trực tiếp từ lĩnh vựcgiao thông (l20%), công nghiệp (65%), sử dụng đất thay đổi sử dụng đất và rừng (40%).Trong thời kỳ 1970-2000, phát thải khí nhà kính trực tiếp từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp
Trang 20tăng 27%, từ xây dựng tăng 26% (nếu tính cả phát thải gián tiếp do sự: dụng điện năng
trong xây dựng, mức tăng là 75%)
Hình 1.3: Phát thải KNK từ lĩnh vực chất thải năm 2000
CO2 tương đương, chiếm 32,6% (Hình 1.4)
O
CO2tđ
Phát thải CH4 từ các bãi chôn lấp rác thải NE 238,324 5.005
Trang 21Hình 1.4: Phát thải khí nhà kính năm 2010 trong lĩnh vực chất thải
(Nguồn [8])
b) Nguyên nhân của sự tăng hàm lượng các khí nhà kính trong khí quyển
- Sản xuất và tiêu thụ năng lượng, chủ yếu là nhiên liệu hóa thạch (than, dầu mỏ,
khí thiên nhiên) tăng hơn 30 lần kể từ năm 1750 đến năm 2000 và thải vào khí quyển khíđiôxit Cácbon (trung bình từ 6,4 tỷ tấn Các bon/năm trong những năm 1990 lên 7,2 tỷ tấncác bon /năm trong thời kỳ 2000 - 2005)
- Suy giảm rừng, nhất là rừng nhiệt đới làm giảm khả năng hấp thụ khí CO2 trongkhí quyển (lượng phát thải khí CO2 liên quan đến thay đổi sử dụng đất tăng trung bình từ1,6 tỷ tấn C/năm trong những năm 1990 lên 1,8 tỷ tấn C/năm trong thời kỳ 2000 - 2005)
- Sản xuất nông nghiệp l àm tăng phát thái khí CH4và N2O
- Sản xuất và sử dụng hóa chất, đã thải vào khí quyển các chất CFCS, HCFCS lànhững chất khí nhà kính có tiềm năng nóng lên toàn cầ u cao gấp nhiều lần khí CO2 đồng
thời là những chất phá hủy lớp ôzôn tầng bình lưu
- Các hoạt động khác trong đó có đốt và chôn lấp rác thải
Trang 22Hình 1 5: Phát thải khí nhà kính các năm 1994, 2000 và 2010 theo lĩnh vực
và ước tính phát thải cho các năm 2020 và 2030
Đơn vị: triệu tấn CO2 tương đương
Trang 23Như vậy, với các chính sách giảm nhẹ biến đổi khí hậu và thực tiễn phát triển
bền vững hiện nay, phát thải khí nhà kính toàn cầu vẫn sẽ tiếp tục tăng lên trong vài thập kỷ tới.
1.2.3 Biểu hiện của biến đổi khí hậu
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu bao gồm (IPCC, 2007) [Error! Reference source not found.]:
- Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên do sự nóng lên của bầu khí quyển toàncầu
- Sự dâng cao mực nước biển do giãn nở vì nhiệt và bang tan
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần
hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh, địa, hóa khác
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phầncủa thủy quyển, sinh quyển và địa quyển
Tuy nhiên, sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu và mực nước biển dâng thường
được coi là hai biểu hiện chính của biến đổi khí hậu
1.2.4 Tác động của biến đổi khí hậu trên thế giới
Có thể thấy tác hại theo hướng nóng lên toàn cầu thể hiện ở 10 điều tồi tệ sau đây:
gia tăng mực nước biển, băng hà lùi về hai cực, những đợt nóng, bão tố và lũ lụt, khô hạn,
tai biến, suy thoái kinh tế, xung đột và chiến tranh, mất đi sự đa dạng sinh học và phá huỷ
hệ sinh thái Những ảnh hưởng của BĐKH đến các khu vực trên thế giới có thể được minhchứng cụ thể như sau:
Bảng 1.7: Tác động của BĐKH trên thế giới
- Đến cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng sẽ gây ảnh hưởng tới các vùngtrũng ven biển, đông dân cư Chi phí thích ứng có thể chiếm ít nhất từ 5%-10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
- Năm 2080, diện tích đất khô cằn và bán khô cằn ở châu Phi sẽ tăng từ
Trang 245%-8% theo các kịch bản khí hậu.
