thực trạng ly hôn sớm trong giới trẻ - nghiên cứu trường hợp thành phố hồ chí minh

18 5.7K 24
thực trạng ly hôn sớm trong giới trẻ - nghiên cứu trường hợp thành phố hồ chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Họ và tên: Phạm Diệu Linh Lớp: K56 Xã hội học Trường: Đại học KHXH & NV Hà Nội Mã SV: 11031571 Ngày sinh: 16/09/1993 TIỂU LUẬN CUỐI KỲ I MÔN: XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG LY HÔN SỚM TRONG GIỚI TRẺ ( NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ) I. TÍNH BỨC XÚC CỦA VẤN ĐỀ Ly hôn đang là một thực trạng đáng báo động ở Việt Nam trong những năm gần đây. Trong báo cáo tổng kết năm 2006 của Tòa án Nhân dân tối cao về vấn đề hôn nhân và gia đình ở nước ta, tình trạng ly hôn có xu hướng gia tăng từ năm này qua năm khác, đặc biệt là sau khi đất nước ta đổi mới. Năm 1992, cả nước có 32.000 vụ ly hôn, năm 1996 là 43.000, năm 2001 là 54.479 vụ và 2006 là 69.523 vụ. Tỷ lệ ly hôn ở nước ta đang ngày một tăng. Cuộc điều tra do Bộ Văn hoá- Thể thao & Du lịch, phối hợp với Tổng cục Thống kê, với sự hỗ trợ của UNICEF cho thấy, số vụ ly hôn đang tăng nhanh. Nếu năm 2000 chỉ có 51.361 vụ ly hôn thì năm 2005 đã tăng lên 65.929 vụ. Người vợ đứng đơn ly hôn hiện gấp 2 lần so với người chồng đứng đơn. Người tốt nghiệp đại học, cao đẳng có tỷ lệ ly hôn từ 1,7- 2%, thấp hơn tỷ lệ 4- 6% của người không có bằng cấp. Số năm sống trung bình trước khi ly hôn của các cặp vợ chồng 18- 60 tuổi là 9,4 năm; còn riêng ở các khu vực nội thành, các thành phố lớn, chỉ 8 năm. Có 4 nguyên nhân thường xảy ra nhiều là: Mâu thuẫn về lối sống (chiếm 27,7%); ngoại tình (25,9%); kinh tế (13%); bạo lực gia đình (6,7%). Theo những cuộc điều tra nghiên cứu mới đây, tình trạng ly hôn ở các nước châu Á trong đó có Việt Nam có xu hướng tăng mạnh. PGS.TS Nguyễn Hữu Minh- Viện trưởng Viện Nghiên cứu gia đình và giới (Viện Khoa học xã hội VN) cho biết gần đây có trên 60.000 vụ ly hôn/năm ở Việt Nam và xu hướng này đang tiếp tục tăng. "Ly hôn nhiều, khi đi sâu phân tích các nguyên nhân để làm giảm tỉ lệ này, chúng tôi thấy các cặp vợ chồng đang rất thiếu kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử trong cuộc sống chung khó khăn, nhiều khác biệt trong sinh hoạt", ông Minh nói. Hôn nhân và gia đình luôn có mối liên hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Hôn nhân là cơ sở, là viên gạch đầu tiên xây dựng nên một gia đình. Quan hệ hôn nhân được thiết lập một cách tự nguyện, gia đình sẽ bền vững. Ngược lại, hôn nhân bị ép buộc, lạc hậu thì rất khó để xây dựng một gia đình hạnh phúc. Trên thế giới cũng như ở nước ta, quan hệ hôn nhân và gia đình đang biến đổi mạnh mẽ. Sự biến đổi của xã hội kéo theo những biến đổi lớn trong đời sống gia đình. Ly hôn là một hiện tượng xã hội phức tạp, để lại cho cá nhân trong cuộc và xã hội những hậu quả nặng nề. Ly hôn được rất nhiều ban ngành quan tâm, nghiên cứu, trong đó có xã hội học. Xét từ góc độ xã hội học: “Nếu hôn nhân là hiện tượng bình thường thì ly hôn là hiện tượng bất bình thường, là mặt trái của hôn nhân nhưng nó không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ, khi hôn nhân không còn mang ý nghĩa như ban đầu, khi tình yêu hôn nhân ấy đã chết, sự tồn tại của nó chỉ là cái vỏ bề ngoài , là sự giả dối”. (Lê Thi, Vấn đề ly hôn, nguyên nhân và xu hướng vận động. Tạp chí Xã hội học, số 1(57), năm 1997). Mặt tiến bộ của ly hôn là giải phóng cho mỗi cá nhân khi hôn nhân của họ đã thực sự tan vỡ. Ly hôn mang đến cho họ một cuộc sống mới. Nhưng mặt không tiến bộ của ly hôn là để lại hậu quả