Nghi lễ hôn nhân ở nông thôn hưng yên hiện nay ( Luận văn thạc sĩ)Nghi lễ hôn nhân ở nông thôn hưng yên hiện nay ( Luận văn thạc sĩ)Nghi lễ hôn nhân ở nông thôn hưng yên hiện nay ( Luận văn thạc sĩ)Nghi lễ hôn nhân ở nông thôn hưng yên hiện nay ( Luận văn thạc sĩ)
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS HOÀNG CẦM
Hà Nội, 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng học viên, các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, tài liệu tham khảo được trích dẫn
có ghi chú nguồn cụ thể
Nếu có sai sót gì học viên xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Tác giả luận văn
Đặng Thị Huê
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 5
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 5
1.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 12
1.3 Tiểu kết 19
Chương 2: THỰC TRẠNG NGHI LỄ HÔN NHÂN Ở THÔN VÕNG PHAN, HUYỆN PHÙ CỪ, TỈNH HƯNG YÊN 21
2.1 Quan niệm, kiêng kị trong hôn nhân 21
2.2 Quy trình nghi lễ trong hôn nhân hiện nay 31
2.3 Tiểu kết 45
Chương 3: BIÊN ĐỔI TRONG NGHI LỄ HÔN NHÂN Ở THÔN VÕNG PHAN, PHÙ CỪ, HƯNG YÊN - NHỮNG VẤN ĐỀ BÀN LUẬN 46
3.1 Sự pha trộn giữa "nếp cũ" và "cái mới" trong quan niệm và thực hành hôn nhân 46
3.2 Biến đổi trong quy trình nghi lễ hôn nhân 49
3.3 Biến đổi trong cách thức tổ chức 61
3.4 Các yếu tố chi phối sự biến đổi trong hôn nhân hiện nay 66
KẾT LUẬN 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
Trang 41
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong tác phẩm nổi tiếng Các nghi lễ chuyển đổi (Rite the passage) xuất bản đầu tiên vào năm 1909 của nhà nhân học người Pháp Arnold van Gennep, thì hôn nhân được xem là một trong những nghi lễ quan trọng trong chu kỳ đời người Còn
theo phong tục Việt Nam, “hôn nhân” được coi là cái gốc của gia đình Bởi vậy,
mà từ xa xưa cha ông ta đã có câu “Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà Trong ba việc ấy thật là khó thay” cho thấy tầm quan trọng của hôn nhân đối với đời sống mỗi cá nhân riêng rẽ trong đời sống xã hội Chính vì vậy mà cưới hỏi đã trở thành một nét văn hóa, một nghi lễ nhằm thông báo rộng rãi về sự thừa nhận của xã hội và hai bên gia đình, khẳng định mối quan hệ giữa một người nam và một người nữ trở thành quan hệ “vợ - chồng”
Chính vì hôn nhân là gốc của gia đình, còn gia đình là tế bào của xã hội nên
có thể khẳng định thông qua nghi lễ hôn nhân có thể phản ánh được vũ trụ quan, nhân sinh quan và các khía cạnh văn hoá, xã hội và kinh tế của mỗi tộc người, mỗi quốc gia Trong hệ thống nền văn hóa Việt Nam, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân
có vai trò đặc biệt quan trọng, nó liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội và được thể hiện qua những thói quen trong các phong tục, tập quán, nghi thức, nghi lễ ăn sâu vào trong tâm thức truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Từ xưa đến nay người Việt luôn quan niệm rất coi trọng các nghi lễ, nghi thức trong các ngày trọng đại của gia đình, xã hội bao gồm cả nghi lễ hôn nhân Mọi việc liên quan đến cá nhân cũng đồng thời liên quan đến cộng đồng, kể cả hôn nhân là lĩnh vự c riêng tư nhất bởi hôn nhân của người Việt Nam truyền thống không phải là việc “hai người” lấy nhau mà là việc “hai họ” dựng vợ gả chồng cho con cái
