1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ tín dụng

25 356 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 531 KB

Nội dung

Đa số các Ngân hàng hiện nay đều xây dựng cho mình một hệ thống xếp hạng tín dụngriêng tuy nhiên thực tế cho thấy các Ngân hàng vẫn gặp nhiều rủi ro vì có nhiều yếu tốảnh hưởng đến khả n

Trang 1

VIET NAM NATIONAL UNIVERSITY HOCHIMINH CITY

UNIVERSITY OF ECONOMICS AND LAW FACULTY OF FINANCE & BANKING

FINAL THESIS

THE DIMENSIONS THAT AFFECT THE

REPAYMENT ABILITY OF INDIVIDUAL CUSTOMERS

Supervisor : MSc To Thi Thanh Truc Student : Phan Thi Ngoc Khue Student ID : K134040429

Class : K13404C

Ho Chi Minh City, September 2016

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2016

Trang 2

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÁC SUẤT TRẢ NỢ ĐÚNG HẠN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG CHO VAY TRỰC TUYẾN

LENDINGCLUB

1 Phần mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Đối với một tổ chức tín dụng, hoạt động cho vay là hoạt động truyền thống và quan trọngnhất mang lại nguồn thu nhập lớn nhưng đồng thời cũng là hoạt động gánh chịu nhiều rủi rotiềm ẩn nhất Trong thời gian gần đây, nợ xấu là một vấn đề đáng quan tâm của ngànhtài chính nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung Đặc biệt ở nước ta tình trạng nợ xấu hiệnnay vẫn đang còn ở mức cao dù đã có nhiều chính sách đưa ra nhằm giải quyết triệt để nợxấu và tái cơ cấu ngân hàng tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa cao Một trong những nguyênnhân cốt lõi dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng cao bắt nguồn từ khả năng trả nợ vay của kháchhàng mà trong bài nghiên cứu này sẽ tập trung vào mảng khách hàng cá nhân Vì tại ViệtNam trong một vài năm trở lại đây, trước bối cảnh tình hình kinh tế rất khó khăn, hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp trở nên kém hiệu quả đã khiến cho hoạt động cho vay kháchhàng doanh nghiệp của các ngân hàng chững lại Điều này đã khiến cho các ngân hàng bắtđầu đẩy mạnh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân để tiêu vốn dư thừa và cải thiện hiệuquả hoạt động Lĩnh vực tín dụng cá nhân tuy có nhiều tiềm năng và tạo cho các ngân hàng

có nguồn thu bền vững trong dài hạn nhưng hoạt động này hàm chứa nhiều rủi ro mà cácngân hàng cần quan tâm Sẽ rất nguy hiểm nếu trong thời kỳ hiện nay ngân hàng tiếp tục bổsung vào khối lượng nợ xấu của mình từ rủi ro tín dụng cá nhân khi lượng nợ xấu từ kháchhàng doanh nghiệp vẫn chưa thể xử lý được

Đa số các Ngân hàng hiện nay đều xây dựng cho mình một hệ thống xếp hạng tín dụngriêng tuy nhiên thực tế cho thấy các Ngân hàng vẫn gặp nhiều rủi ro vì có nhiều yếu tốảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng như lãi suất, mục đích sử dụng vốn vay,thu nhập sau khi vay, tuổi người đi vay, ngành nghề của người đi vay, trình độ học vấn… ,mức độ ảnh hưởng của chúng cũng khác nhau Những nguy cơ này khó có thể loại trừ hoàntoàn mà chỉ có thể hạn chế và phòng ngừa Nhằm phát triển hoạt động tín dụng trong các tổ

Trang 3

chức tín dụng đặc biệt là tín dụng cá nhân, đồng thời hạn chế những rủi ro phát sinh từ nợxấu, việc nắm được các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc không trả được nợ vay củakhách hàng sẽ giúp các tổ chức tín dụng nhận diện và hạn chế được rủi ro nhằm nâng caochất lượng hoạt động Đó là lý do tôi chọn nghiên cứu đề tài" Những yếu tố ảnh hưởngđến xác suât trả nợ đúng của khách hàng cá nhân vay vốn tại tổ chức tín dụng cho vay trựctuyến LendingClub" Vì tính bảo mật dữ liệu khách hàng của các ngân hàng hiện nay nênbài nghiên cứu đã lấy dữ liệu trên trang web cho vay trực tuyến hàng đầu của Mỹ với hơn