Châu Á
- Đến những năm 2050, lượng nước ngọt có thể sử dụng được ở Trung Á,Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á, đặc biệt tại các lưu vực sông lớn sẽ giảm
- Vùng ven biển, nhất là các vùng châu thổ rộng lớn đông dân ở Nam Á, Đông
Á và Đông Nam Á sẽ chịu rủi ro nhiều nhất, do lũ từ sông, biển
- BĐKH kết hợp đô thị hoá, công nghiệp hoá và phát triển kinh tế nhanhchóng gây áp lực tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường
- Sự hoành hành của dịch bệnh và tỷ lệ tử vong do tiêu chảy, chủ yếu liênquan đến lũ lụt và hạn hán sẽ gia tăng ở Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á
do những thay đổi trong chu trình thuỷ văn
Úc và New
Zealand
- Vào năm 2020, suy giảm đa dạng sinh học ở mức cao sẽ diễn ra tại một sốđiểm giàu đa dạng sinh học, gồm có rạn san hô Great Barrier và các vùng
nhiệt đới ẩm ướt ở Queensland, Úc
- Đến 2030, các vấn đề về an ninh nguồn nước sẽ trầm trọng hơn ở miền nam
và đông Úc, tại miền Bắc và một số vùng Đông New Zealand
- Vào năm 2030, sản xuất nông, lâm nghiệp sẽ giảm ở hầu hết miền đông nam
Úc và các vùng miền đông New Zealand do hạn hán và cháy rừng xảy ranhiều hơn Tuy nhiên, một số vùng khác ở New Zealand sẽ được hưởngnhững lợi ích ban đầu
- Vào năm 2050, phát triển ven biển thuộc Úc và New Zealand sẽ làm tăng
nguy cơ mực nước biển dâng, tăng tần suất và cường độ của bão, lũ venbiển
Châu Âu
- BĐKH sẽ làm tăng sự khác biệt giữa các khu vực Các tác động tiêu cực bao
gồm tăng nguy cơ xảy ra lũ quét trong nội địa, lũ lụt ven biển thường xuyên
hơn và xói mòn mạnh hơn (do bão lớn và mực nước biển dâng cao)
- Các vùng núi sẽ phải đối mặt với sự thu hẹp của sông băng, độ che phủ của
tuyết giảm và suy giảm số lượng lớn các loài (vào năm 2080, ở một số khuvực tỷ lệ suy giảm là 60% tuỳ theo các kịch bản phát thải)
Ở Nam Âu vùng đã từng dễ bị tổn thưởng bởi tính bất thường của khí hậu
-BĐKH sẽ làm cho các điều kiện (nhiệt độ cao và hạn hán) nghiêm trọng hơn
và nhìn chung làm giảm khả năng sử dụng nước, tiềm năng thuỷ điện, dulịch và năng suất cây trồng
- BĐKH cũng sẽ làm tăng mối nguy hiểm tới sức khoẻ vì các đợt sóng nhiệt
và tần suất cháy rừng tự nhiên
Bắc Mỹ
- Nóng lên ở các dãy núi miền tây sẽ làm giảm lớp tuyết phủ, tăng lũ lụt mùađông và giảm lưu lượng nước mùa hè khiến cho cuộc cạnh tranh vì tài
nguyên nước phân bổ không đều diễn ra khốc liệt hơn
- Trong những thập kỷ đầu của thế kỷ này, BĐKH ở mức vừa phải sẽ nâng
Trang 25tổng sản lượng của ngành nông nghiệp dựa vào nước mưa thêm từ 5%-20%,
nhưng sản lượng tăng thêm lại thay đổi theo vùng
- Các thành phố đang trải qua các đợt sóng nhiệt sẽ gặp phải thách thức lớnhơn vì trong suốt thế kỷ này các đợt sóng nhiệt gia tăng về số lượng, cường
độ và thời gian, gây tác động tiêu cực tới sức khoẻ Các cộng đồng và nơi cư
trú ven biển sẽ phải chịu ngày càng nhiều áp lực do
các tác động của BĐKH
Các vùng
cực
- Các ảnh hưởng chủ yếu sẽ là giảm độ dày và diện tích của các sông băng,
mũ băng và băng biển, những thay đổi trong các hệ sinh thái tự nhiên gây
ảnh hưởng bất lợi tới nhiều sinh vật gồm các loài chim di cư, động vật có vú
và các loài ăn thịt
- Đối với các cộng đồng ở Bắc cực, các tác động đặc biệt là những tác động do
thay đổi trạng thái của băng, tuyết sẽ phức tạp
- Các tác động tiêu cực sẽ bao gồm tác động tới cơ sở hạ tầng và lối sống
truyền thống của các cộng đồng bản địa
Các đảo
nhỏ
- Mực nước biển dâng sẽ làm gia tăng lũ lụt, dông bão, xói lở và các thảm họa
ven biển khác, đe dọa các hạ tầng cơ sở có ý nghĩa quan trọng, nơi ở và các
điều kiện hỗ trợ sinh kế của các cộng đồng trên đảo
- Phá huỷ hiện trạng ven biển, ví dụ xói lở bờ biển và làm suy giảm các rạn
san hô ven biển, ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên địa phương
- Vào giữa thế kỷ này, BĐKH sẽ làm suy giảm tài nguyên nước ở nhiều đảo
nhỏ, chẳng hạn như biển Caribê và Nam Định Dương không có đủ nước để
đáp ứng nhu cầu trong thời kỳ mưa ít
- Do nhiệt độ cao hơn nên các loài ngoại lai sẽ tăng cường xâm lấn, đặc biệt ở
các đảo nằm ở vĩ độ trung và cao
(Nguồn [52])
1.2.5 Tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Ở nước ta, BĐKH thể hiện rõ nhất ở sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan và
thiên tai, cả về số lượng lẫn cường độ Trong khi tình trạng nắng nóng gay gắt kéo dài vàomùa hè kéo theo hạn hán dữ dội trên diện rộng, thì trong những năm gần đây số cơn bão có
cường độ mạnh cũng xuất hiện nhiều hơn Nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển bấtthường, phức tạp, khó dự đoán và mùa mưa bão cũng kết thúc muộn hơn Cùng với sự
nóng lên của bề mặt Trái Đất, nhiệt độ trung bình của các khu vực ở nước ta cũng tăng lên
Hiện tượng BĐKH ở nước ta đã và đang tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến mọi lĩnhvực liên quan đến đời sống con người, nhất là vấn đề sức khỏe, BĐKH cũng gây ra những
