Việc áp dụng IFRS giúp cho các đối tác, các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, có thể tìm hiểu, so sánh, đánh giá các thông tin tài chính của đơn vị theo cùng một ngôn ng
Trang 1
NGUYỄN TRÀ GIANG
CÁC NHÂN TỐ THỂ CHẾ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ÁP
DỤNG IFRS TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn thạc sĩ “Các nhân tố thể chế tác động đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa được công bố trong các nghiên cứu nào khác trước đây
Học viên
Nguyễn Trà Giang
Trang 4MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Kết cấu của luận văn 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5
1.1 Các nghiên cứu trên thế giới 5
1.2 Các nghiên cứu trong nước 8
1.3 Đánh giá nhận xét nghiên cứu và xác định khe hổng nghiên cứu 11
1.3.1 Đánh giá nhận xét nghiên cứu 11
1.3.2 Xác định khe hổng nghiên cứu 12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 14
2.1 Tổng quan về IFRS 14
2.1.1 Khái quát sự hình thành và phát triển IFRS 14
2.1.2 Thực trạng vận dụng IFRS trên thế giới 18
2.1.3 Lợi ích, khó khăn và thách thức khi áp dụng IFRS 21
2.2 Thể chế 23
2.2.1 Khái niệm thể chế 23
2.2.2 Khái niệm đồng đẳng 24
Trang 52.2.3 Các thành phần của thể chế 25
2.2.4 Mối quan hệ giữa thể chế và sự áp dụng IFRS 27
2.3 Lý thuyết nền 28
2.3.1 Thuyết thể chế 28
2.3.2 Lý thuyết thông tin hữu ích cho việc ra quyết định 31
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
3.1 Thiết kế nghiên cứu 33
3.1.1 Khung hình nghiên cứu 33
3.1.2 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu 33
3.1.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất 40
3.1.4 Xác định thang đo 40
3.2 Quy trình nghiên cứu định tính 43
3.2.1 Thiết lập dàn bài câu hỏi 43
3.2.2 Mẫu nghiên cứu định tính 43
3.2.3 Xử lý kết quả nghiên cứu định tính 44
3.3 Quy trình nghiên cứu định lượng 44
3.3.1 Mẫu nghiên cứu định lượng 44
3.3.2 Thu thập và xử lý kết quả khảo sát 45
3.3.3 Phương pháp kiểm định mô hình 46
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 49
4.1 Kết quả nghiên cứu định tính 49
4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng 49
4.2.1 Thống kê mô tả mẫu 49
4.2.2 Đánh giá thang đo 50
4.2.3 Phân tích hồi quy đa biến 55
4.3 Bàn luận kết quả nghiên cứu 62
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
5.1 Kết Luận 65
5.2 Kiến nghị 66
Trang 65.2.1 Đối với áp lực cưỡng chế 66
5.2.2 Đối với áp lực quy phạm 66
5.2.3 Đối với áp lực mô phỏng 67
5.3 Hạn chế và định hướng trong tương lai 68
KẾT LUẬN CHUNG 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 71 Từ viết tắt có nguồn gốc tiếng Việt
2 Từ viết tắt có nguồn gốc tiếng Anh
CAS : The Chinese Accounting Standards - Chuẩn mực kế toán Trung Quốc
FASB : Financial Accounting Standards Board: Hội đồng Chuẩn mực kế toán Mỹ
IASB : International Accounting Standards Board - Tổ chức Chuẩn mực kế toán quốc tế
IASC : International Accounting Standards Committee - Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế
IFAC : International Federation of Accountant - Liên đoàn kế toán quốc tế IFRS : International Financial Reporting Standards - Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
IOSCO : International Organization of Securities Commission - Tổ chức Chứng khoán Quốc tế
kế toán Malaysia
MFRS : Malaysian Financial Reporting Standards - Chuẩn mực báo cáo tài chính Malaysia
Trang 8PSAK : Chuẩn mực kế toán Indonesia
kế toán Mỹ
VACPA : Vietnam Association of Certified Public Accountants - Hiệp hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
Trang 9Bảng 1.1 Tổng hợp các nghiên cứu trước đây 15
Bảng 4.1 Nghề nghiệp và số năm kinh nghiệm của đối tượng tham gia khảo sát 55
Bảng 4.2 Kết quả phân tích Crobach‟s Alpha cho thang đo biến độc lập .56
Bảng 4.3 Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo các biến độc lập .58
Bảng 4.4 Kết quả phân tích Crobach‟s Alpha cho thang đo biến độc lập 56
Bảng 4.5 Ma trận nhân tố xoay .59
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1: Khung hình nghiên cứu 43
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu các nhân tố thể chế tác động đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam đề xuất 44
Hình 4.1: Đồ thị Histogram của phần dƣ đã chuẩn hóa 64
Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dƣ đã chuẩn hóa 65
Hình 4.3 Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dƣ từ hồi quy 66
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (tên viết tắt là IFRS) được Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) biên soạn và ban hành nhằm hướng dẫn việc lập và trình bày báo cáo kế toán có tính thống nhất cao và được sử dụng rộng rãi khắp thế giới Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, việc lập báo cáo tài chính theo Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế ngày càng nhận được sự ủng hộ của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Theo thống kê của Tổ chức Chuẩn mực kế toán Quốc tế thực hiện đối với 143 quốc gia đến tháng 5 năm 2016, 119 quốc gia đã bắt buộc áp dụng IFRS cho tất cả hoặc hầu hết các đơn vị có lợi ích công chúng và 12 quốc gia khác cho phép áp dụng IFRS (IFRS Foundation, 2016)
Trong giai đoạn toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, thông qua áp dụng IFRS, nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng, sẽ được hưởng lợi từ hội nhập kinh tế Việc áp dụng IFRS giúp cho các đối tác, các nhà đầu
tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, có thể tìm hiểu, so sánh, đánh giá các thông tin tài chính của đơn vị theo cùng một ngôn ngữ, chuẩn mực chung của quốc
tế để từ đó có thể đưa ra các quyết định kinh doanh hoặc đầu tư phù hợp
Sự khác biệt giữa các quốc gia trong quá trình tiếp nhận IFRS do nhiều nhân tố tác động, trong đó thể chế là một trong những nhân tố quan trọng (Phan & Mascitelli, 2014) Các nghiên cứu trước đây trên thế giới đã chỉ ra rằng áp lực từ các tổ chức như Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế có thể tác động đến quyết định áp dụng IFRS của các nước đang phát triển như: Ai Cập (Hassan, 2008); Bangladesh (Mir & Rahaman, 2005); Cộng hòa Séc, Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ và Rumani (Albu và cộng sự, 2013); Zimbabwe (Chamisa, 2000); và Ghana (Assenso-Okofo, Ali & Ahmed, 2011) Do những áp lực như vậy, nhiều nước đang phát triển chọn áp dụng IFRS từ năm 2005 Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về các lực lượng thể chế có ảnh hưởng đến quyết định hiện tại và trong tương lai liên quan đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam
Trang 12Vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng quyết định áp dụng IFRS ở Việt Nam dưới quan điểm thể chế sẽ là cần thiết và góp phần đóng góp thêm các giá trị
nghiên cứu Với mong muốn đáp ứng các yêu cầu trên, tác giả lựa chọn đề tài “ Các
nhân tố thể chế tác động đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam” để nghiên cứu
Các kết quả nghiên cứu được mong đợi sẽ hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi áp dụng IFRS tại Việt Nam
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Các nhân tố thể chế tác động đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các nhân tố thể chế tác động đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian nghiên cứu: Việt Nam
+ Thời gian nghiên cứu: từ tháng 05/2017 đến tháng 07/2017
4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp kết hợp, tuần tự thực hiện phương pháp nghiên cứu định tính trước sau đó đến phương pháp định lượng
- Phương pháp định tính: Để xác định các nhân tố thể chế có tác động đến việc áp dụng IFRS, tác giả sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn ý kiến của 7 chuyên gia là
Trang 13các giảng viên và các kế toán trưởng, giám đốc tài chính về các nhân tố thể chế có ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS và thảo luận các thang đo của các nhân tố
