1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tác động của chính sách tài khóa đến tăng trưởng tại việt nam sử dụng mô hình sign restricted svar

69 296 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Các b ằng chứng thực nghiệm về tác động của chính sách tài khóa đến chu k ỳ kinh tế và các tranh luận về công cụ tài khóa nào có tác động lớn hơn đến t ổng sản lượng quốc gia: cắt giảm n

Trang 2

CH Ế TRẦN THÙY TRANG

TĂNG TRƯỞNG TẠI VIỆT NAM: SỬ DỤNG MÔ

HÌNH SIGN - RESTRICTED SVAR

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Trang 3

L ỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận án này do chính tác giả nghiên cứu và thực hiện Các kết quả nghiên cứu chưa được công bố bất kỳ ở đâu Các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận án được chú thích nguồn gốc rõ ràng, trung thực Tôi hoàn toàn chi ̣u trách nhiệm về lời cam đoan của mình

H ọc viên

Trang 4

M ỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TÓM T ẮT 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 2

1.1 Lý do ch ọn đề tài 2

1.2 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 5

1.3 Phương pháp nghiên cứu 5

1.4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu 6

1.5 B ố cục bài nghiên cứu 6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN C ỨU THỰC NGHIỆM VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TÁC ĐỘNG C ỦA NÓ LÊN CHU KỲ KINH TẾ 8

2.1 Cơ sở lý thuyết về chính sách tài khóa và tác động của nó lên chu kỳ kinh tế 8

2.2 Các b ằng chứng thực nghiệm về tác động của chính sách tài khóa đến chu k ỳ kinh tế và các tranh luận về công cụ tài khóa nào có tác động lớn hơn đến t ổng sản lượng quốc gia: cắt giảm nguồn thu Chính phủ (thuế) hay gia tăng chi tiêu Chính ph ủ? 15

2.2.1 Các bằng chứng thực nghiệm trên thế giới 15

Trang 5

2.2.1.2 Các b ằng chứng thực nghiệm tại các nước đang phát triển 19

2.2.2 Các bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam 21

2.3 T ổng kết về các nghiên cứu trước đây và động lực thực hiện nghiên cứu này 23

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 28

3.1 Mô hình Vec- tơ tự hồi quy cấu trúc (SVAR) 28

3.2 Dữ liệu nghiên cứu và thống kê mô tả 34

3.2.1 Dữ liệu nghiên cứu 34

3.2.2 Th ống kê mô tả 36

CHƯƠNG 4: CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39

4.1 Các ki ểm định ban đầu 39

4.1.1 Ki ểm định tính dừng- Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root Test) 39

4.1.2 Xác định độ trễ tối ưu 40

4.1.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình 41

4.1.3.1 Ki ểm định Portmantaeu 41

4.1.3.2 Ki ểm định LM 41

4.1.3.3 Ki ểm định White 42

4.2 K ết quả hàm phản ứng đẩy 43

4.3 K ết quả phân rã phương sai 48

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 53

5.1 Các k ết luận chung từ bài nghiên cứu 53

5.2 H ạn chế của đề tài nghiên cứu 55

5.3 Hướng phát triển nghiên cứu 56

DANH M ỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

DANH M ỤC BẢNG

Bảng 3.1 Dấu hiệu hạn chế áp đặt cho từng cú sốc 33

Bảng 3.2 Mô tả dữ liệu 35

Bảng 3.3 Thống kê mô tả biến 36

Bảng 4.1 Kết quả kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu 39

Bảng 4.2 Kết quả xác định độ trễ tối ưu 40

Bảng 4.3 Kết quả kiểm định Portmantaeu 41

Bảng 4.4 Kết quả kiểm định LM 42

Bảng 4.5 Kết quả kiểm định phương sai thay đổi 42

Bảng 4.6 Kết quả phân rã phương sai 50

Trang 7

DANH M ỤC HÌNH

Hình 2.1 Chính sách tài khóa mở rộng trong tình trạng nền kinh tế suy thoái 10

Hình 2.2 Chính sách tài khóa thu hẹp trong tình trạng nền kinh tế phát triển nóng 11 Hình 3.1 Đồ thị mối quan hệ giữa thu – chi chính phủ và tăng trưởng GDP thực tại Việt Nam giai đoạn 2000-2016 37

Hình 4.1 Phản ứng đẩy trước cú sốc chu kỳ kinh tế 43

Hình 4.2 Phản ứng đẩy trước cú sốc tiền tệ 45

Hình 4.3 Phản ứng đẩy trước cú sốc thu chính phủ (cú sốc thuế) 46

Hình 4.4 Phản ứng đẩy trước cú sốc chi tiêu của chính phủ 48

Hình 4.5 Đồ thị kết quả phân rã phương sai cho biến sản lượng 51

Trang 8

DANH M ỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADB:Asian Development Bank - Ngân hàng phát triển châu Á

ADF: Kiểm định Augmented Dickey–Fuller

ADRL: AutoRegressive Distributed Lag

AIC: Akaike Information Criterion

ARIC: Asia regional integration center

BIC: Bayesian Information criterion

ECB: European Central Bank - Ngân hàng trung ương châu Âu

G7: Group of seven - Nhóm 7 quốc gia

GDP: Tổng sản phẩm nội địa

GSO:General Statistics Office of Vietnam - Tổng cục thống kê Việt Nam

HQC: Hannan–Quinn information criterion

IMF: International Monetary Funds - Quỹ tiền tệ thế giới

Trang 9

TÓM T ẮT

Bài viết này xem xét vấn đề hiệu quả của chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong bối cảnh trước và sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thời điểm mà Việt Nam mạnh dạn áp dụng các biện pháp kích thích tài khóa để kích thích nhu cầu nội địa trong cuộc khủng hoảng toàn cầu Xem xét dữ liệu vĩ mô từ quý 1/2000 đến quý 4/2016 và sử dụng mô hình sign – restricted SVAR (mô hình SVAR

có áp đặt các ràng buộc về dấu) để xác định các cú sốc bằng cách hạn chế mối quan

hệ đồng thời giữa các biến số tài khóa và phi tài khóa Kết quả thực nghiệm cho thấy một cú sốc trong thu hoặc chi của chính phủ đều có tác động đến sản lượng nhưng tác động này là không đáng kể Ngoài ra, kết quả phân rã phương sai còn cho thấy, tại Việt Nam, chi tiêu của chính phủ có tác động đến sản lượng nhiều hơn chính sách thuế Điều này đem đến các gợi ý quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách trong việc sử dụng hiệu quả ngân sách chính phủ nhất là trong điều kiện thâm hụt

Từ khóa: Chính sách tài khóa, chi tiêu của chính phủ, thu chính phủ, sản lượng, Việt

Nam, sign-restricted SVAR

Trang 10

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1 Lý do ch ọn đề tài

Trong 2 thập kỷ qua, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là có những bước tăng trưởng khá tốt Nhanh chóng vượt qua ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, giai đoạn 2000-2007, nền kinh tế Việt Nam phục hồi và đạt mức tăng trưởng trung bình gần 7%/năm Đặc biệt, vào năm 2007, cùng với việc gia nhập vào

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tốc độ tăng trưởng GDP đạt gần 8.5% Năm

2008, do ảnh hưởng không thể tránh khỏi của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ nước Mỹ, mức tăng trưởng GDP của Việt Nam chậm lại chỉ còn 5.6%, thậm chí giảm xuống chỉ còn 5.4% vào năm 2009 Tuy nhiên sau thời kỳ khủng hoảng trên, từ năm 2010 đến nay, mặc dù không đạt được mức tăng trưởng như trước đây, nền kinh tế Việt Nam cũng đã dần phục hồi và duy trì mức tăng trưởng trung bình khoảng 6%/năm

Chính phủ Việt Nam, trong suốt giai đoạn trên, đã chủ động điều chỉnh chính sách tài khóa trên cơ sở tình hình kinh tế trong từng giai đoạn Cụ thể, ngay sau khủng hoảng Châu Á, Chính phủ thực hiện các chính sách nới lỏng tài khóa nhằm kích thích phục hồi nền kinh tế, tỷ lệ chi ngân sách tăng cao gây áp lực lên vấn đề bội chi ngân sách dẫn đến việc vay mượn bù đắp thâm hụt ngân sách, lên đến 7,5% năm 2003 Đặc biệt, năm 2008, bên cạnh sự sụt giảm trong tăng trưởng, nguy cơ lạm phát cũng rình rập nền kinh tế Việt Nam Chính phủ Việt Nam lúc đó ngay lập tức thực thi chính sách thắt chặt tài khóa, đặc biệt là về mặt chi ngân sách: rà soát lại chi ngân sách, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cắt giảm, tạm ngưng các dự án đầu tư chưa thực sự cấp bách hay không có hiệu quả; không tăng chi ngoài dự án, dành nguồn kinh phí cho đảm bảo an sinh xã hội Tỷ lệ bội chi ngân sách năm 2007 từ mức 6,8% giảm xuống còn 1,4% năm 2008 Thời kỳ hậu khủng hoảng, áp dụng lại chính sách tài khóa mở rộng, chính phủ Việt Nam mạnh dạn tung ra các gói kích cầu, hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn nhằm kích thích

