1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận luật hành chính khiếu nại tố cáo

23 770 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 129,5 KB

Nội dung

I, Khái quát chung về hoạt động khiếu nại, tố cáo của nước ta trong giai đoạn hiện nay Khiếu nại, tố cáo là quyền tự do, dân chủ của công dân được Hiến pháp quy định tại điều 74 “ Công d

Trang 1

I, Khái quát chung về hoạt động khiếu nại, tố cáo của nước ta trong giai đoạn hiện nay

Khiếu nại, tố cáo là quyền tự do, dân chủ của công dân được Hiến pháp quy định tại điều 74 “ Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào” Đây là công cụ pháp lý để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân,

là phương thức để họ tham gia vào quản lý nhà nước, là biểu hiện của nền dân chủ XHCN Do đó, hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước là một trong những biện pháp quan trọng để bảo đảm quyền công dân, bảo đảm duy trì pháp chế XHCN và kỉ luật trong quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Để xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, Đảng và Nhà nước ta đã và đang không ngừng nỗ lực trong vấn đề cải cách bộ máy chính quyền, cải cách thủ tục hành chính theo hướng có lợi nhất cho nhân dân lao động Đặc điểm quan trọng của Nhà nước pháp quyền XHCN là một Nhà nước chịu trách

nhiệm, mà chính phủ và UBND các cấp là hai thiết chế góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng một Nhà nước dân chủ, văn minh Thựchiện khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong số những hoạt động góp phần tạo nên giá trị quan trọng về nghĩa vụ chịu trách nhiệm trước nhân dân của cơ quan Nhà nước nói chung và cơ quan thực hiện chức năng hành chính nói riêng

Trách nhiệm trước nhân dân là nguyên tắc cũng như nền tảng cơ bản, là tiền đề cho các hoạt động Hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước Bởi Nhà nước ta là Nhà nước bám gốc dễ vào dân, do nhân dân mà thành, vì vậy phải vì nhân dân mà phục vụ Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “

Đó là trách nhiệm phải duy trì sự tồn tại, sự phát triển của nhân dân, phải đảm báo cuộc sống của nhân dân không những được đảm bảo cuộc sống của nhân dân, không những được đảm bảo sự an toàn, còn cả sự phát triển của mọi

Trang 2

phương diện của cuộc sống” Càng thiết thực hơn khi chúng ta đang bước vào công cuộc cải cách thủ tục hành chính, đó là một quá trình liên tục theo định hướng nhất định nhằm làm cho quyền thực thi hành pháp thích ứng với đòi hỏi của sự vận động phát triển kinh tế xã hội của quốc gia một cách hiệu lực hiệu quả

Hoạt động khiếu nại, tố cáo cũng không thể nằm ngoài công cuộc ấy Không ngừng hoàn thiện chính sách khiếu nại, tố cáo sao cho hiệu quả nhất, đỡ tốn thờigian của nhân dân nhất là việc các cấp, ngành hiện nay đang cố gắng thực hiện nhằm hướng tới một nền hành chính tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của đất nước

II, Quá trình phát triển của pháp luật Việt Nam về khiếu nại, tố cáo

Thắng lợi của CMT8 và bản tuyên ngôn lịch sử đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

- Hiến pháp 1946 đã long trọng tuyên bố : Tất cả quyền binh trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đều của toàn thể nhân dân Việt Nam, người dân Việt Nam đã được song với quyền lợi của chính mình quyền dân chủ , dân sinh, các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa

- Nhà nước đã chủ dộng quan tâm sâu sắc đến vấn đề xem xét và giải quyếtkhiếu nại, tố cáo của công dân 23-11-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh sô 64ISL thành lập ban thanh tra đặc biệt Việc nhận đơn thư khiếu tố đượcngười đặt ở tầm cao ngang với việc giám sát công việc thực tế ở các cấp chính quyền Nếu Điều 1 ghi là : “Chính phủ sẽ lập ngay 1 ban đặc biệt, có ủy nhiệm

là đi giám sát tất cả các công việc và nhân viên của Ủy ban nhân dân, các cơ quan của Chính phủ “, thì Điều 2 quy định : Nhận đơn khiếu nại của nhân dân, điều tra hỏi chứng xem xét các giấy tờ của Ủy ban nhan dân hoặc các cơ quan của Chính phủ cần thiết cho việc giám sát

