1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế hệ thống thu gom chất thải rắn trên địa bàn phường 6 quận gò vấp

65 334 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

Thiết kế hệ thống thu gom chất thải rắn trên địa bàn phường 6 quận gò vấp

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU iv

Danh mục bảng biểu v

Danh mục hình vẽ vi

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN 1

1.1 Sơ lược quá trình hình thành và quản lí chất thải rắn 1

1.2 Nguồn gốc hình thành chất thải rắn công nghiệp 1

1.3 Sự hình thành và quản lí chất thải rắn đô thị 2

1.4 Quản lí chất thải rắn 3

1.4.1 Mục đích của quản lí chất thải rắn 3

1.4.2 Quản lí tổng hợp chất thải rắn 3

1.4.2.1 Nguyên tắc chung 3

1.4.2.2 Giảm thiểu tại nguồn 4

1.4.2.3 Tái chế 4

1.4.2.4 Chế biến chất thải 5

1.4.2.5 Chôn lấp 5

1.5 Nguồn gốc, thành phần và tính chất của chất thải rắn 6

1.5.1 Nguồn gốc chất thải rắn 6

1.5.2 Thành phần của chất thải rắn 7

1.5.2.1 Định nghĩa 7

1.5.2.2 Ý nghĩa xác định thành phần CTR 7

1.5.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng 8

1.5.3 Tính chất của CTR 8

1.5.3.1 Tính chất lý học của chất thải rắn 8

1.5.3.2 Tính chất hóa học của CTR 8

1.5.3.3 Tính chất sinh học của CTR 10

1.6 Ảnh hưởng của CTR 10

1.6.1 Môi trường nước 10

1.6.2 Môi trường không khí 11

1.6.3 Môi trường đất 11

1.6.4 Sức khỏe con người và cảnh quan đô thị 11

1.7 Các phương pháp xử lý chất thải rắn 13

1.7.1 Phương pháp thiêu đốt 13

1.7.2 Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh 15

1.7.3 Phương pháp ủ sinh học 15

1.7.4 Phương pháp tái chế chất thải rắn 16

Trang 2

2.1 Vị trí địa lý 17

2.2 Điều kiện tự nhiên 18

2.2.1 khí hậu, thời tiết 18

2.2.2 Địa chất, thủy văn 20

2.3 Điều kiện kinh tế xã hội 20

2.3 Dân số 21

2.4 Chất thải rắn phát sinh trên địa bàn phường 21

2.4.1 Chất thải rắn sinh hoạt 21

2.4.2 Chất thải rắn văn phòng 21

2.4.3 Chất thải công nghiệp 21

2.4.4 Chất thải xây dựng 22

2.4.5 Chất thải y tế 22

2.4.6 Môi trường trên địa bàn phường 22

CHƯƠNG 3: VẠCH TUYẾN THU GOM CHẤT THẢI RẮN 23

3.1 Thu gom chất thải rắn 23

3.1.1 Hệ thống thu gom chất thải chưa phân loại tại nguồn 23

3.1.1.1 Phương pháp thu gom dành cho các khu dân cư biệt lập tầng thấp 23

3.1.1.2 Phương pháp thu gom áp dụng cho khu dân cư thấp tầng và trung bình 23

3.1.1.3 Phương pháp thu gom áp dụng cho các khu dân cư cao tầng 23

3.1.1.4 Phương pháp áp dụng cho các khu thương mại – công nghiệp 24

3.1.2 Hệ thống thu gom chất thải rắn đã phân loại tại nguồn 24

3.2 Các loại hệ thống thu gom 24

3.2.1 Hệ thống container di động 24

3.2.2 Hệ thống container cố định 24

3 3 Tổ chức thu gom 25

3.4 Các nguyên tắc vạch tuyến thu gom chất thải rắn 26

3.5 Thiết lập vạch tuyến thu gom chất thải rắn 26

3.6 Tính toán 30

3.6.1 Các thông số cơ bản 30

3.6.2 Số hộ thu gom trong một chuyến 30

3.6.2.1 Đối với xe đẩy tay 30

3.6.2.2 Đối với xe rác có gắn máy 30

3.6.2.3 Đối với xe tải nhẹ là: 31

3.6.3 Vạch tuyến thu gom 31

3.6.3.1 Phương án 1 31

Trang 4

Trong những năm trở lại đây, nền kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến tích cực Cùng với sự phát triển của nền kinh tế là sự phát triển của xã hội Xã hội phát triển làm cho đời sống của người dân ngày càng được nâng cao và nhu cầu của con người cũng ngày càng tăng lên Chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động của con người cũng ngày càng gia tăng Cùng với các dạng chất thải khác như nước thải và khí thải, chất thải rắn nếu không được quản lý và xử lý nghiêm túc sẽ có khả năng gây suy thoái môi trường nghiêm trọng Do đó, chất thải rắn đã trở thành vấn đề bức súc đối với tòn xã hội và cần được sự quan tâm, quản lý, thu gom triệt để, vận chuyển an toàn và xử lý hiệu quả về kỹ thuật lẫn kinh tế

Trước những vấn đề nêu trên, nhóm nghiên cứu đã quyết định thực hiện đề tài: “Thiết kế

hệ thống thu gom chất thải rắn trên địa bàn phường 6 quận Gò Vấp”

Trang 5

Bảng 2.1: Phân loại chất thải rắn theo nguồn phát sinh 7

Bảng 3.1 Khối lượng và thể tích thùng chứa rác sử dụng cho tuyến 5 36

Bảng 3.2 Khối lượng và thể tích thùng chứa rác sử dụng cho tuyến 8 39

Bảng 3.3 Khối lượng và thể tích thùng chứa rác sử dụng cho tuyến 9 40

Bảng 3.4 Khối lượng và thể tích thùng chứa rác sử dụng cho tuyến 10 41

Bảng 3.5 Khối lượng và thể tích thùng chứa rác sử dụng cho tuyến 11 42

Bảng 3.6 Khối lượng và thể tích thùng chứa rác sử dụng cho tuyến 12 44

Bảng 3.7 Khối lượng và thể tích thùng chứa rác sử dụng cho tuyến 13 45

Bảng 3.8 Khối lượng và thể tích thùng chứa rác sử dụng cho tuyến 14 46

Bảng 3.9 Khối lượng và thể tích thùng chứa rác sử dụng cho tuyến 15 47

Bảng 3.10 Khối lượng và thể tích thùng chứa rác sử dụng cho tuyến 16 49

Bảng 3.11 Thống kê thu gom cho khu vực theo phương án 1 50

Bảng 3.12 Bảng thống kê số lượng xe và số tuyến đi của mỗi xe cho phương án 1 53

Bảng 3.13 Bảng thống kê lượng thùng rác sử dụng 53

Bảng 3.14 Thống kê thu gom cho khu vực theo phương án 2 54

Bảng 3.15 Bảng thống kê số lượng xe và số tuyến đi của mỗi xe cho phương án 2 56

Bảng 3.16 Chi phí phương án 1 57

Bảng 3.17 Chi phí phương án 2 58

Bảng 3.18 tính toán chi phí vận hành hệ thống thu gom 58

Trang 6

Hình 1 Sơ đồ dòng vật liệu và quá trình phát sinh CTR trong xã hội công nghiệp 2

Hình 2 Sơ đồ mối liên hệ giữa các thành phần trong hệ thống quản lí CTR 3

Hình 3 Sơ đồ thứ bậc ưu tiên quản lí tổng hợp CTR 4

Hình 4 Sơ đồ các giai đoạn chính trong quá trình tái chế 5

Hình 5: Sơ đồ thứ tự ưu tiên trong quản lý chất thải rắn 13

Hình 6: Bản đồ khu vực phường 6 quận gò vấp 17

Hình 7: Đồ thị biểu diễn nhiệt độ trung bình các tháng 19

Hình 8: Đồ thị biểu diễn lượng mưa trung bình các tháng 19

Trang 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN

1.1 Sơ lược quá trình hình thành và quản lí chất thải rắn

Chất thải rắn xuất hiện từ khi con người có mặt trên Trái Đất Con người đã khai thác

