thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 500m3/ ng.đ
Trang 1MỞ ĐẦU
• Đặt vấn đề.
Hoạt động của các bệnh viện ở Việt Nam hiện nay đang được cải thiện hàng ngày cả về chất lượng lẫn số lượng Những năm gần đây nhu cầu khám chữa bệnh của người dân rất lớn Hơn nữa với chủ trương đưa thầy thuốc đến với tất cả các bệnh nhân trên toàn quốc kể cả vùng sâu và vùng xa nhà nước đã đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp nhiều bệnh viện, trạm y tế khắp cả nước nhằm phục vụ người dân được tốt hơn Bên cạnh đó ngày nay có rất nhiều bệnh viện cỡ nhỏ và vừa do các
tổ chức, cá nhân xây dựng lên Tuy nhiên song song với việc tăng cường khả năng phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân, các hoạt động của bệnh viện củng thải ra một lượng lớn chất thải gây ảnh hưởng đến con người và môi trường
Theo quyết định số 23 ngày 26/12/2006/QĐ-BTNMT của BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG thì chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này) được xếp vào danh mục chất thải nguy hại có tác động trực tiếp đến con người và môi trường nếu không được kiểm soát, quản lý và xử lý tốt Vì vậy, việc kiểm soát, quản lý và xử lý tốt là một nhiệm vụ cấp bách của ngành y tế và các ban ngành có liên quan nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ cho nhân viên y tế, bệnh nhân và cộng đồng
Ở Việt Nam, công tác quản lý và xử lý chất thải y tế đã được ban, ngành các cấp quan tâm Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa đươc chú trọng đầu tư đúng mức, quản
lý chưa hiệu quả như công tác phân loại, vận chuyển…xử lý chưa đúng quy định, vẫn còn tập trung xử lý cùng với các loại chất thải khác tại bãi chôn lấp, còn hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện thì thiết kế sơ sài, không hiệu quả, chủ yếu che mắt các cơ quan có thẩm quyền hoặc không có hệ thống xử lý nước thải
Với sự gia tăng ngày cáng nhiều các loại chất thải, đặc biệt là chất thải y tế nguy hại, cùng với sự quản lý còn nhiều bất cập như hiện nay sẽ là một nguồn gây
ô nhiếm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng dân cư nghiêm trọng ở hiện tại và tương lai nếu như ngay từ bây giờ chúng ta không có các biện pháp tích cưc hơn
• Các văn bản tài liệu cơ sở liên quan đến quản lý và xử lý chất thải bệnh viện.
Các văn bản pháp lý:
- Luật bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005
Hà Nội 5/2009 1
Trang 2- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của thủ tướng chính phủ về việc hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường.
- Bộ y tế, quyết định số 43 ngày 30/11/2007 QĐ-BYT ban hành quy chế quản lý chất thải bệnh viện thay cho quyết định số 2575/1999/QĐ-BYT
Các văn bản kỹ thuật:
- Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 7382-2004 Chất lượng nước-nước thải bệnh tiêu chuẩn thải
viện Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 6772viện 2000 Nước thải sinh hoạt Tiêu chuẩn thải
- Tiêu chuẩn ngành TCVNVN 51-2008 Thoát nước-mạng lưới và công trình bên ngoài-tiêu chuẩn thiết kế
Hà Nội 5/2009 2
Trang 3Bảng 1.1: bảng thống kê hệ thống bệnh viện ở Việt Nam
Loại bệnh viện số lượng số giường bệnhBệnh viện đa khoa trung ương 10 6.430
Bệnh viện chuyên khoa trung ương 20 5.510
Bệnh viện đa khoa tỉnh 115 35.639
Bệnh viện chuyên khoa tỉnh 224 23.463
Về mặt quản lý phân cấp như sau:
- 32 bệnh viện gồm 10 bệnh viện đa khoa (BVĐK), 2 bệnh viện y học cổ truyền,
20 bệnh viện chuyên khoa (BVCK) do Bộ Y tế quản lý
- 981 bệnh viện gồm 224 bệnh viện đa khoa tỉnh, 46 bệnh viện y học cổ truyền,
142 bệnh viện chuyên khoa và 659 bệnh viện huyện, thị xã do địa phơng quản lý
- 72 bệnh viện do các bộ ngành khác quản lý
Dựa trên các số liệu ở bảng trên thì số giường bệnh tính trung bình trên 10.000 dân là 20, còn số giường bệnh trung bình để xét quy mô các loại bệnh viện nh sau:
- Bệnh viện đa khoa trung ương: 550 giường
- Bệnh viện chuyên khoa trung ương: 268 giường
- Bệnh viện đa khoa tỉnh: 400 giường
- Bệnh viện chuyên khoa tỉnh: 156 giường
- Bệnh viện huyện: 104 giường
- Bệnh viện ngành: 125 giường
Hà Nội 5/2009 3
Trang 4- Bệnh viện tư nhân: 62 giường.
I.1.2 Hiện trạng môi trường bệnh viện.
Khi đề cập đến môi trường trong bệnh viện là nói đến việc phát sinh và xử lý chất thải y tế
- Chất thải y tế: là chất thải phát sinh ở cơ sở y tế, trong các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo
- Chất thải y tế có thể ở dạng rắn, lỏng và dạng khí Nguy hại nhất là những chất thải y tế như: máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận cơ thể, bơm kim tiêm, vật sắc nhọn, dược phẩm, hoá chất và các chất phóng xạ Việc tiếp xúc với chất thải y
tế có thể có những nguy cơ như mắc những bệnh truyền nhiễm: viêm gan, HIV/AIDS, lây chéo trong bệnh viện, nhiễm khuẩn ngoài bệnh viện
I.1.2.1 Hiện trạng chất thải rắn.
Khái quát chung
Theo kết quả khảo sát, khoảng 33% bệnh viện tuyến hyện và tỉnh không có hệ thống lò đốt chuyên dụng, phải xử lý chất thải y tế nguy hại bằng các lò đốt thủ công Còn lại 27% đốt chất thải y tế ngoài trời hoặc chôn lấp trong khu đất của bệnh viện
Thông tin trên được TS Lý Ngọc Kính, cục trưởng cục quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đưa ra tại Hội nghị Báo cáo Tổng kết công tác khám chữa bệnh năm 2008 và định hướng kế hoạch hoạt động 2009 diễn ra sáng 14/4/2009 tại Hà Nội
Theo đó, về công tác xử lý rác thải y tế vẫn còn rất nhiều khó khăn, bất cập Tính đến nay, cả nước chỉ có gần 200 chiếc lò đốt chuyên dụng (nhiệt độ cao và có hai buồng) Trong đó có 02 xí nghiệp đốt rác tập trung tại Hà Nội và TPHCM, cnf lại là các lò đốt rác cỡ trung bình và nhỏ Tổng số lò đốt là gần 200 lò nhưng hiện phải xử lý rác thải y tế cho 435 bệnh viện (chiếm khoảng 40% số bệnh viện) Hơn nữa, các lò đốt rác chủ yếu tập trung ở các bệnh viện tỉnh trở lên và một số bệnh viện tuyến huyện thuộc các thành phố, thị xã Còn lại khoảng 33% bệnh viện tuyến huyện và một vài bệnh viện tuyến tỉnh không có hệ thống lò đốt này, phải
xử lý chất thải bằng các lò đốt thủ công (tự xây) Còn lại 27% đốt chất thải y tế ngoài trời hoặc chôn lấp trong khu đất của bệnh viện
Củng theo một điều tra mới đây của Viện Y học lao động và vệ sinh moi trường-Bộ Y tế tại 854 bệnh viện cho thấy: có 73% các bệnh viện xử lý chất thải
Hà Nội 5/2009 4
Trang 5rắn y tế nguy hại bằng phương pháp đốt, đã có 95,6% bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải trong đó 91,1% đã xử dụng dụng cụ tách riêng vật sắc nhọn Tuy nhiên, nhiều địa phương không có cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung, nên các bệnh viện sau khi phân loại rác y tế và rác sinh hoạt phải tự xử lý.
