1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MAPINFO XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2007 PHƯỜNG TÂN SƠN NHÌ QUẬN TÂN PHÚ TP.HỒ CHÍ MINH.

72 328 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tài liệu quan trọng không thể thiếu trong công tác quản lý đất đai, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, nhằm cơ sở cho công tác hoạch định chính sách và làm

Trang 1

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MAPINFO XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2007 PHƯỜNG TÂN SƠN NHÌ - QUẬN TÂN PHÚ -

TP.HỒ CHÍ MINH

SVTH MSSV LỚP KHÓA NGÀNH

:: : :::

CAO DIỆU ANH

04124001 DH04QL

2004 – 2008 Quản Lý Đất Đai

- TP Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2008 -

Trang 2

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH

CAO DIỆU ANH

“ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MAPINFO XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2007 PHƯỜNG TÂN SƠN NHÌ - QUẬN TÂN PHÚ

Trang 3

-Trang i

LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình học tập và nghiên cứu tại trường, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Quý Thầy Cô Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu giúp em đạt được những thành công như ngày hôm nay

Đặc biệt em chân thành biết ơn Ban chủ nhiệm Khoa, Quý Thầy Cô Khoa Quản Lý Đất đai & Bất động sản Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM; đặc biệt nhất là Cô Nguyễn Ngọc Thy, người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành luận văn này với cả tinh thần, trách nhiệm và lòng nhiệt thành

Xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị, cán bộ công nhân viên Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận Tân Phú đã giúp đỡ, hổ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong việc thu thập tài liệu, dữ liệu có liên quan cũng như kinh nghiệm thực tế

Và trên tất cả, con xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình Cảm ơn ba má và gia đình đã luôn bênh cạnh hổ trợ và động viên con, cho con niềm tin và kinh nghiệm trong cuộc sống

Sau cùng, xin cảm ơn các anh chị khóa trước và cảm ơn tất cả bạn bè và tập thể lớp Quản lý đất đai K30 đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập cũng như trong khi thực hiện luận văn này

Đại học Nông lâm TP.HCM, ngày 15 tháng 8 năm 2008

Sinh viên Cao Diệu Anh

Trang 4

Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Ngọc Thy, Bộ môn Công Nghệ Địa Chính, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tài liệu quan trọng không thể thiếu trong công tác quản lý đất đai, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, nhằm cơ sở cho công tác hoạch định chính sách và làm căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai Vì vậy việc

áp dụng công nghệ thông tin trong xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất mang lại rất nhiều thuận lợi, có hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo độ chính xác cao, nhưng lại không mất nhiều thời gian

Thành lập bản đồ HTSDĐ để giúp UBND Phường Tân Sơn Nhì – Quận Tân Phú thống kê lại toàn bộ quỹ đất đã giao và chưa giao sử dụng theo định kỳ hàng năm; giúp UBND nắm chắc tình hình sử dụng đất của địa phương mình, đánh giá được thực trạng

sử dụng đất và tình hình biến động đất đai phục vụ cho việc phân bổ đất đai một cách hợp lý, tạo cơ sở để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đồng thời đảm bảo cho các yếu tố nội dung bản đồ phù hợp với hiện trạng sử dụng đất

Đề tài nghiên cứu đã cập nhật, chỉnh lý biến động cho các thửa đất vào hệ thống bản đồ địa chính, xây dựng thành công bản đồ HTSDĐ Phường Tân Sơn Nhì với tỷ lệ 1: 1.000; và các số liệu thuộc tính được đưa vào các biểu mẫu thống kê 02, 03, 08 09-TKĐĐ theo thông tư 08/2007/TT-BTNMT Với diện tích đất phi nông nghiệp là 112,73 ha, chiếm 100% diện tích toàn Phường, trong đó chiếm tỷ lệ lớn là đất ở đô thị với 69,24% Hiện nay trên địa bàn phường không còn đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng, do tốc độ phát triển kinh tế, xã hội của Phường nên các loại đất đều được đưa vào khai thác sử dụng một cách có hiệu quả

Trang 5

Trang iii

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng I.1: Tỷ lệ bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Bảng II.1: Một số yếu tố khí hậu trong năm

Bảng II.2: Cơ cấu kinh tế năm 2007

Bảng II.3: Thống kê dân số trung bình năm 2005 – 2007

Bảng II.4: Số trường, lớp phường Tân Sơn Nhì

Bảng II.5: Diện tích đất theo mục đích sử dụng đất năm 2007

Bảng II.6: Hiện trạng nhà ở

Bảng II.7: Diện tích đất chuyên dùng năm 2007

Bảng II.8: Hiện trạng các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Bảng II.9: Diện tích đất có mục đích công cộng năm 2007

Bảng II.10: Hiện trạng một số tuyến đường chính tại phường Tân Sơn Nhì

Bảng II.11: Đất cơ sở giáo dục – đào tạo năm 2007

Bảng II.12: Cơ cấu sử dụng đất theo đối tượng sử dụng và quản lý đất

Bảng II.13: Biến động đất đai giai đoạn 2005 – 2007

Bảng II.14 : Bảng chú thích thanh công cụ Main

Bảng II.15: Bảng chú thích thanh công cụ Drawing

Bảng II.16: Cấu trúc dữ liệu thuộc tính bản đồ

Bảng II.17: Bảng dữ liệu thuộc tính Excel để cập nhật vào bản đồ

Bảng II.18: Bảng thuộc tính biến động sử dụng đất

Bảng II.19: Khác nhau giữa hệ thống mã loại đất cũ và mã loại đất mới

Bảng II.20: Quy định màu loại đất trên bản đồ HTSDĐ

Bảng II.21: Ranh giới các khu vực trên bản đồ

Bảng II.22: Ký hiệu các đối tượng kinh tế, văn hóa, xã hội

Bảng II.23: So sánh diện tích theo thống kê và bản đồ

Bảng II.24: So sánh ứng dụng của phần mềm MapInfo và MicroStation

Trang 6

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình II.1: Biểu tượng của phần mềm MapInfo