tác động xấu đối với sản xuất nông nghiệp, các ngành công nghiệp, thương mại, du lịch,
dịch vụ đều chịu những tác động tiêu cực từ hiện tượ ng BĐKH gây ra Bên cạnh đó,
Trang 26BĐKH cũng có tác động trực tiếp và gián tiếp đến các hoạt động văn hóa, du lịch, thương
sông Cửu Long,
duyên hải Trung
sông Cửu Long,
duyên hải Trung
sông Cửu Long,
duyên hải Trung
Bộ
+ Hải đảo
+ Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủysản)
+ Các hoạt động trên biển và ven biển
+ Cơ sở hạ tầng, năng lượng (dầu khí),
giao thông
+ Nơi cư trú, sức khỏe và đời sống
+ Dân cư ven biển,
+ Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi)
+ Năng lượng (thủy điện)
+ Giao thông thủy
+ Tài nguyên nước
+ Nông dân, nhất làcác dân tộc thiểu số
Trang 271.3 Mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và chất thải rắn
Các hoạt động xử lý chất thải rắn gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, biến đổikhí hậu Đặc biệt, khí methal (CH4) sinh ra từ bãi chôn lấp chất thải rắn không được thugom xử lý theo tiêu chuẩn lại càng thúc đẩy hiện tượng biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn,
khó lường hơn so với kịch bản phát thải hiện hành Ngược lại, Biến đổi khí hậu cũng đã vàđang có những tác động rõ nét đến các công trình xử lý chất thải rắn và là tác nhân gâ y ô
nhiễm môi trường và sinh thái nghiêm trọng
Chất thải rắn tác động tới Biến đổi khí hậu
Trước khi một vật liệu hoặc sản phẩm trở thành một chất thải rắn, nó phải trải qua
một quá trình dài với việc loại bỏ và xử lý nguyên liệu thô, sản xuất ra thành phẩm, vậnchuyển nguyên liệu và sản phẩm ra thị trường, và sử dụng năng lượng để chuyển đổi sảnphẩm Mỗi quy trình đều có tiềm năng tạo ra phát thải khí nhà kính thông qua một haynhiều các cách thức sau:
- Tiêu thụ năng lượng (Energy Consumption): Khai thác và chế biến nguyên liệuthô, sản xuất ra sản phẩm và tiêu thụ trên thị trường, tất cả đều gây phát thải khí nhà kínhbằng việc tiêu thụ năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch
- Phát thải khí Metan (Methane Emissions): Chất thải hữu cơ bị phân hủy tại cácbãi chôn lấp và tạo ra khí metan, một loại khí nhà kính , được phát tán vào bầu khí quyển
Trái Đất là nguyên ngân gây ra biến đổi khí hậu
Tác động của biến đổi khí hậu tới chất thải rắn
- Biến đổi của nhiệt độ làm thay đổi quá trình phân hủy chất thải rắn, khả năng gâymùi lớn, tăng khả năng truyền nhiễm các loại bệnh dịch phát sinh từ CTR
- Gia tăng lượng mưa, nước biển dâng làm tăng khả năng ngập lụt, tác động đến hệthống thu gom, vận chuyển chất thải rắn, nguy cơ ô nhiễm môi trường từ nước rỉ rác, các
sự cố môi trường như sạt lở tường bao quanh bãi rác, nước từ ô chôn lấp rác thải tràn ra
khu dân cư, khu nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường đất, nước mặt, ảnh hưởng đến sức
khỏe người dân
Trang 28Hình 1.7:Phát thải khí nhà kính từ chất thải hữu cơ (Nguồn [18])
Hình 1.8: Mối quan hệ giữa hoạt động xử lý chất thải rắn
và phát thải khí nhà kính(Nguồn [66])
Hình 1.8 mô tả vòng đời của vật liệu từ nguyên liệu thô cho đến khâu xử lý cuốicùng cho thấy các phương thức quản lý chất thải khác nhau và minh họa mối liên hệ giữahoạt động quản lý chất thải rắn và biến đổi khí hậu, cụ thể ở đây là lượng phát thải khínhà kính Các khí nhà kính có thể được phát sinh qua mỗi giai đoạn từ nguyên liệu thô,
Trang 29vận chuyển, sản xuất, sử dụng đến giai đoạn xử lý cuối cùng Chu kỳ này liên quan đến
sự phân cấp chất thải, chúng ta có thể nhận thấy mức độ tác động theo phân cấp tới biến
đổi khí hậu như thế nào
Ngăn ngừa, tránh lãng phí và giảm thiểu chất thải được đặt trên cùng cùng hệ
thống phân cấp Giảm thiểu chất thải có tác động trực tiếp ngay tại giai đoạn đầu tiên củavòng đời Tránh lãng phí nhữn g thứ không cần thiết như hạn chế bao bì, giảm thiểu nhucầu nguyên vật liệu mà đáng ra nên được chiết xuất, nhằm giảm thiểu lượng khí thải cácbon dioxide từ nhiên liệu hóa thạch và lưu giữ lượng các bon trong cây xanh; làm giảmnhu cầu vận chuyển, lượng nhiên liệu tiêu dùng và sự ô nhiễm do xe cộ gây nên Hiệuquả của việc tiết giảm này được tích lũy trong suốt toàn bộ chu kỳ, hạn chế đáng kể
lượng phát thải khí nhà kính mà nếu không sẽ bị phát thải qua quá trình xử lý nguyên
liệu Do đó, việc giảm thiểu khí nhà kính phát sinh trong chất thải rắn là một trongnhững yếu tố quan trọng nhất trong công tác quản lý chất thải
Nhận xét: Nghiên cứu này mô tả tác động qua lại giữa biến đổi khí hậu và hoạt động xử lý
chất thải rắn, từ đó đưa ra những giải pháp xử lý chất thải hiệu quả để có thể giúp hạn chế
lượng phát thải khí nhà kính phát tán vào khí quyển cũng như phòng tránh những tác động
của biến đổi khí hậu đối với hoạt động này.
