MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiChủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ thiên tài, người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, người Cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người luôn chăm lo đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo cán bộ, trong đó có cán bộ chỉ huy của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tư tưởng của Người về huấn luyện cán bộ quân sự, là một trong những nội dung quan trọng, một bộ phận không thể tách rời với tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và hệ thống tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh.Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, vì cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được 55, tr. 54. Người khẳng định: Cán bộ là gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém, Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng 57, tr. 269. Với ý nghĩa đó, Người luôn quan tâm đến việc huấn luyện, đào tạo các thế hệ cán bộ cho cách mạng, cho quân đội ta, trong số đó có nhiều đồng chí đã trở thành những cán bộ cốt cán lãnh tụ xuất sắc cả về chính trị và quân sự của cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ.Tư tưởng Hồ Chí Minh về huấn luyện cán bộ quân sự vừa có tính khoa học sâu sắc lại vừa có tính thực tiễn cao. Nó mang tính hệ thống, hết sức phong phú thể hiện rõ: từ vị trí, vai trò mục đích đến nội dung, phương pháp huấn luyện; từ việc mở lớp đến việc dạy, việc học…, lĩnh vực nào Người cũng có những lời chỉ bảo ân cần, thấu đáo. Tư tưởng quý báu đó của Người có giá trị bền vững cho hôm nay và cả mai sau đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo cán bộ của Đảng ta và Quân đội ta.Bước vào công cuộc đổi mới hiện nay, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đặt ra yêu cầu mới đối với cán bộ của Đảng nói chung, đội ngũ cán bộ cao cấp trong quân đội nói riêng. Do đó, việc giáo dục, đào tạo cán bộ có kiến thức toàn diện, nhất là nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng ngày càng được coi trọng, trở thành yêu cầu rất cấp bách đối với các nhà trường quân đội.Học viện Quốc phòng là một trong hai trung tâm giáo dục, đào tạo cán bộ tầm quốc gia, là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học về quân sự, quốc phòng của đất nước, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Học viện được Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan chỉ huy, tham mưu cao cấp, chiến dịch, chiến lược; quân sự địa phương; cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu khoa học quân sự; đào tạo cao học, nghiên cứu sinh về khoa học quân sự; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh và tương đương, cán bộ lãnh đạo thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước và đoàn thể Trung ương; nghiên cứu khoa học quân sự và nghệ thuật quân sự; hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cao cấp quân sự.Đối tượng học tập, nghiên cứu tại Học viện là những cán bộ trung, cao cấp được lựa chọn trong các đơn vị quân đội, trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, cán bộ chủ chốt các tỉnh (thành phố), các cơ quan đoàn thể Trung ương đã được đào tạo ở các trường khác nhau; có kinh nghiệm thực tiễn lãnh đạo, quản lý, chỉ huy, điều hành; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực tư duy theo cương vị công tác. Sau học tập trở thành người cán bộ có đủ phẩm chất, trí tuệ, trình độ, năng lực tiêu biểu, có khả năng tổ chức thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, theo quan điểm, đường lối, nhiệm vụ cách mạng của Đảng trong mỗi thời kỳ.Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Học viện Quốc phòng đã đào tạo được đội ngũ cán bộ cao cấp đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ xây dựng quân đội, góp phần giữ vững hòa bình, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Học viện được Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng đánh giá luôn hoàn thành tốt mục tiêu, chương trình đào tạo, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ cao cấp của Quân đội không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, làm nòng cốt xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Năm 2007, Học viện Quốc phòng được Đảng và Nhà nước ta tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ đổi mới.Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ của Học viện Quốc phòng có b¬ước phát triển với yêu cầu ngày càng cao. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, Học viện Quốc phòng cần phải được xây dựng vững mạnh toàn diện, nâng cao chất lượng huấn luyện, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Kết quả huấn luyện, đào tạo cán bộ quân đội ở Học viện Quốc phòng phụ thuộc rất lớn vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước mà thường xuyên, trực tiếp là Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; nhất là phụ thuộc vào quá trình vận dụng phù hợp, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về huấn luyện cán bộ quân sự, cụ thể hóa quan điểm đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước để xác định đúng mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp huấn luyện, đào tạo cán bộ của quân đội hiện nay. Vì vậy, nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về huấn luyện cán bộ quân sự trong công tác đào tạo ở Học viện Quốc phòng là có ý nghĩa rất quan trọng và thiết thực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Với tinh thần đó, tôi chọn đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về huấn luyện cán bộ quân sự và vận dụng vào công tác đào tạo cán bộ ở Học viện Quốc phòng hiện nay làm luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài, người sáng lập, lãnh đạo
và rèn luyện Đảng ta, người Cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhândân Việt Nam Suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Ngườiluôn chăm lo đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo cán bộ, trong đó có cán bộchỉ huy của Quân đội nhân dân Việt Nam Tư tưởng của Người về huấnluyện cán bộ quân sự, là một trong những nội dung quan trọng, một bộphận không thể tách rời với tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và hệ thống
tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vị trí, vai trò của độingũ cán bộ, vì "cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy Nếu dây chuyền khôngtốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt Cán bộ
là những người đem chính sách của Chính phủ, của đoàn thể thi hành trongnhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiệnđược" [55, tr 54] Người khẳng định: "Cán bộ là gốc của mọi công việc",
"công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém", "Huấnluyện cán bộ là công việc gốc của Đảng" [57, tr 269]
Với ý nghĩa đó, Người luôn quan tâm đến việc huấn luyện, đào tạocác thế hệ cán bộ cho cách mạng, cho quân đội ta, trong số đó có nhiềuđồng chí đã trở thành những cán bộ cốt cán - lãnh tụ xuất sắc cả về chínhtrị và quân sự của cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ
Tư tưởng Hồ Chí Minh về huấn luyện cán bộ quân sự vừa có tínhkhoa học sâu sắc lại vừa có tính thực tiễn cao Nó mang tính hệ thống, hếtsức phong phú thể hiện rõ: từ vị trí, vai trò mục đích đến nội dung, phươngpháp huấn luyện; từ việc mở lớp đến việc dạy, việc học…, lĩnh vực nào
Trang 2Người cũng có những lời chỉ bảo ân cần, thấu đáo Tư tưởng quý báu đócủa Người có giá trị bền vững cho hôm nay và cả mai sau đối với sựnghiệp giáo dục, đào tạo cán bộ của Đảng ta và Quân đội ta.
Bước vào công cuộc đổi mới hiện nay, nhiệm vụ xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đặt ra yêu cầu mới đối với cán bộcủa Đảng nói chung, đội ngũ cán bộ cao cấp trong quân đội nói riêng Do
đó, việc giáo dục, đào tạo cán bộ có kiến thức toàn diện, nhất là nâng caonhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lốichính sách của Đảng ngày càng được coi trọng, trở thành yêu cầu rất cấpbách đối với các nhà trường quân đội
Học viện Quốc phòng là một trong hai trung tâm giáo dục, đào tạocán bộ tầm quốc gia, là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học về quân sự,quốc phòng của đất nước, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Học viện được Chính phủgiao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan chỉ huy, tham mưu cao cấp,chiến dịch, chiến lược; quân sự địa phương; cán bộ giảng dạy, cán bộnghiên cứu khoa học quân sự; đào tạo cao học, nghiên cứu sinh về khoahọc quân sự; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh
và tương đương, cán bộ lãnh đạo thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước vàđoàn thể Trung ương; nghiên cứu khoa học quân sự và nghệ thuật quân sự;hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cao cấp quân sự
Đối tượng học tập, nghiên cứu tại Học viện là những cán bộ trung,cao cấp được lựa chọn trong các đơn vị quân đội, trong các cơ quan Đảng,Nhà nước, cán bộ chủ chốt các tỉnh (thành phố), các cơ quan đoàn thểTrung ương đã được đào tạo ở các trường khác nhau; có kinh nghiệm thựctiễn lãnh đạo, quản lý, chỉ huy, điều hành; có bản lĩnh chính trị vững vàng,
có năng lực tư duy theo cương vị công tác Sau học tập trở thành người cán
bộ có đủ phẩm chất, trí tuệ, trình độ, năng lực tiêu biểu, có khả năng tổ
Trang 3chức thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, theo quan điểm, đường lối, nhiệm vụ cách mạngcủa Đảng trong mỗi thời kỳ
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của
Bộ Quốc phòng, Học viện Quốc phòng đã đào tạo được đội ngũ cán bộ caocấp đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ xây dựng quân đội, góp phần giữvững hòa bình, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Học viện đượcĐảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng đánh giá luôn hoàn thành tốt mục tiêu,chương trình đào tạo, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ cao cấp của Quânđội không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, làm nòng cốt xây dựng quân độicách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại Năm 2007, Học viện
Quốc phòng được Đảng và Nhà nước ta tuyên dương danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ đổi mới".
