1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH QUẢNG TRỊ

104 959 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 746,04 KB

Nội dung

Tổ TK&VV là tổ chức mạng lưới được thành lập và hoạt động theo khuônkhổ pháp lý quy định tại Điều 5, Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 củaChính phủ về tín dụng đối với người nghèo

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN VĂN LINH

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA

TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN VĂN LINH

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH

QUẢNG TRỊ

Chuyên ngành Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Nguy ễn Tài Phúc

HUẾ, 2017

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi và được hoàn thành sau quá trình học tập, nghiên cứu thực tiễn, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Tài Phúc.

Các thông tin, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và

có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể Các lập luận, phân tích, đánh giá được đưa ra trên quan điểm cá nhân sau khi nghiên cứu.

Luận văn là trung thực, không sao chép và chưa từng được xuất bản, công

bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả Luận văn

Nguyễn Văn Linh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đãnhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên, hướng dẫn và đóng góp ý kiến của quýthầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp, gia đình trong suốt khoá học và trong thời giannghiên cứu đề tài

Tôi xin chân thành cám ơn quý thầy, cô giáo Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế đã truyền đạt những kiến thức chuyên môn quý giá và đầy ý nghĩa vớinhững bài giảng hữu ích cũng như các cán bộ khoa Sau đại học đã giúp đỡ, tạo điềukiện thuận lợi đối với tôi trong quá trình học tập

Huế-Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS-TS Nguyễn Tài Phúc, người

đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thànhluận văn

Cám ơn các bạn bè đồng nghiệp ở chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Trị đãgiúp đỡ, động viên trong quá trình viết luận văn

Cuối cùng, tôi xin cám ơn sự khuyến khích, quan tâm tạo điều kiện củanhững người thân trong gia đình đã giúp tôi hoàn thành bản luận văn này

Trong quá trình hoàn thành đề tài, mặc dù đã cố gắng tham khảo nhiều tàiliệu, tranh thủ nhiều ý kiến đóng góp, song thiếu sót là điều không thể tránh khỏi.Rất mong nhận được thông tin đóng góp quý báu từ quý thầy, cô, đồng nghiệp vàbạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cám ơn !

Tác giả Luận văn

Nguyễn Văn Linh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CÁM ƠN ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC BẢNG, BIỂU vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ix

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Sự cần thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

1.4 Phương pháp nghiên cứu 3

1.5 Bố cục nghiên cứu 4

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH QUẢNG TRỊ 5

1.1 Cơ sở lý luận về chất lượng hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị .5

1.1.1 Tổ chức hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn 5

1.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn 12

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn 15

1.1.4 Kinh nghiệm của một số nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ TK&VV TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH QUẢNG TRỊ 24

2.1 Tổng quan về Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị 24

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 24 2.1.2 Tình hình hoạt động chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Quảng Trị giai

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

đoạn 2014-2016 272.1.3 Dự nợ qua các Tổ chức Chính trị - Xã hội nhận ủy thác 302.1.4 Tình hình hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn tại chi nhánh Ngân hàngChính sách xã hội tỉnh Quảng Trị 322.2 Chất lượng phát triển của Tổ TK&VV tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xãhội tỉnh Quảng Trị 412.2.1 Đánh giá của cán bộ Hội đoàn thể nhận ủy thác và thành viên về chất lượnghoạt động của Tổ TK&VV 422.2.2 Đánh giá về chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV phân theo địa bàn huyện

và Hội đoàn thể quản lý .602.3 Đánh giá kết quả hoạt động của Tổ TK&VV tại chi nhánh NHCSXH tỉnh QuảngTrị 622.3.1 Kết quả đạt được 622.3.2 Những mặt còn hạn chế 65CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠTĐỘNG CỦA TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNGCHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH QUẢNG TRỊ 683.1 Định hướng mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV tại chinhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị 683.1.1 Định hướng đến năm 2020 683.1.2 Mục tiêu 683.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV tại chi nhánhNgân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị 703.2.1 Giải pháp nâng cao chất lượng việc thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn 703.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn 713.2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay của Tổ tiết kiệm và vayvốn 733.2.4 Giải pháp nâng cao chất lượng bình xét cho vay của Tổ tiết kiệm và vayvốn 74

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

3.2.5 Giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt của Tổ tiết kiệm và vay vốn 74

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77

1 Kết luận 77

2 Kiến nghị 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

PHỤ LỤC 84 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG

NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1 + 2

BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG

BẢN GIẢI TRÌNH

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1: Tổng hợp tình hình nguồn vồn giai đoạn 2014- 2016 27

Bảng 2.2: Tổng hợp tình hình dư nợ cho vay giai đoạn 2014-2016 29

Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả cho vay từ năm 2014-2016 29

Bảng 2.4: Tổng hợp tình hình dư nợ ủy thác qua các tổ chức hội 2014-2016 30

Bảng 2.5: Tổng hợp tình hình cho vay ủy thác qua từng tổ chức hội 31

Bảng 2.6: Tổng hợp số Tổ tiết kiện và vay vốn và số hộ vay 33

Bảng 2.7: Số thành viên bình quân trên Tổ TK&VV theo hội đoàn thể 34

Bảng 2.8: Dư nợ bình quân trên tổ TK&VV giai đoạn 2014-2016 35

Bảng 2.9: Tỷ lệ nộp lãi bình quân của Tổ TK&VV giai đoạn 2014-2016 36

Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ quá hạn bình quân của tổ TK&VV giai đoạn 2014-2016 .37

Bảng 2.11: Tỷ lệ thành viên gửi tiết kiệm thông qua tổ TK&VV giai đoạn 2014-2016 39

Bảng 2.12: Kết quả xếp loại tổ TK&VV giai đoạn 2014-2016 41

Bảng 2.13 Thông tin mẫu khảo sát 43

Bảng 2.14 Đánh giá của thành viên Tổ TK&VV về thành lập tổ TK&VV 45

Bảng 2.15 Đánh giá của cán bộ Hội đoàn thể về thành lập tổ TK&VV 47

Bảng 2.16 Đánh giá của thành viên Tổ TK&VV về Ban quản lý tổ TK&VV 49

Bảng 2.17 Đánh giá của cán bộ Hội đoàn thể về Ban quản lý tổ TK&VV 50

Bảng 2.18 Đánh giá của thành viên Tổ TK&VV về Hoạt động cho vay của tổ TK&VV 53

Bảng 2.19 Đánh giá của cán bộ Hội đoàn thể về hoạt động cho vay tổ TK&VV 54

Bảng 2.20 Đánh giá của thành viên Tổ TK&VV về công tác bình xét cho vay của tổ TK&VV 56

Bảng 2.21 Đánh giá của cán bộ Hội đoàn thể về công tác bình xét cho vay của tổ TK&VV 57

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

Bảng 2.22 Đánh giá của thành viên Tổ TK&VV về hoạt động sinh hoạt của tổ

TK&VV 58Bảng 2.23 Đánh giá của cán bộ Hội đoàn thể về hoạt động sinh hoạt của tổ TK&VV

59Bảng 2.24 Đánh giá chất lượng hoạt động của tổ TK&VV phân theo địa bàn huyện

60Bảng 2.25 Đánh giá chất lượng hoạt động của tổ TK&VV phân theo Hội đoàn thể

quản lý 61Bảng 2.26 Thông tin mẫu khảo sát thêm về thành viên Tổ TK&VV 93

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH

Sơ đồ 2.1: Tổ chức chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Trị 26

Sơ đồ 2.2: Quy trình thủ tục cho vay 28

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Sự cần thiết của đề tài

Ngân hàng Chính sách xã hội với mô hình cho vay chủ yếu ủy thác thôngqua các tổ chức Chính trị - Xã hội (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựuchiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) và Tổ tiết kiệm và vay vốn

Tổ TK&VV là tổ chức mạng lưới được thành lập và hoạt động theo khuônkhổ pháp lý quy định tại Điều 5, Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 củaChính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác “Việccho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện theo phương thức ủy tháccho các tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị - xã hội theo hợp đồng ủy thác hoặc trựctiếp cho vay đến người vay Việc cho vay đối với hộ nghèo căn cứ vào kết quả bìnhxét của Tổ TK&VV Tổ TK&VV là tổ chức do các tổ chức chính trị - xã hội hoặccộng đồng dân cư tự nguyện thành lập trên địa bàn hành chính của xã, được Ủy bannhân dân cấp xã chấp thuận bằng văn bản Hoạt động của Tổ TK&VV do Ngânhàng Chính sách xã hội hướng dẫn“ [1]

Tổ TK&VV được xem như cánh tay nối dài của NHCSXH, nhiều nội dungcông việc trong quy trình cho vay của NHCSXH được ủy thác cho Tổ TK&VV thựchiện như: bình xét, lựa chọn người vay, kiểm tra, đôn đốc người vay trong việc sửdụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, đôn đốc người vay trả nợ đúng hạn, thu lãitiền vay, thu tiền gửi tiết kiệm của các thành viên và thực hiện tuyên truyền các chủtrương tín dụng chính sách góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tíndụng chính sách tại NHCSXH Vì vậy, chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV ảnhhưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng của NHCSXH Một trong những giải phápquan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng và nâng cao chất lượng hoạt động củaNHCSXH là nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV

Thời gian qua, chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Trị đã có sự quan tâm việccủng cố, chấn chỉnh hoạt động của Tổ TK&VV đã được Chất lượng hoạt động của