1.4 Các nghiên cứu về chất thải rắn và biến đổi khí hậu
a) Tổng quan các nghiên cứ u ngoài nước
Những kinh nghiệm và kiến thức về quản lý chất thải tổng hợp đã được cácchuyên gia, các nhà nghiên cứu, giảng viên và các nhà quản lý ở các nước Lào, Campuchia
và Việt Nam đề cập trong cuốn sách “Quản lý chất thải tổng hợp ở Campuchia, Lào và Việt Nam - Intergated Waste Management in Cambodia, Laos and Vietnam” (PROF.DR Virginia Maclaren, GS.TS Trần Hiếu Nhuệ)[23] Nội dung của cuốn sách
không chỉ đề cập đến các khía cạnh thực tế công tác quản lý chất thải rắn mà còn nêu racác vấn đề, thiếu sót đối với hệ thống quản lý chất thải hiện nay
Năm 2011, các tác giả Shamimur Rahman, Shahriar Shams, Kashif Mahmuddadxax
nghiên cứu về Quản lý chất thải rắn và tác động của nó tới biến đổi khí hậu “Study of Solid Waste Management and its Impact on Climate Change: A Case Study of Dhaka
City in Bangladesh” [61], nghiên cứu chỉ ra rằng sự ấm lên toàn cầu đã gây ra những thay
đổi cơ bản đối với khí hậu Đặc biệt, những người sống ở thành phố Dhaka đang phải đối
Trang 30mặt với những đau khổ tồi tệ nhất so với bất kỳ thành phố khác ở Bangladesh Chất thải ởDhaka chiếm 60% chất thải hữu cơ và có thể sinh ra khí metan (methane) khi chúng bịphân hủy Chất thải phát sinh ra carbon dioxide và methane, khí thải được phát sinh trongtất cả các khâu từ vận chuyển đến tái chế, thu hồi và xử lý cuối cùng Bài viết này nghiêncứu và xem xét tác động ô nhiễm từ bãi chôn lấp lộ thiên và chôn lấp hợp vệ sinh tới biến
đổi khí hậu trong bối cảnh của thành phố Dhaka
Bên cạnh đó, nghiên cứu của tác giả Alison Smith và các cộng sự (năm 2011) về
“Lựa chọn Quản lý chất thải và biến đổi khí hậu - Waste management options and
climate change”[56] đã đưa ra chính sách chất thải cho các nước EU trong giới hạn tác
động biến đổi khí hậu Tác động của biến đổi khí hậu chỉ là một trong số tác động môitrường được bắt nguồn từ phương án quản lý chất thải rắn Các tác động khác bao gồm ảnhhưởng tới sức khỏe do ô nhiễm không khí như NOx, SO2, dioxin và các phần tử nhỏ, lượngkhí thải của các chất làm suy giảm ozone, ô nhiễm nguồn nước, cạn kiệt nguồn tài nguyênkhông tái tạo, tiếng ồn, tai nạn vv Những tác động môi trường ngoài do các yếu tố kinh tế-
xã hội còn do cách quản lý chất thải Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậubởi khí nhà kính từ các cách lựa chọn cho quản lý chất thải rắn, các phướng án lựa chọnquản lý chất thải bao gồm: Chôn lấp chất thải, đốt, xử lý sinh học, Ủ phân compost, phânhủy kỵ khí, tái chế
Tại tờ báo Technical Paper (số 5, tháng 9 năm 2002), tác giả Susan A Thorneloe
[62] đã bàn về tác động của quản lý chất thải rắn tới phát thải khí nhà kính ở Mỹ Các tiến
bộ kỹ thuật, các quy định môi trường, đặc biệt là việc bảo tồn tài nguyên và thu hồi đã cónhững giảm thiểu tác động môi trường đáng kể đối với công tác quản lý chất thải rắn, baogồm phát thải khí nhà kính (GHGs) Nghiên cứu này được tiến hành bằng cách sử dụng
phương pháp vòng đời để theo dõi những thay đổi trong phát thải khí nhà kí nh trong suốt
25 năm qua từ công tác quản lý chất thải rắn ở Hoa Kỳ
Các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về tác động của biến đổi khí hậu tới
công tác quản lý chất thải rắn như nghiên cứu của Enete Ifeanyi Christian (2010 in Article, Climate, Earth Observation, Energy, Technology) nghiên cứu về tác động tiềm
năng của BĐKH tới công tác quản lý CTR ở Nigeria [47] Tác giả cho rằng “Biến đổi
khí hậu là kết quả của sự thay đổi nhiệt độ, đám mây che, dạng mưa, tốc độ gió, và bão: tất
Trang 31cả các nhân tố này đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ sở quản lý, vận hành và pháttriển chất thải”
Trên trang báo của USAID from the American people, năm 2012 cũng có bài
nghiên cứu “Solid waste management Addressing climate change impacts on infrastructure” [64] Bài báo đã phân tích những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (thay đổi
nhiệt độ, lượng mưa, mực nước biển tăng, bão, các hiện tượng cực đoan) đã tác động đếncông tác quản lý CTR từ khâu thu gom, vận chuyển và xử lý
Vấn đề nghiên cứu còn được đề cập tới trong một số công trình khác của các tác giả
như: Greenhouse Gas Emissions from Management of Selected Materials in Municipal
