1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nông nghiệp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Ý nghĩa và định hướng vận dụng

27 257 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 46,88 KB

Nội dung

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Hồ Chí Minh cho rằng vai trò của sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa đối với sự thành bại của kháng chiến “thực túc binh cường”. Ngay khi cuộc kháng chiến bắt đầu nổ ra, năm 1949 Người đã chỉ rõ: “Mặt trận kinh tế gồm có công nghệ, buôn bán, nông nghiệp. Ngành nào cũng quan trọng cả. Nhưng lúc này quan trọng nhất là nông nghiệp vì “có thực mới vực được đạo”. Có đủ cơm ăn, áo mặc cho bộ đội và nhân dân thì kháng chiến mới mau thắng lợi, thống nhất và độc lập mới thành công”. Năm 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại viết: “Quân và dân ta phải ăn no để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Vì vậy, sản xuất lương thực và thực phẩm là rất quan trọng”. Chính vì thế, Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghiệp là một bộ phận trong hệ thống tư tưởng kinh tế của Người. Những tư tưởng chủ đạo của Hồ Chí Minh về phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện công nghiệp hóa; phát triển kinh tế tập thể, xã hội hóa nông nghiệp, xây dựng quan hệ sản xuất trong nông nghiệp là mẫu mực của sự vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin và những quy luật kinh tế khách quan vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam, không những có ý nghĩa thực tiễn to lớn, mà còn là cơ sở lý luận vô cùng quan trọng đã và đang được các cấp bộ Đảng và chính quyền vận dụng để xây dựng phát triển nền kinh tế nông nghiệp nước ta đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa “Phải lấy nông nghiệp làm chính, nhưng phải toàn diện, phải chú ý các mặt công nghiệp, thương nghiệp, tài chính, ngân hàng, giao thông, kiến trúc, văn hóa, giáo dục, y tế… các ngành này phải lấy phục vụ nông nghiệp làm trung tâm”. Nông thôn tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm thì ngày càng giàu có. Nông thôn giàu có sẽ mua nhiều hàng hóa của công nghiệp sản xuất ra. Đồng thời sẽ cung cấp đầy đủ lương thực, nguyên liệu cho công nghiệp và thành thị. Như thế là nông thôn giàu có giúp cho công nghiệp phát triển”.

Trang 1

A MỞ ĐẦU

Đi lên từ một nền sản xuất nhỏ, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu nên sản xuấtnông nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc phát triển kinh tế và cải thiệnđời sống nhân dân ta Ngay trong ngày đầu cách mạng Tháng Tám mới thành công,trong Thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam, Hồ Chí Minh viết: "Việt Nam là mộtnước sống về nông nghiệp Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc Trong côngcuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nôngnghiệp một phần lớn Nông dân ta giàu thì nước ta giàu Nông nghiệp ta thịnh thìnước ta thịnh"

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Hồ Chí Minh chorằng vai trò của sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa đối với sự thành bại của khángchiến “thực túc binh cường” Ngay khi cuộc kháng chiến bắt đầu nổ ra, năm 1949Người đã chỉ rõ: “Mặt trận kinh tế gồm có công nghệ, buôn bán, nông nghiệp.Ngành nào cũng quan trọng cả Nhưng lúc này quan trọng nhất là nông nghiệp vì

“có thực mới vực được đạo” Có đủ cơm ăn, áo mặc cho bộ đội và nhân dân thìkháng chiến mới mau thắng lợi, thống nhất và độc lập mới thành công” Năm 1967,Chủ tịch Hồ Chí Minh lại viết: “Quân và dân ta phải ăn no để đánh thắng giặc Mỹxâm lược Vì vậy, sản xuất lương thực và thực phẩm là rất quan trọng” Chính vìthế, Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghiệp là một bộ phận trong

hệ thống tư tưởng kinh tế của Người Những tư tưởng chủ đạo của Hồ Chí Minh vềphát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thựchiện công nghiệp hóa; phát triển kinh tế tập thể, xã hội hóa nông nghiệp, xây dựngquan hệ sản xuất trong nông nghiệp là mẫu mực của sự vận dụng sáng tạo nhữngnguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và những quy luật kinh tế khách quanvào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam, không những có ý nghĩa thực tiễn tolớn, mà còn là cơ sở lý luận vô cùng quan trọng đã và đang được các cấp bộ Đảng

và chính quyền vận dụng để xây dựng phát triển nền kinh tế nông nghiệp nước ta đilên theo định hướng xã hội chủ nghĩa “Phải lấy nông nghiệp làm chính, nhưng phảitoàn diện, phải chú ý các mặt công nghiệp, thương nghiệp, tài chính, ngân hàng,giao thông, kiến trúc, văn hóa, giáo dục, y tế… các ngành này phải lấy phục vụnông nghiệp làm trung tâm” Nông thôn tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm thì

