1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIƯỜNG CARAVELLE BED TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT

79 180 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 2,52 MB

Nội dung

Đề tài được thực hiện bằng phương pháp quan sát, theo dõi quá trình sản xuất trên từng khâu công nghệ tại công ty để ghi nhận lại các kết quả khảo sát, sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như thư

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIƯỜNG

CARAVELLE BED TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN NAM VIỆT

Sinh viên thực hiện : PHẠM THỊ HUYỀN Ngành : Chế biến lâm sản Niên khoá : 2004 – 2008

Tháng 07/2008

Trang 2

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIƯỜNG CARAVELLE BED

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT

Tác giả

PHẠM THỊ HUYỀN

Khoá luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kĩ sư

ngành Chế biến lâm sản

Giáo viên hướng dẫn

Thầy HOÀNG VĂN HÒA

Tháng 7/2008

Trang 3

i

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và làm đề tài tốt nghiệp, tôi xin chân thành cảm ơn:

Quý thầy cô Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt khóa học

Ban chủ nhiệm cùng toàn thể quý thầy, cô khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là quý thầy, cô bộ môn Chế Biến Lâm Sản

Thầy Hoàng Văn Hoà – giáo viên hướng dẫn – người đã trực tiếp giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp này

Ban lãnh đạo cùng tập thể anh, chị em công nhân công ty cổ phần Nam Việt đặc biệt là phòng kỹ thuật của công ty

Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân cùng bạn bè

đã chăm lo, động viên và giúp đỡ tôi trong những ngày tháng ngồi trên ghế nhà trường

Tp Hồ Chí Minh tháng 07/2008

Sinh viên Phạm Thị Huyền

Trang 4

ii

TÓM TẮT

Thời gian thực hiện đề tài từ 01/04/2008 đến 15/06/2008 Đề tài được thực hiện bằng phương pháp quan sát, theo dõi quá trình sản xuất trên từng khâu công nghệ tại công ty để ghi nhận lại các kết quả khảo sát, sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như thước kẹp, thước dây, để tiến hành đo đếm kích thước Thu thập số liệu qua thực tế và từ nguồn do công ty cung cấp từ đó xử số liệu bằng phương pháp thống kê, Excel và các công thức toán học Xác định được các tỉ lệ phế phẩm và tỉ lệ lợi dụng gỗ qua từng khâu công nghệ Xác định được hệ số sử dụng thời gian của máy

Kết quả thu được như sau:

 Tỉ lệ lợi dụng gỗ

 Ở công đoạn tạo phôi: 62,20%

 Ở công đoạn sơ chế: 84,83%

 Ở công đoạn tinh chế: 90,14%

 Tỉ lệ phế phẩm

 Ở công đoạn tạo phôi và sơ chế: 7,45%

 Ở công đoạn tinh chế: 2,42%

 Ở công đoạn trang sức và lắp ráp: 6,36%

 Hệ số sử dụng thời gian trung bình của máy là: 0,68

Trang 5

iii

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN i

TÓM TẮT ii

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT v

DANH SÁCH CÁC BẢNG vi

DANH SÁCH CÁC HÌNH vii

Chương 1:VẤN ĐỀ CHUNG 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục đích nghiên cứu 2