Tổ TK&VV từng bước được nâng lên, phần nào đã đáp ứng được việc chuyển tải

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

nguồn vốn tín dụng chính sách đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khácnhanh chóng, hiệu quả Đến cuối năm 2016 kết quả xếp loại Tổ TK&VV tốt, kháchiếm trên 98% Tuy nhiên, nhìn chung cho đến nay chất lượng hoạt động của các TổTK&VV thuộc NHCSXH tỉnh Quảng Trị chưa được đồng đều giữa các vùng miền,giữa các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác bán phần như: Thành lập tổ tiết kiệm vàvay vốn còn một phần chưa hoàn toàn dựa trên sự tín nhiệm của tổ viên, thiếu sựgiám sát của Trưởng thôn/khóm và chưa thực hiện tốt việc các thành viên trong TổTK&VV phải liền canh liền cư; BQL tổ TK&VV thực hiện vai trò, trách nhiệm chưacao Công tác tuyên truyền, vận động, đôn đốc, kiểm tra, giám sát và thực hiện cácnội dung khác theo quy ước hoạt động của Tổ còn hạn chế dẫn đến nhiều hộ vay chưanhận thức được trách nhiệm trả nợ, trả lãi, gửi tiết kiệm theo đúng quy định, tham giasinh hoạt Tổ không theo định kỳ, thậm chí không tham gia; Hoạt động cho vay của

Tổ TK&VV chưa đáp ứng được yêu cầu của NHCSXH và của hộ vay; Công tác bìnhxét cho vay của Tổ TK&VV vẫn còn tình trạng không tổ chức họp bình xét hoặc cóbình xét nhưng còn mang tính hình thức, một số nơi BQL Tổ TK&VV còn nể nang,không kiên quyết trong việc giám sát quá trình sử dụng vốn vay của các hộ vay Hiệnnay, tại một số huyện, thị xã, thành phố hoạt động của Tổ TK&VV đôi lúc còn hìnhthức, không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình gây mất uy tín, giảm lòng tin của ngườidân Qua tìm hiểu được biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do chất lượng hoạtđộng của Tổ TK&VV chưa cao Vì vậy, nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng

ho ạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội

t ỉnh Quảng Trị” là hết sức cấp thiết và quan trọng Từ đó tôi quyết định lựa chọn vấn

đề trên nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung

Trên cơ sở phân tích đánh giá tác động, chất lượng hoạt của Tổ TK&VV đốivới việc triển khai thực hiện ủy thác cho vay tín dụng chính sách qua NHCSXH tỉnhQuảng Trị, để đề xuất giải pháp nhằm Nâng cao chất lượng hoạt động của TổTK&VV trong thời gian đến

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: là phân tích những vấn đề thực tiễn liên quan chất

lượng hoạt động của Tổ TK&VV và các nhân tố ảnh hưởng đến Chất lượng hoạtđộng của Tổ TK&VV; Lý thuyết và thực tiễn áp dụng tại chi nhánh NHCSXH tỉnhQuảng Trị

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: tỉnh Quảng Trị

+ Về thời gian: Phân tích tác động của Tổ TK&VV đến chính sách ủy thác chovay trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016 và đưa ra giải pháp đến năm 2020

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Phương pháp chọn mẫu, khảo sát, thu thập số liệu.

1.4.1.1 Đối với số liệu thứ cấp

- Số liệu thứ cấp được thu thập tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Trị qua 3năm 2014 - 2015 - 2016

- Tài liệu báo cáo của hệ thống NHCSXH, các báo cáo của tổ chức CT-XHnhận ủy thác qua các năm 2014 - 2015 - 2016

1.4.1.2 Đối với số liệu sơ cấp

Được thu thập thông tin qua hình thức gửi phiếu khảo sát các thành viên tổTK&VV và cán bộ Hội đoàn thể nhận ủy tác quản lý Tổ TK&VV trong phạm vi 3huyện đồng bằng, trung du và miền núi là huyện Triệu Phong, huyện Cam Lộ vàhuyện Đakrông thuộc tỉnh Quảng Trị

1.4.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích.

- Số liệu thứ cấp: Phương pháp phân tích chuỗi dữ liệu theo thời gian

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

- Số liệu sơ cấp: Phân tích thống kê mô tả.

- Công cụ xử lý và phân tích:

+ Vận dụng các phương pháp phân tích thống kê, phân tích kinh tế, phươngpháp so sánh để phân tích, đánh giá tác động của tổ TK&VV đối với thực hiện ủythác của NHCSXH tỉnh Quảng Trị

+ Việc xử lý và tính toán số liệu khảo sát được thực hiện trên máy tính theocác phần mềm thống kê thông dụng EXCEL

+ Sử dụng các tài liệu tham khảo, phương tiện thông tin đại chúng, số liệu tạiNHCSXH tỉnh Quảng Trị và một số tài liệu tham khảo khác

+ Sử dụng số liệu khảo sát thực tế

1.5 Bố cục nghiên cứu

Phần 1: Đặt vấn đề

Phần 2: Nội dung nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng hoạt động của TổTK&VV tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị

Chương 2: Thực trạng chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV tại chi nhánhNgân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị

Chương 3: Định hướng, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của TổTK&VV tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị

Phần 3: Kết luận và kiến nghị

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH QUẢNG TRỊ

1.1 Cơ sở lý luận về chất lượng hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị.

1.1.1 Tổ chức hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn

1.1.1.1 Khái niệm Tổ tiết kiệm và vay vốn

Đến nay, với mỗi tổ chức tài chính có khái niệm khác nhau về Tổ TK&VV như:

- Khái niệm của Grameen Bank (GB): Là một tổ chức gồm những người

nghèo, sống trong cùng một khu vực dân cư hoặc một làng xã, có hoàn cảnh kinh tếgần giống nhau để cung cấp dịch vụ tiết kiệm và cho vay theo những qui định mangtính bắt buộc về tài chính, cũng như một số các qui định khác của ngân hàng vànhững nguyên tắc xã hội khác [3]

- Khái niệm Self-help group (SHG): Là một nhóm tự quản được thành lập

bao gồm các cá nhân có điều kiện kinh tế đồng nhất trên tinh thần tự nguyện đếnvới nhau để thường xuyên tiết kiệm một khoản tiền nhỏ vào quỹ chung và tìm kiếmcác nguồn tài trợ khác… để cung cấp các dịch vụ tài chính và các dịch vụ chăm sócsức khoẻ khác cho các thành viên theo qui định pháp luật [3]

- Khái niệm chính thức của NHCSXH: Tổ tiết kiệm và vay vốn là tổ chức

do các tổ chức chính trị - xã hội hoặc cộng đồng dân cư tự nguyện thành lập trên địabàn hành chính của xã và được UBND cấp xã chấp thuận bằng văn bản [2]

Như vậy, Tổ TK&VV là một tổ chức được thành lập trên một địa bàn hànhchính (thôn, khu phố, bản, làng, ), do các tổ chức chính trị - xã hội hoặc cộngđồng dân cư tự nguyện thành lập và bao gồm một nhóm người tự nguyện tham gia

để cùng nhau tiết kiệm và vay vốn Tổ TK&VV tạo điều kiện cho hộ nghèo và các

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

đối tượng chính sách khác tiếp cận, làm quen và sử dụng các dịch vụ tài chính khác.

Tổ hoạt động trên tinh thần tương trợ lẫn nhau, theo quy chế hoạt động của TổTK&VV, quy định của NHCSXH và quy định khác của cơ quan có thẩm quyền

1.1.1.2 Mục đích thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn

Tổ tiết kiệm và vay vốn (sau đây gọi tắt là Tổ) thành lập nhằm tập hợp các

hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn của NHCSXH đểsản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, cùng tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất

và đời sống; cùng liên đới chịu trách nhiệm trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng.Các tổ viên trong tổ giúp đỡ nhau từng bước có thói quen dành tiền tiết kiệm để tạolập nguồn vốn tự có và quen dần với sản xuất hàng hoá, hoạt động tín dụng và tàichính Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ viên trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng,đảm bảo duy trì và an toàn vốn vay của mỗi thành viên trong tổ [2]

Như vậy, có thể nói việc thành lập Tổ TK&VV của NHCSXH có mục đích nhằmtập hợp những hộ gia đình thuộc đối tượng phục vụ của tổ chức mình để cung cấp cácdịch vụ tài chính như tiết kiệm và vay vốn, các thành viên trong tổ cùng tương trợ, giúp

đỡ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh và đời sống, cùng giám sát nhau trong việc vayvốn và trả nợ Đối với NHCSXH mục đích thành lập là để thực hiện tín dụng chínhsách của Đảng và Nhà nước để thực hiện mục tiêu về giảm nghèo, giải quyết việc làm,đảm bảo an sinh xã hội và góp phần xây dựng nông thôn mới

1.1.1.3 Nguyên tắc thành lập và hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn

Tự nguyện, đoàn kết, tương trợ, cùng có lợi, trên nguyên tắc tôn trọng tínhdân chủ của mỗi người dân trong cộng đồng Với tinh thần tự nguyện, các tổ viên sẽ

có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau để tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm mang lạinhiều lợi ích về kinh tế và chính trị - xã hội Các tổ viên cam kết cùng thực hiệnđúng nghĩa vụ khi vay vốn, trả nợ và các nghĩa vụ khác theo quy định, tổ viên: Chấphành Quy ước hoạt động và biểu quyết tại các cuộc họp của Tổ Sử dụng vốn vayđúng mục đích xin vay; trả nợ gốc, trả lãi vốn vay đày đủ, kịp thời; có trách nhiệmgiám sát lẫn nhau trong việc vay vốn, trả nợ Ngân hàng và việc thực hiện Quy ước

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

hoạt động của Tổ Chịu sự kiểm tra, giám sát của Ban quản lý Tổ, Trưởng thôn, Bangiảm nghèo, chính quyền cơ sở, tổ chức chính trị - xã hội và NHCSXH trong quátrình sử dụng vốn vay Ngân hàng Tổ TK&VV hoạt động theo nguyên tắc tập thể,biểu quyết theo đa số là trên 2/3 số thành viên của Tổ TK&VV dưới sự điều hànhcủa BQL Tổ TK&VV [2].

