1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng – chi nhánh cần thơ

89 528 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 314,61 KB

Nội dung

Tuy nhiên các DNNVV vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: sự phân biệt đối xử về hành chính giữa các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nguồn vốn hoạt động hạn chế, kh

Trang 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, thị trường cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) luôn là một vấn đề bức bách bởi áp lực cạnh tranh khốc liệt trên thị trường từ phía các công ty lớn, đặc biệt là những công ty có vốn đầu tư nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh và có nhiều kinh nghiệm Đặc điểm của DNNVV ở Việt Nam là quy mô vốn và lao động nhỏ, thường khởi sự từ khu vực kinh tế tư nhân, song rất linh hoạt, ứng biến nhanh nhạy với sự biến đổi nhanh chóng của thị trường, thích hợp với điều kiện sử dụng các trình độ kỹ thuật khác nhau DNNVV góp phần quan trọng trong việc giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy được nội lực vào xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách, tạo nhiều việc làm, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội Tuy nhiên, các DNNVV hiện đang gặp nhiều trở ngại trong quá trình phát triển

Trong thời gian qua, mặc dù DNNVV trên cả nước đã có nhiều bước phát triển quan trọng, ngày càng giữ vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế của tỉnh Tuy nhiên các DNNVV vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: sự phân biệt đối xử về hành chính giữa các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nguồn vốn hoạt động hạn chế, khoa học công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý kinh doanh còn yếu kém,… đặc biệt là vấn đề về vốn, về khả năng tiếp cận với các nguồn tín dụng hỗ trợ còn gặp nhiều trở ngại Tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về khả năng tiếp cận với các nguồn tín dụng hỗ trợ đối với DNNVV tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Cần Thơ (VPBank Cần Thơ).

Xác định tầm quan trọng của DNNVV trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước nói chung và đóng góp của DNNVV cho sự phát triển của VPBank Cần Thơ nói riêng Xuất phát từ những khó khăn, vướng mắc của các DN, đặc biệt là khả năng tiếp cận các nguồn tài chính hiện có của các DNNVV Đề tài: Phân tích các yếu

tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Cần Thơ

được chọn làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp.

Trang 2

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng VPBank Cần Thơ Qua đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp.

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Thực trạng tiếp cận tín dụng của DNNVV tại Ngân hàng VPBank Cần Thơgiai đoạn 2013 -2015 qua như thế nào?

- Khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV tại VPBank bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?

- Những giải pháp nào có thể áp dụng để nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tín dụng hỗ trợ DNNVV tại Ngân hàng VPBank Cần Thơ trong thời gian tới?

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (phân loại theo nghị định 56/2009/QĐ-CP) đang cóhoạt động tín dụng tại Ngân hàng VPBank Cần Thơ đã được thành lập và đi vào hoạtđộng trên 3 năm tính đến thời điểm nghiên cứu

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Vùng nghiên cứu: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang có hoạt động tín dụng

tại Ngân hàng VPBank Cần Thơ.

- Thời gian nghiên cứu: Cuộc khảo sát được tiến hành trong năm 2016 Thu thập số

liệu về tình hình hoạt động, hiệu quả hoạt động của DNNVV trong 3 năm: 2013, 2014 và

Trang 3

- Nội dung nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài xác định các nhân tố ảnh

hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng hỗ trợ của DNNVV tại Ngân hàng VPBankCần Thơ Qua đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tín dụng

hỗ trợ DNNVV tại Ngân hàng này.

1.5 CẤU TRÚC KHÓA LUẬN

Cấu trúc khóa luận bao gồm 6 chương:

Chương 1 Giới thiệu khái quát về sự cần thiết nghiên cứu của đề tài, nêu lên mục

tiêu chung, mục tiêu cụ thể, giả thuyết nghiên cứu và nội dung nghiên cứu của đề tài

Chương 2 Tổng quan tài liệu, cơ sở lý thuyết, các khái niệm và lược khảo tài liệu; Chương 3 Giới thiệu hoạt động Ngân hàng trên địa bàn nghiên cứu, các chương

trình hỗ trợ tín dụng của NH (nếu có) đối với các loại hình DN;

Chương 4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của

DNNVV tại Ngân hàng VPBank Cần Thơ

Chương 5 Giải pháp

Chương 6 Trình bày kết luận và đưa ra một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải

pháp đề ra

Trang 4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ LUẬN PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1 Tổng quan về tài liệu

Để tiến hành thực hiện nghiên cứu, bước đầu tác giả đã tham khảo qua một sốnghiên cứu liên quan đến vấn đề hiệu quả hoạt đông của DNNVV, khả năng tiếp cận vốn,chính sách hỗ trợ của Nhà nước Từ đó có thể tìm hiểu rõ hơn về lĩnh vực nghiên cứu và

là cơ sở kế thừa để tác giả thực hiện nghiên cứu này Cụ thể các nghiên cứu sau:

Võ Thành Danh (2008), ‘‘Khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp tư nhân ở Đồng Bằng Sông Cửu Long’’ Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy

tuyến tính để phân tích các yếu tố thuộc về doanh nghiệp (DN) ảnh hưởng đến số tiền vay của DN Kết quả nghiên cứu đưa ra kết luận: (i) Quy mô DN, tỷ số giữa vốn lưu động trên tổng tài sản, tỷ số giữa vốn tự có trên tổng tài sản là các nhân tố ảnh hưởng đến số tiền vay ngân hàng của DN tư nhân; (ii) Mức cung tín dụng của ngân hàng đối với các DN tư nhân phụ thuộc vào các yếu tố như loại hình DN, ngành nghề kinh doanh, khả năng thanh toán, tổng nguồn vốn chủ sở hữu, mức độ tín nhiệm của ngân hàng đối với DN.

Nguyễn Quốc Nghi (2010), “Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín

dụng hỗ trợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Cần Thơ”, tác giả áp dụng mô

hình phân tích hồi qui logistic, nghiên cứu đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đếnkhả năng tiếp cận nguồn tín dụng hỗ trợ của nhà nước đối với DNNVV ở Tp Cần Thơ.Bên cạnh đó, tác giả cho thấy cho thấy, khả năng tiếp cận nguồn tín dụng hỗ trợ củaDNNVV tỷ lệ thuận với các nhân tố: trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp , quy môtổng tài sản của doanh nghiệp , lĩnh vực sản xuất kinh doanh , tốc độ tăng trưởng doanhthu , các mối quan hệ xã hội và tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước Trong đó,quan hệ xã hội là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng tiến cận nguồn tíndụng hỗ trợ của DNNVV ở Tp Cần Thơ.Kế thừa nghiên cứu là việc sử dụng mô hình

phân tích hồi qui logistic để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng hỗ trợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trương Đông Lộc và Trần Trường Giang (2010), “Các nhân tố ảnh hưởng đến

quyết định thuê tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Đồng Bằng sông Cửu

Trang 5

Long” Nghiên cứu đã khảo sát 137 DNNVV ở ĐBSCL, nghiên cứu sử dụng kết quả phân

tích từ mô hình probit cho thấy các nhân tố: Nguồn vốn chủ sở hữu tác động ngược chiều,tăng trưởng doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có ảnh hưởng cùng chiều đốivới quyết định thuê tài chính của các DN Ngoài ra còn có các nhân tố ảnh hưởng đếnlượng vốn thuê tài chính của các DN như quy mô doanh nghiệp, tăng trưởng doanh thu và

tỷ suất lợi nhuận trên tài sản có mối quan hệ tương quan thuận với lượng vốn thuê tàichính, ngược lại biến giá trị còn lại của tài sản cố định có tương quan tỷ lệ nghịch vớilượng vốn thuê tài chính của các DNNVV ở ĐBSCL

Lê Khương Ninh (2011), “ Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp

ở đồng bằng sông Cửu Long” Tác giả đã sử dụng hệ thống dữ liệu sơ cấp gồm 1.017

doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đồng bằng sông Cửu Long được thu thập suốt từ 2006-2010.Mục tiêu nghiên cứu là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp ởĐồng bằng sông Cửu Long để từ đó đề xuất giải pháp phát triển doanh nghiệp tại đây Đểđạt được mục tiêu trên, bài viết sẽ tiến hành ước lượng mô hình hồi quy bao gồm các yếu

tố có ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp (ROS) Kết quả ước lượng cho thấy cácdoanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: tài sản cố định, tài sản lưu động, quy môdoanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng GDP, tuổi và nguồn gốc máy móc của doanh nghiệp.Trong đó quy mô có ảnh hưởng phi tuyến tính đến lợi nhuận của các DN hay lợi nhuận sẽtăng dần khi quy mô của các doanh nghiệp trong mẫu khảo sát tăng đến một móc nhấtđịnh và khi quy mô tăng qua ngưỡng này thì lợi nhuận sẽ giảm dần theo quy mô

Mai Văn Nam và Nguyễn Quốc Nghi (2011), “ Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu

quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thành phố Cần Thơ” Mục

tiêu của nghiên cứu nhằm xác định nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thành phố Cần Thơ, từ đó đưa ra giải pháp nhằm nângcao hiệu quả hoạt động của DNNVV trên địa bàn nghiên cứu Để thực hiện mục tiêunghiên cứu, tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa biến để ước lượng sự ảnh hưởng của cácnhân tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROS) của DNNVV Kết quả nghiên cứu chothấy, các nhân tố mức độ tiếp cận chính sách hỗ trợ của Chính phủ, trình học vấn của chủdoanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, các mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp ảnh hưởngđến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV

Nguyễn Minh Tân (2012),“Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020” Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích mô hình hồi qui đa biến để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các DNNVV Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 2 nhân tố không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của DNNVV tại Bạc Liêu là: Tốc

Trang 6

độ tăng doanh thu và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp; có 8 nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đó là: Tiếp cận chính sách hỗ trợ, kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp, giới tính, trình độ học vấn, qui mô, mối quan hệ xã hội, tuổi doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp.

