1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận SPSS kèm đề thi và bảng câu hỏi

17 307 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 123,01 KB

Nội dung

Bài tiểu luận SPSS kèm đề thi và bảng câu hỏi được cung cấp có phí.Bài tiểu luận SPSS kèm đề thi và bảng câu hỏi được cung cấp có phí.Bài tiểu luận SPSS kèm đề thi và bảng câu hỏi được cung cấp có phí.Bài tiểu luận SPSS kèm đề thi và bảng câu hỏi được cung cấp có phí.Bài tiểu luận SPSS kèm đề thi và bảng câu hỏi được cung cấp có phí.

Trang 1

Đề bài

Bài 1 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút các nhà đầu tư gồm có:

1 Cơ sở hạ tầng (CSHT)

2 Chế độ chính sách đầu tư (CSDT)

3 Môi trường làm việc (MTS)

4 Lợi thế ngành đầu tư (LTDT)

5 Nguồn nhân lực (NNL)

6 Chi phí đàu vào cạnh tranh (CPCT)

7 Mức độ hài lòng chung (SAT)

Yêu cầu: Với tệp số liệu đã cho các anh (chị ) hãy thực hành theo các yêu cầu sau:

1 nhập dữ liệu vào SPSS, lưu file: bài 1

2 Kiểm định chất lượng của thang đo

3 Lập bảng chỉ ra các biến đặc trưng và thang đo không đáp ứng yêu cầu chất lượng ( dựa vào kiểm định Cronbach’s Alpha)

4 Lập bảng các biến đặc trưng và thang đo chất lượng tốt nhất

5 Thực hiện phân tích nhân tố khám phá trên SPSS:

5.1 Kiểm định tính thích hợp của EFA

5.2 Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện 5.3 Kiểm tra mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố

5.4 Từ Kết quả mô hình EFA nhận diện các thang đo đại diện cho thu hút đầu tư và 1 thang đo đại diện cho sự hài lòng của các nhà đầu tư (tổng hợp thành bảng).

5.5 Phân tích hồi quy đa biến:

Trang 2

- kiểm tra mức độ phù hợp mô hình

- Kiểm định phương sai phần dư không đổi

- thảo luận kết quả hồi quy

- cho biết vị trí quan trọng của các yếu tố

- Kết luận

- Nêu ý kiến khuyến nghị

Chú ý: Học viên nộp file số liệu, file kết quả, bản mền trên word

Trang 3

Phụ lục 4.1.3: Bảng câu hỏi điều tra của mô hình thu hút các nhà đầu tư vào KCN

Kính mong lãnh đạo các DN, các nhà đầu tư đã đến đầu tư và hoạt động tại các KCN của tỉnh dành chút ít thời gian trả lời một số câu hỏi để phục vụ cho đề tài nghiên cứu Các câu hỏi dưới đây được hiểu là đơn khía cạnh và trả lời theo cảm nhận với 5 mức độ đánh giá, cụ thể là: Hoàn toàn không đồng ý [1]; Không đồng ý [2]; Trung lập [3]; Đồng ý [4]; Hoàn toàn đồng ý [5]

Tất cả các ý kiến, nhận định của quý vị đều có giá trị cho công tác nghiên cứu của đề tài

dù là mức độ đánh giá nào Tôi xin cam đoan các kết quả trả lời của quý vị chỉ được phục vụ cho công tác nghiên cứu của đề tài và hoàn toàn không phục vụ cho bất kỳ mục đích nào khác.

Rất mong được sự cộng tác chân tình của quý vị

A Thông tin chung:

Tên Công ty :………

Ngành sản xuất kinh doanh:………

Thời gian đã đầu tư tại địa phương:……… năm;

Số lượng lao động của Công ty: ………người

Quy mô vốn đầu tư: ……….triệu đồng; hiện đã đầu tư: ……….triệu đồng

Chủ DN là người của địa phương ; từ nơi khác đến

B Đánh giá của người trả lời phỏng vấn:

Xin cho biết mức độ đồng ý của quý vị về các nhận định dưới đây về môi trường đầu tư ở các KCN tại địa phương:

