1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quan điểm của phật giáo về ẩm thực chay ( nghiên cứu trường hợp thành phố hồ chí minh hiện nay

96 524 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Các công trình nghiên cứu về ẩm thực chay trong tôn giáo Tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng đều đề cao tinh thần Từ bi, bác ái với mục đích đem lại an lạc cho mình và người thông q

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ TIẾT THANH THẢO

QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VỀ ẨM THỰC CHAY (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY)

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ TIẾT THANH THẢO

QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VỀ ẨM THỰC CHAY (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY)

Ngành : TÔN GIÁO HỌC

Mã số: 8.22.90.09

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS VŨ THỊ THU HÀ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Trần Thị Tiết Thanh Thảo, người thực hiện luận văn này

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các ý kiến và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác Những trích dẫn cần thiết trong luận văn và nguồn phỏng vấn được tôi chú thích rõ ràng và trung thực

Tác giả luận văn

Trần Thị Tiết Thanh Thảo

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này là thành quả của quá trình học tập, nghiên cứu của học viên tại Khoa Tôn giáo học - Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Khoa học xã hội, nhà trường đã tạo những điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tôi học tập và nghiên cứu tại đây

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo, những người phụ trách khoa Tôn giáo học đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trường

Tôi xin chân thành cảm ơn TS Vũ Thị Thu Hà, Cô đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức, kinh nghiệm có giá trị, giúp tôi hoàn thành luận văn này

Xin thành thật tri ân!

TP Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2018

Học viên

Trần Thị Tiết Thanh Thảo

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẨM THỰC CHAY PHẬT GIÁO 13

1.1 Các kinh điển Phật giáo thể hiện quan điểm liên quan đến

ăn chay

13

1.3 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 22

Chương 2: QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VỀ ẨM THỰC CHAY

VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI VIỆC

ĂN CHAY TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN

Chương 3: Ý NGHĨA ẨM THỰC CHAY

3.3 Ý nghĩa đối với môi trường sinh thái 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

STT VIẾT TẮT NỘI DUNG CHỮ VIẾT TẮT

1 GHPGVN Giáo hội Phật giáo Việt Nam

2 VNCPHVN Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam

3 Tp HCM Thành phố Hồ Chí Minh

4 Q Quận

5 P Phường

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ẩm thực được xem là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của con người

Ẩm thực thông thường có hai loại: chay và mặn Ẩm thực mặn có nguyên liệu

từ thịt các loài động vật như cá, các loại thú gia cầm hay động vật hoang dã

Ẩm thực chay có nguyên liệu lấy từ thực vật như rau quả và ngũ cốc Có quan niệm cho rằng ăn mặn mới đầy đủ dưỡng chất bảo đảm cho cơ thể khỏe mạnh Tuy nhiên trong xã hội ngày nay, quan niệm đó dường như chưa hoàn toàn hợp lý Bởi thực tế khoa học chứng minh, nếu ăn chay đúng cách, chẳng những bảo đảm được sức khỏe, mà còn tránh được những bệnh như nhồi máu

cơ tim, tai biến mạch máu não và các loại bệnh ung thư khác do chế độ ăn mặn mang lại Vì vậy, việc ăn chay ngày càng được khuyến khích bởi các tổ chức Y tế Quốc tế Liên Hiệp quốc, Bộ Y tế Hoa Kỳ, Bộ Y tế Anh Quốc, Viện Tim mạch Quốc gia Hoa Kỳ, Viện Ung thư Quốc gia Mỹ và những công trình nghiên cứu khoa học vì sức khỏe cộng đồng

Thế giới càng hiện đại, con người càng văn minh thì càng dễ rơi vào khủng hoảng Nguyên nhân chính là do con người hưởng thụ vật chất quá nhiều dẫn đến mất cân bằng giữa môi trường tự nhiên và môi trường xã hội Để tổng hòa mối quan hệ đó, con người cần nhất là phải hướng đến một đời sống tâm linh lành mạnh, nhất là ăn chay - một triết lý sống từ các tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng, để có được một môi trường thiên nhiên tinh khiết

Phật giáo với tư tưởng Từ bi làm nền tảng, thì ăn chay là việc tất yếu Bởi vì ngoài việc duy trì thân thể khỏe mạnh trường thọ và cân bằng môi trường sinh thái, thì ăn chay theo quan điểm Phật giáo nhất là Phật giáo Bắc Tông là để tránh khỏi nghiệp sát sanh và nhân quả oán thù do nghiệp sát mang lại

Trang 8

Đối với hàng Tăng sĩ xuất gia hay Phật tử tại gia trong Phật giáo đều phải giữ gìn giới cấm không sát sinh theo lời Phật dạy Sự tu tập trải rộng lòng Từ được biểu hiện cụ thể qua thực hành trường chay sẽ làm cho bản thân sớm đạt được mục đích là giác ngộ giải thoát Đồng thời từ đó cũng cảm hóa được tha nhân trở về với tánh thiện của chính mình, trở nên người hơn trong việc đối nhân xử thế, tránh đi những xung đột chiến tranh không đáng có từ lòng sân hận tham cầu Là một tu sĩ Phật giáo, tôi chọn đề tài này với mục đích góp phần làm rõ hơn lợi ích của việc ăn chay cũng như ý nghĩa cao đẹp

từ ẩm thực chay mang lại trên tinh thần Phật giáo

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

2.1 Các công trình nghiên cứu về ẩm thực chay

Theo một số sử sách ghi lại cho thấy khái niệm chay tịnh vốn có từ rất lâu đời, thời Ai Cập cổ đại Thời gian gần đây, việc ăn chay ngày càng trở nên phổ biến Việc ô nhiễm môi trường sống, vấn đề an toàn thực phẩm, động vật

bị dịch bệnh do nhiễm hóa chất độc hại, thuốc kháng sinh, bị đột biến gene, v.v… đã làm cho con người lo âu sợ sệt nên đã dần chuyển sang chế độ dinh dưỡng từ rau củ quả thay vì từ thịt Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn

đề ẩm thực chay để đáp ứng nhu cầu thị hiếu con người:

1 Thức ăn và sức khỏe - Ăn chay: một triết lý sống (1995) của

A.Anandamitra Acarya, được Vĩnh Phụ dịch sang Việt ngữ Tác phẩm này đã phân tích một cách khoa học và chỉ rõ ăn chay không những đầy đủ chất bổ dưỡng, mà còn hợp với thiên nhiên và cấu trúc của cơ thể con người, không

có gì là huyền bí, siêu hình Ngoài ra tác phẩm còn nhấn mạnh nhiều đến tính nhân bản và cái nhìn khoa học về nạn đói trên bình diện toàn cầu Dựa vào tác phẩm này, người viết có thể so sánh đối chiếu và phân tích sâu sắc hơn cho việc chọn lựa thực phẩm chay của tu sĩ Phật giáo, nhấn mạnh đến tính nhân bản hơn của Phật giáo

Trang 9

2 Hai tác phẩm Ăn chay và sức khỏe (2003) của Trần Anh Kiệt và Các món ăn chay trị bệnh (2003) của Phan Văn Chiêu và Thiếu Hải đều lý giải về

việc ăn chay theo tinh thần Từ bi của đạo Phật, kêu gọi tấm lòng yêu thương của con người đến với muôn loài Đồng thời, cũng nói về chế độ dinh dưỡng trong thực phẩm chay và những cách thức ăn chay phù hợp với khoa học

3 Trong tác phẩm Bước đầu tìm hiểu văn hóa ẩm thực Việt Nam

(2006), Phan Văn Hoàn đã trình bày cụ thể, rõ ràng về đời sống ẩm thực hằng ngày của người dân Việt Nam Tác phẩm này góp phần giúp người viết nêu bật mối tương quan giữa ẩm thực chay với môi trường sinh thái, cũng như việc chọn lựa thực phẩm của người dân

4 Ăn chay đảm bảo cho dinh dưỡng - có lợi cho sức khỏe (2009) của

tác giả Ngọc Hà là một tác phẩm hữu ích cho việc lựa chọn và quyết định cho mình một phương pháp ăn chay khoa học, hợp lý và có lợi cho sức khỏe Tác phẩm này đã giới thiệu cụ thể các món ăn chay bổ dưỡng, cũng như giải thích

ý nghĩa, mục đích và lượng dinh dưỡng có trong thực phẩm chay

5 Nguyễn Thọ Nhân trong tác phẩm Ăn chay chống lại biến đổi khí hậu (2009) đã trình bày cụ thể về giá trị đóng góp của việc ăn chay chống lại

biến đổi khí hậu toàn cầu, giải quyết nạn đói, đa dạng sinh thái trên toàn thế giới, trong đó có môi trường thiên nhiên ở Việt Nam

6 Trong cuốn Ăn chay chữa bệnh kéo dài tuổi xuân, (Nxb Văn hóa Sài

Gòn, 2010) tác giả Đinh Công Bảy cho rằng một chế độ ăn chay thích hợp sẽ đem lại nhiều lợi ích cho con người như sức khỏe tốt, thân thể tráng kiện, tuổi thọ kéo dài, tinh thần thư thái Từ những giá trị thiết thực đó đã giúp cho người viết hiểu sâu hơn về giá trị dinh dưỡng cũng như cách phòng bệnh và chữa bệnh từ các loại rau củ quả từ thiên nhiên đem lại

7 Janet Barkas, Tâm thức ăn chay (2011), Bùi Thanh Châu dịch: Tác

giả trình bày về lịch sử chọn lọc của con người đối với chế độ ăn uống, đặc

Trang 10

biệt xem thuyết ăn chay như một triết học riêng biệt, được chủ trương bởi những nhóm khác biệt nhau Quyển sách này đã khảo sát lịch sử rộng lớn của việc ăn chay và những tranh luận về chế độ dinh dưỡng trong thực phẩm

8 Các món ăn chay trị bệnh (Nxb Đà Nẵng, 2012): Tác giả Phan Văn

Chiêu và Thiếu Hải đưa ra những lời khuyên bổ ích về tác dụng ăn chay đối với sức khỏe, trí tuệ, phòng chống bệnh tật và kéo dài tuổi xuân Từ tập sách này người viết có thể tham khảo cách sử dụng thức ăn chay cho đúng cách

9 Tác giả Đỗ Kim Trung trong cuốn Món chay gia đình (Nxb Thời

đại, 2013) đã nghiên cứu và chỉ ra khuynh hướng ẩm thực chay hiện nay có nhiều quan điểm và cách chế biến khác nhau Từ đó tác giả đưa ra công thức chế biến những món ăn chay thông dụng có lợi cho sức khỏe, đầy đủ dưỡng chất, ngăn ngừa tật bệnh Bởi theo tác giả việc ăn chay hiện nay không còn là dành riêng cho người tu hành có đức tin tôn giáo, mà nó rất thông dụng và phổ biến Tác phẩm này đã cho người viết tham khảo về sự phối hợp thực phẩm từ các loại rau củ, các loại ngũ cốc, các loại đậu hạt và trái cây để tạo thành các món chay thích hợp khẩu vị và cân bằng được dưỡng chất