và sử dụng các nguồn tài nguyên có sẵn để phục vụ cho đời sống của mình, đồng thời thải

ra chất thải rắn tuy nhiên lúc này, sự thải bỏ các chất thải từ hoạt động của con người không gây ra các vấn đề ô nhiễm trầm trọng do số lượng dân cư còn thấp Đồng thời diện tích đất còn rộng lớn, nên khả năng đồng hóa chất thải rắn tốt, do đó chưa gây tổn hại đến môi trường

Khi xã hội phát triển, con người sống tập hợp thành các nhóm, bộ lạc, dân cư, thì sự tích lũy chất thải rắn bắt đầu trở thành một trong những vấn đề nghiêm trọng đối với cuộc sống của con người thực phẩm thừa và các loại chất thỉa khác bị thải bỏ bừa bãi khắp nơi trong các thị trấn, trên các đường phố, trục lộ giao thông, các khu đất trống, đã tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển cho các loài gặm nhấm như chuột, những loài gặm nhấm này là điểm tựa lý tưởng cho các sinh vật sống ký sinh như bọ chét sinh sống và phát triển là nguyên nhân chính gây ra bệnh dịch hạch báo động trong một thời gian dài

Trước thực trạng ấy, việc kiểm soát dịch bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng mới được quan tâm Và từ đó, người ta mới nhận thấy được tầm quan trọng trong việc thu gom, xử lí các chất thải rắn để ngăn ngừa nguy cơ truyền bệnh dịch

Qua trên, ta nhận thấy được mối quan hệ mật thiết giữa sức khỏe cộng đồng với việc lưu trữ, thu gom và vận chuyển các chất thải rắn Ngoài ra còn nhiều bằng chứng khác cho thấy rằng việc thu gom chất thải rắn là giải pháp cần thiêt nhất khi vẫn còn nhiều bãi rác tự phát, nhiều nơi chứa thực phẩm thừa không hợp vệ sinh, vẫn chưa được thu gom và xử lý đúng cách, đang âm thầm mang mầm bệnh đe dọa đến sức khỏe cộng đồng

1.2 Nguồn gốc hình thành chất thải rắn công nghiệp

Trong xã hội công nghiệp hóa, quá trình phát sinh chất thải rắn gắn liền với quá trình sản xuất, mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất đều tạo ra chất thải rắn từ khâu khai thác, tuyển chọn nguyên liệu đến khâu tạo ra sản phẩm phục vụ người tiêu dùng Sản phẩm sau khi sử dụng có thể tái chế hoặc đổ bỏ và cũng xem là chất thải rắn

Quá trình hình thành chất thải rắn từ công nghiệp có thể được tổng quát theo sơ đồ sau:

Trang 8

Hình 1 Sơ đồ dòng vật liệu và quá trình phát sinh CTR trong xã hội công nghiệp 1.3 Sự hình thành và quản lí chất thải rắn đô thị

Đô thị là nơi có nguồn gốc phát sinh chất thải rắn có tỉ lệ cao, sự tập trung dân cư động đúc, kết hợp với quá trình sản xuất mua bán kinh doanh là nguyên nhân chính hình thành nên một lượng rác to lớn mỗi ngày

Chính vì vậy, việc xây dựng hệ thống quản lí chất thỉa rắn đô thị là thiết yếu, nắm vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các vấn đề liên quan đến chất thải rắn bao gồm: sự phát sinh, thu gom, lưu trữ và phân loại tại nguồn, thu gom tập trung, trung chuyển và vận chuyển; phân loại, xử lí và chế biến; thải bỏ chất thỉa rắn trên nguyên tắc cơ bản về bảo vệ sức khỏe cộng đồng, kinh tế, kỹ thuật, bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan môi trường, Mối liên quan giữa thành phần trong hệ thống quản lí chất thải rắn được trình bày cụ thể theo sơ đồ sau:

Vật liệu thô

Sản xuất

Thải bỏ Người tiêu dùng

Chất thải

Chất thải

Trang 9

Hình 2 Sơ đồ mối liên hệ giữa các thành phần trong hệ thống quản lí CTR

Việc thực hiện quản lí chất thải rắn đô thị liên quan đến nhiều vấn đề như quản lí hành chánh, tài chánh, luật lệ, quy hoạch và kỹ thuật Để giải quyết vấn đề liên quan đến chất thải rắn, cần phải có sự phối hợp hoàn chỉnh giữa các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quy hoạch vùng – thành phố, địa lí, sức khỏe cộng đồng, xã hội học, kỹ thuật, khoa học và các vấn đề khác

1.4 Quản lí chất thải rắn

1.4.1 Mục đích của quản lí chất thải rắn

 Bảo vệ sức khỏe cộng đồng

 Bảo vệ môi trường

 Sử dụng tối đa vật liệu, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng

 Tái chế và sử dụng tối đa rác hữu cơ

 Giảm thiểu CTR tại các bãi đổ

Trang 10

Ưu tiên các biện pháp giảm thiểu tại nguồn, sau đó mới đến các biện pháp khác Với việc ưu tiên giảm thiểu tại nguồn, lợi nhuận thu được tăng lên trên từng tấn chất thải được giảm thiểu thông qua việc giảm chi phí vận chuyển, giảm chi phí xử lí và giảm tác động xấu đến môi trường

Hình 3 Sơ đồ thứ bậc ưu tiên quản lí tổng hợp CTR

1.4.2.2 Giảm thiểu tại nguồn

Đây là phương pháp hiệu quả nhất nhằm giảm lượng CTR, giảm chi phí phân loại và những tác động gây bất lợi đến môi trường

Trong sản xuất, giảm thiểu tại nguồn được thự hiện xuyên suốt từ khâu thiết kế, sản xuất và đóng gói sản phẩm, nhằm tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm thành phần độc hại, giảm thể tích bao bì và tạo sản phẩm bền hơn

Giảm thiểu tại nguồn có thể được thực hiện ngay tại các hộ gia đình, khu thương mại, nhà máy,… từ việc lựa chọn hàng hóa cho đến việc tái sử dụng các sản phẩm và vật liệu

Trang 11

Hình 4 Sơ đồ các giai đoạn chính trong quá trình tái chế

1.4.2.4 Chế biến chất thải

Là quá trình biến đổi lý, hóa, sinh của CTR nhằm:

 Nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lí CTR

 Tái sinh và tái sử dụng

 Sử dụng sản phẩm tái chế

 Thu hồi năng lượng ở dạng nhiệt và khí sinh học

Ý nghĩa: sự chuyển hóa CTR sẽ giảm đáng kể dung tích các bãi chôn lấp VD: giảm thể tích CTR bằng cách đốt

1.4.2.5 Chôn lấp

Phương pháp chôn lấp áp dụng đối với CTR không có khả năng tái chế, tái sử dụng hoặc phần còn lại sau khi chế biến và thiêu đốt Thông thường có hai hướng chôn lấp CTR: thải bỏ trên mặt đất hay chôn lấp vào đất và thải bỏ xuống biển

Chôn lấp bằng cách thải bỏ có kiểm soát trên mặt đất hay chôn vào đất là phương pháp phổ biến hiện nay trong việc loại bỏ CTR, nhưng lại bị xếp cuối cùng trong thứ tự ưu tiên của chương trình quản lí tổng hợp CTR, vì nó không giải quyết triệt để được các vấn

đề môi trường phát sinh từ CTR Theo Tiến sĩ Paul A Oliver, đến tháng 8 năm 2000 tại Mỹ có khoảng 2500 bãi chôn lấp đang hoạt động, mỗi bãi tiếp nhận khoảng 80.000 tấn CTR đô thị hằng năm, tiêu hao khoảng 6 tỉ USD cho công tác chôn lấp Bên cạnh đó, trong các bãi chôn CTR diễn ra hàng loạt các chuỗi phản ứng sinh hóa với sự tham gia của hàng ngàn chất độc hại, có thể tạo thành các chất độc hại nguy hiểm chết người theo cách thức mà con người chưa từng biết đến Do đó, chúng ta không thể lường được các nguy hiểm tiềm ẩn liên quan đến CTR trong các bãi chôn lấp

Phân loại và thu gom CTR

Chuẩn bị nguyên liệu tái chế

Tái sử dụng và tái chế

Trang 12

1.5 Nguồn gốc, thành phần và tính chất của chất thải rắn

1.5.1 Nguồn gốc chất thải rắn

Các nguồn phát sinh CTR bao gồm: khu dân cư, khu thương mại (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ,…), cơ quan, công sở (trường học, trung tâm và các viện nghiên cứu, bệnh viện,…), khu xây dựng và phá hủy các công trình xây dựng, khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu vui chơi, đường phố,…), nhà máy xử lý chất thải, công nghiệp, nông nghiệp

CTR có thể được phân loại theo nhiều cách:

 Phân loại dựa vào nguồn gốc phát sinh chất thài như: rác thải sinh hoạt, văn phòng, thương mại, công nghiệp, đường phố, chất thải trong quá trình xây dựng hay đập phá các công trình xây dựng

 Phân loại dựa vào đặc tính tự nhiên như là các chất hữu cơ, vô cơ, chất có thể cháy hoặc không có khả năng cháy

Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm chất thải có thể phân loại CTR thành 3 nhóm lớn: chất thải đô thị, chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại

Trang 13

Bảng 2.1: Phân loại chất thải rắn theo nguồn phát sinh

Nguồn phát sinh Loại chất thải rắn

Hộ gia đình

Rác thực phẩm, giấy, caton, nhựa, túi nylon, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại, tro,

lá cây, chất thải đặc biệt như pin, dầu nhớt xe, lốp xe,

ruột xe, sơn thừa…

Khu thương mại

Giấy, caton, nhựa, túi nylon, gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh, kim loại; chất thải đặc biệt như vật dụng gia đình

hư hỏng (kệ sách, đèn, tủ…), đồ điện tử hư hỏng (máy radio, tivi…), tủ lạnh, máy giặt hỏng, pin, dầu nhớt

xe, săm lớp, sơn thừa…

Công sở

Giấy, caton, nhựa, túi nylon gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh, kim loại; chất thải đặc biệt như kệ sách, đèn, tủ

hỏng, pin, dầu nhớt, xe, săm lớp, sơn thừa…

Xây dựng Gỗ, thép, bêtông, đất, cát…

Khu công cộng Giấy, túi nylon, lá cây…

Trạm xử lý nước thải Bùn hóa lý, bùn sinh học

1.5.2 Thành phần của chất thải rắn

1.5.2.1 Định nghĩa

Thành phần của CTR là một thuật ngữ dùng để mô tả tính chất và nguồn gốc các yếu

tố riêng biệt cấu thành nên dòng chất thải, thông thường được tính bằng phần trăm theo khối lượng

1.5.2.2 Ý nghĩa xác định thành phần CTR

Thông tin về thành phần CTR đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn những thiết bị thích hợp để xử lý, các quy trình xử lí cũng như việc hoạch định các hệ thống, chương trình và kế hoạch quản lí CTR

Trang 14

1.5.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng

- Tỉ lệ mỗi thành phần chất thải thay đổi tùy thuộc vào loại hình hoạt động: xây dựng, sửa chữa, dịch vụ đô thị cũng như công nghệ sử dụng trong xử lý nước

- Thành phần riêng biệt của CTR thay đổi tùy theo vị trí địa lí, thời gian, mùa trong năm, điều kiện kinh tế và tùy thuộc vào thu nhập của từng quốc gia

1.5.3 Tính chất của CTR

1.5.3.1 Tính chất lý học của chất thải rắn

a) Khối lượng riêng:

Khối lượng riêng của chất thải rắn được định nghĩa là khối lượng chất thải rắn trên 1 đơn vị thể tích,có đơn vị là kg/m3 hoặc T/m3 Khối lượng riêng của chất thải rắn thay đổi tuỳ thuộc vào những trạng thái của chúng như: xốp, chứa trong các thùng chứa container, không nén, hay nén… Do đó, khi tiến hành báo cáo dữ liệu về khối lượng hay thể tích chất thải rắn, phải chú thích trạng thái tại thời diểm lấy của các mẫu rác một cách rõ ràng Khối lượng riêng thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí địa lý, mùa trong năm, thời gian lưu giữ chất thải Do đó cần phải thận trọng khi lựa chọn giá trị thiết kế Khối lượng riêng của chất thải đô thị được lấy ra từ các xe ép rác thường dao động trong khoảng 170 – 415 kg/m3, điển hình khoảng 300 kg/m3

b) Độ ẩm:

Độ ẩm của chất thải rắn là một trong những tính chất vật lý quan trọng của CTR, được định nghĩa là lượng nước chứa tỏng một đơn vị khối lượng chất thải ở trạng thái nguyên thủy

c) Khả năng giữ nước:

Khả năng giữ nước thực tế của chất thải rắn là toàn bộ lượng nước mà nó có thể giữ lại trong mẫu chất thải dưới tác dụng của trọng lực.Nước đi vào mẫu chất thải rắn vượt quá khả năng giữ nước sẽ thoát ra tạo thành nước rò rỉ

Khả năng giữ nước thực tế thay đổi phụ thuộc vào áp lực nén và trạng thái phân huỷ của chất thải Khả năng giữ nước của hỗn hợp chất thải rắn (không nén) từ các khu dân cư và thương mại dao động trong khoảng 50-60%

1.5.3.2 Tính chất hóa học của CTR

Các thông tin về thành phần hóa học các vật chất cấu tạo nên dòng CTR đóng vai trò