13000 bộ hồ sơ vay của khách hàng cá nhân sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong nghiên cứu vàđánh giá

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Thứ nhất xác định các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại tổ

1.3 Phạm vi, đối tượng

Đề tài này sẽ nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhântại tổ chức tín dụng cho vay trực tuyến LendingClub Mẫu nghiên cứu bao gồm 13835 hồ sơvay vốn của khách hàng cá nhân tại LendingClub được chọn lọc trong khoảng thời gian từ

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng sử dụng hai phương pháp là định tính và định lượng, trong đó phương phápđịnh lượng là phương pháp chủ đạo

Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong việc tổng hợp các nghiên cứu trước

để làm nền tảng đưa ra mô hình lý thuyết và các giả thuyết kèm theo, phương pháp nàycũng được sử dụng khi đưa ra các đề xuất sau quá trình phân tích định lượng Phương phápnghiên cứu định lượng được sử dụng trong quá trình xây dựng mô hình ước lượng mối quan

hệ giữa các biến số (mà cụ thể là mối quan hệ nguyên nhân, kết quả), thu thập dữ liệu căn

cứ vào mô hình đã xây dựng dựa trên phần mềm Eview8 để phân tích dữ liệu

Trang 4

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhânvay vốn tại LendingClub, qua đó đánh giá, phân tích, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến khảnăng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân vay vốn để đưa ra các giải pháp phù hợp chocác tổ chức tín dụng cho vay mà đặc biệt là các ngân hàng thương mại ở Việt Nam trongthời kỳ hội nhập

2 Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm

Sau khi đọc các nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả đã tiến hành tóm tắt các nhân tốảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cũng như mô hình nghiên cứu của các bàinghiên cứu trước đây, để làm cơ sở lý thuyết cho bài nghiên cứu

2.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ vay của khách hàng

Qua các nghiên cứu được thực hiện trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi rotín dụng cá nhân mà tác giả đã được đọc, thì hầu hết các nghiên cứu đều có đặc điểm chung

là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân đều xuất phát từ 5 nhóm đặcđiểm chính là: Đặc điểm nghề nghiệp, đặc điểm thu nhập, đặc điểm các khoản cho vay, rủi

ro đạo đức của người đi vay và rủi ro tác nghiệp

2.1.1 Đặc điểm nghề nghiệp

Đặc điểm của nghề nghiệp có thể là một nhân tố ảnh hưởng nhất định tới khả năng trả nợ

vay đúng hạn của khách hàng cá nhân Nghiên cứu của Chapman(1990) đã cho thấy

những nghề nghiệp đòi hỏi chất xám cao như giáo sư, nghệ sĩ hay những nghề nghiệp có tính ổn định cao như kế toán viên, nhân viên văn phòng có khả năng trả nợ đúng hạn cao hơn Trong khi đó cũng trong nghiên cứu này thì những người công nhân không lành nghề

thường lâm vào tình trạng trả nợ trễ hạn Kohansal và Mansoori (2009) đã tìm hiểu những

nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ vay của nông dân tại tỉnh Khorasan-Razavi của Iran

và tìm thấy bằng chứng rằng những nông dân có kinh nghiệm lâu năm hơn thì khả năng trả

nợ ngân hàng là cao hơn Nghiên cứu C.A Wongnaal, D.Awunyo-Vitor ( 2005) cũng ra

kết quả tương tự khi kinh nghiệm và giáo dục tác động tích cực đến năng lực trả nợ của

nông dân Yam ở quận Sên, Ghana Nhưng một nghiên cứu của Accquah và Addo (2011) về

Trang 5

khả năng trả nợ vay đúng hạn của những ngư dân tại Ghana đã đưa biến số kinh nghiệm vàotrong mô hình nghiên cứu nhưng đã không tìm thấy ý nghĩa thống kê của biến số này.