- Sắc lệnh số 138- SL 18-12-1949 cũng quy định cùng với nhiệm vụ “ Xemxét thi hành chủ trương của chính phủ” là nhiệm vụ “thanh tra sự khiếu nại của nhân dân”

Trang 3

 Thể hiện sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính Phủ đối với việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo của nhân dân

- Nhà nước còn ban hành nhiều văn bản nhằm tạo ra cơ chế đảm bảo quyềnkhiếu nại, tố cáo của công dân và tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết tốt các khiếu nại, tố cáo của công dân như trong thông tư 203NV/VP 25-5-1946 của bộ trưởng bộ nội vụ về khiếu tố và thông tư số 436/TTG 13-9-1958 của thủ tướng chính phủ quy định trách nhiệm, quyền hạn và tổ chức của các cơ quan chính quyền trong việc giải quyết các loại đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân Thông tư xác định : “ Nghiên cứu và giải quyết các khiếu nại và tố giác của nhân dân là một trách nhiệm quan trọng của tất cả các cơ quan nhà nước trước nhân dân”

-1-1-1960 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh công bố Hiến Pháp mới của Việt Nam dân chủ cộng hòa Hiến Pháp đã dành riêng 1 điều quy định về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và trách nhiệm của cơ quan nhà nước

+ Điều 29 Hiến Pháp 1959 qui định “ Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền khiếu nại, tố cáo bất cứ cơ quan nào về những hành vi vi phạm pháp luật của nhân viên cơ quan nhà nước Những khiếu nại, tố cáo phải được xem xét và giải quyết nhanh chóng Người bị thiệt hại về hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan nhà nước có quyền được bồi thường

- Chính phủ còn có nhiều văn bản nhằm cụ thể hóa hiến pháp:

+ Nghị quyết số 164/CP 31-8-1970 của hội đồng chính phủ về việc tang cường công tác thanh tra và chấn chỉnh hệ thống cơ quan thanh tra của nhà nước

+ Nghị quyết số 165/CP 31-8-1970 của hội đồng chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban thanh tra của chính phủ

+ Thông tư số 60/UBTT 22-5-1971 của ủy ban thanh tra chính phủ hướngdẫn trách nhiệm của các nghành các cấp về giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của nhân dân

Trang 4

 Chính phủ đã giao giải quyết khiếu nại tố cáo của nhân dân cho ủy ban thanh tra của chính phủ Những quy định này đã tạo điểu kiện cho công dân thực hiện quyền làm chủ trong việc tham gia quản lý nhà nước, xã hội giám sát hoạt động của cán bộ nhân viên nhà nước.

- Sau khi thống nhất nhà nước ta đã ban hành hiến pháp mới 1980 Một lầnnữa quyền khiếu nại tố cáo của công dân lại được ghi nhận cụ thể trong điều 73:

“ Công dân có quyền khiếu nại tố cáo bất cứ cơ quan nào của nhà nước về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang…

- 27-11-1981 hội đồng nhà nước lại ban hành pháp lệnh quy định về việc xét giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân ( Chương I); Việc tiếp nhận các khiếu nại tố cáo ( Chương II ) thẩm quyền và thời hạn xét, giải quyết các khiếu nại tố cáo ( Chương III ) việc quản lý kiểm tra công tác xét giải quyết các khiếu nại, tố cáo ( Chương IV ) việc xử lý vi phạm ( Chương V ) và điều khoản cuối cùng của ( Chương VI )