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ của Học viện Quốcphòng có bước phát triển với yêu cầu ngày càng cao Để hoàn thành tốtnhiệm vụ, Học viện Quốc phòng cần phải được xây dựng vững mạnh toàndiện, nâng cao chất lượng huấn luyện, đào tạo và nghiên cứu khoa học Kếtquả huấn luyện, đào tạo cán bộ quân đội ở Học viện Quốc phòng phụ thuộcrất lớn vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước mà thường xuyên, trựctiếp là Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; nhất là phụ thuộc vào quátrình vận dụng phù hợp, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về huấnluyện cán bộ quân sự, cụ thể hóa quan điểm đường lối của Đảng, chínhsách của Nhà nước để xác định đúng mục tiêu, chương trình, nội dung,phương pháp huấn luyện, đào tạo cán bộ của quân đội hiện nay
Vì vậy, nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về huấn
luyện cán bộ quân sự trong công tác đào tạo ở Học viện Quốc phòng là
có ý nghĩa rất quan trọng và thiết thực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay Với tinh thần đó, tôi chọn đề tài: " Tư
Trang 4tưởng Hồ Chí Minh về huấn luyện cán bộ quân sự và vận dụng vào công tác đào tạo cán bộ ở Học viện Quốc phòng hiện nay" làm luận văn
thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Hồ Chí Minh học
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đào tạo, huấn luyện cán bộ nói chung, cán bộ quân đội nói riêng làcông tác có tầm quan trọng đặc biệt của Đảng, của quân đội Vấn đề đó đãđược nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu:
Trước hết, phải kể đến các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ ChíMinh về huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng, trong đó có cán bộ quân sựcủa các nhà khoa học, như:
- Cuốn "Hồ Chí Minh với vấn đề đào tạo cán bộ" của GS Đức Vượng
(1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, đã trình bày quan điểm của Chủtịch Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ, về yêu cầu đào tạo và sử dụng cán bộphục vụ sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng
- Nhân dịp kỷ niệm 50 năm, ngày truyền thống của Học viện Chínhtrị Quốc gia Hồ Chí Minh (9/1999), Học viện đã tổ chức Hội thảo khoa
học: "Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ" gồm
68 bài tham luận khoa học của các tác giả (các công trình tham gia Hộithảo đã được in thành kỷ yếu lưu tại Viện Hồ Chí Minh) Trong khuôn khổcủa bài tham luận, các báo cáo đã nêu lên được những quan điểm của HồChí Minh về đào tạo, huấn luyện cán bộ, trên cơ sở đó vận dụng vào côngtác đào tạo huấn luyện cán bộ trong các lĩnh vực
- Cuốn "Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ" của
PGS.TS Bùi Đình Phong (2002), Nxb Lao động, Hà Nội, đề cập nhiều vấn
đề về cán bộ cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh Trong đó, tác giảphân tích sâu sắc quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ,công tác cán bộ, huấn luyện cán bộ trong thực tiễn để trở lại phục vụ cách
Trang 5mạng Đồng thời, làm nổi bật việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán
bộ và công tác cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước
- Cuốn sách "Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" do GS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm (chủ biên),
(2003) đã tập trung lý giải, hệ thống hóa các căn cứ khoa học của việc nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốtcác cấp, từ đó đưa ra những kiến nghị về phương hướng, giải pháp nhằmcủng cố, phát triển đội ngũ này cả về chất lượng và số lượng phù hợp vớiyêu cầu hiện nay
- Cuốn "Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo" (2007) của PGS.TS Lê
Văn Tích, TS Nguyễn Thị Kim Dung (biên tập) là tập hợp các bài báo khoahọc của các tác giả bàn những vấn đề chung nhất của quan điểm Hồ Chí Minh
về giáo dục, đào tạo và vận dụng trong đào tạo, huấn luyện cán bộ hiện nay,phục vụ cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh
Bên cạnh đó, mảng sách đề cập đến đào tạo cán bộ quân sự gồm có:
- Cuốn sách: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng quân đội nhân dân" (1996) của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, là tập hợp các tham luận
của nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà lãnh đạo, chỉ huy trong và
ngoài quân đội, tại Hội thảo khoa học: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng quân đội - xây dựng quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh" nhân kỷ
niệm 50 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (12-1994, tại HàNội) Trong tập kỷ yếu này, cũng có bài đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh
về huấn luyện cán bộ, nhưng chủ yếu là về đào tạo cán bộ chuyên môn kỹthuật và hậu cần
Trang 6- Cuốn sách: "Xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới" của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân
Việt Nam (2004), bước đầu có đề cập đến cơ sở lý luận, thực tiễn, thực trạng,yêu cầu, giải pháp xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quân đội trong thời kỳmới, nhưng nội dung đề cập chỉ giới hạn đến đối tượng cán bộ cấp cơ sở
- Kỷ niệm 115 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trường Sĩquan Lục quân I và Viện Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức hội thảo và
xuất bản kỷ yếu khoa học: "Hồ Chí Minh với sự nghiệp đào tạo cán bộ quân sự, đào tạo cán bộ quân sự theo tư tưởng Hồ Chí Minh" (2005) Cuốn
sách tập hợp các bài viết của các tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp, các học viện,nhà trường quân đội bàn về Hồ Chí Minh với sự nghiệp đào tạo cán bộquân sự và đào tạo cán bộ quân sự theo tư tưởng Hồ Chí Minh Tuy nhiên,các bài viết trên cũng mới chỉ đề cập từng vấn đề nhỏ trong tư tưởng củaNgười về đào tạo, huấn luyện cán bộ quân sự và vận dụng trong đào tạocán bộ cấp cơ sở, cán bộ chuyên môn kỹ thuật…
Đồng thời, trong những năm gần đây, vấn đề huấn luyện, đào tạocán bộ quân sự trong quân đội và ở Học viện Quốc phòng cũng đã có một
số tổ chức, nhà khoa học nghiên cứu ở các góc độ, cấp độ khác nhau, trong
đó có một số đề tài, bài báo tiêu biểu như:
- Đề tài tập thể của Học viện Quốc phòng: "Nâng cao chất lượng đào tạo ở Học viện Quốc phòng thời kỳ mới"(2003) Công trình đã tập
trung phân tích thực trạng công tác đào tạo và đề ra những giải pháp cơ bảnnhằm nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ cao cấp của Quân đội nhân dânViệt Nam ở Học viện Quốc phòng thời kỳ mới
Ngoài ra còn có một số bài nghiên cứu như:
- Lê Văn Dũng với bài: "Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược ở Học viện Quốc phòng thời kỳ mới", Tạp chí Nghệ thuật quân sự Việt Nam, số 6, 2006 Bài viết đã đề ra một
Trang 7số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ cấp chiến dịch,chiến lược ở Học viện Quốc phòng Trong đó, tác giả nêu chú ý đến các giảipháp như: xác định mục tiêu, đổi mới nội dung, chương trình, bồi dưỡng đàotạo đội ngũ cán bộ, giảng viên
- Phạm Xuân Hùng có bài: "Phát huy truyền thống 30 năm, Học viện Quốc phòng tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng huấn luyện - đào tạo cho các đối tượng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao",
Tạp chí Nghệ thuật quân sự Việt Nam, số 6, 2006 Bài viết đã đề ra một sốgiải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ ở Học viện Quốcphòng Tác giả nhấn mạnh đến việc tiếp tục xác định, hoàn thiện mục tiêu đàotạo ở Học viện Quốc phòng
- Hà Huy Thông có bài: "Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo ở Học viện Quốc phòng thời kỳ mới", Tạp chí Nhà trường Quân đội, số 6,
2006 Bài viết đã tập trung phản ánh thực trạng về đối tượng, chương trình,nội dung đào tạo và nêu lên ba giải pháp cơ bản nhằm đổi mới, nâng caochất lượng đào tạo ở Học viện Quốc phòng Trong những giải pháp đó,đáng chú ý là tác giả đã coi trọng việc đổi mới nội dung chương trình, xâydựng đội ngũ cán bộ giảng viên, đầu tư cơ sở vật chất huấn luyện
- Đinh Thế Hùng có bài: "Một số giải pháp chính nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ các cấp trong Quân đội", Tạp chí Nhà trường Quân
đội, số 6, 2006 Bài viết bước đầu đề xuất được một số giải pháp cơ bảnnhằm nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ các cấp trong Quân đội nhân dânViệt Nam hiện nay…
Ngoài ra, còn một số luận án tiến sĩ, luận văn cao học đề cập đếnvấn đề này:
Về luận án tiến sĩ có công trình: "Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay", (1999), Hà Nội,
của nghiên cứu sinh Ngô Huy Tiếp Luận án đã tập trung phân tích cơ sở lý
Trang 8luận, thực tiễn và những luận cứ khoa học nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ
cơ sở của Quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ mới
Về luận văn cao học có các công trình:
- "Về giáo dục - đào tạo bồi dưỡng cán bộ quân đội trong thời kỳ mới", của Nguyễn Thiên Hùng, Hà Nội, 1997 Luận văn đã tập trung phân
tích thực trạng và nêu lên những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượngđào tạo, bồi dưỡng cán bộ Quân đội nhân dân Việt Nam
- "Về xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược trong thời
kỳ mới", của Hà Minh Thám, Hà Nội, 2002 Luận văn đã tập trung phân
tích thực trạng và nêu lên những giải pháp cơ bản nhằm xây dựng đội ngũcấp chiến dịch, chiến lược của Quân đội nhân dân Việt Nam
- "Về xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới", của Trương Đình Quý, Hà Nội, 2004 luận văn đã tập trung
phân tích thực trạng và nêu lên những giải pháp cơ bản nhằm xây dựng độingũ cán bộ quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới
Nhìn chung, các công trình nêu trên đã đề cập nhiều quan điểm củachủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, đào tạo cán bộcũng như một số nội dung, yêu cầu và những giải pháp trong việc vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh vào huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng nóichung, cán bộ quân sự nói riêng hiện nay Tuy nhiên, chưa có công trình,
đề tài nào nghiên cứu có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về huấn luyện cán
bộ quân sự và vận dụng vào công tác đào tạo cán bộ cao cấp quân đội ởHọc viện Quốc phòng
Trên cơ sở tiếp thu, nghiên cứu và kế thừa những thành quả khoahọc đó, tác giả đi sâu nghiên cứu làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về huấnluyện cán bộ quân sự - một khía cạnh nhỏ trong toàn bộ tư tưởng củaNgười về cán bộ và công tác cán bộ và vận dụng tư tưởng đó vào công tácđào tạo cán bộ của Quân đội ở Học viện Quốc phòng hiện nay
Trang 93 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung làm rõ nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ ChíMinh về huấn luyện cán bộ quân sự và vận dụng vào công tác đào tạo cán
bộ ở Học viện Quốc phòng hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về
huấn luyện cán bộ quân sự
- Phân tích làm rõ hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về huấnluyện cán bộ quân sự
- Nêu được thực trạng công tác huấn luyện cán bộ Quân đội ở Họcviện Quốc phòng trong tình hình hiện nay Từ đó, nêu lên yêu cầu và đề xuấtnhững giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao hiệu quảcủa công tác đào tạo cán bộ Quân đội ở Học viện Quốc phòng hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Là hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về huấn luyện cán bộ quân
sự và việc vận dụng những quan điểm đó vào đào tạo cán bộ quân đội ởHọc viện Quốc phòng hiện nay
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về huấn luyện cán bộ quân sự và vận dụngvới đối tượng đào tạo cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược ở Học viện Quốc phòng
- Thời gian khảo sát, nghiên cứu: từ 1997 đến 2007
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống những quan điểm, nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác huấn
Trang 10luyện nói chung và trong lĩnh vực quân sự nói riêng; hệ thống quan điểmcủa Đảng Cộng sản Việt Nam về sự nghiệp giáo dục - đào tạo, về xây dựngnhà trường quân đội, về công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội,đặc biệt là về cán bộ và công tác cán bộ trong Quân đội nhân dân ViệtNam; các chỉ thị, nghị quyết của Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốcphòng, Tổng cục Chính trị, của Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện Quốcphòng về giáo dục - đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ cao cấp Quân độinhân dân Việt Nam.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận Mác - Lênin, đề tài sử dụng phươngpháp lôgíc - lịch sử, đồng thời sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích,thống kê, so sánh, đối chiếu…
6 Đóng góp mới của luận văn
- Góp phần làm sáng tỏ thêm những quan điểm cơ bản của Hồ ChíMinh về công tác huấn luyện cán bộ quân sự; đặc biệt là huấn luyện cán bộcao cấp của Quân đội
- Phân tích, lý giải sâu sắc sự cần thiết đổi mới công tác huấn luyệncán bộ cao cấp của Quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Học viện Quốcphòng; trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nângcao chất lượng huấn luyện đội ngũ cán bộ ở Học viện Quốc phòng nói riêng
và của Quân đội ta nói chung
- Sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy cho đối tượngBồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh tại Học viện Quốc phòng; chomôn học Tư tưởng Hồ Chí Minh và công tác đảng, công tác chính trị trongcác học viện, nhà trường quân đội
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụlục, nội dung của luận văn có 2 chương, 4 tiết
Trang 11Chương 1
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH
VỀ HUẤN LUYỆN CÁN BỘ QUÂN SỰ
1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ HUẤN LUYỆN CÁN BỘ QUÂN SỰ
1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
Những năm 40 của thế kỷ XIX, C.Mác - Ph.Ăng ghen đã chỉ ra chogiai cấp vô sản thế giới sứ mạng lịch sử vẻ vang là "đào mồ chôn chủ nghĩa
tư bản", xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa - trong xã hội đó con ngườisống bình đẳng không còn chế độ người bóc lột người Để thực hiện thắnglợi nhiệm vụ to lớn đó, hai ông cho rằng giai cấp vô sản phải xây dựngđược đội ngũ cán bộ - những người đem lý luận cách mạng khoa học kếthợp với phong trào công nhân, lập nên tổ chức tiên phong của giai cấpmình C.Mác kết luận: Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những conngười sử dụng lực lượng thực tiễn trong công cuộc đấu tranh giải phóng
Kế thừa và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác, V.I Lênin đặc biệtcoi trọng công tác xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp cho phongtrào cách mạng Người cho rằng, khi Đảng chưa có chính quyền, vấn đềđào tạo cán bộ để lãnh đạo cuộc đấu tranh vũ trang lật đổ chính quyền tưsản là rất quan trọng Khi có chính quyền rồi thì vấn đề đào tạo cán bộ đểlãnh đạo xây dựng và bảo vệ xã hội mới càng trở nên quan trọng hơn Bởivì: "Trong lịch sử chưa hề có giai cấp nào lại có thể giành được quyềnthống trị, nếu như nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mìnhnhững lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong, có đủ khả năng tổ chức
và lãnh đạo phong trào" [43, tr 473] Vì vậy, trong quá trình lãnh đạo cách
Trang 12mạng, V.I Lênin rất quan tâm đến việc thành lập các trường đào tạo cán bộcách mạng.
