Thực hiện đồng bộ phân cấp quản lý, hoàn thiện và triển khai cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương trong quản lý nhà nước về giáo dục theo hướng phân định rõ chức năng, nhiệm
Trang 3Chữ viết đầy đủ
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Hội đồng nhân dân
Quản lý hành chính nhà nước
Quản lý giáo dục
Quản lý nhà nước
Phòng Giáo dục và Đào tạo
Sở Giáo dục và Đào tạo
Sở GD&ĐTTHCSUBNDXHCN
Trang 4Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO
1.2 Phân cấp quản lý giáo dục ở quận và nội dung quản lý giáo dục cấp
1.3 Các yếu tố chi phối, tác động đến quản lý nhà nước về
giáo dục quận Ba Đình
30
Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
2.1 Khái quát chung về đặc điểm giáo dục và đào tạo ở quận Ba Đình
342.2 Thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình 36
Chương 3 HỆ THỐNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC Ở QUẬN BA
3.1 Yêu cầu đề xuất và thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước về
3.2 Các biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình, Hà Nội hiện
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong sự phát triển ngày nay, giáo dục đã, đang và sẽ đóng vai trò đặc biệt quantrọng, tác động mạnh mẽ đến tiến trình phát triển nhanh hay chậm của một quốc gia Đểphát triển bền vững, giáo dục phải đi trước một bước và đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho
phát triển Chiến lược phát triển giáo dục nước ta giai đoạn 2011 - 2020 chỉ rõ: “Đẩy mạnh
cải cách hành chính, thực hiện thống nhất đầu mối quản lý và hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục Thực hiện đồng bộ phân cấp quản lý, hoàn thiện và triển khai cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương trong quản lý nhà nước về giáo dục theo hướng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền gắn với trách nhiệm và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các
cơ sở giáo dục đi đôi với hoàn thiện cơ chế công khai, minh bạch, đảm bảo sự giám sát của cơ quan nhà nước, của các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân”.
Tuy nhiên, hoạt động giáo dục còn nhiều vấn đề cần giải quyết Những yếu kémtrong giáo dục hiện nay đều trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến công tác quản lý, trong đó
có công tác quản lý ở cơ sở Việc nghiên cứu làm rõ những vấn đề quản lý nhà nước vềgiáo dục cấp quận sẽ góp phần cụ thể hóa lý luận quản lý giáo dục vào một cấp quản lý ở
cơ sở là rất cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn cao, làm phong phú hơn lý luận quản lý giáo dụccấp vi mô
Trong môi trường luôn thay đổi như hiện nay, con người ngày càng nhận thức đượcvai trò quyết định của quản lý trong việc hiện đại hoá và nâng cao chất lượng giáo dục.Hiện nay, đổi mới QLGD đang là vấn đề cấp thiết được các cấp lãnh đạo, quản lý, các nhàkhoa học, các nhà sư phạm và nhà quản lý quan tâm nghiên cứu QLNN về giáo dục ở cáccấp từ trung ương đến địa phương, từ bộ máy quản lý của cơ quan thẩm quyền chung vàthẩm quyền riêng đến người thực hiện là một trong những vấn đề trung tâm trong cải cáchhành chính trong QLGD hiện nay, đồng thời cũng là yêu cầu tất yếu khách quan để phùhợp với sự chuyển đổi mô hình kinh tế
Thực tế cho thấy, công tác QLGD ở cấp quận, đặc biệt là QLNN về giáo dục vẫnchưa được thể hiện rõ là cơ quan quyền lực trong việc quản lý và chỉ đạo hoạt động giáodục tại địa phương QLGD cấp quận nói chung và ở quận Ba Đình nói riêng hiện đangđược tổ chức và vận hành theo hướng dẫn của Nghị định 115/2010/NĐ-CP của Chính phủ.Theo Nghị định này, ở cấp trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan của Chính phủ
Trang 6thực hiện chức năng QLNN về giáo dục Ở địa phương, Sở Giáo dục và Đào tạo có tráchnhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng QLNN về giáo dục trong phạm
vi toàn tỉnh Phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cấp quậnthực hiện chức năng QLNN về giáo dục trên địa bàn quận Để cụ thể hoá Nghị định115/2010/NĐ-CP, Thông tư số 47/2011/TTLT/BGD&ĐT-BNV hướng dẫn về chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộcUBND quận, cần thiết phải có những nghiên cứu sâu về những vấn đề này
Tuy nhiên, trong thực tiễn thực hiện và trước những yêu cầu cần đẩy nhanh tiếntrình đổi mới quản lý hành chính, nâng cao hiệu quả QLNN về giáo dục ở quận đã bộc lộnhững bất cập về cơ cấu tổ chức và hoạt động, về mối quan hệ, về phương thức quản lý và
cơ chế quản lý…Muốn khắc phục thiếu sót, đẩy nhanh quá trình đổi mới cần phải giảiquyết nhiều vấn đề bức xúc Một trong những vấn đề đặt ra là cần QLGD cấp quận tốt hơnhiện nay, vì QLGD cấp quận là tầng dưới cùng trong tháp mô hình QLNN về giáo dục ởnước ta, cấp quản lý ngành thấp nhất tại địa phương và được xem như là những mắt xíchđầu tiên tháo gỡ những vướng mắc về QLGD từ cơ sở, tạo ra sự thông suốt về quản lý từtrung ương đến cơ sở
Từ những lý do trên để tôi chọn vấn đề “Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở
quận Ba Đình, Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
* Ở nước ngoài
Quản lý giáo dục có vai trò then chốt, có ý nghĩa quyết định chất lượng và hiệu quảgiáo dục Muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, trước hết cần quan tâm đến vấn đề đổimới QLGD Công tác QLGD ở các cấp hiện nay, xét cả hai khía cạnh tư duy và phương thứcquản lý đều đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết Để giải quyết vấn đề này cần quan tâm đến cấpquận là cấp quản lý ngành thấp nhất, trong đó Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyênmôn
Vấn đề QLGD trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và QLGD tại địa phương nóiriêng đã được các tổ chức, cá nhân nghiên cứu trên nhiều góc độ
Từ những thập niên cuối thế kỷ XX, QLGD từ chỗ là một lĩnh vực nghiên cứu mới mẻ, phụ thuộc vào các khoa học khác đã trở thành một lĩnh vực có lý luận riêng Đại đa số các nhà khoa học và hoạt động thực tiễn cho
Trang 7rằng lĩnh vực QLGD có nhiều điểm khác biệt so với quản lý nói chung trong các lĩnh vực khác Hầu hết các lý thuyết khác nhau về QLGD đều có một số đặc điểm chung sau:
Có xu hướng định chuẩn sâu sắc;
Có xu hướng chọn lọc;
Thường được xây dựng trên sự quan sát thực tiễn.
Hiện đang tồn tại nhiều cách phân chia mô hình lý thuyết khác nhau về QLGD, đôi lúc giữa chúng lại có sự song trùng Để phân biệt về mặt lý thuyết giữa các mô hình, T.Bush giáo sư về QLGD đã dựa vào các đặc điểm tiêu biểu sau:
Mức độ đồng thuận về mục tiêu của tổ chức;
Ý nghĩa và giá trị pháp lý của tổ chức;
Mối quan hệ giữa tổ chức và môi trường bên ngoài;
Những chiến lược lãnh đạo thích hợp nhất cho tổ chức.
Theo giáo sư T.Bush, các kiểu mô hình sau đang được áp dụng ở các thiết chế giáo dục khác nhau và ít nhiều đều hiện hữu trong một hệ thống giáo dục bất kỳ.
Mô hình văn hoá.