Trang 2

ngày càng giàu có Nông thôn giàu có sẽ mua nhiều hàng hóa của công nghiệp sảnxuất ra Đồng thời sẽ cung cấp đầy đủ lương thực, nguyên liệu cho công nghiệp vàthành thị Như thế là nông thôn giàu có giúp cho công nghiệp phát triển”.

Nhận thức rõ được vai trò quan trọng của nông nghiệp trong thời kỳ quá độtôi chọn đề tài: “tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nông nghiệp trong thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Ý nghĩa và định hướng vận dụng” làm đềtài tiểu luận của mình

Trang 3

B NỘI DUNG Chương I: Tư tưởng của Hồ Chí Minh về vai trò của nông nghiệp trong

thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

1.1 Tính tất yếu khách quan của việc phát triển nông nghiệp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Việt Nam với hơn 80% dân số là nông dân, với truyền thống lúa nước mấynghìn năm, lại có tiềm năng lớn về đất đai, lao động, ngành nghề ở nông thôn… Nó

đã được Chủ Tịch Hồ Chí Minh khẳng định từ năm 1960, khi đất nước bước vàothời kỳ xây dựng, phát triển kinh tế, Người đã khẳng định rằng: “Nước ta là mộtnước nông nghiệp…muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phảilấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính” Người giải thích rõ: “Vì nôngnghiệp là nguồn cung cấp lương thực và nguyên liệu, đồng thời là nguồn xuất khẩuquan trọng, nông thôn là thị trường tiêu thụ to nhất hiện nay, cho nên cần phải cảitạo và phát triển nông nghiệp thì mới có cơ sở để phát triển các ngành kinh tếkhác.Phải cải tạo và phát triển nông nghiệp để tạo điều kiện cho việc công nghiệphóa nước nhà Phải có một nền công nghiệp phát triển thì công nghiệp mới có thểphát triển mạnh”

Theo Chủ Tịch Hồ Chí Minh, cơ sở khoa học của chủ trương lấy nôngnghiệp làm khởi điểm, làm gốc, làm chính là bắt nguồn từ bản thân nông nghiệp cóvai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội thể hiện ở chỗ:

Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống toàn xã hội Laođộng nông nghiệp được coi là lao động tất yếu của xã hội An toàn lương thực làđiều kiện tiền đề và cơ bản cho sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội Bởi vì,chân lý giản đơn như C.Mác đã chỉ rõ: con người ta trước hết phải có ăn, mặc, ở …rồi mới nói đến làm chính trị, văn học nghệ thật, tôn giáo… khi nước Nga chuyểnsang thời kỳ thực hiện chính sách kinh tế mới V.I Lênin đã đặc biệt nhấn mạnhrằng: “vần đề lương thực là vấn đề cơ bản của công cuộc kiến thiết CNXH” và “cầnphải lấy lương thực làm khởi điểm, vì gốc rễ của tất cả những khó khăn chính làchỗ đó” Kế thừa quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin và bắtnguồn từ yêu cầu, đặc điểm nước nhà, Chủ Tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “muốn

Trang 4

nâng cao đời sống của nhân dân thì trước hết phải giải quyết tốt vấn đề ăn, mặc,ở… phải làm thế nào cho có đầy đủ lương thực Mà lương thực là do nông nghiệpsản xuất ra Vì vậy, phát triển nông nghiệp là cực kỳ quan trọng” Người còn nhấnmạnh: “sản xuất lương thực là việc cần thiết nhất cho đời sống của nhân dân, là bộphận cực kỳ quan trọng trong kế hoạch kinh tế của nhà nước”.