Theo TS Kính, qua thực tế báo cáo của các địa phương cho thấy, công tác thu gom, xử lý rác thải y tế hiện nay vẫn còn nhiều bất cập Các phương tiện thu gom như túi, thùng đựng chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn, xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn y tế nguy hại còn gặp nhiều khó khăn do thiếu cơ sở xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn, thiếu nguồn kinh phí đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải rắn và nước thải bệnh viện…
Để đẩy mạnh công tác xử lý chất thải bệnh viện, trong năm 2009, Bộ Y tế sẽ tăng cường kiểm tra và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về phân loại, thu gom và xử lý chất thải y tế Kiên quyết đạt mục tiêu đến năm 2010
có trên 80% và đến năm 2020 tất cả các bệnh viện có hệ thống xử lý chất thải theo quy định của Bộ Y tế
duoc-xu-ly.htm)
(Nguồn:http://dantri.com.vn/c7/s7-319163/van-con-nhieu-chat-thai-y-te-chua- Thành phần chất thải rắn bệnh viện
• Thành phần vật lý:
- Đồ bông vải sợi: gồm bông gạc, băng, quần áo củ, khăn lau, vải trải…
- Đồ giấy: hộp đựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải từ nhà vệ sinh…
- Đồ thuỷ tinh: chai lọ, ống tiêm, bơm tiêm thuỷ tinh, ống nghiệm…
- Đồ nhựa: hộp đựng, bơm tiêm, dây truyền máu, túi đựng hàng…
- Đồ kim loại: kiêm tiêm, dao mỗ, hộp đựng…
- Bệnh phẩm, máu mủ dính ở băng gạc…
- Rác rưởi, lá cây, đất đá…
• Thành phần hoá học:
- Những chất vô cơ, kim loại, bột bó, chai lọ thuỷ tinh, sỏi đá, hoá chất, thuốc thử
- Những chất hữu cơ: đồ vải sợi, giấy, phần cơ thể, đồ nhựa…
Nếu phân tích nguyên tố thì thấy gồm những thành phần: C, H, O, N, S, Cl và một phần tro
• Thành phần sinh học:
Hà Nội 5/2009 5
Trang 6- Máu, những loại dịch tiết, những động vật làm thí nghiệm, bệnh phẩm và đặc biệt là những vi trùng gây bệnh.
Phân loại chất thải rắn bệnh viện
Chất thải rắn tại cơ sở y tế có thể được phân thành 5 loại như sau:
• Chất thải lâm sàng: bông, băng, gạc, các vật sắc nhọn, ống nghiệm…
• Chất thải phóng xạ: phát sinh từ hoạt động chuẩn đoán, trị liệu hoặc nghiên cứu như 125I, 153Se (chuẩn đoán hình ảnh)…
• Chất thải hoá học: phát sinh từ các nguồn khác nhau như: xét nghiệm, vệ sinh, khử khuẩn
• Các bình chứa khí có áp: bình đựng oxy, CO2
• Chất thải sinh hoạt: phát sinh từ các buồng bệnh, nhà ăn, nhà giặt, phòng làm việc…bao gồm giấy, túi nilon, thùng cacton…
Tác hại của chất thải rắn bệnh viện
Ngoại trừ chất thải rắn sinh hoạt hầu hết các chất thải rắn còn lại đều có nguy
cơ gây tác động tới sức khoẻ con người (các vật sắc nhọn, hoá chất, máu, bông băng…) qua nhiều con đường như: hô hấp, tiêu hoá …
Đối tượng chịu tác động có thể là: bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, bác sĩ và các cán bộ làm việc trong bệnh viện
Những loại chất thải rắn trên nếu không được thu gom và xử lý đúng quy định sẽ
là nguồn lây lan dịch bệnh và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Phương pháp quản lý và xử lý:
Các phương pháp quản lý và xử lý chất thải rắn thường áp dụng gồm có:
- Phân loại tại nguồn
- Thu gom và vận chuyển và lưu giữ chất thải bên trong cơ sở y tế
- Vận chuyển chất thải y tế đến nơi xử lý
- Xử lý bằng các phương pháp: Tẩy uế, đốt, chôn lấp hoặc tái chế
I.1.2.2 Hiện trạng nước thải.