Việc lược khảo một số nghiên cứu có liên quan nêu trên, đặc biệt là các nghiên cứu thựcnghiệm đã cho thấy các nhân tố sau có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín

dụng hỗ trợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa như: Quy mô tổng tài sản, giới tính và số

năm hoạt động của DN, loại hình doanh nghiệp, trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp,lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các mối quan hệ xã hội và khả năng tiếp cận các chính sách

hỗ trợ của Nhà Nước Và mô hình phân tích hồi qui logistic đã được sử dụng để xác địnhcác nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng hỗ trợ của doanh nghiệp nhỏ

và vừa Kết luận của những nghiên cứu này chính là nền tảng để xây dựng cơ sở lý luận

về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng hỗ trợ của doanh nghiệpnhỏ và vừa sẽ được trình bày ở chương tiếp theo

và có hoàn trả Ngày nay, tín dụng được hiểu theo nhiều định nghĩa khác nhau:

- Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái kinh tế hay

hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời giannhất định

- Định nghĩa 2: Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau

giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa

Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên (trái chủ

-người cho vay) cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán, v.v cho -người đi vay, dựa vàolời cam kết thanh toán lại (cả gốc và lãi) trong tương lai của bên đi vay

b Chức năng của tín dụng

Tín dụng có 3 chức năng chủ yếu:

- Chức năng phân phối lại tài nguyên;

- Tạo cơ sở để lưu thông dấu hiệu trị giá (tiền không đủ giá);

Trang 7

- Kiểm soát các hoạt động kinh tế.

c Vai trò của tín dụng

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, tín dụng có các vai trò sau:

- Tín dụng đóng vai trò là công cụ tài trợ đáp ứng các nhu cầu về vốn để duy trì và mởrộng sản xuất kinh doanh;

- Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả;

(1) Nguyễn Đăng Dờn (2005).Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, TP.HCM

- Tín dụng thúc đẩy thị trường tài chính phát triển;

- Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật xã hội

d Phân loại tín dụng

1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng

- Tín dụng ngắn hạn: Là những khoản vay có thời hạn đến 1 năm, thường được sử dụng

để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của

cá nhân

- Tín dụng trung hạn: Là những khoản vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm, được cung

cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng cáccông trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh

- Tín dụng dài hạn: Là những khoản vay có thời hạn trên 5 năm Loại tín dụng này được

sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất với quy môlớn

2 Căn cứ vào đối tượng tín dụng

- Tín dụng vốn lưu động: Được sử dụng để hình thành vốn lưu động của các tổ chức

kinh tế như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu sản xuất, v.v

- Tín dụng vốn cố định: Được sử dụng để hình thành tài sản cố định.

3 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn

- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại tín dụng cấp phát cho các doanh

nghiệp và các chủ thể kinh tế khác tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hóa

- Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu

tiêu dùng

Trang 8

- Tín dụng học tập: Là hình thức tín dụng cấp phát để phục vụ việc học tập của sinh

- Tín dụng Nhà nước:

+ Là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà nước biểu hiện là người đi vay, người cho vay làdân chúng, các tổ chức kinh tế, ngân hàng và nước ngoài

+ Mục đích của tín dụng Nhà nước là bù đắp khoản bội chi ngân sách

5 Căn cứ vào đối tượng trả nợ

- Tín dụng trực tiếp: Là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay cũng là người trực

tiếp trả nợ.

- Tín dụng gián tiếp: Là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay và người trả nợ là

hai đối tượng khác nhau.

6 Căn cứ vào tính chất của khoản vay

- Tín dụng có đảm bảo: Là các khoản vốn tín dụng cấp ra đều có hàng hóa, vật tư, tài sản

tương đương đảm bảo

- Tín dụng không có đảm bảo: Là các khoản tín dụng cấp ra chỉ dựa vào uy tín, sự tín

nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân để cấp vốn tín dụng

7 Phân loại theo hình thức

- Tín dụng chính thức: Là hình thức tín dụng hợp pháp, được sự cho phép của Nhà

Trang 9

- Tín dụng phi chính thức: Là các hình thức tín dụng nằm ngoài sự quản lý của Nhà

nước

2.2.2 Lý thuyết chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa

a Khái niệm và phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP (ngày 30/06/2009) về trợ giúp phát triểnDNNVV đưa ra định nghĩa DNNVV như sau:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy địnhpháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổngnguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanhnghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)

Để phân chia quy mô các DNNVV, các quốc gia căn cứ vào các tiêu chuẩn như sốlao động, vốn sản xuất, doanh thu, lợi nhuận, giá trị gia tăng Ở mỗi quốc gia khác nhau,tiêu chí để phân biệt DNNVV cũng khác nhau

Ở nước ta, theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 định nghĩa DNNVV

là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, cóvốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300người

Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trìnhthực hiện các biện pháp, Chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả haichỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên

Theo nghị định 56/2009/NĐ-CP của chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV, qui

mô của DNNVV được phân loại cụ thể như sau:

Bảng 2.1 Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quy mô

Khu vực

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Số lao động

Tổng nguồn vốn

Số lao động

Tổng nguồn vốn

Số lao động

Trang 10

I Nông, lâm

nghiệp và

thủy sản

10 người trởxuống

20 tỷ đồngtrở xuống

từ trên 10người đến200người

Từ trên 20

tỷ đồngđến 100 tỷđồng

từ trên200ngườiđến 300người

II Công

nghiệp và

xây dựng

10 người trởxuống

20 tỷ đồngtrở xuống

từ trên 10người đến200người

Từ trên 20

tỷ đồngđến 100 tỷđồng

từ trên200ngườiđến 300người

III Thương

mại và dịch

vụ

10 người trởxuống

10 tỷ đồngtrở xuống

từ trên 10người đến

50 người

Từ trên 10

tỷ đồngđến 50 tỷđồng

từ trên 50ngườiđến 100ngườiTuy nhiên, phân loại DNNVV cũng dựa trên độ lớn hay qui mô của DN và phụthuộc vào nhiều tiêu thức Theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế Giới (WB) và Công ty TàiChính Quốc Tế (IFC) các DN được chia theo qui mô sau:

- DN siêu nhỏ là: DN có không quá 10 lao động, tổng tài sản trị giá không quá100.000USD, tổng doanh thu hàng năm không quá 100.000USD

- DN nhỏ là: DN có không quá 50 lao động, tổng tài sản trị giá không quá3.000.000USD, tổng doanh thu hàng năm không quá 3.000.000USD

- DN vừa là: DN có không quá 300 lao động, tổng tài sản trị giá không quá15.000.000USD, tổng doanh thu hàng năm không quá 15.000.000USD

Bảng 2.2 Tiêu chí xác định DNNVV ở một số nước trên thế giới

Quốc gia

Phân loại DNNV V

Số lao động

Các tiêu chí áp dụng: Tổng số vốn hoặc giá trị tài sản

Doanh thu /năm

Úc DN nhỏ 1-99 người Không quy định Không quy định

Trang 11

DN vừa

5-19 người20-29 người

<50 người : bán lẻ

<300 người: chếtạo

<1triệu$/nôngnghiệp

Nguồn: Nhóm biên soạn (2009), viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý “Cơ chế quản lý nhà nước trong các DNNVV”, trang 18,19,20,21, Nxb Lao động- Xã hội.

b Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Đặc điểm về vốn

+ DNNVV có nguồn vốn hạn chế, việc khởi sự kinh doanh và mở rộng qui mô đầu

Trang 12

tư, đổi mới công nghệ, thiết bị được thực hiện chủ yếu bằng một phần vốn tự có và tíndụng không chính thức như: vay, mượn bạn bè, người thân hay từ các tổ chức tài chính vàphi tài chính trong xã hội

+ DNNVV thường hướng vào những lĩnh vực phục vụ trực tiếp đời sống, nhữngsản phẩm có sức mua cao, dung lượng thị trường lớn, nên huy động được các nguồn lực

xã hội, các nguồn vốn còn tiềm ẩn trong dân cư

hộ gia đình tự tổ chức sản xuất kinh doanh

- Đặc điểm về công nghệ và máy móc thiết bị: Công nghệ và máy móc thiết bị của

các DNNVV thường lạc hậu do chi phí đầu tư công nghệ mới, kỹ thuật hiện đại cao nênthường vượt quá khả năng của các DNNVV với qui mô vốn hạn chế