Solid Waste; EPA-530-R-98-013; Office of Solid Waste and Emergency Response, U.S.Environmental Protection Agency: Wash- ington, DC, September 1998 [49] (Additionalinformation can be found on the Climate Change and Waste Web site,http://www.epa.gov/ globalwarming/actions/waste/index.html.); Thorneloe, S.A.; Weitz,K.; Barlaz, M.; Ham, R.K Tool for Determin- ing Sustainable Waste Managementthrough Application of Life-Cycle Assessment; Waste and Climate Change (UNEP, 2010).[59]
b) Tổng quan các nghiên cứu trong nước
Song song với sự phát triển kinh tế, công tác quản lý môi trường đặc biệt là quản lýchất thải rắn tại Việt Nam trong những năm gần đây đang đối mặt với nhiều vấn đề nhưcông tác quy hoạch, ý thức cộng đồng và đặc biệt là năng lực về công nghệ của các đơn vịthực hiện công tác vệ sinh môi trường Vấn đề về khối lượng và thành phần chất thải rắn
và nước thải phát sinh từ các khu dân cư, nhà máy và khu công nghiệp tăng nhanh tạo ra
áp lực không nhỏ cho xã hội Nguy cơ ô nhiễm môi trường do các chất thải gây ra đã và
đang trở thành một vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và quản lý
chất thải rắn nói riêng
Xuất phát từ thực trạng trên, đã có một số Đề tài Khoa họ c, Dự án, Nhiệm vụ Môi
trường, Luận văn nghiên cứu, đánh giá tình hình phát sinh, thu gom và vận chuyển cũngnhư đề xuất một số định hướng cho một số tỉnh thành trong công tác quản lý chất thải rắn
Đề tài “Điều tra khảo sát, đánh giá tiềm năng thực hiện các dự án xử lý chất thải rắn
thông qua cơ chế phát triển sạch CDM tại Việt Nam ” (KTS Đinh Đăng Hải và các cộng
sự, năm 2011) [14] đã đánh giá tiềm năng thực hiện các dự án xử lý chất thải rắn đô thị
Trang 32thông qua cơ chế phát triển sạch (CDM) tại Việt Nam, đồng thời đề xuất các giải pháp kỹ
thuật công nghệ xử lý thu hồi và tận dụng khí thải từ các dự án xử lý chất thải rắn đô thị;
kế hoạch thực hiện một số các dự án xử lý chất thải rắn đô thị thông qua cơ chế phát triểnsạch CDM, góp phần phát triển môi trường bền vững, hội nhập với khu vực và quốc tế
Với tỷ lệ phát sinh chất thải sinh hoạt tại các khu vực đô thị lớn, khoảng 0,7
1kg/đầu người/năm; tỷ lệ gia tăng rác thải sinh hoạt tại các thành phố lớn từ 6,7 8,5%/năm và phương pháp chôn lấp rác là chủ yếu đang tạo áp lực rất lớn cho chính các
-bãi rác cả về phương diện công suất lẫn chi phí xử lý nước rỉ rác Đặc biệt, từ các -bãi rácnày, một lượng khí phát thải sẽ gây ô nhiễm môi trường, là một trong những tác nhân gópphần gây ra sự biến đổi khí hậu (BĐKH) Đã có khá nhiều nghiên cứu về công tác quản lýchất thải rắn, làm thế nào để nâng cao chất lượng quản lý, xử lý chất thải rắn nhằm hướng
tới một môi trường trong sạch và bền vững như “ Quản lý chất thải và kinh tế” của tác giả Nguyễn Danh Sơn [27], “Công nghệ xử lý chất thải đô thị ” (Trần Hiếu Nhuệ) [22], “Bãi
chôn lấp chất thải rắn” (Bùi Văn Ga và Lưu Đức Cường) [12] Đánh giá tác động của biến
đổi khí hậu tới hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, trong đó có hệ thống hạ tầng các công
trình xử lý chất thải rắn, và các giải pháp ứng phó được nghiên cứu trong Đề tài “ Điều tra,
khảo sát, đánh giá mức tác động của biến đổi khí hậu đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị” (Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia – Bộ Xây dựng) [45] Tuy nhiên, tại
Việt Nam các công trình nghiên cứu về vấn tác động của BĐKH tới công tác quản lý CTRcòn rất hạn chế
Các nghiên cứu ở trên đều đã nêu ra được tác động tiềm tàng của BĐKH tới côngtác quản lý chất thải rắn của một số nước trên thế giới Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ mớidừng lại ở khía cạnh phân tích chung, chưa đi sâu phân tích chi tiết mức độ tác động củatừng yếu tố khí hậu, chưa đề xuất được các giải pháp cụ thể cho công tác quản lý chất thảirắn Hơn nữa, ở Việt Nam, vấn đề này vẫn còn rất mới và hầu như chưa có nghiên cứu nào
được thực hiện
c) Tài liệu liên quan đến vùng nghiên cứu:
Cho đến nay đã có nhiều công trình đề cập tới những khía cạnh khác nhau có liên
quan tới tác động của chất thải rắn tới môi trường và đề tài nghiên cứu Đề tài được hoàn
thành trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu từ trước tại khu vực nghiên cứu vàđược nghiên cứu phát triển theo hướ ng đánh giá tác động quản lý chất thải rắn trong bối
