-Các loại đá bị phong hóa tạo ra mẫu chất, làm nguyên liệu để hình thành đất thì gọi là đá mẹ.. *Dựa vào hệ số mềm : đá thiên nhiên được phân ra 4cấp:0,9 *Dựa vào yêu cầu sử dụng và mứ
Trang 1Khái niệm và sự hình thành đất…
Khái niệm đất:
-Ðất(soil) theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: mẫu chất, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian
-Đất đai(land) là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là mặt bằng để sản xuất nông lâm nghiệp Bao gồm cả phần trong lòng
đất, mặt đất và không gian
Sự hình thành đất:
Sơ đồ quá trình hình thành đất
Quá trình hình thành đá rất phức tạp, bao gồm nhiều hoạt động: sinh học, hóa học, lý học, lý – hóa học tác động tương hổ lẫn nhau:
- Sự tổng hợp chất hữu cơ và phân giải chúng
- Sự tập trung tích lũy chất hữu cơ, vô cơ và sự rửa trôi chúng
- Sự phân hủy các khoáng chất và sự tổng hợp các hợp chất hóa hoc mới
- Sự xâm nhập của nước vào đất và mất nước từ đất
-Sự hấp thu năng lượng mặt trời của đất làm đất nóng lên và mất năng lượng từ đất, làm cho đất lạnh đi
Từ khi xuất hiện sự sống trên trái đất thì quá trình phong hóa xảy ra đồng thời với quá trình hình thành đất
Thực chất của quá trình hình thành đất là vòng tiểu tuần hoàn sinh học, thưc hiện do hoạt động sống của sinh học (động vật, thực vật và vi sinh vật) Trong vòng tuần hoàn này sinh vật đa hấp thu năng lượng, chất dinh dưỡng và các khí từ khí quyển để tổng hợp nên chất hữu cơ ( quang hợp ) Các chất hữu cơ này vô cơ hóa nhờ vi sinh vật và là nguồn thức ăn cho sinh vật ở thế hệ sau
Thưc vật của vòng đại tuần hoàn đia chất là quá trình phong hóa đá để tạo thành mẫu chất Còn bản chất của quá trình hình thành đất là vòng tiểu tuần hoàn sinh học, vì có tiểu tuần hoàn sinh học đất mới được hình thành, những nhân tố cơ bản cho độ phì nhiêu của đất mới được tạo ra
Trang 2- Các nhân tố hình thành đất:
Đá mẹ
- Nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất
- Quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất
- Ảnh hưởng tới tính chất của đất
Khí hậu -- Ảnh hưởng trực tiếp thông qua các yếu tố nhiệt, ẩm.Ảnh hưởng gián tiếp thông qua các chuỗi tác động: khí hậu-sinh vật- đất.
Sinh vật
- Cung cấp vật chất hữu cơ cho đất, góp phần phá hủy đá
- Vi sinh vật phân giải xác sv, tổng hợp thành mùn
- Sinh vật sống trong đất góp phần làm biến đổi tính chất đất
Địa hình -- Tác đông gián tiếp thông qu sự thay đổi các yếu tố nhiệt, ẩm.Độ dốc ảnh hưởng đến khả năng giữ đấ khác nhau.
Thời
gian
- Thời gian hình thành đấ là tuổi đất
- Tuổi của đất là các nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất, thể hiện cường độ của quá trình tác động
Ngày nay các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sx nông nghiệp, lâm nghiệp có tác động rất mạnh đối với quá trình hình thành đất
Trang 3-Đá là một tập hợp các khoáng vật và là thành phần chủ yếu tạo nên vỏ Trái Đất
-Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, người ta chia đá ra 3 nhóm:
◦ Đá macma,
◦ Đá trầm tích và
◦ Đá biến chất
-Các loại đá bị phong hóa tạo ra mẫu chất, làm nguyên liệu để hình thành đất thì gọi là đá mẹ.