- Ưu thế của loại hình Doanh nghiệp nhỏ và vừa

+ DNNVV có quy mô nhỏ nên dễ dàng thành lập, điều chỉnh và thích ứng nhanhvới sự thay đổi của thị trường, do đó làm cho cả nền kinh tê linh hoạt hơn;

+ Loại hình doanh nghiệp này được phân bổ rộng khắp các địa bàn của đất nước,

do đó có thể huy động và sử dụng mọi nguồn lực ở các vùng miền;

+ Thu hút được một lượng lớn người lao động làm việc và trong số đó có nhiều laođộng trình độ thấp Vì vậy, loại hình DNNVV tạo công ăn việc làm cho nhiều laođộng;Ưu thế của loại hình Doanh nghiệp nhỏ và vừa

+ DNNVV có quy mô nhỏ nên dễ dàng thành lập, điều chỉnh và thích ứng nhanhvới sự thay đổi của thị trường, do đó làm cho cả nền kinh tê linh hoạt hơn;

+ Loại hình doanh nghiệp này được phân bổ rộng khắp các địa bàn của đất nước,

do đó có thể huy động và sử dụng mọi nguồn lực ở các vùng miền;

+ Thu hút được một lượng lớn người lao động làm việc và trong số đó có nhiều laođộng trình độ thấp Vì vậy, loại hình DNNVV tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động;

Trang 13

+ Phần lớn sản phẩm của DNNVV nhằm phục vụ tại chổ, đáp ứng một cách tốtnhất nhu cầu của khách hàng ở những phân khúc thị trường nhỏ và hẹp mà các doanhnghiệp lớn đã bỏ qua.

-Hạn chế của Doanh nghiệp nhỏ và vừa

+ Khả năng cạnh tranh yếu về mặt tài chính: Quy mô vốn và năng lực tài chính (kể

cả vốn chủ sở hữu và tổng nguồn vốn) của nhiều Doanh nghiệp còn rất nhỏ bé, vừa kémhiệu quả, vừa thiếu tính bền vững;

+ Khả năng cạnh tranh yếu về quản lý Đội ngũ Chủ Doanh nghiệp, Giám đốc vàcán bộ quản lý DNNVV còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý;

+ Năng suất lao động thấp, chí phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao làm yếu khảnăng cạnh tranh của các DNNVV;

+ Nhận thức và sự chấp hành luật pháp còn hạn chế làm ảnh hưởng đến khả năngcạnh tranh Nhiều DNNVV còn chưa chấp hành các quy định của pháp luật, đặc biệt làcác quy định về thuế, quản lý tài chính, quản lý nhân sự, chất lượng hàng hóa và sở hữucông nghiệp;

+ Chưa xây dựng được thương hiệu mạnh, chưa khẳng định được uy tín và khả

năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

c Vai trò của Doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Tạo nhiều việc làm với chi phí thấp;

- Cung cấp cho xã hội một khối lượng hàng hóa đáng kể về số lượng, chất lượng và chủngloại;

- Tăng nguồn tiết kiệm và đầu tư cho địa phương;

- Làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả;

- Phát huy và tận dụng các nguồn lực địa phương, góp phần tăng trưởng kinh

tế.

d Các nhu cầu vay vốn của Doanh nghiệp

1 Chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và sự hình thành nhu cầu vay vốn

Nhu cầu vay ngắn hạn của doanh nghiệp phụ thuộc vào chênh lệch thời gian phátsinh giữa dòng tiền xuất và nhập Các doanh nghiệp thường cần vốn để đối phó với nhữngchênh lệch này Cụ thể để xác minh chênh lệch về thời gian này, cần phân tích các giai

Trang 14

đoạn riêng lẽ trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp:

- Thời gian lưu hàng: Được định nghĩa là khoảng thời gian từ khi doanh nghiệp mua hàng(nguyên liệu hoặc thành phẩm) cho tới khi thực sự bán hàng Hay nói theo cách khác, nếuthời gian lưu hàng lâu thì số dư hàng tồn kho sẽ tăng trong tương quan với doanh số bán.Thời gian lưu hàng này lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào doanh số bán sản phẩm Ngoài ra, nócòn phụ thuộc vào giá trị trung bình hàng tồn kho trong suốt chu kỳ hoạt động ở mỗidoanh nghiệp khác nhau

- Thời gian thu tiền: Được định nghĩa là độ dài cần thiết để thu tiền bán sản phẩm củadoanh nghiệp Thời gian thu tiền chịu ảnh hưởng trực tiếp của tỷ lệ doanh số bán chịu trêntổng doanh số bán hàng và thời gian mua chịu của khách

- Thời gian thanh toán hàng mua: Được định nghĩa là độ dài cần thiết để trả tiền muanhiên vật liệu để sử dụng trong quá trình làm ra sản phẩm

Như vậy, ứng với các chênh lệch về thời gian thu và chi là nhu cầu vốn tiền tệ củadoanh nghiệp, đồng thời nó được tích luỹ từ tháng này qua tháng khác tạo thành áp lựchay nhu cầu vay vốn đối với doanh nghiệp

2 Các lý do vay vốn ngắn hạn của Doanh nghiệp

Các nhu cầu vay vốn phát sinh do chu kỳ sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp Nhu cầunày biểu hiện bởi các lý do sau:

- Mua nguyên vật liệu, hàng hóa;

- Duy trì mức tài sản;

- Doanh nghiệp có hiện tượng giảm vốn;

- Doanh nghiệp có nhu cầu thay thế nợ

e Vai trò của vốn tín dụng ngân hàng đối với các DNNVV

- Nhờ có vốn tín dụng ngân hàng mà các Doanh nghiệp có thể đảm bảo cho hoạt động sản

xuất được liên tục;

- Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tránh tình trạng sử dụng vốn sai mục đích củacác Doanh nghiệp;

- Tín dụng ngân hàng góp phần tập trung sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của cácDNNVV;

- Vốn tín dụng là công cụ đoàn bẩy, góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho cácDNNVV

Trang 15

2.2.3 Các chính sách trợ giúp đối với DNNVV của nhà nước

Ngày 30/6/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp pháttriển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), trong đó quy định 08 chính sách trợ giúpDNNVV, bao gồm:Trợ giúp tài chính; Mặt bằng sản xuất; Đổi mới, nâng cao năng lựccông nghệ, trình độ kỹ thuật; Xúc tiến mở rộng thị trường; Tham gia kế hoạch mua sắm,cung ứng dịch vụ công; Thông tin và tư vấn; Trợ giúp phát triển nguồn nhân lực; Vườnươm doanh nghiệp

3 Thông qua các chương trình trợ giúp đào tạo, Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệpnhỏ và vừa nâng cao năng lực lập dự án, phương án kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầucủa tổ chức tín dụng khi thẩm định hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa

4 Thành lập Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

a) Mục đích hoạt động: tài trợ các chương trình giúp nâng cao nâng lực cạnh tranhcho doanh nghiệp nhỏ và vừa, chú trọng hỗ trợ hoạt động đổi mới phát triển sản phẩm cótính cạnh tranh cao và thân thiện với môi trường; đầu tư, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật,công nghệ tiên tiến; phát triển công nghiệp hỗ trợ; nâng cao năng lực quản trị doanhnghiệp

b) Nguồn vốn của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (gọi tắt là Quỹ): vốn cấp

từ ngân sách nhà nước; vốn đóng góp của các tổ chức trong nước; các khoản viện trợ, tàitrợ của các tổ chức nước ngoài, các tổ chức quốc tế; lợi nhuận từ các hoạt động của Quỹ

và các nguồn vốn hợp pháp khác

c) Các hoạt động chính:

Trang 16

- Tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính trong và ngoài nước để thựchiện các hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.

- Tài trợ kinh phí cho các chương trình, các dự án trợ giúp nâng cao năng lực cạnhtranh, năng lực kỹ thuật, công nghệ, năng lực quản trị doanh nghiệp cho doanh nghiệpnhỏ và vừa do các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp triển khai thực hiện saukhi được cấp thẩm quyền phê duyệt

- Ủy thác cho các tổ chức tín dụng cho vay ưu đãi các doanh nghiệp nhỏ và vừa có

dự án đầu tư khả thi thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích của Nhà nước và phù hợp vớimục đích hoạt động của Quỹ

d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước

và các cơ quan liên quan xây dựng đề án thành lập Quỹ trình Thủ tướng Chính phủ xemxét phê duyệt; chịu trách nhiệm bảo đảm Quỹ hoạt động đúng mục đích

đ) Bộ Tài chính ban hành Quy chế quản lý tài chính của Quỹ, kiểm tra, giám sát hoạtđộng tài chính của Quỹ

b Mặt bằng sản xuất

Trên cơ sở công khai quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất trên địa bàn tỉnh, thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ủy bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dành quỹ đất và thực hiện các biện phápkhuyến khích xây dựng các khu, cụm công nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuêlàm mặt bằng sản xuất, kinh doanh hoặc di dời ra khỏi nội thành, nội thị để bảo đảm cảnhquan môi trường

c Đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật

1 Thông qua các chương trình trợ giúp, Chính phủ thực hiện chính sách trợ giúpphù hợp với chiến lược và lĩnh vực ưu tiên phát triển của nền kinh tế trong từng giai đoạnnhư sau:

a) Khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới thiết bị kỹ thuật theo chiến lượcphát triển và mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với các sản phẩmxuất khẩu, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

b) Nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông quachương trình hỗ trợ nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất các sản phẩm mới, chuyểngiao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

c) Giới thiệu, cung cấp thông tin về công nghệ, thiết bị cho các doanh nghiệp nhỏ và

Trang 17

vừa, hỗ trợ đánh giá, lựa chọn công nghệ.

