1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ tín dụng vi mô của hộ nghèo vay vốn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đắk lắk

99 621 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,59 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ tín dụng vi mô của hộ nghèo vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Đắk Lắk” là công trìn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thiện An

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ TÍN DỤNG VI MÔ CỦA HỘ NGHÈO VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

XÃ HỘI TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp Hồ Chí Minh – Năm 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

TRANG PHỤ BÌA

Nguyễn Thiện An

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ TÍN DỤNG VI MÔ CỦA HỘ NGHÈO VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ tín

dụng vi mô của hộ nghèo vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Đắk Lắk” là công trình nghiên cứu của tôi Các thông tin, số liệu được sử dụng

trong luận văn này là trung thực Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong các công trình nghiên cứu khác

Tp.HCM, ngày 13 tháng 10 năm 2017 Tác giả

Nguyễn Thiện An

Trang 4

Trang MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH VẼ

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ 1

1.1 Vấn đề nghiên cứu 1

1.2 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.5 Kết cấu dự kiến của luận văn 3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CƠ SỞ THỰC NGHIỆM VỀ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ TDVM CỦA HỘ NGHÈO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG 4

2.1 Tổng quan lý thuyết về hộ nghèo, tín dụng vi mô và khả năng trả nợ 4

2.1.1 Nghèo, hộ nghèo và đo lường đối tượng nghèo 4

2.1.2 Khái niệm tín dụng vi mô 7

2.1.3 Khả năng trả nợ 9

2.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ TDVM 9

2.2.1 Nhóm các yếu tố thuộc về hộ vay 9

2.2.2 Nhóm các yếu tố không thuộc hộ vay 16

Trang 5

2.3 Một số nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của các yếu tố thuộc hộ vay

đến khả năng trả nợ TDVM 18

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TDVM CỦA HỘ NGHÈO VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NHCSXH TỈNH ĐẮK LẮK 23

3.1 Giới thiệu tổng quan về NHCSXH 23

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHCSXH 23

3.1.2 Kết quả hoạt động của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk 24

3.2 Thực trạng tín dụng vi mô hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk 25 3.2.1 Chương trình cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk 25 3.2.2 Quy trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH 27

3.2.3 Hoạt động cho vay hộ nghèo của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk 30

CHƯƠNG 4 : MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ TDVM HỘ NGHÈO VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NHCSXH TỈNH ĐẮK LẮK 34

4.1 Khung phân tích 34

4.2 Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu khả năng trả nợ 35

4.2.1 Giả thuyết nghiên cứu 35

4.2.2 Mô hình khả năng trả nợ và biến nghiên cứu 36

4.3 Phương pháp nghiên cứu 41

4.3.1 Thống kê mô tả 42

4.3.2 Hồi quy Binary Logistic và các kiểm định khác 42

4.3.3 Dữ liệu nghiên cứu 42

4.3.4 Mẫu nghiên cứu 42

4.3.5 Phương pháp chọn mẫu 44

Trang 6

4.4 Thống kê mô tả đặc điểm của hộ nghèo vay vốn TDVM tại Chi nhánh

NHCSXH tỉnh Đắk Lắk 45

4.4.1 Các biến độc lập 45

4.4.2 Biến phụ thuộc 49

CHƯƠNG 5 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 50

5.1 Các kết quả kiểm định 50

5.1.1 Kiểm định tương quan Pearson 50

5.1.2 Kiểm định đa cộng tuyến 53

5.1.3 Kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của hộ nghèo 53

5.2 Giải thích kết quả kiểm định và mô hình hồi quy 57

5.3 Kết luận về kết quả nghiên cứu 64

5.4 Hàm ý chính sách 66

5.5 Một số hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 67

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội

TCVM : Tài chính vi mô

TDVM : Tín dụng vi mô

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tóm tắt các yếu tố thuộc hộ vay ảnh hưởng tới khả năng trả nợ 14

Bảng 3.1: Tình hình nguồn vốn, cho vay, thu nợ, dư nợ tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2014-2016 24

Bảng 3.2: Tình hình dư nợ cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk 30

Bảng 4.1: Các biến số của mô hình 40

Bảng 4.2: Thống kê độ tuổi hộ vay 45

Bảng 4.3: Thống kê giới tính hộ vay 45

Bảng 4.4: Thống kê dân tộc của hộ vay 46

Bảng 4.5: Thống kê tình trạng hôn nhân của hộ vay 47

Bảng 4.6: Thống kê trình độ học vấn của hộ vay 47

Bảng 4.7: Thống kê việc hộ vay vốn ở nơi khác 48

Bảng 4.8: Thống kê mục đích sử dụng vốn của hộ 48

Bảng 4.9: Thống kê khả năng trả nợ của hộ vay 49

Bảng 5.1: Kết quả kiểm định tương quan Pearson 51

Bảng 5.2: Kết quả hồi quy với 11 biến độc lập 52

Bảng 5.3: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến 53

Bảng 5.4: Kiểm định Omnibus các hệ số trong mô hình 54

Bảng 5.5: Kiểm định mức độ giải thích của mô hình 55

Bảng 5.6: Kiểm định Hosmer và Lemeshow 55

Bảng 5.7: Mức độ dự báo chính xác của mô hình 55

Bảng 5.8: Kết quả hồi quy 56

Trang 9

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ TDVM 18 Hình 3.1: Quy trình cho vay hộ nghèo 29 Hình 3.2: Biểu đồ cơ cấu dư nợ theo tỷ trọng ngành nghề của Chi nhánh NHCSXH tại thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2014 - 2016 31 Hình 3.3: Biểu đồ cơ cấu dư nợ theo tỷ trọng dân tộc của Chi nhánh NHCSXH tại thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2014 - 2016 32 Hình 3.4: Biểu đồ cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay của Chi nhánh NHCSXH tại thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2014 - 2016 33 Hình 4.1: Khung phân tích 35 Hình 5.1: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ TDVM hộ nghèo vay vốn tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk 65

Trang 10

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

1.1 Vấn đề nghiên cứu

“Thực hiện mục tiêu giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước

ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư; đồng thời thể hiện quyết tâm trong việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc mà Việt Nam đã cam kết” (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2011)

Với vị thế là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của Vùng Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk đã dành được rất nhiều sự quan tâm của Đảng và Chính phủ cùng các nhà tài trợ trong và ngoài nước trong công tác giảm nghèo Mặc dù vậy, theo số liệu của

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Đắk Lắk thì tỷ lệ hộ nghèo tại tỉnh Đắk Lắk theo chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2011-2015 là khoảng 12,26%, hơn gấp đôi so với mặt bằng chung cả nước là 5,97% tại thời điểm đầu năm 2015

Để giải quyết vấn đề này, các cấp chính quyền Trung ương cũng như địa phương đã đẩy mạnh việc triển khai các hoạt động tín dụng vi mô thông qua kênh TDVM chính thức là Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk, nhằm giúp những hộ nghèo

có sức lao động nhưng thiếu vốn sản xuất kinh doanh giảm nghèo nhanh và bền vững, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Và trong quá trình đẩy mạnh hoạt động TDVM cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Đắk Đắk, rủi ro tín dụng – tức khả năng mà một người vay hoặc đối tác sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình theo các điều khoản đã thỏa thuận (Basel, 2000), cũng tăng cao Một trong những tiêu chí phổ biến nhất để đo lường rủi ro tín dụng là tỷ lệ nợ quá hạn Ở thời điểm cuối năm 2015, theo số từ liệu báo cáo tài chính của ngân hàng,

tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk là 0,35%, thành phố Buôn Ma Thuột cao nhất so với toàn tỉnh với 1,74%

Điều này được giải thích bởi một những đặc trưng cơ bản nhất của TDVM là

Trang 11

bảo Khi đẩy mạnh hoạt động TDVM cho hộ nghèo, số lượng món vay tăng cao theo lượng hộ vay, nhưng NHCSXH lại không trực tiếp tham gia thẩm định đối tượng vay

và cũng không có hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng để làm cơ sở xác định khả năng trả nợ của hộ Đây là thiếu sót lớn có thể khiến cho rủi ro tín dụng trong hoạt động TDVM của NHCSXH tăng cao

Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả

nợ tín dụng vi mô của hộ nghèo vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Đắk Lắk” để đánh giá khả năng trả nợ TDVM của hộ nghèo thông qua việc tìm hiểu các yếu tố tác động tới tới khả năng trả nợ của hộ Với mục đích mang lại một cái nhìn trực quan về khả năng trả nợ của đối tượng hộ nghèo địa bàn thành phố Buôn

Ma Thuột vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Đắk Lắk, hi vọng kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở đáng tin cậy, từ đó có thể giúp cho ngân hàng, cán bộ tín dụng tham chiếu phân tích khả năng trả nợ của khách hàng, góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng trong hoạt động TDVM

1.2 Câu hỏi nghiên cứu

- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng trả nợ TDVM của hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Đắk Lắk?

