1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CÔNG ƯỚC LAO ĐỘNG HÀNG HẢI NĂM 2006

109 243 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 674,5 KB

Nội dung

CÔNG ƯỚC LAO ĐỘNG HÀNG HẢI NĂM 2006Lời nói đầu Ng y 07/02/2006, ày 07/02/2006, Tổ chức Lao động quốc tế đã tiến hành Hội nghị chungtại Geneva trong phiên họp lần thứ 94 của tổ chức này v

Trang 1

TỔ CHỨC LAO ĐỘNG HÀNG HẢI QUỐC TẾ

CÔNG ƯỚC LAO ĐỘNG HÀNG HẢI

NĂM 2006

February 2006

Trang 2

CÔNG ƯỚC LAO ĐỘNG HÀNG HẢI NĂM 2006

Lời nói đầu

Ng y 07/02/2006, ày 07/02/2006, Tổ chức Lao động quốc tế đã tiến hành Hội nghị chungtại Geneva trong phiên họp lần thứ 94 của tổ chức này với mong muốn xây dựngđược một văn bản duy nhất, chặt chẽ, bao quát đến mức tối đa có thể các tiêuchuẩn cập nhật nhất của các Công ước lao động hàng hải quốc tế hiện thời, cũngnhư các nguyên tắc cơ bản của các Công ước lao động quốc tế, cụ thể l :ày 07/02/2006,

- Công ước lao động khổ sai, 1930 (số 29);

- Công ước về quyền tự do thành lập hiệp hội bảo vệ, 1948 (số 87)

- Công ước về quyền tổ chức và thương lượng tập thể, 1949 (số 98);

- Công ước về trả lương công bằng,1951 (số 100);

- Công ước bãi bỏ lao động khổ sai, 1957 (số 105);

- Công ước về phân biệt (lao động ngành nghề), 1958 (số 111);

- Công ước về tuổi lao động tối thiểu, 1973 (số 138);

- Công ước về các hình thức tồi tệ nhất với lao động trẻ em, 1999 (số 182); Căn cứ vào tuân chỉ của Tổ chức Lao động quốc tế nhằm cải thiện điềukiện làm việc cho người lao động và tuyên bố của Tổ chức Lao động quốc tế vềcác nguyên tắc và quyền lao động cơ bản năm 1998;

Trên cơ sở các thuyền viên là đối tượng được điều chỉnh trong các văn bảnkhác của Tổ chức Lao động quốc tế, thuyền viên cũng có các quyền tự do nhưtất cả các đối tượng khác;

Xem xét rằng trong bối cảnh toàn cầu hoá của ngành công nghiệp hàng hảithì các thuyền viên cũng cần có sự bảo hộ đặc biệt;

Cũng căn cứ vào các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn tàu biển, an toàn laođộng và quản lý chất lượng tàu biển trong Công ước quốc tế sửa đổi và đảm bảo

an toàn trên biển năm 1974, Công ước sửa đổi về các quy định quốc tế về phòngngừa va chạm tàu thuyền trên biển, cũng như các tiêu chuẩn đào tạo thuyền viêncủa Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, đào tạo, cấp chứng chỉ chuyênmôn và trực ca của thuyền viên, 1978 và sửa đổi bổ sung (STCW78/95)

Nhằm thực thi Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển 1982 trong đóxây dựng một khung luật pháp chung sao cho mọi hoạt động trên biển và đạidương đều phải được tiến hành nhằm làm nền tảng chiến lược cho các hànhđộng quốc gia, khu vực và quốc tế cũng như sự hợp tác trong lĩnh vực hàng hảinhằm duy trì tính hợp pháp, và

Trang 3

Căn cứ Điều 94 Công ước của liên hiệp quốc về Luật biển 1982 trong đóthiết lập ra các nghĩa vụ của mỗi con tàu cắm cờ quốc gia về điều kiện lao động,thuyền viên và các vấn đề xã hội trên con tàu đó , và

Căn cứ đoạn 8 trong Điều 19 Hiến pháp của Tổ chức Lao động quốc tếtrong đó quy định rằng trong mọi trường hợp chấp thuận bất kỳ Công ước haythoả thuận của một hội nghị hoặc việc phê chuẩn Công ước của bất kỳ mộtthành viên nào đó cũng không thể ảnh hưởng tới một Bộ luật, một tập quán haymột thoả thuận có lợi cho người lao động hơn Công ước này, và

Hội nghị này quyết định rằng Công ước mới được xây dựng cần đảm bảokhả năng được các nước, các chủ tàu và các thuyền viên chấp thuận rộng rãicũng như có khả năng tạo cam kết về các nguyên tắc đảm bảo điều kiện làmviệc Công ước này cũng phải có tính cập nhập và khả năng thực thi cao nhất, vàHội nghị cũng đã quyết định chấp nhận một số đề nghị nhất định nhằm hiệnthực hoá việc xây dựng một công cụ như nói đến ở trên và chúng được xây dựngtheo một Công ước quốc tế;

Ngày 23/02/2006, Hội nghị đã thông qua Công ước Lao động hàng hải2006

Quy định chung

Điều 1.

1 Mỗi thành viên tham gia Công ước phải cam kết tuân thủ mọi điều khoảnquy định ở Điều VI dưới đây nhằm đảm bảo quyền lợi của thuyền viên khi laođộng

2 Các thành viên có thể hợp tác với nhau nhằm đảm bảo việc thực thiCông ước một cách hiệu quả nhất

Giải thích thuật ngữ và phạm vi áp dụng

Điều 2.

1 Trong Công ước này trừ trường hợp được quy định trong các điều khoản

cụ thể, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

(a) Cơ quan có thẩm quyền là Bộ trưởng, Ban Chính phủ hoặc cơ quan

hữu quan khác có thẩm quyền ban hành và thực thi luật, Quyết định hoặc quyđịnh pháp luật có liên quan tới vấn đề của Công ước;

(b) Tuyên bố tuân thủ lao động hàng hải là tuyên bố được quy định tại

Điều 5.1.3;

(c) Tổng dung tích là dung tích được tính theo quy định về đo lường dung

tích trong Phụ lục 1 của Công ước quốc tế về dung tích tàu biển (Tonnage1969) trong bất kỳ một Công ước tương ứng; tàu biển được điều chỉnh trongkhung đo lường tạm thời của Tổ chức Hàng hải quốc tế thì tổng dung tích là

Trang 4

dung tích nằm trong cột ghi chú (Remark) của Giấy chứng nhận dung tích quốc

(f) Thuyền viên là bất kỳ người nào thuộc định biên hoặc làm việc ở bất kỳ

bộ phận nào trên tàu thuộc quy định của Công ước;

(g) Hợp đồng thuê thuyền viên là hợp đồng lao động và các điều khoản

thoả thuận;

(h) Dịch vụ tuyển dụng và thay thế thuyền viên là bất kỳ ai, bất kỳ cơ

quan đoàn thể, đại lý hay một tổ chức nào, dù thuộc lĩnh vực nhà nước hay tưnhân tham gia hoạt động tuyển dụng thuyền viên thay mặt cho chủ tàu hoặc hoạtđộng thay thế thuyền viên với chủ tàu;

(i) Tàu biển không bao gồm những con tàu chỉ hoạt động trong khu vực

đường thuỷ nội địa hoặc các vùng nước hoặc các khu vực cảng;

(j) Chủ tàu là người sở hữu một con tàu hoặc một tổ chức, một cá nhân làm

quản lý, đại lý hoặc thuê tàu, chịu trách nhiệm về hoạt động của con tàu trướcchủ sở hữu của con tàu và chấp nhận đảm đương mọi nghĩa vụ và trách nhiệmcủa chủ sở hữu tàu theo

Công ước này về con tàu đó, không kể tới việc có bất kỳ một tổ chức hay

cá nhân nào khác cũng chịu một số trách nhiệm và nghĩa vụ nhất định thay mặtchủ sở hữu con tàu hay không

2 Trừ trường hợp có quy định khác, Công ước này áp dụng cho tất cả cácthuyền viên

3 Trong trường hợp không xác định được người nào là thuyền viên thuộcphạm vi quy định trong Công ước này hay không thì các cơ quan chức năng củacác nước thành viên Công ước sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng sau khi

đã tham khảo ý kiến của các Hiệp hội chủ tàu và thuyền viên

4 Trừ trường hợp có quy định khác, Công ước này cũng áp dụng cho mọitàu biển, dù thuộc sở hữu nhà nước hay tư nhân hay phục vụ cho các hoạt độngthương mại hay không, trừ các tàu cá hoặc tàu tương tự tàu cá, thuyền buồm.Công ước này không áp dụng cho các loại tàu quân sự hoặc tàu chiến

5 Trong trường hợp không xác định được một con tàu nào đó có thuộcphạm vi điều chỉnh của Công ước này hay không thì các cơ quan chức năng củacác nước thành viên Công ước sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng sau khi

đã tham khảo ý kiến của Hiệp hội chủ tàu và thuyền viên

6 Trong trường hợp một cơ quan có thầm quyền quy định việc áp dụngmột quy định nào đó trong Điều IV, khoản 1 đối với tàu treo cờ một quốc giathành viên của Công ước này là chưa phù hợp với điều kiện hiện tại thì quy định

Trang 5

đó sẽ không bắt buộc áp dụng với điều kiện là vấn đề này được các luật phápquốc gia hoặc các thoả thuận quy định chưa thống nhất Quyết định áp dụngcuối cùng sẽ được thoả thuận với các Hiệp hội của chủ tàu và thuyền viên cóliên quan và chỉ áp dụng cho tàu có tổng dung tích dưới 200 GT và không hoạtđộng tuyến hàng hải quốc tế.

7 Bất kỳ một quyết định do một nước thành viên Công ước đưa ra quyđịnh tại khoản 3, khoản 5 hoặc khoản 6 của Điều này phải thông báo cho TổngThư ký của Tổ chức Lao động quốc tế thông báo cho các nước thành viên khác

8 Trừ trường hợp có quy định khác, mọi tham chiếu tới Công ước nàycũng là tham chiếu tới quy định và điều khoản trong Công ước

Các nguyên tắc và quyền cơ bản

Điều 3.

Mỗi thành viên tham gia Công ước, trong điều kiện cho phép của luật phápquốc gia, có những quyền cơ bản sau:

(a) quyền liên kết và công nhận hình thức thỏa ước lao động tập thể;

(b) quyền bãi bỏ mọi hình thức lao động khổ sai;

(c) quyền bãi bỏ hình thức lao động trẻ em ;

(d) quyền bãi bỏ mọi sự phân biệt đối xử về lao động và nghề nghiệp

Thuyền viên và quyền lợi của thuyền viên

Trách nhiệm thực thi Công ước

Điều 5

Trang 6

1 Mỗi nước thành viên cần thực hiện hoặc có biện pháp đảm bảo thực thiđầy đủ các cam kết của mình về lao động hàng hải theo quy định Công ước nàythông qua luật pháp quốc gia.

2 Mỗi nước thành viên có trách nhiệm xây dựng một hệ thống các biệnpháp đảm bảo thực thi các quy định của Công ước, bao gồm công tác kiểm tra,báo cáo, kiểm soát định kỳ và tranh chấp theo pháp luật quốc gia đang áp dụng,

để thực hiện vai trò quản lý nhà nước đối với các tàu mang cờ quốc tịch củaquốc gia đó

3 Mỗi nước thành viên cần bảo đảm các tàu mang cờ quốc tịch của quốcgia đó phải có Giấy chứng nhânh lao động hàng hải và tuyên bố tuân thủ điềukhoản lao động hàng hải theo yêu cầu của Công ước này

4 Tàu biển thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước này, theo luật phápquốc tế, cần được kiểm tra bởi một nước thành viên khác (không phải nướcthành viên mà tàu đó treo cờ), khi tàu nằm tại một trong các cảng của nước đónhằm xác định xem con tàu này có thoả mãn đầy đủ các quy định của Công ướchay không

5 Mỗi nước thành viên có trách nhiệm thực thi các quy định của Công ươc

và kiểm soát đầy đủ đối với các dịch vụ tuyển dụng và thay thế thuyền viênthuộc phạm vi lãnh thổ nước mình

6 Mỗi nước thành viên có trách nhiệm ngăn ngừa các hành vi vi phạm quyđịnh của Công ước này và luật pháp quốc tế để tự xây dựng các biện pháp ngăncấm hoặc phòng ngừa của riêng nươc mình để hạn chế các hành vi vi phạm đó

7 Mỗi nước thành viên thực thi các quy định của Công ước này cần đảmbảo các tàu treo cờ các quốc gia chưa tham gia Công ước sẽ không được hưởngcác ưu đãi hơn so với các tàu treo cờ các quốc gia đã tham gia Công ước

Các quy định và phần A, phần B của Bộ luật

Điều 6

1 Các quy định và điều khoản của Phần A trong Bộ luật là bắt buộc, quyđịnh và điều khoản trong phần B không có tính bắt buộc

2 Mỗi nước thành viên cần cam kết tôn trọng các quyền và nguyên tắc đề

ra trong quy định này và thực thi mỗi quy định theo tinh thần đã được xây dựngtrong các phần A của Bộ luật Hơn nữa, mỗi nước thành viên cũng cần quan tâmxem xét thực thi các trách nhiệm của mình được quy định trong phần B của Bộluật

3 Trừ phi có quy định khác trong Công ước, các nước thành viên không đủđiều kiện để thực hiện các quyền và nguyên tắc đề ra trong Phần A của Bộ luậtthì có thể thực thi các nguyên tắc đó thông qua luật quốc gia hoặc các biện phápkhác tương đương

Trang 7

4 Đối với các quy định như ở khoản 3 trên đây, bất kỳ một luật định, quyđịnh thoả ước tập thể hay các biện pháp thực hiện nào sẽ được coi là có tính chấttương đương với quy định của Công ước nếu thoả mãn các yêu cầu sau:

(a) luật, quy định, thoả ước tập thể đó đều hướng tới việc đạt được mục tiêuchung nêu ra trong quy định của phần A trong Bộ luật

(b) luật, quy định, thoả ước tập thể đó nhằm thực thi các điều khoản trongphần A của Bộ luật

Tham vấn các hiệp hội chủ tàu và thuyền viên

Điều 7

Đối với những sự thay đổi, miễn thi hành hoặc áp dụng linh hoạt các quyđịnh Công ước mà cần có sự tham gia ý kiến của hiệp hội chủ tàu, hiệp hộithuyền viên mà tại nước thành viên tham gia Công ước lại không có đại diện củahiệp hội chủ tàu và thuyền viên thì việc thay đổi như trên sẽ chỉ được quyết địnhsau khi tham vấn ý kiến của Hội đồng được quy định tại Điều 13

Điều khoản thi hành

3 Công ước sẽ có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày có 30 nước thành viênvới đội tàu có trọng tải chiếm tỷ lệ 33% trọng tải đội tàu biển thế giới phê chuẩn

4 Theo đó, Công ước sẽ có hiệu lực với mỗi thành viên sau 12 tháng kể từngày đăng ký gia nhập

Bãi ước Điều 9.