Khái quát chung
Nhiều nghiên cứu về thực trạng kiểm soát ô nhiễm do nước thải tại các bệnh viện Việt Nam cho thấy một số vấn đề như sau:
- Phần lớn các bệnh viện đều được thíêt kế có hệ thống thoát nước thải và trạm xử
lý nước thải Một số thiết kế tách riêng hệ thống thoát nước thải và nước mưa,
Hà Nội 5/2009 6
Trang 7nước thải theo đường cống về trạm xử lý nước thải của bệnh viện còn nước mưa
xả trực tiếp vào cống thải chung của thành phố hoặc vào nguồn tiếp nhận khác Tuy nhiên hiện nay hầu hết hệ thống thoát nước và trạm xử lý nước thải của các bệnh viện này đều không hoạt động và ở tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, nhiều đoạn cống bị hư hỏng, mất nắp, sụt luốn bùn cát rác thải vào nhiều, khả năng thoát nước bị giảm nên nhiều lúc bệnh viện bị ngập úng vào mùa mưa
Tình trạng này do một số nguyên nhân sau:
• Các công trình đã xây dựng từ lâu, một số trên nền đất yếu
• Quản lý yếu kém, không được bảo dưỡng đều đặn
• Bệnh viện luôn ở trong tình trạng quá tải về số lượng bệnh nhân nên lượng nước thải cao hơn so với thiết kế dẫn đến quá tải hệ thống
• Trạm xử lý nước thải không được vận hành thường xuyên do thiếu kinh phí vận hành và mua hoá chất
• Công nhân không nắm được quy trình vận hành
- Một số bệnh viện không thiết kế trạm xử lý nước thải, nên cae nước mưa lẩn nước thải đều được thải trực tiếp vào cống thoát nước thải chung của thành phố, thị xã hoặc thải vào nguồn tiếp nhận bên ngoài bệnh viện như hồ, sông , suối, đồng ruộng…hoặc tự ngấm vào đất
- Các bệnh viện có trạm xử lý nhưng do không hoạt động và một số bệnh viện không có trạm xử lý nước thải nên nước thải chưa xử lý khi xả ra nguồn là nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng cho dân cư xung quanh đặc biệt là sự lây lan dịch bệnh Một số bệnh viện đã thải nước thải trực tiếp vào sông, suối, hồ, ao Đây là nguồn nước sinh hoạt chính của nguòi dân nên đe doạ trực tiếp đến tình trạng sức khoẻ và tính mạng của họ
- Một số bệnh viện do các hệ thống thoát nước đều bị xuống cấp và hư hỏng nhiều nên khả năng tiêu thoát nước rất kém dẫn đến tình trạng ngập úng trong bệnh viện
và đó là hiểm hoạ gây bệnh trở lại cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và các cán
bộ của bệnh viện Ngoài ra do diện tích nguồn tiếp nhận nước thải (hồ) bị hẹp lại
do nhiều nguyên nhân nên ở một số bệnh viện khi trời mưa có hiện tượng nước thải chảy ngược từ nguồn tiếp nhận vào bên trong bệnh viện gây ngập úng bệnh viện do đó cáng làm tăng sự ô nhiếm và nguy cơ lây lan dịch bệnh trong bệnh viện
- Những năm gần đây do có sự quan tâm của chính phủ, các cơ quan chức năng nhiều bệnh viện đã được đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp hệ thống
Hà Nội 5/2009 7
Trang 8thoát nước thải và trạm xử lý nước thải Hiện nay đã có nhiều công nghệ xử lý nước thải bệnh viện khác nhau đang được áp dụng tại Việt Nam.
Lưư lượng nước thải bệnh viện
Thông thường để tính toán hệ thống thoát nước và lựa chọn sơ đồ công nghệ
xử lý nước thải bệnh viện thì phải xác định lượng nước thải trong một ngày Thực
tế cho thấy lưu lượng nước thải bệnh viện dao động theo giờ trong ngày và theo ngày trong tuần Chính vì vậy trong tính toán người ta đưa ra hệ số hiệu chỉnh tính không đồng đều K cho quy mô bệnh viện (tính theo số giường bệnh hoặc số nhân viên phục vụ) thường thì K không vượt quá 2.5 [1] Ngoài ra tính toán còn chấp nhận tiêu chuẩn thoát nước bằng tiêu chuẩn cấp nước, do vậy lượng nước mà bệnh viện dùng trong một ngày chính là lượng nước thải trong một ngày Củng có thể tính toán lưu lượng nước thải bệnh viện theo định mức sử dụng nước tính toán trên giường bệnh được trình bày trên bảng 1.2 [1]
Bảng 1.2 Định mức sử dụng nước tính theo giường bệnh
Đối tượng Số lượng/ngày Nhu cầu tiêu thụ, l/ngày
Bảng 1.3 Tiêu chuẩn cấp nước và lượng nước thải bệnh viện [1]
STT Quy mô bệnh viện
Trang 9 Nguồn gốc, tính chất và thành phần nước thải bệnh viện.
Nước thải bệnh viện là một dạng của nước thải sinh hoạt đô thị Trong nước thải chứa chủ yếu các chất hữu cơ có nguồn gốc do sinh hoạt cửa con người Tuy nhiên do nước dùng trong quá trình khám chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân nên
về mặt vệ sinh và dịch tể học thì trong nước thải bệnh viện chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, dễ lây lan qua đường nước
Nước thải bệnh viện phát sinh từ ba nguồn chính sau [1]
- Nước thải từ các phòng điều trị, từ các phòng xét nghiệm (giải phẩu bệnh, huyết học, truyền máu, lau rửa sau các ca mổ, khoa lây…) Đây là nguồn tạo ra các chất thải nguy hại
- Nước thải chứa các hoá chất (có các hoá chất đôc hại) sinh ra từ các phòng dược như các loại thuốc, vắc xin, huyết thanh, dung môi hữu cơ, hoá chất xét nghiệm, các hợp chất vô cơ…
- Nước thải sinh hoạt từ các phòng cán bộ, công nhân viên, nhà bếp, nhà ăn chứa nhiều chất hữu cơ dể phân huỷ, các hợp chất vô cơ
Nước thải bệnh viện là một nguồn thải gây nguy hiểm cho môi trường vì khả năng lan rộng trong môi trường, mức độ nhiểm khuẩn cao, khả năng tồn tại lâu và nhân lên của vi khuẩn gây bệnh trong điều kiện giàu chất hữu cơ của nước thải Nước thải bệnh viện có thể mang các tác nhân mầm bệnh như tả, thương hàn, phó thương hàn, bệnh than, lao, lỵ…
Theo nghiê cứu của Đào Ngọc Phong và cộng sự (2003) cho thấy nước thải bệnh viện làm ô nhiễm các nguồn nước bề mặt như nước sông, nước ao, đầm hồ, giếng khơi và còn gây ô nhiễm đất Nước thải bệnh viện gây ô nhiễm và gieo rắc mầm bệnh theo tuyến sông thoát nước thải, nghiên cứu cho rằng số bệnh nhân ở
Hà Nội 5/2009 9
Trang 10khu dân cử dọc tuyến sông thoát nước thải bệnh viện thường cao hơn ở các khu vực khác, đặc biệt là bệnh về đường tiêu hoá [1]
Các chỉ tiêu ô nhiễm chính của nước thải bệnh viện được trình bày trong bảng 1.4
Bảng 1.4 Các chỉ tiêu ô nhiễm chính của nước thải bệnh viện [1]
Chỉ tiêu Giá trị TCVN
nhỏ nhất Trung bình lớn nhất
Ph 6.4 7.54 8.15 6.5 – 8.5 SS(mg/l) 150 160 220 ≤100
Đánh giá chung về nước thải bệnh viện ở việt nam:
- Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Nguyên và cộng sự (Ban chỉ đạo quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường), Trần Đức Hạ (ĐHXD) và Phạm Thị Bích Ngọc (Bộ XD) thì có thể nêu lên một số đánh giá về nước thải bệnh viện như sau [1]
• Đối với các bệnh viện tuyến thành phố: nước thải chứa hàm lượng cặn lơ lửng cao nhất, BOD trong nước thải khá lớn Nồng độ oxy hoà tan nằm trong khoảng 0-1mg/l, tổng coliform tuy không cao nhưng đều vượt quá giới hạn cho phép theo TCVN 5945-1995 Các bệnh viện tuyến thành phố chủ yếu xả nước thải vào mạng lưới thoát nước thành phố
• Nước thải các bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, có hàm lượng cặn lơ lửng không lớn nhưng các chỉ tiêu BOD, nitơ amoni, phosphat, coliform… tương đối cao Hàm lượng oxy hoà tan trong nước thải thấp Nước thải các bệnh viện này xả vào hệ thống thoát nước thị xã hoặc sông, hồ, đồng, ruộng xung quanh
• Đối với các bệnh viện tuyến huyện, hàm lượng cặn lơ lửng trong nước thải ở mức trung bình, oxy hoà tan cao, hàm lượng nitơ amoni nhỏ Tuy nhiên tổng số coliform của nước thải bệnh viện này lại rất cao phần lớn các bệnh viện cấp huyện này xả thải trực tiếp ra nguồn nước mặt như sông, hồ, đồng ruộng…
Hà Nội 5/2009 10
Trang 11• Đối với các bệnh viện chuyên khoa, hàm lượng cặn lơ lửng, BOD trong nước thải không lớn lắm do lượng nước sử dụng lớn Tuy nhiên trong nước thải loại này chứa nhiều chất ô nhiễm đặc trưng và vi khuẩn gây bệnh đặc thù Phần lớn nước thải bệnh viện loại này thường xả vào hệ thống thoát nước thành phố.
