1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

“Cơ sở hình thành, đặc trưng mô hình kinh tế thị trừơng mỹ. Ý nghĩa và định hướng vận dụng cho Việt Nam”

19 497 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 46,91 KB

Nội dung

Mô hình kinh tế thị trường Mỹ là mô hình thị trường tiêu biểu, nên kinh tế Mỹ đứng vị trí số một thế giới tuy nhiên bên cạnh đó chúng ta vẫn còn thấy rất nhiều bất cập ở quốc gia nỳ như vấn đề bất bình đẳng thu nhập, phân hóa giàu nghèo, nạn phân biệt chủng tộc, nguy cơ khủng hoảng…tìm hiểu về mô hình kinh tê thị trường Mỹ giúp Việt Nam rút ra những ý nghĩa, bài học kinh nghiệm đẻ chúng ta xây dựng con đường phát triển một cách thích hợp nhất đạt mục tiêu mà Đảng, Nhà nước ta đề ra

Trang 1

MỞ ĐẦU

Chỉ tính từ đầu thế kỷ XX đến nay, trên nền tảng của cùng một phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, thế giới đã trải qua 3 giai đoạn: chủ nghĩa tự do

cổ điển trước đại khủng hoảng kinh tế giai đoạn 1929-1933, chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai; chủ nghĩa tư bản "nhân dân" của học thuyết Keynes từ năm 1950 đến 1975 và chủ nghĩa tự do mới từ cuối những năm 1970 đầu những năm 1980 cho đến nay Tương ứng với ba hình thái đó là ba hình thức Nhà nước: Nhà nước mạnh; Nhà nước phúc lợi can thiệp và Nhà nước tối thiểu thu hẹp cả chức năng kinh tế lẫn chức năng xã hội

Mô hình kinh tế thị trường Mỹ là mô hình thị trường tiêu biểu, nên kinh

tế Mỹ đứng vị trí số một thế giới tuy nhiên bên cạnh đó chúng ta vẫn còn thấy rất nhiều bất cập ở quốc gia nỳ như vấn đề bất bình đẳng thu nhập, phân hóa giàu nghèo, nạn phân biệt chủng tộc, nguy cơ khủng hoảng…tìm hiểu về mô hình kinh tê thị trường Mỹ giúp Việt Nam rút ra những ý nghĩa, bài học kinh nghiệm đẻ chúng ta xây dựng con đường phát triển một cách thích hợp nhất đạt mục tiêu mà Đảng, Nhà nước ta đề ra Chính vì vậy em chọn đề tài: “Cơ sở hình thành, đặc trưng mô hình kinh tế thị trừng mỹ Ý nghĩa và định hướng vận dụng cho Việt Nam” làm đề tài tiểu luận môn mô hình kinh tế thị trường

Trang 2

NỘI DUNG Chương 1 Cơ sở hình thành, đặc trưng của mô hình

kinh tế thị trường Mỹ 1.1 Cơ sở hình thành mô hình kinh tế thị trường Mỹ

1.1.1 Lý thuyết thị trường tự do được khởi thảo bởi A Smith

Lý thuyết thị trường tự do được khởi thảo bởi A.Smith với tê gọi: “Bàn tay vô hình” Lý thuyết này coi trọng tự do kinh doanh, tự do tham gia thị trường Chống lại sự can thiệp về kinh tế của nhà nước Cuốn sách Của cải của các quốc gia, với việc bàn luận làm cách nào sự thịnh vượng và của cải được tạo ra thông qua hệ thống thị trường tự do dân chủ Ông nhấn mạnh 3 đặc trưng của hệ thống tự điều chỉnh hay mô hình cổ điển:

Tự do: các cá nhân có quyền sản xuất và trao đổi hàng hoá, lao động và vốn nếu họ thấy thích hợp

Cạnh tranh: các cá nhân có quyền cạnh tranh trong sản xuất và trao đổi hàng hoá và dịch vụ

Công bằng: các hoạt động của cá nhân phải công bằng và trung thực dựa trên các nguyên tắc của xã hội