Trang 11

đầu tư, phát triển sản xuất; đồng thời miễn, giảm, giãn, hoãn thuế cho các tổ chức và

cá nhân Những nỗ lực của chính phủ trong việc thực thi các chính sách tài khóa nghịch chu kỳ như trên luôn nhằm mục đích quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế, ngăn chặn ảnh hưởng sâu rộng của các cuộc khủng hoảng kinh tế và duy trì mức tăng trưởng kinh tế của quốc gia

Tuy nhiên, câu hỏi về vấn đề liệu chính sách tài khóa liệu thực sự có thúc đẩy hoạt động kinh tế dài hạn hay không từ lâu đã được thảo luận trong các lý thuyết của các nhà kinh tế Trong số đó, hai quan điểm tương phản xuất phát từ lý thuyết cơ bản của Keynes và Ricardo Trong lý thuyết của Keynes, giá cả hàng hóa là cứng nhắc, do đó tổng cầu sẽ xác định sản lượng Trong thế giới này, tiêu dùng phản ứng với thu nhập hiện tại, và sự mở rộng tài khóa có tác động số nhân đến sự tăng trưởng Ngược lại, theo lý thuyết của Ricardo, số nhân tài khóa bằng không theo sự tương đồng giữa thuế và nợ trong một khuôn khổ năng động Trong trường hợp này, người tiêu dùng theo lý thuyết của Ricardo đang trông ngóng và hiểu rõ những hạn chế về ngân sách của chính phủ Vì họ biết rằng cắt giảm thuế ngày hôm nay sẽ phải tài trợ bằng một mức thuế cao hơn trong tương lai, do đó tiêu dùng của họ không thay đổi vì thu nhập thường xuyên của họ không bị ảnh hưởng Tương tự, họ cũng ý thức được rằng việc tăng chi tiêu của chính phủ bằng cách vay mượn hôm nay sẽ được bù đắp bởi sự cắt giảm chi tiêu trong tương lai nên sản lượng sẽ không bị ảnh hưởng

Ngoài ra, hiệu quả của chính sách tài khóa trong thực tế sẽ không chỉ phụ thuộc vào quy mô mà còn phụ thuộc vào kết cấu của nó - tức tầm quan trọng tương quan giữa cắt giảm thuế so với gia tăng chi tiêu của chính phủ Theo trực giác, có thể tin rằng chi tiêu chính phủ có ảnh hưởng lớn hơn đến sản lượng vì nó có tác động trực tiếp hơn đến tổng cầu Chi tiêu công liên quan đến việc mua hàng hoá và dịch vụ của chính phủ bao gồm chi tiêu cho các công trình công cộng và cơ sở hạ tầng như đường

xá và nhà máy điện Mặt khác, cắt giảm thuế ít ảnh hưởng trực tiếp hơn đến tổng cầu

vì hiệu quả của nó xét đến cùng phụ thuộc vào sự sẵn lòng chi tiêu khoản thu nhập tăng thêm do cắt giảm thuế của các hộ gia đình và doanh nghiệp Tuy nhiên, nền kinh

Trang 12

tế trong thực tế là hết sức phức tạp, năng động, không chắc chắn và không phải lúc nào cũng theo các trực giác kinh tế Nói cách khác, hiệu quả tương quan giữa cắt giảm thuế và chi tiêu chính phủ trong việc thúc đẩy tổng cầu vẫn là một vấn đề thực nghiệm không thể được giải quyết chỉ bằng trực giác kinh tế

Có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm được đưa ra trong cả thời kỳ bùng nổ hoặc suy thoái của nền kinh tế, bằng chứng cho thấy rằng sự mở rộng tài chính có thể kích thích tổng cầu và sản lượng ở các nước đang phát triển trong ngắn hạn Một số nghiên cứu gần đây kết luận rằng chính sách tài khóa ở các nước đang phát triển có nhiều tác động tích cực nhỏ nhưng có những tác động tiêu cực trong trung hạn, trong khi một

số nghiên cứu khác lại cho kết quả về những tác động tích cực trong trung hạn Hầu hết các nghiên cứu cũng cho thấy hiệu quả mở rộng của chính sách tài khóa có xu hướng nhỏ hơn ở các nước đang phát triển nhiều hơn so với các nước phát triển Theo các bằng chứng thực nghiệm gần đây, chính sách tài khóa có xu hướng ít nghịch chu

kỳ hơn ở các nước đang phát triển so với ở các nước có thu nhập cao và do đó chính sách tài khóa ở các nước đang phát triển sẽ làm trầm trọng hơn thay vì tiết chế chu

kỳ kinh doanh Điều này có nghĩa là chính phủ ở các nước này gia tăng chi tiêu vào thời điểm tốt và cắt giảm vào thời điểm xấu, do đó làm giảm sự bền vững tài khóa Hơn nữa, ở các quốc gia có thu nhập thấp, các nhân tố ổn định tự động mang tính thuận chu kỳ do sự thất bại của thể chế và thiếu khả năng tiếp cận tài chính trong thời

kỳ suy thoái kinh tế Áp lực chính trị cũng là một trong các nguyên nhân khiến chính phủ này chi tiêu hơn mức cần thiết ở giai đoạn mà nền kinh tế đang phát triển tốt

Từ những nền tảng phân tích đa chiều về cả lý thuyết và thực nghiệm cho thấy tác động của chính sách tài khóa đến sự phát triển kinh tế là hết sức phức tạp, phụ thuộc vào các yếu tố, đặc trưng của từng quốc gia, nhất là tại các nước đang phát triển Việc tiến hành nghiên cứu thực nghiệm nhằm hiểu rõ vai trò, đặc điểm, khả năng tác động

và mức độ tác động của chính sách tài khóa đến sự tăng trưởng gắn liền với đặc trưng riêng biệt của từng quốc gia là cấp thiết, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, khi mà cuộc khủng hoảng kinh tế đã qua nhưng câu hỏi mới lại được đặt ra với các nhà tạo

Trang 13

lập chính sách là liệu chính sách tài khoá nghịch chu kỳ có thể giải quyết được vấn

đề tăng trưởng kinh tế trong một thế giới hậu khủng hoảng không chắc chắn và bất

ổn hay không? Các điều trên đã thôi thúc em lựa chọn đề tài “Tác động của chính sách tài khóa đến tăng trưởng tại Việt Nam: Sử dụng mô hình Sign - restricted SVAR”

1.2 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu

Sử dụng dữ liệu vĩ mô trong giai đoạn từ quý 1 năm 2000 đến quý 4 năm 2016, bài nghiên cứu sẽ đưa ra các bằng chứng thực nghiệm cho hiệu quả của chính sách tài khóa tại Việt Nam trong suốt khoảng thời gian trước, trong và sau khủng hoảng này

Cụ thể, bài nghiên cứu trả lời 02 câu hỏi nghiên cứu chủ yếu sau:

(i) Chính sách tài khóa tại Việt Nam giai đoạn 2000-2016 có thật sự tác động đến

sản lượng của nền kinh tế Việt Nam hay không?; và

(ii) Giữa việc gia tăng chi tiêu Chính phủ và cắt giảm thuế thì chính sách tài khóa

nào có tác động lớn hơn đối với sản lượng quốc gia?