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.3 Giới hạn của đề tài 2

Chương 2:TỔNG QUAN 3

2.1 Tình hình của ngành 3

2.2 Tình hình sản xuất của công ty 3

2.2.1 Vài nét về công ty 3

2.2.2 Công tác tổ chức và quản lý của công ty 5

2.2.3 Nguyên liệu và sản phẩm chủ yếu của công ty 6

2.2.4 Tình hình máy móc thiết bị tại công ty 9

Chương 3:NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

3.1 Nội dung nghiên cứu 10

3.2 Phương pháp nghiên cứu 10

3.2.1.Tính toán tỉ lệ phế phẩm 11

3.2.2 Tính tỉ lệ lợi dụng gỗ 11

Chương 4:KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 12

4.1 Giới thiệu sản phẩm 12

4.1.1 Đặc điểm của sản phẩm 12

4.1.2 Hình dáng, kết cấu của sản phẩm 12

4.1.3 Các dạng liên kết trong sản phẩm 14

4.2.Quy trình công nghệ 17

4.2.1 Dây chuyền công nghệ 17

4.2.2 Dây chuyền công nghệ trong quá trình sản xuất 18

4.2.3 Dây chuyền công nghệ trên từng máy móc, thiết bị 19

4.2.4.Công đoạn trang sức bề mặt và lắp ráp sản phẩm 25

4.3 Tỉ lệ lợi dụng gỗ 28

4.3.1 Tỉ lệ lợi dụng gỗ ở công đoạn pha phôi 28

4.3.2 Tỉ lệ lợi dụng gỗ ở công đoạn tạo sơ chế 30

Trang 6

iv

4.3.3 Tỉ lệ lợi dụng gỗ ở công đoạn tinh chế 32

4.4 Tỉ lệ phế phẩm qua các công đoạn 36

4.4.1 Tỉ lệ phế phẩm qua công đoạn tạo phôi và sơ chế 36

4.4.2 Tỉ lệ phế phẩm qua công đoạn tinh chế 38

4.4.3 Tỉ lệ phế phẩm qua công đoạn trang sức bề mặt và lắp ráp 39

4.5.Tính toán hệ số sử dụng thời gian máy 40

4.6 Nhận xét 52

4.6.1 Nhận xét quy trình công nghệ trong quá trình sản xuất: 52

4.6.2 Nhận xét công tác vệ sinh môi trường và an toàn lao động 52

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53

5.1 Kết luận 53

5.2 Kiến nghị 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

PHẦN PHỤ LỤC 57

Trang 8

vi

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang

Bảng2.1: Tình hình sắp xếp nhân sự tại công ty 4

Bảng 2.2: Doanh thu của công ty trong mấy năm gần đây 5

Bảng 4.1: Bảng liệt kê chi tiết giường Caravelle bed 13

Bảng 4.2: Bảng tổng hợp các phụ liệu liên kết dùng trong giường Caravelle bed 16

Bảng 4.5: Bảng tổng hợp tỉ lệ lợi dụng gỗ ở công đoạn sơ chế: 32

Bảng 4.6: Kích thước của chân giường trước công đoạn tinh chế 33

Bảng 4.7: Kích thước của chân giường sau công đoạn tinh chế 34

Bảng 4.8: Bảng tổng hợp tỉ lệ lợi dụng gỗ ở công đoạn tinh chế 35

Bảng 4.10: Tỉ lệ phế phẩm qua công đoạn tinh chế 38

Bảng 4.11: Tỉ lệ phế phẩm qua công đoạn trang sức bề mặt và lắp ráp 39

Bảng 4.12: Khảo sát hệ số sử dụng thời gian máy bào 2 mặt 41

Bảng 4.13: Khảo sát hệ số sử dụng thời gian máy rong Ripsaw 42

Bảng 4.14: Khảo sát hệ số sử dụng thời gian máy chà nhám thùng 44

Bảng 4.15: Khảo sát hệ số sử dụng thời gian dán cạnh 45

Bảng 4.16: Khảo sát hệ số sử dụng thời gian máy khoan 46

Bảng 4.17: Khảo sát hệ số sử dụng thời gian máy toupi 48

Bảng 4.18: Khảo sát hệ số sử dụng thời gian máy cắt tấm 49

Bảng 4.19: Khảo sát hệ số sử dụng thời gian máy bào 4 mặt 50

Trang 9

vii

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần Nam Việt 5

Hình 2.2: Tủ áo và kính trang điểm 8

Hình 2.3: Tủ kệ bếp 8

Hình 2.4: Giường (COMO) 8

Hình 2.5:Giường (NEWHEVEN) 8

Hình 2.6: Bộ bàn ăn 8

Hình 2.7: Tủ 6 hộc kéo 8

Hình 2.8: Bộ bàn họp 9

Hình 2.9: Tủ 9

Hình 2.10: Bộ giường tủ phòng ngủ .9

Hình 2.11: Bộ salon 9

Hình 4.1: Hình vẽ 3D của giường Caravelle bed 13

Hình 4.2: Hình chụp giường Caravelle bed tại công ty 14

Hình 4.3: Liên kết ốc rút 15

Hình 4.4: Liên kết chốt 15

Hình 4.5: Liên kết vis 15

Hình 4.6: Sơ đồ công nghệ sản xuất giường 17

Hình 4.7: Biểu đồ tỉ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn 36

Hình 4.8: Biểu đồ tỉ lệ phế phẩm qua các công đoạn 40

Trang 10

1

Chương 1

VẤN ĐỀ CHUNG

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Gỗ là một trong những loại vật liệu được con người biết đến sớm nhất và sử dụng

từ lâu đời Ngày nay cùng với xu thế phát triển của xã hội thì nhu cầu về các đồ dùng

về gỗ ngày càng nâng cao cả về số lượng và chất lượng, do đó hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ ra đời với nhiều hình thức khác nhau Với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2,35 tỷ USD năm 2007 đã đưa ngành đồ gỗ trở thành một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của nước ta hiện nay và ngành này cũng đang trở thành ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước Tuy nhiên,

đi ngược lại với sự phát triển không ngừng của ngành chế biến đồ gỗ là sự thiếu hụt nghiêm trọng của nguồn nguyên liệu do hậu quả của chiến tranh để lại, do sự khai thác bừa bãi trong thời gian gần đây và đặc biệt là hiện nay Nhà nước có chính sách đóng cửa rừng thì vấn đề nguồn nguyên liệụ trở thành một vấn đề làm đau đầu các nhà kinh doanh Theo thống kê hiện nay nguồn nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu trong nước, vì vậy vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để nguồn nguyên liệu đó được sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả hơn?

Bên cạnh đó ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật thì máy móc thiết bị của ngành chế biến gỗ cũng đang có những bước cải tiến ngày càng hoàn thiện và hiện đại hơn Các xí nghiệp chế biến gỗ trong nước hiện nay cũng

đã đầu tư hàng loạt dây chuyền sản xuất hiện đại, tự động hóa góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm Song việc sử dụng và bố trí máy móc thiết bị như thế nào cho hợp lý và mang lại hiệu quả cao nhất vẫn là vấn đề cần quan tâm đối với các doanh nghiệp hiện nay

Để góp phần giải đáp 2 câu hỏi trên tôi đã chọn đề tài: “Khảo sát quy trình công

nghệ sản xuất giường caravelle bed tại công ty cổ phần Nam Việt” nhằm tìm hiểu,

Trang 11

Đề tài “Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất giường CARAVELLE BED

tại công ty Nam Việt” nhằm đạt được mục đích góp phần nâng cao tỉ lệ sử dụng gỗ

trong sản xuất đồng thời tìm ra ưu nhược điểm cũng như những bất hợp lý torng quá trình sản xuất Từ đó tìm ra biện pháp công nghệ hợp lý để hoàn thiện hơn về quy trình công nghệ sản xuất và nâng cao chất lượng cũng như số lượng sản phẩm

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu

Để đáp ứng được những mục đích trên đề tài cần có các mục tiêu nghiên cứu sau:

 Khảo sát dây chuyền công nghệ sản xuất tại công ty

 Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất tại công ty

 Khảo sát các dạng và tỉ lệ khuyết tật trong quá trình sản xuất giường Caravelle bed tại công ty

 Tính tỉ lệ lợi dụng gỗ và tỉ lệ phế phẩm qua các công đoạn sản xuất tại công ty

 Khảo sát tính toán hệ số thời gian sử dụng máy trong dây chuyền sản xuất giường Caravelle bed tại công ty,

 Phân tích, đánh giá ưu nhược điểm của từng khâu công nghệ và đề xuất các biện pháp khắc phục sao cho phù hợp với tình hình sản xuất của công ty

1.2.3 Giới hạn của đề tài

Trong quá trình khảo sát còn có rất nhiều vấn đề cần quan tâm như sự bố trí nhân sự, bố trí mặt bằng phân xưởng cũng ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng của sản phẩm Nhưng do thời gian có hạn nên tôi chỉ đi sâu vào những vấn đề trên