- Phương pháp định lượng: Nghiên cứu được thực hiện qua các giai đoạn: thiết kế mẫu nghiên cứu, thu thập thông tin từ mẫu khảo sát dựa trên bảng câu hỏi được thiết kế theo thang đo nhằm khảo sát ý kiến đối tượng (bằng cách gửi trực tiếp hoặc
sử dụng công cụ trực tuyến Google docs) Kết quả thu thập được là 170 bảng câu hỏi, sau khi xử lý còn 158 bảng câu hỏi đủ tiêu chuẩn để nghiên cứu Thông qua phần mềm SPSS 20.0, tác giả phân tích dữ liệu bằng cách sử dụng các công cụ thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy Cronbach‟s alpha, loại bỏ các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ Kết quả sau kiểm định sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA để loại bỏ các biến có thông số nhỏ bằng cách kiểm tra các hệ số tải nhân
tố và phương sai trích, xác định nhân tố trong mô hình nghiên cứu dự kiến và đánh giá sự phù hợp của mô hình nghiên cứu qua hệ số KMO Sau đó tác giả thực hiện các kiểm định cần thiết và thực hiện phân tích hồi quy đa biến để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình và xem xét ảnh hưởng của các nhân tố thể chế đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam
5 Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn bao gồm những nội dung sau:
Trang 14Chương 1 Tổng quan nghiên cứu
Chương 2 Cơ sở lý thuyết
Chương 3 Phương pháp nghiên cứu
Chương 4 Kết quả nghiên cứu
Chương 5 Kết luận và Kiến nghị
Trang 15CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Lasmin (2011) “An institutional perspective on international financial reporting standards adoption in developing countries”: Nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định áp dụng IFRS của các quốc gia đang phát triển dưới bối cảnh thể chế của các quốc gia đó Dựa vào lý thuyết thể chế đồng đẳng của DiMaggio và Powell (1983), bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính phân tích mẫu 46 quốc gia đang phát triển Tác giả lựa chọn khối lượng viện trợ mà các nước nhận được từ các tổ chức quốc tế như là đại diện cho áp lực bên ngoài của thể chế (cưỡng chế) Áp lực này có thể kiểm soát đáng kể sự sẵn có của các nguồn lực quan trọng, chẳng hạn như nguồn tài chính và do đó có thể ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của các nước đang phát triển áp dụng IFRS Lasmin sử dụng trung bình tổng viện trợ nước ngoài theo tỷ lệ phần trăm GDP từ năm 2005 đến năm
2009, được tính toán bằng cách sử dụng dữ liệu từ Các Chỉ số Phát triển của Ngân hàng Thế giới (Ngân hàng Thế giới, 2010) Đối với sự cởi mở của nền kinh tế đại diện cho đồng đẳng mô phỏng, tác giả chọn trung bình vốn hóa thị trường theo tỷ lệ phần trăm của GDP từ năm 2005 đến năm 2009, được tính bằng dữ liệu từ Các Chỉ
số Phát triển Thế giới của Ngân hàng Thế giới (Ngân hàng Thế giới, 2010) Về mặt
lý thuyết, một tỷ lệ đáng kể về tài chính chứng khoán trong một nền kinh tế cho thấy rằng một quốc gia đang trở thành tích hợp và cởi mở hơn, do đó có nhiều cơ hội hơn để đưa các thông lệ kế toán vào phù hợp với các quốc gia áp dụng IFRS Để nâng cao nghiệp vụ kế toán, tác giả chọn trình độ giáo dục của một quốc gia đại diện là tỷ lệ nhập học trung học của các trường trung học như một phần trăm của tổng số dân số từ năm 2005 đến năm 2009, cũng được tính toán bằng cách sử dụng
dữ liệu từ các chỉ số phát triển của ngân hàng thế giới (Ngân hàng Thế giới, 2010) Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự thông qua IFRS tại các quốc gia đang phát triển có liên quan đáng kể đến áp lực thể chế (tức là đồng đẳng cưỡng chế, đồng đẳng mô phỏng và quy phạm) Cụ thể, viện trợ nước ngoài (đại diện cho đồng đẳng
Trang 16cưỡng chế), thị trường vốn (đại diện cho đồng đẳng mô phỏng), và mức độ giáo dục (đại diện cho đồng đẳng quy phạm) là những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ cho các nước đang phát triển để áp dụng IFRS Quan trọng hơn, những áp lực về thể chế này có nhiều ảnh hưởng hơn áp lực kinh tế như dòng vốn FDI và tăng trưởng GDP đối với quyết định áp dụng IFRS Phát hiện này đưa ra quan điểm mới về việc áp dụng IFRS của các nước đang phát triển bị ảnh hưởng và thúc đẩy bởi các áp lực xã hội, thể chế, tính hợp pháp hơn là các nguyên nhân kinh tế Nghiên cứu còn một số hạn chế do sử dụng dữ liệu dựa vào dữ liệu lưu trữ và điều tra trong một thời gian quan sát tương đối ngắn
Hassan et al (2014) “The development of accounting regulation in Iraq and the IFRS adoption decision: An institutional perspective” The International Journal of Accounting: Nghiên cứu khái quát lịch sử phát triển của các quy định
kế toán ở Iraq; xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định áp dụng IFRS và việc
mở rộng IFRS ngoài các công ty niêm yết dưới quan điểm thể chế Nghiên cứu thấy rằng tất cả ba dạng đồng đẳng thể chế (Cưỡng chế: Chính phủ liên minh tạm thời và các tổ chức quốc tế, Mô phỏng: các công ty đa quốc gia và các đối tác thương mại, và Quy phạm: Hội nghệ nghiệp kế toán) giải thích quyết định ban đầu
Áp dụng IFRS Lực lượng quan trọng nhất trong quyết định áp dụng IFRS là áp lực cưỡng chế, từ các lực lượng phương tây sau sự sụp đổ của chế độ Ba'ath, và từ các
tổ chức viện trợ quốc tế Hơn nữa, bài nghiên cứu tìm thấy rằng hệ thống kế toán ở Iraq có thể sẽ được nâng cao hơn nữa do những áp lực mô phỏng và quy phạm từ các đối tác thương mại của Iraq, các tập đoàn đa quốc gia và ngành kế toán Bài nghiên cứu kết luận về những bài học có thể giúp đỡ các nước đang phát triển khác,
và tại các quốc gia cụ thể trong Trung Đông trong việc quyết định áp dụng IFRS Nhấn mạnh điều quan trọng là việc thông qua IFRS được đi kèm với cải cách chế
độ bảo vệ nhà đầu tư và quản lý nhà nước, cùng với việc đầu tư cho giáo dục và đào tạo để hỗ trợ triển khai thực hiện Nếu không, việc chấp nhận IFRS có thể được coi
là chỉ mang tính tượng trưng
Judge (2011) “National adoption of International accounting standards: An
Trang 17institutional perspective”: Nghiên cứu này tìm hiểu lý do tại sao một số nền kinh
tế đã nhanh chóng chấp nhận các chuẩn mực IFRS trong khi một số khác chấp nhận một phần IFRS và các quốc gia khác chưa áp dụng theo quan điểm thể chế Một trong những đóng góp chính của nghiên cứu này là sử dụng quan điểm mới về thể chế để mô tả và giải thích mức độ áp dụng các chuẩn mực IFRS
Sau khi kiểm soát vốn hóa thị trường và tăng trưởng GDP, tác giả cho rằng viện trợ nước ngoài, nhập khẩu và mức độ giáo dục đạt được trong một nền kinh tế quốc gia đều tiên đoán mức độ mà IFRS được áp dụng Tác giả sử dụng dữ liệu lưu trữ từ
132 các quốc gia trong báo cáo của Deloitte (2008); đại diện cho các nước từ phát triển sang các nước đang phát triển và có vị trí ở Châu Phi, Châu Á, Đông Âu, Tây
Âu, Bắc Mỹ, Châu Mỹ La Tinh và Châu Đại Dương Đây là đại diện cân bằng của các nước trên thế giới về các thiết lập thể chế
Sau khi tiến hành khảo sát thống kê mô tả, bài nghiên cứu đưa ra kết luận: Việc so sánh các biến thể thể chế với sự biến đổi về văn hoá và các biến pháp lý được xác định bởi các tài liệu trước (Ding và các cộng sự, 2005; Hope và các cộng sự, 2006) cho thấy các biến thể thể chế là mạnh mẽ hơn trong dự đoán IFRS thông qua Cụ thể, thấy rằng cả ba hình thức áp lực thể chế (bao gồm cưỡng chế, mô phỏng và quy phạm) được đo bằng viện trợ nước ngoài, giá trị nhập khẩu, và trình độ học vấn, đều ảnh hưởng tới quyết định áp dụng IFRS Do đó, lý thuyết thể chế với trọng tâm của
nó là tìm kiếm hợp pháp các tác nhân xã hội được dữ liệu hỗ trợ tương đối tốt Điều này cho thấy quá trình chấp nhận IFRS được thúc đẩy bởi áp lực xã hội, hơn là kinh
tế Đặc biệt, áp lực quy phạm được tìm thấy là dự đoán mạnh nhất về sự chấp nhận của IFRS Nghiên cứu cũng kết luận rằng lý thuyết thể chế, với sự nhấn mạnh vào việc hợp pháp hoá hành vi được hỗ trợ bởi dữ liệu cho thấy rằng quá trình thông qua IFRS được thúc đẩy bởi áp lực hợp pháp hoá hơn là kinh tế