nặng nề cho cá nhân trong cuộc và cho xã hội. Gia đình là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định sự phát triển bền vững của xã hội. Xây dựng gia đình Việt Nam ít con, no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc là động lực của chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước ta trong giai đoạn mới hiện nay. Song, ly hôn đang là thực trạng bức xúc của xã hội. Bởi, ly hôn kéo theo sự phân chia tài sản, con cái, chấm dứt quan hệ thân nhân vợ chồng… Xã hội phải gánh chịu hậu quả nặng nề khi ly hôn xảy ra như tình trạng trẻ em phạm tội trong các gia đình ly hôn tăng nhanh. Bên cạnh đó, có một thực trạng đáng báo động, đang ngày một phổ biến và có xu hướng gia tăng là hiện tượng ly hôn ở các cặp vợ chồng trẻ. Theo thống kê của tòa án nhân dân các cấp, năm 1994 cả nước có 22.000 vụ ly hôn. Bốn năm sau, con số này được nhân lên hai lần. Và theo ước tính, năm 2006 vừa qua, cả nước có khoảng 66.000 vụ ly hôn. Tòa án nhân dân (TAND) lúc nào cũng trong tình trạng bận rộn bởi án ly hôn chiếm tới 50% các án về dân sự nói chung. Theo thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao, năm 2010, nước ta có gần 88.000 vụ ly hôn, tăng hơn 9.700 vụ so với năm 2009. Trong đó, số cặp vợ chồng trẻ dưới 40 tuổi ly hôn chiếm khoảng 30%. Những con số trên cho thấy, tình trạng ly hôn trong giới trẻ đang ở mức báo động. Còn theo một công trình nghiên cứu xã hội học của tiến sỹ Nguyễn Minh Hòa (Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn TP Hồ Chí Minh): tỷ lệ ly hôn/kết hôn ở Việt Nam là 31,4% , tức là cứ ba cặp kết hôn lại có một cặp ly hôn. Con số khó tin, nhưng đó là sự thực. Điều đáng buồn hơn là 60% số vụ ly hôn này thuộc về các gia đình trẻ, tuổi vợ chồng chỉ từ 23 - 30, trong đó 70% ly hôn khi mới kết hôn chỉ từ 1 - 7 năm và hầu hết đã có con .Kết quả này cũng được phản ánh rõ nét qua thực tiễn xét xử án ly hôn, khi độ tuổi xin ly hôn ngày càng trẻ hóa. Ly hôn trong gia đình trẻ đang gia tăng, từ 18-30 tuổi là 34,7%, từ 30-dưới 50 là hơn 55%, hơn 50 tuổi là 8,7%. Như vậy, qua tư vấn cho thấy, thực trạng số năm kết hôn ngày càng ngắn lại. Đây là là thực tế mà trung tâm tư vấn nào cũng thấy rất rõ…”. Thực trạng này đang trở nên thực sự nghiêm trọng, phổ biến ở nhiều tỉnh thành trong nước, đặc biệt là tại các đô thị lớn. Theo báo cáo của tòa án nhân dân Tp. Sài Gòn thì từ năm 1985-1990 chỉ riêng Tp. Sài Gòn có 21.834 vụ ly hôn, vậy trung bình một năm là 3.639 vụ thì từ năm 1990-1995 lên tới 31.697 vụ, trung bình mỗi năm là 5.283 vụ. Như vậy so với các năm trước 1990 thì mỗi năm sau tăng lên gần 2000 vụ. Theo số liệu năm 1995 tại Tp Sài Gòn, có 5.195 vụ ly hôn trên tổng số 15.918 đôi kết hôn. Như vậy cứ 3 đôi kết hôn thì có 1 đôi ly hôn. Bà Nguyễn Thị Thương, Giám đốc Trung tâm Tư vấn gia đình và ly hôn FDC, thuộc Hội Kế hoạch hoá gia đình Việt Nam chia sẻ: “Nhiều thông tin phản ánh cho rằng, tình trạng ly hôn ở TP HCM đang gia tăng là sự thật”. Việt Nam đang trên chặng đường Công nghiệp hoá – hiệ đại hoá, tiến lên chủ nghĩa xã hội trước những biến đổi to lớn, bên cạnh đó gia đình Việt Nam cũng có những chuyển mình nhanh chóng theo cả xu hướng tích cực và tiêu cực. Biểu hiện cho sự biến đổi đó là tỷ lệ ly hôn tăng với xu hướng phức tạp, đặc biệt là ở các đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi quyết định lựa chọn vấn đề này để thực hiện bài tiểu luận cuối kì, với đề tài: “Thực trạng ly hôn sớm trong giới trẻ” (nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh). Theo kết quả thăm dò của các nhà nghiên cứu, trong