Hiện nay, nếu một Hợp tác xã chỉ đơn thuần cung cấp dịch vụ bơm tưới thì lợi nhuận đem lại không đáng là bao. Chính vì lẽ đó, Đảng ủy và UBND tỉnh đã khuyến khích các Hợp tác xã mở thêm các dịch vụ bằng cách là hổ trợ vốn . Huyện Châu Thành tỉnh An Giang đặc biệt là thị trấn An Châu và xã Hòa Bình Thạnh là nơi tập trung các cơ sở gạch ngói và các cơ sở này mở ra ngày càng nhiều. Do đó nhu cầu sử dụng nhiên liệu để sản xuất gạch ngày càng tăng. Mặt khác, thị trấn An Châu là trung tâm buôn bán của người dân ra các xã, huyện với hệ thống đường nhựa và đường sông thuận lợi nên việc tiêu thụ xăng dầu ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, Hợp tác xã An Châu mở dịch vụ sẽ được Liên Minh tỉnh hổ trợ vốn 200.000.000 đồng. Những điều kiện trên thuận lợi cho việc xây dựng trạm xăng dầu An Châu thị trấn An Châu huyện Châu Thành tỉnh An Giang.
Chuyên đề : XÂY DỰNG DỰ ÁN TRẠM XĂNG DẦU AN CHÂU PHẦN TÓM TẮT Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống của người dân ngày càng nâng cao kéo theo nhu cầu của con người ngày một leo thang đặc biệt là những nhu cầu phục vụ cho việc đi lại. Song song đó, các chính sách khuyến khích các Hợp tác xã mở rộng các dịch vụ cũng được ban hành. Kinh doanh xăng - dầu là một trong những ngành đem lại lợi nhuận cao. Vì thế dự án đầu tư trạm xăng dầu tại hợp tác xã nông nghiệp An Châu được hình thành. Chuyên đề : XÂY DỰNG DỰ ÁN TRẠM XĂNG DẦU AN CHÂU MỤC LỤC Danh mục các bảng Danh mục các hình CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Trang 1.1 Cơ hội đầu tư……………………………………………….1 1.2 Cơ sở pháp lý……………………………………………….1 1.3 Mục tiêu của dự án………………………………………….2 1.4 Giới thiệu sơ lược về dự án đầu tư………………………….2 CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG - SẢN PHẨM 2.1 Thị trường……………………………………………… 3 2.1.1 Nhu cầu - đặc điểm của khách hàng…………………… 3 2.1.2 Đối thủ cạnh tranh………………………………………. 4 2.2 Sản phẩm - Chiến lược của cơ sở An Châu…………… . 6 2.2.1 Sản phẩm………………………………………………… 6 2.2.2 Chiến lược của cơ sở……………………………………. 6 2.3 Ước lượng doanh số - doanh thu……………………… . 8 2.3.1 Ước lượng doanh số…………………………………… 8 2.3.2 Ước lượng doanh thu ………………………………… . 10 CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT - TỔ CHỨC KINH DOANH 3.1 Nghiên cứu kỹ thuật……………………………………. 11 3.1.1 Địa điểm xây dựng…………………………………… . 11 3.1.2 Qui mô xây dựng và các hạng mục công trình…………. 11 3.1.3 Mua sắm trang thiết bị………………………………… 13 Chuyên đề : XÂY DỰNG DỰ ÁN TRẠM XĂNG DẦU AN CHÂU 3.1.4 Tiến độ thi công………………………………………… 13 3.1.5 Chi phí đầu tư ban đầu…………………………………. 14 3.1.6 Chi phí hao hụt sản phẩm - vận chuyển……………… . 15 3.2 Tổ chức kinh doanh…………………………………… 16 3.3 Chi phí hoạt động hàng năm………………………………… . 