2 Quỹ phát triển Khoa học công nghệ quốc gia hàng năm dành một phần kinh phí

hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ

3 Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiệnđăng ký và bảo hộ, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm và dịch vụ, ápdụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và các tiêu chuẩn quốc tế khác

và vừa quy định tại Điều 15 Nghị định này

e Tham gia kế hoạch mua sắm, cưng ứng dịch vụ công

1 Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dành tỉ lệnhất định cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện các hợp đồng hoặc đơn đặt hàng đểcung cấp một số hàng hóa,dịch vụ công

2 Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừatham gia cung ứng sản phẩm, dịch vụ công theo đề nghị của Bộ Tài chính

f Về thông tin và tư vấn

1 Chính phủ, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương thông qua cổng thông tin điện tử cung cấp thông tin về các văn bản pháp luật điềuchỉnh hoạt động của doanh nghiệp, các chính sách, chương trình trợ giúp phát triển doanhnghiệp nhỏ và vừa và các thông tin khác hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

2 Chậm nhất 30 ngày làm việc trước khi triển khai thực hiện các chính sách,chương trình trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ quan chủ trì có trách nhiệmgửi thông tin về chính sách và chương trình đó tới Cổng thông tin doanh nghiệp của cơquan quản lý nhà nước về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại Điều

15 của Nghị định này để công bố ra công chúng

Trang 18

3 Bộ Kế hoạch và Đầu tư huy động nguồn lực trong và ngoài nước để nâng cấpCổng thông tin doanh nghiệp nhằm cung cấp và kết nối thông tin về trợ giúp phát triểndoanh nghiệp nhỏ và vừa.

4 Chính phủ khuyến khích các tổ chức trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ tư vấncho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

g Trợ giúp phát triển nguồn nhân lực

1 Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn xâydựng kế hoạch trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ yếutập trung vào quản trị doanh nghiệp

2 Kế hoạch trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa củacác Bộ, ngành và địa phương được lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộihàng năm, 5 năm của các Bộ, ngành và địa phương

3 Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tổng hợp nhu cầu trợ giúp đào tạo cho các doanhnghiệp nhỏ và vừa làm cơ sở để Bộ Tài chính cân đối, bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ trong

kế hoạch ngân sách hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương

h Vườn ươm doanh nghiệp

1 Nhà nước khuyến khích thành lập vườn ươm doanh nghiệp để thực hiện hỗ trợ cóthời hạn doanh nghiệp trong giai đoạn khởi sự theo quy trình và có hệ thống thông quaviệc cung cấp cho các doanh nghiệp được ươm tạo không gian, các dịch vụ hỗ trợ kinhdoanh các nguồn lực cần thiết nhằm giúp các doanh nghiệp hiện thực hóa, thương mại hóacác ý tưởng kinh doanh và công nghệ

2 Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựngchính sách ưu tiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia các “cơ sở ươm tạo công nghệ”

và “cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ”

(Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa)

2.2.4 Một số khái niệm thống kê liên quan đến phương pháp nghiên cứu

▫ Phương pháp phân tích thống kê mô tả

Định nghĩa “phương pháp phân tích thống kê mô tả là cácphươngphápcóliênquanđến

việcthuthậpsốliệu,tómtắt,trìnhbày,tínhtoánvàmôtảcácđặctrưngkhácnhauđể

phảnánhmộtcáchtổngquátđốitượngnghiêncứu” Các đại lượng thường được dùng mô tả

tập dữ liệu như: (1) Đại lượng mô tả mức độ tập trung: mean, mode, median; (2) Đại

Trang 19

lượng mô tả mức độ phân tán: Phương sai, độ lệch chuẩn, khoảng biến thiên [7]

▫ Phương pháp phân tích tần số

Lý thuyết cho rằng để “thực hiện phân tích tần số sẽ mô tả và tìm hiểu về đặc tính phân phối của một mẫu số liệu thô là lập bảng phân phối tần số cần phải lập bảng tần số” Bảng phân phối tần số là bảng tóm tắt các dữ liệu được sắp xếp các dữ liệu theo một

thứ tự nào đó – tăng dần hoặc giảm dần Sau đó, thực hiện các bước sau: (1) Xác định số

tổ của dãy số phân phối ; (2) Xác định khoảng cách tổ; (3) Xác định giới hạn trên và giớihạn dưới của mỗi tổ; (4) Xác định tần số của mỗi tổ bằng cách đếm số quan sát rơi vàogiới hạn của tổ đó Cuối cùng, trình bày kết quả trên biểu bảng, sơ đồ Mặt khác, Lộc(2001) đã cho rằng để thực hiện phân tích số liệu tốt hơn thì nên cần phân tích phân phốitần số tích lũy Phân phối tần số tích lũy sẽ cộng dồn các tần số nhằm đáp ứng một mụcđích khác của phân tích thống kê là khi thông tin được đòi hỏi muốn biết số quan sát màgiá trị của nó ít hơn một giá trị cho sẵn nào đó [10]

▫ Phân tích hồi qui Logistic

Phân tích hồi qui Logistic được dùng để xem xét mối liên hệ tuyến tính giữa nhiềubiến độc lập và một biến phụ thuộc, với biến phụ thuộc là biến nhị phân (chỉ nhận hai giátrị), còn biến độc lập thì đa dạng (có thể là biến nhị phân, biến liên tục,…) Mục đích là

mô hình hoá mối quan hệ từ các dữ liệu mẫu thu thập được bằng một mô hình toán học,kết quả của phân tích hồi qui logistic được dùng để ước lượng, dự đoán và đề xuất cácgiải pháp Phương trình hồi quy có dạng:

X1, X2,……, Xn: các biến độc lập (Biến giải thích)

Bên cạnh đó, theo Trọng và Ngọc (2008), cho rằngphântíchhồiquykhôngphảichỉlàviệcmôtảcác dữliệuquansát được, từ các kếtquảquansátđượctrongmẫu,taphảisuyrộng kếtluậnchomốiliênhệ giữa cácbiếntrongtổngthể,sựchấpnhậnvàdiễnđạtkếtquảhồiquykhôngthểtách

rờicácgiảđịnhcầnthiếtvàsựchẩnđoánvềsựviphạmcácgiảđịnhđó, nếucác giả định bịviphạm,thì các kết quả ước lượng đượckhôngđáng tin cậy nữa Do đó, để có thể ước lượng môhình chính xác cần phải thực hiện một số kiểm định các giả định sau đây: (1) Không cóhiện tượngđa cộng tuyến; (2) Phương sai của phầndưkhôngđổi; (3) Không có hiện

Trang 20

tượngtương quan giữa các phần dư [9]

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

a Số liệu thứ cấp

Thông qua các nguồn tài liệu có thể thu thập số liệu từ sở kế Hoạch & Đầu Tư tỉnh,UBND huyện và Thành Phố, Chi Cục Thuế, Phòng Kinh Tế, Phòng Công Thương củacác huyện, phòng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng VPBank Cần Thơ.Bên cạnh đó cũng thu thập từ các bài báo, tạp chí, các website … Để làm cơ sở cho việcđánh giá và đề ra các giải pháp liên quan đến đề tài nghiên cứu

b Số liệu sơ cấp

Việc thu thập số liệu sơ cấp thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp chủ hayngười có trách nhiệm trong DNNVV tại Ngân hàng VPBank Cần Thơ Trong nghiên cứutác giả đã xác định cỡ mẫu nghiên cứu phù hợp thông qua công thức xác định cỡ mẫu củanhà nghiên cứu Yamane (1967) nhằm đảm bảo mẫu khảo sát là đại diện cho tổng thểnghiên cứu:

n =

Trong đó:

n: là cỡ mẫu cần khảo sát

N: là tổng thể nghiên cứu

e: là sai số lấy mẫu (e < 10% thì mẫu khảo sát đại diện được cho tổng thể)

Theo phòng Kế hoạch Ngân hàng VPBank Cần Thơ, tính đến tháng 12/2015 tổng

số DNNVV tại Ngân hàng VPBank Cần Thơ là 186 (N) doanh nghiệp Ta chọn sai số lấy mẫu (e) là 10% thì cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu là:

