Nghiên cứu cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải tiến chương trình thực tập thử sóng và thực tập tốt nghiệp cho sinh viên chuyên ngành điều khiển tàu biển tại tàu huấn luyện phù hợp với STCW 78 sửa đổi 2010 và công ước lao động hàng hải MLC 2006 (Trang 31)

5 ĐIỂM MỚI KHOA HỌC

1.4 Nghiên cứu cơ sở pháp lý

Nhìn nhận thực trạng hiện nay của công tác huấn luyện hàng hải đối với yêu cầu đặt ra của STCW 78/2010 và công ước lao động hàng hải MLC 2006 thì mong muốn lớn nhất chính là nâng cao hiệu quả về con người đối với sự an toàn của con người lao động và tài sản con tàu trên biển, các quy định đề ra là chuẩn mực chung cho thuyền viên vậy mục đích huấn luyện hàng hải chính là phải đào tạo huấn luyện chuẩn mực theo tiêu chuẩn quốc tếtrong chiến lược biển của Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, luôn phát triển đội tàu hơn nữa nhằm đáp ứng các quy định về an toàn và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của các công ước quốc tế ngày một nghiêm ngặt, đòi hỏi công tác thực hiện pháp lý phải thực hiện thật tốt. Ngoài ra công việc phức tạp trong môi trường làm việc cũng phức tạp đòi hỏi thuyền viên phải đáp ứng cao với nghề do đó đào tạo huấn luyện trên cơ sở pháp lý là điều không thể thiếu trong công tác huấn luyện. Để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành trong lĩnh vực thuyền viên cục hàng hải Việt Nam đã tham mưu Bộ Giao thông vận tải và chính phủ bổ sung sửa đổi, ban hành một số văn bản mới được điều chỉnh nhằm đáp ứng

nhu cầu phát triển hoạt động tàu biển như:Thông tư số 05/2012/TT-BGTVT quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam (thay thế Thông tư số 20/2001/TT-GTVT);Thông tư số 11/2012/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam (thay thế Quyết định số 31/2008/QĐ-BGTVT);Thông tư số 07/2012/TT- BGTVT quy định về chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam (thay thế Quyết định số 29/2008/QĐ-BGTVT); bên cạnh đó phối hợp với Bộ Y tế xây dựng Thông tư thay thế Quyết định số 20/2008/QĐ-BYT về tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam; Ngoài ra, Cục đã chủ động trong việc nghiên cứu đề xuất ký kết, gia nhập các điều ước, thỏa thuận quốc tế.

1.4.1 Yêu cầu của STCW 78 Sửa đổi năm 2010.

Ngày 01/01/2012, Công ước STCW 78 sửa đổi 2010 đã chính thức bắt đầu có hiệu lực. Để nâng cao chất lượng đào tạo, huấn luyện thuyền viên và đáp ứng yêu cầu của Công ước STCW 78 sửa đổi 2010; Bộ GTVT đã xây dựng Đề án “Triển khai thực hiện các quy định của Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca của thuyền viên năm 1978 sửa đổi 2010” và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 585/QĐTT ngày 11/4/2013.Đề án này nhằm duy trì việc Việt Nam có tên trong Danh sách trắng “White list” của IMO; Xây dựng đồng bộ hệ thống các cơ sở đào tạo và huấn luyện thuyền viên đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định của Công ước STCW 78/2010. Ngày 13/5/2013, Bộ GTVT đã ký Quyết định số 1260/QĐ- BGTVT về việc ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “triển khai thực hiện các quy định của Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca của thuyền viên năm 1978/2010”.Thông qua: ngày 07, tháng 07, năm 1978 có Hiệu lực: 28-04-1984.Sửa đổi chính năm 1995 và 2010.

Công ướcSTCW 1978 là công ước đầu tiên thiết lập các yêu cầu cơ bản về đào tạo, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên trên cấp độ quốc tế.Trước đây các tiêu chuẩn đào tạo, cấp giấy chứng nhận và trực ca cho sĩ

quan và thủy thủ được thành lập bởi chính phủ riêng lẻ, thường là không có tài liệu tham khảo để thực hành, áp dụng ở các nước khác.Do đó những tiêu chuẩn và thủ tục thì biến đổi một cách rộng khắp, mặc dù ngành vận tải biển là ngành mang tính quốc tế nhất trong tất cả các ngành công nghiệp.Công ước quy định các tiêu chuẩn tối thiểu liên quan đến việc đào tạo, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên mà các nước có nghĩa vụ đáp ứng hoặc vượt quá quy định đó.