Trang 15

được sử dụng làm nhiên liệu cho quá trình đốt thì 4 tiêu chí phân tích hóa học quan trọng nhât là:

 Phân tích gần đúng – sơ bộ

 Điểm nóng chảy của tro

 Độ ẩm mất đi sau khi sấy chất thải rắn trong 1 giờ

 Hàm lượng chất hữu cơ dễ bay hơi: khối lượng mất đi khi đem chất thải rắn đã sấy ở 1050C trong 1 giờ và tiếp tục nung 5500C trong tủ kín

 Cacbon cố định: thành phần có thể cháy được sau khi loại bỏ các chất trơ

 Tro: phần còn lại của chất thải rắn sau khi đốt

b) Điểm nóng chảy của tro:

Tro là khối lượng còn lại của CTR sau khi đốt trong lò hở Khi một lượng CTR không lẫn chất vô cơ được đưa vào tiến hành thí nghiệm thì tro ở đây chính là lượng carbon cố định

Điểm nóng chảy của tro là nhiệt độ mà tại đó tro được tạo thành từ quá trình đốt cháy chất thải bị nóng chảy và kết dính tạo thành một khối chất rắn gọi là clinker do sự nóng chảy và kết dính

Nhiệt độ nóng chảy để hình thành clinker từ chất thải rắn khoảng 2000 đến

22000F(1000oC đến 1200oC)

c) Phân tích thành phần các nguyên tố hóa học:

Các nguyên tố hóa học cơ bản trong chất thải rắn sinh hoạt bao gồm C,H,O,N,S và tro.Thông thường các nguyên tố thuộc nhóm halogen cũng được xác định do các dẫn xuất của clo thường tồn tai trong thành phần khí thải khi đốt rác

Kết quả xác định các nguyên tố cơ bản được sử dụng để:

 Xác định CTHH của thành phần hưu cơ có trong CTRSH

 Xác định tỉ lệ C/N thích hơp cho quá trình làm phân compost

d) Nhiệt trị:

Trang 16

Nhiệt trị của chất thải là lượng nhiệt sinh ra khi đốt cháy một đơn vị khối lượng chất thải Đơn vị tính là kJ/kg hoặc kCal/kg Giá trị này càng lớn thì phương pháp nhiệt phân chất thải càng có hiệu quả

 Hemicellulose là sản phẩm ngưng tụ của đường 5 carbon và đường 6 carbon;

 Cellulose là sản phẩm ngưng tụ của glucose, đường 6-carbon;

 Mỡ, dầu và sáp là những ester của rượu và acid béo mạch dài;

 Lignin là hợp chất cao phân tử chứa các vòng thơm và các nhóm methoxyl OCH3);

(- Lignocellulose là hợp chất được tạo tành từ Ligin và cellulose

 Proteins là chuỗi các amino acid

1.6 Ảnh hưởng của CTR

1.6.1 Môi trường nước

CTR, không được thu gom, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao gây ô nhiễm môi trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông, giảm diện tích tiếp xúc của nước với không khí dẫn tới giảm DO trong nước Đặc biệt là chất thải hữu cơ sẽ bị phân hủy nhanh chóng trong nước gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho thủy sinh vật trong nước mặt bị suy thoái CTR phân hủy và các chất ô nhiễm khác biến đổi màu của nước thành màu đen, có mùi khó chiụ…

Tại các bãi rác, nước có trong rác sẽ được hòa trộn với các nguồn nước khác như: nước mưa, nước ngầm, nước mặt hình thành nước rò rỉ Nước rò rỉ di chuyển trong bãi rác sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học trong rác cũng như trong quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh

Các chất gây ô nhiễm môi trường tiềm tàng trong nước rỉ rác gồm có:

 COD: từ 3000 45.000 mg/l

 N-NH3: từ 10 800 mg/l

Trang 17

1.6.2 Môi trường không khí

CTR, đặc biệt là CTR sinh hoạt có thành phần hữu cơ chủ yếu Dưới tác động của nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 350C và độ ẩm 70 đến 80%) sẽ tạo điều kiện thuân lợi cho các vi sinh vật phân hủy và sản sinh ra các chất khí CH4 và CO2 chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung

Khi vận chuyển và lưu trữ CTR sẽ phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chất hữu

cơ gây ô nhiễm không khí

Việc đốt rác sẽ phát sinh khói, tro bụi và các mùi khó chịu, CTR không được phân hủy hoàn toàn làm phát sinh các khí CO, oxit nito, dioxin và furan bay hơi là các chất độc hại đối với sức khỏe con người

Đối với rác không phân hủy như nhựa, cao su, gạch ngói, thủy tinh, ống nhựa, dây cáp, bê tong … nếu không có giải pháp xử lý thích hợp thì chúng sẽ là nguy cơ gây thoái hóa và giảm độ phì nhiêu của đất

Các chất thải độc hại như: thuốc trừ sâu, phân bón, chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng như chì, kẽm, đồng, niken, cadimi… thường có nhiều ở các khu khai thác

mỏ, các khu công nghiệp Các kim loại này tích tụ trong đất và thâm nhập theo nước trong đất chảy xuống tầng nước ngầm làm ô nhiễm tầng nước ngầm

1.6.4 Sức khỏe con người và cảnh quan đô thị

Chất thải rắn phát sinh từ các khu đô thị, nếu không được thu gom và xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư đặc biệt đối

Trang 18

với người dân sống gần khu vực làng nghề, khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và làm mất mỹ quan đô thị Người dân sống gần bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh

da liễu, viêm phế quản, đau xương khớp

Thành phần chất thải rắn rất phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từ người hoặc gia súc, các chất thải hữu cơ, xác súc vật chết … tạo điều kiện tốt cho ruồi, muỗi, chuột… sinh sản và lây lan mầm bệnh cho người, nhiều lúc trở thành dịch Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng… tồn tại trong rác có thể gây bệnh cho con người như: bệnh sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch, thương hàn, tiêu chảy, giun sán, lao…

Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng quy định là nguy cơ gây bệnh nguy hiểm cho công nhân vệ sinh, người bới rác, nhất là khi gặp phải các chất thải rắn nguy hại từ y tế, công nghiệp như: kim tiêm, ống chích, mầm bệnh, PCB, hợp chất hữu cơ bị halogen hóa…

Tại các bãi rác lộ thiên, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho bãi rác và cộng đồng dân cư trong khu vực như: gây ô nhiễm không khí, các nguồn nước, ô nhiễm đất và là nơi nuôi dưỡng các vật chủ trung gian truyền bệnh cho người Người dân sống gần bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da liễu, viêm phế quản, đau xương khớp

Rác thải nếu không được thu gom tốt cũng là một trong những yếu tố gây cản trở dòng chảy, làm giảm khả năng thoát nước của các sông rạch và hệ thống thoát nước đô thị

Trang 19

1.7 Các phương pháp xử lý chất thải rắn

Trong công tác quản lý chất thải rắn, thứ tự ưu tiên được sắp xếp như sơ đồ sau:

Hình 5: Sơ đồ thứ tự ưu tiên trong quản lý chất thải rắn

Hiện nay, ở các nước đang phát triển trong đó có nước ta, các phương pháp xử lý chất thải rắn thường được áp dụng như sau:

Đối với chất thải rắn sinh hoạt, có thành phần hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn được tận dụng để sản xuất phân hữu cơ Tuy nhiên, do quá trình phân loại rác thực hiện chưa đồng bộ nên chỉ có một phần rác thải sinh hoạt được ủ sinh học, phần còn lại vẫn chôn lấp ở các bãi rác tập trung Các thành phần khó phân huỷ sinh học nhưng dễ cháy như giấy vụn, giẻ rách, nhựa, cao su… không còn khả năng tái chế thì có thể áp dụng phương pháp đốt để giảm thể tích Chất thải xây dựng và các thành phần không cháy được như vỏ ốc, gạch đá, sành sứ… đưa đi san nền hoặc chôn lấp trực tiếp ở bãi chôn lấp

1.7.1 Phương pháp thiêu đốt

Thiêu đốt là quá trình xử lý chất thải rắn ở nhiệt độ cao Thiêu đốt ở nhiệt độ cao chất thải được xử lý triệt để, đảm bảo loại trừ độc tính, có thể giảm thiểu thể tích rác đến 90-95% và tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh

Thiêu đốt là phương pháp phổ biến hiện nay trên thế giới để xử lý chất thải rắn nói chung, đặc biệt là đối với chất thải rắn độc hại công nghiệp, chất thải nguy hại y tế nói

Giảm thiểu phát thải

Tái sử dụng Tái chế

Xử lý

Tiêu hủy

Trang 20

riêng Xử lý khói thải sinh ra từ quá trình thiêu đốt là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm Phụ thuộc vào thành phần khí thải, các phương pháp xử lý phù hợp có thể được áp dụng như phương pháp hoá học (kết tủa, trung hoà, ôxy hoá…), phương pháp hoá lý (hấp thụ,

hấp phụ, điện ly), phương pháp cơ học (lọc, lắng)…

Thiêu đốt chất thải rắn là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại chất thải nhất định không thể xử lý bằng các biện pháp khác Đây là giai đoạn ôxy hoá nhiệt độ cao với sự có mặt của ôxy trong không khí, trong đó có rác độc hại được chuyển hoá thành khí và các thành phần không cháy được Khí thải sinh ra trong quá trình thiêu đốt được làm sạch thoát ra ngoài môi trường không khí Tro xỉ được chôn lấp

Phương pháp thiêu đốt được sử dụng rộng rãi ở một số nước như Nhật Bản, Đức, Thuỵ Sĩ, Hà Lan, Đan Mạch… là những nước có số lượng đất cho các khu thải rác bị hạn chế

Xử lý chất thải bằng phương pháp thiêu đốt có ý nghĩa quan trọng là làm giảm bớt tới mức nhỏ nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng là chôn lấp tro, xỉ Mặt khác, năng lượng phát sinh trong quá trình thiêu đốt có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các nghành công nghiệp cần nhiệt và phát điện

Phạm vi ứng dụng:

 Chất thải đôc hại về mặt sinh học;

 Chất thải không phân hủy sinh học;

 Chất thải có thể bốc hơi và dễ phân tán;

 Chất thải có thể đốt cháy ở nhiệt độ dưới 400oC;

 Chất thải dung môi;

 Dầu thải, nhũ tương dầu, hỗn hợp dầu;

 Nhựa, cao su, mủ cao su;

 Chất thải rắn bị nhiểm vi khuẩn bởi các hóa chất độc hại

Ưu điểm:

 Khả năng tận dụng nhiệt cho lò hơi, lò sưởi hoặc các lò các lò công nghiệp và phát điện;

 Xử lý triệt để thành phần ô nhiểm, giảm tối đa thể tích;

 Chất thải được chế biến thành những chất trung gian có giá trị, có thể sử dụng để

Trang 21

 Loại bỏ được nhiều chất độc hại;

Nhược điểm:

 Chi phí đầu tư và bảo trì cao hơn các phương pháp khác;

 Khi vận hành đòi hỏi rác có nhiệt trị cao;

 Tác động thứ cấp tới môi trường do khí phát thải và phải xử lý tro sau khi đốt;

 Có thể gặp khó khăn khi có sự thay đổi về thành phần chất thải

1.7.2 Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh

Chôn lấp là phương pháp lưu giữ chất thải trong một khu vực và có phủ đất lên trên Chôn lấp hợp vệ sinh là phương pháp tiêu hủy sinh học có kiểm soát các thông số chất lượng môi trường ( mùi, không khí, nước rò rỉ bãi rác) trong quá trình phân hủy Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân huỷ sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí như CO2, CH4

Phương pháp chôn lấp thường áp dụng cho đối tượng chất thải rắn là rác thải đô thị không được sử dụng để tái chế, tro xỉ của các lò đốt, chất thải công nghiệp Phương pháp chôn lấp cũng thường áp dụng để chôn lấp chất thải nguy hại, chất thải phóng xạ ở các bãi chôn lấp có thiết kế đặc biệt cho rác thải nguy hại

Ưu điểm:

 Xử lý khối lượng lớn chất thải rắn

 Chi phí đầu tư và chi phí xử lý nhỏ

Nhược điểm:

 Chiếm nhiều diện tích

 Gây ô nhiễm khu vực xử lý

 Thời gian phân hủy chậm

1.7.3 Phương pháp ủ sinh học

Là phương pháp biến đổi sinh học thông qua các quá trình phân hủy chất hữu cơ của

vi sinh vật trong các điệu kiện môi trường thích hợp Quá trình ủ sinh học áp dụng đối với chất hữu cơ không độc hại và có khả năng phân hủy sinh học Để tiến hành ủ sinh học cần phải loại bỏ nước trong rác thải Các thông số như Độ ẩm và nhiệt độ được kiểm soát để giữ cho quá trình phân hủy luôn trong tình trạng tối ưu Sản phẩm cuối cùng của quá trình

Trang 22

phân huỷ thường là CH4 , CO2, các hợp chất hữu cơ bền vững như lignin, xenlulo, sợi…

các hợp chất vô cơ

Phương pháp ủ sinh học chia làm 2 loại:

 Quá trình ủ phân hiếu khí: là quá trình được sử dụng rộng rãi Mục đích của phương

pháp này là biến đổi các chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy thành các chất vô cơ

(quá trình khoáng hóa) dưới tác dụng của vi sinh vật hiếu khí Sản phẩm tạo ra ở

dạng mùn gọi là phân compost

 Quá trình ủ phân kỵ khí: là quá trình biến đổi sinh học dưới tác dụng của vi sinh

vật trong điều kiện kỵ khí Áp dụng đối với chất thải rắn có hàm lượng rắn từ 4 –

8% (bao gồm chất thải rắn của con người, động vật, các sản phẩm thừa từ nông

nghiệp, các chất hữu cơ trong thành phần của rác thải đô thị) Quá trình phân hủy

lên men kỵ khí được áp dụng rộng rãi trên thế giới sản phẩn của quá trình là CH4

, CO2 , chất mùn ổn định dùng làm phân bón

Trong thực tế , đối với qui mô nhỏ (ví dụ như trang trại chăn nuôi), rác hữu cơ có thể

