quan điểm của Lênin về xuất khẩu tư bản Trong tác phẩm Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản, vận dụng đối với sự phát triển của đất nước hiện nayXuất khẩu tư bản là đem tư bản đầu tư ra nước ngoài bóc lột giá trị thăng dư (thu lợi nhuận cao) ở đó.Xuất khẩu tư bản là quá trình ăn bán bình phươngHình thức của xuất khẩu tư bản: xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp, xuất khẩu tư bản nhà nước, xuất khẩu tư bản tư nhân
Trang 1A MỞ ĐẦU
V.I.Lênin (1870 -1924) kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác, đứng trước những quan điểm, những tư tưởng bảo thủ, làm sai lệch chủ nghĩa Mác V.I Lê nin
đã đưa ra những quan điểm luận giải bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác Khi nghiên cứu chủ nghĩa tư bản độc quyền, V.I.Lênin đã xuất phát từ những quy luật
mà C.Mác đã phát hiện: Cạnh tranh tự do thúc đẩy tích tụ sản xuất, tích tụ sản xuất đến một mức nào đó sẽ dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền Đồng thời xuất phát từ chỗ cho rằng, trước hết chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là cơ sở kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền, cho nên, chủ nghĩa tư bản độc quyền không phải là một hình thái kinh tế - xã hội mới so với chủ nghĩa tư bản, mà chỉ là giai đoạn cao nhất trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Nhưng nó là một giai đoạn mới vì nó có những biểu hiện mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Trong tác phẩm "Chủ nghĩa đến quốc - giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản", V.I Lênin đã xác định những đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền, nghĩa là sự biểu hiện của sự thống trị của độc quyền trong nền kinh tế của mỗi nước
tư bản chủ nghĩa và cả trong hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa thế giới
Nghiên cứu những đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền: Tích tụ sản xuất và sự xuất hiện các tổ chức độc quyền; Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính; Xuất khẩu tư bản; Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các liên minh tư bản độc quyền; Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc tư bản chủ nghĩa Trong đó đã làm rõ những hình thức biểu hiện mới của tư bản tài chính và
những biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản trong giai đoạn hiện nay của chủ nghĩa
tư bản Từ sự phân tích những đặc điểm đó đã làm rõ bản chất và địa vị lịch sử của của chủ nghĩa tư bản độc quyền Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của xuất khẩu tư bản đối với sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia tôi chọn đề tài:
“Quan điểm của V.I.Lê nin về xuất khẩu tư bản Ý nghĩa lý luận và thực tiễn” để nghiên cứu làm đề tài tiểu luận của mình
Trang 2B NỘI DUNG Chương 1: Những lý luận chung của V.I.Lê nin về xuất khẩu tư bản
1.1 Khái niệm “xuất khẩu tư bản”
Để hiểu vấn đề này, V.I.Lênin đã nhắc lại một loạt những quan điểm lý luận quan trọng: Trước chủ nghĩa tư bản độc quyền, sự bóc lột thuộc địa chủ yếu bằng con đường trao đổi không ngang giá trong thương nghiệp (cùng với sự bóc lột phi kinh tế) Từ khi chuyển sang chủ nghĩa tư bản độc quyền, chỉ trong những điều kiện đã được tạo ra, khi sự bóc lột các nước lạc hậu và phụ thuộc dựa trên việc xuất khẩu tư bản được đặt lên hàng đầu "Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản cũ, trong đó cạnh tranh tự do hoàn toàn thống trị là xuất khẩu hàng hóa Điểm điển hình của chủ nghĩa tư bản mới nhất, trong đó các tổ chức độc quyền thống trị là xuất khẩu tư bản”
Xuất khẩu tư bản là đem tư bản đầu tư ra nước ngoài bóc lột giá trị thăng dư (thu lợi nhuận cao) ở đó.