tổng số các vụ ly hôn, có 20% là vợ chồng trẻ (dưới 35 tuổi) (theo báo Giáo dục Online Thành phố Hồ Chí Minh – số ra ngày 22/10/2012). Tại Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ riêng Toà Án Nhân Dân (TAND) quận Gò Vấp, mỗi tháng cũng xử đến 70 - 80 vụ ly hôn. Theo thống kê, năm 2010 số lượng án ly hôn tại TAND TP.HCM là khoảng 18.000 vụ, trong đó tỉ lệ ly hôn của các đôi vợ chồng trẻ (độ tuổi 20-30) chiếm hơn 60%. Hay như tại hội thảo “Chuẩn bị một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc” diễn ra ngày 25/11 tại Thành phố Hồ Chí Minh, bà Hồ Tuyết Mai (Trung tâm Tư vấn tình yêu-hôn nhân -gia đình, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam), đã nêu lên thực trạng nhức nhối trong đời sống lứa đôi hiện nay, đó là hiện tượng ly hôn ở giới trẻ đang ở mức báo động. Dự báo cho thấy xu hướng ly hôn trong giới trẻ ngày càng tăng, đây là một hiện tượng đáng quan tâm. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là nhiều bạn trẻ tìm đến giải pháp ly hôn khi nguyên nhân chưa đến mức nghiêm trọng như vậy. Gia đình là nền tảng của xã hội, nó có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cuộc sống cho từng cá nhân, nhu cầu hạnh phúc của các thành viên trong gia đình. Nhưng đó cũng là sự lo âu của xã hội về những rạn nứt và băng hoại các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam về phương diện đạo đức, tình cảm, lối sống, văn hoá… trước những tác động phức tạp của kinh tế thị trường, trước những cám dỗ của cuộc sống dẫn đến hiện tượng ly hôn, gia đình tan vỡ. Mỗi năm, Tp. Hồ Chí Minh có tới 50.000 trẻ em thiếu cha hoặc mẹ do gia đình tan vỡ. Theo kết quả khảo sát của thạc sỹ Thạch Thị Yến (Trung tâm Tư vấn Trẻ em - Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Tp.HCM), hơn 30% trẻ em lang thang đường phố ở Sài Gòn có cha mẹ bỏ nhau. Còn theo số liệu của Bệnh viện Nhi Đồng II: trong năm 2004, có 16/20 ca trẻ em (từ 14 - 17 tuổi) tự tử. Nguyên nhân là vì gia đình xung đột, cãi vã, đặc biệt cha mẹ ly hôn Càng nhắc, càng tìm hiểu những con số người ta càng thấy buồn. Rồi đến số trẻ em lang thang kiếm sống ngày một lớn, vì lí do bố mẹ bỏ nhau mà rơi vào các tệ nạn xã hội. Nguyên phó thứ trưởng Nguyễn Khánh, trưởng ban chỉ đạo phòng chống các tệ nạn xã hội cho rằng: “Chỉ khi nào xây dựng được gia đình Việt Nam lành mạnh, phát triển bền vững mới thực sự ngăn chặn được, khắc phục được các tệ nạn xã hội đang là nguy cơ lớn nhất của đất nước ta”. Trong số các cặp vợ chồng trẻ từ 20-30 ly hôn thì có tới 70% cặp tan vỡ khi đã có con khiến mỗi năm TP HCM có khoảng 50.000 trẻ em rơi vào cảnh thiếu bố hoặc mẹ. TS Khuất Thu Hồng (Viện phó Viện nghiên cứu phát triển) cho biết, trong số những cặp vợ chồng trẻ ly hôn, có cặp vì cảm thấy không hòa hợp khi sống cùng nhau, có cặp bước vào rồi mới nhận ra mình chưa sẵn sàng cho cuộc sống gia đình vì họ còn quá trẻ hoặc vẫn còn quá ham chơi. II. GIẢI THÍCH TRÊN CƠ SỞ LÝ THUYẾT DỮ LIỆU KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ 1. Các khái niệm 1.1. Gia đình “Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhím xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn với nhau bằng mối quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc mối quan hệ nhận con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt trách nhiệm, đạo đức với nhau, nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của các thành viên, cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người”. (Theo Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên) cùng nhóm tác giả, “Xã