áp dụng công nghệ ủ sinh học theo đống Đối với qui mô lớn có thể áp dụng công nghệ ủ

sinh học theo qui mô công nghiệp Nhiệt độ, độ ẩm và độ thông khí được kiểm soát chặt

chẽ để quá trình ủ là tối ưu Tại Việt Nam, Nhà máy chế biến phế thải Cầu Diễn thuộc

Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Môi trường Đô thị Hà Nội

(URENCO) là một trong những nhà máy đi đầu Việt Nam trong lĩnh vực ủ sinh học rác

thải hữu cơ để chế biến phân compost

1.7.4 Phương pháp tái chế chất thải rắn

Tái chế chất thải rắn là một trong những phương pháp được xếp thứ tự ưu tiên đứng

thứ hai sau giảm thiểu chất thải rắn tại nguồn tái chế chất thải rắn là thu hồi vật liệu từ

nguồn thải, từ quá trình trung gian phân loại và nén ép, từ quá trình vận chuyển… nhằm

chuyển vật liệu thô thành nguyên liệu công nghiệp hoặc sản phẩm cuối cùng

Hoạt động tái chế góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên bởi việc sử dụng vât liệu

tái chế thay vì sử dụng vật liệu thô Ngoài ra còn giảm lượng rác thải thông qua việc giảm

chi phí đổ thải, giảm tác động môi trường, tiếp kiệm diện tích chôn lấp

Trang 23

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ PHƯỜNG 6 QUẬN GÒ VẤP

2.1 Vị trí địa lý

Phường 6 là một trong 17 phường của quận Gò Vấp Phường nằm ở dìa phía đông của quận Gò vấp và giáp danh với quận 12

Địa giới của phường 6 quận Gò Vấp được giới hạn bởi:

 Phía bắc là sông Vàm Thuật

 Phía tây bắc là đường Nguyễn Oanh

 Phía tây nam là đường Lê Đức Thọ

 Phía nam là dường Phạm Huy Thông

 Phia đông là sông Vàm Thuật

Hình 6: Bản đồ khu vực phường 6 quận gò vấp

Trang 24

2.2 Điều kiện tự nhiên

2.2.1 khí hậu, thời tiết

Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và phường 6 quận Gò Vấp nói riêng đều nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo Cũng như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu, thời tiết TPHCM là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng

11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của trạm Tân Sơn Nhất, qua các yếu tố khí tượng chủ yếu; cho thấy những đặc trưng khí hậu Thành Phố Hồ Chí Minh như sau:

Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm Số giờ nắng trung bình/tháng 160-270 giờ Nhiệt độ không khí trung bình 27 0C Nhiệt độ cao tuyệt đối 40

0C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,8 0C Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (30,5

0C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 (25,7 0C) Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 27,96 0C Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25-28 0C Ðiều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại cây trồng và vật nuôi đạt năng suất sinh học cao; đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa trong các chất thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đô thị Lượng mưa cao, bình quân 1.949 mm/năm Năm cao nhất 2.718 mm (1908) và năm nhỏ nhất 1.392 mm (1958) Số ngày mưa trung bình là 159 ngày/năm Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất Các tháng 1,2,3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam - Ðông Bắc Ðại bộ phận các quận nội thành và các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận huyện phía Nam và Tây Nam Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân 79,5%/năm; bình quân mùa mưa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt đối xuống tới 20%

Về gió, Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ yếu

là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc Gió Tây - Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình 3,6m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s Gió Bắc - Ðông Bắc từ biển Đông thổi

Trang 25

vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4 m/s Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam - Ðông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7 m/s Về cơ bản phường 6 quận Gò Vấp thuộc vùng không có gió bão

Hình 7: Đồ thị biểu diễn nhiệt độ trung bình các tháng

Hình 8: Đồ thị biểu diễn lượng mưa trung bình các tháng

26,5 27,6 29

30,5 29,5 28,5

28 28

27,6 27,6

27 26

Trang 26

2.2.2 Địa chất, thủy văn

Địa chất Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và địa chất phường 6 quận Gò Vấp nói riêng bao gồm chủ yếu là hai tướng trầm tích Pleistocen và Holocen lộ ra trên bề mặt Trầm tích Pleistocen chiếm hầu hết phần Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc thành phố Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người, trầm tích phù sa cổ hình thành nhóm đất đặc trưng riêng: đất xám đất xám ở khu vực có ba loại: đất xám cao, đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và hiếm hơn là đất xám gley

Về thủy văn, nằm ở bên cạnh sông Vàm Thuật, khu vực phường 6 có một lượng nước dồi dào Cung cấp nước cho khu vực Tuy nằm gần sông nhưng do nên đất của khu vực khá cao nên hầu như không chịu ảnh hưởng nhiều của nước sông, đặc biệt là chiều cường

2.3 Điều kiện kinh tế xã hội

Tình hình kinh tế của khu vực tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt so với kế hoạch đề ra Tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành thương mại và dịch vụ trên địa bàn phường phát triển

Bên cạnh đó, UBND quận đã tiếp tục triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi như: tổ chức 5 hội nghị đối thoại Doanh nghiệp – Chính quyền về các nội dung: phổ biến, triển khai các chính sách mới về thuế; triển khai kê khai và nộp thuế điện tử; những điểm mới của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp; hội nhập kinh tế Quốc tế và các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; về lao động – tiền lương và chính sách bảo hiểm xã hội… Tiếp tục tổ chức Lễ ký kết hợp đồng tín dụng giữa các Ngân hàng thương mại cổ phần và các doanh nghiệp trên địa bàn quận giúp doanh nghiệp duy trì, phục hồi hoạt động sản xuất - kinh doanh

Các chính sách an sinh xã hội luôn được quan tâm, chăm lo tốt Nhiều hoạt động đền

ơn đáp nghĩa đối với gia đình chính sách, người có công và các hoạt động chăm lo cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, người có hoàn cảnh khó khăn được triển khai tích cực, chu đáo, hiệu quả Tình hình dịch bệnh được chú trọng và kiểm soát tốt Vệ sinh môi trường được tập trung thực hiện và có chuyển biến tích cực Các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ được tổ chức trang trọng, tiết kiệm với nhiều hình thức đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân, có ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước, truyền thống lịch sử của dân tộc Tiến độ các công trình, dự án đầu tư xây dựng mới, sửa chữa cải tạo được đảm bảo, đặc biệt là các công tác đầu tư cho giáo dục

Trang 27

Tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, đặc biệt là các dịp lễ, tết và các sự kiện chính trị quan trọng Công tác đấu tranh phòng, chống, kéo giảm tội phạm, tệ nạn xã hội được triển khai quyết liệt với nhiều giải pháp sáng tạo, đồng bộ, góp phần bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội Số vụ phạm pháp hình sự được kéo giảm dần qua các năm Công tác phòng cháy chữa cháy thường xuyên được kiểm tra, xử lý Tai nạn giao thông được kéo giảm trên cả 3 mặt: số vụ, số người chết và số người bị thương

Về hệ thống giao thông 99% các con đường trên địa bàn phường được trải nhựa hoặc beton hóa Mặt đường sạch đẹp, lộ giới giao động từ 5 đến 15m đối với các trục đường

chính và từ 3 đến 6m đối với các trục đường phụ, đường hẻm

2.3 Dân số

Tổng dân số: 19237 người năm (theo thống kê của UBND Phường 6 quận gò vấp năm 2015)

