phân biệt hoạt động thanh tra hành chính với hoạt động thanh tra chuyên ngành theo luật thanh tra năm 2010, luật. Phân biệt trên các tiêu chí: chủ thể tiến hành hoạt động thanh tra, đối tượng thanh tra, phạm vi thanh tra, hình thức thanh tra, mục địch thanh tra, thời hạn tiến hành thnah tra; lấy ví dụ minh họa;
A. ĐẶT VẤN ĐỀ Hoạt động thanh tra là hoạt động thiết yếu, thường xuyên của công tác quản lý Nhà nước. Mục đích của quản lý nhà nước nói chung là đảm bảo cho mọi hoạt động trong xã hội tuân theo pháp luật, đảm bảo cho công dân thực hiện các quyền cơ bản của mình, tạo điều kiện phát huy mọi năng lực sản xuất của xã hội. Để làm được điều đó, nhà nước phải thực hiện hai nhiệm vụ chính một cách đồng thời đó là thường xuyên hoàn thiện, loại trừ các khuyết tật trong quá trình vận hành bộ máy nhà nước và tăng cường các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội. Tương ứng với hai nhiệm vụ này là hai loại hình của hoạt động thanh tra: thanh tra chuyên ngành và thanh tra xã hội. Vậy hai loại hình thanh tra này có những điểm gì khác nhau? Để trả lời cho câu hỏi đó, em xin làm đề tài “phân biệt hoạt động thanh tra hành chính với hoạt động thanh tra chuyên ngành, lấy ví dụ minh họa.” B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Một số khái niệm Đầu tiên, chúng ta phải hiểu thế nào là hoạt động thanh tra. Khái nệm Thanh tra nhà nước được quy định tại Khoản 1, Điều 3 Luật Thanh tra năm 2010. “2. Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.” Khái niệm thanh tra hành chính được quy định tại Khoản 2, Điều 3 Luật Thanh tra năm 2010. 1 “2. Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.” Khái niệm thanh tra chuyên nghành được quy định tại Khoản 3, Điều 3 Luật Thanh tra. “3. Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.” 2. Phân biệt hoạt động thanh tra hành chính với hoạt động thanh tra chuyên ngành 2.1. Về chủ thể tiến hành - Thanh tra hành chính: cơ quan quản lý nhà nước theo các cấp hành chính thực hiện với cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý thông qua hoạt động thanh tra của cơ quan thanh tra theo cấp hành chính như thanh tra chính phủ, thanh tra tỉnh, thanh tra huyện. Ví dụ Thanh tra tỉnh Thanh Hóa có nhiệm vụ thanh tra vấn đề thực hiện vấn đề, chính sách pháp luât của cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa. - Thanh tra chuyên ngành: là các cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực thông qua hoạt động thanh tra của các cơ quan thanh tra được tổ chức theo ngành, lĩnh vực (thanh tra bộ, thanh tra sở, thanh tra tổng cục, thanh tr cục, chi cục thuộc sở; ví dụ: thanh tra bộ y tế, thanh tra sở y tế…) và các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành: một số Tổng cục (ví dụ: Tổng cục Thống kê) và tương đương (ví dụ: Ban Tôn giáo Chính phủ thuộc Bộ Nội vụ) , Cục thuộc Bộ (ví dụ: Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Bộ Y tế), Cục thuộc Tổng cục (ví dụ: Cục Thuế thuộc Tổng cục Thuế) 2 và tương đương (ví dụ: Kho bạc nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), Chi cục thuộc Sở (ví dụ: Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công thương), Chi cục thuộc Cục (ví dụ: Chi cục Thuế thuộc Cục Thuế) và tương đương (Trung tâm tần số khu vực). 2.2. Về đối tượng thanh tra - Thanh tra hành chính: là các cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước. Hoạt động thanh tra hành chính hướng vào việc xem xét, đánh giá việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước; là thanh tra của cơ quan cấp trên với cơ quan, đơn vị, cá nhân cấp dưới (thuộc quyền quản lý trực tiếp); là thanh tra của chủ thể quản lý này với chủ thể quản lý khác. Ví dụ thanh tra Bộ Tài nguyên và môi trường tiến hành hoạt động thanh tra hành chính đối với các cục thuộc sự quản lý trực tiếp về mặt tổ chức của Bộ. - Thanh tra chuyên ngành: đối tượng chịu sự thanh tra có phạm vi rộng hơn, phức tạp hơn so với thanh tra hành chính. Bao gồm cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân…Nói chung chủ yếu là các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý ngành, lĩnh vực. Ví dụ như các cuộc thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm của chi cục an toàn thực phẩm Hải Phòng đối với các doanh nghiệp trong tỉnh Hải Phòng. 2.3. Về phạm vi thanh tra - Thanh tra hành chính: xem xét, đánh giá một cách toàn diện đối tượng thanh tra, trừ trường hợp hoạt động thanh tra tự giới hạn một mặt hoạt động của đối tượng. - Thanh tra chuyên ngành: chỉ xem xét đối tượng dưới góc độ ngành, lĩnh vực chuyên môn. Ví dụ hoạt động thanh tra của chi Chi cục An toàn vệ sinh thực chỉ về các vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm như: Việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành; hoạt động quảng cáo, ghi nhãn đối với thực 3 phẩm thuộc phạm vi quản lý; hoạt động chứng nhận hợp quy, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm… 2.4. Hình thức thanh tra - Thanh tra hành chính: chỉ được thực hiện thông qua Đoàn thanh tra. Hoạt động thanh tra theo chương trình, kế hoạch thanh tra và thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật. - Thanh tra chuyên ngành: có thể được thực hiện bởi Đoàn thanh tra chuyên ngành hoặc thanh tra viên chuyên ngành độc lập hoặc người được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành độc lập thực hiện. Hoạt động thanh tra không chỉ theo chương trình, kế hoạch, đột xuất mà còn được thực hiện thường xuyên. 