Nông nghiệp, nông thôn cung cấp nguồn nguyên liệu và lực lượng lao độngcho sự phát triển công nghiệp Sản xuất công nghiệp là đặc trưng cơ bản và là điềukiện tái sản xuất mở rộng, hình thành nền sản xuất hiện đại Nó chỉ thực hiện đượcdựa trên những cơ sở do nông nghiệp tạo ra, nhất là cơ sở về nguồn nguyên liệu vàlực lượng lao động “đầu vào” của sản xuất công nghiệp, công nghiệp nước ta hiệnnay, chủ yếu là công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp… nên sự hoạt động vàphát triển của nó càng tuỳ thuộc lớn vào sự phát triển nông nghiệp, trong việc cungcấp nguyên liệu và giải phóng sức lao động chuyển sang sản xuất công nghiệp, bổsung cho giai cấp công nhân, phát triển thành thị… Chính ý nghĩa đó mà Chủ Tịch

Hồ Chí Minh khẳng định: “phải có một nền nông nghiệp phát triển thì công nghiệpmới có thể phát triển mạnh”

Nông nghiệp cung cấp nguồn hàng xuất khẩu, góp phần tích luỹ cho côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Sự nghiệp công nghiệp hóa, đưa nền kinh tế sảnxuất nhỏ lên nền sản xuất lớn hiện đại ở nước ta hiện nay, đòi hỏi phải đẩy mạnhxuất khẩu, để tạo điều kiện nhập khẩu máy móc, công nghệ tiên tiến, trang bị chocác ngành sản xuất Thực hiện yêu cầu đó, chủ yếu là nhờ phát triển sản xuất: nông,lâm, ngư nghiệp Đúng như Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “nông nghiệp phảiphát triển mạnh để cung cấp đủ nông sản, để xuất khẩu”

Nông nghiệp, nông thôn là thị trường rộng lớn tiêu thụ hàng công nghiệp.Thật vậy, nông nghiệp phát triển tạo ra nhu cầu và khả năng thanh toán về tiêu thụhàng công nghiệp như máy móc, công cụ, phân bón, thuốc trừ sâu, hàng côngnghiệp tiêu dùng… Từ đó tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển và đồng thời lạithúc đẩy nông nghiệp phát triển Vế mối quan hệ biện chứng của sự phát triển côngnghiệp và nông nghiệp, V.I Lênin đã từng chỉ giáo rằng: “không thiết lập việc traođổi hàng hóa hay sản phẩm một cách có hệ thống giữa công nghiệp và nông nghiệpthì không thể có được những mối quan hệ đúng đắn giữa giai cấp vô sản và nông

Trang 5

dân và không thể tạo ra được một hình thức liên minh kinh tế hoàn toàn vững chắcgiữa hai giai cấp đó trong giai đoạn quá độ từ CNTB lên CNXH” Trong nền kinh

tế hàng hóa, thị trường, thương nghiệp là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triểncủa các ngành sản xuất, nhất là quan hệ thị trường giữa hai ngành kinh tế cơ bản làcông nghiệp và nông nghiệp, được Chủ Tịch Hồ Chí Minh coi là hai chân của nềnkinh tế Chúng phải giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau phát triển, như hai chân đikhỏe, đi đều thì tiến bước sẽ nhanh và nhanh chóng đi đến mục đích Sự giúp đỡlẫn nhau ấy tất yếu thông qua việc tiêu thụ, trao đổi sản phẩm của nhau bằng quan

hệ buôn bán, thương nghiệp được Chủ Tịch Hồ Chí Minh hết sức chú trọng Ngườinói: “trong nền kinh tế quốc dân có ba mặt quan trọng: nông nghiệp, công nghiệp,thương nghiệp Ba mặt đó quan hệ mật thiết với nhau, thương nghiệp đưa hàng đếnnông nghiệp – nông thôn phục vụ nông dân; thương nghiệp lại đưa nông sản,nguyên liệu cho thành thị tiêu dùng Nếu khâu thương nghiệp bị đứt thì không liênkết được nông nghiệp với công nghiệp, không củng cố được công nông liên minh,công tác thương nghiệp không chạy thì hoạt động nông nghiệp, công nghiệp sẽ bịrời rạc”