Cũng giống như các thành tố khác, từ những tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất nước ta đã có nhiều thay đổi với những chuyển biến lớn về mọi mặt trong xã hội Sự hội nhập cùng với sức mạnh lan tỏa của công nghệ thông tin làm thay đổi nhận thức trong đời sống xã hội của người dân, đặc biệt đối với người dân ở làng quê nông thôn hiện nay Sự thay đổi về mọi mặt đã kéo theo những biến đổi về phong tục, tập quán, các nghi lễ, nghi thức Vì lẽ đó, cùng với sự biến chuyển của xã hội hiện nay và sư thay đổi về nhu cầu của con người thì một số những nghi
Trang 52
lễ truyền thống cũng đang trên đà bị mai một dần, ít được quan tâm, nhiều nghi lễ bị lược bỏ và có những nghi lễ đang dần bị thương mại hóa, không loại trừ nghi lễ hôn nhân Do vậy, trong bối cảnh xã hội như hiện nay, thực sự cần thiết có những nghiên cứu mới, đặc biệt về sự thay đổi xã hội đã tác động đến sự thay đổi về các nghi lễ tồn tại ở nông thôn cụ thể hơn là trong nghi lễ hôn nhân hiện nay Đặc biệt
là đối với vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ - nơi mà đang diễn ra nhiều thay đổi
về không gian đã ảnh hưởng tới các thành tố, thực hành văn hóa khác Vì vậy, việc học viên lựa chọn đề tài “Nghi lễ hôn nhân ở nông thôn Hưng Yên hiện nay” thông qua nghiên cứu trường hợp cụ thể tại thôn Võng Phan, xã Tống Trân, huyện Phù
Cừ, tỉnh Hưng Yên là hết sức cần thiết và kịp thời
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghi lễ trong hôn nhân là một trong những nghi lễ chuyển đổi quan trọng phản ánh nhiều mặt quan trọng của đời sống con người, như quan hệ xã hội, nhân sinh quan, thực hành văn hoá, vv…Vì vậy, đây là chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Các nghiên cứu quan trọng, cơ bản về chủ đề hôn nhân của người Việt bao gồm:
- Việt Nam phong tục nghi lễ dựng vợ gả chồng theo phong tục người Việt – giữ gìn bản sắc văn hóa Việt, NXB Hồng Đức;
- Việt Nam phong tục, Phan Kế Bính, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1990;
- Gia lễ xưa và này, Phạm Côn Sơn, NXB Thanh Niên, 1999;
- Văn hóa phong tục, Hoàng Quốc Hải, NXB Văn Hóa Thông Tin, 2000;
- Tục cưới hỏi, Bùi Xuân Mỹ, Phạm Minh Thảo, NXB Văn Hóa Thông Tin
Hà Nội, 2006;
Những công trình trên đã đề cập đến nghi lễ cưới hỏi của người Việt xưa, là nguồn tài liệu có giá trị để luận văn định hướng nghiên cứu Tuy nhiên các công trình nêu trên mới chỉ khái quát chung chưa đi sâu vào nghi lễ của những dân tộc, vùng miền đặc trưng và cụ thể là tại thôn Võng Phan, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên Do đó, luận văn này tập trung vào nghi lễ cưới hỏi tại thôn Võng Phan, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên để làm rõ các nét đặc trưng, là hướng nghiên cứu chính xác
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Trang 63
- Nhận biết và làm sáng tỏ về những biến đổi trong thực hành nghi lễ hôn nhân ở nông thôn Hưng Yên hiện nay trong đó tập trung nghiên cứu tại khu vực thôn Võng Phan, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên
- Thông qua các kết quả đó, tiến hành làm rõ về những sự biến đổi trong các nghi lễ hôn nhân hiện nay