Trang 33cảnh biến đổi khí hậu Liên quan đến vấn đề này có các đề tài: “ Đánh giá hiện trạng và đề
xuất các định hướng quản lý chất thải rắn tại Thành phố Đà Nẵng ” của Nguyễn Minh
Phương (2012) [26] nghiên cứu đánh giá tình hình phát triển chất thải rắn và đưa ra địnhhướng phát triển bền vững hướng tới môi trường thân thiện; Luận án tiến sĩ của Nguyễn
Thu Hà, năm 2012 “Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ” [15]; “Nâng cao hiệu quả quản
lý chất thải rắn thành phố Hà Nội” : LAPTSKH Kinh tế: 5.02.21 của tác giả Nghiêm
Xuân Đạt [11], đưa ra định hướng đổi mới công tác vệ sinh môi trường đô thị và đề xuất
mô hình tổ chức quản lý chất thải rắn ở thành phố và các biện pháp thực hiện “ Đánh giá
thực trạng quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Nam Định ”, “ Giải pháp thu gom và xử
lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình” (Hoàng Văn Lượng, 2011)
[19] Chủ nhiệm đề tài PGS.TS Nguyễn Đức Khiển Mã số: MT -04-10, “Khảo sát, đánh
giá công nghệ xử lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam.”[13]
1.5 Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.5.1 Vị trí ranh giới, địa lý hành chính
Nam Định nằm ở phía Nam vùng đồng bằng sông Hồng, ở tọa độ 19o54’ đến 20o40’
vĩ độ Bắc và từ 105o55’ đến 106o45’ kinh độ Đông Nam Định tiếp giáp với tỉnh Thái Bình
ở phía bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía nam, tỉnh Hà Nam ở phía tây bắc, giáp biển (vịnh Bắc
Bộ) ở phía đông Đến nay, Nam Định có 10 đơn vị hành chính, trong đó có 9 huyện vàthành phố Nam Định
Thành phố Nam Định là đô t hị loại 1 trực thuộc tỉnh, trung tâm văn hóa, chính trị,kinh tế của tỉnh Do chỉ cách thủ đô Hà Nội 60 km về phía Nam theo quốc lộ 1 và quốc lộ
21, cách cảng Hải Phòng 100 km nên Nam Định có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ,nhất là các mặt hàng nông sản thực phẩm Đồng thời Nam Định cũng là nơi tiếp nhận hỗtrợ về đầu tư, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, cũng như chuyển giao công nghệ từ các địaphương này
Trang 34Đáy, sông Ninh Cơ Ngoài ra có sông Đào nối liền sông Hồng và sông Đáy cùng với nhiều
sông nhỏ khác giúp cho giao thông đường thuỷ thuận lợi và bồi đắp phù sa, tưới tiêu phục
vụ sản xuất nông nghiệp
1.5.3 Đặc điểm khí hậu, thủy văn
o Khí hậu:
Trang 35- Nhiệt độ: nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 23o- 24oC Mùa đông nhiệt
độ trung bình là 18.90C, tháng lạnh nhất là vào tháng 1 và tháng 2 Mùa hạ, có nhiệt độtrung bình là 270C, tháng nóng nhất là tháng 7 với nhiệt độ trung bình là 29.40C (nhiệt độnóng nhất có thể lên tới hơn 400C)
- Độ ẩm: độ ẩm trung bình trên các tháng đều vượt trên 80% Độ ẩm không khítrung bình tháng nhiều năm tại Nam Định vào khoảng 82- 90% Độ ẩm giữa các tháng biến
đổi rất ít Những tháng hanh khô, độ ẩm vào khoảng 74%, thấp nhất khoảng 65% Trong
những ngày mưa phùn độ ẩm không khí có thể tăng lên đến trên 90%
Mưa: tổng lượng mưa bình quân nhiều năm ở Nam Định vào khoảng 1600mm
-1800mm Trong đó mùa hè lượng mưa tương đối dồi dào và tập trung chủ yếu vào các
tháng 6, 7, 8 chiếm 70% lượng mưa cả năm
- Gió, bão: Nam Định là một tỉnh ven biển, hàng năm luôn phải chịu ảnh hưởng củabão Theo số liệu thống kê của Tổng cục Khí tượng- Thủy văn, trung bình mỗi năm ở đây
có 2 cơn bão đổ bộ vào và thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 11, nhiều nhất vào tháng
6 đến tháng 9 gây thiệt hại về người và của cho các huyện ven biển
o Thủy văn:
Do đặc điểm của địa hình, các dòng chảy ở các sông lớn như sông Hồng, sông Đáy
chảy qua Nam Định đều theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và thuộc phần hạ lưu nên lòng
sông thường rộng và không sâu, tốc độ dòng chảy chậm hơn phía thượng lưu Chế độ nước
của hệ thống sông ngòi ở đây được chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa lũ (từ tháng 5 đếntháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau)
Thuỷ triều tại vùng biển Nam Định thuộc chế độ nhật triều, thời gian triều lên ngắn(xấp xỉ 8 giờ), chiều xuống dài (khoảng 18 giờ) Biên độ triều trung bình từ 1,6 - 1,7m, caonhất là 3,31m và nhỏ nhất là -0,11m Dòng chảy của sông Hồng và sông Đáy kết hợp vớichế độ nhật triều đã bồi tụ tại vùng cửa hai sông tạo nên hai bãi bồi lớn ven biển là: Cồn
Lu, Cồn Ngạn (Xuân Thuỷ) và vùng Cồn Mờ (Nghĩa Hưng)