Điện tích: 165 ha

2.4 Chất thải rắn phát sinh trên địa bàn phường

2.4.1 Chất thải rắn sinh hoạt

Là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt động, sản xuất của con người và động vật Rác phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải… Trong đó, rác sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất Số lượng, thành phần chất lượng rác thải tại từng quốc gia, khu vực là rất khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật Bất kỳ một hoạt động sống của con người, tại nhà, công sở, trên đường đi, tại nơi công cộng…, đều sinh ra một lượng rác đáng kể Thành phần chủ yếu của chúng là chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm trở lại cho môi trường sống nhất Cho nên, rác sinh hoạt có thể định nghĩa là những thành phần tàn tích hữu cơ phục vụ cho hoạt động sống của con người, chúng không còn được sử dụng và vứt trả lại môi trường sống

2.4.2 Chất thải rắn văn phòng

Là các văn phòng phẩm không còn sử dụng được nữa như giấy báo cũ, bút viết hết mực, hư hỏng,

2.4.3 Chất thải công nghiệp

Là các chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất các nhà máy, xí nghiệp, gồm:

Trang 28

 Chất thải rắn nguy hại: bao gồm khí thải độc hại, hóa chất ở dạng lỏng, chúng dễ gây ra cháy nổ, ngộ độc, tác động không tốt đến sức khỏe của con người và dễ ăn mòn nhiều vật chất khác

 Chất thải rắn như sắt thép kim loại bị gỉ cũ kĩ gây ít hoặc không nguy hại nhưng chúng cần phải được xử lý dọn dẹp hay tái chế cẩn thận

2.4.4 Chất thải xây dựng

Được thải ra từ quá trình hoạt động của công trường xây dựng và sửa chữa các công trình xây dựng, chủ yếu là các loại gạch, đá, đất vụn bị phá dỡ ra, chúng còn được gọi là xà bần

2.4.5 Chất thải y tế

Là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế, bao gồm:

 Chất thải y tế nguy hại: là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm bệnh, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ

nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy an toàn

 Chất thải thông thường

2.4.6 Môi trường trên địa bàn phường

Với tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, cơ sở hạ tầng chưa kịp quy hoạch nâng cấp tổng thể, ý thức một số người dân lại quá kém trong nhận thức và bảo vệ môi trường chung Vì vậy, phường 6 hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường rất lớn Hiện trạng nước thải không được xử lý đổ thẳng vào hệ thống sông ngòi còn rất phổ biến

Lượng rác thải phát sinh lớn, trong đó một phần lượng rác thải rắn không được thu gom hết Các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, sản xuất còn góp phần gây ô nhiễm không khí

Tình trạng ngập lụt trong các khu phố cũng thường xuyên xảy ra khi có mưa lớn Mật độ cây xanh trên đường phố trên địa bàn phường gần như bằng không

Trang 29

CHƯƠNG 3: VẠCH TUYẾN THU GOM CHẤT THẢI RẮN

3.1 Thu gom chất thải rắn

Thu gom không chỉ là việc thu nhặt các loại CTR từ các nguồn phát sinh khác nhau

mà còn bao gồm cả công tác vận chuyển CTR đến các vị trí mà xe thu gom rác có thể đến

và vận chuyển CTR đến nơi xử lý

Việc thu gom CTR tùy thuộc rất nhiều vào loại CTR và các vị trí phát sinh

3.1.1 Hệ thống thu gom chất thải chưa phân loại tại nguồn

Hệ thống thu gom chất thải chưa phân loại được xem xét cụ thể đối với từng nguồn phát sinh: khu dân cư biệt lập thấp tầng, khu dân cư thấp tầng và trung bình, khu dân cư cao tầng, khu thương mại và công nghiệp

3.1.1.1 Phương pháp thu gom dành cho các khu dân cư biệt lập tầng thấp

Gồm các dịch vụ thu gom: lề đường, lối đi, ngõ hẻm, mang đi – trả về, mang đi

 Thu gom lề đường : chủ nhà chịu trách nhiệm đặt các thùng đã đầy rác ở lề đường vào ngày thu gom và chịu trách nhiệm mang các thùng đã được đổ bỏ về vị trí đặt chúng để tiếp tục chứa chất thải

 Thu gom ở lối đi – ngỏ hẻm : CTR được bỏ vào thùng rác công cộng, đặt ở đầu các lối đi, ngỏ hẽm để xe chở rác dễ dàng thu gom CTR

 Thu gom kiểu mang đi – trả về : các thùng chứa CTR được mang đi và mang trả lại cho chủ nhà sau khi đã đổ bỏ CTR

 Thu gom kiểu mang đi : dịch vụ kiểu mang đi giống như dịch vụ mang đi – trả về, khác ở chỗ chủ nhà chịu trách nhiệm mang các thùng chứa CTR trở về vị trí ban đầu

3.1.1.2 Phương pháp thu gom áp dụng cho khu dân cư thấp tầng và trung bình

Áp dụng dịch vụ thu gom lề đường, đội thu gom có trách nhiệm vận chuyển thùng chứa đầy CTR từ các hộ gia đình đến tuyến đường thu gom bằng phương pháp thủ công hoặc cơ giới, tùy thuộc vào số lượng CTR cần vận chuyển Nếu sử dụng loại thùng chứa lớn, cần cơ giới hóa bằng cách dùng xe rác có thiết bị nâng

3.1.1.3 Phương pháp thu gom áp dụng cho các khu dân cư cao tầng

Đối với khu dân cư cao tầng, các loại thùng chứa lớn được sử dụng để thu gom CTR Tùy thuộc vào kích thước và kiểu dáng của các thùng chứa được sử dụng mà áp dụng phương pháp cơ giới, hoặc là kéo các thùng chứa đến nơi khác (nơi tái chế…) để dỡ tải

Trang 30

3.1.1.4 Phương pháp áp dụng cho các khu thương mại – công nghiệp

Cả 2 phương pháp thủ công và cơ giới đểu được sử dụng để thu gom CTR từ khu thương mại Để tránh tình trạng kẹt xe, việc thu gom CTR các các khu thương mại tại nhiều thành phố lớn được thực hiện vào ban đêm hoặc lúc sáng sớm Phương pháp này thông thường được thực hiện bởi 1 nhóm 3 người, trong một vài trường hợp có thể đến 4 người: gồm 1 tài xế và từ 2 đến 3 người đem CTR từ các thùng chứa trên lề đường đổ vào xe thu gom

3.1.2 Hệ thống thu gom chất thải rắn đã phân loại tại nguồn

Hai loại nguồn phát thải cụ thể:

 Tại khu dân cư CTR được phân loại theo nhiều cách: phân loại tại lề đường khi đổ chúng vào xe chở thông thường hoặ xe chuyên dụng; phân loại bởi chủ nhà để mang đến các điểm thu mua, hình thức phân loại này chủ nhà không phải mang đi

xa

 Tại khu thương mại CTR thường được phân loại bởi những tổ chức tư nhân, thành phần CTR có thể tái chế được cho vào từng thùng chứa riêng