Đá Macma -Đá được hình thành do sự đông nguội và kết tinh của dung thể macma nóng chảy được đưa
lên từ những phần sâu của Vỏ Trái đất do nhiệt độ hạ thấp đột ngột bị ngưng kết lại tạo thành -Tùy theo điều kiện đặc nguội (vị trí thành tạo của khối macma) chia làm 2 loại, magma xâm nhập và magma phún xuất
-Macma xâm nhập: hình thành do magma nóng chảy xâm nhập vào bên trong lòng trái đất
(cách ly khí quyển) dưới áp lực và nhiệt độ cao, nguội dần mà thành
- Đá macma phún xuất: hình thành do sự nguội đặc và kết tinh của magma nóng chảy theo những kẻ nứt phun ra trên bề mặt trái đất, tiếp xúc với không khí, áp suất và
nhiệt độ thấp, nguội lạnh nhanh mà sinh ra
Dựa vào tỷ lệ SiO2 (%) có trong đá mà người ta chia
đá macma ra các loại sau:
-Macma siêu axit SiO2>75%
-Macma axit 65-755
-Macma trung tính52-65%
-Macma bazo40-52%
-Macma siêu bazo <40%
Đá trầm tích
Đá trầm tích được thành tạo chủ yếu bởi các quá
trình sau:
phong hóa các đá gốc và sau đó lắng đọng thành đá trầm tích cơ học
nước, băng gió tích tụ và gắn kết các hạt trầm tích
sự lắng đọng được hình thành bởi cá hoạt động có nguồn gốc sinh vật
mưa tuyết từ các dụng dịch hình thành nên
Bốn giai đoạn trong quá trình hình thành nên đá trầm tích cơ học bao gồm:
(i) phong hóa hay bào mòn do tác động của sóng nước hay gió,
(ii) vận chuyển các vật liệu trầm tích theo dòng nước hay gió,
(iii) lắng đọng, hay trầm tích và
(iv) nén ép hay thành đá khi các vật liệu trầm tích được tích tụ lại và bị ép chặt vào nhau tạo nên đá trầm tích
Đá biến chất Nguyên nhân hình thành đá biến chất:
-Do tác động của macma nóng chảy
-Do tác động của khí và nước thoát ra từ lò macma trong lòng đất đưa lên
-Do áp suất lớn, nhiệt độ cao từ mọi phía
-Do áp suất cao theo 1 hướng
-Hầu hết các loại khoáng vật tạo đá biến chất đều
giống như khoáng vật tạo đá macma và đá trầm tích.
Trang 4*Dựa vào cường độ nén người ta phân ra:
+ Đá nhẹ (Khối lượng thể tích < 1800kg/m3) được phân ra làm 6 loại : 5,10,15,75,100,150
kg/m2 ; để xây tường giữ nhiệt độ trong công trình kiến trúc
+ Đá nặng ( …)được phân ra làm 7 loại:100,150, 200, 400,600,800 và 1000 kg/m2.; dùng trong
các công trình thủy công : móng, cống, đê, lớp phủ bờ đập, lát kè
*Dựa vào hệ số mềm : đá thiên nhiên được phân ra 4cấp:<0,6 ; 0,6-0,75 ; 0,75-0,9 và >0,9
*Dựa vào yêu cầu sử dụng và mức độ gia công vật liệu đá thiên nhiên được chia làm các loại
sau:
+ Đá hộc tạo ra bằng phương pháp nổ mìn, không qua gia công gọt đẻo.Viên đá phải đạt yêu cầu : Chiều dày 10cm,dài 25cm, rộng không nhỏ hơn 2 lần bề dày, mặt đákhông được lồi lõm quá 3cm
+ Đá hộc được dùng để xây móng, tường nhà, tường chắn, giếng của mạng lưới thoát nước, móng cầu, trụ cầu, nền đường ôtô và xe lửa, ngoài ra còn dùng cho bê tông dá hộc
+ Đá đẽo thô là loại đá hộc được gia công thô để cho bề mặt ngoài tương đối bằng phẳng , bề mặt phải có cạnh dài nhỏ nhất là 15cm và không có góc nhỏ hơn 60 độ
