1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu cải tiến chương trình thực tập thử sóng và thực tập tốt nghiệp cho sinh viên chuyên ngành điều khiển tàu biển tại tàu huấn luyện phù hợp với STCW 78 sửa đổi 2010 và công ước lao động hàng hải MLC 2006

100 540 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 2,46 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - oOo NGUYỄN TIỀN PHƯƠNG NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP THỬ SÓNG VÀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN TẠI TÀU HUẤN LUYỆN PHÙ HỢP VỚI STCW 78 SỬA ĐỔI 2010 VÀ CÔNG ƯỚC LAO ĐỘNG HÀNG HẢI MLC 2006 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH THÁNG 10 NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - oOo NGUYỄN TIỀN PHƯƠNG NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP THỬ SÓNG VÀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGHÀNH ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN TẠI TÀU HUẤN LUYỆN PHÙ HỢP VỚI STCW 78 SỬA ĐỔI 2010 VÀ CÔNG ƯỚC LAO ĐỘNG HÀNG HẢI MLC 2006 CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC HÀNG HẢI MÃ SỐ : 60840106 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN : PGS.TS NGUYỄN VĂN THƯ TP HỒ CHÍ MINH THÁNG 10 NĂM 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Tiền Phương hiện là học viên cao học ngành khoa học hàng hải, trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh Tôi xin cam đoan và hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này :  Luận văn được trình bày dựa trên sự thu thập từ thực tế và sự tìm hiểu từ quá trình thực tiễn trong công tác huấn luyện trên tàu thực tập ;  Toàn luận văn là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS NGUYỄN VĂN THƯ ;  Kết quả phân tích đánh giá và thông tin tìm hiểu nghiên cứu hoàn toàn chân thực  Các giải pháp, kiến nghị được rút ra trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu thực tiễn và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào Thành Phố Hồ Chí Minh, Ngày… Tháng… Năm 2014 Người cam đoan NGUYỄN TIỀN PHƯƠNG MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC BẢNG MỞ ĐẦU……………………………………………………… 1 1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI…………………………… 1 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………… 2 3 Ý NGHĨA THỰC TIỄN…………………………………… 2 4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI…………………… 3 5 ĐIỂM MỚI KHOA HỌC…………………………………… 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT & TỔNG QUAN ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN 1.1 Cơ sở lý thuyết về tâm lý dạy học đại học…………………… 4 1.1.1 Quan niệm về quá trình dạy học ở đại học………… 4 1.1.2Nội dung dạy học ở đại học…………………………… 5 1.1.3Giảng viên với hoạt động dạy, sinh viên với hoạt động học… 5 1.1.4Những ảnh hưởng tác động đến quá trình giảng dạy……… 5 1.1.5Trang bị hệ thống tri thức cơ bản để đào tạo đội ngũ sinh viên có năng lực thực hành, năng động sáo tạo…………………… 6 1.1.6Ngiên cứu các đặc điểm phương pháp dạy học ở đại học… 7 1.1.7Nghiên cứu các đặc điểm tâm lý của người học…………… 8 1.2 Cơ sở lý thuyết về huấn luyện……………………………….