Phát triển nông nghiệp toàn diện và mở rộng ngành nghề ở nông thôn, khôngchỉ nhằm khai thác, tận dụng các yếu tố sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đờisống người lao động… mà còn có tác dụng góp phần bảo vệ, giữ gìn và cải tạo môitrường sinh thái, cũng như ảnh hưởng tích cực đến trạng thái tâm lý và thái độ củacon người đối với thiên nhiên và xã hội Chủ Tịch Hồ Chí Minh còn chỉ thị cụ thểrằng: “phải phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, tuỳ điều kiện của mỗi địaphương mà trồng nhiều lúa và nhiều hoa màu… phải đẩy mạnh ngành chăn nuôi,nghề rừng và phát triển cây công nghiệp Phải kết hợp chặt chẽ: công nghiệp địaphương, thủ công nghiệp và nông nghiệp; sản xuất và chế biến, thương nghiệp vàgiao thông”

Mặt khác, ưu tiên phát triển nông nghiệp còn có ý nghĩa về mặt chính trị - xãhội, đó là thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, củng cố liên minh công nông,tạo điều kiện nâng cao dân trí, văn hóa và đời sống chính trị, tinh thần trong xã hội.Điều này đã được chủ tịch hồ chí minh giải thích rõ: “đa số dân ta là nông dân, mỗiviệc đều phải dựa vào nông dân, vai trò của nông dân là quân chủ lực của cách

Trang 6

mạng, là bạn đồng minh chủ yếu và tin cậy nhất của giai cấp công nhân, là lựclượng cơ bản cùng với giai cấp công nhân xây dựng chủ nghĩa xã hội.

1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế nông nghiệp

1.2.1 Phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp

Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn phát triển lực lượng sản xuất, nângcao năng suất lao động Hồ Chí Minh đã nhiều lần đề cập đến việc sử dụng máymóc trong sản xuất nông nghiệp Để ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nôngnghiệp, công tác quy hoạch phải đi trước một bước Chính vì thế Người đã đề cậpđến việc khoanh vùng nông nghiệp với đồng bào và cán bộ xã Đại Nghĩa (HàĐông): “nơi nào sản xuất lúa nhiều và tốt thì nơi đó sẽ thành vùng sản xuất lúa làchính, nơi nào sản xuất chè nhiều và tốt thì nơi đó sẽ thành vùng sản xuất chè làchính Làm được như vậy thì sau này dùng máy móc cũng dễ và tiện”

Về mặt chiến lược lâu dài phải phát triển công nghiệp để tạo ra máy móc,phân hóa học, thuốc trừ sâu, hàng tiêu dùng thiết yếu để phục vụ nông nghiệp, nôngdân và nông thôn Đời sống của nhân dân chỉ có thể thật dồi dào khi chúng ta dùngmáy móc để sản xuất một cách rộng rãi, cả trong nông nghiệp và trong côngnghiệp Máy sẽ chắp thêm cánh tay cho con người, làm cho sức người tăng Muốn

có nhiều máy móc thì phải mở mang các ngành công ngh iệp làm ra máy, gang,thép, dầu

Phát triển nguồn nhân lực cho sản xuất nông nghiệp Trong đào tạo nhân lựccho nông thôn thì trước hết Người chú trọng tới đào tạo tri thức cho đội ngũ cán bộ.Theo Người: Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém Và đểđào tạo cán bộ nông thôn và hợp tác xã thì phải: đào tạo cán bộ tại chỗ; đào tạo, bồidưỡng cán bộ, xã viên hợp tác xã phải đáp ứng với những đòi hỏi của thực tế KT –XH; thay đổi phương pháp dạy học; có nhiều loại trường lớp để đào tạo cán bộ xãviên hợp tác xã; có hình thức hỗ trợ cho việc đào tạo cán bộ, xã viên hợp tác xã

1.2.2 Xây dựng quan hệ sản xuất trong sản xuất nông nghiệp

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1945-1954, do yêu cầu củacách mạng cần phải đoàn kết rộng rãi các giai cấp, tầng lớp yêu nước, chưa thểthực hiện việc xóa bỏ quan hệ sản xuất phong kiến, Hồ Chủ Tịch chủ trương thực

Trang 7

hiện giảm tô, giảm tức để giảm bớt gánh nặng cho nông dân nghèo, tạo điều kiệnxây dựng và phát triển các hình thức sản xuất tập thể.