1.5.4 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
- Tăng trưởng kinh tế qua hai giai đoạn:
Tăng trưởng kinh tế trong những năm qua nhìn chung nền kinh tế của tỉnh tiếp tục
phát triển, năm sau cao hơn năm trước, một số ngành có mức tăng trưởng nhanh và toàn
Trang 36diện Trong giai đoạn 2006 – 2010, nền kinh tế của tỉnh Nam Định tăng bình quân 10,2 %/
năm, cao hơn mức tăng bình quân trong giai đoạn 2001 – 2005 (7,3%) và cao hơn mức
bình quân cả nước (7,5%/ năm) GDP đầu người theo giá trị hiện hành đã tăng từ 5,52 triệu
đồng năm 2005 lên 12,22 triệu đồng năm 2010, bằng 63 ,50% bình quân của cả nước và
53,80% bình quân của vùng đồng bằng sông Hồng
- Cơ cấu phát triển kinh tế:
Cơ cấu kinh tế theo ngành
Cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng dần tỷ trọng
các ngành phi nông nghiệp và giảm tương đối các ngành nông nghiệp
Cơ cấu thành phần kinh tế
Khu vực kinh tế nhà nước chiếm khoảng 20% trong GDP của tỉnh nhưng đã nắmgiữ và chi phối các ngành kinh tế then chốt Khu vực kinh tế doanh nhân ngày càng pháttriển và có những đóng góp quan trọng vào tăn g trưởng kinh tế
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài quy mô nhỏ bé do tỉnh chưa thu hút đượcnhiều dự án đầu tư, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp chưacao, tuy nhiên khu vực này bước đầu là những cầu nối quan trọng trong chuyển giao côngnghệ và giao thương quốc tế
-Định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Nam Định đến năm 20 30:
+ Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng nền kinh tế của tỉnh Nam Định có bước phát triển nhanh, bền vững, cơcấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực , trọng tâm là công nghiệp hóa, hiện đại hóanông nghiệp và xây dựng nông thôn mới Tập trung đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng hiện
đại, hệ thống đô thị tương đối phát triển, các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng phát
triển; mức sống người dân từng bư ớc được cải thiện; môi trường được bảo vệ bền vững,bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội; …
+ Mục tiêu cụ thể:
Về phát triển kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2011 -2020 khoảng 13,3%/năm, trong
đó giai đoạn 2011-2015 là 13%/năm và 13,5%/năm trong giai đoạn 2016-2020 Tốc độtăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2021 -2030 khoảng 12,7% /năm
Trang 37- Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế Đến năm 2015 tỷ trọng nông lâm ngư nghiệpgiảm xuống còn khoảng 26,0%; công nghiệp, xây dựng đạt khoảng 39,5% và dịch vụ ởmức khoảng 34,5%; đến năm 2020, các tỷ lệ tương ứng là: 13,0%; 45,7% và 41,3% Đến
năm 2030 tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp tiếp tục giảm xuống dưới 10% ; tỷ trọng phi nông
nghiệp tăng lên đạt trên 90% trong tổng GDP
- Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu trên địa bàn giai đoạn 2011 -2015 tăng 11%/năm, giai
đoạn 2016-2020 tăng khoảng 15%/năm
- Tăng thu ngân sách trên địa bàn trên 17%/năm giai đoạn 2011-2015 và trên
15%/năm giai đoạn 2016-2020
- GDP bình quân đầu người đạt khoảng 39 -40 triệu đồng năm 2015 và khoảng 8 6triệu đồng năm 2020 (giá thực tế)
Về phát triển xã hội:
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 0,92%/năm giai đoạn 2011 -2015 và khoảng
0,9%/năm giai đoạn 2016-2020 Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh bình quân 0,15-0,2%o/năm giaiđoạn 2011-2020 Nâng cao chất lượng dân số
- Phấn đấu đến năm 2015 có trên 60%, năm 2020 trên 75% lao động qua đào tạo
- Nâng cao tỷ lệ đô thị hóa, phấn đấu đến năm 2015 đưa tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng
25%, đến năm 2020 đạt khoảng 35%
- Đến năm 2015 có 95%, năm 2020 có 100% dân số nông thôn được dùng nướcsinh hoạt hợp vệ sinh
Về bảo vệ môi trường: Phấn đấu đến năm 2020
- Trên 95% chất thải rắn được thu gom, xử lý được trên 90% chất thải nguy hại
- Mỗi xã có ít nhất 1 bãi chôn lấp rác thải đạt t iêu chuẩn môi trường
Trang 38CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung nghiên cứu
(1) Khảo sát thực trạng công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Nam Định.(2) Tác động của hoạt động xử lý chất thải rắn đến biến đổi khí hậu
(3) Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh
Nam Định
(4) Đề xuất các giải pháp ứng phó và giảm thiểu tác động của BĐKH tới hoạt động xử
lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Nam Định
2.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
2.2.1 Nghiên cứu tài liệu
Phương pháp nghiên cứ tài liệu được sử dụng để thu thập thông tin trong các tài liệu
có sẵn để hoàn thiện phần tổng quan và phần cơ sở lý luận cho đề tài
Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các
nguồn tài liệu và số liệu đã được công bố trên sách, báo, tạp chí , các công trình nghiên cứuthông tin có liên quan một và được thu thập từ Thư viện, Sở Tài nguyên Môi trường Nam
Định, Công ty Môi trường đô thị Nam Định, Viện Khí tượng và Thủy văn Môi trường,…từ
đó, đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu Cụ thể:
+ Sử dụng các số liệu thống kê về khối lượng phát sinh, thu gom và xử lý chất thảirắn sinh hoạt.…
+ Sử dụng các tài liệu, số liệu về hiện trạng, kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn2006-2010 và giai đoạn 2011-2020
+ Thống kê lại các chính sách hiện nay đang áp dụng
2.2.2 Khảo sát thực địa
Phương pháp này được sử dụng với mục đích kiểm tra, chỉnh lý và bổ sung những
tư liệu thu được cho các đối tượng nghiên cứu
Tháng 12 năm 2014 và tháng 4 năm 2015, tác giả đã phối hợp với Hiệp hội Môitrường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam tiến hành đi thực tế, khảo sát tại các bãi chôn
lấp chất thải rắn, các cơ quan, đơn vị, sở ban ngành quản lý hoạt động của bãi chôn lấpchất thải rắn tại tỉnh Nam Định
Trang 392.2.3 Phỏng vấn
Phỏng vấn bằng câu hỏi:
Đây là phương pháp chính được áp dụng để thu thập thông tin, số liệu cần thiết cho
nghiên cứu, giúp kết quả dữ liệu được tăng tính chính xác và khách quan
Phương pháp này giúp trả lời các câu hỏi một cách dễ dàng thông qua bảng câu hỏiđược thiết kế sẵn Được tiến hành theo 3 bước:
Bước 1: Xác định đối tượng điều tra: Sở Tài nguyên Môi trường, cán bộ quản lý bãi
chôn lấp, Công ty Môi trường đô thị Nam Định, người dân sinh sống xung quanh bãi chônlấp chất thải rắn.tại tỉnh Nam Định
Bước 2: Xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn gồm các câu hỏi tiến hành phỏng vấn:
câu hỏi trong bảng khảo sát được thiết kế dựa vào nội dung nghiên cứu và các yêu cầuthông tin cần thiết cho việc nghiên cứu
Bước 3: Phát phiếu điều tra và phân tích kết quả điều tra:
Do hạn chế về thời gian và kinh phí nên số lượng mẫu tác giả chọn để thực hiện là
20 phiếu, cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Kết quả phiếu điều tra, khảo sát tại tỉnh Nam Định
Căn cứ số phiếu điều tra gửi đi và số phiếu thu về, tỉ lệ trả lời đạt 100% Nội dung
phiếu điều tra xoay quanh các thông tin về công tác qu ản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh
Nam Định, các tác động biến đổi khí hậu tại địa phương, mức độ ảnh hưởng của các công
trình xử lý chất thải rắn do biến đổi khí hậu và nước biển dâng gây nên …
Phỏng vấn trực tiếp:
Lựa chọn đối tượng phỏng vấn: Quản lý bãi chôn lấp chất thải và một số người dân sốngxung quanh
2.2.4 Tham khảo ý kiến chuyên gia
Trong suốt quá trình làm báo cáo, phải luôn trao đổi, tham khảo ý kiến của giáo
viên hướng dẫn, các thầy cô trong hội đồng chuyên môn và các đồng nghiệp có kinh
Trang 40nghiệm nhằm cho đề tài được hoàn thiện hơn, mang tính khách quan, có giá trị khoa học
và giá trị về thực tiễn ứng dụng
2.3 Phương pháp xử lý số liệu
- Từ những số liệu đã thu thập được từ công tác nghiên cứu, khảo sát thực địa và kếtquả điều tra phỏng vấn sẽ được thống kê, phân tích và xử lý để đưa ra những kết quả làm
căn cứ cho bài báo cáo
- Sử dụng một số tính năng thông dụng và cơ bản trong Excel để thống kê số liệu vàtính toán
- Sử dụng các chức năng trong phần mềm Excel để vẽ biểu đồ, đ ồ thị
- Sử dụng mô hình hóa: LandGEM (Landfill Gas Emissions Model), phiên bảnLandGEM v-3.02 của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ
2.3.1 Ma trận đánh giá tác động, rủi ro và khả năng dễ bị tổn thương cho hoạt động xử
lý chất thải rắn
Để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động xử lý chất thải rắn, tác
giả đã dựa theo “Hướng dẫn đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu và xác định các giảipháp thích ứng” của Viện khí tượng thủy văn và môi trường [43]
“Rất cao” Đánh giá theo điểm số, ứng với mỗi khả năng xảy ra hiện tượng Điểm
số càng cao thì khả năng xảy ra càng lớn