Việc phân tích thường xuyên hoạt động kinh doanh của Công ty sẽ giúp cho nhà lãnh đạo đánh giá đầy đủ, chính xác mọi diễn biến và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, để biết được nhữn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: 8720212
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà
Thời gian thực hiện: từ tháng 07 năm 2017 đến tháng 04 năm 2018
HÀ NỘI 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn tất cả Quý Thầy Cô trong Trường Đại học Dược Hà Nội – những người đã dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt khóa học vừa qua
Em xin gửi lời cảm ơn tới Quý Thầy Cô Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược đã tạo điều kiện cho em thực hiện luận văn tốt nghiệp
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà,
Trưởng phòng sau Đại học, Trường Đại học Dược Hà Nội, đã trực tiếp tận tình dìu dắt, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt nhất
đề tài luận văn
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các anh chị trong Ban giám đốc Công ty cổ phần dược phẩm TV.PHARM đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình làm việc, thu thập tài liệu cho luận văn này
Mặc dù đã nổ lực, cố gắng hết sức mình để hoàn thành luận văn, song do kiến thức và kinh nghiệm còn lại hạn chế nên không thể tránh khỏi thiếu sót trong bài
Em kính mong nhận được sự thông cảm và góp ý tận tình của Quý Thầy Cô để luận văn được hoàn thiện hơn Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Học viên
TRẦN NGỌC TRÚC PHƯƠNG
Trang 4DTT : Doanh thu thuần
ĐTTCNH : Đầu tư tài chính ngắn hạn
ETC : Ethical Channel – Kênh bán thuốc kê toa
GMP : Good Manufaturing Practice – Thực hành sản xuất tốt
NSLĐ : Năng suất lao động
OTC : Over The Counter – Kênh bán thuốc không kê toa – Kênh
ngoài bện viện ROA : Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
ROE : Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
ROS : Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu
TCCL : Tiêu chuẩn chất lượng
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.3 Chi phí hoạt động của Công ty 34 Bảng 3.4 Kết cấu nguồn vốn của Công ty 36
Bảng 3.6 Tình hình phân bổ tài sản của Công ty 37 Bảng 3.7 Phân tích các chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 38 Bảng 3.8 Khả năng thanh toán của Công ty 40 Bảng 3.9 Bảng phân tích lợi nhuận của Công ty 41 Bảng 3.10 Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận của Công ty 42 Bảng 3.11 Năng suất lao động bình quân của CBCNV 43 Bảng 3.12 Thu nhập bình quân của CBCNV 44
Bảng 3.14 Doanh số mua và cơ cấu nguồn mua của công ty 45 Bảng 3.15 Doanh số mua và doanh thu thuần bán hàng 46 Bảng 3.16 Doanh thu của Công ty năm 2017 47 Bảng 3.17 Doanh số bán theo thị trường 47 Bảng 3.18 Doanh số bán theo chi nhánh bán hàng trực thuộc 48 Bảng 3.19 Doanh số bán theo kênh bệnh viện, kênh ngoài bệnh viện 49
Bảng 3.21 Các mặt hàng có doanh số bán cao nhất 51 Bảng 3.22 Cơ cấu doanh số bán xuất khẩu 52
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Biểu đồ Doanh thu và tăng trưởng của Ngành Dược Việt
Nam
9
Hình 1.2 Biểu đồ Kim ngạch nhập khẩu 2016 - 2017 10 Hình 1.3 Biểu đồ Nhập khẩu dược phẩm theo quốc gia năm 2016 10 Hình 1.4 Biểu đồ Tỷ lệ dược phẩm nội trong tổng giá trị thị trường 11 Hình 1.5 Biểu đồ Tỷ lệ dược phẩm nội trong hệ thống kênh bệnh
viện
12
Hình 1.6 Biểu đồ Chi tiêu tiền thuốc bình quân năm 2025 - 2017 12 Hình 1.7 Sơ đồ tổ chức của Công ty CPDP TV.PHARM 19 Hình 1.8 Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn 20
Hình 3.11 Biểu đồ tỷ lệ GVHB trên doanh thu thuần bán hàng 42 Hình 3.12 Biểu đồ tỷ lệ CPBH trên doanh thu thuần bán hàng 43
Trang 8
MỤC LỤC
Trang DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG ĐẶT VẤN ĐỀ ……… 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ……… 3
1.1 TỔNG QUAN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH……… 3
1.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh ……….……… 3
1.1.2 Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh … …….……… 3
1.1.3 Yêu cầu của phân tích hoạt động kinh doanh ……… 4
1.1.4 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh ……… 4
1.2 CÁC CHỈ TIÊU THƯỜNG DÙNG TRONG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH……… 5
1.2.1 Doanh số mua, cơ cấu nguồn mua ……… ………… 5
1.2.2 Doanh số bán và tỷ lệ bán buôn, bán lẻ ……… 5
1.2.3 Phân tích tình hình sử dụng phí ……… ……… 6
1.2.4 Phân tích vốn ……….……… 6
1.2.5 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ……… 8
1.2.6 NSLĐ bình quân CBCNV……… 8
1.2.7 Thu nhập bình quân CBCNV ……… 8
1.2.8 Nộp ngân sách Nhà nước ……… 9
1.3 TỔNG QUAN NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM ……… 9
1.3.1 Thị trường Dược phẩm Việt Nam năm 2016 – 2017 ……… 9
1.3.2 Chi tiêu tiền thuốc bình quân đầu người ở Việt Nam từ năm 2005 và dự báo đến năm 2027 ……… 12
1.4 THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM VIỆT NAM ……… 13
1.5 VÀI NÉT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TV.PHARM 18
1.5.1 Lịch sử hình thành ……… 18
1.5.2 Phạm vi hoạt động kinh doanh ……… 18
1.5.3 Sơ đồ tổ chức ……… 19
Trang 91.5.4 Cơ cấu lao động ……… 20
1.6 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ……….… 21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU … 22 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ……… … 22
2.2 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ……….… 22
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……… ………… 22
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu ……… 22
2.3.2 Biến số nghiên cứu ……… 23
2.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP – XỬ LỲ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 29 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……… ……… 33
3.1 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH………
3.1.1 Doanh thu ……… ……… 34
3.1.2 Chỉ tiêu tình hình sử dụng phí………….…….……….…… 35
3.1.3 Chỉ tiêu nguồn vốn ……….…… 36
3.1.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ……… 38
3.1.5 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán……… 39
3.1.6 Chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ……… … 41
3.1.7 Năng suất lao động bình quân CBCNV………… …… ……… 44
3.1.8 Thu nhập bình quân CBCNV………… …… ……… 44
3.1.9 Nộp ngân sách Nhà nước ………… …… ….……….………… 45
3.2 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHI TIẾT DOANH SỐ MUA, DOANH SỐ BÁN THEO NHÓM HÀNG, MẶT HÀNG……… 45
3.2.1 Phân tích doanh số mua, cơ cấu nguồn mua ……… 45
3.2.2 Phân tích doanh số bán theo thị trường ……….……… 46