hội học”, Nhã xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 1997, tr.306). Con người, phần lớn được sống trong một nhóm gọi là gia đình. Trong nhóm đó, con người lần đầu tiên được học về luật lệ, sự bất bình đẳng, quyền lực, những giá trị, những chuẩn mực, ngôn ngữ, nhận dạng tất cả các yếu tố khác tồn tại trong đời sống xã hội…Gia đình là mối liên hệ giữa vợ chồng và con cái. Mọi thay đổi lớn trong xã hội chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới cấu trúc và văn hoá của từng nhóm, từng gia đình. Gia đình chính là một nhân tố đặt con người trong một hệ thống phân tầng, đặt con người vào vị trí của mình trong hệ thống xã hội. 1.2. Hôn nhân “Hôn nhân” là sự liên kết giữa người đàn ông và người đàn bà trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng được thực hiện với sự tuân theo các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, nhằm để chung sống với nhau và xã hội gia đình hạnh phúc, hoà thuận dân chủ”. Trong xã hội, hôn nhân được coi như một thiết chế xã hội, là một yêu cầu cần phải có đối với mỗi các nhân, hôn nhân như là một nếp sống cần phải theo, ý thức hôn nhân luôn tồn tại trong đầu óc của từng con người thông qua sự xã hội hoá trong gia đình và ngoài xã hội. 1.3. Ly hôn Nếu như kết hôn là sự kiện bình thường, là thời điểm bắt đầu của hôn nhân, là bước khởi đầu cho việc tạo lập gia đình, thì ly hôn là mặt bất bình thường, là sự tan vỡ các quan hệ hôn nhân và gia đình, hay nói cách khác ly hôn là sự chấm dứt quan hệ hôn nhân và gia đình. “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ - chồng khi hai người còn sống do một bên yêu cầu hoặc do hau bên thuận tình, được Toà án nhân dân công nhận bằng bản án xử cho ly hôn hoặc bằng quyết định thuận tình ly hôn. Nói cách khác, ly hôn là việc làm chấm dứt quan hệ vợ - chồng trước pháp luật” ( Trường Đại học Luật Hà Nội, 2002. Giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Hà Nội: NXB Công an nhân dân). 1.4. Xung đột vợ chồng Theo Simmel, nhà triết học, tâm lý học, xã hội học người Đức, các cá nhân rất dễ xung đột với nhau, bởi vì khác với muôn loài, các cá nhân sử dụng xung đột với tư cách là phương tiện, hình thức, phương thức để đạt được mục tiêu. (Theo Lê Ngọc Hùng, Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2002). Xung đột giữa vợ - chồng có thể xảy ra khi cả vợ và chồng có quan điểm đối ngược nhau nhưng lại được thừa nhận có cùng một mục tiêu, mục đích. Xung đột vợ chồng gắn liền với quyền lực của một trong hai vợ chồng, khi người này muốn sử dụng quyền lực để áp đặt lợi ích của mình đối với người kia. Xung đột về mặt lợi ích hay kinh tế giữa vợ và chồng gắn liền với quyền lợi hay lợi ích, khả năng sử dụng những cơ may vật chất giữa vợ và chồng. Xung đột vợ chồng cũng xuất hiện khi cách cư xử giữa hai vợ chồng liên quan đến các giá trị khác nhau ảnh hưởng đến lợi ích (lợi ích vật chất hoặc lợi ích về mặt tinh thần) của người kia. 2. Lý thuyết xung đột – cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu trong luận văn 2.1. Theo quan điểm của Marx Marx là người đã áp dụng một cách nhìn tổng quát để giải thích các nhóm xã hội. Theo Marx chính trong quá trình phân công lao động xã hội, mối quan hệ về mặt tư liệu sản xuất là vấn đề tất yếu để hình thành các tầng lớp, giai cấp khác nhau. Vì chúng khác nhau về quyền sở hữu tư liệu sản xuất dẫn đến sự phân hóa trong quá trình sản xuất và bất bình đẳng là không thể tránh khỏi trong việc phân công sản phẩm xã hội và mâu thuẫn nảy sinh từ đó. Vì thế Marx nói rằng mọi nguyên nhân đều có nguyên