Ở đây cần phân biệt xuất khẩu tư bản và xuất khẩu hàng hóa Xuất khâu tư bản khác xuất khẩu hàng hóa ở chỗ:
Xuất khẩu hàng hóa là đem hàng hóa ra nước ngoài bán để thực hiện giá trị và giá trị thặng dư tạo ra trong nước Xuất khẩu
tư bản là đen tư bản ra nước ngoài bóc lột giá trị thặng dư trực tiếp tại nước nhập khẩu tư bản
Xuất khẩu hàng hóa nhằm bóc lột thêm lợi nhuận bằng trao đổi còn xuất khẩu tư bản nhằm bóc lột siêu lợi nhuận độc quyền bằng cách bành trướng quan hệ sản xuấ ra nước ngoài
1.2 Bản chất của xuất khẩu tư bản
Xuất khẩu tư bản là quá trình ăn bán bình phương Để chứng minh luận điểm này, V.I.Lênin đã xem xét một cách chi tiết khả năng và tính tất yếu của xuất khẩu
Trang 3tư bản Đầu thế kỷ XX đến nay, xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu và phổ biến Tình hình đó do những nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, tư bản tài chính đã tích lũy được một số tư bản khổng lồ nhưng nếu
đem đầu tư trong nước thì lợi ích bị hạn chế;
Thứ hai, trong thời kỳ độc quyền có những điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu
tư bản Điều kiện đó là, đại đa số các nước đã bị lôi cuốn vào thị trường quốc tế Hàng hải phát triển, đường bộ, đường sắt đã được xây dựng ở các nước thuộc địa Như vậy thời kỳ chủ nghĩa tư bản độc quyền đã tạo ra những điều kiện và khả năng cho xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu và phổ biến
V.I.Lênin đã chỉ rõ, tại sao ở các thuộc địa, lợi nhuận của tư bản đầu tư cao hơn đáng kể so với ở chính quốc: Tư bản “thừa” xuất khẩu chủ yếu sang những nước lạc hậu vì ở đây tư bản còn ít, giá nguyên liệu, giá ruộng đất, giá cả sức lao động thấp Ngoài ra tư bản còn được xuất khẩu sang các nước tư bản phát triển đang thiếu vốn hoặc bị tàn phá trong chiến tranh Còn có những nước vừa nhập khẩu tư bản vừa xuất khẩu tư bản như Anh, Tây Đức… vừa vay tiền của Mỹ vừa đầu tư tư bản vào Mỹ la tinh, vào châu Phi, châu Á
1.3 Hình thức của xuất khẩu tư bản
Xuất khẩu tư bản tồn tại dưới nhiều hình thức, xét theo cách thức đầu tư được
thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu: Xuất khẩu tư bản trực tiếp và xuất khẩu tư bản gián tiếp
Xuất khẩu tư bản trực tiếp: lập ở nước ngoài những xí nghiệp công nghiệp,
thương nghiệp, ngân hàng, đường xe lửa, thuê hoặc mua lại những xí nghiệp ở nước ngoài, chung vốn hoặc mua cổ phiếu ở nước ngoài biến nó thành một chi nhánh của công ty mẹ Các xí nghiệp mới hình thành thường tồn tại dưới dạng hỗn hợp song phương, nhưng cũng có những xí nghiệp mà toàn bộ số vốn là của một công ty nước ngoài
Trang 4Thực hiện những hình thức xuất khẩu đó có thể do tư nhân (các tổ chức độc quyền), có thể là do nhà nước tư sản
Xuất khẩu tư bản gián tiếp: là hình thức xuất khẩu tư bản dưới dạng cho vay
thu lãi, thông qua các ngân hàng tư nhân hoặc các trung tâm tín dụng quốc tế và quốc gia, tư nhân hoặc các nhà tư bản cho các nước khác vay vốn theo nhiều hạn định khác nhau để đầu tư vào các đề án phát triển kinh tế ngày nay hình thức xuất khẩu này còn được thực hiện bằng viêc mua trái khoán hay cổ phiếu của các công
ty ở nước nhập khẩu tư bản
Xét theo chủ sở hữu có xuất khẩu tư bản nhà nước và xuất khẩu tư bản tư nhân.