2.1.2 Đặc điểm thu nhập

Thu nhập của người đi vay được coi là một trong những yếu tố quan trọng khi muốn tiếpcận khoản vay đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc đánh giá xem

xét để cấp tín dụng Chapman (1990) khi phân loại thu nhập của người đi vay và tìm hiểu

ảnh hưởng của biến số này đã thấy rằng khả năng trả nợ thành công được sắp xếp theo thứ

tự sau: thu nhập cao,thu nhập thấp, và thu nhập trung bình Đối với những người thu nhập

thấp nhưng xác suất trả nợ vẫn lớn hơn người có thu nhập trung bình được lý giải là do tínhthận trọng trong việc sử dụng khoản vay của họ vì họ biết khả năng chi trả của họ là rất thấp

nên nếu lãng phí khoản vay thì rủi ro không trả được nợ là rất cao Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) tìm hiểu khía cạnh thu nhập của tất cả các thành viên trong gia

đình và thấy rằng nếu gia đình nào càng có nhiều thành viên có thu nhập cao thì khả năng

trả nợ thành công càng lớn Kohanal và Mansoori (2009) và Nguyễn Phúc Mẫn (2015)

cũng tìm thấy những bằng chứng ủng hộ giả thuyết trên

2.1.3 Đặc điểm các khoản cho vay

Đặc điểm của khoản cho vay thông thường được thể hiện ở ba yếu tố chính là kích cỡ khoản vay, lãi suất, thời hạn vay Trong đó về mặt lý thuyết nêu như kích cỡ khoản vay

càng lớn thì rủi ro trả nợ không đúng hạn càng cao, điều này tương tự với lãi suất của khoảncho vay Trong khi đó nếu thời hạn của khoản vay càng kéo dài thì khả năng trả được nợ

càng cao Theo như Chapman (1990) đã cung cấp một số thống kê khá thú vị khi cho thấy

những khoản vay được phân loại ở kích cỡ nhỏ lại thường hay có rủi ro không trả nợ cao nhất, kế đến mới tới khoản vay lớn nhất và sau cùng là những khoản vay có kích cỡ trung

bình Kohansal và Mansoori (2009) cũng bác bỏ giả thuyết được nêu ở phần trên khi tìm

thấy bằng chứng rằng những khoản vay lớn lại có mối tương quan thuận với khả năng trả

nợ đúng hạn.Tác giả giải thích rằng những khoản vay lớn sẽ giúp cho người vay dễ dàng tạo

ra giá trị hơn so với những khoản vay nhỏ, những khoản vay mà thường là thuần về chi tiêuhoặc dùng để xử lý những tình huống khẩn cấp

Trang 6

Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm khi đưa yếu tố lãi suất khoản vay vào mô hình đã cho

kết quả đúng như giả thuyết là lãi suất khoản vay càng cao thì khả năng trả nợ không đúng

hạn càng cao Onyeagocha và ctg (2012), Nguyễn Phúc Mẫn (2015), Trương Đông Lộc

và Nguyễn Thanh Bình (2011) và các nghiên cứu thực nghiệm khác cũng cho thấy kết quả

như thế

Thời gian đáo hạn cũng là một yếu tố được xét đến nhiều trong các bài nghiên cứu về khả

năng trả nợ Chapman(1990), đã đưa ra một kết quả thống kê ngược lại với quan điểm cho

rằng thời gian đáo hạn của khoản nợ càng dài thì khả năng trả nợ càng cao, tác giả cho

rằng những khoản nợ ngắn hạn từ một năm trở xuống có xác suất trả nợ đúng hạn cao hơn

trong khi đó những khoản nợ từ một năm trở lên có xác suất ngược lại Onyeagocha và ctg(2012), Nguyễn Phúc Mẫn (2015) lại không tìm thấy ảnh hưởng của yếu tố này trong

nghiên cứu của mình

2.1.4 Rủi ro đạo đức của người vay

Rủi ro đạo đức là một hình thức biểu hiện của thất bại thị trường do thông tin bất cân xứng