“Mọi người, khi không vi phạm luật pháp, được phép hoàn toàn tự

do mưu cầu lợi ích của bản thân theo cách riêng của mình và được phép đem

sự siêng năng và đồng vốn của mình cạnh tranh với bất kỳ người hoặc nhóm người nào khác”

Smith biện luận rằng ba thành tố này sẽ đưa đến một sự “hài hoà tự nhiên” về lợi ích giữa công nhân, chủ đất và nhà tư bản Bằng việc mưu cầu lợi ích của chính mình, mọi cá nhân được dẫn dắt bởi một bàn tay vô hình thúc đẩy lợi ích chung

Học thuyết bàn tay vô hình của Adam Smith đã trở thành một phép ẩn

dụ phổ biến về một thị trường tư bản không bị trói buộc

Lý thuyết “Bàn tay vô hình” bị suy yếu do cuộc khủng hoảng

1929-1933 Cuộc Đại suy thoái những năm 1930 là sự kiện kinh tế gây thiệt hại nhất trong thế kỷ 20 Nó đặc biệt gây sốc đối với những tiến bộ to lớn của mức sống

Trang 3

phương Tây trong kỷ nguyên mới của thế kỷ 20 Những mức sống này bị hạn chế trong suốt những năm 1929-1933, tâm điểm của cuộc suy thoái Ở nước

Mỹ, sản lượng công nghiệp giảm trên 30% Hơn một phần ba số ngân hàng thương mại sụp đổ hoặc phải sáp nhập Tỷ lệ thất nghiệp tăng trên 25% Cổ phiếu mất giá tới 88%

1.1.2 Lý thuyết của Keynes ra đời và thống trị giai đoạn 1950- 1975

Vào đầu những năm 30 của thế kỷ XX cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929- 1933) đã làm cho lý thuyết tự điều tiết của trường phái cổ điển bộc lộ những khiếm khuyết, những hạn chế trong khi đó lực lượng sản xuất đã phát triển, nền sản xuất xã hội hóa cao… đặt ra sự cấp thiết phải có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế đáp ứng nhu cầu đó, học thuyết kinh tế của keynes ra đời

Nếu như các nhà kinh tế học cổ điển và cả những người thuộc phái tân

cổ điển đều coi nhà nước là người gác đêm bảo vệ tài sản, duy trì trật tự trong nền kinh tế thị trường thì keynes lại đề cao vai trò của nhà nước trong nền kinh

tế thị trường lý thuyết của Keynes còn gọi là lý thuyết chủ nghĩa tư bản có điều tiết

Lý thuyết này đề cao vai trò của chính quyền là phải đảm bảo toàn dụng lao động , và một sự phân phối thu nhập và của cải công bằng hơn Trường phái Keynes cho rằng sự can thiệp sâu của nhà nước vào ền kinh tế thị trường

sẽ khắc phục được khủng hoảng, thất nghiệp tạo ra sự ổn định để phát trienerr kinh tế - xã hội

Cuộc khủng hoảng 1974 do tăng trưởng thấp, lạm phát cao làm lung lay lý thuyết của Keynes Hay nói cách khác là căn bệnh lạm phát, đình đốn của nền kinh tế thị trường nước Mỹ đã lờn với bài thuốc bốc theo toa của trường phái Keynes và trong khi quá đề cao vai trò của nhà nước, ông lại coi nhẹ vấn đề thị trường, bỏ mặc vấn đề thị trường Trong bối cảnh ấy sự phê phán trường phái Keynes đã nổi lên như một xu hướng thay thế chủ đạo và trên thực tế sự thay thế

mô hình can thiệp của nhà nuóc vào nền kinh tế thị trường theo kiểu của Keynes bằng cuộc cách mạng thị trường với tinh thần tự do thị trường đã xuất hiện Chủ nghĩa tự do mới với tinh thần nhà nước ít hơn thị trường nhiều hơn