Nghiên cứu tồn tại một số hạn chế quan trọng: Thứ nhất, IFRS trong thực hành không phải lúc nào cũng được thực hiện đầy đủ các thông lệ kế toán dẫn đến sự minh bạch về tài chính, tính kịp thời và độ tin cậy Tuy nhiên, Daske và các cộng sự (2007) gần đây đã phát hiện ra rằng thị trường có thể phân biệt việc chấp nhận IFRS
Trang 18“nghiêm túc” và chấp nhận “danh nghĩa” ở cấp độ công ty Do đó, nghiên cứu trong tương lai cần nghiên cứu không chỉ việc tiếp nhận mà còn thực tế áp dụng IFRS Thứ hai, dữ liệu của dựa hoàn toàn vào các nguồn lưu trữ, phụ thuộc nhiều vào cơ
sở dữ liệu Deloitte (2008)
1.2 Các nghiên cứu trong nước
Đối với các nghiên cứu trong nước, nghiên cứu liên quan tới nhân tố thể chế còn khá mới mẻ, và chỉ tập trung vào nhân tố tác động đến vận dụng IFRS, chưa có nhiều nghiên cứu liên quan tới thể chế tác động đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam
Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam, Nguyễn Thị Thu Phương, 2014: Mục tiêu
của bài nghiên cứu là đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng IFRS tại Việt Nam từ đó đề xuất một số kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu về cải thiện việc áp dụng IFRS tại Việt Nam Áp dụng mô hình nghiên cứu trong bài này, thuyết định chế giúp tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng IFRS tại Việt Nam về khía cạnh: Pháp luật, kinh tế, văn hóa, chính trị Trong bài nghiên cứu này, tác giả chọn ra 7 nhân tố để nghiên cứu: Văn hóa, tăng trưởng kinh tế, thị trường vốn, trình
độ học vấn, hội nhập kinh tế thế giới, hệ thống pháp luật và chính trị ảnh hưởng tới việc áp dụng IFRS tại Việt Nam Nghiên cứu bước đầu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về lý thuyết hành vi dự định và theo thuyết định chế vào việc lựa chọn áp dụng IFRS tại Việt Nam Theo thuyết định chế, hành vi của cá thể kinh tế biểu hiện chủ yếu bởi sự chi phối bởi các thông lệ, quy định, luật định của xã hội hay tập thể Như đã phân tích, hệ thống pháp luật Việt Nam có ảnh hưởng lớn đến chuẩn mực kế toán hiện tại cũng như việc soạn thảo áp dụng IFRS trong tương lai Lý thuyết này
là cơ sở để quyết định ý định áp dụng IFRS tại Việt Nam Nghiên cứu khảo sát 150 mẫu: Kế toán, kiểm toán, chuyên gia trong thời gian quý 2/2014, phạm vi khu vực Tp.Hồ Chí Minh Bằng phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan và hồi quy
đa biến, các nhân tố có tác động đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam gồm có tăng trưởng kinh tế, thị trường vốn, trình độ học vấn và hệ thống pháp luật Các nhân tố
Trang 19văn hóa, hội nhập kinh tế, chính trị không tác động đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam Kết luận nghiên cứu, tác giả nhận định rằng quyết định áp dụng IFRS có liên quan chặt chẽ với môi trường thể chế của các nước đang phát triển (hệ thống pháp luật) cũng như số liệu kinh tế vĩ mô
What factors are perceived to influence consideration of IFRS adoption by Vietnamese policymakers? (DHT Phan, 2014): Mục đích của nghiên cứu này là
xác định các yếu tố chính có thể ảnh hưởng đến việc các nhà hoạch định chính sách Việt Nam chấp nhận các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) Mẫu khảo sát bao gồm 3.000 kế toán viên Việt Nam Tổng số 728 câu trả lời có thể sử dụng được nhận từ những người trả lời trên khắp Việt Nam trong năm 2012 Phân tích dữ liệu được thực hiện bằng phần mềm SPSS Kết quả điều tra cho thấy các kế toán Việt Nam đã nhận thấy áp lực cưỡng chế, được đại diện bởi Ngân hàng Thế giới và các
Tổ chức Thương mại Thế giới là những áp lực cưỡng chế mạnh nhất, theo sau là Ngân Hàng Phát Triển Châu Á, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và Tập Đoàn Tài Chính Quốc
Tế Sự ảnh hưởng đồng đẳng mô phỏng cũng được nhận thấy là có ý nghĩa, cho thấy rằng Việt Nam có thể sẽ theo cách tiếp cận của những người áp dụng IFRS thành công trong khu vực và quốc tế trong việc quyết định cách tiếp cận áp dụng IFRS Sự đồng đẳng quy phạm được coi là ít ảnh hưởng nhất trong số ba hình thức thể chế Kết quả này khẳng định vai trò có ảnh hưởng yếu kém của các cơ quan kế toán chuyên nghiệp trong quá trình xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế ở Việt Nam Kết quả cho thấy sự mong muốn mạnh mẽ của các doanh nghiệp Việt Nam và thúc giục các nhà hoạch định chính sách Việt Nam xem xét quyết định áp dụng IFRS trong thời gian tới Cuối cùng, có một nhận thức mạnh mẽ rằng Việt Nam sẽ áp dụng IFRS để nâng cao danh tiếng quốc gia, thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường tài chính ở nước ngoài và tăng cường thị trường chứng khoán Việt Nam Như vậy, khả năng áp dụng IFRS ở Việt Nam chịu áp lực thể chế mạnh mẽ; cụ thể
là cưỡng chế, bắt mô phỏng, quy phạm và chính thống
Nghiên cứu nhân tố tác động đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) (Dương Hoàng Ngọc Khuê và Nguyễn Thị Ngọc Oanh, 2016): Tác giả
Trang 20nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc vận dụng IFRS và đưa ra một số khuyến nghị về vận dụng IFRS tại Việt Nam Bài nghiên cứu tổng hợp 5 nhân tố: Văn hóa, pháp lý, tăng trưởng kinh tế, trình độ giáo dục và thị trường vốn có tác động đến việc vận dụng IFRS
Đối với nhân tố văn hóa: việc áp dụng IFRS sẽ dễ dàng hơn đối với các quốc gia đang phát triển có nền văn hóa Anglo-Saxon Về pháp lý, các quốc gia có hệ thống pháp lý dựa trên thông luật (common – law) thường có công bố tài chính tốt hơn khi
so sánh với các doanh nghiệp thuộc các nước điển luật Sự thống trị mạnh mẽ của
hệ thống pháp luật Anglo-Saxon trong việc thúc đẩy nền văn hóa kế toán Điều này giải thích cho một vài tác động của của các quốc gia sử dụng thông luật trong quá trình hài hòa kế toán quốc tế Tăng trưởng kinh tế tạo ra động lực cho các quốc gia
để áp dụng IFRS cụ thể các quốc gia có mức độ tăng trưởng kinh tế cao, thì các chức năng xã hội của kế toán cho mục đích đo lường trở nên quan trọng hơn, quy
mô và độ phức tạp của các giao dịch kinh doanh và hoạt động kinh tế sẽ yêu cầu một hệ thống kế toán có chất lượng cao Về trình độ giáo dục, các tiêu chuẩn, chuẩn mực của IAS/IFRS được xây dựng theo khuynh hướng dựa vào nguyên tắc (principles – based) cho nên khá phức tạp và đòi hỏi một sự hiểu biết, kiến thức sâu sắc không chỉ về kế toán mà bao gồm các lĩnh vực khác Việc áp dụng IFRS như là một quyết định xã hội chiến lược, do đó mức độ chấp nhận các chuẩn mực này cũng phụ thuộc vào trình độ của các chuyên gia tại các nước và có yêu cầu nhất định về năng lực (các cá nhân có trình độ thích hợp) khi áp dụng IFRS Cuối cùng, các nước
có thị trường tài chính mở cho các nhà đầu tư nước ngoài có nhiều khả năng áp dụng IFRS
Bài nghiên cứu nhận định quá trình áp dụng IAS/IFRS tại Việt Nam hay tại các quốc gia đang phát triển gặp nhiều khó khăn bởi vấn đề kinh tế và trình độ giáo dục (năng lực của đội ngũ kế toán) Bên cạnh đó, phương pháp xây dựng IAS/IFRS về
cơ bản là theo mô hình Anglo-Saxon và dựa trên nguyên tắc (principle-based), do
đó có thể không phù hợp văn hóa và thực tiễn tại các nước đang phát triển, trong đó
có Việt Nam Thị trường Việt Nam chưa đủ phát triển để thực hiện một số yêu cầu
Trang 21của IFRS về giá trị hợp lý, cơ sở dồn tích, Dựa trên quan điểm vận dụng có chọn lọc IAS/IFRS của Việt Nam hiện nay, nhóm tác giả chỉ đưa ra một số khuyến nghị cho việc vận dụng IAS/IFRS tại Việt Nam để đáp ứng yêu cầu về hòa hợp chuẩn mực kế toán quốc tế như xây dựng đội ngũ kế toán có năng lực, đẩy mạnh các nghiên cứu về IAS/IFRS khi áp dụng tại doanh nghiệp với nhiều quy mô khác nhau; tiến hành đánh giá, sửa đổi, bổ sung cập nhật cho 26 Chuẩn mực hiện hành, song song ban hành thêm các chuẩn mực khác để phù hợp với IAS/IFRS; hoàn thiện môi trường kinh tế và hệ thống pháp lý phù hợp với yêu cầu của IAS/IFRS