- Từ đó có thể đưa ra những dự đoán gì đến khả năng trả nợ của hộ vay?

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về nghèo, lý thuyết về TDVM, những nghiên cứu về khả năng trả nợ TDVM và phân tích dữ liệu thực tiễn thu thập được từ đối tượng hộ nghèo trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Đắk Lắk; đúc kết thành những cơ sở khoa học về các yếu

tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ TDVM của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Buôn

Ma Thuột vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Đắk Lắk

Từ đó thực hiện được mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ TDVM của đối tượng hộ nghèo tại địa phương và dự đoán khả năng trả nợ của

hộ

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 12

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ TDVM của

hộ nghèo

Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát là hộ nghèo theo chuẩn nghèo tại Quyết định số 9/2011/QĐ-TTG năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ áp dụng cho giai đoạn 2011 –

2015 trên địa bàn 21 xã, phường thuộc thành phố Buôn Ma Thuột vay vốn tại chi

nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Đắk Lắk trong quãng thời gian trên, bao

gồm: Tân Tiến, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thành Công, Tân Lợi, Tự An, Tân Lập, Tân Thành, Khánh Xuân, Tân Hòa, Thành Nhất, Ea Tam, Tân An, Cư Êbur, Hòa Thắng, Hòa Khánh, Hòa Thuận, Ea Tu, Ea Kao, Hòa Phú, Hòa Xuân

phí thực hiện, trong phạm vi luận văn, chỉ nhóm các yếu tố thuộc về hộ vay được

nghiên cứu để phân tích sự ảnh hưởng đến khả năng trả nợ

1.5 Kết cấu dự kiến của luận văn

Chương 1: Giới thiệu luận văn Thạc sĩ kinh tế

Chương 2: Tổng quan lý thuyết và cơ sở thực nghiệm về khả năng trả nợ TDVM của hộ nghèo vay vốn tại ngân hàng

Chương 3: Thực trạng TDVM của hộ nghèo vay vốn tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk

Chương 4: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ TDVM của hộ nghèo vay vốn tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk

Trang 13

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CƠ SỞ THỰC NGHIỆM VỀ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ TDVM CỦA HỘ NGHÈO VAY VỐN TẠI NGÂN

HÀNG

2.1 Tổng quan lý thuyết về hộ nghèo, tín dụng vi mô và khả năng trả nợ

2.1.1 Nghèo, hộ nghèo và đo lường đối tượng nghèo

(i) Một số tiếp cận về nghèo và định nghĩa hộ nghèo

Theo cẩm nang giới thiệu và phân tích về nghèo (hoặc nghèo đói - poverty) của World Bank Institute (2005), có nhiều tiếp cận khác nhau về khái niệm nghèo như: tiếp cận thông qua sự thiếu thốn về nguồn lực để đáp ứng nhu cầu sống, thông qua thiếu thốn về phúc lợi xã hội hoặc qua khả năng để tham gia phát triển trong xã hội:

Nghèo về nguồn lực để đáp ứng nhu cầu sống: tiếp cận này dựa trên nguồn lực

của cá nhân hoặc hộ gia đình để đáp ứng các nhu cầu sống cơ bản Với cách tiếp cận này, nghèo được đo bằng cách so sánh lợi tức hoặc thu nhập của một cá nhân hoặc gia đình với một ngưỡng nào đó mà dưới ngưỡng đó họ được coi là nghèo Đây là quan điểm thông dụng nhất khi nghèo được nhìn nhận phần lớn bằng tiền – và cũng

là xuất phát điểm cho hầu hết các phân tích về nghèo

Nghèo về phúc lợi xã hội: quan tâm đến việc con người có thể có đủ thức ăn,

chỗ ở, chăm sóc sức khoẻ hoặc giáo dục hay không Theo quan điểm này, để đo lường nghèo, các nhà phân tích cần phải sử dụng cách đo lường khác với đo lường truyền thống thông qua tiền tệ như: nghèo về dinh dưỡng có thể được đo bằng cách kiểm tra xem trẻ em có còi cọc, suy dinh dưỡng hay không; nghèo về giáo dục có thể được đo bằng cách hỏi xem ai không biết chữ hay qua xác định mức giáo dục thức chính thức

mà họ nhận được

Nghèo về khả năng để có thể tham gia phát triển trong xã hội: quan điểm này

cho rằng nghèo là khi con người thiếu đi những khả năng cơ bản để có thể tham gia vào quá trình phát triển trong xã hội do có thu nhập hoặc giáo dục không đầy đủ, hoặc

Trang 14

sức khoẻ kém, mất an ninh, hoặc tự tin thấp hoặc cảm giác bất lực, hoặc không có các quyền như tự do ngôn luận Đây có lẽ chính là cách tiếp cận rộng nhất về nghèo

Như vậy, qua các tiếp cận về nghèo, có thể thấy nghèo là hiện tượng đa chiều (World Bank Institute, 2005) Khái niệm nghèo để chỉ sự thiếu thốn về nguồn lực của

cá nhân, gia đình để đáp ứng những nhu cầu sống cơ bản của họ Các nhu cầu này có thể là tiền bạc, các phúc lợi xã hội hoặc cơ hội để tham gia phát triển trong xã hội

Với việc hộ gia đình có thể định nghĩa là một hoặc nhiều người cùng chung sống trong một đơn vị nhà ở (Fields và Casper, 2001) thì hộ nghèo có thể được định nghĩa là một hoặc nhiều người cùng chung sống trong một đơn vị nhà ở thiếu thốn nguồn lực để đáp ứng những nhu cầu sống cơ bản

(ii) Các phương pháp đo lường đối tượng nghèo

Để đo lường nghèo, cần phải có chuẩn nghèo hay ngưỡng nghèo để phân biệt giữa đối tượng nghèo và không nghèo:

- Phương pháp đo lường tuyệt đối: Ngân hàng Thế giới đưa ra đường tham

chiếu ngưỡng nghèo (poverty line) để xác định nghèo theo phương pháp đo lường tuyệt đối Đối tượng được cho là nghèo nếu thu nhập hoặc lợi tức của đối tượng này nằm dưới đường tham chiếu Với mục đích để so sánh và tổng hợp trên phạm vi toàn cầu, đường tham chiếu này được tính theo ngang giá sức mua (Gabrisch và Hölscher, 2006) Năm 2008, đường tham chiếu này đặt ở mức 1,25 USD/người/ngày, từ cuối năm 2015 đến nay, đường tham chiếu này được nâng lên mức 1,9 USD/người/ngày

- Phương pháp đo lường tương đối: đối tượng được cho là nghèo khi có thu

nhập hay chi tiêu dưới một nửa so với mức trung bình đầu người ở quốc gia họ sống (Gabrisch và Hölscher, 2006)

Như vậy, dù với cách đo lường nào, ngưỡng nghèo theo thu nhập hay chi tiêu đều thay đổi theo thời gian và môi trường xã hội Rộng hơn, việc đo lường các nguồn lực cần thiết để đáp ứng nhu cầu phúc lợi xã hội hay khả năng tham gia phát triển trong xã hội cũng chịu tác động tương tự

Trang 15

Do đó, các ngưỡng nghẻo hay chuẩn nghèo sẽ khác nhau về thời gian và khu vực địa lý; mỗi quốc gia sử dụng các đo lường phù hợp với mức độ phát triển, các chuẩn mực và giá trị xã hội của quốc gia đó (Gabrisch và Hölscher, 2006)