… 9 1.2.1Phương pháp lập kế hoạch huấn luyện………………… 9 1.2.2Tìm hiểu mục tiêu có ảnh hưởng tới quá trình huấn luyện… 10 1.2.3Các phương pháp hướng dẫn thích hợp cho học viên… 11 1.2.4Lựa chọn phương pháp dạy………………… ………… 12 1.2.5Chọn phương tiện huấn luyện…………………………… 12 1.2.6 Yếu tố quan trọng liên quan đến việc chọn chương trình huấn luyện………………………………………………………… 13 1.3 Nhìn nhận tổng quan về công tác đào tạo lý thuyết kết hợp huấn luyện thực hành ở các trường đại học, cao đẳng có đào tạo chuyên ngành điều khiển tàu biển………………………………………………… 14 1.3.1Tìm hiểu quy mô đào tạo trong các trường có đào tạo chuyên ngành học cho sinh viên nghành điều khiển tàu đi biển………… 15 1.3.1.1 Trường Đại Học Hàng Hải…………………………… 16 1.3.1.2 Trường Cao đẳng Hàng Hải I………………………… 19 1.3.1.3 Trường Cao đẳng nghề Hàng Hải TP Hồ Chí Minh… 21 1.3.1.4 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải TP Hồ Chí Minh… 26 1.3.1.5 Trường Cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng………………… 28 1.3.1.6 Trường Cao đẳng nghề Duyên Hải…………………… 30 1.3.2 Nghiên cứu các thông tin về khoa hoc giáo dục………… 31 1.4 Nghiên cứu cơ sở pháp lý…………………………………… 33 1.4.1 Yêu cầu của STCW 78 Sửa đổi 2010………………… 34 1.4.2 Yêu cầu của công ước lao động hàng hải MLC 2006…… 38 1.5 Kết luận……………………………………………………… 42 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đềtài Đào tạo nhân lực cho ngành đi biển là ngành quan trọng trong lĩnh vực giao thông vận tải, đáp ứng nhu cầu phù hợp với nền kinh tế thị trường việc học tập giảng dạy được khối nhà trường hết sức quan tâm, biết được tầm quan trọng của việc học đi đôi với hành các trường đã đưa tàu huấn luyện vào phục vụ công tác huấn luyện cho sinh viên ngành đi biển.Môi trường học tập gắn với phương tiện thực hành sẽ giúp sinh viên được tiếp cận công việc làm quen từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, để có đội ngũ sinh viên sau khi ra trường là những thuyền viên có chất lượng đối với các chiến lược biển của việt nam nói riêng và quốc tế nói chung Hiện nay hầu hết các trường có đội ngũ sinh viên tham gia học tập về ngành đi biển tương đối lớn, để nâng cao hiệu quả học tập cũng như các chiến lược lâu dài phục vụ cho sinh viên Hàng Hải học tập chúng ta cần cụ thể hóa phương pháp học tập phù hợp với điều kiện thực tiễn và phương tiện sẵn có của nhà trường, làm sao khi các sinh viên ra trường có nhận thức tốt về nghề nghiệp của mình cũng như có tay nghề cao phù hợp với các nhà tuyển dụng Hiện tại công tác huấn luyện thực tập trên tàu là việc không thể thiếu trong quá trình đào tạo huấn luyện của các trường, việc tiếp nhận thường xuyên các sinh viên xuống tàu thực tập bao gồm thực tập thử sóng dành cho sinh viên năm thứ ba và sinh viên năm cuối thực tập tốt nghiệp, kết hợp với chương trình học tập trên nhà trường để hiệu quả hơn trong công tác huấn luyện đào tạo đó là lý do tôi đưa ra đề tài.“Nghiên cứu cải tiến chương trình thực tập thử sóng và thực tập tốt nghiệp cho sinh viên chuyên ngành điều khiển tàu biển tại tàu huấn luyện phù hợp với STCW 78 sửa đổi 2010 và công ước lao động hàng hải MLC 2006” để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình 2 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Xây dựng và phát triển công tác dạy học và huấn luyện ta có thể vận dụng nhiều phương pháp khác nhau dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học nói chungvàlí luận khoa học nói riêng Đó là sự cải tạo hiện thực giáo dục đào tạo trong môi trường đại học nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nói chung,hiệu quả dạy học ở đại học nói riêng Trong thực tiễn hoạt động nghiên cứu của đề tài, sử dụng phương pháp nghiên cứu: diễn dịch quy nạp Phương nghiên cứu này là cách thức tập hợp, đọc, nghiên cứu, tổng hợp nhiều nguồn tài liệu có liên quan tới công việc giáo dục dạy học, thực hành ở trường đại học nhằm xây dựng khái quát hóa và hoàn thiện cho việc dạy học Qua quan sát bằng tri giác trực tiếp trong quá trình học thực hành của sinh viên trên tàu huấn luyện để đưa ra nhận định chính xác từ đó xây dựng mô hình học tập và thực hành hiệu quả 3 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Nâng cao chất lượng đào tạo huấn luyện nguồn nhân lực hàng hải theo định hướng bảo đảm cân đối giữa đào tạo lý thuyết với huấn luyện thực hành trên tàu huấn luyện của các trường có đào tạo cho sinh viên chuyên ngành điều khiển tàu biển, thông quá đó góp phần xây dựng đội ngũ thuyền viên chất lượng, phù hợp với công tác đào tạo và cơ sở vật chất hiện có của nhà trường một cách hiệu quả 4 Phạm vinghiên cứu của đề tài Trong khuôn khổ tìm hiểu nghiên cứu công tác đào tạo huấn luyện đặc biệt là công tác huấn luyện chuyên ngành điều khiển tàu biển tại các trường có đào tạo nhân lực đi biển qua đó phân tích đánh giá để đưa ra mô hình học tập chất lượng hiệu quả đúng với nhu cầu thực tiễn của thị trường vận tải biển và phù hợp với các quy định, của tổ chức Hàng hải quốc tế IMO 5 Điểm mới khoa học • Đưa ra các mô hình đào tạo thực hành trên tàu huấn luyện của các cơ sở đào tạo chuyên ngành đi biểnở các trường đại học, cao đẳng có đào tạo chuyên ngành điều khiển tàu biển • Góp phần phát triển hệ thống đào tạo, huấn luyện nguồn nhân lực Hàng Hải của Việt Nam tiến tới ngang tầm với hệ thống đào tạo hàng hải có uy tín, chất lượng của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN 1.1 Cơ sở lý thuyết về tâm lý dạy học đại học 1.1.1 Quan niệm về quá trình dạy học ở đại học Quá trình dạy học ở đại học là một sự phối hợp giữa người dạy và người học qua đây mỗi cá nhân có thể làm phong phú vốn học vấn bằng kho tàng kiến thức và trí tuệ trong quá trình dạy học đại học của mình Dựa trên các quan điểm khác nhau cùng các phương pháp luận khác nhau mà các nhà nghiên cứu về quá trình dạy học ở đại học cũng đưa ra ra nhiều quan niệm khác nhau Ví dụ: dưới ánh sáng của lí luận dạy học hiện đại thì quá trình dạy học ở đại học là quá trình tổ chức, điều khiển của người dạy và người học còn theo quan điểm của triết học thì việc dạy học ở đại học là quá trình nhận thức của sinh viên được diễn ra theo quy luật phổ biến của nhận thức luận, hoạt động dạy và học nhằm đạt tới một mục đích nhất định trên cơ sở thực hiện các nhiệm vụ nhất định Muốn được như vậy bất kỳ hoạt động nào cũng phải xây dựng được nội dung phương pháp cũng như phương tiện hoạt động và chúng được thực hiện bởi các chủ thể nhất định.Cuối cùng sau một quy trình vận động, phát triển, các hoạt động bao giờ cũng phải đạt được kết quả mà con người hằng mong muốn.Tương tự như vậy quá trình dạy học ở đại học là quá trình xã hội, một quá trình sư phạm đặc thù, nó tồn tại như là một hệ thống Quá trình đó bao gồm những nhân tố cấu trúc cơ bản như mục đích và nhiệm vụ dạy học ở đại học, hoạt động của giảng viên và sinh viên, nội dung dạyhọc, phương phápdạy, kết quả dạy học.Quá trình đó diễn ra trong môi trường xã hội – chính trị và môi trường khoa học, kỹ thuật nhất định 1.1.2 Nội dung dạy học ở đại học Trong các trường đại học bắt buộc phải có các quy định về hệ thống những cơ sở, chuyên