3.2.3 Phân tích doanh số bán theo chi nhánh trực thuộc ……… 47
3.2.4 Phân tích doanh số bán theo kênh bệnh viện, kênh ngoài bênh viện… 48 3.2.5 Phân tích doanh số bán theo nhóm hàng ……… ……… 49
3.2.6 Các mặt hàng có doanh số bán cao nhất……… 50
3.2.7 Cơ cấu doanh số bán xuất khẩu……….…… 52
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN …… ……… 53
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT …… ……… 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 10ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, tạo được lợi thế cạnh tranh giữa các công ty càng khó, duy trì lợi thế cạnh tranh lâu dài còn khó khăn hơn nhiều Đứng trước những cơ hội và thách thức các doanh nghiệp phải không ngừng cạnh tranh, không ngừng hoàn thiện để tồn tại và phát triển Để có thể đứng vững trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp phải không ngừng nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín,… nhằm tiến tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận Do đó, đạt hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề được quan tâm của doanh nghiệp và trở thành điều kiện sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trên thương trường Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện năng lực hoạt động trong quá trình hoạt động kinh doanh, đánh dấu sự phát triển của doanh nghiệp qua mỗi thời kỳ Như vậy kết quả kinh doanh rất quan trọng để doanh nghiệp xác định chiến lược cho tương lai và khắc phục những tồn tại thiếu sót
Được thành lập năm 1992, trải qua hơn 25 năm hình thành và phát triển, Công
ty cổ phần Dược phẩm TV.PHARM đã có những bước phát triển trong lực vực hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã xây dựng được mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước, đầu tư được nhiều trang thiết bị hiện đại cho sản xuất Hoạt động của Công ty trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu nhất định song cũng có những khó khăn và thách thức không nhỏ Việc phân tích thường xuyên hoạt động kinh doanh của Công ty sẽ giúp cho nhà lãnh đạo đánh giá đầy đủ, chính xác mọi diễn biến và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, để biết được những mặt mạnh, mặt yếu của Công ty đồng thời tìm ra các giải pháp khắc phục những thiếu sót và nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Dược phẩm TV.PHARM năm 2017”
Đề tài thực hiện với hai mục tiêu sau:
1 Phân tích kết quả tài chính của Công ty cổ phần dược phẩm TV.PHARM
năm 2017
2 Phân tích chi tiết doanh số mua, doanh số bán theo cơ cấu nhóm hàng, mặt
hàng của Công ty cổ phần dược phẩm TV.PHARM năm 2017
Trang 11Từ việc phân tích, đánh giá về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ
đó đưa ra một số ý kiến bàn luận và đề xuất cho Công ty giúp hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả hơn trong những năm tới
Trang 12CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1 TỔNG QUAN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh doanh là hoạt động tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp Với mục đích kiếm lời, các doanh nghiệp thuộc các loại hình và các hình thức sở hữu khác nhau hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều tiến hành các hoạt động kinh doanh [14], [10]
“Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn
bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm năng cần khai thác
ở doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” [10]
Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với mọi hoạt động của sản xuất kinh doanh của con người Ban đầu, trong điều kiện sản xuất chưa phát triển, yêu cầu thông tin cho quản lý doanh nghiệp chưa nhiều, công việc phân tích chỉ là những phép tính cộng trừ đơn giản Khi nền kinh tế càng phát triển, những đòi hỏi
về quản lý kinh tế không ngừng tăng lên Để đáp ứng nhu cầu quản lý kinh doanh ngày càng cao và phức tạp, phân tích hoạt động kinh doanh được hình thành ngày càng hoàn thiện với hệ thống lý luận độc lập [14]
Như vậy “Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá
toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần khai thác từ đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh” [10], [14]
1.1.2 Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh
Trong cơ chế thị trường hiện nay, đối với bất kỳ doanh nghiệp nào mục tiêu cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận Ngoài ra một doanh nghiệp hoạt động ngoài mục tiêu lợi nhuận còn phải có trách nhiệm đối với xã hội
Để đạt được mục tiêu của mình các doanh nghiệp cần phải xác định phương hướng, mục tiêu đầu tư, sử dụng các yếu tố sản xuất một cách khoa học và hiệu quả Phân tích hoạt động kinh doanh cho thấy bức tranh toàn cảnh trình độ tổ chức sử dụng các yếu tố sản xuất, các nguồn lực tài chính trong hiện tại, từ đó giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định tương lai cho doanh nghiệp mình [19]
Trang 13Phân tích hoạt động kinh doanh còn là cơ sở kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính và hoạt động quản lý của mọi cấp quản trị Thông qua việc phân tích sẽ góp phần hoàn thiện cơ chế tài chính, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp [14]
Từ những ý nghĩa trên, ta thấy phân tích kinh doanh có vai trò rất quan trọng đối với mọi nhà quản trị trong nền kinh tế thị trường có quan hệ mật thiết với nhau
Đó là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trên cơ sở đó phát hiện ra các nguyên nhân khách quan, chủ quan giúp cho nhà quản trị lựa chọn và đưa ra các quyết định phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm Do vậy, phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ đắc lực cho các nhà quản trị trong doanh nghiệp đạt kết quả và hiệu quả cao nhất [10], [5]
1.1.3 Yêu cầu của phân tích hoạt động kinh doanh
Tính đầy đủ: Nội dung và kết quả phân tích phụ thuộc nhiều vào sự đầy đủ
nguồn tài liệu phục vụ cho công tác phân tích Đảm bảo tính toán tất cả các chỉ tiêu cần thiết thì mới đánh giá đúng được đối tượng phân tích [14]
Tính chính xác: Chất lượng của công tác phân tích phụ thuộc nhiều vào tính
chính xác về nguồn số liệu, sự chính xác trong lựa chọn phương pháp phân tích, chỉ tiêu dùng để phân tích [14]
Tính kịp thời: Sau mỗi chu kỳ hoạt động kinh doanh phải kịp thời tổ chức
phân tích đánh giá tình hình hoạt động, kết quả và hiệu quả đạt được, để nắm bắt được những mặt mạnh, những tồn tại trong hoạt động kinh doanh [14]
Thông qua đó đề xuất những giải pháp cho thời kỳ hoạt động kinh doanh tiếp theo có kết quả và hiệu quả cao hơn Mặt khác, quá trình kiểm tra, đánh giá có được