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tổng quan về tình hình nghiên cứu về nghi lễ hôn nhân ở nông thôn Việt Nam nói chng và ở Hưng Yên hiện nay, cụ thể tại thôn Võng Phan, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên
- Nghiên cứu thực trạng nghi lễ trong hôn nhân hiện nay ở nông thôn Hưng Yên, cụ thể tại thôn Võng Phan, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên
- Nghiên cứu sự biến đổi văn hóa trong thực hành nghi lễ hôn nhân ở nông thôn Hưng Yên và đưa ra những quan điểm để bàn luận
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là nghi lễ hôn nhân ở nông thôn Hưng Yên, cụ thể tại thôn Võng Phan, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên
- Pham vi nghiên cứu:
+ Về không gian: thôn Võng Phan, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên
+ Về thời gian: lịch sử, phong tục lâu đời trong nghi lễ hôn nhân ở nông thôn Hưng Yên đến năm 2018
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, học viên đã sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
+ Phương pháp tổng hợp, phân tích tư liệu: Tổng hợp tài liệu, các công trình nghiên cứu và các bài viết được đăng trên tạp chí khoa học Việt Nam
+ Phương pháp điền dã dân tộc học: Trong đó học viên kết hợp giữa hai phương pháp phỏng vấn sâu và quan sát tham gia Cụ thể, tại ba đám cưới của bạn
H (27 tuổi, thư ký tòa án nhân dân, xóm 3), cô H (32 tuổi, xuất khẩu lao động đi nước ngoài, xóm 2), anh L (34 tuổi, cán bộ, xóm 6) Học viên theo dõi, quan sát và phỏng vấn sâu bố mẹ của cô dâu, chú rể và đặc biệt nói chuyện thân mật với cô dâu, chú rể những người trực tiếp thực hành các nghi lễ hôn nhân Ngoài ra, trong quá trình tham dự các nghi lễ học viên có dịp trò chuyện với họ hàng và hàng xóm láng giềng
Trang 74
của những đám cưới nơi học viên tham dự để hiểu được những vấn đề thay đổi trong quan hệ xã hội Đặc biệt là học viên may mắn được phỏng vấn sâu và nói chuyện rất nhiều lần với bác Ch (63 tuổi, thầy bói, thôn An Cầu) để có thể tìm hiểu được những quan niệm trong việc xem bói ngày nay của các gia đình, của chính những bạn trẻ và cả những quan niệm trong việc thực hiện một số nghi lễ mới hiện nay trong đám cưới như cắt tiền duyên, đưa dâu hai lần Tất cả những cuộc trò chuyện với những nhân vật học viên được tiếp xúc đều cho học viên một cái nhìn khách quan hơn, giúp học viên có nhiều tư liệu mới để đưa vào đề tài luận văn của mình
6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Đây là đề tài nghiên cứu trường hợp về sự thay đổi trong phong tục cưới hỏi của những người dân nông thôn ở Hưng Yên, qua nghiên cứu thực địa tại thôn Võng Phan, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp thêm phần bổ sung tư liệu thêm một nghiên cứu trường hợp cho lĩnh vực nghiên cứu về các thực hành văn hoá của người dân nông thôn nói chung
và nghi lễ hôn nhân của người Việt trong xã hội Việt Nam đương đại nói riêng
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho việc hoạch định chính sách phát triển và quản lý văn hoá ở khu vực nghiên cứu nói riêng Đây cũng là nguồn tư liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu chuyên sâu và sinh viên có mối quan tâm tới nghi lễ hôn nhân và biến đổi văn hoá
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu
Chương 2 Thực trạng nghi lễ hôn nhân ở thôn Võng Phan, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên
Chương 3 Biến đổi văn hóa trong hôn nhân ở thôn Võng Phan, Phù Cừ, Hưng Yên - Những vấn đề bàn luận
Trang 85
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng: Có thể ước đoán hôn lễ ra đời vào thời kỳ quá độ từ chế độ tòng phụ cư (chế độ mẫu hệ) sang chế độ tòng phu
cư (chế độ phụ hệ) Theo thời gian, cùng với sự củng cố bền vững của hình thức hôn nhân một vợ - một chồng thì hôn lễ ngày càng phức tạp hơn [22, tr.16]
Có thể thấy rằng, hôn nhân có nguồn gốc lịch sử từ rất sớm, trải qua dòng thời gian hôn nhân cũng không ngừng thay đổi để có thể phù hợp với thời đại của
xã hội Theo một số nghiên cứu hôn lễ ở Việt Nam tuy ban đầu chịu ảnh hưởng nặng nề theo Chu Công lễ, về sau dần dần cải thiện theo phong tục tập quán và văn hóa riêng của dân tộc Việt [22, tr.17]
Trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, hôn lễ trong đời sống Việt Nam bắt đầu có tính cởi mở nhiều hơn và được giản lược để phù hợp với xã hội hiện nay hơn tuy nhiên vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống có
từ lâu đời Và trong đời sống tinh thần của người Việt (kinh) thì cưới là một chuyện
hệ trọng trong cuộc đời của mỗi người Nó trở thành là một phong tục, một nghi lễ mang đậm nét văn hóa tinh hoa của dân tộc Phần lớn người Việt xưa đều được tổ chức đám cưới theo một cuốn sách cổ gọi là “Thọ mai gia lễ”, một cuốn sách nói về những vấn đề trong quan, hôn, tang, tế Càng về sau này việc tổ chức hôn lễ lại phụ thuộc vào từng vùng miền với các hoàn cảnh khác nhau; một đám cưới truyền thống thường bao gồm các thủ tục chính là: kén chọn, giạm ngõ (dạm ngõ), hỏi, cưới, lại mặt và nộp cheo.[22, tr.21]
Ngay nay đám cưới của người Việt đã có những thay đổi lớn, vừa truyền thống vừa hiện đại và trang trọng Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, thì việc tổ chức đám cưới đều biểu hiện nét nếp sống văn hóa của dân tộc đó; nó được kế thừa và phát huy những nét đẹp trong phong tục, tập quán của dân tộc thông qua từng giai đoạn phát triển của đất nước
Trang 96
Thông qua quá trình tìm hiểu các vấn đề liên quan đến nghi lễ hôn nhân học viên nhận thấy trước hết cần phải hiểu các khái niệm liên quan đến hôn nhân Điều này chính là tiền đề cơ sở lí luận giúp học viên có thể hiểu về vấn đề mình sẽ nghiên cứu một cách cơ bản nhất Cụ thể như cụm từ “Nghi lễ” thường được thể hiện qua
sự ứng xử, giao tiếp trong xã hội, trong tín ngưỡng, trong sinh hoạt tôn giáo thông qua đời sống tâm linh, mang đậm sắc thái văn hóa dân tộc Nghi lễ là một từ chung, mang ý nghĩa qua sự tổ chức, thể hiện các khuôn mẫu giao tiếp đã được đặt ra của một hay nhiều người đối với một hay nhiều người khác, và đối với một hay nhiều thần linh, đấng cao cả siêu nhiên Nghi lễ (rite gốc từ la tinh ritualis) gồm nhiều nghi thức (rituals) hành lễ hợp lại
Thêm vào đó, “Lễ” là sự thực hiện các phép tắc, khuôn mẫu mà người xưa
đã thực hiện; là hình thức thể hiện việc tổ chức giao tiếp xã hội, ví dụ: các cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp, cách ứng xử trong cuộc sống đời thường; các hình thức cúng bái, tế lễ, cầu nguyện, v.v Như vậy, Nghi lễ được hiểu là nghi thức khi hành
lễ, hội đủ các yếu tố mang tính văn hóa tâm linh