10 Quỳnh Hương, Món chay ngon, dễ làm, (Nxb Văn hóa Thông tin,

2014): Với sách hướng dẫn này, tác giả đã thay đổi cách chế biến thức ăn chay theo xu hướng hiện đại với nguyên liệu khô, ướt, đồ nguội, đồ hộp được đóng gói sẵn, tiện dụng Tuy nhiên, tác giả cũng có nhận định rằng loại thức

ăn nào càng gần thiên nhiên thì chất dinh dưỡng càng dồi dào bấy nhiêu Qua tập sách này người viết có cơ hội thấy được sự phong phú và đầy sáng tạo trong nét ẩm thực chay hiện nay

11 Trong tác phẩm Ahimsa - ăn chay cho tâm thân an lạc (Nxb

Phương Đông, 2016), Nguyễn Trần Quyết, Huỳnh Trần Nhật Vy dịch, nhiều tác giả cho rằng ăn chay sẽ cho mình một cuộc sống tốt hơn, từ bỏ bạo lực trở thành phi bạo lực, và quan trọng nhất là chuyển từ tỉnh thức cơ thể sang tỉnh

Trang 11

thức linh hồn Người ăn chay không chỉ có thể tận hưởng sức khỏe và cuộc sống dài lâu, tránh được những cái chết bất ngờ và những xung đột do chiến tranh, mà còn gia tăng tình yêu Lòng trắc ẩn vĩ đại có thể đưa người đó đến

sự giải thoát Nhìn chung, tác phẩm cho ta cái nhìn khá toàn diện về các khía cạnh tác dụng của việc ăn chay

12 Yanny Đặng, Món chay cho tiệc buffet, (Nxb Hồng Đức, 2016):

Sách hướng dẫn chế biến nhiều món chay theo phong cách nhà hàng Vì tác giả cho rằng: “… Món chay ngày nay đã trở nên phổ biến khắp nơi không bởi

sự ngon miệng, bổ dưỡng mà còn vì ăn chay giúp cho tâm hồn thanh tịnh, an lành hơn Bên cạnh đó, ăn chay còn giúp giữ gìn sức khỏe, phòng tránh bệnh tật, làm cho con người trở nên đẹp hơn cả thể chất lẫn tâm hồn.” Sách này người viết có thể tham khảo về sự khác nhau giữa món chay tiệc ở không gian nhà hàng và món ăn gia đình thông dụng từ các tác giả khác

13 Trong tác phẩm Nấu ngon Ăn lành (Nxb Phụ nữ, 2017): Là một

nghệ nhân ẩm thực tác giả Hồ Đắc Thiếu Anh cho rằng: “Ăn chay giúp ta nuôi dưỡng tâm từ bi, tình yêu thương muôn loài Chính những điều tuyệt vời này sẽ góp phần khiến thế giới an lạc hơn.” Ý kiến này đã góp phần hình thành ý tưởng cho người viết về hình thức chế biến, sao cho nổi bật lên được một nét chay truyền thống bên cạnh hương vị và nguyên liệu chay thuần khiết

2.2 Các công trình nghiên cứu về ẩm thực chay trong tôn giáo

Tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng đều đề cao tinh thần Từ bi, bác

ái với mục đích đem lại an lạc cho mình và người thông qua hành động thiện

cụ thể, trong đó vấn đề ẩm thực chay là một ví dụ Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này trong lĩnh vực tôn giáo:

14 Vấn đề ẩm thực trong đạo Phật của Tỳ kheo Thích Thiện Minh (dịch sang Việt ngữ từ quyển “Are you herbivore or carnivore?” của Sanjivaputta,

1992) Tác giả đã trình bày chi tiết và cụ thể về vấn đề ẩm thực chay trong Phật

Trang 12

giáo, đặc biệt là những luận giải cho việc chọn lựa thực phẩm của các hệ phái Phật giáo Đây là một trong những tác phẩm quan trọng giúp cho người viết có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề ẩm thực chay trong Phật giáo

15 Ăn chay để bảo vệ và tăng cường sức khỏe (2003) do Thích Thiện

Phụng biên soạn đã trình bày một cách rõ ràng và chi tiết về nguồn gốc lịch sử của việc ăn chay ở các tôn giáo, thiên về lĩnh vực vật chất dinh dưỡng, sức khỏe của người ăn chay Đồng thời, tác giả cũng đã làm rõ những giá trị mà ăn chay đem lại như: giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của con người trong mối tương tác với cộng đồng xã hội, môi trường tự nhiên Đây là một tác phẩm có thể giúp ích cho người viết về việc tham khảo các vấn đề cơ bản của luận văn,

từ lịch sử hình thành đến các khái niệm về ẩm thực chay trong Phật giáo

16 Trong cuốn Ăn Chay, Thánh Thất New South Wales - Australia,

2003, Thuần Đức cho rằng: người ta không phải sanh ra để mà ăn thịt, và muốn cho tánh tình thuần hậu, ta phải ăn chay, vì thảo mộc có chất ôn hòa Ðối với Tôn giáo, việc ăn chay lại cần thiết hơn nữa, vì ăn chay thì khỏi sát sanh, mà sát sanh lại là luật cấm nhặt trong Ðạo Đây là quyển sách nói về ăn chay của đạo Cao Đài, người viết tham khảo để thấy được điểm tương đồng

về nguyên nhân và ý nghĩa trong việc ăn chay

17 Những nét văn hóa của đạo Phật (2007) của tác giả Thích Phụng

Sơn đã trình bày về những lợi ích của việc ăn chay và cách thức ăn chay hiệu quả nhất Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những hạn chế nên tránh khi ăn chay

18 Thiền trà và ăn chay (2008) do Tế Hân - Ngọc Huy biên soạn, Đạo

Liên - Hà Sơn dịch sang Việt ngữ, với sự luận giải rõ ràng, kiến thức đầy đủ

về việc ăn chay của Phật giáo, đặc biệt là tác phẩm nêu lên một cách cụ thể những quy định trong việc thọ thực chay của Phật giáo, những truyện tích của các thực phẩm chay, phòng ngừa và trị bệnh bằng việc ăn chay, v.v… Đây là nguồn tham khảo rất tốt cho việc nghiên cứu đề tài này

Trang 13

2.3 Các công trình nghiên cứu về ý nghĩa của ẩm thực chay

19 Phật học Phổ thông quyển 1 và 2 của Thích Thiện Hoa, 1990 Tác

giả trình bày về khái niệm ăn chay, nguyên nhân vì sao phải ăn chay, cũng như những lợi ích mà ăn chay mang lại Tuy nhiên, tác giả chưa phân tích sâu vào mối tương quan giữa việc ăn chay và đời sống con người

20 Quan điểm về ăn chay của đạo Phật (2001), do Tâm Diệu biên soạn

đã trình bày về lịch sử, cũng như những quan điểm ăn chay của phương Tây lẫn phương Đông một cách phong phú Đặc biệt, tác giả đã chứng minh vấn đề ăn chay của Phật giáo cụ thể và chi tiết với những cách thức ăn chay khoa học, đúng phương pháp Vì vậy, đây là tác phẩm giúp ích rất nhiều cho người viết có

cơ sở để hiểu về những trường phái Phật giáo quan niệm về vấn đề ăn chay

21 Will Tuttle, Tâm Thuận dịch, Thức ăn vì thế giới hòa bình (Nxb

Tổng hợp Tp.HCM - 2016) là một quyển sách rất hay không chỉ nói về cơn khủng hoảng toàn cầu mà toàn nhân loại đang phải đối diện, mà còn nêu rõ những cách tác động mạnh mẽ đó Qua sự nỗ lực của tác giả cả về học vấn lẫn lòng Từ, đã giúp cho người viết có cái nhìn nhạy bén hơn đối với các hệ quả sâu rộng về văn hóa và tâm linh từ sự lựa chọn thực phẩm và tư tưởng làm nền tảng cho chúng

Bên cạnh những công trình nghiên cứu, bài viết của tập thể, cá nhân đã được xuất bản vừa trình bày, người viết còn dựa vào những bài viết lưu hành nội bộ của một số nhà nghiên cứu thuyết trình ở những cuộc hội thảo được diễn ra trong các lễ hội ẩm thực chay trong và ngoài Tp.HCM

Ngoài ra, cũng có nhiều quyển sách, tạp chí, trang web đã trình bày về vấn đề này Nội dung nhìn nhận việc ăn chay một cách khách quan, khoa học

và đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và sức khỏe của người ăn chay Chính nhờ những công trình trên, đã giúp người viết có được cách tiếp cận khoa học để hoàn thành luận văn

Trang 14

Trên tinh thần kế thừa những thành quả đi trước có chọn lọc, người viết tiến hành hệ thống lại những thông tin đã được giới thiệu, sau đó bổ sung thêm một số phân tích luận giải của chủ thể và khách thể nghiên cứu dưới góc nhìn Tôn giáo học để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài Tuy nhiên, phần tổng quan nghiên cứu về ý nghĩa của việc sử dụng ẩm thực chay còn nhiều hạn chế, đa số các tác phẩm nhấn mạnh ăn chay có lợi cho sức khỏe, nhưng chưa chú trọng nhiều đến nguyên nhân tại sao lại ăn chay nhìn từ tâm thức của người ăn chay ở khía cạnh Phật giáo bằng kinh điển

cụ thể Đồng thời qua nhiều tác phẩm được tham khảo, người viết cũng chưa thấy có công trình nào nghiên cứu về tinh thần cố kết cộng đồng cùng niềm tin tôn giáo, cụ thể là đạo Phật; hay là từ hình thức sử dụng ẩm thực chay mà người ăn thánh hóa tâm hồn để tiến lên con đường giác ngộ giải thoát Vì vậy, luận văn sẽ chỉ ra nguyên nhân và ý nghĩa của việc ăn chay dưới góc nhìn của một tín đồ Phật giáo Tài liệu chính để người viết thực hiện đề tài này là tài liệu điền dã, phỏng vấn sâu do chính người viết thực hiện trong quá trình khảo sát

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở quan điểm của Phật giáo về ẩm thực chay, làm rõ các ý nghĩa của việc ăn chay đối với đời sống tu sĩ và tín đồ Phật giáo tại Tp.HCM hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan các tài liệu nghiên cứu liên quan đến luận văn