Hình II.2: Giao diện làm việc của phần mềm MapInfo

Hình II.3: Chọn lệnh Universal Translator trên thanh menu

Hình II.4: Chọn các thông tin trong hộp thoại Universal Translator

Hình II.5: Kết quả bản đồ sau khi được xuất sang MapInfo

Hình II.6: Chọn tất cả các đối tượng trên bản đồ bằng lệnh Select

Hình II.7: Các thửa đất được tạo vùng

Hình II.8: Cấu trúc lớp dữ liệu không gian

Hình II.9: Bảng thiết kế cơ sở thuộc tính cho bản đồ

Hình II.10: Chế độ hiển thị của các lớp file bản đồ

Hình II.11: Cập nhật thông tin cho các thửa đất

Hình II.12: Update trường KHOA cho bản đồ

Hình II.13: Update thuộc tính diện tích vào bản đồ

Hình II.14: Hộp thoại Create Thematic Map – Bước 1

Hình II.15: Hộp thoại Create Thematic Map – Bước 2

Hình II.16: Hộp thoại Create Thematic MapInfo – Bước 3

Hình II.17: Chọn thang màu cho từng loại đất

Hình II.18: Chọn thông số màu cho loại đất chợ

Hình II.19: Màu của các thửa đất theo hiện trạng

Hình II.20: Hộp thoại tạo bảng mới

Hình II.21: Lớp giao thông và thủy văn của bản đồ

Hình II.22: Đặt chế độ biên tập cho lớp khung của bản đồ

Hình II.23: Chọn thông tin khung bản đồ

Hình II.24: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2007

Hình II.25: Hộp thoại Export Table

Trang 7

Trang v

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1: Quy trình thành lập bản đồ HTSDĐ cấp xã bằng phương pháp sử dụng bản đồ địa chính

Sơ đồ 2: Quy trình xây dựng bản đồ HTSDĐ trên nền bản đồ số địa chính bằng Mapinfo

Biểu đồ 1: Cơ cấu đất phi nông nghiệp

Biểu đồ 2: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất theo đối tượng sử dụng và quản lý đất

Trang 8

MỤC LỤC

Trang

LỜI CÁM ƠN i

TÓM TẮT ii

DANH SÁCH CÁC BẢNG iii

DANH SÁCH CÁC HÌNH iv

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ v

ĐẶT VẤN ĐỀ 01

PHẦN I: TỔNG QUAN 03

I.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 03

I.1.1 Cơ sở khoa học 03

I.1.2 Cơ sở pháp lý 06

I.1.3 Cơ sở thực tiễn 07

I.2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 07

I.2.1 Nội dung nghiên cứu 07

I.2.2 Phương pháp nghiên cứu 08

I.2.3 Quy trình thực hiện 09

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 10

II.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI PHƯỜNG TÂN SƠN NHÌ, QUẬN TÂN PHÚ, TP HCM 10

II.1.1 Điều kiện tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên 10

II.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 11

II.2 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI Ở ĐỊA PHƯƠNG 14

II.2.1 Địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính 14

II.2.2 Công tác đo đạc và thành lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất 14

II.2.3 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 15

Trang 9

Trang vii

II.2.4 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất 15

II.2.5 Thống kê, kiểm kê đất đai 15

II.2.6 Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai 15

II.3 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN 16

II.3.1 Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất 16

II.3.2 Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng đất 21

II.4 ĐÁNH GIÁ NGUỒN CƠ SỞ DỮ LIỆU HIỆN CÓ TRÊN ĐỊA BÀN ĐỂ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HTSDĐ 23

II.5 XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT 24

II.5.1 Quy trình thành lập bản đồ HTSDĐ cấp xã bằng phần mềm MapInfo 24

II.5.2 Khái quát phần mềm biên tập xây dựng bản đồ HTSDĐ 25

II.5.3 Chuyển đổi dữ liệu bản đồ nền địa chính 29

II.5.4 Thiết kế cơ sở dữ liệu không gian địa lý 32

II.5.5 Tô màu cho bản đồ HTSDĐ 39

II.5.6 Biên tập giao thông và các đường ranh giới hành chính cho bản đồ HTSDĐ 43

II.5.7 Chèn Text cho bản đồ 45

II.5.8 Khung bản đồ 47

II.5.9 Xuất dữ liệu qua Excel 48

II.6 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HTSDĐ 46

II.7 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA MAPINFO TRONG XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT 51

II.7.1 Ưu điểm 51

II.7.2 Nhược điểm 52

II.7.3 Đánh giá khả năng ứng dụng của phần mềm MapInfo và MicroStation 52

PHẦN III: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 54

III.1 KẾT LUẬN 54

III.2 KIẾN NGHỊ 55

Trang 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 11

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

 Tính cấp thiết của đề tài:

Hầu hết sự gia tăng dân số của các quốc gia xảy ra và sẽ tiếp tục diễn ra trong sự phát triển của thế giới Trong khi Việt Nam có diện tích đất đai bình quân trên đầu người vào loại rất thấp so với các quốc gia khác Sự kết hợp giữa sức ép dân số gia tăng và nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao trong khi đất đai lại có hạn; cho nên việc quản lý và sử dụng đất đai tiết kiệm, hiệu quả và bền vững phù hợp với chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội của đất nước là đòi hỏi khách quan và cấp bách Do đó, để đánh giá được tình hình sử dụng đất cũng như đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước

về đất đai, cần phải thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng

sử dụng đất (HTSDĐ), nhằm cơ sở cho công tác hoạch định chính sách và làm căn cứ

để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, đặc biệt là trong lĩnh vực máy tính và các phần mềm đồ họa đã đóng vai trò như một công cụ hổ trợ hiệu quả trong công tác quản lý đất đai như: công tác thành lập bản đồ, mô hình hóa không gian, phân tích dữ liệu…

Bản đồ HTSDĐ là tài liệu quan trọng không thể thiếu trong công tác quản lý đất đai, đánh giá HTSDĐ, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai Vì vậy việc áp dụng công nghệ thông tin trong xây dựng bản đồ HTSDĐ mang lại rất nhiều thuận lợi, có hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo độ chính xác cao, nhưng lại không mất nhiều thời gian Phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú là một Phường có sự biến động đất đai lớn,

có nhiều khó khăn trong việc quản lý và sử dụng đất Để giúp UBND thống kê lại toàn

bộ quỹ đất đã giao và chưa giao sử dụng theo định kỳ hàng năm; đánh giá được thực trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai, cần phải thành lập bản đồ HTSDĐ Phường Tân Sơn Nhì để phục vụ yêu cầu cấp bách của công tác quản lý đất đai là việc phân bổ đất đai một cách hợp lý, làm cơ sở để thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất

Từ những nhu cầu trên, được sự phân công của Khoa Quản lý đất đai và Bất động

sản, Trường Đại Học Nông Lâm, TP.Hồ Chí Minh chúng tôi thực hiện đề tài: “Ứng

dụng phần mềm MapInfo xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2007 Phường Tân Sơn Nhì – Quận Tân Phú – TP.Hồ Chí Minh”

Trang 12

 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

Thống kê lại toàn bộ quỹ đất đang sử dụng và quỹ đất chưa sử dụng theo định kỳ hàng năm; giúp UBND nắm chắc tình hình sử dụng đất của địa phương mình, đánh giá được thực trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai

Thành lập bản đồ HTSDĐ Phường Tân Sơn Nhì phục vụ cho việc phân bổ đất đai một cách hợp lý, tạo cơ sở để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Nhằm đảm bảo cho các yếu tố nội dung bản đồ phù hợp với HTSDĐ

 Đối tượng nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu là các loại hình sử dụng đất, đối tượng quản lý và các đối tượng sử dụng đất trên địa bàn Phường

- Cơ sở dữ liệu và các loại bản đồ của Phường

- Các đối tượng Tự nhiên - Kinh tế - Xã hội

 Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài ứng dụng phần mềm MapInfo thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm

2007, Phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh

Trang 13

Trang 3

PHẦN I: TỔNG QUAN

I.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

I.1.1 Cơ sở khoa học

1 Các khái niệm

a Loại hình sử dụng đất:

Loại hình sử dụng đất là loại hình đặc biệt của sử dụng đất được mô tả và phân loại một cách chi tiết Có phân loại theo thời gian sinh trưởng của cây trồng, phân loại theo nhóm sản phẩm, phân loại chi tiết theo cây trồng và mùa vụ

b Biến động đất đai:

Biến động đất đai là sự thay đổi thông tin không gian và thuộc tính của thửa đất trong quá trình sử dụng đất gồm thay đổi hình dạng và kích thước thửa đất, người sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ người sử dụng đất

c Thống kê đất đai:

Thống kê đất đai là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính về HTSDĐ tại thời điểm thống kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần thống kê

2 Khái quát về bản đồ hiện trạng sử dụng đất

a Khái niệm bản đồ hiện trạng sử dụng đất:

Khái niệm bản đồ HTSDĐ được nêu tại Mục 17, Điều 4, Chương I Luật đất đai

năm 2003: “Bản đồ HTSDĐ là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời

điểm xác định, được lập theo đơn vị hành chính.”

Khái niệm trên còn được cụ thể hoá trong Thông tư 08/2007/TT-BTNMT về việc

thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ HTSDĐ như sau: “Bản đồ

HTSDĐ là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất theo quy định về chỉ tiêu kiểm kê theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê đất đai và được lập theo đơn vị hành chính các cấp, vùng địa lý tự nhiên – kinh tế và cả nước.”

Bản đồ HTSDĐ dạng số là bản đồ được số hoá từ các bản đồ HTSDĐ đã có hoặc được thành lập bằng công nghệ số

Trang 14

Bản đồ HTSDĐ cấp xã được thành lập bằng một trong các phương pháp sau:

+ Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính (BĐĐC) hoặc BĐĐC cơ sở;

+ Phương pháp sử dụng ảnh chụp từ máy bay, hoặc vệ tinh có độ phân giải cao

đã được nắn chỉnh thành sản phẩm ảnh trực giao;

+ Phương pháp hiện chỉnh bản đồ HTSDĐ chu kỳ trước

d Cơ sở toán học của bản đồ thành lập bản đồ HTSDĐ:

- Bản đồ nền phải được thành lập theo quy định tại Quyết định số TTg ngày 12/7/2000 của Thủ tướng Chính phủ về sử dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia Việt Nam - 2000

83/2000/QĐ E83/2000/QĐ líp83/2000/QĐ xô83/2000/QĐ ít quy chiếu WSG83/2000/QĐ 84 với kích thước:

+ Bán trục lớn: 6.378.137 m;

+ Độ dẹp: 1/298, 257223563

- Lưới chiếu bản đồ: Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu

3o có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9999 để thành lập các bản đồ nền có tỷ lệ từ 1/10.000 đến 1/1.000

- Kinh tuyến trục của TP Hồ Chí Minh là 1050 45’

- Tỷ lệ bản đồ HTSDĐ:

+ Bản đồ HTSDĐ phải được thành lập trên bản đồ nền có cùng tỷ lệ

+ Tỷ lệ của bản đồ nền được lựa chọn dựa vào kích thước, diện tích, hình dạng của đơn vị hành chính; đặc điểm, kích thước của các yếu tố nội dung HTSDĐ phải biểu thị trên bản đồ HTSDĐ Tỷ lệ của bản đồ nền cũng là tỷ lệ của bản

đồ HTSDĐ quy định trong Bảng I.1

Trang 15

Cấp xã

1: 10.000 Trên 3.000 1: 5.000 Dưới 3.000 1: 10.000 Từ 3.000 đến 12.000

Cấp huyện

1: 25.000 Trên 12.000 1: 25.000 Dưới 100.000 1: 50.000 Từ 100.000 đến 350.000

và các yếu tố nội dung HTSDĐ

 Các yếu tố nội dung cơ sở địa lý trên bản đồ nền

+ Lưới kilômét hoặc lưới kinh, vĩ tuyến

+ Dáng đất

+ Thuỷ hệ

+ Đường bờ sông, hồ, đường bờ biển

+ Hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ và các công trình giao thông có liên quan

+ Đường biên giới, địa giới hành chính các cấp

Trang 16

+ Các yếu tố nội dung khác như: các điểm địa vật độc lập quan trọng có tính định hướng và các công trình kinh tế, văn hóa - xã hội

+ Ghi chú địa danh, tên các đơn vị hành chính giáp ranh và các ghi chú cần thiết khác

 Các yếu tố nội dung HTSDĐ

+ Các khoanh đất biểu thị mục đích sử dụng đất chính theo hiện trạng sử dụng

+ Biểu đồ cơ cấu diện tích các loại đất theo mục đích hiện trạng đang sử dụng + Bảng chú dẫn giải thích đầy đủ tất cả các ký hiệu sử dụng để thể hiện nội dung bản đồ

- Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT ngày 17/12/2007 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc ban hành Quy định thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

- Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17/12/2007 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc ban hành Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