Trong lĩnh vực tín dụng, điều này xảy ra khi người vay đã sử dụng không đúng mục đích vay ban đầu và người vay đã không kiểm soát được hành vi sử dụng sai mục đích đó Điều

này dẫn tới là rủi ro không trả được nợ vay sẽ tăng lên Kohansal và Mansoori (2009), Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình(2011) đưa vấn đề này vào trong khảo sát của

mình và các tác giả đã tìm ra bằng chứng về việc những người đi vay khi cố tình sử dụng sai mục đích sử dụng ban đầu đã dẫn tới xác suất trả nợ không đúng hạn tăng lên

Nhưng rủi ro đạo đức về sử dụng không đúng mục đích cho vay không phù hợp trong bàinghiên cứu này Vì Lendingclub chỉ là một trang web cho vay ngang giá trực tuyến mọihoạt động giao dịch chỉ được chuyển giao qua mạng Vì vậy nên thay vì theo dõi người đivay có sử dụng khoản vay đúng mục đích hay không thì các nhà quản trị của Lendingclublại quan tâm đến lịch sử tín dụng của người đi vay hơn thông qua các biến: Số lần quá hạntrên 30 ngày của tài khoản đi vay, số hồ sơ tiêu cực trong báo cáo tín dụng của khách hàng(tình trạng phá sản, nợ thuế, )

2.2.5 Rủi ro tác nghiệp

Trang 7

Rủi ro tác nghiệp chủ yếu nảy sinh tại khâu thẩm định tín dụng Có hai nguyên nhân chính dẫn tới rủi ro này, thứ nhất là do cán bộ tín dụng có năng lực yếu, làm việc bất cẩn hoặc do

tư lợi với người đi vay dẫn đến đánh giá tín dụng không đúng đối với người đi vay Thứ hai

là do hệ thống chấm điểm tín dụng không chính xác hoặc không hiệu quả cũng có thể dẫnđến rủi ro đánh giá không đúng khả năng của người đi vay, nguyên nhân thứ 2 này đúng với

nghiên cứu đề tài vì cho vay trực tuyến nên mọi yếu tố phụ thuộc vào phần mềm Nguyễn Phúc Mẫn (2015) trong bài nghiên cứu của mình đã không thấy bất cứ sự ảnh hưởng nào

giữa chấm điểm tín dụng với khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân Điều này

có nghĩa là những khách hàng có được điểm tín dụng cao không khác biệt so với nhữngkhách hàng có điểm đánh giá tín dụng thấp

2.3 Các mô hình và cách đo lường của các đề tài nghiên cứu trước

Kohansal và Mansoori (2009), đã sử dụng mô hình hồi quy logic khi tìm hiểu khả năng trả nợ của nông dân tại tỉnh Khorasan-Razavi của Iran Antwi và ctg (2012) tìm hiểu

các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro không trả được nợ tại Gahana cho những khoản vay củangân hàng Akuapem

Mô hình nghiên cứu: Các tác giả đều sử dụng mô hình hồi quy logic:

Trong đó biến phụ thuộc Y nhận giá trị 1 khi người nông dân trả nợ đúng hạn và nhận giá trị

0 trong trường hợp ngược lại

Kết quả: Kohansal và Mansoori (2009) đã đưa ra kết luận rằng lãi suất của khoản vay lànhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới khả năng trả nợ vay của người nông dân kế tiếp làbiến số kinh nghiệm của người nông dân Trong khi kết quả nghiên cứu của Antwi và ctg

(2012) kết luận rằng loại hình vay và kích cỡ khoản vay là hai biến số thực sự ảnh hưởng tới

khả năng trả nợ của người vay

Maharjan (1983), tìm hiểu khả năng trả nợ của những người nông dân tại Nepal trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp Abdullah- Al- Mamun (2011), kiểm tra các yếu tố

quan trọng ảnh hưởng đến việc trả nợ của tín dụng vi mô ở Amanah Ikhtiar Malaysia