1 Một nước thành viên đã tham gia Công ước có thể tuyên bố bãi bỏ Côngước sau 10 năm kể từ ngày Công ước này có hiệu lực đầu tiên, bằng cách gửiđơn xin rút lui lên Tổng thư ký Tổ chức Lao động quốc tế Việc bãi ước sẽ cóhiệu lực sau 1 năm kể từ ngày gửi đơn xin rút lui

2 Nếu trong vòng 1 năm sau thời hạn nói trên mà quốc gia thành viênkhông gửi đơn xin bãi ước thì Công ước này vẫn có hiệu lực áp dụng bắt buộcvới thành viên đó trong vòng 10 năm nữa và thành viên đó chỉ có thể xin bãi ướckhỏi Công ước sau mỗi kì hạn 10 năm một

Trang 8

Hiệu lực thi hành Điều 10

Công ước này sửa đổi các Công ước sau đây:

- Công ước về tuổi đi biển tối thiểu, 1920 (số 7);

- Công ước về trợ cấp thất nghiệp cho thuyền viên (khi tàu đắm, khi đâmva), 1920 (số 8);

- Công ước về thay thế thuyền viên, 1920 (số 9)

- Công ước về kiểm tra sức khoẻ với thuyền viên trẻ, 1921 (số 16);

- Công ước về các thoả thuận của thuyền viên, 1926 (số 22);

- Công ước về hồi hương thuyền viên, 1926 (số 23);

- Công ước về cấp chứng chỉ năng lực sĩ quan, 1936 (số 53);

- Công ước về ngày nghỉ được hưởng lương (cho thuyền viên), 1936 (số54);

- Công ước về trách nhiệm của chủ tàu (với thuyền viên đau ốm), 1936 (số55)

- Công ước về bảo hiểm y tế (thuyền viên), 1936 (số 56);

- Công ước về giờ làm việc của nhân lực, 1936 (57);

- Công ước về tuổi đi biển tối thiểu sửa đổi, 1936 (số 58);

- Công ước về thực phẩm và chế độ ăn uốngcho đội thuyền viên, 1946 (số68);

- Công ước về cấp bằng cho bếp trưởng trên tàu, 1946 (số 69);

- Công ước về đảm bảo an toàn cho thuyền viên, 1946 (số 70);

- Công ước về thời gian nghỉ có lương cho thuyền viên, 1946 (số 70);

- Công ước về kiểm tra y tế cho thuyền viên, 1946 (số 73);

- Công ước về cấp chứng chỉ đủ khả năng đi biển cho thuyền viên, 1846 (số74);

- Công ước về chỗ ở cho thuyền viên, 1946 (số 75);

- Công ước về tiền lương và giờ làm việc cho thuyền viên, 1946 (số 76);

- Công ước về thời gian nghỉ có lương cho thuyền viên sửa đổi, 1949 (số91);

- Công ước về chỗ ở cho thuyền viên sửa đổi, 1949 (số 92);

- Công ước về tiền lương và giờ làm việc cho thuyền viên sửa đổi, 1949 (số93);

- C ông ước về tiền lương và giờ làm việc cho thuyền viên sửa đổi, 1958(số109);

Trang 9

- Công ước về chỗ ở cho tuyền viên bổ sung, 1970 (số 133);

- Công ước về phòng ngừa tai nạn cho thuyền viên, 1970 (số 134);

- Công ước về thuê lao động liên tục, 1976 (số 145);

- Công ước về nghỉ phép hàng năm có lương của thuyền viên, 1976 (số146);

- Công ước về tàu thương mại ( các tiêu chuẩn tối thiểu) 1976 (số 147);

- Công ước về hiệp định thư 1996 tới tàu biển thương mại (các tiêu chuẩntối thiểu), 1976 (số147);

- Công ước về phúc lợi cho thuyền viên, 1987 (số 163);

- Công ước về bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho thuyền viên, 1987 (số164);

- Công ước về an toàn xã hội cho thuyền viên sửa đổi, 1987 (số 165);

- Công ước về hồi hương sửa đổi 1987 (số 166);

- Công ước về kiểm tra lao động, 1996 (số 178);

- Công ước về tuyển dụng và thay thế thuyền viên, 1996 (số 179);

- Công ước về thời gian làm việc và nhân lực trên tàu, 1996 (số180);

Các chức năng dự phòng

Điều 11

1 Tổng thư ký Tổ chức Lao động quốc tế sẽ thông báo tới tất cả các thànhviên của Tổ chức Lao động quốc tế về các nước xin đăngký tham gia, chấp nhận

và rút lui khỏi Công ước nay

2 Khi tất cả các điều kiện ở khoản 3 điều 8 đã được thoả mãn, Tổng thư ký

Tổ chức Lao động quốc tế sẽ cùng với các thành viên của tổ chức thống nhất vềngày Công ước chính thức có hiệu lực

Điều 12

Tổng thư ký Tổ chức Lao động quốc tế sẽ làm việc với Tổng thư ký Liênhợp quốc đăng ký theo điều 102 Hiến pháp Liên hợp quốc về mọi chi tiết củaviệc phê chuẩn, chấp nhận và bãi ước của Công ước này

Hội đồng ba bên đặc biệt

Điều 13

1 ủy ban điều hành của Tổ chức Lao động quốc tế sẽ theo dõi việc thực thiCông ước này thông qua một hội đồng do cơ quan này lập ra về lĩnh vực tiêuchuẩn hàng hải

Trang 10

2 Những vấn đề liên quan tới Công ước này sẽ được giải quyết bởi một hộiđồng gồm 2 đại diện do Chính phủ của mỗi nước thành viên tham gia Công ướcchỉ định, cùng với các đại diện của hiệp hội chủ tàu và thuyền viên do cơ quanchủ quản phối hợp với Uỷ ban Liên kết hàng hải chỉ định ra.

3 Các đại diện của các nước chưa tham gia Công ước cũng có thể tham dựvào hội đồng này nhưng sẽ không có quyền bỏ phiếu với bất kỳ vấn đề nàothuộc Công ước Cơ quan chủ quản có thể mời các tổ chức khác đại diện cho cácquan sát viên của hội đồng

4 Sức mạnh biểu quyết của mỗi đại diện hiệp hội thuyền viên trong hộiđồng này sẽ được tính toán sao cho đảm bảo rằng mỗi nhóm trên sẽ nắm giữ50% quyền lực trong tổng số các nước có đại diện trong hội đồng và tham giabiểu quyết

Sửa đổi Công ước

2 Trong trường hợp các nước thành viên đăng ký tham gia Công ước trướckhi sửa đổi được chấp nhận thì họ sẽ được thông báo để thông qua điều khoảnsửa đổi đó

3 Đối với các thành viên khác của tổ chức, các điều khoản sửa đổi sẽ đượcthông qua tới họ để phê chuẩn theo như quy định trong Điều 19 của Hiếnchương liên hiệp quốc

4 Một điều khoản sửa đổi sẽ được thông qua khi có ít nhất 30 nước thànhviên mà tổng trọng tải đội tàu chiếm ít nhất 33% tổng trọng tải đội tàu thế giớiđăng ký phê chuẩn sửa đổi

5 Một điều khoản sửa đổi được chấp nhận theo như quy định trong Điều

19 Hiến pháp sẽ có ý nghĩa bắt buộc chỉ với những thành viên đã đăng ký phêchuẩn với Tổng thư ký Tổ chức Lao động quốc tế

6 Với những thành viên được nói đến tại khoản 2 của Điều này, một sửađổi sẽ có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày chấp nhận được quy định tại khoản 4trên đây hoặc sau 12 tháng kể từ ngày đăng ký phê chuẩn sửa đổi, tuỳ theotrường hợp nào đến muộn hơn

7 Xét theo quy định tại khoản 9 dưới đây, đối với những thành viên đượcnói đến ở khoản 3 ở trên thì Công ước sửa đổi sẽ có hiệu lực sau 12 tháng kể từngày Công ước sửa đổi được chấp nhận như đã quy định ở khoản 4 hoặc sau 12

Trang 11

tháng kể từ ngày Công ước sửa đổi được đăng ký phê chuẩn, tuỳ theo trườnghợp nào đến muộn hơn.

8 Với những thành viên đăng ký phê chuẩn Công ước này trước khi mộtsửa đổi nào đó được chấp nhận và do đó chưa phê chuẩn sự sửa đổi đó thì Côngước này vẫn giữ nguyên hiệu lực không tính tới sửa đổi

9 Đối với những thành viên đăng ký tham gia phê chuẩn Công ước sau khi

có một sửa đổi đã được chấp nhận nhưng trước khi sửa đổi có hiệu lực như quyđịnh tại khoản 4 trên đây thì thành viên này có thể gửi một tuyên bố kèm theobản phê chuẩn của mình trong đó nêu rõ rằng việc phê chuẩn của mình khôngbao gồm điều khoản sửa đổi và như thế, Công ước sẽ có hiệu lực với thành viênnày sau 12 tháng kể từ ngày đăng ký phê chuẩn Nếu không có một tuyên bố đikèm như trên hoặc trong trường hợp đăng ký phê chuẩn vào hoặc sau ngày cóhiệu lực của sữa đổi như quy định trong khoản 4 Công ước sẽ có hiệu lực vớithành viên này sau 12 tháng kể từ ngày đăng ký đăng ký phê chuẩn và theo nhưquy định tại khoản 7 thì điều khoản sửa đổi sẽ có ý nghĩa bắt buộc đối với thànhviên này, trừ khi điều khoản sữa đổi quy định khác

Sửa đổi Bộ luật Điều 15

1 Trừ trường hợp có quy định khác, Bộ luật cũng có thể được sửa đổi theoquy định tại Điều 14 hoặc theo quy trình nêu ra trong Điều 15

2 Chính phủ bất kỳ nước thành viên nào của Tổ chức Lao động quốc tếhoặc nhóm đại diện của hiệp hội chủ toà hoặc hiệp hội thuyền viên, những người

đã được bổ nhiệm vào hội đồng 3 bên nói đến ở Điều 13, đều có thể đưa đề nghịsửa đổi Bộ luật lên Tổng thư ký Tổ chức Lao động quốc tế Một đề nghị dochính phủ của một nước thành viên đưa ra phải được sự đồng thuận của ít nhất 5nước thành viên khác cũng đã tham gia phê chuẩn Công ước của nhóm đại diệnHiệp hội chủ tàu hoặc hiệp hội thuyền viên trên đây

3 Sau khi kiểm tra những yêu cầu như quy định tại khoản 2 này đối vớimột đề nghị sửa đổi nào đó, Tổng thư ký Tổ chức Lao động quốc tế đưa đề nghịsửa đổi này, cùng với những ý kiến đóng góp của mình nếu có, ra trước toàn thểcủa thành viên của tổ chức, kêu gọi sự đóng góp ý kiến của họ trong vòng 6tháng hoặc 1 khoảng thời gian tương tự (nhưng không ít 3 tháng và không nhiềuhơn 9 tháng)

4 Sau khoảng thời hạn trên, đề nghị sửa đổi và các ý kiến đóng góp của cácthành viên sẽ được chuyển tới cho hội đồng 3 bên xem xét trong một cuộc họpriêng Hội đồng này sẽ chấp nhận sửa đổi nếu:

(a) ít nhất 50% đại diện các nước thành viên đã tham gia phê chuẩn Côngước này tham gia cuộc họp này;

(b) ít nhất 2/3 thành viên hội đồng bỏ phiếu tán thành sửa đổi;

Trang 12

c) số phiếu thuận phải bao gồm ít nhất 50% quyền bỏ phiếu của khối thànhviên, 50% quyền bỏ phiếu của hiệp hội chủ tàu và 50% quyền bỏ phiếu của hiệphội thuyền viên trong số các thành viên hội đồng có mặt tại cuộc họp.