1861+ 186 * 0,12

Trang 21

Bảng 2.3 Cơ cấu lấy mẫu

Chỉ tiêu

Công nghiệp xây dựng

Thương mại dịch vụ Nông nghiệp thủy sản

2.33.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Đối với mục tiêu 1: Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả với các chỉ

tiêu như số trung bình, tần suất, tỷ lệ, … để phân tích thực trạng tiếp cận chính sách hỗ trợcủa DNNVV

- Đối với mục tiêu 2: Sử dụng mô hình phân tích hồi quy logistic để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ của DNNVV tại Ngân Hàng VPBank Cần Thơ Thông qua các nghiên cứu đã lược khảo và

căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu của đề tài thì mô hình nghiên cứu được đề xuất vẫn kế

thừa mô hình của các nghiên cứu trước đó nhưng vẫn có sự điều chỉnh và bổ sung để phù hợp với đặc thù của địa bàn nghiên cứu, mô hình nghiên cứu có dạng sau:

Trang 22

Bảng 2.4 Diễn giải các biến độc lập trong mô hình

+

6 QHXH (X6)

Biến giả: nhận giá trị 1 nếu DN có mốiquan hệ với Hiệp hội, tổ chức tín dụng,chủ DN khác và có giá trị 0 nếu khôngcó

+

(Nguồn: phân tích của tác giả)

Biến TUOIDN (X 1 ): Biến định lượng, đo lường bằngsố năm mà doanh nghiệp

bắt đầu hoạt động kinh doanh đến thời điểm khảo sát, biến được đo lường bằng số năm

Trang 23

hoạt động của doanh nghiệp Thực tế, các doanh nghiệp có thời gian hoạt động khác nhauthì khả năng tiếp cận các nguồn vốn sẽ không giống nhau Các doanh nghiệp có thời gianhoạt động lâu, phần nào thể hiện uy tín, kinh nghiệm trên thương trường, ít nhiều đã xâydựng được thương hiệu và tên tuổi nên khả năng nắm bắt các thông tin tốt hơn, do đó cóthể nắm bắt tình hình hoạt động trên thị trường, cũng như các quy định, chính sách hỗ trợcủa chính phủ về việc trợ giúp DNNVV phát triển (Nguyễn Quốc Nghi, 2010) Biến nàyđược kỳ vọng tương quan thuận với biến phụ thuộc.

Biến GIOITINH(X 2 ): Biến giả, nhận giá trị 0 nếu là nữ giá trị 1 nếu là nam.

Giới tính của chủ DN là nam hay nữ, theo nội dung của Nghị định số 56/2009/NĐ-CP vềtrợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thì ưu tiên chương trình trợ giúp các doanhnghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ Biến này được kỳ vọng tương quan nghịch với

biến phụ thuộc.

Biến HOCVAN (X 3 ): là trình độ học vấn cao nhất của nhà quản lý của DN, đo

lường bằng cấp học của nhà quản lý cao nhất DN Nhà quản lý có trình độ học vấn càngcao thì càng thông hiểu về các thể chế, quy định của các chính sách hỗ trợ của chính

phủ ban hành có liên quan đến trợ giúp phát triển DNNVV thông qua nhiều phương tiện khác nhau (Nguyễn Quốc Nghi, 2010) Biến này được kỳ vọng tương quan thuận với biến phụ thuộc.

Biến QUYMOTONGTS (X 4 ): Những DN có quy mô tổng tài sản càng lớn nghĩa là có tầm hoạt động sản xuất kinh doanh lớn, có nhiều mối quan hệ xã hội hơn, khả năng nắm bắt các thông tin tốt hơn, do đó có thể nắm bắt tình hình hoạt động trên thị trường, cũng như các quy định, chính sách hỗ trợ của chính phủ về việc trợ giúp DNNVV phát triển (Nguyễn Quốc Nghi, 2010).Biến này được kỳ vọng tương quan thuận với biến phụ thuộc.

Biến LINHVUCKD (X 5 ): Thực tế cho thấy, những DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng thì thường có những điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận nguồn tín dụng hỗ trợ hơn các lĩnh vực khác, chẳng hạn như: giá trị tài sản cố định, số lượng lao động của doanh nghiệp, (Nguyễn Quốc Nghi, 2010) Biến này được kỳ vọng tương quan thuận với biến phụ thuộc.

Biến QHXH (X 6 ): Cũng được xem là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng hỗ trợ của DNNVV Vì khi chủ DN có mối quan hệ với Hiệp hội,

tổ chức tín dụng, chủ DN khác sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thông tin hơn

và thông tin cũng trở nên chính xác và đáng tin cậy hơn thông qua những đối tượng này (Nguyễn Quốc Nghi, 2010) Biến này được kỳ vọng tương quan thuận với biến

Trang 24

phụ thuộc.

Biến TIEPCANCHINHSACH (X7): theo nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi

năm 2010 tiếp cận chính sách là việc nắm bắt và hiểu biết các chính sách hỗ trợ tín dụngcủa Nhà nước cũng ảnh hưởng đến quyết định vay vốn ngân hàng của Doanh nghiệp.Theo đó, Doanh nghiệp khi có hiểu biết về chính sách hỗ trợ tín dụng của Nhà nước, họ sẽthông hiểu về những điều kiện, quy định để được hỗ trợ cũng như các bước chuẩn bị choviệc đi vay Do đó, họ sẽ tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng dễ hơn các Doanh nghiệpkhông nắm bắt được các thông tin về chính sách hỗ trợ.Như vậy, tiếp cận chính sách cũngảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của Doanh nghiệp và biến tiepcanchinhsach cũng làmột biến giả nhận giá trị là 1 nếu Doanh nghiệp nắm bắt được các thông tin về các chínhsách hỗ trợ tín dụng của Nhà nước, có giá trị là 0 nếu không nắm bắt được các thông tin

về các chính sách hỗ trợ tín dụng và dấu kỳ vọng là (+)

Đối với mục tiêu 3: Sử dụng kết quả phân tích ở các mục tiêu 1 và 2, kết hợp với

câu trả lời khi phỏng vấn các lãnh đạo DN và NH, tác giả đề xuất một số giải pháp nângcao khả năng tiếp cận nguồn tín dụng hỗ trợ DDNVV trên địa bàn tỉnh

Công cụ phân tích: Phương pháp phân tích kiểm định bằng kiểm định giả thuyết

dựa vào kết quả chạy chương trình SPSS 16.0

Tóm lại chương 2 tác giả đã trình bày về tổng quan về tài liệu, các khái niệm, cơ

sở phân loại DNNVV theo nhiều tiêu chí và các chính sách cũng như kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về phát triển DNNVV Bên cạnh đó, chương này cũng

đã trình bày được cơ sở lý thuyết hình thành mô hình nghiên cứu và đưa ra được

mô hình; các phương pháp để thực hiện được các mục tiêu của đề tài nghiên cứu.

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT

NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH CẦN THƠ

Trang 25

3.1 Giới thiệu khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Cần Thơ

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng được thành lập theo giấy phép hoạt động

số 0042/NH-GP do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 08 năm

1993 với tên gọi là Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc Doanh Thời gianhoạt động theo giấy phép 99 năm Đến ngày 27/07/2010, Thống đốc NHNN ban hànhquyết định số 1815/QĐ-NHNN, chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Các Doanh NghiệpNgoài Quốc Doanh thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank đã đặt trụ

sở tại số 8 Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Từ khi thành lậpcho đến nay, sau hơn 21 năm hoạt động VPBank đã có những bước phát triển vượt bậc,VPBank đã nâng vốn điều lệ lên 6.347 tỷ đồng, phát triển mạng lưới lên hơn 200 điểmgiao dịch, với trên 7000 cán bộ nhân viên

Là một trong những ngân hàng TMCP thành lập sớm nhất tại Việt nam, VPBank đã

có những bước phát triển vững chắc trong suốt lịch sử của ngân hàng Đặc biệt từ năm

2010, VPBank đã tăng trưởng vượt bậc với việc xây dựng và triển khai chiến lược chuyểnđổi toàn diện dưới sự hỗ trợ của một trong các công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giớiMcKinsey Theo chiến lược này, VPBank đặt mục tiêu trở thành một trong 5 ngân hàngTMCP hàng đầu Việt Nam và một trong 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Namvào năm 2017 Để thực hiện được mục tiêu tăng trưởng ổn định và bền vững này,VPBank đã tiến hành đồng bộ các giải pháp xây dựng hệ thống nền tảng Ngân hàng luôn

đi đầu thị trường trong việc ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến trong các sản phẩm,dịch vụ và hệ thống vận hành Cùng với việc xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệpvững mạnh, hiệu quả, các hệ thống quản trị nhân sự cốt lõi đã được xây dựng và triển khaithành công tại VPBank Bên cạnh đó, Ngân hàng đã từng bước phát triển một hệ thốngquản trị rủi ro độc lập, tập trung và chuyên môn hóa, đáp ứng chuẩn mực quốc tế và gắnkết với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Song song với việc thực thi những thông lệquốc tế tốt nhất về quản trị doanh nghiệp, VPBank cũng không ngừng hoàn thiện cơ cấu

tổ chức theo chính sách quản trị công ty rõ ràng và minh bạch

Trang 26

Hiện tại, là thành viên của nhóm 12 ngân hàng hàng đầu Việt Nam (G12), VPBankđang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổnđịnh và có trách nhiệm với cộng đồng Với định hướng “Tất cả vì khách hàng”, các điểmgiao dịch đã được thay đổi hoàn toàn về diện mạo, mô hình và tiện nghi phục vụ Các sảnphẩm, dịch vụ của VPBank luôn được cải tiến và kết hợp thêm nhiều tiện ích nhằm giatăng quyền lợi cho khách hàng Tất cả đã góp phần làm hài lòng khách hàng hiện tại vàthu hút thêm khách hàng mới, mở rộng cơ sở khách hàng của VPBank với tốc độ nhanhchóng Với những nỗ lực không ngừng, thương hiệu của VPBank đã trở nên ngày càngvững mạnh và được khẳng định qua nhiều giải thưởng uy tín như: Ngân hàng thanh toánxuất sắc nhất do Citibank, Bank of New York trao tặng, giải thưởng Ngân hàng có chấtlượng dịch vụ được hài lòng nhất, Thương hiệu quốc gia 2012, Top 500 doanh nghiệp lớnnhất Việt Nam cùng nhiều giải thưởng khác.