Dự án Hỗ trợ Bộ giáo dục và Đào tạo của Liên minh Châu Âu (EU) trong năm2002-2003 đã tổ chức nghiên cứu, khảo sát thực tế, hội thảo và hỗ trợ trên công việc vềchủ đề phân cấp quản lý trong giáo dục Dự án này thực hiện các đề tài:
1) Báo cáo hiện trạng và khuyến nghị về phân cấp quản lý giáo dục, trong đó mô tảchi tiết hiện trạng việc thực hiện các chức năng chiến lược, chuyên môn, hành chính, thanh
Trang 8tra, thông tin Từ hiện trạng đã đưa những khuyến nghị phân cấp QLGD trong việc thực thichức năng này;
2) Báo cáo hiện trạng và khuyến nghị về tổ chức bộ máy quản lý giáo dục địaphương Phần hiện trạng của báo cáo đi sâu vào các nội dung: Tác động của thể chế đếnhiệu quả QLGD địa phương, hiện trạng về cơ quan QLGD địa phương trước những yêucầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, những vấn đề gay cấn ảnh hưởng đến hiệu quảcông tác QLGD địa phương từ đó đề xuất những giải pháp đổi mới cơ quan QLGD địaphương
Ở nước ngoài, do những đặc trưng của thể chế nhà nước nên QLGD của các nước
có nhiều điểm khác biệt Các quốc gia đều quan tâm đến QLNN về giáo dục Tuy nhiên, ởmột số nước với thể chế kinh tế thị trường hoàn chỉnh, khi nói đến QLGD người ta thườngđặt trọng tâm ở quản lý nhà trường vì ở các quốc gia đó, QLNN đối với tất cả các ngànhđều quy về các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp Nhà trường được xem là một thực thểđộc lập, tự chủ và hoạt động theo pháp luật
Quyền lực được giao cho nhà trường và những người liên quan đến nhà trường theoquy định của pháp luật Nhà trường thực hiện quyền tự chủ, tự quản dựa vào nội lực, trí tuệcủa toàn bộ đội ngũ cán bộ, giáo viên, phụ huynh, cộng đồng và học sinh Các quyết địnhcủa nhà trường đều do chính những con người này đưa ra, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầuhọc sinh Nhà trường tự xây dựng hình ảnh của mình phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, tạonên sự hấp dẫn riêng đối với xã hội Từ thực tế đó, hầu hết trong các lý thuyết và mô hìnhQLGD do các học giả Anh, Mỹ đề xuất chủ yếu đều lấy nhà trường làm đối tượng nghiêncứu Vì vậy, QLNN về giáo dục cấp vĩ mô ở hầu hết các nước chỉ chủ yếu tập trung vàoviệc hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược phát triển giáo dục cấp quốc gia và theodõi việc thực thi
* Ở Việt Nam
Một số các nhà khoa học đã có những đề tài, những công trình khoa học, những bàiviết đã được công bố bàn về vấn đề QLNN về giáo dục ở địa phương, điển hình như:
Viện khoa học Giáo dục Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu đề tài cấp nhà nước
“Cải tiến quản lý giáo dục” năm 1990, do tác giả Nguyễn Đức Minh làm chủ nhiệm Mụcđích của đề tài là nghiên cứu thực trạng cấp sở, quận và nhà trường để bảo đảm hiệu quảhoạt động trên cơ sở những định hướng mới về cải tiến quản lý kinh tế - xã hội nói chung
Trang 9Tác giả Đặng Bá Lãm (chủ biên) với cuốn sách “Quản lý nhà nước về giáo dục - Lýluận và thực tiễn”, năm 2005 Nội dung tập trung chủ yếu về các vấn đề như: Cơ sở lý luận
và phương pháp luận trong quá trình nghiên cứu vấn đề đổi mới quản lý nhà nước về giáodục; Thực trạng công tác quản lý nhà nước về giáo dục nước ta từ cấp trung ương đến cấpđịa phương
Tác giả Phan Văn Kha với sách “Quản lý nhà nước về giáo dục”, năm 2007, đã nêunhững nội dung cơ bản về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà nước về giáo dục, nộidung và các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục
Tác giả Nguyễn Bá Thái với bài viết “Các mô hình quản lý giáo dục trong lịch sửphát triển giáo dục và các định hướng đổi mới quản lý giáo dục Việt Nam” trong đó kháiquát các mô hình quản lý giáo dục trong lịch sử phát triển giáo dục Nghiên cứu, tìm kiếmbài học kinh nghiệm từ mô hình quản lý giáo dục trong lịch sử phát triển giáo dục là mộtcách tiếp cận cơ bản, hữu dụng trên cả bình diện lý luận và thực tiễn
Tác giả Trần Thị Bạch Mai với bài viết “Hiện trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lýgiáo dục địa phương”, đã đánh giá kết quả khảo sát về hiệu quả công tác giáo dục địaphương chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cũng khácnhau, trong đó thể chế, văn bản pháp quy quản lý giáo dục có thể được coi là yếu tố có ảnhhưởng nhất
Tác giả Nguyễn Tiến Hùng với bài viết “Phân cấp quản lý giáo dục Việt Nam: Hiệntrạng và giải pháp” đã đánh giá một cách khái quát về hiện trạng phân cấp quản lý giáo dụcViệt Nam còn chồng chéo Các kiến nghị đã chỉ ra bức tranh về phân cấp quản lý giáo dụcViệt Nam trong tương lai
Tác giả Trần Khánh Đức với bài viết “Đặc trưng và mô hình quản lý giáo dục ởmột số nước trên thế giới” đã nêu khái quát đặc trưng mô hình và cơ chế quản lý giáo dục
ở một số nước Chỉ rõ hệ thống giáo dục và mô hình quản lý giáo dục của các nước rấtkhác nhau và đa dạng Mô hình quản lý giáo dục của các nước chịu sự chi phối của các yếu
tố như đặc điểm về thể chế chính trị - xã hội, thể chế nhà nước, chính sách quốc gia về giáodục, cơ chế và trình độ phát triển kinh tế, truyền thống văn hoá…
Tóm lại, trong thời gian qua, các nghiên cứu về quản lý giáo dục và liên quan dù
còn tương đối ít nhưng cũng đã đề cập đến những vấn đề chủ yếu trong quản lý như:
Một số công trình nghiên cứu bình diện về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,ảnh hưởng và tác động qua lại giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý trong QLGD
Trang 10Một số nghiên cứu về mô hình quản lý nhà nước về giáo dục ở một số nước cũngnhư nước ta cho thấy tuỳ thuộc vào chế độ chính trị, thể chế nhà nước, các quốc gia khácnhau có các mô hình quản lý giáo dục khác nhau Ngay trong một quốc gia, mô hình quản
lý giáo dục cũng được thay đổi theo từng giai đoạn phát triển về các mặt kinh tế, chính trị,
xã hội…
Việc nghiên cứu những cuốn sách, đề tài, bài viết về quản lý giáo dục là nhữngkinh nghiệm quý để nghiên cứu vấn đề QLGD cấp quận nói chung, ở quận Ba Đình nóiriêng
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về giáo dụccấp quận, đề xuất biện pháp QLGD ở quận Ba Đình, Hà Nội; Góp phần nâng cao hiệu quảcông tác quản lý hành chính nói chung, QLGD nói riêng trên địa bàn quận
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về giáo dục cấp quận
Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng hoạt động QLGD ở quận Ba Đình, Hà Nộihiện nay
Đề xuất các biện pháp QLNN về giáo dục ở quận Ba Đình, Hà Nội
4 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lý giáo dục ở quận Ba Đình, Hà Nội
* Đối tượng nghiên cứu
Quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình, Hà Nội
* Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu, đề xuất biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục có hiệu quả
ở quận Ba Đình hiện nay
Thời gian nghiên cứu, khảo sát và các số liệu thống kê, tính toán sử dụng trong luậnvăn trong khoảng 5 năm trở lại đây (từ năm 2008 đến nay)
5 Giả thuyết khoa học
QLGD nói chung là một vấn đề phức tạp cả ở phương diện lý luận và phương diệnthực tiễn, ở quận Ba Đình, Hà Nội hiện nay nói riêng còn nhiều bất cập Do đối tượng, tính
chất và đặc điểm QLGD ở quận Ba Đình; Nếu tập trung đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ
đạo, tổ chức bộ máy, cơ chế và phương thức hoạt động có cơ sở lý luận và thực tiễn xác
Trang 11đáng, thích ứng với những yêu cầu, đòi hỏi của đổi mới giáo dục hiện nay của đất nước thì
có thể công tác quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình sẽ hoạt động có hiệu quả
6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận nghiên cứu
Luận văn được tổ chức nghiên cứu dựa trên cơ sở tư tưởng của chủ nghĩa Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục; Những định hướng, chủ trương của Đảng Cộngsản Việt Nam về xây dựng, phát triển, đổi mới giáo dục và quản lý giáo dục Đồng thờiluận văn còn được nghiên cứu dựa trên quan điểm hệ thống - cấu trúc; Lô gíc-lịch sử vàquan điểm thực tiễn trong nghiên cứu khoa học giáo dục để xem xét, phân tích các vấn đề
Mác-có liên quan nội dung luận văn
* Các phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích và tổng hợp lý thuyết: Hệ thống hóa, khái quát hóa những vấn đề lý luận, sắpxếp các tài liệu khoa học, các văn kiện, nghị quyết có liên quan đến đề tài từ đó chọn lọcnhững thông tin cần thiết phục vụ cho việc luận giải cơ sở lý luận và các nhiệm vụ nghiên cứutheo mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu điển hình: Sử dụng để nghiên cứu một đối tượng cụ thể để minh chứngmột vấn đề nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Quan sát, khảo sát bằng phiếu hỏi: Nhằm thu được ý kiến của các đối tượng nghiêncứu
Trò chuyện nhằm trao đổi với các cán bộ QLGD các trường phổ thông và PhòngGD&ĐT, để nắm bắt thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài
Xin ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý về một số vấn đề lý luận và thực tiễn
có liên quan đến nội dung luận văn
Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất
Trang 12Làm rõ các khái niệm cơ bản quản lý nhà nước về giáo dục, quản lý nhà nước vềgiáo dục cấp quận; Phân tích và làm rõ các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về giáodục ở quận Ba Đình.
Chỉ ra những nội dung quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình, Hà Nội
Đề xuất các biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình, Hà Nội.Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng của quận và thànhphố trong thực hiện việc lãnh đạo, chỉ đạo giáo dục đào tạo
8 Kết cấu của luận văn gồm:
Luận văn gồm: Phần mở đầu, Phần nội dung (3 chương), Phần kết luận, kiến nghị,tài liệu tham khảo và phụ lục
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC CẤP QUẬN 1.1 Những khái niệm chủ yếu
1.1.1 Quản lý hành chính nhà nước
* Quản lý nhà nước
QLGD là những tác động tự giác của chủ thể quản lý nhằm huy động, tổ chức, điềuphối, điều chỉnh, giám sát…một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục phục vụ cho mụctiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (cấp vĩ mô) QLGD là hệthống những tác động tự giác của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thểhọc sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện
có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường (cấp vi mô)
Như vậy, QLGD được thực hiện chủ yếu ở hai cấp vĩ mô và vi mô Tuy nhiên, sựphân chia này chỉ mang tính tương đối Quản lý vĩ mô là quản lý của Nhà nước đối với hệthống giáo dục từ Trung ương đến cơ sở Quản lý vi mô là quản lý trong một nhà trường cụthể Khi xem xét vấn đề quản lý phải xác định chủ thể quản lý đang ở cấp độ nào, từ đómới thấy được mối tương quan trên dưới, vi mô và vĩ mô
Quản lý nhà nước gắn liền trực tiếp với hệ thống các cơ quan thuộc bộ máy quyềnlực nhà nước; Gắn liền với việc sử dụng quyền lực nhà nước Theo nghĩa rộng, QLNN làhoạt động của bộ máy nhà nước bao gồm toàn bộ các cơ quan quyền lực nhà nước trên cácmặt lập pháp, hành pháp, tư pháp Như vậy, hiểu theo nghĩa rộng, nói đến QLNN là nóiđến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổng thể bộ máy nhà nước với tư cách là một tổ
Trang 13chức quyền lực và mang tính pháp quyền, là tổ chức công quyền quản lý toàn bộ xã hộibằng các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp Theo nghĩa hẹp, QLNN là hoạt độngcủa riêng hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm: Chính phủ, các bộ, cơ quanngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp, các cơ quan thuộc UBND.