Trang 12

2008 Hiện nay đồ gỗ Việt Nam đã có mặt ở hơn 120 quốc gia và cùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có ba thị trường chính là Mỹ, EU, và Nhật Bản Hiện nay, cả nước

có khoảng 2000 doanh nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu gỗ, sử dụng khoảng 170.000 lao động Năng lực sản xuất tăng gấp 4 lần so với năm 2003 Ngành chế biến gỗ Việt Nam tăng mạnh không chỉ về số lượng nhà máy, quy mô sản xuất mà còn ở việc đầu

tư thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, cạnh tranh trên bình diện quốc tế Tuy nhiên ngành đồ gỗ của chúng ta cũng còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là vấn đề nguyên liệu khi mà gỗ nội địa được khoảng 20% nhu cầu, phần còn lại phải nhập khẩu, và vì vậy hiện các doanh nghiệp của chúng ta phải lệ thuộc vào thị trường

gỗ thế giới cũng như tình trạng giao động của thị trường này Một thách thức nữa của ngành gỗ nước ta là chất lượng chưa được cao Hiện nay chỉ có khoảng 10% trong tổnf

số 2.000 doanh nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế

2.2 Tình hình sản xuất của công ty

2.2.1 Vài nét về công ty

a Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Tiền thân của Công ty Cổ phần Nam Việt là Xí nghiệp Nam Việt Fibrociment (viết tắt là NAVIFICO) ra đời vào năm 1963 với chức năng chuyên sản xuất và kinh doanh tấm lợp Ngày 01/02/2001, Công ty Cổ phần Nam Việt ra đời từ việc cổ phần hóa Nhà máy Tấm lợp NAVIFICO Cũng vào năm này, Công ty đầu tư vào lĩnh vực chế biến

gỗ Phân xưởng gỗ đầu tiên chính thức đi vào hoạt động vào đầu tháng 12/ 2001 Vốn điều lệ tính đến thời điểm niêm yết là 25 tỷ đồng, trong đó phần vốn Nhà nước do

Trang 13

b Đặc điểm địa hình

Công ty có trụ sở chính tại Khu Công nghiệp Phước Long, Phường Phước Long

B, Quận 9, Tp.HCM Đây là nơi gần với cảng Sài Gòn và Xa lộ Hà Nội nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm cho công ty Đồng thời đây cũng là nơi gần trung tâm thành phố nên rất thuận lợi cho việc giao dịch, tìm kiếm đối tác kinh doanh và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho công ty

c Tình hình nhân sự tại công ty

Công ty cổ phần Nam Việt gồm các thành viên là: xí nghiệp xây dựng và trang trí nội thất,xí nghiệp cơ khí và chế tạo máy,xí nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, xí nghiệp chế biến gỗ Nhà Việt Ở đây tôi chỉ giới thiệu về tình hình nhân sự của công ty

gỗ Nhà Việt

Hiện tại nhà máy gỗ Nhà Việt đang có 564 nhân viên được sắp xếp tại bảng sau:

Bảng2.1: Tình hình sắp xếp nhân sự tại công ty

Stt Các phòng ban Số lượng (người)

Trang 14

5

2.2.2 Công tác tổ chức và quản lý của công ty

a Sơ đồ tổ chức của công ty

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần Nam Việt

b Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây

Sản phẩm đồ gỗ nội thất cao cấp, tinh xảo do Xí nghiệp gỗ Nhà Việt thuộc công

ty Navifico làm ra là niềm tự hào về tay nghề cốt lõi của Navifico Sản phẩm của công

ty đã chinh phục khách hàng trên thế giới về chất lượng, kiểu dáng và nhất là uy tín kinh doanh Vì lẽ đó mà kết quả kinh doanh của công ty liên tục tăng và kết quả kinh doanh trong một vài năm gần đây được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2: Doanh thu của công ty trong mấy năm gần đây

XN XÂY DỰNG VÀ TRANG TRÍ NỘI THẤT

PHÒNG KẾ

KOẠCH

PHÒNG KỸ THUẬT

XƯỞNG

TẠO DÁNG

XƯỞNG BẾP XƯỞNG

PHÔI

Trang 15

6

c Phương hướng hoạt động của công ty trong những năm tới

Liên tục cải tiến kỹ thuật, hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo uy tín với khách hàng là những mục tiêu mà công ty cổ phần Nam Việt luôn hướng đến

2.2.3 Nguyên liệu và sản phẩm chủ yếu của công ty

Theo yêu cầu của sản phẩm mà tôi khảo sát thì nguyên liệu chủ yếu để sản xuất

là gỗ Sồi và Cao Su Độ ẩm của nguyên liệu dao động từ 8 – 12% Chiều dày của gỗ Sồi từ 21 – 45mm

Với kích thước của tấm nguyên liệu lớn như vậy nên khối lượng của tấm nguyên liệu cũng khá lớn do đó sẽ gây khó khăn trong khi đưa ván lên pha phôi Vì vậy trong quá trình sản xuất cần có người phụ khi gia công đồng thời phải bố trí máy móc thiết bị ở công đoạn này với khoảng cách phù hợp để đảm bảo tính an toàn và thuận lợi khi gia công

Nguyên liệu khi nhập về công ty thường có các khuyết tật sau:

 Mắt chết, mắt sống

 Nứt tét, lỗ mọt, lẹm cạnh, biến màu gỗ

 Nguyên liệu không đủ quy cách

 Cong mo, vênh

 Màu gỗ không đồng đều

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm thì nguyên liệu cần có những yêu cầu sau:

 Độ ẩm trung bình từ 8 – 12%

 Không chấp nhận gỗ bị sam mục, nứt tét

Trang 16

+ Kích thước:≤ 4x8mm, chấp nhận 2 mắt/m2

- Mắt chết:

+ Kích thước ≤ 4x6mm, chấp nhận 1 mắt/m2 + Không chấp nhận mắt bị bong, vỡ

- Riêng đối với MDF, PB, ván phủ Veneer:

và US Hifi Bên cạnh đó công ty cũng đang đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm phục vụ nhu cầu nội địa như tủ âm tường, kệ bếp,…

Sản phẩm chính của công ty bao gồm bộ giường tủ phòng ngủ, bộ bàn ghế tủ kệ phòng ăn, tủ kệ bếp, nội thất khách sạn,…

Sau đây là một số sản phẩm mà công ty đã và đang sản xuất:

Trang 17

8

Hình 2.2: Tủ áo và kính trang điểm Hình 2.3: Tủ kệ bếp

Hình 2.4: Giường (COMO) Hình 2.5:Giường (NEWHEVEN)

Hình 2.6: Bộ bàn ăn Hình 2.7: Tủ 6 hộc kéo

Trang 18

9

Hình 2.8: Bộ bàn họp Hình 2.9: Tủ

Hình 2.10: Bộ giường tủ phòng ngủ Hình 2.11: Bộ salon

2.2.4 Tình hình máy móc thiết bị tại công ty

Nhà máy đã trang bị nhiều loại máy móc thiết bị đảm bảo cho quá trình sản xuất Đa số các máy móc thiết bị vẫn còn hoạt động tốt đảm bảo độ chính xác trong quá trình gia công Song bên cạnh đó vẫn còn một số máy móc thường xuyên xảy ra tình trạng hỏng hóc trong quá trình sản xuất làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất

Sản phẩm khảo sát được thực hiện tại xưởng A và Xưởng C của công ty nên chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát tình hình máy móc thiết bị tại 2 xưởng thôi Và tình

hình máy móc thiết bị của 2 xưởng được trình bày trong phần phụ lục 2, phụ lục 3 và phụ lục 4

Trang 19

10

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

Để đạt được các mục đích và mục tiêu đề ra trong đề tài chúng tôi thực hiện các nội dung sau:

1 Phân tích sản phẩm

 Mô tả đặc điểm của sản phẩm

 Mô tả hình dáng kết cấu sản phẩm giường Caravelle bed

2 Tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm giường Caravelle bed

 Vẽ sơ đồ dây chuyền sản xuất tại 2 xưởng sản xuất của sản phẩm giường Caravelle bed

 Lập lưu trình sản xuất của các chi tiết tạo nên sản phẩm

 Lập biểu đồ gia công sản phẩm

 Lập sơ đồ lắp ráp sản phẩm

3 Tính toán tỉ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn

4 Tính toán tỉ lệ phế phẩm qua các công đoạn

5 Xác định và tính toán tỉ lệ các dạng khuyết tật trong quá trình sản xuất sản phẩm giường Caravelle bed

6 Xác định hệ số thời gian sử dụng máy trong các công đoạn sản xuất sản phẩm giường Caravelle bed

7 Phân tích đánh giá kết quả đề xuất các biện pháp hoàn thiện quy trình sản xuất sản phẩm giường Caravelle bed

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được các mục tiêu và các nội dung trên trong quá trình thực tập tại công ty tôi đã tiến hành quan sát, theo dõi quá trình sản xuất, sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như thước dây, thước kẹp để đo đếm kích thước, đồng hồ bấm thời gian Đồng thời

Trang 20

Khi xác định tỉ lệ phế phẩm các chi tiết tôi áp dụng tỉ lệ phế phẩm (p)

P = n1/n2 *100 (%) (3.1) Trong đó: n1: Số chi tiết hỏng

n2: Tổng số chi tiết theo dõi

3.2.2 Tính tỉ lệ lợi dụng gỗ

Để xác định tỉ lệ lợi dụng gỗ qua các khâu công đoạn, tôi ước lượng bài toán trung bình đám đông, tiến hành khảo sát các kích thước sau đó lấy trị số trung bình Các giá trị trung bình được tính bằng số liệu Exel Sau khi tính được giá trị trung bình các chi tiết qua các công đoạn tôi tiến hành tính thể tích của chúng:

Vi = a * b * c (mm3) (3.2) Trong đó: Vi : Thể tích của từng chi tiết (mm3)

a: Chiều dày (mm)

b : Chiều rộng (mm) c: Chiều dài (mm) Thể tích của toàn bộ sản phẩm: V = (mm3) (3.3)

Tỉ lệ lợi dụng gỗ được tính như sau: k = (Vt/Vs)* 100 (%) (3.4)

Trang 21

Ở đây chúng tôi chọn khảo sát giường Caravelle bed một sản phẩm thuộc bộ Caravelle Bedroom Với màu sắc nhẹ nhàng, trang nhã tạo cảm giác tươi vui nhưng cũng rất ấm

áp Đồng thời nhờ màu sắc nhẹ nhàng như vậy mà người ta rất dễ kết hợp nó với các sản phẩm nội thất khác như tủ, đèn trang trí, màu sơn của căn phòng,… theo ý mình để tạo một cảm giác thoải mái nhất khi bước vào căn phòng

Các chi tiết, bộ phận của sản phẩm được trình bày ở bảng 4.1

Hình ảnh của sản phẩm được chụp tại công ty và hình được vẽ lại trong môi

trường Autocad 3D thể hiện qua các hình 4.1và hình 4.2 Bản vẽ các chi tiết của sản

phẩm giường Caravelle bed được vẽ trong môi trường 2D và được trình bày cụ thể tại

phần phụ lục 6, phụ lục 7, phụ lục 8 và phụ lục 9

Trang 22

13

Bảng 4.1: Bảng liệt kê chi tiết giường Caravelle bed

Quy cách (mm) Stt Tên chi tiết

Dày Rộng Dài

Số lượng (cái)

Nguyên liệu Đầu giường lớn

Đầu giường nhỏ

Trang 24

liệu liên kết được sử dụng cho giường Caravelled được thể hiện ở bảng 4.2:

Trang 25

16

Bảng 4.2: Bảng tổng hợp các phụ liệu liên kết dùng trong giường Caravelle bed

STT MINH HỌA HÌNH MÔ TẢ THƯỚC KÍCH LƯỢNG SỐ CHÚ GHI

1 (patch góc, giữa) Vis dia 4x20 (P+) 20+8

10 Đầu ốc liên kết (chân dia 15x13 2

13

Đầu chụp nhỏ (ngoài) (vạt giường)

28

14

Đầu chụp lớn (giữa) (vạt giường)

14

15 Vạt giường (cao su) 9.5x70x755 28 thanh

17 Chốt gỗ (vai đầu giường, đầu

giường)

dia 10x60 30

18 Chốt gỗ (trám chân giường) dia 6x30 4

Trang 26

17

4.2.Quy trình công nghệ

4.2.1 Dây chuyền công nghệ

Dây chuyền công nghệ gia công sản phẩm của một công ty là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình sản xuất Nó góp phần quyết định đến năng suất cũng như chất lượng sản phẩm.Việc bố trí được một dây chuyền công nghệ hợp lý, mang lại hiệu quả sản xuất tối ưu là rất khó Nó đòi hỏi phải có sự kết hợp được tính khoa học và tính lý thuyết

Hiện tại dây chuyền công nghệ sản xuất của công ty là quá trình công nghệ mềm, mang tính linh hoạt cao trong sản xuất, có khả năng tận dụng nguồn nguyên liệu hiện có của xí nghiệp hạn chế lượng phế phẩm Mặt khác do sản xuất nhiều mặt hàng sản phẩm khác nhau nên dây chuyền máy móc của xí nghiệp thường xuyên bị di chuyển sao cho phù hợp với từng thời kỳ sản xuất của xí nghiệp

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy giường caravelle bed 5’ được sản xuất theo sơ