cơ sở để định hướng nghiên cứu sâu hơn ở các bước sau nhằm làm rõ các vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm [19]
1.1.4 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh
Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động qua các chỉ tiêu kinh tế
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và tìm nguyên nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng đó
Biến động của chỉ tiêu là do ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố gây nên, do
đó phải xác định trị số của các nhân tố và tìm nguyên nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng đó
Trang 14 Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn tại yếu kém của quá trình hoạt động kinh doanh
Phân tích kết quả kinh doanh không chỉ đánh giá kết quả chung chung, mà phải từ cơ sở nhận thức đo phát hiện các tiềm năng cần phải được khai thác và những tồn tại yếu kém, nhằm đề xuất giải pháp phát huy thế mạnh và khắc phục tồn tại ở doanh nghiệp của mình
Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào kết quả đạt được
Quá trình kiểm tra và đánh giá kết quả kinh doanh là để nhận biết tiến độ thực hiện và phát hiện những thay đổi có thể xảy ra Định kỳ doanh nghiệp phải tiến hành kiểm tra và đánh giá mọi khía cạnh hoạt động, đồng thời căn cứ vào các tác đọng ở bên ngoài để xác định vị trí và hướng đi của doanh nghiệp, các phương án kinh doanh có còn thích hợp nữa hay không? Nếu không phù hợp thì cần phải điều chỉnh kịp thời
1.2 CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ THƯỜNG DÙNG TRONG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.2.1 Doanh số mua và cơ cấu nguồn mua
Doanh số mua thể hiện năng lực luân chuyển hàng hóa của doanh nghiệp Nghiên cứu cơ cấu nguồn mua xác định được nguồn hàng đồng thời tìm ra được dòng “hàng nóng” mang lại nhiều lợi nhuận (doanh số mua bao gồm cả doanh số sản xuất) và thể hiện được cái nhìn sắc bén nhạy cảm của những người làm công tác kinh doanh Việc phân tích nguồn mua và cơ cấu nguồn mua là một chỉ tiêu phân tích trong hoạt động doanh nghiệp [14], [5]
1.2.2 Doanh số bán ra và tỷ lệ bán buôn, bán lẻ
Doanh số bán có ý nghĩa quan trọng với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Xem xét doanh số bán và tỷ lệ bán buôn, bán lẻ để hiểu thực trạng doanh nghiệp để từ đó đưa ra một tỷ lệ tối ưu nhằm khai thác hết thị trường, đảm bảo lợi nhuận cao [14], [5]
Doanh số bán bao gồm:
- Tổng doanh số bán của doanh nghiệp
- Doanh số bán theo cơ cấu nhóm hàng
- Doanh số bán theo kênh phân phối
- Nhóm hàng có tỷ trọng lớn nhất
- Doanh số bán buôn …
Trang 15có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát chi phí để lập kế hoạch và ra các quyết định kinh doanh cho tương lai Các chỉ tiêu thường được quan tâm trong phân tích như sau [17], [19]:
Để đạt được lợi nhuận tối đa doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình
độ quản lý sản xuất kinh doanh, trong đó quản lý và sử dụng vốn là một bộ phận rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định Qua phân tích sử dụng vốn doanh nghiệp có thể khai triển tiềm năng sẵn có, biết mình đang ở cung đoạn nào trong quá trình phát triển (thịnh vượng, suy thoái) hay đang ở vị trí nào trong quá trình cạnh tranh với đơn vị khác, nhằm có biện pháp tăng cường quản lý [19], [20]
Phân tích vốn nhằm xem xét tính chất hợp lý của việc sử dụng vốn của doanh nghiệp như thế nào Với số vốn đã có, doanh nghiệp phân bổ cho các loại tài sản có hợp lý không, sự thay đổi kết cấu vốn có ảnh hường đến quá trình kinh doanh
và dịch vụ của doanh nghiệp hay không
+ Kết cấu nguồn vốn
Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
Nguồn nợ phải trả: bao gồm Nợ ngắn hạn và Nợ dài hạn
Nguồn vốn chủ sở hữu:
- Vốn cố định
- Vốn lưu động
- Vốn từ các quỹ khác
Trang 16So sánh tổng số vốn đầu kỳ với cuối kỳ, xác định tỷ trọng từng nguồn vốn cụ thể trong tổng số nguồn vốn Từ đó có thể biết được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính, mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh hoặc những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc khai thác vốn
+ Tình hình phân bổ vốn:
VLĐ thường xuyên = Tài sản ngắn hạn – Nguồn vốn ngắn hạn
= Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn Vốn lưu động thường xuyên < 0 chứng tỏ nguồn vốn dài hạn không đủ đầu tư cho tài sản cố định Doanh nghiệp phải đầu tư vào tài sản cố định một phần nguồn vốn ngắn hạn Tài sản lưu động không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của doanh nghiệp mất cân đối
Vốn lưu động thường xuyên > 0 chứng tỏ nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào tài sản cố định, phần thừa đó đầu tư vào tài sản lưu động, đồng thời tài sản lưu động lớn hơn nguồn vốn ngắn hạn do vậy khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt
Vốn lưu động thường xuyên = 0 có nghĩa là nguồn vốn dài hạn tài trợ đủ cho tài sản cố định và tài sản lưu động đủ cho doanh nghiệp trả các khoản ngắn hạn, chi phí tài chính như vậy là lành mạnh
Nguồn vốn ngắn hạn = Nợ ngắn hạn + Nợ khác
Nguồn vốn dài hạn = Nợ dài hạn + Nguồn vốn chủ sở hữu
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = HTK và các khoản phải thu - Nợ ngắn hạn
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên > 0 tức là hàng tồn kho (HTK) và các khoản phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn Tại đây các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có được từ bên ngoài, doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên < 0 tức là nguồn vốn ngắn hạn bên ngoài
đã dư thừa để tài trợ các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp, doanh nghiệp không cần nhận vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh
+ Hiệu quả sử dụng vốn
- Chỉ tiêu luân chuyển hàng tồn kho
- Chỉ tiêu luân chuyển vốn lưu động
- Chỉ tiêu luân chuyển tài sản cố định
Trang 17- Chỉ tiêu luân chuyển tổng tài sản
+ Khả năng thanh toán:
- Hệ số về khả năng thanh toán ngắn hạn: nói lên mối liên hệ tài sản ngắn hạn
và các khoản nợ ngắn hạn Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn
- Hệ số về khả năng thanh toán nhanh: là thước đo về khả năng trả nợ ngay, không dựa vào việc phải bán các loại vật tư hàng hóa
1.2.5 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Kinh doanh là một hoạt động kiếm lời Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của mỗi doanh nghiệp Dược trong nền kinh tế thị trường Khi phân tích, đánh giá hoạt động doanh nghiệp Dược, chỉ tiêu này đánh giá tổng hợp hiệu quả và chất lượng kinh doanh, giúp các nhà đầu tư đánh giá mục đích đầu tư của mình có đạt hay không [10]