Nhìn chung việc thành lập tổ TK&VV đều có nguyên tắc là tự nguyện thamgia và cùng tương trợ lẫn nhau trong việc vay vốn và thực hiện các nghĩa vụ khi vayvốn và các nghĩa vụ khác theo quy định của Chính phủ Việt Nam và của NHCSXH

1.1.1.4 Cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn

- Cơ cấu tổ chức của Tổ TK&VV: Có tối thiểu 05 tổ viên và tối đa 60 tổ viên

cư trú hợp pháp theo địa bàn dân cư thuộc đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn(sau đây gọi chung là cấp xã) Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc hoạt động và quản

lý hoạt động của Tổ, Tổ được thành lập theo địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn,phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khóm và địa bàn tương đương (sau đây gọi chung

là thôn) nằm trong xã Trường hợp trong một thôn không đủ số tổ viên tối thiểu theoquy định thì được thành lập theo địa bàn thôn liền kề trong xã Có Quy ước hoạtđộng nêu rõ nội dung hoạt động của Tổ Việc thành lập Tổ và nội dung Quy ướchoạt động của Tổ phải được ủy ban nhân dân cấp xã chấp thuận theo quy định

- Ban quản lý Tổ: phải có đủ 02 thành viên: tổ trưởng và tổ phó giúp việc cho

tổ trưởng Ban quản lý Tổ do các tổ viên trong Tổ bầu chọn Trong trường hợp đặcbiệt, Ban quản lý Tổ do Chủ tịch UBND cấp xã chỉ định, nhưng tối đa trong 03tháng Tổ phải tiến hành họp để bầu Ban quản lý Tổ theo đúng quy định Trườnghợp thay đổi thành viên Ban quản lý Tổ thì Tổ phải họp để bầu người thay thế.Cuộc họp này phải có sự tham gia, chứng kiến của Trưởng thôn và người đại diệncủa tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác Kết quả cuộc họp phải được UBND cấp

xã chấp thuận, xác nhận vào biên bản họp Tổ và gửi NHCSXH nơi cho vay Ngườiđược Tổ bầu thay thế phải chịu trách nhiệm về việc nhận bàn giao và tiếp tục quản

lý hoạt động của Tổ theo quy định Tiêu chuẩn thành viên Ban quản lý Tổ phải làngười có phẩm chất đạo đức, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc và

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

được các tổ viên trong Tổ tín nhiệm Tổ trưởng và tổ phó không có mối quan hệ vợchồng, cha, mẹ, con hoặc anh chị em ruột Thành viên Ban thường vụ tổ chức chínhtrị - xã hội cấp xã trực tiếp nhận ủy thác với NHCSXH không tham gia vào Banquản lý Tổ do đơn vị mình quản lý [2].

- Cơ chế hoạt động của Tổ TK&VV: Tổ TK&VV hoạt động theo nguyên tắctập thể, biểu quyết theo đa số, cuộc họp của Tổ khi có nội dung biểu quyết thì phảiđược ít nhất 2/3 số tổ viên dự họp và có ít nhất 2/3 số tổ viên có mặt tại cuộc họpbiểu quyết tán thành mới có giá trị thực hiện gồm: kết nạp tổ viên, cho tổ viên rakhỏi Tổ, nội dung quy ước hoạt động, bầu tổ trưởng, tổ phó, bình xét cho vay từng

hộ Nội dung cuộc họp Tổ phải được lập thành biên bản và thông qua trước khi kếtthúc cuộc họp Trong đó hoạt động tiết kiệm của Tổ là việc các tổ viên động viênnhau dành dụm trong chi tiêu để gửi vào Ngân hàng nhằm tạo lập nguồn vốn tíchlũy sử dụng trong tương lai [2]

1.1.1.5 Quyền lợi và nghĩa vụ của Ban quản lý Tổ TK&VV

a) Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý Tổ

- Triển khai, thực hiện Quy ước hoạt động của Tổ; Tuyên truyền, hướng dẫn,giải thích cho các tổ viên về chủ trương, chính sách của Nhà nước về tín dụng đốivới hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, thủ tục vay vốnNHCSXH; Tuyên truyền, vận động tổ viên thực hành tiết kiệm, nâng cao ý thứctrong việc vay vốn và trả nợ Ngân hàng

- Tiếp nhận Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn (theo mẫu củaNHCSXH) của tổ viên gửi đến Tổ chức họp Tổ TK&VV để bình xét cho vay côngkhai dưới sự giám sát, chứng kiến của Trưởng thôn và người đại diện tổ chức chính trị -

xã hội cấp xã nhận ủy thác Nội dung bình xét cho vay công khai bao gồm Tổ viên đủđiều kiện vay vốn theo quy định của Chính phủ và NHCSXH đối với từng chươngtrình xin vay; Đánh giá mức vốn xin vay, mức độ phù hợp của nhu cầu sử dụng vốnvay để thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh của tổ viên theo từng chương trìnhxin vay và theo quy định của NHCSXH; Căn cứ vào những nội dung trên và chu kỳ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của từng hộ để bình xét và đề nghị được vay vốnvới mức vốn cần thiết, thời hạn vay vốn phù hợp; Sau khi được Tổ thống nhấtbìnhxétcho vay công khai và biểu quyết các hộ được vay vốn thì tổ trưởng lập danh sách hộgia đình đề nghị vay vốn NHCSXH gửi Ban giảm nghèo để trình UBND cấp xã xácnhận, đề nghị NHCSXH cho vay Quán triệt cho tổ viên về ý thức vay vốn, sử dụng vốnvay đúng mục đích, trả nợ và lãi đầy đủ, đúng kỳ hạn.

- Nhận kết quả phê duyệt cho vay của NHCSXH, thông báo cho tổ viên biếtlịch giải ngân của Ngân hàng, chứng kiến việc Ngân hàng phát tiền vay trực tiếpđến người vay

- Lưu giữ đầy đủ hồ sơ, chứng từ liên quan đến hoạt động của Tổ Tham giađầy đủ các phiên giao dịch của NHCSXH, các buổi họp giao ban với Ngân hàng,các lớp tập huấn nghiệp vụ, lĩnh hội và phổ biến đầy đủ các thông tin đến tổ viên

- Đôn đốc các tổ viên tham dự các lớp tập huấn chuyển giao công nghệ,khuyến nông, khuyến lâm, khuyên ngư, để nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh,

sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả

- Những Tổ có tín nhiệm và có đủ điều kiện sẽ được NHCSXH ký Hợp đồng

ủy nhiệm với Ban quản lý Tổ mà người đại diện là Tổ trưởng Ban quản lý Tổ chỉđược thực hiện những nội dung công việc trong Hợp đồng ủy nhiệm đã ký vớiNHCSXH

- Đôn đốc các tổ viên trong Tổ sử dụng vốn vay đúng mục đích; trả nợ trả lãiđúng hạn Nếu tổ viên gặp khó khăn chưa trả được nợ thì có biện pháp giúp đỡ tổviên trả nợ Ngân hàng

- Trực tiếp giám sát việc sử dụng vốn vay, sản xuất kinh doanh, thu nhập vàtrả nợ Ngân hàng của tổ viên Thông báo kịp thời cho NHCSXH, chính quyền địaphương những trường hợp tổ viên sử dụng vốn vay sai mục đích, thay đổi chỗ ở rangoài địa bàn xã và các trường hợp khác ảnh hưởng đến hoạt động của Tổ và chấtlượng tín dụng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

- Ban quản lý Tổ phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Trưởng thôn, tổ chứcchính trị - xã hội nhận uỷ thác, UBND cấp xã và NHCSXH Phải tham gia và chứngkiến việc kiểm tra sử dụng vốn vay, đối chiếu nợ vay và số dư tiền gửi tại hộ củacác tổ chức, cơ quan có trách nhiệm.