17 CHƯƠNG 4: TÀI CHÍNH - KINH TẾ XÃ HỘI 4.1 Qui hoạch nguồn vốn…………………………………. 18 4.1.1 Tổng nhu cầu vốn đầu tư ban đầu của dự án………… 18 4.1.2 Phân loại vốn đầu tư………………………………… . 19 4.1.3 Kế hoạch vay và trả lãi vay vốn………………………. 19 4.2 Phân tích tài chính…………………………………… 20 4.2.1 Kết quả kinh doanh…………………………………… 20 4.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính……………… 21 4.3 Hiệu quả kinh tế xã hội………………………………. 21 Chương 5: KẾT LUẬN 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 PHỤ LỤC 24 Chuyên đề : XÂY DỰNG DỰ ÁN TRẠM XĂNG DẦU AN CHÂU DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1.1 Mức sử dụng dầu của động cơ………………………………… 3 Bảng 2.2.2/a Chi phí phục vụ cho việc khai trương cửa hàng…………….… 7 Bảng 2.2.2/b Chi phí giới hạn cho trương trình khuyến mãi hàng năm…… 8 Bảng 2.3.1/a Doanh số bán của đại lý Ngọc Tùng…………………………. 9 Bảng 2.3.1/b Doanh số của cửa hàng An Châu…………………………… 10 Bảng 2.3.2 Doanh thu của cửa hàng An Châu………………………….…. 11 Bảng 3.1.4 Dự kiến dự án được thi công………………………………… 13 Bảng 3.1.5 Chi phí đầu tư ban đầu của dự án…………………………… . 14 Bảng 3.1.6/a Chi phí hao hụt sản phẩm…………………………………… 15 Bảng 3.1.6/b Chi phí vận chuyển…………………………………………… 16 Bảng 3.2 Chi phí lương nhân viên ……………………………………… 17 Bảng3.3 Chi phí hoạt động hàng năm………………………………… 17 Bảng 4.1.1 Nguồn vốn đầu tư…………………………………………… 18 Bảng 4.1.3 Kế hoạch trả lãi và vốn vay………………………………… . 19 Bảng 4.2.1 Kết quả hoạt động của dự án……………………………….…. 20 Bảng 4.2.2 Chỉ tiêu đánh giá tài chính……………………………………. 21 DANH MỤC HÌNH Hình 3: Sơ đồ trạm xăng dầu An Châu…………………………………12 Chuyên đề : XÂY DỰNG DỰ ÁN TRẠM XĂNG DẦU AN CHÂU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Cơ hội đầu tư Hiện nay, nếu một Hợp tác xã chỉ đơn thuần cung cấp dịch vụ bơm tưới thì lợi nhuận đem lại không đáng là bao. Chính vì lẽ đó, Đảng ủy và UBND tỉnh đã khuyến khích các Hợp tác xã mở thêm các dịch vụ bằng cách là hổ trợ vốn . Huyện Châu Thành tỉnh An Giang đặc biệt là thị trấn An Châu và xã Hòa Bình Thạnh là nơi tập trung các cơ sở gạch ngói và các cơ sở này mở ra ngày càng nhiều. Do đó nhu cầu sử dụng nhiên liệu để sản xuất gạch ngày càng tăng. Mặt khác, thị trấn An Châu là trung tâm buôn bán của người dân ra các xã, huyện với hệ thống đường nhựa và đường sông thuận lợi nên việc tiêu thụ xăng dầu ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, Hợp tác xã An Châu mở dịch vụ sẽ được Liên Minh tỉnh hổ trợ vốn 200.000.000 đồng. Những điều kiện trên thuận lợi cho việc xây dựng trạm xăng dầu An Châu thị trấn An Châu huyện Châu Thành tỉnh An Giang. 