đồ dây chuyền công nghệ như sau:

Toupie Topcoat Chà nhám Sealer

Ghép thanh

Trang 27

18

Tuy nhiên không phải tất cả các chi tiết đều đi qua dây chuyền công nghệ như trên Chẳng hạn với các chi tiết được làm từ MDF thì không cần phải qua bào 2 mặt, ripsaw, ghép, cắt ngắn Sơ đồ dây chuyền trên đưa ra quá trình sản xuất tổng thể của một số chi tiết, có một số chi tiết có thể bỏ qua một số khâu công nghệ trong dây chuyền đó

Do đó để đánh giá sự hợp lý của dây chuyền công nghệ trên tôi tiến hành khảo sát cho các chi tiết cụ thể trong quá trình sản xuất

4.2.2 Dây chuyền công nghệ trong quá trình sản xuất

Trong quá trình sản xuất tùy theo kết cấu của từng chi tiết mà có lưu trình sản xuất khác nhau Không phải tất cả các chi tiết đều đi qua một dây chuyền công nghệ giống nhau Do đó để tiện cho việc theo dõi chúng tôi đưa ra lưu trình công nghệ sản xuất của các chi tiết như sau:

4.2.2.1 Lưu trình sản xuất chân giường 1, đố ngang trên, đố ngang giữa, đố ngang dưới, chân giường 2

Nguyên liệu  Bào 2 mặt  Rong  Cắt ngắn  Bào 4 mặt  Ghép tấm  Bào 2 mặt  Cắt tinh  Chà nhám thô  Khoan  Phay rãnh  Phay cạnh  Chà nhám tinh  Trang sức bề mặt

4.2.2.2 Lưu trình sản xuất đố ngang, vai giường

Nguyên liệu  Cắt tinh  Chà nhám cạnh  Dán cạnh  Khoan  Chà nhám tinh  Trang sức bề mặt

4.2.2.3 Lưu trình sản xuất chân giường 3

Nguyên liệu  Bào 2 mặt  Rong  Cắt ngắn  Bào 4 mặt  Cắt tinh  Chà nhám thô  Khoan  Phay  Chà nhám tinh  Trang sức bề mặt

4.2.2.4 Lưu trình sản xuất tấm panel

Nguyên liệu  Cắt tinh  Phay rãnh  Chà nhám  Trang sức bề mặt

4.2.2.5 Lưu trình sản xuất đố ngang giữa

Nguyên liệu  Bào 2 mặt  Rong  Cắt ngắn  Bào 4 mặt  Phay mộng finger  Ghép thanh  Bào 2 mặt  Ghép tấm  Chà nhám thô  Dán veneer  Cắt tinh  Khoan  Chà nhám tinh  Trang sức bề mặt

Trang 28

19

4.2.3 Dây chuyền công nghệ trên từng máy móc, thiết bị

4.2.3.1 Dây chuyền công nghệ trên công đoạn tạo phôi:

Nguyên liệu sau khi nhập về công ty sẽ được đưa qua máy móc thiết bị để tạo ra hình dáng, kích thước nhất định theo yêu cầu của sản phẩm để phục vụ cho các công đoạn tiếp theo

Theo đặc thù tại công ty công đoạn này gồm: Công nghệ trên khâu bào 2 mặt, công nghệ trên khâu xẻ dọc, công nghệ trên khâu cắt ngắn

a Nguyên liệu

Với những chi tiết được làm từ gỗ thì có các yêu cầu sau: Nguyên liệu là gỗ oak (sồi) có quy cách chiều dày là 40mm và 35mm Không mục mọt, biến màu, thâm đen, nứt tét, không có mắt gỗ trên bề mặt sản phẩm Có độ ẩm trung bình 8 -12% và chênh lệch độ ẩm trên một phách gỗ là ≤ 2% Gỗ không có vỏ giác

Bên cạnh đó theo yêu cầu của nhà sản xuất thì trong sản phẩm giường Caravelle bed sẽ có một số chi tiết được làm từ ván MDF Nguyên liệu khi nhập về công ty có các yêu cầu : Sử dụng ván đúng theo yêu cầu về chủng loại, quy cách (panel có chiếu dày 13mm, đố ngang và cai giường có chiều dày là 25mm) Ván không bị dập và móp cạnh ván, bề mặt không bị lốc, không bị vỡ, không bị dập Không được có lỗ sâu mọt, côn trùng, sam mục, nứt tét Không được trám, vá Trên mặt ván không chấp nhận dấu bút mực Đối với các chi tiết cần phải tiến hành dán cạnh thì không chấp nhận hiện tượng chảy keo, tràn keo lên bề mặt

b Bào 2 mặt

Nguyên liệu sau khi nhập về thì thường có các khuyết tật mà chúng ta không nhìn thấy được đồng thời quy cách chiều dày cũng không đều nhau Do đó trước khi đưa vào sản xuất cần phải tiến hành bào 2 mặt nhằm làm tăng độ đồng đều cho chiều dày của phôi, phát hiện các khuyết tật của nguyên liệu như nứt, tét bề mặt, mắt, mọt,… Đồng thời cũng sẽ phát hiện và loại bỏ vật cứng ghim trên bề mặt tránh hư hỏng lưỡi cưa Qua đó cũng giúp làm tăng hiệu quả tận dụng nguyên liệu

Trước khi khởi động để đưa máy vào sử dụng ta phải tiến hành kiểm tra và xiết chặt lưỡi dao, ổ dao Điều chỉnh bàn và khóa chặt tay điều chỉnh Kiểm tra hệ thống điện đưa vào máy để đảm bảo độ an toàn Kiểm tra kích thước phôi khi thấy đúng quy cách mới đưa vào vận hành máy

Trang 29

20

Trong khi vận hành máy cho phôi vào với tốc độ đẩy phôi từ 4 – 5m/ phút Khi vận hành máy nếu thấy máy có hiện tượng bất thường như có tiếng kêu là thì phải dừng máy ngay bằng nút khẩn cấp và báo tổ cơ điện sửa chữa

Khi hết ca làm việc hoặc không sử dụng máy nữa thì phải tắt từng động cơ của máy không được tắt bằng nút tắt khẩn cấp Tiến hành vệ sinh máy và khu vực xung quanh

c Rong Ripsaw

Nguyên liệu khi nhập về nhà máy có nhiều kích thước khác nhau Do đó trong quá trình sản xuất phải tiến hành qua máy rong để đạt được các kích thước theo yêu cầu của từng sản phẩm