1 Hệ thống cấp điện đáp ứng được yêu cầu 1 2 3 4 5

2 Hệ thống cấp nước, thoát nước đầy đủ 1 2 3 4 5

3 Thông tin liên lạc thuận tiện (điện thoại, Internet,…) 1 2 3 4 5

4 Giao thông thuận lợi (thời gian và chi phí) 1 2 3 4 5

6 Hệ thống ngân hàng đáp ứng được yêu cầu 1 2 3 4 5

7 Lãnh đạo địa phương năng động trong hỗ trợ DN 1 2 3 4 5

8 Văn bản về luật pháp được triển khai nhanh đến công ty 1 2 3 4 5

10 DN vẫn đầu tư nếu địa phương không có những chính sách hấp dẫn 1 2 3 4 5

11 Hệ thống thuế rõ ràng (cán bộ thuế không lợi dụng để trục lợi) 1 2 3 4 5

Trang 4

12 Các bất đồng giữa công nhân và DN được giải quyết thỏa đáng 1 2 3 4 5

13 Hệ thống trường học đáp ứng được nhu cầu 1 2 3 4 5

14 Hệ thống y tế đáp ứng được nhu cầu 1 2 3 4 5

19 Thuận tiện về nguyên liệu chính cho sản xuất 1 2 3 4 5

20 Thuận tiện thị trường tiêu thụ chính 1 2 3 4 5

21 Gần các DN bạn hàng (phân phối hay cung ứng chính) 1 2 3 4 5

22 Cạnh tranh thị trường với các đối thủ cạnh tranh chính 1 2 3 4 5

23 Thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng 1 2 3 4 5

24 Chính quyền địa phương hỗ trợ chu đáo khi DN cần 1 2 3 4 5

26 Các trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại có hỗ trợ tốt cho DN 1 2 3 4 5

27 Tôi đầu tư ở đây chỉ đơn giản là vì muốn đầu tư vào Bình Phước 1 2 3 4 5

28 Tôi nghĩ nhiều người đầu tư thành công tại Bình Phước và tôi muốn

như họ

1 2 3 4 5

29 Bình Phước là một thương hiệu ấn tượng 1 2 3 4 5

30 Tôi nghĩ Bình Phước đang là điểm đến của các nhà đầu tư 1 2 3 4 5

31 Trường đào tạo nghề đáp ứng được yêu cầu của DN 1 2 3 4 5

32 Nguồn lao động phổ thông dồi dào (lao động không có kỹ năng) 1 2 3 4 5

34 Khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ của lao động tốt 1 2 3 4 5

35 Công ty không gặp trở ngại về ngôn ngữ 1 2 3 4 5

36 Dễ dàng tuyển dụng cán bộ quản lý giỏi tại địa phương 1 2 3 4 5

39 Giá điện, giá nước, cước vận tải hợp lý 1 2 3 4 5

40 Giá dịch vụ thông tin liên lạc cạnh tranh 1 2 3 4 5

41 Tôi nghĩ doanh thu của Công ty có/sẽ tăng trưởng theo mong muốn 1 2 3 4 5

42 Tôi nghĩ lợi nhuận của Công ty đã/ sẽ đạt như ý muốn 1 2 3 4 5

43 Tôi nghĩ Công ty chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư kinh doanh dài hạn ở

Bình Phước

1 2 3 4 5

44 Tôi sẽ giới thiệu địa phương này cho các công ty khác 1 2 3 4 5

45 Nhìn chung tôi nghĩ Công ty chúng tôi rất hài lòng về việc đầu tư tại

địa phương

1 2 3 4 5

C Xin cho biết điểm nào của Địa phương gây ấn tượng cho Quí Công ty nhất khi đầu tư tại đây:

Trang 5

………

Trang 6

1 Lập bảng chỉ ra các biến đặc trưng và thang đo không đáp ứng yêu cầu chất

lượng (dựa vào kiểm định Cronbach’s Alpha)

Bảng 1: Các biến đặc trưng và thang đo không đáp ứng yêu cầu chất lượng

CSHT CSHT1, CSHT2, CSHT3, CSHT4, CSHT5, CSHT6 0.651

MTS MTS1, MTS2, MTS3, MTS4, MTS5, MTS6, MTS7 0.709

Bảng 2: Bảng hệ số Cronbach's Alpha chi tiết cho các biến Biến đặc

trưng Thang đo Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Cronbach's Alpha

CSHT

0.651

CSHT

CSHT 5

CSDT

0.505

MTS

0.709

LTDT

0.590

Trang 7

NNL3 0.602 0.476

CPCT

0.904

SAT

0.836

Nhóm biến CSDT và LTDT có hệ số Cronbach's Alpha nhỏ hơn 0.6 nên không đáp

ứng yêu cầu chất lượng (Theo Giáo trình hướng dẫn sử dụng SPSS – Hoàng Trọng 2009).