1.2 Cơ sở pháp lý Căn cứ theo thông tư số 14/1999 của BTM ngày 07/07/1999 của BTM. Căn cứ luật khuyến khích đầu tư trong nước và Nghị định số 51/1999/QĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi)số 03/1999/QH10. Căn cứ luật khuyến khích đầu tư trong nước (sữa đổi) 03/1998/QH10 ngày 20/05/1988. Vũ Doãn Đức Triệu Trang 1 Chuyên đề : XÂY DỰNG DỰ ÁN TRẠM XĂNG DẦU AN CHÂU 1.3 Mục tiêu của dự án Việc xây dựng cơ sở xăng - dầu cho Hợp tác xã nhằm tạo thế chủ động nguồn cung cầp nhiên liệu đầy đủ, kịp thời phục vụ cho người dân trong xã, thị trấn. Từ lợi nhuận của việc kinh doanh này sẽ góp phần không nhỏ vào việc làm tăng thu nhập cho xã viên đồng thời có thể làm giảm mức thu thuỷ lợi phí cho nông dân. Bên cạnh đó, hoạt động này bước đầu mở rộng các loại hình dịch vụ ở các Hợp tác xã nông thôn nói chung và Hợp tác xã nông nghiệp thi trấn An Châu nói riêng, đưa Hợp tác xã trở thành Hợp tác xã kiểu mới. 1.4 Giới thiệu sơ lược về dự án đầu tư: Dự án xăng dầu được thực hiện với: Tên: Cửa hàng xăng - dầu An Châu. Qui mô xây dựng: 1240m 2 (dài 40m, rộng 31m). Địa diểm thực hiện: Ấp Hoà Long I - thị trấn An Châu - huyện Châu Thành tỉnh An Giang Thời gian bắt đầu xây dựng: 08/2005. Thời gian bắt đầu kinh doanh:01/01/2006. Dự án hoàn vốn đầu tư trong 7 năm. Cửa hàng xăng - dầu được đặt trong khu vực sản xuất gạch ngói, là giao điểm của các phương tiện lưu thông ra xã, huyện, tỉnh. Vũ Doãn Đức Triệu Trang 2 Chuyên đề : XÂY DỰNG DỰ ÁN TRẠM XĂNG DẦU AN CHÂU CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG - SẢN PHẨM 2.1 Thị trường 2.1.1 Nhu cầu - đặc điểm của khách hàng Phần lớn, người dân ở thị trấn An Châu và xã Hoà Bình Thạnh sống bằng nghề nông và làm gạch là chủ yếu với 480 cơ sở gạch chiếm 62,1%/ tổng số cơ sở gạch trong huyện, 558 lò nung chiếm 67,8%/ tổng số lò và bình quân có 359 cơ sở có máy chạy gạch (nguồn:phòng Kinh tế huyện Châu Thành tỉnh An Giang). Ở đây, họ chỉ làm được 2 vụ lúa ( Đông Xuân – Hè Thu) nhưng sản xuất thì hầu như là quanh năm. Nếu cơ sở nào có đất, có máy chạy gạch, có lò nung thì họ vừa sản xuất gạch sống vừa bán gạch chín. Nếu không thì họ có thể lựa chọn hoặc là sản xuất gạch sống hay là bán gạch chín tuỳ theo điều kiện của họ. Đối với cơ sở có máy chạy gạch, nhiên liệu chính để cho động cơ hoạt động là dầu DO (nhiên liệu diezen). Một ngày nó có thể cho ra 1 – 1,2 muôn gạch. Tuỳ theo đất tốt, xấu mà họ sử dụng lượng dầu khác nhau. Bảng 2.1.1 Mức sử dụng dầu của động cơ Loại Dầu DO Đất tốt 9 lít/ 1muôn gạch Đất xấu 14 - 16lít/1muôn gạch (Nguồn: cơ sở gạch Thuận Ý) Hơn nữa, đời sống của người dân ngày càng nâng cao, thu nhập của họ ngày càng khắm khá hơn trước nên việc mua sắm các phương tiện đi lại trong gia đình ngày càng một nhiều. Ban đầu họ sử dụng xe đạp làm phương