QLNN là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước Nói cách khác, QLNN là
sự tác động của chủ thể quản lý mang quyền lực Nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu đề ra.
*Quản lý hành chính nhà nước
QLNN là một dạng của quản lý xã hội nhưng lại là dạng xã hội đặc biệt Trong xã hộitồn tại rất nhiều chủ thể cùng tham gia quản lý xã hội như Đảng, nhà nước, các tổ chức chínhtrị - xã hội, các đoàn thể nhân dân… So với các chủ thể quản lý này QLNN có các điểm khácbiệt sau: Chủ thể QLNN là các cơ quan trong bộ máy nhà nước Đối tượng quản lý là toàn thể
cư dân sống và làm việc trong lãnh thổ Hoạt động QLNN bao trùm trên tất cả các lĩnh vực củađời sống xã hội với mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu của nhà nước và lợi ích hợp pháp củacông dân QLNN mang tính quyền lực nhà nước trong đó pháp luật là công cụ chủ yếu để quản
lý xã hội theo định hướng nhà nước đề ra Tùy vào từng giai đoạn phát triển, tùy từng môitrường, điều kiện khác nhau mà nhà nước áp dụng các phương thức quản lý khác nhau cho phùhợp
Quyền hành pháp một trong ba ngành quyền của quyền lực nhà nước Quyền hànhpháp là quyền thi hành pháp luật do cơ quan lập pháp làm ra, là quyền thực hiện nhữngchính sách cơ bản nhất, là quyền điều hành các công việc chính sự hằng ngày của quốc gia
Để thực hiện quyền hành pháp hiệu quả, luật pháp trao cho các cơ quan, tổ chức thực hiệnquyền hành pháp, quyền lập quy và quyền hành chính Quyền lập quy là quyền ban hànhcác văn bản pháp quy (các văn bản dưới luật) để hướng dẫn và thực hiện luật Quyền hànhchính bao gồm quyền tổ chức, sắp xếp bộ máy, các nguồn lực để điều hành và quyền tổchức, điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội đưa pháp luật vào đời sống
Theo Phan Văn Kha: “Quản lý hành chính nhà nước là dạng quản lý xã hội mangtính quyền lực nhà nước với chức năng chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện luật củacác cơ quan trong hệ thống hành pháp và hành chính Nhà nước” (hệ thống Chính phủ vàchính quyền địa phương) [20, tr.66]
Trang 14Với cách tiếp cận này, QLHCNN là hoạt động thực thi quyền hành pháp của bộmáy nhà nước, là tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực của nhà nước từtrung ương đến cơ sở với các hoạt động trong xã hội và hành vi của công dân để thựchiện các chức năng và nhiệm vụ mà nhà nước đã đề ra qua đó nhằm duy trì và phát triểncác mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật bảo vệ quyền, lợi ích công cộng của nhà nước
và công dân Để đảm bảo cho việc QLHCNN thống nhất, thông suốt, có hiệu lực và hiệuquả; Bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững của quốc gia, các tổ chức hành chính nhànước cần tuân thủ các nguyên tắc tổ chức và hoạt động như: Nguyên tắc nền hành chínhphù hợp với những yêu cầu của chức năng hành chính mà chính phủ là thiết chế đứngđầu; Nguyên tắc hoàn chỉnh, thống nhất; Nguyên tắc phân định rõ thẩm quyền quản lýhợp lý cho các cấp, các bộ phận; Nguyên tắc phân định rõ ràng phạm vi quản lý và hệthống các cấp quản lý phù hợp; Nguyên tắc về sự thống nhất giữa chức năng, nhiệm vụvới quyền hạn và thẩm quyền; giữa quyền hạn với trách nhiệm; giữa nhiệm vụ, tráchnhiệm với phương tiện; Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả; Nguyên tắc các công dân thamgia vào công việc quản lý một cách dân chủ; Nguyên tắc phát huy tối đa tính tích cựccủa con người trong tổ chức
Từ những phân tích trên, có thể quan niệm quản lý hành chính Nhà nước như
sau: Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng
quyền lực nhà nước đối với các qúa trình và hành vi hoạt động của công dân bằng những văn bản quy phạm pháp luật dưới luật để thực hiện, bảo vệ quyền lợi công và phục vụ nhu cầu hàng ngày của nhân dân.
Có thể hiểu thực chất, quản lý hành chính nhà nước là việc tổ chức thực thi quyềnhành pháp để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng pháp luật và theopháp luật
1.1.2 Quản lý nhà nước về giáo dục
Theo từ điển Giáo dục học, khái niệm QLNN về giáo dục được hiểu là việc “thực hiệncông quyền để quản lý các hoạt động giáo dục trong phạm vi toàn xã hội” QLNN về giáo dục
là hoạt động của Nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiệncác chức năng đối nội, đối ngoại của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục Theo Phan Văn Kha:
“QLNN về giáo dục có nghĩa Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân vềmục tiêu, chương trình nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử và hệthống văn bằng chứng chỉ Nhà nước tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phâncông, phân cấp QLGD, tăng cường quyền tự chủ, trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục”
Trang 15[20, tr.95] Quản lý nhà nước về giáo dục luôn phục tùng nhiệm vụ chính trị, chấp hành chủtrương, chính sách giáo dục của Đảng; tuân thủ và trong khuôn khổ pháp luật, pháp chếXHCN.
Trên cơ sở khái niệm chung về QLNN, QLNN về một lĩnh vực là giáo dục được
hiểu như sau: Quản lý nhà nước về giáo dục là sự quản lý của các cơ quan quyền lực nhà
nước, của bộ máy quản lý giáo dục từ trung ương đến cơ sở lên hệ thống giáo dục quốc dân và các hoạt động giáo dục của xã hội nhằm đạt được mục tiêu giáo dục quốc gia.
Chủ thể QLNN về giáo dục là các cơ quan quyền lực nhà nước và chủ thể trực tiếp là
bộ máy hành chính nhà nước QLGD từ trung ương đến cơ sở được cụ thể hoá ở Điều 100,Luật Giáo dục (2005), sửa đổi bổ sung năm 2009
Cơ quan QLNN về giáo dục: Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009,
Điều 100 quy định cơ quan QLNN về giáo dục "Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo phân cấp củaChính phủ, trong đó có việc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục; kiểm tra việc chấp hànhpháp luật về giáo dục của các cơ sở giáo dục trên địa bàn; có trách nhiệm bảo đảm các điềukiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường công lậpthuộc phạm vi quản lý; phát triển các loại hình trường, thực hiện xã hội hoá giáo dục; bảođảm đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địaphương"
Nội dung QLNN về giáo dục: Theo Luật Giáo dục năm 2005 (điều 99), sửa đổi bổ sung
năm 2009, nội dung QLNN về giáo dục bao gồm 12 vấn đề sau:
Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách pháttriển giáo dục;
Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cho các hoạt động giáo dục; Ban hànhđiều lệ nhà trường; Ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dụckhác;
Quy định mục tiêu, chương trình nội dung giáo dục; Tiêu chuẩn nhà giáo; Tiêuchuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; Việc xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa,giáo trình; Quy chế thi cử và cấp bằng, chứng chỉ;
Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáodục;
Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục;
Trang 16Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục;
Tổ chức chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáodục;
Huy động và quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục;
Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnhvực giáo dục;
Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục;
Quy định về tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với sự nghiệpgiáo dục;
Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; Giải quyết khiếu nại tốcáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục
Theo Điều 102, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, UBND quận
cụ thể hóa QLNN về giáo dục trên địa bàn quận trên một vấn đề lớn sau:
Xây dựng các chương trình, đề án phát triển giáo dục trên địa bàn quận và tổ chứcthực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Quản lý các cơ sở giáo dục được phân cấp quản lý;
Huy động và quản lý có hiệu quả các nguồn lực cho giáo dục;
Thực hiện các quy định về ngân sách, biên chế giáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật,quy chế thi cử;
Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phổ cập giáo dục; Quản lý các trường phổ thông, trường dạy nghề; Tổ chức các trường mầm non; thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục trên địa bàn; Chỉ đạo việc xoá mù chữ và thực hiện các quy định về tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử.
Như vậy, nội dung QLNN về giáo dục cấp quận chủ yếu bao gồm nhiều vấn đề liên quan đến các mảng công việc: Kế hoạch phát triển giáo dục, công tác tài chính, công tác tổ chức nhân sự, công tác thanh tra, kiểm tra giáo dục.
* Quản lý nhà nước về giáo dục cấp quận
Có thể quan niệm: Quản lý nhà nước về giáo dục cấp quận là việc thực hiện chức
năng, nhiệm vụ, thẩm quyền do nhà nước quy định, phân cấp trong các hoạt động QLGD
ở cấp quận.