- Nghiên cứu của Trần Quang Toản và cộng sự (viện y học lao động và vệ sinh Môi Trường 2003) về đánh giá ô nhiễm theo các chỉ tiêu hoá lý của các bệnh viện theo các tuyến (TW, Tỉnh, ngành), theo các khoa (hành chính, lây, xét nghiệm, dược), theo chuyên khoa (đa khoa, lao, phụ sản) được thẻ hiện trong các bảng sau [1]
Bảng 1.5 Đánh giá chỉ tiêu ô nhiễm cho từng tuyến
PT
mg/l
NT mg/l
SS mg/l
TW 6.97 4.05 99.8 163.2 2.55 16.6 18.6 Tỉnh 6.91 7.48 163.9 214.4 1.71 18.93 10.0 Ngành 7.12 4.84 139.2 179.9 1.44 18.85 46.0 TCVN
PT
mg/l
NT mg/l
SS mg/l Hành
chính
6.4 2.07 87.14 126.58 0.94 9.54 37.99
Lây 7.04 5.5 117.60 168.98 1.54 12.82 55.82 Xét nghiệm 7.04 3.32 105.41 149.25 1.103 10.12 23.46 Dược 6.55 5.95 181.83 235.05 1.56 20.74 51.48 TCVN
PT
mg/l
NT mg/l
SS mg/l
Đa khoa 6.91 5.61 147.56 201.4 1.57 17.24 37.96
Hà Nội 5/2009 11
Trang 12Lao 6.72 2.98 143.23 207.25 1.15 16.04 22.23Phụ sản 7.21 7.73 167 221.9 0.99 13.19 51.25 TCVN
• Theo chuyên khoa không có sự khác biệt đáng kể
- Nghiên cứu của Từ Hải Bằng và cộng sự (viện Y Học lao động và VSMT) về chỉ tiêu vi sinh trong nước thải bệnh viện (32 bệnh viện từ tuyến huyện đến TW, từ bắc vào nam) được thể hiện trong bảng sau [10]
Bảng 1.8 Chỉ tiêu vi sinh trong nước thải bệnh viện
CIP (mg/l) NOR (mg/l) Thanh Nhàn 7,0.10-3 15,2.10-3
Hà Nội 5/2009 12
Trang 13*: Nước thải sau xử lý.
Qua bảng trên cho thấy trong nước thải bệnh viện chưa qua xử lý có dư lượng chất kháng sinh CIP với nồng độ dao động 1,1.10-3 – 25,8.10-3 (mg/l) và NOR từ 3,4.10-3 – 15,2.10-3 (mg/l), trong đó dáng chú ý là trong nước thải sau xử lý tại bệnh viện hữu nghị thì nồng độ CIP giảm 85.66% và NOR giảm 82.14% Như vậy
xử lý nước thải bệnh viện đã làm giảm nồng độ CIP và NOR trong nước thải và các tác giả trên đã nhận xét (với trường hợp nước thải bệnh viện Hữu Nghị) với nước thải chưa qua xử lý thì vi khuẩn E-coli kháng được với CIP và NOR (với số lượng khuẩn lac/100ml lớn hơn 100.000) nhưng với nước thải sau xử lý thì E-coli trở nên nhạy cảm với CIP và NOR (với số lượng khuẩn lạc/100ml từ 2000-13000).Qua các số liệu trên cho thấy nhìn chung các thành phần ô nhiễm chủ yếu của nước thải bệnh viện bao gồm COD, BOD5, tổng N, tổng P và chỉ tiêu vi sinh
Tác động của nước thải bệnh viện đến môi trường
Từ tính chất của nước thải bệnh viện nói trên, ta thấy nước thải bệnh viện là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước và là phương tiện lan truyền các loại bệnh tật Tại các khu vực tiếp nhận nguồn nước thải, và nơi sử dụng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tiềm tàng lớn hơn nếu nước thải này không được xử lý
- Khi đi vào môi trường nước, do hàm lượng nitơ, phốt phocao, chất hữu cơ lớn làm giảm khả năng tự làm sạch của nước và dễ gây ra hiện tượng phú dưỡng
- Quá trình phân huỷ sinh học chất hữu cơ cũng làm lượng ôxy hoà tan trong nước giảm đi Đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình phân huỷ kỵ khí phát sinh mùi hôi thối
- Nguồn nước thải Bệnh viện còn là nguyên nhân làm lây lan các vi sinh vật gây bệnh ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cư dân khu vực lân cận
Hà Nội 5/2009 13
Trang 14Bảng 1.10 Một số công nghệ xử lý nước thải bệnh viện ở việt nam [1] STT Tên công nghệ
1 Xử lý cơ học
2 Xử lý cơ học phối hợp với xử lý sinh học tự nhiên
3 Xử lý sinh học hiếu khí thông dụng
4 Lọc sinh học nhiều bậc
II.1.1 Xử lý cơ học.
Nước thải sau khi đã qua bể tự hoại, được xử lý cơ học tại bể lắng và khử trùng bằng clo rồi xả ra ngoài Đây là loại hình công nghệ xử lý đơn giản được dùng phổ biến ở các bệnh viện củ của Hà Nội và các tỉnh (bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bệnh viện Nhi Hải Phòng ) chất lượng nước nhìn chung không đạt tiêu chuẩn thải
TCVN 7382-2004
Sơ đồ công nghệ được thể hiện trong hình vẽ sau:
Hình 2.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện bằng cơ học
II.1.2 Xử lý cơ học phối hợp với lọc sinh nhỏ giọt hoặc xử lý sinh học tự nhiên.