+ Đá đẽo vừa dùng để xây tường nhà (tường trong và tường ngoài), tường ngăn.Chúng thường được sản xuất từ các loại đá vôi vỏ sò,đá vôi mềm, tup núi lửa và các loại đá
+ Đá đẽo kĩ là loại đá hộc được gia công tinh(kĩ) mặt ngoài.Chiều dày và dài của đá nhỏ nhất là
15 và 30 cm, chiều rộng của lớp mặt thô ra ngoài ít nhất phải gấp rưỡi chiều dày và không nhỏ hơn 25cm Mặt đá phải vuông vắn Đá đẽo kĩ dùng để xây tường,vòm cuốn và một số bộ phận khác của công trình
+ Đá kiểu được chọn lọc rất cẩn thận và phải là loại đá tốt,rất thuần chất,tuyệt đối không có nứt nẻ,gân,hà,phong hóa Đá phải có cấu trúc đồng nhất,có đủ các tính chất đảm bảo sau khi xẻ ra thành sản phẩm đạt yêu cầu thẩm mỹ cao
+ Đá phiếm dùng để ốp trang trí hoặt ốp cho các công trình đặc biệt khác
+ Đá dăm là loại đa vụn có cơ hạt 0.5-40cm , được dúng làm cốt liệu cho bê tông
1 số loại đá dùng trong xây dựng
Tính chất và công dụng của một số loại đá mác ma thường dùng:
-Đá granit (đá hoa cương): Thường có màu tro nhạt, vàng nhạt hoặc màu hồng, các màu này xen lẫn những chấm đen Đây là loại đá rất đặc, khối lượng thể tích 2500 - 2600 kg/m3 , khối lượng riêng 2700 kg/m3 , cường độ chịu nén cao 1200 - 2500 kG/cm2 , độ hút nước thấp (HP < 1%),
độ cứng 6 - 7 Morh, khả năng chống phong hóa rất cao, khả năng trang trí tốt nhưng khả năng chịu lửa kém Đá granit được sử dụng rộng rai trong xây dựng với các loại sản phẩm như: tấm
ốp, lát, đá khối xây móng, tường, trụ cho các công trình, đá dăm để chế tạo bê tông v.v
-Đá gabrô : Thường có màu xanh xám hoặc xanh đen, khối lượng thể tích 2000 - 3500 kg/m3 , đây là loại đá đặc, có khả năng chịu nén cao 2000 - 2800 kG/cm2 Đá gabrô được sử dụng làm
đá dăm, đá tấm để lát mặt đường và ốp các công trình
- Đá bazan: Là loại đá nặng nhất trong các loại đá mác ma, khối lượng thể tích 2900-3500 kg/m3 cường độ nén 1000 - 5000 kG/cm2 , rất cứng, giòn, khả năng chống phong hóa cao, rất khó gia công Trong xây dựng đá bazan được sử dụng làm đá dăm, đá tấm lát mặt đường hoặc tấm ốp Ngoài các loại đá đặc ở trên, trong xây dựng còn sử dụng tro núi lửa, cát núi lửa, đá bọt, túp dung nham, v.v
-Tro núi lửa thường dùng ở dạng bột màu xám, những hạt lớn hơn gọi là cát núi lửa.Thành phần của tro và cát núi lửa chứa nhiều SiO2 ở trạng thái vô định hình, chúng có khả năng hoạt động hoá học cao Tro núi lửa là nguyên liệu phụ gia dùng để chế tạo xi măng và một số chất kết dính
vô cơ khác
-Đá bọt là loại đá rất rỗng được tạo thành khi dung nham nguội lạnh nhanh trong không khí Các viên đá bọt có kích thước 5 - 30 mm, khối lượng thể tích trung bình 800 kg/m3 , đây là loại đá
Trang 5nhẹ, nhưng các lỗ rỗng lớn và kín nên độ hút nước thấp, hệ số dẫn nhiệt nhỏ (0,12 - 0,2 kcal/m.0 C.h) Cát núi lửa và đá bọt thường được dùng làm cốt liệu cho bê tông nhẹ
Tính chất và công dụng của một số loại đá trầm tích thường dùng:
-Cát, sỏi: Là loại đá trầm tích cơ học, được khai thác trong thiên nhiên sử dụng để chế tạo vữa,