Trang 17Mục tiêu QLNN về giáo dục ở quận: Nhằm tác động và điều chỉnh các hoạt động giáo
dục trên địa bàn quận, bảo đảm trật tự, kỷ cương trong giáo dục đào tạo để thực hiện mục tiêunâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho xã hội, hoàn thiện và phát triển nhâncách của công dân
Chủ thể QLNN về giáo dục ở quận: QLNN về giáo dục cấp quận, chủ thể quản lý
của cơ quan thẩm quyền chung là UBND và chủ thể của cơ quan thẩm quyền riêng làPhòng GD&ĐT
Đối với cấp QLNN về giáo dục tại địa phương là cấp tỉnh/thành phố (có cơ quan chuyên môn là Sở GD&ĐT) và cấp quận/huyện (có cơ quan chuyên môn là Phòng GD&ĐT) tập trung vào các nội dung sau:
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương và chỉ đạo thực hiện;
Quản lý chuyên môn, nghiệp vụ các trường theo sự phân cấp và QLNN
về các hoạt động giáo dục ở địa phương;
Thực hiện thanh tra, kiểm tra giáo dục tại địa phương.
Như vậy, nội dung quản lý chủ yếu của Phòng GD&ĐT bao gồm mảng công việc: Kế hoạch phát triển giáo dục, quản lý công tác chuyên môn, thanh tra, kiểm tra giáo dục các trường, cơ sở giáo dục theo sự phân cấp.
Đối tượng QLNN về giáo dục ở quận: Các hoạt động giáo dục trong phạm vi được
phân cấp cho quận Cụ thể quản lý ngành học mầm non, bậc tiểu học, trung học cơ sở
1.1.3 Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục cấp quận
QLNN về giáo dục cấp quận là việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền do nhà nước quy định, phân cấp trong các hoạt động QLGD quận Điểm cốt lõi của QLNN về giáo dục ở quận là việc thực thi hệ thống các chính sách, thể chế quốc gia về giáo dục theo yêu cầu của nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân mà chúng ta đang xây dựng Việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhà nước, nhà trường, xã hội và người học cũng là nhằm đáp ứng những vấn đề đặt ra trong xã hội, tạo động lực để giáo dục phát triển đúng hướng, có chất lượng, công bằng và hiệu quả.
Trang 18Hình thức quản lý theo các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước trong đó lưu ý nhất là nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ và nguyên tắc tập trung dân chủ Quản
lý theo lãnh thổ thuộc về cơ quan thẩm quyền chung là UBND quận Quản lý theo ngành thuộc về cơ quan thẩm quyền riêng như các cơ quan chuyên môn của UBND quận Quản lý theo lãnh thổ quản lý tất cả các mặt của nền kinh tế
xã hội còn quản lý ngành chú trọng vào từng ngành cụ thể Các cơ quan chuyên môn ngành chịu sự quản lý song trùng, tức vừa chịu sự quản lý, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn cấp trên vừa chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của UBND quận.
Về biện pháp quản lý, theo Từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên quanniệm: “Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành, giải quyết một vấn đề cụ thể” Từ đó,
có thể hiểu một cách chung nhất, biện pháp là cách làm để thực hiện một công việc nào đónhằm đạt được mục đích đề ra
Từ cách tiếp cận trên, chúng tôi quan niệm: Biện pháp QLNN về giáo dục ở quận là
tổng hợp các cách thức tổ chức quản lý của chủ thể quản lý giáo dục ở quận, trong đó chủ yếu là vai trò quản lý của UBNN quận, Phòng GD&ĐT quận, tác động đến các hoạt động giáo dục trong phạm vi được phân cấp cho quận quản lý của ngành học mầm non, bậc tiểu học, trung học cơ sở nhằm thực hiện có hiệu quả nội dung, nhiệm vụ quản lý giáo dục trên địa bàn.
1.2 Phân cấp quản lý giáo dục ở quận và nội dung quản lý giáo dục cấp quận
1.2.1 Cấu trúc tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ quản lý giáo dục quận
* Các tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức
Quận uỷ
Quận ủy lãnh đạo các cơ quan nhà nước cấp quận bằng nghị quyết, đề
ra chủ trương, đường lối, chính sách cho các hoạt động giáo dục trong quận Các nghị quyết này được xem như kim chỉ nam cho hoạt động QLNN nói
Trang 19chung và QLNN về giáo dục nói riêng Quận ủy còn lãnh đạo UBND quận thông qua công tác tổ chức và cán bộ Quận ủy chọn, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào các vị trí chủ chốt cho ngành giáo dục quận, quyết định bổ nhiệm các hiệu trưởng và phó hiệu trưởng Thông qua danh sách cán bộ QLGD luân chuyển, điều động.
Hội đồng nhân dân
Theo quy định của Luật tổ chức HĐND và UBND, mỗi năm HĐND chỉ họp hai lần chính thức hằng năm (1 lần vào cuối tháng 1 đầu tháng 2; lần
2 vào cuối tháng 11 đầu tháng 12), ngoài ra, chủ tịch HĐND có thể triệu tập họp đột xuất nếu có vấn đề phát sinh Trong các kỳ họp này, HĐND quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương trong lĩnh vực giáo dục Cụ thể, quyết định các biện pháp và điều kiện cần thiết để xây dựng và phát triển mạng lưới giáo dục mầm non, phổ thông trên địa bàn theo quy hoạch chung
mà UBND quận kiến nghị
HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của thường trực HĐND, UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp HĐND giám sát việc thi hành pháp luật và chủ trương chính sách về giáo dục tại địa phương Giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND về giáo dục.
Uỷ ban nhân dân
Với vai trò là chủ thể của cơ quan quyền lực chung trong QLNN về giáo dục ở quận, Nghị định 115/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/12/2012 quy định trách nhiệm QLNN về giáo dục của UBND quận UBND cấp quận
có trách nhiệm thực hiện chức năng QLNN về giáo dục trên địa bàn quận; Chịu trách nhiệm trước UBND cấp tỉnh về phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn quận Theo quy định này, UBND quận được chủ động xây dựng các chương trình, đề án phát
Trang 20triển sự nghiệp giáo dục của quận, chủ động triển khai và bảo đảm các nguồn lực cho hoạt động này; Chủ động trong việc quyết định số lượng biên chế Phòng GD&ĐT trong tổng số biên chế của quận.
Các phòng chuyên môn thuộc UBND
Nghị định số 14/2008/NĐ-CP quy định về tổ chức các cơ quan thuộc UBND cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Theo đó số cơ quan chuyên môn của UBND quận tối đa 12 phòng, trong đó có 10 phòng thuộc cơ cấu cứng và 2 phòng được tổ chức theo đặc thù của từng địa phương Trong các cơ quan chuyên môn ở quận chỉ có một số phòng có mối quan hệ chặt chẽ với ngành giáo dục như Phòng Nội vụ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Thanh tra.
Phòng Nội vụ: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năng QLNN các lĩnh vực: Tổ chức; Biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; Cải cách hành chính; Chính quyền địa phương; Địa giới hành chính; Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Hội, tổ chức phi chính phủ; Văn thư, lưu trữ nhà nước; Tôn giáo; Thi đua - khen thưởng Với chức năng tham mưu rộng như vậy, Phòng Nội vụ có vai trò rất lớn, chi phối hầu như hoàn toàn vấn đề tổ chức, nhân sự của ngành giáo dục.
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năng QLNN về các lĩnh vực: Lao động; Việc làm; Dạy nghề; Tiền lương; Tiền công; Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; An toàn lao động; Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Với chức năng quy định, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội liên quan đến giáo dục trong lĩnh vực dạy nghề.
Phòng Tài chính - Kế hoạch: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năng QLNN về các lĩnh vực: Tài chính, tài sản; Kế hoạch và
Trang 21đầu tư Với chức năng tham mưu, Phòng Tài chính - Kế hoạch có vai trò trong việc cung cấp nguồn lực tài chính cho ngành giáo dục.
Thanh tra quận: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năng QLNN về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi QLNN của Ủy ban nhân dân quận; Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo,… theo quy định của pháp luật.
Các tổ chức chính trị - xã hội cùng tham gia công tác giáo dục tại quận
có Hội khuyến học.
Theo điều lệ được Nhà nước phê duyệt, tổ chức khuyến học Việt Nam gồm ba cấp: Trung ương có Ban chấp hành Trung ương Các địa phương có Hội khuyến học tỉnh, thành và các Hội khuyến học quận, huyện, thị xã Ở cơ
sở có tổ chức Hội khuyến học, chi hội khuyến học các dòng họ, cơ quan, trường học, tổ chức kinh tế, xã hội.
Phòng Giáo dục và Đào tạo: Là cơ quan chuyên môn của UBND quận,
có vị trí đặc biệt quan trọng vì tập trung cho việc chỉ đạo, quản lý các hoạt động giáo dục Hoạt động QLGD quận có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động chỉ đạo, điều hành của phòng Vì vậy, việc nghiên cứu hiệu quả hoạt động của Phòng GD&ĐT có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của QLGD quận Vị trí, chức năng, trách nhiệm, quyền hạn của Phòng Giáo dục và Đào tạo Điều 128 Luật tổ chức HĐND và UBND khẳng định các cơ quan chuyên môn thuộc UBND là cơ quan tham mưu, giúp UBND cùng cấp thực hiện chức năng QLNN ở địa phương và thực hiện một
số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND cùng cấp theo quy định của pháp luật bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành và lĩnh vực từ trung ương đến cơ sở.
Nghị định 115/2010/NĐ-CP quy định Phòng GD&ĐT có trách nhiệm giúp UBND quận thực hiện chức năng QLNN về giáo dục trên địa bàn quận.
Trang 22Thông tư 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV khẳng định Phòng GD&ĐT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, có chức năng tham mưu, giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, bao gồm: Mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo; Tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; Tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và
đồ chơi trẻ em; Quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; Bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo Phòng GD&ĐT chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và nhiệm vụ công tác của UBND quận; Đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở GD&ĐT.