Kết quả rút ra được từ nghiên cứu này có thể gợi ý cho các nhà hoạch định chính sách trong việc cân nhắc đưa ra các chính sách điều hành vĩ mô trong tương lai phù hợp với tình hình của chu kỳ kinh tế và đặc điểm đặc trưng của quốc gia

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu được thực hiên trên số liệu vĩ mô hàng quý của Việt Nam trong giai

đoạn từ quý 1 năm 2000 đến quý 4 năm 2016 thu thập từ nguồn dữ liệu International

financial statistic (IFS) c ủa Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Asia regional integration

center (ARIC) của Ngân hàng phát triển Châu Á và Niên giám thống kê được xuất

bản bởi Tổng cục Thống kê Việt Nam Sử dụng mô hình tự hồi quy vector cấu trúc (SVAR) – một mô hình phổ biến và được đánh giá cao trong việc sử dụng để phân tích các chính sách vĩ mô hiện nay kết hợp với kỹ thuật nhân diện các cú sốc bằng cách áp đặt các ràng buộc về dấu - kỹ thuật được tác giả Uhlig (2005, 2009) xây dựng

Trang 14

nhằm xác định các cú sốc bằng cách hạn chế mối quan hệ đồng thời giữa các biến số tài khóa và phi tài khóa

Bằng cách tách chính sách tài khóa ra thành hai cú sốc là cú sốc thu chính phủ và cú sốc chi tiêu của chính phủ, các kết quả thực nghiệm sẽ đưa đến kết luận về tác động của những cú sốc bất ngờ từ hai phía, thu – chi ngân sách của chính phủ đến sản lượng quốc gia

1.4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Bài nghiên cứu là sự đóng góp thêm bằng chứng thực nghiệm sử dụng mô hình kinh

tế lượng tiên tiến để xem xét hiệu quả của chính sách tài khóa tại Việt Nam, xét trên góc độ quốc gia Đồng thời, xét trên góc độ quốc tế, bài nghiên cứu cũng góp thêm bằng chứng thực nghiệm về hiệu quả của chính sách tài khóa tại quốc gia đang phát triển – nơi mà vấn đề hiệu quả của chính sách tài khóa có rất nhiều tranh cãi

Bên cạnh đó, việc xem xét tác động trên cả hai công cụ của chính sách tài khóa là thu

và chi ngân sách của chính phủ là một điểm mới đáng chú ý của nghiên cứu này mà các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam chưa xem xét Kết quả của điểm nghiên cứu này sẽ gợi ý cho các nhà chính sách các cân nhắc khi sử dụng chính sách tài khóa khi thực hiện các mục tiêu của mình nhằm điều chỉnh chu kỳ kinh tế mà vẫn duy trì được

sự bền vững về tài khóa cho quốc gia

1.5 B ố cục bài nghiên cứu

Bài nghiên cứu có trình tự như sau:

- Chương 1 đưa ra sự giới thiệu một cách tổng quát về đề tài cụ thể bao gồm lý

do đề tài được lựa chọn, đối tượng và mục tiêu nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn cũng như bố cục của bài nghiên cứu Các vấn đề này đưa ra cái nhìn ban đầu một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ về bài nghiên cứu

- Chương 2 thảo luận về cơ sở lý thuyết về chính sách tài khóa, các công cụ của

chính sách tài khóa, chính sách tài khóa mở rộng – thu hẹp, chính sách tài khóa

Trang 15

chủ động – tự động, chính sách tài khóa thuận chu kỳ - phản chu kỳ và những nghiên cứu trước đây, các tranh luận làm nền tảng và động lực cho việc thực hiện đề tài này

- Chương 3 tập trung thảo luận về các phương pháp thực nghiệm – mô hình

SVAR áp đặt các ràng buộc về dấu và việc lựa chọn các biến nghiên cứu trong bài Bên cạnh đó, các trình bày về cách thu thập và xử lý số liệu cho từng biến

cụ thể của được bao gồm trong chương này

- Chương 5 trình bày các kiểm định ban đầu cho mô hình và các kết quả nghiên

cứu thực nghiệm từ hàm phản ứng đẩy và phân rã phương sai; và

- Chương 6 đưa ra các kết luận về các vấn đề nghiên cứu và một số khuyến nghị

rút ra từ kết quả nghiên cứu Bên cạnh đó, cũng nêu ra hạn chế của đề tài và hướng phát triển của đề tài

Trang 16

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ LÊN CHU KỲ KINH TẾ

2.1 Cơ sở lý thuyết về chính sách tài khóa và tác động của nó lên

Chính sách tài khóa là biện pháp giúp Chính phủ giám sát và tác động đến nền kinh

tế của quốc gia thông qua việc điều chỉnh mức chi tiêu công và hệ thống thuế khóa Bằng chính sách tài khóa, Chính phủ cố gắng đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô như giúp nền kinh tế tăng trưởng, cải thiện tỷ lệ thất nghiệp, kiểm soát lạm phát, ổn định chu kỳ kinh doanh và tác động đến lãi suất

Chính sách tài khóa dựa trên lý thuyết của nhà kinh tế học người Anh John Maynard Keynes (1883–1946) Lý thuyết này về cơ bản cho rằng Chính phủ có thể tác động đến mức năng suất kinh tế vĩ mô bằng cách tăng hoặc giảm mức thuế và chi tiêu công

Do đó, tác động này sẽ kiềm chế lạm phát, tạo việc làm và duy trì giá trị tiền tệ ở mức lành mạnh

Trong lý thuyết của Keynes, thu nhập của một quốc gia được xác định như sau:

Trang 17

Trong đó,

C: chi tiêu cuối cùng của hộ gia đình

I: tổng đầu tư của nền kinh tế

G: tiêu dùng cuối cùng của chính phủ

NX: xuất khẩu thuần (Xuất khẩu – Nhập khẩu)

Y: Tổng sản phẩm quốc nội

Phương trình trên cho thấy chính phủ có thể tác động đến nền kinh tế thông qua tác động đến Y trực tiếp thông qua chính sách tài khóa (𝐺𝐺) và gián tiếp thông qua tác động đến 𝐶𝐶, 𝐼𝐼 và 𝑁𝑁𝑁𝑁

Chi tiêu chính phủ có thể tác động đến tiêu dùng của hộ gia đình và đầu tư tư nhân một cách gián tiếp thông qua hành vi tiết kiệm của hộ gia đình Ví dụ, khi chính phủ thuê nhân công cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng (trường học, sân bay, cầu v.v.), các hộ gia đình có nhiều thu nhập hơn và họ sử dụng một phần thu nhập tăng thêm này để mua sắm (tiêu dùng) và tiết kiệm số còn lại Tiết kiệm tăng sẽ làm tăng thêm đầu tư

Chính sách tài khóa cũng có thể ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu gián tiếp thông qua thuế và trợ cấp Ví dụ, khi chính phủ tăng thuế trên hàng nhập khẩu và sử dụng một phần vốn cho trợ cấp xuất khẩu, chính sách tài khóa này sẽ đẩy cán cân thanh toán lên trạng thái thặng dư Ngược lại, một sự giảm thuế nhập khẩu làm tăng cầu hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài, đẩy cán cân thanh toán về trạng thái thâm hụt

Hiện nay có hai quan điểm về chính sách tài khóa, đó là chính sách tài khóa tự động

và chính sách tài khóa chủ động

Trang 18

Chính sách tài khóa chủ động

Theo quan điểm của nhà kinh tế học Keynes, Chính phủ phải xem xét đến tình trạng thực tế nền kinh tế quốc gia, từ đó có thể chủ động sử dụng chính sách tài khóa nhằm điều tiết nền kinh tế về mức sản lượng tiềm năng Từ đó, có hai loại chính sách tài khóa: chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tài khóa thu hẹp

Chính sách tài khóa mở rộng: Trong tình trạng nền kinh tế suy thoái, hay nói cách

khác là lúc này, tổng sản lượng quốc gia (YN) đang thấp hơn tổng sản lượng tiềm năng (YP), Chính phủ cần tăng chi tiêu hoặc giảm thuế ròng, hoặc thực hiện cả hai Mục tiêu là để kích thích tổng cầu (AD) tăng lên (dịch chuyển qua phải) làm tăng sản lượng quốc gia bằng với sản lượng tiềm năng

Hình 2.1 Chính sách tài khóa mở rộng trong tình trạng nền kinh tế suy thoái

Chính sách tài khóa thu hẹp: Khi nền kinh tế lạm phát hay tổng sản lượng quốc gia

(YN) cao hơn tổng sản lượng tiềm năng (Yp), Chính phủ cần phải điều tiết sản lượng quốc gia giảm đến khi cân bằng với sản lượng tiềm năng Để thực hiện điều này, Chính phủ cũng cần phải thông qua hai công cụ thuế và chi tiêu Chính phủ: tăng thuế ròng hoặc giảm chi tiêu hoặc vừa tăng thuế ròng vừa giảm chi tiêu Từ đó, tổng cầu (AD) giảm (di chuyển sang trái) dẫn đến tổng sản lượng quốc gia giảm xuống

Trang 19

Hình 2 2 Chính sách tài khóa thu hẹp trong tình trạng nền kinh tế phát triển nóng

Chính sách tài khóa chủ động có thể là nghịch chu kỳ hoặc cùng chu kỳ với chu kỳ kinh doanh Một chính sách tài khóa nghịch chu kỳ là một chính sách mở rộng trong

thời kỳ suy thoái và thu hẹp trong thời kỳ sự bùng nổ Trái lại, chính sách tài khóa

đồng chu kỳ xảy ra khi chính sách tài khóa chủ động thu hẹp trong thời kỳ suy thoái,

và mở rộng trong suốt thời kỳ tăng trưởng, làm gia tăng sự biến động của sản lượng Chính sách tài khóa chủ động có thể được thiết kế nghịch chu kỳ để ổn định chu kỳ kinh doanh, hoặc là đồng chu kỳ để thúc đẩy tăng trưởng hoặc kiềm chế lạm phát Như vậy, để thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa nên là một biến số nghịch chu kỳ