bê tông v.v
-Đất sét: Là loại đá trầm tích có độ dẻo cao khi nhào trộn với nước, là nguyên liệu để sản xuất gạch, ngói, xi măng
-Thạch cao: Được sử dụng để sản xuất chất kết dính bột thạch cao xây dựng
-Đá vôi: Bao gồm hai loại - Đá vôi rỗng và đá vôi đặc
-Đá vôi rỗng gồm có đá vôi vỏ sò, thạch nhũ, loại này có khối lượng thể tích 800- 1800 kg/m3 cường độ nén 4 - 150 kG/cm2 Các loại đá vôi rỗng thường dùng để sản xuất vôi hoặc làm cốt liệu cho bê tông nhẹ
-Đá vôi đặc bao gồm đá vôi canxit và đá vôi đôlômit
-Đá vôi can xít có màu trắng hoặc xanh, vàng, khối lượng thể tích 2200 - 2600 kg/m3 , cường độ nén 100-1000 KG/cm2 Đá vôi đặc thường dùng để chế tạo đá khối xây tường, xây móng, sản xuất đá dăm và là nguyên liệu quan trọng để sản xuất vôi, xi măng
-Đá vôi đôlômit là loại đá đặc, màu đẹp, được dùng để sản xuất tấm lát, ốp hoặc để chế tạo vật liệu chịu lửa, sản xuất đá dăm
-Tính chất và công dụng của một số loại đá biến chất thường dùng Đá gơnai (đá phiến ma) : Được tạo thành do đá granit tái kết tinh và biến chất dưới tác dụng của áp lực cao Loại đá này có cấu tạo phân lớp nên cường độ theo các phương cũng khác nhau, dễ bị phong hóa và tách lớp, được dùng chủ yếu làm tấm ốp lòng hồ, bờ kênh, lát vỉa hè Đá hoa: Được tạo thành do đá vôi hoặc đá đôlômít tái kết tinh và biến chất dưới tác dụng của nhiệt độ cao và áp suất lớn Loại đá này có nhiều màu sắc như trắng, vàng, hồng, đỏ, đen xen kẽ những mạch nhỏ và vân hoa, cường
độ nén 27 1200 - 3000 kG/cm2 , dễ gia công cơ học, được dùng để sản xuất đá ốp lát hoặc sản xuất đá dăm làm cốt liệu cho bê tông, đá xay nhỏ để chế tạo vữa granitô Diệp thạch sét: Được tạo thành do đất sét bị biến chất dưới tác dụng của áp lực cao Đá màu xanh sẫm, ổn định đối với không khí, không bị nước phá hoại và dễ tách thành lớp mỏng Được dùng để sản xuất tấm lợp
Tính chất và công dụng của một số loại đá biến chất thường dùng:
-Đá gơnai (đá phiến ma) : Được tạo thành do đá granit tái kết tinh và biến chất dưới tác dụng của áp lực cao Loại đá này có cấu tạo phân lớp nên cường độ theo các phương cũng khác nhau,
dễ bị phong hóa và tách lớp, được dùng chủ yếu làm tấm ốp lòng hồ, bờ kênh, lát vỉa hè
-Đá hoa: Được tạo thành do đá vôi hoặc đá đôlômít tái kết tinh và biến chất dưới tác dụng của nhiệt độ cao và áp suất lớn Loại đá này có nhiều màu sắc như trắng, vàng, hồng, đỏ, đen xen kẽ những mạch nhỏ và vân hoa, cường độ nén 27 1200 - 3000 kG/cm2 , dễ gia công cơ học, được dùng để sản xuất đá ốp lát hoặc sản xuất đá dăm làm cốt liệu cho bê tông, đá xay nhỏ để chế tạo vữa granitô
-Diệp thạch sét: Được tạo thành do đất sét bị biến chất dưới tác dụng của áp lực cao Đá màu xanh sẫm, ổn định đối với không khí, không bị nước phá hoại và dễ tách thành lớp mỏng Được dùng để sản xuất tấm lợp
Khoáng nguyên sinh, thứ sinh
Khoáng nguyên sinh
Trang 63 Biotit
a- Octolaz b- Microlin c- anbit