5 Những sửa đổi được chấp nhận thoả mãn các điều kiện của khoản 4 ởtrên sẽ được trình lên phiên họp tiếp theo của Hội nghị và sẽ được phê chuẩnnếu có được 2/3 số phiếu thuận của các đại diện tại hội nghị Ngược lại sửa đổi

sẽ được gửi trả lại cho hội đồng 3 bên đều xem xét lại

6 Sau khi Hội nghị thông qua, các sửa đổi sẽ được gửi cho Tổng thư ký Tổchức Lao động quốc tế để thông báo tới các nước thành viên đã đăng ký phêchuẩn Công ước này trước khi sửa đổi được hội nghị phê chuẩn Các nước thànhviên đó dưới đây sẽ được gọi là "thành viên phê chuẩn" Thông báo sẽ bao gồm

cả điều khoản trước sửa đổi và quy định về khoảng thời gian trong đó các thànhviên được phép đưa ra các ý kiến phản đối Thông thường khoảng thời gian này

là 2 năm kể từ ngày ra thông báo, trừ phi hội nghị đã đề ra một mức thời giankhác, dưới 1 năm, ngay khi phê chuẩn sửa đổi Một bản thông báo như thế cũng

sẽ được gửi cho các thành viên khác của tổ chức để họ ghi nhận

7 Một sửa đổi đã được hội nghị phê chuẩn sẽ được coi như đã được chấpnhận trừ phi trong thời hạn đã có quy định có ý kiến phản đối chính thức đượcgửi lên Chủ tịch Uỷ ban Lao động quốc tế từ hơn 40% tổng số thành viên của đãtham gia phê chuẩn Công ước mà số thành viên này đại diện cho ít nhất là 40%tổng trọng lượng đội tàu của các quốc gia đã phê chuẩn Công ước

8 Một sửa đổi đã được chấp nhận sẽ có hiệu lực đối với các "thành viênphê chuẩn" sau 8 tháng kể từ ngày hết thời hạn đưa ra ý kiến phản đối, trừnhững thành viên đã đưa ra phản đối chính thức như ở khoản 7 nêu ra và chưarút lại những phản đối này theo như quy định tại khoản 11 dưới đây Tuy nhiêncác thành viên phê chuẩn có thể chưa chấp nhận hiệu lực sửa đổi nếu:

(a) trước ngày hết thời hạn đưa ra ý kiến, bất kỳ "thành viên phê chuẩn"nào thông báo với Tổng thư ký Tổ chức Lao động quốc tế rằng mình sẽ bắt buộcthực hiện theo quy định sửa đổi chỉ sau khi có một thông báo chấp nhận rõ ràngcủa thành viên đó; và

(b) trước ngày điều khoản sửa đổi có hiệu lực, bất kỳ một "thành viên phêchuẩn" nào thông báo cho Tổng thư ký Tổ chức Lao động quốc tế rằng mình sẽkhông thực hiện điều khoản sửa đổi đó trong một thời hạn nhất định

9 Điều khoản sửa đổi sẽ có hiệu lực đối với nước thành viên ra thông báochưa chấp nhận như ở khoản 8(a) trên đây sau 6 tháng kể từ ngày thành viênthông báo cho Tổng thư ký Tổ chức Lao động quốc tế và việc chấp nhận củamình hoặc vào ngày điều khoản sửa đổi có hiệu lực lần đầu tiên

10 Thời hạn được nói đến ở khoản 8 (b) sẽ không quá 1 năm kể từ ngàysửa đổi có hiệu lực hoặc không quá bất kỳ thời hạn nào dài hơn do Hội nghị đề

ra tại thời điểm phê chuẩn sửa đổi

Trang 13

11 Một thành viên đã đưa ra ý kiến chính thức phản đối điều khoản sửa đổi

có thể rút lui ý kiến phản đối này được gửi cho Tổng thư ký Tổ chức Lao độngquốc tế sau khi điều khoản sửa đổi đã có hiệu lực thì điều khoản sửa đổi nàycũng sẽ có hiệu lực đối với thành viên đó sau 6 tháng kể từ ngày thông báo đượcnhận

12 Sau khi sửa đổi có hiệu lực, mọi phê chuẩn Công ước sẽ bao gồm cảsửa đổi này

13 Với các chứng chỉ lao động hàng hải có liên quan đến những vấn đềtrong một điều khoản sửa đổi đã có hiệu lực thì:

(a) một nước thành viên đã chấp nhận điều khoản sửa đổi đó sẽ không bắtbuộc phải dành các lợi ích nêu ra trong Công ước đối với các chứng chỉ lao độnghàng hải cấp cho tàu treo cờ một nước thành viên khác mà:

(i) Theo khoản 7 của điều này, thành viên đó đã có ya kiến chính thức phảnđối điều khoản sửa đổi và chưa rút lại ý kiến đó; hoặc

(ii) Theo khoản 8 (a) của Điều này, thành viên đó đã thông báo rằng việcchấp nhận sửa đổi sẽ phụ thuộc vào một thông báo chấp nhận về sau; và

(b) Một nước thành viên đả chấp nhận điều khoản sủa đổi trên có thể dànhcác lợi ích nêu ra trong Công ước đối với các chứng chỉ lao động hàng hải cấpcho tàu treo cờ một nước thành viên khác mà theo quy định tại khoản 8 (b) đãthông báo rằng sẽ không chấp nhận hiệu lực của điều khoản sửa đổi trong mộtkhoảng thời gian nhất định như quy định tại khoản 10

1 Phần chú thích này không tạo thành một phần của Công ước mà chỉ làphần hướng dẫn của Công ước

2 Công ước gồm 3 phần rõ rệt nhưng có liên quan mật thiết: Điều khoản,các quy định và Bộ luật

3 Các điều khoản và quy định nêu ra những quyền và nguyên tắc cơ bảncũng như những nghĩa vụ của các thành viên phê chuẩn Công ước Theo Điều

19 Hiến pháp Tổ chức Lao động quốc tế, chỉ Hội nghị mới có quyền sửa đổi cácđiều khoản và quy định (xem thêm Điều 14 Công ước này)

Trang 14

4 Bộ luật nêu ra các chi tiết và cách thực thi các quy định Bộ luật gồm 2phần: Phần A (các Tiêu chuẩn bắt buộc) và phần B (các hướng dẫn thực hiện).

Bộ luật có thể sửa đổi theo quá trình đơn giản nêu ra trong Điều 15 Công ướcnày Do Bộ luật quy định cách thức thực hiện cụ thể nên các sửa đổi Bộ luậtphải thuộc phạm vi chung của các điều khoản và quy định

5 Các quy định và và Bộ luật được sắp xếp thành các mục với 5 nội dungchính như sau:

Mục 1: Điều kiện tối thiểu với thuyền viên làm việc trên tàu biển

Mục 2: Điều kiện thuê thuyền viên

Mục 3: Điều kiện sinh hoạt, giải trí và thực phảm của thuyền viên

Mục 4: Điều kiện chăm sóc sức khỏe, y tế và phúc lợi xã hội, an ninh chothuyền viên

Mục 5: Điều khoản thi hành

6 Mỗi đề mục gồm các nhóm khoản mục liên quan tới một quyền hoặc mộtnguyên tắc cơ bản (hoặc biện pháp thực hiện như ở đề mục 5) và được đánh sốthứ tự Ví dụ, nhóm đầu tiên trong đề mục 1 gồm quy định 1.1, Tiêu chuẩn A1.1

và hướng dẫn B1.1 liên quan tới độ tuổi tối thiểu

7 Công ước này nhằm ba (3) mục đích sau:

(a) điều khoản và quy định quy định nguyên tắc và quyền lợi nhất định;(b) cho phép mỗi thành viên thực hiện các quyền và nguyên tắc này thôngqua Bộ luật ở mức độ linh hoạt nhất định;

(c) đảm bảo tính hiệu lực thi hành chuẩn tắc của các quyền và nguyên tắcthông qua đề mục 5

8 Có hai khả năng tạo tính linh hoạt trong thực hiện các quyền và nguyêntắc: thứ nhất, các nước thành viên, khi có thể, được phép thực hiện các yêu cầunêu ra ở phần A của Bộ luật thông qua các biện pháp tương đương (như quyđịnh ở điều 4, khoản 4)

9 Thứ hai, do các Tiêu chuẩn nêu ra ở đa số các điều khoản trong phần Ađều có tính khái quát nên các nước có một phạm vi rộng để tự xây dựng cácbước hành động cụ thể cho mình Và như thế, cách hướng dẫn cụ thể được nêu

ra ở phần B - phần không bắc buộc Theo đó các nước thành viên đã phê chuẩnCông ước có thể tự kiểm định các hành động mà họ cần thực hiện thông quaphần A cũng như các hành động không bắc buộc thực hiện ở phần B Ví dụ Tiêuchuẩn A4.1 yêu cầu trên các tàu biển phải có đầy đủ khả năng sử dụng chămsóc y tế cần thiết (khoản 1.b) và phải có một tủ thuốc trên tàu (khoản 4(a)) Thựchiện tốt điều khoản thứ 2 rõ ràng không chỉ có nghĩa là chỉ cần có một tủ thuốc y

tế trên tàu, mà phải hướng dẫn chi tiết cho quy định này theo hướng dẫn B4.1.1(khoản 4) quy định tủ thuốc đó phải được bảo quản và sử dụng đúng cách

Trang 15

10 Các nước thành viên đã phê chuẩn Công ước này không bắt buộc thựchiện các hướng dẫn quy định tại các khoản mục trong đề mục 5 và sự kiểm soátcủa chính quyền cảng, công tác kiểm tra chỉ liên quan tới các yêu cầu theo Côngước (trong các điều khoản, quy định và các Tiêu chuẩn ở phần A) Tuy nhiêntheo quy định tại khoản 2 Điều 4, các thành viên cần quan tâm đúng mức tớiviệc thực hiện các nghĩa vụ của mình trong phần A theo cách hướng dẫn đã nêu

ở phần B Nếu sau khi xem xét một cách hợp lý các hướng dẫn này, nước thànhviên quyết định đưa ra cách thức thực hiện khác nhưng vẫn đảm bảo việc bảoquản, sử dụng đủ thuốc một cách đúng mực và hợp lý (lấy ví dụ trường hợptrên) theo đúng các Tiêu chuẩn đã đề ra, thì cách thức đó vẫn được chấp nhận.Mặt khác, qua việc tuân thủ các hướng dẫn nêu ở phần B, nước thành viên đócũng như các cơ quan của Tổ chức Lao động quốc tế chịu trách nhiệm kiểm traviệc thực hiện các Công ước quốc tế phải đảm bảo rằng các hình thức mà nướcthành viên thực hiện phải chịu đủ thích hợp để thực hện các trách nhiệm củanước đó như quy định trong phần A

Mục 1

các yêu cầu tối thiểu với thuyền viên làm việc trên tàu biển

Quy định 1.1 Độ tuổi tối thiểu

Mục đích đảm bảo không có thuyền viên dưới tuổi quy định làm việc trêntàu

1 Không một ai dưới độ tuổi quy định được phép thuê để làm việc trên tàu

2 Độ tuổi tối thiểu cho thuyền viên tại thời điểm Công ước này có hiệu lực

là 16 tuổi

3 Trong Bộ luật có thể nêu ra mức độ tuổi tối thiểu cao hơn

Tiêu chuẩn A1.1: Độ tuổi tối thiểu

1 Việc thuê, tuyển dụng hoặc làm việc trên tàu biển dưới bất kỳ ai dưới 16

là không hợp pháp

2 Thuyền viên dưới 18 tuổi không được phép làm việc ca đêm trên tàu.Theo tiêu chuẩn "ca đêm" có thể định nghĩa theo luật quốc gia hoặc thông lệ Cađêm là làm việc trong một khoảng thời gian ít nhất là 9 giờ bắt đầu không muộnhơn 12 giờ đêm và kết thúc lúc 5 giờ sáng

3 Việc hạn chế làm việc ca đêm này vẫn có ngoại lệ và sẽ do cơ quan cóthẩm quyền quyết định khi:

(a) chương trình và lịch huấn luyện ảnh hưởng đến theo thời giờ làm việccủa thuyền viên đó; hoặc

(b) bản chất công việc hoặc chương trình đào tạo đòi hỏi thuyền viên đócần có ngoại lệ để thực hiện nhiệm vụ của mình vào các ca đêm và sau khi tham

Trang 16

khảo ý kiến của hiệp hội chủ tàu và thuyền viên, nhà chức trách thấy rằng việclàm trên không gây tổn hại cho sức khoẻ hoặc an toàn của thuyền viên Danhmục những công việc quy định trong luật hoặc trong luật quốc gia hoặc bởi các

cơ quan chức năng sau khi đã tham khảo ý kiến của hiệp hội chủ tàu và hiệp hộithuyền viên cũng như tuân theo các Tiêu chuẩn quốc tế phù hợp

Hướng dẫn B1.1 Độ tuổi tối thiểu

1 Khi quy định về điều kiện sống và làm việc của thuyền viên các nướcthành viên cần đặc biệt chú ý tới nhu cầu của các đối tượng trẻ dưới 18 tuổi

Quy định Hướng dẫn 1.2 Giấy chứng nhận sức khoẻ

Mục đích: đảm bảo mọi thuyền viên đều có đủ điều kiện sức khoẻ để làmviệc trên tàu:

1 Các thuyền viên không được làm việc trên tàu nếu họ không được cấpchứng nhận bảo đảm đủ sức khoẻ làm việc trên tàu;

2 Các trường hợp ngoại lệ, phải được quy định trong Bộ luật

Tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn A1.2 Giấy chứng nhận sức khỏe

1 Cơ quan chức năng quy định các thuyền viên trước khi làm việc trên tàubiển phải có Giấy chứng nhận sức khỏe phù hợp với công việc trên biển

2 Để bảo đảm rằng các chứng nhận y tế phản ánh chính xác tình trạng sứckhoẻ của thuyền viên đảm bảo phù hợp cho công việc, cơ quan chức năng có thểquy định tính chất của các cuộc kiểm tra sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ, saukhi tham khảo ý kiến của hiệp hội chủ tàu, hiệp hội thuyền viên và sau khi xemxét thích hợp các hướng dẫn nêu ra ở phần B dưới đây