Yếu tố
Kossentini
và Othman (2011)
Judge (2011)
Lasmin (2011)
Phan (2014)
1.3 Đánh giá nhận xét nghiên cứu và xác định khe hổng nghiên cứu
1.3.1 Đánh giá nhận xét nghiên cứu
Đối với nghiên cứu nước ngoài, hầu hết các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS thực hiện tại các quốc gia phát triển Một số ít nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS thực hiện tại các quốc gia đang phát triển Các nghiên cứu đã được tiến hành để tìm hiểu vai trò của các yếu tố thể chế
cụ thể của quốc gia ảnh hưởng đến việc áp dụng các thông lệ chung ở các thị trường vốn còn khá ít (Morais & Curto, 2009; Elsayed & Hoque, 2010) Trong thế giới của những khác biệt về thể chế và khác biệt về môi trường kế toán giữa các quốc gia, sự hiểu biết về các liên kết thể chế có thể rất quan trọng đối với các nhà quản lý quốc
tế tham gia vào quá trình hội tụ các chuẩn mực kế toán (Wysocki, 2011)
Trang 221.3.2 Xác định khe hổng nghiên cứu
Với nghiên cứu nước ngoài mặc dù đầy đủ, tuy nhiên nền kinh tế thị trường ở nước ngoài tương đối khác với Việt Nam Vì vậy, cần kiểm định lại nghiên cứu này có phù hợp với nền kinh tế thị trường
Đến nay chưa có phương pháp nghiên cứu định lượng nào nghiên cứu tác động của nhân tố thể chế đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam
Một khe hổng nghiên cứu đặc biệt quan trọng là đo lường áp lực thể chế khi quyết định áp dụng IFRS của một quốc gia Trong khi một số tác giả (Zeghal & Mhedhbi, 2006; Judge, Li & Pinsker, 2010; Lasmin, 2011a) đã cố gắng đo lường áp lực về thể chế ảnh hưởng đến quyết định thông qua IFRS của một quốc gia hoặc một số quốc gia trên thế giới, các nghiên cứu này dựa nhiều vào tình trạng áp dụng IFRS được đánh giá bởi trang web của Deloitte (www.iasplus.com) và các chỉ số khác từ dữ liệu lưu trữ của Chỉ Số Phát Triển Thế giới của Ngân Hàng Thế Giới Do không có
dữ liệu lưu trữ, áp lực thể chế không được đo trực tiếp và các đại diện đã được sử dụng thay thế các chỉ số của các biến không quan sát được Tuy nhiên, các đại diện được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây không phải là các phép đo lý tưởng hay đại diện cho áp lực thể chế
Vì vậy, bài nghiên cứu này nhằm mục đích thu hẹp khoảng cách nghiên cứu trong tài liệu kế toán về hai khía cạnh Thứ nhất, nghiên cứu bổ sung cho các nghiên cứu tương đối hạn chế về mối quan hệ giữa các đồng đẳng thể chế ở Việt Nam Thứ hai, nghiên cứu góp phần vào các tài liệu liên quan đến việc áp dụng lý thuyết thể chế để áp dụng IFRS Tính hữu ích và sự liên quan của cách tiếp cận thể chế để giải thích và diễn giải các hoạt động kế toán đang được nghiên cứu Từ mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS dưới quan điểm thể chế của các tác giả trước, tác giả thực hiện nghiên cứu định lượng, xây dựng mô hình và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS dưới quan điểm thể chế tại Việt Nam
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 này tác giả giới thiệu một cách tổng quát các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam có liên quan đến đề tài Từ đó, làm cơ sở để tác giả xác định vấn đề
Trang 23nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của luận văn Kết quả tổng kết nghiên cứu cũng hỗ trợ cho tác giả trong việc xây dựng nên các giả thuyết nghiên cứu, cũng như đánh giá được các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng Sau đó, dựa trên cơ sở những nghiên cứu đã tổng kết, tác giả tiến hành đánh giá các nghiên cứu và xác định vấn đề nghiên cứu cũng như định hướng nghiên cứu cho luận văn Ngoài ra, chương này cũng trình bày điểm khác biệt của đề tài với các nghiên cứu trước đây
tại Việt Nam Đề tài “Các nhân tố thể chế tác động đến việc áp dụng IFRS tại Việt
Nam” mang tính cấp thiết trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, Việt Nam cần
đánh giá và xem xét những nhân tố tác động để có giải pháp và chiến lược phù hợp trong việc hoàn thiện và phát triển hệ thống CMKT quốc gia
Trang 24CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Tổng quan về IFRS
2.1.1 Khái quát sự hình thành và phát triển IFRS
Chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) được biết đến là những nguyên tắc, phương pháp kế toán doanh nghiệp chung được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng hoặc vận dụng để xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia Chuẩn mực kế toán quốc tế có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong quá trình toàn cầu hóa Chuẩn mực kế toán quốc tế bao gồm 08 Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và
30 chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) do Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (gọi tắt là IASB)- tiền thân là Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (gọi tắt là IASC) ban hành
Quá trình hình thành các chuẩn mực kế toán quốc tế trên gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức ban hành chuẩn mực Quá trình này được chia làm hai giai đoạn: Trước và sau năm 2001
kế toán quốc tế do IASC ban hành bao gồm 3 phần chính:
Trang 25 Khuôn mẫu lý thuyết (IAS framework): Khuôn mẫu lý thuyết cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính quốc tế (viết tắt IFRS Framework) được ban hành lần đầu tiên vào tháng 4/1989 bởi IASC
đã ban hành các chuẩn mực kế toán quốc tế được đánh số từ 1 đến 41 (một số chuẩn mực kế toán quốc tế bị thay thế hay loại bỏ nhưng IASC không đánh số lại) Các chuẩn mực này được sử dụng làm cơ sở xây dựng chuẩn mực kế toán tại nhiều quốc gia và được chấp nhận bởi nhiều cơ quan quản lý thị trường chứng khoán
Từ điển thuật ngữ: Các hướng dẫn, giải thích nhằm bổ sung nội dung chưa được đề cập cụ thể trong chuẩn mực Các hướng dẫn trước đây là các hướng dẫn chuẩn mực kế toán quốc tế được ban hành bởi SIC
Sau 25 năm hoạt động, vào năm 1997, IASC nhận thấy để tiếp tục thực hiện vai trò của mình một cách hiệu quả, cần tìm cách để mang lại sự hội tụ giữa chuẩn mực kế toán quốc gia và thông lệ, chuẩn mực kế toán toàn cầu với chất lượng cao Vì vậy, cuối năm 1997 IASC đã thành lập Ban công tác chiến lược để xem xét lại cơ cấu và chiến lược của mình Giai đoạn này kết thúc vào cuối năm 2000
2.1.1.2 Giai đoạn từ 2001 đến nay
Tháng 03/2001, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) được thành lập thay thế các chức năng của IASC Theo cấu trúc mới, IASB có 14 thành viên trong đó ít nhất là 12 thành viên làm việc toàn thời gian còn lại là bán thời gian và đại diện cho các châu lục
Mục tiêu hoạt động của IASB thay đổi đáng kể so với IASC IASB hoạt động nhằm mục đích hình thành một tập hợp các chuẩn mực báo cáo tài chính trên toàn thế giới, dịch vụ kế toán chất lượng cao cho các nhà đầu tư trên thị trường vốn cũng như các bên liên quan đến việc ra quyết định kinh tế; đồng thời thúc đẩy quá trình hội tụ chuẩn mực kế toán quốc gia với các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IASC Foundation, 2010)
IASB một mặt duy trì các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) có hiệu lực, đánh giá lại, chỉnh sửa và ban hành dưới tên chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)
Trang 26Mặt khác, IASB ban hành các chuẩn mực mới với tên gọi chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) Do vậy, thuât ngữ chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) được sử dụng trong bài nghiên cứu bao gồm tất cả các IAS trước đây cũng như các IFRS được ban hành sau này Trong hơn mười năm, 14 chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đã được ban hành và các chuẩn mực kế toán quốc tế được sửa đổi,