Ở Việt Nam, theo Quyết định số 9/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015, nghèo được xác định theo phương pháp đo lường tuyệt đối dựa trên thu nhập Theo

đó, hộ gia đình được xem là nghèo và định nghĩa là hộ nghèo khi:

 Hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống ở nông thôn

 Hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống ở thành thị

Dựa trên số liệu của The Economist (2014) với tỷ giá VND - USD là 21.090,

tỷ giá theo ngang giá sức mua là 12.975 thì:

- So sánh với đường tham chiếu của Ngân hàng Thế giới năm 2008, tại thời điểm 2014, tiêu chí đo lường ở Việt Nam giai đoạn này thấp hơn khá nhiều: 400.000 – 500.000 đồng/người/tháng so với 1,25 USD/người/ngày - tương đương khoảng 791.000 đồng/người/tháng

- Nếu so sánh ngang giá sức mua dựa trên chỉ số Big Mac, tiêu chí này là 400.000 – 500.000 đồng/người/tháng so với khoảng 487.000 đồng/người/tháng

Đến cuối 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số TTg quy định chuẩn nghèo dựa trên tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-

59/2015/QĐ-2020, theo đó hộ nghèo là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

 Đối với khu vực nông thôn:

- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;

- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội

cơ bản trở lên

 Đối với khu vực thành thị:

- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;

Trang 16

- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội

cơ bản trở lên

Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm: tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục

vụ tiếp cận thông tin

Tuy nhiên, do thời gian thực hiện nghiên cứu (2015-2017) và đặc điểm bài nghiên cứu, các số liệu thu thập trong bài sẽ là của những đối tượng theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 của Thủ tướng Chính phủ

2.1.2 Khái niệm tín dụng vi mô

Sinha và Matin (1998) định nghĩa tín dụng vi mô là những khoản vay nhỏ Khi

sử dụng định nghĩa này, TDVM rất đa dạng, có thể là các khoản vay tiêu dùng từ thị trường không chính thức, vay từ bạn bè và người thân, hoặc là các khoản vay đặc thù

từ các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng nông nghiệp, nông thôn, chăn nuôi, tín dụng ô tô, xe máy, tín dụng tiêu dùng chính thức

Khi gắn với người nghèo, tổ chức vận động chính sách Microcredit Summit Campaign (2002) trong báo cáo của mình thì định nghĩa hẹp hơn, cho rằng TDVM là các khoản vay nhỏ được cấp cho người nghèo để họ có thể bắt đầu các công việc nhỏ

và phát triển tiết kiệm

Tương tự như vậy, Gutiérrez-Nieto và cộng sự (2007) định nghĩa TDVM là việc là việc cung cấp các khoản vay nhỏ cho những người nghèo để thực hiện các dự

án tự làm chủ, tạo ra thu nhập

Qua các định nghĩa, TDVM trong đề tài được hiểu là các khoản vay nhỏ được cung cấp cho người nghèo để thực hiện các công việc tự làm chủ, tạo ra thu nhập và tiết kiệm Các khoản vay này thường mang các đặc điểm như nhỏ, dành cho người nghèo, không có tài sản thế chấp và người vay phải tham gia vào các tổ nhóm (Nawai

Trang 17

TDVM và tài chính vi mô là hai khái niệm có liên quan mật thiết, để tìm hiểu

rõ hơn về đặc điểm của TDVM, ta cần tìm hiểu khái niệm TCVM

Ledgerwood (1999) định nghĩa thuật ngữ TCVM để chỉ việc cung cấp các dịch

vụ tài chính như tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm và thanh toán cho những khách hàng nghèo hoặc có thu nhập thấp Ngoài việc là trung gian tài chính, nhiều tổ chức TCVM còn thực hiện các dịch vụ trung gian xã hội như thành lập tổ nhóm, đào tạo kiến thức

về tài chính và phát triển năng lực, sự tự tin của các thành viên trong tổ nhóm Cũng theo Ledgerwood (1999) thì các hoạt động TCVM thường mang những đặc điểm như: các khoản vay nhỏ; không có tài sản thế chấp, tài sản thế chấp được thay thế bằng sự đảm bảo của tổ nhóm hoặc tiết kiệm bắt buộc Các tổ chức TCVM có thể là các tổ chức tài chính phi chính phủ, ngân hàng chính phủ, ngân hàng thương mại, các liên hiệp tín dụng, các hiệp hội tiết kiệm và cho vay, các định chế tài chính phi ngân hàng

Từ khái niệm TDVM và TCVM, có thể hiểu TDVM là một phần của TCVM Mặc dù các thuật ngữ có thể được sử dụng hoán đổi cho nhau, nhưng TCVM đại diện cho cho cả lĩnh vực còn TDVM dùng để chỉ việc cấp tín dụng (Nawai và Shariff, 2010) Cụ thể:

- TDVM là các khoản vay nhỏ, không có tài sản thế chấp được cung cấp cho người nghèo để thực hiện các công việc tự làm chủ, tạo ra thu nhập và tiết kiệm Người vay phải tham gia vào các tổ nhóm và tài sản thế chấp được thay bằng sự đảm bảo của tổ nhóm

- TCVM để chỉ việc cung cấp các dịch vụ tài chính rộng hơn, bao gồm cả cung cấp TDVM lẫn dịch vụ tiết kiệm, bảo hiểm, thanh toán và thực hiện các hoạt động thành lập tổ nhóm, đào tạo cho các thành viên là người nghèo hoặc người có thu nhập thấp

- Các tổ chức cung cấp TCVM có thể là: các tổ chức tài chính phi chính phủ, ngân hàng chính phủ, ngân hàng thương mại, các liên hiệp tín dụng, các hiệp hội tiết kiệm và cho vay, các định chế tài chính phi ngân hàng

Trang 18

2.1.3 Khả năng trả nợ

Trong tài liệu của Basel Committee on Banking Supervision (2006) hay Basel

II, định nghĩa khách hàng không có khả năng trả nợ là những khách hàng có một trong hai dấu hiệu hoặc cả hai dấu hiệu sau:

- Một là, khách hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ khi đến hạn mà chưa tính đến việc ngân hàng bán tài sản (nếu có) để hoàn trả

- Hai là, khách hàng có các khoản nợ xấu có thời gian quá hạn trên 90 ngày Tóm lại, từ nghiên cứu các khái niệm về TDVM, hộ nghèo và khả năng trả nợ,

có thể đưa ra khái niệm về khả năng trả nợ TDVM của hộ nghèo như sau:

Khả năng trả nợ TDVM của hộ nghèo là khả năng một hoặc nhiều người cùng chung sống trong một đơn vị nhà ở thiếu thốn nguồn lực để đáp ứng những nhu cầu sống cơ bản thực hiện việc thanh toán đầy đủ các khoản vay nhỏ, không có tài sản thế chấp được cung cấp để hộ thực hiện các công việc tự làm chủ tạo ra thu nhập và tiết kiệm khi đến hạn cho ngân hàng trong thời hạn 90 ngày

2.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ TDVM

Các công trình nghiên cứu trước đây về khả năng trả nợ TDVM chỉ ra rất nhiều yếu tố có thể tác động tới khả năng trả nợ TDVM của hộ vay Các yếu tố này có thể được phân thành 2 nhóm là nhóm các yếu tố thuộc về hộ vay và nhóm các yếu tố không thuộc hộ vay Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chỉ có các yếu tố thuộc

về hộ vay được tìm hiểu

2.2.1 Nhóm các yếu tố thuộc về hộ vay

 Các yếu tố về đặc điểm bản thân và gia đình hộ vay:

Trang 19

Nghiên cứu của Mokhta và cộng sự (2012) thì kết luận một số người vay ở nhóm 46-55 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ tài chính nhiều hơn cho gia đình, dẫn tới khả năng trả nợ bị ảnh hưởng xấu; và những người vay ở nhóm 18-25 tuổi thiếu kinh nghiệm do đó dễ gặp vấn đề trong sản xuất kinh doanh, dẫn tới ảnh hưởng đến khả năng trả nợ