tiện đi lại nhưng bây giờ hầu như Vũ Doãn Đức Triệu Trang 3 Chuyên đề : XÂY DỰNG DỰ ÁN TRẠM XĂNG DẦU AN CHÂU nhà nào cũng có một chiếc xe honda thậm chí còn nhiều hơn nữa. Do đó nhu cầu sử dụng xăng - dầu ngày càng nhiều. Mặt khác, kênh Chắc Cà Đao nối liền với sông Hậu và đây là nơi tập trung các lò gạch , điều này đã làm cho số lượng tàu, bè về đây ngày càng nhiều và các lò gạch trở thành bến dừng chân của chúng để chúng giao dịch – buôn bán gạch. Vì thế đã góp phần tiêu thụ xăng ở địa phương này. Với đường giao thông thuận tiện cả đường sông và đường bộ thì một ngày một chủ cơ sở xăng - dầu có thể bán được trên 1300 lít dầu DO và 1500 lít xăng (Nguồn:đại lý xăng dầu Út Nhơn). Mặc dù, đời sống của người dân đã khá hơn trước nhưng việc họ tiếp xúc sử dụng các phương tiện hiện đại (các dụng cụ sử dụng gas, điện) phục vụ cho bếp núc vẫn còn hạn chế. Đa số họ sử dụng chất đốt bằng củi, bằng dầu, đặc biệt là người dân xã Hoà Bình Thạnh mà cho dù họ có biết cách sử dụng đi chăng nữa thì họ vẫn còn ngần ngại vì sợ xảy ra tai nạn. Do đó biện pháp cuối cùng là họ sử dụng các chất đốt trên là chủ yếu chỉ một số ít là dùng gas, điện . . và một ngày một chủ cơ sở có thể bán 180 lít dầu (Nguồn: đại lý xăng - dầu Ngọc Tùng – ấp Hoà Tân – xã Hoà Bình Thạnh). Bên cạnh đó, giá xăng - dầu có tăng hay giảm đi nữa thì người ta sử dụng sản phẩm này vẫn không hề giảm xuống. Điều này đã giúp cho các cơ sở xăng - dầu tăng số lượng bán. 2.1.2 Đối thủ cạnh tranh Xăng – dầu là yếu tố dầu vào cho các động cơ khởi động . Bởi vì không có bất kì động cơ nào chạy được mà không có nhiên liệu này.Từ Hợp tác xã nông nghiệp An Châu đến xã Hoà Bình Thạnh khoảng cách gần 8 km mà chỉ trọn vẹn có 2 cơ sở xăng - dầu . Mỗi cơ sở kinh doanh theo hướng khác nhau. Vũ Doãn Đức Triệu Trang 4 Chuyên đề : XÂY DỰNG DỰ ÁN TRẠM XĂNG DẦU AN CHÂU Đối với cơ sở xăng - dầu Út Nhơn nằm bên bờ sông bên kia (nếu so sánh nơi đặt vị trí của Hợp tác xã). Đây là đại lý bè xăng dầu, mặt bằng chỉ có 12 m 2 mà bàn giao dịch chiếm hết 2 m 2 nên diện tích để cho xe vào đổ xăng không đáng là bao nhiêu, có khi khách phải đậu xe ngoài lộ để đổ xăng làm cản trở việc lưu thông các phương tiện khác. Điểm mạnh của họ ở đây là bán dầu DO với hình thức giao hàng tận nhà. Nhưng do họ là đại lý của công ty xăng - dầu Mỹ Hoà nên họ chỉ hưởng phần hoa hồng bán lại là 150đ/lít. Vì thế họ chỉ chịu được chi phí vận chuyển này ngoài ra họ không chịu khoảng phí nào khác cho khách hàng. Đối với cơ sở xăng - dầu Ngọc Tùng – xã Hoà Bình Thạnh cách đại lý xăng - dầu Út Nhơn khoảng 7 km. Đây là cơ sở với mặt bằng khá đủ tiêu chuẩn (chiều dài 40 m). Hoạt động chủ yếu là bán lẻ xăng cho các chủ phương tiện xe