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích xem xét mức độ biến động của tổng số lợi nhuận trong
kỳ so với các chỉ tiêu
+ Các tỷ suất lợi nhuận:
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
- Tỷ suất lợi nhuận/Tổng chi phí
Các chỉ tiêu lợi nhuận nói lên một đồng vốn hoặc một đồng doanh thu trong kỳ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu lợi nhuận giữa các năm có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp [20]
1.2.6 Năng suất lao động bình quân CBCNV
Năng suất lao động bình quân được thể hiện bằng chỉ tiêu doanh số bán ra chia cho tổng số cán bộ công nhân trong sản xuất và kinh doanh Năng suất lao động tăng thể hiện hoạt động của DN có hiệu quả và ngược lại [14]
1.2.7 Thu nhập bình quân CBCNV
Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Dược không phải chỉ tính đến lợi nhuận thu được mà còn phải tính đến việc đảm bảo đời sống CBCNV thông qua thu nhập bình quân của họ Thu nhập bình quân của CBCNV là lương và các khoản thu nhập khác, ví dụ các khoản tiền thưởng quý, năm, lễ, tết Thu nhập
Trang 18bình quân của CBCNV thể hiện lợi ích, sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp và chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động ổn định hay không [14]
1.2.8 Nộp Ngân sách Nhà Nước
Là mức đóng góp thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, thể hiện hiệu quả đầu
tư của Nhà nước vào các doanh nghiệp, là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và
hoạt động có hiệu quả [14]
1.3 TỔNG QUAN NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM
1.3.1 Thị trường Dược phẩm Việt Nam năm 2016 - 2017
Năm 2016 – 2017 được đánh giá là giai đoạn quan trọng của ngành dược phẩm Việt Nam, đặc biệt đối với các doanh nghiệp lớn như Dược Hậu Giang, Traphaco, Domesco,…Sau khi chịu tác động tiêu cực từ việc thắt chặt quy định liên quan tới hoạt động đấu thầu tập trung kênh bệnh viện của Bộ Y tế, các doanh nghiệp trong ngành đã từng bước vượt qua khó khăn, thực hiện tái cơ cấu lại hệ thống phân phối, sản phẩm nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu như kế hoạch Theo ước tính
sơ bộ, tổng doanh thu ngành dược năm 2017 đạt 5,2 tỷ USD, tăng trưởng 11% so với năm 2016 và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng hai con số trong vòng 5 năm tới
Hình 1.1 Biểu đồ Doanh thu và tăng trưởng của Ngành Dược Việt Nam
Nguồn: Business Monitor International
Trang 19Hình 1.2 Biểu đồ Kim ngạch nhập khẩu 2016 - 2017
Hình 1.3 Biểu đồ Nhập khẩu dược phẩm theo quốc gia năm 2016
Luật dược sửa đổi số 105/2016/QH13 áp dụng từ 1/1/2017 định hướng hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động đấu thầu bệnh viện, ưu tiên nguồn nguyên liệu trong nước cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký sản phẩm thuốc Generic đã phần nào giúp các doanh nghiệp ngành dược chống lại sự canh tranh gay gắt của dòng thuốc nhập khẩu giá rẻ từ Ấn Độ, Trung Quốc Tuy nhiên, theo số liệu thống kê tháng 11 năm 2017 của Tổng cục Hải Quan, tổng giá trị nhập khẩu dược phẩm vẫn tiếp tục tăng nhanh, đạt 2.540 triệu USD, tăng trưởng 8,5% so
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Nguồn: Tổng cục thống kê
Trang 20với cùng kỳ 2016, chủ yếu đến từ các khu vực quen thuộc như Ấn Độ, Đức, Pháp,…
Về nguyên phụ liệu dược phẩm chính, Việt Nam đã nhập khẩu 332 triệu USD trong
đó hơn 56% tổng kim ngạch được nhập khẩu từ Trung Quốc Việc phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu khiến ngành dược dễ chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như biến động tỷ giá hay những cú sốc về nguồn hàng cung cấp; cộng thêm chi phí nhập khẩu khiến giá thành xuất khẩu thuốc của Việt Nam cao hơn khoảng 20-25%
so với Trung Quốc, Ấn Độ [9]
Hiện tại các nhà sản xuất thuốc trong nước đang lép vế so với các đối thủ nước ngoài Bên cạnh việc phải nhập khẩu tới 90% nguyên liệu (đặc biệt là nguyên liệu tân dược), các doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm được khoảng một nữa thị trường thuốc trong nước Phân nữa thị phần còn lại thuộc về các sản phẩm nước ngoài, trong đó đáng kể là thuốc của các tập đoàn dược phẩm hàng đầu có giá và chất lượng cao hơn hẳn Tính riêng kênh bệnh viện, tỷ lệ hàng nhập khẩu chiếm tỷ lệ cao hơn hàng trong nước [9]
Nguồn: IMS Health Market Prognosis
Hình 1.4 Biểu đồ Tỷ lệ dược phẩm nội trong tổng giá trị thị trường
Trang 21Nguồn: IMS Health Market Prognosis
Hình 1.5 Biểu đồ Tỷ lệ dược phẩm nội trong hệ thống kênh bệnh viện
1.3.2 Chi tiêu tiền thuốc bình quân đầu người tại Việt Nam từ năm 2005 và
dự báo đến năm 2027
Chi tiêu bình quân đầu người dành cho thuốc tại Việt Nam đã tăng dần từ 9,85 USD trong năm 2005 lên đến 22,25 USD trong năm 2010 và con số này tăng gần gấp đôi vào năm 2015 (37,97 USD) Mức tăng trưởng trung bình trong chi tiêu dành cho thuốc hàng năm đạt 14,6% trong giai đoạn 2010-2015 và duy trì ở mức tăng ít nhất 14%/năm cho tới năm 2025, chi tiêu dành cho thuốc theo đầu người tại Việt Nam được dự báo tăng gấp đôi lên 85 USD vào năm 2020 và 163 USD trong năm
2025 [8]
Nguồn: Theo International Journal of Environmental Research and Public Health
Hình 1.6 Biểu đồ Chi tiêu tiền thuốc bình quân năm 2025 - 2017
Trang 221.4 THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
* Doanh số mua, cơ cấu nguồn mua
Kết quả khảo sát tại Công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Thanh Hóa năm 2014,
cơ cấu doanh thu theo nhóm hàng phân phối bao gồm hàng công ty khai thác từ các nguồn mua bên ngoài chiếm tỷ lệ cao (56,1%), hàng công ty tự sản xuất: tân dược chiếm 9,6%, đông dược chiếm 38,8% [16]
Kết quả khảo sát tại Công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Tỉnh Lào Cai gia đoạn
2010 – 2014, doanh số mua của công ty tăng trưởng đều qua các năm, phần trăm
tăng trưởng so với năm 2010 đạt 163% vào năm 2014 Sự tăng trưởng doanh số mua đều đặn đã thể hiện năng lực luân chuyển hàng hóa tốt của Công ty [24]
* Doanh số bán và tỷ lệ bán buôn, bán lẻ
Năm 2016 hầu hết các doanh nghiệp dược phẩm đều có kết quả kinh doanh khả quan hơn so với năm 2015 với mức tăng trưởng doanh thu được cải thiện, trong đó, tăng trưởng mạnh nhất là Công ty OPC (19,2%) với doanh thu 790 tỷ, Dược Bình Định (13,0%) với doanh thu 1.385 tỷ Dược Hậu giang với doanh thu 3.782 tỷ lệ tăng trưởng 4,8%, Traphaco với doanh thu 1.999 tỷ lệ tăng trưởng chỉ có 1,3%, Domesco doanh thu 3.287 tỷ lệ tăng trưởng 4,3% Ngược lại Agimexpharm với doanh thu 339 tỷ có tỷ lệ tăng trưởng giảm (-19,1%), SPM với doanh thu 461 tỷ có