3 Tiêu chuẩn này không mâu thuẩn với Công ước quốc tế về tiêu chuẩnhuấn luyện, đào tạo, thi và cấp chứng chỉ chuyên môn và trực ca thuyền viênviên năm 1978 sửa đổi 1995 (STCW) Một chứng nhận y tế đáp ứng tiêu chuẩncủa STCW cũng có thể được chấp nhận theo quy định này của Công ước Trongtrường hợp thuyền viên chưa áp dụng STCW thì một chứng nhận thoả mãn đượccác nội dung cơ bản như của các yêu cầu STCW thì cũng sẽ được chấp nhận

4 Chứng nhận y tế do một cơ quan y tế đủ điều kiện cấp hoặc trong trườnghợp chứng nhận riêng về thị lực thì có thể bác sỹ có chuyên môn phù hợp mà cơquan chức năng cho phép Các cơ quan y tế hoặc bác sĩ nói trên phải có đầy đủtrình độ chuyên môn độc lập để đưa ra các quyết định trong quá trình kiểm tra y

tế này

Trang 17

5 Các thuyền viên không được cấp Giấy chứng nhận hoặc có một hạn chế

về khả năng làm việc, sau khi xem xét về thời gian làm việc, bộ phận làm việchoặc phạm vi hoạt động tàu biển vẫn có thể có cơ hội được kiểm tra lại bởi một

cơ quan y tế độc lập hoặc một trọng tài y tế độc lập

6 Giấy chứng nhận y tế có các nội dung sau:

(a) thuyền viên phải đáp ứng điều kiện về thị lực và thính lực, đặc biệt đốivới những thuyền viên mà tính chất công việc có thể liên quan tới khả năng phânbiệt màu sắc thì phải đảm bảo cả về điều khiển phân biệt màu sắc này;

(b) thuyền viên không bị một loại triệu chứng bệnh gì có khả năng bùngphát hoặc trở nên tồi tệ hơn khi làm việc trên tàu hoặc có khả năng gây nguyhiểm cho các thuyền viên khác trên tàu;

7 Trừ phi có các nguyên do hoặc yêu cầu khác liên quan tới công việc màthuyền viên đang thực hiện hoặc do quy định trong STCW thì:

(a) Giấy chứng nhận y tế có thời hạn hiệu lực tối đa trong 2 năm, riêngthuyền viên dưới 18 tuổi thì thời hạn này là 1 năm;

(b) Giấy chứng nhận y tế và khả năng phân biệt màu sắc có thời hạn tối đa

Hướng dẫn B1.2.1 – Hướng dẫn quốc tế về Giấy chứng nhận y tế

1 Cơ quan chức năng, cơ quan y tế, các bộ phận kiểm tra sức khoẻ, các đạidiện hiệp hội chủ tàu, hiệp hội thuyền viên và tất cả các đối tượng có liên quantới quá trình kiểm tra y tế cũng như phục vụ các thuyền viên đều phải tuân thủHướng dẫn của Tổ chức Lao động quốc tế/ Tổ chức y tế quốc tế về tiến hànhkiểm tra sức khoẻ trước khi đi biển và tiến hành sức khoẻ định kỳ cho thuyềnviên, bao gồm cả các phiên bản kèm theo và các hướng dẫn quốc tế khác do Tổchức Lao động quốc tế, Tổ chức hàng hải quốc tế, Tổ chức hàng hải quốc tế và

Tổ chức y tế quốc ban hành

Quy định

Quy định 1.3 Đào tạo và cấp chứng chỉ

Trang 18

Mục đích: đảm bảo rằng các thuyền viên đủ năng lực thực hiện công việccủa mình.

1 Thuyền viên được chứng nhận đủ năng lực mới được làm việc trên tàu

2 Thuyền viên sẽ không làm việc trên tàu nếu họ không hoàn thành tốtkhoá đào tạo về an toàn cá nhân trên tàu

3 Đào tạo và cấp Giấy chứng nhận y tế cho thuyền viên theo quy định bắtbuộc của Tổ chức Hàng hải quốc tế cũng được coi là đáp ứng được các quy địnhnêu ra ở khoản 1 và 2 trên đây

4 Bất kỳ thành viên nào, nếu tại thời điểm tham gia Công ước này mà đangphải thực hiện Công ước về thủy thủ có bằng (A/B) năm 1946 (số 74) thì tiếptục thực hiện các nghĩa vụ của mình trong Công ước đó trừ phi và cho tới khicác điều khoản bắt buộc về vấn đề này được tổ chức hàng hải quốc tế chấp nhận

và có hiệu lực, hoặc cho tới khi Công ước lao động hàng hải quốc tế đã có hiệulực như quy định tại khoản 3 Điều 8 được 5 năm

Quy định 1.4 - Tuyển dụng và thay thế thuyền viên

Mục đích: Đảm bảo rằng các thuyền viên được điều chỉnh bởi một hệ thốngtuyển dụng và thay thế thuyền viên hiệu quả và đúng đắn

1 Tất cả các thuyền viên có khả năng tiếp cận 1 hệ thống tuyển dụng hiệuquả, phù hợp và đáng tin cậy mà không phải chịu phí tổn gì

2 Các dịch vụ tuyển dụng và thay thế thuyền viên hoạt động trong nướcthuộc phạm vi lãnh thổ nước thành viên của Công ước này đều phải tuân thủ cácTiêu chuẩn đề ra trong Bộ luật này

3 Mỗi nước thành viên, đứng trên quan điểm của các thuyền viên làm việctrên các con tàu treo cờ nước mình, có quyền đặt ra các yêu cầu các chủ tàu sửdụng các dịch vụ tuyển dụng và thay thế thuyền viên trên đất nước mình hoặctrên các nước không áp dụng Công ước này sao cho đảm bảo rằng các dịch vụnày đều tuân thủ các quy định đề ra trong Bộ luật

Tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn A 1.4 Tuyển dụng và thay thế thuyền viên

1 Các nước thành viên quy định dịch vụ tuyển dụng và thay thế thuyềnviên công cộng phải bảo đảm rằng dịch vụ đó là đúng đắn, bảo vệ và thúc đẩycác quyền lợi lao động của thuyền viên theo quy định của Công ước

2 Trường hợp một nước thành viên cho phép dịch vụ tư nhân hoạt độngtrên lãnh thổ của mình với mục đích ban đầu là tuyển dụng và thay thế thuyềnviên hoặc có khả năng hoạt động về lĩnh vực này thì các dịch vụ này phải đượcđiều chỉnh theo một hệ thống chuẩn hoá về cấp bằng, chứng chỉ hoặc nhữnghình thức quy định tương đương Một hệ thống như thế chỉ được thành lập hoặc

Trang 19

sửa đổi sau khi đã có sự tham gia ý kiến của các hiệp hội chủ tàu và thuyền viên

có liên quan Trong trường hợp còn nghi ngờ về khả năng thực thi Công ước này

do các dịch vụ tư nhân đảm nhiệm thì quyết định cuối cùng sẽ do cơ quan cóthẩm quyền của quốc gia thành viên Quốc gia thành viên cần hạn chế sự pháttriển các dịch vụ tư nhân đảm nhiệm không đảm bảo chất lượng

3 Quy định tại khoản 2 trên đây áp dụng với các dịch vụ tuyển dụng vàthay thế thuyền viên thuộc quyền điều hành của hiệp hội thuyên viên nằm trongphạm vi lãnh thổ của một nước thành viên Công ước Cơ quan có thẩm quyềnquy định việc quản lý thuyền viên sau khi tham vấn các tổ chức hiệp hội thuyềnviên và chủ tàu Các dịch vụ trên phải thoả mãn các điều kiện sau:

(a) dịch vụ này hoạt động tuân theo một thỏa ước lao động tập thể giữa tổchức quản lý thuyền viên và chủ tàu

(b) Trụ sở của tổ chức quản lý thuyền viên và chủ tàu phải thuộc phạm vilãnh thổ một nước thành viên của Công ước

(c) nước thành viên phải quy định thủ tục cho phép hoặc đăng ký thoả ướctập thể nói trên

(d) dịch vụ tuyển dụng và thay thế thuyền viên phải hoạt động một cáchđúng đắn và nhằm bảo vệ và thúc đẩy quyền lợi của thuyền viên tương tự vớicác quyền lợi nêu ra ở khoản 5 của Tiêu chuẩn này

4 Tiêu chuẩn và quy định 1.4 không có nghĩa rằng:

(a) ngăn cấm nước thành viên duy trì một dịch vụ công để tuyển dụng vàthay thế thuyền viên thuộc một khung chính sách nào đó nhằm đáp ứng các nhucầu của thuyền viên và chủ tàu, dù rằng dịch vụ đó có một phần thuộc Nhànước hoặc liên kết với một dịch vụ tuyển dụng; hoặc

(b) buộc nước thanh viên phải có nghĩa vụ thiết lập một hệ thống quản lýdịch vụ tuyển dụng và thay thế thuyền viên hoạt động trên lãnh thổ mình

5 Một nước thành viên có một hệ thống đề cập khoản 2 trên đây thì quyđịnh trong pháp luật, hoặc quy định của mình phải:

(a) cấm các dịch vụ tuyển dụng và thay thế thuyền viên sử dụng các biệnpháp, cơ chế nhằm ngăn cản hoặc hạn chế các thuyền viên có đủ năng lực có cơhội được làm việc;

(b) cấm các tổ chức này trực tiếp hoặc gián tiếp được phép thu lệ phíthuyền viên, toàn bộ phí hoặc một phần phí, trừ các chi phí sau: chi phí cấp Giấychứng nhận sức khỏe, chi phí cấpsổ thuyền viên, hộ chiếu thuyền viên hoặc giấy

tờ thông hành tương tự sẽ do thuyền viên thanh toán, ngoài ra chi phí lấy thịthực (visa) sẽ do chủ tàu thanh toán; và

(c) bảo đảm rằng dịch vụ tuyển dụng và thay thế thuyền viên hoạt động trênlãnh thổ nước mình phải tuân thủ:

(i) duy trì hệ thống đăng ký cập nhập thông tin về thuyền viên được tuyểnhoạt thay thế để thuận lợi cho công tác kiểm tra của các cơ quan chức năng;

Trang 20

(ii) bảo đảm thông báo cho thuyền viên hiểu rõ về quyền lợi, nghĩa vụ củamình trong hợp đồng lao động trước hoặc trong khi ký hợp đồng các thuyền viên

có đủ điều kiện hợp lý để kiểm tra hợp đồng lao động đó và nhận 1 bản phôtôhợp đồng;

(iii) bảo đảm rằng các thuyền viên được tuyển dụng hoặc thay đều đủ nănglực và có các giấy tờ, tài liệu cần thiết phù hợp với công việc của mình, hợpđồng lao động cua họ phải tuân thủ các quy định luật pháp hiện hành và các thoảước tập thể nói đến trong hợp đồng đó;

(iv) bảo đảm chủ tàu có đủ khả năng và biện pháp phù hợp để bảo vệ đthuyền viên bị lưu giữ tại một cảng nước ngoài

(v) cơ chế kiểm tra và giải đáp thắc mắc về về hoạt động của dịch vụ củamình và thông báo cho các cơ quan chức năng về những vấn đề chưa giải quyếtđược

(vi) thiết lập hệ thống bảo vệ, thông qua hình thức bảo hiểm hoặc biện pháptương ứng, để bồi thường cho thuyền viên trong trường hợp dịch cụ tuyển dụng

và thay thế thuyền viên hoặc chủ tàu bị đình trệ hoặc không hoạt động, hoặc saisót

6 Các cơ quan chức năng cần thanh tra, kiểm tra chặt chẽ bảo đảm dịch vụ

tư nhân chỉ được hoạt động khi đã có cớ sở chứng minh tổ chức này tuân theoquy định của quốc gia

7 Các cơ quan chức năng cũng phải đảm bảo rằng các quy định về việckiểm tra và giải quyết các khiếu nại, tố cáo về hoạt động của các dịch vụ tuyểndụng và thay thế thuyền viên có sự hiện diện của các đại diện hiệp hội chủ tàu

và thuyền viên (nếu cần)

8 Mỗi nước thành viên Công ước cần cố gắng tối đa để khuyến cáo cácthuyền viên của nước mình về các vấn đề có thể gặp phải khi ký kết lao độngcủa một con tàu treo cờ quốc gia chưa tham gia Công ước này, cho tới khi thànhviên này cảm thấy quốc gia trên áp dụng các Tiêu chuẩn tương đương với Tiêuchuẩn của Công ước Biện pháp mà nước thành viên của Công ước đặt ra khôngmâu thuẩn với các nguyên tắc về tự do đi lại của người lao động đã được ký kếttrong các hiệp định song phương hoặc đa phương của thành viên đó

9 Mỗi nước thành viên Công ước có quyền yêu cầu các chủ tàu biển mang

cờ quốc tịch nước mình sử dụng thuyền viên của các tổ chức quản lý thuyềnviên có trụ sở ở quốc gia không phải là thành viên Công ước, đáp ứng các yêucầu của Bộ luật này một cách thích hợp

10 Tiêu chuẩn này không miễn giảm các nghĩa vụ và trách nhiệm của cácchủ tàu hoặc một nước thành viên đối với tàu biển mang cờ quốc tịch của mình

Hướng dẫn

Hướng dẫn B1.4 Tuyển dụng và thay thế thuyền viên

Trang 21

Hướng dẫn B1.4.1 Hướng dẫn về tổ chức và hoạt động

1 Khi thực hiện các nghĩa vụ theo tiêu chuẩn A1.4 khoản 1, các cơ quanchức năng cần chú ý xem xét các vấn đề sau:

(a) Đề ra các giải pháp cần thiết nhằm thúc đẩy sự hợp tác của dịch vụtuyển dụng và thay thế thuyền viên, bất kể dịch vụ nhà nước hoặc tư nhân;

(b) Căn cứ nhu cầu của ngành hàng hải quốc gia và quốc tế về sử dụngthuyền viên để phối hợp với các chủ tàu, thuyền viên và các cơ sở đào tạothuyền viên để xây dựng Chương trình đào tạo tuyền viên nhằm đáp ứng đủ khảnăng điều khiển tàu an toàn, phòng ngừa ô nhiễm môi trường

(c) Tạo điều kiện cho sự phối kết hợp giữa các tổ chức đại diện chủ tàu vàđại diện thuyền viên trong thúc đẩy hoạt động của các dịch vụ tuyển dụng và tưvấn công, nếu có

(d) Quy định về điều kiện tiếp cận và cách thức xử lý các thông tin cá nhâncủa thuyền viên đối với các tổ chức quản lý thuyền viên, đảm bảo tính bảo mậtthông tin cá nhân, bao gồm việc thu thập, phối hợp và cung cấp các thông tin cánhân của thuyền viên cho bên thứ ba

(e) Xây dựng quy trình thu thập và phân tích các thông tin trên thị trườnglao động hàng hải, bao gồm các thông tin về nguồn cung cáp thuyền viên hiện

có và tiềm năng phân loại theo độ tuổi, giới tính, thứ hạng và bằng cấp, cũngnhư các yêu cầu của ngành công nghiệp hàng hải, việc thu thập các thông tin về

độ tuổi và giới tính chỉ phục vụ các mục đích thống kê hoặc dùng trong cácchương trình phòng tránh phân biệt thuyền viên về độ tuổi và giới tính

(f) Đảm bảo rằng các nhân viên giám sát các dịch vụ tuyển dụng và thaythế các thuyền viên chịu trách nhiệm điều khiển tàu biển an toàn, phòng ngừa ônhiễm, đều có năng lực trình độ cần thiết, gồm: kinh nghiệm đi biển, kiến thứccẩn thiết về ngành công nghiệp hàng hải, cụ thể là các công cụ hàng hải quốc tế

và giáo dục, đào tạo, cấp bằng và tiêu chuẩn lao động

(g) Đề ra các Tiêu chuẩn hoạt động và áp dụng các Bộ luật thi hành cũngnhư thông lệ về đạo đức cho các dịch vụ tuyển dụng và thay thế thuyền viên

(h) Giám sát hệ thống cấp bằng theo tiêu chuẩn chất lượng

2 Nhằm xây dựng một hệ thống được nói đến tại Tiêu chuẩn A1.4; khoản

2, mỗi nước thành viên cần xem xét yêu cầu các dịch vụ tuyển dụng và thay thếthuyền viên hoạt động trên lãnh thổ mình xây dựng và duy trì các thông lệ hoạtđộng có thể thẩm tra được Các thông lệ như vậy (dành cho cả dịch vụ công và

tư, (nếu có)) cần đề cập và giải quyết được các vấn đề sau:

(a) Có thể yêu cầu thuyền viên cung cấp các tài liệu về tình trạng sức khoẻhoặc giấy tờ tuỳ thân để được tuyển dụng;

Trang 22

(b) Duy trì đầy đủ trong mức độ được phép và vẫn đảm bảo tính bảo mậthợp pháp về thông tin cá nhân, các bản ghi về thông tin của thuyền viên trong hệthống , bao gồm nhưng bị giới hạn bởi:

(i) bằng cấp của thuyền viên;

(ii) quá trình tuyển dụng;

(iii) thông tin cá nhân;

(iv) thông tin về sức khoẻ liên quan tới tuyển dụng;

(c) Duy trì một danh sách cập nhập về các đội tàu mà tổ chức đó cung cấpthuyền viên và bảo đảm rằng tổ chức đó luôn luôn có biện pháp liên lạc với tàutrong trườnghợp khẩn cấp

(d) Xây dựng các quy trình đảm bảo rằng các thuyền viên sẽ không bị cácdịch vụ hoặc các nhân viên của dịch vụ này lợi dụng bóc lột nhằm mưu lợi cấukết với một con tàu hoặc một công ty nhất định;

(e) xây dựng một quy trình đảm bảo rằng sẽ không có trường hợp thuyềnviên bị lợi dụng do việc các thuyền viên nhận tiền tạm ứng hoặc có các giao dịchkhác về tài chính với các chủ tàu mà do chính các dịch vụ trên điều khiển

(f) công khai minh bạch các chi phí mà thuyền viên phải chịu khi đượchưởng các dịch vụ của họ (nếu có)

(g) đảm bảo rằng các thuyền viên sẽ được biết về bất kỳ một điều kiện cụthể nào đó có liên quan tới công việc của họ hoặc bất kỳ chính sách cụ thể nàocủa chủ tàu mà họ sẽ làm việc

(h) xây dựng các quy trình theo các nguyên tắc công bằng khi xử lý cáctrường hợp thuyền viên không đủ năng lực hoặc không tuân thủ luật quốc giahoặc thông lệ áp dụng trong các thoả ước tập thể

(i) xây dựng các quy trình bảo đảm các bằng cấp và tài liệu bắt buộc màthuyền viên họp đều là mới nhất và xác thực, các thông tin tham khảo quá trìnhlàm việc của thuyền viên phải được thẩm tra

(j) xây dựng các quy trình đảm bảo rằng mọi thông tin do gia đình thuyềnviên cung cấp trong thời gian thuyền viên làm việc xa nhà đều được xử lý kịpthời, thấu hiểu và không mất phí

(k) đảm bảo rằng các điều kiện làm việc trên tàu của thuyền viên đều tuânthủ các thoả thuận tập thể đã được tổ chức đại diện chủ tàu và đạidiện thuyềnviên chấp thuận tập thể đã được tổ chức đại diện chủ tàu đảm bảo chothuyềnviên có các điều kiện làm việc tuân thủ các thoả ước như vậy

3 Cần xem xét khuyến khích sự hợp tác giữa các nước thành viên và các tổchức trên các lĩnh vực, ví dụ như:

(a) trao đổi các thông tin một cách có hệ thống giữa ngành hàng hải và thịtrường lao động dựa trên các hiệp ước song phương, khu vực và đa phương;

Trang 23

(b) trao đổi thông tin về các luật lệ lao động hàng hải;

(c) hài hoà hoá các chính sách, phương pháp làm việc và luật lệ điều chỉnhviệc tuyển dụng và thay thế thuyền viên;

(d) cải thiện các quy trình và điều kiện tuyển dụng thay thế thuyền viênquốc tế;

(e) lập kế hoạch xây dựng nguồn nhân lực, xem xét quan hệ giữa cung vàcầu thuyền viên trong ngành

Mục 2

Điều kiện lao động

Quy định

Quy định 2.1 Hợp đồng lao động của thuyền viên

Mục đích: bảo đảm các thuyền việc ký kết các hợp đồng phù hợp

1 Các điều kiện và điều khoản của hợp đồng lao động thuyền viên phảiđược quy định rõ ràng bằng văn bản theo một hợp đồng có hiệu lực các Tiêuchuẩn đề ra trong trường hợp này

2 Hợp đồng lao động phải được thuyền viên ký kết trong các điều kiện màthuyền viên có thể tự xem xét và cân nhắc về các điều kiện, điều khoản lao động

và hoàn toàn tự nguyện ký kết

3 Hợp đồng lao động của thuyền viên có thể được hiểu là được phép baogồm các thoả ước tập thể đang áp dụng, với điều kiện là luật quốc gia của nướcthành viên cho phép

Tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn A2.1 Hợp đồng lao động thuyền viên

1 Mỗi nước thành viên có thể áp dụng các luật hoặc quy định trong đó yêucầu các tàu treo cờ nước mình phải tuân thủ các điều sau:

(a) các thuyền viên làm việc trên con tàu đó đều có một hợp đồng lao động

do cả thuyền viên và chủ tàu hoặc đại diện chủ tàu ký kết (hoặc nếu đó khôngphải là người lao động hợp đồng thì phải có các bằng chứng về các thoả thuậnlàm việc tương tự) và hợp đồng đó phải nêu rõ điều kiện sống và làm việc đảmbảo cho các thuyền viên như quy định của Công ước;

(b) các thuyền viên trước khi ký kết hợp đồng phải có điều kiện kiểm tranội dung hợp đồng, tự nguyện ký kết hợp đồng đó sau khi đã hiểu rõ về quyềnlợi và trách nhiệm của mình;

(c) cả chủ tàu và thuyền viên mỗi bên phải giữ 1 bản gốc đã ký của hợpđồng này;

Trang 24

(d) có các biện pháp để thuyền viên có thể dễ ràng có các thông tin về điềukiện làm việc của mình trên tàu, bao gồm cả thuyền trưởng và các quan chức cóthẩm quyền, trong đó có cả chính quyền cảng tàu ghé vào, có khả năng tiếp cậncác thông tin đó, bao gồm cả bản sao hợp đồng lao động của thuyền viên;

(e) thuyền viên có thể được cung cấp bản ghi về quá trình lao động củamình trên tàu

2 trường hợp hợp đồng lao động của thuyền viên bao gồm một thoả ướctập thể thì trên tàu cũng phải có bản sao của thoả ước đó nếu ngôn ngữ tronghợp đồng lao động và bản thoả ước tập thể không phải là tiếng Anh thì các tàiliệu sau phải có bản tiếng Anh (không áp dụng cho các tàu tuyến nội địa):

(a) bản sao dạng chuẩn của thoả ước, và

(b) các phần trong bản thoả ước tập thể thuộc quyền kiểm tra của chínhquyền cảng, như quy định tại điều khoản 5.2

3 tài liệu được nói đến ở khoản 1(e) của Tiêu chuẩn này không bao gồmbất kỳ biên bản gì về chất lượng công việc của thuyền viên hoặc lương bổng của

họ Hình thức của tài liệu, các chi tiết ghi chép và cách thức tiếp cận các chi tiếtnày sẽ được quy định trong luật quốc gia

4 Mỗi nước thành viên có thể áp dụng các luật quy định các vấn đề cần nói đếntrong tất cả các hợp đồng lao động của thuyền viên do luật quốc gia điều chỉnh.Trong mọi hợp đồng cần bao gồm các vấn đề sau:

(a) tên đầy đủ, ngày sinh hoặc tuổi, năm sinh của thuyền viên;

(b) tên và địa chỉ của chủ tàu;

(c) nơi ký kết hợp đồng lao động;

(d) yêu cầu về năng lực của thuyền viê;

(e) mức lương của thuyền viên, hoặc cách tính toán mức lương;

(f) mức tiền phép hoặc cách tính toán của nó;

(g) điều kiện kết thúc hợp đồng,bao gồm:

(i) nếu hợp đồng không có thời hạn nhất định thì phải có điều kiện chophép một trong hai bên được phép kết thúc hợp đồng, khoảng thời gian thôngbáo, khoảng thời gian đó phải cân bằng cho cả chủ tàu và thuyềnviên;

(ii) nếu hợp đồng có thời hạn nhất định thì phải quy định rõ ngày hết hạn;(iii) nếu đó là hợp đồng chuyến thì phải nêu rõ cảng đích, thời gian hết hạnsau khi tàu đến cảng và thuyền viên chấm dứt công việc;

Trang 25

(h) các điều kiện bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho thuyền viên;

(i) quyền hồi hương của thuyền viên;

(j) tham chiếu đến các thoả ước tập thể, nếu có;

(k) bất kỳ các vấn đề nào mà luật quốc gia có

5 Mỗi nước thành viên có thể áp dụng các luật quy định các khoảng thờigian thông báo tối thiểu của chủ tàu hoặc thuyền viên trong trường hợp muốnchấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn Khoảng thời gian báo trước này sẽđược quy định sau khi tham khảo ý kiến của đại diện hiệp hội chủ tàu và hiệphội thuyên viên, nhưng sẽ không ít hơn 7 ngày

6 Khoảng thời gian ngắn hơn thời gian báo trước quy định vẫn có thể đượccho phép trong các trường hợp mà trong luật quốc gia hoặc các thoả ước tập thểquy định và xem xét kết thúc hợp đồng lao động không cần tới báo trước hoặcbáo trước ít thời gian Khi quy định các trường hợp này, các nước thành viên cầnxem xét đảm bảo quyền lợi của thuyền viên khi kết thúc hợp đồng mà không báotrước hoặc báo trước ít thời gian để không phải chịu phạt

Hướng dẫn

Hướng dẫn B2.1 Hợp đồng lao động của thuyền viên

Hướng dẫn B2.1.1 Nhật ký thời gian làm việc của thuyền viên

1 Khi xác định các chi tiết cần ghi chép về quá trình lao động của thuyềnviên như quy định trong Tiêu chuẩn A2.1, khoản 1(e), mỗi nước thành viên cầnđảm bảo rằng các tài liệu này chưa đủ thông tin cần thiết, có bản dịch sang tiếngAnh, nhằm tạo điều kện cho quá trình phân công thêm công việc hoặc đáp ứngcác yêu cầu về nâng cao trình độ hoặc thăng tiến Sổ kết thúc quá trình lao độngcủa thuyền viên có thể đáp ứng được các yêu cầu của khoản 1(e) ở trên

Quy định

Quy định 2.2 Tiền lương

Mục đích: Đảm bảo được các thuyền viên được trả lương cho công việccủa mình

1 Tất cả các thuyền viên đều phải được trả công đều đặn và đầy đủ nhưquy định trong hợp đồng lao động

Tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn A2.2 - Tiền lương

1 Mỗi nước thành viên có quyền yêu cầu các tàu treo cờ nước mình trảlương cho các thuyền viên trên theo định kỳ tháng hoặc ngắn hơn và phù hợpvới các thoả ước tập thể

Trang 26

2 Các thuyền viên sẽ được cung cấp số lượng tháng định kỳ, số tiền đãđược trả bao gồm cả tiền công, các khoản phụ cấp, và tỉ giá trao đổi trong trườnghợp lương được trả bằng tiền hoặc mức giá khác với đồng tiền hoặc mức giá traođổi đã thoả.