- Phân tích quan điểm của Phật giáo về ẩm thực chay

- Tìm hiểu ảnh hưởng của Phật giáo đối với việc ăn chay tại Thành phố

Hồ Chí Minh hiện nay

Trang 15

- Chỉ ra ý nghĩa của việc sử dụng ẩm thực chay đối với đời sống tu sĩ và tín đồ Phật giáo tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là Quan điểm của Phật giáo về

ẩm thực chay Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên

cứu quan điểm về ẩm thực chay của Phật giáo Bắc Tông

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu về không gian:

Không gian nghiên cứu được tiến hành tại Tp.HCM, một thành phố lớn được xem như là trung tâm kinh tế của cả nước Nơi đây dân cư tập trung đông đúc, đời sống kinh tế ổn định và đặc biệt là số lượng Tự viện, Tăng Ni tu học cũng nhiều hơn các tỉnh, thành tại Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh cũng được xem

là trung tâm đào tạo đội ngũ giảng sư cho Phật giáo và các trường Phật học từ sơ cấp đến Đại học, sau Đại học Với điều kiện thuận lợi như thế người viết sẽ dễ dàng quan sát, tham dự, phỏng vấn và tiếp cận vấn đề một cách khách quan

- Phạm vi nghiên cứu về thời gian:

Luận văn tìm hiểu về ẩm thực chay trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây Vấn đề ăn chay hiện nay được xem như là một nhu cầu thật sự cần thiết cho con người, vì sức khỏe, vì môi trường, vì nhu cầu tâm linh, niềm tin tôn giáo, từ

đó tạo thành thói quen, cách sống, lối ứng xử phù hợp của con người

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Đề tài tiếp cận nghiên cứu về ẩm thực chay từ góc nhìn văn hóa Phật giáo Người viết sử dụng hướng tiếp cận này để nhìn nhận về ẩm thực chay theo tinh thần Từ bi, một trong những nét văn hóa của đạo Phật Và tại sao nó được xem như là một nhu cầu cần thiết nhằm để thỏa mãn đời sống tinh thần

Trang 16

của con người trong thế giới hiện đại Đề tài sử dụng lý thuyết: Thực thể Tôn giáo, lý thuyết chức năng cấu trúc của Radcliffe-Brown

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lịch sử:

Phương pháp này được người viết sử dụng theo cách nhìn lịch đại và đồng đại để khảo sát và tìm hiểu Quan điểm về ẩm thực chay của Phật giáo Bắc Tông từ truyền thống đến hiện đại

- Phương pháp quan sát tham dự:

Phương pháp chuyên biệt của ngành nhân học này người viết sử dụng trong chương 2 để tìm hiểu về cách thức chế biến các món ăn chay mà các khách thể dùng riêng cho từng trường hợp của không gian và thời gian nhất định Dựa trên cơ sở người viết là một tu sĩ nên luôn luôn có quá trình sống và sinh hoạt chung trong các tự viện cũng như được tham dự các buổi lễ hội tại chùa Tăng, đây là điều kiện tốt để người viết có thể tự thân trải nghiệm và thu thập thông tin trực tiếp từ cộng đồng nghiên cứu một cách chính xác nhất

- Phương pháp phỏng vấn sâu:

Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu thêm về quan điểm, tâm lý cũng như cách ứng xử của khách thể qua việc ăn chay hiện nay, nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu đã được đặt ra Đối tượng phỏng vấn là tu sĩ Phật giáo Bắc tông và thực khách ăn chay trong thành phố Cụ thể người viết sẽ khảo sát một vài ngôi chùa Bắc Tông như chùa Từ Hạnh quận Bình Tân; chùa Pháp Quang quận 8, chùa Dược Sư quận Bình Thạnh dành cho chư Ni Đây là những ngôi chùa lớn hằng năm có tổ chức khóa An cư Kiết hạ (Hằng năm Phật giáo có 3 tháng an cư kiết hạ kể từ ngày 15/04 đến 15/07 âm lịch Đây là truyền thống vốn

có từ thời Đức Phật Trong khoảng thời gian này chư Tăng Ni các nơi tập trung về một chổ để cùng nhau tu học) Đồng thời, người viết cũng tham dự, quan sát và phỏng vấn sâu một số thực khách khi đến các nhà hàng chay nổi tiếng trong thành

Trang 17

phố như: Buddha Chay, 5 Nguyễn Chí Thanh, P.9, Q.5, Tp.HCM; Nhà hàng chay Tây Tạng - Vajra, số 711, Lê Hồng Phong, p.12, Q.10, Tp.HCM; Nhà hàng Hoa Khai, 126 Nguyễn Cư Trinh, Q.1, Tp.HCM Và một số nhà Phật tử tiêu biểu về trường chay hay ăn chay theo định kỳ mỗi tháng để lấy được dữ liệu khách quan nhất

- Phương pháp phân tích và tổng hợp:

Người viết dùng phương pháp này trong cả hai chương: 2 & 3 Mục đích là khảo sát, phân tích những biểu hiện tâm lý của người dùng ẩm thực chay bình thường của người có niềm tin tôn giáo và người không có niềm tin tôn giáo Trong đó quan trọng nhất vẫn là ẩm thực chay theo phong cách Phật giáo đã được cụ thể hóa thành những nghi thức hành trì Cuối cùng là xác định, đúc kết lại vấn đề để thấy tầm ảnh hưởng của nét văn hóa ẩm thực chay trong Phật giáo cũng như lợi ích mang lại từ việc hành trì tu tập đó

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài này là tài liệu tham khảo thiết thực cho những ai muốn tìm hiểu về ý nghĩa cao đẹp trong đời sống tâm linh của Phật giáo được biểu hiện cụ thể qua hạnh trường chay

7 Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm ba phần: Mở đầu, Nội dung và Kết luận Phần Nội dung gồm ba chương:

- Chương 1 Cơ sở lý luận về Ẩm thực chay Phật giáo

Trang 18

- Chương 2 Quan điểm của Phật giáo về ẩm thực chay và Ảnh hưởng của Phật giáo đối với việc ăn chay tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

- Chương 3 Ý nghĩa ẩm thực chay trong đời sống Phật giáo và xã hội

Trang 19

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẨM THỰC CHAY PHẬT GIÁO

1.1 Các kinh điển Phật giáo thể hiện quan điểm liên quan đến ăn chay

1 Kinh Pháp Cú (1969), Thích Minh Châu (dịch), Nxb Tôn giáo: Với

423 bài “kệ” được chia ra làm 26 “phẩm”, tập hợp những câu dạy ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa về hạnh tránh làm ác, cố gắng làm điều thiện trên tất cả các phương diện Trong đó tránh sát sanh là điều không thể thiếu

2 Kinh Phạm Võng (1985), Thích Trí Tịnh (dịch), Phật học viện Quốc

tế: Phật dạy tất cả chúng sanh trên đời này đều là bà con quyến thuộc trong nhiều đời, nhiều kiếp Vì vậy ta không nên ăn thịt để tránh ăn phải thịt cha,

mẹ, bà con Chẳng những không giết hại để lấy thịt ăn, mà ta còn phải thực hành Bồ tát đạo phóng sanh và cứu khổ

3 Kinh Tăng Chi Bộ (1987), tập 1, Thích Minh Châu (dịch), VNCPHVN:

Phật dạy rõ về cách hành trì Phật pháp ở ba khía cạnh: mình không giết hại chúng sanh, khuyên người khác phát khởi lòng Từ đừng giết hại chúng sanh, và vui với sự không giết hại đó sẽ được hưởng quả báo tốt ở cõi vui sướng

4 Kinh Đại Bát Niết Bàn (1990), tập 1, Thích Trí Tịnh (dịch), Tịnh xá

Minh Đăng Quang: Phật dạy về Phật tánh như là một năng lực giác ngộ tiềm tàng nơi tất cả chúng sanh, nhưng muốn hiển lộ năng lực giác ngộ đó thì nhất thiết phải nhờ có sự tu tập, mà trước hết và trên hết là sự trì giới Công năng của sự trì giới là ngăn dừng mọi điều ác, phát triển mọi tâm lành Trong đó không ăn thịt chúng sanh là điều Phật nhấn mạnh để giúp người tu tập ngày càng trở nên hiền thiện, sáng suốt hơn, do đó dứt trừ được phiền não mới có thể thấy được tánh Phật

5 Kinh Lăng Nghiêm (1991), Thích Duy Lực, Từ Ân thiền đường:

Trong kinh này Phật dạy người ăn thịt giống quỷ La sát, phải chịu đau khổ và mãi không ra khỏi luân hồi

Trang 20

6 Kinh Lăng Già (1994), Thích Duy Lực, GHPGVN: Trong kinh này

Phật cấm ăn thịt bất cứ hình thức nào với nhiều lý do như: một là chúng sanh

là quyến thuộc lẫn nhau; hai là ăn thịt sẽ không làm cho người tu phát khởi từ tâm; ba là chúng sanh sẽ chịu ác báo về hành vi giết hại của mình

7 Kinh Tiểu Bộ (1999), tập 1, Thích Minh Châu (dịch), VNCPHVN:

Phật nhấn mạnh về lòng Từ Bi đối với muôn loài vạn vật: trên, dưới, hư không Phải thương yêu tất cả mọi loài như mẹ thương con nhỏ Người có tâm

Từ Bi không làm ai sợ và cũng không sợ ai Đồng thời, Phật cũng không quên nhắc đến lợi ích của tâm này

Bằng những câu chuyện tiền thân về Đức Phật trong Túc Sanh truyện (Jātaka) số 10 của kinh Tiểu Bộ này cũng là cơ sở căn bản để phát triển thiện tâm của con người ở nhiều khía cạnh, trong đó có đề cập liên đới tới vấn đề

ăn chay qua việc sát sanh và quả báo

8 Đại Tập VII, Bộ A-Hàm VII, Kinh Tạp A-Hàm số 3 (2000), Thích Tịnh Hạnh (dịch), Nxb Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc: Chúng

sanh đều là một cõi, thịt là cùng một loại Vì vậy, nếu ta ăn thì là ăn thịt của chính ta, và người xuất gia sẽ không có lòng Từ bi khi thọ dụng tất cả vật dụng gì có liên quan đến động vật

9 Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện (2011), Thích Trí Tịnh (dịch),

Nxb Tôn giáo: Trong Địa Tạng kinh nói rõ về quả báo chết yểu cho những ai

có tâm sát hại

10 Kinh Trung Bộ (2012), tập 1, Thích Minh Châu (dịch), Nxb Tôn

giáo: Đức Phật luôn luôn tôn trọng sự sống, Ngài không đổ thức ăn thừa của mình lên cỏ xanh hay nhấn chìm trong nước các côn trùng nhỏ Vì vậy, Ngài khuyên đệ tử của Ngài không được giết hại, vì chúng hữu tình Ai cũng quý sinh mạng của mình, nên rất sợ bị đánh đập, hành hạ và giết chóc