ngành; quy định các hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng gắn liền với tương lai của sinh viên Trong giáo dục và đào tạo ở các trường đại học, nội dung dạy và học phải tạo ra nội dung cơ bản cho quá trình giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập nghiên cứu của sinh viên, đồng thời nó phục vụ tốt các mục đích giáo dục, mặt khác nội dung dạy học ở đại học quy định việc lựa chọn và vận dụng phối hợp các phương pháp, phương tiện dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng học tập ở môi trường đào tạo 1.1.3Giảng viên với hoạt động dạy, sinh viên với hoạt động học Kết quả của quá trình dạy học ở đại học phản ánh kết quả vận động vàphát triển tổng hợp của nhân tố thầy và trò, đặc biệt phải lấy người học làm trung tâm, bởi đây là xuất phát điểm mối liên hệ của quá trình dạy học ở đại học một cách hiệu quả nhất phù hợp với tư duy hiện nay 1.1.4Những ảnh hưởng tác động đến quá trình giảng dạy Trong quá trình dạy học ở đại học với tư cách là một hệ thống tồn tại và phát triển trong môi trường kinh tế xã hội và môi trường khoa học công nghệ đã và đang có những bước chuyển vĩ đại đó là thời đại của chủ nghĩa nhân văn thời đại của “giáo dục và đào tạo’’.Trước những biến đổi lớn về đời sống công nghệ, nhà trường cũng như cơ sở đào tạo cần phải có tư duy đổi mới chiến lược với phương thức đào tạo bằng đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật Với ý nghĩa đó đội ngũ giảng viên càng ngày càng phải hoàn thiện hơn đáp ứng được yêu cầu phát triển ở mức độ cao Trên cơ sở đó quá trình dạy học ở đại học phải tác dụng tích cực với môi trường kết hợp giữa giảng dạy, học tập theo ngành nghề, với thực nghiệm nghiên cứu khoa học Trong xu thế toàn cầu hóa về phát triển khoa học sự bùng nổ thông tin về các lĩnh vực khoa học hiện đại nền kinh tế tri thức đang đòi hỏi sự nghiệp giáo dục đào tạo không ngừng đổi mới mục tiêu hiện đại hóa phương pháp học tập cho sinh viên dựa vào quan hệ biện chứng các nhân tố cơ bản: hoạt động học của sinh viên, hoạt động giảng dạy của giảng viên và môi trường đó là các nhân tố tham gia vào quá trình dạy học Để đạt hiệu quả tối ưu người dạy là người tổ chức, điều khiển, hướng dẫn dạy cho sinh viên kỹ năng tự học tập nghiên cứu chiếm lĩnh nội dung học vấn “ biến kho tàng kiến thức thành vốn riêng của mình” từ phân tích trên chúng ta có thể hiểu một cách khái quát dạy học ở đại học cũng là một hiện tượng xã hội đặc biệt, một quá trình tồn tại với tư cách như là một hệ thống phức hợp được cấu trúc bởi nhiều nhân tố có mối quan hệ tương tác với nhau trong đó dạy và học là hai nhân tố trung tâm, đặc trưng cơ bản nhất thường xuyên và đa chiều từ các loại môi trường, đặc biệt là môi trường sư phạm 1.1.5 Trang bị hệ thống tri thức cơ bản để đào tạo đội ngũ sinh viên có năng lực thực hành, năng động sáng tạo Trong quá trình đào tạo cần trang bị cho sinh viên các kỹ năng, tri thức sáng tạo để vận dụng vào công việc trong đời sống thực tế Chúng ta biết rằng kỹ năng là năng lực tự giác hoàn thành trong một hoạt động nhất định dựa trên sự nhận thức hiểu biết tương ứng Điều đáng chú ý là tùy theo yêu cầu đào tạo của các ngành học mà xác định hệ thống kỹ năng phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường Một vấn đề cơ bản đối với các trường đại học hiện nay là phải bồi dưỡng cho sinh viên phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học.Phương