Khi thắng lợi của cuộc kháng chiến đã đến gần Hồ Chủ Tịch đã chủ trươngthực hiện cải cách ruộng đất Trong “Báo cáo trước Hội nghị lần thứ tư BCH TWĐảng khóa 2” Bác nêu rõ: “Cải cách ruộng đất sẽ giúp ta giải quyết nhiều vấn đề:

Về quân sự, nông dân sẽ càng hăng hái tham gia bộ đội, để giữ làng giữnước, giữ ruộng đất của mình Đồng thời cải cách ruộng đất sẽ có ảnh hưởng to lớngiúp làm tan rã nguỵ quân

Về kinh tế - tài chính, nông dân đủ ăn đủ mặc, tăng gia sản xuất được nhiều,thì nông nghiệp sẽ phát triển Họ có tiền mua hàng hoá, thì thủ công nghiệp, thươngnghiệp và công nghiệp của giai cấp tiểu tư sản và tư sản dân tộc, cũng như côngthương nghiệp quốc doanh sẽ được phát triển Nông dân hăng hái đóng thuế nôngnghiệp thì tài chính của Nhà nước được dồi dào

Về mặt sở hữu tư liệu sản xuất trong nông nghiệp: chủ yếu là sở hữu tập thểcủa nông dân dưới hình thức hợp tác xã; một số ít là sở hữu riêng lẻ của nông dân

Về mặt phân phối, Người khẳng định phải lấy phân phối theo lao động là chủ yếu,đồng thời chú ý đến phúc lợi xã hội để bảo đảm sự công bằng, hợp lý, tránh hiệntượng bình quân chủ nghĩa

1.2.3 Hình thành, phát triển cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp

Đi lên từ một nền sản xuất nhỏ, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu nên sản xuấtnông nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc phát triển kinh tế và cải thiệnđời sống nhân dân ta Ngay trong ngày đầu cách mạng Tháng Tám mới thành công,trong Thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam, Hồ Chí Minh viết: "Việt Nam là mộtnước sống về nông nghiệp Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc Trong côngcuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nôngnghiệp một phần lớn Nông dân ta giàu thì nước ta giàu Nông nghiệp ta thịnh thìnước ta thịnh"

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Hồ Chí Minh chorằng vai trò của sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa đối với sự thành bại của khángchiến “thực túc binh cường” Ngay khi cuộc kháng chiến bắt đầu nổ ra, năm 1949

Trang 8

Người đã chỉ rõ: “Mặt trận kinh tế gồm có công nghệ, buôn bán, nông nghiệp.Ngành nào cũng quan trọng cả Nhưng lúc này quan trọng nhất là nông nghiệp vì

“có thực mới vực được đạo” Có đủ cơm ăn, áo mặc cho bộ đội và nhân dân thìkháng chiến mới mau thắng lợi, thống nhất và độc lập mới thành công”

Do đó, vấn đề hình thành, phát triển cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp là phảiphát triển một nền nông nghiệp toàn diện Theo tư tưởng HCM, một nền nôngnghiệp toàn diện là:

- Đó là một nền nông nghiệp có ngành trồng trọt phát triển

- Nền nông nghiệp toàn diện còn bao gồm ngành chăn nuôi phát triển

- Nền nông nghiệp toàn diện còn có việc phát triển lâm nghiệp, trồng cây,gây rừng, khai thác lâm thổ sản

- Nền nông nghiệp toàn diện còn phải đặt trong mối quan hệ với phát triểnngành ngư nghiệp và các ngành kinh tế gắn liền với biển

- Nền nông nghiệp toàn diện ngoài nông lâm ngư nghiệp còn có nghề phụ gia đình

1.2.4 Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế –xã hội trong nông nghiệp

Trong nông nghiệp, khi bàn về xây dựng kết cấu hạ tầng, Hồ Chí Minh nhấnmạnh vào những điểm sau:

Đối với nền nông nghiệp lúa nước, muốn nông nghiệp phát triển phải đẩymạnh công tác thủy lợi Người kiên trì nhắc nhở động viên nông dân làm thủy lợi

và vạch ra cách làm: Làm thủy lợi cần phải kết hợp công trình lớn với công trìnhvừa và công trình nhỏ; cần phải kết hợp việc giữ nước với việc dẫn nước và tháonước và sử dụng tiết kiệm, không lãng phí, hợp lý Người cũng hết sức quan tâmđến việc chống hạn, chống bão lũ, củng cố đê điều