3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển VPBank – Chi nhánh Cần Thơ

a3.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển

Trong quá trình phát triển và mở rộng mạng lưới, vào ngày 23/07/2005 Ngân hàngthương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Cần Thơ (VPBank Cần Thơ)được thành lập theo công văn chấp thuận số 227/NHNN – HAN của NHNN cho phépVPBank mở chi nhánh cấp I Cần Thơ tại địa chỉ số 26 – 28 Đại Lộ Hòa Bình, phường An

Cư, Q.Ninh Kiều, TP - Cần Thơ Hiện nay, ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – Chinhánh Cần Thơ đã đổi địa điểm giao dịch về số 52-54 đường Trần Văn Khéo, P, Cái Khế,

Q Ninh Kiều, TP-Cần Thơ Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở vị trítrung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) Từ hơn trăm năm trước, CầnThơ được mệnh danh là Tây Đô – thủ phủ của miền Tây Nam bộ và giờ đây Cần Thơ đãtrở thành đô thị loại 1, một trong 4 tỉnh – thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm vùngĐBSCL và là vùng kinh tế trọng điểm thứ 4 của Việt Nam Lợi thế của TP Cần Thơkhông chỉ ở các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản mà còn ở vị trí địa lý cho phép phát triểncác lĩnh vực: hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệpchế biến nông - thủy - hải sản; du lịch, hạ tầng phục vụ du lịch và các ngành công nghiệpphụ trợ

Trang 27

GIÁM ĐỐC

PGD Lý Tự Trọng

Phòng phục vụ khách hàngPhòng hành chính nhân sựPhòng kế toán và tin họcPhòng giao dịch và kho quỹ

PGD Ninh KiềuPGD Hưng Lợi

Sau hơn 9 năm hoạt động, VPBank Cần Thơ ngày càng khẳng định được thươnghiệu trên địa bàn, người dân tin tưởng và giao dịch ngày một nhiều hơn Hiện nay trên địabàn Cần Thơ, VPBank là một chi nhánh có ba phòng giao dịch là PGD Hưng lợi, PGDNinh Kiều, PGD Lý Tự Trọng được đặt tại các khu vực đông dân cư, có nhiều doanhnghiệp kinh doanh sản xuất; đây là điều kiện thuận lợi để giúp ngân hàng thu hút đượcnguồn lực bên ngoài, đồng thời tăng cường các hoạt động tài trợ để tăng doanh thu chongân hàng

b.3.1.2.2 Cơ cấu tổ chức

Trong điều kiện hiện nay, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng quyết liệt, thìviệc tổ chức một đội ngũ cán bộ cùng đội ngũ nhân viên trình độ cao, kỹ năng giao tiếptốt, kiến thực nghiệp vụ vững vàng sẽ là nhân tố quyết định đến sự phát triển lớn mạnhcủa ngân hàng Nắm rõ được vấn đề đó nên VPBank Cần Thơ đã lựa chọn và đào tạo độingũ nhân viên lịch sự, chuyên nghiệp đã lấy được lòng tin từ khách hàng từ đó góp phầntạo nên những thành công cho Ngân hàng như ngày hôm nay

(Nguồn: Phòng hành chánh nhân sự Ngân hàng VPBank Cần Thơ, 2016)

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng VPBank – Chi nhánh Cần Thơ

a) Ban giám đốc

Trang 28

–Giám đốc: là người điều hành mọi hoạt động của ngân hàng, là người trực tiếpnhận các chủ trương của hội sở Có quyền quyết định đến các vấn đề liên quan đến hoạtđộng cho vay, thu nợ, gia hạn nợ, ; cũng như việc bổ nhiệm và miễn nhiệm, khenthưởng và kỷ luật cán bộ công nhân viên Trực tiếp giám sát và chịu trách nhiệm về mọihoạt động của chi nhánh.

–Phó giám đốc: có nhiệm vụ hỗ trợ giám đốc giám sát, đôn đốc các hoạt động củacác phòng ban trực thuộc

b) Phòng phục vụ khách hàng

–Thẩm định hồ sơ tín dụng thông qua việc nghiên cứu các hồ sơ, tìm hiểu, xác minhtình hình tài chính của khách hàng; từ đó đưa ra ý kiến để ban giám đốc quyết định Đồngthời lập các báo cáo về chất lượng tín dụng của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc

– Quản lý tín dụng

– Kiểm soát tín dụng

– Kiểm soát hồ sơ tín dụng và trình bày lại cho ban lãnh đạo chi nhánh

– Hoàn chỉnh hồ sơ và lập thủ tục giải ngân

– Lập thủ tục giải ngân tài sản

–Tha gia kiểm tra sử dụng vốn định kỳ và đốt xuất sau khi cho vay đối với kháchhàng

–Quản lý nợ: quản lý danh mục cho vay, kiểm soát chặt chẽ và đưa ra biện pháp thuhồi nợ đối với nợ quá hạn và nợ xấu Lập kế hoạch dự phòng rủi ro và theo dõi thực hiện.– Các chức năng khác

c) Phòng hành chánh - nhân sự

–Thực hiện chức năng quản lý hành chánh cán bộ công nhân viên trong vấn đề thamgia tổ chức các đơn vị, lập các thủ tục cần thiết trình lên ban giám đốc ra quyết định khenthưởng hoặc kỷ luật

– Tiếp nhận, phân phối, phát hành và lưu trữ văn thư

–Thực hiện mua sắm, quản lý, phân phối công cụ lao động, ấn chỉ, văn phòng phẩmtheo qui định

– Đảm nhiệm công việc lễ tân, hậu cần cho chi nhánh

– Thực hiện công tác quản lý, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng

–Theo dõi tình hình nhân sự tại chi nhánh và các đơn vị trực thuộc, thực hiện một sốcông tác nghiệp vụ quản trị nhân sự theo phân công

–Xây dựng kế hoạch hành chính hàng tháng, hằng năm và theo dõi tình hình thựchiện kế hoạch

Trang 29

–Tổ chức, sắp xếp, bố trí nhân sự giữa các phòng ban, tạo điều kiện cho các phòngban thực hiện tốt nghiệp vụ của mình Cung cấp thiết bị đồ dùng, chăm sóc sức khỏe cán

bộ nhân viên, tổ chức điều chỉnh lương, bảo hiểm, trợ cấp hưu trí

d) Phòng kế toán và tin học

Hướng dẫn và hậu kiểm tra hạch toán kế toán đối với các đơn vị trực thuộc chinhánh, ghi chéo và hạch toán đúng, đầy đủ các nghiệp kinh tế tài chính phát sinh trong kỳ,đảm nhận công tác thanh toán của chi nhánh với các đơn vị nội bộ và các ngân hàng khác,tổng hợp kế hoạch kinh doanh toàn chi nhánh Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của tất cả cácloại chứng từ, hoàn chỉnh thủ tục kế toán trước khi trình giám đốc phê duyệt, đồng thờiquản lý chi phí điều hành cũng như quản lý thanh khoản của chi nhánh Bên cạnh đó việcthực hiện quản trị mạng máy tính của chi nhánh bao gồm hệ thống thông tin liên lạc, hệthống kế toán

e) Phòng giao dịch và kho quỹ

Là nơi tạo điều kiện cho các tiểu thương các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuận lợi chovay vốn, tiếp cận tài sản hiện đại và các dịch vụ tiện ích, đồng thời cũng nhằm thực hiệnchiến lược chuyên môn hóa, đa dạng hóa đối tượng khách hàng, nâng cao hiệu quả huyđộng vốn, tập trung vốn cho mục tiêu phát triển doanh nghiệp trên địa bàn của VPBankCần Thơ Đây là nơi mà các khoản thu chi tiền mặt, ngoại tệ và các phương tiện thanhtoán có giá trị thực hiện khi có nhu cầu về tiền mặt và có sự xác nhận của phòng kế toánhoặc phòng phục vụ khách hàng sẽ nhận tiền tại kho quỹ