Theo các lý thuyết, cơ chế đằng sau chính sách tài khóa chủ động có vẻ dễ dàng Tuy nhiên, việc áp dụng chính sách tài khóa trong thực tiễn là một vấn đề vì nhiều lý do Thứ nhất, sự không chắc chắn về độ trễ và thời điểm là những mối quan tâm lớn khi thực hiện chính sách tài khóa chủ động Chính phủ nên điều chỉnh chính sách tài khóa bao lâu một lần để điều chỉnh nền kinh tế về mức tăng trưởng tiềm năng? “Có ba độ trễ làm cho chính sách tài khóa trở khó thực hiện Thứ nhất, là khoảng thời gian giữa thời điểm cần thay đổi chính sách và thời gian mà chính phủ công nhận điều này Thứ hai, là khoảng thời gian khi chính phủ công nhận rằng cần thay đổi chính sách và khi cần hành động Độ trễ thứ ba xảy ra giữa thời điểm chính sách được thay đổi và khi

Trang 20

những thay đổi ảnh hưởng đến nền kinh tế" (Blinder, 2008) Do những chậm trễ này,

xác định thời điểm thực hiện chính sách tài khóa chủ động để điều chỉnh nền kinh tế

là một nhiệm vụ rất khó khăn Vào thời điểm chính sách có hiệu lực, tình trạng của nền kinh tế có thể đã thay đổi Một chính sách tài khóa có tính nghịch chu kỳ có thể trở thành đồng chu kỳ nếu một nhà kinh tế đưa ra một đánh giá không chính xác về tình trạng hiện tại và tương lai của nền kinh tế

Thứ hai, việc áp dụng chính sách tài khóa chủ động cũng có thể là vấn đề trong trường hợp ngân sách của chính phủ không bền vững về tài chính Tính bền vững về tài chính

đề cập đến "khả năng của chính phủ để duy trì các chính sách hiện tại và đáp ứng

được ràng buộc về ngân sách mà không dẫn đến nghĩa vụ nợ" (Burnside, 2005) Về

mặt hoạt động, nợ công không phải là mối quan tâm cho vấn đề bền vững tài chính nếu quốc gia đó là một quốc gia có chủ quyền về tiền tệ và không nợ quá nhiều ngoại

tệ trong phạm vi mà nó không thể trả lại Tuy nhiên, trong trường hợp các chính phủ dựa nhiều vào các nguồn tài trợ từ bên ngoài, cho dù đó là IMF hay ECB, thì sẽ đặt

ra câu hỏi về khả năng của chính phủ để chi tiêu một cách khôn ngoan trên khoản thanh khoản mà họ không thể tạo ra Có một nguyên tắc tài trợ thâm hụt là chính phủ không nên đi vay để chi tiêu mà phải dùng cho đầu tư phát triển Người ta gọi đó là nguyên tắc tài khóa vàng (golden rule) Ngụ ý ở đây là việc đi vay để chi tiêu sẽ không thể tạo ra nguồn tiền cho việc trả nợ trong tương lai, ảnh hưởng đến tính an toàn của

nợ công Thay vào đó, việc đi vay chỉ được dùng để tài trợ cho các dự án đầu tư có khả năng thu hồi vốn hoặc ít nhất là cũng tạo ra năng lực sản xuất cho nền kinh tế Khi chính phủ đi vay để tài trợ thâm hụt sẽ làm tăng nhu cầu vay vốn trên thị trường tài chính Xét tình huống một nền kinh tế đóng, trong điều kiện giả định nguồn cung quỹ cho vay là giới hạn, việc chính phủ tăng nhu cầu vay mượn sẽ làm tăng lãi suất của nền kinh tế Lãi suất tăng lên sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn đầu tư của khu vực doanh nghiệp cũng như nhu cầu vay mượn cho tiêu dùng của khu vực hộ gia

đình Người ta gọi đây là tác động chèn lấn một phần của tài trợ thâm hụt Trong một

nền kinh tế mở thì việc tăng chi tiêu chính phủ và tài trợ thâm hụt còn dẫn đến hiện

Trang 21

tượng chèn lấn hoàn toàn thông qua các thay đổi về tỷ giá và cơ chế dịch chuyển của dòng vốn quốc tế

Nhiều người cũng hoài nghi rằng, ngoài tác động chèn lấn, việc chính phủ tăng chi tiêu và tài trợ thâm hụt cũng chưa hẳn giúp gia tăng tổng cầu của nền kinh tế Họ lập luận rằng, khi chính phủ tăng cường vay mượn trong hiện tại thì sẽ phải tìm cách tăng thuế trong tương lai để trả nợ Việc tăng thuế trong tương lai chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thu nhập khả dụng của họ trong tương lai và như vậy cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu của họ trong tương lai Tuy nhiên, khi người dân nghĩ như vậy thì ngay hiện tại họ đã bắt đầu giảm chi tiêu và tăng tiết kiệm nhằm có tiền nộp thuế trong tương lai và bù lại phần chi tiêu có thể sẽ giảm đi trong tương lai đó Nếu điều này xảy ra thì cầu tiêu dùng của khu vực hộ gia đình và kể cả cầu đầu tư của khu vực doanh nghiệp đã giảm ngay trong năm hiện tại Như vậy, khoản chi tiêu tăng thêm của chính phủ sẽ được bù đắp bởi khoản sụt giảm trong chi tiêu của hộ gia đình và đầu tư của tư nhân Người ta gọi đây là tương đương Ricardo

Ngoài ra, hiệu quả của chính sách tài khóa trong thực tế sẽ không chỉ phụ thuộc vào quy mô mà còn phụ thuộc vào kết cấu của nó - tức tầm quan trọng tương quan giữa cắt giảm thuế so với gia tăng chi tiêu của chính phủ Theo trực giác, thật hấp dẫn khi tin rằng chi tiêu chính phủ có ảnh hưởng lớn hơn đến sản lượng vì nó có tác động trực tiếp hơn đến tổng cầu Chi tiêu công liên quan đến việc mua hàng hoá và dịch vụ của chính phủ bao gồm chi tiêu cho các công trình công cộng và cơ sở hạ tầng như đường

xá và nhà máy điện Mặt khác, cắt giảm thuế ít ảnh hưởng trực tiếp hơn đến tổng cầu

vì hiệu quả của nó xét đến cùng phụ thuộc vào sự sẵn lòng chi tiêu khoản thu nhập tăng thêm do cắt giảm thuế của các hộ gia đình và doanh nghiệp Tuy nhiên, hiệu quả tương quan giữa cắt giảm thuế và chi tiêu chính phủ trong việc thúc đẩy tổng cầu vẫn

là một vấn đề thực nghiệm không thể được giải quyết chỉ bằng trực giác kinh tế

Chính sách tài khóa tự động

Các nhà kinh tế học theo đuổi quan điểm này cho rằng để điều tiết kinh tế vĩ mô, Chính phủ cần sử dụng các nhân tố ổn định tự động trong nền kinh tế, khi đó chính

Trang 22

sách tài khóa tự nó được thực hiện Các nhân tố tự động bao gồm thuế thu nhập có lũy tiến và trợ cấp thất nghiệp Trong trường hợp nền kinh tế bị suy thoái, thu nhập giảm, thuế thu nhập sẽ được giảm đi, đồng thời trợ cấp thất nghiệp phải chi sẽ tự động tăng do tỷ lệ thất nghiệp tăng Từ đó, thuế ròng sẽ giảm, tác động làm tăng tổng cầu

và giúp làm tăng tổng sản lượng quốc gia Và ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng, các công cụ tự động này sẽ giúp cho sản lượng quốc gia giảm xuống cân bằng với sản lượng tiềm năng

Các công cụ ổn định tự động không có độ trễ, do đó tạo ra hàng phòng ngự đầu tiên trong thời kỳ suy thoái kinh tế và tăng trưởng, không đòi hỏi phải thay đổi luật pháp

và luật pháp hiện hành Các công cụ ổn định tự động luôn đáp ứng một cách "kịp thời,

có thể lường trước và đối xứng" trong suốt chu kỳ kinh doanh, làm giảm sự nóng lên

trong thời kỳ bùng nổ và hỗ trợ hoạt động kinh tế trong thời kỳ suy thoái (Debrun &

Kapoor, 2010) Cấu trúc và thiết kế của công cụ ổn định tự động càng tốt, việc sử dụng các chính sách tài khóa chủ động càng không cần thiết

Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ ổn định tự động trong việc hoạch định kinh tế

vĩ mô có thể bị hạn chế vì những lý do sau: Thứ nhất, những điều chỉnh mang lại từ các công cụ ổn định tự động thường không đủ để chống lại các cú sốc lớn về cầu Lý

do cho điều này có thể là các loại chi tiêu hoặc thuế dùng như công cụ ổn định tự động không được thiết kế hoàn toàn cho chức năng ổn định Thay vào đó, chúng được thiết kế ưu tiên để mang lại sự công bằng hoặc hiệu quả kinh tế, ổn định kinh tế chỉ

là mục tiêu sau đó Điều chỉnh các biến số tài chính cho mục đích ổn định ở mức lớn

sẽ làm gián đoạn các phân bổ và phân phối trong chính sách của chính phủ

Thứ hai, Alesina (2000) thấy rằng trong trường hợp các khoản thu của nhà nước là

nội sinh với chu kỳ giá tài sản, ổn định tự động không gắn với chu kỳ kinh doanh Ví

dụ, trong trường hợp các quốc gia chủ yếu dựa vào thu nhập từ dầu mỏ, sự bùng nổ giá dầu quốc tế khi nền kinh tế trong nước đang chậm lại có thể bóp méo ảnh hưởng của công cụ ổn định tự động

Trang 23

Cuối cùng, khi thiết kế các quy tắc thuế và chi tiêu cho mục đích ổn định tự động, các nhà hoạch định chính sách cũng nên xem xét tác động trong tương lai của nợ không hoàn lại (tức là trợ cấp nghỉ hưu) vì nó có thể gây áp lực đáng kể cho tài chính công

Auerbach (2012) lập luận rằng "ngay cả khi các chương trình hiện tại có thể được sửa đổi, phần tăng ngân sách của chính phủ có thể sẽ rơi vào các chương trình quyền lợi tuổi già, và cả kinh tế lẫn chính trị đều cho thấy điều này sẽ làm giảm tính linh hoạt trong việc quyết định ngân sách" Chính sách thuế nên tính đến sự phát triển năng động của nhân khẩu học và di cư để đảm bảo chức năng ổn định tự động sẽ hoạt động tốt trong dài hạn

2.2 Các bằng chứng thực nghiệm về tác động của chính sách tài khóa đến chu kỳ kinh tế và các tranh luận về công cụ tài khóa nào có tác động lớn hơn đến tổng sản lượng quốc gia: cắt giảm nguồn thu Chính phủ (thuế) hay gia tăng chi tiêu Chính phủ?

2.2.1 Các bằng chứng thực nghiệm trên thế giới

2.2.1.1 Các bằng chứng thực nghiệm tại các nước phát triển

Các nước phát triển có một lịch sử dài áp dụng các chính sách tài khóa để điều hành

vĩ mô, vì vậy có rất nhiều các nghiên cứu thực nghiệm tập trung nhiều ở các khối

nước OECD, G7 và các nền kinh tế phát triển khác

Không chỉ dừng lại ở việc xem xét tác động của chính sách tài khóa nói chung đến chu kỳ kinh tế, các nghiên cứu còn hướng đến tìm kiếm kết quả thực nghiệm về hiệu quả của các công cụ tài khóa Cụ thể là công cụ tài khóa nào có tác động lớn hơn đến tổng sản lượng quốc gia: Cắt giảm nguồn thu Chính phủ (thuế) hay gia tăng chi tiêu Chính phủ?

Dưới đây là một số nghiên cứu thực nghiệm tiêu biểu trong thời gian gần đây:

Nghiên cứu của Blanchard và Perotti (2002) xem xét ảnh hưởng của những cú sốc trong chi tiêu của chính phủ và thuế trên dữ liệu của Mỹ trong thời kỳ hậu chiến, từ quý I/1960 đến quý IV/1997 Bằng cách sử dụng đồng thời mô hình SVAR và nghiên

Trang 24

cứu sự kiện, kết quả cho thấy những cú sốc tăng chi tiêu của chính phủ có ảnh hưởng tích cực đến sản lượng và các cú sốc tăng thuế có ảnh hưởng tiêu cực lên sản lượng Trong hầu hết các trường hợp, số nhân tài khóa là nhỏ, xấp xỉ 1 Nghiên cứu cũng nhận thấy rằng việc tăng thêm thuế và chi tiêu chính phủ có tác động tiêu cực mạnh

mẽ lên đầu tư tư nhân Các số nhân tài khóa cho những cú sốc chi tiêu và thuế thường

là nhỏ, cụ thể trong một quý, độ lớn số nhân chi tiêu là 0.8, trong khi đó độ lớn số nhân thuế là 0.7 Khi xét về ảnh hưởng của thuế và chi tiêu vào các thành phần của GDP, một trong những kết quả nổi bật là cả hai cú sốc tăng thuế và tăng chi tiêu của Chính phủ có tác động tiêu cực mạnh mẽ đến chi tiêu đầu tư

Caldara và Kamps (2008) đã sử dụng mô hình VAR dựa trên phân tích so sánh, sử dụng bốn phương pháp tiếp cận khác nhau: đệ quy, Blanchard-Perotti, áp đặt ràng buộc dấu và nghiên cứu sự kiện Bài nghiên cứu đưa ra những bằng chứng cho nền kinh tế Mỹ trong giai đoạn 1955 – 2006 và kết luận rằng các cú sốc chi tiêu chính phủ mang lại kết quả rất giống nhau cả về chất và lượng, cụ thể là GDP thực, tiêu dùng cá nhân thực và tiền lương thực tăng lên đáng kể Ngược lại, các cú sốc về thu Chính phủ mà cụ thể là thu thuế lại cho kết quả không thống nhất tại mỗi cách tiếp cận khác nhau

Spilimbergo và các c ộng sự (2009), nhóm tác giả này đã xác định rằng các số nhân

tài khóa là tỷ số của một sự thay đổi về sản lượng quốc gia bởi một thay đổi ngoại sinh trong thâm hụt ngân sách, chẳng hạn như chi tiêu Chính phủ, thuế, tiêu dùng tư nhân, đầu tư tư nhân và xuất nhập khẩu ròng Số nhân tài khóa có thể âm hoặc dương phụ thuộc vào lòng tin của người tiêu dùng và các nhà đầu tư Đồng thời, độ lớn của

số nhân tài khóa còn phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia và từng thời điểm cụ thể Nhóm tác giả đã đưa ra những quy tắc ngón tay cái (Rule of Thumb) cho chi tiêu của Chính phủ: một số nhân trong khoảng 1-1.5 ở các nước lớn, 0.5-1 ở các nước có quy mô trung bình và 0.5 hoặc nhỏ hơn ở các nền kinh tế nhỏ mở Cùng một quy tắc của ngón tay cái mặc nhiên công nhận số nhân tài khóa cho việc cắt giảm

Trang 25

thuế và các khoản thanh toán chuyển giao và nhân rộng hơn một chút đối với đầu tư của chính phủ chỉ bằng khoảng một nửa các giá trị trên

Romer và Bernstein (2009) lại không ủng hộ quan điểm sử dụng quy tắc ngón tay cái

để xác định các số nhân tài khóa Họ phân tích rằng việc sử dụng quy tắc ngón tay cái và kiểu số nhân Keynes từ các mô hình kinh tế đã được ước tính sử dụng dữ liệu lịch sử để dự báo sản lượng và việc ảnh hưởng của các cú sốc trong môi trường hiện tại, trong khi môi trường hiện tại lại khác xa với những môi trường mà từ đó những

dữ liệu đã được tạo ra Hai tác giả đã sử dụng hai mô hình kinh tế vĩ mô - một từ các nhân viên của Cục dự trữ liên bang và một từ một công ty dự báo tin giấu tên Trung bình hóa các tác động thu được từ hai mô hình này, họ ước tính rằng việc tăng chi tiêu chính phủ Mỹ vĩnh viễn bởi một số tiền bằng 1% GDP sẽ gây ra sự gia tăng GDP 1.57% so với 0.99% đối với việc cắt giảm thuế

Không giống với những gì mà các nhà nghiên cứu trên thực hiện, nhóm tác giả

Baldacci và những cộng sự (2009) đã có một hướng đi khác Nhóm tác giả này không

cố gắng tính toán các số nhân tài chính mà họ sử dụng các cú sốc tài chính trong việc làm giảm độ dài của cuộc khủng hoảng tại hệ thống ngân hàng Bài nghiên cứu này tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của các phản ứng chính sách tài khóa cuộc khủng hoảng ngân hàng có hệ thống tại thị trường các nước tiên tiến và mới nổi trong thời gian 1980-2008 Và các tác giả đã phát hiện ra rằng các biện pháp tài khóa phản chu

kỳ kịp thời góp phần rút ngắn chiều dài của đoạn khủng hoảng bằng cách kích thích lên tổng cầu Mở rộng tài khóa mà dựa chủ yếu vào các biện pháp hỗ trợ cho chi tiêu của Chính phủ có hiệu quả hơn trong việc rút ngắn thời gian khủng hoảng hơn so với việc dựa trên đầu tư công hay cắt giảm thuế thu nhập Nhưng những kết quả này không áp dụng cho các quốc gia có không gian tài chính hạn chế, nơi sự mở rộng tài chính bị giới hạn bởi những hạn chế tài chính Thành phần của chính sách tài khóa nghịch chu kỳ cũng tác động đến vấn đề khôi phục sản lượng sau cuộc khủng hoảng, với đầu tư công có ảnh hưởng mạnh nhất đến tăng trưởng Những kết quả này cho thấy một sự cân bằng giữa hỗ trợ tổng cầu trong ngắn hạn và các mục tiêu tăng trưởng