- Quyết định 198/QĐ-UBND ngày 15/11/2006 của UBND Quận Tân Phú về phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch quy hoạch chi tiết Phường Tân Sơn Nhì - Quận Tân Phú

Trang 17

Trang 7

I.1.3 Cơ sở thực tiễn

- Thống kê đất đai nhằm phục vụ cho mục tiêu quản lý Nhà nước đối với đất đai

- Cung cấp những thông tin chính xác về đất đai phục vụ cho việc quản lý và sử dụng đất hiệu quả nhất, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các ngành Kinh tế - Văn hoá

- Xã hội và An ninh - Quốc phòng trên địa bàn Phường

- Xây dựng bản đồ HTSDĐ là công tác rất quan trọng trong việc quản lý đất đai, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai Nên việc ứng dụng công nghệ tin học để xây dựng bản đồ HTSDĐ sẽ rất nhanh, độ chính xác cao, và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với công nghệ truyền thống

- Với sản phẩm làm ra sẽ có thờigian sử dụng cao hơn và việc sửa chữa hệ thống

cơ sở dữ liệu và bản đồ dễ dàng, nhanh chóng khi có biến động xảy ra

I.2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

I.2.1 Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện Tự nhiên - Kinh tế - Xã hội Phường Tân Sơn Nhì - Quận Tân Phú - TP.HCM

- Khái quát tình hình quản lý Nhà nước về đất đai và HTSDĐ trên địa bàn Phường

- Đánh giá nguồn cơ sở dữ liệu hiện có trên địa bàn để thành lập bản đồ HTSDĐ:

+ Nguồn cơ sở dữ liệu ban đầu và hệ thống BĐĐC

+ Kết quả thống kê đất đai của Phường bao gồm các biểu thống kê số liệu đất đai và bảng báo cáo kết quả thống kê đất đai

- Xây dựng quy trình thành lập bản đồ HTSDĐ trên cơ sở ứng dụng phần mềm MapInfo

- Đánh giá HTSDĐ qua kết quả xây dựng bản đồ HTSDĐ và số liệu thống kê

- Đánh giá về hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ tin học thành lập bản đồ HTSDĐ

Trang 18

I.2.2 Phương pháp nghiên cứu

1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu, bản đồ:

Điều tra thu thập tất cả các số liệu biến động đất đai, số liệu thống kê qua các năm, các tài liệu bản đồ liên quan để thành lập bản đồ HTSDĐ Ngoài ra còn thu thập các văn bản pháp lý về đất đai của Chính phủ, của Bộ và các ban ngành có liên quan

2 Phương pháp thống kê:

Thống kê các thông tin về dữ liệu thuộc tính của thửa đất để cập nhật vào bản đồ

Từ các số liệu, tài liệu, bản đồ thu thập được tiến hành thống kê các số liệu theo bảng biểu và biểu đồ

3 Phương pháp bản đồ:

Là phương pháp thành lập và biên tập bản đồ HTSDĐ theo đúng quy phạm và ký hiệu của bản đồ HTSDĐ Các yếu tố nội dung của bản đồ hiện trạng được thể hiện theo đúng cơ sở toán học của bản đồ, đúng theo các chuẩn quy định về hệ quy chiếu, khuôn dạng dữ liệu, về tổ chức và phân lớp thông tin các đối tượng

4 Phương pháp ứng dụng GIS:

Ứng dụng một số phần mềm tin học để biên tập, thành lập bản đồ HTSDĐ và lập

cơ sở dữ liệu thuộc tính cho các thửa đất của Phường Tân Sơn Nhì

5 Phương pháp chuyên gia:

Trong quá trình thực hiện đề tài đã tham khảo ý kiến các nhà chuyên môn và cán

bộ trong Phòng TN-MT Quận Tân Phú giúp cho công tác biên tập, xử lý và cập nhật

số liệu mang tính khoa học, khách quan

Trang 19

Trang 9

I.2.3 Quy trình thực hiện

Sơ đồ 1: Quy trình thành lập bản đồ HTSDĐ cấp xã bằng phương

Lập kế hoạch chi tiết

Vạch tuyến khảo sát thực địa

Điều tra, đối soát, chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở địa lý

Điều tra, khoanh vẽ, chỉnh lý các yếu tố nội dung HTSDĐ

Đóng gói, giao nộp sản phẩmKiểm tra, nghiệm thu

Trang 20

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

II.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ, XÃ HỘI PHƯỜNG TÂN SƠN NHÌ, QUẬN TÂN PHÚ, TP.HCM

II.1.1 Điều kiện tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên

1 Vị trí địa lý

Phường Tân Sơn Nhì là một

trong 11 Phường của Quận Tân Phú,

với tổng diện tích tự nhiên là 112,73

ha, chiếm 7,02% tổng diện tích tự

nhiên của toàn Quận Ranh giới được

giới hạn bởi:

 Đông giáp Quận Tân Bình

theo đường Âu Cơ

 Tây giáp Phường Tân Quý

theo đường Cầu Xéo

 Nam giáp Phường Tân Quý và

Phường Tân Thành theo đường

Trương Vĩnh Ký, Trần Hưng Đạo,

Gò Dầu

 Bắc giáp Phường Sơn Kỳ và

Phường Tây Thạnh theo đường

Tân Kỳ Tân Quý

2 Địa hình

Địa hình tương đối bằng phẳng, hướng đổ dốc từ khu vực giao lộ Âu Cơ - Trường Chinh về hai phía Tây Bắc và Tây Nam Độ dốc trung bình là 0,1%

3 Khí hậu - thủy văn

Nằm trong khu vực khí hậu Thành phố Hồ Chí Minh: nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, mang tính chất chung là nóng, ẩm với nhiệt độ cao và mưa nhiều Thời tiết chia làm hai mùa: mùa mưa và mùa khô

Trang 21

Trang 11

Bảng II.1: Một số yếu tố khí hậu trong năm

Các yếu tố Trị số trung bình cả năm

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007, Quận Tân Phú)

Trên địa bàn Phường không có hệ thống sông, suối, ao, hồ …

4 Thực trạng môi trường

Trong những năm qua, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đã tác động mạnh

mẽ đến môi trường của Phường, gây ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước ở các mức độ khác nhau Ngoài những nguyên nhân khách quan (như vị trí địa lý, điều kiện

tự nhiên), nguyên nhân chủ quan là do sự gia tăng của các hoạt động kinh tế-xã hội, thiếu quy hoạch không gian lãnh thổ và công nghệ, thiết bị lạc hậu, chưa đủ điều kiện

và thiếu đồng bộ của các hệ thống xử lý chất thải Điều này đã tác động rất lớn đến môi trường trên địa bàn Phường