Trang 4

1.1.3 Chủ nghĩa tự do mới

Trước bối cảnh khủng hoảng 1974, chủ nghĩa tự do mới xuất hiện Đây

là tư tưởng tự do thị trường khởi nguồn từ A.Smith, nhưng không quay lại với A.Smith Tư tưởng của trường phái này năng động cơ bản là: Cơ chế thị trường

có sự điều tiết của nhà nước ở một mức độ nhất định Khẩu hiệu của họ là thị trường nhiều hơn, nhà nước can thiệp ít hơn Người theo chủ nghĩa tự do kinh

tế mới yêu cầu, để cho nền kinh tế phát triển bình thường thì nhà nước ít hơn, thị trường nhiều hơn Được cổ vũ tích cực nhất bởi các nhà kinh tế trọng tiền ở

Mỹ, nổi bật là Friedman, Simons, Stigler…theo họ nhà nước điều tiết neneff kinh tế thông qua chính sách tiền tệ Nhà nước thông qua điều tiết mức cung của tiền mà điều chỉnh mức độ thay đổi sản phẩm quốc gia, từ đó đưa đất nước phát triển theo định hướng xác định

* Ưu và nhược điểm của mô hình

- Ưu điểm:

Thứ nhất, Sự thắng lợi của nền kinh tế theo chủ nghĩa tự do mới được minh chứng bằng sự thăng hoa của kinh tế Mỹ nửa sau thập kỷ 90 với tăng trưởng kéo dài, tỷ lệ thất nghiệp khá thấp và ít lạm phát, sản lượng và năng suất cao hơn

Thứ hai, Mô hình kinh tế tự do mới đề cao vai trò cá nhân Thật vậy, một

xã hội muốn phát triển thịnh vượng trước hết phải phát huy tính độc lập, sáng tạo của mọi cá nhân và muốn làm được như vậy phải có một môi trường xã hội

tự do, thông thoáng Sự can thiệp quá sâu của Nhà nước có thể dẫn đến tình trạng mất đi tự do và khả năng tự chủ, sáng tạo của cá nhân

Chính sách kinh tế dựa trên tư tưởng thị trường tự do với yếu tố chủ đạo của tư tưởng này là cần hạn chế vai trò của Chính phủ và thay thế bằng các lực lượng thị trường

Thứ ba, Mô hình kinh tế tự do mới giúp tăng tính cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp dẫn đến nền sản xuất sẽ hiệu quả hơn, hàng hóa sẽ đa dạng

và phong phú hơn

Trang 5

Thứ tư, Mô hình kinh tế tự do mới giúp cho đồng vốn lưu thông dễ dàng hơn Điều đó giúp cho các nước đang phát triển thu hút được nhiều vốn đầu tư từ

đó hấp thu, tiếp cận nhanh hơn với khoa học – công nghệ cao, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho dân bản xứ đồng thời nâng cao thu nhập, mức sống người dân

- Nhược điểm

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vượt trội, mô hình kinh tế tự do mới không thể tránh khỏi những hạn chế nghiêm trọng

Một là, Mô hình kinh tế tự do mới làm cho các nước dễ tổn thương trước việc đồng vốn bỏ đi nơi khác, đồng tiền không ổn định và do đó làm cho cả nền kinh tế cũng trở nên bấp bênh, nếu không có sự giám sát chặt chẽ của Nhà nước

Hai là, Mô hình kinh tế tự do mới dẫn đến nền tài chính mong manh và khủng hoảng bằng cách tạo nên đầu cơ thay vì một nền kinh tế hướng mạnh vào sản xuất, làm cho kinh tế đình đốn và bất bình đẳng thêm trầm trọng

Ba là, Chủ nghĩa tự do mới tạo nên một tầng lớp tư sản rất giàu – một tầng lớp mại bản – có thu nhập, tài sản và quyền lực chính trị tại các nước đang phát triển

Bốn là, Chủ nghĩa tự do mới làm tăng vị thế mặc cả của tư bản đối với lao động Cải cách tài chính tự do mới ngăn cản các chính sách tiến bộ Các nước đang phát triển gặp khó khăn trong việc thi hành những chính sách kinh

tế và xã hội độc lập Chủ nghĩa tự do mới áp dụng ở các nước châu Mỹ Latinh

đã gây ra những hậu quả tiêu cực rõ rệt, như cắt giảm chi phí của Nhà nước cho phúc lợi xã hội, giảm thu nhập của công nhân; tư nhân hóa hàng nghìn doanh nghiệp nhà nước; làm hàng chục nghìn doanh nghiệp nhỏ phá sản; tài nguyên quốc gia lọt vào tay tư bản nước ngoài

