Giáo dục ý thức chính trị cho thanh niên huyện mỹ đức, thành phố hà nội hiện nay ( Luận văn thạGiáo dục ý thức chính trị cho thanh niên huyện mỹ đức, thành phố hà nội hiện nay ( Luận văn thạc sĩ)Giáo dục ý thức chính trị cho thanh niên huyện mỹ đức, thành phố hà nội hiện nay ( Luận văn thạc sĩ)c sĩ)
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HÀ NỘI, 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Giáo dục ý thức chính trị cho thanh niên
huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội hiện nay” là công trình nghiên cứu của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Thanh Giang Các số liệu trích dẫn trong luận văn là trung thực, rõ nguồn gốc./
Tác giả luận văn
Phạm Thùy Linh
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 Chương 1 GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO THANH NIÊN - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 8
1.1 Quan niệm về giáo dục ý thức chính trị cho thanh niên 8 1.2 Những yếu tố cơ bản tác động đến giáo dục ý thức chính trị cho thanh niên 21
Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO THANH NIÊN HUYỆN MỸ ĐỨC – THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 32
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và đặc điểm thanh niên của huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội 32 2.2 Những ưu điểm trong giáo dục ý thức chính trị cho thanh niên huyện
Mỹ Đức, thành phố Hà Nội và nguyên nhân 40 2.3 Những hạn chế trong giáo dục ý thức chính trị cho thanh niên huyện
Mỹ Đức, thành phố Hà Nội và nguyên nhân 51
DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO THANH NIÊN Ở HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 57
3.1 Phương hướng tăng cường giáo dục ý thức chính trị cho thanh niên huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội trong thời gian tới 57 3.2 Giải pháp tăng cường giáo dục ý thức chính trị cho thanh niên ở huyện
Mỹ đức, thành phố Hà Nội 62
KẾT LUẬN 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CĐ : Cao đẳng
CNH : Công nghiệp hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội CSVN : Cộng sản Việt Nam CTQG : Chính trị quốc gia
ĐH : Đại học
GDĐT : Giáo dục đào tạo HĐH : Hiện đại hóa
LLCT : Lý luận chính trị Nxb : Nhà xuất bản
PGS : Phó giáo sư
TCT : Ý thức chính trị TNCS : Thanh niên cộng sản
TS : Tiến sĩ
UBND : Ủy ban nhân dân
Trang 51
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thanh niên Việt Nam là lực lượng hùng hậu, có tiềm năng to lớn, có đóng góp quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đánh giá cao vai trò của thế hệ trẻ; quan tâm giáo dục, động viên, phát huy mọi khả năng của thế hệ trẻ phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc Trong bản “Di chúc” để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn về trách nhiệm của Đảng đối với thanh niên là:
“Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những
người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”; bồi dưỡng thế hệ
cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” [29, tr.489]
Kế thừa quan điểm của Người, trong gần 90 năm qua, Đảng ta luôn đánh giá cao vai trò của thanh niên Nghị quyết Trung ương 7, khóa X của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò to lớn đó: “Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc… công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc” [33] Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến giáo dục YTCT cho thanh niên nhằm giáo dục lý tưởng cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, xây dựng những lớp người kế tục trung thành với lý tưởng của Đảng và của cách mạng Việt Nam “Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH”
Phần lớn thanh niên nước ta đều có có lòng yêu nước nồng nàn, có lý tưởng cách mạng, luôn phát huy truyền thống tốt đẹp của các thế hệ cha anh, khẳng định niềm tin vào mục tiêu, lý tưởng cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng Đa số thanh niên ý thức rõ trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc và nhân dân, ra sức phấn đấu lao động, học tập, rèn luyện về mọi mặt với khát vọng cống hiến hết mình vì tương lai tươi sáng của dân tộc
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, do yêu cầu cần phải hội nhập quốc tế, do sự bùng phát của lối sống thực dụng chạy theo danh lợi bất chấp đạo lý đã dẫn đến những tiêu cực trong xã hội ngày càng phổ biến Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội chưa được khắc phục, sự chống phá của các thế lực phản động quốc tế nhằm thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” đã tác động không nhỏ đến đời sống đạo đức công dân, ảnh hưởng lớn đến tâm tư, tình cảm, ý chí phấn đấu của thanh niên Hậu quả là đã có một bộ phận thanh niên phai nhạt niềm tin, lý tưởng, mất phương hướng phấn đấu; sống dựa dẫm, thiếu trách nhiệm, thờ ơ với gia đình và xã