II.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

1 Lĩnh vực kinh tế

Trong 2 năm qua (2005 - 2007) Phường Tân Sơn Nhì có nhiều chuyển biến tốt, mức độ đô thị hóa nhanh Với phương châm đổi mới phát triển kinh tế nhiều thành phần, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng “Sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp – Thương mại - Dịch vụ” Phường đã tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, trong đó ưu tiên ngành nghề không gây ô nhiễm môi trường và giải quyết việc làm cho lao động trong Phường Hổ trợ cho các hộ tiểu thủ công nghiệp

đẩy mạnh sản xuất kinh doanh

Bảng II.2: Cơ cấu kinh tế năm 2007

Đơn vị tính : Tỷ đồng

Ngành kinh tế Giá trị sản xuất Cơ cấu (%)

(Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội Phường Tân Sơn Nhì năm 2007)

Trang 22

Giá trị sản xuất CN-TTCN thực hiện trong năm đạt 98,81 tỷ đồng, đạt 123% chỉ tiêu Quận giao (giảm 1,23% so với cùng kỳ năm 2006), chiếm tỷ trọng 63,27% cơ cấu kinh tế Phường Tổng số cơ sở hiện có là 220 cơ sở

Kết quả điều tra trên địa bàn Phường có 1.453 hộ cá thể sản xuất kinh doanh thương mại - dịch vụ Trong đó: hộ sản xuất công nghiệp: 238 hộ, hộ thương mại - dịch vụ: 1.215 hộ

Phường Tân Sơn Nhì luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư Các ngành nghề Tiểu thủ công nghiệp như may gia công, cơ khí, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất,… đều phát triển

2 Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật

 Giao thông:

Hệ thống đường hiện trạng đã hình thành gồm có: đường Tân Kỳ Tân Quý, Độc Lập, Gò Dầu, Tân Sơn Nhì, Nguyễn Cửu Đàm,…Chiều rộng hiện nay của các con đường phần lớn chưa đảm bảo đủ lộ giới quy định, mặt đường kết cấu nhựa nhưng đã xuống cấp, hệ thống cống thoát nước còn thiếu, chủ yếu thoát nước mặt gây mất vệ sinh môi trường

 Cấp điện:

Khu dân cư Phường Tân Sơn Nhì hiện được cấp điện từ lưới điện chung của Thành phố, trạm 110/15-20KV Bà Quẹo và Tân Bình Lưới trung và hạ thế dẫn đến khu vực chủ yếu là đường dây trên không

 Cấp nước:

Trong khu dân cư hiện nay có một số tuyến cấp nước của Thành phố, nhưng vẫn chưa đáp ứng được toàn bộ nhu cầu, nên việc khai thác nước ngầm bằng giếng khoan vẫn rất phổ biến, không đảm bảo các yêu cầu lý hoá của nước uống sinh hoạt

+ Số người trong độ tuổi lao động là 22.944 người, chiếm 68,93% tổng số dân

của Phường Lao động chủ yếu là lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Trang 23

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007, Quận Tân Phú)

 Giáo dục:

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước Trong những năm qua, ngành giáo dục của Phường không ngừng phát triển cả về chất lượng và số lượng

Bảng II.4: Số trường, lớp Phường Tân Sơn Nhì Năm học Số trường Số lớp

(Nguồn: Phòng Thống kê Quận Tân Phú)

Trên địa bàn Phường có đầy đủ trường thuộc hệ phổ thông, có tất cả 117 lớp, thu nhận 3.095 học sinh Ngoài ra còn có trường Cao đẳng công nghiệp thực phẩm và trường dạy lái xe Tiến Bộ Tổng diện tích cho đất giáo dục của Phường là 2,47 ha

 Y tế:

Ngành y tế Phường có nhiều chuyển biến tích cực trong việc chăm lo sức khỏe của người dân Cơ sở vật chất và trang thiết bị từng bước được nâng cao, đội ngũ thầy thuốc được đào tạo bồi dưỡng cả về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp

Hiện nay Phường có một Trạm y tế diện tích 390 m2 với 4 giường bệnh và 2 phòng khám Nhìn chung với số lượng cán bộ y tế bao gồm: 2 bác sĩ, 1 y tá, 1 y sĩ, và

2 nữ hộ sinh thì chưa đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu của người dân Trong năm có 5.292 lượt người đến khám đều trị tại Trạm y tế Phường; tiêm chủng phòng ngừa 7 bệnh nguy hiểm cho 1.645 lượt trẻ; tổ chức khám bệnh miễn phí cho 1.468 trẻ dưới 6 tuổi

Ngoài ra, Phường còn có phòng Khám lao Quận và các cơ sở y tế tư nhân, gồm các phòng mạch, phòng nha khoa, nhà thuốc tây, đông dược

Trang 24

 Văn hoá thông tin - thể dục thể thao

Trình độ văn hóa của người dân có bước chuyển biến đáng kể, ngày được nâng lên, hoạt động văn hóa nghệ thuật có nhiều cố gắng, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị, các công tác trọng tâm của đơn vị, đáp ứng một phần nhu cầu đời sống tinh thần của người dân

Phường có một nhà văn hóa Tân Sơn Nhì với diện tích 530 m2 là một công trình văn hóa tiêu biểu của Quận Trong năm Phường đã tổ chức và tham gia các hoạt động văn hoá – văn nghệ - thể dục thể thao do Quận tổ chức nhân các dịp lễ, tết, bầu cử Quốc hội, hè…

Công tác quân sự tại địa phương: duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực ban,

tổ chức phối hợp tuần tra canh gác, bảo vệ các mục tiêu quan trọng trên địa bàn trong các ngày cao điểm trong dịp lễ, tết…Hoàn thành tốt công tác tuyển quân năm 2007, có

12 thanh niên lên đường nhập ngũ đạt 100%

II.2 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI Ở ĐỊA PHƯƠNG

II.2.1 Địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Quận Tân Phú được thành lập theo Nghị định số 130/2003/NĐ-CP ngày 05/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ Phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú là Phường được tách ra từ một phần Phường 14 của Quận Tân Bình cũ Địa giới hành chính của Phường được đo đạc, cắm mốc theo đúng quy định pháp luật Bản đồ hành chính Phường tỷ lệ 1: 1.000