Các nghiên cứu đều đo lường độ tuổi thông qua tuổi của người đứng tên vay, tuy nhiên có sự khác nhau về thang đo: Pasha và Negese (2014) và Mokhta và cộng

sự (2012) đo lường độ tuổi qua tuổi của người đứng tên vay và phân loại thành các nhóm tuổi khác nhau theo thang đo thứ bậc; trong khi Angaine và Waari (2014) đo lường tuổi qua thang đo tỷ lệ, chỉ xác định số tuổi của người đứng tên vay

(ii) Giới tính

Một số các nghiên cứu về khả năng trả nợ TDVM và TCVM trước đây cho thấy các hộ vay là nữ giới có khả năng trả nợ cao hơn (Mokhta và cộng sự, 2012) hoặc rủi ro của những khoản vay gắn với nữ giới thấp hơn nam giới với lý do phụ nữ thường có trách nhiệm và kỷ luật hơn nam giới trong việc trả nợ TDVM (D'Espallier, 2011) Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu cho rằng khả năng trả nợ của nam giới cao hơn (Nawai và Shariff, 2012) bởi nữ giới thường tham gia các hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận thấp, đồng thời việc sinh con có thể làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ vay nữ

Yếu tố này được sử dụng dưới các tên biến khác nhau trong các nghiên cứu như việc hộ vay là nữ hay giới tính Tuy nhiên, điểm chung là cùng được sử dụng nhằm thể hiện sự khác biệt giữa giới tính nữ hoặc nam của người đứng tên vay tới khả năng trả nợ và đều được đo lường định tính thông qua việc xác định hộ vay là nữ hay nam

(iii) Đặc điểm văn hóa của người đứng tên vay, cụ thể là dân tộc và tôn giáo

ảnh hưởng tới hành vi của hộ vay khi tham gia các hoạt động của tổ chức TCVM, do

đó các yếu tố này có thể ảnh hưởng tới khả năng trả nợ TDVM của hộ vay và được một số tác giả đưa vào nghiên cứu (Karlan, 2007; Nawai và Shariff, 2012; Roslan và Karim, 2009)

Trang 20

Kết quả nghiên cứu của Nawai và Shariff (2012) cho rằng những hộ vay được tham gia giáo dục tôn giáo sẽ có khả năng trả nợ cao hơn bởi trong Hồi giáo, trách nhiệm trả nợ là rất quan trọng, ngay cả những người đi vay đã chết, họ vẫn phải trả

nợ, nếu không, linh hồn sẽ không được siêu thoát (be hanging) Tôn giáo được đo lường bằng việc người đứng tên vay có được tham gia giáo dục tôn giáo chính thức hay không, quy ước là 1 nếu có và 0 nếu ngược lại trong nghiên cứu

Nghiên cứu của Roslan và Karim (2009) cho rằng sắc tộc hay dân tộc không ảnh hưởng tới khả năng trả nợ Còn theo nghiên cứu của Karlan (2007), những hộ vay trong tổ nhóm có độ tương đồng về dân tộc cao hơn có khả năng trả nợ cao hơn Dân tộc được xác định dựa trên nguồn gốc của người đứng tên vay và được đo lường định tính nhằm mô phỏng sự khác biệt về khả năng trả nợ giữa các nhóm dân tộc có xuất xứ khác nhau (Karlan, 2007; Roslan và Karim, 2009)

(iv) Tình trạng hôn nhân cho biết người đứng tên vay đã lập gia đình hay chưa

Folefack và Teguia (2016) cho rằng những hộ chưa kết hôn sẽ có khả năng trả nợ cao hơn những hộ đã kết hôn với lý giải là những hộ đã kết hôn sẽ có nhiều thành viên gia đình hơn, do đó phải lo cho nhiều người hơn

Tình trạng hôn nhân trong các nghiên cứu được đo lường định tính, nhận giá trị 0-1 hoặc 1-2 nhằm mô phỏng sự khác biệt giữa những hộ vay đã lập gia đình với những hộ vay chưa lập gia đình (Haile, 2015; Pasha và Negese, 2014; Mokhta và cộng sự, 2012; Folefack và Teguia, 2016)

(v) Trình độ học vấn đại diện cho khả năng nhận thức, khả năng quản lý tiền

bạc, sử dụng vốn đạt hiệu quả và nắm bắt cơ hội kinh tế của chủ hộ Do đó, hộ có trình độ học vấn cao thường có khả năng trả nợ cao hơn (Wahab và cộng sự, 2011; Pasha và Negese, 2014; Angaine và Waari, 2014)

Trong nghiên cứu của Wahab và cộng sự (2011), trình độ học vấn của chủ hộ được đo lường bằng thang đo tỷ lệ theo số năm theo học của người đứng tên vay trong môi trường giáo dục Còn nghiên cứu của Pasha và Negese (2014) và Angaine và Waari (2014) đo lường bằng thang đó thứ bậc theo từng nhóm trình độ học vấn của

Trang 21

(vi) Thành viên gia đình

Số thành viên trong gia đình là tổng của số lao động và số phụ thuộc Do đó, các nghiên cứu trước chỉ đề cập tối đa 2 trong 3 yếu tố: số thành viên gia đình, số lao động và số phụ thuộc

Số thành viên gia đình thể hiện quy mô con người trong hộ gia đình đó Quy

mô gia đình có thể có ảnh hưởng tích cực tới kinh tế của hộ, tuy nhiên đối với đối tượng thu nhập thấp, quy mô gia đình tương quan âm với khả năng trả nợ (Haile, 2015; Ayen, 2015; Folefack và Teguia, 2016)

Số lao động trong hộ gia đình càng nhiều thì khả năng sản suất ra của cải càng tăng, do đó khả năng trả nợ cũng tăng (Wahab và cộng sự, 2011; Munene và Guyo, 2013)

Số người phụ thuộc trong hộ gia đình càng nhiều thì sẽ càng tốn tiền bạc, của cải để duy trì cuộc sống, khả năng trả nợ theo đó giảm (Pasha và Negese, 2014; Mokhta và cộng sự, 2012, Angaine và Waari, 2014)

Các yếu tố số thành viên gia đình, số lao động và số phụ thuộc trong các nghiên cứu đều được đo lường định lượng bằng thang đo tỷ lệ theo số người tương ứng trong gia đình

(vii) Khoảng cách từ nơi ở hoặc nơi kinh doanh của hộ vay tới trụ sở tổ chức TCVM có tương quan âm với khả năng trả nợ của hộ vay (Haile, 2015; Nawai và Shariff, 2012)

Trong nghiên cứu của Haile (2015) và nghiên cứu của Nawai và Shariff (2012), khoảng cách này được đo lường bằng số kilomet từ địa điểm kinh doanh hoặc nơi ở của hộ vay tới trụ sở tổ chức TCVM

 Các yếu tố về đặc điểm tài chính của hộ vay:

(i) Số nguồn thu: số nguồn thu nhập của hộ vay càng nhiều, khả năng gặp vấn

đề trong việc trả nợ càng giảm Số nguồn thu nhập của hộ đại diện cho khả năng trả

nợ ngay cả khi nguồn thu nhập chính bị gián đoạn Vậy nên hộ càng có nhiều nguồn thu nhập thì khả năng trả nợ càng cao (Wahab và cộng sự, 2011; Jain and Mansuri, 2003; Haile, 2015)

Trang 22

Số nguồn thu trong được đo lường định lượng bằng thang đo tỷ lệ theo tổng

số nguồn thu nhập của các thành viên trong gia đình

Roslan và Karim (2009) đo lường số nguồn thu qua việc người đứng tên vay

có công việc khác hay không và nhận giá trị 1-0 tương ứng

(ii) Tiết kiệm

Số tiền tiết kiệm là cơ sở tài chính để hộ vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ, do đó

có tương quan dương với khả năng trả nợ (Karlan, 2007) Trong khi thói quen tiết kiệm và mục đích tiết kiệm cho thấy nhận thức của hộ vay khi thực hiện việc tiết kiệm, do đó có tương quan với khả năng trả nợ (Haile, 2015; Pasha và Negese, 2014)

Số tiền người vay tiết kiệm được Số tiền tiết kiệm được đo lường bằng thang

đo tỷ lệ qua số tiền tiết kiệm của hộ vay trong nghiên cứu (Wahab và cộng sự, 2011; Karlan, 2007)

Thói quen tiết kiệm được đo đạc dựa trên tác động tích cực hay tiêu cực mà

hộ vay cảm thấy khi thực hiện việc tiết kiệm; mục đích tiết kiệm được đo lường bằng thang đo danh nghĩa phân loại dựa trên các loại mục đích của việc tiết kiệm khi hộ vay thực hiện (Haile, 2015; Pasha và Negese, 2014)

(iii) Việc hộ vay vốn ở nơi khác ngoài tổ chức TCVM làm giảm khả năng trả

nợ của hộ (Matin, 1997; Vogelgesang, 2003) bởi khi đó nguồn lực của hộ sẽ phải phân tán để thực hiện nghĩa vụ trả nợ ở nhiều nơi

Việc hộ vay vốn ở nơi khác được đo lường định tính với thang đo danh nghĩa 1-0, xác định qua việc người đứng tên vay có vay vốn ở nơi khác hay không (Matin, 1997; Vogelgesang, 2003; Haile, 2015)

(iv) Mục đích sử dụng vốn cho biết hộ vay sử dụng nguồn vốn vay như thế

nào Những hộ sử dụng vốn không đúng mục đích hoặc không vào những hoạt động tạo ra thu nhập sẽ có khả năng cao hơn gặp những vấn đề trong khả năng trả nợ (Wahab và cộng sự, 2011; Pasha và Negese, 2014; Folefack và Teguia, 2016)

Mục đích sử dụng vốn được đo lường định tính với thang đo danh nghĩa, xác định qua việc hộ có sử dụng vốn vay vào mục đích tạo ra thu nhập hay không (Wahab

Trang 23

(v) Tổng thu nhập hay tổng doanh thu kinh doanh của hộ đại diện cho khả năng

tài chính của hộ Khi tổng thu nhập của hộ gia đình tăng thì khả năng trả nợ cũng tăng (Wahab và cộng sự, 2011; Nawai và Shariff, 2012)

Tổng thu nhập được đo lường định lượng bằng thang đo tỷ lệ, dựa trên tổng thu nhập hàng tháng của hộ gia đình (Wahab và cộng sự, 2011; Nawai và Shariff, 2012)

(vi) Loại hình kinh doanh và kinh nghiệm kinh doanh có ảnh hưởng tới khả

năng trả nợ của hộ vay (Nawai và Shariff, 2012; Haile, 2015; Pasha và Negese, 2014; Mokhta và cộng sự, 2012)

Trong đó, kinh nghiệm kinh doanh được đo lường định lượng dựa vào số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh của hộ (Haile, 2015)

Loại hình kinh doanh được đo lường định tính dựa trên việc hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp hay ngành nghề khác (Mokhta và cộng sự, 2012)

Tài sản xuất hiện nhiều trong các nghiên cứu về khả năng trả nợ tín dụng, tuy

nhiên ít xuất hiện trong các nghiên cứu về khả năng hay xác suất trả nợ TDVM bởi đặc điểm không có tài sản thế chấp của TDVM

Tóm tắt các yếu tố thuộc hộ vay ảnh hưởng tới khả năng trả nợ thể hiện qua bảng 2.1:

Bảng 2.1: Tóm tắt các yếu tố thuộc hộ vay ảnh hưởng tới khả năng trả nợ

+/-

Giới tính Người đứng tên là

nữ hay nam

Mokhta và cộng sự, 2012; D'Espallier, 2011;

- Karlan, 2007;

+/-

Trang 24

- Người đứng tên vay có tham gia giáo dục tôn giáo hay không

- Nawai và Shariff,

2012

Tình trạng hôn nhân Người đứng tên vay

lập gia đình hay chưa

Folefack và Teguia, 2016; Haile, 2015; Pasha

- Nhóm trình độ học vấn của người đứng tên vay

- Wahab và cộng sự, 2011;

- Haile, 2015; Ayen, 2015; Folefack và Teguia, 2016

- Wahab và cộng sự, 2011; Munene và Guyo,

Haile, 2015; Nawai và Shariff, 2012

- Tổng thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ

- Wahab và cộng sự, 2011;

- Nawai và Shariff,

2012

+

Trang 25

Số nguồn thu Tổng số nguồn thu

nhập của các thành viên trong gia đình

Wahab và cộng sự, 2011; Jain and Mansuri, 2003; Haile, 2015

- Tác động tiêu cực hay tích cực mà hộ vay thấy tiết kiệm mang lại

- Hộ vay tiết kiệm

để làm gì

- Karlan, 2007;

- Haile, 2015; Pasha và Negese, 2014

- Hộ vay có sử dụng vốn đúng mục đích không

- Wahab và cộng sự, 2011;

- Số năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh

Nawai và Shariff, 2012;

Haile, 2015; Pasha và Negese, 2014; Mokhta

và cộng sự, 2012

+/-

2.2.2 Nhóm các yếu tố không thuộc hộ vay

Có thể kể tới như:

 Các yếu tố về tổ nhóm và giám sát ngang hàng:

Một trong những đặc điểm của TDVM là món vay được đảm bảo bởi năng lực của tổ nhóm Tổ nhóm sẽ đóng vai trò giám sát, tạo áp lực nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của hộ vay (Zhang, 2008; Ghatak 1999; Matin, 1997)

Đồng thời, khi tham gia vào tổ nhóm những thông tin về tình hình kinh tế và hoạt động đời sống hàng ngày của hộ vay có thể được chia sẻ, giám sát ngang hàng

Trang 26

giữa các hộ vay với nhau làm giảm khả năng các hộ vay cố có điều kiện nhưng cố tình không trả nợ (Zeller, 1998; Wydick, 1999), việc một hộ vay không trả nợ có thể dẫn tới việc toàn bộ những hộ vay còn lại trong tổ nhóm không thể tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng

 Các yếu tố về đặc điểm món vay:

Một số nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng những đặc điểm của món vay như độ lớn món vay, lãi suất, thời gian trả nợ, phân kỳ trả nợ, hình thức giải ngân có ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của hộ vay (Godquin, 2004; Hietalahti và Linden, 2006; Deininger và Liu, 2009)

 Các yếu tố khách quan khác:

Các yếu tố khách quan như chính sách thay đổi hoặc các biến động chính trị, kinh tế - xã hội ở quốc gia hay trên bình diện quốc tế có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động TCVM (CGAP, 2012; Legerwood, 1998) Những biến động này có thể tác động xấu tới sản xuất, kinh doanh của hộ, từ đó có thể gây ảnh hưởng tới khiến nguồn tài chính để trả nợ vay của hộ, khả năng trả nợ TDVM của hộ vay sẽ bị ảnh hưởng theo

Các yếu tố không thuộc hộ vay sẽ không được đưa vào nghiên cứu tác động tới khả năng trả nợ TDVM của tác giả

Một số các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ TDVM có thể được tóm tắt qua hình 2.1:

Trang 27

Các yếu tố thuộc hộ vay

Đặc điểm người vay và gia đình

o Từ địa điểm sản xuất

Đặc điểm tài chính hộ vay

 Tổng thu nhập/doanh thu

Các yếu tố khách quan

Hình 2.1: Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ TDVM

2.3 Một số nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của các yếu tố thuộc hộ vay đến khả năng trả nợ TDVM

Nawai và Shariff (2012) trong nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới khả

năng trả nợ các chương trình TCVM ở Peninsular, Malaysia sử dụng 11 yếu tố để đánh giá tác động tới khả năng trả nợ của các hộ vay vốn tại đây, trong đó có 8 yếu

tố thuộc hộ vay bao gồm: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, giáo dục tôn giáo, tổng

Trang 28

thu nhập, loại hình kinh doanh, tổng doanh thu, khoảng cách từ nơi kinh doanh của

hộ vay tới văn phòng tổ chức TCVM Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng bằng mô hình hồi quy logistic đa thức, với dữ liệu thu thập trực tiếp qua việc phỏng vấn bán cấu trúc 309 khách hàng được chọn ngẫu nhiên Kết quả nghiên cứu cho thấy giới tính, giáo dục tôn giáo, khoảng cách từ nơi kinh doanh của hộ vay tới văn phòng

tổ chức TCVM, loại hình kinh doanh và tổng doanh thu là những yếu tố thuộc hộ vay ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến khả năng trả nợ của hộ vay vốn tại đây

Nghiên cứu của Nawai và Shariff (2012) sử dụng mô hình hồi quy logistic đa thức, ưu điểm của mô hình là cho phép xác định ngưỡng từ chối của biến phụ thuộc, trong trường hợp này việc hộ trả nợ đúng hạn, không trả nợ và trả nợ không đúng hạn

Haile (2015) trong công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả

năng trả nợ tổ chức TCVM Harari Microfinance Institution tại Harari, Ethiopia sử dụng 15 yếu tố để giải thích cho khả năng trả nợ, trong đó có 12 yếu tố thuộc hộ vay bao gồm: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, khoảng cách từ nơi

ở và nơi kinh doanh của hộ vay tới tổ chức TCVM, tổng số thành viên gia đình, số người phụ thuộc, thói quen tiết kiệm, mục đích tiết kiệm, số nguồn thu nhập, loại hình kinh doanh, kinh nghiệm kinh doanh Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng với thống kê mô tả và sử dụng mô hình hồi quy binary logistic; dữ liệu sử dụng

là cả sơ cấp và thứ cấp; khách hàng được phỏng vấn cấu trúc qua bảng câu hỏi; 120 quan sát là khách hàng được chọn bằng phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn kết hợp giữa chọn mẫu phân tầng và chọn mẫu hệ thống Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố thuộc hộ vay ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của hộ tại đây bao gồm: thói quen tiết kiệm, mục đích tiết kiệm, số nguồn thu nhập, loại hình kinh doanh, kinh nghiệm kinh doanh và tổng số thành viên gia đình

Pasha và Negese (2014) trong nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả

năng trả nợ TCVM tại Sidama, Ethiopia đưa vào tổng cộng 14 yếu tố để nghiên cứu ảnh hưởng tới khả năng trả nợ, trong đó có 9 yếu tố thuộc hộ vay gồm: giới tính, tuổi

Trang 29

quen tiết kiệm, loại hình kinh doanh và kinh nghiệm kinh doanh Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng với phân tích thống kê mô tả và mô hình hồi quy binary logistic dựa trên cả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp của 296 quan sát thu thập được bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn người vay, việc sử dụng vốn vay đúng mục đích có tương quan dương và số người phụ thuộc cùng một số nhóm độ tuổi của người vay có tương quan âm với khả năng trả nợ

Mokhta và cộng sự (2012) trong nghiên cứu về các yếu tố quyết định vấn đề

về khả năng trả nợ TDVM của hộ vay ở các tỉnh Peninsular, Sabah và Sarawak, Malaysia dùng 12 yếu tố để giải thích cho khả năng trả nợ TDVM của hộ vay tại các khu vực này, trong đó có 9 yếu tố thuộc hộ vay bao gồm: độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn của chủ hộ, nguồn thu ngoài, loại hình kinh doanh, việc

hộ có vay nơi khác, số người phụ thuộc và thu nhập Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng với mô hình hồi quy binary logistic qua dữ liệu có qua việc phỏng vấn cấu trúc 268 khách hàng được lựa chọn bằng phương pháp chọn mẫu phân tầng Nghiên cứu kết luận giới tính, độ tuổi chủ hộ và loại hình kinh doanh ảnh hưởng có

ý nghĩa thống kê đến khả năng trả nợ TDVM của hộ Trong đó các hộ vay là nữ giới

có khả năng trả nợ cao hơn nam giới và các hộ vay thuộc nhóm tuổi trẻ hơn có khả năng trả nợ cao hơn

Các nghiên cứu về khả năng trả nợ TDVM thường sử dụng mô hình hồi quy binary logistic (Mokhta và cộng sự, 2012; Pasha và Negese, 2014; Haile, 2015) Mô hình này có nhược điểm về mặt kỹ thuật là không xác định được trong những trường hợp nào hộ vay chỉ trả được một phần món vay Tuy nhiên, có ưu điểm hơn các mô hình khác trong việc phân tích biến phụ thuộc khi biến phụ thuộc chỉ nhận giá trị có hoặc không, lý do là bởi mô hình rất linh hoạt, dễ sử dụng về mặt toán học và kết quả mang tính giải thích cao (Hosmer và Lemeshew, 1989) Mô hình có thể dự đoán được khả năng hộ vay thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán cả gốc và lãi cho ngân hàng Khi đánh giá khả năng trả nợ, khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn một

Trang 30

cách đầy đủ là điều cần quan tâm, do đó có thể xem xét để sử dụng mô hình hồi quy binary logistic cho nghiên cứu

Wahab và cộng sự (2011) trong nghiên cứu về các yếu tố chủ chốt ảnh hưởng

đến khả năng trả nợ TDVM của các hộ gia đình nghèo vay vốn ở tổ chức TDVM Amanah Ikhtiar, Malaysia sử dụng 6 yếu tố: tổng thu nhập, mục đích sử dụng vốn, số lao động có việc làm, số nguồn thu nhập, tổng tiết kiệm và trình độ học vấn của hộ vay để đánh giá tác động tới khả năng trả nợ của hộ vay Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng bằng mô hình mạng SEM (structural equation model); phỏng vấn cấu trúc 333 ứng viên có được qua phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng Nghiên cứu kết luận rằng tổng thu nhập, mục đích sử dụng vốn, số lao động có việc làm, số nguồn thu nhập và trình độ học vấn của hộ vay có tương quan dương có ý nghĩa thống kê tới khả năng trả nợ của hộ và tổng tiết kiệm không có tác động có ý nghĩa thống kê đến khả năng trả nợ của hộ

Nghiên cứu của Wahab và cộng sự (2011) xem xét số thành viên có việc làm trong hộ gia đình, tuy nhiên không đề cập tới tổng số thành viên trong hộ gia đình Điều này có thể dẫn tới việc hộ gia đình có nhiều thành viên có việc làm nhưng quy

mô gia đình lớn khiến những người có việc làm này phải gánh một lượng lớn các thành viên phụ thuộc không hoặc chưa có việc làm

Karlan (2007) khi nghiên cứu về mối các quan hệ xã hội với cho vay tổ nhóm

tại Ayacucho, Peru phân tích các yếu tố về đặc điểm sắc tộc và quan hệ xã hội để xác định tác động tới khả năng trả nợ Nghiên cứu phương pháp định lượng với mô hình Tobit qua dữ liệu có qua việc phỏng vấn cấu trúc 2054 khách hàng được lựa chọn bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng từ dữ liệu khách hàng của tổ chức TCVM phi lợi nhuận FINCA Kết quả nghiên cứu cho rằng khả năng trả nợ có tương quan dương với sự tương đồng về đặc điểm sắc tộc của tổ nhóm vay Kết luận này cũng cố nhận định của Ledgerwood (1998) về ảnh hưởng của yếu tố đặc điểm sắc tộc tới TCVM Legerwood (1998) cho rằng có những trường hợp một nhóm người trong cộng đồng không thể hoặc sẽ không tham gia vào các dịch vụ tài chính do ảnh hưởng

Trang 31

Ở Việt Nam, hiện tại có rất ít hoặc dường như chưa có các nghiên cứu về khả năng trả nợ TDVM hay khả năng trả nợ TDVM của hộ nghèo Các nghiên cứu chỉ tập trung vào khía cạnh khả năng tiếp cận TDVM của hộ nghèo hoặc tác động của TDVM đối với kinh tế cũng như đời sống của hộ nghèo vay vốn

sẽ làm cơ sở cho việc thiết kế nghiên cứu ở chương 4

Trang 32

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TDVM CỦA HỘ NGHÈO VAY VỐN TẠI CHI

NHÁNH NHCSXH TỈNH ĐẮK LẮK

3.1 Giới thiệu tổng quan về NHCSXH

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHCSXH

NHCSXH Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập năm

2002, trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo, tách khỏi Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Trong quá trình 15 năm hoạt động, NHCSXH đã giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận được với nguồn vốn TDVM ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo

Theo quy định tại thông tư 62/2016/TT-BTC năm 2016 của Bộ tài chính, NHCSXH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước

Theo quy định tại quyết định 16/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ năm

2003, NHCSXH được thực hiện các dịch vụ: huy động, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các

cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội

Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk được thành lập năm 2002 nhằm giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột tiếp cận được với nguồn vốn TDVM Các hộ vay vốn tại các địa bàn khác trong tỉnh do

14 Phòng giao dịch tại các huyện phụ trách Đề tài chỉ nghiên cứu đối tượng hộ nghèo trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột vay vốn tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk

Trang 33

3.1.2 Kết quả hoạt động của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk

Tình hình nguồn vốn, cho vay, thu nợ, dư nợ tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk qua các năm (2014 - 2016) thể hiện ở bảng 3.1 Tình hình tăng trưởng dư nợ toàn tỉnh qua các giai đoạn: 2014-2015 là 5,5%, 2015-2016 là 11,7%, riêng thành phố Buôn Ma Thuột dư nợ tăng trưởng không đều và tỷ lệ nợ quá hạn rất cao, chiếm

khoảng 1/3 toàn tỉnh trong khi dư nợ chỉ chiếm khoảng 6%

Bảng 3.1: Tình hình nguồn vốn, cho vay, thu nợ, dư nợ tại Chi nhánh

Trang 34

 Cân đối từ Trung Ương

 Huy động tại địa phương

 Huy động của tổ chức, cá nhân

 Huy động tại điểm giao dịch

 Nhận ủy thác tại địa phương

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tổng kết 15 năm hoạt động NHCSXH tỉnh Đắk Lắk

3.2 Thực trạng tín dụng vi mô hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk

3.2.1 Chương trình cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk

Khái niệm TDVM của hộ nghèo trong luận văn này được hiểu là TDVM được cấp cho đối tượng hộ nghèo đo lường theo chuẩn nghèo tại Quyết định số 9/2011/QĐ-TTG năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015, cụ thể:

 Hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống ở nông thôn

 Hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống ở thành thị

Hiện tại NHCSXH đang thực hiện 12 chương trình cho vay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, bao gồm cho vay: hộ nghèo; hộ cận nghèo; hộ mới thoát nghèo; đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; giải quyết việc làm; xuất khẩu lao động; nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn; hộ nghèo về nhà ở; thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn; hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn; hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề và đi xuất khẩu lao động cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn Trong nghiên cứu chỉ đề cập đến đối tượng hộ nghèo vay vốn chương trình cho vay hộ nghèo

Văn bản 3416/NHCS-TDNN năm 2013, văn bản 1129/NHCS-TDNN năm

2014 và văn bản 1569/NHCS-TDNN năm 2015 của NHCSXH quy định một số điểm

Trang 35

Điều kiện vay vốn

- Các hộ gia đình có tên trong danh sách hộ nghèo được Ủy ban Nhân dân xã (phường, thị trấn) xác nhận và cung cấp cho NHCSXH

- Có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng kí tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay

- Chủ hộ là người đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với Ngân hàng, là người trực tiếp ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ Ngân hàng

- Hộ vay không phải thế chấp tài sản và được miễn lệ phí làm thủ tục vay vốn, nhưng phải là thành viên của Tổ tiết kiệm và vay vốn, được tổ bình xét, lập thành danh sách đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban Nhân dân cấp xã

 Loại cho vay và thời hạn cho vay

- Cho vay ngắn hạn đến 12 tháng

- Cho vay trung hạn từ trên 12 tháng tới 60 tháng

NHCSXH nơi vay và hộ vay thỏa thuận về thời hạn cho vay dựa trên mục đích vay vốn, chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của hộ vay

Trang 36

- Từ 01/05/2014 tới nay: 50 triệu đồng/hộ

 Lãi suất cho vay

- Từ 01/06/2001 tới 31/12/2005: 0,45%/tháng đối với khu vực III miền núi và 0,5%/tháng với khu vực khác

- Từ 01/01/2006 tới 30/06/2007: 0,6%/tháng đối với khu vực III và các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa và 0,65%/tháng với khu vực khác

- Từ 01/07/2007 tới 04/06/2015: 0,65%/tháng

- Từ 05/06/2015 tới nay: 0,55%/tháng

Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay

Lãi suất chương trình cho vay hộ nghèo hiện tại là 0,55%/tháng, thấp thứ ba trong số các chương trình cho vay tại NHCSXH tỉnh Đắk Lắk (sau chương trình cho vay đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn và cho vay hộ nghèo về nhà ở)

3.2.2 Quy trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH

NHCSXH hoạt động cho vay chủ yếu theo hình thức ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên và các Tổ tiết kiệm vay vốn - đây là nhóm gồm các hộ sinh sống trong hoặc gần trong một khu vực địa lý cùng muốn vay vốn tại NHCSXH Các đơn vị này thực hiện thay cho ngân hàng một số bước trong quy trình cho vay

Theo văn bản 3614/NHCS-TDNN năm 2013 về cẩm nang nghiệp vụ cho vay đối với hộ nghèo, quy trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH có thể phân thành các bước như sau:

Bước 1: Hộ có tên trong danh sách hộ nghèo tại xã, phường, thị trấn khi có

nhu cầu vay vốn, viết giấy đề nghị vay vốn gửi cho tổ tiết kiệm và vay vốn

Bước 2: Tổ tiết kiệm và vay vốn cùng tổ chức chính trị - xã hội tổ chức họp

để bình xét những hộ nghèo có đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách trình ủy ban nhân

Trang 37

Bước 3: Tổ tiết kiệm và vay vốn gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới ngân hàng Bước 4: Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới ủy ban nhân dân cấp

Bước 7: Tổ tiết kiệm và vay vốn thông báo cho tổ viên/hộ vay biết danh sách

hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân

Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân đến hộ vay

Bước 9: Sau tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận tiền vay, tổ chức chính trị, xã hội

cấp xã phải hoàn thành việc kiểm tra sử dụng vốn vay của từng người vay

Bước 10: Xử lý nợ vay:

- Hộ vay có thể thực hiện việc trả nợ ngân hàng tại điểm giao dịch ở Ủy ban Nhân dân xã/phường nơi sinh sống vào ngày cố định trong tháng hoặc tại trụ sở NHCSXH

- Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: khoản nợ gốc của kỳ hạn trước nếu chưa trả được thì được theo dõi vào kỳ hạn tiếp theo, không chuyển nợ quá hạn của từng kỳ hạn và người vay không phải làm thủ tục điều chỉnh kỳ hạn trả nợ

- Gia hạn nợ và lưu vụ: sau khi món vay đến hạn, nếu hộ vay chưa trả được nợ theo kỳ hạn đã thỏa thuận hoặc có nhu cầu vay vốn cho chu kỳ sản xuất kinh doanh liền kề thì có thể làm đơn xin gia hạn, lưu vụ

- Chuyển nợ quá hạn: nếu hộ vay có khả năng trả nợ nhưng không trả hoặc không được gia hạn, lưu vụ thì chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn

Quy trình cho vay hộ nghèo được tóm tắt qua hình 3.1:

Trang 38

NHCSXH B4 Ủy ban Nhân dân cấp

xã/phường

Hình 3.1: Quy trình cho vay hộ nghèo

Quy trình cho vay có ưu điểm là Tổ chức chính trị - xã hội cấp xã/phường ngay tại địa phương bình xét việc cho vay vốn và đóng vai trò kiểm tra, giám sát mục đích

sử dụng vốn vay của hộ

Tuy nhiên, quy trình này có hai nhược điểm thể hiện qua việc:

- Chỉ có tổ tiết kiệm vay vốn và tổ chức chính trị - xã hội tham gia vào việc đánh giá hộ vay, còn cán bộ tín dụng ngân hàng hoàn toàn bị động và gần như không tham gia vào quá trình đánh giá đối tượng vay vốn mà chỉ tham gia đề xuất ra quyết định cấp tín dụng Chính việc không trực tiếp đánh giá được đối tượng khách hàng vay vốn mà vẫn đề xuất ra quyết định cấp tín dụng, dẫn tới rủi ro tín dụng hiện hữu Thêm vào đó, NHCSXH cũng chưa có hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng để giúp cán bộ ngân hàng có cơ sở đánh giá khả năng tài chính của khách hàng

- Ngân hàng sẽ tự điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và luôn thực hiện gia hạn, lưu vụ khi có đơn yêu cầu của hộ vay Chính việc luôn cơ cấu lại thời hạn trả nợ này khiến chương trình cho vay hộ nghèo có thời gian trả nợ có thể được kéo dài không giới hạn Việc này khiến cho số liệu đo đạc về tỷ lệ hoàn trả nợ TDVM hộ nghèo không thể hiện được khả năng trả nợ của hộ vay

Trang 39

3.2.3 Hoạt động cho vay hộ nghèo của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk

Dư nợ cho vay hộ nghèo trên toàn tỉnh Đắk Lắk tại hệ thống NHCSXH tăng trưởng rất nhanh, giai đoạn 2015-2016 đạt tới 11,6% Tuy nhiên tại thành phố Buôn

Ma Thuột, dư nợ tăng trưởng khá chậm, lý do là địa bàn thành phố đối tượng vay hạn chế hơn so với phòng giao dịch tại các huyện Tình hình dư nợ cho vay hộ nghèo tại

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tổng kết 15 năm hoạt động NHCSXH tỉnh Đắk Lắk

Nhược điểm của quy trình cho vay hộ nghèo thể hiện qua việc ngân hàng và cán bộ tín dụng luôn thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ khiến cho số liệu đo đạc về

tỷ lệ nợ quá hạn TDVM hộ nghèo trên không thể hiện được khả năng trả nợ của hộ vay Để xác định khả năng trả nợ của hộ vay, dựa vào định nghĩa về khả năng trả nợ

đã được trình bày ở mục 2.1.3 và tình hình thực tế tại địa phương, hộ nghèo vay vốn TDVM tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk sẽ được định nghĩa là có khả năng trả

nợ khi không có món vay quá hạn trên 90 ngày và không gia hạn, lưu vụ trên 90 ngày;

Trang 40

không có khả năng trả nợ khi hộ vay đã bị chuyển nợ quá hạn trên 90 ngày hoặc phải gia hạn, lưu vụ trên 90 ngày

Trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột có 2.963 khách hàng vay vốn hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk trong thời gian 2011-2015 Chốt dữ liệu tại thời điểm 31/12/2015, có 792 hộ đã đến hạn trả nợ lần đầu Sử dụng cách tính toán trên, 269 hộ có khả năng trả nợ, chiếm tỷ lệ 34%; còn lại 523 hộ, chiếm tỷ lệ 66% không có khả năng trả nợ

Cơ cấu dư nợ theo tỷ trọng ngành nghề của chương trình cho vay hộ nghèo NHCSXH tại thành phố Buôn Ma Thuột được thể hiện ở hình 3.2 Có thể thấy các tỷ trọng vốn cho vay hộ nghèo tập trung phần lớn vào cho vay sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là canh tác cà phê), còn lại là buôn bán nhỏ Buôn bán nhỏ ngày càng tăng, tuy nhiên tỷ lệ vẫn rất nhỏ so với sản xuất nông nghiệp Tỷ trong ngành nghề được dựa trên mục đích vay vốn của hộ

Hình 3.2: Biểu đồ cơ cấu dư nợ theo tỷ trọng ngành nghề của NHCSXH tại thành phố Buôn Ma Thuột từ 2014 - 2016 (đơn vị: triệu đồng)

Ngày đăng: 17/06/2018, 16:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Tp Hồ Chí Minh : Nhà xuất bản Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS
Nhà XB: Nhà xuất bản Hồng Đức
13. Trần Tiến Khai, 2012. Phương pháp nghiên cứu kinh tế - Kiến thức cơ bản. Tp Hồ Chí Minh : Nhà xuất bản Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu kinh tế - Kiến thức cơ bản
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
1. Angaine, F., and Waari, D. N., 2014. Factors Influencing Loan Repayment In Micro-Finance Institutions In Kenya. IOSR Journal Of Business And Management, 16:66-72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: IOSR Journal Of Business And Management
2. Ayen, Y. W., 2015. Factors Affecting Women’s Effectiveness in use of Microfinance and Microcredit Services; Jimma Zone, Southwest Ethiopia.Global Journal of Management and Business Research: B Economics and Commerce, 15:31-38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Global Journal of Management and Business Research: B Economics and Commerce
5. Bichanga, W. O, and Aseyo, L., 2013. Causes Of Loan Default Within Micro Finance Institutions In Kenya. Interdisciplinary Journal Of Contemporary Research In Business. 4:316-335 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Interdisciplinary Journal Of Contemporary Research In Business
6. Bove, R., 2006. Estimation And Sample Size Determination For Finite Populations. 10th Ed. West Chester University Of Pennsylvania Sách, tạp chí
Tiêu đề: Estimation And Sample Size Determination For Finite Populations
7. CGAP, 2012. A Guide to Regulation and Supervision of Microfinance. Washington, D.C.: The World Bank.D’Espallier, B., 2011. Women And Repayment In Microfinance: A Global Analysis. World Development, 39:758–772 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Guide to Regulation and Supervision of Microfinance. "Washington, D.C.: The World Bank. D’Espallier, B., 2011. Women And Repayment In Microfinance: A Global Analysis. "World Development
8. D’Espallier, B., 2011. Women and Repayment in Microfinance: A Global Analysis. World Development, 39:758–772 Sách, tạp chí
Tiêu đề: World Development
9. Deininger, K., and Liu, Y., 2013. Determinants Of Repayment Performance In Indian Micro-Credit Groups. The World Bank Economic Review, 27:272-296 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The World Bank Economic Review
10. Fields, J., and Casper, L. M., 2001. America's Families and Living Arrangements. Current Population Reports, 2001(1): 20-537 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Current Population Reports
12. Gabrisch, H., and Hửlscher, J., 2006. The Successes And Failures Of Economic Transition: The European Experience. 1 st Ed. New York: Palgrave Macmillan Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Successes And Failures Of Economic Transition: The European Experience
13. Ghatak, M., 1999. The Economics Of Lending With Joint Liability: Theory And Practice. Journal Of Development Economics, 60:195-228 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal Of Development Economics
14. Godquin, M., 2004. Microfinance Repayment Performance In Bangladesh: How To Improve The Allocation Of Loans By Mfis. World Development, 32:1909- 1926 Sách, tạp chí
Tiêu đề: World Development
15. Gutiérrez-Nieto, B., Et Al., 2007. Microfinance institutions and efficiency. Omega The International Journal of Management Science, 35:131-142 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Omega The International Journal of Management Science
16. Haile, F., 2015. Determinants Of Loan Repayment Performance: Case Study Of Harari Microfinance Institutions. Journal Of Agricultural Extention And Rural Development, 7:56-64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal Of Agricultural Extention And Rural Development
17. Hietalahti, J., and Linden, M., 2006. Socio-Economic Impacts Of Microfinance And Repayment Performance: A Case Study Of The Small Enterprise Foundation, South Africa. Progress In Development Studies: SAGE Journals, 3:201-210 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Progress In Development Studies: SAGE Journals
18. Hosmer, D. W., and Lemeshew, S., 1989. Applied Logistic Regression. A Wiley- Inter-science Publication, New York Sách, tạp chí
Tiêu đề: Applied Logistic Regression
19. Jain, S., and Mansuri, G., 2003. A Little At A Time: The Use Of Regularly Scheduled Repayments In Microfinance Programs. Journal of Development Economics, 72: 253 – 279 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Development Economics
20. Karlan, D. S., 2007. Social Connections And Group Banking. The Economic Journal, 117: F52–F84 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Economic Journal
21. Ledgerwood, J., 1998. Microfinance Handbook: An Institutional And Financial Perspective. Washington, D.C.: The World Bank Sách, tạp chí
Tiêu đề: Microfinance Handbook: An Institutional And Financial Perspective

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w