Xuất khẩu tư bản nhà nước: là hình thưc xuất khẩu tư bản mà nhà nước xuất
khẩu tư bản lấy tư bản từ ngân quỹ của mình đầu tư vào nước nhập khẩu tư bản hoặc viện trợ hoàn lại hay không hoàn lại để thực hiện những mục tiêu về kinh tế, chính trị và quân sự
Về kinh tế, xuất khẩu tư bản nhà nước thường hướng vào các ngành thuộc kết cấu hạ tầng để tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư tư bản tư nhân
Về chính trị, viện trợ nhà nước xuất khẩu tư bản nhằm cứu vãn chế độ chính trị thân cận đang bị lung lay hoặc tạo mối liên hệ phụ thuộc lâu dài
Về quân sự, viện trợ nhà nước xuất khẩu tư bản nhằm lôi kéo các nước phụ thuộc vào các khối quân sự hoặc buộc cá nước nhận viện trợ phải đa quân tham chiến chống nước khác, cho nước xuất khẩu lập căn cứ trên lãnh thổ của mình hoặc
để bán vũ khí…
Xuất khẩu tư bản tư nhân: là hình thức xuất khẩu tư bản do tư bản tư nhân
thực hiện Ngày nay, hình thức này chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia tiến hành thông qua hoạt động đầu tư kinh doanh Hình thức xuất khâu tư bản
tư nhân thường được đầu tư vào các ngành kinh tế có vòng quay tư bản ngắn và thu được lợi nhuận độc quyền cao Xuất khẩu tư bản tư nhân là hình thức chủ yếu của xuất khẩu tư bản có xu hướng tăng nhanh chiếm tỉ lệ cao trong tổng tư bản xuất
Trang 5khẩu Nếu những năm 70 của thees kỷ XX xuất khẩu tư bản tư nhân đạt trên 50% thì đến những năm 80 của thế kỷ XX xuất khẩu tư bản tư nhân đạt 70% trong tổng
tư bản xuất khẩu
Xuất khẩu tư bản của tư nhân có sớm hơn và chiếm ưu thế trong thời kỳ trước chiến tranh thế giới thứ hai, ngày nay nó vẫn chiếm vị trí quan trọng Xuất khẩu tư bản nhà nước được tăng cường từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, nó có đặc điểm là: nguồn vốn tư bản xuất khẩu lấy từ ngân sách và từ số tiền các tổ chức độc quyền cho nhà nước vay Nhà nước phải xuất khẩu để xây dựng các kết cấu hạ tầng phục
vụ cho các tổ chức độc quyền đầu tư ra nước ngoài
Điều quan trọng là phải phân tích hậu quả của xuất khẩu tư bản V.I.Lênin nhấn mạnh rằng, xuất khẩu tư bản đẩy nhanh sự phát triển chủ nghĩa tư bản trong các nước thuộc địa, nhưng đồng thời nền kinh tế của các nước đó mang tính chất què quặt, mất cân đối, các nước thuộc địa trở thành nơi cung cấp nguyên liệu -nông nghiệp cho các chính quốc
Cần phải chú ý rằng, xuất khẩu tư bản, mặc dù là có tính chất điển hình trong điều kiện chủ nghĩa tư bản độc quyền, nhưng không loại bỏ và không thay thế xuất khẩu hàng hóa
Hiện nay xuất khẩu tư bản xuất hiện hàng loạt các hiện tượng mới, như các tổ chức độc quyền Mỹ xâm nhập vào nền kinh tế của hàng chục nước, tăng nhanh vốn đầu tư ở đó, thiết lập sự kiểm soát những vị then chốt trong nền kinh tế Xuất khẩu
tư bản hằng năm từ Mỹ sang các nước khác nhiều hơn rất nhiều so với từ Anh, Đức
và Pháp
Vai trò của nhà nước với tư cách là người xuất khẩu tư bản vào các nước đang phát triển tăng lên đáng kể
Do cách mạng khoa học - kỹ thuật và sự thay đổi cơ cấu sản xuất đang diễn ra
sự biến đổi hướng xuất khẩu tư bản Nếu vào đầu thế kỷ XX, như V.I.Lênin đã chỉ
ra rằng, cơ sở của sự bành trướng của các tổ chức độc quyền là các thuộc địa và các
Trang 6nước phụ thuộc, thì hiện nay tư bản tư nhân hướng vào các nước tư bản công nghiệp phát triển Xuất khẩu tư bản vào các nước này chiếm tới 70% đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nước tư bản phát triển (năm 1914 chỉ chiếm 43%)
1.4 Những biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản
Vào những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, luồng xuất khẩu tư bản chủ yếu từ các nước tư bản phát triển sang các nước kém phát triển (chiếm tỷ trọng trên 70%) Nhưng những thập kỷ gần đây, đại bộ phận dòng đầu tư chảy qua lại giữa các nước
tư bản phát triển với nhau Tỷ trọng xuất khẩu tư bản giữa ba trung tâm tư bản chủ nghĩa tăng nhanh; đặc biệt, dòng đầu tư chảy mạnh theo hướng từ Nhật Bản vào