Trang 26

về trung hạn trong các gói kích thích tài chính được thông qua trong thời kỳ khủng hoảng

Trong một phân tích toàn diện về 91 giai đoạn mở rộng tài khóa ở 21 quốc gia OECD

từ năm 1970 đến 2007, Alesina và Ardagna (2009) bằng phương pháp nghiên cứu bình phương nhỏ nhất (OLS) kết hợp với việc so sánh các mở rộng mang lại sự gia tăng sản lượng với những mở rộng không thực hiện được điều đó Đáng chú ý là các chương trình kích thích tài khóa thành công hầu như toàn bộ đều dựa vào cắt giảm thuế, trong khi các chương trình không thành công chủ yếu dựa vào chi tiêu chính phủ Đối với những điều chỉnh về tài khóa, những điều chỉnh dựa trên việc cắt giảm chi tiêu và không tăng thuế sẽ làm giảm thâm hụt và tỷ lệ nợ so với GDP so với tăng thuế Thêm vào đó, những điều chỉnh về phía chi tiêu ít có khả năng tạo ra những cuộc suy thoái hơn là về mặt thuế

Romer và Romer (2010) trong bài nghiên cứu của mình đã sử dụng phương pháp phân tích tường thuật và nhiều nguồn thông tin khác nhau để xác định kích thước, thời gian

và động lực thay đổi chính sách thu Chính phủ Đồng thời, tác giả có thể lấy được những ước tính về doanh thu dự kiến và kết quả cho thấy rằng một đồng đô la của cắt giảm thuế trong quá khứ làm cho GDP Mỹ tăng lên khoảng ba đô la Những thay đổi

về sản lượng do thuế liên quan chặt chẽ hơn với những thay đổi về thuế hơn là những tin tức về những thay đổi trong tương lai

Burriel và cộng sự (2010) phân tích tác động của các cú sốc chính sách tài chính trong

toàn bộ khu vực đồng euro, sử dụng số liệu tài chính hàng quý của các biến số tài chính cho giai đoạn 1981-2007 Nhóm tác giả vẫn sử dụng mô hình VAR cấu trúc và nghiên cứu tác động tổng hợp và phân tách của các cú sốc chi tiêu chính phủ và các

cú sốc thuế thuần Ngoài xây dựng các kết quả cho khu vực đồng euro, nhóm tác giả tiếp tục áp dụng phương pháp tương tự cho cùng thời kỳ mẫu với dữ liệu của Mỹ để

có thể đưa ra các so sánh Kết quả cho thấy, phản ứng lại với cú sốc chi tiêu của chính phủ, cả GDP và lạm phát đều tăng lên Tuy nhiên, số nhân tài khóa cho cả hai khu vực đều khá nhỏ Đối với phản ứng của các thành phần chính của GDP, như mong

Trang 27

đợi, tiêu dùng cá nhân có phản ứng tương tự với GDP ở cả khu vực đồng euro và Mỹ Các phản ứng đầu tư tư nhân không đồng nhất: đầu tư tư nhân không có phản ứng gì trước sự gia tăng chi tiêu chính phủ cao hoặc tăng thuế ròng ở Mỹ, trong khi ở khu vực EU, tăng thuế dường như gây ra phản ứng tiêu cực của đầu tư tư nhân

Mountford và Uhlig (2009) áp dụng mô hình SVAR áp đặt ràng buộc dấu (sign restriction) lên dữ liệu hàng quý của Hoa Kỳ từ năm 1955-2000 Đây là một cách tiếp cận mới tác giả đã đề xuất và áp dụng để phân tích những tác động của chính sách tài khóa Với cách áp đặt trước các dấu hiệu hạn chế này, tác giả có thể cô lập những thay đổi ngoại sinh và bất ngờ trong các biến bằng cách hạn chế sự tương tác đồng thời của các biến tài khóa và phi tài khóa Ngoài ra, cách tiếp cận này có lợi thế là chỉ nhận diện những cú sốc lớn và do đó làm giảm sự biến động trong những cú sốc đã được nhận diện Với phương pháp này, tác giả thu được kết quả thú vị là Chính sách tài khóa tốt nhất để kích thích nền kinh tế là cắt giảm thuế tài trợ bằng thâm hụt và chi phí dài hạn của việc mở rộng tài khóa thông qua chi tiêu của chính phủ có thể lớn hơn lợi ích ngắn hạn mà nó mang lại Cụ thể kết quả thực nghiệm cho thấy nhận thấy

số nhân tài khóa của các cú sốc doanh thu (thuế) đối với Mỹ thường lớn hơn những

cú sốc chi tiêu (cả chi tiêu tài trợ bằng thâm hụt và chi tiêu tài trợ bằng thuế) Hơn nữa, cả việc tăng thuế và tăng chi tiêu chính phủ đều có tác động tiêu cực đến tiêu dùng và chi tiêu đầu tư

2.2.1.2 Các bằng chứng thực nghiệm tại các nước đang phát triển

Đối với tác động của chính sách tài khóa đến tăng trưởng, các nghiên cứu đối với các nước đang phát triển chủ yếu xoay quanh vấn đề chính sách tài khóa là đồng chu kỳ hay nghịch chu kỳ?

Jansen (2004), trong bài nghiên cứu cho trường hợp của Thái Lan cho thấy so với các nước phát triển, vai trò của các nhân tố ổn định tự động tại Thái Lan là tương đối

nhỏ và sự can thiệp các chính sách tài khóa chủ yếu đến từ sự chủ động của chính phủ, đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997

Trang 28

Hemming và các c ộng sự (2002) trong bài nghiên cứu của mình đã tóm tắt lý thuyết

và thực nghiệm về hiệu quả của chính sách tài khóa trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên do sự thiếu hụt dữ liệu nhất định và điểm yếu về thể chế nên tác giả không có kết luận rõ ràng về kích thước và dấu hiệu của số nhân tài chính ở các nước đang phát triển Bài viết chỉ đơn giản phản ánh thực tế là các nước công nghiệp

có truyền thống lâu hơn trong việc sử dụng chính sách tài khóa cho mục đích nghịch chu kỳ

Kaminsky và cộng sự (2005) thực hiện nghiên cứu trên 104 quốc gia và chứng minh

rằng chính sách tài khóa của các thị trường mới nổi chủ yếu là đồng chu kỳ và do đó làm trầm trọng hơn là tiết chế chu kỳ kinh doanh

Talvi và Végh (2005) trên cơ sở mẫu của 56 quốc gia, bài nghiên cứu cho thấy chính sách tài khóa ở các quốc gia G7 dường như không thuận chu kỳ, trong khi chính sách tài khóa ở các nước đang phát triển là thuận chu kỳ (tức là, chính sách tài khóa đang

mở rộng trong những thời điểm tốt và thắt chặt trong thời kỳ xấu) Để thực hiện chính sách tài khóa nghịch chu kỳ, khi sử dụng công cụ thuế, các quốc gia sẽ đối mặt với thặng dư ngân sách lớn trong những thời điểm tốt và thâm hụt ngân sách lớn trong những thời điểm xấu Tuy nhiên, khả năng để thặng dư ngân sách lớn trong những thời điểm tốt sẽ bị cản trở bởi áp lực chính trị, thường gia tăng khi ngân sách thặng

dư Do đó, các nguồn lực tài chính có thể bị lãng phí cho các mục tiêu của các cơ quan của chính phủ, các doanh nghiệp nhà nước v.v hơn cho việc trả nợ hoặc tài trợ thâm hụt ngân sách trong thời kỳ xấu Với các khu vực kinh tế phi chính thức lớn mà hoạt động của chúng vẫn chưa được ghi nhận, chính phủ các nước đang phát triển thường phải đối mặt với sự biến động lớn về cơ sở tính thuế của họ so với các nước phát triển, điều này càng làm trầm trọng hơn các áp lực chính trị Do đó, việc thực hiện chính sách tài khóa thuận chu kỳ dường như là một cách làm gián tiếp để chống lại các áp lực chi tiêu

Ilzetzki và Végh (2008) sử dụng dữ liệu quý của 49 quốc gia trong giai đoạn

1960-2006 và kiểm định dữ liệu này bằng một loạt các kiểm định kinh tế lượng: biến công