Ngoài các trường đào tạo cán bộ sơ cấp, Người chỉ đạo tổ chức cáctrường quân sự cao cấp để đào tạo các cán bộ quân sự cấp cao như Họcviện của Bộ Tổng Tham mưu, các học viện pháo binh, công binh, hải quân,quân y, học viện kinh tế quân sự và các trường quân sự cao cấp khác Đểxây dựng đội ngũ giáo viên làm nòng cốt cho công tác đào tạo ở các trườngquân sự, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và V.I Lênin chỉ thị thành lậptrường Giảng viên của Quân khu Pêtơrôgrát để đào tạo cho Hồng quânnhững cán bộ giảng dạy chính trị, cán bộ tổ chức và cán bộ tuyên truyền,sau này trường đổi thành Học viện quân chính Nhờ đó, trong những năm
1918 - 1920 các học viện quân sự và các trường đại học quân sự cung cấpcho Hồng quân 4.538 cán bộ chỉ huy và thủ trưởng trung cao cấp có trình
độ chuyên môn cao
Đặc biệt, V.I Lênin hết sức quan tâm đến việc đào tạo cán bộ chỉhuy xuất thân từ công nông, quan tâm đến hoàn cảnh học tập của các họcviên và căn dặn họ "phải kiên trì học tập để nắm vững kiến thức quân sự.Người luôn luôn dạy các cán bộ chỉ huy phải thương yêu cấp dưới, vàNgười đã tự mình làm gương" [42, tr 102] V I Lênin còn chỉ rõ yêu cầu,phương thức đào tạo cán bộ chỉ huy không chỉ tiến hành trong các nhàtrường mà phải kết hợp với thực tiễn đấu tranh cách mạng hàng ngày.Người khẳng định: việc huấn luyện, đào tạo cán bộ tất yếu phải qua
"trường học thực tiễn" và yêu cầu Đảng cần đề bạt một cách có hệ thốngnhững người đã được thử thách qua thực tiễn vào các cương vị chỉ huy
Tóm lại, V.I Lê-nin cho rằng, cán bộ là đầy tớ của dân và họ không
có đặc quyền đặc lợi gì Họ là người trung thành với cách mạng, có bảnlĩnh chính trị vững vàng trước mọi khó khăn, có ý thức tổ chức kỷ luật cao,
Trang 13chấp hành nghiêm túc mọi chỉ thị, nghị quyết của Đảng; biết tiết kiệm,không tham ô, lãng phí, có quan hệ chặt chẽ với quần chúng, có năng lựchiểu biết về con người, quy tụ đoàn kết được tập thể; có nhiều kinh nghiệmcông tác ở lĩnh vực mà mình lãnh đạo, quản lý… Đó là những tiêu chuẩncần thiết nhất đối với một người cán bộ cách mạng trong điều kiện Đảngcầm quyền Đối với đội ngũ cán bộ quân đội, ngoài những tiêu chuẩn nêutrên, V I Lênin yêu cầu phải có những phẩm chất đặc biệt, đó là: "cươngnghị, có tinh thần quả quyết, mạnh dạn, có khả năng lãnh đạo thực tiễn vàđược nhiều người tín nhiệm nhất" [44, tr 491] thì mới đủ sức làm nòng cốtxây dựng quân đội, và tổ chức, chỉ huy chiến đấu thắng lợi.
Theo V.I Lênin, những phẩm chất nói trên không phải tự nhiên mà
có, nó là kết quả của quá trình đào tạo, huấn luyện thường xuyên và bền bỉ.Đồng thời kết hợp với rèn luyện thực tiễn mới hội đủ yêu cầu của ngườicán bộ lãnh đạo, quản lý tốt Đó là những kinh nghiệm quý báu được Chủtịch Hồ Chí Minh kế thừa, vận dụng một cách sáng tạo vào công tác đàotạo, huấn luyện cán bộ quân sự, chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa vũ tranggiành chính quyền của nhân dân ta
1.1.2 Kinh nghiệm huấn luyện quân sự của dân tộc
Tư tưởng quân sự nói chung, tư tưởng huấn luyện cán bộ quân sựcủa Hồ Chí Minh không chỉ có nguồn gốc từ học thuyết quân sự Mác -Lênin, mà còn bắt nguồn từ truyền thống quân sự đặc sắc của dân tộc Bởi
vì, kể từ khi bắt đầu một nhà nước sơ khai, nhân dân ta phải trực tiếp cầm
vũ khí chống ngoại xâm đến trên ngàn năm; thời gian còn lại cũng phảithường xuyên cảnh giác chống lại mọi mưu mô, hành động nhòm ngó, canthiệp, quấy phá, lấn chiếm của các thế lực ngoại bang Hoàn cảnh đặc biệt
ấy của dân tộc ta đã chi phối đến mọi lĩnh vực hoạt động xã hội, trong đó
có yêu cầu luyện quân, dạy quân, sẵn sàng chống giặc ngoại xâm
Trang 14Giá trị quân sự truyền thống của dân tộc trong cách rèn tướng, luyệnquân đáp ứng yêu cầu bảo vệ độc lập chủ quyền đã có từ lâu, song hìnhthành rõ nét từ thời Lý trở đi với một số đặc trưng cơ bản sau:
- Thường xuyên coi trọng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài quân sự phục
vụ sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Trong lịch sử dân tộc ta, người được liệt vào hàng nhân tài quân sựthường phải là những tướng giỏi Họ có những điểm chung là có tư duyquân sự sắc sảo, dày dạn trận mạc, lập được nhiều chiến tích hiển hách,được quần chúng công nhận, suy tôn, có uy tín và trách nhiệm lớn đối vớitướng sĩ dưới quyền Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Những tài năng quân sự và nhân tài quân sự đầu tiên trong lịch sửdân tộc ta về mặt phản ánh luận, qua hầu hết các thông tin, đều là những thủlĩnh quân sự của thị tộc, bộ lạc Vì thế phương thức phát hiện, tuyển chọn,đào tạo nhân tài quân sự cũng mặc nhiên nằm trong khuôn khổ của việcphát hiện, tuyển chọn, đào tạo các thủ lĩnh quân sự của xã hội [1, tr 74-76]
Do đó, yêu cầu trước tiên là phát hiện khả năng bẩm sinh (có sứckhỏe, có cơ thể to lớn, có biểu hiện năng khiếu về quân sự), được ghi nhậnmột vài công tích xuất sắc (đi săn giỏi, bơi tài, đẵn cây, vác đá tốt, hoặcgiao đấu thắng lợi) của cá thể giữa cộng đồng Kết hợp với việc thử thách,rèn luyện, thông qua các sinh hoạt cộng đồng với cá thể… để tuyển lựa.Tiêu chuẩn tuyển lựa chính là sự vượt trội của cá thể ai thắng, ai thua trongnhững cuộc thử thách, rèn luyện như thế Khi được cộng đồng tôn vinhthành thủ lĩnh quân sự, "nhà quân sự" sẽ có cả cuộc đời hoạt động giữacộng đồng và vì lợi ích cộng đồng
Những thế kỷ đầu công nguyên, trước nạn Bắc thuộc, đặc biệt là saucuộc xâm lược của Mã Viện, chúng giải thể "cơ cấu" văn minh và xã hộiĐông Sơn cổ truyền, chế độ thủ lĩnh quân sự truyền thống của nước Văn
Trang 15Lang - Âu lạc cũng bị thay đổi Nhiều thủ lĩnh quân sự trở thành thủ lĩnhvùng, sử cũ gọi là các "hào trưởng", "thổ hào", "thổ ty"… Đến thế kỷ thứ X,
đó là các "sứ quân" Các thủ lĩnh như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, rồi PhùngHưng, Mai Thúc Loan…, là những người như thế Trong thời kỳ lịch sửnày, đặc điểm nổi bật là: để chống Bắc thuộc, dân tộc ta đã vận dụng có
hiệu quả một phương thức giữ nước truyền thống, cố gắng giữ sắc thái bản ngã đã hình thành từ thời các vua Hùng, để dựa vào đó không cho kẻ thù
ngoại bang đồng hóa Trên nền của sự bảo lưu "cơ cấu" đó, việc đào tạo,tuyển lựa nhân tài quân sự của dân tộc ta vẫn theo phương thức cũ, nhưng
có thêm một tiêu chuẩn là phải có ý chí, có quyết tâm chống giặc ngoạixâm để khôi phục "nghiệp xưa họ Hùng"
Từ sau thế kỷ X, khi hình thành phát triển nhà nước phong kiếntrung ương tập quyền thì vấn đề phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡngnhân tài quân sự cũng phát triển và chặt chẽ hơn, nhưng vẫn tuân thủnhững điểm chung đã nêu ở trên
- Quan tâm và khuyến khích các hình thức tổ chức trường lớp để huấn luyện nhân tài quân sự.
Từ những khảo cứu khoa học, các tài liệu đã khẳng định chắc chắnrằng, các trường lớp dạy võ - các lò võ trong dân gian, do dân tự tổ chức ởcác làng bản, có từ thời Hùng Vương, và như thế là có trước các lớp họcchữ, học văn, trước các trường của nhà nước Hình thức tổ chức các trườnglớp dân lập bằng việc huy động sức dân là phổ biến đã đào tạo nên những
võ tướng trụ cột của triều đình thời Hùng Vương - An Dương Vương, cáclãnh tụ khởi nghĩa thời Bắc thuộc… Các vua buổi đầu thời phong kiến độclập: Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Công Uẩn… đều vốn là những
võ tướng được rèn tập dân dã ở làng, ở chùa như vậy Cho đến sau này, khinhà nước đã lập ra các trường quốc lập thì trường dân lập vẫn là phổ biến,đào tạo ra số đông nhân tài, trong đó có các nhân tài quân sự Lịch sử còn
Trang 16ghi rõ những năm 931 (Tân Mão), khi nhà Nam Hán chiếm được GiaoChâu nhưng chính quyền đô hộ của chúng chỉ kiểm soát ở thành Đại La vàmột số vùng xung quanh Tại các địa phương, quyền cai trị vẫn thuộc vềcác hào trưởng và tướng lĩnh của họ Khúc Họ tích cực xây dựng lựclượng, chờ thời cơ nổi dậy đánh đuổi quân xâm lược Tiêu biểu hơn cả làlực lượng của hào trưởng Dương Đình Nghệ ở làng Ràng thuộc châu Ái(tức Dương Xá, nay thuộc xã Thiệu Dương, huyện Đông Sơn, tỉnh ThanhHóa) Ông nuôi dưỡng 3000 "con nuôi" trong nhà, ngày đêm luyện tập, chờngày tiến ra Giao Châu đánh đuổi quân Nam Hán Lò võ họ Dương trởthành nơi tụ "nghĩa" của các hào kiệt trong nước…
Thời Trần, con em các vương hầu, kể cả các hoàng tử đều phải học
cả văn, võ và sau này hầu hết đều là những quan tướng giỏi cả việc trị nướclẫn việc cầm quân, như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật Các vua triều Trần khi có chiến tranh đều có thể cầm quân đánh giặc
Thời Lê, Giảng Võ đường được củng cố, mở rộng hơn, thành trungtâm huấn luyện, thi đấu, duyệt quân, có trường đấu, trường bắn, có điệnGiảng Võ là nơi vua ngự duyệt quân và xem bắn…
- Nội dung huấn luyện nhân tài trong các võ đường của nhà nước, của nhân dân có tính toàn diện
Nội dung huấn luyện nhân tài quân sự của dân tộc ta trong truyềnthống mang nội dung tổng hợp cả kinh tế, quốc phòng - an ninh, văn hóa vàxây dựng con người Căn cứ vào điều kiện thực tiễn, các môn luyện tập, thitài chủ yếu là các môn chạy, bơi, vật, đánh côn, quyền, đao, kiếm, đuangựa, đua thuyền, bắn cung, nỏ… Ngay các trường dân lập, nhiều khi họcngoài giờ và đơn sơ như vậy, nhưng ngoài dạy võ thì lòng dũng cảm, kỷcương, xả thân vì nghĩa, quan hệ thầy trò, bạn hữu, đạo trung hiếu… rấtđược coi trọng "Qua đó người học có thể lực, có nghị lực và nhân cáchtrong lao động sản xuất, đua tài tại các lễ hội, các cuộc thi thể thao, chống
Trang 17trộm cướp, tự vệ, giữ nhà, giữ làng và sung vào quân ngũ các ngạch quânthường trực, quân địa phương hoặc dân binh" [38, tr 71-73] Thời Lý, thổbinh (quân địa phương vùng dân tộc ít người) có tới hàng vạn, dưới sự chỉhuy của các tướng lĩnh người dân tộc đã góp phần quan trọng vào thắng lợicủa cuộc kháng chiến chống Tống Trong cuộc kháng chiến chống Nguyênthời Trần, ngoài lực lượng quân cấm vệ, túc vệ của triều đình, quân địaphương ở các lộ vùng đồng bằng Bắc Bộ, các Vương con của Trần QuốcTuấn đã huy động và chỉ huy cũng đến vài chục vạn người Ở hai ChâuHoan, Diễn (Thanh Hóa, Nghệ An) cũng có thể huy động được mươi vạn.Đây là chưa kể gia binh của các Vương hầu, có nhà tới hàng nghìn người.