nhân từ yếu tố kinh tế. Sự khác nhau về quyền lợi kinh tế dẫn đến sự khác nhau về vị thế xã hội và các quan hệ bất bình đẳng trong các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân, khi đó mâu thuẫn nảy sinh. Từ mâu thuẫn kinh tế chuyển sang mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị, quyền lực là một chặng đường không xa. Mâu thuẫn hoặc xung đột xuất hiện do bất bình đẳng trong các giai cấp, các cá nhân trong xã hội, do mối quan hệ thống trị và bị trị. Mâu thuẫn là động lực thúc đẩy quan hệ xã hội. Mâu thuẫn có mối liên hệ mật thiết với các tổ chức xã hội mà ông gọi là các hình thái kinh tế xã hội và xung đột không phải là cái gì khác nằm ngoài cơ cấu xã hội mà nó là kết quả của quá trình vận hành xã hội trên với tư cách là một hệ thống có cấu trúc xác định. 2.2. Theo quan điểm của Dahrendorf Dahrendorf cho rằng trong bất cứ một mô hình tổ chức xã hội như thế nào thì quá trình xung đột là không thể tránh khỏi. Theo ông, muốn giải quyết được xung đột trước tiên phải xây dựng được mô hình xung đột. Trong xã hội có những loại mô hình xung đột cơ bản như “xung đột theo mô hình quyền lực”, nó gắn liền với các quyền lợi chính trị của tầng lớp thống trị trong xã hội. Loại thứ hai là “xung đột mặt lợi ích hay kinh tế”, nó gắn liền với quyền lợi hay lợi ích, khả năng sử dụng những cơ may vật chất, mô hình này liên quan tới toàn thể các thành viên trong xã hội. Loại thứ ba là “xung đột về mặt đạo đức, tinh thần”, nó liên quan đến cách cư xử giữa con người với nhau liên quan đến giá trị vật chất và tinh thần, thẩm mỹ và tôn giáo. Ông đưa ra các cách giải quyết các xung đột như: nếu xung đột về mặt lợi ích kinh tế, phải lấy lợi ích kinh tế giải quyết; nếu xung đột về mặt tinh thần và tôn giáo, phải lấy chính các yếu tố đó để giải quyết. Và phải công khai hoá các xung đột, mức độ công khai hoá càng lớn thì tỷ lệ giải quyết các xung đột càng nhanh. Trong bài tiểu luận này, tôi tiếp cận theo lý thuyết “xung đột xã hội” để giải thích các nguyên nhân chính dẫn tới ly hôn ở Thành phố Hồ Chí Minh. Theo quan điểm của Dahrendorf, bất cứ một mô hình xã hội nào cũng xảy ra xung đột. Trong thiết chế gia đình, tồn tại rất nhiều quan hệ xã hội khác nhau, nếu các thành viên của gia đình thực hiện các mối quan hệ đó không thoả mãn hay cân bằng về mặt lợi ích kinh tế, giá trị tinh thần giữa họ, thì các quan hệ xã hội này có nguy cơ bị phá vỡ. Do vậy, khi có xung đột xã hội trong gia đình, các thành viên phải cùng nhau trao đổi và công khai hoá các mâu thuẫn, và phải lấy chính những giá trị mâu thuẫn để giải quyết các mâu thuẫn, chỉ có vậy mới giải quyết được các xung đột trong thiết chế gia đình. 3. Nguyên nhân và giải thích nguyên nhân Theo Báo Phụ Nữ Online (số ra vào tháng 1/2010), Trung tâm Tư vấn giáo dục tâm lý - thể chất TP.Hồ Chí Minh vừa hoàn tất cuộc khảo sát “Tình hình ly hôn trong thanh niên ở TP.Hồ Chí Minh” nhằm tìm hiểu tâm lý của giới trẻ về “sự cố” tan vỡ gia đình. Cuộc khảo sát còn rút ra những trải nghiệm của người trong cuộc, nâng lên thành các giải pháp giáo dục để xây dựng “cẩm nang” phòng chống tình trạng ly hôn. Có tổng cộng 324 người đã ly hôn, lứa tuổi từ 20 đến 30 đã tình nguyện tham gia cuộc khảo sát. Trong đó, nữ chiếm 59%, nam 41%. Hơn 60% gia đình chỉ tồn tại không đến hai năm. Nhìn lại cuộc hôn nhân ngắn ngủi của mình với sự khách quan, bình tĩnh trả lời bản khảo sát, những người tham gia cũng đã tự rút được bài học kinh nghiệm cho bản thân khi đi bước nữa, chia sẻ được cho cả những ai sắp và đã lập gia đình. Hai người đến với nhau vì sợ bị ế, muốn thoát cảnh cô đơn, bị sức ép của cha mẹ, muốn lợi dụng người bạn đời, bị hấp dẫn vẻ bề ngoài là những nguyên nhân rõ ràng để giải thích vì sao cuộc hôn nhân không thể bền vững. Tuy nhiên, những trường hợp đó chỉ chiếm tỷ lệ thấp trong cuộc khảo sát Với những gia đình mà người trong cuộc cho rằng cơ sở của hôn nhân là tình yêu thì vì sao tan vỡ? Có 49% các cặp vợ chồng thừa nhận lấy nhau vì “yêu nhau, sống không thể thiếu nhau”, 38% lấy nhau vì đồng cảm trong quan điểm, suy nghĩ, hoàn cảnh 28% đã tìm hiểu nhau sâu sắc nhưng chỉ sau một thời gian ngắn chung sống, họ bắt đầu thất vọng về nhau. Sau đây là các nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng ly hôn trong giới trẻ tăng cao trong những năm gần đây tại Thành phố Hồ Chí Minh: Nguyên nhân Tỷ lệ (%) Đổ vỡ những ấn tượng đẹp khi yêu 36.9 % Bất đồng nặng nề trong cá tính, quan điểm 39.5 % Gặp khó khăn về kinh tế 25.2 % Chia tay vì tính cố chấp 21.2 % Không hoà hợp trong cuộc sống tình dục 17.6 % Sự không chung thuỷ của vợ/chồng 15.9% Dựa vào bảng số liệu trên, ta nhận thấy: • 36,9% đổ vỡ những ấn tượng đẹp khi yêu. Họ nhận ra, ngày mới quen, mới yêu, vợ (chồng) mình đã “diễn” rất đạt vai người bạn đời lý tưởng. Các cô gái dịu dàng bỗng trở nên ngoa ngoắt, các anh chàng ga-lăng, giờ mới “thòi” ra tính gia trưởng, lười biếng, đổ hết mọi lo toan lên đầu vợ. • 39,5% bất đồng nặng nề trong cá tính, quan điểm. • 25,2% gặp khó khăn về kinh tế. Đây là những cặp vợ chồng không hẳn thiếu tiền, mà thiếu kế hoạch chi tiêu hợp lý. Khi đứa con ra đời trong tình hình chưa chuẩn bị kỹ về vật chất, cũng là thời điểm hai vợ chồng lên đô “chí chóe”. • 21,2% chia tay vì tính cố chấp, không độ lượng của cả hai. Ở họ, đã không có chỗ cho lòng kiên nhẫn và sự nỗ lực hòa nhập, thích nghi để có thể cùng chung sống trong một mái nhà. Họ cũng không có đủ thời gian, cũng chẳng còn nhu cầu được tiếp tục tìm hiểu nhau. • Đáng chú ý là con số 17,6% chia tay vì “không hòa hợp trong cuộc sống tình dục”. Họ thiếu kỹ năng giao tiếp và thái độ ứng xử đúng mực trước nhu cầu “nhạy cảm” của vợ chồng. • 15,9% ly hôn vì sự không chung thuỷ của vợ / chồng: Người trẻ hướng ngoại và dễ thay đổi. Trong khi đó hôn nhân làm họ cảm thấy quá gò bó với trách nhiệm, nghĩa vụ, nặng nề hơn khi một bên phải hy sinh quá nhiều mà bên kia chỉ biết vô tư… nhận. Khi một người không tìm được tiếng nói chung với đối phương sẽ có nguy cơ tìm đến kẻ thứ ba. • Các nhà tâm lý nhận định: Đối với người “có học”, chiếm đa số trong cuộc khảo sát (cụ thể là đã tốt nghiệp phổ thông, đại học), tỷ lệ ly hôn có yếu tố “bị đánh đập, ngược đãi” thấp. Bạo lực gia đình không phải là nguyên nhân phổ biến. • Một điểm đặc biệt, đó là 28,7% trong số này đã “sống thử” trước khi kết hôn. Khi “sống thật” với người cũ, hoặc với người mới, thì những trải nghiệm tiền hôn nhân chẳng những không có lợi, mà còn làm khó cho cuộc sống chung. Ngoài những nguyên nhân kể trên, thực trạng ly hôn sớm ở các cặp vợ chồng trẻ còn do một số nguyên nhân sau: • Do quan niệm sống. Chúng ta đang bị ảnh hưởng bởi những hình ảnh tuyệt đẹp trên các tạp chí, những chương trình dạy nấu ăn hấp dẫn, những ngôi nhà hoàn hảo và cuộc sống lý tưởng trên các chương trình TV … Điều đó đã “đánh lừa” những bạn trẻ độ tuổi 20, họ cảm thấy cuộc sống toàn màu hồng và hăm hở đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng nên cuộc sống gia đình của riêng mình từ khi còn rất trẻ. Nhưng vấn đề là ở chỗ khi bắt đầu đi làm, có nhiều cơ hội hơn người ta sẽ nhận ra sự thay đổi, và những ưu tiên trong cuộc