Sửa đổi năm 1995, được thông qua bởi một hội nghị, đã trình bày một sửa đổi quan trọng của công ước này, để phản ứng lại với một nhu cầu đã được công nhận là đưa công ước cập nhật kịp thời và để phản ứng lại những người chỉ trích đã chỉ ra nhiều cụm từ còn mơ hồ, ví dụnhư là “để thỏa mãn chính quyền hàng hải”những cái đã dẫn đến những sự giải thích khác nhau đã được tạo ra.

Sửa đổi năm 1995 có hiệu lực vào ngày 01 tháng 02 năm 1997.Một trong những đặc điểm quan trọng của lần sửa đổi này là sự phân chia phụ lục kỹ thuật này thành những quy định, đã được chia thành nhiều chương như trước kia, và một bộ công ước STCW mới, mà nhiều quy chuẩn kỹ thuật đã được chuyển giao. Phần A của Bộ luật là bắt buộc trong khi phần B được khuyến nghị.Phân chia các quy định theo cách này làm cho chính quyền dễ dàng hơn và nó cũng làm cho nhiệm vụ rà soát, cập nhật đơn giản hơn: vì lý do thủ tục pháp lý và không có cần phải thực hiện một cuộc họp đầy đủ để thay đổi bộ luật.

Một thay đổi lớn được yêu cầu đối với các thành viên tham gia Công ước là yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết cho IMO liên quan đến các biện pháp hành chính để bảo đảm tuân thủ Công ước. Điều này thể hiện cho lần đầu tiên IMO đã được kêu gọi hành động liên quan đến việc tuân thủ và thực hiện, việc thực hiện dưới sự kiểm soát của Quốc gia mà tàu mang cờ, trong khi nhà nướcquản lý cảng cũng hoạt động để đảm bảo tuân thủ. Theo Chương I, quy định I/7 của Công ước sửa đổi, các nước thành viên được yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết cho IMO liên quan đến các biện pháp hành chính để bảo đảm phù hợp với các khóa học của Công ước, giáo dục và đào tạo, quy trình cấp giấy chứng nhận và các yếu tố khác có liên quan để thực hiện. Thông tin được xem xét bởi những người có thẩm quyền, được đề cử bởi các thành viên tham gia Công ước STCW, người mà báo cáo về những phát hiện của mình cho Tổng thư ký IMO, đến lượt mình, báo cáo cho Ủy ban An toàn Hàng hải (MSC)về những chính phủ thành viên mà đã tuân thủ một cách đầy đủ. MSC sau đó tạo ra một danh sách các "Thành viên đã được xác nhận" tuân thủtheo Công ước STCW.

Những chương của công ước STCW

Chương I: Những quy định chung

Chương II: Thuyền trưởng và bộ phận boong. Chương III: Bộ phận máy

Chương IV: Sự truyền đạt thông tin vô tuyến và nhân sự bộ phận vô tuyến điện

Chương V: Những yêu cầu huấn luyện đặc biệt cho nhân sự trên một số loại tàu nhất định.

Chương VI: Sự khẩn cấp, sự an toàn nghề nghiệp, chăm sóc y tế và chức năng sống sót.

Chương VII: Những giấy chứng nhận thay thế Chương VIII: Trực ca

Bộ luật STCW

Những quy định chứa đựng trong công ước được hỗ trợ bởi những phần trong bộ luật STCW nói chungcông ước chứa đựng những yêu cầu cơ bản mà sau đó đã được mở rộng và giải thích trong Bộ luật.Phần A của Bộ luật là bắt buộc, những tiêu chuẩn tối thiểu về sự thành thạo được yêu cầu đối với nhân sự đi biển phải được đưa ra ở dạng chi tiết trong một loạt các bảng.Phần B của bộ luật chứa đựng những hướng dẫn được khuyến nghị mà đã được dự để giúp đỡ những chính phủ thành viên của công ước thực hiện công ước này.

Những biện pháp được đề nghị không mang tính bắt buộc và những ví dụ được đưa ra chỉ dự định để minh họa cho việc làm thế nào những yêu cầu nhất định của công ước có thể được tuân thủ.Tuy nhiên những khuyến nghị đó theo cách chung trình bày một cách tiếp cận rằng điều đó đã được cânđối bởi những thảo luận bên trong IMO và sự tham khảo ý kiến của những tổ chức quốc tếkhác.