Mô hình nghiên cứu: Các tác giả đều sử dụng mô hình hồi quy OLS

Trong đó biến phụ thuộc Y là khoản tiền vay đã trả được trên tổng số tiền vay

Trang 8

Kết quả: Maharjan (1983), hồi quy cho thấy nếu như kích cỡ trang trại càng lớn hoặc tỷ lệchi tiêu của hộ gia đình càng lớn tính theo tỷ lệ thu nhập thì tỷ lệ trả nợ càng thấp.Abdullah- Al- Mamun (2011), cách sử dụng vốn vay, thu nhập hộ gia đình, số lượng thànhviên trong gia đình có việc làm, số lượng các nguồn thu nhập, tổng số tiền gửi tiết kiệm ảnhhưởng đến năng lực trả nợ

C.A Wongnaal, D.Awunyo-Vitor, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của nông dân Yam ở quận Sên, Ghana Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình ( 2011) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ tỉnh Hậu Giang Nguyễn Phúc Mẫn (2015) tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng

trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chinhánh Vũng Tàu

Mô hình nghiên cứu: Các tác giả đều sử dụng mô hình hồi quy probit

- Biến phụ thuộc: Y là khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ, Y nhận giá trị 1 nếunông hộ trả nợ vay đúng hạn, nhận giá trị 0 nếu trả nợ không đúng hạn

Kết quả: C.A Wongnaal, D.Awunyo-Vitor cho thấy giáo dục, kinh nghiệm, thời điểm pháthành khoản vay, tuổi tác và thu nhập có tác động tích cực đến năng lực trả nợ Ngược lại,giới tính và hôn nhân có ảnh tiêu cực đến trả nợ vay, ảnh hưởng của quy mô hộ gia đình là

không rõ ràng Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình ( 2011) nghiên cứu cũng chỉ rằng

những khoản vay được sử dụng đúng mục đích cũng sẽ cho xác suất trả nợ đúng hạn caohơn Nguyễn Phúc Mẫn (2015) bổ sung thêm biến số khác như “Giới tính”, “Lãi suất vay”,hay “Vay mua bất động sản” tác động âm tới khả năng trả nợ đúng hạn

3 Phương pháp nghiên cứu

3.1 Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu phục vụ nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp được lấy trên trang web cho vay trực tuyếnLendingClub, nguồn dữ liệu được thu thập vào cuối năm 2015 đến hết năm 2016 Tác giảlấy 13835 bộ hồ sơ xin vay của khách hàng cá nhân đã được thẩm định trong đó có 8861 bộ

hồ sơ trả nợ đúng hạn và 4974 người trả nợ quá hạn được thống kê tới tháng 12/2016 đểphục vụ chạy mô hình

Trang 9

Lending Club là một hệ thống cho vay trực tuyến cho phép người đi vay cá nhân có thể tiếpcận khoản vay từ 1,000 USD đến 40,000 USD với kì hạn trung bình là 3 năm vì bất cứ mụcđích gì, kể cả vay tiền đi nghỉ Còn đối với khách hàng doanh nghiệp có thể vay tối đa lênđến 300,000 USD Người đi vay đơn giản chỉ cần điền đầy đủ thông tin được yêu cầu vàođơn và nộp đơn trực tuyến tại trang web của Lending Club Hệ thống cho vay ngang hàngLending Club sẽ kiểm tra, phân tích dữ liệu và đánh giá rủi ro một cách nhanh chóng, chấmđiểm tín dụng và đưa ra mức lãi suất phù hợp Đối với người cho vay hay nhà đầu tư, họ cóthể nhìn thấy được các khoản vay được thống kê trên website LendingClub.com và chọncho mình một khoản đầu tư thích hợp dựa trên những thông tin về người đi vay như điểmtín dụng, mục đích vay, lịch sử tín dụng …nếu đồng ý cho vay nhà đầu tư sẽ được trả lãisuất hàng tháng Để giảm thiểu rủi ro tín dụng, Lending Club tập trung vào những người đivay có điểm tín dụng cao và nâng lãi suất đối với những khoản vay có độ rủi ro cao Theowebsite của Lending Club, có bảy lớp cho vay ứng với mức lãi suất khác nhau từ A đến G Mỗi lớp lại được chia thành năm phân lớp nhỏ Vì vậy, có 35 tổng số điểm cho vay đối vớikhách hàng vay (từ A1 đến G5) Khách hàng vay đưuọc đánh giá ở mức A1 sẽ được hưởnglãi suất thấp nhất với một khoản vay điểm “A” hiện là 6,78% Khoản vay có điểm số thấpnhất “G” chịu mức lãi suất khoảng 25% đến 27,99% Theo số liệu được cung cấp bởi

