Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp xã ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội hiện nay (Luận văn thạc sĩ)Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp xã ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội hiện nay (Luận văn thạc sĩ)Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp xã ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội hiện nay (Luận văn thạc sĩ)Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp xã ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội hiện nay (Luận văn thạc sĩ)Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp xã ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội hiện nay (Luận văn thạc sĩ)Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp xã ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội hiện nay (Luận văn thạc sĩ)Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp xã ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội hiện nay (Luận văn thạc sĩ)Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp xã ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội hiện nay (Luận văn thạc sĩ)Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp xã ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội hiện nay (Luận văn thạc sĩ)
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ THỊ HẢI YẾN
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP XÃ Ở HUYỆN THẠCH THẤT,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
HÀ NỘI, 2017
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ THỊ HẢI YẾN
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP XÃ Ở HUYỆN THẠCH THẤT,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn dẫn rõ ràng, các
kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi
Tác giả luận văn
Lê Thị Hải Yến
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới
TS Nguyễn Thị Hoài - người hướng dẫn khoa học đã tận tâm, nhiệt tình, chỉ bảo hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thành luận văn!
Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Quý thầy cô trong Khoa triết học - Học Viện khoa học xã hội các đồng chí đang công tác tại Ban Tuyên giáo huyện Thạch Thất, Văn phòng Đảng bộ huyện Thạch Thất, đã cung cấp tư liệu và góp phần hướng dẫn tác giả tìm hiểu về lịch sử địa phương của huyện!
Đồng thời, Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, ủng hộ, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài!
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn
Lê Thị Hải Yến
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP XÃ 8
1.1 Khái niệm lý luận chính trị và đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị 8 1.2 Vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ cấp xã 16 1.3 Sự cần thiết và những yêu cầu đối với việc đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp xã 22
Chương 2: ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP XÃ Ở HUYỆN THẠCH THẤT HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 29
2.1 Khái quát về huyện Thạch Thất và đội ngũ cán bộ cấp xã ở huyện Thạch Thất hiện nay 29 2.2 Thực trạng đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp
xã ở huyện Thạch Thất từ năm 2010 đến nay 36 2.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp xã ở Huyện Thạch Thất 60
KẾT LUẬN 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BDCT Bồi dưỡng chính trị CNTT Công nghệ thông tin
ĐTCB Đào tạo cán bộ
Trang 71
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Công tác bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng mang tính chiến lược, góp phần quyết định đến chất lượng đội ngũ cán bộ của Đảng nói chung, đến phẩm chất chính trị, tư tưởng của cán bộ, đảng viên nói riêng
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta luôn chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; trong đó
có bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ các cấp, các ngành Cùng với quá trình đổi mới toàn diện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công tác bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên cũng có nhiều đổi mới cả về nội dung, hình thức, phương pháp Số lượng cán bộ được bồi dưỡng lý luận chính trị trong những năm qua tăng lên đáng kể Nhờ đó, nhận thức chính trị, ý thức chính trị của đội ngũ cán
bộ ngày càng được nâng cao
Cấp xã có vị trí, vai trò quan trọng trong tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và sự phát triển mọi mặt của các địa phương Thực tế cho thấy, cấp xã chỉ có thể đảm bảo được chức năng, nhiệm vụ của mình khi có đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình
độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực tổ chức thực tiễn… bởi đây
là những người dành phần lớn làm việc công để thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, giữ vai trò lãnh đạo, quản lý trực tiếp ở cơ sở, có mối liên hệ mật thiết với nhân dân, giải quyết các công việc liên quan đến nhân dân Để có đội ngũ cán
bộ cấp xã đáp ứng vai trò đó, phải thực hiện tốt tất cả các khâu của công tác cán bộ, trong đó đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị là một nội dung và cũng là một nhiệm
vụ quan trọng được các cấp ủy đảng, địa phương đặc biệt quan tâm, nhất là trong thời kỳ đổi mới hiện nay
Thạch Thất là một huyện phía tây của Hà Nội, có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội; bao gồm 1 thị trấn Liên Quan và 22 xã: Bình Phú, Bình Yên, Cẩm Yên, Cần Kiệm, Canh Nậu, Chàng Sơn, Đại Đồng, Dị Nậu, Đồng Trúc, Hạ Bằng, Hương Ngải, Hữu Bằng, Kim Quan, Lại Thượng, Phú
Trang 82