- Chủ động đôn đốc, tham mưu và phối kết hợp với Trưởng thôn, tổ chứcchính trị - xã hội, Ban giảm nghèo và UBND cấp xã xử lý các trường hợp nợ quáhạn, nợ bị chiếm dụng, đặc biệt có biện pháp thu hồi đối với trường hợp có điềukiện trả nợ đến hạn, quá hạn nhưng không trả nợ và tất cả các trường hợp chiếmdụng vốn gốc, lãi của tổ viên

- Phối kết hợp với Trưởng thôn, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thựchiện kiểm tra, xác minh và có ý kiến về việc tổ viên đề nghị gia hạn nợ, điều chỉnh

kỳ hạn nợ, xử lý nợ bị rủi ro

- Đề xuất, kiến nghị và khiếu nại với chính quyền, NHCSXH và các cơ quanliên quan về việc thực hiện chủ trương, chính sách cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo

và các đối tượng chính sách khác [2]

b) Quyền lợi của Ban quản lý Tổ

Được NHCSXH đào tạo, tập huấn nghiệp vụ quản lý, điều hành hoạt độngcủa Tổ; Được tham gia các cuộc họp giao ban với NHCSXH; Được NHCSXH chitrả hoa hồng cho các hoạt động nghiệp vụ về quản lý Tổ, quản lý nợ vay, thực hiện

uỷ nhiệm cho NHCSXH trên cơ sở quy định của Nhà nước từng thời kỳ và gắn vớikết quả thực hiện công việc ủy nhiệm và chất lượng tín dụng của Tổ; ĐượcNHCSXH xem xét khen thưởng theo định kỳ hoặc đột xuất [2]

1.1.1.6 Quyền lợi và nghĩa vụ của tổ viên trong tổ Tiết kiệm và vay vốn

- Quyền lợi của tổ viên: Tổ viên trong Tổ được hỗ trợ thủ tục, hồ sơ vay vốn

và nhận vốn vay trực tiếp từ NHCSXH theo danh sách đã được phê duyệt khi vayvốn; Được học tập, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, khuyến nông, khuyến lâm,khuyến ngư, các dịch vụ về cung ứng vật tư kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm (nếu có);Được bàn bạc và biểu quyết các công việc của Tổ Được quyền đề đạt ý kiến,nguyện vọng với BQL Tổ [2]

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

- Nghĩa vụ của tổ viên: Chấp hành Quy ước hoạt động và biểu quyết tại cáccuộc họp của Tổ; Sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay; trả nợ gốc, trả lãi vốnvay đầy đủ, kịp thời; có trách nhiệm giám sát lẫn nhau trong việc vay vốn, trả nợNgân hàng và việc thực hiện Quy ước hoạt động của Tổ; Chịu sự kiểm tra, giám sátcủa Ban quản lý tổ TK&VV, Trưởng thôn, Ban giảm nghèo, chính quyền cơ sở, tổchức chính trị - xã hội và NHCSXH trong quá trình sử dụng vốn vay Ngân hàng [2].

1.1.1.7 Mối quan hệ của tổ Tiết kiệm và vay vốn với ủy ban nhân dân cấp xã, các

tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác và với Ngân hàng chính sách xã hội [2] a) Quan hệ của tổ Tiết kiệm và vay vốn với ủy ban nhân dân cấp xã

- Tổ được thành lập và hoạt động khi được UBND cấp xã chấp thuận chịu sựchỉ đạo, quản lý, kiểm tra trực tiếp của ƯBND cấp xã ƯBND cấp xã chỉ đạoTrưởng thôn phối hợp với NHCSXH, các tổ chức chính trị - xã hội kiểm tra, giámsát hoạt động của tổ TK&VV, hoạt động ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hộitại địa bàn thôn; theo dõi giúp đỡ người vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệuquả; đôn đốc người vay trả nợ, lãi Ngân hàng đầy đủ; tích cực xử lý các khoản nợquá hạn

- Tổ TK&VV có trách nhiệm báo cáo thường xuyên với UBND cấp xã vềtình hình sử dụng vốn vay của tổ viên, tình hình hoạt động của tổ TK&VV và cácvấn đề phát sinh trong việc thực hiện Quy ước

b) Quan hệ của tổ Tiết kiệm và vay vốn vói các tể chức chính trị - xã hội nhận

uỷ thác

- Các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác động viên hộ nghèo, hộ cậnnghèo và các đối tượng chính sách khác gia nhập tổ TK&VV, thực hành tiết kiệm,tương trợ nhau trong sản xuất và đời sống, trả nợ NHCSXH đúng hạn, mang lợi íchcho các tổ viên và cộng đồng Tổ TK&VV có trách nhiệm phối hợp với các tổ chứcchính trị - xã hội trong việc gắn sinh hoạt Tổ với sinh hoạt của các tổ chức chính trị

- xã hội

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

- Các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cho vay có trách nhiệm theo dõigiám sát hoạt động của tổ TK&VV đảm bảo đúng Quy chế này và theo các văn bảnhướng dẫn nghiệp vụ uỷ thác của NHCSXH, đồng thời phối hợp với Ngân hàng tổchức thực hiện việc đào tạo nâng cao trình độ quản lý cho Ban quan lý Tổ.

c) Quan hệ của tổ Tiết kiệm và vay vốn với Ngân hàng Chính sách xã hội

- Là mối quan hệ trong việc hướng dẫn tổ viên về thủ tục vay vốn và gửi tiền,kiểm tra việc sử dụng tiền vay và trả nợ Ngân hàng, hướng dẫn các hoạt động tiết kiệm,cách ghi chép về các nội dung liên quan đến hoạt động của tổ TK&VV, thống kê báocáo; các hoạt động ủy nhiệm và xử lý nợ; đồng thời là mối quan hệ phối hợp tuyêntruyền các chế độ, chủ trương, chính sách tín dụng của Đảng, Chính phủ tới tổ viên

- Ngoài việc uỷ thác cho tổ chức chính trị - xã hội theo dõi, giám sát, đôn đốchoạt động của tổ TK&VV, NHCSXH có trách nhiệm theo dõi, giám sát hoạt độngcủa Tổ TK&VV, đồng thời phối hợp với UBND cấp xã và tổ chức chính trị - xã hộinhận ủy thác tổ chức thực hiện việc đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, quản lýcho BQL Tổ TK&VV

1.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn

NHCSXH là một tổ chức tài chính đặc thù với một định chế tài chính chuyêndịch vụ tài chính vi mô, món vay thường nhỏ lẽ, đối tượng cho vay là hộ nghèo vàcác đối tượng chính sách khác theo quy định của Chính phủ Việt Nam và phươngthức cho vay ủy thác bán phần qua tổ chức chính trị xã hội các cấp và Tổ TK&VV

có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của NHCSXH về quản lý tín dụngchính sách tại các thôn, tuy nhiên việc nghiên cứu chất lượng hoạt động của TổTK&VV đến nay chưa được thực hiện để đánh giá tính bền vững Do vậy, tác giảdựa vào quy định của NHCSXH để đánh giá chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV

1.1.2.1 Các chỉ tiêu định tính

Chỉ tiêu định tính là chỉ tiêu mang tính tương đối, khó xác định và thườngđược dùng để đánh giá chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV một cách khái quát,gồm các chỉ tiêu sau [04]:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

- Tiêu chí thành lập Tổ TK&VV: là việc Tổ TK&VV thành lập theo quy địnhcủa NHCSXH, được sự chấp thuận của UBND cấp xã, BQL Tổ được bầu dựa trên sựtín nhiệm của các tổ viên; Các tổ viên cùng trên địa bàn hành chính thôn và đảm bảođối tượng theo quy định của Chính phủ Việt Nam.

- Sự tín nhiệm của tổ viên đối với Ban quản lý Tổ TK&VV: là sự nhìn nhậncủa khách hàng về tinh thần, trách nhiệm của các thành viên trong Ban quản lý TổTK&VV, đó là hành vi của BQL Tổ, tính an toàn trong giao dịch, thái độ phục vụ,trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Ban quản lý Tổ TK&VV

- Công tác bình xét cho vay: Do đặc thù việc cho vay các chương trình tíndụng của NHCSXH phải thực hiện theo quy định của Chính phủ Việt Nam về đốitượng, điều kiện vay, mức vay, thời hạn vay, lãi suất vay Do đó việc cho vay phảiđược bình xét công khai, dân chủ tại Tổ TK&VV có sự tham gia của Trưởng thôn,

tổ chức hội đoàn thể nhận ủy thác bán phần

- Cho vay đúng đối tượng: Cho vay phải đảm bảo đúng đối tượng thu hưởngtín dụng chính sách theo quy định trong Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ vàQuyết định của Thủ tưởng Chính phủ Việc cho vay đúng đối tượng thu hưởng đượcxem là một trong các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV

- Chất lượng sinh hoạt Tổ TK&VV: về thời gian sinh hoạt, số lượng thànhviên tham dự và nội dung sinh hoạt có đảm bảo yêu cầu đối với hoạt động của tổTK&VV như: cung cấp thông tin về các chủ trương liên quan đến tín dụng chínhsách cho các thành viên, bình xét cho vay, hướng dẫn lập hồ sơ, đôn đốc thành viênchấp hành các nghĩa vụ với NHCSXH

1.1.2.2 Các chỉ tiêu định lượng

Chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV được đánh giá dựa vào các chỉ tiêunhư: tỷ lệ nộp lãi, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ thành viên gửi tiết kiệm, hộ vay sử dụngđúng/sai mục đích [04]

- Tỷ lệ nộp lãi của các thành viên

Tỷ lệ nộp lãi = Tổng số lãi thực thu x 100% [1]

Tổng số lãi phải thu

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

Tỷ lệ nộp lãi của các thành viên là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lãi của cácthành viên nộp vào ngân hàng so với tổng số lãi phải thu tại một thời điểm nhấtđịnh, thông thường là tháng, quý, năm, tỷ lệ này càng cao thể hiện chất lượng hoạtđộng của Tổ TK&VV càng tốt, bởi vì thể hiện sự đôn đốc của Ban quản lý TổTK&VV đối với các thành viên và việc chấp hành nghĩa vụ trong giao dịch vay vốncác thành viên.

- Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là tiêu chí cơ bản, quan trọng nhất để đo lường, đánh giá chấtlượng hoạt động tín dụng của Tổ TK&VV, chỉ số này càng thấp thì chất lượng tíndụng, chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV càng cao và ngược lại

Tùy theo tiêu thức phân loại mà các loại nợ quá hạn được gọi với những tên khácnhau, để có thể đánh giá tổng thể, người ta thường sử dụng chỉ tiêu sau:

để đánh giá chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV Tỷ lệ nợ quá hạn thấp biểu hiệnviệc sử dụng vốn có hiệu quả và ý thức chấp hành của các thành viên tốt

- T ỷ lệ thành viên gửi tiền tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV

Tỷ lệ TV gửi TK = Tổng số TV gửi TK thông qua Tổ x 100% [3]

Tổng số thành viên

Tỷ lệ thành viên gửi tiền tiết kiệm là tỷ lệ phần trăm giữa số thành viên gửitiền tiết kiệm và tổng số thành viên trong tổ ở một thời điểm nhất định thường làcuối tháng, cuối quý, cuối năm Tỷ lệ thành viên gửi tiết kiệm càng cao thể hiệncông tác truyên truyền, vận động của Ban quản lý Tổ TK&VV đối với việc thựchành tiết kiệm và nhận thức của các thành viên trong việc tích lũy tiết kiệm để trả

nợ, trả lãi khi đến hạn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn

Ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV có nhiều nhân tố tácđộng, theo tác giả có thể phân thành 3 nhóm nhân tố cơ bản như sau: Các nhân tố từBQL Tổ TK&VV; các nhân tố từ thành viên của Tổ TK&VV; Các nhân tố về môitrường hoạt động

1.1.3.1 Các nhân tố từ Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn

a) Kinh nghiệm, trình độ, năng lực của Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốnKinh nghiệm, trình độ, năng lực của Ban quản lý Tổ TK&VV là nhân tố ảnhhưởng trực tiếp tới kết quả và chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV, do Ban quản

lý Tổ TK&VV được NHCSXH ủy nhiệm nhiều công đoạn trong việc cho vay: từkhâu truyên truyền chính sách, hướng dẫn hồ sơ thủ tục, kiểm tra, giám sát hộ vay

sử dụng vốn vay, đôn đốc hộ vay thực hiện các nghĩa vụ với NHCSXH trong vayvốn, được ngân hàng ủy thác thực hiện thu lãi, thu tiền tiết kiệm của các thành viên.Mặc dù quy trình nghiệp vụ của NHCSXH đã được đơn giản hóa cả quy trình và thủtục hành chính nhưng để làm tốt nhiệm vụ của mình thì Ban quản lý Tổ cần có trình

độ và kinh nghiệm nhất định Trong đó, tổ trưởng Tổ TK&VV có vai trò quan trọngtrong chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV, do tổ trưởng Tổ TK&VV là người đạidiện của tổ trong giao dịch với NHCSXH và là người trực tiếp theo dõi quản lý cácthành viên vay vốn, thực hiện các nghiệp vụ do NHCSXH ủy nhiệm như tổ chứchọp bình xét cho vay, đôn đốc thu nợ, thu lãi, thu tiền gửi tiết kiệm, do đó cácnhân tố như giới tính, độ tuổi, uy tín, kinh nghiệm, khả năng làm việc của tổ trưởng

tổ TK&VV, bên cạnh đó điều kiện ràng buộc, gắn với vị trí công tác của tổ như tổtrưởng là chi hội trưởng tác động đến chất lượng hoạt động của BQL tổ TK&VV

b) Việc chấp hành thực hiện quy ước hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn

Là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của tổ TK&VV, việc tổTK&VV thực hiện tốt các quy ước hoạt động của tổ trong việc bình xét cho vay, tổchức sinh hoạt tổ theo định kỳ thì đảm bảo được việc bình xét cho vay đúng đốitượng thụ hưởng theo quy định của Chính phủ, nguồn vốn đáp ứng đúng, đủ nhu

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

cầu, các thông tin tín dụng chính sách được truyền tải đến đối tượng chính sáchđúng định hướng, giám sát sử dụng vốn vay có hiệu quả

c) Điều kiện kinh tế của thành viên Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốnMỗi khi thành viên BQL tổ TK&VV có điều kiện kinh tế cơ bản ổn định thì

sẽ hỗ trợ cho hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn tốt hơn như: Ban quản lý Tổtiết kiệm và vay vốn có phương tiên liên lạc, điều kiện đi lại như điện thoại, xe máythì việc thông tin với NHCSXH được nhanh chóng, kịp thời hơn, thuận lợi hơntrong việc đi lại giao dịch với NHCSXH, đồng thời hổ trợ giúp đỡ, giao dịch với cácthành viên trong Tổ tiết kiệm và vay vốn tốt hơn

1.1.3.2 Các nhân tố từ thành viên của Tổ tiết kiệm và vay vốn

Trình độ văn hóa, nhận thức của hộ vay về trách nhiệm về việc vay vốn như:

sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, hoàn trả nợ gốc trả lãi đúng theo thỏathuận; năng lực hành vi dân sự về tính pháp lý của những hợp đồng của hộ nghèo,

hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác với NHCSXH, cũng như tư cáchđạo đức của thành viên ảnh hưởng quan trọng đến kết quả thu lãi và thu nợ của các

Tổ TK&VV để góp phần đánh giá chất lượng hoạt động của tổ TK&VV

Bên cạnh đó, năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ thuật và quản lý nguồn vốnvay cũng như các nguồn lực sản xuất kinh doanh khác của hộ vay là chìa khóa nângcao chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn vay, vì thế đóng vai trò quyết định đến khảnăng trả lãi, nợ gốc tiền vay và dành một phần để tiết kiệm hàng tháng

1.1.3.3 Các nhân tố về môi trường hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn

a) Về môi trường kinh tế

Ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn liên quanđến điều kiện kinh tế của từng vùng miền, khoảng cách, địa hình và có tác động trựctiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, của hộ nghèo và các đối tượngchính sách nói riêng, nếu môi trường thuận lợi "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" hay

“mưa thuận, gió hòa” thì hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ nghèo và các đốitượng chính sách khác sẽ đem lại hiệu quả, từ đó việc chấp hành nghĩa vụ, cam kết

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

của các thành viên, giao dịch với NHCSXH sẽ thuận lợi hơn Nếu ngược lại thìnguồn vốn của NHCSXH cho vay sẽ không đem lại hiệu quả từ đó sẽ gặp khó khăntrong việc trả nợ, trả lãi và thực hiện cam kết của các thành viên vay vốn, ảnhhưởng đến chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV.

b) Về chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ Việt Nam

Với đặc thù hoạt động NHCSXH là phục vụ và truyền tải nguồn vốn tín dụng

ưu đãi đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách Do đó đòi hỏi quy trìnhnghiệp vụ hoàn chỉnh, thủ tục đơn giản, khả năng đáp ứng vốn cho người nghèonhanh chóng, tiện lợi, kịp thời, an toàn, hiệu quả Vì trình độ của các đối tượngchính sách thường hạn chế hơn những đối tượng khác, hơn nữa món vay nhỏ lẻ nêncần nghiên cứu để đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ sao cho hộ nghèo dễ hiểu, dễ thựchiện nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng, đảm bảo an toàn vốn Việc giải ngânphải nhanh gọn, chính xác, kịp thời và thuận tiện cho người nghèo, tạo dựng đượclòng tin với khách hàng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao chất lượng hoạtđộng của Tổ TK&VV

c) Về hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội

Với phương thức chủ yếu là ủy thác qua 4 tổ chức CT-XH (Hội Liên hiệp Phụ

nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Công sản Hồ Chí Minh) từtrung ương đến địa phương và mạng lưới hoạt động phù hợp, đội ngũ cán bộ chuyênnghiệp được đào tạo bài bản, phương tiện, công nghệ hiện đại đã giúp choNHCSXH khắc phục được tình trạng quá tải trong khi biên chế ít, đồng thời giúpcho NHCSXH chuyền tải vốn tín dụng chính sách của Chính phủ đến với hộ nghèo,

hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách kịp thời, đến đúng đối tượng thụ hưởngkhông để tồn đọng, lãng phí vốn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của đồngvốn; mặt khác cho vay ủy thác từng phần thông qua các tổ chức chính trị - xã hội và

Tổ TK&VV giúp cho NHCSXH tiết kiệm được chi phí hơn so với ủy thác toànphần qua các tổ chức tín dụng, từ đó tăng cường mối quan hệ với cấp ủy Đảng vàchính quyền địa phương, nâng cao vị thế, uy tín của NHCSXH, góp phần thực hiệnmục tiêu xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

d) Hoạt động ủy thác cho vay của tổ chức Hội, đoàn thể

Các tổ chức Hội, đoàn thể (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựuchiến binh, Đoàn thanh niên Công sản Hồ Chí Minh) và Tổ TK&VV được ví nhưcánh tay nối dài để thực hiện nhiệm vụ ủy thác của NHCSXH theo quy định củaChính phủ nhằm truyền tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến với hộ nghèo và cácđối tượng chính sách một cách tốt nhất Nhiều nội dung công việc trong quy trìnhcho vay của NHCSXH được ủy thác cho các tổ chức Hội, đoàn thể và ủy nhiệm chocác Tổ TK&VV như bình xét, lựa chọn người vay, kiểm tra, đôn đốc người vaytrong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, đôn đốc người vay trả lãitiền vay và nợ gốc đúng thời hạn Chất lượng của hoạt động ủy thác và hoạt động