Nước thải từ bể tự hoại được xử lý cơ học trong bể lắng, xử lý sinh học trong
bể lọc sinh học nhỏ giọt sau đó khử trùng rồi xả ra hệ thống cống chung của thành phố (bệnh viện Hai Bà Trưng) Ở một số bệnh viện, nước thải sau khi qua bể tự hoại, được xử lý sơ bộ tại bể lắng rồi được bơm vào các bể hoặc ao xử lý sinh học
Hà Nội 5/2009 14 Nước thải Lắng sơ bộ Khử trùng
Thải ra nguồn
Trang 15tự nhiên trước khi thải ra bên ngoài (bệnh viện Đông Anh Hà Nội) Nguồn tiếp nhận thường là đồng ruộng
Sơ đồ công nghệ được thể hiện trên hình sau:
Hình 2.2 xử lý nước thải bệnh viện bằng lọc sinh học nhỏ giọt
Hình 2.3 xử lý nước thải bênh viện bằng hồ sinh học tự nhiên
II.1.3 Xử lý sinh học hiếu khí.
Nước thải sau khi qua bể tự hoại được xử lý sinh học trong Aeroten với bùn hoạt tính tuần hoàn và khử trùng trước khi xả ra ngoài (bệnh viện Giao thông, bệnh viện Không quân, bệnh viện Bạch Mai…)
Sơ đồ xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính truyền thống được thể hiện trên hình sau:
Nước thải Lắng sơ bộ Hồ sinh học khử trùng
Thải ra nguồn
Trang 16Hình 2.4 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện bằng bùn hoạt tính.
II.1.4 Lọc sinh học nhiều bậc có đệm vi sinh (có đệm vi sinh ).
Nước thải sau chắn rác được lắng trong có xử dụng chất keo tụ, sử lý sinh học yếm khí, thiếu khí và hiếu khí qua lớp vật liệu đệm sau đó lắng và khử trùng trước khi xả vào nguồn tiếp nhận Thiết bị hợp khối gọn, kết hợp các quá trình xử lý cơ bản bằng phương pháp sinh học với việc bổ sung chế phẩm vi sinh gia tăng quá trình khử chất bẩn hữu cơ
Sơ đồ xử lý nước thải bệnh viện bằng lọc sinh học nhiều bậc thể hiện trong hình sau:
Trang 17Hình 1.4 Sơ đồ xử lý nước thải bệnh viện bằng lọc sinh học nhiều bậc
Nguyên lý công nghệ hợp khối:
Nguyên lý hợp khối cho phép thực hiện kết hợp nhiều quá trình cơ bản xử lý nước thải đã biết trong không gian thiết bị của mỗi mo-đun để tăng hiệu quả và giảm chi phí vận hành xử lý nước thải Thiết bị xử lý hợp khối cùng một lúc thực hiện đồng thời quá trình xử lý sinh học thiếu khí và hiếu khí Việc kết hợp đa dạng này sẽ tạo mật độ màng vi sinh tối đa mà khụng gây tắc các lớp đệm, đồng thời thực hiện oxy hóa mạnh và triệt để các chất hữu cơ trong nước thải Thiết bị hợp khối còn áp dụng phương pháp lắng có lớp bản mỏng (lamen) cho phép tăng bề mặt lắng và rút ngắn thời gian lưu
Đi kèm với giải pháp công nghệ hợp khối này có các hóa chất phụ trợ gồm: chất keo tụ PACN-95 và chế phẩm vi sinh DWH-97 giúp nâng cao hiệu suất xử lý, tăng công suất thiết bị
Việc áp dụng cụng nghệ hợp khối này sẽ không những đảm bảo loại trừ các chất gây ô nhiễm xuống dưới tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường, mà còn, tiết kiệm diện tích đất xây dựng, kiểm soát các ô nhiễm thứ cấp như tiếng ồn
và mùi hôi
Hai dòng thiết bị xử lý: Với nguyên lý hoạt động trên trung tâm CTC (Trung tâm
tư vấn chuyển giao công nghệ nước sạch và môi trường) đã thiết kế 2 dòng thiết bị hợp khối điển hình là V-69 và CN-2000
- Thiết bị V-69: công nghệ này được trung tâm CTC thiết kế xây dựng từ năm
1997 tại bệnh viện V-69 thuộc Bộ tư lệnh lăng chủ tịch Hồ Chí Minh Từ đó đến
Hà Nội 5/2009 17
Trang 18nay V-69 được phát triển và hoàn thiện nhiều lần Chức năng của các thiết bị hợp khối kiểu V-69 là xử lý sinh học hiếu khí, lắng bậc 2 kiểu lamen và khử trùng nước thải Ưu điểm của thiết bị là tăng khả năng tiếp xúc của nước thải với vi sinh vật và oxy có trong nước nhờ lớp đệm vi sinh có độ rỗng cao, bề mặt riêng lớn quá trình trao đổi chất và oxy đạt hiệu quả cao.
- Thiết bị CN-2000: Trên nguyên lý của thiết bị V-69, thiết bị xử lý nước thải
CN-2000 được chế tạo theo kiểu tháp sinh học với quá trình cấp khí và không cấp khí đan xen nhau để tăng khả năng khử nitơ Mỗi modun thiết bị có công suất 150-250m3/ng.đ Thiết bị CN-2000 đã được cục bảo sở hữu chí tuệ bảo hộ sở hữu công nghiệp từ tháng 9/2003
II.2 Đánh giá hiệu quả xử lý của các công nghệ xử lý nước thải bệnh viện ở Việt Nam.
- Nghiên cứu đánh giá hiệu quả xử lý các chỉ tiêu vi sinh và hóa lý theo các nhóm công nghệ xử lý nước thải bệnh viện ở Việt Nam của Từ Hải Bằng, Nguyễn Khắc Hải và các cộng sự cho thấy [10]
II.2.1 Đối với công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt.
Bảng 2.1 Hiệu quả xử lý chỉ tiêu hóa lý
Chỉ tiêu Trước xử lý Sau xử lý Hiệu xuất (%) TCVN
Bảng 2.2 Hiệu quả xử lý vi sinh của lọc sinh học nhỏ giọt
Chỉ tiêu Trước xử lý Sau xử lý Hiệu suất(%) TCVN
(7382-2004)Tổng hiếu khí (1ml) 531490 107160 79.84 -
Cl.perfrigen (10ml) 1690 1060 37.29
-Tổng 58762220 12711590 78.36 ≤ 5000
Hà Nội 5/2009 18
Trang 19-II.2.2 Đối với hồ sinh học.