bổ sung Ngày 09/07/2009 chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (IFRS for SMEs) đã được ban hành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) Qua nhiều lần dự thảo, tháng 09/2010, IFRS Framework đã chính thức được thông qua Mục đích chính của IFRS Framework là cung cấp những khái niệm cơ bản chủ yếu tập trung trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính cho người sử dụng bên ngoài; hướng dẫn IASB xây dựng và phát triển các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế trong thời gian tới; hướng dẫn giải quyết các nội dung chuẩn mực đã ban hành và những vấn đề phát sinh nhưng không đề cập trực tiếp trong IFRS Cột mốc quan trọng trong thời kỳ này là năm 2002, Hiệp định Norwalk được ký kết Hiệp định này là các thỏa thuận giữa IASB và Chuẩn mực Kế toán tài chính Mỹ (FASB) nhằm hợp tác để phát triển các chuẩn mực kế toán chất lượng cao
và trình bày báo cáo tài chính trong nước cũng như quốc tế Sau đó, nhiều dự án giữa hai hệ thống hội tụ các chuẩn mực có tác động lớn nhất thế giới này đã được tiến hành Đồng thời, chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế được chấp nhận nhiều hơn tại các thị trường vốn trên thế giới
Đặc điểm cơ bản của IFRS thông qua các chuẩn mực đó là nguyên tắc giá trị hợp lý được đề cập nhiều hơn Đáng chú ý đó là việc áp dụng giá trị hợp lý trong các chuẩn mực IAS 16, 36, 38, 39, 40, IFRS 2, IFRS 3 Chuẩn mực lập báo cáo tài chính hiện tại (IAS và IFRS) bao gồm:
IAS 1: Trình bày báo cáo tài chính
IAS 2: Hàng tồn kho
IAS 7: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
IAS 8: Chính sách kế toán, sự thay đổi trong ước tính kế toán và sai sót
IAS 10: Các sự kiện phát sinh sau ngày thành lập Bảng cân đối kế toán
Trang 27IAS 11: Hợp đồng Xây dựng
IAS 12: Thuế Thu nhập doanh nghiệp
IAS 14: Báo cáo thông tin tài chính theo bộ phận
IAS 16: Tài sản, nhà cửa và thiết bị
IAS 17: Kế toán về thuê tài sản
IAS 18: Doanh thu
IAS 19: Lợi ích người lao động
IAS 20: Kế toán đối với nguồn tài trợ và trình bày sự hỗ trợ của chính phủ IAS 21: Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
IAS 23: Chi phí đi vay
IAS 24: Trình bày các bên liên quan
IAS 26: Kế toán và báo cáo lợi ích hưu trí
IAS 27: báo cáo tài chính hợp nhất và riêng biệt
IAS 29: Lập báo cáo tài chính trong nền kinh tế siêu lạm phát
IAS 31: Lập báo cáo tài chính về lợi ích của liên doanh
IAS 32: Công cụ tài chính: Trình bày
IAS 33: Lãi trên cổ phiếu
IAS 34: Lập báo cáo tài chính tạm thời
IAS 36: Giảm giá trị tài sản
IAS 37: Dự phòng, công nợ và tài sản ngẫu nhiên
IAS 38: Tài sản cố định vô hình
IAS 39: Công cụ tài chính: ghi nhận và đo lường
IAS 40: Tài sản đầu tư
IAS 41: Nông nghiệp
IFRS 1: Áp dụng lần đầu IFRS
IFRS 2: Thông tin dựa trên cổ phiếu
IFRS 3: Hợp nhất kinh doanh
IFRS 4: Hợp đồng bảo hiểm
IFRS 5: Tài sản dài hạn chờ để bán và hoạt động gián đoạn
Trang 28IFRS 6: Thăm dò và đánh giá tài sản nguyên khoáng sản
IFRS 7: Công cụ tài chính: Trình bày
IFRS 8: Bộ phận kinh doanh
Theo kế hoạch của IASB, trong thời gian tới IASB sẽ tập trung vào những vấn đề liên quan đến IFRS Đầu tiên là giải quyết những gì những gì được trình bày trên báo cáo tài chính, dẫn đến việc sửa đổi dự án ghi nhận doanh thu thông qua việc phân tích tài sản, nợ phải trả thay vì phương pháp hiện nay tập trung vào các nghiệp
vụ đã hoàn thành và doanh thu đã thu được tiền Phương pháp này có ảnh hưởng lớn
về thời gian ghi nhận lợi nhuận, do đó dẫn đến việc ghi nhận doanh thu theo các giai đoạn thông qua chu trình nghiệp vụ IASB cũng tiếp tục xem xét lại chuẩn mực hợp nhất kinh doanh, cũng như nỗ lực hợp nhất giữa IFRS và GAAP của Mỹ
Có thể nói rằng việc áp dụng IFRS đã mở ra một thời kỳ mới làm thay đổi cách thức ghi nhận, đo lường và trình bày các chỉ tiêu và khoản mục trên báo cáo tài chính IFRS được chấp nhận như chuẩn mực chuẩn mực lập báo cáo tài chính cho các công
ty tìm kiếm sự thừa nhận trên thị trường chứng khoán thế giới Việc áp dụng IFRS
sẽ tăng khả năng so sánh của các thông tin tài chính và tăng chất lượng thông tin cung cấp cho các nhà đầu tư, giảm sự bất định trong đầu tư, giảm rủi ro đầu tư, tăng hiệu quả của thị trường và giảm thiểu chi phí vốn Hơn nữa, thông qua việc áp dụng IFRS sẽ giảm ngăn cách buôn bán chứng khoán bằng việc đảm bảo báo cáo tài chính minh bạch hơn báo cáo tài chính được lập theo IFRS dễ hiểu và có thể so sánh sẽ cải thiện và tạo lập mối quan hệ với người sử dụng báo cáo tài chính
2.1.2 Thực trạng vận dụng IFRS trên thế giới
Các nước châu Âu: Liên minh Châu Âu (European Union – EU) bắt đầu áp dụng
IFRS đối với BCTC hợp nhất của những công ty niêm yết ở EU từ năm 2005, sau
đó khuyến khích mở rộng áp dụng cho các công ty khác Việc áp dụng này được quy định thành luật và áp dụng đối với tất cả các nước thành viên
Mỹ: Mỹ là một quốc gia có nền kinh tế mạnh và có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu, do đó Mỹ muốn xây dựng CMKT quốc tế chất lượng cao, qua đó giúp thông tin có thể so sánh được trên BCTC của các quốc gia và Mỹ Từ năm 2002,
Trang 29thỏa thuận Norwalk được ký kết giữa IASB và Hội đồng CMKT Mỹ (FASB) nhằm hợp tác xây dựng CMKT quốc tế áp dụng cho các nước Tại Mỹ, các công ty lập BCTC tuân thủ theo CMKT Mỹ (US GAAP) do FASB ban hành, bên cạnh đó, các công ty niêm yết còn phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của Ủy ban chứng khoán
Mỹ (SEC) Hiện nay, Mỹ chưa có quy định yêu cầu lập BCTC theo IFRS đối với công ty trong nước, riêng các công ty tư nhân nước ngoài được phép áp dụng IFRS
để lập BCTC Tháng 11/2008, SEC đưa ra văn bản dự thảo lộ trình hòa hợp IFRS Đến tháng 2/2010, SEC tái khẳng định cam kết hướng tới một hệ thống chuẩn mực BCTC toàn cầu và đưa ra kế hoạch làm việc Gần đây, SEC công bố bản dự thảo chiến lược giai đoạn 2014- 2018 đưa ra mục tiêu đạt được một hệ thống CMKT có chất lượng tốt hơn và áp dụng toàn cầu với nhiều sáng kiến được đưa ra để thực hiện mục tiêu trên nhưng SEC không đề cập cụ thể đến việc áp dụng IFRS (SEC, 2012), (SEC, 2014) Việc áp dụng IFRS tại Mỹ chậm trễ có nhiều nguyên nhân như
do chưa hòa hợp được giữa hai cơ quan IASB và FASB, do SEC tập trung ban hành những luật khác cần thiết hơn, cũng như do áp dụng IFRS ngay sẽ không thích hợp với các quy định lập BCTC ở các thị trường vốn khác
Trung Quốc: Trung Quốc chưa có quy định yêu cầu áp dụng IFRS đối với các công
ty niêm yết cũng như các loại hình DN khác Các DN ở Trung Quốc lập BCTC theo CMKT trung quốc (CAS) Các CAS không được dịch trực tiếp từ IFRS mà được viết lại theo cách dễ hiểu đối với người đọc CAS vẫn tuân thủ theo IFRS về mặt nguyên tắc, nhưng nội dung không giống IFRS hoàn toàn (PWC, 2015) Nhìn chung, CMKT của Trung Quốc được ban hành năm 2006 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã hòa hợp đáng kể với các nguyên tắc của IFRS Bộ Tài chính, tổ chức ban hành CMKT Trung Quốc, đang tiếp tục sửa đổi CAS theo hướng phù hợp hơn với IFRS Tuy nhiên, cơ quan này chưa thông báo bất kỳ kế hoạch nào nhằm áp dụng trực tiếp các IFRS tại Trung Quốc Như vậy, tại Trung Quốc việc áp dụng IFRS được thực hiện thông qua quá trình ban hành và kết hợp vào hệ thống CMKT quốc gia Trung Quốc vẫn chưa cho phép áp dụng trực tiếp các IFRS để lập BCTC
Malaysia: Năm 2008, Hội đồng CMKT Malaysia (MASB) chính thức tuyên bố về
Trang 30việc thông qua IFRS, dự kiến kế hoạch này sẽ hoàn thành vào năm 2012 (Hanefah, 2012) Từ thời điểm đó trở đi, MASB và Viện kế toán Malaysia (MIA) thực hiện nhiều bước chuẩn bị cho tiến trình áp dụng IFRS như đào tạo, huấn luyện lực lượng
kế toán viên và kiểm toán viên có hiểu biết về IFRS nhằm đảm bảo quá trình áp dụng IFRS thành công Ngày 19/11/2011, MASB ban hành khung CMKT thứ 3 tuân thủ theo IFRS nhưng có điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm riêng của Malaysia và đặt tên là chuẩn mực BCTC Malaysia (MFRS), bắt đầu áp dụng từ 01/01/2012.Việc ban hành MFRS đã thể hiện cam kết của Malaysia trong tiến trình thông qua IFRS và MFRS trở thành chuẩn mực đáng tin cậy trong việc hướng dẫn cho các công ty niêm yết lập BCTC tuân theo IFRS Các công ty tại Malaysia hoạt động dựa vào bộ 3 khuôn khổ kế toán Thứ nhất là khung chuẩn mực BCTC cũ (FRS) được ban hành dựa vào IAS, thứ 2 là khung chuẩn mực báo cáo dành cho các