Kim, Phùng Xá, Tân Xã, Thạch Hòa, Thạch Xá, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung Trong thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp xã nói riêng tại Thạch Thất đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần quan trọng trong việc nâng cao mặt bằng chung về trình độ và năng lực cho đội ngũ cán bộ cấp xã Đội ngũ cán bộ sau khi được đào tạo, bồi dưỡng có nhận thức chính trị vững vàng hơn, hiệu quả công tác được nâng lên Bộ phận cán bộ được đề bạt, bổ nhiệm hầu hết phát huy tốt chức trách, nhiệm vụ của mình
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác đào tạo, bồi dưỡng
lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp xã tại huyện Thạch Thất vẫn còn một số hạn chế về cơ chế, chính sách, nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy… Mặt khác, một bộ phận cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng chưa xác định được động cơ, thái độ học tập đúng đắn, còn có tư tưởng học đối phó nhằm đạt chuẩn chức danh cán bộ, công chức nên chưa phát huy tốt kiến thức được đào tạo, bồi dưỡng vào thực tiễn công tác Vì thế, không ít cán bộ cấp xã trên địa bàn Huyện còn hạn chế về tư duy lý luận và năng lực thực tiễn, bản lĩnh chính trị vẫn có những tồn tại nhất định
Xuất phát từ thực tế trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Đào tạo, bồi dưỡng lý
luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp xã ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp với mong muốn góp phần làm sáng tỏ thêm
một số nội dung nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp xã ở huyện Thạch Thất trong giai đoạn hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Do tầm quan trọng đặc biệt của vấn đề đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị trong công tác tư tưởng của Đảng mà cho đến nay đã có rất nhiều tài liệu, văn kiện, sách báo, bài nghiên cứu của Đảng, nhà nước, các cơ quan khoa học và nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề ở những mức độ khác nhau Những công trình đó có thể chia thành các nhóm như sau:
* Nhóm các công trình nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp xã:
Trang 93
- Đề tài cấp bộ năm 2004: “Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã hiện nay (qua khảo sát ở một số tỉnh, thành phố phía Bắc nước ta)” do tiến sĩ Trần Hậu Thành [52] (Phân viện Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) làm chủ nhiệm đề tài Đề tài KX 10-08 năm (2002) “Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin ở Việt Nam – những vấn đề chung” [85]do GS.TS Nguyễn Hữu Vui làm chủ nhiệm
- Tô Huy Rứa, “Một số vấn đề về công tác lý luận, tư tưởng và tổ chức của
Đảng trong thời kỳ đổi mới"[54] Công trình này là tập hợp hơn 70 bài viết và nói
của tác giả khái quát về những thành tựu mà đất nước ta đã đạt được dưới sự lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam sau hơn 25 năm đổi mới Trong đó, nổi bật là thành tựu về mặt lý luận, đó là đã hình thành và phát triển những nhận thức lý luận mới về CNXH và con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta
- Luận án tiến sĩ Triết học của tác giả Nguyễn Đình Trãi (2001): Nâng cao
năng lực tư duy lý luận cho cán bộ, giảng viên lý luận Mác – Lênin ở các trường chính trị tỉnh Trong luận án này, tác giả đã chỉ ra đặc thù của công tác giảng dạy
các môn lý luận chính trị, các môn khoa học Mác – Lênin, đồng thời tác giả tiến hành khảo sát năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ giảng dạy các môn lý luận Mác – Lênin ở các trường chính trị tỉnh Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh
Đề tài luận án tiến sĩ Chính trị học của tác giả Cầm Thị Lai (2012): “Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, hành chính cho đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã
ở các tỉnh Tây Bắc giai đoạn hiện nay” Trong công trình này, tác giả đã phân tích
và làm rõ thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, hành chính cho đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, đồng thời chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong công tác này Từ đó, đề xuất những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị hành chính cho đội ngũ cán bộ cán bộ chuyên trách cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc đến năm 2020
Trang 10Ngoài ra, còn rất nhiều công trình và bài viết đăng trên các báo, tạp chí có liên quan đến đề tài như: “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp xã trong thời kỳ mới” của tác giả Ngô Kim Ngân, Tạp chí Giáo dục Lý luận, Số 7/2001 Tác
giả Nguyễn Thái Sơn với “Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ
chốt” xuất bản năm 2001; Tác giả Trần Thành với “Tư duy lý luận đối với người cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn” [56] Tạp chí lý luận chính trị, số 2/2001; Vũ
Ngọc Am (2003) “Đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng
viên ở cơ sở”; tác giả Ngô Ngọc Thắng với công trình “Đào tạo, bồi dưỡng lý luận
chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở trong thời kỳ đổi mới” xuất bản năm 2004;
Đào Duy Quát, (2006): Đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác
giáo dục Lý luận chính trị trong tình hình mới, Tạp chí tư tưởng - văn hóa số 6; Vũ
Hữu Ngoạn (2008) "Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng trong giai
đoạn hiện nay”, tạp chí lý luận chính trị (số 12); Tác giả Mạch Quang Thắng với
“Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lý luận chính trị theo quan điểm Hồ Chí
Minh”[58] Tạp chí Tuyên giáo số 11/2008 Những công trình này đã làm rõ công
tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo trong tình hình mới Từ
đó đưa ra các phương pháp cụ thể, định hướng cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị trong thời gian tới
* Nhóm các công trình nghiên cứu về địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội)
Trang 11Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full