Trang 62
hội, sa vào tệ nạn xã hội Trước thực trạng trên, việc giáo dục YTCT cho thanh niên là một trong những việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng hiện nay nhằm từng bước khắc phục những hạn chế về tư tưởng chính trị, YTCT, đạo đức, lối sống của thanh niên Việt Nam
Nhận thức rõ tầm quan trọng của thanh niên và công tác giáo dục ý thức chính trị, cũng như trước những đòi hỏi của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong những năm qua, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội không ngừng chú trọng, tăng cường công tác thanh niên, đặc biệt là công tác giáo dục ý thức chính trị cho thanh niên Huyện ủy Mỹ Đức định hướng các cấp chính quyền xây dựng cơ chế, chính sách thanh niên; bằng những nội dung, biện pháp, cách thức cụ thể đã thu hút, động viên, tập hợp thanh niên tham gia vào sự nghiệp cách mạng, xây dựng đất nước Thanh niên trở thành lực lượng to lớn góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng địa phương vững mạnh, phát triển; có năng lực và trình độ, tự giác chấp hành chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; tích cực học tập, phát triển kinh tế, giữ vững an ninh, trật tự và an toàn xã hội…
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên công tác giáo dục ý thức chính trị cho thanh niên trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng nhu cầu của thực tế cách mạng đang đặt ra Đứng trước tình hình suy thoái tư tưởng, chủ nghĩa
cá nhân, không giữ vững lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị trong một bộ phận không nhỏ thanh niên đã làm cho vấn đề giáo dục ý thức chính trị cho thanh niên trên địa bàn huyện càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết
Từ việc nhận thức tầm quan trọng của công tác giáo dục ý thức chính trị nói chung trong tình hình đổi mới đất nước hiện nay đồng thời đánh giá đúng điều kiện cụ thể của huyện Mỹ Đức thì công tác giáo dục ý thức chính trị đối với thanh niên trên địa bàn huyện càng trở nên bức thiết và quan trọng hơn Vì vậy tác giả chọn và nghiên cứu
đề tài “Giáo dục ý thức chính trị cho thanh niên huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
hiện nay” làm luận văn thạc sỹ của mình
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Liên quan đến vấn đề giáo dục ý thức chính trị cho thanh niên đến nay đã có nhiều công trình khoa học, các công trình tiêu biểu như:
Thứ nhất, các sách chuyên khảo:
- Cuốn sách “Những vấn đề giáo dục hiện nay quan điểm và giải pháp” do nhiều
tác giả viết, Nxb Tri Thức, Hà Nội, 2008 Nội dung cuốn sách gồm các bài quan trọng
Trang 73
về các vấn đề mấu chốt và cấp bách của giáo dục do các tác giả trong và ngoài nước viết Các tác giả đưa ra những phương hướng và giải pháp đối với giáo dục Việt Nam
- Cuốn sách “Đảng lãnh đạo công tác tư tưởng trong thời kì đổi mới” do TS
Nguyễn Danh Tiên (chủ biên), Nxb CTQG, Hà Nội, 2010 Cuốn sách đã đề cập đến vai trò của Đảng trong lãnh đạo công tác tư tưởng trước sự phức tạp của tình hình quốc
tế và trong nước; tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống trong
bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân Các tác giả cũng nêu lên những phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp nhằm nâng cao sự lãnh đạo của Đảng trong tình hình hiện nay
- Năm 2004, tác giả Phạm Đình Nghiệp với cuốn sách “Giáo dục lý tưởng cách
mạng cho thanh niên hiện nay”, NXB Thanh Niên, Hà Nội, 2004 đã cung cấp thông
tin về thực trạng của công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ, và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục ý thức chính trị cho thế hệ trẻ Việt Nam trong tình hình mới
- Trong cuốn “Về giáo dục và tổ chức thanh niên”, Hồ Chí Minh, Nxb Thanh
niên, Hà nội, 1980 Nội dung cuốn sách khái quát tư tưởng của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của thanh niên và sự cần thiết phải chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thanh niên và công tác vận động thanh niên trong sự nghiệp cách mạng
- Năm 2011, tác giả Phạm Hồng Tung trong đề tài “ h c trạng và u th iển đổi
l i s ng c a thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và h i nh p qu c t ” đã làm
sáng tỏ các vấn đề lý luận và cách tiếp cận khi nghiên cứu về thanh niên và lối sống của thanh niên; khảo sát và phân tích tình hình thanh niên, lối sống của thanh niên trong hơn hai thập k đổi mới đất nước thông qua đỏ ch ra những đặc trưng cơ bản của thanh niên và đặc trưng lối sống của thanh niên trong quá trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, ch ra những yếu tố tác động cơ bản, có tính chất định hướng trong quá trình biến đổi lối sống của thanh niên Trên cơ sở những nghiên cứu, với những luận chứng có tính thuyết phục cao, tác giả đã đưa ra những khuyến nghị khoa học và đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng lối sống của thanh niên Việt Nam phù hợp với tiến trình đổi mới đất nước hiện