tổ chức tư nhân (Private Entity Reporting Standards framework – PERS) và cuối cùng là khung chuẩn mực BCTC Malaysia (MFRS)
Indonesia: Trước 2008, CMKT Indonesia (PSAK) do Hội đồng CMKT Indonesia
(DSAK) thuộc Hội Kế toán công chứng Indonesia (IAI) ban hành dựa trên cơ sở CMKT Mỹ Ngày 01/01/2009, Viện Kế toán Indonesia tuyên bố lộ trình thông qua hoàn toàn IFRS sẽ hoàn tất vào năm 2012 bằng việc ban hành CMKT Indonesia - SAK hay Indonesia GAAP hoàn toàn tương đồng với IFRS (Wahyuni, 2011) Áp lực của Indonesia phải thông qua IFRS càng gia tăng khi Indonesia là quốc gia duy nhất trong khối các nước Đông Nam Á được gia nhập G20, mà tuân thủ IFRS là một trong những cam kết khi gia nhập G20 Hiện tại, theo đánh giá mức độ hòa nhập của CMKT Indonesia và IFRS thì CMKT Indonesia còn nhiều điểm khác biệt
và không có chuẩn mực tương đương với IFRS (IFRS, 2016) và Indonesia vẫn chưa
có tuyên bố kế hoạch tiếp theo để thông qua hoàn toàn IFRS
Như vậy, tiến trình áp dụng IFRS của những nước trên cho thấy, mỗi quốc gia lựa chọn cho mình một lộ trình phù hợp, phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng nền kinh tế quốc gia và quá trình này cần thời gian dài và sự nỗ lực lớn từ góc độ nhà ban hành luật đến thành phần tham gia thực hiện IFRS
Trang 312.1.3 Lợi ích, khó khăn và thách thức khi áp dụng IFRS
Theo Báo cáo “Phát triển và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam” (2017) của Vụ chế độ kế toán và kiểm toán, những lợi ích
và khó khăn của Việt Nam khi vận dụng IFRS vào chuẩn mực quốc gia như sau
Lợi ích:
- Một trong những lợi ích rõ nhất từ việc áp dụng IFRS là tăng cường trách nhiệm giải trình, nâng cao tính minh bạch của báo cáo tài chính và khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp
- Áp dụng IFRS giúp cung cấp cho người sử dụng báo cáo tài chình nhiều thông tin hữu ích cho việc ra quyết định quản lýị và hạn chế rủi ro Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ngay trong nội bộ DN cũng như
từ phía cơ quan quản lý Nhà nước
- Việc áp dụng IFRS là một yếu tố, để quốc tế công nhận Việt Nam là một nền kinh
tế thị trường đầy đủ, từ đó khơi thông dòng vốn FDI, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc bảo vệ các nhà đầu tư và tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh phục vụ mục tiêu phát triển bền vững Mặc dù cần nguồn lực đầu tư trước mắt, nhưng về lâu dài, việc áp dụng IFRS sẽ làm giảm chi phí lập BCTC cho DN, thu hút được các nguồn lực từ công chúng trong và ngoài nước, giúp DN có thể huy động vốn với chi phí thấp vì để niêm yết hoặc huy động vốn thành công trên thị trường quốc tế BCTC của DN nhất thiết phải được lập và kiểm toán theo các chuẩn mực quốc tế
Khó khăn, thách thức
- Thị trường vốn, thị trường tài chính chưa phát triển đủ mạnh, một số công cụ tài chính như: Trái phiếu chuyển đổi, công cụ phái sinh, cổ phiếu ưu đãi chưa được giao dịch rộng rãi nên hầu hết các doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm trong việc thực hiện giao dịch và hạch toán các nội dung kinh tế liên quan Thị trường hoạt động đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nên không phải lúc nào cũng có thể cung cấp thông tin về giá trị hợp lý một cách đáng áp dụng và đáp ứng yêu cầu của IFRS Mặt khác, nhiều doanh nghiệp Nhà nước là công ty mẹ của các đơn vị có
Trang 32lợi ích công chúng, nếu công ty con áp dụng IFRS trong khi công ty mẹ không áp dụng IFRS thì chính sách kế toán của tập đoàn không thống nhất và không thể thực hiện việc hợp nhất BCTC
- Nguồn nhân lực nhìn chung chưa được đào tạo về IFRS, thiếu các chuyên gia có kinh nghiệm trong việc thực hành IFRS Phần lớn, sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học chưa được trang bị những kiến thức cơ bản về IFRS do hầu hết các trường đại học chưa giảng dạy cả về mặt nội dung cũng như phương pháp nghiên cứu IFRS Hiện tại, chỉ có một số trường đại học có liên kết với nước ngoài hoặc các Hiệp hồi nghề nghiệp quốc tế như ACCA, ICAEW, CPA Australia,… có chương trình đào tạo về IFRS nhưng số lượng học viên chưa nhiều một phần do chi phí còn cao so với mặt bằng chung và học viên chủ yếu là nhân sự từ các công ty kiểm toán hoặc các DN nước ngoài Các DN Việt Nam, đại bộ phận kế toán viên đều chưa được đào tạo về IFRS nên sự sẵn sàng áp dụng IFRS còn hạn chế, nhiều
DN có tâm lý ngại thay đổi
- Do IFRS yêu cầu một số kỹ thuật phức tạp và thực hiện một số đánh giá mang tính chủ quan như: Việc thực hiện các ước tính về giá trị hợp lý khi không có giá niêm yết trên thị trường, giá trị có thể thu hồi, tổn thất tài sản của đơn vị tạo tiền và lợi thế thương mại, xác định giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai,… nên về cơ bản IFRS chỉ phù hợp với những DN có quy mô lớn, công tác kế toán được thực hiện bài bản, nề nếp Các quốc gia trên thế giới thường chỉ bắt buộc các đơn vị có lợi ích công chúng áp dụng nguyên mẫu IFRS còn các DN khác chỉ khuyến khích vì có thể không có đủ nguồn lực cần thiết Trong bối cảnh, nhiều DN Việt Nam chưa có đủ năng lực và trình độ, nếu không có một thời gian chuẩn bị thì việc áp dụng IFRS sẽ rất khó thành công
- Rào cản ngôn ngữ cũng là một khó khăn cần tính đến do IFRS được soạn thảo bằng tiếng Anh và để có thể phổ biến, quảng bá rộng rãi IFRS đến công chúng, cần phải dịch sang tiếng Việt Tuy nhiên, việc chuyển tải chính xác các thuật ngữ chuyên môn không phải là điều dễ dàng, vì người có đủ trình độ ngoại ngữ lại chưa chắc có đủ trình độ chuyên môn và ngược lại Mặt khác, khi xảy ra tranh chấp giữa
Trang 33DN và kiểm toán, thanh tra,… rào cản ngôn ngữ sẽ là một trong những nguyên nhân gây tranh cãi nhiều nhất
- Trong nội tại cơ quan quản lý Nhà nước còn nhiều ý kiến cho rằng do IFRS yêu cầu phải đánh giá lại nhiều loại tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý, giá trị có thể thu hồi nên rất khó kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt làm cho việc xác định thu nhập chịu thuế trở nên phức tạp hơn, do khoảng cách giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán có thể càng ngày càng khác biệt
2.2 Thể chế
2.2.1 Khái niệm thể chế
Quan niệm về thể chế nói chung và thể chế kinh tế nói riêng rất phong phú và được phát triển dựa trên nhiều tư tưởng, nhiều học thuyết, trải qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau và cho đến nay, vẫn đang được tiếp tục hoàn thiện
Theo quan niệm triết học, thể chế là một phạm trù lịch sử và là một quan hệ xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội Vì vậy, thể chế là phạm trù của hoạt động
xã hội của con người; là khái niệm chỉ một cách thức xã hội xác lập khuôn khổ, trật
tự mà trong đó, diễn ra các quan hệ của con người với cơ chế, quy chế, quy tắc, luật
lệ vận hành của trật tự xã hội đó
Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF): Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm
2009, 2010: “Thể chế được hiểu là khuôn khổ trật tự cho các quan hệ của con người, định vị cơ chế thực thi và giới hạn của các quan hệ giữa các bên tham gia tương tác; là ý chí chung của cộng đồng xã hội trong việc xác lập trật tự, những quy tắc, những ràng buộc và các chuẩn mực, giá trị chung được mọi người chia sẻ…Như vậy, thể chế hiểu theo nghĩa trên là những nguyên tắc (không phân biệt hình thức của nguyên tắc) về cách cư xử trong xã hội, được hình thành từ thực tiễn trong các phạm vi quan hệ của con người, được xã hội chấp nhận và chỉ dẫn cho mối quan hệ qua lại của con người”