Tremolit
a- Enstatit b- Diopsit c- Rhodouit
Khoáng thứ sinh
a- Kaolinit b- Montmorilonit c- vecmieulit
Các quá trình phong hóa
1-Khái niệm: Dưới tác động của những nhân tố bên ngoài ( nhiệt độ, nước, hoạt động của
vi sinh vật… ) mà trạng tháivật lý và hoá học của đá và khoáng trên bề mặt đất bị biến đổi Quá trình này gọi là quá trình phong hoá
Trang 7-Dựa vào từng đặc trưng của từng nhân tố tác động, phong hoá được chia thành 3 loại: Phong hoá lý hoc, phong hoá hoá học và phong hoá sinh vật học Các quá trình này xảy ra đồng thời và liên quan khăng khít nhau
Phong hoá lý học:
Quá trình làm vỡ vụn các đá có tính chất lý học (cơ học) đơn thuần
- Sự thay đổi áp suất (mao quản)
- Sự đóng băng của nước trong kẽ nứt
- Sự kết tinh của muối
Phong hóa hóa học:
Quá trình phá hủy đá và khoáng chất do tác động hóa học của nước và dung dịch nước Phong hóa hóa học làm cho thành phần khoáng học và thành phần hóa học của đá thay đổi Kết quả:
- Làm đá vụn xốp
- Xuất hiện khoáng thứ sinh ( khoáng mới )
- Quá trình hòa tan
Các loại muối clorua và sunfat của các cation kim loại kiềm và kiềm thổ của các khoáng
dễ hòa tan
- Quá trình hydrat hóa ( quá trình ngậm nước)
Nước là phân tử có cực, nên nếu khoáng chất có các cation và anion có hóa trị tự do sẽ hút phân tử nước và trở thành ngậm nước
2Fe2O3 + 3H2O 2Fe2O3 3H2O CaSO4 + 2H2O CaSO4 2H2O Na2SO4 + 10H2O Na2SO4 3H2O Hydat hóa làm độ cứng của khoáng giảm, thể tích tăng làm đá bị vỡ vụn và hòa tan Như vậy phong hóa hóa học không chỉ phá vỡ đá về mặt hóa học, mà còn thúc đẩy quá trình phong hóa lý học
- Quá trình oxy hóa Trong các khoáng chất cấu tạo đá, chứa nhiều ion hóa trị thấp như (Fe2+ , Mn2+ ), những ion này bị oxy hóa thành hóa trị cao hơn làm cho khoáng bị phá hủy và thay đổi thành phần
2FeS2 + 2H2O + 7O2 2FeSO4 + 2H2SO4 4FeSO4 + 2H2SO4 + O2 2Fe2(SO4)3 + H2O
- Quá trình thủy phân Nước bi phân ly thành H+ + OH– Trong vỏ quả đất chứa nhiều khoáng silicat – đó là muối của axit yếu (axit silic: H2SiO3, axit amulosilic: H2[Al2Si6O16]) Trong các khoáng này chứa các ion kim loại kiềm và kiềm thổ, trong quá trình thủy phân, những ion H+ do nước điện ly sẽ thay thế cation này
K[AlSi3O8] + H+ + OH– HalSi3O8 + KOH Quá trình phong hóa hóa học làm đá vỡ vụn và thay đổi thành phần của khoáng và đá
Phong hóa sinh học:
Là quá trình biến đổi cơ học, hóa học các loại khoáng chất và đá dưới tác dụng của sinh vật và những sản phẩm của chúng
- Sinh vật hút những nguyên tố dinh dưỡng do các quá trình phong hóa trên giải phóng ra để tồn tại
- Sinh vật tiết ra các axit hữu cơ ( axit axetic, malic, oxalit,…) và CO2 dưới dạng H2CO3 Các axit này phá vỡ và phân giải đá và khoáng chất
- Những vi sinh vật hoạt động do phân giải cũng sẽ giải phóng ra các axit vô cơ ( axit nitric, sunfuric…) làm tăng quá trình phá hủy đá
Trang 8- Tảo và địa y có khả năng phá hủy đá thông qua bài tiết và hệ rễ len lỏi vào khe đá.
