1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận “Lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về xuất khẩu tư bản và thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) của Việt Nam giai đoạn 1989 2009”

8 1,8K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 185 KB

Nội dung

Vì vậy, các quốc gia muốn phát triển kinh tế không thể sử dụng chính sách “đóng cửa” mà phải thay đổi, đề ra chính sách mới nhằm đáp ứng nhu cầu giao thoa về lợi ích kinh tế đang ngày cà

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Có thể thấy, con người chúng ta đang bước vào thời đại của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin, với xu hướng hội nhập hóa - quốc tế hóa mạnh mẽ mang tính chất toàn cầu Sự vận động các dòng vốn đầu tư diễn ra với quy mô và chất lượng ngày càng lớn và cùng với xu hướng đó là sự phân công lao động quốc tế ngày càng trở nên sâu sắc hơn Vì vậy, các quốc gia muốn phát triển kinh tế không thể sử dụng chính sách “đóng cửa” mà phải thay đổi, đề ra chính sách mới nhằm đáp ứng nhu cầu giao thoa về lợi ích kinh tế đang ngày càng bức xúc, nhu cầu thúc đẩy quá trình đầu tư trực tiếp của các nước trên thế giới và các nước tư bản đang phát triển và các nước tư bản phát triển Trong tình hình này, xuất khẩu tư bản càng trở thành chiến lược kinh tế quan trọng Thông qua việc xem xét trên bình diện chung nhất về xuất khẩu tư bản, có thể thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một nhân tố hết sức quan trọng, là xu hướng tất yếu khách quan đối với các quốc gia trong đó có Việt Nam.

Trên cơ sở phân tích lý luận và thực trạng, em xin trình bày đề tài:

“Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về xuất khẩu tư bản và thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) của Việt Nam giai đoạn 1989 - 2009”

Tuy nhiên, với hiểu biết còn hạn hẹn, chưa tìm hiểu sâu về kinh tế chính trị Mác-Lênin và đây là lần đầu em viết tiểu luận nên không tránh khỏi những vấn đề khúc mắc, sai lầm trong nghiên cứu, tìm hiểu Em mong cô bổ sung, góp ý, chỉnh sửa để giúp bài của em được hoàn thiện!

Trang 2

Chương I : LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU TƯ BẢN

I Bản chất của xuất khẩu tư bản:

Khác với xuất khẩu hàng hóa là mang hàng hóa ra nước ngoài để thực hiện giá trị và giá trị thặng dư, xuất khẩu tư bản là mang tư bản đầu tư ở nước ngoài để sản xuất giá trị thặng dư tại nước sở tại

Vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kì XX, xuất khẩu tư bản trở nên phổ biến vì:

Một là, trong số ít nước phát triển đã tích lũy được một khối lượng lớn tư bản kếch

xù và một bộ phận đã trở thành “tư bản thừa” do không tìm được nơi đầu tư có tỷ suất lợi nhuận cao ở trong nước

Hai là, khả năng xuất khẩu tư bản xuất hiện do nhiều nước lạc hậu về kinh tế bị cuốn vào sự giao lưu kinh tế thế giới, nhưng lại thiếu tư bản Các nước đó giá ruộng lại tương đối hạ, tiền lương thấp, nguyên liệu lại rẻ, nên tỷ suất lợi nhuận cao

Ba là, chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì mâu thuẫn kinh tế - xã hội càng gay gắt Xuất khẩu tư bản trở thành biện pháp giải quyết gay gắt đó

II Các hình thức và ảnh hưởng của xuất khẩu tư bản:

1 Các hình thức xuất khẩu tư bản:

Xuất khẩu tư bản tồn tại trên nhiều hình thức Nếu xét về cách thức đầu tư thì có đầu tư

trực tiếp (xuất khẩu tư bản hoạt động) và đầu tư gián tiếp (xuất khẩu tư bản cho vay)

Đầu tư trực tiếp (xuất khẩu tư bản hoạt động) là hình thức đem tư bản ra nước

ngoài mở mang xí nghiệp, tiến hành sản xuất ra giá trị hàng hóa, trong đó có giá trị thặng dư ở nước nhập khẩu tư bản

Đầu tư gián tiếp (xuất khẩu tư bản cho vay) là hình thức cho chính phủ hoặc tư

nhân vay nhằm thu được tỷ suất lợi tức cao

Nếu xét về chủ sở hữu, có xuất khẩu tư bản nhà nước và xuất khẩu tư bản tư nhân.