Trong hệ thống QLNN, Phòng GD&ĐT được xây dựng theo kiểu trực tuyến, chức năng, thực hiện theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ Hoạt động QLGD theo ngành là để quản lý về mặt nhà nước Nhà nước đề ra chủ trương, chính sách, xây dựng chiến lược…để thống nhất quản lý, tạo môi trường cho các tổ chức, đơn vị giáo dục phát huy tính chủ động, nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục Hệ thống quản lý trực tuyến - chức năng tức quản lý của Chính phủ đối với UBND tỉnh/thành phố và UBND quận/huyện Thành phố, quận, phường là trực tuyến còn Sở GD&ĐT
và Phòng GD&ĐT là các cơ quan chức năng thuộc UBND thành phố và quận Trong hệ thống quản lý theo ngành thì Phòng GD&ĐT là cấp quản lý thấp nhất Phòng GD&ĐT chịu sự lãnh đạo song trùng của UBND quận và Sở GD&ĐT Các trường, các cơ sở giáo dục (được phân cấp cho phường) chịu sự lãnh đạo song trùng của UBND phường và Phòng GD&ĐT quận.
Chức năng của Phòng GD&ĐT
Phòng GD&ĐT có 3 chức năng chủ yếu là chấp hành, quản lý và tham mưu Chấp hành sự chỉ đạo của các cơ quan cấp trên (Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, UBND quận…) Đối với Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT là cơ quan quản lý chuyên môn cấp dưới có trách nhiệm chấp hành và triển khai thực hiện sự chỉ đạo của sở về chuyên môn, nghiệp vụ Đối với UBND quận,
Trang 23Phòng GD&ĐT là cơ quan chức năng có trách nhiệm tổ chức triển khai chủ trương về giáo dục và đào tạo của UBND quận trên địa bàn quận.
Quản lý sự nghiệp giáo dục trên địa bàn quận bao gồm hai nội dung chủ yếu: Quản lý hành chính trong giáo dục và quản lý chuyên môn Để thực hiện chức năng này, Phòng GD&ĐT phải hướng dẫn, điều hành, phối hợp, kiểm tra các cơ sở giáo dục dưới quyền Tham mưu cho các cơ quan cấp trên
về các vấn đề liên quan đến sự nghiệp giáo dục trong phạm vi quận để cấp trên có những quyết định kịp thời, chính xác nhằm đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục trên địa bàn quận.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng GD&ĐT
Theo Thông tư 47/2011/TTLT/BGD&ĐT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND QLNN về GD&ĐT tại địa phương Phòng GD&ĐT có các nội dung quản lý chính phân thành các lĩnh vực sau:
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục tại địa bàn và chỉ đạo thực hiện Thực hiện cải cách hành chính trong giáo dục;
Quản lý chuyên môn, nghiệp vụ các ngành học, bậc học theo sự phân cấp; Quản lý các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục;
Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm,…người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục theo đúng quy định của pháp luật;
Lập dự toán thu chi ngân sách giáo dục, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ;
Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị có liên quan đến giáo dục trên địa bàn.
Mối quan hệ với các tổ chức
Với quận uỷ: Phòng GD&ĐT hoạt động dưới sự lãnh đạo của quận uỷ, có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nghị quyết của quận uỷ và báo cáo kết quả thực hiện các nghị quyết theo quy định thông qua các ban Đảng của quận uỷ,
Trang 24đồng thời phối hợp các ban Đảng giúp quận uỷ xây dựng dự thảo của nghị quyết liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo theo sự phân công.
Với Hội đồng nhân dân quận: Phòng GD&ĐT có trách nhiệm tổ chức thực hiện các Nghị quyết và chịu sự giám sát của UBND quận Phối hợp với các ban của HĐND quận xây dựng dự thảo các nghị quyết của HĐND liên quan tới lĩnh vực giáo dục và đào tạo theo sự phân công.
Với Uỷ ban nhân dân quận và Sở Giáo dục và Đào tạo: Phòng GD&ĐT
có trách nhiệm chấp hành và thực hiện các quyết định, chỉ thị của UBND quận
và Sở GD&ĐT, đồng thời có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động theo quy định Mối quan hệ giữa Phòng GD&ĐT với UBND quận và Sở GD&ĐT là mối quan hệ quản lý theo nguyên tắc quản lý ngành kết hợp với quản lý lãnh thổ Phòng GD&ĐT là cơ quan chuyên môn của UBND quận, chịu sự chỉ đạo quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND quận, có trách nhiệm giúp UBND quận thực hiện chức năng QLNN về giáo dục Sở GD&ĐT là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ Như vậy, Phòng GD&ĐT chịu sự “song trùng” quản lý của cả UBND quận và Sở GD&ĐT.
Với các phòng chuyên môn khác trong quận: Phòng GD&ĐT quan hệ với các phòng chuyên môn khác trên nguyên tắc cùng phối hợp, hỗ trợ và cộng đồng trách nhiệm theo chức năng nhiệm vụ được giao để hoàn thành nhiệm vụ chính trị chung của quận.
Với Uỷ ban nhân dân phường: Phòng GD&ĐT quan hệ với UBND các phường, trên nguyên tắc là cơ quan, chủ quản cùng phối hợp để quản lý, chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ Với tư cách là cơ quan chuyên môn của UBND quận, Phòng GD&ĐT có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra công tác quản lý, chỉ đạo của các phường về lĩnh vực giáo dục và đào tạo Các đơn vị phải báo cáo những nội dung thuộc công tác quản lý của phòng và những nội dung được UBND quận phân công.
Trang 25Với các ngành, bậc học được giao quản lý: Phòng GD&ĐT quan hệ trên nguyên tắc phối hợp, cộng đồng trách nhiệm để thực hiện nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục của quận Những nội dung được UBND quận phân công và uỷ quyền Phòng GD&ĐT có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo các trường có trách nhiệm thực hiện, báo cáo kết quả các hoạt động của nhà trường (sơ kết, tổng kết năm học, các chương trình hành động và kết quả thực hiện các nghị quyết của quận uỷ, HĐND quận, xã hội hoá giáo dục…).
1.2.2 Phân cấp quản lý giáo dục
Theo Từ điển Pháp Việt, phân cấp là “chế độ quản lý phân giao cho một tập thể hayđơn vị hành chính được quyền tự quản lý, có tư cách pháp nhân, có quyền hạn và nguồn lợinhất định dưới sự kiểm tra của nhà nước”
Ở Việt Nam hiện nay có nhiều cách hiểu và tiếp cận khác nhau về phân cấp Tuynhiên, về cơ bản, phân cấp quản lý được hiểu là sự phân định nhiệm vụ, thẩm quyền, tráchnhiệm giữa các cấp chính quyền phù hợp với năng lực thực tế của mỗi cấp nhằm nâng caohiệu lực, hiệu quả QLNN Mục tiêu của phân cấp quản lý là nhằm phát huy tính năngđộng, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền địa phươngtrên cơ sở phân định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi cấp trong
bộ máy chính quyền nhà nước, đảm bảo sự quản lý thống nhất của Chính phủ để nâng caohiệu lực, hiệu quả QLNN, phục vụ tốt hơn nhu cầu và lợi ích của nhân dân, đáp ứng yêucầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN Phân cấp bao gồm phân cấp theo chức năng và phân cấp theo lãnh thổ.Phân cấp theo chức năng là các cá nhân, tổ chức ở những vị trí xác định được giao thựchiện những nhiệm vụ nhất định phù hợp với chức năng quản lý của mình Phân cấp theolãnh thổ là mỗi cấp quản lý (chính quyền địa phương) được giao quản lý các đối tượng trênmột địa bàn xác định
Phân cấp QLGD cần nghiên cứu những mối quan hệ hữu cơ giữa các cấp quản lý,trong đó có những vấn đề thuộc về nguyên tắc và những vấn đề có thể thay đổi tùy thuộc vàotình hình cụ thể của từng địa phương, từng khu vực Theo tác giả Phan Văn Kha: “trong điềukiện phân cấp quản lý trong giáo dục ở nước ta hiện nay, phân cấp được hiểu là sự chuyển giaochức năng, nhiệm vụ và quyền hạn từ các cơ quan quản lý cấp cao xuống các cơ quan quản lýcấp dưới, hoặc từ cơ quan QLNN cho các đơn vị tác nghiệp các cơ sở” [20, tr.68] Phân cấp
Trang 26quản lý giáo dục ở quận Theo luật tổ chức HĐND, UBND, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐNDtrong lĩnh vực giáo dục thể hiện ở các nội dung sau:
Quyết định các biện pháp và điều kiện cần thiết để xây dựng và phát triển mạnglưới giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy hoạch chung
Giám sát việc thi hành pháp luật và chủ trương, chính sách về giáo dục tại địa phương.
Nghị định 115/2010/NĐ-CP quy định trách nhiệm QLNN về giáo dục của UBND quận Theo Nghị định này Uỷ ban nhân dân quận thực hiện chức năng QLNN về giáo dục trên địa bàn quận; Chịu trách nhiệm trước UBND thành phố về phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn quận Nghị định còn quy định trách nhiệm QLNN về giáo dục của Phòng GD&ĐT là tham mưu giúp UBND quận thực hiện chức năng QLNN về giáo dục trên địa bàn quận.
Nội dung phân cấp QLGD ở quận Hiện nay, phân cấp QLGD bao gồm:
Phân cấp QLGD từ Bộ GD&ĐT đến Sở GD&ĐT và từ Sở GD&ĐT đến Phòng GD&ĐT.