Các bộ kinh trên cho trên cho thấy quan điểm của Phật giáo liên quan đến vấn đề ăn chay

Trang 21

1.2 Một số quan điểm về ẩm thực chay

Ẩm thực chay là chế độ dinh dưỡng không có huyết nhục được bắt nguồn từ các loại thực vật như ngũ cốc (5 thứ đậu) và các loại rau củ quả Ăn chay được xem là xu hướng hiện đại đang được ưa chuộng trên toàn thế giới

Có nhiều lý do để người ta ăn chay như: vì kinh tế, lý do sức khỏe, từ tâm, môi trường hay vì niềm tin tôn giáo, v.v… Cho dù là vì lý do gì đi nữa, thì việc ăn chay cũng là một việc làm ý nghĩa, mang đậm nét nhân văn

1.2.1 Ăn chay và sức khỏe

Ăn chay hiện nay không còn gói gọn trong phạm vi Tăng, Ni hay tín đồ Phật giáo, mà nó đã lan rộng ra trên toàn xã hội với đại đa số vì lý do “cải thiện sức khỏe” Ở các nước Âu Mỹ, nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng cho thấy người ăn chay trường có tỷ lệ gãy xương và ung thư đường tiêu hóa rất thấp so với người ăn mặn, tỷ lệ bị cao huyết áp và các bệnh về tim mạch cũng giảm rõ

Da dẻ người ăn chay sáng, mịn màng, ít bị mụn và các bệnh ngoài da khác

Theo giải thích dựa trên cơ sở khoa học thì cơ thể con người được cấu tạo để ăn rau quả, vì thế ăn thịt cá là trái với thiên nhiên Các chất mỡ động vật (trừ mỡ cá) và tròng đỏ trứng gà, trứng vịt, gây xơ mỡ động mạch dẫn đến cao áp huyết, thiếu máu cơ tim, tai biến mạch máu não, v.v… Các loại thịt dễ gây thống phong và làm axit hóa đường tiêu hóa, làm tiền đề cho ung thư trực tràng Các con vật khi bị giết thịt, giải phóng ra một số hoạt chất trong đó có Adrénaline Các hoạt chất này không bị mất đi trong quá trình chế biến, nên tích tụ lần lần trong cơ thể người ăn gây nên bệnh Các hóa chất dùng nuôi gia súc, gia cầm và một số gia súc, gia cầm bị bệnh khi bị giết cũng là nguồn gây độc hại cho người ăn chúng

Hiện nay vấn đề vệ sinh và an toàn thực phẩm được xem là mối quan tâm hàng đầu của nghành y tế Sức khỏe của chúng ta phần lớn bị chi phối bởi

Trang 22

việc ăn uống hằng ngày, nên chất lượng thực phẩm có vai trò rất quan trọng Những tác hại do thực phẩm bẩn đã và đang là mối lo âu sợ sệt của loài người trên thế giới Vấn đề ngộ độc thực phẩm không chỉ xảy ra ở các loài thịt động vật như thịt, tôm, cua, cá, v.v… mà ngay cả ở rau xanh cũng là điều đáng nói Thực phẩm không an toàn có khi xảy ra vô cùng bất ngờ và mãnh liệt tạo ra ngộ độc cấp tính dẫn đến tử vong, có khi di hại ngấm ngầm làm phát sinh nhiều chứng bệnh ngặt nghèo trong thời gian sau đó, nguy hiểm nhất là căn bệnh ung thư mà y học chưa tìm ra cách chữa trị hiệu quả

Theo thống kê từ Cục an toàn thực phẩm (Bộ Y tế), mỗi năm Việt Nam

có khoảng 250-500 vụ ngộ độc thực phẩm với 7.000-10.000 nạn nhân và

100-200 ca tử vong Nguyên nhân được xác định là xuất phát từ thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật (33%), thực phẩm bị ô nhiễm hóa chất (27%), thực phẩm vốn hàm chứa các chất độc tự nhiên (37,5%), thức ăn bị nhiễm thuốc trừ sâu (phun hàm lượng cao, không cách ly với ngày thu hoạch) hay các chất phụ gia (hàn the, màu công nghiệp, đường hóa học) với dư lượng độc tố cao, v.v…

Thống kê của Bộ Y tế cũng chỉ ra rằng, mỗi năm Việt Nam có khoảng 150.000 ca mới mắc và trên 75.000 trường hợp tử vong do ung thư, trong đó

có nguyên nhân từ việc sử dụng thực phẩm “bẩn” (thực phẩm có sử dụng chất kích thích, chất tăng trọng, thuốc bảo vệ thực vật quá dư lượng - Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, truy cập ngày 08/01/2018)

Rau xanh được xem là nguồn dinh dưỡng lớn trong việc dùng chay Tuy nhiên không phải vì vậy mà chúng ta lạm dụng quá mức vào nó, bởi vì

dư lượng nitrat có nhiều trong rau củ quả vượt ngưỡng cho phép trong thực vật, nếu ta ăn nhiều và liên tục sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng đến gan, thận Tác hại của nitrat là ngấm lâu dài và có thể chuyển hoá thành nitrit, rồi kết hợp với một số chất là nguyên nhân gây ung thư

Trang 23

Nitrat chủ yếu có nguồn gốc từ phân đạm Nếu bón phân đạm quá nhiều lên rau thì sẽ để lại hàm lượng nitrat nhiều và không tốt cho người ăn nhiều

1.2.2 Quan điểm ăn chay trong thời đại mới

Có quan điểm cho rằng ăn chay tuy tốt về mặt đạo đức, tránh được một

số bệnh nhưng lại làm suy yếu cơ thể, không bảo đảm cho người ăn có đủ sức làm việc, học tập, v.v… Đây là một thành kiến sai lầm do có nhiều người ăn chay không đúng cách, hoặc do thiếu phương tiện tài chánh, thiếu thông tin về giá trị dinh dưỡng của các món chay để lựa chọn các thức ăn tốt, hoặc do quan niệm ăn chay là phải khắc khổ và không được ăn đồ bổ

Theo các chuyên gia dinh dưỡng Chris Lehmann và Amanda Benham (sách Go Vegeterian) thì các thức ăn chay được chia thành bốn nhóm căn bản:

1 Nhóm rau củ: Nhóm rau củ cung cấp cho chúng ta rất nhiều dưỡng chất cần thiết như sinh tố C, Beta-carotene, Riboflavin (sinh tố B2), chất sắt, chất calcium, chất xơ (fibre) và nhiều loại chất bổ dưỡng khác Các chất dinh dưỡng này thường tìm thấy trong các loại rau cải có lá màu xanh đậm như cải bông xanh (broccoli), cải bẹ dầy (spinach), v.v… Đặc biệt những loại rau củ

có sắc vàng sậm và vàng cam như củ cà rốt, trái squach, khoai lang và bí rợ cung cấp cho chúng ta một số lượng dồi dào về chất beta-carotene

Nhóm cốc loại: nhóm này gồm có bánh mì, gạo, bắp, hạt kê (millet), lúa mạch (barley) và lúa kiều mạch (oats) Cốc loại không nên chà trắng để còn giữ được trọn vẹn chất bổ thiên nhiên

Nhóm trái cây: Nhóm này phần lớn chứa nhiều sinh tố C, carotene, chất xơ, v.v… đặc biệt là cam, chanh, quít và bưởi giúp ta chống lại nhiều bệnh tật như bệnh cảm cúm

beta-Nhóm đậu: beta-Nhóm này gồm các loại đậu có màu xanh mà chúng ta thường dùng như đậu Hòa Lan, đậu đũa, đậu que, v.v… Đậu nành cũng thuộc nhóm này

và thường được chế biến dưới dạng đậu hủ, tương, chao và sữa, v.v…

Trang 24

Ăn chay đúng cách là ăn kết hợp với vài loại lương thực, thực phẩm: đậu trái còn non (thực phẩm rau tươi), đậu hột được chế biến, cơ thể sẽ nhận

đủ acid amin Ăn đủ rau sẽ tránh được nạn táo bón, vì chúng có nhiều chất xơ (cellulose) Vì vậy, phân bị đẩy khỏi đại tràng (ruột già) đúng thời hạn Do đó, ruột không ứ đọng chất độc từ phân gây ra, hạn chế nhiều bệnh ung thư ở ruột già, v.v… Nên ăn những loại dầu tốt như dầu đậu nành, dầu phộng, dầu mè, v.v… có chứa acid béo chưa bão hòa (chưa no) Acid béo này có tác dụng điều hòa và loại bỏ cholesterol độc (LDL Low-decity liprotein) khỏi máu Nhờ đó, người ăn chay trường ít bị bệnh tim và mạch máu Ngược lại, nếu ai

ăn lâu dài dầu dừa, dầu cọ, v.v… là acid béo bão hòa (no) không có lợi, chúng giống như mỡ heo, mỡ sữa (beurre) gây nên bệnh tim mạch, vì acid béo bão hòa không giúp ích việc điều hòa và loại bỏ cholesterol độc ra khỏi máu.Và người ăn chay cơ thể khó hấp thu được sắt hơn người ăn cá thịt, vì vậy cần phải ăn nhiều rau quả có vitamin C để không bị thiếu máu

Khi ăn cần lưu ý: Phải ăn đủ ba bữa chính (nếu cần thêm hai đến ba bữa phụ) để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể Ngoài ra nên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời khoảng 20 phút trong ngày, lúc nắng sớm Cơ thể sẽ tận dụng được nguồn vitamin D của thiên nhiên, tăng hấp thu canxi, giúp xương chắc khoẻ

Ngày nay những thực phẩm được bán trên thị trường phần lớn đều có

sự can thiệp của hóa chất, khi ăn vào sẽ dễ làm cho con người bị bệnh tật hiểm nghèo Vì nhu cầu cuộc sống, con người hướng đến chế độ ăn uống lành mạnh, thức ăn không bị ô nhiễm, an toàn cho sức khỏe chính là quan điểm mới trong ẩm thực hiện đại Nhu cầu đó đã được thể hiện rõ nét qua văn hóa

ẩm thực chay bằng lượng khách đông đảo trong các nhà hàng chay hay ở các quán chay bình dân Chúng ta dễ dàng bắt gặp hình thức ăn chay và mục đích

ăn chay đều tương tự nhau ở các châu lục dù Á hay Âu Những trường phái ăn chay đã và đang tồn tại với xuất phát điểm khác nhau nhưng tất cả đều hướng