II.2.2 Công tác đo đạc và thành lập BĐĐC, bản đồ HTSDĐ và bản đồ quy hoạch

sử dụng đất

Từ năm 2004 Quận Tân Phú đã tiến hành lập tài liệu địa chính và bản đồ cho Phường với tỷ lệ 1: 200 Đến nay đã thiết lập hệ thống lưới địa chính hệ tọa độ Quốc

Trang 25

Trang 15

gia và xây dựng bản đồ kỹ thuật số cho các phường trong toàn Quận

Công tác lập bản đồ HTSDĐ cùng với công tác tổng kiểm kê đất đai (định kỳ 5 năm) đã được thực hiện xong trên phạm vi toàn Quận và 11 Phường và được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt vào tháng 10/2005

II.2.3 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Ủy ban nhân dân Quận đã phối hợp với sở ngành Thành phố hiện đang tiến hành triển khai lập quy hoạch sử dụng đất

2 cấp: cấp Quận và cấp Phường đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm

2020

II.2.4 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Đăng ký quyền sử dụng đất: Thực hiện Nghị định 64/CP, Nghị định 88/CP,

Nghị định 60/CP về giao đất, Nghị định 85/CP và Chỉ thị 245/TTg về cho thuê đất đến nay Phường đã giao và cho thuê sử dụng, quản lý đạt 100% tổng diện tích tự nhiên

- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Phường được Ủy ban nhân dân

Quận chỉ đạo tiến hành lập hồ sơ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất Trong năm 2007, Phường đã cấp được 100% tổng đơn đăng ký xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 785 đơn

II.2.5 Thống kê, kiểm kê đất đai

Hệ thống sổ sách thống kê, đăng ký đất đai và theo dõi biến động đất đai của Phường được lập đầy đủ theo quy định của Luật đất đai Đã vào sổ đăng ký phần đất

đã giao cho các tổ chức, gia đình và cá nhân sử dụng nhưng công tác theo dõi biến động đất đai hàng năm chưa được làm thường xuyên vì trình độ và thời gian của cán

Trang 26

góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đất đai cho người sử dụng đất, đưa đất

đai vào sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả

Tổng cộng có 419 căn nhà xây dựng, sửa chữa (trong đó: 358 căn có phép, 61 căn

không phép) Lập biên bản và ban hành quyết định xử phạt 61 trường hợp xây dựng

không phép với số tiền 10.500.000 đồng

II.3 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN

II.3.1 Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất

Bảng II.5: Diện tích đất theo mục đích sử dụng đất năm 2007

Đơn vị tính : ha

Thứ

tự Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích

Tỷ lệ (%)

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 0,00 0,00

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận Tân Phú)

Tổng diện tích tự nhiên của Phường Tân Sơn Nhì là 112,73 ha, chiếm 7,02% tổng

diện tích đất toàn Quận Tân Phú Trong khi đó đất phi nông nghiệp của Phường là

112,73 ha, chiếm 100% tổng diện tích toàn Phường

Hiện nay trên địa bàn Phường không còn đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng,

do tốc độ phát triển kinh tế, xã hội của Phường Tân Sơn Nhì nên các loại đất đều được

đưa vào khai thác sử dụng một cách có hiệu quả

Trang 27

Trong cơ cấu đất phi nông nghiệp, đất ở đô thị chiếm tỷ trọng lớn nhất 78,05 ha chiếm 69,24% tổng diện tích tự nhiên toàn Phường Kế đến là đất chuyên dùng, đất tôn giáo, tín ngưỡng

Khu ở II: giới hạn bởi đường Tân Sơn Nhì, Trường Chinh, Tân Kỳ Tân Quý, hẻm

30/47, đường Nguyễn Văn Săng nối dài

Khu ở III: giới hạn bởi đường Tân Sơn Nhì, Trường Chinh, Âu Cơ, Nguyễn Văn

Trang 28

Theo thống kê đến cuối năm 2007, Phường Tân Sơn Nhì có 4.994 căn nhà với

mật độ xây dựng 4045%, số tầng cao 112 tầng (< 45m) và hệ số sử dụng đất

0,91,5

Bảng II.6: Hiện trạng nhà ở Thứ tự Loại nhà Số căn Tỷ lệ (%)

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận Tân Phú)

+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp có diện tích 0,73 ha, chiếm tỷ trọng

0,65% tổng diện tích đất chuyên dùng, bao gồm đất Ủy ban nhân dân, Công an

phường, Chi cục thuế Quận Tân Phú

+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có diện tích 5,63 ha, chiếm 17,91%

tổng diện tích đất chuyên dùng, trong đó các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp có

diện tích 4,89 ha

Trang 29

Trang 19

Bảng II.8: Hiện trạng các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Đơn vị tính : ha

Thứ tự Tên công trình Diện tích

1 Xí nghiệp may Tân Tiến Thành 0,09

2 Cty phụ tùng máy số 2 Nakyco 3,54

3 Cty cổ phần bông Bạch Tuyết 0,58

5 Xí nghiệp may Tân Thành 0,07

6 Kho hàng siêu hiện đại 0,28

Tổng cộng 4,89

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận Tân Phú)

+ Đất có mục đích công cộng có diện tích 25,06 ha, chiếm tỷ trọng lớn nhất

79,74% tổng diện tích đất chuyên dùng, chủ yếu là đất giao thông, còn lại là đất văn

hóa, y tế và các cơ sở giáo dục (Bảng II.9)

Bảng II.9: Diện tích đất có mục đích công cộng năm 2007

Đơn vị tính : ha

Thứ

tự Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích

Tỷ lệ (%)

Trang 30

 Đất giao thông: 21,24 ha, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong đất có mục đích công

Chiều dài Giới hạn (Từ – đến)