2.5. Mục đích thanh tra Ngoài mục đích chung của thanh tra là “nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân" (Điều 3 Luật Thanh tra) thì thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành đều có những mục đích cụ thể khác biệt nhau: - Thanh tra hành chính: kiểm soát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức và cơ quan nhà nước; làm trong sạch bộ máy, đảm bảo kỷ cương, kỷ luật trong quản lý, điều hành của bộ máy nhà nước. Ví dụ Thanh tra tỉnh Sóc Trăng tiến hành thanh tra về việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại UBND thị xã Ngã Năm. Thông qua hoạt động này, Thanh tra tỉnh Sóc Trăng sẽ phát hiện và ngăn chặn kịp thời những cán bộ, công chức trong UBND thị xã Ngã Năm lợi dụng chức 4 quyền để tham nhũng đồng thời kiến nghị Chủ tich UBND tỉnh xử lý theo thẩm quyền nhằm làm trong sạch bộ máy, đảm bảo kỷ cương, kỷ luật trong quản lý, điều hành trong bộ máy tỉnh. - Thanh tra chuyên ngành: bảo đảm sự chấp hành các chính sách pháp luật của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân, bảo đảm trật tự, kỷ cương trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động kinh tế tài chính, kinh tế xã hội cũng như trong mọi lĩnh vực khác của đời sống kinh tế xã hội. Ví dụ Chi cục Thuế Đống Đa tiến hành thanh tra một số doanh nghiệp nhằm chống thất thu thuế, trốn lậu thuế. 2.6. Thời hạn tiến hành - Thanh tra hành chính: được quy định tạ Khoản 1 Điều 45 Luật thanh tra năm 2010 “1. Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra được quy định như sau: a) Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 90 ngày. Đối với cuộc thanh tra đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 150 ngày; b) Cuộc thanh tra do Thanh tra tỉnh, Thanh tra bộ tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dái, nhưng không quá 70 ngày; c) Cuộc thanh tra do Thanh tra huyện, Thanh tra sở tiến hành không quá 30 ngày; ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày” - Thanh tra chuyên ngành: được quy định tại Khoản 1 Điều 16 và Điều 30 Nghị định 07/2012/NĐ-CP “Điều16. Thời hạn thanh tra của Đoàn thanh tra chuyên ngành 1. Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra chuyên ngành được quy định như sau: 5 a) Cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra bộ, Tổng cục, Cục thuộc Bộ tiến hành không quá 45 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày; b) Cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra sở, Chi cục thuộc Sở tiến hành không quá 30 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày” “Điều 30. Thời hạn thanh tra chuyên ngành độc lập Thời hạn thanh tra chuyên ngành độc lập đối với mỗi đối tượng thanh tra là 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiến hành thanh tra. Trường hợp cần thiết, Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở gia hạn thời gian thanh tra nhưng thời gian gia hạn không được vượt quá 05 ngày làm việc.” Như vậy, ta có thể thấy thời hạn tiến hành một cuộc thanh tra hành chính dài hơn thời hạn tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành. C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Như vậy, ta có thể thấy hoạt động thanh tra hành chính và hoạt động thanh tra chuyên ngành là hai hoạt động tách biệt nhau trong hoạt động thanh tra nhà nước. Tuy nhiên, hai hoạt động thanh tra này lại tác động qua lại, bổ trọ cho nhau trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Luật thanh tra năm 2010 2. Nghị định 07/2012/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành. 6 3. http://nghean.gov.vn/wps/portal/thanhtratinh/! ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3i_MG9_TxPDUGcnPyczA 09HU6NQYw8PY38XY_2CbEdFANN_YZQ!/? WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/web+content+thanh+tra+ tinh/ttt/lvcm/ttktxh/2eebc28043b77797a8d9f8d4350f1a2d 7 . qua hoạt động thanh tra của cơ quan thanh tra theo cấp hành chính như thanh tra chính phủ, thanh tra tỉnh, thanh tra huyện. Ví dụ Thanh tra tỉnh Thanh Hóa có nhiệm vụ thanh tra vấn đề thực. nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.” Khái niệm thanh tra hành chính được quy định tại Khoản 2, Điều 3 Luật Thanh tra năm 2010. 1 “2. Thanh tra hành. phẩm… 2.4. Hình thức thanh tra - Thanh tra hành chính: chỉ được thực hiện thông qua Đoàn thanh tra. Hoạt động thanh tra theo chương trình, kế hoạch thanh tra và thanh tra đột xuất khi phát