Trong thời đại ngày nay khi mà khoa học hiện đại càng phát triển, đời sống vật chất của con người về đời sống vật chất được nâng lên ở tầm cao và được cải thiện thì những giá trị văn hóa tinh thần đòi hỏi cũng phải được thay đổi để phù hợp với thời đại Tuy vậy, nghi lễ hôn nhân hiện nay đang có xu hướng coi trọng vấn đề kinh tế mà mất dần đi các giá trị tinh thần Đây là một trong những thực trạng cho thấy cho các giá trị tốt đẹp về đạo đức, văn hóa con người bị suy giảm Trước thực trạng này các nhà văn hóa và các nhà xã hội, nhất là các nhà quản lý đang
nỗ lực đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm để cân bằng giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, góp phần cải thiện văn hóa, đạo đức xã hội
Tục lệ hôn nhân truyền thống của người Việt từ xưa bị ảnh hưởng từ lễ giáo phong kiến và tư tưởng Nho giáo của Trung quốc nên có những quan niệm và tục lệ hôn nhân rất phức tạp nhưng đa dạng và được quy định bởi bản sắc văn hóa tộc người
Theo từ điển Nhân học, “Hôn nhân là mối quan hệ gắn bó được thừa nhận về mặt xã hội giữa một người đàn ông và một người đàn bà nhằm mục đích duy trì nòi
Trang 10là hôn nhân là đứng trên quan điểm của cha mẹ hai gia đình, còn gọi là giá thú là trên quan điểm của đôi trai gái” [7, tr.10]
Trong nghiên cứu “Đám cưới người Việt xưa và nay”, của tác giả Bùi Xuân
Mỹ (2014) “Trong các nền văn hóa, từ thời tiền lịch sử và cổ xưa, dưới hình thức này hay hình thức khác, hôn nhân bao giờ cũng là sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà lại với nhau suốt đời, với tư cách là vợ chồng, và các tập tục trong hôn nhân, qua các thời đại, xem ra cũng đa dạng như chính các nền văn hóa mà trong đó chúng tồn tại.” [12, tr.11]
Trong từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (1988), tác giả đã đưa ra một số khái niệm ngắn gọn: “Hôn nhân là việc nam nữ chính thức lấy nhau làm vợ chồng” Hôn nhân đặt trên sự tự nguyện, không ràng buộc là sự thống nhất giữa tình yêu và trách nhiệm giữa hai người” [7, tr.11]
Còn khi coi hôn nhân là một quy tắc xã hội, Nguyễn Văn Tiệp cho rằng:
“Nếu như gia đình là hình thức kết hợp cá nhân có tính lịch sử của tổ chức đời sống
xã hội loài người, đó là sự kết hợp giữa đàn ông và đàn bà thì hôn nhân là những quy tắc của sự kết hợp đó, sự kết hợp mang yếu tố giới tính Những hình thức của hôn nhân phản ánh những quy luật chung nhất sự phát triển của xã hội loài người qua các giai đoạn lịch sử và mang những đặc thù văn hóa tộc người” [7, tr.12]
Trong cuốn sách Những điều cần biết về Nghi lễ hôn nhân người Việt của Trương Thìn đã khái niệm hôn nhân “Việc lấy vợ lấy chồng gọi là hôn nhân, cưới xin hôn thú, hôn thư hay giá thú ” hay định nghĩa đơn giản trong Nghi lễ vòng đời
Trang 11Hôn nhân là đề tài luôn thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Từ xưa đến nay có rất nhiều các nhà nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu về những nghi lễ trong hôn nhân truyền thống, sự ảnh hưởng của xã hội Nho giáo tới nhận thức và lối sống trong tổ chức nghi lễ hôn nhân với các mối quan hệ họ hàng; vấn
đề về tuổi kết hôn; tình trạng ly hôn; tình trạng sống thử trước hôn nhân Một số khác các nhà nghiên cứu thì đi sâu tìm hiểu về các vấn đề hôn nhân truyền thống của các dân tộc người thiểu số, các mối quan hệ trong quá trình phát triển xã hội Cụ thể như sau:
- Qua bài viết nghiên cứu “Mời cưới ở Hà Nội và quản lý các mối quan hệ” của Alexander Soucy trong sách “Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam”, nghiên cứu một trường hợp đám cưới ở Hà Nội cho thấy các mối quan hệ xã
hội được thiết lập mà ở đó địa vị xã hội là một yếu tố quan trọng trong các đám cưới Đồng thời duy trì các mối quan hệ xã hội bằng tình cảm thông qua các hình thức khác nhau Qua những mô tả các tiến trình ở một đám cưới đương đại ở Hà Nội gồm có: Ăn hỏi, cỗ cưới và đón dâu Nghiên cứu này, giúp cho học viên và các
Trang 129
độc giả tiếp nhận một cách rõ ràng và cụ thể các thông tin về đám cưới hiện nay ở thành phố, thể hiện những nét mới trong cách nhìn của tác giả về các nghi lễ mang tính truyền thống nhưng đã và đang dần thay đổi qua những chi tiết trong quy trình
tổ chức đám cưới Bên cạnh đó, tác giả còn đề cập đến vấn đề “mối quan hệ, tình cảm và ơn” từ các món quà có thể hiểu được mức độ tình cảm và mối quan hệ xã hội Đặc biệt, tác giả đã có nhiều phát hiện mới về sự thay đổi trong đám cưới hiện nay thông qua câu chuyện mời cưới của bố, mẹ, vợ hay những mô tả khác trong vấn
đề tiền cưới Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của tác giả mới chỉ thu gọn trong một trường hợp đám cưới cụ thể ở Hà Nội mà chưa có những mở rộng đối chiếu với những đám cưới ở các vùng khác trong xã hội hiện nay Việc quan sát mô tả rất sinh động của tác giả đã giúp học viên hình thành và hoàn thiện cách tiếp cận trong nghiên cứu của mình khi tiến hành triển khai nghiên cứu một số trường hợp cụ thể tại phạm vi làng quê nông thôn trong phạm vi nghiên cứu đã đề cập.[1, tr.257-269]
- Trong nghiên cứu “Biến đổi trong nghi lễ hôn nhân ở nông thôn Việt Nam”
(Qua nghiên cứu tại ba tỉnh Yên Bái, Thừa Thiên - Huế và Tiền Giang) của tác giả Trịnh Thị Lan, nghiên cứu về sự biến đổi nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực của xã hội đã tác động mạnh mẽ đến hôn nhân và gia đình nông thôn ở Việt Nam trong đó
có nhiều sự thay đổi trong nghi lễ, tập quán Tuy nhiên, đề tài chỉ đề cập đến đối tượng là người dân tộc thiểu số, không phải người kinh Đề tài cũng đưa ra những quan niệm về hôn nhân và tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời trong hôn nhân, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vào sự lựa chọn của cá nhân, đưa ra những tiêu chuẩn để lựa chọn người bạn đời của mình Bài viết còn đề cập tới những vấn đề mới xuất hiện trong
xã hội hiện nay trong hôn nhân dẫn đến sự thay đổi về nghi lễ đó là sự mở rộng nghề nghiệp làm phong phú thêm phạm vi giao tiếp dẫn đến những mối quan hệ rộng, số lượng khách mời cũng trở nên đa dạng, phong phú hơn [8, tr 35-40]
- Lý thuyết nghiên cứu nghi lễ chuyển đổi của Arnold Van Gennep trong
“Những nghi lễ chuyển đổi”[Les rites de passage], xuất bản năm 1909 (qua nghiên cứu của NCS.ThS Trần Hạnh Minh Phương về lý thuyết nghiên cứu nghi lễ chuyển đổi Arnold Van Gennep) cho biết hôn nhân là một trong những nghi lễ chuyển đổi
quan trọng của một đời người Lễ cưới bao gồm nghi lễ mang tính bảo vệ và sinh
Trang 13Luậ n vậ n đậ y đu ở file:Luậ n vậ n Full