Xuất khẩu tư bản nhà nước là hình thức xuất khẩu tư bản mà nhà nước tư sản lấu

tư bản từ ngân quỹ của mình vào đầu tư vào nước nhập khẩu tư bản, hoặc viện trợ hoàn lại hay không hoàn lại để thực hiện những mục tiêu về kinh tế, chính trị và quân sự

Xuất khẩu tư bản tư nhân là hình thức xuất khẩu tư bản do tư bản tư nhân thực

hiện Ngày nay, hình thức này chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia tiến hành thông qua hoạt động đầu tư kinh doanh Hình thức xuất khẩu tư bản tư nhân có đặc điểm là thường được đầu tư vào các ngành kinh tế có vòng quay tư bản ngắn và thu được lợi nhuận độc quyền cao

Trang 3

2 Những ảnh hưởng của xuất khẩu tư bản: Việc xuất khẩu tư bản có 2 mặt ảnh

hưởng tích cực và tiêu cực

Về mặt tích cực, việc xuất khẩu tư bản, về khách quan cũng có những tác động tích cực

đến nền kinh tế các nước nhập khẩu, như thúc đẩy quá trình chuyển biến từ cơ cấu kinh tế thuần nông thành cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp, mặc dù cơ cấu này còn què quặt và

lệ thuộc vào kinh tế của chính quốc

Về mặt tiêu cực, việc xuất khẩu tư bản là sự mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa

ra nước ngoài, là công cụ chủ yếu để bành trướng sự thống trị, bóc lột, nô dịch của tư bản tài chính trên phạm vi toàn thế giới

III Sự thay đổi của chủ nghĩa tư bản độc quyền ảnh hưởng đến xuất khẩu tư bản từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2:

Sau chiến tranh, việc xuất khẩu tư bản của các nước tư bản phát triển có sự tăng trưởng rất nhanh Nguyên nhân của quy mô xuất khẩu tư bản ngày càng lớn Một mặt, là do cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới đã thúc đẩy sự phát triển của việc phân công quốc

tế, việc quốc tế hóa sản xuất và việc tăng nhanh tư bản “dư thừa” trong các nước Mặt khác, là do sự tan rã của hệ thống thuộc địa cũ sau chiến tranh

Chiều hướng xuất khẩu tư bản cũng có những thay đổi rõ rệt Trước kia, luồng tư bản xuất khẩu hủ yếu từ các nước tư bản chủ nghĩa phát triển sang các nước kém phát triển (khoảng 70%) Nhưng từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, đặc biệt sau những năm 70 của thế kỉ XX, ¾ tư bản xuất khẩu được đầu tư vào các nước phát triển, mở đầu bằng việc tư bản quay trở lại Tây Âu

Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, đại bộ phận dòng tư bản lại chảy qua lại giữa các nước tư bản chủ nghĩa phát triển với nhau, Nguyên nhân chủ yếu là do:

- Về phía các nước đang phát triển, phần lớn những nước này ở trong tình hình chính trị thiếu ổn định; thiếu môi trường đầu tư an toàn và thuận lợi; thiếu đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học - kỹ thuật, công nhân lành nghề; trình độ dân trí thấp và tích lũy nội bộ nền kinh tế quốc dân ít, không đủ mức cần thiết để tiếp nhận đầu tư nước ngoài

- Về phía các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ làm xuất hiện nhiều ngành sản xuất và dịch vụ mới, nhất là những ngành có hàm lượng khoa học - kỹ thuật cao, đòi hỏi lượng vốn lớn để đầu tư vào nghiên cứu khoa học

kỹ thuật và sản xuất Có một sự di chuyển vốn trong nội bộ các công ty độc quyền xuyên quốc gia Các công ty này đặt chi nhánh ở nhiều nước, nhưng phần lớn chi nhánh của chúng đặt ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển Để vượt qua những hàng rào bảo hộ mậu dịch và khắc phục những trở ngại do việc hình thành các khối liên kết như Liên minh châu Âu (EU), Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA),v.v., các công ty xuyên quốc gia đã đưa tư bản vào trong các khối đó để phát triển sản xuất