Trang 25

đến cái tốt đẹp Với lối sống nhanh của cuộc sống công nghệ hóa, hiện đại hóa khiến cho con người càng căng thẳng vội vàng Vì vậy, con người bắt đầu

có ý thức hơn trong việc nghỉ ngơi cho cuộc sống chậm lại của mình bằng cách ăn chay để bảo vệ mình và nhân loại

Có thể nói phong trào ăn chay trong thời đại mới ở thế giới nói chung (các nước phương Tây như Anh, Mĩ, v.v…), Việt Nam nói riêng phần lớn không liên quan gì đến những người ăn chay truyền thống vì niềm tin tôn giáo Mà ở đây, họ ăn chay chỉ với một mục tiêu duy nhất là vì sức khỏe và

họ ăn chay dựa hoàn toàn trên cơ sở khoa học Claude Gagnon, nhà triết học người Canada, chuyên gia về dinh dưỡng nói: “Giờ đây, xã hội Phương Tây đang tiến tới một chủ nghĩa ăn chay nhẹ nhàng” Hiện nay, ăn chay được xem

là nhu cầu cần thiết cho các vấn đề về sức khỏe, môi trường và làm đẹp (ăn hoa quả nhiều sẽ được vóc dáng đẹp), v.v… Vì thế, nó mang tính phổ biến hơn trong thời hiện đại

Hội nghị đầu tiên về vấn đề sức khỏe được tổ chức dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc và Tổ chức Y tế Quốc tế (WHO) cho rằng: “Tiêu thụ trái cây và rau cải có thể giảm thiểu một cách khả quan nguy cơ của nhiều chứng bệnh suy đồi của tuổi già”, bác sĩ Lester Packer thuộc trường Đại học Berkeley, California

đã phát biểu(theo “Fruit, veges-the key to longer life”, United Nations, Reuters – Bangkok Post, Thái Lan, ngày 01-5-1996) Bởi vì các nhà khoa học này cho rằng các phụ nữ ở tuổi trung niên nếu ăn nhiều thịt sẽ tạo nên nguy cơ mắc bệnh ung thư huyết, ung thư bướu Nguyên nhân là do sự hấp thụ lượng mỡ và protein trong thịt vào cơ thể quá nhiều làm cho hệ miễn nhiễm hoạt động quá sức Brian Chiu, một chuyên viên nghiên cứu của trường Đại học lowa còn cho biết, việc tiêu thụ nhiều mỡ động vật chứa đầy các phân tử acid béo bão hòa và acid béo không bão hòa và thịt có màu đỏ, đặc biệt là món thịt băm, tất cả đều có quan hệ mật thiết đến việc phát triển chất Non-Hodgkin Lymphoma (gọi tắt là NHL), trong khi đó chế độ ăn nhiều trái cây có thể ngăn chặn được sự hình thành của chất NHL.(Bangkok Post, ngày 2/5/1996)

Trang 26

Một quan điểm khác xuất phát từ tín ngưỡng tâm linh ăn chay trong đạo Phật, là những thứ càng chay tịnh thì càng tốt cho sức khỏe và trí não được cân bằng sáng suốt Quan điểm này đã dần ảnh hưởng và lan tỏa ra toàn

xã hội Mọi tầng lớp, lứa tuổi đều có thể ăn chay vào một vài ngày nhất định trong tháng (còn gọi là chay kỳ), hay là ăn suốt đời và liên tục (còn gọi là chay trường) Giới trẻ ăn chay như là một “hiện tượng”, nhất là sinh viên Điều này không khó lý giải, bởi vì đạo Phật là một tôn giáo chiếm tỷ lệ cao trong xã hội Việt Nam, khi đi vào gia đình đã trở thành một nét đẹp truyền thống từ ông bà, cha mẹ đến con cháu Vì vậy các bạn vẫn giữ cho mình một nếp sống đạo qua việc ăn chay định kỳ mỗi tháng vào các ngày ba mươi, mồng một và rằm Ngoài việc ăn chay các bạn còn đến chùa lễ Phật để mong được an lành Dù ăn chay dưới hình thức nào đi nữa, tự phát vì kinh tế, sức khỏe hay truyền thống gia đình là tín đồ đạo Phật, thì việc ăn chay cũng là sự

tự biểu hiện của một ý thức tâm linh hiện hữu Riêng giới trẻ sinh viên bên cạnh cuộc hành trình tìm kiếm nguồn tri thức nhân loại, các bạn đã xây dựng cho mình một niềm tin sáng suốt từ giáo lý đạo Phật để hình thành một nhân cách sống cao đẹp trong thế giới hiện đại

1.2.3 Ẩm thực chay Phật giáo

Theo Phật giáo, ăn chay có mục đích là nuôi dưỡng lòng Từ bi, giữ gìn được giới luật là không sát sanh hại vật Ăn chay còn làm cho cuộc sống con người hiền hòa, tĩnh tại và lành mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần Tuy nhiên, trong Phật giáo vẫn còn rất nhiều quan điểm khác biệt về vấn đề ăn chay từ truyền thống đến hiện đại Do tập quán khác nhau mà có những quan niệm khác nhau

Đối với Phật giáo Nguyên Thủy thì quan niệm ăn chay là bữa ăn hằng ngày tùy thuộc vào những gì mà lòng hảo tâm của thập phương bá tánh đặt vào bình bát khi các nhà sư khất thực, các sư nhận với tâm bình thản và không

Trang 27

phân biệt, bởi vì thực phẩm nói chung mang ý nghĩa là để nuôi mạng sống

“Tam tịnh nhục”(Ba trường hợp: người ăn không thấy, không nghe, không có

lòng hoài nghi rằng con vật bị giết riêng biệt cho mình) trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy cũng có thể được xem như là một hạnh trường chay

Khái niệm ăn chay này mang ý nghĩa “sống bằng đời sống khuất thực, không

cố ý sát sinh” [22; tr 186]

Ăn chay theo Phật giáo Đại thừa được xem là có từ thời Phật còn tại thế và được phát triển mạnh mẽ vào thời đại Asoka, vị Hoàng đế Ấn Độ trị vì từ năm

274 đến năm 232 trước Thiên Chúa giáng sinh, tức thế kỷ thứ III trước Tây lịch

Asoka là một đại quân vương Phật tử trong suốt thời gian trị vì vương quốc Ấn Độ, ông áp dụng lời dạy của Đức Phật trong chính sách trị nước của

mình Giới luật của Phật đã được ông ghi lại trên các bia đá “pillars of life”

Đặc biệt, trên các bia này ông nhấn mạnh đến lòng Từ bi và tính cách bất khả xâm phạm của đời sống, cả con người lẫn động vật Ông ăn chay trường và khuyến khích mọi người cùng ăn chay như ông Một trong những bia đá để lại

có khắc hàng chữ sau: “Không nên lấy sự sống nuôi sự sống Cho đến rơm rạ, nếu còn côn trùng trong ấy, thì cũng không nên đốt”

Sau khi Phật giáo truyền đến Trung Hoa đã được vua Lương Võ Đế 536) ủng hộ và phát huy Vì tính chất đặc thù của địa phương và lòng nhiệt tâm của ông, vua Lương đã lấy tư tưởng Từ bi của Phật giáo kết hợp với bản sắc văn hóa dân tộc, hình thành cách ăn chay Ăn chay theo tư tưởng Phật giáo lúc bấy giờ không chỉ có giá trị về mặt đạo đức, văn hóa mà nó còn có giá trị về mặt dưỡng sinh, thẩm mỹ, v.v… giúp cho con người có nhiều sức khỏe và đẹp hơn Nó đã tạo thành một phong trào ăn chay trên thế giới được mọi người ưa chuộng

(502-Như vậy, ta thấy lập trường về ăn chay giữa hai trường phái dù Phật giáo Nguyên thủy hay Phật giáo Đại thừa tuy có khác, nhưng nhìn chung mục đích của sự ăn chay là làm tăng trưởng lòng Từ bi, giảm bớt lòng sân hận,

Trang 28

bằng cách tu tập không sát sinh, trải lòng thương đến muôn loài Con người một khi đã khởi lòng Từ thì người đó khó có thể giết người hại vật Đó là lý

do tại sao Đức Phật đưa ra giới cấm “không được sát sinh” Đây chính là

nhân tố quan trọng trong việc hình thành quan điểm ăn chay trong đạo Phật

1.3 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

- Quan điểm củaPhật giáo về ẩm thực chay được thể hiện như thế nào?

- Ẩm thực chay ở TP.HCM có ảnh hưởng bởi quan điểm của Phật giáo không?

- Ăn chay có ý nghĩa gì theo quan điểm của Phật giáo

Giả thuyết nghiên cứu

- Ăn chay trong Phật giáo là để giữ gìn giới luật và thực hành tâm Từ bi

- Có thể nói phần lớn ẩm thực chay ở TP.HCM có ảnh hưởng nhiều từ quan điểm ăn chay trong Phật giáo, cụ thể bắt đầu từ kinh và luật

1.4 Các lý thuyết nghiên cứu

1.4.1 Lý thuyết Thực thể Tôn giáo

Tôn giáo không phải là một hình thái ý thức xã hội thuần túy Mà tôn giáo được hiểu như là một “thực thể sống” “Thực thể” này tồn tại một cách khách quan, có tính chỉnh thể và có mối quan hệ tương tác với các bộ phận khác của xã hội với tư cách là một tiểu hệ thống Có năm đặc tính để phân biệt các thực thể

xã hội (tôn giáo) này và thực thể xã hội (tôn giáo) khác là: tính lịch sử, tính tập thể, tính vật thể, tính biểu tượng và tính kinh nghiệm, nhạy cảm Một Thực thể tôn giáo bao gồm ba yếu tố cốt lõi: niềm tin, thực hành và cộng đồng

- Niềm tin tôn giáo:

Tôn giáo là một thực thể xã hội mang bản chất người Tất cả các tôn giáo đều được biểu thị ra bằng một niềm tin nào đó, bằng một đối tượng

“Thiêng” Ví dụ như là thắp một nén nhang cho người đã khuất, hay giỗ lễ đều có cúng kiến Đối tượng “Thiêng” của tôn giáo rất đa dạng và phong phú

Trang 29

như Đức Phật; Chúa Trời hay Thánh; Thần, v.v…Và họ luôn tin tưởng vào sự phù hộ cho họ được bình an và hạnh phúc từ các đấng Thiêng mà họ tôn thờ

- Thực hành tôn giáo:

Có hai loại thực hành tôn giáo:

1 Thực hành thuần túy tôn giáo: là thực hành mọi thiết chế, giáo dục, nghi lễ theo quy định của tổ chức Giáo hội Đối với Phật giáo, các chức sắc, các nhà tu hành, tín đồ, phải triệt để thi hành theo giới luật, nếu vi phạm sẽ bị

xử lý theo quy luật thiền môn, hay chế tài của Giáo hội Hướng sinh hoạt này mang tính cách nội bộ của cộng đồng người tu (Tăng sĩ xuất gia) cùng chung một giới luật, một môi trường Trong đó mọi hành vi, ứng xử đều tuân theo giới luật và cốt lõi vẫn là lời dạy của Đức Phật trong Tam tạng: Kinh, Luật và Luận để hướng đến mục đích sau cùng là đạt đến giác ngộ và giải thoát

2 Thực hành không thuần túy tôn giáo: hướng sinh hoạt này nghiêng

về cộng đồng xã hội mang ý nghĩa chia sẻ nỗi khổ, xoa dịu niềm đau của con người thông qua vật chất lẫn tinh thần Góp phần vào an sinh xã hội để giảm bớt đi những tệ nạn như ma túy, trộm cắp, giết người, v.v…, đồng thời xoa dịu đi phần nào nỗi đau của những người mắc bệnh hiểm nghèo

Đề tài Quan điểm của Phật giáo về Ẩm thực chay được nghiên cứu theo

cả hai hướng trên Vì có lúc “thuần túy tôn giáo”, nhưng cũng có lúc tách rời hướng đến “hành vi xã hội” Bởi ẩm thực chay mang tính phổ quát trong cộng đồng xã hội lớn giữa người có niềm tin tôn giáo (tín đồ Phật giáo) và người không có niềm tin tôn giáo Trong đó ẩm thực chay được xem như là một công cụ để phát triển Phật giáo

- Cộng đồng tôn giáo:

Tôn giáo tạo nên tính cộng cảm (cùng một niềm tin nó tạo nên tình cảm của cộng đồng) và tính quần chúng trong cộng đồng (xã hội) Các mối quan

hệ xã hội này được thiết lập qua cách “thực hành” dựa trên cơ sở của niềm tin

1.4.2 Lý thuyết chức năng cấu trúc của Radcliffe-Brown

Trang 30

Theo Radcliffe-Brown thì Tôn giáo không phải là ảo tưởng hay niềm tin sai lầm về thực tại, mà là phần thiết yếu trong xã hội

Tôn giáo tạo ra tính qui củ (áp đặt qui củ) và những cảm giác tích cực (đối trọng với cảm giác tiêu cực hay mất niềm tin) Tôn giáo gắn kết cộng đồng (tăng cường đoàn kết) Tạo và tái tạo sức sống di sản của một nhóm người và truyền đạt giá trị cho một thế hệ tiếp theo

Tiểu kết

Các vấn đề như nuôi lớn tâm Từ thông qua việc không được ăn thịt chúng sanh; tránh làm ác, không được giết hại và nhân quả trả vay đã được Đức Phật dạy rõ trong các kinh Nguyên thủy cũng như kinh điển Đại thừa

Những khái quát về ẩm thực chay trong đạo Phật, cho ta cái nhìn toàn diện hơn về quan điểm ăn chay của các hệ phái trong Phật giáo: Nguyên thủy (Nam Tông) và Bắc Tông

Ăn chay là một trong những phương pháp tối ưu để đem lại an lạc, hạnh phúc cho mình và mọi người Đó là nghĩa cử cao đẹp, tránh làm tổn hại đến mạng sống của chúng sanh, qua đó cũng phòng ngừa được một số bệnh tật như ung thư, bệnh tim, tai biến mạch máu não, v.v… Khoa học đã chứng minh được, những căn bệnh gây chết người trên phần lớn xuất phát từ nguyên nhân ăn thịt và những thực phẩm được chế biến từ thịt động vật Tất cả những điều đó đã được khái quát qua quan điểm về ẩm thực chay hiện đại

Trang 31

Chương 2 QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VỀ ẨM THỰC CHAY VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI VIỆC ĂN CHAY TẠI THÀNH

PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

2.1 Quan điểm của Phật giáo về ẩm thực chay

2.1.1 Quan điểm chúng sinh bình đẳng, chúng sinh hữu tình

Đức Phật tuyên bố: “Ta là Phật đã thành, và chúng sinh là Phật sẽ thành” Chữ chúng sanh ở đây là chỉ tất cả mọi loài động vật có cảm giác, có

hệ thần kinh, có tình cảm, biết đau đớn và sung sướng, chứ không chỉ riêng loài người

Theo Phật giáo, mỗi cá thể chúng sinh đều có Phật tính (tức là tính giác), đều có khả năng thành Phật trong tương lai nên có đặc tính bình đẳng Do đó, Phật tử không những không được sát hại chúng sinh mà còn phải tôn trọng và bảo vệ chúng sinh Chùa là nơi truyền bá đạo Phật, tu sĩ ở chùa là trưởng tử của Như Lai, có bổn phận đem Chánh pháp dạy cho các tín đồ Một trong những lời dạy quan trọng, cốt tủy của Đức Phật là phải dùng tâm bình đẳng để đối xử với mọi loài, cả người lẫn vật

Kinh điển Phật giáo thể hiện rất rõ quan điểm này, trong kinh Đại

Bát Niết Bàn Đức Phật dạy: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, nhưng

vì bị vô lượng phiền não che phủ nên chúng sanh chẳng nhận thấy được.”

[1; tr 267]

Phật giáo cho rằng chúng sinh hữu tình, đều là bà con quyến thuộc của nhau, là cha mẹ, anh chị em, vợ chồng, con cái của nhau trong muôn vàn kiếp trước, hiện tại hay tương lai trong vòng luân hồi nhân quả trùng trùng Kinh

Phạm Võng Phật dạy: “Tất cả nam tử là cha ta, tất cả nữ nhân là mẹ ta Từ nhiều đời, ta đều thác sinh nơi đó Vì lẽ ấy nên chúng sanh trong lục đạo đều

Trang 32

là cha mẹ ta Nếu giết chúng để ăn thịt, thời chính là giết cha mẹ ta, mà cũng

là giết thân cũ của ta” [14; tr 30]

Việc thực hành ăn chay là thể hiện sự báo hiếu đối với cha mẹ nhiều đời trong quá khứ Đức Phật đã dạy chúng ta rằng chúng sinh từ đời này sang đời khác thay phiên lần lượt làm cha mẹ con cái của nhau Ăn thịt chúng sinh tức là ăn thịt cha mẹ mình, là tội bất hiếu lớn nhất trong các tội bất hiếu Người đời bị ngũ dục làm mê mờ, chỉ vì muốn ăn ngon nên sát sinh để nuôi dưỡng thân mạng Họ không biết rằng ăn thịt chúng sanh tức là ăn thịt của chính họ Quy luật trả vay khiến cho họ đời đời kiếp kiếp không thể thoát khỏi luân hồi Huống chi những miếng thịt họ ăn có khi là thịt của chúng sanh

mà xưa kia đã từng làm cha mẹ của họ Làm sao mà tâm chúng ta có thể nhẫn

tâm đến như vậy: “Tất cả chúng sanh vì tâm tưởng khác nhau, do vậy có sự xoay vần trong các thú” và “Hữu tình luân hồi thọ sanh trong sáu đường như bánh xe quay không có đầu mối trước sau, hoặc làm cha mẹ, hoặc làm con cái, đời đời kiếp kiếp mang ân lẫn nhau Với kẻ nam, người nữ thấy đồng như cha mẹ, do vì chẳng chứng Thánh trí nên không làm sao biết được Hết thảy người nam là cha ta, hết thảy người nữ là mẹ ta, tại sao chưa báo đền cái ân đời trước, mà trở lại sanh ý nghĩ xấu để thành oán hận” [32; tr 66-67]

Những người ăn chay đã nói lên lòng nhân từ của họ đối với thú vật

Họ không ăn thịt cá, bởi vì họ tin tưởng thú vật có quyền được sống và được đối xử như con người, chúng không thể là thức ăn cho con người, mà chúng là bạn của con người, biết vui, buồn, sợ hãi và thân thiện Vì vậy, chẳng những

không sát sinh mà họ còn tích cực phóng sinh theo tinh thần Phật dạy: “… thường làm việc phóng sinh(Phóng sinh là giải phóng những sinh vật khỏi bị giam tù trong lồng, chậu, cởi trói cho những ai bị oan ức tù đày) và khuyên bảo người khác làm Nếu lúc thấy người đời sát sinh, nên tìm cách cứu hộ cho

chúng được thoát khỏi nạn khổ” [7; tr 30]

Trang 33

2.1.2 Ăn chay là một phần của việc thực hành pháp giáo, thực hành giới luật

Sát sinh: (Thuật ngữ) Một trong 10 điều ác (Thập ác), giết hại mạng sống của tất thảy các loài hữu tình như người, súc vật v.v…

Sát sinh giới: (Thuật ngữ) Điều giới cấm cắt đứt mạng sống của người

và súc vật, từ việc hạ thủ giết cho tới bảo người khác, sai người khác giết cũng bị tội như nhau Trong các loại Ngũ giới, Bát giới, Thập giới đều có điều Sát sinh giới Ở đây không phân biệt người hay súc vật [18; tr 1252]

Không sát sinh (Bất hại) là một trong những tư tưởng, giới luật quan trọng nhất của Phật giáo Tư tưởng Bất hại này có từ thời trước Đức Phật của các tôn giáo Ấn và nó có vai trò vô cùng quan trọng Đến thời Phật còn có vị

giáo chủ ngoại đạo là Ni-kiền-tử Nhã-đề-tử (pi nigaṇ ṭ ha nātaputta), người

đầu tiên hệ thống hóa và dùng lý thuyết tâm lý để chứng minh và lấy nó làm

cơ bản cho tư tưởng này Từ đó, tư tưởng bất hại đã trở thành một nguyên lý đạo đức chính yếu trong các tôn giáo Ấn, đặc biệt là trong tất cả các trường phái Phật giáo Tuy nhiên với quy luật Nhân quả đặc thù thì Phật giáo rất khác biệt so với các tôn giáo khác Người có lòng Từ bi đối với tất cả mọi người thì chính họ cũng sẽ có niềm vui tương tự

Về mặt tâm lý, đạo lý bất hại rất đơn giản Bởi vì, ai cũng yêu quý cuộc sống của chính mình, không ai muốn mình bị hành hạ hay giết hại Từ đó suy

ra các loài động vật khác, không kể là lớn như con voi hay nhỏ như con kiến, không kể người hay thú, tất cả đều yêu quý mạng sống của mình Vì vậy, trong kinh Phật dạy:

Trang 34

Phật giáo chủ chương thực hiện giới luật không sát sinh thể hiện qua việc ăn chay như là một chính sách dinh dưỡng tốt và cần thiết cho sự hành trì Phật pháp của mỗi cá nhân

Quan điểm này được nhấn mạnh trong kinh điển, giới luật của Phật giáo

Kinh Tăng Chi Phật dạy hàng Tỳ kheo, nếu hành đầy đủ ba pháp “Tự mình từ bỏ sát sinh, khích lệ người khác từ bỏ sát sinh, tùy hỷ sự từ bỏ sát sinh sẽ được sinh lên cảnh trời, không bị rơi vào địa ngục.” [3; tr 347]

Trong kinh Địa Tạng Đức Phật cũng đã dạy rõ về quả báo của sự sát

sanh: [La Hán hỏi Quang Mục rằng: “Thân mẫu người lúc sanh tiền đã làm những hạnh nghiệp gì, mà nay phải đọa vào chốn địa ngục rất khổ sở như thế?”