Phân cấp QLGD trong nội bộ quận: Trách nhiệm của HĐND, trách nhiệm của UBND, trách nhiệm của Phòng GD&ĐT, trách nhiệm của Phòng Nội vụ, trách nhiệm của Phòng Tài chính Theo phân cấp hiện nay, cấp quận thực hiện chức năng QLNN về giáo dục trên địa bàn quận; Chịu trách nhiệm trước UBND thành phố về phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn quận QLNN về giáo dục cấp quận quán triệt nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước trong đó chú trọng đặc biệt hai nguyên tắc: 1) nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương, vùng, lãnh thổ; 2) nguyên tắc tập trung dân chủ.
Theo các nguyên tắc đó, UBND quận thực hiện các chức năng QLNN về giáo dục và các điều kiện thực thi Các cơ quan chuyên môn Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và các nhà trường, cơ sở giáo dục thực hiện quản lý chuyên môn theo
Trang 27quy định của cơ quan quản lý cấp trên Phòng GD&ĐT chịu sự chỉ đạo trực tiếp
về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở GD&ĐT và quản lý chuyên môn nghiệp vụ ngành học mầm non, các trường tiểu học, trung học cơ sở Các nội dung phân cấp QLGD cấp quận hiện nay bao gồm:
Quản lý các điều kiện bao gồm: Công tác tổ chức, công tác nhân sự, công tác tài chính và cơ sở vật chất.
Quản lý công tác chuyên môn bao gồm công tác quy hoạch và công tác chuyên môn.
Công tác thanh tra, kiểm tra bao gồm giải quyết khiếu nại, tố cáo kiến nghị có liên quan đến giáo dục; Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên môn.
1.2.3 Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
Theo luật tổ chức HĐND, UBND nhiệm vụ, quyền hạn của UBND trong lĩnh vực giáodục và Nghị định 115/2010/NĐ-CP quy định trách nhiệm QLNN về giáo dục, nội dung phâncấp QLNN về giáo dục ở quận Ba Đình như sau:
* Quản lý các điều kiện thực hiện
Công tác tổ chức: Thành lập, sáp nhập, chia tách trường và các cơ sở giáo
dục: Phòng Nội vụ và Phòng GD&ĐT tham mưu cho UBND quận về việc thành lập, sáp nhập, chia tách trường và các cơ sở giáo dục UBND quận ký quyết định thành lập, sát nhập, chia tách trường và các cơ sở giáo dục Phê duyệt cơ cấu tổ chức bộ máy Phòng GD&ĐT Theo quy định của Nghị định 115/2010/NĐ-CP, UBND quận phê duyệt cơ cấu tổ chức bộ máy Phòng GD&ĐT.
Quản lý nhân sự: Bổ nhiệm lãnh đạo; Xây dựng kế hoạch biên chế
nhân sự; Tuyển dụng; Thuyên chuyển, luân chuyển; Quy hoạch bổ nhiệm cán
bộ quản lý; Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ; Thi đua khen thưởng kỷ luật; Hưu trí thôi việc Phòng GD&ĐT quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, giáng chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục công lập; Công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các cơ sở giáo
Trang 28dục ngoài công lập thuộc thẩm quyền quản lý của UBND quận theo quy định của pháp luật và ủy quyền của UBND quận
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ: Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng chuẩn,
kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý Phòng GD&ĐT duyệt báo cáo Sở GD&ĐT và UBND quận Phòng GD&ĐT ra quyết định cử giáo viên đi học,
tổ chức các lớp chuyên đề, thi cán bộ quản lý và giáo viên giỏi; Tổ chức sơ kết, đánh giá và báo cáo UBND quận và Sở GD&ĐT
Quản lý tài chính cơ sở vật chất: Xây dựng kế hoạch và hoạch toán thu
chi; Phân bổ ngân sách; Cấp phát ngân sách; Phê duyệt quyết toán; Kiểm tra tài chính các cơ sở giáo dục; Quản lý tài sản.
* Quản lý công tác chuyên môn
Kế hoạch phát triển giáo dục: Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục, quy hoạch mạng lưới trường trình UBND quận UBND quận trình HĐND cùng cấp, HĐND cùng cấp thông qua, UBND quận phê duyệt, đưa vào thực thi trong quận.
Công tác chuyên môn gồm: Tuyển sinh; Công nhận tốt nghiệp và cấp bằng; Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên môn.
Xây dựng kế hoạch chỉ đạo tổ chức tuyển sinh các cấp học, bậc học Hướng dẫn việc tuyển sinh theo quy định Các cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển sinh tại cơ sở, báo cáo về phòng Kết quả tuyển sinh được báo cáo Sở GD&ĐT và UBND quận Cơ sở giáo dục thực hiện việc xét công nhận hoàn thành chương trình Tiểu học; Cấp bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị có liên quan đến giáo dục; Thanh tra, kiểm tra chuyên môn; Thanh tra toàn diện; Thanh tra giáo viên Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch thanh tra cơ sở giáo dục, xây dựng kế hoạch thanh tra tháng/năm Thanh tra gồm các nội dung: Cơ sở vật chất và kỹ thuật: Cảnh quan, phòng học, phòng chức năng, nội trú, bán trú, sách thư viện, bảo
Trang 29quản cơ sở vật chất kỹ thuật ; Thanh tra thực hiện kế hoạch giáo dục: Kế hoạch phát triển giáo dục; Tổ chức giảng dạy thực hiện chương trình; Thực hiện quy chế về kiểm tra, thi và xếp loại đánh giá học sinh; Kết quả thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi; Cấp phát bằng, chứng chỉ hoạt động sư phạm nhà giáo; Thực hiện các chương trình giáo dục cho học sinh; Thanh tra công tác quản lý của thủ trưởng
cơ sở giáo dục
1.3 Các yếu tố chi phối, tác động đến quản lý nhà nước về giáo dục quận Ba Đình
Hiện nay có rất nhiều yếu tố chi phối, tác động đến QLNN về giáo dục
ở quận Cần thấy rõ các yếu tố này để từ đó xác định những vấn đề cần phải giải quyết trong QLNN về giáo dục ở quận Ba Đình hiện nay.
Một là, chế độ chính trị - xã hội, thể chế nhà nước
Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, vì vậy mọi mục đích đều hướng đến người dân nhằm thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Để đạt được mục tiêu đó, Đảng và nhà nước đã không ngừng chăm lo xây dựng, củng cố chế độ chính trị, giữ vững ổn định an ninh chính trị Thể chế nhà nước quy định sự phân bổ quyền lực trong cơ cấu bộ máy và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành bộ máy nhằm làm cho nhà nước thực hiện đầy đủ, có hiệu lực các chức năng nhiệm vụ
mà nhà nước đặt ra cũng như những yêu cầu khách quan đặt ra từ phía xã hội.
Bản chất của nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân nên khi tổ chức bộ máy nhà nước phải đảm bảo các nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa đã được ghi trong Hiến pháp Khi thiết kế bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương, bất kỳ nhà nước nào cũng xác định được các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước một cách hợp lý Thể chế chính trị xã hội của đất nước chi phối toàn bộ
tổ chức bộ máy công quyền, cơ chế hoạt động và quản lý trong đó có QLNN
về giáo dục.
Trang 30Hai là, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý là một trong những điều kiện tiên quyết bảo đảm hiệu quả công tác Đội ngũ cán bộ quản lý là nguồn lực chủ yếu của hệ thống quản lý để có thể vận hành và hoàn thành chức năng, nhiệm
vụ được giao Do đó tình hình kinh tế, xã hội thường xuyên thay đổi đòi hỏi phải liên tục phát triển năng lực của tất cả cán bộ quản lý trong hệ thống quản
lý hành chính nói chung, cán bộ QLGD nói riêng Hiện nay, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý được tiếp cận trên các khía cạnh sau:
Khả năng dự báo, khả năng phán đoán và xử lý tình huống trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Khả năng thực thi và hoàn thành công việc một cách có hiệu quả Cụ thể trong công việc người cán bộ quản lý phải thể hiện được mình là người có năng lực.
Khả năng làm việc nhóm Thông qua làm việc nhóm, năng lực của mỗi
cá nhân được biến thành năng lực của tập thể Năng lực tập thể giúp kết hợp tất cả các năng lực khác nhau và sử dụng chúng một cách tốt nhất nhằm đạt được các mục tiêu tổng thể tổ chức và góp phần vào việc phát triển tổ chức.
Năng lực của đội ngũ cán bộ QLGD chi phối, tác động tới tính hiệu quả, kỷ cương xã hội của QLNN về giáo dục trên cương vị công tác được giao.
Ba là, điều kiện, phương tiện phục vụ quản lý
Điều kiện, phương tiện phục vụ quản lý là những cơ sở vật chất kỹ thuật là hệthống các phương tiện vật chất - kỹ thuật khác nhau được sử dụng để phục vụ hoạt độngcủa con người trong đời sống nói chung và trong hoạt động quản lý nói riêng
Điều kiện, phương tiện phục vụ quản lý là những yếu tố quan trọng giúp chủ thểquản lý thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao Hiện nay, trong điều kiện
Trang 31xã hội phát triển thì điều kiện và phương tiện phục vụ quản lý càng có ý nghĩa quyếtđịnh trong việc thực hiện các mục tiêu quản lý.
Bốn là, công tác thanh tra, kiểm tra
Công tác thanh tra, kiểm tra là một nội dung, một chức năng thiết yếu của QLNN về giáo dục Trong thực tế quản lý, thanh tra, kiểm tra là công cụ đắc lực của ngành giáo dục và nhà quản lý trong việc kiểm tra sự chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật, kế hoạch của nhà nước và điều lệ các quy chế chuyên môn của ngành giáo dục Thanh tra, kiểm tra là việc thực hiện một trong bốn chức năng quản lý Chủ thể quản lý, thông qua công tác để tác động, điều chỉnh đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu quản lý.