Những đơn cử như trên cho thấy, ông cha ta xưa đặc biệt coi trọngviệc tổ chức huấn luyện quân sự, huấn luyện trong nhân dân để đáp ứngnhững điều kiện riêng của một dân tộc nhỏ liên tục đương đầu với những
kẻ thù lớn mạnh Trong huấn luyện ở Giảng võ đường, nơi đào tạo cáctướng lĩnh, nội dung huấn luyện rất phong phú và chính quy Có thể nêulên một số nội dung huấn luyện quân sự chủ yếu sau:
+ Học binh pháp - lý luận quân sự của Trung Quốc và Việt Nam
Đơn cử, thời Trần trong huấn luyện đã cho người học Vũ Kinh Thất Thư - là 7 cuốn sách kinh điển về võ, tuyển lựa từ hàng trăm trước tác
quân sự Trung Quốc từ thời Xuân Thu đến thời Tống, trong đó coi binh
pháp Tôn Vũ và binh pháp Ngô Khởi là quan trọng nhất; học Binh gia diệu
lý yếu lược và Vạn kiếp tông bí truyền thư của Trần Quốc Tuấn Đáng chú
ý trong huấn luyện là: cùng với nghệ thuật quân sự truyền thống dân tộc, cóhọc hỏi tiếp thu lý luận của các nhà quân sự Trung Quốc, nhưng các bậctiền bối đã có quan điểm độc lập là xây dựng lý luận quân sự Việt Nam phùhợp với những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc Vì thế, trongbinh pháp của hai nước Trung Quốc và Việt Nam có nhiều điều khác nhaulớn: một bên dùng kế đánh nhanh thắng nhanh, một bên đánh lâu dài; bên
Trang 18kia đánh trường trận, bên này dùng đoản binh, "lấy đoản chế trường là sự thường của binh pháp"; một bên trọng kỵ binh, một bên hay dùng thủy
chiến…Binh pháp gồm nhiều nội dung như các phép kỳ chính phân hợp; các thế trận lớn - nhỏ, vuông - tròn, cong - gẫy; các cách đánh tiến -giữ - lui - vây - phá; cách đánh ở những điều kiện địa thế thời tiết khác nhau;thủy chiến, sơn chiến, hỏa công, tượng binh, kỵ binh, bộ binh; các phươngpháp hành quân, đồn trú, cách dùng gián điệp…
-+ Học võ nghệ, chiến thuật, kỹ thuật, các bài múa khiên, đánh kiếm,phi ngựa, cưỡi voi, bắn cung, bắn nỏ, chế tác và sử dụng vũ khí, quântrang, quân dụng, cách bắc cầu vượt sông, cách dùng hiệu lệnh…
+ Học cách tuyển lựa, huấn luyện, quản lý, sử dụng binh sĩ
Trong huấn luyện tướng lĩnh dưới quyền và sĩ tốt thì vừa huấn luyệnquân sự vừa giáo dục chính trị - tinh thần Như lời Nguyễn Trãi: Ngoài dạydùng phép ngồi, đứng, tiến, lui, còn hun đúc những điều nhân nghĩa Tronggiáo dục chính trị, nêu rõ tính chất chính nghĩa, mục tiêu cao cả của cuộckháng chiến và hoạt động xả thân chiến đấu của người chiến binh; giáo dụclòng yêu nước, căm thù giặc, tinh thần đoàn kết chiến đấu, quyết tâm rèntập võ nghệ… Bài thơ tuyên ngôn độc lập của Lý Thường Kiệt, bài "Hịchtướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn, bài "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi…
là những điển hình của nội dung đó
Một hình thức rất quan trọng của việc huấn luyện quân sự của dântộc ta là diễn tập quân sự Ở các địa phương thì mỗi phiên (từng đợt tậptrung quân) đều có điểm duyệt đội ngũ và tập dượt các phương án, tùy theonhiệm vụ được giao Các vua nhà Trần, nhà Lê thường xuống các đạoduyệt quân tập trận Ở trung ương thì vài năm một lần, hoặc khi chuẩn bịchống ngoại xâm, có tổng điểm duyệt quân số, khả năng chiến đấu củaquân đội, sự phối hợp trong triều đình, các địa phương và nhân dân cùnglực lượng vũ trang theo các phương án phòng chống kẻ thù
Trang 19Như vậy, để xây dựng quân đội mạnh, dân tộc ta đặc biệt quan tâm
giải quyết hai khâu then chốt: Thứ nhất, tuyển chọn và rèn luyện đội ngũ tướng lĩnh có năng lực chỉ huy, tài trí, trung thành, quân sĩ thiện chiến Thứ hai, giáo dục sự đoàn kết nhất trí, chung sức chung lòng của tướng sĩ để có
được "đội quân một lòng như cha con" [9, tr 77] Cả hai khâu then chốt đó,không những được tổ tiên ta đề cập trong binh pháp mà còn được vận dụngnhuần nhuyễn trong thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang trong các thời
kỳ lịch sử
Tóm lại, các triều đại Việt Nam xưa đã có nhận thức sâu sắc vai tròquan trọng của việc huấn luyện tướng sĩ và khuyến khích, bảo trợ trườnglớp trong nhân dân làm cơ sở vững chắc cho công cuộc giữ nước Nhờ đó,nền giáo dục quốc phòng đã sản sinh ra nhiều tướng soái lỗi lạc, nhiềungười tài kiêm văn võ, trở thành trụ cột của triều đình, đóng góp to lớntrong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc Công cuộc giáo dục đócòn đào tạo ra hàng vạn chiến binh - lực lượng chiến đấu trên chiến trường -góp phần quyết định vào chiến công chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc
Hiểu và nắm vững sâu sắc truyền thống quân sự của dân tộc, HồChí Minh vừa tiếp thu học thuyết quân sự Mác - Lênin, vừa kế thừa và pháttriển truyền thống quân sự của dân tộc, nhất là kinh nghiệm luyện tướng,dạy quân của cha ông lên một trình độ mới, phù hợp với đặc điểm của thờiđại chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc, bảo
Trang 20lực lượng vũ trang của nhiều nước, Người chọn lọc những nội dung tíchcực và phù hợp để phục vụ mục đích xây dựng đội ngũ cán bộ quân sự,chuẩn bị cho cuộc đấu tranh vũ trang giải phóng của dân tộc
Vì thế, Hồ Chí Minh đã tích cực nghiên cứu, chắt lọc những giá trịtrong di sản quân sự phương Đông cổ đại để giáo dục cho người cán bộ,chỉ huy quân sự Nếu như trong Hồ Chí Minh toàn tập, Người nhắc lạinhiều luận điểm, cách ngôn của Khổng Mạnh, ví như luận điểm "Tiên thiên
hạ ưu, hậu thiên hạ lạc" (lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ) được nhắc tới
14 lần ở những thời điểm khác nhau, với những cách diễn đạt khác nhau,thì chỉ trong khoảng thời gian không dài lắm (1941 - 1946), Người đã hailần dịch và giới thiệu nhiều luận điểm quân sự trong Binh pháp Tôn Tử đểhướng dẫn cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ta trong cuộc chiến tranh giảiphóng Hồ Chí Minh nêu rõ rằng:
Ông Tôn Tử là một người quân sự có tiếng nhất ở TrungQuốc Ông sinh hơn 2.000 năm trước Ngày nay chẳng nhữngtrường học Trung Quốc, mà những trường học quân sự các nướccũng lấy phép này làm gốc và ra sức nghiên cứu Vì phép ôngTôn Tử tuy đã lâu đời nhưng nguyên tắc đến nay vẫn là rất đúng.Nguyên tắc của Tôn Tử chẳng những dùng về quân sự đúng, màdùng về chính trị cũng rất hay [55, tr 513]
Đồng thời, Hồ Chí Minh còn tiếp thu, chọn lọc các giá trị tư tưởng
trong tác phẩm "Phép thuật làm tướng" của Gia Cát Khổng Minh Chính Người đã biên dịch và đặt tên là "Cách huấn luyện cán bộ quân sự của Khổng Minh" Trong tác phẩm này, Hồ Chí Minh biên dịch hết sức ngắn
gọn, súc tích, phù hợp với nhận thức và điều kiện Việt Nam, gồm 36 mụcrăn dạy người cán bộ quân sự
Tuy nhiên, trong tiếp thu chọn lọc giá trị huấn luyện cán bộ quân sựphương Đông, Chủ tịch Hồ Chí Minh có một thái độ rất khoa học, không
Trang 21đơn giản sao chép, vận dụng một cách giáo điều mà luôn luôn sáng tạo,phù hợp thực tiễn Người vận dụng nhiều mệnh đề, nhiều nguyên lý quân
sự của "binh pháp" cổ phương Đông Ví như, trong giáo dục cán bộ quânđội, nhất là cán bộ chỉ huy và cán bộ chính trị theo hình mẫu "người lãnhđạo, người đầy tớ của nhân dân", Hồ Chí Minh đã viện dẫn cách nói của
Khổng Minh trong sách "Phép thuật làm tướng" như:
Từ tiểu đội trưởng trở lên, từ tổng tư lệnh trở xuống, phảisăn sóc đời sống vật chất và tinh thần của đội viên, phải xem độiviên ăn uống như thế nào, phải hiểu nguyện vọng và thắc mắccủa đội viên Bộ đội chưa ăn cơn, cán bộ không được kêu mìnhđói Bộ đội chưa đủ áo mặc, cán bộ không được kêu mình rét Bộđội chưa đủ chỗ ở, cán bộ không được kêu mình mệt Thế mới làdân chủ, là đoàn kết, là tất thắng [47, tr 312]
Những câu nêu trên cho thấy, Người thông hiểu rất sâu sắc nội dungcốt lõi của tư tưởng quân sự phương Đông cổ đại và vận dụng nó phục vụcách mạng Việt Nam trong thời đại mới
Cùng với việc nghiên cứu, chọn lọc tiếp thu giá trị văn hóa quân sựphương Đông, Hồ Chí Minh còn chọn lọc tiếp thu những giá trị văn hóaquân sự phương Tây, nhất là kinh nghiệm đào tạo cán bộ chỉ huy quân sự
Do hoạt động nhiều năm trên quê hương Cách mạng Tháng Mười,Người có điều kiện nghiên cứu về Hồng quân Xô viết Người chỉ ra rằng,trải qua 15 năm "kiến thiết" trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, Hồngquân Xô viết đã trở thành một đội quân có tổ chức chặt chẽ, vũ khí tối tân,nhất là được huấn luyện chu đáo Đội quân đó trong những năm 1938 -