Bảng 2.3 Hiệu quả xử lý hóa lý
Chỉ tiêu Trước xử lý Sau xử lý Hiệu xuất (%) TCVN
Bảng 2.4 Hiệu quả xử lý vi sinh
Chỉ tiêu Trước xử lý Sau xử lý Hiệu suất(%) TCVN
(7382-2004)Tổng hiếu khí (1ml) 746630 27230 96.35 -
-II.2.3 Đối với công nghệ bùn hoạt tính
Bảng 2.5 Hiệu quả hóa lý
Chỉ tiêu Trước xử lý Sau xử lý Hiệu xuất (%) TCVN
Trang 20SS 29.0 11.5 60.39 ≤ 100
Bảng 2.6 Hiệu quả vi sinh
Chỉ tiêu Trước xử lý Sau xử lý Hiệu suất(%) TCVN
(7382-2004)Tổng hiếu khí (1ml) 321290 46 99.99 -
-II.2.4 Công nghệ lọc sinh học nhiều bậc.
Bảng 2.7 Hiệu quả hóa lý
Chỉ tiêu Trước xử lý Sau xử lý Hiệu xuất (%) TCVN
Bảng 2.8 Hiệu quả vi sinh
Chỉ tiêu Trước xử lý Sau xử lý Hiệu suất(%) TCVN
(7382-2004)Tổng hiếu khí (1ml) 820770 200 99.98 -
Trang 21- Nghiên cứu năm 2003 của Trần Quang Toản và cộng sự (viện Y hoc lao động và VSMT) về đánh giá hiệu quả xử lý nước thải bệnh viện của 29 bệnh viện theo các chỉ tiêu hóa lý được thể hiện trong bảng sau [1]
Bảng 2.9 Đánh giá hiệu quả theo chỉ tiêu hóa lý
Chỉ tiêu Lọc sinh học nhỏ giọt Hồ sinh học
Vào Ra Hiệu
suat
Vào Ra Hiệu suat
BOD mg/l 129.9 83.5 35.72 179.2 140.7 21.48COD mg/l 183.1 116.1 36.59 221.5 186.2 15.94
vì trong quá trình vận hành các trạm còn chưa tuân thủ các yêu cầu về chế độ công nghệ, trạm không được vận hành thường xuyên và ổn định Ngoài ra tính không đồng đều của nguồn nước củng là một nguyên nhân
II.3 Định hướng triển khai công nghệ xử lý nước thải ở Việt Nam
- Phần lớn các hệ thống xử lý nước thải bệnh viện theo công nghệ xử lý cơ học, bùn hoạt tính truyền thống không có kết hợp hiếu khí - thiếu khí đã xây dựng
Hà Nội 5/2009 21
Trang 22không đáp ứng tiêu chuẩn thải theo TCVN 7382-2004 đặc biệt về chỉ tiêu vi sinh
và nitơ Trong những năm gần đây nhóm công nghệ hợp khối đã được áp dụng thành công ở nhiều bệnh viện (bệnh viện Thanh Nhàn, Xanh Pôn…) và đảm bảo yêu cầu, tuy nhiên hệ thống cần có sự vận hành nghiêm túc, thường xuyên tăng cường kỹ năng cho đội ngũ cán bộ vận hành
- Để đảm bảo chỉ tiêu thải theo nitơ nhất thiết hệ xử lý phải có thêm hay chú trọng
xử lý thiếu khí Việc kết hợp giữa thổi khí và khuấy trộn (thiếu khí) cần được thực hiện tự động hoá Hệ xử lý này sẽ kéo theo tăng giá thành xây dựng và vận hành, mức độ tăng tuỳ thuộc vào các yếu tố điều kiện tự nhiên (nước thải, nhiệt độ, có
hồ sinh học xử lý tiếp theo hay không )
- Xây dựng mới hệ thống xử lý nước thải phải dựa trên đặc điểm của từng cơ sở trên cơ sở những tiêu chuẩn chung cần có sự vận dụng cụ thể với những hiệu chỉnh nhất định
- Việc áp dụng xử lý sinh học tự nhiên có ý nghĩa quan trọng và giảm được vốn đầu tư xử lý, đặc biệt đối với các bệnh viện tuyến tỉnh hay huyện khi có diện tích đất lớn
- Để xây dựng và vận hành tốt một hệ thống xử lý nước thải bệnh viện cần phải đào tạo đội ngũ cán bộ, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng
- Khử trùng là bước bắt buộc trong xử lý nước thải bệnh viện Việc sử dụng clo dạng NaClO hay Ca(OCl)2 là phù hợp với các cơ sở bệnh viện
Hà Nội 5/2009 22
Trang 23CHƯƠNG III:
PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI.
III.1 Cơ sở lựa chọn phương pháp xử lý nước thải.
Các yếu tố cần chú ý khi lựa chọn phương pháp xử lý nước thải
- Đặc tính của nước thải đầu vào: cần xác định cụ thể thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải, dạng tồn tại của chúng (lơ lững, dạng keo, hay dạng hòa tan), khả năng phân hủy sinh học và độ độc của các thành phần vô cơ, hữu cơ
Bảng 3.1.Đặc tính nước thải đầu vào được được thể hiện trong bảng sau:
(số liệu nước thải đầu vào tại bệnh viện Việt Đức: số 41 Phố Tràng Thi, Hà Nội)
- Mức độ yêu cầu khi xử lý : Chất lượng nước thải đầu ra phải thỏa mãn các yêu cầu cụ thể ( theo tiêu chuẩn), và chất lượng nước trong tương lai
Bảng 3.2 Mức độ xử lý nước thải theo TCVN 7382-2004
TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn
Trang 24- Đảm bảo khả năng xử lý khi bệnh viện mở rộng công suất xuất.
Phương pháp xử lý nước thải
Trên cơ sở phân tích ở trên cho thấy: đặc điểm chung của các bệnh viện là đều
có các chỉ tiêu ô nhiễm chung là ô nhiễm hữu cơ ( thể hiện qua giá trị BOD5, COD) , dư thừa dinh dưỡng ( thể hiện qua chỉ tiêu về N và P) và ô nhiễm về mặt
vệ sinh dịch tể ( thể hiện qua chỉ số Coliform)
Như vậy về mặt ô nhiễm nước thải bệnh viện có những điểm tương đồng với nước thải sinh hoạt về mặt các thông số gây ô nhiễm Qua tìm hiểu các công nghệ
đã và đang áp dụng để xử lý nước thải bệnh viện cho thấy phương pháp xử dụng chủ yếu là phương pháp sinh học ( kỹ thuật bùn hoạt tính hoặc ký thuật màng sinh học)
Lựa chọn: Phương pháp xử lý bằng tác nhân sinh học
III.2 Phân tích nguyên lý và lựa chọn sơ đồ công nghệ xử lý:
III.2.1 Đề xuất.
Hà Nội 5/2009 24
Trang 25Phương án 1:kỹ thuật bùn hoạt tính (hình vẽ):
Sàng rác
Ngăn điều hòa
Ngăn nén bùn
Bể phản ứng hiếu khí –thiếu khí
Nước chảy tràn
về bể điều hòa
Rác đưa dến khu
xử lý chất thải rắn bệnh viện
Bể lắng II
Bùn hoạt tính tuần hoànBùn đưa về
xử lý
Trang 26Phương án 2: kỹ thuật màng sinh học (hình vẽ):
Sàng rác
Ngăn điều hòa
Ngăn nén bùn
Thiết bị hợp khối (lọc sinh học)
Nước chảy tràn
về bể điều hòa
Rác đưa dến khu
xử lý chất thải rắn bệnh viện
Bể lắng lamen
Bể tiếp xúc khử trùng
Nước ra nguồn
Bùn hoạt tính tuần hoàn
Trang 27III.2.2 Phân tích lựa chọn phương án.