pháp học tập phải mang tính tích cực, chủ động và hiệu quả đó là cách thức trang bịkế hoạch tổ chức nhằm thực hiện tối ưu sinh viên khi thực hành rất bỡ ngỡ không biết bắt đầu từ đâu, do đó cần hướng dẫn tuần tự các bước để sinh viên dễ hiểu hơn Bắt đầu từ việc hiệu chỉnh sai số cần giải thích như thế nào là sai số và cách hiệu chỉnh như thế nào • Thực hành dùng sextant xác định vị trí tàu cần lấy một ví dụ cụ thể để cho sinh viên thực hành, trong điều kiện thực hành khi tàu đang neo đậu không có điều kiện lý tưởng để xác định như không có đường chân trời, sao, hay mặt trời thì có thể dùng phương pháp sau đây để hướng dẫn tuy có sai số nhưng việc thực hiện sẽ giúp sinh viên hiểu được bản chất của công việc mình làm khi đó ra thực tế công việc sau khi ra trường sinh viên sẽ không bị động trong công việc 3.2.4.1 Xác định vị trí tàu bằng 2 góc kẹp ngang khi tàu neo đậu Việc đo góc gữa các mục tiêu địa văn được thực hiện khi xác định vị trí tàu bằng hai góc kẹp ngang, đây là một phương pháp trong hàng hải thiên văn có sử dụng nhưng vấn đề ở đây nếu tàu chạy thì công việc thực hiện hết sức thuận lợi giải pháp hướng dẫn đưa ra ở đây là dùng khi tàu neo đậu Thực tế xác định hai góc kẹp ngang nhưng mục tiêu địa văn thường không phải lúc nào cũng có trên hải đồ, để hiểu bản chất người hướng dẫn cần lập hai mục tiêu nhân tạo thỏa mãn khi ngắm tạo thuận tiện cho người học sau đó đễ đưa hai mục tiêu đó vào hải đồ sau đó thực hiện tiếp các bước sau:  Mặt phẳng sextant được đặt trùng với mặt phẳng góc mục tiêu giả định thứ nhất mà người hướng dẫn đã đưa ra sau đó điều chỉnh du xích cho đến khi ảnh của mục tiêu thứ hai mà người hướng dẫn đưa ra nằm trong thị trường của ống kính tiếp đó xoay núm hình trống để làm trùng ảnh của mục tiêu lên ảnh nhìn trực tiếp của mục tiêu thứ nhất nêu ảnh của mục tiêu thứ nhất mờ hơn mục tiêu thứ hai thì ta có thể đảo ngược chiều gương lộn xuống dưới ống kính hướng về mục tiêu thứ hai 3.3Đề cương huấn luyện tạo lập mới 3.3.1 Đề cương huấn luyện tạo lập mới dành cho thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN THỰC TẬP TRÊN TÀU Trình độ:Ngành: ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 1 Tên học phần: Thực tập tốt nghiệp 2 Thời gian thực tập 3 tuần 3 Trình độ (Dành cho sinh viên năm cuối.) 4 Phân bổ thời gian: Thực tập, thực hành, (trong đó sẽ dành 3 ngày để hướng dẫn cho sinh viên ôn lại phần lý thuyết và giới thiệu nội dung cần thực hành.) Khác: (số tiết cụ thể, nếu có ) 5 Mục tiêu của khóa huấn luyện (Cung cấp cho sinh viên kỹ năng làm việc trên tàu từ những kiến thức đã được học trên trường ) 6 Nhiệm vụ của sinh viên - Dự lớp (bắt buộc phải tham dự đầy đủ các buổi học trên tàu ) - Trang bị, dụng cụ quần áo bảo hộ lao động khi xuống tàu thực tập 7 Tài liệu học tập - Sách tham khảo - Khác 8 Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên - Dự lớp - Thảo luận - Kết quả thực hiện bài thực hành của sinh viên 9 Thang điểm: chuyên cần: 1 (bao gồm cả thái độ học tập, hoàn thành đủ số lượng buổi huấn luyện, tham gia đủ thảo luận); kiểm tra:2 kết quả buổi thực hành tổng kết trên tàu 10.Nội dung chi tiết của đợt huấn luyện PHẦN 1 GIỚI THIỆU VÀ THỰC HÀNH CÔNG TÁC AN TOÀN TRÊN TÀU ( Thời gian 3 ngày ) 1.1 Giới thiệu thông số kỹ thuât và đặc tính của tàu thực tập 1.2 Thực hành cứu sinh ( 1 ngày ) 1.3 Thực hành cứu hỏa ( 1 ngày ) PHẦN 2 TÌM HIỂU VÀ THỰC HÀNH TRANG THIẾT BỊ TRÊN BOONG (Thời gian 1 tuần) 2.1 Thực hành lái cẩu 2.2 Thực hành sử dụng tời dây, tời neo cho công tác ma nơ ra vào cầu 2.3 Huấn luyện công tác làm thủy nghiệp trên tàu 2.4 Thực tập về công tác an toàn lao động khi làm việc trên cao, ngoài mạn 2.5 Huấn luyện về công tác bảo quản tàu PHẦN 3.GIỚI THIỆU VÀ THỰC HÀNH NGHIỆP VỤ BUỒNG LÁI (Thời gian 1 tuần) 3.1 Huấn luyện công tác đi ca 3.2 Thực hành lập tuyến hành trình 3.3 Hướng dẫn thực hành xác định vị trí tàu 3.4 Hướng dẫn thực hành các loại máy điện hàng hải 3.5 Làm các bài toán về dự đoán thủy triều 3.5 Tìm hiểu các ấn phẩm hàng hải 3.6 Thực hành lái tàu 3.7 Hướng dẫn cách cảnh giới khi tàu chạy hoặc neo đậu PHẦN 4 TỔNG KẾT (thời gian 4 ngày ) 4.1 Ôn tập 4.2 Sát hạch thực tập Người phê duyệt Người biên soạn 3.3.2 Đề cương huấn luyện tạo lập mới dành cho thực tập thử sóng CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN THỰC TẬP TRÊN TÀU Trình độ: Ngành: ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT THỰC TẬP THỬ SÓNG 11.Tên học phần: Thực tập thử sóng 12.Thời gian thực tập 7 ngày 13.Trình độ (Dành cho sinh viên năm thứ 3) 14.Phân bổ thời gian: Thực tập, thực hành, (trong đó sẽ dành 1 ngày để hướng dẫn cho sinh viên ôn lại phần lý thuyết và giới thiệu nội dung cần thực hành.) Khác: (số tiết cụ thể, nếu có ) 15.Mục tiêu của khóa huấn luyện (Giới thiệu cho sinh viên biết về các trang thiết bị được đặt trên tàu và làm quen với môi trường làm việc ) 16.Nhiệm vụ của sinh viên - Dự lớp (bắt buộc phải tham dự đầy đủ các buổi học trên tàu ) - Trang bị, dụng cụ quần áo bảo hộ lao động khi xuống tàu thực tập 17.Tài liệu học tập - Sách tham khảo - Khác 18.Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên - Dự lớp - Thảo luận - Kết quả thu thập kiến thức của sinh viên 19.Thang điểm: chuyên cần: 1 (bao gồm cả thái độ học tập, hoàn thành đủ số lượng buổi huấn luyện, tham gia đủ thảo luận); kiểm tra:2 kết quả sát hạch tại trường 20.Nội dung chi tiết của đợt huấn luyện PHẦN 1 GIỚI THIỆU VÀ THỰC HÀNH CÔNG TÁC AN TOÀN TRÊN TÀU ( Thời gian 2 ngày ) 3.4 Giới thiệu thông số kỹ thuật và đặc tính của tàu thực tập 3.5 Ôn tập lại cho sinh viên phần lý thuyết cơ bản (1 ngày) 3.6 Giới thiệu trang thiết bị cứu hỏa ( 1/2 ngày ) 3.7 Giới thiệu trang thiết bị cứu sinh ( 1/2 ngày ) PHẦN 2 TÌM HIỂU VỀ TRANG THIẾT BỊ TRÊN BOONG (2 NGÀY) 2.6 Giới thiệu cần cẩu 2.7 Giới thiệu cách sử dụng tời dây, tời neo cho công tác ma nơ ra vào cầu 2.8 Giới thiệu công tác làm thủy nghiệp trên tàu 2.9 Giới thiệu về công tác an toàn lao động khi làm việc trên cao, ngoài mạn 2.10 Giới thiệu về công tác bảo quản tàu PHẦN 3.GIỚI THIỆU VÀ THỰC HÀNH NGHIỆP VỤ BUỒNG LÁI ( Thời gian 2ngày) 3.1 Giới thiệu các nghiệp vụ buồng lái 3.2 Giới thiệu các trang thiết bị được đặt trong buồng lái 3.3 Giới thiệu các ấn phẩm hàng hải sử dụng trên tàu 3.4 Thảo luận PHẦN 4 TỔNG KẾT (thời gian 1 ngày ) 4.1 Sát hạch thực tập Người phê duyệt Người biên soạn KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN Côngtác đàotạo sinh viên hàng hải chuyên ngành điều khiển tàu biển là yếu tố quan trọng làm tiền đề cho sinh viên khi ra làm việc thực tế Muốn đào tạo và hướng dẫn thực tập huấn luyện trên tàu huấn luyện là giải pháp rất hữu ích trong việc đào tạo thành công mang hiệu quả cao thì việc xây dựng phương pháp học tập cho người học phải mang tính