sống cũng thay đổi. Khi trưởng thành hơn, bạn sẽ ngày càng hiểu những nhu cầu của bản thân và nỗ lực hơn. Bạn sẽ thấy mọi người luôn “phát triển” theo những cách khác nhau. Những người kết hôn muộn hơn thường ít ly dị, một phần là vì họ biết cân nhắc kỹ khi đưa ra quyết định. Khi còn trẻ, một cô gái thường đặt ra các tiêu chuẩn cho người bạn trai của mình mà ít tìm hiểu xem con người thực sự của nửa kia như thế nào. Nhìn chung nếu một cô gái kết hôn sau một quá trình chờ đợi, thì cô ấy có đủ khả năng tài chính bền vững và ít khi đi đến hôn nhân vì tiền. Ngoài ra, vì chín chắn hơn nên các bạn gái này sẽ có xu hướng chọn bạn đời bản lĩnh và tài giỏi hơn. Nguyên nhân này còn có thể được gọi là bởi hôn nhân “3 không”. Những nguyên nhân dẫn đến tan vỡ nhiều khi rất nhỏ nhặt, rất nhiều cặp chia tay chỉ vì cái tôi của riêng mình. Giới trẻ chỉ suy nghĩ đơn giản rằng thích thì đến không thích thì chia tay mà không biết cuộc hôn nhân tan vỡ buộc họ phải đối mặt với nhiều hậu quả. Căn nguyên sâu xa của vấn đề là người trong cuộc không có quá trình chuẩn bị trước khi tiến tới hôn nhân, họ ngộ nhận về tình yêu và bước vào đời sống hôn nhân với 3 số không tròn trĩnh: Không có tình yêu đích thực, không biết cách tổ chức cuộc sống và không biết cách giải quyết những vấn đề nảy sinh. Có thể nói, ly hôn vì kết hôn vội vàng. Cuộc sống mới, tâm tính trẻ con lại chưa đảm bảo được kinh tế dẫn đến thiếu kỹ năng bảo vệ hôn nhân. Người ta đua nhau cưới, rồi lại đua nhau ra tòa vì đủ thứ nguyên nhân. Nếu sự nhàm chán là bóng ma của các cuộc hôn nhân "có tuổi", thì sự hiếu thắng, sĩ diện, thiếu thực tế, cái "tôi" quá lớn là kẻ thù số một của các gia đình trẻ. Có lẽ chính là sự ảo tưởng, ngộ nhận về tình yêu và hôn nhân gia đình là lý do hàng đầu khiến các cặp vợ chồng trẻ nhanh chóng tan vỡ. Quan niệm yêu vội vàng, dễ dãi của nhiều bạn trẻ ngày nay khiến tình yêu trở thành một thứ "giải trí". Thế nên có nhiều trường hợp đôi vợ chồng trẻ đòi ly hôn vì những lý do rất nực cười như: ăn cơm không còn đợi nhau, ngủ không còn ôm nhau như trước nữa. Thực tế "hôn nhân giống như hai người cùng đặt chân trên cầu [...]... cảm thông, chia sẻ từ cả hai phía để giữ hạnh phúc gia đình được bền lâu IV ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 1 Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng ly hôn sớm trong giới trẻ 2 Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi thời gian: kết quả nghiên cứu được thu thập vào tháng 1/2010 - Phạm vi không gian: Nghiên cứu các trường hợp ly hôn tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, theo kết quả cuộc khảo sát “Tình hình ly hôn. .. hình ly hôn trong thanh niên ở TP .Hồ Chí Minh của Trung tâm Tư vấn giáo dục tâm lý - thể chất TP .Hồ Chí Minh 3 Khách thể nghiên cứu: Các hồ sơ ly hôn tại Thành phố Hồ Chí Minh và những người dân tham gia vào cuộc khảo sát V KẾT LUẬN Qua kết quả cuộc khảo sát “Tình hình ly hôn trong thanh niên ở TP .Hồ Chí Minh của Trung tâm Tư vấn giáo dục tâm lý - thể chất TP .Hồ Chí Minh, cùng kết quả nghiên cứu của... trên, đã chứng minh được một thực tế đang tồn tại ở Thành phố Hồ Chí Minh, đó chính là thực trạng ly hôn sớm của giới trẻ đang ngày càng phổ biến và đáng báo động Việc ly hhon ở ở các cặp vợ chồng trẻ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau Thực tế có ít trường hợp ly hôn vì một lý do, nó là một chuỗi các nguyên nhân lồng ghép nhau Qua kết quả phân tích các trường hợp ở Thành phố Hồ Chí Minh, đã tập... Hồ Chí Minh, tỷ lệ ly hôn của các cặp vợ chồng trẻ chiếm áp đảo trong tổng số các