Sửa đổi Manila đối với công ước STCW và Bộ luật đã được thông qua vàongày 25/06/2010, đánh dấu một sự sửa đổi quan trọng của công ước STCW và Bộ luật.Sửa đổi 2010 được bắt đầu đi vào hiệu lực vào ngày 01/01/2012 theo những quy định của quy trình chấp thuận ngầm và được nhắm đến việc đưa công ước và Bộ luật cập nhật kịp thời với những sự phát triển từkhi nó được thông qua lúc đầu và chúng có khả năng giải quyết những vấn đề mà đã được dựđoán trước xuất hiện trong một tương lai đã được thấy trước.

Trong số những sửa đổi bổ sung đã được thông qua, có một số sự thay đổi quan trọng đối với mỗi chương của công ước và bộ luật, bao gồm:

• Đã cải thiện những biện pháp để ngăn ngừa thực tiễn không trung thực gắn liền với những giấy chứng nhận về năng lực và củng cố quá trình đánh giá (sự giám sát sựtuân thủ công ước của các chính phủ thành viên);

• Việc xem xét lại những yêu cầu về giờ làm việc và nghỉ ngơi và những yêu cầu mới cho việc ngăn ngừa sự lạm dụng ma túy và rượu, cũng như cập nhật những tiêu chuẩn liên quan đến những tiêu chuẩn về sự phù hợp sức khỏe của người đi biển;

• Những yêu cầu về sự chứng nhận cho người đi biển có năng lực;

• Những yêu cầu mới liên quan đến việc huấn luyện đối với công nghệ hiện đại như là hệ thống thông tin và hải đồ điện tử(ECDIS);

• Những yêu cầu mới đối với việc huấn luyện nhận thức về môi trường biển và huấn luyện đối với sự lãnh đạo và làm việc theo nhóm.

•Những yêu cầu mới về huấn luyện và cấp giấy chứng nhận cho những sỹ quan kỹthuật điện;

• Sự cập nhật những yêu cầu về năng lực cho nhân sự phục vụ trên tàu của tất cả các loại tàu tankers, bao gồm những yêu cầu mới cho nhận sự phục vụ trên tàu của những tàu tanker chở khí hóa lỏng;

• Những yêu cầu mới về huấn luyện an ninh, cũng như những điều khoản để đảm bảo rằng những người đi biển thì được huấn luyện thích hợp để đối phó nếu như tàu của họ rơi vào sự tấn công của cướp biển;

• Sự hướng dẫn những phương pháp huấn luyện hiện đại bao gồm việc đào tạo từ xa và đào tạo thông qua mạng.

• Những hướng dẫn đào tạo mới cho nhận sự phục vụ trên những con tàu hoạt động trên những vùng nước gần các địa cực;

• Những hướng dẫn đào tạo mới cho nhân sự khai thác hệ thống định vị động.

1.4.2 Yêu cầu của công ước lao động hàng hải MLC 2006

Công ước Lao động hàng hải năm 2006 (MLC 2006)Ngày 8/5/2013, Tổ chức Lao động thế giới (ILO) đã nhận được văn bản chính thức của Bộ ngoại giao Việt Nam đề nghị Việt Nam là thành viên thứ 40 của Công ước MLC 2006.Như vậy, Công ước chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ ngày 20/8/2013.Công ước MLC 2006 là dấu ấn quan trọng trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của lao động hàng hải - quy định các quyền đầy đủ và bảo vệ công việc cho hơn 1,2 triệu thuyền viên trên thế giới. Công ước MLC 2006 chính thức có hiệu lực, sẽ trở thành công ước thứ tư trong hệ thống 4 công ước hàng hải chính, bao gồm: SOLAS 74 về an toàn hàng hải, MARPOL 73/78 về bảo vệ môi trường biển

STCW 78 về đào tạo chuyênmôn cho thuyền viên và MLC 2006 về quyền và nghĩa vụđối với lao động hàng hải. Đây là cơ sở quan trọng trong xây dựng và thiết lập, nguồn nhân lực hàng hải là nòng cốt trong việc triển khai chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.Triển khai Công ước Lao động hàng hải 2006, Việt Nam cần nội luật hóa các quy định của Công ước vào pháp luật trong nước.Theo kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật giữa Công ước Lao động hàng hải so với pháp luật Việt Nam có rất nhiều quy định của Công ước mà pháp luật Việt Nam chưa có hoặc chưa phù hợp. Vì vậy, cần phải nhanh