Trang 29

cụ, phương trình đồng thời, và các phương pháp chuỗi thời gian Kết quả cho thấy chính sách tài khóa, đặc biệt là chi tiêu chính phủ, thực sự có tính đồng chu kỳ ở các nước đang phát triển Các ước lượng GMM và ước tính phương trình đồng thời (OLS), các bài kiểm tra về mối quan hệ nhân quả của Granger và các phản ứng đẩy đều hỗ trợ mạnh mẽ cho đề xuất này Các bằng chứng kinh tế lượng ở các nước có thu nhập cao là hỗn hợp và phụ thuộc vào phương pháp kinh tế lượng Mặc dù các ước tính về GMM cho thấy chính sách tài khóa không theo chu kỳ ở các quốc gia có thu nhập cao, nhưng ước tính về OLS và VAR dường như cho thấy chính sách tài khóa thực tế là thuận chu kỳ

Ứng dụng mở rộng từ phương pháp trên của Mountford và Uhlig (2009), Shikha Jha

và các cộng sự (2014) xem xét tác động của chính sách tài khóa trên mẫu dữ liệu các

nước châu Á đang phát triển bao gồm Trung Quốc, Hồng Kong, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippin, Singapore, Đài Loan và Thái Lan Kết quả bài nghiên cứu cho thấy việc cắt giảm thuế tại các nước châu Á có tác động mạnh mẽ lên sản lượng quốc gia hơn là việc tăng chi tiêu Chính phủ

2.2.2 Các bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam

Nghiên cứu định lượng tại Việt Nam có một lịch sử khá ngắn và các nguồn công khai

dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu thực nghiệm còn nhiều hạn chế Vì vậy, có khá ít nghiên cứu thực nghiệm về chính sách tài khóa tại Việt Nam

Trong bài nghiên cứu khoa học cấp bộ của tác giả Nguyễn Thị Nguyệt (2012), tác giả

sử dụng mô hình đo lường xung lực tài khóa và kết luận rằng chính sách tài khóa của Việt Nam trong việc ổn định chu kỳ kinh tế khá tương đồng với các nước đang phát triển khác là mang tính thuận chu kỳ và tiềm ẩn nhiều bất ổn vĩ mô Kết quả nghiên cứu cho thấy chı́nh sách tài khóa nên phù hợp với vị trí của chu kỳ kinh tế với sản lượng tiềm năng Chính sách tài khóa nghịch chu kỳ trong giai đoa ̣n suy thoái thường có ảnh hưởng tı́ch cực đến tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, chı́nh sách tài khóa nghịch chu kỳ cũng có độ trễ, nghı̃a là thường không có phản ứng tı́ch cực tức thời Từ đó,

Trang 30

tác giả cũng đưa ra một số những kiến nghị định hướng giải pháp cho việc điều hành chính sách tài khóa nhằm ổn định chu kỳ kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới Cụ thể như việc triển khai chính sách tài khóa cần được thực hiện khẩn trương nhằm phát huy tối đa tác dụng kích thích của chính sách tài khóa với các công cụ tài khóa được

sử dụng linh hoạt theo mức độ ảnh hưởng Nên sử dụng chính sách tài khóa mở rộng khi nền kinh tế đang ở dưới mức sản lượng tiềm năng Tuy nhiên việc áp dụng chính sách tài khóa mở rộng liên tục trong thời gian dài dễ gây ra bất ổn, dẫn đến suy thoái

Do đó, Nhà nước nên kích thích tăng trưởng một cách thận trọng, trong pha tăng trưởng trên mức tiềm năng thì Nhà nước không nên mở rộng chính sách tài khoá Nếu cùng với nới lỏng tiền tệ thì thường chı̉ đa ̣t được tăng trưởng trong ngắn hạn, sau đó nền kinh tế sẽ “xuống sức và sinh bê ̣nh”, đó là lạm phát, suy giảm đầu tư, kinh doanh sản xuất, gây bất ổn kinh tế xã hội và từ đó sẽ giảm tăng trưởng trong dài hạn

Nguyễn Anh Phong (2016) cũng sử dụng phương pháp so sánh và đo xung lực tài

khóa (MFI) nhằm xem xét tính phù hợp của chính sách tài khóa đối với chu kỳ kinh

tế giai đoạn 1990-2015 Kết quả cho thấy hầu hết các năm chính sách tài khóa luôn trong xu thế nới lỏng (trạng thái dương), chỉ duy nhất thời kỳ 2001-2002 chính sách tài khóa thắt chặt thật sự (trạng thái xung lực <0) Tác giả kết luận chính sách tài khóa của Việt Nam giai đoạn này chưa theo kịp được diễn biến nền kinh tế, từ đó làm hạn chế vai trò cũng như tác dụng kịp thời của chính sách và đưa ra một số kiến nghị Một

là, Chính phủ cần phải thiết lập chính sách tài khóa theo hướng “ổn định tự động”

Cơ chế ổn định tự động sẽ giúp chính sách vận hành một cách tự động tạo ra hiệu ứng lan tỏa và dẫn dắt từ khu vực công mà không nhất thiết phải gia tăng quy mô chính phủ tạo áp lực chi tiêu ngân sách và tăng quy mô nợ Hai là, thay đổi tư duy và cách thức quản trị chính sách tài khóa Cần tiếp tục tạo sự minh bạch trong xây dựng chính sách tài khóa nhằm củng cố sự tín nhiệm và giảm rủi ro ví dụ như Chính phủ có thể thiết lập một cơ quan độc lập để giám sát tài khóa, nắm bắt kịp thời những thay đổi trạng thái của nền kinh tế, đánh giá mức độ phù hợp của chính sách tài khóa trong khuôn khổ tài chính trung và hạn dựa trên cơ sở các công cụ đo lường chính sách khác nhau, không nên chỉ dựa vào những đo lường mang tính thống kê, thiếu tính

Trang 31

chính xác Ba là, cần tuân thủ chặt chẽ tính kỷ luật tài khóa, không để xảy ra tình trạng phá vỡ các kế hoạch ngân sách đã phê duyệt Hạn chế tối đa các khoản chi cho tiêu dùng, trong đó có chi lương cho bộ máy Chính phủ được xem là khá “cồng kềnh” như hiện nay, cần thực hiện nhanh và triệt để chủ trương tinh giảm biên chế trong năm 2016 và các năm tiếp theo

Tác giả Trần Đinh Thiên và Chu Minh Hội (2016) bằng cách phân tích những thay đổi trong các chỉ tiêu khác nhau: tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thâm hụt ngân sách, chi tiêu công và quy mô thị trường trái phiếu Chính phủ đã kết luận rằng chi tiêu của chính phủ dường như là mở rộng hầu hết thời gian, và thâm hụt ngân sách cao thậm chí trong thời gian tăng trưởng tốt Các vấn đề về cơ cấu của nền kinh tế gần đây đã xuất hiện, biểu hiện trong việc làm chậm tăng trưởng kinh tế, sự biến động của lạm phát Nguyên nhân có khả năng phần lớn là do thiếu một chính sách tài khóa nhất quán Vì vậy, Việt Nam nên thể chế hóa một chính sách tài khóa nghịch chu kỳ

Nguyễn Thị Kim Hiền (2016) sử dụng mô hình ADRL để đánh giá chu kỳ chi tiêu của

chính phủ trong giai đoạn 1990-2014 Kết quả cho thấy rằng sự cân bằng ngân sách hiện tại phụ thuộc vào sự cân bằng ngân sách năm trước, nhưng hiệu quả chỉ vừa phải Cơ cấu năng động ngắn hạn cho thấy Đầu tư trực tiếp nước ngoài có mối tương quan tiêu cực với sự cân bằng tài chính, nhưng hướng tác động của tăng trưởng và nợ đối với cán cân tài chính không phải là kết luận trong ngắn hạn Về hành vi mang tính chu kỳ của chính sách tài khóa, tác giả hầu như không tìm thấy kết quả cuối cùng, nhưng chủ yếu ủng hộ chính sách tài khóa đồng chu kỳ

2.3 T ổng kết về các nghiên cứu trước đây và động lực thực hiện nghiên

c ứu này

Tương tự như những tranh luận trong lý thuyết, các kết quả thực nghiệm về tác động của chính sách tài khóa lên tăng trưởng kinh tế cũng đem đến các kết quả bất đồng Các nghiên cứu gần đây về chủ đề này thường sử dụng phương pháp SVAR nhằm xác định phản ứng thông thường của các biến tổng hợp đối với những cú sốc ngoại sinh trong chính sách tài khóa Ví dụ nghiên cứu của Blanchard và Perotti (2002),

Trang 32

Burnside và c ộng sự (2003), Galí và cộng sự (2007), và gần đây hơn là Burriel và cộng sự (2010), Mountford và Uhlig (2009) và ShiKha và cộng sự (2014) Tuy nhiên,

các bằng chứng không nhất quán và hầu hết các bài viết tập trung vào OECD, G7 và các nền kinh tế phát triển khác