1939 đã đánh bại "phát xít Đức đã từng xưng hùng, xưng bá ở châu Âu"khiến phát xít Đức phải "hoảng vía", rồi đến bị chôn sống không ngóc đầulên được Lập được nhiều chiến công huy hoàng đó là do Hồng quân Xô
Trang 22viết có nhiều ưu điểm Người rút ra 4 ưu điểm của Hồng quân mà ta cần
học tập Thứ nhất, Hồng quân Xô viết "biết phép chiến đấu" Người phân
tích: Đây là một ưu điểm rất quan trọng Vì rằng, nếu chỉ dựa vào vũ khítối tân và binh lực mà không "biết phép chiến đấu" thì không thắng nổi đối
phương Do đó, họ rất coi trọng việc học tập và rèn luyện Thứ hai, Hồng
quân Xô viết được hưởng nền văn hóa giáo dục tốt đẹp Nhờ đó, các binh sĩ
ở các binh chủng kỹ thuật như pháo thủ, xe tăng, lái máy bay đều am hiểu
kỹ thuật, chiến thuật, làm chủ vũ khí, phương tiện chiến đấu Các côngviệc giáo dục đều nhằm nâng cao tinh thần binh sĩ khiến cho họ phát huy
được tài năng, do đó mà lập được chiến công oanh liệt Thứ ba, Hồng
quân Xô viết là đội quân có mối quan hệ đặc biệt giữa quân và dân: quândân nhất trí Trong Hồng quân, tướng lĩnh và binh sĩ đều là những con emcủa thợ thuyền, dân cày và trí thức Dựa vào nền tảng giai cấp công nôngcủa xã hội Xô viết, nên quân đội với nhân dân "cũng như anh em mộtnhà", có tinh thần đoàn kết cao Nhân dân Liên Xô chẳng những hăng hái
tham gia quân đội, mà còn tích cực ủng hộ, giúp đỡ quân đội Thứ tư, Hồng
quân Xô viết có những vị chỉ huy tối cao sáng suốt, đủ đức tài Nhờ đó,Hồng quân Xô viết lập được nhiều chiến công, hoàn thành nhiệm vụ đượcgiao [56, tr 221-223] Tóm lại, Hồng quân Xô viết có nhiều ưu điểm là dođược huấn luyện đầy đủ và chu đáo
Hồ Chí Minh không những nghiên cứu và rút ra kinh nghiệm củaHồng quân Xô viết về đào tạo cán bộ quân sự mà cả của Hồng quân TrungQuốc, kể cả kinh nghiệm của quân đội Quốc dân đảng Bởi như Người nói:
"Văn hóa của các dân tộc khác cần phải nghiên cứu toàn diện, chỉ có trongtrường hợp đó mới có thể tiếp thu nhiều hơn cho chính mình" [50, tr 517]
Quan điểm đó, được thể hiện rõ trong cuốn sổ chép những bài thơ Nhật ký trong tù (viết khi Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam từ
Trang 23tháng 8 năm 1942 đến tháng 9 năm 1943), ở những trang cuối là Mục đọcsách và Mục đọc báo Trong Mục đọc sách, Người ghi: "Những hiểu biết cơbản về quân sự" bao gồm các vấn đề xây dựng quân đội chính quy như: Tổchức biên chế, chỉ huy, kỷ luật, huấn luyện quân sự, giáo dục tư tưởng Bảnghi chép nêu: quân đội chính quy có tổ chức từ tiểu đội đến sư đoàn, quânđoàn; có "kỷ luật nghiêm minh", được chuẩn bị về "lương thực, vũ khí,thông tin liên lạc và về thể lực" Quân đội ấy phải có "động tác nhanh chóng,mệnh lệnh đơn giản, rõ ràng, thiết thực; hành động nhất trí, chính xác; thờichiến bình tĩnh như thời bình, thời bình khẩn trương và chịu đựng gian khổnhư thời chiến" Quân đội ấy phải xây dựng toàn diện "có phẩm chất trongsạch đáng kính", có khả năng cơ động, tích cực, bí mật, nội bộ đoàn kết, cán
bộ trung thực Trong quân đội ấy người chỉ huy phải đích thân làm đến cùngmọi việc, phải phấn đấu hoàn thành chức trách, đồng thời nhanh chóng khắcphục các thiếu sót trong công việc; đầu nghĩ, miệng nói, mắt nhìn, tay làm,chân đến, không sợ khó, sợ khổ, càng vất vả càng hăng hái, quyết tâm Quânđội ấy phải có hậu phương vững chắc, ở đó, một người làm việc bằng cả haingười; một ngày làm công bằng cả hai ngày, một vật dùng bằng hai vật.Quân đội ấy liên hiệp sự đồng tình lâu dài của thế giới với quốc gia dân tộc,đấu tranh cho hòa bình và chính nghĩa chung trên thế giới Muốn vậy, quânđội đó phải coi trọng việc huấn luyện, đào tạo cán bộ, chỉ huy quân sự
Đó là những kinh nghiệm quý báu của các nền văn hóa quân sự thếgiới mà Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu nước đã học tập, tíchlũy được, là một trong những cơ sở quan trọng để Người vận dụng sáng tạotrong đào tạo, huấn luyện cán bộ quân sự của cách mạng Việt Nam
1.1.4 Thực tiễn đấu tranh quân sự của cách mạng Việt Nam
Lịch sử Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XIX đến đầu những năm 30 củathế kỷ XX đã chứng minh rằng, con đường cải lương, cầu xin sự ban ơn
Trang 24của thực dân Pháp, hoặc chờ đợi sự chia sẻ từ nền văn minh "tự do, bìnhđẳng, bác ái" mà chúng nêu ra là hoàn toàn ảo tưởng.
Con đường bạo lực vũ trang để giành lại độc lập dân tộc không phải
là điều mới mẻ đối với truyền thống mấy nghìn năm dựng nước, giữ nướccủa dân tộc Việt Nam Kể từ khi thực dân Pháp xâm lược, nhiều nhà yêunước Việt Nam đã phát động cuộc đấu tranh bằng bạo lực nhằm đánh đuổi
kẻ thù giành lại độc lập dân tộc Tiêu biểu cho con đường bạo lực thời kỳnày là phong trào Văn Thân, Cần Vương, Yên Thế, Việt Nam quang phụchội và Việt Nam Quốc dân Đảng… Tuy nhiên, tất cả các phong trào ấy đều
bị thất bại bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có sự thiếu hụt một đội ngũ cán
bộ lãnh đạo cả về chính trị và quân sự
Bởi vậy, sau khi tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đườnggiải phóng cho đồng bào mình khỏi thân phận nô lệ, Hồ Chí Minh đã chủđộng, tích cực xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt cho cách mạngViệt Nam Người không chỉ lựa chọn gửi thanh niên đi học trong cáctrường chính trị, quân sự ở nước ngoài mà còn trực tiếp mở lớp huấn luyệnchính trị cho cán bộ trẻ tuổi Việt Nam Học xong, phần lớn học viên được
cử về nước hoạt động gây dựng cơ sở cách mạng, tích cực vận động, tuyêntruyền, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)
Đặc biệt, từ khi về nước (1941) cùng Trung ương Đảng trực tiếplãnh đạo cách mạng Hồ Chí Minh rất chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộquân sự cho lực lượng vũ trang, Người chỉ rõ: "Việc đào tạo cán bộ nay đãthành công tác gấp rút, không thể bỏ qua một giờ phút Tất cả các cấp bộchỉ huy của Đảng phải đặc biệt chú ý công tác này" [2, tr 211]; đồng thờinhấn mạnh vấn đề đào tạo cán bộ chính trị, quân sự "đủ năng lực và kinhnghiệm, đủ sức chỉ huy và xoay xở tình thế" [11, tr 130] Từ đó, Hồ ChíMinh đã chỉ thị cử nhiều cán bộ đi học quân sự ở nước ngoài, như giao chođồng chí Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp chọn những thanh niên ưu
Trang 25tú gửi đi học lớp "Đệ tứ chiến khu vô tuyến điện, điệp báo viên" tại LiễuChâu (Quảng Tây - Trung Quốc) do Trương Phát Khuê - Tư lệnh đệ tứchiến khu tổ chức Nhân dịp này, nhằm động viên thanh niên đi học quân
sự, Người viết bài thơ 44 câu nhan đề: "… Hoan nghênh thanh niên đi họcquân sự", trong đó có đoạn:
Muốn đánh Nhật, muốn đánh Tây,Thanh niên ta phải ra đây học hành
Một là học việc nhà binhHai là học biết tình hình người ta
Thanh niên là chủ nước nhàPhải cho oanh liệt mới là thanh niên [77, tr 548]
Cuối năm 1941, Tổng bộ Việt minh chọn 30 người, trong đó có HoàngVăn Thái, Hoàng Minh Thảo, Đàm Quang Trung, Vũ Lập, Nam Long, ThanhPhong… đi học lớp Tham mưu ở Trường quân sự Liễu Châu do Trung tướngDương Kế Vinh làm hiệu trưởng Trước khi lên đường, Người căn dặn "cảđoàn phải cố gắng học tập quân sự, sử dụng thành thạo các loại vũ khí" [5, tr.74] Cùng với việc cử nhiều cán bộ đi học quân sự ở nước ngoài, từ giữanăm 1941, Người chỉ thị mở nhiều lớp huấn luyện chính trị, quân sự ngắnhạn cho các bộ đội địa phương Người trực tiếp tham gia giảng bài, truyềnđạt các nội dung về tình hình thế giới, trong nước, nhiệm vụ cách mạng,năm bước công tác quần chúng, chiến thuật du kích
Từ đầu năm 1942, Hồ Chí Minh giao cho Đảng bộ Cao Bằng mởnhiều lớp huấn luyện quân sự cấp tỉnh (gọi là lớp quân chính) để đào tạocán bộ quân sự cho phong trào Thực hiện nhiệm vụ Người giao, Tỉnh ủyCao Bằng đã mở được 4 khóa quân chính Nội dung chủ yếu ở các khóahọc gồm cả chính trị và quân sự; riêng về quân sự chủ yếu học chiến thuậtquân sự và kiến thức cơ bản về sử dụng vũ khí Các học viên sau khi đào
Trang 26tạo, được giao nhiệm vụ trở về các địa phương mở các lớp huấn luyện, tổchức lực lượng vũ trang các cấp.