khoa học phù hợp với thực tiễn, để nâng cao đội ngũ thuyền viên trong tương lai thì ngoài sự cố gắng phát huy, tâm huyết của người giảng dạy thì cần phải có sự kết hợp nhịp nhàng của đội ngũ sinh viên và nhà trường Qua quá trình phân tích và nghiên cứu đề tài đã đưa ra thực trạng về đào tào huấn luyện cùng các giải pháp thực tiễn phù hợp nâng cao hiệu quả huấn luyện cho sinh viên Hàng Hải chuyên ngànhđiều khiển tàu biển nhằm tận dụng tối đa phương tiện hiện có của nhà trường vìmục đích đào tạo phát triển hội nhập xây dựng đội ngũ thuyền viên năng động và sáng tạo Tuy nhiên với thời gian có hạn tác giả không thể nghiên cứu sâu hơn các trường đào tạo của nước ngoài để học hỏi mô hình huấn luyện tiên tiến cũng như đi sâu hơn nữa các cơ sở đào tạo trong nước vì vậy không thể không có các thiếu sót Tác giả mong có được các ý kiến đóng góp của các thầy giáo, các đồng nghiệp và các bộ phận liên quan đến công tác đào tạo huấn luyện 2 KIẾN NGHỊ • Kiến nghị với các trường có đào tạo chuyên ngành đi biển Nhà trường cần cung cấp thêm một số trang thiết bị phục vụ thực hành trên tàu huấn luyện cho sinh viên được tiếp cận các tình huống ứng phó khi có sự cố như máy tạo khói, hình nạn nhân giả, thiết bị tạo bọt giãn nở, ngoài ra vấn đề về ngoại ngữ cần hết sức chú ý đến  Đối với sinh viên năm cuối thực tập tốt nghiệp nhà trường nên cho tàu chạy ra ngoài Vũng Tàu hoặc ra đảo Trường sa để sinh viên có điều kiện thực tế làm quen với công tác chạy biển của tàu đối với các trường phía nam, còn đối với các trường khu vực phía bắc cần cho sinh viên thực tập chạy tàu ra biển khu vực HÒN DÁU • Kiến nghị với khoa Hàng Hải của các trường đào tạo hàng hải Cần phổ biến cho sinh viên ôn lại phần lý thuyết cơ bản của các môn chuyên ngành trước khi xuống tàu thực tập • Kiến nghị với các Trung Tâm Vận Tải Biển vàtrung tâm huấn luyện thuyền viên: Để hiệu quả trong công tác huấn luyện Trung Tâm Vận Tải Biển và trung tâm huấn luyện thuyền Viên cần phối hợp với khoa Hàng Hải để bố trí sinh viên xuống tàu huấn luyện thực tập dài ngày hơn Ngoài ra để đạt kết quả tốt trung tâm nên phối hợp với khoa xây dựng ngân hàng câu hỏi thi sát hạch thực tập tại khoa để cùng bộ phận hướng dẫn dưới tàu thực hiện sẽ hiệu quả hơn DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO • Tài liệu huấn luyện viên chính ( Tác giả Nguyễn Văn Thư ) • Sổ tay huấn luyện hàng hải ( Cục Hàng Hải Việt Nam) • Lý luận giảng dạy đại học ( Tác giả Đặng Vũ Thành ) • Tâm lý sư phạm (Tác giả TS.Nguyễn Mỹ Lộc ) • STCW 78 • MLC 2006 • Trang wed: www Imo.org • Trang wed: www.vinamarine.gov.vn ... TỐT NGHIỆP CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGHÀNH ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN TẠI TÀU HUẤN LUYỆN PHÙ HỢP VỚI STCW 78 SỬA ĐỔI 2010 VÀ CÔNG ƯỚC LAO ĐỘNG HÀNG HẢI MLC 2006 CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC HÀNG HẢI MÃ SỐ :... thực tập tốt nghiệp cho sinh viên chuyên ngành điều khiển tàu biển tàu huấn luyện phù hợp với STCW 78 sửa đổi 2010 công ước lao động hàng hải MLC 2006? ?? để thực luận văn thạc sĩ Phương pháp nghiên. .. sinh viên năm cuối thực tập tốt nghiệp, kết hợp với chương trình học tập nhà trường để hiệu công tác huấn luyện đào tạo lý tơi đưa đề tài.? ?Nghiên cứu cải tiến chương trình thực tập thử sóng thực

Ngày đăng: 20/02/2016, 09:16

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w