ủy nhiệm này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của NHCSXH, chất lượnghoạt động của Tổ TK&VV Vì vậy, chất lượng chất lượng hoạt động của TổTK&VV có tốt hay không có phần phụ thuộc vào chất lượng ủy thác qua các tổchức hội đoàn thể

e) Về quy mô hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn

Quy mô hoạt động của Tổ TK&VV thể hiện số lượng thành viên vay vốn vàtổng dư nợ do tổ được ủy nhiệm quản lý ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của TổTK&VV, đối với tổ có số lượng thành viên ít dư nợ thấp thì việc theo dõi, quản lýđơn giản hơn đối với tổ có số lượng thành viên nhiều dư nợ cao, tuy nhiên nếu TổTK&VV quản lý số thành viên ít dư nợ thấp thì thu nhập của Ban quản lý TổTK&VV từ hoa hồng thấp không đủ bù đắp đủ chi phí BQL Tổ TK&VV thực hiệnnhiệm vụ ủy nhiệm từ đó không động viên, khuyến khích BQL tổ gắn bó lâu dài vàkhông thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ

1.1.4 Kinh nghiệm của một số nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 1.1.4.1 Kinh nghiệm của Ấn độ

The self-help group (SHG) tại Ấn Độ: là một nhóm tự quản từ 10 đến tối đa

20 thành viên, trong đó chiếm đa số là phụ nữ Cách thức tổ chức và hoạt động củacác SHG về cơ bản cũng giống như tổ, nhóm trong mô hình của GB Ngoài ra SHG

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

cũng có sự khác biệt ở chỗ nhóm còn tự tìm kiếm từ các nguồn tài trợ từ các ngânhàng thương mại, các nguồn vốn của các tổ chức quốc tế, tài trợ của Chính phủ…SHG cùng với việc cung cấp các dịch vụ tài chính còn cung cấp các dịch vụ chămsóc sức khoẻ như tiêm vắc xin, thông tin về kế hoạch hoá gia đình, các cơ hội tìmkiếm việc làm, tạo thu nhập… Việc cung cấp các dịch vụ đi kèm này cũng một phần

là do qui định pháp luật ở quốc gia này, theo đó các nhà cung cấp tài chính vi môbuộc phải mở rộng lĩnh vực dịch vụ ngoài lĩnh vực tài chính mà mình cung cấp

Các ngân hàng thương mại cho các nhóm SHG vay vốn đều là của Chínhphủ, như trường hợp của Ngân hàng nông nghiệp Ấn Độ - đơn vị cung cấp đến 95%các khoản vay cho các nhóm SHG Sở dĩ có điều này là theo qui định của Chínhphủ Ấn Độ, các ngân hàng phải dành 40% trong tổng dư nợ cho các lĩnh vực ưu tiênnhư nông nghiệp, tài chính vi mô, giáo dục… và trong số này dành 10% cho nhữnglĩnh vực cần đầu tư là yếu nhất trong nền kinh tế

Hầu hết các nhóm SHG có sự liên kết với nhiều tổ chức kinh tế, xã hội khác

để có thêm nguồn tài chính, khả năng quản lý, tiếp nhận các kĩ thuật phục vụ chosản xuất Có những nhóm SHG lại chọn hình thức liên kết với các ngân hàng đểnhận được các khoản tài trợ và hỗ trợ kĩ thuật tài chính khác Nhờ vào sự phát triểncủa các SHG mà đã có tới 103 triệu khách hàng được vay vốn qua 7,96 triệu nhómSHG Nếu một khoản vay của SHG từ các ngân hàng thương mại với lãi suất là 8-12%, nó sẽ cho các thành viên của mình vay vốn với lãi suất khoảng 24% [3]

1.1.4.2 Kinh nghiệm của Bangladesh

Ngân hàng Grameen Bank (GB) ở Bangladesh là một tổ chức tài chính vi môphát triển thành công trên thế giới Đây là một tổ chức phát triển theo mô hình truyềnthống đã được Raiffeisen đưa ra từ thế kỷ thứ 19 Ngân hàng Grameen (có nghĩa làlàng xã) hình thành từ năm 1976, vốn ban đầu chỉ có 28 USD của Giáo sư, TS Yumussáng lập Hệ thống Ngân hàng Grameen gồm: Ngân hàng Trung ương, trụ sở tại thủ

đô Datka, Văn phòng đại diện tại các bang hoặc vùng, hơn 1.000 chi nhánh khu vực ởnông thôn; dưới chi nhánh, mỗi làng có Trung tâm tín dụng do thành viên vay vốn tựxây dựng và tự quản lý, một thành viên làm trưởng Trung tâm tín dụng, mỗi Trungtâm tín dụng có ít nhất 10 Tổ tín dụng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

Ðiểm nhấn sáng tạo của dự án này là mô hình “nhóm tự quản” kết nối nhữngngười vay có hoàn cảnh tương tự để họ cùng chia sẻ trách nhiệm, sàng lọc, giám sát

và quản lý lẫn nhau, giảm sự bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng Mỗinhóm vay gồm 5 người, đa phần là những phụ nữ, những người có thu nhập thấp,sống trong cùng một khu vực dân cư hoặc cùng một làng xã, có hoàn cảnh kinh tếgần giống nhau Trong nhóm bầu ra một tổ trưởng, một thư ký làm nhiệm vụ tổchức họp định kỳ, sinh hoạt nhóm, phổ biến thông tin, nắm bắt các yêu cầu và quiđịnh chung của nhóm và làm nhiệm vụ kết nối với đại diện của ngân hàng Hàngtuần nhóm có tổ chức họp để xem xét việc triển khai hoạt động từ vốn vay, xem xétkhả năng tài chính, tình hình hoàn trả và sự đảm bảo trong các khoản vay đó Nếumột thành viên trong nhóm gặp khó khăn, các thành viên khác phải có trách nhiệmgiúp đỡ, một thành viên không hoàn trả nợ đúng hạn, hay không trả được nợ sẽ làmảnh hưởng đến tất cả những thành viên còn lại

Quy chế cho vay của Tổ tín dụng: Khoản vay đầu tiên dành cho 2 người, rồitiếp đến người thứ 3, thứ 4 và người cuối cùng Hàng tuần nhân viên sẽ gặp khoảng

40 người (khoảng 7 - 8 nhóm), ở đây nhân viên tín dụng là cầu nối giữa các nhóm

và thành viên, chia sẻ những kinh nghiệm làm ăn, hoặc quản lý chi tiêu Các thànhviên trong Tổ tín dụng giám sát lẫn nhau về sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợđúng hạn và gửi tiền tiết kiệm Ðặc biệt, khi 1 thành viên trong nhóm không có khảnăng trả nợ thì Ngân hàng Grameen Bank sẽ từ chối tất cả các khoản vay của cácthành viên còn lại trong nhóm, do vậy, người vay bị hối thúc buộc phải làm ăn đểtrả nợ và nhiều người có thể cảm thấy ngại ngùng, xấu hổ nếu không trả được nợgóp phần gia tăng khả năng trả nợ Vì vậy, mà tỷ lệ trả nợ, trả lãi tại tổ chức tàichính vi mô thường rất cao; Người vay không có tài sản thế chấp với Ngân hàngGrameen, tổn thất về tiền cho vay rất thấp, lãi suất cho vay Ngân hàng Grameen caohơn lãi suất Ngân hàng thương mại Khi được vay vốn, người vay phải nộp khoản lệphí, trên số tiền vay, để hình thành quỹ của Tổ tín dụng; trong đó có quỹ phòng ngừarủi ro và quỹ này được gửi vào chi nhánh Grameen Khi có một thành viên vay vốnkhông còn khả năng trả nợ, Tổ tín dụng dùng quỹ dự phòng rủi ro để trả nợ thay chothành viên của mình

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

Về mặt pháp lý: Nhà nước Bangladesh có bộ luật riêng cho Ngân hàngGrameen Ngân hàng Trung ương Bangladesh cấp một giấy phép hoạt động choNgân hàng Grameen Trung ương Trung tâm tín dụng thành lập theo làng và Tổ tíndụng thành lập theo xóm do các thành viên thành lập, trên tinh thần tự nguyện củathành viên Chi nhánh Ngân hàng Grameen phục vụ các thành viên Ngân hàng tại nhà(trong buổi họp các thành viên) Theo bộ luật Ngân hàng Grameen, Ngân hàng nàykhông phải nộp bất cứ một loại thuế nào cho Nhà nước.

Ủy ban quốc gia kiểm soát về tài chính - tín dụng, có trách nhiệm giám sátviệc tuân thủ các chế độ; kiểm tra và thanh tra tại chỗ về tài chính Ngân hàngGrameen và các chi nhánh của Ngân hàng này

Hàng tuần Trung tâm tín dụng, tổ chức họp với các thành viên để kiểmđiểm và đôn đốc việc: Gửi tiền tiết kiệm, sử dụng vốn vay và trả nợ vay Nhânviên chi nhánh Ngân hàng Grameen đến dự họp nhận tiền gửi của thành viên;tiền gửi của Tổ tín dụng; thu nợ; cho thành viên vay Ngoài cho vay sản xuấtnông nghiệp, chi nhánh Ngân hàng Grameen còn cho thành viên vay sinh hoạtnhư xây dựng nhà ở mới, sửa chữa nhà cũ, xây dựng nhà vệ sinh, tạo nguồn nướcsạch, chữa bệnh…Một món cho vay của chi nhánh Ngân hàng Grameen là 200USD gần 4,5 triệu đồng Việt Nam hiện nay