Sau Hội nghị quân sự Bắc kỳ (họp từ ngày 15 đến 20 tháng 4 năm 1945)
Hồ Chí Minh đã ra chỉ thị thành lập Trường Quân chính kháng Nhật (tiềnthân của Trường sĩ quan lục quân I ngày nay) Ngày 25 tháng 6 năm 1945,Trường Quân chính kháng Nhật khai giảng khóa I tại xóm Khuổi Kịch, xãTân Trào, châu Tự Do (Tuyên Quang) Sự ra đời của Trường Quân chínhkháng Nhật, góp phần đáp ứng nhu cầu mới về đội ngũ cán bộ chỉ huychiến đấu và xây dựng lực lượng vũ trang làm nòng cốt cùng với nhân dânthực hiện Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thắng lợi
Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, do nhu cầu xây dựng quânđội đáp ứng đòi hỏi của cách mạng trong tình hình mới, năm 1946 Bác Hồchỉ thị thành lập ngay trường quân sự theo nền nếp chính quy Bác nêu rõ:
"Đây là trường quân sự đầu tiên theo khuôn phép nhà binh chính quy củanước Việt Nam dân chủ cộng hòa Phải tổ chức tốt, quản lý tốt, dạy tốt, học tốt,tập luyện tốt Phải có quy củ, có nền nếp, thành truyền thống" [67, tr 400-401], Bác đặt tên cho trường là "Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn"
Như vậy, với nhãn quan chính trị sắc sảo, sáng suốt, Hồ Chí Minh
đã tiếp thu sáng tạo các giá trị truyền thống và tinh hoa nhân loại hìnhthành nên những quan điểm về huấn luyện cán bộ quân sự Người đã nêulên những quan điểm mới trong việc giáo dục đào tạo con người mà trongcuộc sống, chính Người cũng là một tấm gương sáng cho việc học tập, rènluyện để trở thành con người tốt, người cán bộ tốt của Đảng và nhân dân.Đồng thời, từ những hoạt động thực tiễn cách mạng phong phú, tư tưởng
Hồ Chí Minh về đào tạo, huấn luyện cán bộ đã trở thành một hệ thống hếtsức hoàn chỉnh và sâu sắc mà Người để lại cho chúng ta hôm nay và maisau Đó là những tri thức lý luận được Người khái quát, đúc rút ra từ chínhthực tiễn công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ cho cách mạng Việt Nam
Trang 271.2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ HUẤN LUYỆN CÁN BỘ QUÂN SỰ
1.2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về tầm quan trọng của huấn luyện cán bộ quân sự
Đề cập đến vấn đề huấn luyện cán bộ, Hồ Chí Minh luôn khẳng địnhcông tác đào tạo, huấn luyện cán bộ là việc có tầm quan trọng đặc biệt, bởivì: "Cán bộ là tiền vốn của Đoàn thể, có vốn mới làm ra lãi Bất cứ chínhsách, công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công, tức là có lãi Không cócán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn" [58, tr 46] Huấn luyện chính là làmcho "vốn" có giá trị và nguồn vốn không bao giờ cạn cho các tổ chức, đoànthể Như vậy, huấn luyện được coi như là quá trình tích lũy vốn để có cán
bộ tốt Công việc cách mạng rất cần cán bộ tốt, yếu tố quyết định để xâydựng đường lối đúng đắn, là điều kiện tiên quyết đưa sự nghiệp cách mạng
đi đến thắng lợi Trái lại, không có đội ngũ cán bộ tốt thì chính sách, đườnglối có đúng cũng khó có thể biến thành hiện thực Muốn biến đường lối,chính sách thành hiện thực cần phải có con người tổ chức thực hiện: đóchính là đội ngũ cán bộ cách mạng cùng quần chúng cách mạng
Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Cán bộ là những người đem chính sách củaĐảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành Đồngthời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu
rõ, để đặt chính sách cho đúng" [57, tr 269] Như vậy, vai trò của cán bộ vínhư "cầu nối", như "dây chuyền" của bộ máy Nếu như dây chuyền khôngtốt, không chạy thì động cơ dù tốt, toàn bộ bộ máy cũng bị tê liệt Chínhsách của Chính phủ, của Đoàn thể có đúng và hoặc sẽ không được thi hànhnếu cán bộ dở Việc đem chính sách của Đảng và Chính phủ giải thích chonhân dân, đòi hỏi người cán bộ phải có trình độ và trí tuệ nhất định để tránhviệc truyền đạt sai lệch tinh thần và nội dung của chính sách Ngoài ra, họphải là người có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức cách
Trang 28mạng Bên cạnh việc truyền đạt, giải thích chính sách của Đảng và Chínhphủ cho dân chúng, người cán bộ còn phải nắm chắc được tâm tư, nguyệnvọng chính đáng của quần chúng Trên cơ sở đó phản ánh thực chất tìnhhình để làm căn cứ cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng vàChính phủ, Nhà nước Đây là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, đòi hỏi ngườicán bộ phải có trình độ tổng kết thực tiễn, khái quát thành lý luận, ở đâyngười cán bộ thể hiện vai trò của mình: vừa là nhà khoa học, vừa là nhàcách mạng nhiệt thành.
Theo Hồ Chí Minh xem xét người cán bộ phải gắn với công việc,trong đó cán bộ đóng vai trò quyết định: chính sách đúng cũng có thểkhông thu được kết quả nếu cán bộ làm sai, cán bộ yếu kém Người chỉ racăn nguyên của vấn đề này một cách cụ thể lại vừa có tính chất tổng quát:
"khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công và thất bại của chính sách đó
là do cách tổ chức công việc, do nơi lựa chọn cán bộ, do nơi kiểm tra Nếu
ba điểm ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích" [57, tr 552] Nhưvậy, muốn tổ chức công việc tốt, phải có người cán bộ có tài, có đức, phảibiết chọn người vào làm việc gì thích hợp nếu không dễ dẫn đến hỏng việc.Cùng với lựa chọn cán bộ phải thường xuyên tiến hành kiểm tra để pháthuy mặt tốt, ngăn ngừa và hạn chế mặt tiêu cực của cán bộ Do đó, Chủtịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới huấn luyện cán bộ cách mạng nóichung và huấn luyện cán bộ quân sự nói riêng Người cho rằng: "Huấnluyện là một công việc rất cần, những việc rất dễ dàng còn phải học Huốngchi công việc cách mạng, công việc kháng chiến, không có huấn luyện thìlàm sao xuôi" [57, tr 247]
Huấn luyện không chỉ có vai trò trực tiếp tác động đến thành cônghay thất bại trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mà còn liên quan đến sựhao tổn ít hay nhiều xương máu của bộ đội trong chiến đấu Bộ đội được tổchức chặt chẽ, luyện tập hẳn hoi thì nhất định thắng Huấn luyện không chỉ
Trang 29giúp người cán bộ hoàn thành các cương vị, chức trách của mình mà còn làđiều kiện để nhân cách của họ được phát triển toàn diện
Trong thời kỳ kháng chiến, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở mọi cán bộphải học để đánh giặc, để làm việc Tháng 11 năm 1949, khi đến thăm vànói chuyện với học viên Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, Người chỉ rõ:
"Các cháu phải ra sức thi đua luyện tập thân thể cho mạnh mẽ, nghiên cứu
kỹ thuật cho thông thạo, trau dồi tinh thần cho vững chắc, hun đúc đạo đứcquân nhân cách mạng cho vững vàng" [57, tr 708] Người cho rằng, nếuthiếu huấn luyện thì ít hiểu biết, đó là nguyên nhân dẫn đến làm việc kémhiệu quả và sinh ra các loại chứng bệnh tha hóa cán bộ
Bước vào xây dựng đất nước trong hòa bình, Hồ Chí Minh cho rằnghuấn luyện cán bộ rất quan trọng, nó trực tiếp hình thành "con người mới
xã hội chủ nghĩa", hình thành người quân nhân hoàn toàn Ở thời đại nàocũng vậy, mỗi thời đại có mô hình con người đặc trưng Công tác đào tạophải phục vụ trực tiếp tạo ra mẫu người mà thời đại cần Trong chế độ xãhội chủ nghĩa, Nhà nước là do nhân dân lao động làm chủ, mục đích đàotạo phải nhằm tạo ra những công dân, những cán bộ tốt, những chủ nhântương lai của nước nhà Đó là những con người xã hội chủ nghĩa, nhữngngười phải biết đặt lợi ích chung của cả nước lên trên lợi ích cá nhân mình.Người cán bộ phải trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người,sống có tình nghĩa, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, có tinh thần quốc
tế trong sáng; người cán bộ quân sự còn có trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung
Do đó, công tác đào tạo, huấn luyện phải nhằm đào tạo nên đội ngũcán bộ có gan phụ trách, có gan làm việc và ham làm việc, để "lúc học rồi,
họ có thể tự mình tìm ra phương hướng chính trị có thể làm được nhữngcông việc thực tế, có thể làm người tổ chức và lãnh đạo" [57, tr 272] Trảlời cho câu hỏi "Học để làm gì?" Người nói: "Học để làm việc, làm người,
Trang 30làm cán bộ; Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc vànhân loại" [57, tr 684]
Như vậy, huấn luyện cán bộ quân sự không những để đáp ứng yêucầu của sự nghiệp kháng chiến giải phóng dân tộc mà còn nhằm mục tiêuphục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đó là những việc mới mẻđầy khó khăn gian khổ Huấn luyện còn giúp cán bộ tu dưỡng, trau dồi đạođức cách mạng, hình thành phẩm chất tốt đẹp, như Hồ Chí Minh chỉ rõ, đạođức cách mạng không phải là cái sẵn có sinh ra cùng với sự ra đời của từngcon người, mà nó chính là kết quả của một quá trình phấn đấu, rèn luyệnkhông mệt mỏi theo phương châm "ngọc càng mài càng sáng, vàng càngluyện càng trong" Huấn luyện còn nâng cao bản lĩnh chính trị của mỗingười, từ đó củng cố niềm tin vào tương lai của dân tộc dưới sự lãnh đạocủa Đảng Trên cơ sở niềm tin đó sẽ giúp cho mỗi con người thắng khôngkiêu, bại không nản, gian nan không sờn lòng, sẵn sàng hy sinh cho sựnghiệp cách mạng Mặt khác, Người kịch liệt phê phán những nhận thức vàhành động của cán bộ cho rằng, học tập để rồi "làm quan cách mạng" hoặcdùng những hiểu biết về lý luận của mình đem ra để lòe thiên hạ, để saunày "đưa ra mặc cả với Đảng"…
1.2.2 Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về huấn luyện cán bộ quân sự
1.2.2.1 Huấn luyện toàn diện
Xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ ChíMinh nêu rõ nội dung huấn luyện cán bộ phải toàn diện cả về lý tưởng,phẩm chất, đạo đức, kiến thức; cả về lý luận lẫn thực hành; cả kiến thứcvăn hóa lẫn kỹ năng lãnh đạo, quản lý, đặc biệt là kiến thức quản lý nhànước, quản lý xã hội, quản lý kinh tế, và cả dạy chữ, dạy nghề, và dạy làmngười Người chỉ rõ, phải tập trung huấn luyện: "nghề nghiệp, huấn luyện
Trang 31chính trị, huấn luyện văn hóa, huấn luyện lý luận" [57, tr 70] Có thể nóitrong tư tưởng huấn luyện toàn diện, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnhnhững nội dung sau:
Thứ nhất, giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng.