chóng ban hành văn bản quy định về chế độ hồi hương, tiền lương, chế độ về ăn ở, nghỉ ngơi cho thuyền viên làm việc trên tàu phù hợp với Công ước. Bên cạnh đó để thực thi áp dụng trong nước, các cơ quan chuyên ngành phải nhanh chóng triển khai thực thi yêu cầu của Công ước.Cơ quan quản lý nhà nước cần triển khai kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận đối với tàu biển trên 500GT chạy tuyến quốc tế với vai trò của quốc gia tàu mang cờ và kiểm tra nhà nước cảng biển; điều chỉnh tiêu chuẩn đóng tàu, sửa chữa hoán cải phù hợp với yêu cầu mới của công ước. Ngoài ra, Công ước yêu cầu quốc gia thành viên phải có quy định phù hợp đối với tàu biển loại nhỏ không cần cấp giấy chứng nhận sau khi thỏa thuận với hiệp hội chủtàu và tổ chức quản lý thuyền viên.Cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu phái áp dụng các tiêu chuẩn mới về đóng tàu, đặc biệt là phòng ở và làm việc của thuyền viên theo qui định của Công ước.Doanh nghiệp vận tải biển (chủ tàu) cần nghiên cứu triển khai yêu cầu của Công ước về thuyền viên, điều kiện làm việc, chế độ bảo hiểm và an toàn cho thuyền viên. Tiến hành đánh giá để được cấp giấy chứng nhận lao động hàng hải và bản tuyên bố tuân thủ Lao động hàng hải đối với tàu và được cơ quan chức năng đánh giá có giấy phép hoạt động.Thuyền trưởng phải chịu trách nhiệm trình cam kết thực hiện quy định của Công ước MLC 2006 của chủ tàu, đồng thời thường xuyên ghi bổ sung, cập nhật những thay đổi theo quy định của Công ước.Tổ chức quản lý thuyền viên cần tổ chức hệ thống cung cấp, tuyển chọn thuyền viên và tiến hành đánhgiá để có giấy phép hoạt động.Cơ sở đào tạohàng hải cần phải tiến hành đào tạo kiến thức về Công ước cho sinh viên, thuyền viên và tổ chức liên quan.

Mục tiêu của MLC là quy định tiêu chuẩn về quyền và lợi ích của thuyền viên, nhằm thống nhất với quy định của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974 và sửa đổi bổ sung (SOLAS), Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, đào tạo, cấp chứng chỉ chuyên môn và trực ca của thuyền viên, 1978 và sửa đổi bổ sung (STCW), Công ước quốc tế về

phòng ngừa ô nhiễm dầu từ tàu biển, 73/78 (MARPOL) để nâng cao an toàn và chất lượng vận tải biển quốc tế.

Theo quy định, Công ước sẽ có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày có 30 nước thành viên với đội tàu có trọng tải chiếm 33% trọng tải đội tàu trên toàn thế giởi phê chuẩnCông ước sẽ có hiệu lực đối với các nước thành viên sau 12 tháng kể từ khi Công ước có hiệu lực.

Phạm vi áp dụng:

Đối với thuyền viên: Công ước này áp dụng cho tất cả các thuyền viên là những người thuộc thuyền bộ hoặc được thuê làm việc trên tàu biển thuộc phạm vi điều chỉnh của MLC, không phân biệt quốc tịch mà tàu mang cờ.

Đối với tàu biển: Công ước này cũng áp dụng cho mọi tàu biển, dù thuộc sở hữu Nhà nước hay tư nhân hay phục vụ cho các hoạt động thương mại hay không, trừ tàu cá hoặc tàu tương tự tàu cá, thuyền buồm.Công ước này không áp dụng cho các loại tàu quân sự hoặc tàu chiến.

Nội dung Công ước:

Công ước gồm 3 phần chính, gồm 16 điều khoản; phần quy định và phần Bộ luật với 5 mục, có Phụ bản liên quan đến hệ thống cấp Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên và tàu biển. Trong đó bao gồm những quy định cụ thể về các nguyên tắc điều chỉnh chung,các tiêu chuẩn và khuyến nghị thực hiện từng nội dung của Bộ luật

Phần 1- Nội dung Công ước: Gồm 16 điều, quy định chung về các từ ngữ,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải tiến chương trình thực tập thử sóng và thực tập tốt nghiệp cho sinh viên chuyên ngành điều khiển tàu biển tại tàu huấn luyện phù hợp với STCW 78 sửa đổi 2010 và công ước lao động hàng hải MLC 2006 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w