Mỹ và Tây Âu, cũng như từ Tây Âu chảy sang Mỹ Do đó, trước đây Mỹ là một nước đầu tư lớn nhất thì nay trở thành nước nhận đầu tư lớn nhất Trước tình hình
đó, nhiều nhà lý luận tư sản cho rằng, xuất khẩu tư bản không còn là thủ đoạn và phương tiện mà các nước giàu dùng để bóc lột các nước nghèo Theo họ, xuất khẩu
tư bản đã trút bỏ bản chất cũ của nó và trở thành hình thức hợp tác cùng có lợi trong mối quan hệ quốc tế Sự hợp tác này diễn ra chủ yếu giữa các nước tư bản với nhau.Đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm
Như ta biết, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đã tạo ra những biến đổi nhảy vọt trong sự phát triển của lực lượng sản xuất Vào những năm 1980, nhiều ngành công nghiệp mới ra đời như: ngành công nghệ sinh học, ngành chế tạo vật liệu mới, ngành bán dẫn và vi điện, ngành vũ trụ và đại dương… Những ngành này có thiết
bị và quy trình công nghệ hiện đại, tiêu tốn ít nguyên, nhiên, vật liệu Trong nền kinh tế của các nước tư bản phát triển, đã diễn ra sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành sản xuất mũi nhọn có hàm lượng khoa học - kỹ thuật cao Sự xuất hiện những ngành nghề mới đã tạo ra nhu cầu đầu tư hấp dẫn, vì trong thời gian đầu nó tạo ra lợi nhuận siêu ngạch rất lớn Việc tiếp nhận kỹ thuật mới chỉ diễn ra ở các nước tư bản phát triển, vì ở các nước đang phát triển không có kết cấu
hạ tầng phù hợp, tình hình chính trị kém ổn định, tỷ suất lợi nhuận của tư bản đầu
Trang 7tư không còn cao như trước… Thời gian này, xu hướng liên kết các nền kinh tế ở các trung tâm tư bản chủ nghĩa phát triển rất mạnh Kết quả là hình thành các khối kinh tế với những đạo luật bảo hộ rất khắt khe Để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, các công ty xuyên quốc gia đã biến các chi nhánh của mình thành một bộ phận cấu thành của khối kinh tế mới nhằm tránh đòn thuế quan nặng của các đạo luật bảo hộ Nhật và Tây Âu đã tích cực đầu tư vào thị trường Mỹ bằng cách đó
Sự biến động về địa bàn và việc tăng tỷ trọng đầu tư của các nước tư bản phát triển vào nhau không làm cho đặc điểm và bản chất của xuất khẩu tư bản thay đổi,
mà chỉ làm cho hình thức và xu hướng của xuất khẩu tư bản thêm phong phú và
phức tạp hơn Một là, sự xuất hiện các ngành mới có hàm lượng khoa học - kỹ thuật
cao ở các nước tư bản phát triển cao bao giờ cũng dẫn đến cấu tạo hữu cơ của tư bản nâng cao và điều đó tất yếu dẫn đến tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm xuống Hiện tượng thừa tư bản tương đối - hệ quả của sự phát triển đó là không tránh
khỏi Hai là, sự phát triển mạnh mẽ các thiết bị và quy trình công nghệ mới đã dẫn
đến sự loại bỏ các thiết bị và công nghệ ít hiện đại hơn ra khỏi quá trình sản xuất trực tiếp (do bị hao mòn hữu hình và vô hình) Đối với nền kinh tế của thế giới đang phát triển thì nhưng tư liệu sản xuất này rất có ích và vẫn là kỹ thuật mới mẻ Nhằm mục đích thu lợi nhuận độc quyền cao, các tập đoàn tư bản độc quyền đưa các thiết bị sang các nước đang phát triển dưới hình thức chuyển giao công nghệ
Rõ rang, khi chủ nghia tư bản còn tồn tại thì xuất khẩu tư bản từ các nước tư bản phát triển sang các nước đang phát triển là điều không tránh khỏi Xét trong một giai đoạn phát triển nhất định, có thể diễn ra sự thay đổi tỷ trọng tư bản đầu tư vào khu vực này hay khu vực khác của thế giới, nhưng phân tích một thời kỳ dài hơn ở quy mô thế giới cho thấy, xuất khẩu tư bản vẫn là vũ khí chủ yếu mà tư bản độc quyền sử dụng để bành trướng ra nước ngoài Tình trạng nợ nần của các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh là thực tế chứng minh cho kết luận trên
Trang 8Xuất khẩu tư bản luôn thể hiện kết quả hai mặt Một mặt, nó làm cho các quan
hệ tư bản chủ nghĩa được phát triển và mở rộng ra trên địa bàn quốc tế, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phân công lao động và quốc tế hóa đời sống kinh tế của nhiều nước, là một trong những nhân tố cực kỳ quan trọng tác động từ bên ngoài vào làm cho quá trình công nghiệp hóa ở các nhập khẩu tư bản phát triển nhanh