Ở bảng 2, ta thấy các biến CSHT4, CSHT5, CSDT4, MTS1, MTS7, LTDT4, NNL5,

NNL6 không thỏa mãn điều kiện vì hệ số Corrected Item-Total Correlation < 0.3 (Theo Nunnally, J (1978), Psychometric Theory, New York, McGrawHill) và khi bỏ biến thì hệ

số Cronbach's Alpha gia tăng đến mức có thể đáp ứng nên đề xuất bỏ hai biến trên và chạy lại cho nhóm biến CSDT và LTDT Các biến còn lại đều có Cronbach's Alpha lớn hơn 0.6 nên phù hợp với mô hình

2 Lập bảng các biến đặc trưng và thang đo chất lượng tốt nhất

Bảng 3: Bảng hệ số Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha cho các nhóm biến sau

khi bỏ bớt biến Biến đặc

trưng

Thang

đo

Corrected Item-Total Correlation

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Cronbach's Alpha

CSHT

CSHT

0.861

CSHT

CSHT

CSHT

1

CSDT

CSDT

Trang 8

MTS

0.758

LTDT

0.834

NNL

0.740

CPCT

0.904

SAT

0.836

Đến đây các biến đã thỏa mãn các điều kiện về Cronback’s Alpha

Bảng 4: Biến đặc trưng và thang đo chất lượng tốt nhất Nhân tố Biến quan sát ban đầu Biến quan sát còn lại Biến bị loại Cronbach's Alpha

2 Chế độ chính sách đầu tư

3 Môi trường làm việc

(MTS)

4 Lợi thế ngành đầu tư

6 Chi phí đầu vào cạnh

tranh (CPCT)

7 Mức độ hài lòng chung

3 Thực hiện phân tích nhân tố khám phá trên SPSS:

Trang 9

3.1 Kiểm định tính thích hợp của EFA

Bảng 5: KMO and Bartlett's Test cho các biến đại diện cho thu hút đầu tư

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0.760

Bartlett's Test of Sphericity Approx Chi-Square 3245.130

df 276

Sig 0.000 KMO and Bartlett's Test cho các biến đại diện cho sự hài lòng của nhà đầu tư

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0.767

Bartlett's Test of Sphericity Approx Chi-Square 536.781

df 10

Sig 0.000

Kết quả Bảng 5 cho thấy KMO cả hai nhóm biến đều thỏa mãn điều kiện 0.5 < KMO < 1 như vậy phân tích nhân tố khám phá là phù hợp, như vậy các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện

3.2 Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện

Kết quả bảng 5 cũng cho thấy Significant của Kiểm định Bartlett = 0.000 < 0.05

đối với cả hai nhóm biến, như vậy các biến quan sát có tương quan tuyến tính với biến đại diện

3.3 Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố trình bày ở Bảng 6

Bảng 6: Total Variance Explained cho các biến đại diện cho thu hút đầu tư

Trang 10

Giá trị Eigenvalue 1.123 > 1 và trích được 7 nhân tố.

Tổng phương sai trích từ Bảng 6 cho biết trị số phương sai trích là 73.729% > 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp Điều này có nghĩa là 73.729% thay đổi của các nhân

tố được giải thích bởi biến quan sát

Vì cỡ mẫu là 226 nên chọn Factor Loading tối thiểu là 0.5 để kết quả có độ tin cậy cao

Bảng 7: Total Variance Explained cho các biến đại diện cho sự hài lòng của các nhà đầu tư

Trang 11

Tổng phương sai trích từ Bảng 7 cho biết trị số phương sai trích là 61.161% > 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp Điều này có nghĩa là 61.161% thay đổi của các nhân

tố được giải thích bởi biến quan sát

Bảng 8: Rotated Component Matrix của các biến đại diện cho thu hút đầu tư

Component

CPCT1 0.935

CPCT2 0.855

CPCT3 0.841

CPCT4 0.828

Trang 12

NNL1 0.836

Component Matrix của biến đại diện cho sự hài lòng của các nhà đầu tư

Kết quả ma trận xoay cho thấy, 24 biến quan sát được gom thành 7 nhân tố, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố Factor Loading lớn hơn 0.5 cụ thể:

- F1 (Chi phí đầu vào cạnh tranh): CPCT1, CPCT2, CPCT3, CPCT4

- F2 (Cơ sở hạ tầng): CSHT1, CSHT2, CSHT6, CSHT3

- F3 (Môi trường làm việc): MTS3, MTS5, MTS6, MTS2

- F4 (Nguồn nhân lực): NNL1, NNL3, NNL2, NNL4

Trang 13

- F5 (Lợi thế ngành đầu tư): LTDT1, LTDT2, LTDT3

- F6 (Chính sách đầu tư): CSDT5 CSDT3, MTS4

- F7 (Hành chính): CSDT1, CSDT2

Trong đó các biến CSDT1, CSDT2 được nhóm thành biến F7 đại điện cho thủ tục hành chính Biến CSDT5 CSDT3 được nhóm thành biến F6 đại diện cho Chính sách đầu tư

Sau khi xác định được 7 thành phần nhân tố mới, tiến hành đánh giá lại thang đo qua kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và kết quả cho thấy các thang đo sau khi phân tích EFA đạt độ tin cậy xem Bảng 8 và Bảng 9

Bảng 9: Bảng hệ số Cronbach's Alpha cho các nhóm biến mới sau khi phân tích EFA Biến đặc

trưng

Thang

đo

Corrected Item-Total Correlation

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Cronbach's Alpha

F1

0.904

F2

CSHT

0.861

F3

0.735

F4

0.740

F5

0.834

F6

CSDT

0.574

F7

CSDT

0.705

Trang 14

Chạy lại các kiểm định tính thích hợp của EFA, Kiểm định tương quan của các

biến quan sát trong thước đo đại diện, Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát

đối với nhân tố cho thấy các kết quả vẫn phù hợp

3.4 Từ Kết quả mô hình EFA nhận diện các thang đo đại diện cho thu hút đầu

tư và 1 thang đo đại diện cho sự hài lòng của các nhà đầu tư (tổng hợp thành bảng).

Bảng 10: Tổng hợp các biến và nhân tố Nhân tố Các biến quan sát Loại Trọng số nhân tố Eigenvalue Giá trị Phần trăm phương sai trích (%) Cronbach’s Alpha

F1

CPCT1 Độc lập 0.935

CPCT2 Độc lập 0.855 CPCT3 Độc lập 0.841 CPCT4 Độc lập 0.828

F2

CSHT1 Độc lập 0.856

CSHT2 Độc lập 0.795 CSHT6 Độc lập 0.755 CSHT3 Độc lập 0.733

F3

MTS3 Độc lập 0.877

MTS5 Độc lập 0.730 MTS6 Độc lập 0.654 MTS2 Độc lập 0.542

F4

NNL1 Độc lập 0.836

NNL3 Độc lập 0.787 NNL2 Độc lập 0.765 NNL4 Độc lập 0.611

F5

LTDT1 Độc lập 0.908

LTDT2 Độc lập 0.828 LTDT3 Độc lập 0.789

F6

CSDT5 Độc lập 0.758

CSDT3 Độc lập 0.567 MTS4 Độc lập 0.558

Độc lập 0.777

Tổng phương sai trích 73.729%

SAT

SAT5 Phụ thuộc 0.857

SAT2 Phụ thuộc 0.847 SAT1 Phụ thuộc 0.818 SAT3 Phụ thuộc 0.747 SAT4 Phụ thuộc 0.614

Tổng số lượng biến quan sát độc lập: 24 Tổng số lượng biến quan sát phụ thuộc: 5

4 Phân tích hồi quy đa biến:

Trang 15

Mô hình hồi quy đa biến có dạng như sau

SAT: Biến phụ thuộc; F1-F7: Biến độc lập

Bảng 11: Tóm tắt kết quả hồi quy đa biến Biến độc

lập

Hệ số Beta chưa

chuẩn hóa

Hệ số Beta đã chuẩn hóa

Mức ý nghĩa thống kê

Phần trăm đóng góp vào mô hình

Tương quan Spearman với phần dư (Significant)