tỷ lệ tăng trưởng giảm (-23,5%) [8]
Kết quả khảo sát tại Công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Tỉnh Lào Cai gia đoạn
2010 – 2014, doanh số bán của công ty tăng trưởng đều qua các năm, phần trăm
doanh số bán so với năm 2010 đạt 159,4% vào năm 2014 Doanh số bán trong 2 năm
2011 và 2012 có mức tăng trưởng so với năm trước là cao nhất trong cả chu kỳ, còn tốc độ tăng trưởng doanh số bán trong 2 năm 2013, 2014 có dấu hiệu đi xuống Tỷ trọng bán buôn cho kênh bệnh viện trên tổng doanh số bán chiếm tỷ lệ rất lớn gần 80% và có xu hướng tăng nhẹ qua các năm, ngược lại tỷ trọng bán buôn khác và tỷ trọng bán lẻ trên tổng doanh số bán lại có sự đi xuống nhẹ [24]
Kết quả khảo sát tại Công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Thanh Hóa năm 2014, tổng doanh số bán hàng toàn công ty là 736,6 tỷ đồng, giảm so với năm 2013 Số lượng khách hàng bán buôn chiếm tỷ lệ thấp (8,6%), bán lẻ chiếm tỷ lệ 91,4% (kênh bệnh viện chiếm 7,9% và kênh bán lẻ khác chiếm 83,5%) [16]
Trang 23* Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Năm 2016, đại diện một số các doanh nghiệp dược có lợi nhuận gộp trên 40%
là Dược Hậu Giang, Traphaco, Imexpharm, OPC Công ty CPDP Trung Ương 3 có biên lãi gộp 37%, Domesco có biên lãi gộp 32%, Dược Bình Định có biên lãi gộp 27%, SPM có biên lãi gộp 24% Bình quân lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp dược giao động từ 24% – 48% [8]
Công ty CPDP Dược liệu Pharmedic là doanh nghiệp có chỉ số ROE cao nhất Xét về tương quan chênh lệch giữa chỉ số ROE và ROA, Pharmedic, Dược Hậu Giang, Traphaco, Domesco là 04 doanh nghiệp có cả hai chỉ số này ở mức cao hơn
so với doanh nghiệp khác, đều trên mức 20% đối với ROE và 15% đối với ROA Kết quả khảo sát tại Công ty Roussel Việt Nam từ năm 2012 – 2014, lợi nhuận của công ty tăng qua các năm Tỷ suất sinh lợi của doanh thu (ROS) giao động từ 15,4% – 14,0% Tỷ số sinh lời của vốn chủ sỡ hữu (ROE) giao động từ 18,6% - 17,7% Tỷ số sinh lời của tổng tài sản (ROA) giao động từ 10,0% - 9,6% Tỷ suất lợi nhuận của công ty qua các năm đều ở mức cao, đặc biệt là tỷ số ROE thể hiện từng đồng vốn chủ sở hữu đều có hiệu quả kinh doanh cao [23]
Kết quả khảo sát tại Công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Tỉnh Lào Cai gia đoạn
2010 – 2014, lợi nhuận thuần của công ty sau 3 năm đầu chu kỳ tăng dần từ năm
2010 – 2012 và có sự giảm trong 2 năm 2013, 2014 Tỷ suất lợi nhuận ròng của công
ty (ROS) có sự biến động thất thường trong giai đoạn 2010 – 2014 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu (ROE) giai đoạn 2010- 2014 có sự biến động thất thường: tăng trong 2010 - 2011từ 29,3% lên 34,4%, sau đó giảm trong 2 năm tiếp theo (2012 – 2013) giảm từ 33,6% xuống 18,7%, năm 2014 lại tăng nhẹ lên 19,3% [24]
* Kết cấu nguồn vốn
Kết quả khảo sát tại công ty Roussel Việt Nam từ năm 2012 – 2014, tổng tài sản của công ty ngày càng tăng nhanh, tài sản ngắn hạn và dài hạn có xu hướng cân bằng hơn, tuy nhiên tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn hơn, vốn chủ sở hữu vẫn chiếm
tỷ trọng lớn hơn so với nợ phải trả, điều này cho thấy tính bền vững cao trong cấu trúc nguồn vốn của công ty Tài sản cố định tăng dần qua các năm do đầu tư cơ sở vật chất và các trang thiết bị máy móc của công ty, đồng thời tài sản lưu động cũng tăng mạnh do sự mở rộng kinh doanh của công ty Tổng tỷ trọng nợ phải thu và hàng tồn kho cũng có xu hướng giảm dần qua các năm Cơ cấu nguồn vốn thì tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn của công ty là khá nhỏ năm 2012 chỉ chiếm 34,0%, năm 2013 là
Trang 2435,0% và năm 2014 là 36,0%, do đó rủi ro về mất khả năng trả nợ của công ty là nhỏ [23]
Kết quả khảo sát tại Công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Tỉnh Lào Cai gia đoạn
2010 – 2014, tổng nguồn vốn của công ty tăng giảm khá thất thường qua các năm trong chu kỳ So với năm 2010, tổng nguồn vốn tăng 110,4% vào năm 2011 nhưng sau đó lại giảm dần trong 2 năm 2012 và 2013 Bước sang năm 2014 tổng nguồn vốn lại tăng trở lại xấp xỉ bằng với năm 2011 Như vậy giai đoạn 2010 – 2014 chỉ
có 2 năm 2011 và 2014 tổng nguồn vốn của công ty có sự tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước Bên cạnh đó, nợ phải trả dù luôn chiếm tỷ trọng cao song có xu hướng giảm qua các năm trong giai đoạn 2010 – 2014 Sự giảm của tỷ lệ nợ/tài sản
và tỷ lệ nợ/VCSH cho thấy công ty đang dần lấy lại tự chủ trong kinh doanh để ngày càng tạo niềm tin cho đối tác trên thị trường Vốn lưu động thường xuyên của công
ty qua các năm đều > 0 và có xu hướng tăng dần qua các năm, từ 7,9 tỷ năm 2010 lên đến 14,8 tỷ năm 2014 Đây là một dấu hiệu tài chính tích cực thể hiện nguồn VCSH dư thừa sau khi đầu tư vào TSCĐ Đây là một sự đảm bảo nhu cầu tài chính cũng như khả năng thanh toán của công ty, cân đối giữa tài sản ngắn hạn với nguồn vốn ngắn hạn, giữa tài sản dài hạn với nguồn vốn dài hạn [24]
* Tình hình sử dụng phí
Kết quả khảo sát tại Công ty Roussel Việt Nam từ năm 2012 – 2014, trong cơ cấu chi phí thì giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất nên đã ảnh hưởng rất lớn đến tổng chi phí của công ty Năm 2012 tỷ lệ giá vốn trong doanh thu là 75,3% và năm 2013 tỷ lệ này tăng lên 76,8%, năm 2014 tăng lên 78,0% Sự tăng tỷ lệ giá vốn trong doanh thu sẽ làm cho tỷ suất sinh lợi của công ty bị ảnh hưởng xấu Chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng cũng tăng theo doanh thu công ty, nhìn chung có tỷ lệ nhỏ và ổn định qua hàng năm so với doanh thu [22]
Kết quả khảo sát tại Công ty cổ phần Dược – Thiết bị Y tế Đà Nẵng giai đoạn
2009 – 2013, tổng mức phí của công ty qua 5 năm tăng giảm không đều, khoảng 1,7% tuy nhiên tỷ suất phí lại có xu hướng giảm rõ rệt từ 8% năm 2009 xuống 4,5% năm 2013 Một số chi phí có xu hướng tăng mạnh đáng kể do tình hình lạm phát nên lãi vay ngân hàng cao làm tỷ trọng về lãi vay ngân hàng tăng Chi phí lương CBCNV viên tăng liên tục qua các năm, tỷ trọng lương cơ bản từ 21,0% lên 42,5% qua 5 năm Chi phí quảng cáo, chi phí tiếp thị tăng lên không đáng kể Năm 2009 có tỷ trọng trên tổng mức phí là 0,15% đến năm 2013 là 0,28% Điều này có ý nghĩa công
Trang 25ty không chú trọng về công tác quảng cáo tiếp thị sản phẩm Chi phí khác có tỷ trọng khá cao trong tổng mức phí, bình quân 51,3%, tuy vậy tỷ trọng chi phí khác qua các năm giảm đáng kể Đây là đều rất tốt trong chính sách tiết kiệm chi phí chung của công ty để tăng hiệu quả kinh doanh [15]