Trang 4

Chương II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI (FDI) CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1989 - 2009

I Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam theo giai đoạn

Năm Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD)

1989 1 563.380

-1991 3 4.000000

1992 3 5.282051

1993 5 690.831

1994 3 1.306811

1998 2 1.850000

1999 10 12.337793

2000 15 7.165370

2001 13 7.696452

2002 15 191.459576

2003 24 62.390970

2004 17 12.463114

2005 37 437.905179

2006 36 349.106156

2007 80 911.819885

2008 103 2.386201934

2009 89 2.051938651

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài

SỐ DỰ ÁN TRONG GIAI ĐOẠN 1999 - 2009

Trang 5

Giai đoạn 1989 - 1998:

Đây là giai đoạn mà các nhà đầu tư Việt Nam bắt đầu xuất hiện xu hướng tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nước ngoài Hoạt động đầu tư ra nước ngoài còn mang tính tự phát, chưa có một văn bản cụ thể nào hướng dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp cũng như các doanh nghiệp còn khó khăn trong việc xác định thị trường, tìm hiểu môi trường đầu tư ở nước ngoài

Do vậy, tổng số dự án giai đoạn này là 18 dự án, mỗi năm chỉ có vài dự án được thực hiện, thậm chí có những năm không có dự án nào được triển khai như năm 1995, 1996,

1997

Quy mô vốn trong giai đoạn này cũng rất nhỏ chỉ trên 500.000USD/dự án Các thị trường chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn này là các thị trường gần gũi và có mối quan hệ lâu dài với Việt Nam như: Nga, Lào, Các lĩnh vực kinh doanh cũng không đa dạng, chủ yếu là hải, chế biến xuất khẩu hải sản hoặc mì tôm

 Giai đoạn 1999 - 2005:

Giai đoạn này được đánh dấu bằng sự ra đời của Nghị định 22/1999.NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam Kể từ khi có các hướng dẫn, chỉ đạo từ phía Chính phủ hoạt động đầu tư tổng số vốn ra nước ngoài được tiến hành một cách mạnh mẽ

Tổng số dự án đã lên đến con số 132, chiếm 88% tổng số dự án và 99,99% tổng vốn đầu

tư ra nước ngoài Lúc này thị trường hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam đã được

mở rộng đến trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, đồng thời các doanh nghiệp Việt Nam đã tiến hành kinh doanh trên hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề

Đỉnh điểm hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam chính là năm 2015, đứng đầu về tổng số dự án cũng như tổng nguồn vốn đầu tư Năm 2005 là một bước ngoặt trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài với dự án nhà máy thủy điện Xêkaman3, vốn đầu tư lên tới

273 triệu USD, chiếm 45,87% đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài

 Giai đoạn 2006 - 2009:

Cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, đầu tư ra nước ngoài tiếp tục tăng trưởng cao với tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng là 33,7% và về giá trị là 72,2% Năm 2008

và 2009 giá trị đăng kí dự án mới đầu tư ra nước ngoài lần đầu tiên vượt qua mốc 1 tỉ USD và giữ vững ở mức trên 2 tỷ USD qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới Đây là dấu hiệu đáng mừng cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam

Đến hết năm 2009, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 7,2 tỷ USD với

457 dự án, tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, bằng hơn 143% kế hoạch và bằng 214%

cả quá trình đầu tư ra nước ngoài từ năm 1989 đến năm 2008

Trang 6

II Tình hình đầu tư ra nước ngoài phân theo nước tiếp nhận đầu tư trong giai đoạn

1989 - 2009:

Hiện nay, Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng tập trung chủ yếu ở châu Á, đặc biệt là các quốc gia lân cận ở Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Ngoài ra, còn nhiều dự án của Việt Nam ở châu Âu Đến năm 2007, có 36

dự án, tổng vốn đầu tư là 100,5 triệu USD, chiếm 13,5% về số dự án và khoảng 5% tổng vốn đầu tư đăng kí Trong đó, ở Liên Bang Nga có 12 dự án với vốn đầu tư là 78 triệu USD Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đầu tư vào châu Phi với một số dự án thăm dò,

và khai thác dầu khí: 1 dự án đầu tư 243 triệu USD tại Angiêri sau giai đoạn thăm dò, thẩm lượng dự án đã phát hiện có dầu và khí ga và 1 dự án đầu tư 1117,36 triệu USD tại Madagasca hiện có kết quả khả quan

Năm 2009, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài dạt 7,2 tỷ USD với 457 dự

án, tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, bằng hơn 143% kế hoạch và bằng 214% cả quá trình đầu tư ra nước ngoài từ năm 1989 đến năm 2008 Điểm đến cho đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam giờ không chỉ là các thị trường quen thuộc mà còn mở sang cả những quốc gia vốn là các nhà đầu tư lớn của Việt Nam như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Trong số những quốc gia và vùng lãnh thổ nhận vốn đầu tư từ Việt Nam thì Lào là thị trường thu hút vốn đầu tư từ nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhất với tổng khoảng 200 dự

án tính đến năm 2009 Tiếp theo đó là Campuchia với 87 dự án, Hoa Kì 73 dự án, Singapore 35 dự án, Liên Bang Nga 16 dự án

III Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam phân theo ngành:

Ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD) trọng Tỷ

(%)

1 Công nghiệp 188 3.816.680.159 59,23

* Công nghiệp dầu khí 17 2.247.986.125 34,88

* Hợp đồng chuyên môn

2 Nông nghiệp 78 894.503.880 13.88

3 Dịch vụ 191 1.732.994.114 26,89

* Tài chính - Ngân hàng 10 128.306.500 1.99

* Văn hóa - Y tế - Giáo dục 12 1.023.122.939 15.88

Trang 7

* Dịch vụ khác 119 314.718.383 4.88

(Tính tới hết 12/2009 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)

Lượng vốn đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam tập trung vào lĩnh vực

Công nghiệp với 188 dự án đầu tư và tổng vốn đạt 3,8 tỷ USD, chiếm 59% tổng vốn đầu

tư ra nước ngoài Phần lớn các dự án tập trung trong lĩnh vực Công nghiệp dầu khí (tỷ trọng: 34,88%) và Công nghiệp nặng (tỷ trọng 19,3%)

Tiếp theo là lĩnh vực Dịch vụ với lượng vốn đầu tư ra nước ngoài lên đến 1,7 tỷ USD với

191 dự án, chiếm gần 27% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài Trong lĩnh vực này, các dự án

có giá trị lớn chủ yếu vào mảng Văn hóa - Y tế - Giáo dục và Xây dựng Văn phòng - Căn

hộ Theo xu hướng, lĩnh vực dịch vụ đang trở thành “điểm đến” hấp dẫn của dòng vốn này với số sự án ngày càng tăng, số vốn ngày càng lớn

Đối với Nông nghiệp, số dự án đầu tư ra nước ngoài ở lĩnh vực này là 78 dự án với tổng

lượng vốn đầu tư vào khoảng 900 triệu USD, chiếm tỷ trọng 13,88% tổng vốn đầu tư

nước ngoài

Trang 8

KẾT LUẬN

Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành một hoạt động thường xuyên mang lại hiệu quả cho các nước đầu tư và cả các nước tiếp nhận đầu tư Xuất khẩu tư bản mà cụ thể là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) không còn

là đặc quyền của các nước có nền kinh tế phát triển, có tiềm lực tài chính mạnh, có trình

độ khoa học - kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý cao mà đã có sự tham gia của các nước đang phát triển với tư cách là các nước đầu tư Và Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó Các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang có những bước đi mạnh mẽ nhằm xúc tiến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và gặt được nhiều thành công nhưng vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế, thiếu xót, thử thách và khó khăn Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay, Việt Nam có rất nhiều cơ hội thuận lợi, những sự hỗ trợ hiệu quả

Do đó, hứa hẹn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam sẽ ngày càng được mở rộng trong tương lai

Ngày đăng: 19/06/2016, 18:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w