- PGS.TS.Trần Thị Anh Đào tác giả cuốn sách: “Công tác giáo dục lý lu n chính
trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2013 Trên
cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn cần tìm ra những giải pháp khả thi để góp phần hữu hiệu vào việc nâng cao chất lượng giáo lý luận chính trị cho sinh viên, nhằm đáp
Trang 84
ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Thứ hai, các đề tài, luận án, luận văn:
- Đề tài “Giáo dục chính trị tư tưởng cho hanh niên trong giai đoạn hiện nay”
(2005) của tác giải Nguyễn Đức Quyền, Đại học Hà Nội nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục chính trị, tư tưởng và lối sống của thanh niên đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay
- “Định hướng giá trị c a thanh niên sinh viên hiện nay”, Đỗ Ngọc Hà, luận án
tiến sĩ tâm lý học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2002 Đề tài đã khái quát và hệ thống hóa cơ sở lý luận tâm lý học về giá trị, định hướng giá trị của thanh niên sinh viên Theo tác giả, trong những công trình bàn về dịnh hướng giá trị trên thế giới, có 7 hướng nghiên cứu chính và phạm trù giá trị được khai thác dưới góc độ tâm lý học và
xã hội học có điều ch nh cho phù hợp tình hình thực tiễn ở Việt Nam
- Đề tài “Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay” của tác giải
Phạm Đình Nghiệp, Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam (2004) Đề tài nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và phân tích thực trạng công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong những năm qua; dự báo về xu hướng phát triển của đất nước và của tuổi trẻ, trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị và giải pháp của Đoàn về công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ
- Đề tài “ ình hình tư tưởng thanh niên và công tác giáo dục c a Đoàn giai đoạn
hiện nay” của tác giải Trần Văn Miền (2002, đề tài nghiên cứu cấp Bộ) làm rõ các khái
niệm công cụ, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng về giáo dục thanh niên; đánh giá thực trạng tình hình tư tưởng thanh niên và công tác giáo dục chính trị, tư tưởng của Đoàn thời gian qua; dự báo và đề xuất khuyến nghị các giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng của Đoàn trong thời kỳ mới
- Đề tài khoa học cấp bộ “Giải pháp c a Đoàn NCS Hồ Chí Minh về giáo dục
đạo đức, l i s ng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Trần Thanh
Giang (2013) Đề tài đã làm rõ môt số vấn đề lý luận về giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên, vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên; về thực trạng xây dựng và việc thực hiện các giải pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và những yêu cầu đạt ra
Trang 95
- Luận án tiến sĩ của Trần Hùng (2000) về “Hiệu quả giáo dục lý lu n chính trị
cho sinh viên các trường đại học tại thành ph Hồ Chí Minh: h c trạng và giải pháp” Luận án đã xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả giáo dục lý luận
chính trị cho sinh viên Việc nâng cao chất lượng đào tạo giảng viên lý luận chính trị luôn phải gắn với yêu cầu nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên
- Tác giả Phùng Quang Thắng với đề tài “Giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn
viên thanh niên từ th c tiễn văn phòng trung ương Đảng” (2016, luận văn thạc sỹ) đã
nêu ra được một số khái niệm cơ bản về đoàn viên, thanh niên; những chủ trương chính sách của Nhà nước về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đoàn viên thanh niên
Thứ ba, các bài báo khoa học, tạp chí:
Bài viết “Mấy vấn đề về xây d ng lý tưởng cho thanh niên hiện nay” của tác giả
Vũ Oanh đăng trên Tạp chí cộng sản, số 11, tháng 6 năm 1996 Tác giả Trần Sỹ Phán
với bài viết: “Giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, l i s ng cho sinh viên Việt Nam
hiện nay”, Tạp chí lý luận chính trị, số tháng 7 “Đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giáo dục lý lu n chính trị trong tình hình mới” của tác giả
Đào Duy Quát, Tạp chí Tư tưởng – Văn hóa, số 6, năm 2006; “Phương pháp đào tạo,
ồi dưỡng cán về lý lu n chính trị theo quan điểm c a Hồ Chí Minh” (Mạch Quang
Thắng, 2008, Tạp chí Tuyên giáo, số 11) Vũ Hữu Ngoạn với bài viết“Nâng cao chất
lượng và hiệu quả công tác tư tưởng trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí lý luận chính
trị , số 12
Tất cả các công trình khoa học, sách, luận án trên đều có liên quan đến đề tài trên các khía cạnh khác nhau Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống hoạt động giáo dục ý thức chính trị cho thanh niên ở huyện
Mỹ Đức, thành phố Hà Nội Do đó, đề tài “Giáo dục ý thức chính trị cho thanh niên huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội” là vấn đề mới, mang ý nghĩa thực tiễn cao, không trùng lặp các công trình khoa học, các luận văn đã công bố