*
Trong tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ta, cấp quận là tổ chức hành chính nhà nước ở địa phương Đây là mô hình tổ chức hoạt động theo thứ bậc, cấp trên cấp dưới theo kiểu trực tuyến chức năng Để nâng cao hiệu quả QLNN trong cải cách hành chính nhà nước nhằm đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi mới trong thời kỳ hội nhập cần nghiên cứu bộ máy QLGD cấp quận nói chung và Phòng GD&ĐT nói riêng trong bối cảnh cải cách hành chính, theo mục tiêu và phương pháp mà cải cách hành chính đặt ra Chương 1 đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà nước về giáo dục ở quận, phân cấp quản lý giáo dục ở quận, biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục Những vấn đề lý luận đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những nội dung của QLNN về giáo dục ở quận như: Quản lý các điều kiện thực hiện, quản lý công tác chuyên môn Những nội dung đó đã làm cơ sở trực tiếp cho việc khảo sát, đánh giá thực
Trang 32trạng của vấn đề nghiên cứu và đề ra biện pháp QLNN về giáo dục ở quận trong các chương tiếp theo.
Chương 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC
Ở QUẬN BA ĐÌNH HÀ NỘI 2.1 Khái quát chung về đặc điểm giáo dục và đào tạo quận Ba Đình
Về vị trí địa lý, kinh tế xã hội và văn hóa: Quận Ba Đình nằm ở trung tâm nội thành HàNội có 14 phường với diện tích 9,248 km2 kéo dài theo hướng Đông - Tây Phía Bắc quận BaĐình giáp quận Tây Hồ, phía Nam giáp quận Cầu Giấy, phía Nam và Tây Nam giáp quậnĐống Đa, phía Đông giáp quận Hoàn Kiếm và ra đến tận bờ sông Hồng Dân số có 225,282người, mật độ dân số 24.360 người/km2, trình độ dân trí nhìn chung cao và tương đối đồngđều
Quận Ba Đình được Chính phủ xác định là Trung tâm hành chính - chính trị quốcgia, nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước Đây còn là trung tâm
Trang 33ngoại giao, đối ngoại Ba Đình có trụ sở của nhiều tổ chức quốc tế, sứ quán các nước, nơithường xuyên diễn ra các hội nghị quan trọng của nhà nước, quốc tế và khu vực Ba Đình
là một trong những quận có sự phát triển kinh tế tăng trưởng ở mức cao của thành phố HàNội; thu ngân sách luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, tỷ lệ thu luôn tăng theotốc độ phát triển Ba Đình cũng là một trong những đơn vị luôn được chọn làm điểm trongcác công tác phát triển kinh tế của thành uỷ, trung ương
Quận Ba Đình là cái nôi của nền văn minh sông Hồng nên nền văn hoá, cùng vớinhững nét chung của văn hoá vùng đất thủ đô, quận cũng đã tạo cho mình một bản sắcriêng với nhiều di tích lịch sử - văn hoá như Di tích Hoàng thành Thăng Long, đền QuánThánh, đền Voi Phục, chùa Một Cột, Cột cờ Hà Nội, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Là nơilưu giữ được nhiều dấu tích lịch sử về công cuộc xây dựng và bảo vệ, mở mang đất nướccủa ông cha, trong đó tiêu biểu nhất là di tích Hoàng thành Quận cũng là vùng đất cónhiều làng nghề cổ truyền mang đậm dấu ấn lịch sử như làng hoa Ngọc Hà, Lĩnh Bưởi, lụaTrúc Bạch, giấy gió Yên Thái, Hồ Khẩu, đúc đồng Ngũ Xã, bánh cốm Yên Ninh, rượu senThụy Khuê Ngày 02/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã longtrọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa đấtnước Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội
Về công tác giáo dục: Quận đã xác định mục tiêu giáo dục là quốc sách hàng đầu.Trong những năm qua, quận luôn dành sự chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, đầu tưmới, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng chuẩn hóa Ba Đình là quậnđầu tiên trong cả nước được công nhận là hoàn thành chương trình phổ cập THCS, xóaxong lớp học ca 3, phòng học cấp 4
Toàn quận hiện có 72 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (công lập 51trường, ngoài công lập 21 trường), trong đó có 48 trường công lập do quận trực tiếp quảnlý:
Khối trường mầm non có 20 trường công lập, 20 trường ngoài công lập Đáp ứng được khoảng 90,0% trẻ mẫu giáo và 100% trẻ 5 tuổi trong độ tuổi đến trường.
Khối trường tiểu học có 17 trường công lập và 02 trường ngoài công lập Cơ bản đáp ứng được 100% trẻ trong độ tuổi đến trường.
Trang 34Khối trường THCS có 11 trường công lập, 01 trường Thực nghiệm (thuộc Viện Khoa học giáo dục), 01 trường dân lập Cơ bản đáp ứng được 100% trẻ trong độ tuổi đến trường.
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hiện nay của 3 cấp học là 2.198, cơ bản đủ về số lượng, đảm bảo tỷ lệ cơ cấu hợp lý giáo viên các bộ môn, các cấp 100% giáo viên đạt chuẩn đào tạo của cấp học.
Cơ sở vật chất của các trường học nhìn chung còn nhiều hạn chế về diện tích, quy mô; Đa số các trường chưa được đầu tư đồng bộ, chưa đảm bảo các tiêu chí chuẩn quốc gia, chưa đáp ứng các yêu cầu, điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
2.2.1 Tình hình giáo dục quận Ba Đình hiện nay
* Về xây dựng và phát triển mạng lưới giáo dục trên địa bàn quận theo quy mô và kế hoạch chung
Các cấp học, ngành học trong quận liên tục giữ vững chất lượng giáo dục toàn diện, thể hiện ở sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục và nhu cầu học tập của nhân dân Cơ sở vật chất được UBND quận quan tâm đầu tư góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của các trường Năm 2010, tổng kế hoạch vốn đầu tư ngân sách quận khoảng 11,7 tỷ đồng, năm
2011 khoảng 24 tỷ đồng, năm 2012 khoảng 33 tỷ đồng Tuy nhiên, cơ sở vật chất của các trường còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy - học và duy trì môi trường sư phạm của nhà trường.
Bậc học mầm non: Toàn quận có 40 trường (trong đó có 20 trường ngoài công lập), với tổng số 13.571 trẻ (trong đó trường ngoài công lập có 3.960 trẻ) Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cấp mầm non có 831 người (600 giáo viên, 231 nhân viên), trong đó tỷ lệ đạt chuẩn là 100%, đạt trên chuẩn là 61,0% Trình độ chuyên môn về quản lý giáo dục có 26 người,
Trang 35chiếm tỷ lệ 3,0% Tổng số giáo viên đã đạt danh hiệu dạy giỏi cấp quận là
214, chiếm tỷ lệ 36,0%, cấp thành phố là 43, chiếm tỷ lệ 7,0% Các trường có
số lượng giáo viên dạy giỏi cấp quận và thành phố cao như: Trường mầm non
A, mầm non Tuổi Hoa Các trường có số lượng giáo viên dạy giỏi cấp quận
và thành phố thấp như: Trường Sao Mai, mẫu giáo Chim Non, số 2, số 9
Cơ sở vật chất trường học Đa số các trường mầm non trên địa bàn quận có diện tích khuôn viên và diện tích xây dựng hạn chế Trong số 20 trường, chỉ có 5 trường có quy mô từ 10 nhóm lớp trở lên, còn lại chủ yếu là các trường có từ 6 nhóm lớp trở xuống Một số trường có khuôn viên rộng nhưng cơ sở vật chất đã xuống cấp do được xây dựng từ những năm 1970-
1990 Hiện chỉ có trường mầm non Tuổi Thơ và Tuổi Hoa đạt chuẩn quốc gia Một số phường có quy mô dân số lớn nhưng quy mô trường mầm non rất hạn chế như: Phường Thành Công dân số khoảng 25.500 người, hiện có 2 trường mầm non; Phường Vĩnh Phúc dân số khoảng 20.000 người nhưng chỉ có 1 trường mầm non Sao Mai, quy mô 9 nhóm lớp, 500 học sinh; Phường Phúc
Xá dân số khoảng 22.500 người nhưng chỉ có 1 trường mầm non số 8, quy mô
6 nhóm lớp, 300 học sinh Theo quy định trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
có quy mô số lớp học tối đa 20 lớp/trường; Số trẻ trung bình từ 30-35 trẻ/nhóm lớp và diện tích đất xây dựng trường tối thiểu đối với đô thị là 8m2/trẻ Thực tế các trường mầm non thuộc quận hiện nay đều chưa đáp ứng điều kiện diện tích đất xây dựng/1 học sinh Số lượng phòng học và các phòng chức năng chưa đáp ứng đủ nhu cầu Để đáp ứng yêu cầu số học sinh/1 lớp đạt chuẩn số trẻ hiện tại đang học ở các trường thì số lượng phòng học còn thiếu khoảng 90 phòng (tương đương khoảng 6 trường có quy mô 15 nhóm lớp/1 trường) Quy mô trường, lớp mầm non trên địa bàn quận hiện chưa đáp ứng được yêu cầu, tạo áp lực trong tuyển sinh, khó khăn trong công tác quản lý và hoạt động chuyên môn của các trường.
Trang 36Cấp tiểu học: Toàn quận có 19 trường tiểu học với 21.367 học sinh (trong đó có 2 trường ngoài công lập) 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày Chất lượng dạy và học tiếp tục được giữ vững Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cấp tiểu học có 886 người (716 giáo viên, 170 nhân viên), trong đó: Tỷ lệ đạt chuẩn là 100%, đạt trên chuẩn là 92,0% Trình
độ chuyên môn về quản lý giáo dục có 20, chiếm tỷ lệ 2,2% Tổng số giáo viên đạt danh hiệu dạy giỏi cấp quận là 311, chiếm tỷ lệ 43,0%, cấp thành phố
là 73, chiếm tỷ lệ 10,0% Có 7 trường có số lượng giáo viên dạy giỏi cấp quận
và thành phố, có 6 trường có số lượng giáo viên dạy giỏi cấp quận và thành phố thấp Qua kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của Sở GD&ĐT, trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám đạt mức độ 3 (mức độ cao nhất) và trường Tiểu học Ba Đình đạt mức độ 2.