- Tác dụng phong hóa cơ học do hệ rễ len lỏi và gây áp suất trên đá
a- Sản phẩm và vỏ phong hoá
+ Sản phẩm phong hoá: Các sản phẩm phong hoá là kết quả của quá trình phá huỷ các
khoáng vật và đá, do vậy chúng rất phong phú và đa dạng Phong hoá vật lý tạo thành các hạt vô
cơ có kích thước khác nhau Phong hoá hoá học tạo thành các hợp chất dễ tan, oxyt, Hydrôxit và các loại keo sét Phong hoá sinh vật ngoài sự tạo thành các sản phẩm trên còn tạo sự tích luỹ chất hữu cơ trong mẫu chất
+ Vỏ phong hoá: các loại sản phẩm phong hoá tích đọng lại tạo thành vỏ phong hoá Vỏ phong hoá
là lớp vật chất nằm ở phía ngoài cùng của vỏ Trái Ðất Sản phẩm phong hoá biến đổi tạo thành mẫu chất, mẫu chất chịu tác động sâu sắc của sinh vật dần dần trở thành đất
b Các loại vỏ phong hoá
Căn cứ vào quá trình tích luỹ, thành phần và tính chất, vỏ phong hoá được chia thành vỏ phong hoá tại chỗ và vỏ phong hoá trầm tích
+ Vỏ phong hoá tại chỗ:
Các sản phẩm phong hoá tích luỹ ngay trên đá gốc (đá mẹ) tạo thành vỏ phong hoá tại chỗ Vỏ phong hoá tại chỗ có các loại sau:
- Vỏ phong hoá vụn thô: các mảnh vụn cơ học có kích thước lớn tích luỹ ngay trên đá gốc, gặp ở vùng xói mòn mạch
- Vỏ phong hoá Feralit: phổ biến ở vùng ôn đới có khí hậu ôn hoà Hầu hết khoáng vật silicát, nhôm silicát đều hoá sét, các muối dễ tan của các chất kiềm và kiềm đất có rất ít do bị rửa trôi mạnh Các khoáng vật nguyên sinh còn lại đều là khoáng vật bền vững như thạch anh - SiO2
- Vỏ phong hoá alít: Phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, phong hoá diễn ra mạnh, khoáng vật nguyên sinh gặp phổ biến là thạch anh, thành phần chính là các hợp chất của nhôm
+ Vỏ phong hoá trầm tích
Sản phẩm phong hoá di chuyển theo dòng nước chảy hay cuốn theo gió thổi, được tích luỹ lại khi gặp các điều kiện thuận lợi tạo thành vỏ phong hoá trầm tích Vỏ phong hoá trầm tích
có các loại sau:
- Vỏ phong hoá trầm tích Sialit: chủ yếu là sét, các keo sét, ngoài ra còn có limon cát Khoáng vật nguyên sinh có thạch anh, Fenspat
- Vỏ phong hoá cacbonat - Sialit: Thành phần giống vỏ phong hoá trầm tích Sialit nhưng
có chứa một lượng CaCO3 nhất định
- Vỏ phong hoá Clorua, Sunphát, Cacbonát - Sialit: Thành phần giống 2 loại vỏ phong hoá trầm tích Sialít, Cacbonat - Sialít và có chứa thêm các muối Clorua Sunphát của các chất kiềm và kiềm đất
Theo viện sĩ Pôlưnốp có 3 loại mẫu chất là tàn tích (êluvi), sườn tích (đêluvi) và phù sa (aluvia) Tàn tích là sản phẩm phong hoá tích đọng tại chỗ ngay trên đá gốc, thường bị rửa trôi và xói mòn mạnh Sườn tích là sản phẩm phong hoá bị cuốn trôi từ trên đỉnh đồi, đỉnh núi xuống tích tụ ở sườn hay chân đồi, núi Do vậy sườn tích còn gọi là sản phẩm dốc tụ Phù sa là sản phẩm tích đọng từ các sản phẩm được cuốn trôi do dòng nước chảy, thành phần phù sa phức tạp