đối tượng đưa nhau ra tòa để chấm dứt mối quan hệ vợ chồng Trong số các cặp vợ chồng trẻ từ 2 0-3 0 ly hôn thì có tới 70% cặp tan vỡ khi đã có con khiến mỗi năm TP HCM có khoảng 50.000 trẻ em rơi vào cảnh thiếu bố hoặc mẹ TS Khuất Thu Hồng (Viện phó Viện nghiên cứu phát triển) cho biết, trong số những cặp vợ chồng trẻ ly. .. HƯỚNG CỦA VẤN ĐỀ TRONG TƯƠNG LAI Ly hôn trẻ trong xã hội hiện đại đang ngày càng phổ biến Phải chăng giới trẻ đang trở nên dễ dãi hơn với khái niệm kết hôn, gia đình? Gần đây độ tuổi ly hôn ngày càng trẻ hóa Điều đáng buồn là trên 70% số vụ ly hôn thuộc về các gia đình mà vợ, chồng trong độ tuổi từ 2 2-3 0 Trong đó, có trên 60% ly hôn khi mới kết hôn từ 1-5 năm và hầu hết đã có con Trong cuộc sống hiện... chất tương đối khá giả Nếu các bạn trẻ ở nông thôn kết hôn sớm phần lớn là con em những gia đình thuần nông, kinh tế còn khó khăn, thì những bạn trẻ ở thành phố kết hôn sớm thường thuộc gia đình khá giả Điểm giống nhau giữa họ chỉ là còn trẻ và chưa có nghề nghiệp ổn định Chính bởi giới trẻ đang có xu hướng kết hôn sớm, vậy nên thực trạng ly hôn sớm ở các cặp vợ chồng trẻ càng trở nên phổ biến Hẳn nhiều... giới trẻ Thực tế là đang có một xu hướng kết hôn sớm trong giới trẻ hiện nay Đây là một trào lưu nhất thời, hay là kết quả của một quá trình “chín sớm trong con đường trưởng thành của người trẻ? Trước đây, nếu kết hôn sớm vốn được coi là “chuyện thường ngày” của các bạn trẻ ở nông thôn thì nay, nó đã trở thành một trào lưu trong giới trẻ, nhất là ở các thành phố lớn Điều này trở nên phổ biến hơn ở những... chung sống, không hợp thì sẵn sàng dứt bỏ Dường như đôi lứa không còn sự chịu đựng, nhẫn nại để vun đắp cho hạnh phúc gia đình…” Tất cả chúng ra đều biết rõ rằng hạnh phúc vợ chồng không tự nhiên đến và cho dù tỉ lệ ly hôn có giảm đi thì cũng không đồng nghĩa với việc những cuộc hôn nhân hạnh phúc sẽ nhiều hơn Thực trạng ly hôn sớm gia tăng cũng do bởi hiện tượng kết hôn sớm trong giới trẻ Thực tế là... tục tăng "Ly hôn nhiều, khi đi sâu phân tích các nguyên nhân để làm giảm tỉ lệ này, chúng tôi thấy các cặp vợ chồng đang rất thiếu kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử trong cuộc sống chung khó khăn, nhiều khác biệt trong sinh hoạt" “Việc thiếu kỹ năng sống là một trong những nguyên nhân khiến các đôi vợ chồng trẻ đưa nhau ra tòa ly dị Tôi đã gặp khá nhiều trường hợp vợ chồng trẻ ly hôn là con một trong gia... đủ cả tốt và xấu Không biết chấp nhận cái xấu, khó chịu với những khác biệt giữa hai người, ly hôn đương nhiên là điều khó tránh Theo những cuộc điều tra nghiên cứu mới đây, tình trạng ly hôn ở các nước châu Á trong đó có Việt Nam có xu hướng tăng mạnh PGS.TS Nguyễn Hữu Minh- Viện trưởng Viện Nghiên cứu gia đình và giới (Viện Khoa học xã hội VN) cho biết gần đây có trên 60.000 vụ ly hôn/ năm ở VN và xu . đề tài: Thực trạng ly hôn sớm trong giới trẻ (nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh) . Theo kết quả thăm dò của các nhà nghiên cứu, trong tổng số các vụ ly hôn, có 20% là vợ chồng trẻ (dưới. “Tình hình ly hôn trong thanh niên ở TP .Hồ Chí Minh của Trung tâm Tư vấn giáo dục tâm lý - thể chất TP .Hồ Chí Minh. 3. Khách thể nghiên cứu: Các hồ sơ ly hôn tại Thành phố Hồ Chí Minh và những. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi thời gian: kết quả nghiên cứu được thu thập vào tháng 1/2010 - Phạm vi không gian: Nghiên cứu các trường hợp ly hôn tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, theo kết

Ngày đăng: 18/12/2014, 20:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan