1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP quân đội

99 393 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 2,02 MB

Nội dung

9 2.2 Một số nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ thẻ tín dụng của khách hàng .... Nợ quá hạn, nợ xấu thẻ tín dụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, một trong

Trang 1

- -

BÙI THỊ TUYẾT NGA

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh– Năm 2017

Trang 2

- -

BÙI THỊ TUYẾT NGA

PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ

NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

MÃ SỐ: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS VÕ XUÂN VINH

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2017

Trang 3

BÙI THỊ TUYẾT NGA

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ

NỢ THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

QUÂN ĐỘI

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số : 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS VÕ XUÂN VINH

TP Hồ Chí Minh -2017

Trang 4

nợ thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quân Đội” là công

trình nghiên cứu của riêng tôi, được hoàn thành sau quá trình học tập, nghiên cứu thực tiễn, làm việc nghiêm túc theo sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Võ Xuân Vinh Các số liệu trong luận văn được thu thập từ thực tế, có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, quá trình xử lý trung thực và khách quan Câu từ trong luận văn là ngôn từ của bản thân tôi, không sao chép, cắt ghép từ các tài liệu của tác giả khác

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình

TP HCM ngày … tháng… năm 2017

Người viết cam đoan

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH VẼ

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ 1

1.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.5 Phương pháp nghiên cứu 4

1.6 Kết cấu luận văn 4

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG 6

2.1 Tổng quan về thẻ tín dụng 6

2.1.1 Nguồn gốc và khái niệm về thẻ tín dụng 6

2.1.1.1 Nguồn gốc về thẻ tín dụng 6

2.1.1.2 Khái niệm về thẻ tín dụng 7

2.1.2 Chủ thể tham gia trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng 9

Trang 6

2.1.3.2 Vai trò của thẻ tín dụng 9

2.2 Một số nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ thẻ tín dụng của khách hàng 11

2.2.1 Nghiên cứu của Dunn và Kim (1999) 11

2.2.2Nghiên cứu của Stavins (2000) 13

2.2.3 Theo công trình nghiên cứu của tác giả Moore (2007) 13

2.2.4 Nghiên cứu của Scholnick và cộng sự (2012) 14

2.2.5 Theo công trình nghiên cứu của tác giả Trịnh Hoàng Nam và Vương Đức Hoàng Quân (2016) ……….16

2.3 Khả năng trả nợ thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân 19

2.3.1 Mô hình 6C 19

2.3.2 Mô hình điểm số tín dụng cá nhân FICO 21

2.3.3 Mô hình hồi quy Logit 22

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 24

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TRẢ NỢ THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI 25

3.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) 25

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Quân Đội 25

3.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân Đội 27

3.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân Đội 30

3.2.1 Các loại thẻ tín dụng do ngân hàng TMCP Quân Đội phát hành 30

3.2.2 Lưu đồ phát hành thẻ tín dụng tại MB 32

Trang 7

3.3 Qui trình đánh giá khả năng trả nợ thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại MB

trong quá trình cấp HMTD thẻ; quản lý, thu hồi và xử lý nợ có vấn đề sau phát hành

thẻ 36

3.3.1 Qui trình đánh giá khả năng trả nợ thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại MB trong quá trình xét và cấp HMTD cho chủ thẻ 36

3.3.1.1 Đối với khách hàng phát hành thẻ tín dụng dưới hình thức không có TSĐB 37

3.3.1.2 Đối với khách hàng phát hành thẻ với hình thức có TSĐB 38

3.3.2 Qui trình đánh giá khả năng trả nợ của chủ thẻ tín dụng trong quá trình quản lý, thu hồi và xử lý nợ tín dụng 39

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 41

CHƯƠNG 4: VẬN DỤNG MÔ HÌNH LOGIT KIỂM ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁC HÀNG CÁ NHÂN TẠI Ngân hàng TMCP Quân Đội 42

4.1 Mô hình nghiên cứu 42

4.2 Phương pháp nghiên cứu 43

4.2.1 Xác định các biến 43

4.2.1.1 Biến độc lập 43

4.2.1.2 Biến phụ thuộc 48

4.2.2 Các bước xây dựng mô hình nghiên cứu 48

4.3 Dữ liệu nghiên cứu 49

4.4 Kết quả nghiên cứu 55

4.4.1 Kết quả ước lượng 55

4.4.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu 61

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 66

Trang 8

5.1 Nhóm giải pháp liên quan đến các yếu tố tác động tới khả năng trả nợ thẻ tín dụng

của khách hàng cá nhân tại MB 67

5.1.1 Nhóm giải pháp liên quan đến các yếu tố tác động cùng chiều 67

5.1.2 Nhóm giải pháp liên quan đến các yếu tố tác động ngược chiều 70

5.1.3 Một số giải pháp khác 71

5.2 Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo 73

TÓM TẮT CHƯƠNG 5 74

KẾT LUẬN 75 Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo

Phụ lục

Trang 9

BP THE CN : Bộ phận thẻ chi nhánh

CV HT QHKH : Chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng

Trang 10

TP KHCN : Trưởng phòng khách hàng cá nhân

Trang 11

Bảng 2.2: Tỷ trọng các tiêu chí chấm điểm của mô hình tín dụng Fico 21

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh doanh của MB trong giai đoạn 2011 đến 2016 28

Bảng 3.2: Tóm tắt một số kết quả hoạt động kinh doanh của MB năm 2016 30

Bảng 3.3: Tình hình hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng MB VISA giai đoạn 2011-2016 33

Bảng 4.1: Bảng thông tin biến phụ thuộc 50

Bảng 4.2: Bảng phân bố giá trị các biến độc lập trong mẫu nghiên cứu 50

Bảng 4.3: Bảng tóm tắt thông tin các biến độc lập được sử dụng trong mô hình nghiên cứu 54

Bảng 4.4: Kết quả chạy mô hình hồi quy logit đo lường tác động của 16 nhân tố đến khả năng trả nợ của chủ thẻ 56

Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình với 16 biến độc lập 57 Bảng 4.6: Kiểm định độ chính xác của mô hình 58

Bảng 4.7: Kết quả hồi quy mô hình logit với 11 biến 59

Bảng 4.8: Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến với 11 biến 60

Bảng 4.9: Kiểm định độ chính xác của mô hình logistic với 11 biến 60

Bảng 4.10: Tóm tắt kết quả của mô hình 61

Trang 12

Hình 3.2: Lưu đồ quy trình phát hành thẻ tín dụng quốc tế tại MB 32

Trang 13

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

1.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường như hiện nay, vấn đề cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt hơn Việc đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng thông qua việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng ngày càng được nhiều ngân hàng áp dụng Thẻ tín dụng cũng được xem là một phân khúc được nhiều ngân hàng lựa chọn để đầu tư và hướng tới nhằm mục đích

mở rộng thị phần, gia tăng cạnh tranh Phải chăng chính từ sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt ấy đã làm cho số lượng thẻ tín dụng được phát hành ngày càng gia tăng nhanh chóng, kèm theo đó là sự gia tăng đáng kể tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu thẻ của khách hàng Tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu thẻ tín dụng đã góp phần ảnh hưởng đến tình hình

nợ xấu của ngân hàng và tình hình hoạt động kinh doanh của chính ngân hàng phát hành, ngoài ra còn ảnh hưởng trực tiếp đến các thành phần khác trong nền kinh tế Nợ quá hạn, nợ xấu thẻ tín dụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, một trong số đó là công tác kiểm tra hồ sơ, thẩm định, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trước khi cấp thẻ tín dụng còn chưa được chú trọng Đó là chưa kể việc áp đặt doanh số bán hàng mà sản phẩm là thẻ tín dụng cho các chuyên viên của ngân hàng, vô tình đã tạo thêm động lực cho việc cấp phát thẻ tín dụng càng dễ dàng hơn Đặc biệt, khi đa số thẻ tín dụng quốc tế của MB đều được phát hành dưới hình thức tín chấp, không có tài sản đảm bảo,

và điều này vô tình đã tạo thêm nhiều rủi ro cho ngân hàng phát hành khi không thu hồi được dư nợ thẻ tín dụng

Ngân hàng TMCP Quân Đội cũng ngày càng gia tăng phát hành, đẩy mạnh sự phát triển hệ thống thẻ và dịch vụ thẻ, đặc biệt là thẻ tín dụng quốc tế với nhiều loại thẻ, hạn mức tín dụng khác nhau Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu thẻ tín dụng trong những năm gần đây cũng gia tăng đáng kể Tính đến thời điểm 31/12/2016 trên toàn hệ thống đã có 18.953 thẻ tín dụng MB VISA và tỷ lệ nợ quá hạn thẻ tín dụng trên tổng dư nợ giao

Trang 14

dịch thẻ tín dụng chiếm khoảng 12,93% Ngoài việc thực hiện theo thông tư

02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước về việc “phân loại tài sản có, mức trích,

phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, Ngân hàng TMCP

Quân Đội đã đẩy mạnh các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ xấu thẻ tín dụng Tính đến thời điểm 31/12/2016 chỉ mới thu hồi được 264 khách hàng, chiếm khoảng 21% tổng

dư nợ quá hạn của chủ thẻ tín dụng Việc đôn đốc khách hàng thu hồi nợ thẻ tín dụng cũng như các biện pháp mạnh như tiến hành khởi kiện khách hàng chỉ mang tính chất tạm thời, chỉ có thể giải quyết được tình trạng nợ xấu mang tính chất thời điểm Đó là chưa kể việc thu hồi và xử lý số nợ này là vô cùng khó khăn khi số lượng chủ thẻ quá hạn thì tương đối nhiều trong khi việc tập trung nhiều nguồn lực, thời gian để thu hồi từng món nợ mang tính chất nhỏ lẻ lại không hiệu quả cho ngân hàng về mặt lâu dài và

ko hiệu quả nếu xét về mặt tính chất hoạt động Do đó, thật cần thiết để có một nghiên

cứu liên quan đến việc: “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ thẻ tín dụng

của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quân Đội” nhằm giúp MB tìm ra

những yếu tố tác động thực sự đến khả năng trả nợ thẻ tín dụng của khách hàng Từ đó góp phần đưa ra những kiến nghị, đề xuất giải pháp để giúp MB ban hành một bộ quy trình chặt chẽ hơn, chú trọng hơn trong công tác kiểm tra và thẩm định hồ sơ, phê duyệt và cấp hạn mức thẻ tín dụng cho khách hàng, đặc biệt là chú trọng tới các yếu tố

có nhiều tác động tới khả năng trả nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ hơn Điều này góp phần giúp MB có điều kiện tập trung nguồn lực vào việc phát triển hoạt động kinh doanh, quản trị rủi ro nhiều hơn so với việc tập trung nguồn lực để giải quyết vấn đề nợ xấu về sau

Trang 15

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Luận văn sử dụng mô hình nghiên cứu Logit, dựa trên dữ liệu thông tin về khách hàng và tình hình thanh toán nợ thẻ tín dụng của khách hàng, phân tích và tìm ra các yếu tố thực sự ảnh hưởng đến khả năng trả nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Những yếu tố nào tác động tới khả năng trả nợ thẻ tín dụng của khách hàng tại ngân hàng TMCP Quân Đội

Mức độ tác động của các yếu tố tới khả năng trả nợ thẻ tín dụng của khác hàng tại ngân hàng TMCP Quân Đội?

Các giải pháp nhằm giúp Ngân hàng TMCP Quân Đội trong quá trình xét duyệt

và cấp hạn mức thẻ tín dụng cho khách hàng nhằm hạn chế tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn

1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quân Đội, cụ thể là thẻ tín dụng Visa quốc tế

Trang 16

Phạm vi nghiên cứu:

- Thời gian nghiên cứu được giới hạn trong 2 năm là năm 2015 và năm 2016

- Giới hạn về không gian: là những khách hàng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế VISA do MB phát hành và có phát sinh dư nợ trong thời gian nghiên cứu

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp định tính: Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh và đối chiếu thông tin dữ liệu có được từ quá trình thu thập từ hệ thống MB Phương pháp định lượng: Sử dụng mô hình hồi quy Logit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ dựa trên những số liệu mà học viên đã thu thập, mã hóa

Dữ liệu được thu thập bao gồm:

- Dữ liệu về nhân thân của chủ thẻ và khả năng tài chính của chủ thẻ được ghi nhận trên đơn đăng ký phát hành thẻ tín dụng quốc tế đã được kiểm tra, đối chiếu và nhập liệu trên hệ thống của MB

- Dữ liệu về lịch sử giao dịch của chủ thẻ được lấy từ phần mềm quản lý thẻ, từ

hệ thống báo cáo xếp hạng thẻ tín dụng thẻ Way4

Sau khi thu thập, mã hóa dữ liệu, học viên sử dụng phần mềm Stata để chạy hồi quy logit tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ hay nói cách khác là tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng quá hạn của chủ thẻ

Từ đó trong quá trình cấp thẻ tín dụng cho khách hàng, ngân hàng sẽ xem xét, kiểm tra

kỹ lưỡng hơn đối với những yếu tố này

1.6 Kết cấu luận văn

Chương 1: Giới thiệu luận văn thạc sĩ kinh tế

Chương 2: Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ thẻ tín dụng của khách hàng

Trang 17

Chương 3: Thực trạng khả năng trả nợ thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quân Đội

Chương 4: Vận dụng mô hình logit kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ thẻ tín dụng của khác hàng cá nhân tại MB

Chương 5: Kết luận và giải pháp đối với các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả

nợ thẻ tín dụng của KHCN tại ngân hàng TMCP Quân Đội

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quân Đội” được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2015 đến hết 31/12/2016, sử dụng dữ liệu bao gồm 12.734 chủ thẻ MB Visa có phát sinh giao dịch trong thời gian nghiên cứu Kết quả nghiên cứu nhằm giúp MB tìm

ra những yếu tố tác động thực sự đến khả năng trả nợ thẻ tín dụng của khách hàng Từ

đó góp phần đưa ra những kiến nghị, đề xuất giải pháp giúp MB ban hành một bộ quy trình chặt chẽ hơn, chú trọng hơn trong công tác kiểm tra và thẩm định hồ sơ, phê duyệt và cấp hạn mức thẻ tín dụng cho khách hàng, đặc biệt là chú trọng tới các yếu tố

có nhiều tác động tới khả năng trả nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ hơn Điều này góp phần giúp MB có điều kiện tập trung nguồn lực vào việc phát triển hoạt động kinh doanh, quản trị rủi ro nhiều hơn so với việc tập trung nguồn lực để giải quyết vấn đề nợ xấu về sau

Trang 18

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG

Kỳ vào năm 1949 bởi ba người bạn là Alfred Bloomingdale, Frank McNamara, và Ralph Snyder, khi 3 người này gặp nhau tại Major's Cabin Grill, một nhà hàng nổi tiếng của New York, gần tòa nhà Empire State để thảo luận về sự bất lực của McNamara khi thu nợ từ chủ nợ của mình (Mandell, 1990) Ba người bạn quyết định tại cuộc thảo luận hôm đó là bắt đầu kinh doanh thẻ tín dụng và đặt tên nó là Diners Club (Mandell, 1990)

McNamara và hai người bạn của ông đã đàm phán với các nhà hàng và các nhà bán lẻ chấp nhận thực khách sử dụng Thẻ tín dụng Diners Club như một phương tiện thanh toán và được tính một khoản phí là 7% cho mỗi giao dịch, trong khi chủ thẻ chịu phí thường niên là 3$ (Mandell, 1990; Parrish, 2009) Năm 1950, lần đầu tiên thẻ tín dụng Diners Club chính thức được 200 người và 14 nhà hàng tại Thành phố New York

1

Emmanuel Andoh, 2014 Credit card system in ghana: an investigation of why credit cards are not widely used

in ghana and how widespread use maybe implemented, 2014

Trang 19

chấp nhận như một hình thức thanh toán Đến cuối năm 1950, thẻ tín dụng Diners Club

đã có hơn 20.000 người dùng (Mandell, 1990; Parrish, 2009) Năm 1958 cuộc cạnh tranh thẻ tín dụng bắt đầu khi Ngân hàng Americard, mà sau này trở thành Visa và American Express bước vào thị trường thẻ tín dụng (Parrish, 2009) American Express bắt đầu đưa ra thẻ tín dụng của mình và nâng cấp từ một loại thẻ có bìa cạc tông thành thẻ tín dụng lần đầu tiên được làm bằng nhựa plastic vào năm 1959 Năm 1966, MasterCard, ban đầu được gọi là Hiệp hội thẻ liên ngân hàng đã được hình thành khi các ngân hàng tín dụng phát hành liên kết với nhau, bắt đầu một hệ thống phát hành thẻ tín dụng quốc gia (Hardekopf, 2010 p50) American Express và MasterCard đã bắt đầu chiếm lĩnh thị trường trong những năm 1960 khi nhiều công ty bắt đầu quảng cáo thẻ tín dụng như một phương tiện tiết kiệm thời gian thanh toán hơn là một hình thức tín dụng Năm 1983, Thống đốc Nam Dakota, Bill Janklow, đã ký một đạo luật tiểu bang cho phép các công ty thẻ tín dụng có thể đổi hợp đồng thẻ tín dụng bất cứ lúc nào và vì bất kỳ lý do gì Điều này giải thích tại sao phần lớn các công ty phát hành thẻ tín dụng

mở rộng phát hành ra khỏi Nam Dakota (Parrish, 2009) Năm 2008 Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã thông qua “dự luật về thẻ tín dụng” - một bộ luật mới dành riêng cho thẻ tín dụng, đặc biệt được thiết kế nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của chủ thẻ từ nhiều tổ chức phát hành (Parrish, 2009)

2.1.1.2 Khái niệm về thẻ tín dụng

Việc sử dụng thẻ tín dụng thay vì tiền mặt tại nhiều điểm bán hàng có sử dụng máy POS đã tăng đáng kể trong những năm gần đây Những cái ví tiêu dùng bằng thẻ tín dụng ngày càng được ưa chuộng và là dấu hiệu về một nền văn hóa được dự kiến sẽ biến thế giới thành một xã hội không dùng tiền mặt trong tương lai (Worthington, 1995) được trích trong nghiên cứu của Mwangi (2014)

Trong nền kinh tế hiện đại, việc thanh toán bằng thẻ gần như là một thực tế của đời sống Thẻ tín dụng được coi là một công cụ tín dụng quay vòng, trong đó chủ sở

Trang 20

hữu của nó có thể thanh toán một phần các khoản nợ, khoản nợ còn lại và lãi sẽ được tính vào số dư chưa thanh toán để tính vào dư nợ tháng sau (Peng và Yiing Jia, 2008) Thẻ tín dụng là thẻ thanh toán phát hành cho người sử dụng như một hệ thống thanh toán Nó cho phép chủ thẻ trả tiền mua hàng hoá và dịch vụ dựa trên lời hứa Các

tổ chức phát hành thẻ sẽ tạo ra một tài khoản quay vòng và cấp một mức hạn mức tín dụng cho chủ thẻ mà từ đó chủ thẻ có thể vay tiền để thanh toán cho người bán hoặc ứng tiền mặt Thẻ tín dụng cho ph p người tiêu dùng quay vòng nợ một cách liên tục, tùy thuộc vào lãi suất và số tiền thanh toán mỗi kỳ (Koparal và Calık, 2014)

Theo Thomas A Durkin (2001) thì thẻ tín dụng đã và đang được sử dụng ngày càng nhiều cho việc thanh toán trong các dịch vụ tài chính của người tiêu dùng và là nguồn cung cấp tín dụng quay vòng

Thẻ tín dụng là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ (quy trình nghiệp vụ thẻ quốc tế, 2011) Hay nói cách khác, khi chủ thẻ mua hàng hóa dịch vụ, ngân hàng sẽ tạm ứng cho chủ thẻ một số tiền để thanh toán trước cho người bán hàng, và sau đó chủ thẻ sẽ thanh toán lại cho ngân hàng số tiền đã tạm ứng này Hàng tháng, vào ngày sao

kê, ngân hàng phát hành thẻ sẽ lên bảng kê chi tiết các khoản chi tiêu, hoàn trả, trả nợ của chủ thẻ cùng lãi và phí phát sinh trong một khoảng thời gian nhất định do ngân hàng quy định Bảng kê chi tiết đó được gọi là bảng sao kê thẻ tín dụng, và ngày sao kê

là ngày hệ thống quản lý thẻ thực hiện chốt dữ liệu giao dịch của chủ thẻ trong một chu

kỳ sao kê.2 Ngoài ra chủ thẻ không phải thanh toán toàn bộ dư nợ trên bảng sao kê hàng tháng và cũng không phải thanh toán ngay vào ngày sao kê hay ngay khi mua

2 Kỳ sao kê là khoảng thời gian giữa 2 ngày sao kê liên tiếp

Trang 21

hàng Chủ thẻ có thể thanh toán toàn bộ dư nợ hoặc thanh toán trị giá thanh toán tối thiểu3 vào ngày đến hạn thanh toán

Ngày đến hạn hạn thanh toán là ngày ân hạn cuối cùng của TCPHT đối với chủ thẻ tín dụng trong một kỳ sao kê

Thời gian ân hạn là khoảng thời gian tổ chức phát hành thẻ không tính lãi cho vay với những khoản chi tiêu hàng hóa dịch vụ của chủ thẻ tín dụng trong một kỳ sao kê

2.1.2 Chủ thể tham gia trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng

Chủ thể tham gia trong hoạt động kinh doanh thẻ bao gồm: chủ thẻ chính, chủ thẻ phụ, tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ, tổ chức thẻ quốc tế, đơn vị chấp

nhận thẻ (Tham khảo tại phụ lục 1)

2.1.3 Phân loại và vai trò của thẻ tín dụng

2.1.3.1 Phân loại thẻ tín dụng

Có thể phân loại thẻ tín dụng theo những cách sau: theo phạm vi sử dụng thẻ tín dụng (thẻ tín dụng nội địa và thẻ tín dụng quốc tế); theo đối tượng sử dụng (thẻ tín dụng cá nhân và thẻ tín dụng doanh nghiệp); theo công nghệ sản xuất (thẻ dập nổi, thẻ

từ và thẻ chíp) (Tham khảo các loại thẻ tín dung tại phụ lục 2)

2.1.3.2 Vai trò của thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng cung cấp cho người tiêu dùng một phương tiện thanh toán an toàn, đáng tin cậy và thuận tiện (Chakravorti, 2003) Nó cung cấp cho người tiêu dùng sự tiện lợi chưa từng có như một đồng tiền giao dịch được chấp nhận trên toàn thế giới

Trang 22

Worthington, Thompson và Stewart (2011) tìm thấy những chủ thẻ trẻ tuổi người Trung Quốc cho rằng thẻ tín dụng thì thuận tiện hơn so với tiền mặt, đặc biệt khi mua sắm trực tuyến và đi du lịch Việc sử dụng thẻ tín dụng có thể tránh được rủi ro tỷ giá hối đoái khi người tiêu dùng đi du lịch ở nước ngoài Ngoài ra, thẻ tín dụng có thể được sử dụng để đặt phòng khách sạn, mua vé máy bay trực tuyến, … được trích trong nghiên cứu của Gan và cộng sự (2014)

Thẻ tín dụng thực sự đã đem lại rất nhiều tiện ích người sử dụng Chủ thẻ (người mua hàng) có thể kéo dài thời gian trả tiền, đó là lợi thế về vấn đề liên quan đến tiền tệ, bởi vì giá trị của đồng đô la hôm nay không bằng với giá trị của đồng đô la ngày mai Người tiêu dùng thay vì sử dụng tiền mặt sẽ dùng thẻ tín dụng để chi tiêu và khi tới hạn thanh toán sao kê thẻ tín dụng chủ thẻ mới phải trả lại tiền cho ngân hàng (Jalbert, Stewart, Martin, 2010) Thời gian thanh toán của 2 phương thức thanh toán trên thường thì cách nhau khoảng một tháng Hơn nữa, các tổ chức phát hành thẻ tín dụng thường không tính lãi các giao dịch chi tiêu của chủ thẻ cho đến khi ngày đáo hạn đầu tiên trên bảng sao kê thẻ tín dụng phải thanh toán Bằng cách sử dụng thẻ tín dụng thay vì tiền mặt, người tiêu dùng sẽ có lợi về giá trị của tiền tệ theo thời gian (Jalbert, Stewart, Martin, 2010)

Thẻ tín dụng là sự lựa chọn tốt nhất cho người tiêu dùng, đặc biệt là người có thu nhập thấp trong trường hợp khẩn cấp Trong trường hợp khẩn cấp, một số lựa chọn để thay thế cho vay chính là tìm sự hỗ trợ từ các chương trình hỗ trợ của chính phủ, các tổ chức từ thiện tư nhân, hoặc là vay mượn từ người thân và gia đình Tuy nhiên, để nhận được sự hỗ trợ từ các chương trình hỗ trợ của Chính Phủ hay các tổ chức từ thiện tư nhân thường liên quan đến các yêu cầu về thủ tục hành chính phức tạp hay chỉ sử dụng cho một chương trình, mục đích cụ thể chẳng hạn như thực phẩm, hỗ trợ người nghèo… Vay từ gia đình hay bạn bè cũng có sự kỳ thị riêng bởi vì nó thể hiện sự khó khăn hơn của người cần giúp đỡ và điều này có thể làm ảnh hưởng đến mối quan hệ

Trang 23

của họ Do đó, thẻ tín dụng được xem là sự lựa chọn tốt nhất trong các trường hợp như trên (Littwin, 2008)

Ngoài ra, không chỉ chủ thẻ mới có nhiều lợi thế từ thẻ tín dụng mà nhà phát hành cũng được hưởng lợi từ các loại phí mà họ thu được Trong năm 2008, 9 tổ chức tín dụng lớn nhất Hoa Kỳ đã thu được 3,85 tỷ đô la từ 1 tỷ thẻ tín dụng cấp cho người tiêu dùng (Ingram, 2013)

Ngược lại, thẻ tín dụng cũng đem lại cho chủ thẻ nhiều bất lợi Chẳng hạn, các phương tiện truyền thông ở Mỹ đã mô tả ngành công nghiệp thẻ tín dụng vào đầu những năm 1990 như là “một bầy chó sói ngấu nghiến những con cừu vô tội là những người đi vay” (King, 2004, trang 57) Các vai diễn dường như đã trở thành sự thật, giữa năm 1983 và 1995, trung bình mỗi chủ thẻ có mức tín dụng quay vòng tăng từ 291$ lên tới 812$, tăng 179% trong vay tiêu dùng (King, 2004) Sự phát triển của thẻ tín dụng đã góp phần vào sự gia tăng nợ từ năm 1991 Sự gia tăng sử dụng thẻ tín dụng của thanh niên và vị thành niên thực sự là vấn đề lo ngại vì họ có thể mua bất cứ điều

gì mà họ muốn nhưng không biết về những chi phí lâu dài đi kèm với việc mua hàng của họ (Lo và Harvey, 2011) Thẻ tín dụng cho ph p cá nhân sử dụng tiền vay dễ dàng

để chi tiêu thoải mái, và cuối cùng là khoản nợ gia tăng Cụ thể trong năm 2006 đã có 2.622.412 người sử dụng thẻ tín dụng với vấn đề nợ nần nghiêm trọng phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ Hiệp hội Ngân hàng Đài Loan (Lo và Harvey, 2011)

2.2 Một số nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ thẻ tín dụng của khách hàng

2.2.1 Nghiên cứu của Dunn và Kim (1999) 4

Mô hình nghiên cứu hồi quy bội của 2 nhà nghiên cứu Dunn và Kim (1999) trong một nghiên cứu thực nghiệm về khả năng quá hạn của chủ thẻ tín dụng Tác giả đã sử

4 Dunn & Kim, 1999 An empiricial investigation of credit card default Working Papers, Ohio State University

Trang 24

dụng 5.384 quan sát, trong khoảng thời gian 16 tháng (từ tháng 2 năm 1998 đến tháng

5 năm 1999), tại bang Ohino, Hoa Kỳ Trong đó, có 618 chủ thẻ chậm thanh toán số tiền dư nợ tối thiểu cần phải thanh toán (chiếm 11,5%) được gọi là nhóm quá hạn, còn lại 4.766 chủ thẻ đã thanh toán đủ số tiền dư nợ tối tiểu (chiếm 88,5%) nên không bị quá hạn Kết quả nghiên cứu đã thể hiện có 3 nhân tố thực sự ảnh hưởng đến khả năng chậm thanh toán dư nợ tối thiểu hàng tháng của chủ thẻ ở mức ý nghĩa 1% Đây là 3 nhân tố hoàn toàn mới phản ánh hành vi của chủ thẻ tín dụng so với các nghiên cứu trước đây:

- Tỷ lệ giữa số tiền thanh toán tối thiểu trên tổng thu nhập của chủ thẻ là nhân tố

dự báo khả năng quá hạn tốt hơn so với tỷ lệ nợ trên tổng thu nhập Bởi vì, tỷ lệ giữa

dư nợ trên tổng thu nhập thì thích hợp để đánh giá tình hình tài chính của chủ thẻ Còn

tỷ lệ giữa số tiền thanh toán tối thiểu trên tổng thu nhập thì thích hợp hơn trong việc tránh khả năng quá hạn

- Tỷ lệ giữa dư nợ của chủ thẻ trên HMTD càng cao càng làm gia tăng khả năng quá hạn của chủ thẻ

- Số lượng thẻ tín dụng mà chủ thẻ đã sử dụng hết hạn mức

Ngoài ra, còn có một số nhân tố khác liên quan đến tình hình kinh tế xã hội và thuộc về nhân khẩu học cũng ảnh hưởng đến khả năng quá hạn của chủ thẻ là thu nhập của chủ thẻ, HMTD, tuổi tác, trình độ học vấn, tình trạng thất nghiệp, và tỷ lệ phần trăm sử dụng thẻ Cụ thể, Dunn và Kim (1999) đã kết luận rằng nhóm chủ thẻ không quá hạn có khả năng tài chính vững chắc hơn, thu nhập và hạn mức tín dụng cũng cao hơn nhưng lại có dư nợ trên thẻ tín dụng thấp hơn nhóm chủ thẻ quá hạn Đồng thời tỷ

lệ nợ trên thu nhập của nhóm quá hạn cao xấp xỉ gấp 2 lần nhóm không quá hạn Nhóm chủ thẻ quá hạn đa phần là những người trẻ, có tỷ lệ kết hôn hay sở hữu nhà ở ít hơn nhưng lại có số lượng con nhiều hơn Trình độ học vấn và tình trạng thất nghiệp của vợ hoặc chồng của 2 nhóm này không có nhiều khác biệt

Trang 25

2.2.2 Nghiên cứu của Stavins (2000) 5

Bài viết này của nhóm tác giả xem xét mối quan hệ giữa người tiêu dùng có sử dụng thẻ tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn, và phá sản cá nhân trong bối cảnh những năm

1990, khi mặc dù thu nhập bình quân đầu người tăng lên nhưng tỷ lệ KHCN quá hạn ở

Mỹ cũng tăng lên Stavins đã sử dụng dữ liệu từ cuộc khảo sát tài chính tiêu dùng (SCF)6 để phân tích khả năng quá hạn của chủ thẻ Nhóm tác giả đã sử dụng mô hình logit và cho ra kết quả như sau:

- Đã kết hôn và có bảo hiểm y tế là 2 yếu tố làm giảm tình trạng quá hạn của chủ thẻ tín dụng

- Việc sở hữu nhà ở hay không, không có ý nghĩa trong việc dự đoán khả năng quá hạn của chủ thẻ khi kiểm soát thu nhập, tài sản, và một số đặc điểm thuộc về nhân khẩu học

2.2.3 Theo công trình nghiên cứu của tác giả Moore (2007) 7

Tác giả Moore (2007) đã sử dụng mô hình hồi quy Logit để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu hồi nợ thẻ tín dụng (RR) Bài nghiên cứu này của Moore là nghiên cứu đầu tiên xem xét những nhân tố hồi quy logit nhắm tới những con nợ, người mà có tỉ lệ thu hồi nợ RR lớn hơn 0 Đặc biệt nghiên cứu này được tiến hành dựa trên bộ dữ liệu bao gồm 70.000 chủ thẻ tín dụng đã bị quá hạn Đây là lý do học viên lựa chọn nghiên cứu này để đưa vào lược khảo các nghiên cứu trước đây Theo Moore thì nghiên cứu này thực sự quan trọng vì 3 lý do sau:

7

Angela Moore, 2007 Predicting Recovery Rates for Defaulting Credit Card Debt Quantitative Financial Risk

Management Centre.

Trang 26

- Thứ nhất: Giới thiệu hiệp ước Basel 2 chính thức có hiệu lực vào năm 2007 đã thực sự quan trọng đối với ngành ngân hàng Do đó để biết những yếu tố nào ảnh hưởng đến RR (tỷ lệ thu hồi nợ thẻ tín dụng) là rất quan trọng, nhằm mục đích tính số thiệt hại về vốn đối với ngân hàng khi khách hàng có phát sinh dư nợ thẻ tín dụng quá hạn và không thể thu hồi

- Thứ hai: Biết những yếu tố nào ảnh hưởng đến RR – tỷ lệ thu hồi nợ thẻ tín dụng có thể giúp ích cho các ngân hàng trong việc thiết lập lại chính sách cho vay Hiểu về con nợ thì sẽ có thêm nhiều khả năng thu lại những khoản nợ quá hạn, nghĩa là tập trung vào những con nợ để thu hồi nợ càng nhanh càng tốt

- Thứ 3: Xác định con nợ có nhiều khả năng thu hồi lại nợ hay không để phân tích có thể bán khoản nợ đó cho công ty thu mua nợ hay không, và hỗ trợ trong việc định giá các khoản nợ

Sau khi hồi quy logit nghiên cứu này đã có một số kết quả:

- Những con nợ quá hạn thẻ tín dụng có độ tuổi từ 19 tới 100 nhưng phần lớn con nợ quá hạn thuộc khung độ tuổi từ 25 tới 35 tuổi Tuy nhiên cơ quan thu hồi nợ có thể thu hồi nợ quá hạn tốt hơn từ những con nợ lớn tuổi (từ 45 tuổi trở lên)

- Con nợ quá hạn là nam giới chiếm hơn 50%, nhưng nữ giới lại là đối tượng dễ thu hồi nợ hơn đặc biệt là phụ nữ đã có gia đình

- Đại đa số người mắc nợ là những người phải ở nhà thuê, tỷ lệ này chiếm hơn 85%, và khó thu hồi nợ quá hạn từ những người ở nhà thuê

2.2.4 Nghiên cứu của Scholnick và cộng sự (2012)

Trong một nghiên cứu về sự ảnh hưởng của sự giàu có vào những sai lầm tài chính: Bằng chứng từ việc không trả nợ thẻ tín dụng, nhóm tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy logit với sai số chuẩn để kiểm tra mối quan hệ giữa sự giàu có/thu nhập và những sai lầm tài chính Nhóm tác giả đã xem x t những cá nhân không thực hiện thanh toán số tiền thanh toán tối thiểu hàng tháng trên dư nợ thẻ tín dụng của họ, mặc

Trang 27

dù họ có đủ tiền trong tài khoản tiền gửi để làm theo các yêu cầu thanh toán trong khoảng thời gian 19 tháng từ 12/2004 đến tháng 06/2006, dựa trên ba cơ sở dữ liệu riêng biệt: (1) cơ sở dữ liệu về tình hình tài khoản thẻ tín dụng và tài khoản tiền gửi cá nhân trong thời gian khoảng 19 tháng tại một ngân hàng, (2) dữ liệu lấy từ cuộc điều tra dân số theo khu vực của cục Thống kê Canada, và (3) dữ liệu từ cơ quan đăng ký quản lý đất đai

Nghiên cứu này của nhóm tác giả đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ rằng người nghèo thường mắc nhiều sai lầm hơn trong việc thanh toán nợ thẻ tín dụng,

cụ thể:

- Hạn mức thẻ tín dụng đại diện cho tổng thu nhập của chủ thẻ Những cá nhân với hạn mức tín dụng thấp có nhiều khả năng mắc phải sai lầm hơn trong thanh toán nợ thẻ tín dụng

- Giáo dục rất ít tác động tới những sai lầm trong việc thanh toán nợ thẻ tín dụng

- Tuổi tác cũng không có tác động nhiều đến khả năng trả nợ thẻ tín dụng của khách hàng Kết quả này tương đối trái ngược với Agarwal và cộng sự (2009), người

mà đã tìm thấy mối quan hệ giữa tuổi tác với những sai lầm trong thanh toán nợ thẻ tín dụng Cụ thể, theo Agarwal và cộng sự thì tuổi tác có tác động tới những sai lầm này theo dạng hình chữ U, nghĩa là những cá nhân trẻ tuổi và lớn tuổi thì thường có khả năng mắc nhiều sai lầm hơn Điều này có thể do nhóm tác giả đã sử dụng dữ liệu về tuổi trung bình của khách hàng sử dụng thẻ trong khi Agarwal và cộng sự lại sử dụng

dữ liệu về tuổi dựa trên ngày sinh nhật của từng cá nhân

Trang 28

2.2.5 Theo công trình nghiên cứu của tác giả Trịnh Hoàng Nam và Vương Đức

Hoàng Quân (2016) 8

Tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy OLS dựa trên các dữ liệu được thu thập được

từ 2.765 thẻ Trong đó có 2.338 thẻ được xem là hợp lệ Còn lại 12% quan sát không hợp lệ chủ yếu là do nhân viên ngân hàng nhập sai thông tin chủ thẻ Nếu như Dunn và Kim (1999) sử dụng số lần chậm thanh toán; Lee (2011) sử dụng tổng số tiền thanh toán chậm làm biến phụ thuộc để ghi nhận tình trạng quá hạn của chủ thẻ thì tác giả Trịnh Hoàng Nam và Vương Đức Hoàng Quân lại sử dụng mức độ quá hạn làm biến phụ thuộc bởi vì nghiên cứu của Dunn và Kim (1999) cũng như nghiên cứu của Lee (2011) không phân biệt được những trường hợp khách hàng trả 100 đô la chậm 1 ngày

so với những trường hợp khách hàng trả chậm 10 đô la trong thời gian 1 tháng Biến phụ thuộc mà tác giả Trịnh Hoàng Nam và Vương Đức Hoàng Quân (2016) sử dụng là

sự kết hợp của 3 yếu tố: số ngày chậm nộp, số tiền chậm nộp và số chu kỳ chậm nộp Kết quả nghiên cứu:

- Có 2 trên 6 biến nhân khẩu học có vai trò tác động tới tình trạng quá hạn của chủ thẻ đó là thu nhập và hình thức thông tin liên lạc Còn lại 4 yếu tố không có ý nghĩa thống kê là vị trí nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính và tình trạng hôn nhân

- Nhóm yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng thẻ và khả năng thanh toán thì kinh nghiệm sử dụng thẻ, dư nợ trung bình, hệ số ứng tiền mặt, hệ số sử dụng và thanh toán thẻ có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, có tác động đến khả năng quá hạn của chủ thẻ

- Nhóm yếu tố liên quan đến ngân hàng phát hành bao gồm lãi suất, phí phạt, công cụ nhắc nợ, công cụ thu hồi nợ đều có tác động đến tình trạng quá hạn của chủ thẻ

8

Trịnh Hòang Nam & Vương Đức Hoàng Quân (2016) The determinants of credit card delinquency: An

experimental study in Vietnam International Conference on Asia-Pacific Economic and financial development

asian financial markets

Trang 29

Kết quả nghiên cứu của 5 bài nghiên cứu mà học viên đã lược khảo được trình bày tại bảng 2.1

Bảng 2.1: Bảng tóm tắt 5 nghiên cứu mà học viên đã lƣợc khảo

Nội

dung

Nghiên cứu của Scholnick và cộng sự

Nghiên cứu của Dunn và cộng sự

Nghiên cứu của Stavins

Nghiên cứu của tác giả Trịnh Hoàng Nam và Vương Đức Hoàng Quân

Nghiên cứu của Moore

Tháng 2/1998 - tháng 5/1999

Từ 01/1990 đến 07/1999

Từ thời điểm phát hành của chủ thẻ đến hết

2015

Trong khoảng thời gian 20 tháng

5.384 chủ thẻ tín dụng

21.525 chủ

70.000 chủ thẻ quá hạn

nợ tối thiểu

Những chủ thẻ chậm thanh toán dư nợ tối thiểu trong vòng 6 tháng

Những chủ thẻ có từ 2 kỳ trở lên chậm thanh toán số tiền thanh toán tối thiểu

Những chủ thẻ quá hạn dựa trên

3 yếu tố là số ngày chậm nộp,

số tiền chậm nộp và số chu

kỳ chậm nộp

Tỷ lệ thu hồi nợ quá hạn của chủ thẻ trễ hạn thanh toán trên 180 ngày

Trang 30

và thống kê Canada Và từ

cơ quan quản lý đất đai để xác định tình trạng

sở hữu nhà ở, …

Khảo sát

Khảo sát những chủ thẻ quá hạn

và có nộp đơn phá sản trong giai đoạn 1990 đến 1999

Dữ liệu nhân thân chủ thẻ được lấy từ hợp đồng phát hành thẻ tín dụng và

dữ liệu lịch sử giao dịch được lấy từ các ngân hàng

Công ty thu hồi nợ phân tích đặc điểm chủ thẻ mà họ

đã mua để tính xác suất thu hồi những món

Tính chính xác của dữ liệu chưa thể kiểm tra được vì dữ liệu là do chủ thẻ khảo sát và chưa được xác minh lại

Chưa thể kiểm tra được tính chính xác của dữ liệu do người tham gia khảo sát cung cấp

Đảm bảo được tính chính xác của dữ liệu tuy nhiên cỡ mẫu quá nhỏ so với khối lượng thẻ khổng lồ hiện nay

Đảm bảo được tính chính xác của dữ liệu

vì những thông tin này được xác định khi ngân hàng cấp HMTD cho chủ thẻ

Có 03 nhân tố ảnh hưởng đến việc chậm thanh toán: tỷ

lệ dư nợ tối thiểu trên thu nhập của chủ thẻ, số lượng

Có 04 nhân

tố ảnh hưởng đến khả năng quá hạn của chủ thẻ: số lượng thẻ tín dụng sử dụng, tình

Có 11 yếu tố tác động tới khả năng quá hạn của chủ thẻ là thu nhập, hình thức liên lạc, dư

nợ trung bình,

hệ số ứng tiền

Có 04 yếu

tố ảnh hưởng tới tỉ

lệ thu hồi

nợ quá hạn của chủ thẻ: Giới tính, tình trạng

Trang 31

ở đại diện cho

sự giàu có của chủ thẻ

thẻ tín dụng đã được sử dụng,

tỷ lệ % của HMTD đã được sử dụng

trạng thất nghiệp của nhưng năm trước, tình trạng bảo hiểm y tế và tình trạng hôn nhân của chủ thẻ

mặt, hệ số sử dụng thẻ, hệ số thanh toán, lãi suất, phí phạt, công cụ nhắc nợ

2.3 Khả năng trả nợ thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân

Đã có rất nhiều mô hình nghiên cứu đã được MB áp dụng đồng thời trong việc đánh giá khả năng trả nợ thẻ tín dụng của khách hàng, tuy nhiên mỗi mô hình lại có những ưu điểm và nhược điểm riêng

2.3.1 Mô hình 6C

Mô hình 6C là mô hình nghiên cứu dựa trên 6 nhóm tiêu chí sau của người đi vay, bao gồm: Tư cách của người vay (character), vốn (capital), năng lực tài chính (capacity), tài sản đảm bảo (collaterall), các điều kiện (conditions) và kiểm soát (controll)

- Tư cách người vay (character): Trước khi đề xuất phát hành thẻ tín dụng cho

khách hàng, nhân viên tín dụng cần phải xem x t tư cách của người đi vay xem có đủ điều kiện để phát hành thẻ hay không như tìm hiểu về lịch sử trả nợ tín dụng, tư cách đạo đức và thiện chí trả nợ của chủ thẻ để làm căn cứ đánh giá khả năng trả nợ của chủ thẻ sau này Để kiểm tra những thông tin này, nhân viên tín dụng có thể sử dụng trung tâm thông tin tín dụng CIC, từ ngân hàng bạn, mối quan hệ giữa chủ thẻ với các ngân hàng khác

Trang 32

- Cấu trúc vốn (capital): Vốn ở đây được hiểu là thu nhập, thể hiện sức mạnh

tài chính của chủ thẻ và đây cũng là căn cứ để ngân hàng xét và cấp hạn mức tín dụng cho chủ thẻ Để đủ điều kiện phát hành thẻ, khách hàng phải cung cấp sao kê lương 3 tháng liên tục gần nhất, hoặc là xác nhận thu nhập từ cơ quan đơn vị đang công tác để chứng minh khả năng tài chính của mình

- Năng lực (capacity): đây là yếu tố rất quan trọng để xác định khách hàng có

đủ điều kiện phát hành thẻ tín dụng hay không Trước khi phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng, ngân hàng luôn phải xem x t năng lực hành vi dân sự và pháp luật dân sự của khách hàng theo quy định của nước phát hành thẻ

- Tài sản đảm bảo hay bảo lãnh bằng uy tín của bên thứ 3 (Collateral): Tài

sản đảm bảo hay bảo lãnh bằng uy tín của bên thứ 3 là yếu tố cực kỳ quan trọng khi quyết định phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng ngoài hình thức tín chấp Trong trường hợp chủ thẻ bị quá hạn thì TSĐB sẽ trở thành nguồn trả nợ thứ cấp của chủ thẻ khi cần thiết Ngoài TSĐB thì bên bảo lãnh cũng là bên sẽ chịu trách nhiệm thanh toán thay cho chủ thẻ khi chủ thẻ bị quá hạn theo đúng như đơn bảo lãnh mà chủ thẻ, bên bảo lãnh và ngân hàng đã ký kết trước khi phát hành thẻ

- Các điều kiện (conditions): Ngoài việc xem x t đến các yếu tố thuộc về nhân

thân chủ thẻ, thì ngân hàng cũng rất quan tâm và đưa ra nhiều điều kiện khác để phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội hay để phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh của ngân hàng theo từng thời kỳ nhất định Các điều kiện kinh tế xã hội có thể ảnh hưởng đến thu nhập, khả năng tài chính của chủ thẻ, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của chủ thẻ Do đó cần phải dự báo những thuận lợi và bất lợi có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính chủ thẻ trong tương lai để hạn chế rủi ro cho ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ

- Kiểm soát (control): Sau khi phát hành thẻ tín dụng, ngân hàng phát hành cần

theo dõi để nhắc nhở và đôn đốc khách hàng thanh toán sao kê đúng hạn Ngoài ra định

kỳ mỗi năm/1 lần đánh giá lại khách hàng (tính từ ngày phát hành thẻ), trên cơ sở đó

Trang 33

tiến hành điều chỉnh tăng/giảm HMTD thẻ, khóa thẻ và thu hồi thẻ tín dụng của khách hàng

Mô hình 6C là mô hình định tính đơn giản, dễ hiểu Tuy nhiên việc áp dụng mô hình định tính 6C vào quá trình thẩm định trước khi phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng lại quá phụ thuộc nhiều vào sự đánh giá, phân tích của CV QHKH, cán bộ thẩm định và dựa vào độ chính xác của thông tin mà khách hàng đã kê khai trên đơn đăng ký

phát hành thẻ tín dụng

2.3.2 Mô hình điểm số tín dụng cá nhân FICO

Mô hình điểm số tín dụng cá nhân FICO đã được Barry Scholnick và cộng sự (2012) sử dụng trong một nghiên cứu về “Sự ảnh hưởng của sự giàu có vào những sai lầm tài chính: Bằng chứng từ việc không trả nợ thẻ tín dụng”

Mô hình FICO được xây dựng bởi tổ chức Fair Isaac Corp và theo FICO thì “Xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân là việc xác định một điểm số tổng hợp các rủi ro tín dụng dựa trên một bức tranh về báo cáo tín dụng khách hàng tại một thời điểm cụ thể” FICO đã xây dựng hệ thống điểm số tín dụng dựa vào tỷ trọng của 5 tiêu chí đánh giá ở bảng dưới Điểm số tín dụng cao nhất trong mô hình FICO là 850 và thấp nhất là 300 Khách hàng được đánh giá là khách hàng tốt khi có điểm số tín dụng từ 700 trở lên và nếu có điểm số tín dụng từ 620 trở xuống thì ngân hàng sẽ e ngại khi cho vay Các tiêu chí chấm điểm mà tổ chức Fair Isaac Corp đã đưa ra được trình bày tại bảng 2.2

Bảng 2.2 : Tỷ trọng các tiêu chí chấm điểm của mô hình tín dụng Fico

35% Lịch sử trả nợ (payment history): thời gian trễ hạn càng dài và số tiền

trễ hạn càng nhiều điểm số tín dụng càng thấp

30% Dư nợ tại các tổ chức tín dụng (amount owed): nợ quá nhiều so với mức

cho ph p đặc biệt là đối với thẻ tín dụng sẽ làm giảm điểm số tín dụng

Trang 34

15% Độ dài của lịch sử tín dụng (length of credit history): thông tin càng

nhiều năm càng đáng tin cậy và điểm số tín dụng sẽ càng cao

10% Số lần vay nợ mới (new credit): vay nợ thường xuyên bị xem là dấu

hiệu có khó khăn về tài chính nên điểm số tín dụng sẽ càng thấp

10% Các loại tín dụng được sử dụng (Types of credit used): các loại nợ khác

nhau sẽ được tính điểm khác nhau

Nguồn: http://en.wikipedia.org

Mô hình điểm số tín dụng FICO được áp dụng rộng rãi ở Mỹ tuy nhiên 5 tiêu chí

mà FICO xây dựng lại chủ yếu tập trung vào các thông tin có liên quan đến tình trạng tín dụng của chủ thẻ nhưng lại không có tiêu chí nào được đặt ra liên quan đến nhân thân của chủ thẻ hay còn gọi là các yếu tố thuộc về nhân khẩu học

2.3.3 Mô hình hồi quy Logit

Cũng trong bài nghiên cứu “The impact of wealth on finacial mistakes: Evidence from credit card non-payment”, Scholnick và cộng sự (2012) đã sử dụng mô hình hồi quy logit để kiểm tra mối quan hệ giữa một số nhân tố (Xi) như thu nhập, giới tính, tình trạng sở hữu nhà ở … tới việc trả nợ không đúng hạn của chủ thẻ (Y) Trong đó, Y là biến phụ thuộc, là biến nhị phân, nhận giá trị bằng 1 nếu chủ thẻ tín dụng không thanh toán đủ số tiền thanh toán tối thiểu khi đến hạn (quá hạn) và nhận giá trị là 0 nếu thanh toán đủ số tiền thanh toán tối thiểu trước và ngay khi đến hạn (không quá hạn)

Mô hình hồi quy logit có dạng tổng quát như sau:

Y = Ln (

) = = + + + …+

là các hệ số chưa biết, cần được ước lượng

Gọi P0 = P (Y=1) là xác suất khách hàng quá hạn (không thanh toán đủ số tiền thanh toán tối thiểu khi đến hạn 2 kỳ liên tiếp)

Trang 35

P (Y=0) = 1 – P0: là xác suất khách hàng thanh toán đúng hạn (thanh toán đủ số tiền thanh toán tối thiểu khi đến hạn)

Ŷ là giá trị ước lượng của Y, thu được khi hồi quy Y theo các biến độc lập Khi

đó phương trình tính xác suất khách hàng quá hạn (tức là xác suất Y = 1) được tính theo công thức sau:

có thể được thực hiện bằng các phần mềm chuyên dụng như Eview, Stata, SPSS

Khi đã ước lượng được các hệ số , cần phải tiến hành một số kiểm định (kiểm định tính ngẫu nhiên của phần dư, kiểm định tính chính xác của mô hình) để xem mô hình đó đã phù hợp hay chưa, trước khi tiến hành dự báo xác suất khả năng quá hạn của khách hàng

Đánh giá mô hình Logit:

 Ƣu điểm:

+ Là một mô hình nghiên cứu định lượng nên mô hình logit khắc phục được một

số nhược điểm của mô hình định tính Việc sử dụng mô hình hồi quy logit thể hiện sự khách quan, không còn quá phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của CV KHCN, cán bộ thẩm định trong quá trình phát hành thẻ tín dụng

+ Kết quả của mô hình logit giúp chúng ta ước lượng được xác suất quá hạn của chủ thẻ, người đi vay Nếu như mô hình điểm số tín dụng FICO chỉ quan tâm tới tình trạng tín dụng của chủ thẻ, mà không đề cập đến các yếu tố thuộc về nhân khẩu học thì

mô hình Logit có thể đo lường được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới khả năng quá hạn của chủ thẻ một cách chính xác và rõ ràng hơn Và đây là cơ sở để ngân hàng phân loại khách hàng và hạn chế rủi ro cho ngân hàng

 Nhƣợc điểm

Trang 36

+ Kết quả của mô hình định lượng Logit có thể được dùng để đưa ra một số đề xuất và kiến nghị, nhưng kết quả của mô hình logit vẫn còn phụ thuộc nhiều vào độ chính xác của những thông tin dữ liệu được thu thập, vào khả năng phân tích, báo cáo

và đề xuất của CV KHCN và cán bộ thẩm định

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã trình bày một cách tổng quát về thẻ tín dụng bao gồm các khái niệm liên quan đến thẻ tín dụng, nguồn gốc hình thành, vai trò của thẻ tín dụng Đồng thời bằng cách lược khảo một vài nghiên cứu trong nước và trên thế giới giúp học viên có một cái nhìn tổng quát hơn về những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của chủ thẻ tín dụng KHCN

Bên cạnh đó, chương 2 cũng giới thiệu, phân tích ưu nhược điểm của một số mô hình nghiên cứu được sử dụng để đánh giá khả năng quá hạn của chủ thẻ tín dụng Trên

cơ sở đó, tạo cơ sở lý luận cho học viên vận dụng vào mô hình nghiên cứu để đánh giá khả năng trả nợ thẻ tín dụng KHCN tại ngân hàng TMCP Quân Đội

Trang 37

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TRẢ NỢ THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

3.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Quân Đội (MB)

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Quân Đội

Vào ngày 04/11/1994, MB được thành lập với số vốn chưa đến 20 tỷ đồng Từ vị thế một ngân hàng nhỏ, MB đã đặt nền tảng phát triển bền vững và ổn định, trở thành ngân hàng duy nhất có lợi nhuận trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 Trải qua chặng đường hơn 22 năm hình thành và phát triển, MB ngày càng phát triển vững mạnh và càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường ngân hàng Tính đến cuối năm 2016 thì ngân hàng TMCP Quân Đội đã có:

- Một hội sở chính được đặt tại số 21 Cát Linh, P Cát Linh, Q Đống Đa, Hà Nội và 258 điểm giao dịch được Ngân hàng Nhà Nước cấp ph p trong đó có 02 chi nhánh nước ngoài được đặt tại Lào và Campuchia, 91 chi nhánh trong nước và 176 phòng giao dịch và 1 văn phòng đại diện tại Nga

- Ngoài ra MBBank còn có 08 công ty con và 02 công ty liên kết được trình bày

ở phụ lục 3

Ngân hàng TMCP Quân Đội đã, đang và ngày càng phấn đấu với mục tiêu trở thành ngân hàng thuận tiện với 3 trụ cột (ngân hàng cộng đồng, ngân hàng chuyên nghiệp và ngân hàng giao dịch) và hai nền tảng (quản trị rủi ro hàng đầu; văn hóa cung cấp dịch vụ và thực thi nhanh hướng tới khách hàng) Đó là mục tiêu chiến lược phát triển của MB

Trang 38

Hình 3.1: Mô hình chiến lƣợc phát triển của MB

- Mô hình ngân hàng cộng đồng mà MB hướng tới là ngân hàng hướng tới khách hàng thuộc phân khúc KHCN và SME với mục tiêu vượt trội đối thủ, ngang hàng về khả năng thâm nhập sâu vào thị trường SME và đối tượng cá nhân có thu nhập cao trong cộng đồng Giám đốc chi nhánh và lực lượng bán hàng là 2 bộ phận của cộng đồng, am hiểu cộng đồng và gần gũi với khách hàng cũng là lực lượng bán hàng tốt nhất