và khác xa so với đá gốc
+ Vỏ phong hoá ở Việt Nam
Theo V.M.Fritland, Việt Nam có các loại vỏ phong hoá sau:
- Vỏ phong hoá Feralit: Phổ biến ở vùng trung du và núi thấp, các khoáng vật thứ sinh chủ yếu là Kaolinit, gipxit, gơtit Trên vỏ phong hoá này hình thành nên nhóm đất Feralit - đất đỏ vàng ở nước ta
Trang 9- Vỏ phong hoá alit: gặp ở vùng núi cao từ 1700m trở lên, điển hình nhất là ở độ cao > 2000m Khí hậu ẩm ướt, sắt bị rửa trôi mạnh nhưng nhôm được tích luỹ do không bị rửa trôi như sắt
- Vỏ phong hoá Macgalit - Feralit: Gặp ở Phủ Quỳ Nghệ An trên đá bọt bazan
- Vỏ phong hoá trầm tích Sialit: Gặp ở các vùng đồng bằng tạo bởi quá trình lắng đọng phù sa của hệ thống sông ngòi nước ta Thành phần là các loại keo sét, ngoài ra còn gặp các khoáng vật nguyên sinh như Thạch anh, Fenspat, Mica
Vùng ven biển còn gặp vỏ phong hoá Clorua, Sunphát - Sialit
Phẫu diện đất
Khái niệm: Phẫu diện đất là mặt cắt thẳng đứng từ bề mặt đất xuống tầng đá mẹ
Tầng A0: tầng thảm mục
Tầng A1: tầng tích lũy mùn
Tầng A2: tầng rửa trôi
Tầng B: tầng tích tụ
Tầng C: tầng mẫu chất
Tầng D: tầng đá mẹ
AC: tầng canh tác, tầng này càng dày đất càng tốt P: tầng đế cày, nằm ngay dưới tầng canh tác B: tầng tích tụ có màu loang lổ đỏ vàng, tầng này tích tụ các chất rửa trôi từ trên xuống, ngoài ra còn tích tụ một số chất từ nước ngầm đem lên, nên tầng B đất đông bằng có tích tụ 2 chiều G: tầng glây có màu xanh xám hoặc xám xanh
Màu sắc đất -Màu sắc đất thay đổi rất phức tạp, trong một phẫu diện các tầng thường có các
màu khác nhau -Các loại đất cũng có màu sắc khác nhau Màu sắc đất thay đổi theo độ ẩm màu sắc đất được tạo ra bởi 3 nền màu chính là đen, đỏ và trắng
-Thành phần và tính chất đất quyết định tính chất đất
Các nhân tố tạo
màu trong đất
-Chất hữu cơ: là chất tạo màu mạnh trong đất làm cho có màu tối hoặc đen -Các hộp chất khác hoặc nguyên tố: sắt khi oxy hóa tạo màu từ nâu vàng đến
đỏ thẩm Oxit magie tạo màu tía đen
-Thành phần cơ giới đất(sa cấu đất): là tp % các nguyên tố cơ học có kích thước khác nhau ở những tỉ lệ khác nhau
-Sa cấu đất= % cát, thịt và sét trong đất
-Sa cấu là một đặc tính quan trọng trong đất
-Sự khác nhau về % cát, thịt, sét là căn cứ phân loại đất theo sa cấu
-Có 12 loại khác nhau thể hiện trong tam giác sa cấu
-Sa cấu không phải là đối tượng để thay đổi trên cánh đồng, tuy nhiên có thể thay đổi trong phạm
vi chậu trồng
Sỏi, dăm,
đá tảng
Rh>2mm: không được xem là tp quy định sa cấu( sa cấu đất chỉ giới hạn trong tp của cát, thịt, sét)
Cát
-Kích thước: 0,05-2mm
-Có thể nhìn thấy không cần kính hiển vi.Hình dạng tròn hay góc cạnh
-Hạt cát thường có màu trắng ( chứa thạch anh) và màu nâu ( chứa nhiều