Năm 2016 các doanh nghiệp có chi phí bán hàng lớn bao gồm Imexpharm, OPC, Dược Hậu Giang, Agimexpharm, Traphaco, Trung Ương 3 Là do các doanh nghiệp này dành nguồn lực đáng kể để đầu từ hệ thống mạng lưới phân phối triển khai các chương trình bán hàng, trong đó Imexpharm là doanh nghiệp có tỷ lệ chi cho chi phí bán hàng cao nhất trong giai đoạn 2010 – 2015, một phần đến từ đặc thù của hoạt động đấu thầu thuốc và việc mở rộng phát triển kênh ngoài bệnh viện do tác động của thông tư 11/2016/TT-BYT trong đấu thầu khiến doanh thu kênh bệnh viện của Imexpharm suy giảm mạnh [8]
* Khả năng thanh toán
Kết quả khảo sát tại Công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Tỉnh Lào Cai gia đoạn
2010 – 2014, tình hình thanh toán của công ty trong giai đoạn này không thật sự khả quan Các khoản phải thu luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn nợ phải trả Hệ số thanh toán của công ty mặc dù < 1, tuy nhiên hệ số này luôn tăng qua các năm, điều này thể hiện công ty đã chú trọng vào các giải pháp nhằm gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu, giảm thiểu nguồn vốn nợ Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty khá ổn định, có sự gia tăng qua các năm Hệ số thanh toán nhanh của công ty cũng tăng đều qua các năm, từ 0,9 năm 2010 lên 1,3 vào năm 2014 Như vậy, mặc dù hệ số khả năng thanh toán của Công ty < 1 song hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh vẫn ở mức > 1, do vậy công ty vẫn có khả năng đảm bảo thanh toán cho khách hàng cũng như thanh toán các khoản nợ khác [24]
* Hiệu quả sử dụng vốn
Kết quả khảo sát tại Công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Tỉnh Lào Cai giai đoạn
2010 – 2014, vòng quay hàng tồn kho có xu hương tăng qua các năm, số ngày luân chuyển hàng tồn kho dao động từ 21,7 – 46,2 ngày, tuy nhiên trong 3 năm 2012,
2013, 2014 đã giảm so với các năm trước, điều này thể hiện công ty đã và đang giải quyết tình trạng ứ đọng hàng dự trữ Số vòng quay vốn lưu động tăng đều trong 4 năm, số ngày luân chuyển vốn lưu động giảm từ 144 năm 2010 xuống 90 năm 2013, sau đó tăng lên 97,3 năm 2014 Số ngày của mỗi vòng quay VLĐ của công ty vẫn còn cao, có nghĩa là VLĐ không được luân chuyển nhanh, công ty sẽ cần nhiều vốn
Trang 26hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Vòng quay khoản phải thu của công ty tăng dần lên qua các năm, điều này thể hiện khả năng thu các khoản nợ phải thu của công
ty có tiến bộ [24]
Khảo sát các doanh nghiệp dược Việt Nam, số ngày tồn kho bình quân ở mức
100 – 150 ngày OPC có số ngày tồn kho cao nhất, lên đến 242 ngày trong năm
2016, hàng tồn kho chiếm 36%/TTS do chiến lược mua nguyên liệu đông dược, dược liệu tích trữ để đấu thầu vào gói dược liệu trong kênh bệnh viện Các doanh nghiệp Domesco, Trung Ương 3, Agimexpharm, Pharmedic có hàng tồn kho chiếm 25% – 28%/TTS, do chiến lược sản xuất hàng hóa theo lô nhỏ và đặt hàng của khách hàng, không mạo hiểm sản xuất các lô hàng lớn để tránh chôn vốn; SPM có số ngày tồn kho thấp nhất, tỷ trọng hàng tồn kho cũng chỉ chiếm 3% TTS, chủ yếu do phần lớn hàng hóa sản xuất ra được bán sang một công ty liên doanh là dược phẩm Đô Thành để phân phối ra thị trường, do đó, tỷ trọng hàng tồn kho rất thấp, bù lại, tỷ trọng khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao [8]
Khoản phải thu của các doanh nghiệp dược Việt Nam bình quân từ 15% - 32%/TTS, tùy chính sách bán hàng và thu hồi nợ của từng doanh nghiệp Số ngày phải thu bình quân của nhóm là khoảng 70 ngày, trong đó Pharmedic, Trung Ương
3, Dược Hậu Giang là các doanh nghiệp có số ngày phải thu bình quân thấp nhất trong nhóm, bình quân ở mức 36 ngày trong giai đoạn 2010 – 2016 do doanh nghiệp theo đuổi chính sách bán hàng thận trọng, quản lý thu hồi công nợ tốt [8]
* NSLĐ bình quân và thu nhập bình quân của CBCNV
Kết quả khảo sát tại Công ty cổ phần Dược – Thiết bị Y tế Đà Nẵng giai đoạn
2009 – 2013, NSLĐ bình quân hàng năm là 11,2%, thu nhập bình quân của CBCNV
có xu hướng tăng đều từ 3,35 triệu đồng/tháng trong năm 2009 lên 6,57 triệu đồng/tháng trong năm 2013 NSLĐ và thu nhập bình quân của CBCNV liên tục tăng qua các năm, điều này cho thấy công ty đã luôn chú ý tới công tác tổ chức và quản
lý để tạo môi trường cho người lao động phát huy hết khả năng làm việc [15] Kết quả khảo sát tại công ty Roussel Việt Nam từ năm 2012 – 2014, NSLĐ và thu nhập bình quân của toàn nhân viên tăng lên cùng với sự phát triển của Công ty Roussel Việt Nam Năng suất lao động liên tục tăng kéo theo thu nhập tăng và tỷ lệ tăng thu nhập tương ứng với tỷ lệ NSLĐ Thu nhập bình quân 6,4 triệu đồng/tháng/người năm 2014 [23]
Trang 271.5 VÀI NÉT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TV.PHARM
1.5.1 Lịch sử hình thành
Năm 1992 tỉnh Trà vinh được tái lập từ tỉnh Cửu Long, ngày 22 tháng 10 năm
1992, UBND tỉnh Trà vinh có quyết định thành lập Công ty Dược và vật tư Y tế tỉnh Trà vinh với số cán bộ công nhân viên ban đầu là 80 người, có chức năng nhập khẩu kinh doanh thuốc và vật tư y tế theo kế hoạch trên địa bàn tỉnh Trà vinh
Đến năm 1999 công ty đã xây dựng được nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn “GMP-ASEAN”
Đến năm 2003 thực hiện theo chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, công ty Dược và Vật tư Y tế Trà vinh được thực hiện cổ phần hóa và có tên gọi là công ty Cổ phần Dược phẩm TV.PHARM, nhà nước chiếm 51% cổ phần chi phối,
số cán bộ công nhân viên tại thời điểm cổ phần hóa là 500 người
TV.PHARM công ty đầu tiên đầu tư Nhà máy kháng sinh Beta-Lactam, trong
đó có dây chuyền thuốc tiêm bột Đến thời điểm hiện tại, công ty đã xây dựng được
03 nhà máy lớn: nhà máy Non-Beta Lacta, nhà máy Beta-Lactam đạt GMP-WHO
và Nhà máy Thực phẩm chức năng
1.5.2 Phạm vi hoạt động kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng sau: Thuốc tân dược, đông dược, sinh phẩm y tế và thực phẩm chức năng Tuy nhiên hoạt động chủ yếu của công ty là chuyên sản xuất thành phẩm thuốc tân dược, thực phẩm chức năng và phân phối các sản phẩm do công ty sản xuất
Trước năm 2016, riêng chỉ khu vực bán hàng ở tỉnh Trà Vinh (trước đây gọi là chi nhánh Trà Vinh) có kinh doanh mua bán các sản phẩm mua ngoài từ các công ty dược khác Nhưng đến thời điểm cuối năm 2016 đến nay, công ty không còn hoạt động mua bán các sản phẩm mua ngoài, hoạt động nhập khẩu sản phẩm để kinh doanh cũng không có Vì thế, trong năm 2017 công ty chỉ còn kinh doanh các sản