Trước khi đưa máy vào sử dụng cần kiểm tra và xiết chặt lưỡi dao Điều chỉnh thước dẫn hướng sao cho song song với mặt lưỡi cưa và điều chỉnh lưỡi cưa không nhô quá bề mặt phôi 4mm Đồng thời cũng phải kiểm tra hệ thống điện (cầu dao, dây điện,…) nếu không an toàn phải báo tổ cơ điện sửa chữa Kiểm tra quy cách phôi, khi đúng quy cách mới đóng điện và đưa máy vào hoạt động

Trong quá trình sử dụng máy phải luôn đẩy gỗ xuôi theo chiều thớ gỗ Khi phát hiện máy có hiện tượng bất thường (có tiếng kêu lạ…) thì phải ngừng máy ngay báo tổ

cơ điện sửa chữa Còn nếu có sự cố gì trong lúc đang sử dụng thì phải ngừng máy ngay bằng nút nhấn khẩn cấp

Khi không sủ dụng máy nữa thì phải tắt từng động cơ của máy không được tắt bằng nút tắt khẩn cấp, tiến hành vệ sinh máy và khu vực xung quanh

Phôi sau khi đi qua công đoạn này phải có chiều dài đúng theo yêu cầu của mỗi sản phẩm, bề mặt phôi không bị cong vênh, nứt, mục, mọt, đầu phôi không bị nứt, xước Vết cắt phải vuông cạnh không bị xéo

Trang 30

21

4.2.3.2 Dây chuyền công nghệ trên công đoạn sơ chế

Phôi sau khi cắt ngắn xong sẽ được chuyển qua công đoạn sơ chế Ở đây phôi sẽ qua khâu bào 4 mặt, ghép tấm, bào 2 mặt Sau đó sẽ chuyển qua xưởng C – là xưởng tinh chế của công ty

a Bào 4 mặt

Phôi trước và sau khi ghép xong được đưa qua máy bào 4 mặt Mục đích làm cho bề mặt phôi bằng phẳng giúp cho sự liên kết giữa gỗ và keo sẽ thuận tiện hơn khi tiến hành ghép tấm đồng thời sẽ làm cho phôi đạt sự đồng đều về chiều dày và chiều rộng

Khi vận hành máy cần chú ý thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật về vận hành và bảo dưỡng máy Kiểm tra dao và các biên dạng cần chạy trên bào 4 mặt, điều chỉnh ra vào của dao cho phù hợp Phải chạy thử mẫu trước khi chạy hàng loạt Luôn đẩy gỗ xuôi hướng thớ gỗ với tốc độ vào phôi 2 – 3m/phút

Phôi sau khi qua máy bào 4 mặt phải có quy cách đúng theo yêu cầu của mỗi sản phẩm Bề mặt phôi không bị cháy, lốc, bể cạnh,…Trên bề mặt không có các khuyết tật như: lõm, mắt,…Các chi tiết không bị cong, vênh, biến dạng

Trong quá trình tiến hành ghép phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau: Khi sắp xếp phải sắp các thanh gỗ có màu sắc tương đồng nhau, sắp theo thứ tự sắp sẵn (sắp xếp cẩn thận, không làm sạch hết vết keo vừa tráng) Lượng keo tráng 60 – 200 g/m2 Màng keo phải trải đều và liên tục trên bề mặt thanh ghép, bề mặt ghép phải đủ keo Thời gian xiết cảo từ 1 – 1,5 phút nếu lâu quá keo sẽ cứng do đó mối ghép sẽ không đảm bảo yêu cầu Lực ép phẳng (từ ngoài vào trong): 12-14 kg/cm2, lực ép biên (từ

Trang 31

22

trên xuống): 10-12 kg/cm2 Thời gian ép: 60-90 phút Khi mở lực ép thì không được

mở đột ngột (phải ổn định lực ép biên trước khi tăng lục ép phẳng)

Các thanh sau khi ghép lại với nhau phải đạt yêu cầu về kích thước, màu sắc, quy cách , hình dạng, ván ghép không cong vênh, nứt tét Phải cạo sạch keo trào ra trên bề mặt sau khi ghép xong Nơi tiếp xúc giữa các thanh phải khít, không bị lộ rõ vết keo Khi màng keo tiếp xúc với nước thì không bị bong ra hoặc khi tiếp xúc với nhiệt độ 800C Độ nhấp nhô bề mặt không quá 2mm/1 mặt Tính chất cơ học của phôi ghép phải đảm bảo, đặc biệt là độ bền kéo trượt màng keo

4.2.3.3 Dây chuyền công nghệ trên công đoạn tinh chế

Do đặc điểm của công ty xưởng tinh chế ở tách biệt với xưởng sơ chế do đó các chi tiết được làm từ MDF sẽ được chuyển trực tiếp qua xưởng C để gia công Vì vậy nên khi đi qua máy cắt tấm chúng tôi coi như là ở công đoạn tinh chế Ở công đoạn này gồm công nghệ trên khâu cắt tinh, công nghệ trên khâu chà nhám, công nghệ trên khâu khoan, công nghệ trên khâu phay, công nghệ trên khâu dán cạnh

Phôi sau khi cắt xong phải có quy cách đúng theo yêu cầu của sản phẩm Cạnh cắt phải phẳng, vuông vức, không bị trầy xước, không bị bể, sứt, tước đầu

Trang 32

23

Yêu cầu của công đoạn này là: Bề mặt sau khi chà nhám phải nhẵn, láng, đều,

hết lông tơ, không bị lẹm, lồi lõm, không bị móp, trầy xước, không gợn sóng

Trước khi sử dụng phải kiểm tra hệ thống hơi và điện đưa vào máy Kiểm tra đúng loại giấy nhám cần sử dụng

Khi vận hành máy phải vận hành từng trục nhám Thời gian vận hành giữa các trục nhám cách nhau 15 giây Kiểm tra kích thước và điều chỉnh bàn cho phù hợp với kích thước phôi Khi trải phôi phải trải đều trên bề mặt băng tải Trong khi máy hoạt động nếu máy có hiện tượng bất thường như tiếng kêu lạ thì phải tắt máy ngay bằng nút tắt khẩn cấp và báo tổ cơ điện sửa chữa Không được mở các cánh cửa của máy

