1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luật hành chính khiếu nại tố cáo

17 162 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 340,28 KB

Nội dung

1 Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo.•Quyền yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân là quyền hiến định quy định trong điều 53 hiến pháp 1992.. KHIẾU NẠI Theo khoản 1 điều 2 Lu

Trang 1

LUẬT HÀNH

CHÍNH

Đề tài:

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Thực hiện: Nhóm 6

Trang 2

THÀNH VIÊN NHÓM 6

1 Ninh Thị Hương

Giang

2 Hoàng Thị Thu Hà

3 Hoàng Thị Liên

4 Chu Phương Ly

5 Hồ Thị Mai

6 Bùi Lâm Sim

7 Bùi Thị Thủy

8 Phùng Thị Thùy.

9 Phạm Văn Toàn

10 Hoàng Thị Thanh Tuyền

11 Đỗ Thị Trang

12 Nguyễn Thị Hương Yên

Trang 3

I QUYỀN KHIẾU NẠI,

TỐ CÁO HÀNH CHÍNH

Trang 4

1 Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo.

•Quyền yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân là quyền hiến định quy định trong điều 53 hiến

pháp 1992.

•Quyền kiến nghị là quyền mang tính tích cực, là góp ý kiến nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước, không liên

quan trực tiếp đến VPPL hoặc đến quyền chủ thể khác.

•Quyền yêu cầu là quyền được sử dụng để thực hiện các quyền chủ thể khác (yêu cầu nhập hộ khẩu, yêu cầu

cấp sổ đỏ…)

Trang 5

KHIẾU NẠI (Theo khoản 1 điều 2 Luật khiếu nại 2011 )

•“Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ,

công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan,

tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành

chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho

rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm

quyền, lợi ích hợp pháp của mình.” (khoản 1 điều 2)

=> Quyền khiếu nại là quyền được sử dụng khi các quyền chủ thể khác của chính người khiếu nại hoặc của người được bảo hộ

bị xâm hại

Trang 6

TỐ CÁO

• Tố cáo: theo luật tố cáo 2011: “Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức” (khoản 1 điều 2)

=> Quyền tố cáo là quyền của công dân phát hiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các quyết định, hành vi pháp luật nói chung mà không gây thiệt hại trực tiếp cho công dân

như trong khiếu nại

Trang 7

2 Phân biệt quyền khiếu nại và quyền tố cáo.

1 Người thực

hiện (Là ai?) Công dân có quyền và lợi ích bị xâm hại Bất cứ công dân nào

2 Đối tượng Các quy định hành vi

hành chính Hành vi vi phạm pháp luật

3 Cơ sở Quyền và lợi ích của

người khiếu nại Gây thiệt hại cho nhà nước, tổ chức và công dân

4 Hình thức Trực tiếp, đơn thư,

qua báo đài Trực tiếp, đơn thư, qua báo đài 5.Mục đích Khôi phục quyền và lợi

ích hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm hại hoặc bị thiệt

hại

Nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan tổ chức

Trang 8

II KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CỦA CÔNG DÂN,

CƠ QUAN, TỔ CHỨC

Trang 9

1 Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại.

1.1 Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại

• Quyền của người khiếu nại được quy định tại khoản 1 điều

12 luật khiếu nại năm 2011

• Nghĩa vụ của người khiếu nại được quy định tại khoản 2 điều 12 luật khiếu nại năm 2011

1.2 Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại

• Quyền của người bị khiếu nại được quy định tại khoản 1 điều 13 luật khiếu nại năm 2011

• Nghĩa vụ của người bị khiếu nại được quy định tại khoản 2 điều 13 luật khiếu nại năm 2011

Trang 10

3 Thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

(Vấn đề này được quy định ở trong mục 1 chương 2 và mục 2 chương 3 luật khiếu nại năm 2011)

3.1 Thủ tục khiếu nại

• Trình tự khiếu nại

• Hình thức khiếu nại

• Thời hiệu khiếu nại

3.2 Thủ tục giải quyết khiếu nại

• Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu

• Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai

Trang 11

III TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO

Trang 12

1 Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo

1.1 Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo

Vấn đề này được khoản 1 điều 9 quy định, trong đó đáng chú ý một số điểm sau đây:

• b) Được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của mình

• đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi

bị đe dọa, trả thù, trù dập;

Tuy vậy, trong thực tiễn vẫn không ít trường hợp người tố cáo

bị đe dọa trù dập nên trong một số vụ việc sai trái của cơ quan nhà nước, công dân không giám tố cáo.

1.2 Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo.

• Vấn đề này được quy định tại điều 10, trong đó đáng chú ý có nghĩa vụ ở khoản 2 mục c: “Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.”

Trang 13

3 Thủ tục giải quyết tố cáo

(Thủ tục giải quyết tố cáo được quy định khái quát trong điều 32 bộ luật khiếu nại 2011

3.1 Trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại, xác minh, kết luận về nội

dung tố cáo, quyết định việc xử lý tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực được thực hiện theo quy định tại các điều 18, 19, 20, 21, 22, 24, 25, 26, 27, 28, 29 và

30 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 33 của Luật này Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực thì việc xử lý hành vi vi phạm đó còn phải tuân thủ pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

3.2 Trường hợp pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có quy định

về thời hạn giải quyết khác với quy định tại Điều 21 của Luật này thì thời hạn giải quyết tố cáo không được vượt quá thời hạn xử lý

vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

Trang 14

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

GHI LÀ ĐƠN TỐ CÁO HAY KHIẾU NẠI?

- Tôi muốn nhờ tư vấn về việc sau: Tôi gửi đơn tố cáo tới UBND huyện và công an huyện tới nay đã 8 tháng nhưng không nhận được quyết định trả lời của hai

cơ quan này.

Bây giờ tôi có thể khởi kiện hai cơ quan này ra tòa án

vì hành vi hành chính là không trả lời đơn thư của

công dân theo đúng quy định của pháp luật hay

không? Nếu khởi kiện thì tiêu đề của đơn sẽ ghi như thế nào cho đúng? Ghi là đơn tố cáo, hay đơn khiếu nại, hay ghi như thế nào ?

Trang 15

GỢI Ý TRẢ LỜI

• Trước hết phải xem người này gửi đơn tố cáo

có đúng trình tự hay không.

• Nếu đúng trình tự mà sau 8 tháng không nhận được quyết định trả lời thì có thể áp dụng

theo khoản 1 điều 4 chương 2 thông tư

01/2009/TT-TTCP năm 2009 của thanh tra

chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại tố cáo.

Trang 16

=> Vậy: Người này có quyền khởi kiện hai cơ

quan hành vi hành chính là không trả lời đơn thư của công dân theo đúng quy định

=> Nếu khởi kiện thì ghi là đơn khiếu nại: Vì dựa theo quy định của 2 văn bản luật khiếu nại và luật tố cáo thì về cơ bản, tình huống này thể hiện rằng hai cơ quan trên không vi phạm

pháp luật vì vậy không thể gửi đơn tố cáo.

Trang 17

CẢM ƠN CÔ

VÀ CÁC BẠN

ĐÃ CHÚ Ý

THEO DÕI

Ngày đăng: 19/06/2018, 22:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w