1 Tân Kỳ Tân Quý 30 2.510 Trường Chinh – Bình Long

2 Tân Sơn Nhì 20 1.190 Trường Chinh – Độc Lập

3 Trường Chinh 60 460 Tân Kỳ Tân Quý – Âu Cơ

4 Âu Cơ 30 1.480 Trường Chinh – Trần Hưng Đạo

5 Nguyễn Văn Săng 16 1.165 Âu Cơ – Tân Sơn Nhì

6 Đường nối Tân Sơn

Nhì & Trương Vĩnh Ký 20 840 Tân Sơn Nhì – Trương Vĩnh Ký

7 Trần Tấn 12 1.150 Âu Cơ – Trần Hưng Đạo

8 Trần Hưng Đạo 16 770 Lũy Bán Bích – Nguyễn Xuân Khoát

9 Nguyễn Xuân Khoát 16 412 Trần Hưng Đạo – Trương Vĩnh Ký

10 Tự Quyết 12 200 Nguyễn Xuân Khoát – Cuối đường

11 Dân Tộc 12 410 Nguyễn Xuân Khoát – Cuối đường

(nhà số 110)

12 Đoàn Kết 12 410 Nguyễn Xuân Khoát – Tự Do 1

13 Trương Vân Lĩnh 16 170 Trương Vĩnh Ký – Dân Tộc

14 Tự Do 20 170 Trương Vĩnh Ký – Đường nối Tân

Sơn Nhì & Trương Vĩnh Ký

15 Đường Điện Cao Thế 30 750 Trương Vĩnh Ký – Đường nối Tân

Sơn Nhì & Trương Vĩnh Ký

16 Gò Dầu 20 485 Tân Sơn Nhì – Hẻm 38

17 Nguyễn Cửu Đàm 20 1.020 Tân Sơn Nhì – Hẻm 249 Tân Kỳ Tân

Quý

18 Cầu Xéo 18 1.170 Tân Kỳ Tân Quý – Gò Dầu

19 Trần Văn Ơn 16 950 Tân Kỳ Tân Quý – Nguyễn Cửu Đàm

20 Lũy Bán Bích 23 170 Âu Cơ – Trần Hưng Đạo

Trang 31

Trang 21

 Đất có công trình năng lượng là trạm điện Bà Quẹo với diện tích 0,81 ha,

chiếm 3,23% diện tích đất có mục đích công cộng

 Đất cơ sở giáo dục – đào tạo có diện tích 2,47 ha, chiếm tỷ trọng 9,86% diện

tích đất có mục đích công cộng Bao gồm các trường học (Bảng II.11)

Bảng II.11: Đất cơ sở giáo dục – đào tạo năm 2007

Đơn vị tính : ha

2 Trường THCS Đặng Trần Côn 0,31

3 Trường THPT Tân Bình 0,98

4 Trường Cao đẳng công nghiệp thực phẩm 0,41

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận Tân Phú)

II.3.2 Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng đất

Bảng II.12: Cơ cấu sử dụng đất theo đối tượng sử dụng và quản lý đất

2 Đối tượng được giao để quản lý NQL 24,71 21,92

2.1 Ủy ban nhân dân phường UBQ 2,66 2,36

2.2 Tổ chức khác TKQ 22,05 19,56

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận Tân Phú)

– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng 72,21 ha, chiếm tỷ lệ 64,06% diện tích tự nhiên

toàn Phường, chủ yếu là đất ở

– Ủy ban nhân dân phường được giao để sử dụng là 0,60 ha và để quản lý là 2,66

ha, chiếm tỷ lệ 2,89% diện tích toàn Phường

Trang 32

– Tổ chức kinh tế: 12,39 ha, chiếm tỷ lệ 10,99% diện tích toàn Phường

– Tổ chức khác: được giao để sử dụng là 2,82 ha và để quản lý là 22,05 ha, chiếm

Biểu đồ 2: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất theo đối tượng sử dụng và quản lý đất

II.3.3 Biến động đất đai giai đoạn 2005 – 2007

Tổng diện tích tự nhiên của Phường vẫn ổn định, không thay đổi là 112,73 ha

Đất nông nghiệp giảm 0,1ha do chuyển sang đất phi nông nghiệp, từ 0,1ha đất sản xuất

nông nghiệp chuyển sang đất ở đô thị Ngoài ra, không có sự biến động nào khác giữa

2007

Diện tích năm

2005

Tăng (+), giảm(-)

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 2,59 2,59 0,00

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 0,00 0,00 0,00

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,00 0,00 0,00

Trang 33

Trang 23

Như vậy, hiện nay trên địa bàn Phường không còn đất nông nghiệp và đất chưa

sử dụng, do tốc độ phát triển kinh tế, xã hội của Phường Tân Sơn Nhì nên các loại đất đều được đưa vào khai thác sử dụng một cách có hiệu quả Đất phi nông nghiệp của Phường là 112,73 ha, chiếm 100% tổng diện tích toàn Phường

Giai đoạn 2005 – 2007 biến động chủ yếu là biến động tách, hợp thửa loại đất ở

đô thị Các đối tượng sử dụng và đối tượng quản lý đất vẫn ổn định

II.4 ĐÁNH GIÁ NGUỒN CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỂ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HTSDĐ

 Dữ liệu bản đồ:

- Bản đồ địa chính chính quy của Phường Tân Sơn Nhì được thành lập trên phần mềm MicroStation dưới dạng file *.dgn với tỷ lệ 1:200 gồm 91 tờ và dạng file AutoCAD (*.dwg) Sau khi hệ thống BĐĐC dạng MicroStation đã được bàn giao, nhưng do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan nên hệ thống bản đồ này vẫn chưa được khai thác, sử dụng triệt để Các biến động đất đai chưa được cập nhật trên hệ thống bản đồ này mà được cập nhật trên BĐĐC dạng AutoCAD

- Về phân lớp thông tin: Bản đồ nền địa chính thể hiện đầy đủ các lớp dữ liệu không gian như: giao thông, thuỷ văn, ranh thửa; và dữ liệu thuộc tính của thửa đất như: số hiệu bản đồ, số hiệu thửa, mã loại đất, diện tích, tên chủ sử dụng

 Dữ liệu thuộc tính:

- Các dữ liệu thuộc tính của thửa đất và số liệu thống kê, kiểm kê đất đai đều được lưu dưới dạng file Excel nên dễ dàng sử dụng và cập nhật các thông tin vào thuộc tính của bản đồ

Tuy nhiên khi thành lập bản đồ HTSDĐ bằng phần mềm Mapinfo thì ta phải chuyển đổi nguồn dữ liệu đầu vào về dạng file Mapinfo (*.tab):

+ Khi sử dụng nguồn dữ liệu lưu trữ bằng phần mềm MicroStation thì phải cập nhật, chỉnh lý biến động cho các thửa đất; quá trình chuyển dữ liệu từ MicroStation sang MapInfo sẽ đầy đủ dữ liệu thuộc tính