phẩm do chính công ty sản xuất cho đến nay Bên cạnh việc bán hàng trong nước,
công ty còn mở rộng việc bán hàng sang các nước ngoài bao gồm các nước như Afghanistan, Nigeria và Campuchia
1.5.3 Sơ đồ tổ chức
Theo hình 1.16 Sơ đồ tổ chức, đây là mô hình tổ chức hỗn hợp vừa trực tuyến vừa chức năng nên rất dễ kiểm soát các phòng ban Từng bộ phận chuyên môn sẽ báo cáo lên lãnh đạo của mình Có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa các phòng
Trang 28ban Tạo ra sự thống nhất với nhau giữa các nhân viên, có tinh thần làm việc cao, tinh thần đoàn kết
Hình 1.7 Sơ đồ tổ chức của Công ty CPDP TV.PHARM
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT
GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT
GIÁM ĐỐC CHẤT LƯỢNG PHÒNG KINH DOANH
MARKETING
CÁC CHI NHÁNH TRỰC THUỘC
PHÓ TỔNG GIÁM
ĐỐC KINH DOANH
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÁNH
PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ
-PHÒNG KẾ HOẠCH NGHIỆP VỤ
TỔNG KHO
TỔ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP
NHÀ MÁY SẢN XUẤT THUỐC NON B- LACTAM
NHÀ MÁY SẢN XUẤT THUỐC B-LACTAM
PHÂN XƯỞNG CƠ ĐIỆN PHÒNG ĐẢM BẢO
CHẤT LƯỢNG
PHÒNG KIỂM NGHIỆM
PHÒNG R&D
Trang 291.5.4 Cơ cấu lao động
Tổng số cán bộ, công nhân viên của TV.PHARM tính đến ngày 31/12/2017
là 681 người, với cơ cấu như sau:
Hình 1.8 Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn
Hiện nay Công ty TV.PHARM đang sử dụng lao động có trình độ tương đối thấp, tỷ lệ trình độ trung học chiếm 55,3% rất cao Trình độ đại học chỉ chiếm 19,5% Trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ 0,6%
Trong tổng số CBCNV là 681 người, được phân bổ theo cơ cấu nhân sự như sau:
Hình 1.9 Cơ cấu lao động theo khối
Nguồn nhân lực của công ty chủ yếu tập trung nhiều vào khối sản xuất và khối kinh doanh Khối kinh doanh hay còn gọi là lực lượng bán hàng của công ty
Sơ cấp Phổ thông
11.72%
43.91%
44.38%
Khối văn phòng Khối sản xuất Khối kinh doanh
Trang 301.6 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong giai đoạn hiện nay, dưới áp lực của hội nhập kinh tế thế giới, các doanh dược luôn phải tự đổi mới, đề ra những chính sách, chiến lược phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường
Thông qua việc đánh giá đúng được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ đưa ra những quyết định kinh tế thích hợp, xác định được đúng phương hướng, sử dụng và quản lý một cách tiết kiệm và có hiệu quả về vốn về các nguồn nhân lực, vật lực để đầu tư một cách hợp lý, để kinh doanh có thể đạt được những kết quả cao Muốn làm được điều dó, doanh nghiệp cần nắm rõ nguyên nhân, nhân
tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh Điều này được thực hiện trên cơ sở phân tích hoạt động kinh doanh
Kết quả phân tích hoạt động kinh doanh trong các chu kỳ trước tại TV.PHARM không chỉ để phân tích, đánh giá hiệu quả của quá trình hoạt động so với mục tiêu
đề ra mà còn là công cụ, cơ sở để dựa trên đó Công ty hoạch định các chính sách trong chu kỳ kinh doanh trong thời gian tới Tối ưu hóa lợi nhuận cho mỗi chu kỳ kinh doanh là mục tiêu chính trong quá trình hoạt động kinh doanh
Trang 31CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các số liệu tài chính, các số liệu kinh doanh của Công ty cổ phần dược phẩm TV.PHARM năm 2017
2.2 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
+ Thời gian nghiên cứu đề tài: năm 2017
+ Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 08 năm 2017 đến tháng 04 năm 2018 + Địa điểm nghiên cứu: Công ty Cổ phần Dược phẩm TV.PHARM
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp mô tả hồi cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Các số liệu về kết quả
hoạt động kinh doanh
của công ty năm 2017
Phương tiện nghiên cứu: Báo
cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017, phiếu thu thập số liệu
Phương pháp
mô tả hồi cứu
Hình 2.10 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu
Các chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Các chỉ số đánh giá khả năng thanh toán
Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Doanh số bán theo thị trường
Doanh số bán theo kênh phân phối
Doanh số bán theo nhóm hàng
Doanh số bán theo mặt hàng
Cơ cấu doanh số bán xuất khẩu
Trang 322.3.2 BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU
Bảng 2.1 Các biến số nghiên cứu
loại
Nguồn thu thập
số liệu
Doanh số mua Là trị giá hàng hóa mua vào để
phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh
Biến
số
Phiếu thu thập số liệu
Doanh số mua nguyên
liệu, phụ liệu
Là trị giá mua của các nguyên liệu, phụ liệu dùng để làm ra sản phẩm thuốc
Biến
số
Phiếu thu thập số liệu
Doanh số mua bao bì Là trị giá mua của các vật liệu
để tạo ra bao bì thứ cấp và bao
bì sơ cấp cho sản phẩm thuốc
Biến
số
Phiếu thu thập số liệu
Doanh thu Là toàn bộ số tiền sẽ thu được
do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp
Biến
số
Báo cáo tổng kết hoạt động kinh
doanh của báo cáo tài chính Doanh thu thuần Là khoản doanh thu bán hàng
sau khi đã trừ các khoản giảm trừ doanh thu như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán
bị trả lại
Biến
số
Báo cáo tổng kết hoạt động kinh
doanh của báo cáo tài chính
Doanh số bán theo cơ
cấu nhóm hàng
Là khoản doanh thu bán hàng của từng nhóm hàng tác dụng dược lý
Biến phân loại
Phiếu thu thập số liệu
Trang 33Doanh số bán các mặt
hàng cao nhất
Là khoản doanh thu bán hàng của các mặt hàng có doanh thu bán cao nhất
Biến
số
Phiếu thu thập số liệu
Doanh số bán trong nước Là khoản doanh thu bán hàng ở
thị trường trong nước
Biến
số
Phiếu thu thập số liệu
Doanh số bán xuất khẩu Là khoản doanh thu bán hàng ở
thị trường nước ngoài
Biến
số
Phiếu thu thập số liệu
Doanh số bán ở Nigeria Là khoản doanh thu bán hàng ở
thị trường Nigeria
Biến
số
Phiếu thu thập số liệu
Doanh số bán hàng theo
chi nhánh
Là khoản doanh thu bán hàng của các chi nhánh trực thuộc công ty
Biến phân loại
Phiếu thu thập số liệu
Doanh số bán kênh ngoài
Tổng chi phí Là tổng sự hao phí bằng tiền
trong quá trình sản xuất kinh doanh Tổng chi phí bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
Biến
số
Báo cáo tổng kết hoạt động kinh
doanh của
Trang 34nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác
báo cáo tài chính Gía vốn hàng bán Là giá trị của vốn hàng hóa đã
tiêu thụ trong kỳ
Biến
số
Báo cáo tổng kết hoạt động kinh
doanh của báo cáo tài chính Chi phí bán hàng Là chi phí phát sinh liên quan
trong quá trình bán hàng
Biến
số
Báo cáo tổng kết hoạt động kinh
doanh của báo cáo tài chính Chi phí quản lý doanh