–Tổ chức công tác quản lý hành chính bảo đảm an toàn an ninh tài sản, theo dõitham mưu cho các cấp trên về tình hình nhân sự tại đơn vị Đồng thời, phòng giao dịchcần phải thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát các mặt hoạt động của đơnvị

Trang 30

3.2 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP VPBANK CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 20132 – 20154VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2015

3.2.1.Đánh giá khái quát về hoạt động kinh doanh

Bất kỳ một Ngân hàng hay tổ chức kinh tế nào nói chung muốn tồn tại và phát triểnthì lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gaygắt thì việc tạo ra lợi nhuận với chi phí tối thiểu là điều mà các nhà quản trị quan tâm.Trong những năm qua mạng lưới hoạt động tín dụng trên địa bàn Thành phố Cần Thơngày càng được mở rộng và không ngừng phát triển Hòa cùng với sự phát triển đó lànhững nổ lực phấn đấu không ngừng của toàn thể đội ngũ lãnh đạo và nhân viên của Ngânhàng VPBank Cần Thơ, nâng cao tính cạnh tranh của Ngân hàng với các Ngân hàng kháctrên cùng địa bàn, đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh cả số lượng lẫn chất lượngđưa các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng ngày càng trở nên quen thuộc với tất cả kháchhàng

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank- Cần Thơ giai đoạnqua 3 năm 2013– 2015

Đơn vị tính: Triệu đồng

2013

Năm 2014

Năm 2015

Sosánh 2014/2013

Trang 31

từ lãi là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng, chiếm hơn70% trên tổng thu nhập Trong giaiđoạn này,mặt bằng lãi suất tiếp tục có xu hướng giảm dần, tạo điều kiện cho các doanhnghiệp tiếp cận vốn vay, mở rộng sản xuất và vượt qua khó khăn Điều này đã góp phầnrất lớn giúp cho VPBank Cần Thơ vượt qua được những thách thức khó khăn của nềnkinh tế và tiếp tục đứng vững trên thị trường khi vẫn giữ được nguồn thu nhập tăng ổnđịnh qua các năm góp phần cho sự phục hồi của nền kinh tế Một trong những nguyênnhân làm cho nguồn thu nhập lãi tăng nữa là do những năm này ngân hàng đã đẩy mạnhcho vay các món trung dài hạn thay vì các món ngắn hạn vì thế mà các khoản lãi thu đượcnhiều hơn Bên cạnh nguồn thu từ lãi, ngân hàng còn có nhiều khoản thu từ các sản phẩmdịch vụ khác như: dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng, dịch vụ thanh toán ngoại tệ,dịch vụ thanh toán thẻ,… Tuy nhiên nguồn thu này chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồnthu của ngân hàng do VPBank Cần Thơ chưa chú trọng phát triển về các sản phẩm dịch

vụ thanh toán và một phần là do thói quen của người tiêu dùng, nhưng nhìn chung nguồnthu này cũng tăng đều qua các năm, cụ thể là từ năm 2013 là 4.375triệu đồng tới năm

2014 là5.423triệu đồng và năm 2015 là 5.875 triệu đồng

Chi Phí

Từ số liệu ở bảng 3.1 ta nhận thấy rằng cùng với sự gia tăng của khoản thu nhập thìkhoản chi phí của VPBank - Cần Thơ giai đoan 2013 - 2015 cũng tăng tương ứng Cụ thểnăm 2014 tổng chi phí là 6.535 triệu đồng, tăng 9,34% với năm 2013 tương ứng tăng 558

Trang 32

triệu đồng Chi phí từ lãi tăng 494 triệu đồng đóng góp 88,5% mức tăng của tổng chi phí.Nguyên nhân tăng là do ngân hàng phải trả lãi suất huy động tương đối cao nhằm giữvững lòng tin nơi khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới Năm 2015 tổng chi phí

là 7.582 triệu đồng, tăng 1.047 triệu đồng tương đương với 16,02% so với năm 2014.Trong đó chi phí từ lãi đạt 5.864 triệu đồng tăng 16,53% là do nguồn vốn huy động củangân hàng tăng nhanh Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của chi phí của VPBank CầnThơ qua các năm là do chạy đua cùng với các ngân hàng khác nhằm thu hút khách hànghuy động vốn, cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn làm cho ngân hàng phảiđưa ra mức lãi suất hấp dẫn cho huy động cũng như cho vay nhằm thu hút được kháchhàng ngày một nhiều hơn Cải thiện hệ thống, mở thêm phòng giao dịch để mở rộng thịphần nhằm thu hút và đáp ứng nhu cầu của khách hàng nâng cao uy tín của ngân hàng.Trong các khoản chi phí đó thì chủ yếu là chi phí từ lãi, chi phí này tăng tăng mạnh cùngvới sự gia tăng của tổng chi phí, tăng mạnh nhất vào năm 2015 Do năm này, nguồn vốnhuy động của ngân hàng tăng nhanh Phần lớn là chi trả lãi tiền gửi, lãi tiền vay đây là hailoại chi phí luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí của ngân hàng Bên cạnh chi phítrả lãi thì Ngân hàng còn có khoản chi phí ngoài lãi khác như: chi phí tiền lương, chi phíquản lý, chi dự phòng rủi ro, chi phí cho việc xây dựng, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, cũng tăng qua các năm

Trang 33

Lợi nhuận

Cũng từ bảng số liệu 3.1 cho thấy lợi nhuận của VPBank - Cần Thơ tăng đều tronggiai đoạn 2013 – 2015 Cụ thể là năm 2014 lợi nhuận đạt được 13.919 triệu đồng, tăng2.054 triệu đồng tương đương với 17,31% so với năm 2013, năm 2015 là 16.538 triệuđồng, tăng 18,82% tương ứng với tăng 2.619 triệu đồng so với năm 2014 Nguyên nhân là

do nền kinh tế của thành phố được phục hồi và dần đi vào ổn định nên ngân hàng cũng đãbắt nhịp được với sự thay đổi của nền kinh tế và cùng với chiến lược phát triển kinhdoanh phù hợp, đúng đắn giúp cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng cóhiệu quả Đồng thời, ngân hàng đã chú trọng hơn trong việc quản lý khoản mục chi phínên lợi nhuận của ngân hàng tăng Qua kết quả phân tích cho thấy kết quả hoạt động kinhdoanh của ngân hàng diễn biến theo chiều hướng tốt thể hiện ở chổ lợi nhuận của ngânhàng luôn tăng qua các năm Tuy nhiên ngân hàng phải hoạt động trong môi trường cạnhtranh gay gắt với các ngân hàng thương mại khác đặc biệt là hiện nay nhiều chi nhánhngân hàng đang lần lượt ra đời và phát triển như Sacombank, VietTechcombank,Vietinbank… thêm vào nhiều phòng giao dịch của các ngân hàng thương mại khác cũngđược hình thành Cho nên, để đạt được doanh thu cao ngân hàng phải chi ra một khoảnchi phí khá lớn nên lợi nhuận thu được chỉ ở mức tương đối

3.2.2 Thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP VPBank chi nhánh Cần Thơ

Phòng óc hiện đại và tiện nghi, tạo không khí thân thiện và sự tin tưởng, thuận lợi choviệc giao dịch với khách hàng Các cơ quan quản lý nhà nước liên quan như phòng côngchứng, phòng tài nguyên môi trường… được đặt lân cận nên thuận tiện cho việc côngchứng, xác nhận, góp phần rút ngắn thời gian cho một hợp đồng tín dụng (HĐTD), từ đónâng cao hiệu quả của HĐTD

VPBank Cần Thơ luôn nhận được sự quan tâm hỗ trợ, chỉ đạo kịp thời của ngânhàng Nhà Nước, thành phố Cần Thơ và chỉ đạo của Ngân hàng Hội sở VPBank đã tạođiều kiện thuận lợi về nguồn vốn đầy đủ và kịp thời Góp phần giúp chi nhánh hoàn thiệnnhiệm vụ của mình

Trang 34

Tập thể cán bộ và nhân viên các phòng ban là những người luôn nhiệt tình, có kinhnghiệm hiểu biết trong lĩnh vực ngân hàng, trình độ học vấn cao, được đào tạo chuyênmôn và đa số nhân viên là người địa phương nên hiểu rõ về đời sống, đặc điểm kinh tếtrên địa bàn Chính vì vậy họ sẽ có cái nhìn, đánh giá chính xác, đúng đắn hơn về tìnhhình tín dụng của Ngân hàng, đảm bảo được sự tăng trưởng ổn định qua từng năm.

Ngân hàng cũng thường xuyên đầu tư và nâng cao các thiết bị và công nghệ thôngtin, sử dụng phần mềm nội bộ, nâng cao tình hình truy cập và cập nhật thông tin giữa cácphòng ban, giữa các chi nhánh và thông tin từ Hội sở, tạo thêm tính an toàn, chính xác vềthông tin và quản lý dữ liệu

b.3.2.2.2 Khó khăn

Hệ thống các ngân hàng khác trên địa bàn dày đặc, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.Điều này đã tác động không nhỏ lên hoạt động của ngân hàng VPBank - Cần Thơ

Tình trạng quá tải công việc đối với cán bộ tín dụng nói riêng và cán bộ

công nhân viên ngân hàng nói chung.