3 Mỗi nước thành viên có quyền yêu cầu các chủ tàu có các biện pháp, ví

dụ như các biện pháp nêu ra ở khoản 4 dưới đây, để thuyền viên có thể gửi mộtphần hoặc toàn bộ tiền lương của mình về cho người thân hoặc người hưởng lợihợp pháp của họ

4 Các biện pháp giúp thuyền viên có thể gửi tiền lương về nhà bao gồm:(a) thiết lập một hệ thống cho phép các thuyền viên, ngay từ khi bắt đầucông việc hoặc trong quá trình làm việc, gửi một phần lương bổng, nếu muốn,

về nhà qua các phương thức chuyển tiền định kỳ qua hệ thống ngân hàng hoặccác biện pháp tương tự, và

(b) một quy cách trong đó đảm bảo phần tiền lương đó sẽ được chuyểnđúng hạn và cho đúng người được thuyền viên chỉ định

5 Các loại phí dịch vụ, nếu có dành cho loại dịch vụ ở khoản 3 và 4 nóitrên phải ở mức phải chăng, và trừ phi có quy định khác, thì theo luật hoặc quyđịnh quốc gia, tỉ giá trao đổi phải là mức tỉ giá bình quân trên thị trường hoặc ởmức tỉ giá được công bố chính thức và không gây thiệt thòi cho thuyền viên

6 Những nước thành viên áp dụng luật quốc gia điều chỉnh mức lương củacác thuyền viên cần quan tâm tới các quy định trong phần B sau đây

Hướng dẫn

Hướng dẫn B2.2 - Tiền lương

Hướng dẫn B2.2.1 - Định nghĩa

1 Trong hướng dẫn này, các thuật ngữ được hiểu như sau:

(a) thuyền viên đủ khả năng đi biển: là bất kỳ thuyền viên nào có đủ nănglực để vận hành bất kỳ nhiệm vụ nào mà công việc của một thuyền viên trên tàu

có thể đòi hỏi, chứ không phải là các nhiệm vụ của người giám sát hay đánhgiá, hoặc các chức vụ tương đương được quy định trong luật quốc gia hoặc cácCông ước tập thể;

(b) Tiền lương cơ bản: là mức tiền công trả cho các giờ làm việc bìnhthường, không bao gồm tiền làm thêm giờ, tiền thưởng, trợ cấp , tiền phép hoặcbất kỳ loại tiền trợ cấp nào khác;

(c) tổng tiền công/lương: là mức tiền công hoặc lương bao gồm cả tiềncông/ tiền cơ bản và các tiền thưởng khác, tổng tiền công/lương có thể bao gồm

cả tiền làm thêm giờ tổng cộng và các loại tiền thưởng khác hoặc cũng có thểchỉ gồm các mức tiền thưởng nhất định chia thành nhiều lần;

Trang 27

(d) Giờ làm việc: là thời gian thuyền viên thực hiện công việc của mìnhtrên tàu;

(e) giờ làm thêm: là thời gian ngoài thời gian làm việc thông thường

Hướng dẫn B2.2.2 - Tính tiền lương

1 Với các thuyền viên mà tổng tiền lương gồm nhiều mức tiền làm thêmgiờ riêng biệt thì:

(a) Để phục vụ cho việc tính tiền lương/công cho thuyền viên được chuẩnxác, thời gian làm việc thông thường trên tàu và tại các cảng sẽ không vượt quá8h/ngày;

(b) Trong tính toán tiền làm thêm giờ, số giờ làm việc thông thường trongtuần làm căn cứ trả lương/công sẽ được quy định theo luật quốc gia hoặc thoảước tập thể, nhưng sẽ không vượt quá 48h/tuần; các thoả ước tập thể có thể cóquy định khác nhưng không vượt quá mức này;

(c) Mức tiền làm thêm giờ sẽ không ít hơn 5/4 lần tiền công/lương cơ bảntheo giờ sẽ được quy định trong luật quốc gia hoặc theo thoả ước tập thể nếu có

áp dụng; và

(d) Thuyền trưởng hoặc một người do thuyền trưởng chỉ định phải lưu bảnghi về giờ làm thêm của các thuyền viên và phải được các thuyền viên ký nhậntheo từng tháng hoặc ngắn hơn

2 Với các thuyền viên mà tiền lương được tổng hợp từng phần hoặc toàn

bộ thì

(a) Hợp đồng lao động của thuyền viên đó phải quy định rõ ràng số giờ làmviệc mà thuyền viên phải đạt được để có mức tiền lương như vậy, cũng như quyđịnh về các khoản phụ cấp có thể có ngoài tổng tiền công trong các trường hợpnào?

(b) Khi có quy định trả tiền lương làm thêm giờ cho số giờ vượt quá tổng

số giờ trả lương quy định thì mức tiền làm thêm giờ sẽ không ít hơn 5/4 lần mứctiền công cho giờ làm việc thông thường đã được quy định ở khoản 1 trên; cácgiờ làm thêm tính trong tổng tiền công cũng được tính theo cách này;

(c) Mức tổng tiền công trả cho những giờ làm việc thông thường như quyđịnh ở khoản 1 (a) sẽ không ít hơn mức tiền công tối thiểu áp dụng; và

(d) Với các thuyền viên mà tiền công được tổng hợp từng phần cần có bảnghi về số giờ làm thêm và thuyền viên phải ký nhận vào đó như quy định ởkhoản (d)

3 Luật quốc gia được thoả ước tập thể có thể cách trả công cho việc làmthêm giờ hoặc làm thêm vào ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày lẽ bằng một số ngàynghỉ phép hoặc không đi biển tương đương với số thời gian đã làm nói trên

Trang 28

4 Sau khi tham khảo ý kiến của các địa diện hiệp hội chủ tàu và thuyềnviên hoặc các hiệp ước tập thể, luật và quy định quốc gia nên chú ý xem xét đếncác vấn đề sau:

(a) Trả lương/ tiền công công bằng cho tất cả các thuyền viên làm việc trêntàu, không phân biệt về giới tính màu da, tôn giáo, chủng tộc, quan điểm chínhtrị hoặc các xuất thân về xã hội của họ;

(b) Trên tàu phải có bản hợp đồng lao động của thuyền viên trong đó cóquy định về mức lương, tiền công của họ; thuyền viên phải được thông báo về

số tiền công/ lương trả cho mình, thông qua bản sao của hợp đồng lao động vàdịch sang thứ tiếng mà thuyền viên có thể hiểu cấp trực tiếp cho thuyền viênhoặc gián ở một nơi nào mà thuyền viên có thể thấy được hoặc bằng các biệnpháp khác:

(c) Tiền công/tiền lương nên được trả theo cách hình thức hợp lý công khai,nếu có thể, nên trả qua các hình thức chuyển tiền của ngân hàng, séc ngân hàng,séc bưu chính hoặc lệnh lấy tiền mặt;

(d) Khi hợp đồng lao động kết thúc mọi khoản tiền công/tiền lương đến hạnđều phải được trả đủ và đúng lúc

(e) Nếu chủ tàu trì hoản việc trả lương cho thuyền viên một cách khônghợp lý thì các cơ quan chức năng cần có các hình thức phạt thích đáng

(f) Tiền công/ lương phải được trả trực tiếp vào tài khoản nhà băng dothuyền viên chỉ định, trừ khi họ có yêu cầu khác bằng văn bản

(g) Theo quy định tại mục (h) dưới đây, chủ tàu không được phép hạn chếquyền tự do từ bỏ/ chuyển tiền công/lương của thuyền viên

(h) Chỉ cho phép việc trừ lương/ tiền công của thuyền viên nếu:

(i) Trong luật quốc gia hoặc trong thoả ước tập thể áp dụng có quy định rỏràng về các trường hợp được phép trừ lương và thuyền viên cũng biết rõ về cáctrường hợp đó

(ii) Tổng số tiền trừ đị không được vượt quá mức mà luật quốc gia hoặcthoả ước tập thể hoặc quyết đinhd của toà án đã quy định

(i) Không được phép trừ vào lương của thuyền viên để tính phí dịch vụtuyển dụng:

(j) Không được phép đặt ra các khoản phạt tiền thuyền viên, trừ các khoảnphạt đã quy định trong luật quốc gia, thoả ước tập thể hoặc quy định hợp phápkhác:

(k) Các cơ quan chức năng có quyền kiểm tra các kho dự trữ và các dịch vụcung cấp cho thuyền viên trên tàu để đảm bảo rằng các mức giá dịch vụ tính chothuyền viên là phải chăng và đảm bảo quyền lợi cho họ:

(l) Những khiếu nại của thuyền viên về tiền công/lương và các khoản tiềnkhác nếu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước về thế chấp hàng hải

Trang 29

năm 1993 thì sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước bảo vệ quyền khiếu nạicủa người lao động (trường hợp người chủ lao động bị phá sản) năm 1992 (số173)

5 Các nước thành viên sau khi tham khảo ý kiến của các đại diện hiệp hộichủ tàu và thuyền viên cần xây dựng các quy trình nghiên cứu giải quyết cáckhiếu nại của thuyền viên về các vấn đề trong hướng dẩn này

Hướng dẫn B2.2.3 - Tiền công/ tiền lương tối thiểu

1 Các nước thành viên, sau khi tham khảo ý kiến của các đại diện hiệp hộichủ tàu và thuyền viên, cần xây dựng các quy trình xác định mức tiền lương/tiềncông tối thiểu cho thuyền viên và không mâu thuẫn với các nguyên tắc về tự dothoả thuận tập thể Các tổ chức đại diện hiệp hội chủ tàu và thuyền viên cầntham dự vào việc xây dựng quy trình nói trên

2 Khi xây dựng những quy trình như vậy và xác định mức tiền lương tốithiểu, cần chú ý tới các Tiêu chuẩn lao động quốc tế về ấn định mức lương tốithiểu, cũng như các nguyên tắc sau đây:

(a) mức tiền lương/tiền công tối thiểu cần bao quát được cả bản chất củalao động hàng hải, đội ngũ thuyền viên làm việc trên tàu và số giờ làm việcthông thườn của thuyền viên, và

(b) mức tiền lương/ tiền công tối thiểu cần được điều chỉnh tuỳ theo sự thayđổi của các giá cả và chi phí đời sống cũng như các nhu cầu của thuyền viên

3 Các cơ quan chức năng cần:

(a) thông qua hệ thống giám sát và các hình thức phạt để đảm bảo rằng tiềncông /lương trả cho thuyền viên không thấp hơn mức tối thiểu đã quy định, và(b) bất kỳ thuyền viên đã bị trả công thấp hơn mức đã quy định đều sẽ đượcđền bù cho mức trả thiếu đó, thông qua các công cụ luật pháp hoặc toà án hoặcphương pháp khác khẩn trương và không gây tốn kém

Hướng dẫn B2.2.4 - Tiền lương / tiền công cơ bản tối thiểu theo tháng cho các thuyền viên đủ năng lực

1 Tiền lương / tiền công cơ bản trả cho một tháng làm việc của thuyền viên

đủ năng lực sẽ không ít hơn mức đã quy định kì do Uỷ ban hợp tác hàng hảihoặc một cơ quan có thẩm quyền khác do cơ quan chủ quản của Uỷ ban Laođộng quốc tế chỉ thị Sau khi có quyết định của cơ quan chủ quản, Chủ tịch Uỷban Lao động Quốc tế sẽ thông báo cho các thành viên về bất kỳ mức sửa đôinào

2 Các quy định trong hướng dẫn này không hề mâu thuẩn hay loại bỏ cácthoả ước giữa các đại diện của hiệp hội chủ tàu và hiệp hội thuyền viên về cácđiều khoản và quy định tối thiểu trong hoạt động lao động, với điều kiện là cácđiều khoản và quy định đó phải được cơ quan chức năng công nhận

Trang 30

Quy định

Quy định 2.3 - Số giờ làm việc và nghỉ ngơi

Mục đích: Đảm bảo rằng các thuyền viên có số giò làm vệc và nghỉ ngơitheo đúng quy định

1 Mỗi nước thành viên cần đảm bảo có quy định cụ thể về số giờ làm việc

và nghỉ ngơi của thuyền viên

2 Mỗi nước thành viên có thể quy định số giờ làm việc tối đa hoặc số giờnghỉ tối thiểu cho thuyền viên trong một khoảng thời gian nhất định, phù hợpvới quy định của Bộ luật này

Tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn A2.3 - Số giờ làm việc v nghỉ ngơi

1 Trong Tiêu chuẩn này các thuật ngữ sau được hiểu là:

(a) số giờ làm việc: là lượng thời gian trong đó thuyền viên phải thực hiệnnhiệm vụ của mình trên tàu;

(b) số giờ nghỉ ngơi: là lượng thời gian bên ngoài giờ làm việc; thuật ngữnày không bao gồm các quãng nghỉ giải lao

2 Mỗi nươc thành viên trongphạm vi giới hạn của khoản 5 và 8 của Tiêuchuẩn này, được phép hoặc là ấn định số giờ làm việc tối thiểu trong mộtkhoảng thời gian nhất định

3 Mỗi nước thành viên cần biết rằng số giờ làm việc thông thường củathuyền viên, giống như mọi người lao động khác, sẽ dựa trên khung 8h/ngày với

1 ngày nghỉ trong tuần và nghỉ vào các ngàylễ Tuy nhiên điều này không cónghĩa là nước thành viên không đượcphép đăng ký một thoả ước tập thể về sốgiờ làm việc thông thường của thuyền viên, nhưng không được vượt quá mứcquy định trong Tiêu chuẩn này

4 Khi quy định các Tiêu chuẩn quốc gia, nước thành viên cần xem xét đếnnhững nguy cơ khi thuyền viên bị làm việc quá sức, nhất là đối với những ngườiđảm trách công việc liên quan tới an toàn hàng hải và an toàn trong vận hànhcon tàu

5 giới hạn giờ làm việc và nghỉ của thuyền viên được quy định như sau:(a) giờ làm việc tối đa không được vượt quá:

(i) 14 giờ làm việc trong 24 tiếng liên tục, và(ii) 72 giờ làm việc trong 7 ngày làm liên tục; hoặc(b) số giờ nghỉ tối thiểu được quy định như sau:

(i) 10 giờ trong 24 giờ liên tục;

(ii) 77 giờ trong 7 ngày liên tục

Trang 31

6 Số giờ nghỉ sẽ chia thành nhiều nhất là 2 khoảng thời gian, trong đó mỗikhoảng không ít hơn 6 tiếng, và khoảng thời gian giữa 2 khoảng giờ nghỉ liêntiép không vượt quá 14 giờ.