Ngoài việc mỗi nhóm phải tuân theo những qui định mang tính bắt buộc vềtài chính, cũng như một số các qui định khác của ngân hàng, bản thân từng nhómcũng tự tuân thủ những nguyên tắc xã hội khác Những qui định đó bao gồm: giađình sinh ít con, trẻ em đều phải được đến trường, gia đình đoàn kết, các thành viêngiúp đỡ, tương trợ lẫn nhau, Mặc dù có những qui định khá khắt khe như vậy,nhưng Grameen Bank vẫn được biết đến với mô hình ngân hàng cho vay dựa vào sựtin cậy, tin tưởng của ngân hàng với các khách hàng của mình Mô hình củaGrameen Bank không chỉ thành công ở Bangladesh mà đã được áp dụng ở hơn 40quốc gia trên thế giới [3]

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

1.1.4.3 Bài học kinh nghiệm về hoạt động của Tổ TK&VV có thể áp dụng ở Việt Nam

Qua thực tế ở một số nước trên thế giới, Việt Nam có thể rút ra bài học kinhnghiệm như sau:

- Một là, việc thành lập Tổ TK&VV gồm các hộ gia đình sống liên canh liền

cư trong cùng một thôn, khóm, làng, bản có hoàn cảnh và điều kiện kinh tế gầngiống nhau (hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát mới nghèo ) giúp cho các thành viênđồng cảm, dễ hòa nhập và tương trợ, chia sẽ, giúp đỡ lẫn nhau và cùng cộng đồngtrách nhiệm; tổ chức khoa học, chặt chẽ, mang tính tự quản giữa các thành viêncùng xóm, cùng làng, công khai, minh bạch như tổ chức hệ thống của Ngân hàngGrameen Bank

- Hai là, từ việc kết nạp, bình xét cho vay theo tổ, nhóm vừa và nhỏ có tác

động gắn kết, cộng đồng trách nhiệm của cá nhân Điều đó có tác dụng tích cựckhuyến khích và nâng cao trách nhiệm của trưởng nhóm (tổ trưởng), tạo ra cơ chếràng buộc cao hơn trong mỗi nhóm, nguồn vốn truyền tải đúng hướng, đến đúng vớingười nghèo và khách hàng vay vốn Nhưng quy mô nhóm ở mỗi nước lại khácnhau, việc thành lập cũng như quản lý của các nhóm cũng cần nghiên cứu,NHCSXH Việt Nam cũng đã áp dụng cách thức ủy thác qua các tổ chức CT-XH và

ủy nhiệm qua Tổ TK&VV thuộc tổ chức Hội đoàn thể quản lý Thực tế cho thấy đểbảo thu nhập cho Ban quản lý Tổ TK&VV thì số lượng thành viên trong tổ ở mứcvừa phải từ 40-60 thành viên, dư nợ quản lý trên dưới 1 tỷ đồng, đồng thời để đảmbảo cho việc sinh hoạt, kiểm tra, kiểm soát và quản lý chặt chẽ hơn

- Ba là, việc vay vốn của các thành viên luôn gắn với gửi tiền tiết kiệm, tiền

gửi tiết kiệm của các thành viên trong Tổ TK&VV có vai trò hết sức quan trong vừatạo lập được thói quen thực hành tiết kiệm và kế hoạch hóa các khoản chi tiêu của

hộ gia đình; tích lũy được nguồn vốn để trả nợ ngân hàng; Đối với NHCSXH ViệtNam thì gửi tiết kiệm của các thành viên tạo lập bổ sung được nguồn vốn cho vay;Mức gửi tiết kiệm hàng tháng của các thành viên tuy thuộc vào điều kiện khả năngtài chính của từng hộ gia đình và tính tự nguyện cao của thành viên trong Tổ, đồng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

thời các thành viên trong tổ thống nhất tăng, giảm mức gửi hoặc quy định mức tốithiểu tùy theo từng điều kiện và thời kỳ nhất định Khi tổ viên gặp khó khăn về tàichính thì có thể tạm dừng nộp tiết kiệm trong một thời gian, sau đó lại tiếp tục.

- Bốn là, việc sinh hoạt Tổ TK&VV định kỳ tháng/quý là một yêu cầu tất yếu

trong việc tuyên truyền các chủ trương chính sách, để xem xét việc triển khai hoạt động

từ vốn vay, xem xét khả năng tài chính, tình hình thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc theođịnh kỳ, trả lãi hàng tháng và sự đảm bảo trong các khoản vay đó Việc tổ chức sinhhoạt định kỳ hàng tháng là phù hợp với thời gian của các thành viên đã thống nhất và

xử lý các công việc phát sinh của Tổ như thông tin về nguồn vốn, bình xét cho vay, thulãi, thu tiền gửi tiết kiệm, kết nạp thêm thành viên mới hoặc cho ra khỏi tổ, [3]

* K ết luận chương 1

Chương 1, đã nêu lên được cơ sở lý luận chung về chất lượng hoạt động của

Tổ TK&VV của NHCSXH, như: về tổ chức hoạt động của Tổ TK&VV, các chỉtiêu đánh giá chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV, các nhân tố ảnh hưởng đếnchất lượng hoạt động của Tổ TK&VV, các bài học kinh nghiệm của các nước trênthế giới và của NHCSXH Những nội dung này liên quan đến hoạt động của TổTK&VV của NHCSXH, nhằm giúp ta có cái nhìn rõ ràng hơn về cơ sở lý luận, vaitrò hoạt động của Tổ TK&VV để từ đó đánh giá thực trạng và đưa ra những địnhhướng, giải pháp thời gian tới

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ TK&VV TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

TỈNH QUẢNG TRỊ

2.1 Tổng quan về Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Quảng Trị là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, có tọa độ địa lý 16018’ - 17010’

độ Vĩ Bắc và 106023’ - 107024’ độ Kinh Đông Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình,phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Đông giáp biển Đông với chiều dài bờbiển trên 75 km và được án ngự ngoài khơi là đảo Cồn Cỏ có diện tích 4 km2 cách

bờ biển (Mũi Lay) 30 km; phía Tây giáp hai tỉnh Savannakhet và Sanavan của nướcCộng hòa dân chủ nhân dân Lào với chiều dài biên giới 206 km Tỉnh Quảng Trị có

10 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện với 141 xã phường, thịtrấn, trong đó có 01 huyện thuộc vùng khó khăn theo Nghị quyết 30a của ThủTướng Chính phủ, 01 huyện đảo

Chi nhánh NHCSXH Quảng Trị được thành lập theo Quyết định số HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch hội Đồng quản trị NHCSXH, là đơn vị thànhviên của NHCSXH Việt Nam, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Trị chính thức khaitrương và đi vào hoạt động từ ngày 08/4/2003 với chức năng, nhiệm vụ được giao;nhận bàn giao toàn bộ nguồn vốn, dư nợ cho vay giải quyết việc làm từ Kho bạcNhà nước và cho vay hộ nghèo từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôntỉnh Quảng Trị, nhận vốn ủy thác từ Ngân sách tỉnh, huyện, từ các chủ dự án, các tổchức cá nhân và huy động vốn trên thị trường để cho vay ưu đãi hộ nghèo và cácđối tượng chính sách khác theo Nghị định 78/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Thủtướng Chính phủ NHCSXH tỉnh Quảng Trị được thành lập trên cơ sở kiện toàn lạiNgân hàng Phục vụ người nghèo

45/QĐ-Chi nhánh NHCSXH đi vào hoạt động đánh dấu sự ra đời của loại hình Ngânhàng chính sách, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước đảm bảokhả năng thanh toán Qua hơn 14 năm hoạt động được sự chỉ đạo sâu sát của

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

NHCSXH Việt Nam; của Tỉnh ủy, UBND, BĐD Hội đồng quản trị các cấp; sự phốihợp của các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể, chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Trị đã thựchiện tốt các nhiệm vụ được giao Triển khai mạng lưới NHCSXH từ tỉnh đến huyện,hoàn thành công tác tiếp nhận bàn giao nguồn vốn, dư nợ cho vay chương trìnhQuốc gia giải quyết việc làm từ Kho bạc Nhà nước; tiếp nhận bàn giao toàn bộ hoạtđộng cho vay hộ nghèo từ NHNo&PTNT, đồng thời chuyển từ phương thức chovay uỷ thác toàn phần sang phương thức cho vay uỷ thác bán phần thông qua các tổchức Chính trị xã hội Tổ chức triển khai cho vay kịp thời, đúng chính sách cácchương trình mới theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Ban đầu từ thực hiệncho vay 02 chương trình cho vay Hộ nghèo, Cho vay GQVL từ Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn và Kho bạc Nhà nước với tổng dư nợ nhận bàngiao 113 tỷ đồng, nợ quá hạn và nợ khoanh là 9,18 tỷ đồng, chiếm 8,07% đến naychi nhánh đã cho vay 14 chương trình tín dụng ưu đãi: cho vay Hộ nghèo; Hộ cậnnghèo; Hộ thoát nghèo; Giải quyết việc làm; cho vay xuất khẩu lao động; Học sinhsinh viên có hoàn cảnh khó khăn; Sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn; Thươngnhân hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại tại vùng khó khăn; Nước sạch và

vệ sinh môi trường nông thôn; Dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; Hộ nghèo về nhà

ở theo Quyết định 167; Hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 33; Hộ nghèo về nhà ởtheo Quyết định 48; Hổ trợ đất sản xuất theo Quyết định 755

Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Trị là đơn vị trực thuộc Hội sở chính, thựchiện các hoạt động của NHCSXH trên địa bàn Điều hành chi nhánh NHCSXH tỉnh,thành phố là Giám đốc chi nhánh, giúp việc giám đốc là các Phó giám đốc và cáctrưởng phòng, chức năng, chuyên môn Bao gồm phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tíndụng, Kế toán - Ngân quỹ, Hành chính Tổ chức, Kiểm tra Kiểm toán nội bộ, Tinhọc với số cán bộ là 30 người [Sơ đồ 2.1]

Tại Phòng giao dịch cấp huyện: 8 Phòng giao dịch NHCSXH các huyện, thị xã,Điều hành Phòng giao dịch huyện, thị xã là Giám đốc, giúp việc Giám đốc là Phógiám đốc và các Tổ trưởng tổ chuyên môn nghiệp vụ Đến nay tổng số cán bộ côngnhân viên tại chi nhánh là 118 người, tại Hội sở tỉnh 31 cán bộ, mỗi Phòng giao dịch

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

có biên chế từ 7 - 11 người với trình độ Đại học là 84 người chiếm tỷ lệ 71,2%, 12cán bộ có trình độ Cao cấp lý luận chính trị.