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về giáo dục ý thức chính trị cho thanh niên, đề tài đánh giá thực trạng và đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường giáo dục ý thức chính trị cho thanh niên huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội hiện nay
Trang 106
3.2 Nhiệm vụ
Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về giáo dục ý thức chính trị cho thanh niên
- Đánh giá thực trạng giáo dục ý thức chính trị cho thanh niên huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội để làm sáng tỏ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong giáo dục ý thức chính trị cho thanh niên huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường giáo dục
ý thức chính trị cho thanh niên huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử; chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về thanh niên, công tác giáo dục và giáo dục ý thức chính trị cho thanh niên
- Đề tài kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu như: phân tích - tổng hợp; đánh giá, quy nạp; diễn dịch; đối chiếu; so sánh…
Đề tài góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về công tác giáo dục ý thức
chính trị và giáo dục ý thức chính trị cho thanh niên; đi sâu nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục ý thức chính trị cho thanh niên huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội nhằm
ch ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất giải pháp góp phần tăng cường
công tác giáo dục ý thức chính trị cho thanh niên
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận:
Đề tài đưa ra những nghiên cứu về thanh niên và công tác giáo dục ý thức chính trị cho thanh niên trong huyện Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận về giáo dục YTCT cho thanh niên nói chung và cho thanh niên huyện Mỹ Đức nói riêng
Trang 117
- Ý nghĩa thực tiễn:
Việc thực hiện đề tài “ Giáo dục ý thức chính trị cho thanh niên huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội hiện nay” từ thực tiễn ở huyện sẽ ch ra được những ưu điểm, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với đoàn viên thanh niên huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội Ở mức độ nhất định, kết quả nghiên cứu làm tài liệu tham khảo cho việc lãnh đạo và ch đạo công tác thanh niên trong huyện; làm tài liệu cho những sinh viên, học viên và những người muốn tìm hiểu
về vấn đề thanh niên, công tác giáo dục ý thức chính trị cho thanh niên
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương và 7 tiết
Trang 128
Chương 1 GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO THANH NIÊN -
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1 Quan niệm về giáo dục ý thức chính trị cho thanh niên
1.1.1 Ý thức chính trị và giáo dục ý thức chính trị
1.1.1.1 Ý thức chính trị
Khái niệm ý thức chính trị được tạo thành từ hai khái niệm là ý thức và chính
trị Ý thức theo triết học Mác – Lênin là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc
của con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Sự phản ánh ý thức không phải là sự phản ánh thụ động giản đơn, mà là sự phản ánh chủ động, sáng tạo
hiện thực khách quan
Theo Phạm Minh Hạc thì ở một con người, ý thức là năng lực hiểu biết được các tri thức về thực tại khách quan nói riêng mà người đó tiếp thu được và năng lực hiểu được thế giới chủ quan trong chính bản thân người đó
Về bản chất, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Điều đó thể hiện rằng nội dung của ý thức do thế giới khách quan quy định Ý thức là hình ảnh của thế giới khách quan vì nó nằm trong bộ não con người Ý thức là cái phản ánh thế giới khách quan nhưng nó là cái thuộc phạm vi chủ quan, là thực tại chủ quan
Ý thức là sự phản ánh thế giới một cách sáng tạo Tính sáng tạo của ý thức được thể hiện ra rất phong phú Trên cơ sở những cái đã có, ý thức có thể tạo ra tri thức mới về sự vật Ý thức là sự phản ánh sáng tạo vì sự phản ánh đó dù trực tiếp hay gián tiếp, dù dưới dạng ý tưởng thì bao giờ cũng phải dựa vào những tiền đề vật chất, dựa trên hoạt động thực tiễn nhất định Sự sáng tạo của ý thức không đối lập, loại trừ, tách rời sự phản ánh mà ngược lại thống nhất với phản ánh, trên cơ sở phản ánh
Nguồn gốc của ý thức bao gồm: nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội Nguồn gốc tự nhiên: Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức là một thuộc tính của vật chất, nhưng không phải là của mọi dạng vật chất, mà ch là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người Ý thức là sự phản ánh thế giới bên ngoài vào đầu óc con người Bộ óc con người là cơ quan phản ánh, song ch có bộ óc thôi thì chưa thể có ý thức; không có sự tác động của thế giới bên ngoài lên các giác
Trang 13Luậ n vậ n đậ y đu ở file:Luậ n vậ n Full