Lending Club,tính đến này 30/06/2016 đã có hơn 20 tỷ USD được cho vay thông qua hệ

thống của công ty Trong khi những người đi cho vay kiếm tiền từ lãi suất thì Lending Clubkiếm tiền từ phí thu từ người cho vay và người đi vay

3.2 Mô hình nghiên cứu

Qua các nghiên cứu trước tác giả nhận thấy trong bài nghiên cứu này rủi ro tín dụng cá nhân

có thể chia làm 5 nhóm chính: Đặc điểm nghề nghiệp, Đặc điểm thu nhập, Đặc điểm các khoản cho vay, Rủi ro đạo đức của người đi vay và Rủi ro tác nghiệp Trong các nhóm đặc điểm này tác giả sẽ chọn các biến độc lập phù hợp với từng đặc điểm

Nhóm yếu tố " Đặc điểm nghề nghiệp" biến đại diện trong nhóm này là kinh nghiệm làm

việc được tính bằng số năm làm việc của khách hàng

Nhóm yếu tố "Năng lực của người vay" thể hiện ở đặc điểm thu nhập trong đó bao gồm

cả số dư trên tài khoản hiện có tại ngân hàng, thu nhập hàng năm của khách hàng Các nhân

Trang 10

tố này đều được các nghiên cứu trước đây cả trong và ngoài nước đưa vào mô hình như mộtbiến không thể thiếu.

Nhóm yếu tố thuộc về "Đặc điểm khoản cho vay" cũng thường được xuất hiện trong hầu

hết các nghiên cứu, bao gồm:

-Kích cỡ khoản vay: tổng số tiền mà khách hàng được chấp nhận vay

- Lãi suất vay theo tháng

- Thời hạn cho vay: được tính theo tháng kể từ ngày khách hàng được cấp tín dụng

- Hệ số dti (debt to income) được tính bằng tỷ lệ giữa khoản vay và tổng thu nhập của kháchhàng vậy nên hệ số này càng thấp thì khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng là cao

Rủi ro đạo đức của người vay là một nhân tố quan trọng được nhiều nghiên cứu quan tâm,

nó thể hiện tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không Để biếtđược điều này nhân viên tín dụng khách hàng cá nhân phải kiểm tra mục đích sử dụng vốncủa khách hàng trong quá trình thẩm định cho vay, yếu tố này được thể hiện trong biên bảnkiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng định kỳ Nhưng khái niệm rủi ro đạo đứcnày chỉ phù hợp ở các tổ chức ngân hàng còn đối với LendingClub yếu tố để đo lường rủi rođạo đức là số lần quá hạn trên 30 ngày của khách hàng trong 2 năm gần nhất và số hồ sơtiêu cực trong báo cáo tín dụng của khách hàng ( tình trạng phá sản, nợ thuế, )

Yếu tố “ Rủi ro tác nghiệp từ ngân hàng" yếu tố này thể hiện tại khâu thẩm định tín dụng

thông qua điểm số tín dụng mà ngân hàng chấm điểm hồ sơ của khách hàng

Trong đề tài, yếu tố khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân là biến số phụthuộc trong mô hình nghiên cứu, thể hiện khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân– đã được sử dụng trong nghiên cứu thực nghiệm của Maharjan và ctg (1983) Kohansal vàMansoori (2009), Antwi và ctg (2012) hay Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình(2011)

và Nguyễn Phúc Mẫn (2015)