1.2 Đặc trưng của mô hình kinh tế thị trường tự do ở Mỹ

* Trụ cột chính của mô hình kinh tế thị trường tự do là quyền sở hữu tư nhân, lợi ích cá nhân, cạnh tranh thị trường và tự do, dân chủ theo kiểu phương Tây

Quyền tự do kinh tế trở thành một quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm Các mối quan hệ kinh tế đều được giải quyết thông qua thị trường là

Trang 6

chính Thị trường lao động có tính linh hoạt cao, tuy nhiên, luật lệ về thị trường lao động đều thiên về bảo hộ người chủ tư bản hơn là người lao động làm thuê Do đó, mọi sự bất cập và thất bại của nền kinh tế đều do nguyên nhân chủ yếu từ sự trục trặc hay sự phát triển thiết đồng bộ của thị trường

* Vai trò của nhà nước

Duy trì một môi trường ổn định để các thị trường tự do hoạt động, không

bị can thiệp Chỉ can thiệp khi cần thiết và do đó rất ít sự can thiệp hành chính hoặc chính trị

* Đánh giá

- Thành tựu

Sự thắng lợi của nền kinh tế theo chủ nghĩa tự do mới được minh chứng bằng sự thăng hoa của kinh tế Mỹ nửa sau thập kỷ 90 với tăng trưởng kéo dài,

tỷ lệ thất nghiệp khá thấp và ít lạm phát, sản lượng và năng suất cao hơn

Mô hình kinh tế tự do mới đề cao vai trò cá nhân Thật vậy, một xã hội muốn phát triển thịnh vượng trước hết phải phát huy tính độc lập, sáng tạo của mọi cá nhân và muốn làm được như vậy phải có một môi trường xã hội tự do, thông thoáng Sự can thiệp quá sâu của Nhà nước có thể dẫn đến tình trạng mất

đi tự do và khả năng tự chủ, sáng tạo của cá nhân Chính sách kinh tế dựa trên

tư tưởng thị trường tự do với yếu tố chủ đạo của tư tưởng này là cần hạn chế vai trò của Chính phủ và thay thế bằng các lực lượng thị trường

Mô hình kinh tế tự do mới giúp tăng tính cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp dẫn đến nền sản xuất sẽ hiệu quả hơn, hàng hóa sẽ đa dạng và phong phú hơn

Mô hình kinh tế tự do mới giúp cho đồng vốn lưu thông dễ dàng hơn Điều đó giúp cho các nước đang phát triển thu hút được nhiều vốn đầu tư từ đó hấp thu, tiếp cận nhanh hơn với khoa học – công nghệ cao, tạo ra nhiều công

ăn việc làm cho dân bản xứ đồng thời nâng cao thu nhập, mức sống người dân

Tóm lại với mô hình kinh tế thị trường mỹ: Tạo ra sự năng động của nền kinh tế; Phát huy tính sáng tạo của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường; Đưa nền kinh tế Mỹ trở thành nền kinh tế số 1 thế giới

Trang 7

- Hạn chế

Tình trạng bất bình đẳng về thu nhập và sự thiếu hụt các công cụ ngăn chặn tình trạng tăng nhanh bất bình đẳng

Hoa kỳ là nước kinh tế phát triển nhanh nhất nhưng lại rơi vào tình trạng tăng nhanh sự bất bình đẳng nhất (Nếu như :Theo số liệu IMF năm 2001, 10% số những người có thu nhập cao chiếm tới 29% tổng thu nhập, trong khi

đó, 20% thấp nhất chỉ chiếm chưa đầy 5%)

Sự nới lỏng kiểm soát thị trường tài chính gây nên sự bất ổn kinh tế vĩ

mô dẫn đến khủng hoảng kinh tế Hậu quả đại khủng hoảng 2008 đến nay vẫn chưa khắc phục được