Collinearity Statistics Tolerance VIF

R2 0.449 Durbin-Watson 1.845

Biến phụ thuộc Mức độ hài lòng chung

Hàm hồi quy có dạng:

4.1 Kiểm tra mức độ phù hợp mô hình.

Mô hình có hệ số R bình phương hiệu chỉnh là 0.431 có nghĩa là có 43.1% sự biến thiên của biến mức độ hài lòng chung được giải thích bởi các biến có trong mô hình Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể, ta sừ dụng kiểm định F trong phân tích phương sai ANOVA Kết quả cho thấy giá trị Sig của kiểm định F bằng 0.000 < 0.05, như vậy mô hình phù hợp với dữ liệu ở độ tin cậy 95%

Trang 16

4.2 Kiểm định phương sai phần dư không đổi

Từ phương trình hồi quy ta lưu lại phần dư đã chuẩn hóa rồi tiến hành tính toán giá trị tuyệt đối của phần dư đã chuẩn hóa rồi tiến hành kiểm định phương sai phần dư không đổi bằng Kiểm định Spearman’ rho Kết quả cho thấy các hệ số tương quan hạng Spearman giữa các biến độc lập và biến giá trị tuyệt đối của phần dư đã chuẩn hóa có Sig

> 0.05 do đó ta có thể kết luận: phương sai của phần dư không đổi

4.3 Thảo luận kết quả hồi quy

- Sig kiểm định t hệ số hồi quy của các biến độc lập F4 (Nguồn nhân lực), F5(Lợi thế ngành đầu tư), F6 (Chính sách đầu tư), F7 (Hành chính) đều nhỏ hơn 0.05, do đó các biến độc lập này đều có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc, các biến F1, F2, F3 không

có ý nghĩa trong việc giải thích

- Đồng thời dựa vào chỉ số VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2 do vậy không

có đa cộng tuyến xảy ra

- Hệ số Durbin – Watson = 1.845, nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên không có hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất xảy ra

4.4 Cho biết vị trí quan trọng của các yếu tố

Các hệ số hồi quy của các biến F4, F5, F6, F7 đều lớn hơn 0 Như vậy các biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy đều tác động cùng chiều tới biến phụ thuộc Dựa vào

độ lớn của hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, thứ tự mức độ tác động từ mạnh nhất tới yếu nhất của các biến độc lập tới biến phụ thuộc SAT là: F6 (0.416) > F7 (0.213) > F4 (0.154)

> F5 (0.111) Mức độ đóng góp tương ứng là 46.53% - 23.83% - 17.23% - 12.42%

4.5 Kết luận

Qua kết quả phân tích hồi quy cho thấy có 4 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các nhà đầu tư đều có tác động cùng chiều Với các hệ số beta của các yếu tố F6 (Chính sách đầu tư), F7 (Hành chính), F4 (Nguồn nhân lực), F5(Lợi thế ngành đầu tư) sự hài lòng của nhà đầu tư lần lượt là 0.416, 0.213, 0.154, 0.111 và mô hình giải thích được 43.1% sự biến thiên của sự hài lòng của các nhà đầu tư Điều này chứng tỏ còn có các thành phần khác, các biến quan sát khác có tác động đến sự hài lòng của các nhà đầu tư nhưng chưa được xác định Các yếu tố quan trọng nhất là về chính sách và thủ tục hành chính bên cạnh đó thì nguồn nhân lực và lợi thế ngành cũng đóng góp vào việc giải thích Các biến Chi phí đầu vào cạnh tranh, cơ sở hạ tầng và môi trường làm việc không có ý nghĩa trong việc giải thích mô hình

Trang 17

Không có hiện tượng tự tương quan, phương sai phần dư thay đổi và mô hình hoàn toàn phù hợp

4.6 Nêu ý kiến khuyến nghị

Sự hài lòng của nhà đầu tư sẽ bị ảnh hưởng bởi các biến đại diện cho thu hút đầu

tư như chế độ chính sách và vấn đề hành chính Do đó để thu hút đầu tư cũng như đáp ứng sự hài lòng của nhà đầu tư, Nhà nước nên có những ưu đãi về chính sách và cải thiện thủ tục hành chính

Ngày đăng: 17/06/2018, 16:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w