+ Còn sử dụng nguồn dữ liệu lưu trữ bằng phần mềm AutoCAD thì chỉnh lý biến động ít hơn, nhưng khi chuyển về dạng file Mapinfo thì chỉ có dữ liệu không gian của bản đồ Vậy ta chọn nguồn dữ liệu này để thành lập bản đồ HTSDĐ, vì quá trình cập nhật dữ liệu thuộc tính cho bản đồ sẽ mất ít thời gian hơn cập nhật biến động của các thửa đất

Trang 34

II.5 XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

II.5.1 Quy trình thành lập bản đồ HTSDĐ cấp xã bằng phần mềm MapInfo

Bản đồ HTSDĐ Phường Tân Sơn Nhì được xây dựng dựa trên phần mềm MapInfo bằng phương pháp sử dụng BĐĐC thông qua quy trình thực hiện sau:

Sửa lỗi, tạo vùng cho BĐĐC

Chuyển dữ liệu không gian

Chuyển dữ liệu thuộc tính

Chuyển đổi CSDL bản đồ

nền từ AutoCAD (*.dwg)

sang Mapinfo (*.tab)

Chuẩn hóa nguồn CSDL

Trang 35

Trang 25

Hình II.1: Biểu tượng của phần mềm MapInfo

II.5.2 Khái quát phần mềm biên tập xây dựng bản đồ HTSDĐ

MapInfo Professional là phần mềm hệ thống thông tin địa lí, được sử dụng phổ

biến do công ty MapInfo Cooporation sản xuất MapInfo được ứng dụng rất hiệu quả trong việc biên tập và kết xuất bản đồ Ngoài ra phần mềm còn cung cấp những công

cụ hiệu quả trong việc phân tích không gian như định vị

một địa chỉ trên bản đồ, chồng xếp các lớp dữ liệu

(Overlay), phân tích thống kê dữ liệu theo một tiêu chí

nhất định (Statistics)… Đặc biệt một điểm mạnh của

MapInfo là khả năng hiển thị, giàn trang in rất tiện lợi,

hiệu quả trong việc tạo ra những bản đồ chuyên đề (Map

Thematic) từ các lớp dữ liệu (Layers) đã có, đây là một

trong những ưu thế của MapInfo so với các phần mềm

GIS khác được sử dụng rất thường xuyên trong việc trình

bày, thể hiện các báo cáo chuyên đề

MapInfo Professional là phần mềm chạy trên môi trường Windows, có chức năng kết nối với các ứng dụng Windows khác (chẳng hạn như Microsoft Office).Cho đến thời điểm này MapInfo Professional đã phát triển phiên bản 9.5 với khả năng xây dựng

mô hình 3 chiều, kết nối cơ sở dữ liệu đa dạng và mạnh hơn

- Lớp dữ liệu:

Một bản đồ trong MapInfo bao gồm hai phần: phần dữ liệu và phần đồ họa MapInfo cho phép tổ chức dữ liệu theo từng lớp để quản lý, một lớp dữ liệu bao gồm các cột (Field) và các dòng (Record) dùng để mô tả tính chất của đối tượng đồ hoạ

Để mô tả một lớp dữ liệu trong MapInfo sử dụng từ 4 đến 5 file, mỗi file mô tả một thuộc tính đồ họa của đối tượng

*.TAB: là file dữ liệu chính của MapInfo có quan hệ trực tiếp đến các file dat, map, id, và đôi khi với file ind File này chứa các thông tin mô tả cấu trúc dữ liệu

*.DAT: là file chứa các thông tin về cơ sở dữ liệu có liên quan đến thuộc tính của các đối tượng địa lý trong MapInfo

*.MAP: là file đồ họa chứa các thông tin mô tả các đối tượng địa lý

*.ID: là file liên kết giữa các đối tượng địa lý (*.map) với thuộc tính của nó (*.dat)

*.IND: đây là file không bắt buộc, có vai trò sắp xếp các dữ liệu thuộc tính trong cơ

sở dữ liệu

Trang 36

- Các đối tượng bản đồ:

Đối tượng bản đồ bao gồm tất cả các đối tượng được thể hiện trên bản đồ, các đối tượng này có thể được phân vào những lớp dữ liệu khác nhau Một đối tượng chỉ có thể thuộc một lớp dữ liệu Các đối tượng bản đồ được phân thành 4 nhóm cơ bản sau:

 Đối tượng dạng vùng (Region hay Polygon): Đối tượng dạng vùng là các đối tượng có dạng khép kín hình học bao phủ một vùng diện tích nhất định, là tập hợp những điểm có tọa độ điểm đầu và tọa độ điểm cuối trùng nhau Ví dụ: một khoanh đât, một thửa đất,…

 Đối tượng dạng đường (Line hay Polyline): Là các đối tượng không khép kín hình học, chúng có thể là các đường thẳng, các đường gấp khúc hay các cung Đối tượng dạng đường là tập hợp những điểm có tọa độ điểm đầu và tọa độ điểm cuối không trùng nhau Ví dụ: đường giao thông, đường ranh giới hành chính, đường bình độ,…

 Đối tượng dạng điểm (Point): Thể hiện vị trí của các đối tượng, tuy chiếm diện tích nhỏ nhưng là thông tin rất quan trọng không thể thiếu như: các điểm tọa độ khống chế, trụ sở cơ quan, các công trình xây dựng,…

 Đối tượng dạng chữ (Text):Để mô tả tên hay thuộc tính của các đối tượng bản

đồ như: nhãn thửa, tên đường giao thông, ghi chú,…

Hình II.2: Giao diện làm việc của phần mềm MapInfo

Ngày đăng: 15/06/2018, 22:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bài giảng Bản đồ học, Đặng Quang Thịnh, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản đồ học
2. Bài giảng Đăng ký thống kê đất đai, Ngô Minh Thụy, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đăng ký thống kê đất đai
3. Bài giảng Tin học ứng dụng, Lê Ngọc Lãm, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tin học ứng dụng
4. Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất chi tiết phường Tân Sơn Nhì - quận Tân Phú đến năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất chi tiết
6. Trang web của Bộ Tài nguyên và Môi trường http://www.ciren.gov.vn Link
5. Báo cáo kinh tế - xã hội phường Tân Sơn Nhì năm 2007 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w