Tuy nhiên hiện nay còn có phường Liễu Giai chưa có trường tiểu học công lập Một số trường có điều kiện về cơ sở vật chất đặc biệt khó khăn như trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc và Tiểu học Nguyễn Trung Trực có địa điểm chung với di tích Sân chơi, bãi tập của các trường còn thiếu, trong số 17 trường chỉ có 7 trường có nhà thể chất Ngoài ra hệ thống phòng chức năng của phần lớn các trường cũng chưa đáp ứng được theo quy định Theo số liệu thống kê 2 năm gần đây, tổng số học sinh của 17 trường tiểu học thuộc quận trung bình là 19174 học sinh/1năm Với tổng số lớp hiện có của 17 trường là
394 thì trung bình một lớp có khoảng 46 học sinh Trong đó, đa số các trường
có số học sinh/1 lớp rất cao, chỉ có một số ít trường có số học sinh/1 lớp đảm bảo theo quy định, thiếu diện tích sân chơi, bãi tập, thiếu các phòng chức năng Để đáp ứng được yêu cầu chuẩn về số lượng học sinh/lớp, với số học sinh hiện tại của các trường thì còn thiếu khoảng 154 phòng học, tương đương khoảng 5 trường với quy mô 30 lớp/1 trường Đa số các trường cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, chưa được đầu tư đồng bộ
Trang 37Cấp Trung học cơ sở: Tổng số trường là 12, với 12.676 học sinh/325 lớp Số học sinh học 2 buổi/ngày là 4436 chiếm 35,0% (tăng hơn so với cùng
kỳ 7%), 3 trường 100% học sinh được học 2 buổi/ngày (THCS Mạc Đĩnh Chi, Thống Nhất và Thực Nghiệm) Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cấp tiểu học có 796 người (625 giáo viên, 171 nhân viên), trong đó tỷ lệ đạt chuẩn là 100%, đạt trên chuẩn là 72,0% Trình độ chuyên môn về quản lý giáo dục là 24, chiếm tỷ lệ 3% Tổng số giáo viên đã đạt danh hiệu dạy giỏi cấp quận là 232, chiếm tỷ lệ 37,0%, cấp thành phố là 46, chiếm tỷ lệ 7,0% Có
4 trường có số lượng giáo viên dạy giỏi cấp quận và thành phố cao Có 4 trường có số lượng giáo viên dạy giỏi cấp quận và thành phố thấp Toàn quận
có 8 trường đạt chuẩn quốc gia Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của
Sở GD&ĐT Hà Nội: Trường THCS Phan Chu Trinh, Thăng Long, Ba Đình, Thống Nhất, Thành Công đều đạt mức độ 3 (mức cao nhất) Đã có 4 trường
có trang Web riêng, 100% các trường có “nguồn học liệu mở” phong phú ở tất cả các môn học.
Tuy nhiên hiện nay còn 3 phường chưa có trường THCS là phường Liễu Giai, Điện Biên, Quán Thánh Trong số các phường đã có trường THCS thì còn phường Phúc Xá có trường THCS Phúc Xá với diện tích khuôn viên rất nhỏ, chỉ khoảng 1200m2 Phần lớn các trường THCS hiện nay còn thiếu diện tích sân chơi, bãi tập Tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày còn thấp, hiện nay đạt khoảng 35,0% (theo kế hoạch, dự kiến đến năm 2015 đạt trên 45,0%).
Số liệu thống kê 2 năm gần đây tổng số học sinh của 11 trường THCS thuộc quận trung bình là 12183 học sinh/năm Với tổng số lớp học hiện có của 11 trường là 251 thì trung bình một lớp có 48 học sinh, nhiều trường số học sinh/
1 lớp thấp Có 2 trường có quy mô số học sinh/1 lớp vượt quá quy định (trường Giảng Võ, Thăng Long) Để đáp ứng được yêu cầu chuẩn về số lượng
Trang 38học sinh/1 lớp, với số học sinh hiện tại của các trường thì còn thiếu khoảng 20 phòng học, tương đương 1 trường
* Thực trạng hoạt động của các tổ chức giáo dục
Phòng GD&ĐT hiện có 22 cán bộ, công chức Trong đó trình độ thạc
sỹ có 4 người (chiếm tỷ lệ 18,0%); Trình độ đại học có 14 người (chiếm tỷ lệ 64,0%); Trình độ khác có 4 người (chiếm 18,0%) Về chuyên môn quản lý giáo dục có 02 người (1 thạc sỹ và 1 đại học, chiếm tỷ lệ 9,0%) Phòng GD&ĐT quận đã thực hiện tốt công tác tham mưu với UBND quận, phối kết hợp với Phòng Nội vụ, Phòng Tài chính - Kế hoạch xét tuyển giáo viên theo hướng dẫn của UBND thành phố và Sở GD&ĐT Dưới sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT, phối hợp với trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục Hà Nội bồi dưỡng chương trình “Chuẩn hiệu trưởng” và công tác thanh tra trường học cho tất cả cán bộ quản lý của các trường Phối hợp với các phòng chức năng của quận, Ban quản lý dự án trong công tác xây dựng và sửa chữa trường học, tham mưu cho UBND quận về mạng lưới và đầu tư xây dựng các trường chuẩn Quốc gia Chỉ đạo 100% trường rà soát, đánh giá theo các tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia để có kế hoạch phấn đấu phù hợp Tăng cường quản lý việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, Điều lệ trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, quản lý tốt việc cấp phát văn bằng, chứng chỉ theo quy định Tiếp tục tham mưu củng cố mạng lưới trường, lớp, làm tốt công tác duy trì, giữ vững số lượng và chất lượng phòng chuẩn giáo dục của các cấp học, ngành học Xây dựng môi trường học tập thân thiện nhằm phát triển nhân cách học sinh toàn diện.
Ban giám hiệu các nhà trường trong quận: 100% các trường đã xây dựng kế hoạch năm học trên cơ sở phù hợp với điều kiện, tình hình của nhà trường và đã thực hiện tốt trong năm Chú trọng việc chỉ đạo và kiểm tra giáo viên thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, nhất là chương trình và thời
Trang 39khoá biểu 100% các nhà trường thực hiện đúng tiến độ, nội dung chương trình và thời khoá biểu Quản lý giáo viên bằng quy chế, bằng thi đua Quản
lý chặt chẽ việc dạy thêm, học thêm theo đúng Chỉ thị 15 của Bộ GD&ĐT và hướng dẫn của Sở GD&ĐT Quản lý thu - chi ngoài ngân sách đúng quy định Làm tốt công tác thanh, kiểm tra định kỳ, chuyên đề đối với các khối lớp Phối hợp công đoàn thực hiện tốt các cuộc vận động
Tuy nhiên, hiệu quả và hiệu lực quản lý ở một số cán bộ quản lý còn hạn chế do năng lực, uy tín về công tác quản lý và chuyên môn nghiệp vụ Trong những năm gần đây cán bộ lãnh đạo phòng chưa được kiện toàn nên việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ gặp nhiều khó khăn Đa số cán bộ, công chức của Phòng GD&ĐT đều luân chuyển từ cán bộ quản lý, giáo viên các trường Bên cạnh đó, phòng hiện không có cán bộ được đào tạo về các chuyên ngành luật, hành chính nên việc tham mưu và thực hiện công tác quản lý nhà nước về giáo dục- đào tạo còn yếu Phòng chưa chủ động tham mưu cho UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực, chưa kịp thời hướng dẫn, phối hợp với các trường, với các phòng nghiệp vụ của Sở GD&ĐT trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn Việc tự đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ của cán bộ, công chức còn hạn chế.
* Thực trạng kết quả giáo dục đào tạo
Cấp mầm non
Chất lượng chăm sóc trẻ được duy trì nền nếp, đảm bảo an toàn cho trẻ khi tới trường Thực hiện tốt quy trình phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ, 100% các trường thực hiện khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ Thực hiện tốt công tác phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn, huy động 100% trẻ 5 tuổi ra lớp 100% lớp mẫu giáo 5 tuổi thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới Chương trình giáo dục mầm non mới được thực hiện với nội dung và hình thức phong phú như tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với toán, chữ
Trang 40viết, văn học, tạo hình, âm nhạc, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường, an toàn giao thông… Thực hiện công tác phối hợp với phụ huynh học sinh để hình thành kỹ năng sống cho trẻ Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đảm bảo môi trường sư phạm “xanh - sạch - đẹp - an toàn” Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ không có sự chênh lệch quá lớn giữa các trường thuộc quận; một số trường có truyền thống và uy tín trong nhiều năm như: trường mầm non A, Tuổi Thơ, Tuổi Hoa
Bên cạnh những kết quả đạt được, còn tồn tại một số hạn chế sau: Chất lượng giáo dục toàn diện giữa các trường nhìn chung chưa đồng đều Chỉ một
số trường có thành tích tốt, đạt nhiều danh hiệu thi đua của trung ương và thành phố như: Trường Kim Đồng, Hoàng Diệu, Việt Nam - Cu Ba, Hoàng Hoa Thám Kết quả thi học sinh giỏi tập trung vào một số trường như: Trường Hoàng Diệu, Thành Công A, Ngọc Hà, Kim Đồng, Nguyễn Tri Phương,