Quang Mục thưa rằng: “Ngày còn sống, thân mẫu tôi chỉ ưa ăn thịt loài cá trạnh, phần nhiều là hay ăn cá con và trạch con, hoặc chiên, hoặc nấu, tha hồ mà ăn cho thỏa mãn ”

Đứa trẻ đáp rằng: “Do hai nghiệp: giết hại sanh vật và chê bai mắng nhiếc, mà thọ báo khổ Nếu không nhờ phước đức của người cứu nạn cho tôi, thời cứ theo tội nghiệp đó vẫn còn chưa được thoát khổ”] [8; tr 56-59]

Trong các kinh điển Đại thừa, gần như Đức Phật không cho phép đệ tử của Ngài ăn thịt Kinh Lăng Già (Lankavatara) cũng như trong các kinh Tượng Nhiếp (Hastikashiya), Bảo Vân, Niết Bàn (Nirvàna) và Chỉ Man

(Angulimàlika), ăn thịt là tuyệt đối bị cấm “Không phải chỉ trong quá khứ

mà cả trong tương lai và hiện tại, tất cả các tín đồ của Ta phải kiêng thịt thú vật dù thịt ấy đã được làm bằng bất cứ cách nào” [32; tr 76] Vì nhiều lý do

mà Phật cấm ăn thịt, trong đó có: “… Tất cả chúng sinh từ xưa đến nay, lần lượt theo nhân duyên làm lục thân quyến thuộc với nhau, suy nghĩ thịt này là người thân kiếp trước của mình, do đó không nên ăn thịt”; “Vì khiến người tu

Trang 35

hành chẳng sanh khởi từ tâm, do đó không nên ăn thịt.”; “Người sát sanh ăn thịt, hoặc dùng tài vật, hoặc dùng câu lưới bắt lấy những chúng sanh bay trên trời, lội dưới nước và đi trên bờ, đủ thứ giết hại, mua bán cầu lợi, gieo nhân chịu quả, sẽ thọ ác báo” [7; tr 239-241]

Trong kinh Lăng Nghiêm, việc cấm ăn thịt cũng được Ngài nêu rõ:

“Các ngươi nên biết, những người ăn thịt, dù được khai ngộ tựa như Tam ma địa, nhưng đều là giống La sát, khi hết phước báu, ắt phải chìm đắm trong biển khổ, chẳng phải đệ tử Phật Những người như thế, giết nhau, nuốt nhau,

ăn nhau không thôi, làm sao ra được khỏi luân hồi” [9; tr 162]

Trong kinh Ương Quật Ma, ngài Văn-thù-sư-lợi bạch Phật:

- Thế Tôn, vì do từ Như Lai tạng nên chư Phật không ăn thịt phải không?Phật dạy:

- Đúng vậy! Tất cả chúng sanh luân chuyển trong cõi sanh tử nhiều đời

từ vô thủy, cùng là cha mẹ, anh chị em với nhau, cũng như người múa thay đổi liên tục, thịt của ta và thịt của người là một loại, thế nên chư Phật đều không ăn thịt Lại nữa, này Văn-thù-sư-lợi, tất cả cõi của chúng sanh giới và cõi của Ta là một cõi, chỗ thịt bị ăn chỉ cùng một loại, thế nên chư Phật thảy đều không ăn thịt Và Phật lại bảo Văn-thù-sư-lợi:

- Nếu dùng da bò, bò chúa tự chết làm giầy da, đem bố thí thì người trì giới có được nhận không! Nếu không thọ nhận là pháp Tỳ-kheo, nếu thọ thì trái với từ bi, nhưng không phá giới [11; tr 986-987] Cho nên, không thọ

dụng thân phần của hữu tình, tức là lần lượt lìa nhân duyên sát sanh vậy

Và trước lúc Niết Bàn, Phật lại khẳng định thêm lần nữa: “Này Ca Diếp! Bắt đầu từ ngày nay trở đi, Như Lai không cho phép hàng Thanh Văn đệ tử ăn thịt; nếu đàn việt đem đến dâng thí, phải xem thịt ấy như thịt con mình Như Lai cấm các đệ tử không được ăn tất cả các thứ thịt” [1; tr 137-138]

Trang 36

Ăn chay có thể tránh được nghiệp sát sinh và quả báo Con người giết thú vật một cách si mê ngu muội, đâu biết rằng niềm oán hận không thể nào xóa bỏ cứ chồng chất theo năm tháng khó mà cản ngăn nỗi thù sâu oán trả

Kinh Thập Thiện Phật dạy lợi ích của sự từ bỏ sát sanh: “Chúa tể Đại dương, từ bỏ sự sát sinh thì thực hiện mười sự hết bất an Mười sự ấy là gì? Một là ban cho các loại chúng sanh sự không sợ hãi Hai là thường sinh tâm

từ bi rộng lớn đối với các loại chúng sinh Ba là cắt đứt vĩnh viễn mọi thói quen giận dữ Bốn là cơ thể thường không bệnh tật Năm là sống lâu Sáu là thường được sự giữ gìn của những kẻ không phải loài người Bảy là thường không ác mộng, ngủ hay thức đều yên vui Tám là hết cả mọi sự thù oán, thù oán tự giải tỏa Chín là không có sự sợ hãi về đường dữ Mười là sinh mạng kết thúc thì sinh lên chư thiên Đó là mười sự (hết bất an) Nếu biết (đem sự từ

bỏ làm sát sinh và mười sự hết bất an) hồi hướng về tuệ giác vô thượng thì về sau, khi thành Phật, sẽ được “sự sống lâu tự do theo ý muốn” của Phật.” [10;

“Một là không được sát sanh Giải:Trên đến chư Phật, thánh nhân, sư tang, cha mẹ, dưới đến quyên phi nhuyễn động, vi tế côn trùng, hễ có sinh mạng thì không được cố giết, bằng cách hoặc tự mình giết, hoặc bảo người giết, hoặc thấy người giết mà mừng theo, nói rộng như trong Luật tạng, vì văn nhiều nên không chép ra đây Kinh ghi, mùa đông hay sinh chấy rận, hãy bắt bỏ trong ống tre, ủ ấm bằng bông, nuôi sống bằng đồ cáu bẩn, là sợ chúng đói lạnh mà chết đi Cho đến lọc nước, che đèn, không nuôi mèo chồn vân vân, đều là đạo từ bi cả Đối với loài nhỏ mà còn như thế, thì đối với loài

Trang 37

lớn có thể nghiệm biết được Con người thời nay đã không thể thi hành từ bi như vậy, mà lại còn thương tổn, sát hại, như thế được chăng? Nên kinh đã dạy, thi ân cứu giúp, cho chúng được yên, nếu thấy bị giết, nên sinh từ tâm Như thế không răn giữ được sao?”[13; tr 1092]

Như vậy, ta thấy tư tưởng Bất hại xuất phát từ lòng Bi (pi karuā) và

lòng Từ (sa maitrī, pi mettā) đối với tất cả chúng sanh Lòng Từ bi sẽ mang đến niềm vui cho người và mình Phật dạy:

“Bậc hiền không hại ai,

Thân thường được chế ngự,

Đạt được cảnh bất tử,

Đến đây, không ưu sầu” [5; kệ 225]

Mở rộng ra, giới không được sát sinh trong Phật giáo có ý nghĩa bảo vệ

sự sống của muôn loài vạn vật Không chỉ có con người, động vật, mà ngay đến cỏ cây hoa lá, dù không phải là chúng hữu tình, không có tình cảm khổ vui, Đức Phật cũng dạy hàng đệ tử của Ngài phải biết yêu thương và bảo vệ

“Con người không bao giờ thích kẻ khác gây bất cứ sự tổn thương nào đến cho mình (như tổn hại mạng sống, mất mát tài sản, v.v…) thì chính những

gì chúng ta không muốn ấy cũng đừng nên gây hại cho người khác Qua ý nghĩa này, chúng ta thấy rằng giữ gìn năm giới (không sát sinh; không lấy của không cho; không tà dâm; không nói dối và không uống rượu) chính là giữ gìn hạnh phúc của mình Đây chính là một ý nghĩa tích cực của giới.”

[63; 128-129]

Trong Luật tạng, giới trọng (nặng) thứ nhất của Bồ tát là “giới sát sanh”

[Nếu Phật tử, hoặc tự mình giết, bảo người giết, phương tiện giết, khen tặng sự giết, thấy giết mà tùy hỉ, nhẫn đến dùng bùa chú để giết: nhơn giết, duyên giết, cách thức giết, nghiệp giết

Trang 38

Phàm tất cả các loài hữu tình có mạng sống đều không được cố ý giết

Là Phật tử, lẽ ra phải luôn luôn có lòng từ bi, lòng hiếu thuận, lập thế cứu giúp tất cả chúng sanh, mà trái lại tự phóng tâm nỡ lòng sát sanh, Phật tử nầy phạm “Bồ tát Ba la di tội”][14; tr 19]

Và thứ 3 là giới khinh (tội nhẹ):3 Giới ăn thịt

[Nếu Phật tử cố ăn thịt Tất cả thịt của mọi loài chúng sanh đều không được ăn Luận về người ăn thịt thời mất lòng đại từ bi, dứt giống Phật tánh; tất cả chúng sanh thấy đều tránh xa người này Người ăn thịt mắc vô lượng tội lỗi Vì thế nên tất cả Phật tử không được ăn tất cả thứ thịt của mọi loài chúng sanh Nếu cố ăn thịt, Phật tử này phạm “khinh cấu tội”.] [14; tr 25- 26]

Trong giới luật học cương yếu có nói rõ, chẳng những không được giết hại chúng sanh Mà còn không được đánh người, đánh súc sinh, cho đến trùng kiến đem tâm giận hờn đánh đập đều đắc tội