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu

Trang 11

Mô hình nghiên cứu tổng quát như sau:

Khả năng trả nợ đúng hạn = f (Đặc điểm nghề nghiệp, Năng lực của người đi vay, Đặc điểm khoản vay, Rủi ro đạo đức, Rủi ro tác nghiệp của ngân hàng)

Do đặc thù của biến số phụ thuộc được sử dụng trong mô hình mang giá trị nhị nguyên là 0

và 1, cụ thể hơn nếu Y đạt giá trị 1 thì quan sát đó trả nợ vay đúng hạn, nếu Y đạt giá trị 0thì ngược lại Với cách trình bày dữ liệu theo dạng nhị nguyên như đã mô tả, đề tài có thểlựa chọn một trong ba mô hình hồi quy như sau: mô hình xác suất tuyến tính LPM, mô hìnhBinary logistics, và mô hình Probit Do mô hình xác suất tuyến tính có nhược điểm là các

Đặc điểm nghề nghiệp: Kinh nghiệm

làm việc

Đặc điểm khoản vay: Kích cỡ khoản

vay, Rate, Thời hạn, dti

Rủi ro đạo đức: Số lần quá hạn trên

30 ngày của khách hàng trong vòng 2

năm gần nhất, Số hồ sơ tiêu cực trong

báo cáo tín dụng của khách hàng (tình

nhập, Số dư tài khoản

Trang 12

yếu tố ngẫu nhiên không thuần nhất và phương sai của chúng thay đổi, ngoài ra yếu tố ngẫunhiên không có phân bố chuẩn nên ta không thể ước lượng được khoảng tin cậy cho các hệ

số hồi quy Do vậy đề tài có thể sử dụng mô hình Logistics có hàm mật độ phân phối xácsuất được chuyển về phân phối chuyển hóa Mô hình Logistics được cho như sau:

Trong công thức này Pi = E(Y = 1/X) gọi là xác suất để sự kiện xảy ra (Y=1) khi biến độclập X có giá trị cụ thể là Xi Đặt Z = βo + β1X Lúc này:

3.2.1 Biến số phụ thuộc

Biến phụ thuộc được sử dụng trong mô hình nghiên cứu là “Khả năng trả nợ đúng hạn” (y_time) Khả năng trả nợ đúng hạn được tính như sau: nếu tại thời điểm kết thúc hạn vay,khách hàng trả nợ đúng hạn, khi đó quan sát này nhận giá trị 1, ngược lại nhận giá trị 0

3.2.2 Biến số độc lập

- Nhóm yếu tố thuộc về đặc điểm nghề nghiệp:

Kinh nghiệm làm việc (tglv): Như đã nói ở trên theo nghiên cứu của Kohansal và

Mansoori (2009) kinh nghiệm làm việc lâu năm thì khả năng tao ra thu nhập cao và

ổn định hơn Gỉa thuyết nghiên cứu như sau:

H 1 : Kinh nghiệm làm việc càng nhiều thì sẽ làm tăng khả năng trả nợ

- Nhóm yếu tố năng lực của người đi vay

Thu nhập (income): Tuy vẫn còn ý kiến trái chiều về việc thu nhập sẽ ảnh hưởng

tiêu cực tới khả năng trả nợ phần lớn nghiên cứu như của Sileshi và ctg(2012),Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2009) đều khẳng định rằng rủi ro trả nợ

sẽ giảm nếu thu nhập của khách hàng tốt hơn, do thu nhập cao người vay có đủ khảnăng bù đắp các khoản chi phí sinh hoạt và chi phí lãi vay tốt hơn Như vậy giảthuyết nghiên cứu như sau:

H 2 : Thu nhập của khách hàng càng cao thì khả năng trả nợ càng tốt.

Ngày đăng: 10/11/2017, 17:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w