Không chỉ chú trọng đến kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp, HCM còn đặc biệtchú trọng đến kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội trong nông thôn mà mục đích là xâydựng nông thôn mới: căn dặn nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa mới; xây dựngtrường học, đào tạo cán bộ, đào tạo ngành nghề, xây dựng hệ thống đường giao thôngnông thôn, hệ thống chuyển tải và cung cấp điện cho nông nghiệp, nông dân

Trang 9

1.2.5 Vai trò của Nhà nước và hợp tác xã đối với phát triển nông nghiệp

Vấn đề Hợp tác xã mà Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn đến rất nhiều, thực chất làvấn đề cách mạng trong lĩnh vực tổ chức sản xuất của các tầng lớp nhân dân laođộng trong xã hội Nó không chỉ là cách mạng ngay trong khi công cuộc giải phóngdân tộc chưa hoàn thành, sau khi đã giành thắng lợi mà cả hiện nay trong sự nghiệpđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế hiện nay.Chủ tịch HồChí Minh đã nhiều lần chỉ rõ: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp Nềnkinh tế của ta lấy canh nông làm gốc Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chínhphủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp phần lớn Nông dân tagiàu thì nước ta giàu Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh Nông dân muốn giàu,nông nghiệp muốn thịnh thì cần có hợp tác xã”

Về mục đích của hợp tác xã, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Hợp tác xãtrước là có lợi cho dân, sau là bớt sức bóp nặn của tụi tư bản và đế quốc chủnghĩa” Sau này Người nhấn mạnh một lần nữa về mục đích của việc tổ chức hợptác xã: “Chúng ta nhất định phải nâng cao dần đời sống của đồng bào nông dân.Nhưng nếu nông dân cứ làm ăn riêng lẻ thì đời sống không thể nâng cao Muốnnâng cao đời sống thì chỉ có một cách là tổ chức nông dân làm ăn tập thể tức là tổchức nông dân vào hợp tác xã nông nghiệp Tổ chức hợp tác xã tốt thì mới có thểtăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, do đó mà nâng cao dần đời sống vật chất vàvăn hóa của nông dân, và củng cố khối liên minh công nông”

Về cơ sở lý luận cho sự cần thiết đối với hợp tác xã, xuất phát từ tình hìnhdân trí và trình độ sản xuất khi ấy còn rất thấp, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra mộtcách đơn giản, mộc mạc, ngắn gọn để mọi người cùng hiểu: “một cây làm chẳngnên non, nhiều cây nhóm lại thành hòn núi cao” Lý luận hợp tác xã đều ở trongnhững điều ấy Theo Người, hợp tác là tất yếu, là nhu cầu tự thân của mỗi ngườitrong công cuộc lao động sản xuất để nuôi sống chính mình, góp phần phát triển xãhội một cách hiệu quả hơn và tránh được sự bòn rút của tư sản Rõ ràng, hợp tác xã

là liên minh tạo nên sức mạnh để phát triển

Về chức năng của hợp tác xã, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ hai chức năng chính:bảo đảm cho nông dân làm giàu và duy trì sự phát triển bền vững cho nông nghiệp

Trang 10

Về loại hình hợp tác xã, căn cứ vào nhu cầu phát triển, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã đưa ra một số loại hình hợp tác xã cơ bản: Hợp tác xã tín dụng, hợp tác xãmua, hợp tác xã bán, hợp tác xã sản xuất Ngày nay do tiến bộ của khoa học - côngnghệ, do nhu cầu cao của con người, do sự hội nhập ngày càng sâu của từng quốcgia vào đời sống quốc tế trên nhiều lĩnh vực… nên nhu cầu liên doanh, liên kết ngàycàng cao Do đó, loại hình hợp tác xã dưới nhiều dạng khác nhau đang được đặt ra mộtcách khẩn thiết trong nội tại từng lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xãhội Các loại hình hợp tác xã, vì vậy sẽ ngày càng cần thiết và phong phú.