nghiệp
Là chi phí liên quan đến quá trình quản lý, phục vụ, điều hành quá trình sản xuất kinh doanh
Biến
số
Báo cáo tổng kết hoạt động kinh
doanh của báo cáo tài chính Chi phí hoạt động tài
doanh của báo cáo tài chính Tổng nguồn vốn Là tổng nợ phải trả và vốn chủ
sỡ hữu
Biến
số
Bảng cân đối kế toán của báo
Trang 35cáo tài chính
Nợ ngắn hạn Là tổng giá trị các
khoản nợ còn phải trả có thời hạn thanh toán không quá
12 tháng hoặc dưới một chu kỳ sản xuất kinh doanh
Biến
số
Bảng cân đối kế toán của báo cáo tài chính
Nợ phải trả Là những nghĩa vụ tiền tệ mà
đơn vị phải thanh toán cho các bên cung cấp nguồn lực cho đơn vị trong một khoảng thời gian nhất định
Biến
số
Bảng cân đối kế toán của báo cáo tài chính
Nợ phải trả người bán Là nợ phải trả cho người bán
vật tư
Biến
số
Bảng cân đối kế toán của báo cáo tài chính
số
Bảng cân đối kế toán của báo cáo tài chính Vốn chủ sỡ hữu Là nguồn vốn chủ sở
hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh
Biến
số
Bảng cân đối kế toán của báo cáo tài chính Tài sản lưu động Là tất cả những tài sản thuộc
quyền sở hữu của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong
1 năm
Biến
số
Bảng cân đối kế toán của báo cáo tài chính
Trang 36Tổng tài sản Là tổng của tài sản ngắn hạn và
tài sản dài hạn
Biến
số
Bảng cân đối kế toán của báo cáo tài chính Vốn bằng tiền Là một bộ phận của tài sản lưu
động trong doanh nghiệp, tồn tại trực tiếp dưới hình thức tiền tệ
Biến
số
Bảng cân đối kế toán của báo cáo tài chính Khoản phải thu Là số tiền mà khách hàng hiện
đang nợ công ty đối với hàng hoá hoặc dịch vụ
Biến
số
Bảng cân đối kế toán của báo cáo tài chính Hàng tồn kho Là tài sản trong khâu dự trữ của
quá trình sản xuất kinh doanh, là loại tài sản ngắn hạn
vì nó thường được bán đi trong vòng một chu kỳ hoạt động kinh doanh thông thường
Biến
số
Bảng cân đối kế toán của báo cáo tài chính
Tài sản cố định Là tư liệu sản xuất chuyên
dùng trongsản xuất kinh doanh,
có giá trị lớn và dùng được vào nhiều chu kì sản xuất
Biến
số
Bảng cân đối kế toán của báo cáo tài chính Tổng lợi nhuận trước
doanh của báo cáo tài chính
Trang 37Tổng lợi nhuận ròng Là phần còn lại sau khi
lấy tổng doanh thu bán hàng trừ
đi tất cả các khoản chi phí
và thuế TNDN
Biến
số
Báo cáo tổng kết hoạt động kinh
doanh của báo cáo tài chính Lợi nhuận gộp về bán
doanh của báo cáo tài chính Lợi nhuận thuần từ
HĐKD
Là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp
Biến
số
Báo cáo tổng kết hoạt động kinh
doanh của báo cáo tài chính Lợi nhuận khác Là khoản thu không thuộc hoạt
động kinh doanh chính
Biến
số
Báo cáo tổng kết hoạt động kinh
doanh của báo cáo tài chính Tổng số CBCNV Là tổng số người lao động làm
việc tại công ty
Biến
số
Phiếu thu thập số liệu
Trang 38Tổng quỹ lương Là số tiền lương thực tế đã chi
cho người lao động
Biến
số
Phiếu thu thập số liệu
Thuế GTGT Là thuế tính trên giá trị tăng
thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng
Biến
số
Bảng xác nhận nộp ngân sách nhà nước của Cục thuế
Thuế TNDN Là loại thuế trực thu, thu trên
kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp
Biến
số
Bảng xác nhận nộp ngân sách nhà nước của Cục thuế
Thuế khác Là các loại thuế, phí, lệ phí
khác
Biến
số
Bảng xác nhận nộp ngân sách nhà nước của Cục thuế
2.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP – XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập hồi cứu các số liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh của của công
ty cổ phần Dược phẩm TV.PHARM năm 2017
Các biến số nghiên cứu được thu thập từ:
- Bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả kinh doanh trong báo cáo tài chính năm 2017 của công ty đã được kiểm toán được thu thập từ phòng kế toán của công ty (đính kèm ở phần phụ lục)
Trang 39- Bảng xác nhận nộp thuế của cơ quan thuế nhà nước được thu thập từ phòng
kế toán của công ty (đính kèm ở phần phụ lục)
- Các số liệu về nhân sự, số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh được thu thập từ Phòng kế toán, Phòng kinh doanh, Phòng nhân sự, Phòng đảm bảo chất lượng của công ty bằng biểu mẫu thu thập số liệu (đính kèm ở phần phụ lục)
2.4.2 Xử lý và phân tích số liệu
* Xử lý số liệu: Xử lý số liệu và kết quả thu được trong đề tài bằng chương trình
Microsoft Excel 2010 và Word 2010 Và kết quả xử lý được trình bày dưới dạng bảng biểu, biểu đồ, đồ thị
*Phương pháp phân tích số liệu:
+ Phương pháp tỷ trọng: So sánh tỷ trọng của từng chỉ tiêu cụ thể với chỉ tiêu tổng thể
+ Phương pháp thống kê mô tả để trình bày những thuận lợi và khó khăn tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Phương pháp so sánh: Trong đề tài tác giả tiến hàng so sánh chỉ tiêu cuối kỳ so với chỉ tiêu đầu kỳ trong năm 2017
+ Phương pháp phân tích chi tiết
- Chi tiết theo bộ phận cấu thành của chỉ tiêu: Các chỉ tiêu kinh tế thường
được chi tiết thành các yếu tố cấu thành Nghiên cứu chi tiết giúp ta đánh giá chính xác yếu tố cấu thành của các chỉ tiêu kinh tế phân tích
- Chi tiết theo thời gian: Các kết quả kinh doanh bao giờ cũng là một quá trình
trong từng khoảng thời gian nhất định Mỗi khoảng thời gian khác nhau có những nguyên nhân tác động không giống nhau Việc phân tích chi tiết này giúp ta đánh giá chính xác và đúng đắn kết quả kinh doanh, từ đó có các giải pháp hiệu lực trong từng khoảng thời gian
- Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh: Kết quả hoạt động kinh doanh
do nhiều bộ phận, theo phạm vi và địa điểm phát sinh khác nhau tạo nên Việc chi tiết này nhằm đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của từng bộ phận, phạm vi và địa điểm khác nhau, nhằm khai thác các mặt mạnh và khắc phục các mặt yếu kém của các bộ phận và phạm vi hoạt động khác nhau
* Các công thức tính:
+ Chỉ tiêu doanh số bán:
Trang 40 Tổng doanh thu thuần = doanh thu thuần bán hàng + doanh thu hoạt động tài chính + doanh thu khác
+ Chỉ tiêu nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn: Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
Vốn lưu động thường xuyên = Tài sản lưu động – Nợ phải trả
+ Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Lợi nhuận thuần = Tổng doanh thu thuần – Tổng chi phí
Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận thuần – Thuế TNDN
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí
+ Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất LN/TTS (ROA) = Tổng tài sản
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất LN/VCSH (ROE) = Vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất LN/DT (ROS) = Doanh thu