- 1991 Nhà nước lại ban hành pháp lệnh khiếu nại tố cáo của công dân thaycho pháp lệnh 1981 Pháp lệnh có nhiều điểm thể hiện sự đổi mới về mặt nhận thức quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân cũng như công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo

- 28-10-1995 Quốc Hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa

IX, kỳ họp thứ X đã thông qua luật sửa đổi bổ sung 1 số điều của luật tổ chức tòa án nhân dân trong đó quy định về sự hình thành tổ chức và về hoạt động xét

“ Chính Phủ khẩn trương tiến hành tổng kết toàn diện việc thi hành luật khiếu

Trang 5

nại tố cáo 1998 làm cơ sơ cho việc nghiên cứu sửa đổi cơ bản luật khiếu nại, tố cáo, xây dựng cơ chế hữu hiệu để giải quyết các khiếu kiện hành chính phù hợp với tình hình thực tế của nước ta và thông lệ quốc tế”.

 Thực hiện tinh thần của nghị quyết nêu trên hiện chính phủ đang chỉ đạo các cơ quan của chính phủ khẩn trương nghiên cứu xây dựng dự án luật khiếu nại và luật tố cáo trình quốc hội thông qua

III, Quyền khiếu nại, tố cáo Hành chính.

1 Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo

- Quyền yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân là quyền hiến định quy định trong điều 53 hiến pháp 1992 Đây là hai yếu tố cơ bản của quyền tham gia quản lý nhà nước của công dân, còn quyền khiếu nại tố cáo được quy định riêng thành một điều bắt đầu từ hiến pháp năm 1959 nhưng đồng thời chúng là một loại quyền chủ thể, công dân có thể sự dụng hoặc không sử dụng chúng

- Quyền kiến nghị là quyền mang tính tích cực, là góp ý kiến nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước, không liên quan trực tiếp đến VPPL hoặc đến quyền chủ thể khác

- Quyền yêu cầu là quyền được sử dụng để thực hiện các quyền chủ thể khác (yêu cầu nhập hộ khẩu, yêu cầu cấp sổ đỏ…)

- Khiếu nại: Theo luật khiếu nại 2011 “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ

chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành

vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong

cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.” (khoản 1 điều 2) Như vậy, quyền khiếu nại là quyền được sử dụng khi các quyền chủ thể khác của chính người khiếu nại hoặccủa người được bảo hộ bị xâm hại

Trang 6

- Tố cáo: theo luật tố cáo 2011: “Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật

này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi

vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đedọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơquan, tổ chức” (khoản 1 điều 2) Từ đó, có thể định nghĩa quyền tố cáo là

quyền của công dân phát hiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các quyết định, hành vi pháp luật nói chung mà không gây thiệt hại trực tiếp cho công dânnhư trong khiếu nại

2 Phân biệt quyền khiếu nại và quyền tố cáo

1 Người thực

hiện (Là ai)

Công dân có quyền và lợi ích bị xâm hại

Bất cứ công dân nào

2 Đối tượng Các quy định hành vi

hành chính

Hành vi vi phạm pháp luật

3 Cơ sở Quyền và lợi ích của

người khiếu nại

Gây thiệt hại cho nhà nước, tổ chức

Nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan tổ chức

3 Ý nghĩa quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

- Quyền khiếu nại, tố cáo mang ý nghĩa chính trị - pháp lý quan trọng trong đời sống nhà nước, theo bản chất nó là một loại “quyền kép”

- Là quyền để bảo vệ quyền, bảo đảm pháp lý cho các quyền và tự do của công dân

Trang 7

- Là quyền để thực hiện sự kiểm tra, giám sát hoạt động của nhà nước, hoạt động kiểm, giám sát của công dân là một nội dung chủ yếu của nguyên tắc dân chủ trong nhà nước pháp quyền.

- Thêm vào đó, dự hoàn thiện từng bước luật khiếu nại, tố cáo với các quy định ngày càng cụ thể và chặt chẽ là một đảm bảo pháp lý quan trọng nhất cho quyềnkhiếu nại tố cáo của công dân

VI Các nguyên tắc của pháp luật về khiếu nại, tố cáo hành chính.