Bất ổn về an ninh và xã hội

Mức thu nhập trung bình hộ gia đình tại Mỹ năm 2008 là 52.029 đô la Khoảng 284.000 lao động Mỹ có 2 công việc toàn thời gian và 7,6 triệu người

có công việc bán thời gian bên cạnh công việc chính toàn thời gian.12% tổng

số lao động tham gia công đoàn; hầu hết các thành viên công đoàn là người làm thuê cho chính phủ Sự sụt giảm của số lượng thành viên các công đoàn tại

Mỹ trong những thập niên qua diễn ra song song với việc giảm thị phần lao động

Ngân hàng thế giới xếp Hoa Kỳ đứng đầu về mức độ dễ tuyển dụng và

sa thải nhân công Hoa Kỳ là nền kinh tế phát triển duy nhất không qui định số ngày nghỉ phép cho người lao động, và nằm trong số ít quốc gia không chi trả lương khi nghỉ phép, cùng với đó là Papua New Guinea, Suriname và Liberia

Năm 2014, Liên hiệp công đoàn thương mại quốc tế chấm điểm Mỹ thứ

4 trên 5+, mức thấp thứ 3 về việc bảo đảm quyền lợi cho công đoàn lao động

Nhóm một phần trăm người thu nhập cao nhất đóng góp vào việc tạo ra 52% tổng thu nhập từ năm 2009 đến 2015, trong đó thu nhập được định nghĩa

là thu nhập từ thị trường không bao gồm những khoản tái phân phối từ chính phủ và tỷ trọng thu nhập của họ trên tổng thu nhập đã được tăng lên gấp đôi từ 9% năm 1976 lên 20% năm 2011

Trang 8

Theo báo cáo năm 2014 của OECD, 80% tăng trường của tổng thu nhập (từ thị trường) trước thuế thuộc về nhóm 10% cao nhất từ năm 1957 đến 2007

Nhóm một phần trăm người thu nhập cao nhất đóng góp vào việc tạo ra 52% tổng thu nhập từ năm 2009 đến 2015, trong đó thu nhập được định nghĩa

là thu nhập từ thị trường không bao gồm những khoản tái phân phối từ chính phủ, và tỷ trọng thu nhập của họ trên tổng thu nhập đã được tăng lên gấp đôi từ 9% năm 1976 lên 20% năm 2011

Theo báo cáo năm 2014 của OECD, 80% tăng trường của tổng thu nhập (từ thị trường) trước thuế thuộc về nhóm 10% cao nhất từ năm 1957 đến 2007

Nhóm 10% giàu có nhất sở hữu 80% tổng tài sản tài chính Bất bình đẳng về tài sản tại Mỹ hiện lớn hơn hầu hết các quốc gia phát triển khác.Thừa

kế tài sản có thể lý giải tại sao nhiều người Mỹ trở nên giàu có vì có một bước khởi đầu thuận lợi đáng kể (substantial head start) Vào tháng 9 năm 2012, theo nghiên cứu của Viện chính sách, hơn 60% trong tổng số 400 người Mỹ trong danh sách giàu nhất của Forbes đã lớn lên trong những đặc quyền và khởi đầu thuận lợi như vậy

Trang 9

Chương 2: Ý nghĩa định hướng vận dụng cho Việt Nam

Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xác định phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn với tất cả các nước và tổ chức quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập

và chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi” Là nước đi sau do những hoàn cảnh lịch sử, chúng ta rất xem trọng học tập và tiếp thu những thành tựu của các quốc gia đi trước một cách có chọn lọc và vận dụng thích hợp với tình hình thực tế của nước ta Vì vậy, trước những luận thuyết kinh tế mới chúng ta phải thận trọng cân nhắc, biết chọn lọc cái đúng, gạt bỏ cái sai, không phủ định hết cũng không học tập một cách giáo điều

Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một nội dung quan trọng trong đường lối phát triển của Đảng thời kỳ đổi mới Qua 30 năm từ Đại hội VI đến Đại hội XI của Đảng những vấn đề lý luận về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN không ngừng được phát triển và hoàn thiện Qua mỗi kỳ đại hội hệ thống lý luận đó càng được bồi đắp và có những điều chỉnh để thích ứng với nhiệm vụ lịch sử từng giai đoạn Đại hội XII của Đảng đánh dấu bước phát triển lý luận của Đảng về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN được thể hiện qua các nội dung sau:

2.1 Nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN đã được Đảng ta khẳng định trong đường lối phát triển kinh tế của đất nước từ Đại hội IX đó là giai đoạn phát triển cao của nền kinh tế hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường

có sự quản lý của Nhà nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, về mặt lý luận nền kinh tế thị trường mới là những nét khái quát khởi đầu, những nội hàm, đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN chưa được sáng tỏ Đặc biệt, là chưa làm rõ tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta

Chính điều chưa rõ đó đã dẫn đến những ý kiến chưa thống nhất trong nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Chẳng hạn, có ý kiến cho rằng giữa kinh tế thị trường và định hướng XHCN là hai xu hướng vận

Trang 10

động trái chiều, bởi họ cho rằng nền kinh tế thị trường trong lịch sử là sinh ra

và phát triển mạnh trong CNTB như vậy không thể có một mô hình kinh tế của

tư bản lại theo định hướng XHCN Hoặc cũng có ý kiến cho rằng chúng ta phát triển kinh tế mà cứ có gắn vấn đề chính trị (định hướng XHCN) vào sẽ khó thành công bởi sự ràng buộc níu kéo, chi phối nhau trong quá trình phát triển

Văn kiện Đại hội XII tiếp tục thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo quy luật kinh tế thị trường nhưng nhấn mạnh “đảm bảo tính định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh””

Tính hiện đại biểu hiện trong nền kinh tế thị trường: Trước hết, xét về lực lượng sản xuất đó là mà các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế phải không ngừng đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất kinh doanh để nâng cao năng suất lao động, chất lượng hàng hóa và hạ giá thành sản phẩm có như vậy mới nâng cao năng lực cạnh tranh Mặt khác, tính hiện đại còn biểu hiện ở phương thức hoạt động của nền sản xuất hàng hóa lớn thay vì phương thức hoạt động manh mún, chụp dựt trong nền kinh tế Đồng thời, một nền kinh tế thị trường hiện đại đó là các chủ thể tham gia trong nền kinh tế phải có trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp cao; phải có đạo đức nghề nghiệp; am hiểu và thực thi luật pháp tốt để đảm bảo quyền lợi cho chính mình và cho xã hội Vấn đề tiếp theo biểu hiện tính hiện đại đó là kết cấu hạ tầng (giao thông vận tải, điện, nước, thông tin liên lạc) phát triển ở trình độ cao để đáp ứng cho sự vận hành của nền kinh tế thị trường

Về quan hệ sản xuất phải xác lập quan hệ sản xuất tiên tiến phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Cụ thể: cần tôn trọng, tạo môi trường để các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế phát huy năng lực, thế mạnh và tính sáng tạo Một nền kinh tế có cơ cấu về thành phần kinh tế, hình

Ngày đăng: 20/06/2018, 15:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Thanh, Nhận diện chủ nghĩa tự do mới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Hà Nội – năm 2005 Khác
2. PGS.TS Vũ Văn phúc, Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, H. 2017 Khác
3. PGS,TS Hà Huy Thành (chủ biên): Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 2006 Khác
4. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB CTQG, Hà Nội, 2005 Khác
5. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB CTQG, Hà Nội, 2011 Khác
6. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB CTQG , Hà Nội, 2016 Khác
7. GS.TS. Phùng Hữu Phú, GS.TS. Lê Hữu Nghĩa, GS.TS. Vũ Văn Hiền, PGS.TS. Nguyễn Viết Thông (Đồng chủ biên), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội Việt Nam qua 30 năm đổi mới, NXB CTQG, H, 2016 Khác
8. Ban Kinh tế Trung ương, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua 30 năm đổi mới về phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, NXB CTQG, H 2016 Khác
9. Nghị quyết số 10, 11, 12-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ngày 03/6/2017 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w