khoáng).Một só loại cát có màu nâu, vàng hoặc đỏ vì lớp phủ bên ngoài có chứa Oxit Fe ỏ oxit Al
-Không kết dính lại với nhau trong 1 khối trừ trường hợp ẩm ướt, cảm giác thô ráp -Phân bố ở lớp gần bề mặt Chứa ít chất dinh dưỡng hơn thịt và sét
-Cấu trúc có nhiều phần rỗng giữa các hạt đều này làm gia tăng khả năng thoát nước và xâm nhập của không khí, giữ nước kém và đất dễ bị khô do bốc hơi nhanh Thịt -Kích thước 0,05-0,002mm Nhỏ hơn cát giúp quá trình phong hóa đối với khoáng
Trang 10thứ sinh xảy ra nhanh Kích thước nhỏ giữ nước tốt hơn nhưng thoát nước kém hơn cát
-Dễ bị rửa trôi bởi dòng chảy có tính xói mòn cao
-Chỉ nhìn thấy được bằng kính hiển vi điện tử
-Thạch anh là khoáng chiếm ưu thế vì khoáng khác đa bị phong hóa Chứa nhiều dinh dưỡng hơn cát
-Không có cảm giác thô, cảm giác như bột và trơn
-Thịt ẩm ướt có tính dính, dẻo và dễ nặn có thể dát mỏng
Sét
-Kích thước <0,002mm
-Dạng phiến, lớp, dĩa phẳng hay bông nhỏ
-Các hạt cát nhỏ gọi là chất keo, nếu lơ lửng trong nước nó sẽ không lắng xuống -Đất sét ẩm ướt có tính rất dính và dẻo nên rất dễ nặn thành những hình dạng khác nhau
-Sét có tính trương co mạnh do các khe hở giữa các tầng co gian tốt Không gian giữa các lỗ hổng rất nhỏ có dạng xoắn Sự vận chuyển nước và không khí rất chậm chạp Khả năng giữ nước cao, khả năng hút bảm nươc rất lớn- điều này không thực
sự tốt cho cây
-Độ bền của đất ảnh hưởng lên các tòa nhà, đường xá, công trình
-Hấp thụ hóa học cao
Phương pháp xác định sa cấu đất
PP cảm giác
-Cầm một mẫu đất ẩm trên tay, bóp tạo thành một dải mảnh -Chiều dài của dải đất cho biết tp sét
-Cảm giác như có hạt sạn cho biết có cát, cảm giác có bột cho biết có thịt
-Cảm giác dính cho biết có sét
PP tỷ trọng kế
-Tốc độ lắng(V) tỉ lệ với bình phương đk hạt (d) nhân với hệ số K Hạt
có kích thước càng lớn thì tốc độ lắng càng nhanh V=K.d2 -Tỉ trọng của nước dduocj duy trì bên trong ống đong (bởi tp sét và thịt) -Khuấy trộn huyền trọc bằng đũa thủy tinh có đầu gắn cao su
-TP thịt và sét được đo sau 40s -Lần đọc thứ nhất: tính được % cát vì khi đó cát đa lắng xuống hết, chỉ còn thịt và sét lơ lửng trong huyền phù
% cát = [100-(chỉ số đọc đầu tiên x 100/tổng số gam đất)]
-Sau 2 giờ đo lần thứ hai xác định được tp sét lơ lững hay phần còn lại sau khi thịt đa lắng xuống
% sét = chỉ số đọc lần 2 x (100/số gam đất)
% thịt = 100 – [(% cát) + (% sét)]
Xác định sa cấu đất
ngoài đồng ruộng
(bằng cách vê đất)
-Nếu không vê được thành thỏi, rời rạc Đất cát -Vê thành từng đoạn, viên rời rạc Đất cát pha -Vê thành thỏi nhưng bị đứt gay Đất thịt nhẹ -Vê thành thỏi nhưng khi khoanh tròn bị đứt quang Đất thịt trung bình -Vê thành thỏi, bị rạn nẻ khi khoanh tròn Đất thịt nặng
-Vê thành thỏi không bị đứt khi khoanh tròn Đất sét