Trong các nguyên tắc của hoạt động bảo đảm pháp chế và kỉ luật nhà nước, thì các nguyên tắc của pháp luật về khiếu nại tố cáo quan trọng nhất là:

- Pháp chế

- Bình đẳng trước pháp luật

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và của nhà nước Việc bảo về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân có ý nghĩa rất quan trọng, nó là một loại

“quyền kép” Thực hiện tố quyền khiếu nại, tố cáo của công dân góp phần bảo

vệ lợi ích của nhà nước vì nó là loại giám sát xã hội trực tiếp có hiệu quả nhất

- Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, các tổ chức xã hội trong việc giải quyết và giám sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo

V Khiếu nại và giải quyết khiếu nại của công dân, cơ quan, tổ chức.

1 Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại

Nội dung này được quy định bởi mục 2 bộ luật khiếu nại năm 2011:

1.1 Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại

Theo khoản 1, điều 12 người khiếu nại có các quyền sau đây:

Người khiếu nại có các quyền sau đây:

Trang 8

a) Tự mình khiếu nại.

Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành

vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại;Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì

lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại;

b) Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo

vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình

Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;c) Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;

d) Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhànước;

đ) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;

e) Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếunại;

g) Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó;

h) Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại;

Trang 9

i) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

k) Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính;

l) Rút khiếu nại

Theo khoản 2 điều 12, người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:

a) Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;

b) Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý của việc khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;

c) Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nại, trừ trường hợp quyết định, hành vi đó bị tạm đình chỉ thi hành theo quy định tại Điều 35 của Luật này;

d) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật

1.2 Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại:

Theo khoản 1, điều 13 người bị khiếu nại có các quyền sau đây:

a) Đưa ra chứng cứ về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại;

b) Được biết, đọc, sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhànước;

c) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao cho người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;

d) Nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần hai

Theo khoản 2 điều 13, người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:

Trang 10

a) Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;

b) Chấp hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại;

c) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, giải trình về tính hợp pháp, đúng đắn của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếunại khi người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, đơn vị kiểm tra, xác minh yêu cầu trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có yêu cầu;

d) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật;

đ) Sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại;

e) Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

2 Phân định quyền giải quyết khiếu nại

2.1 Những người chỉ có quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với không chỉ quyết định và hành vi hành chính của mình mà cả của người có trách nhiệm hoặc cán bộ công chức do mình quản lý trực tiếp:

- Chủ tịch UBND cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện

- Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương

- Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ2.2 Những người có quyền hạn giải quyết khiếu nại lần đầu đối với không chỉ quyết định và hành vi hành chính của mình mà cả của người có trách nhiệm hoặc cán bộ công chức do mình quản lý trực tiếp, đồng thời có quyền hạn giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định giải quyết khiếu nại của thủ trưởng cơquan cấp dưới trực thuộc hoặc không trực thuộc

- Chủ tịch UBND cấp huyện

- Giám đốc sở và cấp tương đương

Trang 11

- Chủ tịch UBND cấp tỉnh

- Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ

2.3 Quyền hạn của thủ trưởng cơ quan thanh tra các cấp, các ngành

- Quyền của tổng thanh tra:

+ Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ

+ Giúp thủ tưởng theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cán bộ cơ quan thuộc chính phủ và UBND các cáp trong các hoạt động hành chính

- Quyền của tránh thanh tra các cấp các ngành: Tránh thanh tra các cấp các ngành chỉ có trách nhiệm xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nạithuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp

3 Thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Vấn đề này được quy định ở trongmục 1 chương 2 và mục 2 chương 3:

3.1 Thủ tục khiếu nại

- Trình tự khiếu nại được quy định trong điều 7 có nội dung cơ bản như sau:

1 Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan

có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theoquy định của Luật tố tụng hành chính

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính

Ngày đăng: 19/06/2018, 22:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w