chóng Song, mặt khác, xuất khẩu tư bản cũng để lại cho các quốc gia nhập khẩu
tư bản những hậu quả nặng nề như: nền kinh tế phát triển mất cân đối và lệ thuộc,
nợ nần chồng chất, do bị bóc lột quá nặng nề… Lợi dụng mặt tích cực của xuất khẩu tư bản, nhiều nước đã mở rộng việc tiếp nhận đầu tư để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa ở nước mình Vấn đề đặt ra là phải biết vận dụng mềm dẻo, linh hoạt nguyên tắc cùng có lợi, lựa chọn phương án thiết thực và tăng cường kiểm soát có hiệu quả để xây dựng nền sản xuất hiện đại
Trang 9Chương 2: Ý nghĩa của lý luận xuất khẩu tư bản đối với Việt Nam hiện nay
2.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài - nguồn đầu tư quan trọng đối với nước
ta hiện nay
Về bản chất đầu tư nước ngoài là hình thức xuất khẩu tư bản, một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hóa Luôn bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong chiến lược xâm nhập, chiếm lĩnh thị trường của các công ty, tập đoàn lớn của nước ngoài hiện nay Nhiều trường hợp việc buôn bán hàng hóa là bước đi tìm hiểu thị trường, luật
lệ để đi đến quyết định đầu tư Cùng với hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động đầu tư nước ngoài này ngày càng phát triển mạnh mẽ, hợp thành những dòng trào lưu có tính quy luật trong liên kết kinh tế toàn cầu hiện nay Sự phát triển của đầu
tư nước ngoài bắt nguồn từ một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư quốc tế
- Sự phát triển nhanh chongs của cách mạng khoa học công nghệ và những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực thông tin, truyền thông đã đẩy mạnh mẽ quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế của các nước, tạo nên sự dịch chuyển vốn giữa các quốc gia
- Sự thay đổi các yếu tố sản xuất, kinh doanh ở các nước sở hữu vốn tạo nên
“lực đẩy” đối với đầu tư quốc tế
- Nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển là rất lớn, tạo nên “sức hút” mạnh mẽ với nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Như vậy, vốn đầu tư quốc tế có hai dòng chính là đầu tư của tư nhân (trong đó chủ yếu là đẩu tư trực tiếp nước ngoài – FDI) và đầu tư của Chính phủ hay các tổ chức quốc tế
Trang 10Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Ngày nay, FDI trở thành một tất yếu kinh tế trong điều kiện quốc tế hóa sản xuất và lưu thông Không có một quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ, dù phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa hay XHCN lại không cần đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tất cả đều coi đó là nguồn lực quốc tế quan trọng cần khai thác
để từng bước hòa nhập vào cộng đồng quốc tế trong đó có Việt Nam Ngay cả những quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh như Mỹ, Nhật, dưới tác động của khoa học công nghệ hiện nay cũng không thể tự mình giải quyết được những vấn đề kinh
tế, xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục đặt ra Chỉ có con đường hợp tác, trong đó có FDI
là quá trình đầu tư, hợp tác có hiệu quả
Đầu tư FDI tồn tại dưới nhiều hình thức, song những hình thức chủ yếu là hợp đồng hợp tác kinh doanh; doanh nghiệp liên doanh; doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Vai trò của nguồn vốn FDI
Trước hết, nói đến vai trò của FDI đối với các nước đi đầu tư được thể hiện
ở một số ích lợi sau:
- Thông qua đầu tư FDI, các nước đi đầu tư tận dụng được những lợi thế về chi phí sản xuất thấp của các nước nhận đầu tư (giá nhân công rẻ, chi phí khai thác nguyên, vật liệu tại chỗ thấp) để hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí vận chuyển đối với việc sản xuất hàng thay thế nhập khẩu ở các nước tiếp nhận đầu tư Nhờ đó,
mà nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư
- Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cho phép các công ty có thể kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm đã được sản xuất và tiêu thụ ở thị trường trong nước thông qua