Các thành phần CTR đã phân loại tại nguồn cần phải được thu gom và đem tái chế

3.2 Các loại hệ thống thu gom

3.2.1 Hệ thống container di động

Các container di động được sử dụng để chứa đầy CTR và vận chuyển đến bãi đổ, đổ

bỏ CTR và trả về vị trí thu gom ban đầu hoặc vị trí thu gom mới

Hệ thống container di động thích hợp cho các nguồn phát sinh CTR có khối lượng lớn (trung tâm thương mại, nhà máy,…) bởi vì hệ thống này sử dụng các container có kích thước lớn Điều này giúp giảm thời gian vận chuyển, hạn chế việc chứa CTR trong một thời gian dài và hạn chế các điều kiện vệ sinh kém Theo lý thuyết, hệ thống này chỉ cần một tài xế lấy container đã đầy đặt lên xe, lái xe mang container này từ nơi thu gom đến bãi đổ, dở tải và mang container này về đặt tại vị trí ban đầu hay vị trí thu gom mới Trong thực tế, để đảm bảo an toàn khi dỡ tải hoặc chất tải, thường sắp xếp hai nhân viên cho mỗi

xe thu gom: 1 tài xế có trách nhiệm lái xe và 1 nhân viên phụ trách tháo lắp các dây buộc container Khi vận chuyển chất độc hại bắt buộc phải có 2 nhân viên cho hệ thống này

3.2.2 Hệ thống container cố định

Trang 31

Trong hệ thống này, các container cố định được sử dụng để chứa CTR Chúng chỉ được di chuyển một khoảng cách ngắn từ nguồn phát sinh đến vị trí thun gom để dỡ tải, hệ thống này phụ huộc vào khối lượng CTR phát sinh và số điểm phát sinh CTR

Khác với hệ thống container di động, hệ thống container cố định được lấy tải theo cả phương pháp thủ công và cơ khí Hầu hết các xe thu gom sử dụng trong hệ thống này thường được trang bị thiết bị ép CTR để làm giảm thể tích, tăng khối ương CTR vận chuyền Vì vậy hệ số thể tích sử dụng container trong hệ thống này rất cao Đây là ưu điểm chính của hệ thống container cố định so với hệ thống container di động Trong hệ thống này, xe thu gom sẽ vận chuyển CTR đến bãi đổ sau khi chất tải đầy

Nhược điểm lớn của hệ thống này là thân xe thu gom có cấu tạo phức tạp, sẽ khó khăn trong việc bảo trì Mặt khác, hệ thống này không thích hợp để thu gom các CTR có kích thước lớn và chất thải xây dựng

Nhân công trong hệ thống thu gom phụ thuộc vào việc lấy tải cơ khí hay lấy tải thủ công Đối với hệ thống contianer cố định lây tải cơ khí, số lượng nhân công cũng giống như hệ thống container di động là 2 người tong trường hợp này, tài xế lái xe có thể giúp công nhân trong việc di chuyển các container đầy tải đến xe thu gom và trả container về vị trí ban đầu Ở những vị trí đặt container chứa CTR cách xa vị trí thu gom như các khu thương mại, khu dân cư nhiều trong hẻm nhỏ,… số lượng công nhân sẽ là 3 người, trong đó có 2 người lấy tải Đối với hệ thống container lấy tải thủ công, số lượng công nhân là từ 1 đến 3 người Thông thường sẽ gồm 2 ngưới khi sử dụng dịch vụ thu gom kiểu lề đường

và kiểu lối đi – ngõ hẻm Ngoài ra khi cần thiết, đội lấy tải sẽ tăng hơn 3 người

3 3 Tổ chức thu gom

Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom bằng các phương tiện vận chuyển chủ yếu bằng

xe kéo giỏ cần xé hoặc thùng chứa rác 250 lít hoặc thùng chứa 660 lít trong các hẻm nhỏ

Ở các đường hoặc hẻm lớn hơn sử dụng xe đầu kéo, xe ba gác máy, Sau khi thu gom được tập trung tại điểm hẹn hoặc trạm trung chuyển rác chờ xe chuyên dụng chở đến bãi chôn lấp, hay đến trạm ép rác

 Phương tiện thu gom: xe ba gác máy, xe ép rác

 Thời gian thu gom chia làm 2 ca (ca 1 hoạt động 5h-10h; ca2: 11h tới 8 9 h tối)

 Ngân sách: Phụ thuộc vào diện tích quét và diện tích thu gom rác

 Bảo hộ lao động: có trang bị đồng phục, chổi, áo phản quang, giầy,ủng

Trang 32

3.4 Các nguyên tắc vạch tuyến thu gom chất thải rắn

Để hoạt động thu gom và vận chuyển cho từng khu vực đạt hiệu quả cao nhất, các nhà quản lí phải nắm vững tình hình từng khu vực cụ thể để có thể vạch tuyến thu gom hợp

lý nhất, lịch trình cho từng tuyến thu gom ngắn nhất Từ đó, có thể xác định được nhu cầu

về nhân lực, thời gian và phương tiện vận chuyển cần thiết Thông thường, bố trí tuyến thu gom là bài toán thử dần, không có quy luật chung để áp dụng cho tất cả các trường hợp Vì vậy, bài toán vạch tuyến thu gom chất thải rắn là một quá trình tìm tòi, chủ yếu sử dụng khả năng phán đoán Thực hiện vạch tuyến dựa trên các nguyên tắc sau:

 Xác định những chính sách, đường lối và luật lệ hiện hành liên quan đến hệ thống quản lí chất thỉa rắn, vị trí thu gom và tần suất thu gom

 Khảo sát đặc điểm hệ thống thu gom hiện hành như là: số người của đội thu gom, loại xe thu gom

 Ở những nơi có thể, tuyến thu gom phải được bố trí để nó bắt đầu và kết thúc gần đường phố chính Sử dụng những rào cản địa lí tự nhiên như là đường ranh giới của tuyến thu gom

 Ở những khu vực có độ dốc cao, tuyến thu gom phải được bắt đầu ở đỉnh dốc và

đi tiến xuống dốc khi xe đã thu gom được chất thải rắn nặng dần

 Tuyến thu gom phải được bố trí sao cho container cuối cùng được thu gom trên tuyến đặt ở gần bãi đổ nhất

 Chất thải rắn phát sinh ở những vị trí tắt nghẽn giao thông phải được thu gom vào thời điểm sớm nhất trong ngảy

 Các nguồn có khối lượng chất thải rắn phát sinh lớn phải được phục vụ nhiều lần vào thời gian đầu của ngày công tác

 Những điểm thu gom nằm rả rác (nơi có khối lượng chất thải rắn phát sinh nhỏ) có cùng số lần thu gom, phải sắp xếp để thu gom trên cùng 1 chuyến trong ngày

3.5 Thiết lập vạch tuyến thu gom chất thải rắn

Thông thường thiết lập vạch tuyến thu gom chất thải rắn bao gồm 4 bước Trong đó, bước 1 về cơ bản giống nhau cho tất cả các loại hệ thống thu gom, còn các bước 2, 3, 4 thì khác nhau cho từng loại hệ thống nên sẽ phân tích riêng Chú ý rằng các tuyến thu gom chính xác sau khi đã lập sẵn (ở bước 4) sẽ được thực hiện bởi người lái xe thu gom tại địa

Ngày đăng: 08/01/2019, 23:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w