Sơ đồ 2.1: Tổ chức chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Trị

Nguồn: chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Trị

Qua hơn 14 năm hoạt động đến nay chi nhánh đã thực hiện 13 chương trình tíndụng ưu đãi, tổng dư nợ đến cuối năm 2016 là 2.166.114 tỷ đồng, nợ quá hạn giảm còn0,17% Từ nguồn vốn cho vay của các chương trình đã cho 69.959 hộ nghèo và các đốitượng chính sách đang còn dư nợ Với 13 chương trình tín dụng đang cho vay, trong đó

dư nợ thông qua Tổ TK&VV là 2.155.407 tỷ đồng, chiếm 99% tổng dư nợ của toànChi nhánh tỉnh Quảng Trị, với 2.114 tổ TK&VV phủ kín tại 141 xã, phường, thị trấn và1.093 thôn; Số Tổ TK&VV đang triển khai huy động tiền gửi tiết kiệm của thành viênchiếm 100% tổng số Tổ toàn Chi nhánh, với số dư tiền gửi tiết kiệm 29.129 triệu đồng;Kết quả, xếp loại Tổ TK&VV cuối năm 2016: Toàn tỉnh có 1.983 Tổ TK&VV xếp loạitốt, chiếm 93,8%; 123 Tổ TK&VV xếp loại khá, chiếm 5,8%; 3 Tổ TK&VV xếp loạitrung bình, chiếm 0,2%; 5 Tổ TK&VV xếp loại yếu kém, chiếm 0,2%

PHÒNG KT-NB

PHÒNG TIN HỌC

PHÒNG KH-NV TÍN DỤNG

PHÒNG

HC-TC

BĐD HUYỆN

PHÒNG GD CẤP HUYỆN

PHÒNG GD CẤP HUYỆN

PHÒNG GD CẤP HUYỆN

PHÒNG GD CẤP HUYỆN

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

2.1.2 Tình hình hoạt động chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Quảng Trị giai đoạn 2014-2016

- Về nguồn vốn:

Nguồn vốn có sự gia tăng từ 2014: 1.686.144 triệu đồng đến năm 2016:2.178.164 triệu đồng (tăng 12,2% so với năm 2014) Tuy nhiên sự gia tăng chủyếu nguốn vốn sử dụng là do Trung ương hỗ trợ năm 2015/2014 là 14,60% và năm2016/2015 giảm xuống còn 11,16% Nguồn vốn huy động tại địa phương đượcTrung ương cấp bù có mức tăng trưởng khá qua các năm lần lượt năm 2015/2014,2016/2015 là 32,74%, 34,54% Nguồn vốn do ngân sách tỉnh Quảng Trị hỗ trợ tăngcao, năm 2015/2014 là 8,14% và năm 2016/2015 là 16,52% Về tỷ trọng cơ cấunguồn vốn Trung ương năm 2014 cao nhất trong 3 năm, chiếm 94,68% Nhưngnguồn vốn huy động tại địa phương được Trung ương cấp bù thì năm 2016 cao nhấttrong 3 năm, chiếm 4,92% Qua đó cho thấy về nguồn vốn cấp bổ sung từ Trungương có xu hướng giảm dần và tăng dần nguồn vốn NHCSXH huy động từ địaphương (Bảng 2.1)

Bảng 2.1: Tổng hợp tình hình nguồn vồn giai đoạn 2014- 2016

(Nguồn: Từ báo cáo tổng kết năm 2014-2015-2016 của NHCSXH tỉnh)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

- Về hoạt động tín dụng chính sách:

Quy trình tín dụng tại NHCSXH:

- Đối với tín dụng uỷ thác cho các tổ chức chinh trị xã hội (HLHPN ViệtNam, Trung ương Đoàn, HND Việt Nam, HCCB Việt Nam):

Sơ đồ 2.2: Quy trình thủ tục cho vay

Nguồn: NHCSXH Việt Nam

Bước 3: Tổ TK&VV gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới ngân hàng.

Bước 4: Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới UBND cấp xã.

Bước 5: UBND cấp xã thông báo cho tổ chức CT-XH cấp xã.

Bước 6: Tổ chức CTXH cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV.

Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết danh sách

hộ được vay, thời gian và địa điểm nhận tiền vay

Bước 8: Ngân hàng thực hiện giải ngân đến người vay.

- Đối với các đối tượng chính sách khác ngân hàng cho vay trực tiếp:

Người vay lập dự án vay vốn và được UBND xã nơi thực hiện dự án xácnhận (Đối với các khoản vay trên 50 triệu đồng, người vay phải có tài sản đảm bảotiền vay theo quy định)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

Người vay vốn gửi hồ sơ xin vay đến ngân hàng, cán bộ ngân hàng được Giámđốc phân công thực hiện đối chiếu tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ xin vay vốn.

Cán bộ ngân hàng được phân công thẩm định sau khi thẩm định trình Trưởngphòng (Tổ trưởng) tín dụng tổng hợp hoặc thẩm định lại (nếu thấy cần thiết) sau đótrình Giám đốc ngân hàng ký duyệt cho vay nếu đối tượng vay phù hợp

Giám đốc phân công người hướng dẫn thực hiện đảm bảo tiền vay (theo quyđịnh về đảm bảo tiền vay tại ngân hàng) và lập hợp đồng tín dụng, giải ngân chokhách hàng

Tình hình dư nợ cho vay: từ năm 2014-2016 có trưởng lớn, dư nợ năm 2014:1.682.103 triệu đồng, đến năm 2016 dư nợ 2.166.164 triệu đồng (tăng 12,11% sovới năm 2014) Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ so sánh giữa năm 2015 so với 2014 là14,84% và 2016 so với 2015 tăng 12,11% có giảm 2,73 % so với giai đoạn 2014-

2015 Dư nợ tăng trưởng không đồng đều qua các năm, năm 2016 dư nợ tăngtrưởng thấp hơn so với năm 2015 (Bảng 2.2)

Bảng 2.2: Tổng hợp tình hình dư nợ cho vay giai đoạn 2014-2016

Đơn vị tính: Triệu đồng

1 Tổng dư nợ 1.682.103 1.932.259 2.166.164 14,87 12,11

(Nguồn: Từ báo cáo tổng kết năm 2014-2015-2016 của NHCSXH tỉnh)

Doanh số cho vay năm 2014 là 436.243 triệu đồng đến năm 2016: 710.892triệu đồng (tăng 62,96% so với năm 2014) Doanh số thu nợ 2014 là 345.435triệu đồng đến năm 2016: 447.037 triệu đồng (tăng 29,41% so với năm 2014) Tỷ

lệ so sánh về doanh số cho vay tăng năm 2015 so với 2014 là 55,17% tăng cao hơnnăm 2016 so với 2015 Mức cho vay bình quân trên 01 khách hàng năm 2014:24,1 triệu đồng/01 hộ đến năm 2016: 31,0 triệu đồng/01 hộ (tăng 6,9 triệuđồng/01 hộ so với 2014) và tăng dần qua các năm Qua đó cho thấy chi nhánhNHCSXH tỉnh Quảng Trị tăng doanh số cho vay trên cơ sở tăng dư nợ trênkhách hàng là chính (Bảng 2.3)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 25/09/2017, 20:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Lê Văn Luyện – Nguyễn Đức Hải (2013), Mô hình hoạt động tài chính vi mô thành công trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho phát triển tài chính vi mô Việt Nam, Tạp chí khoa học và Đào tạo ngân hàng, số 131 tháng 4/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình hoạt động tài chính vi môthành công trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho phát triển tài chính vi môViệt Nam
Tác giả: Lê Văn Luyện – Nguyễn Đức Hải
Năm: 2013
7. Cục thống kê Quảng Trị (2015), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị 2015, Quảng Trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị 2015
Tác giả: Cục thống kê Quảng Trị
Năm: 2015
8. Hà Thị Hạnh (2003), Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạtđộng của Ngân hàng Chính sách xã hội
Tác giả: Hà Thị Hạnh
Năm: 2003
9. Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2012), Quyết định số 852/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2011 – 2020.Trường Đại học Kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: về việc phêduyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2011 –2020
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
Năm: 2012
1. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2002), Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác Khác
2. Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH (2013), Quyết định 15/QĐ-HĐQT ngày 05/3/2013 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn Khác
4. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị (2014), Tài liệu đào tạo cán bộ lãnh đạo chi nhánh cấp tỉnh Khác
5. Tổng giám đốc NHCSXH, văn bản 1365/NHCS-TDNN ngày 04/5/2013 của về việc triển khai thực hiện Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 05/3/2013 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Khác
6. Tổng giám đốc NHCSXH, văn bản số 1004/NHCS-TDNN ngày 12/4/2013 về việc thực hiện điều 21 Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 05/3/2013 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội về việc Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w