Khi tắt máy phải tắt từng động cơ không được tắt bằng nút khẩn cấp Khóa đường ống hơi vào máy Vệ sinh máy và khu vực xung quanh

c Dán cạnh

Do yêu cầu của sản phẩm thì đối với các chi tiết được làm từ MDF sẽ được dán veneer ở các cạnh của chi tiết

Trước khi dán người công nhân sẽ lựa veneer đúng theo yêu cầu của sản phẩm

về kích thước, chất lượng cũng như màu sắc của veneer

Sau khi dán xong thì keo không bị tràn ra cạnh ván Veneer không bị vỡ, rách Tránh hiện tượng tráng keo không đều dẫn đến hiện tượng phồng rộp lên bề mặt cạnh dán.Trong quá trình vận hành máy phải luôn quan sát để kịp thời phát hiện các khuyết tật để điều chỉnh

Trong khi sử dụng nếu thấy máy có hiện tượng bất thường như (có tiếng kêu lạ,…) thì phải ngừng máy ngay bằng nút tắt khẩn cấp và báo tổ cơ điện sửa chữa

Khi hết giờ làm việc hoặc không sử dụng nữa thì phải tắt máy và vệ sinh khu máy xung quanh máy

Trang 33

24

Phôi sau khi đi qua máy phải có quy cách, độ bo R đúng theo yêu cầu của sản phẩm Bề mặt phôi không bị lốc, bể, tưa, lẹm, cháy Các biên dạng, soi rãnh, khấc phải đúng bản vẽ, không bị lệch, biến dạng

Sau khi đã kiểm tra người công nhân đứng máy sẽ đóng điện và cho máy đưa vào vận hành chạy không tải 2 phút Trước khi khoan hàng loạt cần khoan mẫu để kiểm tra tính chính xác của máy Trong khi sử dụng nếu thấy máy có hiện tượng bất thường như (có tiếng kêu lạ,…) thì phải ngừng máy ngay và báo tổ cơ điện sửa chữa

Yêu cầu chất lượng: Khoảng cách giữa các lỗ khoan, kích thước các lỗ khoan phải đúng theo bản vẽ chi tiết Lỗ khoan phải láng, không sần sùi, không bị nứt, không bị xéo Đặc biệt với những lỗ khoan có độ nghiêng thì phải đảm bảo đúng độ nghiêng

f Chà nhám tinh

Công đoạn này được thực hiện trên máy chà nhám thùng, riêng đối với các chi tiết cong hoặc cạnh vát thì được thực hiện bằng chà nhám cạnh Loại giấy nhám sử dụng

có mật độ hạt nhám là 150 -240hạt/cm2 Mục đích nhằm tạo bề mặt bằng phẳng cho nguyên liệu giúp cho quá trình sơn đạt độ đồng đều cao

Yêu cầu của công đoạn này là: Các sản phẩm phải chà nhẹ nhàng và tránh xê dịch khi chà, đặt phôi và lấy phôi phải nhẹ nhàng Bề mặt sau khi chà phải nhẵn, láng, đều, không bị lẹm, không bị móp, hết lông tơ Các cạnh góc, bo R, vát không bị biến dạng Lưu ý: Phôi sau khi chà nhám tinh xong mà có một số điểm không đạt yêu cầu hoặc chà nhám máy mà không đạt thì sẽ được chuyển qua chà nhám bằng tay hoặc máy chà nhám cạnh

Trang 34

25

4.2.4.Công đoạn trang sức bề mặt và lắp ráp sản phẩm

4.2.4.1 Công đoạn trang sức bề mặt sản phẩm

Trang sức bề mặt nhằm làm tăng giá trị của sản phẩm, mặt khác nó còn làm cho sản phẩm không bị nấm, mốc, mối, mọt tấn công Trang sức bề mặt làm hạn chế khả năng hồi ẩm của nguyên liệu gỗ, qua đó làm tăng độ bền sử dụng cho sản phẩm

Lưu trình công nghệ tại công đoạn trang sức bề mặt như sau:

Bã bột Chà nhám Sealer Chà nhám sealer Sấy khô Sấy khô

Topcoat

a Bã bột

Phôi sau khi chà nhám tinh xong vẫn còn một số khe hở nhỏ Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm khi tiến hành sơn Do đó để tăng độ bám dính giữa sơn và gỗ, đồng thời làm cho chất lượng bề mặt sơn tốt, đẹp, đảm bảo yêu cầu người ta tiến hành bã bột để bít các khe hở đó Ở công ty tiến hành theo phương pháp

Phôi sau khi bã bột xong phải đúng màu sắc yêu cầu, không bị loang Bề mặt sản phẩm phải láng, phẳng, không bị trầy xước, móp, vết xọc ngang, vết chà nhám Bã bột phải được lấp đầy các mạch gỗ, các vết nứt,…Sau đó phải lau sạch bột dư còn dính trên bề mặt chi tiết đảm bảo không có vết bẩn, vết đọng, vết sạm màu, nhạt màu trên

bề mặt Các rãnh, lỗ chốt, khe phải sạch bột kể cả mặt sau của sản phẩm

Trang 35

26

b Sealer

Lớp sơn sealer được thực hiện bằng sung phun Đây là lớp sơn nền có nhiệm

vụ làm tăng độ bám dính, ngăn cách giữa bề mặt gỗ và lớp sơn kế tiếp Tiêu chuẩn kỹ thuật của quá trình phun được quyết định chủ yếu bởi chức năng sử dụng và điều chỉnh súng phun của người thao tác Do đó cần pha sơn theo đúng công thức chỉ định Chiều hướng sung phun phải luôn vuông góc với bề mặt trang sức Nếu không sẽ tạo nên mật

độ màng vernis không đều Trong quá trình phun phải giữ khoảng cách từ miệng sung phun đến bề mặt trang sức từ (150 – 300)mm

Điều chỉnh áp suất của thùng chứa vernis cho

phù hợp với yêu cầu Tốc độ di chuyển sung phun

phải đều và theo quỹ đạo như hình bên

Trong khi phun phải thường xuyên kiểm tra để

kịp thời phát hiện khuyết tật, sự cố để kịp thời sửa

độ bám dính khi sơn lớp tiếp theo, ngăn cách giữa bề mặt gỗ và lớp sơn kế tiếp, tăng

độ bóng khi sơn topcoat

Khi chà nên chà nhẹ trên bề mặt Chà dọc thớ gỗ, tránh làm trắng các cạnh Nếu chà tay lên mặt phẳng phải có miếng lót cầm tay Phải chà thẳng tay, không chà một chỗ mà chà đều trên toàn bộ phách gỗ