Douglass North (1990) định nghĩa thế chế là những luật lệ, quy tắc của cuộc chơi trong xã hội (rules of the game) Nói chính xác hơn, đó là những ràng buộc do con người tạo ra để để điều chỉnh và định hình các tương tác của mình Những quy tắc
Trang 34này bao gồm những thể chế chính thức (chẳng hạn như luật pháp, quyền sở hữu, cách thức tổ chức quyền lực nhà nước) và những thể chế phi chính thức (chẳng hạn như những tục lệ, truyền thống, và chuẩn mực ứng xử trong xã hội) Theo North, vai trò chính của thể chế trong một xã hội là làm giảm tính bất trắc bằng cách cung cấp một cấu trúc cho hoạt động trong đời sống hàng ngày Thể chế còn hướng dẫn
sự tương tác giữa con người với người Như vậy, cùng một giao dịch nhưng được thực hiện ở các nơi khác nhau sẽ phải theo những luật lệ khác nhau Theo cách tiếp cận này, thể chế xác định và giới hạn tập hợp các lựa chọn của cá nhân, là cái khung
mà con người phải tuân theo khi tương tác với nhau Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu, bài viết sử dụng quan điểm thể chế của Douglass North
2.2.2 Khái niệm đồng đẳng
DiMaggio và Powell (1983) trong nghiên cứu “The iron cage revisited: Institutional isomorphism and collective rationality in organizational field” định nghĩa đồng đẳng thể chế là một quá trình tương tác, tác động lẫn nhau, buộc một sự việc khi phải đối mặt với cùng một điều kiện sẽ trở thành giống sự việc khác (hoặc những sự việc khác) Ba cơ chế của đồng đẳng thể chế là đồng đẳng cưỡng chế, đồng đẳng
mô phỏng, và đồng đẳng quy phạm
Như vậy, đồng đẳng là một "quá trình ràng buộc bắt buộc một đơn vị trong một quần thể giống các đơn vị khác có cùng một điều kiện môi trường "(DiMaggio & Powell, 1983) Hannan và Freeman (1977) lập luận rằng đồng đẳng có thể xảy ra bởi vì các dạng không tối ưu được lựa chọn trong số quần thể các tổ chức do áp lực cạnh tranh hoặc bởi các nhà ra quyết định tổ chức khi đưa ra các phản ứng thích hợp
và điều chỉnh hành vi phù hợp Khác với Hannan và Freeman (1977), DiMaggio và Powell (1983) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thích ứng với môi trường của tổ chức Hai trong ba dạng đồng đẳng (quy phạm và mô phỏng) được mô tả trong lý thuyết thuyết đồng đẳng của DiMaggio & Powell (1983) liên quan đến hành vi quản
lý ở mức các giả định được cho là đã được thừa nhận DiMaggio và Powell (1991) cũng lập luận rằng trong khi thay đổi đồng đẳng thường có thể bị ảnh hưởng bởi những mong muốn của các nhà quản lý để tăng hiệu quả của các tổ chức
Trang 352.2.3 Các thành phần của thể chế
Sự đồng đẳng thể chế của DiMaggio và Powell (1983) bắt nguồn từ sự tổ chức phù hợp với các giá trị xã hội và niềm tin hình thành cuộc sống của tổ chức Irvine (2008, trang 127) lập luận rằng những giá trị và niềm tin đó quan trọng hơn những lợi ích kỹ thuật, ban cho các thuộc tính chính thống hóa mạnh mẽ, qua đó cho phép các tổ chức tiếp cận các nguồn lực và đảm bảo sự sống còn của họ trong một xã hội ngày càng có tổ chức và liên kết với nhau DiMaggio và Powell (1983, trang 150) tuyên bố rằng “các tổ chức cạnh tranh không chỉ cho các nguồn lực và khách hàng,
mà còn cho quyền lực chính trị và tính chính thống của thể chế, đối với thể lực xã hội cũng như kinh tế” Hơn nữa, DiMaggio và Powell (1983) chỉ ra rằng khái niệm
về đồng đẳng thể chế là một công cụ hữu ích để hiểu được tổ chức hiện đại Họ ủng
hộ rằng sự hình thành thể chế xảy ra thông qua ba cơ chế: (1) cưỡng chế; (2) mô phỏng; (3) quy phạm Guler và cộng sự (2002) lập luận rằng áp lực cưỡng chế được thể hiện bằng các quy tắc được ghi nhận trong các hệ thống quy định và có thể cũng bao gồm các áp lực từ các tổ chức quốc tế (ví dụ WB và IMF) Áp lực quy phạm chủ yếu là từ hành vi tổ chức chuyên nghiệp (DiMaggio và Powell, 1983) Áp lực
mô phỏng đề cập đến việc sao chép các hành vi thành công của các tổ chức khác, đặc biệt trong tình huống không chắc chắn (Irvine, 2008)
Bài nghiên cứu sử dụng ba cơ chế đồng đẳng: Cưỡng chế, mô phỏng, quy phạm và tính chính thống để tìm hiểu các yếu tố quyết định đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam
2.2.2.1 Cưỡng chế
Áp lực cưỡng chế thể chế được đại diện bởi “quy tắc bảo đảm trong điều tiết hệ thống”, và “áp lực từ mạng lưới toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia” (Guler, Guillen & Macpherson, 2002) Trong bối cảnh các nước đang phát triển, cưỡng chế đại diện cho áp lực từ các tổ chức bên ngoài, trong đó hai tổ chức chính là Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Một số nhà nghiên cứu cho rằng các cơ quan cho vay quốc tế yêu cầu các nước đang phát triển bắt buộc phải áp dụng IFRS hoặc phát triển các chuẩn mực quốc gia dựa trên IFRS mới có thể tiếp
Trang 36xúc với khoản vay của họ (Irvine, 2008; Albu các cộng sự, 2011)
2.2.2.2 Mô phỏng
Theo DiMaggio & Powell (1983) đồng đẳng mô phỏng được định nghĩa là đạt được sự phù hợp thông qua mô phỏng, bắt chước, mô phỏng là “một phản ứng đơn giản và hiệu quả đối với sự không chắc chắn” Đồng đẳng mô phỏng thường xảy ra trong trường hợp có sự không chắc chắn về các phương pháp thích hợp để thực hiện; khi đó, việc mô phỏng lại các hành động của một nhóm đã thành công trước
đó để tham khảo được khuyến khích Áp lực mô phỏng đến từ các đối tác thương mại và các tập đoàn đa quốc gia Các tập đoàn đa quốc gia trên toàn cầu đã góp phần vào việc tăng mong muốn mở rộng và chấp nhận sự hài hoà các báo cáo tài chính
2.2.2.3 Quy phạm
DiMaggio và Powell (1983, trang 152) giải thích áp lực quy phạm là “cuộc đấu tranh tập thể của các thành viên một hội nghề nghiệp để xác định các điều kiện và phương pháp làm việc của họ” (Larson, 1977), và để thiết lập một cơ sở nhận thức chính thống cho quyền tự chủ nghề nghiệp của họ
Đồng đẳng quy phạm đề cập đến “các tổ chức tìm kiếm tính chính thống từ sự liên kết với giá trị chuyên nghiệp” xuất phát từ một quy tắc ứng xử tác dụng bởi cơ quan chuyên môn và được củng cố thêm bởi giáo dục đại học và chương trình đào tạo chuyên nghiệp (DiMaggio & Powell, 1983) Nói cách khác, đồng đẳng quy phạm đề cập đến áp lực, mà được mang về bởi các ngành nghề Về vấn đề này, các kế toán chuyên nghiệp có thể thực hiện các hoạt động khác nhau để thúc đẩy thực hành kế toán tốt hơn trong khi, đồng thời nhằm thực thi việc áp dụng nhận thức pháp luật kế toán chất lượng Tương tự như vậy, các công ty kiểm toán quốc tế (như Big 4) cũng
có thể tạo ra áp lực quy phạm trong pháp luật kế toán (Hassan, 2008)
2.2.2.4 Tính chính thống
Nhiều nhà nghiên cứu sử dụng thuật ngữ chính thống, nhưng có rất ít sự rõ ràng Knoke (1985) xác định tính chính thống là “sự chấp nhận của công chúng và của tổ chức ban ngành hữu quan cấp cao về quyền liên quan hiện hành và để tiếp tục công
Trang 37việc của họ trong cách thức lựa chọn” Sau đó, Suchman (1995) đưa ra định nghĩa khác “tính chính thống là một nhận thức khái quát hoặc giả định rằng các hành động của một thực thể là đáng mong muốn, thích hợp hoặc phù hợp trong hệ thống xã hội của các chuẩn mực, giá trị, niềm tin, và định nghĩa” Đối với mục đích của nghiên cứu này, các định nghĩa chính thống bởi Suchman (1995) được sử dụng
2.2.4 Mối quan hệ giữa thể chế và sự áp dụng IFRS
Các tài liệu trước đây đã liên tục cung cấp bằng chứng cho thấy các yếu tố môi trường tại một quốc gia có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển kế toán và dẫn tới tính đa dạng về kế toán (Gray và Morris, 2007; Choi và Meek, 2005; Nobes và Parker, 2004; Mueller và cộng sự, 1991; Cooke và Wallace, 1990) Một số yếu tố về thể chế (chính trị, pháp lý, giáo dục và tôn giáo) đã được xem xét Ritsumeikan (2011) đã cho rằng các yếu tố về thể chế bị hạn chế về mặt quốc gia Touron (2005) lập luận rằng các yếu tố thể chế khác nhau có thể ảnh hưởng đến các chuẩn mực trong nước và quá trình thông qua IFRS Trong môi trường thể chế, kế toán có thể được coi là “một quá trình xã hội qua đó các cá nhân chấp nhận rằng các chuẩn mực