7 Các giờ tập luyện cứu hoả, cứu hộ theo quy định của luật quốc tế nênđược sắp xếp sau cho tối thiểu hoá làm ảnh hưởng tới giờ nghỉ ngơi của thuyềnviên và không kiễn họ quá mệt mỏi

8 Đối với những thuyền viên phải trực ca trong giờ nghỉ thông thường thìnhọ phải được nghỉ bù thích đáng

9 Nếu không có một thoả ước tập thể hay một cách thức phân xử nào hoặcnếu các cơ quan chức năng cho rằng các hướng dân ở khoảng 7 và 8 nêu trênchưa thoả đáng thì các cơ quan này có thể xây dựng các điều khoản tươngđương để đảm bảo thuyền viên có đủ thời gian nghỉ

10 Mỗi nước thành viên có quyền yêu cầu rằng trên tàu phải có 1 bảng lịchtrình làm việc được đặt ở vị trí dễ thấy và trên đó ghi những nội dung có mọi vịtrí công việc

(a) lịch trình tàu trên biển và ghé cảng, và

(b) số giờ làm việc tối đa hoặc số giờ nghỉ tối thiếu do luật quốc gia hoặcthoả ước tập thể quy định

11 Một bảng lịch trình như trên phải có một form chuẩn quốc tế và ghibằng thứ tiếng mà mọi thuyền viên làm việc tàu biết và ghi thêm bằng tiếngAnh

12 Mỗi nước thành viên cũng có quyền yêu cầu trên tàu phải có bảng theodõi số giờ làm việc hoặc giờ nghỉ trong ngày của thuyền viên để đảm bảo kiểmsoát việc tuân thủ của tàu với quy định tại khoản từ 5 đến 11 của Tiêu chuẩnnày Bảng theo dõi đó cũng phải theo form chuẩn theo cơ quan chức năng quyđịnh trong đó có tuân thủ các hướng dẫn của Tổ chức Lao động quốc tế hoặc cácform khác do tổ chức này quy định Ngôn ngữ của bảng cũng theo ngôn ngữ quyđịnh ở khoản 11 Các thuyền viên sẽ có được 1 bản của bản theo dõi này trên đó

có chữ ký của thuyền trưởng hoặc người được uỷ quyền giám sát và chữ ký củathuyền viên

13 Các quy định tại khoản 5 và 6 của Tiêu chuẩn này không ngăn cấmnước thành viên có các luật, quy định quốc gia, quy trình do cơ quan chức nănghoặc thoả ước tập thể xây dựng trong đó trong đó tạo ra các ngoại lệ với các quyđịnh trên Nhưng những ngoại lệ đó vẫn phải tuân theo tinh thần của Tiêu chuẩncàng nhiều càng tốt, song có thể xem xét việc cho phép những kì nghỉ thườngxuyên hơn hoặc lâu hơn hoặc cho phép các thuyền viên làm việc trên tàu trongchuyến đi ngắn hơn

14 Các quy định trong Tiêu chuẩn này không làm ảnh hưởng tới quyền củathuyền trưởng được yêu cầu các thuyền viên hoàn thành bất kỳ giờ làm việc nào

c thiết cho sự an toàn khẩn cấp cho con tàu, của người hoặc hàng hoá trên tàu,hoặc vì mục đích hỗ trợ các tàu hoặc người gặp nạn trên biển Theo đó, thuyền

Trang 32

trưởng có quyền tạm gác số giờ làm việc và nghỉ ngơi thông thường của thuyềnviên lại để làm việc khẩn cấp cho tới khi tình trạng bình thường phải đảm bảorằng các thuyền viên đã làm việc trong giờ nghỉ của mình sẽ được nghỉ bù thíchđáng.

Hướng dẫn

Hướng dẫn B2.3 - Giờ làm việc và nghỉ ngơi

Hướng dẫn B2.3.1 - Thuyền viên trẻ

1 Các điều khoản sau sẽ áp dụng cho mọi thuyền viên dưới 18 tuổi trên tàu

và trong các cảng:

(a) giờ làm việc sẽ không vượt quá 8h/ngày và 40h/tuần và chỉ phải làmthêm giờ trong các trường hợp không thể tránh khỏi nhằm đảm bảo sự an toàn;(b) phải có thời gian ăn uống hợp lý, đảm bảo sau bữa ăn chính phải có thờigian nghỉ ít nhất là 1 giờ;

(c) phải có thời gian nghỉ 15phút giữa các ca làm việc kéo dài 2 giờ liêntục

2 Các quy định tại khoản 1 trên sẽ không áp dụng nếu:nh t i kho n 1 trên s không áp d ng n u:ại khoản 1 trên sẽ không áp dụng nếu: ản 1 trên sẽ không áp dụng nếu: ẽ không áp dụng nếu: ụng nếu: ếu:

(a) việc áp dụng là bất khả thi với cá thuyền viên trẻ làm việc trên boong,trong buồng máy, ở bộ phận phục vụ hoặc những người làm việc theo ca;

(b) hoặc thuyền viên đó đang theo một khoá đào tạo với chương trình vàlịch trình cụ thể và khoá đào tạo đòi hỏi các giờ làm việc không đảm bảo đúngquy định như trên

3 Những trường hợp ngoại lệ như trên phải được ghi lại và ghi rõ nguyênnhân cũng như phải có chữ ký xác nhận của thuyền trưởng

4 Khoản 1 của hướng dẫn này không có nghĩa là các thuyền viên trẻ đượcmiễn không thực hiện các nghĩa vụ chung áp dụng cho mọi thuyền viên làmviệc trong những trường hợp khẩn cấp như nêu ở Tiêu chuẩn A2.3 khoản14

Quy định

Quy định 2.4 Quyền được phép hợp lý.

Mục đích: Đảm bảo rằng các thuyền viên được phép hợp lý

1 Mỗi nước thành viên của Công ước có quyền yêu cầu rằng các thuyềnviên làm việc trên con tàu treo cờ nước mình được nghỉ phép có lương hàngnăm theo những điều kiện nhất định phù hợp với quy định của Bộ luật

2 Thuyền viên được phép đi bờ vì lợi ích sức khoẻ và tinh thần của mìnhphù hợp với điều kiện của vị trí công việc của họ trên tàu

Trang 33

Tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn A2.4 - Quyền được nghỉ phép

1 Mỗi nước thành viên có quyền áp dụng các quy định và luật quy định vềtiêu chuẩn số ngày phép tối thiểu hàng năm cho thuyền viên làm việc trên tàutreo cờ nước mình, trong đó có xem xét đến các nhu cầu đặc biệt của thuyềnviên về số phép này

2 Tuỳ theo các thoả ước tập thể, luật hoặc quy định về phương pháp tínhngày phép trong đó có xem xét tới các nhu cầu đặc biệt về nghỉ phép của thuyềnviên, số ngày phép tính lương hàng năm sẽ được tính theo mức tối thiểu là 2,5ngày / tháng làm việc Cách tính toán thời gian làm việc của thuyền viên sẽ do

cơ quan chức năng quyết định hoặc theo cách tính của từng quốc gia Nhữngngày nghỉ có lý do chính đáng của thuyền viên sẽ không được tính vào ngàyphép hàng năm

3 Các thoả thuận nhằm bỏ qua số ngày phép được tính lương được quyđịnh trong Tiêu chuẩn này, trừ phi có cơ quan chức năng chấp thuận, đều làkhông hợp lệ

2 Theo những điều kiện nhất định do cơ quan chức năng hoặc trong thoảước tập thể quy định, những ngày nghỉ để tham dự một khoá huấn luyện hànghải hoặc các nguyên do tương tự, nghỉ ốm, nghỉ sinh đẻ cũng được tính vào tổng

số thời gian đi làm của thuyền viên

3 Mức lương tính trong những ngày phép sẽ bằng với mứclương thôngthường của thuyền viên được quy định trong luật quốc gia hoặc trong hợp đồnglao động Với những thuyền viên làm việc dưới 1 năm hoặc trong trường hợphợp đồng lao động kết thúc thì ngày phép, tiền phép sẽ được tính theo tỉ lệ thựctế

4 Các ngày sau sẽ không được tính vào số phép được tính lương hàngnăm:

(a) Các ngày nghỉ lễ của quốc gia mà tàu treo cờ, dù các ngày đó có trùngvào phép hàng năm của thuyền viên hay không;

(b) Thời gian mà thuyền viên không thể làm việc do ốm hoặc sinh đẻ, tuỳtheo cách tính trong quy định của cơ quan chức năng;

(c) Các kì đi bờ của thuyền viên trong thời gian của hợp đồng lao động, và

Trang 34

(d) Các ngày phép bù dưới bất kỳ hình thức nào, trong các điềukiện do cơquan chức năng quy định.

Hướng dẫn B2.4.2 - Nghỉ phép

1 Trừ phi được ấn định trong luật, trong các thoả ước tập thể, hoặc các quyđịnh khác, thời gian băt đầu nghỉ phép của thuyền vien sẽ do chủ tàu quyết địnhsau khi tham khảo ý kiến của thuyền viên hoặc đại diện của họ

2 Về nguyên tắc, thuyền viên có quyền nghỉ phép tại nơi mà họ có ngườithân, thông thường là nơi mà họ hồi hương về Nếu thuyền viên không đồng ý,

họ sẽ không phải nghỉ phép ở nơi khác với nơi quy định ở trên, trừ phi đã quyđịnh sẵn trongluật hoặc hợp đồng lao động

3 Nếu thuyền viên được yêu cầu nghỉ phép ở nơi khác với nơi được quyđịnh ở khoản 2 nói trên thì họ có quyền tự do di chuyển tới nơi họ đã được tuyểndụng hoặc bắt đầu được tuyển dụn, tuỳ theo nơi nào là nơi gần nhà họ hơn.Phương tiện hoặc các chi phí liên quan trực tiếp cho sự di chuyển trên sẽ do chủtàu chịu, thời gian di chuyển sẽ khôngbị tính vào số ngày phép của thuyền viên

4 Thuyền viên đang nghỉ phép chỉ bị gọi trở lại trong các trường hợp khẩncấp đặc biệt và có sự chấp thuận của bản thân họ

Hướng dẫn B2.4.3 - Phân chia và tích luỹ phép số ngày phép hàng năm với một thời kỳ khác của thuyền viên.

2 Theo quy định của khoản 1 của hướng dẫn này, và trừ phi có quy địnhkhác trong thoả thuận giữa chủ tàu và thuyền viên, số ngày phép hàng năm củathuyền viên trong hướng dẫn này sẽ là một thời kì liên tục

Hướng dẫn B2.4.4 - Thuyền viên trẻ

1 Cần có các hình thức và phương pháp đặc biệt đối với thuyền viên dưới

18 tuổi đã làm việc trên tàu được 6 tháng hoặc ít hơn theo một hợp đồng laođộng hoặc 1 thoả ước tập thể mà chưa nghỉ phép trong xuốt thời gian đi trên tàuchạy tuyến Quốc tế và trong thời gian đó con tàu này cũng chưa quay trở lạinước của thuyền viên và cũng sẽ chưa quay trở lại trong vòng 3 tháng sắp tới.Những phương pháp đó có thể là cho phép thuyền viên hồi hương để nghỉ sốngày phép của mình trong chuyến đi mà khôngphải chịu chi phí

Quy định

Quy định 2.5 - hồi hương

Mục đích: Đảm bảo rằng các thuyền viên được trở về nhà

1 Các thuyền viên có quyền hồi hương không mất phí theo các điều kiện

và điều khoản quy định trong Bộ luật

Trang 35

2 Mỗi nước thành viên của Công ước có quyền yêu cầu các tàu treo cờnước minh phải cung cấp các đảm bảo về tài chính cho thuyền viên để họ có thểhồi hương theo quy định của Bộ luật này.

Tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn A2.5: Hồi hương

1 Mỗi nước thành viên của Công ước cần đảm bảo răng thuyền viên làmviệc trên các tàu treo cờ mình được quyền hồi hương trong các trường hợp sau;(a) khi hợp đồng lao động của thuyền viên hết hạn khi họ vẫn đang ở nướcngoài;

(b) khi hợp đồng lao động kết thúc bởi:

(i) chủ tàu, hoặc

(ii) thuyền viên do các lý do xác đáng;

(c) khi thuyền viên không còn đủ khả năng hoặc được ước đoán là khôngcòn đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mình như đã quy định trong hợpđồng trong các trường hợp cụ thể

2 Mỗi nước thành viên cần đảm bảo rằng mình có các điều khoản nhấtđịnh trong các luật hoặc trong các thoả ước tập thể quy định về:

(a) các trường hợp trong đó thuyền viên được phép hồi hương như quy định

ở khoản 1(b) và (c) của Tiêu chuẩn này;

(b) thời gian làm việc tối đa trên tàu mà sau đó thuyền viên được quyền hồihương là ít hơn 12 tháng;

(c) các vấn đề cụ thể liên quan tới việc hồi hương cho thuyền viên mà chủtàu phải giải quyết, bao gồm các vấn đề về địa điển hồi hương, phương thức dichuyển, các chi phí và các vấn đề khác

3 Mỗi nước thành viên cần quy định rằng các chủ tàu không được yêu cầuthuyền viên ngay khi từ được tuyển dụng đã phải đóng trước một khoản đặc cọclàm chi phí cho việc hồi hương cũng như không được đòi lại các chi phí này từtiền lương / tiền công của thuyền viên trừ phi thuyền viên đó mắc lỗi nghiêmtrọng và không hoàn thành nghĩa vụ của mình, theo như quy định của luật quốcgia hoặc thoả ước tập thể

4 Các luật quốc gia không được mâu thuẩn với quyền được bồi hoàn chiphí hồi hương cho thuyền viên của chủ tàu theo một hợp đồng ba bên nào đó

5 Nếu chủ tàu không sắp xếp không sắp xếp được việc hồi hương chothuyền viên hoặc đảm bảo đủ chi phí cho việc hồi hương của thuyền viên thì :(a) cơ quan chức năng của nước thành viên mà con tàu đó treo cờ sẽ sắpxếp việc hồi hương của thuyền viên trên tàu, nếu cơ quan này không làm được

Trang 36

thì chính phủ nước mà thuyền viên sẽ từ đó hồi hương này là đòi lại chi phí từnước thành viên mà con tàu đó treo cờ;

(b) nước thành viên mà con tàu đó treo cờ sẽ đòi tiếp lại các chi phí củaviệc hồi hương, trừ trường hợp đã quy định ở khoản 3 của Tiêu chuẩn này

6 Theo các cung cấp luật pháp quốc tế hiện đang áp dụng, bao gồm cảCông ước quốc tế về bắt giữ tàu 1999, một nước thành viên đã trả chi phí hồihương cho các thuyền vin theo như quy định của Bộ luật này có toàn quỳen giữhoặc yêu cầu giữ con tàu mà chủ tàu của con tàu đó chưa bồi hoàn cho chínhphủ nước thành viên các chi phí như đã nói đến ở khoản 5 trên

7 Mỗi nước thành viên đều có nhiệm vụ tạo điều kiện giúp đỡ cho việc hồihương của các thuyền viên làm việc trên các tàu ghé vào các cảng của mìnhhoặc đi qua lãnh thổ hoặc các vùng biển nội địa của mình

8.Cụ thể các nước thành viên không được từ chối quyền hồi hương của bất

kì thuyền viên nào do nguyên nhân khó khăn về tài chínhcủa chủ tàu hoặc dotính không sẵn sàng thay thế thuyền viên của chủ tàu

9 Mỗi nước thành viên có quyền yêu cầu rằng các thuyền viên làm việccác tàu treo cờ nước mình phải có một bản về các điều khoản quốc gia quy định

về việc hồi hương của thuyền viên được viết bằng thứ tiếng phù hợp

Hướng dẫn

Hướng dẫn B2.5 - Hồi hương

Hướng dẫn B2.5.1 - Quyền hồi hương

1 Thuyền viên có quyền hồi hương:

(a) Trong các trường hợp quy định ở chuẩn ực A2.5, khoản 1(a), khi hếtthời hạn báo trước của kết thúc hợp đồng lao động

(b) Trong trường hợp quy định ở Tiêu chuẩn A2.5, khoản 1 (b) và (c):(i)trong các trường hợp thuyền viên ốm đau cần phải hồi hương và tìnhtrạng sức khoẻ của họ vẫn còn cho phép việc đi lại như vậy;

(ii) trong trường hợp tàu hư hại;

(iii) trong trường hợp chủ tàu không đủ khả năng để tiếp tục thực hiện cácnghĩa vụ pháp lý theo hợp đồng lao động với tư cách là người thuê lao động donghĩa vụ pháp lý theo hợp đồng lao động với tư cách là người thuê lao động domất khả năng tài chính, do bán tàu, thay đổi đăng ký tàu hoặc các nguyên nhântương tự;

(iv) trong trường hợp tàu buộc phải phục vụ cho mục đích chiến tranh, theocác quy định của luật quốc gia hoặc theo quy định trong hợp đồng lao động,nhưng thuyền viên không chấp nhận;

Trang 37

(v) trong trường hợp chấm dứt hoặc ngắt quãng hợp đồng lao động theoquy định của một thoả ước tập thể hoặc quyết định của ngành hoặc trong trườnghợp kết thúc hợp đồng hoặc các lý do tương tự.

2 Khi quyết định thời gian làm việc tối đad trên tàu để sau đó mỗi thuyềnviên có quyền hồi hương, theo như quy định của Bộ luật này, các nước thànhviên nên xem xét đến các yếu tố có ảnh hưởng đến môi trường làm việc củathuyền viên Nếu có thể, các nước thành viên nên rút ngắn khoảng thời gian này,phù hợp với những thay đổi của khoa học kĩ thuật và tiến bộ xã hội và thamkhảo các hướng dẫn về vấn đề này của Uỷ ban hợp tác hàng hải

3 Các chi phí mà chủ tàu phải chịu cho việc hồi hương của thuyền viêntheo quy định Tiêu chuẩn A2.5 ít nhất phải gồm:

(a) chi phí đi lại đến địa điểm hồi hương về của thuyền viên như quy địnhtại khoản 6 của hướng dẫn này;

(b) chi phí ăn ở của thuyền viên từ khi họ rời tàu cho tới khi họ về tới nướchồihương;

(c) các khoản tiền hoặc trợ cấp cho thuyền viên từ khi họ rời tàu cho tới khi

họ về tới nơi hồi hương, nếu luật quốc gia hoặc thoả ước tập thể quy định;

(d) chi phí vận chuyển 30kg hành lý cá nhân của thuyền viên về tới nơi hồihương;

(e) các chi phí y tế nếu có cho tới khi thuyền viên đủ điều kiện về sức khoẻ

để về tới nơi

4 Thời gian đợi hồi hương và thời gian đi lại trong quá trình hồi hương sẽkhông tính vào thời gian nghỉ phép của thuyền viên

5 Chủ tàu phải tiếp tục chịu các chi phí hồi hương cho tới khi thuyền viên

về tới nơi hồi hương theo như quy định tại Bộ luật này hoặc khi thuyền viênđược tuyển vào một con tàu sẽ ghé vào địa điểm hồi hương của họ

6 Mỗi nước thành viên cần yêu cầu các chủ tàu có trách nhiệm sắp xếpviệc hồi hương của thuyền viên bằng các phương tiện phù hợp và nhanh chóng.Thông thường phương tiện đi lại là hàng không Nước thành viên cũng phải quyđịnh địa điểm hồi hương của thuyền viên có người thân, cụ thể gồm có:

(a) địa điểm mà tại đó thuyền viên chấp nhận việc bắt đầu tuyển dụng củamình;

(b) địa điểm được quy định trong thoả ước tập thể;

(c) địa điểm là nước của thuyền viên, hoăc

(d) các địa điểm khác đã được các bên nhất trí tại thời điểm bắt đầu tuyểndụng

7 Các thuyền viên có quyền chọn 1 trong các địa điểm hồi hương

Trang 38

8 Quyền hồi hương sẽ bị mất nếu thuyền viên đó không khiếu nại về quyềnlợi này của mình trong một khoảng thời gian hợp lý quy định trong luật quốc giahoặc thoả ước tập thể.

Hướng dẫn B2.5.2 - Quá trình thi hành của các thành viên

1 Cần có các biện pháp hỗ trợ hiệu quả trong trường hợp một thuyền viên

bị kẹt ở 1 cảng nước ngoài để chờ hồi hương; trong trường họp việc hồi hương

bị chậm trễ, cơ quan chức năng của cảng nước ngoài đó cần đảm bảo thông báokịp thời cho các đại diện của lãnh sự quán hoặc chính quyền nước mà con tàutreo cờ, nước mà thuyền viên cư trú

(i) một cảng nơi thuyền viên đã bắt đầu được tuyển dụng, hoặc;

(ii) một cảng tại nước của thuyền viên; hoặc

(iii) một cảng khác đã được thuyền viên và thuyền trưởng nhất trí và được

sự chấp thuận của cơ quan chức năng;

(b) với các thuyền viên được tuyển để làm việc trên một con tàu treo cờnước khác nhưng hiện đang ở trên bờ do nguyên nhân vì đau ốm khi đang thựchiện công việc trên tàu không phải lo lỗi bất cẩn của họ, thì nước thành viên cần

có quy định về việc chăm sóc y tế cho các thuyền viên này

3 Đối với các thuyền viên trẻ dưới 18 tuổi, nếu sau 4 tháng làm việc trênchuyến đi quốc tế đầu tiên mà thấy rằng họ không phù hợp với công việc màcuộc sống trên tàu, thì họ nên có cơ hội được hồi hương mà không phải chịu chiphí ngay từ cảng đầu tiên mà tàu ghé vào mà trên đó có lãnh sự quán của nước

mà tàu treo cờ, hoặc nước của thuyền viên Cần có thông báo về những trườnghợp hồi hương như vậy kèm theo lý do gửi tới chính quyền nước phát hành cácgiấy tờ cho phép thuyền viên này được phép đi biển

Trang 39

1.Các nước thành viên cần có các quy định đảm bảo rằng trong mọi trườnghợp tàu đắm hoặc mất tích, chủ tàu phải bồi thường cho mọi thuyền viên tàu đó

cề việc họ bị thất nghiệp do việc đắm hoặc mất tích của tàu

2 Quy định các khoản 1 trên đây sẽ không mâu thuẫn với bất kỳ quyền lợinào của thuyền viên được quy định trong luật quốc gia của nước thành viên cóliên quan về việc mất tích hoặc thương tích mà họ phải chịu do tàu bị đắm hoặcmất tích

Hướng dẫn

Hướng dẫn B2.6 - Bồi thương cho thuyền viên khi tàu đắm hoặc mất tích

Hướng dẫn B2.6.1 - cách tính bồi thường do thuyền viên thất nghiệp

1 Bồi thường cho tình trạng thất nghiệp của thuyền viên do tàu đắm hoặcmất tích sẽ được tính trên số ngày mà thuyền viên bị thất nghiệp thực tế và bằngmức tiền công trả cho thuyền viên đã được quy định trong hợp đồng lao động,nhưng tổng số tiền bồi thường sẽ chỉ nhỏ hơn hoặc bằng hai tháng tiền công/lương

2 Mỗi nước thành viên cần đảm bảo rằng các thuyền viên đều được hưởngcác công cụ luật pháp trong đòi quyền bồi thường giống như trong đòi các phầntiền công/ tiền lương mà chủ tàu còn nợ họ

Quy định 2.7 - Đội ngũ thuyền viên

Mục đích: Đảm bảo rằng các thuyền viên làm việc trên tàu có một đội ngũnhân lực đày đủ và hiệu quả để đảm bảo cho tàu được vận hành an toàn, trôichảy

1 Các nước thành viên cần đảm bảo rằng tất cả các tàu treo cờ nước mìnhđều có đủ lượng thuyền viên cần thiết làm việc trên tàu để đảm bảo vận hành antoàn, hiệu quả Để đảm bảo tàu vận hành an toàn trong mọi tình huống, cả nướcthành viên cũng cần xem xét tới sự mệt mỏi của thuyền viên trong quá trình làmviệc v điều kiện của các chuyến đi

Tiêu chuẩn A2.7 Thuyền bộ

1 Các nước thành viên cần yêu cầu các tàu treo cờ nước mình phải có mộtthuyền bộ vừa đủ trên tàu để tàu được vận hành an toàn và hiệu quả Đội ngũthuyền viên phải đảm bảo cả về quy mô và trình độ, đảm bảo sự ta của con tàu

và bản thân các thuyền viên trên tàu trong mọi tình huống hoạt động, phù hợpvới quy định về đôị ngũ thuyền viên tối thiểu an toàn hoặc một quy định tương

tự của các cơ quan có thẩm quyền, cũng như tuân theo các Tiêu chuẩn của Côngước này

2 Khi quyết định, phê duyệt hoặc thay đổi thuyền bộ trên tàu, các cơ quanchức năng cần xem xét nhu cầu tránh hoặc tối thiểu hoá tình trạng làm việc quátải của thuyền viên nhằm đảm bảo các thuyền viên có đủ thời gian nghỉ ngơi

Trang 40

hợp lý và không bị quá sức, cũng như phải xem xét tuân theo các nguyên tắcđang áp dụng trong các Công ước của tổ chức hàng hải quốc tế.

3 Khi quy định về đội ngũ thuyền viên, các cơ quan chức năng cũng cầnxem xet tất cả các yêu cầu trong quy định 3.2 và Tiêu chuẩn A3.2 về thực phẩmcho thuyền viên

Hướng dẫn

Hướng dẫn B2.7 – Thuyền bộ

Hướng dẫn B2.7.1 - Giải quyết tranh chấp

1 Mỗi nước thành viên cần đảm bảo rằng có1 công cụ hoặc bộ máy hiệuquả để điều tra và giải quyết các khiếu nại hoặc tranh chấp về đội ngũ thuyềnviên trên tàu

2 Các đại diện của hiệp hội chủ tàu và thuyền viên cần tham gia vào việcvận hành bộ máy trên, có thể có hoặc không có các cơ quan khác

3 Mỗi nước thành viên, sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức chủ tàu vàthuyền viên có liên quan, sẽ xây dựng các mục tiêu rõ ràng cho công tác giáodục đào tạo nâng cao chuyên môn cho các thuyền viên mà công việc trên tàu của

họ trước hết liên quan tới sự vận hành an toàn của con tàu đó

Hướng dẫn

Hướng dẫn B2.8- Khả năng phát triển kĩ năng nghề nghiệp và cơ hội tuyển dụng cho thuyền viên

Ngày đăng: 18/06/2018, 16:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w