Lãi suất không ổn định, diễn biến phức tạp, chính sách tài khóa, tiền tệ có nhiều thayđổi làm cho ngân hàng luôn phải thay đổi, điều chỉnh kế hoạch hoạt động kinh doanh chophù hợp, đẩy chi phí tăng cao, rủi ro xuất hiện nhiều hơn

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ còn thấp, dịch vụ thẻ, kinh doanh ngoại tệ còn ít pháttriển

Khó khăn của nền kinh tế ảnh hưởng đến thị trường tài chính của thành phố CầnThơ trong những năm qua như: giá cả biến động nhất là giá vàng và ngoại tệ, chính sáchNhà nước thay đổi… cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của chinhánh, do đó chi phí dành cho hoạt động kinh doanh của VPBank Cần thơ có xu hướngtăng, điều này phần nào ảnh hưởng tới lợi nhuận của đơn vị

3.2.3 Định hướng phát triển trong thời gian tới của NH

Trang 35

VPBank Cần Thơ luôn chú trọng thực hiện tái cấu trúc hoạt động kinh doanh, nguồnvốn, danh mục tín dụng, danh mục đầu tư vốn và cơ cấu thu nhập Tiếp tục định hướng làNgân hàng bán lẻ, phấn đấu trở thành ngân hàng đóng vai trò chủ lực trong việc cung cấptín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình và các cá nhân trên địa bàn - cácđối tượng này chính là những khách hàng truyền thống của VPBank - Cần Thơ, phù hợpvới Chính sách của Đảng và Nhà nước Từng bước mở rộng hoạt động một cách vữngchắc, an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, nhằm tiếp tục đưa tiện ích ngânhàng đến với khách hàng tốt hơn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao mứcsống của người dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ nói chung, duy trì và nâng cao kếtquả hoạt động kinh doanh của VPBank - Cần Thơ nói riêng.

Tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường, hướng đến xây dựng một VPBankCần Thơ phát triển bền vững, an toàn và thích ứng linh hoạt Trên cơ sở khắc phục nhữngđiểm yếu tồn tại, duy trì kết quả hoạt động kinh doanh tích cực trong dài hạn, đạt sự ổnđịnh cần thiết trước những biến động của môi trường kinh doanh.Tập trung phát triển sảnphẩm dịch vụ, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, tiếp tục phát triển và đa dạng hóa sảnphẩm, dịch vụ chất lượng cao Hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả trên cơ sở nềntảng công nghệ kỹ thuật và quản lý tiên tiến Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về sốlượng và chất lượng, cũng cố năng lực điều hành của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, tạo dựngđội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên môn

Trang 36

C HƯƠNGhương 4: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN TÍN DỤNG HỖ

TRỢ CỦA DNNVV TẠI NGÂN HÀNG VPBANK CẦN THƠ

4.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Cơ cấu mẫu phỏng vấn

Kết quả điều tra về cơ cấu doanh nghiệp NVV tham gia tín dụng chính thức đượcthể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.1: Cơ cấu doanh nghiệp tham gia tín dụng chính thức

Tình trạng vay vốn Số doanh nghiệp Tỷ lệ %

(Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra năm 2016)

Theo kết quả điều tra 65 doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank Cần Thơ có 50doanh nghiệp tham gia tín dụng, chiếm tỷ lệ 76,9% và 15 doanh nghiệp hộ không thamgia tín dụng chính thức

Thêm bảng bao nhiêu DN vay từ VPBank?

Lý do được doanh nghiệp lựa chọn để vay tại Ngân hàng VPBank được thống kêtheo bảng sau:

Đây là câu hỏi nhiều lựa chọn nên em không tính tỷ lệ, vì cộng lại hơn 100% rồi,

em chỉ tính tần số thôi Không ghi là Số DN vì tổng tới 99 (trong khi mẫu của em có 65)

Bảng 4.2: Các lý do để doanh nghiệp lựa chọn vay tại VPBank Cần Thơ

Chỉ tiêu tiếp cận

Số DN (Tần số lựa chọn)

Trang 37

Thủ tục nhanh gọn 16

10 20 30

Theo kết quả điều tra cho thấy, khách hàng ưu tiên lựa chọn vay vì ngân hàng cólãi suất phù hợp từ 30 doanh nghiệp, tiếp đến là chi phí trung gian thấp có 21 doanhnghiệp; Chính sách hậu mãi tốt được 16 doanh nghiệp lựa chọn; Giải ngân nhanh với 15doanh nghiệp lựa chọn và có 1 doanh nghiệp lựa chọn vì lý do khác

4.1.1 Đặc điểm của các biến khảo sát về DNNVV tại Ngân hàng VPBank Cần Thơ

Tình hình hoạt động các DNNVV tại VPBank Cần Thơ là khá bao quát Do đó, đểtìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, tác giả đã tiến hành thu thập thông tin từ 65 DNNVV vềviệc tiếp cận các chính sách hỗ trợ đối với tại ngân hàng VPBank bằng phiếu điều tra gồm

25 tiêu chí Thông qua các phân tích dưới đây thấy rõ hơn về tình hình hoạt động cũngnhư việc tiếp cận chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với các DNNVV tại Ngân hàngVPBank Cần Thơ

Trang 38

Bảng 4.3 Thống kê một số đặc điểm về DNNVV trong mẫu điều tra

(DN)

Tỷ lệ (%)

Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra năm 2016

Theo kết quả điều tra, có đến 45 DNNVV (chiếm 69,2%) trong mẫu khảo sát tiếpcận được các chính sách hỗ trợ của Nhà nước Đây là một con số khá cao, cho thấy việcthực hiện các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với các DNNVV là một vấn đề đangđược quan tâm

Trang 39

69.20%

Không tiếp cận Được tiếp cận

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu tiếp cận chính sách hỗ trợ của Nhà nước

Kết quả nghiên cứu về giới tính của chủ doanh nghiệp, có 31 doanh nghiệp do nữquản lý, chiếm 47,7% và nam quản lý 34 doanh nghiệp, chiếm 52,3% trong tổng số 65DNNVV trong mẫu điều tra Tỷ lệ này chênh lệch không nhiều, phần nào cho thấy côngtác bình đẳng giới ở địa bàn tỉnh đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, đã có sựtham gia của cả nam và nữ vào việc quản lý, lãnh đạo các đơn vị kinh doanh Nhưngtheo quan điểm của người Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng thì nam giới vẫn làngười đứng ra quản lý việc kinh doanh, điều này giải thích cho lý do vì sao nam giớichiếm đa số trong tổng mẫu điều tra

47.70%

Nam

Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu giới tính của chủ doanh nghiệp

Về trình độ học vấn, có 37 chủ doanh nghiệp có trình độ phổ thông trở xuống chiếm56,9% và có 28 chủ doanh nghiệp có trình độ cao đẳng - đại học trở lên, chiếm 43,1%.Theo như mẫu đều tra thì trình độ của chủ DN từ phổ thông trở xuống trở lên chiếm tỷ lệcao hơn là đa số các chủ doanh nghiệp đều đã lớn tuổi, khi đó họ học trong hoàn cảnh nềnkinh tế rất khó khăn nên trình độ không cao.Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhờ sựphát triển của nền kinh tế và ý thức muốn học hỏi cũng như tiếp cận những kỹ thuật- côngnghệ, nên nhiều chủ DN đã chủ động nâng cao trình độ của mình, nhằm nâng cao kiếnthức, vận dụng để phát triển cho DN của mình

Trang 40

43.10%

Phổ thông trở xuống

TC - CĐ - ĐH trở lên

Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp

Về lĩnh vực kinh doanh thì phần lớn các doanh nghiệp trong mẫu điều tra hoạt độngtrong lĩnh vực thương mại – dịch vụ, do có mức rủi ro thấp hơn các ngành nghề kinhdoanh khác và không phải bỏ vốn nhiều nhưng tỷ lệ lợi nhuận khá cao và ít chịu ảnhhưởng bởi những điều kiện khó khăn của nền kinh tế có tới 43 DN, chiếm đến 66,2%.Còn lại chủ yếu là hoạt động trong xây dựng, nghiệp - thủy sản và sản xuất chế biến có 22

DN, chiếm 33,8%

66.20%

33.80%

TM - DV KHAC

Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện cơ cấu lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp

Kết quả nghiên cứu chỉ ra có đến 41 DN có mối quan hệ xã hội, chiếm 63,1%; cònlại là 24 DN không có mối quan hệ xã hội, chiếm 36,9% Như vậy, phần lớn các DN kinhdoanh trên địa bàn tỉnh đều có mối quan hệ xã hội nghĩa là có người thân hay bạn bè làmviệc trong các hiệp hội, các tổ chức hay cơ quan Nhà nước, cho thấy đã có sự liên kết giữacác DN với nhau và giữa các DN với các hiệp hội, các tổ chức nghề nghiệp

Ngày đăng: 03/05/2017, 21:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w