kế toán quốc gia bị chiếm đoạt vì lợi ích của hài hòa hóa kế toán quốc tế” (Rodrigues và Craig, 2007) Việc sử dụng cách tiếp cận thể chế để giải thích sự chuyển đổi của các nền kinh tế đang phát triển theo hướng chấp nhận IFRS đã được thừa nhận thông qua một số nghiên cứu trường hợp theo quốc gia (Aboagye-Otchere và Agbeibor, 2012 tại Ghana; Albu và cộng sự, năm 2011 tại Rumani; Irvine, 2008 tại Các tiểu vương quốc Arập thống nhất; Hassan, 2008 tại Ai Cập; Và Mir và Rahman, năm 2005 tại Bangladesh)
Lý thuyết về thể chế đã được thông qua trong các nghiên cứu kế toán là một khuôn khổ giá trị giải thích các yếu tố cụ thể của thể chế ảnh hưởng quyết định cho phép
sử dụng IFRS (Mir và Rahman, 2005) Thật vậy, Guler và cộng sự (2002) đã nêu rõ rằng áp lực thể chế cũng xảy ra ở cấp quốc gia như mức độ công ty hoặc cấp tổ chức Irvine (2008) chỉ ra rằng trong một môi trường toàn cầu hóa, sự tương tác giữa các quốc gia đã tăng lên rất nhiều Các thông lệ kế toán, bao gồm cả IFRS, đã được thực hiện thông qua sự đóng góp của các tổ chức quốc tế như WB và IMF
Trang 38(Boolaky, 2012; Albu và cộng sự, 2011), các tập đoàn đa quốc gia (Phương và Nguyễn, 2012; Ritsumeikan, 2011) và các công ty kế toán chuyên nghiệp như BIG
4 (Muniandy và Ali, 2012; Joshi và cộng sự, 2008) Irvine (2008, trang 129) đã tuyên bố rằng các quốc gia ngày càng ý thức hơn trên trường quốc tế về sự cần thiết phải áp dụng IFRS Ramanna và Sletten (2009) lập luận rằng các nghiên cứu cấp độ công ty về quyết định của quốc gia cho phép hoặc ủy thác IFRS, cho thấy các nghiên cứu về IFRS thông qua tại cấp quốc gia làm tăng thêm sự hiểu biết của các nhà nghiên cứu về các yếu tố quyết định áp dụng IFRS ở các nền kinh tế mới nổi Việc áp dụng và phổ biến IFRS đã được thực hiện thông qua sự đóng góp của nhiều
tổ chức như Ngân hàng thế giới (sau đây là WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (Sau đây gọi tắt là IMF), IFAC, tổ chức Chứng khoán Quốc tế (IOSCO) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (Phương và Nguyễn, 2012; Boolaky, 2012; Albu và cộng sự, 2011; Assenso-Okofo và cộng sự, 2011; Al-Akra và cộng sự, 2009; Irvine, 2008; Hassan, 2008; Mir và Rahman, 2005), thông qua các tập đoàn đa quốc gia và các tổ chức liên quan chiến lược kinh doanh (Phương và Nguyễn, 2012; Ritsumeikan, 2011; Albu và các cộng sự, 2011; Judge và các cộng sự, 2010; Irvine, 2008; Belkaoui, 1994), và thông qua các cơ quan chuyên môn và các công ty kế toán chuyên nghiệp (Muniandy và Ali, 2012; Albu và cộng sự, 2011; Joshi và cộng sự, 2008; Irvine, 2008; Hassan, 2008; Chand, năm 2005; Mir và Rahman, 2005; Belkaoui, 1994) Irvine (2008) đã chỉ ra rằng tính chính thống có ảnh hưởng tới việc thông qua IFRS
2.3 Lý thuyết nền
2.3.1 Thuyết thể chế
Quan điểm lý thuyết thể chế chủ yếu được xây dựng dựa theo những nhận thức lý thuyết sâu sắc về xã hội và kinh tế (DiMaggio and Powell, 1983) Lý thuyết nhấn mạnh đến vai trò của thể chế lên hành vi của con người Theo Scott và Christensen (1995) trích trong Oliveira và Martins (2011), lý thuyết thể chế nhấn mạnh rằng môi trường thể chế là rất quan trọng trong việc định hình cấu trúc và hoạt động của tổ chức Theo lý thuyết thể chế, quyết định của tổ chức không chỉ được điều khiển bởi các mục tiêu về hiệu quả, mà còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố về xã hội, văn hóa
Trang 39và những mối quan tâm về tính hợp pháp Các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực có
xu hướng trở nên tương đồng theo thời gian, bởi các áp lực từ khách hàng hay đối thủ cạnh tranh thúc đẩy họ mô phỏng những doanh nghiệp đứng đầu trong ngành Thông thường, lý thuyết thể chế có thể chia thành:
Kinh tế học thể chế cũ (old institutional economics)
Kinh tế học thể chế mới (new institutional economics)
Thuyết thể chế cổ điển được sáng lập bởi Thorstein Veblen ( 1857-1929) vào đầu thế kỷ 20 tại Mỹ Quan điểm của thuyết này: hành vi của cá thể kinh tế biểu hiện chủ yếu bởi sự chi phối của những thông lệ, quy định, luật định xã hội hay tập thể Thuyết thể chế hướng đến phân tích các phạm trù kinh tế và các quá trình kinh tế không chỉ gói gọn trong các yếu tố kinh tế mà còn bao quát cả các yếu tố ngoại vi như xã hội, tâm lý, sinh học, tôn giáo
Kinh tế học thể chế mới (New institutional economic) xuất hiện từ thập niên 1960 với sự xuất hiện của trường phái (sau thất bại của trường phái kinh tế học thể chế cũ trong giai đoạn 1920-1930) Đây là một trào lưu kinh tế học hiện đại có đối tượng nghiên cứu là những quy ước xã hội, những quy định pháp lý ảnh hưởng đến hành
vi của chủ thể kinh tế và có phương pháp nghiên cứu là mô hình hóa các hành vi kinh tế duy lý của chủ thể kinh tế trong môi trường đầy rủi ro không xác định được Người khởi xướng trào lưu này là Ronald Coase (giải Nobel kinh tế học năm 1991),
và những học giả kinh tế nổi tiếng thuộc trào lưu này hay có liên quan tới trào lưu này gồm Douglass North (giải Nobel kinh tế học năm 1993), Oliver E Williamson (giải Nobel kinh tế học năm 2009), Avner Greif, Claude Menard, Amartya Sen
Trong cuộc sống hàng ngày các hành động của chúng ta luôn bị chi phối bởi các qui tắc ứng xử như “gia phong”, “nếp nhà”, “tôn ti trật tự”, “tập tục”, „hương ước‟, „qui ước‟, „qui tắc đạo đức nghề nghiệp‟, „qui tắc nội bộ‟, „luật‟, „lệ‟, và „chuẩn mực‟ Tất cả những qui tắc chi phối hành vi của con người đó được gọi chung là các thể chế NIE đã thành công trong việc đưa các yếu tố thể chế vào kinh tế học, đồng thời chứng minh một cách thuyết phục rằng “thể chế” thực sự là một yếu tố quan trọng
Trang 40(“institution does matter”) trong đời sống kinh tế-xã hội cũng như sự phát triển của nền kinh tế NIE đã trở thành một khung lý thuyết hữu dụng và thực chứng để tiếp cận các vấn đề luật pháp, giải thích sự đa dạng của các định chế/mô thức tổ chức kinh tế, để „thiết kế‟ các cơ chế thị trường, xác lập vị trí, tương quan của nhà nước
và của thị trường, để giải thích vai trò của các yếu tố truyền thống và văn hoá trong
sự phát triển kinh tế
Lý thuyết thể chế tiếp cận từ góc độ xã hội học đề cập đến những thay đổi trong hành vi của tổ chức do sự tác động của các yếu tố khác nhau trong xã hội, về cách thức các tổ tổ chức có thể làm tăng khả năng để phát triển, tồn tại hợp pháp trong mối quan hệ với các bên liên quan và trong một môi trường cạnh tranh Áp lực từ môi trường bên ngoài buộc các tổ chức hoạt trọng phải thay đổi chiến lược, mô hình
tổ chức, quy trình và hệ thống hoạt động ( Ninh Thị Kim Thoa, 2015) Đối với việc
áp dụng một hệ thống kế toán cụ thể, quan điểm này cho rằng việc áp dụng đó phần lớn do nhu cầu của doanh nghiệp để phù hợp với các áp lực bên ngoài hơn là mong muốn tăng hiệu quả nội bộ (Moll và công sự, 2006) Theo DiMaggio và Powell (1983), thông thường có 3 cơ chế làm thay đổi đồng đẳng thể chế
Nghiên cứu về thể chế Hollingsworth (2000) đã đề xuất năm nhánh khác nhau về các nghiên cứu thể chế: (1) các khái niệm về thể chế như các định mức, quy tắc, công ước, thói quen và giá trị; (2) cơ cấu tổ chức như thị trường, tiểu bang, hệ thống phân cấp, mạng lưới, hiệp hội và cộng đồng; (3) các thể chế như hệ thống tài chính,
hệ thống giáo dục, lĩnh vực kế toán và kiểm toán; (4) thể chế được định nghĩa là tổ chức; Và (5) các thể chế được xác định là kết quả của tổ chức hoặc xã hội như luật
lệ hoặc quy tắc Theo gợi ý của Hollingsworth, việc áp dụng IFRS tại nghiên cứu này nằm trong phạm vi nhánh thứ ba: thể chế hệ thống tài chính, giáo dục, lĩnh vực
kế toán và kiểm toán
Tóm lại, lý thuyết thể chế đã được sử dụng cả trong và ngoài lĩnh vực kế toán và kiểm toán để giải thích các ảnh hưởng đến người tham gia bên trong các tổ chức xã hội Vận dụng vào bài nghiên cứu này, lý thuyết về thể chế giải thích rõ hơn về mối quan hệ ràng buộc giữa thể chế và việc thiết lập một chuẩn mực báo cáo tài chính