Chủ đề tranh cãi và chứng minh giữa công cụ thuế và công cụ chi tiêu của chính phủ, công cụ nào quan trọng hơn cũng hấp dẫn không ít các nghiên cứu của các tác giả Ví

dụ, theo Spilimbergo và cộng sự (2009), bằng chứng tổng thể từ tài liệu cho thấy rằng

số nhân của chi tiêu chính phủ lớn hơn so với số nhân của cắt giảm thuế Spilimbergo

và cộng sự (2009) đưa ra các quy tắc theo kinh nghiệm sau đây cho tiêu dùng của

chính phủ - một số nhân 1-1,5 ở các nước lớn, 0,5-1 ở các nước có quy mô vừa và 0,5 hoặc nhỏ hơn ở các nền kinh tế mở nhỏ Quy luật theo kinh nghiệm tương tự đưa ra các số nhân chỉ khoảng một nửa các giá trị bên trên cho cắt giảm thuế và thanh toán chuyển giao và các số nhân lớn hơn một chút cho đầu tư của chính phủ Baldacci và

cộng sự (2009) cũng nhận thấy sự mở rộng tài khóa dựa trên tiêu dùng của chính phủ

có hiệu quả hơn so với dựa trên đầu tư công hoặc cắt giảm thuế thu nhập Romer và

Bernstein (2009) ước tính số nhân của chi tiêu chính phủ và cắt giảm thuế của Hoa

Kỳ lần lượt là 1,57 và 0,99

Trong khi đó, một số nghiên cứu mâu thuẫn với quan niệm có vẻ đáng tin theo trực giác rằng chi tiêu của chính phủ có tác động lớn hơn đến sản lượng so với cắt giảm thuế Ví dụ, Caldara và Kamps (2008) đưa ra một phân tích so sánh và đưa ra nhận xét những cú sốc chi tiêu chính phủ mang lại kết quả rất giống nhau cả về chất lượng lẫn số lượng nhưng những cú sốc về thuế mang lại nhiều kết quả rất khác nhau Romer

và Romer (2010) nhận thấy rằng một đô la của việc cắt giảm thuế trong lịch sử đã làm tăng GDP của Hoa Kỳ khoảng ba đô la Số nhân bằng 3 cao hơn nhiều so với hầu hết các ước tính số nhân cho chi tiêu chính phủ Ví dụ, các kết quả thực nghiệm của

Ramey (2011) gợi ý một số nhân cho chi tiêu của chính phủ là 1,4 và đây là con số cao nhất trong các ước tính Hàm ý là cắt giảm thuế có tác động lớn hơn đến hoạt

động kinh tế so với chi tiêu chính phủ Tuy nhiên, Romer và Romer (2010) không hề

Trang 33

đơn độc trong việc khám phá ra tác động mạnh mẽ hơn của việc cắt giảm thuế Áp dụng phương pháp luận kinh tế lượng mới nhất lên dữ liệu của Hoa Kỳ, Mountford

và Uhlig (2009) nhận thấy cắt giảm thuế tài trợ bằng thâm hụt có tác động lớn hơn chi tiêu tài trợ bằng thâm hụt hoặc chi tiêu tài trợ bằng thuế

Các giải thích cho tính hiệu quả của công cụ thuế so với công cụ chi tiêu chính phủ cũng dần được đưa ra Trong một phân tích toàn diện về 91 giai đoạn mở rộng tài khóa ở 21 quốc gia OECD từ năm 1970, Alesina và Ardagna (2009) đã so sánh các

mở rộng mang lại sự gia tăng sản lượng với những mở rộng không thực hiện được điều đó Đáng chú ý là các chương trình kích thích tài khóa thành công hầu như toàn

bộ đều dựa vào cắt giảm thuế, trong khi các chương trình không thành công chủ yếu dựa vào chi tiêu chính phủ Blanchard và Perotti (2002) nhận thấy rằng mức thuế và chi tiêu chính phủ cao hơn có tác động tiêu cực mạnh mẽ lên đầu tư tư nhân Tương

tự như vậy, Mountford và Uhlig (2009) nhận thấy số nhân lũy tích/dồn tích của các

cú sốc doanh thu (thuế) đối với Mỹ thường lớn hơn những cú sốc chi tiêu; Và cả việc tăng thuế và tăng chi tiêu chính phủ đều có tác động tiêu cực đến tiêu dùng và chi tiêu đầu tư Điều này đưa ra một lời giải thích khả thi cho câu hỏi tại sao một số nghiên cứu cho rằng cắt giảm thuế sẽ mở rộng sản lượng hơn so với chi tiêu chính phủ Việc cắt giảm thuế có thể thúc đẩy sản lượng thông qua kích thích đầu tư trong khi tác động tích cực của chi tiêu chính phủ có thể được bù đắp phần lớn bằng mức đầu tư

cá nhân thấp hơn Perotti (1999) cũng nhận thấy rằng các cú sốc về thu nhập chính phủ có những tác động rất khác nhau đến tiêu dùng cá nhân trong giai đoạn căng thẳng về tài khóa so với thời điểm bình thường Trong bối cảnh này, đối với Mỹ,

Taylor (2009) và Cogan cùng cộng sự (2010) nhận thấy rằng các số nhân của chi tiêu

chính phủ từ sự gia tăng thường xuyên trong mua sắm của chính phủ liên bang theo

mô hình mới của Keynes thấp hơn nhiều so với mô hình Keynes cũ, với số nhân thấp hơn 1 khi tiêu dùng và đầu tư bị chèn lấn, và sẽ nhận giá trị âm khi mua sắm của chính phủ giảm trong những năm sau theo mô phỏng của họ Bên cạnh đó, khi giới hạn lãi suất danh nghĩa thấp hơn 0 bị ràng buộc, chính sách tiền tệ không cung cấp các kích thích phù hợp; Do đó trong mô hình Keynes mới, Correia và cộng sự (2013)

Trang 34

cho thấy chính sách thuế có thể cung cấp sự kích thích không tốn chi phí và bằng một cách ổn định theo thời gian thay vì chi tiêu công cộng lãng phí hoặc cam kết lãi suất thấp trong tương lai

Các nghiên cứu về chính sách tài khóa tại các nước đang phát triển cho thấy chính sách tài khóa có xu hướng ít nghịch chu kỳ hơn ở các nước đang phát triển so với ở

các nước có thu nhập cao Ví dụ, Kaminsky và cộng sự (2005) chứng minh rằng chính

sách tài khóa của các thị trường mới nổi chủ yếu là đồng chu kỳ và do đó làm trầm trọng thêm chu kỳ kinh doanh Hơn nữa, ở các quốc gia có thu nhập thấp, các nhân

tố ổn định tự động mang tính đồng chu kỳ do sự thất bại của thể chế và thiếu tiếp cận tài chính trong thời kỳ suy thoái kinh tế, theo Kraay và Servén (2008) Điều này có nghĩa rằng chính phủ ở các nước này gia tăng chi tiêu vào thời điểm tốt và cắt giảm vào thời điểm xấu, có khả năng làm giảm sự bền vững tài khóa Ilzetzki và Végh

(2008) cung cấp thêm bằng chứng chứng minh rằng chính sách tài khóa, đặc biệt là chi tiêu chính phủ, thực sự có tính đồng chu kỳ ở các nước đang phát triển Bên cạnh

đó, với các khu vực kinh tế phi chính thức lớn mà hoạt động của chúng vẫn chưa được ghi nhận, chính phủ các nước đang phát triển thường phải đối mặt với sự biến

động lớn về cơ sở tính thuế của họ so với các nước phát triển, theo Talvi và Végh

(2005) Sự biến động theo chu kỳ của cơ sở tính thuế có thể gây ra các cú sốc doanh thu lớn với tác động đến sản lượng lớn hơn, đặc biệt là khi tỷ lệ thuế / GDP trung bình chỉ khoảng 9-11% ở các nước có thu nhập thấp, bao gồm cả ở Nam Á, Đông Á

và Thái Bình Dương so với 14-16% ở các nước có thu nhập cao

Ngoài ra, do chính phủ các nước đang phát triển không tuân thủ các nguyên tắc chính sách tài khóa chặt chẽ (hoặc các nhân tố ổn định tự động), chính sách tài khóa chủ động có thể giải thích cho phần lớn những thay đổi trong hoạt động tài khóa Đặc biệt, kinh nghiệm của các nước đang phát triển ở châu Á cho thấy vai trò của các nhân

tố ổn định tự động là tương đối nhỏ và sự can thiệp các chính sách tài khóa chủ yếu

là chủ động, theo Jansen (2004) Ngoài ra, Ilzetzki và cộng sự (2011) đã góp phần vào cuộc tranh luận về tác động thực sự của kích thích tài khóa bằng cách cho thấy

Ngày đăng: 17/06/2018, 19:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w