Phương án 1:
Ưu điểm:
- Hiệu quả xử lý ô nhiễm hưu cơ cao đồng thời xử lý được cả chỉ tiêu nitơ
- Vận hành đơn giản, chi phí ở mức trung bình
Nhược điểm:
- Tốn năng lượng do phải tuần hoàn bùn hoạt tính
- Diện tích đất xây dựng tương đối lớn
- Giá thành đầu tư ở mức cao
- Quy chế vận hành nghiêm ngặt đòi hỏi người vận hành phải có trình độ chuyên môn cao
Như vậy với mỗi phương án đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định việc lựa chọn phương án nào cần căn cứ vào đặc điểm tình hình cụ thể của từng bệnh viện (lưu lượng nước thải, chỉ tiêu gây ô nhiễm, quỷ đất, nguồn vốn đầu tư…)
Lựa chọn sơ đồ: trong khuôn khổ đồ án này em xin đề xuất mô hình thiết kế theo phương án 1 (xử lý sinh học bàng bùn hoạt tính có kết hợp thiếu khí – hiếu khí)
III.2.3 Cơ sở quá trình xử lý bằng bùn hoạt tính.
Hà Nội 5/2009 27
Trang 28xuống làm trong nước nước đã được xử lý liên tục chảy ra ngoài Lớp bùn vi sinh
ở đáy bể lắng một phần được quay trở lại ngăn hiếu khí (hay còn gọi là xục khí) để thực hiện tiếp quá trình, phần bùn dư được thải ra ngoài xử lý tiếp Quá trình này
xử lý tốt các hợp chất hữu cơ chứa cacbon đồng thời nitơ hữu cơ và nitơ amoni được oxy hoá thành NO3-
Để khử nitrat, nước hoặc bùn tuần hoàn về được đưa về ngăn phản ứng thiếu khí (anoxic) đặt trước ngăn hiếu khí Khi đó NO3- trong nước tuần hoàn sẽ phản ứng với hữu cơ có trong nước vào để thực hiện quá trình khử nitrat Như vậy nước
ra vừa giảm N-amoni lẫn N-NO3- [13]
CxHyOzN : ký hệu các chất hữu cơ trong nước thải
C5H7NO2: ký hiệu thành phần hóa học của vi khuẩn ở thời điểm hô hấp nội bào
(3) tự oxi hóa chất liệu tế bào (tự phân hủy)
Nước ra
Trang 29(2) NO2- chuyển hóa thành NO3- nhờ vi khuẩn nitrobacter
400NO2- + 195O2 + NH3 + 2H2O + 5CO2 C5H7NO2 + 400NO3
-Các phản ứng xảy ra trong quá trình thiếu khí (khử NO3- ):
Từ các phương trình trên rút ra:
Khi cần khử 1 mg NO3- thành khí N2 cần 2,7 mg CH3OH để tạo ra 0,74 mg tế bào mới và 3,57 mg kiềm tính theo CaCO3 [7]
Lượng CH3OH cần cho cả quá trình:
CH3OHcần = 2.79(NO3-) + 1.56(NO2-) + 0.95DO
Bởi vì 1,5 mg COD tương đương với 1 mg CH3OH nên lượng COD cần là:
CODcần = 4.05(NO3-) + 2.34(NO2-) + 1,43DO
III.2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý hiếu khí - thiếu khí.
III.2.3.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý hiếu khí.
Có rất nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình xử lý sinh học hiếu khí như: nhiệt độ, pH, DO, dinh dưỡng, các chất độc
1) Ảnh hưởng của nhiệt độ:
Sự phụ thuộc của quá trình xử lý sinh học vào nhiệt độ được đặc trưng bằng tốc độ tăng trưởng
Trang 30T: nhiệt độ (0C)
- Khi nhiệt độ tăng thì µmaxtăng dẫn đến tốc độ tăng trưởng tăng.
- Khi tăng nhiệt độ quá ngưỡng cho phép (ngưỡng chịu đựng của vi sinh vật)
gây ức chế quá trình trao đổi chất (là các phản ứng mem trong tế bào vi sinh vật) dẫn đến tốc độ tăng trưởng giảm
- Khi tăng nhiệt độ thì DO giảm dẫn đến hiệu quả xử lý sinh học hiếu khí giảm
- Thông thường trong các hệ thống xử lý sinh học t0 = 10 – 350C
2) Ảnh hưởng của pH
pH trong các hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học thường là :5-9 và tối ưu trong khoảng 6,5-8,5 Nếu pH nằm ngoài [5-9] thì cần phải điều chỉnh pH trong hệ thống
3) Ảnh hưởng của oxy hoà tan
Để thực hiện quá trình oxy hóa, vi sinh vật cần oxy dưới dạng oxy hòa tan Trong các hệ thống xử lý hiếu khí, oxy được cấp liên tục để đáp ứng nhu cầu oxy cho quá trình oxy hóa
Thiếu oxy hòa tan cũng là một trong những nguyên nhân làm phồng bùn do vi khuẩn dạng sợi phát triển Việc cấp oxy còn có tác dụng tạo ra độ đồng nhất trong thiết bị, làm rã các khối bông lớn, giảm các điểm chết trong thiết bị, năng cao hiệu quả làm sạch và rút ngắn thời gian lưu của nước trong hệ thống xử lý Để đảm bào tốc độ oxy hóa, độ oxy hòa tan cần đạt từ 2-4mg/l khi DO quá lớn thì hiệu quả xử
lý không tăng hơn nhiều nhưng chi phí cấp năng lượng lớn
4) Ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng
Vi sinh vật tiêu thụ các chất hữu cơ để sống và hoạt động đòi hỏi một lượng chất dinh dưỡng Nitơ và photpho để phát triển, tỷ lệ này thường trong khoảng BOD5 : N : P = 100:5:1 Ngoài ra cần một lượng nhỏ các nguyên tố khoáng như
Ca, Mg, Fe…Các chất khoáng này thường có đủ trong nước thải
5) Ảnh hưởng của các chất độc
Trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học thì các vi sinh vật rất nhạy cảm với các chất độc như:
- Các kim loại nặng và muối của chúng: As, Hg, Cu…
- Các hợp chất hữu cơ độc như: phenol, hợp chất chất của phenol, các chất oxy hoá mạnh như clo và hợp chất của clo
III.3 Lựa chọn các hạng mục và thuyết minh sơ đồ công nghệ.