- Ngân hàng chuyên nghiệp mà MB hướng tới là ngân hàng thuận tiện và ứng xử với khách hàng một cách chuyên nghiệp theo từng phân khúc khách hàng, đặc biệt là phân khúc Mid Corp, khách hàng lớn và các định chế tài chính (FI) Sản phẩm được đặc thù hóa và tạo ra chuỗi giá trị từ đầu đến cuối theo ngành; may đo phù hợp với nhu cầu của khách hàng nhằm khai thác sâu thị phần của từng nhóm khách hàng

- MB hướng tới một hệ thống ngân hàng giao dịch thuận tiện trong tất cả các phân khúc khách hàng bằng cách nâng cấp và đầu tư mới cơ sở hạ tầng; mở rộng mạng lưới thanh toán dựa trên quan hệ với Viettel Đa dạng hóa sản phẩm để khách hàng thuận tiện hơn trong thanh toán và quản lý vấn đề tài chính của mình, chỉ cần một ngân hàng là đáp ứng mọi nhu cầu về giao dịch của khách hàng

Trang 39

- Hệ thống quản trị rủi ro cần phải cân bằng giữa rủi ro và lợi ích, đáp ứng kịp thời tăng trưởng kinh doanh, coi trọng văn hóa rủi ro MB đang tiến hành cải tiến các

mô hình quản trị theo thông lệ quốc tế với sự tư vấn của nhà tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới - Mc Kinsey MB đã cải tiến mô hình tổ chức theo hướng tách thẩm định

ra khỏi quản trị rủi ro (QTRR) đảm bảo công tác hoạch định chính sách và thực thi chính sách được độc lập Chức năng QTRR của MB được tối ưu với 2 chức năng chính

là xây dựng chính sách quản trị rủi ro và giám sát rủi ro Xây dựng và vận hành theo các mô hình rủi ro tiên tiến, hiện đại giúp dự báo, đo lường, phát hiện và quản lý rủi ro hiệu quả

Năm 2016 là năm mà ngân hàng TMCP Quân Đội đã đạt được rất nhiều thành tựu nổi bật, và cũng là năm mà MB đã được vinh danh với nhiều giải thưởng cao quý, đem lại những ấn tượng, dấu ấn sâu sắc trên chặng đường chiến lược phát triển của mình

3.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân Đội

Với 22 sáng kiến chiến lược và dựa trên 2 nền tảng 3 trụ cột, các giải pháp kinh doanh chiến lược được triển khai và thực hiện đồng bộ, kết hợp chặt chẽ với quản trị rủi ro hiệu quả Việc chuyển dịch cơ cấu kinh doanh, phương thức tổ chức bán hàng và vận hành tập trung, MB đã từng bước đạt được những thành tựu đáng kể trong giai đoạn 2011 -2016 được trình bày trong bảng 3.1

Trang 40

Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu kinh doanh của MB trong giai đoạn 2011 đến 2016

ROA (LNST/tổng tài sản bình quân)

Số cán bộ nhân viên (ngân hàng và

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2015 của MB và báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2016)

Tình hình kinh doanh của MB khá ổn định và hiệu quả trong giai đoạn từ năm

2011 đến 2016 Các chỉ tiêu về tổng tài sản, vốn huy động, dư nợ cho vay và lợi nhuận cho vay đều có sự tăng trưởng qua các năm Trong đó, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản bình quân đạt 20,73%, vốn chủ sở hữu bình quân đạt 21,62%, tốc độ tăng trưởng bình

Ngày đăng: 17/06/2018, 19:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Trần Xuân Trưởng, 2013, Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro đối với dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam.Danh mục tài liệu tiếng nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro đối với dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam
1. Agarwal, Sumit, John C. Driscoll, Xavier Gabaix, and David Laibson, 2009. The age of reason: financial decisions over the life-cycle with implications for regulation.Brookings Papers on Economic Activity 2:51-117 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Brookings Papers on Economic Activity 2
2. Andoh, 2014. Credit card system in ghana: an investigation of why credit cards are not widely used in ghana and how widespread use maybe implemented. Master ' s Theses. Western Michigan University Sách, tạp chí
Tiêu đề: Andoh, 2014. "Credit card system in ghana: an investigation of why credit cards are not widely used in ghana and how widespread use maybe implemented
3. Angela Moore, 2006, Predicting Recovery Rates for Defaulting Credit Card Debt. Working papers, University of Southampton Sách, tạp chí
Tiêu đề: Predicting Recovery Rates for Defaulting Credit Card Debt
5. Dunn and Kim, 1999. An empiricial investigation of credit card default. Working papers, Ohio State University Sách, tạp chí
Tiêu đề: An empiricial investigation of credit card default
6. Jusoh and Lin, 2012. Personal Financial Knowledge and Attitude towards Credit Card Practices among Working Adults in Malaysia. International Journal of Business and Social Science, Vol. 3 No. 7; April 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Business and Social Science
7. Kiarie, Nzuki and Gichuhi, 2013. Influence of Socio-Demographic Determinants on Credit Cards Default Risk in Commercial Banks in Kenya. International Journal of Science and Research (IJSR), Index Copernicus Value (2013) Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Science and Research (IJSR)
8. Kočenda and Vojtek, 2009. Default Predictors and Credit Scoring Models for Retail Banking. Cesifo working paper no. 2862 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Default Predictors and Credit Scoring Models for Retail Banking
9. Koparal and Çalık, 2014. Bank credit card usage behavior of individuals; are credit cards considered as status symbols or are they really threats to consumers´ budgets? A field study from Eskisehir, Turkey. International Journal of Social Sciences ,Vol. III (4), 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Social Sciences
10. Lee, Lin and Chen, 2011. An Empirical Analysis of Credit Card Customers’ Overdue Risks for Medium- and Small-Sized Commercial Bank in Taiwan. Journal of Service Science and Management, 2011, No 4, page 234-241 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Service Science and Management
11. Lili Wang, Wei Lu, Naresh K. Malhotra, 2011. Demographics, attitude, personality and credit card features correlate with credit card debt: A view from China. Journal of Economic Psychology, Volume 32, Issue 1, February 2011, Pages 179-193 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Economic Psychology
12. Mwangi, 2014. Factors that influence consumer satisfaction with credit cards: a case of the nic bank limited. MBA, United States International University Sách, tạp chí
Tiêu đề: Factors that influence consumer satisfaction with credit cards: a case of the nic bank limited
13. Scholnicka, Massoudb, and Saundersc (2012), The impact of wealth on financial mistakes: Evidence from credit card non-payment. Journal of Financial Stability, Volume 9, Issue 1, April 2013, Pages 26-37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Financial Stability
Tác giả: Scholnicka, Massoudb, and Saundersc
Năm: 2012
14. See Peng and Yiing Jia, 2008. Credit Cardhotders: Distinguishing the Good Apples from the Bad Apples. 11 th International Convention of the East Asian Economic Association 15-16 November 2008, Manila Sách, tạp chí
Tiêu đề: 11"th
16. Sujit Chakravorti Ted To, 2007. A Theory of Credit Cards. International Journal of Industrial Organization, Volume 25, Issue 3, June 2007, Pages 583-595 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Theory of Credit Cards. International Journal of Industrial Organization
18. Thomas A. Durkin, 2000. Credit Cards: Use and Consumer Attitudes, 1970–2000. Federal Reserve Bulletin, September 2000, page 623-634 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Federal Reserve Bulletin, September 2000
19. Trịnh Hoàng Nam and Vương Đức Hoàng Quân, 2016. The determinants of credit card delinquency: An experimental study in Vietnam. International Conference on Asia-Pacific Economic and financial development asian financial Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trịnh Hoàng Nam and Vương Đức Hoàng Quân, 2016. The determinants of credit card delinquency: An experimental study in Vietnam
20. Yi Zhao, Ying Zhao and Inseong Song, 2006. A Dynamic Model for Repayment Behaviors of New Customers in the Credit Card Market. Working papers, Hong Kong University of Science and Technology Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Dynamic Model for Repayment Behaviors of New Customers in the Credit Card Market
3. Nguyễn Ngọc Phương Thảo, 2013, Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thanh toán nợ của khách hàng cá nhân sử dụng thẻ tín dụng do ngân hàng TMCP Đông Á phát hành Khác
4. Nguyễn Hoàng Dũng, 2015, Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w