Bề mặt sau khi chà phải láng, đều, không bị lẹm, không bị móp, trầy xước, hết lông tơ, không sử dụng dao nạo để nạo Các cạnh góc, bo R, vát không bị biến dạng, đảm bảo đúng đường nét tạo dáng không bị lẹm Phải quét sạch bụi trước khi đưa qua công đoạn topcoat

Trang 36

Sau khi sơn phải đảm bảo đúng về thời gian khô của màng sơn Với thời gian hong phơi là từ 1 -1,5 giờ

Trên bề mặt sản phẩm tuyệt đối không có vết chảy sơn, sơn loang, cặn sơn, không dính cát, bụi và các chất bẩn khác

Các chi tiết sau khi hoàn thiện các công đoạn ở trên thì được chuyển qua bộ phận lắp ráp Mục đích của công đoạn này là lắp ráp tất cả các chi tiết và bộ phận thành sản phẩm cuối cùng Năng suất và chất lượng của công đoạn này góp phần quyết định đến chất lượng sản phẩm

Tất cả nguyên liệu sau khi qua tạo dáng và sơn hoàn thiện phải đạt yêu cầu mới được chuyển qua công đoạn lắp ráp.Trước khi tiến hành lắp ráp phải kiểm tra và chuẩn đầu đủ máy móc, thiết bị theo yêu cầu của sản phẩm Đồng thời cũng phải kiểm tra bề mặt của từng chi tiết để xác định đúng mặt trước, mặt sau hay mặt trái, phải của chi tiết để tránh trường hợp ráp nhầm các chi tiết trái, phải,…Trong quá trình lắp ráp phải luôn cẩn thận để không làm trầy xước, lốc bể bề mặt sản phẩm Khe hở giữa các vùng ráp lại với nhau phải khít, độ hở cho phép không quá 0,5mm

Khi bắn vis, đinh không cho phép trồi lên khỏi bề mặt gỗ, đầu đinh và vis phải ngập trong gỗ tối thiểu là 0,8mm Trong quá trình lắp ráp phải thường xuyên kiểm tra

để kịp thời xử lý khuyết tật, đồng thời để tránh các khuyết tật phát sinh

Sơ đồ lắp ráp và biểu đồ gia công sản phẩm được thể hiện phần phụ lục 10, phụ lục 11, phụ lục 12 và phụ lục 5

Trang 37

28

4.3 Tỉ lệ lợi dụng gỗ

Tỉ lệ lợi dụng gỗ là một yếu tố cần quan tâm hàng đầu trong quá trình sản xuất Quá trình này cao đồng nghĩa với việc hiệu quả kinh tế cao và ngược lại khi tỉ lệ này thấp thì hiệu quả kinh tế sẽ thấp Đồng thời tỉ lệ này cũng phản ánh phương pháp gia công, trình độ công nhân, trình độ quản lý của nhà máy có hợp lý hay không Để xác định được tỉ lệ lợi dụng gỗ chúng tôi tiến hành đo đếm kích thước theo 3 chiều dày, rộng, dài của các chi tiết với số lượng mẫu cho mỗi chi tiết là 30 mẫu Sau đó xử lý số liệu bằng phần mềm Exel số liệu thu được giá trị trung bình về kích thước của các chi tiết Từ đó tính được thể tích của sản phẩm

4.3.1 Tỉ lệ lợi dụng gỗ ở công đoạn pha phôi

Ở công đoạn pha phôi vì nguyên liệu nhập về công ty có nhiều quy cách khác nhau, trong quá trình gia công phức tạp, không phân định rõ nên rất khó khăn cho việc

đo đếm kích thước nguyên liệu trước và sau khi gia công Do đó ở đây chúng tôi tiến hành khảo sát những phách gỗ có liên quan đến các chi tiết của sản phẩm Và kết quả

3 ) Quy cách sau pha phôi (mm)

SL (tấm) Vs (m

Trang 39

30

Nhận xét: Nguyên liệu khi nhập về công ty có nhiều dạng khuyết tật như mốc, mục,

mắt sống, mắt chết, cong vênh, nứt,…Thêm vào đó trong quá trình gia công không tránh khỏi những chi tiết phải bỏ đi do gia công sai kích thước, những khuyết tật trong quá trình gia công như nứt tét, mẻ cạnh,… Ngoài ra do yêu cầu chất lượng của sản phẩm tương đối cao nên công ty chỉ lấy những nguyên liệu có chất lượng tốt để dùng cho sản phẩm giường Caravelle bed Đó chính là những nguyên nhân làm cho tỉ lệ lợi dụng gỗ ở công đoạn này thấp như vậy

4.3.2 Tỉ lệ lợi dụng gỗ ở công đoạn tạo sơ chế

Để xác định tỉ lệ lợi dụng gỗ ở công đoạn này chúng tôi xác định thể tích nguyên liệu trước và sau công đoạn sơ chế

Trong quá trình khảo sát tại công ty chúng tôi tính được thể tích nguyên liệu

trước và sau sơ chế của các chi tiết của sản phẩm khảo sát Trong bảng 4.4 chúng tôi

xin trình bày kích thước trước và sau sơ chế của chân giường 1 còn các chi tiết khác

được tính tương tự và kết quả được trình bày ở bảng 4.5

Ngày đăng: 15/06/2018, 19:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Trung Dũng (2005), Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất tủ bếp tại xí nghiệp chế biến gỗ Tân Mỹ Trân, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Khác
2. Bùi Việt Hải, (2001), Phương pháp nghiên cứu khoa học và xử lý số liệu thực nghiệm, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Khác
3. Hoàng Thị Thanh Hương (2007), Công nghệ trang sức bề mặt gỗ, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Khác
4. Hoàng Thị Thanh Hương (2006), Nguyên lý thiết kế sản phẩm mộc, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Khác
5. Phạm Thị Thúy Kiều (2007), Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất bộ Bedroom tại nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Saviwoodtech Khác
6. Phạm Ngọc Nam (2003), Công nghệ xẻ, NXB Nông Nghiệp Khác
7. Phạm Ngọc Nam (2006), Công nghệ sản xuất ván nhân tạo, NXB Nông Nghiệp Khác
8. Lê Nguyễn Quỳnh Như (2005), Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất bộ bàn ghế Tullero tại xí nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Pisico, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Khác
9. Trần Ngọc Thiệp – Võ Thành Minh - Đặng Đình Bôi (1992), Công nghệ xẻ mộc I và II, Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.10 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w