Đối với Hồ Chí Minh, yêu cầu đầu tiên trong công tác huấn luyện cán
bộ là giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa Bởi vì, lý tưởng đó cũng chính là
lý tưởng của Đảng, của cách mạng nước ta, do vậy trong nội dung đào tạo,huấn luyện cán bộ nhất thiết phải giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa
Trong xây dựng lực lượng vũ trang, Hồ Chí Minh yêu cầu phảithường xuyên giáo dục cho mọi cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội lòng trungthành với Đảng Sự trung thành ấy thể hiện trước hết ở chỗ phải trungthành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì mụctiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nó phải được thể hiện ở việc hoànthành mọi nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao cho, trước hết là hoànthành thật tốt chức năng chiến đấu, đánh thắng mọi kẻ thù Trong lần vềthăm Trường Chính trị trung cấp quân đội (tháng 10-1951), Người nói:
"Riêng về các chú, chính trị biểu hiện ra trong lúc đánh giặc Học chínhcương, chính sách rồi thì phải thực hiện Nếu thuộc lầu mà không biết đánhgiặc thì vô dụng" [58, tr 319]
Đối với Hồ Chí Minh, lý tưởng cách mạng không phải là một phạmtrù chung chung, mà nó gắn liền với đạo đức cách mạng Bởi lẽ, đạo đức làgốc của người cách mạng, nếu không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũngkhông lãnh đạo được nhân dân Người ví đạo đức cách mạng như: "Câyphải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức,không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhândân" [57, tr 252-253] Theo Người, "đức" của người cán bộ quân đội làtrung thành với Tổ quốc, với Đảng và nhân dân, tất cả mọi việc làm đềunhằm vào mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và toàn nhân
Trang 32loại… Đồng thời, phải là người có lối sống lành mạnh, cần, kiệm, liêm, chính,chí công vô tư; sống có tình có nghĩa, có trước có sau, có trách nhiệm vớigia đình và xã hội
Tiêu chí xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo, huấnluyện cán bộ là phải xây dựng đội ngũ cán bộ có đức, tài vẹn toàn Cán bộcách mạng phải là người suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho Tổ quốc, sốngchiến đấu và hy sinh cho lý tưởng cao đẹp đó; vì hạnh phúc của nhân dân
mà không ngần ngại hy sinh lợi ích bản thân, luôn đặt lợi ích của Đảng, củadân tộc lên trên hết và luôn có đời tư trong sáng: không vụ lợi, tham ô, lãngphí Cán bộ cách mạng phải luôn lấy 5 tiêu chí đạo đức để tự rèn luyệnmình: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm Đối với đội ngũ cán bộ quân đội,phải: "Trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung", trong đó "Trí" đặt lên hàng đầu, vìtrong kháng chiến cũng như trong thời bình họ trước hết phải là người cótrí tuệ, không ngừng trau dồi tri thức, nâng cao hiểu biết, mới hoàn thànhnhiệm vụ Do đó, trong đào tạo cán bộ quân sự, cùng với huấn luyệnchuyên môn quân sự giỏi phải quan tâm đặc biệt đến giáo dục phẩm chấtđạo đức cách mạng
Tóm lại, một người giác ngộ lý tưởng cách mạng sâu sắc phải đồngthời là một tấm gương về đạo đức cách mạng
Thứ hai, giáo dục lý luận chính trị.
Nhận thức được vai trò hết sức quan trọng của lý luận chính trị, HồChí Minh đã nhiều lần nhắc lại quan điểm của V.I Lênin "Không có lýluận cách mạng thì không có phong trào cách mạng, chỉ Đảng nào đượctrang bị một lý luận tiên phong dẫn đường thì mới có khả năng làm tròn vaitrò chiến sĩ tiên phong" [60, tr 495]
Xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, thực trạng trình độ
lý luận của cán bộ, đảng viên, Người luôn yêu cầu trong đào tạo, huấn
Trang 33luyện cán bộ phải chú ý giáo dục lý luận chính trị Theo Người: Lý luậnnhư kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực
tế Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi Có kinh nghiệm
mà không có lý luận, cũng như một mắt sáng một mắt mờ Cho nên, dù ởhoàn cảnh nào đảng viên và cán bộ cũng phải ra sức học tập để nâng caotrình độ giác ngộ về chính trị của mình Quán triệt tinh thần đó, trong quânđội ta, công tác giáo dục chính trị được tiến hành thường xuyên, có vị tríquan trọng hàng đầu, vì:"Chính trị là vận mệnh của quân đội cách mệnh;…quân sự mà không có chính trị là quân sự mù" và "Mỗi người binh sĩ phảibiết chính trị ít nhiều Họ đem xương máu ra giữ gìn Tổ quốc, thì chẳngnhững họ phải hiểu vì sao mà hy sinh, họ lại phải có thể nói cho ngườikhác biết vì sao phải yêu nước" [57, tr 103]
Hồ Chí Minh còn chỉ rõ, trong huấn luyện lý luận chính trị, cùngvới huấn luyện cho cán bộ về chủ nghĩa Mác - Lê nin là huấn luyện đườnglối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, học tập những kinhnghiệm thực tiễn và đạo đức, tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc,của quần chúng nhân dân Đặc biệt, người cán bộ quân đội phải học tập vàquán triệt sâu sắc: "Tư tưởng chiến lược, chiến thuật, học cách dạy bộ độiđánh giặc, học phương pháp chỉ huy chiến đấu Tóm lại, là học để nâng caotrình độ của người chỉ huy" [49, tr 38] Tuy nhiên, Người yêu cầu trong
"Huấn luyện chính trị, môn nào cũng phải có Nhưng phải tùy theo mỗimôn mà xác định nhiều hay ít" [57, tr 271]; cán bộ môn nào thì nghiên cứu
lý luận môn ấy Thiếu nội dung này, thì người cán bộ sẽ hết sức lúng túng
và khó đạt hiệu quả cao trong công tác
Thứ ba, giáo dục chuyên môn nghiệp vụ, tri thức văn hóa.
Hồ Chí Minh yêu cầu đối với cán bộ, mỗi người phải biết một nghề
để sinh hoạt, ai lãnh đạo trong lĩnh vực nào phải biết chuyên môn về lĩnhvực ấy, có như thế thì lãnh đạo mới đúng và sát Người chỉ rõ, trong công
Trang 34tác huấn luyện phải thực hiện khẩu hiệu: "làm việc gì, học việc ấy… cán bộ
ở môn nào phải học cho thành thạo công việc ở trong môn ấy" [57, tr 270].Các cơ quan lãnh đạo phải có trách nhiệm huấn luyện cho cán bộ thuộcmôn của mình, phải tạo điều kiện, giúp đỡ họ học tập để đi đến chỗ thạoviệc Theo Hồ Chí Minh, cán bộ không có chuyên môn nghiệp vụ thìkhông làm được gì cả, không thể giải quyết được công việc cụ thể của cáchmạng; không thể biến chủ nghĩa Mác - Lê nin thành sức sống thực tiễn Vìvậy, huấn luyện phải coi trọng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ vàhọc tập chuyên môn nghiệp vụ là một trong những nội dung không thểthiếu trong quá trình nâng cao trình độ toàn diện cho người cán bộ, giúp họhoàn thành tốt nhiệm vụ nặng nề mà cách mạng giao phó
Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh yêu cầu phải chú trọng huấn luyện cán
bộ cả về văn hóa Theo Người, văn hóa phải hiểu theo nghĩa rộng của nó làngoài kiến thức văn hóa phổ thông, cần tập trung huấn luyện thêm nhữngmôn học bổ trợ để giúp người cán bộ vừa có hiểu biết rộng, vừa có kiếnthức chuyên sâu Cho nên, nội dung của huấn luyện văn hóa là: phải dạycho học viên những kiến thức cơ bản về lịch sử, địa lý, khoa học tự nhiên,khoa học xã hội và chính trị… Cán bộ mà không nắm được những vấn đề
cơ bản của các môn này thì trong công tác sẽ gặp khó khăn
Đối với hệ thống nhà trường quân đội, Người chỉ dẫn nội dunghuấn luyện toàn diện cả về chính trị lẫn quân sự: "Phải cố gắng học tậpmọi mặt chính trị, quân sự Phải học tập chính trị: Quân sự mà không cóchính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại… Đã là quân đội nhândân thì phải học chính sách của Đảng" [58, tr 318] Điều đó giúp chongười quân nhân nói chung, cán bộ chỉ huy nói riêng có được văn hay võgiỏi, tức là có trình độ hiểu biết chủ nghĩa Mác - Lênin, khoa học xã hội
và nhân văn, khoa học kỹ thuật; nắm vững đường lối chính sách củaĐảng, có trình độ kỹ, chiến thuật, chỉ huy bộ đội, có khả năng tổng kết
Trang 35thực tiễn và biết phát huy sức sáng tạo của quần chúng để thực hiện thắnglợi nhiệm vụ cách mạng.
Như vậy, trong tư tưởng của Người, nội dung huấn luyện cán bộphải toàn diện, cả lý luận, văn hóa, chính trị và chuyên môn Học lý luận làrất quan trọng, nhưng chỉ lý luận không thôi mà trình độ văn hóa còn thấp,không được học tập chuyên môn, nghiệp vụ cũng không thể hoàn thành tốtnhiệm vụ Đây là những chỉ dẫn quý báu cho nội dung đào tạo, huấn luyệncán bộ hiện nay
1.2.2.2 Huấn luyện thiết thực
Từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp đấu tranh giải phóng dântộc, Hồ Chí Minh đề ra yêu cầu huấn luyện cán bộ phải thực hiện theophương châm ngắn gọn, đầy đủ sát với thực tiễn chiến đấu của quân đội.Nội dung huấn luyện như thế nào là do hoàn cảnh, nhưng phải đảm bảo
"thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều" [58, tr 47] Theo Người: "làm việc gìhọc việc ấy Vô luận ở quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, tổ chức, tuyêntruyền, công an, v.v., cán bộ ở môn nào phải học cho thạo công việc ởtrong môn ấy" [57, tr 270] Nên Người yêu cầu việc xây dựng nội dung,chương trình, phương pháp huấn luyện "cốt yếu là làm sao cho người họchiểu thấu vấn đề, nhưng hiểu thấu vấn đề cũng có nhiều cách: có cách hiểuthật tỉ mỉ, nhưng dạy theo cách đó tốn nhiều thời giờ Trái lại, cũng có cáchdạy bao quát mà vẫn làm cho người học hiểu thấu được" [58, tr 47] Ngườiđưa ra ví dụ, việc dạy người ta hiểu về con voi
Trong điều kiện không có thời gian để mô tả tỉ mỉ thì dạy một cáchbao quát, song vẫn giúp người ta không lẫn lộn con voi với con tôm, con mèo,con bò; đồng thời giúp họ hiểu được khi cần bắt voi thì không thể dùng lưỡicâu, dùng roi được Trái lại nếu thời giờ ít, trình độ kém mà cứ cặm cụi nghiêncứu tỉ mỉ cái ngà voi chẳng hạn thì khi trở về người học lại tưởng con voi làcái ngà, điều đó không có lợi ích gì tức là không thiết thực [58, tr 47-48]
Trang 36Cho nên trong công tác huấn luyện và học tập phải khắc phụcnhững hạn chế của lối đào tạo cũ: lối truyền thụ một chiều, tránh lối thầygiảng, trò cắm cổ ghi, lối liên hệ thực tiễn một cách công thức, cứng nhắc.