Hà Nội 5/2009 30
Trang 31- Bể thu gom nước thải:
Mục đích: tập trung nước thải từ các nguồn thải của bệnh viện về khu xử lý
Trong bể thu gom lắp đặt máy đánh cặn nhằm đánh tan phân cặn từ các bể phốt Tại bể này nước thải được định kì thêm chế phẩm vi sinh DW-97 giúp quá trình phân huỷ các chất bẩn tốt hơn
- sàng rác: tùy thuộc vào kích thước các vật có thể chọn sàng rác phù hợp nhằm giữ lại các vật cứng , giấy bìa gây cản trở các thiết bị trong công trình
- Bể điều hòa:
Mục đích: ổn định dòng và lưu lượng để quá trình xử lý sinh học tiếp theo có hiệu quả Dưới đáy bể đặt máy sục khí giúp các hạt vật chất ở trạng thái lơ lửng, tránh hiện tượng phân tán cục bộ ở đáy bể Tại bể điều hòa có lắp thiết bị đo pH nhằm kiểm tra sự ổn định của pH trước khi đưa vào xử lý sinh học
Nước thải từ bể điều hòa được bơm chìm đặt trong bể bơm sang bể phản ứng sinh học
chọn loại bể;
Các loại bể điều hòa:
- Bể điều hòa hoạt động gián đoạn: đây là bể hoạt động theo chu kỳ lặp đi lặp lại Khi một bể tích lũy thì bể kia xả nước và ngược lại Ưu điểm của những bể này là đảm bảo điều hòa hoàn toàn, song phải xây dựng ít nhất 2 bể, tức là giá thành xây dựng và quản lý sẽ đắt
- Bể điều hòa hoạt động liên tục: theo nguyên tắc chuyển động của nước lại chia ra
bể điều hòa hoạt động theo nguyên tắc đẩy (chế độ chảy tầng) và bể điều hòa theo nguyên tắc xáo trộn (chế độ chảy rối) Các thành phần nước thải được xáo trộn
Hà Nội 5/2009 31
Trang 32bằng các thiết bị như máy khuấy, máy nén khí hoặc xáo trộn bằng các biện pháp
tự nhiên do chênh lệch nhiệt độ, tỷ trọng nước…
Một đặc trưng của nước thải bệnh viện là hàm lượng BOD khá cao nên thường
có mùi khó chịu do những khí sinh ra trong quá trình phân hủy của chất hữu cơ Trong bể điều hòa có lắp đặt hệ thống sục khí, ngoài nhiệm vụ khuấy trộn làm đồng đều nồng độ của các chất ô nhiễm còn có tác dụng khử bớt mùi nước thải.Lựa chọn: Bể điều hòa hoạt động liên tục có hệ thống sục khí
- Bể phản ứng sinh học với 2 ngăn thiếu khí và yếm khí:
Mục đích: đây là bể thực hiện nhiệm vụ chính trong việc loại bỏ các chất bẩn BOD, NO3-, NH4+ nhằm đưa nước đầu ra đạt tiêu chuẩn TCVN 7382 mức II
Ngăn hiếu khí: lắp đặt hệ thống cấp khí là các ống dẫn đục lỗ nhằm đảo trộn dung
dịch bùn lỏng và cung cung cấp oxi cho phản ứng sinh hóa
Ngăn thiếu khí: Ngăn này đặt trước ngăn hiếu khí với nhiệm vụ khử bớt một lượng
NO3- trong điều kiện không cần cấp thêm oxy mà chỉ thực hiện khuấy trộn bùn hoạt tính
- Bể lắng II:
Mục đích: lắng bùn sau quá trình xử lý sinh học Một phần bùn đước bơm tuần hoàn trở lại bể phản ứng để duy trì nồng độ bùn hoạt tính trong bể phản ứng sinh học
Lựa chọn bể lắng: chọn loại bể lắng đứng có tiết diện hình tròn nhằm giảm diện tích thi công so với bể lắng ngang
- Bể tiếp xúc khử trùng:
Mục đích: đây là công đoạn xử lý các mầm bệnh nguy hiểm có trong nước thải để đảm bảo vệ sinh dịch tể cho nguồn tiếp nhận Hóa chất dùng khử trùng thường dùng trong xử lý nước thải bệnh viện là dung dịch javen hoặc dung dịch cloruavoi
do tính chất diệt khuẩn mạnh của tác nhân ClO-
Lựa chọn hoá chất khử trùng:
Nước thải bệnh viện là loại nước thải chứa nhiều mầm bệnh có khả năng lây lan nếu không được xử lý Khâu khử trùng nước thải là một trong những khâu rất quan trọng nhằm xử lý chỉ tiêu vi sinh đạt tiêu chuẩn thải trước khi thải ra môi trường có nhiều phương pháp khử trùng phổ biến hiện nay như:
Hà Nội 5/2009 32
Trang 33- Khử trùng bằng clo và các hợp chất của clo (nước javen, clorua vôi)
III.3.3 Thuyết minh dây chuyền công nghệ:
Nước thải từ các đường ống thu gom được dẫn về bể thu gom chung Tại đây nước thải được bổ sung chế phẩm vi sinh DW- 97 nhằm phân hủy các hợp chất hữu cơ nhanh hơn giúp cho các quá trình xử lý tiếp theo được hiệu quả
Từ bể thu gom nước được chảy tràn sang bể điều hòa, giữa bể thu gom và bể điều hòa có lắp đặt sàng rác nhằm loại bỏ các vật có kích thước lớn ảnh hưởng đến các thiết bị và các công trình xử lý phía sau
Tại bể điều hòa nước thải được làm cân bằng dòng và nồng độ để đảm bào nước thải đi vào các bể sinh học luôn ổn định Để duy trì các hạt vật chất luôn ở trạng thái lơ lửng ở dưới đáy bể ta đặt hệ thống sục khí đục lỗ
Từ bể điều hòa nước thải được bơm về bể phản ứng AO Bể được chia thành 2 ngăn, đầu tiên nước qua ngăn thiếu khí để loại bỏ NO3- sau đó là ngăn hiếu khí để khử BOD và chuyển NH4 thành NO3- Nước sau khi qua ngăn hiếu khí được sang
bể lắng thứ cấp để tách bùn hoạt tính Một phần bùn hoạt tính được bơm tuần hoàn trở lại bể phản ứng AO để duy trì nồng độ sinh khối trong bể phản ứng Phần bùn còn lại được bơm bùn đưa về bể phân huỷ bùn Tại dây dưới tác dụng của quá trình lên men yếm khí (có bổ sung chế phẩm vi sinh DWH-97) phần lớn cặn sẽ được khoáng hóa cùng với sự tạo thành số sản phẩm khí như CH4, NH3, H2S…phần nước sau bể lắng được đưa sang bể tiếp xúc khử trùng với hóa chất khử trùng
là dung dịch javen (NaClO) hoặc clorua vôi (Ca(ClO)2) Sau công đoạn khử trùng nước được xả ra nguồn tiếp nhận
Hà Nội 5/2009 33