“Chỗ này người đọc còn có một nghi vấn đó là giữ giới sát có cần phải

ăn chay hay không? Theo luật chế, từ ngũ giới đến Tỳ kheo giới không bắt buộc phải ăn chay Chẳng ăn cá thịt là quy định của Đại thừa Bồ tát giới, trì giới không sát sinh của ngũ giới chẳng được tự mình sát sinh, chẳng được khuyên người hoặc bảo người sát sinh Cho nên chính mình chẳng được giết

gà, vịt, cá, tôm, nếu như mua đồ đã được làm rồi thì chẳng bị sự cấm đoán của ngũ giới

Đương nhiên, nếu như có thể phát tâm ăn chay lại càng tốt Ăn chay là đức tính tốt đẹp của Phật giáo Đại thừa, ăn chay là sự biểu hiện cụ thể của tinh thần giới sát tiến thêm một bước…”[12; tr 108-109]

Trang 39

2.1.3 Ăn chay vì lòng Từ Bi, thương xót chúng sanh

Sân hận (Dosa) là một tật xấu có sức tàn phá vô cùng khốc liệt Đối diện với lòng sân, tâm Từ (Mettā) là một đức độ nhẹ nhàng êm dịu làm cho con người trở nên cao thượng, tuyệt luân

Mettā bao trùm tất cả chúng sanh, không từ bỏ sanh linh nhỏ bé nào, bởi vì loài cầm thú, các người bạn xấu số của chúng ta, cũng cần nhiều đến sự

giúp đỡ và tình thương của chúng ta: “Tâm Từ phải được rãi khắp đồng đều cho mọi chúng sanh, phải bao trùm vạn vật, phải sâu rộng và đậm đà như tình thương của bà từ mẫu đối với người con duy nhất, săn sóc, bảo bọc con, dầu nguy hiểm đến tánh mạng cũng vui lòng” [74; tr 506-509)

Thật ra không có ngôn ngữ nào diễn tả đúng nghĩa chữ “Mettā” trong tiếng Pāli Thiện ý, từ ái, hảo tâm, bác ái, v.v… là những danh từ tạm gọi là đồng nghĩa với Mettā mà thôi

Nghịch nghĩa với Mettā là sân hận, ác ý, thù oán, ghen ghét Tâm Từ và sân hận không thể phát sanh cùng một lúc Thù oán cũng không thể chứa

đựng Mettā Phật dạy: “Không thể lấy thù oán để diệt sân hận, chỉ có tâm Từ mới dập tắt lòng sân” [74; tr 631]

Không những dập tắt được lòng sân, Tâm Từ còn diệt trừ các mầm tư tưởng bất thiện đối với người khác Người có tâm Từ không bao giờ nghĩ đến làm hại hoặc bài xích ai, không bao giờ sợ ai và cũng không bao giờ làm ai sợ

Người có tâm Từ chắc chắn là bạn thân của nhân loại, mà cũng là bạn thân của tất cả chúng sanh Loài cầm thú cũng lấy làm vui thích được sống gần các bậc hiền nhân đạo đức Các vị tu sĩ sống đơn độc một mình ở chốn rừng sâu, giữa đám sài lang hổ báo, chỉ nhờ có Tâm Từ để tự bảo vệ mình Có lần Đức Phật nói:

“Như Lai sống trên một ngọn núi, giữa đám sư tử, cọp, beo, nai hươu, các thứ, giữa rừng rậm cỏ hoang Không một con vật nào sợ Như Lai mà Như

Trang 40

Lai cũng không sợ con vật nào Chính nhờ oai lực của Tâm Từ nâng đỡ, bảo

vệ và giúp Như Lai sống yên ổn.” [74; tr 633]

Hung bạo là một tật xấu đã gây nên biết bao tội ác và biết bao hành động bạo tàn trên thế gian Tâm Bi là vị thuốc công hiệu để tiêu trừ bệnh hung bạo đó

Bi là động lực làm cho tâm rung động trước sự đau khổ của kẻ khác, là cái gì xoa dịu niềm khổ đau sầu não của con người Đặc tánh của Tâm Bi là ý muốn giúp người khác thoát khỏi mọi cảnh khổ Sở dĩ ta thực hành ăn chay là

vì đối tượng của Tâm Bi đây chính là con người, chúng ta khởi tâm thương những con người đói rách nghèo nàn khi phải phục vụ cho nhu cầu ăn thịt động vật của chúng ta

Tâm Bi còn thể hiện rõ nét hơn ở sự vị tha cứu giúp Có khi người có tâm Bi không ngần ngại hy sinh đến cả mạng sống của mình để cứu giúp chúng sanh Túc Sanh Truyện Jākata đã nêu lên gương lành của một vị Bồ tát (tiền thân của Đức Phật Thích Ca) đã hiến thân để cứu một con cọp mẹ và bầy cọp con khỏi chết đói Đức Phật còn như thế, chúng ta là đệ tử của Ngài há lại nhẫn tâm giết hại chúng sanh chỉ vì để thỏa mãn nhu cầu ăn uống của mình hay sao

Chúng ta cần hướng lòng từ bi đến tất cả chúng sinh, dầu đang sống hay đang tìm đường tái sinh, hoặc là người hay súc sanh, bất kể hình thể, kích

cỡ nào, có tướng hay không tướng, ở bất cứ nơi đâu Chúng ta không vì nhu cầu ăn uống của mình mà mang đến đau khổ cho chúng sanh Ăn chay là một phương thức tu tập hàng ngày, gieo trồng hạt giống từ bi và phát triển tâm từ

bi đến với muôn loài chúng sinh từ gần đến xa, từ lớn đến nhỏ Những ai muốn đạt tới an lạc thường nên biết sử dụng ngôn ngữ từ ái, một nếp sống đơn giản, từ hòa Trong lòng luôn nguyện cầu cho mọi người và mọi loài được sống trong an toàn và hạnh phúc Nguyện cho đừng loại nào sát hại loài

Ngày đăng: 21/06/2018, 16:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
17. Nhóm Việt Ngữ, Phạm Lê Liên (chủ biên - 2015), Tự điển Tiếng Việt thông dụng, Nxb. Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự điển Tiếng Việt thông dụng
Nhà XB: Nxb. Hồng Đức
18. Phân viện nghiên cứu Phật học, Từ điển Phật học Hán Việt, tập 1 (1992), tập 2 (1994), Hà NộiTHƢ MỤC SÁCH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Phật học Hán Việt
Tác giả: Phân viện nghiên cứu Phật học, Từ điển Phật học Hán Việt, tập 1 (1992), tập 2
Năm: 1994
19. Thái Văn Anh (Thích Không Tú) (2018), Niềm tin Tôn giáo của Tín đồ Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niềm tin Tôn giáo của Tín đồ Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Thái Văn Anh (Thích Không Tú)
Nhà XB: Nxb. Hồng Đức
Năm: 2018
20. Toan Ánh (2005), Nếp cũ Tín ngưỡng Việt Nam (quyển Thượng), Nxb. Trẻ 21. Hồ Đắc Thiếu Anh (2017), Nấu ngon Ăn lành, Nxb. Phụ nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nếp cũ Tín ngưỡng Việt Nam (quyển Thượng)", Nxb. Trẻ 21. Hồ Đắc Thiếu Anh (2017), "Nấu ngon Ăn lành
Tác giả: Toan Ánh (2005), Nếp cũ Tín ngưỡng Việt Nam (quyển Thượng), Nxb. Trẻ 21. Hồ Đắc Thiếu Anh
Nhà XB: Nxb. Trẻ 21. Hồ Đắc Thiếu Anh (2017)
Năm: 2017
22. Thích Hạnh Bình (2008), Y pháp bất y nhân, Nxb. Phương đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Y pháp bất y nhân
Tác giả: Thích Hạnh Bình
Nhà XB: Nxb. Phương đông
Năm: 2008
23. Phan Xuân Biên (2004), Miền Đông Nam Bộ con người và văn hóa, Nxb. ĐHQG, Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Miền Đông Nam Bộ con người và văn hóa
Tác giả: Phan Xuân Biên
Nhà XB: Nxb. ĐHQG
Năm: 2004
24. Đinh Công Bảy (2010), Ăn chay chữa bệnh kéo dài tuổi xuân, Nxb. Văn hóa Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ăn chay chữa bệnh kéo dài tuổi xuân
Tác giả: Đinh Công Bảy
Nhà XB: Nxb. Văn hóa Sài Gòn
Năm: 2010
25. Thích Minh Châu (2006), Tâm Từ mở ra khổ đau khép lại, Nxb. Tôn giáo 26. Thích Minh Châu (1990), Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, Viện nghiêncứu Phật học Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm Từ mở ra khổ đau khép lại", Nxb. Tôn giáo 26. Thích Minh Châu (1990), "Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Tác giả: Thích Minh Châu (2006), Tâm Từ mở ra khổ đau khép lại, Nxb. Tôn giáo 26. Thích Minh Châu
Nhà XB: Nxb. Tôn giáo 26. Thích Minh Châu (1990)
Năm: 1990
27. Quỳnh Chi (2000), Các món ăn chế biến từ hoa, Nxb. Phụ Nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các món ăn chế biến từ hoa
Tác giả: Quỳnh Chi
Nhà XB: Nxb. Phụ Nữ
Năm: 2000
28. Phan Văn Chiêu - Thiếu Hải (2003), Các món chay trị bệnh, Nxb. Thuận Hóa 29. Phạm Văn Chính (2008), Ăn uống hòa hợp âm dương, Nxb. Thanh Niên 30. Hoàng Chương (2010), Nghệ thuật Phật giáo và đời sống hôm nay, Nxb.Dân Trí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các món chay trị bệnh", Nxb. Thuận Hóa 29. Phạm Văn Chính (2008), "Ăn uống hòa hợp âm dương", Nxb. Thanh Niên 30. Hoàng Chương (2010), "Nghệ thuật Phật giáo và đời sống hôm nay
Tác giả: Phan Văn Chiêu - Thiếu Hải (2003), Các món chay trị bệnh, Nxb. Thuận Hóa 29. Phạm Văn Chính (2008), Ăn uống hòa hợp âm dương, Nxb. Thanh Niên 30. Hoàng Chương
Nhà XB: Nxb. Thuận Hóa 29. Phạm Văn Chính (2008)
Năm: 2010
34. Tâm Diệu (2007), Đậu nành nguồn dinh dưỡng tuyệt hảo, Nxb. Phương Đông 35. Phạm Thị Minh Dung (2001), Y khoa và Cuộc sống, Nxb. Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đậu nành nguồn dinh dưỡng tuyệt hảo", Nxb. Phương Đông 35. Phạm Thị Minh Dung (2001), "Y khoa và Cuộc sống
Tác giả: Tâm Diệu (2007), Đậu nành nguồn dinh dưỡng tuyệt hảo, Nxb. Phương Đông 35. Phạm Thị Minh Dung
Nhà XB: Nxb. Phương Đông 35. Phạm Thị Minh Dung (2001)
Năm: 2001

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w