Đồng thời, Hồ Chí Minh nhắc nhở trong công tác đào tạo, huấnluyện không nên ôm đồm, phải phân rõ từng loại đối tượng cán bộ để lập
kế hoạch tổ chức đào tạo, huấn luyện cho phù hợp theo từng cấp bậc, từngtrình độ khác nhau Theo Người: "Phải lấy người ở cấp dưới lên huấn luyệnrồi trở lại cấp dưới để họ huấn luyện cho cấp dưới nữa Trung ương huấnluyện cán bộ cho các khu các tỉnh, cán bộ ở khu, tỉnh phải huấn luyện cán
bộ cho cán bộ huyện, xã Như thế đỡ tốn công, tốn thì giờ và cán bộ huấnluyện cấp dưới gần mình lại sát hơn" [58, tr 48] Quán triệt được tinh thầnnày sẽ giúp cho người huấn luyện có kế hoạch đào tạo thiết thực, vừa tránhđược ôm đồm, vừa phát huy được vai trò huấn luyện của các cấp
Điểm nổi bật là, Hồ Chí Minh luôn coi trọng vai trò của người thầygiáo trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo Người nhấn mạnh: "Nhiệm vụ giáodục rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáodục, không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế,văn hóa" [57, tr.184] Tuy nhiên, Người cho rằng: "Không phải ai cũnghuấn luyện được" [48, tr 56] và người huấn luyện phải tinh thông nghiệp
vụ, ví như "Muốn huấn luyện thợ rèn, thợ nguội thì người huấn luyện phảithạo nghề rèn, nghề nguội" [48, tr 57] Vì vậy, cán bộ huấn luyện phải cónăng lực, phẩm chất nhất định, phải có kiến thức rộng và sâu, có phươngpháp sư phạm tốt "Người huấn luyện của Đoàn thể phải làm kiểu mẫu vềmọi mặt: tư tưởng, đạo đức, lối làm việc" [58, tr 46] Như vậy, yêu cầu củamột người huấn luyện là: phải có kiến thức, kiến thức không chỉ sâu (vềchuyên môn) mà còn phải rộng (kiến thức liên ngành), phải am hiểu về mọimặt đời sống xã hội Để có được như vậy người dạy phải không ngừng họctập thêm mãi mới làm được công tác huấn luyện
Trang 37Hồ Chí Minh đặc biệt nghiêm khắc phê phán những cán bộ huấnluyện tự cho "mình đã biết đủ cả rồi" mà Người gọi đó là căn bệnh tự phụ,
tự mãn cần phải tránh Do đó, Người yêu cầu đối với cán bộ giảng dạy lýluận phải là người thực sự kiên định lập trường tư tưởng, thống nhất trong
ý chí và hành động, trong mọi tình huống phải bảo vệ được chân lý, không
ba phải, điều hòa Người huấn luyện phải làm sao có phương pháp giảngdạy để bài giảng ngắn gọn dễ hiểu, dễ nhớ, từ ngữ lời lẽ phải đơn giản phùhợp với từng đối tượng nhưng phải súc tích, chuyển tải đầy đủ lượng thôngtin cần truyền đạt Thầy giáo cần hết sức tránh tình trạng nói, viết dài lêthê, không đi vào trọng tâm của vấn đề cần giảng, sử dụng từ ngữ thì thậtkêu, thật khoa học, nhưng dễ gây nhàm chán đối với người học
Mặt khác, theo Hồ Chí Minh việc tổ chức các lớp huấn luyện phải thực
sự chu đáo, phải chuẩn bị kỹ càng, "mở lớp nào cho ra lớp ấy, lựa chọn ngườidạy và người học cho cẩn thận; đừng mở lớp lung tung" [58, tr 52] Khi huấn
luyện phải nắm vững phương châm: "học cốt để mà làm Học mà không làm được, học mấy cũng vô ích Vì vậy, huấn luyện phải thiết thực, sao cho những
người đến học, học rồi, về địa phương họ có thể thực hành ngay" [58, tr 303]
Người phê phán việc mở lớp tham về số lượng, không chú trọngchất lượng mà biểu hiện hay phạm phải là: mở lớp quá đông và mở lớplung tung chỉ dẫn tới tốn công tốn của, vô ích Từ những khuyết điểm ấydẫn đến "dạy và học ít kết quả vì trình độ lý luận của người học chênh lệchnên thu nhận không đều Trình độ công tác thực tế của người học cũngkhác nhau nên chương trình không sát" [58, tr 52] Do đó, việc tổ chức đàotạo, huấn luyện phải nhằm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cách mạng: tức
là phải gắn công tác huấn luyện đào tạo với nhu cầu sử dụng cán bộ của cơquan, đoàn thể; đào tạo cán bộ phải gắn với quy hoạch cán bộ của các cơquan, đơn vị để đào tạo cho đúng đối tượng, đúng yêu cầu Cho nên, nộidung và chương trình đào tạo phải phù hợp, sát thực với tình hình thực tiễnđịa phương, phù hợp với yêu cầu đặt ra của sự nghiệp cách mạng
Trang 38Hồ Chí Minh cũng phê phán việc các cơ quan không có chức năngđào tạo cũng mở lớp, cán bộ giảng dạy không có nhưng chuyên ngành nàocũng mở, nên chất lượng kém Người chỉ rõ:
Vì mở lớp nhiều nên thiếu người giảng Thiếu người giảng thì họcviên chán nản Thiếu người giảng thì phải đi "bắt phu", vì thế người đếngiảng khi nào cũng hấp tấp, lướt qua lớp này một chút, lớp khác một chút
"như chuồn chuồn đạp nước", dạy không được chu đáo Thiếu người giảngthì thường khi lại phải "bịt lỗ", người "bịt lỗ" năng lực kém, nói sai, có hạicho học sinh, nghĩa là có hại cho đoàn thể Rốt cuộc chỉ tốn gạo mà học thìtáp nhoang [58, tr 52]
Rõ ràng kiểu dạy như thế là kém hiệu quả, không thiết thực, thậmchí làm hỏng đội ngũ cán bộ
Bởi vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu việc sử dụng tài liệu huấn luyện phảiđáp ứng được công việc thực tiễn của người cán bộ Người xác định: "Tàiliệu huấn luyện phải nhằm vào sự cần dùng, cần thiết của quần chúng Phảihỏi: "Người đến chịu huấn luyện rồi, có áp dụng được ngay không? Cóthực hành được ngay không? Nếu không thiết thực như thế thì huấn luyệnmấy cũng vô ích" [57, tr 248]
Đối với hoạt động quân sự, nhất là trong điều kiện chiến tranh, thì yêucầu tính thiết thực, chuyên sâu trong huấn luyện càng phải nghiêm ngặt hơn
Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Trong lúc kháng chiến này, chiến sĩ trước mặt trận phảiđánh giặc… ai có thời giờ đâu mà xem những bài quá dài" [58, tr 299] Do đó,Người phê phán mọi biểu hiện huấn luyện thiếu chuyên sâu: "Dạy chính trịthì mênh mông và không thiết thực, học rồi không dùng được" [57, tr 269].Người chỉ ra phải chống các bệnh chủ quan, hẹp hòi, ba hoa trong huấnluyện, đó là những chứng bệnh của tính không thiết thực, chuyên sâu
Để đảm bảo tài liệu đáp ứng tính thiết thực trong huấn luyện, Hồ ChíMinh cũng yêu cầu các cơ quan lãnh đạo, chỉ huy nâng cao trách nhiệm trong
Trang 39biên soạn, lựa chọn và xét duyệt tài liệu huấn luyện, trước hết là về nội dung.Bởi vì, mỗi lớp học đều có mục tiêu cụ thể, tài liệu phải thích hợp với trình độngười học, với mục tiêu đào tạo Cho nên, ngay trong huấn luyện chính trị,cùng với việc lấy tài liệu gốc là chủ nghĩa Mác - Lênin, Người cho rằng:
Còn có những tài liệu thiết thực Đó là những kinh nghiệm
do những người đi học mang đến, kinh nghiệm thành công cũngnhư kinh nghiệm thất bại Những kinh nghiệm đó đem trao đổi,gom góp lại tức là những bài học quý, không phải cứ chờ đồngchí cấp trên đến nói chuyện thì mới là bài, là học [58, tr 49].Trong thực tiễn tổ chức huấn luyện cán bộ quân sự, Hồ Chí Minh làngười trực tiếp viết, biên dịch và biên soạn nhiều tài liệu như: "Kinh nghiệm
du kích Tàu"; "Kinh nghiệm du kích Pháp" để làm tài liệu huấn luyện sáthợp với mục đích đào tạo và yêu cầu thực tiễn Chỉ trong một thời gian rấtngắn, từ năm 1941 đến 1945, ở hoàn cảnh vô cũng khó khăn, thiếu thốn,
Hồ Chí Minh đã trực tiếp hoặc chỉ đạo biên soạn nhiều tác phẩm quân sựphục vụ cho huấn luyện cán bộ như:"Cách đánh du kích", "Phép dùng binhcủa Tôn Tử", "Cách huấn luyện cán bộ của ông Khổng Minh", hay sách
"Chính trị trong quân đội cách mạng" và "Chính trị viên trong quân đội", Nội dung của những tài liệu này rất cô đúc, dễ hiểu, góp phần chuẩn bị trựctiếp về tư tưởng, lý luận và tổ chức cho sự ra đời của đội quân chủ lực đầutiên của Quân đội nhân dân Việt Nam
Như vậy, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tính cơ bản, toàn diện, chuyênsâu, thiết thực đã trở thành những nguyên tắc cơ bản trong huấn luyện cán
bộ của quân đội ta
1.2.2.3 Gắn lý luận với thực tiễn
Trong huấn luyện cán bộ nói chung, huấn luyện cán bộ quân sự nóiriêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng chỉ đạo thực hiện phươngchâm "gắn lý luận với thực tiễn" Phương châm đó được thể hiện:
Trang 40Thứ nhất, học đi đôi với hành.
Đây là phương châm đào tạo, huấn luyện cán bộ được Hồ Chí Minhđặt lên hàng đầu Theo Người, học mà không hành thì vô ích, ngược lại,hành mà không học thì công việc không trôi chảy Người nói: "Học phảithường xuyên liên hệ với thực tế, học với hành phải kết hợp với nhau", "Lýluận cũng như cái tên, thực hành cũng như cái đích để bắn, có tên mà khôngbắn hoặc bắn lung tung cũng như không có tên" [57, tr 235] Điều đó cónghĩa là phải nắm vững lý luận, nắm vững chuyên môn để vận dụng vàocông tác Học đi đôi với hành tức là phải biến những điều mà mình họcđược trong sách vở, học trong nhà trường thành hành động trong cuộcsống, đem những điều mà mình đã học để xây dựng phong trào, để ra sứcvận động, tổ chức quần chúng thực hiện đúng đường lối chủ trương chínhsách của Đảng và Nhà nước Đồng thời, thông qua thực tiễn mà bổ sungkiến thức cho bản thân mình, nhưng cũng góp phần phát hiện và nắm bắtcái mới để giải quyết đúng đắn những vấn đề thường xảy ra trong công tác
Xuất phát từ yêu cầu huấn luyện là để áp dụng vào trong công việc,
Hồ Chí Minh xác định giảng dạy cốt yếu là làm cho người học hiểu thấuvấn đề để áp dụng vào thực tiễn Nghĩa là, "học" là để trang bị cho ngườicán bộ ngoài tri thức, niềm tin sự nhiệt tình, còn có cả kỹ năng, kỹ xảo đểkhi "hành" người cán bộ có khả năng vận dụng đường lối của Đảng vàotình hình cụ thể của địa phương một cách sát hợp nhất
Do đó, Người căn dặn cán bộ quân đội: "Các chú cần mạnh dạn ápdụng những điều đã học được, nhưng cần phải áp dụng một cách thiết thực,thích hợp với hoàn cảnh nước ta, chớ giáo điều, chớ máy móc" [61, tr 152].Đặc biệt, người chỉ huy không được duy ý chí, giáo điều, phải luôn linhhoạt sáng tạo, sát thực tế, tuyệt đối chớ coi thường địch vì khinh địch thìnhất định sẽ thất bại Tóm lại, "muốn được thắng trận, phương pháp đánhgiữ và tiến thoái phải luôn luôn biến đổi hợp với thời cơ, hợp với tình hình