gắn máy và bán dầu DO cho cơ sở gạch nhưng họ không chịu trách nhiệm vận chuyển hàng đến tận nhà. Mặt khác, họ cũng là một đại lý của công ty xăng - dầu Huy Hoàng mức hoa hồng được hưởng 150đ/lít nhưng họ phải chịu phí vận chuyển mua hàng khá lớn 350.000đ/10.000 lít (Nguồn: chủ cơ sở Ngọc Tùng) Bên cạnh 2 cơ sở này, còn có các cá nhân bán lẻ, họ lấy hàng từ các đại lý rồi đem bán lại cho người dân nên giá thường cao hơn và thường bán với số lượng nhỏ. Vì nếu mua với số lượng nhiều thì người dân thường đến các đại lý hoạ chăng đi nữa thì lúc đó họ không có thời gian mà thôi. Mặt khác, xăng dầu là loại hình kinh doanh có điều kiện. Ngoài vốn ra thì chủ thể kinh doanh phải có mặt bằng lý tưởng và đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Thương Mại (dài 40 m) … Do đó việc đối đầu với một cơ sở kinh doanh mới nào là điều không đáng lo ngại. Để cạnh tranh với các đối thủ này cơ sở xăng-dầu An Châu đã phối hợp với công ty xăng-dầu An Giang để lấy nguồn nguyên liệu vì họ cho HTX hưởng mức hoa hồng cao hơn các đại lý là 20 đ/lít và bán hàng lấy tiền sau. Vũ Doãn Đức Triệu Trang 5 Chuyên đề : XÂY DỰNG DỰ ÁN TRẠM XĂNG DẦU AN CHÂU 2.2 Sản phẩm - Chiến lược của cơ sở An Châu. 2.2.1 Sản phẩm Hiện nay, mặt hàng xăng - dầu ở nước ta gồm nhiều loai như: xăng 83, xăng 90, xăng 92, xăng 95, nhiên liệu Diezen (dầu DO), dầu lửa (KO), dầu mazut và các loại nhớt . . . Đối với người dân ở đây họ chủ yếu sử dụng các sản phẩm: dầu DO để chạy gạch và 1 số phương tiện bằng đương sông, xăng 83 dùng chạy máy cole, xăng 92 là nhiên liệu cho xe gắn máy và được sử dụng phổ biến ở đây, dầu hoả dùng làm chất đốt để nấu nướng, thấp sáng. Còn xăng 95 thì chưa được người dân hưởng ứng nhiều do giá thành rất cao đối với mức sống của người dân ở vùng nông thôn. Nên cửa hàng xăng - dầu An Châu sẽ chủ yếu kinh doanh các loại: Xăng 83, xăng 92, dầu DO, dầu lửa và thêm loại nhớt với hình thức là lon (1 lít) nhằm cung ứng nhu cầu của người dân ở địa phương. 2.2.2 Chiến lược của cơ sở Việc mở ra một cơ sở kinh doanh , đó không phải là một chuyện khó nhưng việc giữ chân khách hàng sử dụng sản phẩn của mình lần thứ 2 hay nhiều lần hơn nữa hoặc là mãi mãi thì đó không phải là một chuyện dễ. Do đó cơ sở xăng dầu An Châu phải đề ra những chiến lược cụ thể về giá, quảng cáo, khuyến mãi, kênh phân phối nhằm thu hút khách hàng, giữ chân khách để đạt được mục tiêu đã đề ra. Về cảnh quan trạm xăng - dầu Dù là người dân ở nông thôn hay thành thị thì họ cũng yêu cái đẹp nên khi xây dựng trạm xăng - dầu phải kèm theo xây dựng bồn hoa trước trạm. Một mặt, nó tô thêm vẻ đẹp cho cây xăng, mặt khác, nó gây sự chú ý của người khác vào đổ xăng. Vũ Doãn Đức Triệu Trang 6