Về nguyên tắc tổ chức và quản lý hợp tác xã, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lênmột hệ thống các nguyên tắc để bảo đảm cho quá trình xây dựng hợp tác xã diễn ra phùhợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam và tuân thủ các quy luật vận động khách quantrên mọi phương diện Có thể nhắc lại 5 nguyên tắc cơ bản để xây dựng hợp tác xã màNgười đã chỉ ra và cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị: tự nguyện, tuần tự, bình đẳng,cùng có lợi, thiết thực, dân chủ, phải có sự lãnh đạo, tổ chức

Trang 11

Chương II: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nông nghiệp trong phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa

2.1 Vai trò nền tảng của nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá đất nước

Tháng 9 nǎm 1960, khi nêu ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Cộng sản Việt Nam (lúc đó có tên là ĐảngLao động Việt Nam) khẳng định tính tất yếu khách quan công nghiệp hoá xã hộichủ nghĩa ở nước ta Đại hội nêu rõ: Muốn cải biến tình trạng nông nghiệp lạc hậuhiện nay của nước ta, đưa nước ta từ chế độ sản xuất nhỏ là chủ yếu lên sản xuấtlớn xã hội chủ nghĩa, chúng ta không có con đường nào khác ngoài con đường côngnghiệp hoá xã hội chủ nghĩa

Đại hội III còn nhấn mạnh: "Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụtrung tâm của cả thời kỳ quá độ ở nước ta"; mục đích của nhiệm vụ này" là nhằmxây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, tạo điều kiện cơ bản chochủ nghĩa xã hội thắng lợi"

Đại hội III cũng chỉ rõ rằng: "Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa không phảichỉ là đơn thuần xây dựng công nghiệp hiện đại mà còn phải làm cho nông nghiệp

và các ngành kinh tế khác đều trở thành hiện đại Trong nền kinh tế quốc dân, côngnghiệp và nông nghiệp là hai bộ phận chủ yếu có quan hệ mất thiết với nhau Chỉ

có kết hợp chặt chẽ kinh tế công nghiệp và kinh tế nông nghiệp, giải quyết đúngđắn quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, thì mới có thể xây dựng thành công

cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội"

Đại hội đã: Quyết định tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa,coi đó lànhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Thấy rõquan hệ gắn bó giữa công nghiệp và nông nghiệp trong công nghiệp hoá, trong đónông nghiệp là cơ sở phát triển của công nghiệp Quan niệm công nghiệp hoákhông chỉ là đơn thuần xây dựng công nghiệp hiện đại, mà còn là phải làm chonông nghiệp và các ngành kinh tế khác đều trở thành hiện đại

Lần đầu tiên xây dựng đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa trong khi trình

độ lý luận còn thấp,thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội chưa nhiều, kinh nghiệmgiải quyết quan hệ giữa phát triển công nghiệp và nông nghiệp chưa có, v.v , đưa

Trang 12

ra được những điểm trong nội dung công nghiệp hoá như vậy là một thành công lớncủa Đảng ta ở Đại hội III.

Đất nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nền nôngnghiệp lạc hậu; công nghiệp hết sức nhỏ bé, trong khi thành công và sức mạnhcông nghiệp hoá ở Liên Xô lúc bấy giờ đã được khẳng định; Trung Quốc cũngtuyên bố tiến hành công nghiệp hoá ở Liên Xô lúc bấy giờ đã được khẳng định;Trung Quốc cũng tuyên bố tiến hành công nghiệp hoá để cải tạo nền nông nghiệplạc hậu, chủ nghĩa xã hội hiện thực đã trở thành hệ thống thế giới và đang ở vàothời kỳ củng cố và phát triển mạnh mẽ với nhiều ưu việt có tính thuyết phục nhânloại tiến bộ; v.v., trong điều kiện như vậy, chủ trương công nghiệp hoá của Đảng làđúng đắn, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển tất yếu của nền kinh tế nước nhà, của sựnghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà, vừa phù hợpvới hoàn cảnh quốc tế lúc bầy giờ

Nhưng do chúng ta quá nhấn mạnh phát triển công nghiệp nặng; chưa thấyđược cần ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp nặng quan trọng đáp ứng nhucầu bức thiết của sự phát triển kinh tế quốc dân và trực tiếp phục vụ nông nghiệp,nên trong 20 nǎm sau đó, chẳng những công nghiệp đình đốn mà nông nghiệp cũngphát triển rất chậm, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng.Trên thực tế vai trò làm cơ sở cho sự phát triển công nghiệp của nông nghiệp khôngđược nhận thức đúng mức Khắc phục tình trạng này, Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ V (3-1982) đưa ra chủ trương điều chỉnh việc xây dựng cơ cấu kinh tế, cơcấu đầu tư; kiên quyết đình hoãn những công trình chưa có điều kiện xây dựnghoặc chưa cấp bách; tập trung phát triển nông nghiệp, coi phát triển nông nghiệp làmặt trận hàng đầu; kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và côngnghiệp nặng trong cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý Sự điều chỉnh này về côngnghiệp hoá đã sửa chữa được sai lầm chủ quan, duy ý chí đã mắc phải; song rất tiếcmới dừng lại ở nhận thức Sau Đại hội V, việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu

tư đã không được thực hiện nghiêm chỉnh; công nghiệp hoá vẫn được tiến hànhtheo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng như đã làm trong hơn 20 nǎmtrước, còn ham xây dựng những công trình lớn; nông nghiệp chưa thực sự được coi

là mặt trận hàng đầu Vì vậy, sản xuất nông nghiệp đang có bước phát triển đáng

Trang 13

mừng nhờ tác dụng tích cực của Chỉ thị 100 (Chỉ thị của BCH TƯ, 13-1-1981) đãchững lại rồi giảm sút Nông nghiệp lại rơi vào tình trạng khủng hoảng nặng hơn;tình tình lương thực trở lại cǎng thẳng từ cuối nǎm 1984 đến nǎm 1988, kéo theotình trạng sa sút nghiêm trọng của công nghiệp, công nghiệp hoá đất nước khôngtiến triển được bao nhiêu sau gần 30 nǎm tiến hành Có trở lại quá trình nhận thức

và thực hiện công nghiệp hoá của Đảng ta trước đối mới, mới thấy hết được ý nghĩasâu sắc quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò nền tảng của nông nghiệptrong quá trình công nghiệp hoá đất nước Cũng như toàn Đảng toàn dân ta, bướcvào cách mạng xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định tính tấtyếu khách quan của quá trình công nghiệp hoá trong cách mạng xã hội chủ nghĩanhằm biến nước ta thành một nước có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại,khoa học và kỹ thuật tiên tiến nhằm thực hiện mục tiêu không ngừng nâng cao đờisống nhân dân, trước hết là nhân dân lao động của chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minhchỉ rõ: "Đời sống nhân dân chỉ có thể thật dồi dào, khi chúng ta dùng máy móc đểsản xuất một cách thật rộng rãi; dùng máy móc cả trong công nghiệp và trong nôngnghiệp Muốn có nhiều máy, thì phải mở mang các ngành công nghiệp làm ramáy, ra gang, thép, thay dầu Đó là con đường phát triển của ta, con đường côngnghiệp hoá nước nhà"

Trên thực tế, khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xãhội, công nghiệp cũng như nông nghiệp đều rất nhỏ bé, lạc hậu Nǎm 1960, Hồ ChíMinh đã chỉ rõ tình trạng này: "Trong nông nghiệp thì sản xuất nhỏ chiếm đại bộphận, kỹ thuật canh tác vô cùng lạc hậu Công nghiệp thì rất nhỏ bé và lẻ tẻ" Tìnhtrạng này sau 21 nǎm vẫn chưa cải thiện được bao nhiêu do miền Bắc phải tậptrung sức người sức của cho kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thốngnhất nước nhà; còn miền Nam chỉ là nơi tiêu thụ hàng hoá của Mỹ, công nghiệpkhông có gì đáng kể, nông nghiệp sản xuất nhỏ vẫn là chủ yếu Do hậu quả của chế

độ cũ và của chiến tranh để lại, trong những nǎm đầu sống trong hoà bình, bao giờnhân dân lao động nước ta cũng phải đương đầu với những khó khǎn về cái ǎn,thậm chí phải trải qua nạn đói không nhỏ như những nǎm 1955 - 1956 Vì vậy, coitrọng phát triển công nghiệp, không thể không đồng thời coi trọng phát triển nôngnghiệp, tập trung giải quyết ván đề lương thực Phát triển công nghiệp, sản xuất

Ngày đăng: 20/06/2018, 16:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam. Vǎn kiện Đại hội, Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam xuất bản, H, 1960 Khác
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, H, 1996 Khác
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Vǎn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, H, 1998 Khác
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết của Bộ chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn, Nxb Chính trị Quốc gia, H, 1998 Khác
5. Hồ Chí Minh: Bàn về công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, H, 1962 Khác
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, H, 1987 Khác
7. Đảng Cộng sản Việt nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2001 Khác
8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, NXB Chính trị Quốc gia, H.2002 Khác
9. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, H. 2016 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w