Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế toán huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
**************
NGUYỄN THỊ HẢI MIÊN
KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH ĐÔNG HÒA - TỈNH PHÚ YÊN
QUÝ I NĂM 2011
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN
Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
**************
NGUYỄN THỊ HẢI MIÊN
KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH ĐÔNG HÒA – TỈNH PHÚ YÊN
QUÝ I NĂM 2011
Ngành: Kế Toán
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn : LÊ VĂN HOA
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011
Trang 3Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế toán huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đông Hòa- tỉnh Phú
Yên” do Nguyễn Thị Hải Miên, sinh viên khóa 33, ngành Kế Toán, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày
Lê Văn Hoa Người hướng dẫn,
Trang 4LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, trước hết con xin tỏ lòng biết ơn đến công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ đã chăm lo cho con và luôn bên cạnh con để con có được ngày hôm nay
Em xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám Hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô khoa Kinh tế trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho em cùng các bạn những kiến thức quý báu, những bài học bổ ích giúp chúng em vững bước trên con đường học tập Đặc biệt em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Lê Văn Hoa đã tận tình giảng dạy và chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập cũng như hướng dẫn em hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này
Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đông Hòa, cùng toàn thể các cô, chú, anh, chị nhân viên trong Ngân hàng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em co cơ hội được tiếp xúc thực tế, mở mang kiến thức thực tiễn
Và cuối cùng em xin cảm ơn những người bạn đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ em trong quãng thời gian học tập tại trường
Xin kính chúc mọi người nhiều sức khỏe và thành công
Trang 5NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ HẢI MIÊN Tháng 07 năm 2011 “Kế Toán Huy Động Vốn tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Đông Hòa- Tỉnh Phú Yên”
NGUYEN THI HAI MIEN July 2011 “Account of mobilization at Viet Nam Bank of Agriculture and Rural Development - Branch Dong Hoa – Phu Yen Province”
Khóa luận tìm hiểu công tác kế toán huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn chi nhánh Đông Hòa- tỉnh Phú Yên qua các mặt: các sản phẩm huy động vốn, quá trình thực hiện, quy trình luân chuyển chứng từ, phương pháp hạch toán tại Ngân hàng Với những kiến thức mà em đã học được cùng với những kinh nghiệm thực tế ít ỏi của mình, em xin đóng góp một số kiến nghị với hy vọng sẽ giúp được Ngân hàng một phần nào đó trong việc mở rộng và thúc đẩy phát triển công tác
kế toán huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đông Hòa trong tương lai
Trang 6MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt viii
Danh mục các bảng ix
Danh mục các hình x
Danh mục phụ lục xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận 2
1.4 Cấu trúc của khóa luận 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 3
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Agribank 3
2.1.1 Thông tin chung về Agribank 3
2.1.2 Lịch sử ra đời và phát triển của hệ thống Agribank 3
2.1.3 Sự ra đời và phát triển Agribank chi nhánh Đông Hòa 5
2.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động 5
2.2.1 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý 5
2.2.2 Chức năng của các phòng ban 6
2.3 Đặc điểm công tác kế toán tại Ngân hàng 7
2.3.1 Hệ thống chứng từ 7
2.3.2 Hệ thống tài khoản sử dụng 8
2.3.3 Hình thức kế toán áp dụng 8
2.4 Kết quả và phương hướng 10
2.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 10
2.4.2 Mục tiêu và phương hướng kinh doanh năm 2011 10
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
3.1 Tổng quan về nghiệp vụ huy động vốn 11
3.1.1 Tiền gửi 11
3.1.2 Tiền gửi tiết kiệm 12
Trang 73.1.3 Phát hành giấy tờ có giá (GTCG) 13
3.2 Phương pháp hạch toán huy động vốn 14
3.2.1 Các tài khoản Ngân hàng sử dụng 14
3.2.2 Phương pháp hạch toán 21
3.2.3 Phương pháp tính lãi và hạch toán lãi 27
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29
4.1 Tình hình huy động vốn tại NHNo chi nhánh Đông Hòa 29
4.1.1 Các sản phẩm huy động vốn tại NHNo chi nhánh Đông Hòa 29 4.1.2 Phân tích tình hình huy động vốn qua 2 quý của NHNo CN Đông Hòa 30
4.1.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động tại NHNo chi nhánh Đông Hòa 31 4.2 Tình hình thực hiện kế toán huy động vốn thực tế tại NHNo chi nhánh Đông Hòa 33
4.2.1 Quy trình giao dịch một cửa tại NHNo 33
4.2.2 Các tài khoản mà Ngân hàng đang sử dụng 35
4.2.3 Phương thức tính lãi tại NHNo 36
4.3 Kế toán nghiệp vụ tiền gửi 36
4.3.1 Tiền gửi không kỳ hạn (TGTT) 36
4.3.2 Tiền gửi có kỳ hạn 47
4.4 Kế toán nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm 47
4.4.1 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 47
4.4.2 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 49
4.4.3 Tiết kiệm học đường 57
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………60
5.1 Kết luận……… 60
5.1.1 Ưu điểm……… 60
5.1.2 Nhược điểm……… 61
5.2 Kiến Nghị………62 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8TGTK Tiền gửi tiết kiệm
TGTT Tiền gửi thanh toán
TK Tài khoản
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UNC Ủy nhiệm chi
VNĐ Việt Nam Đồng
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Tình Hình Huy Động Vốn Qua 2 Quý của NHNo Chi Nhánh Đông Hòa 30 Bảng 4.2 Cơ Cấu Vốn Theo Loại Tiền 31 Bảng 4.3 Cơ Cấu Vốn Theo Kỳ Hạn 32 Bảng 4.4 Bảng Lãi Suất Tiền Gửi Tiết Kiệm 47
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý của Agribank Đông Hòa 6
Hình 2.2 Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Thông Qua Phần Mềm Trên Máy Vi Tính 9
Hình 4.1 Biểu Đồ Cơ Cấu Vốn Theo Loại Tiền 32
Hình 4.2 Biểu Đồ Cơ Cấu Vốn Theo Kỳ Hạn 33
Hình 4.3 Sơ Đồ Quy Trình Giao Dịch Một Cửa 34
Hình 4.4 Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Tiền Gửi Thanh Toán 38
Hình 4.5 Sơ Đồ Tài Khoản Chữ T Tiền Gửi Thanh Toán 45
Hình 4.6 Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Tiền Gửi Tiết Kiệm 50
Hình 4.7 Sơ Đồ Tài Khoản Chữ T Tiền Gửi Tiết Kiệm Có Kỳ Hạn 55
Trang 11DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ Lục 1 Bìa Luận Văn
Phụ Lục 2 Trang Tựa Trong Của Luận Văn
Phụ Lục 3 Nhật Ký Chứng Từ
Phụ Lục 4 Giấy Đăng Ký Mở Tài Khoản (Loại Dùng Cho Tổ Chức)
Phụ Lục 5 Sổ Kế Toán Chi Tiết Tài Khoản 4211
Phụ Lục 6 Giấy Đăng Ký Thông Tin Khách Hàng
Phụ Lục 7 Sổ Kế Toán Chi Tiết Tài Khoản 4232
Phụ Lục 8 Thẻ Tài Khoản Tiết Kiệm Học Đường
Trang 12CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới Kinh tế
có phát triển thì mới có điều kiện nâng cao đời sống vật chất, đồng thời tạo môi trường cho phép mọi người được hưởng thụ đời sống khỏe mạnh, xóa đói, giảm nghèo Mà muốn tăng trưởng và phát triển kinh tế thì một trong những yếu tố quan trọng là phải có vốn Nước ta là một nước đang phát triển, nền kinh tế vẫn còn đang trong giai đoạn thực hiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nhằm đổi mới để tạo ra những bước chuyển biến mạnh mẽ, đưa nước ta trở thành một nước Công nghiệp vào năm 2020 Có được vốn các doanh nghiệp sẽ trang bị máy móc hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao và ứng dụng nhiều thành tựu công nghệ mới…Có thể nói nguồn vốn để đầu tư phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất, là mục tiêu vừa để mở rộng quy mô vừa là giải pháp để phát triển kinh tế Vì vậy nhu cầu vốn là một nhu cầu rất bức xúc và cấp bách
Để tạo dựng một “cơ thể” khỏe mạnh, thời gian qua các Ngân hàng Thương mại (NHTM) trong nước đã không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng quản trị hoạt động Ngân hàng Huy động vốn – một trong những hoạt động giữ vai trò trọng tâm của Ngân hàng - đang trở thành hoạt động nóng, được các Ngân hàng quan tâm nhiều nhất, nhất là trong tình trạng khang hiếm vốn như hiện nay Thông qua việc ứng dụng
và phát triển Công nghệ thông tin, từng bước hiện đại hóa ngân hàng, các sản phẩm huy động vốn ngày càng phong phú, đa dạng, mang tính chất “đột phá – chiến lược”, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và tinh tế của khách hàng
Đối với Ngân hàng thì việc huy động vốn giải quyết đầu vào cho quá trình “sản xuất” Đối với khách hàng thì nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm và đầu tư có hiệu quả, không những thế, Ngân hàng còn là nơi an toàn
Trang 13để cất giữ nguồn vốn nhàn rỗi của mình và cho phép khách hàng tiếp cận nhiều dịch
vụ hiện đại như Mobile banking, Internet Banking…
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu nhằm tìm hiểu kế toán huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Đông Hòa – Phú Yên
Phân tích thực trạng công tác kế toán huy động vốn tại Agribank Nghiên cứu đi sâu phân tích quy trình luân chuyển chứng từ, phương pháp hạch toán, theo dõi cách ghi chép sổ sách chứng từ và báo cáo về tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Đề tài nhằm củng cố kiến thức đã học và qua đó có các nhận xét và đề xuất ý kiến góp phần vào việc hoàn thiện hơn cho công tác kế toán tại đơn vị thực tập
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận
Thời gian: Thực hiện khóa luận từ ngày 01/03/ 2011 đến ngày 10/07/2011 Số liệu minh họa trong nghiên cứu vào kỳ kế toán năm 2011
Không gian: Tại Agribank thôn 3 Hòa Vinh - chi nhánh Huyện Đông Hòa - tỉnh Phú Yên
Đối tượng nghiên cứu: Tình hình huy động vốn 03 tháng đầu năm 2011 tại Agribank chi nhánh Đông Hòa – Phú Yên
1.4 Cấu trúc khóa luận
Chương 1: Mở đầu Nêu lí do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi, nội dung nghiên cứu và cấu trúc của khóa luận
Chương 2: Tổng quan Giới thiệu sơ lược về Agribank chi nhánh Đông Hòa – Phú Yên
Chương 3: Nội dụng và phương pháp nghiên cứu Trình bày cơ sở lí luận của kế toán huy động vốn như: một số khái niệm về các sản phẩm huy động vốn, cách thức và phương pháp nghiên cứu được vận dụng để thực hiện đề tài này
Chương 4: Kết quả và thảo luận Mô tả quá trình huy động vốn, cách tính lãi, cách ghi sổ, định khoản, trình tự luân chuyển chứng từ để từ đó nhận xét về công tác
kế toán tại Ngân hàng
Chương 5: Kết luận và kiến nghị Đưa ra nhận xét hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng và công tác hạch toán huy động vốn, những ưu và nhược điểm và một số kiến nghị
Trang 14CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Agribank
2.1.1 Thông tin chung về Agribank
Tên Ngân hàng: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Tên giao dịch quốc tế: Viet Nam Bank of Agriculture and Rural Development
Địa chỉ trụ sở chính: 02 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
Website: www.agribank.com.vn
2.1.2 Lịch sử ra đời và phát triển của hệ thống Agribank
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) được thành lập vào ngày 26/03/1988 Lúc mới thành lập, Ngân hàng này mang tên Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam Cuối năm 1990, Ngân hàng này được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam Cuối năm 1996, Ngân hàng được đổi tên thành tên gọi như hiện nay
Năm 2008, tình hình thế giới và trong nước biến động phức tạp, khó lường, Agribank một lần nữa khẳng định thương hiệu một ngân hàng hàng đầu Việt Nam với
sự năng động, hiệu quả trong hoạt động, đồng thời đóng vai trò tiền phong và chủ lực trong thực thi các chính sách tiền tệ
Tính đến cuối năm 2008, tổng tài sản của Agribank đạt 386.868 tỷ đồng, tổng nguồn vốn đến 31/12/2008 đạt 363.001 tỷ đồng (tăng 23%) Tổng dư nợ cho vay và đầu tư vốn đạt 334.764 tỷ đồng, tăng 52.895 tỷ đồng (tăng 18,8%) so với đầu năm Trích lập dự phòng rủi ro 7.410 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay Các chỉ tiêu tài chính tăng trưởng ổn định: Lợi nhuận trước thuế cao hơn so với năm 2007; Lợi nhuận trước thuế/ vốn chủ sở hữu bình quân đạt 12,1%, tỷ lệ thu ngoài tín dụng 18%,(tăng 7%) so với năm 2007
Trang 15Từ một ngân hàng mang tính bao cấp với tổng tài sản chỉ có 1.500 tỷ đồng, trong nhiều năm vốn điều lệ hầu như không có hoặc chỉ có trên danh nghĩa, nay đã trở thành một ngân hàng lớn nhất Việt Nam, giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng
và nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa Agribank đã không ngừng đẩy mạnh huy động vốn để đầu tư, đáp ứng cả nhu cầu vốn của nền kinh tế, trước hết và chủ yếu cho Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn
Hiện nay Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng Tính đến tháng 12 năm 2009, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với nhiều phương diện: Tổng nguồn vốn đạt gần 434.331 tỷ đồng, vốn tự có gần 22.176 tỷ đồng Tổng dư nợ cho vay đạt gần 354.112 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực mới, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là 1,9% Agribank hiện có hơn 2.300 chi nhánh và điểm giao dịch được
bố trí rộng khắp trên toàn quốc với hơn 35.000 cán bộ nhân viên
Ngày 11tháng 5 năm 2009, Agribank chính thức khai trương hệ thống IPCAS II
đã được nâng cấp phiên bản mới, thêm một lần nữa khẳng định bước tiến vững chắc của Agribank trong việc áp dụng Công nghệ Ngân hàng hiện đại, góp phần đáng kể đưa thương hiệu Agribank vươn lên tầm cao mới
Với phương châm “Mang phồn thịnh đến khách hàng” trong quá trình hoạt
động, Agribank đã vinh dự đón nhận nhiều giải thưởng lớn như:
+ Năm 2003, Chủ tịch nước Việt Nam đã trao tặng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam danh hiệu “Anh Hùng Lao Động” thời kỳ đổi mới
+ Là Doanh nghiệp số 1 Việt Nam , được UNDP công nhận năm 2007
+ Tháng 07/2007 Agribank đã nhận chứng chỉ xuất sắc về chất lượng trong thanh toán do Ngân hàng American Express (AMEX) trao tặng Đây là sự ghi nhận của một đối tác quan trọng, một trong những định chế tài chính – ngân hàng lớn trên thế giới đối với dịch vụ thanh toán quốc tế của Agribank
+ 19/9/2007 Agribank nhận giải thưởng CIO – lãnh đạo công nghệ thông tin xuất sắc 2007
+ Ngày 29/3/2008, Tại buổi lễ trao giải tại nhà hát lớn Hà Nội, 120 Doanh nghiệp đã đón nhận danh hiệu Thương Hiệu Mạnh Việt Nam Agribank đã vinh dự nằm trong Top 10 Thương Hiệu Mạnh Việt Nam 2008
Trang 16+……
Trải qua nhiều thay đổi và thách thức, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Agribank đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường tài chính Việt Nam, ngày càng phát triển không ngừng và hoàn thiện hơn nữa để khẳng định là một thương hiệu mạnh và bền vững
2.1.3 Sự ra đời và phát triển của Agribank chi nhánh huyện Đông Hòa – Phú Yên
Căn cứ trên nghị định thành lập huyện Đông Hòa, chủ tịch HĐQT NHNo & PTNT Việt Nam đã quyết định mở chi nhánh huyện Đông Hòa thuộc chi nhánh NHNo
& PTNT tỉnh Phú Yên, trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại chi nhánh liên xã Hòa Vinh NHNo huyện Đông Hòa được Giám Đốc NHNo tỉnh Phú Yên giao nhiệm vụ mở rộng hoạt động kinh doanh trên phạm vi 9 đơn vị hành chính là 9 xã của huyện Đông Hòa NHNo Huyện Đông Hòa chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/09/2005 trên cơ sở cho vay hộ sản xuất Nguồn vốn huy động từ địa phương chủ yếu là huy động trong dân cư Trong thời gian qua, NHNo vừa là người bạn, vừa là người đồng hành thân thiết của bà con nông dân Bộ mặt nông thôn thay đổi từng ngày, từng giờ, đời sống của người dân trong huyện không ngừng cải thiện và nâng cao Tuy còn không ít khó khăn nhưng với sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên, sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương cùng với sự cố gắng phấn đấu của tập thể CBNV Ngân hàng đã khắc phục được những khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ, phục vụ bà con nông dân ngày càng tốt hơn
Trụ sở chính: Thôn 3- xã Hòa Vinh - huyện Đông Hòa - tỉnh Phú Yên
Tên trong nước: NHNo & PTNT chi nhánh Đông Hòa
Tên quốc tế: Viet Nam Bank of Agriculture and Rural Development – Dong Hoa Branch
2.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động
2.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Trang 17Hình 2.1 Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý của Agribank Đông Hòa
Nguồn: Phòng Kế toán – Ngân quỹ
Đứng đầu Agribank chi nhánh Đông Hòa là Giám Đốc – Người có quyền hành cao nhất, Giám Đốc có quyền triển khai các văn bản, công văn do Hội sở đưa xuống,
có quyền quyết định mọi vấn đề thuộc chi nhánh trong quyền hành được Hội sở ủy quyền
Dưới Giám Đốc là 2 Phó Giám Đốc- người có quyền quyết định và kí thay Giám Đốc, khi Giám Đốc không có mặt ở chi nhánh Dưới Phó Giám Đốc là các Phòng ban là Phòng Tín Dụng và phòng Kế toán – Ngân quỹ Đứng đầu các phòng ban
là Trưởng phòng Tín dụng và Kế toán trưởng Mỗi phòng có nhiệm vụ riêng, nghiệp
vụ riêng và chịu sự giám sát của Giám Đốc và 2 Phó Giám Đốc
2.2.2 Chức năng của các phòng ban
Giám Đốc: có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện đúng các chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động mà cấp trên đã giao Thực hiện ký duyệt các hợp đồng tín dụng Là người có quyền đề bạt, bãi nhiễm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên của mình
Giám Đốc
Phòng Tín Dụng Phòng Kế toán –
Ngân Quỹ
Trang 18Phó Giám Đốc (PGĐ): gồm 2 PGĐ Một trực tiếp điều hành hoạt động tín dụng Một trực tiếp điều hành phòng Kế toán – Ngân quỹ PGĐ có nhiệm vụ lãnh đạo các phòng ban, giám sát tình hình hoạt động các bộ phận trực thuộc
Phòng Tín Dụng: có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng, hướng dẫn cho khách hàng làm hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ sơ, trình Giám đốc ký duyệt hợp đồng tín dụng Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của đơn vị vay, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ vay, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn
Phòng Kế toán – Ngân quỹ:
+ Bộ phận Kế toán: giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, của Ngân hàng, đồng thời giao dịch với khách hàng như: mở tài khoản, chuyển tiền trong nước và quốc tế qua Western Union, hạch toán và theo dõi các tài khoản của khách hàng…
+ Bộ phận Ngân quỹ: quản lý tình hình ngân quỹ của chi nhánh như tình hình thu, chi…
2.3 Đặc điểm công tác kế toán tại Ngân hàng
Trang 192.3.2 Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng
Căn cứ theo văn bản số 5121/NHNN-TCKT ngày 07/07/2009 của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước về việc cho phép NHNo&PTNT Việt Nam được lập chỉ tiêu các tài khoản theo dõi hoạt động tín dụng đến các tài khoản cấp II trên bảng cân đối kế toán kèm báo cáo tình hình phân loại Nợ gửi Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng sử dụng hệ thống tài khoản kế toán được ban hành theo quyết định
số 2323/QĐ/NHNo-TCKT ngày 25/12/2009 của Tổng Giám Đốc NHNo&PTNT Việt Nam
2.3.3 Hình thức kế toán áp dụng
a Hình thức ghi sổ
Ngân hàng thực hiện công tác kế toán trên máy vi tính Ngân hàng sử dụng hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng IPCAS II – luôn online trên toàn hệ thống Phần mềm phân quyền người sử dụng giữa giao dịch viên, thủ quỹ, kế toán bằng mật mã riêng Giao diện phần mềm dễ hiểu, có cả phiên bản tiếng Anh và tiếng Việt
Trang 20Hình 2.2 Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Thông Qua Phần Mềm Trên Máy Vi Tính
Nguồn: Phòng Kế toán – Ngân quỹ Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra
d Phương pháp ghi sổ
Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết
kế sẵn trên phần mềm kế toán
Theo quy trình của Phần mềm kế toán, các thông tin được tự động cập nhật vào
sổ kế toán tổng hợp (Sổ cái) và các sổ, thẻ chi tiết có liên quan
Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập BCTC Việc đối chiếu
số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động nhằm đảm bảo tính chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với BCTC sau khi đã in ra giấy
Trang 212.4 Kết quả và phương hướng
2.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010
Năm 2010 phát triển mạnh các hình thức thanh toán điện tử, phát hành thẻ ghi
nợ nội địa (ATM) Đây là dịch vụ phát triển nhanh, mạnh về chất lượng và số lượng các dịch vụ thanh toán Với khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng như nhanh chóng, chính xác, an toàn, bảo mật Khối lượng thanh toán năm 2010 là 3.553.291 triệu đồng, tăng 42,2 % so với năm 2009 Trong đó doanh
số thanh toán không dùng tiền mặt 2.592.665 triệu đồng, tăng 52,2 % so với năm 2009 Tổng số tài khoản mở tại Ngân hàng là 4635 tài khoản Tổng nguồn vốn kinh doanh 100.633 triệu đồng, tăng 4,92 % so với năm 2009, trong đó nguồn vốn huy động được 33,31 %
Dịch vụ Ngân quỹ:
Tổng thu tiền mặt: 960.267 triệu đồng, tăng 20,8 % so với 2009
Tổng chi: 960.543 triệu đồng, tăng 21,1 % so với năm 2009
2.4.2 Mục tiêu và phương hướng kinh doanh năm 2011
Định hướng kinh doanh 2011:
+ Tổng nguồn vốn huy động: Tăng 30 % 35%, tối thiểu đạt 180 tỷ đồng, tăng 33,3% so với năm 2010, trong đó tiền gửi dân cư tăng tối thiểu 155 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2010
+ Tổng dư nợ: Tối đa 190 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2010
+ Kết quả tài chính: Lợi nhuận tăng 10% so với năm 2010, đảm bảo thu nhập cho người lao động không thấp hơn năm 2010
Trang 22CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Tổng quan về nghiệp vụ huy động vốn
Vốn được huy động dưới nhiều hình thức, hay nói cách khác là Ngân hàng huy động vốn từ nguồn khác nhau, phổ biến nhất là các nguồn sau:
3.1.1 Tiền gửi
a Tiền gửi không kỳ hạn (Tiền gửi thanh toán)
Khái niệm
Là tài khoản tiền gửi thanh toán (TGTT) do người sử dụng dịch vụ thanh toán
là các cá nhân hoặc tổ chức mở tại Ngân hàng với mục đích gửi, giữ tiền hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán qua Ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán Loại tiền gửi này có lãi suất thấp vì khách hàng thường xuyên giao dịch nên Ngân hàng không chủ động trông công tác cho vay
Đặc điểm
- Lãi nhập vốn vào cuối tháng theo dương lịch
- Khách hàng có thể gửi tiền nhiều lần và rút nhiều lần để phục vụ cho việc chi trả qua các phương tiện thanh toán như UNC, séc…
- Loại tiền gửi: VNĐ, USD, EUR,…
TGTT thể hiện số dư trên tài khoản tiền gửi của khách hàng Ngân hàng mở thẻ lưu theo dõi và khách hàng cũng phải mở sổ để tiện theo dõi riêng Căn cứ vào sổ phụ được Ngân hàng cấp để khách hàng cập nhật sổ sách hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng phải đối chiếu với Ngân hàng để tránh sai sót
Loại tiền gửi này có lãi suất rất thấp vì không chủ động được trong công tác cho vay
b Tiền gửi có kỳ hạn
Khái niệm
Trang 23Là tài khoản tiền gửi của khách hàng được hưởng lãi và có thể rút tiền sau một
3.1.2 Tiền gửi tiết kiệm (TGTK)
a Tiết kiệm không kỳ hạn
số tiền còn lại gửi tiết kiệm không kỳ hạn cho khách hàng
Khách hàng gửi tiết kiệm không kỳ hạn là vì mục đích an toàn chứ không phải sinh lợi
b Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Trang 24Sổ tiết kiệm được phép cầm cố, vay vốn hoặc bảo lãnh cho người thứ ba vay vốn
Ngân hàng mở sổ theo dõi khi khách hàng đến gửi tiết kiệm Khi khách hàng có nhu cầu gửi thêm tiền hoặc rút tiền Ngân hàng sẽ làm sổ mới theo nhu cầu của khách hàng
3.1.3 Phát hành giấy tờ có giá (GTCG)
Giấy tờ có giá là chứng nhận của Ngân hàng phát hành để huy động vốn trong
đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa Ngân hàng và người mua
a Phân loại GTCG
Căn cứ vào thời hạn, GTCG bao gồm:
- GTCG ngắn hạn: Là loại giấy tờ có giá có thời hạn dưới 1 năm bao gồm kỳ phiếu,tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn và các GTCG ngắn hạn khác
- GTCG dài hạn: Là loại giấy tờ có giá có thời hạn từ một năm trở lên kể từ khi phát hành đến khi hết hạn, bao gồm trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các giấy
tờ có giá dài hạn khác
Căn cứ vào phương thức trả lãi, GTCG bao gồm:
- GTCG trả lãi trước: Là loại GTCG mà Ngân hàng trả lãi ngay khi phát hành, đáo hạn chỉ thanh toán bằng đúng mệnh giá
- GTCG trả lãi theo định kỳ: Là loại GTCG do Ngân hàng phát hành căn cứ vào phiếu trả lãi theo định kỳ hàng tháng, hàng quý, 6 tháng hoặc 1 năm…
- GTCG trả 1 lần khi đáo hạn: Là loại GTCG mà Ngân hàng phát hành chỉ thanh toán 1 lần cả gốc và lãi khi đến hạn
b Phương thức và thời hạn phát hành
Ngân hàng trực tiếp phát hành hoặc có thể phát hành qua các công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng khác, các công ty trực thuộc làm đại lý hoặc nhận ủy thác phát hành GTCG
Thời hạn phát hành của một đợt phát hành không quá 60 ngày, bao gồm cả những ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật Phát hành vượt thời hạn trên khi được sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
c Các trường hợp phát hành GTCG
Trang 25Khi phát hành GTCG có thể phát sinh chênh lệch giữa lãi suất danh nghĩa do Ngân hàng phát hành ghi trên GTCG và lãi suất thị trường của GTCG Có 3 trường hợp xảy ra sau:
-Phát hành GTCG ngang giá: là phát hành GTCG đúng bằng mệnh giá Trường hợp này xảy ra khi lãi suất thị trường bằng lãi suất danh nghĩa khi phát hành GTCG
- Phát hành GTCG có chiết khấu: là phát hành GTCG với giá nhỏ hơn mệnh giá Phần chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá được gọi là chiết khấu GTCG
- Phát hành GTCG có phụ trội: là phát hành GTCG với giá lớn hơn mệnh giá Phần chênh lệch giữa giá phát hành với mệnh giá được gọi là phụ trội GTCG
Chiết khấu và phụ trội sẽ phát sinh tại thời điểm phát hành có sự chênh lệch giữa lãi suất thị trường và lãi suất danh nghĩa được các nhà đầu tư GTCG chấp nhận
3.2 Phương pháp hạch toán huy động vốn:
3.2.1 Các tài khoản Ngân hàng sử dụng
TK 42 – Tiền gửi của khách hàng
TK 421 – Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng đồng Việt Nam
Tài khoản 421 có 3 TK cấp III sau:
TK 4211 - Tiền gửi không kỳ hạn
TK 4212 – Tiền gửi có kỳ hạn
TK 4214 – Tiền gửi vốn chuyên dùng
TK 422 – Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng ngoại tệ
Tài khoản 422 có 3 TK cấp III sau:
TK 4221 – Tiền gửi không kỳ hạn
TK 4222 – Tiền gửi có kỳ hạn
TK 4224 – Tiền gửi vốn chuyên dùng
TK 423 – Tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam
Tài khoản 423 có các TK cấp III sau:
TK 4231 – Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
TK 4232 – Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
TK 4238 – Tiền gửi tiết kiệm khác
TK 424 – Tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ và vàng
TK 424 có 2 TK cấp III sau:
Trang 26TK 4241 – Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
TK 4242 – Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Kết cấu các tài khoản trên:
TK 43 – Tổ chức tín dụng (TCTD) phát hành GTCG
TK 431 – Mệnh giá GTCG bằng đồng Việt Nam
TK 432 – Chiết khấu GTCG bằng đồng Việt Nam
TK 433 – Phụ trội GTCG bằng đồng Việt Nam
TK 434 – Mệnh giá GTCG bằng ngoại tệ và vàng
TK 435 – Chiết khấu GTCG bằng ngoại tệ và vàng
TK 436 – Phụ trội GTCG bằng ngoại tệ và vàng
Trang 27- Giá trị GTCG phát hành theo mệnh giá trong kỳ
Số dư cuối kỳ: Phản ánh giá trị GTCG đã phát hành theo mệnh giá cuối kỳ
Kết cấu tài khoản 432,435
Số dư đầu kỳ
- Chiết khấu GTCG phát sinh trong kỳ
- Phân bổ chiết khấu GTCG trong kỳ
Số dư cuối kỳ: phản ánh chiết khấu GTCG chưa phân bổ cuối kỳ
Trang 28Kết cấu tài khoản 433,436
Số dư đầu kỳ
- Phân bổ phụ trội GTCG trong kỳ
- Phụ trội GTCG phát sinh trong kỳ
Số dư cuối kỳ: phản ánh phụ trội GTCG chưa phân
bổ cuối kỳ
TK 49 – Lãi và phí phải trả
TK 491 – Lãi phải trả cho tiền gửi
Tài khoản 491 có các tài khoản cấp III sau:
TK 4911- Lãi phải trả cho tiền gửi bằng đồng Việt Nam
TK 4912 – Lãi phải trả cho tiền gửi bằng ngoại tệ
TK 4913 – Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam
TK 4914 – Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ
TK 492 – Lãi phải trả về phát hành các GTCG
Tài khoản 492 có các Tk cấp III sau:
TK 4921 – Lãi phải trả cho các GTCG bằng đồng Việt Nam
TK 4922 – Lãi phải trả cho các GTCG bằng ngoại tệ
TK 493 – Lãi phải trả cho tiền vay
Tài khoản 493 có các TK cấp III sau:
TK 4931 – Lãi phải trả cho tiền vay bằng đồng Việt Nam
TK 4932 – Lãi phải trả cho tiền vay bằng ngoại tệ
TK 494 – Lãi phải trả cho vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay
TK 496 – Lãi phải trả cho các công cụ tài chính phái sinh
TK 497 – Phí phải trả
TK 10 – Tiền mặt, các chứng từ có giá trị ngoại tệ, kim loại quý, đá quý
Trang 29TK 101 – Tiền mặt bằng đồng Việt Nam
Tài khoản 101 có các TK cấp III sau:
TK 1011 – Tiền mặt tại đơn vị
TK 1012 – Tiền mặt tại đơn vị hạch toán báo sổ
TK 1013 – Tiền mặt không đủ tiêu chuẩn chờ lưu thông, xử lý
TK 1014 – Tiền mặt tại máy ATM
TK 1019 – Tiền mặt đang vận chuyển Kết cấu TK 1011
Số dư cuối kỳ: Phản ánh số tiền mặt hiện có tại quỹ nghiệp vụ
TK 103 – Tiền mặt ngoại tệ
TK 1031 – Ngoại tệ tại đơn vị
TK 1032 – Ngoại tệ tại đơn vị hạch toán báo sổ
TK 1033 – Ngoại tệ gửi đi nhờ tiêu thụ
TK 1039 – Ngoại tệ đang vận chuyển
Kết cấu tài khoản 1031
Trang 30TK 104 – Chứng từ có giá trị ngoại tệ
TK 105 – Kim loại quý, đá quý
TK 1051 – Vàng tại đơn vị
TK 1052 – Vàng tại đơn vị hạch toán sổ
TK 1053 – Vàng đang mang đi gia công, chế tác
TK 1054 – Kim loại quý, đá quý đang vận chuyển
TK 1058 – Kim loại quý, đá quý khác
Kết cấu tài khoản 1051
vị
TK 80 – Chi phí hoạt động tín dụng
TK 801 – Trả lãi tiền gửi
TK 802 – Trả lãi tiền vay
TK 803 – Trả lãi phát hành GTCG
TK 805 – Trả lãi tiền thuê tài chính
TK 809 – Trả lãi khác
Trang 31Kết cấu tài khoản 80
TK 80
Số dư đầu kỳ
- Các khoản chi về hoạt động
kinh doanh trong năm
- Số tiền thu giảm chi các khoản chi trong năm
- Chuyển số dư nợ cuối năm vào tài khoản lợi nhuận năm nay khi quyết toán
Số dư cuối kỳ: Phản ánh các
khoản chi về hoạt động kinh
doanh trong năm
Trang 323.2.2 Phương pháp hạch toán
a Đối với tiền gửi
a.1 Tiền gửi thanh toán
- Khi khách hàng nộp tiền mặt vào tài khoản
Nợ TK 1011
Có TK 4211 Các liên giấy nộp tiền, bảng kê dùng làm chứng từ để hạch toán vào các tài khoản
- Khi khách hàng nhận tiền từ nơi khác chuyển đến:
Nợ TK thích hợp (1113, 5012 …)
Có TK 4211 Các liên giấy báo, bảng kê… cùng các chứng từ có liên quan dùng làm chứng
từ để hạch toán vào các tài khoản
- Khi khách hàng rút tiền mặt:
Nợ TK 4211
Có TK 1011 Các liên giấy lĩnh tiền mặt dùng làm chứng từ để hạch toán vào các tài khoản
- Khi khách hàng chuyển tiền để thanh toán cho người thụ hưởng:
+ Nếu chuyển tiền trong cùng hệ thống Ngân hàng:
Nợ TK 4211
Có TK4211 (người thụ hưởng) + Nếu chuyển tiền Ngân hàng khác hệ thống:
Nợ TK 4211
Có TK thích hợp (1113, 4211, 5012…)
Có TK 711 (nếu có)
Có TK 4531 Các liên UNC, séc dùng làm chứng từ để hạch toán vào các tài khoản
a.2 Tiền gửi có kỳ hạn
- Khi khách hàng nộp tiền mặt vào tài khoản:
Nợ TK 1011
Có TK 4212
Trang 33Các liên giấy nộp tiền, bảng kê dùng làm chứng từ để hạch toán vào các tài khoản
- Khi đáo hạn, khách hàng đến rút tiền mặt:
b Đối với tiền gửi tiết kiệm
b.1 Đối với tiền gửi là đồng Việt Nam
- Khi khách hàng gửi tiền tiết kiệm (không kỳ hạn và có kỳ hạn)
Nợ TK 1011
Có TK 4231, 4232 Các liên giấy nộp tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam, bảng kê dùng làm chứng từ để hạch toán vào các tài khoản
- Khi khách hàng rút tiết kiệm bằng tiền mặt:
Nợ TK 4231
Có TK 1011
Sổ tiết kiệm, các liên giấy lĩnh tiền mặt dung làm chứng từ để hạch toán
- Khi khách hàng yêu cầu thay đổi các kỳ hạn gửi tiền:
Nợ TK 4231
Có TK 4232 Hoặc:
Nợ TK 4232
Có TK 4231
b.2 Đối với ngoại tệ
- Khi khách hàng gửi tiền tiết kiệm:
Nợ TK 1031
Có TK 4241, 4242
Trang 34Các liên giấy nộp tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ, bảng kê làm chứng từ hạch toán vào các tài khoản
- Khi khách hàng rút tiết kiệm bằng ngoại tệ:
Nợ TK 4242
Có TK 4241
b.3 Đối với vàng
- Khi khách hàng gửi tiết kiệm:
Khi nhận vàng của khách hàng, sau khi đã kiểm định khối lượng, chất lượng, căn cứ giá vàng trên thị trường tại thời điểm huy động, tính ra đồng Việt Nam để hạch toán
Nợ TK 1051
Có TK 4241, 424 Các liên giấy nộp tiền gửi tiết kiệm bằng vàng, bảng kê làm chứng từ hạch toán vào các tài khoản
- Khi khách hàng rút tiết kiệm bằng vàng:
+ Trường hợp giá vàng cao hơn thời điểm huy động:
Nợ TK 4241, 4242
Nợ TK 822, 632
Có TK 1051 + Trường hợp giá vàng thấp hơn thời điểm huy động:
Nợ TK 4241, 4242
Trang 35Sổ tiết kiệm, các liên giấy lĩnh vàng dùng làm chứng từ gốc để hạch toán
- Khi khách hàng yêu cầu thay đổi các kỳ hạn gửi tiền:
Nợ TK 4241
Có TK 4242 Hoặc
+ Tại thời điểm phát hành GTCG
Nợ thích hợp
Nợ TK 388
Có TK 431, 434 Định kỳ phân bổ lãi vào chi phí đi vay
Trang 36Nợ TK 803
Có TK 388 3- Chi phí phát hành GTCG (chi phí in ấn, xin phép phát hành, môi giới, quảng cáo…)
- Nếu chi phí phát hành GTCG có giá trị nhỏ thì tính vào chi phí trong kỳ
Nợ TK 809
Có TK thích hợp Nếu chi phí phát hành GTCG lớn, phải phân bổ dần :
Nợ TK 388
Có TK thích hợp Định kỳ phân bổ chi phí phát hành GTCG vào chi phí từng kỳ
Nợ TK 809
Có TK 388 4- Thanh toán GTCG khi đáo hạn
-Nếu trả lãi sau
* Định kỳ trích trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào chi phí
Nợ TK 803
Có TK 492
Có TK 432, 435
Trang 37* Cuối thời hạn của GTCG, thanh toán gốc và lãi
Nợ TK 492
Nợ TK 431, 434
Có TK thích hợp -Nếu trả lãi trước
+ Tại thời điểm phát hành GTCG
- Nếu trả lãi theo định kỳ
Nợ TK 803
Có TK thích hợp Đồng thời phân bổ phụ trội để ghi giảm chi phí đi vay từng kỳ
Nợ TK 433, 436
Có TK 803
- Nếu trả lãi sau
Trang 38+ Định kỳ trích trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ
Nợ TK 803
Có TK 492 Đồng thời phân bổ dần phụ trội để ghi giảm chi phí đi vay từng kỳ
Nợ TK 433, 436
Có TK 803 Cuối thời hạn, thanh toán gốc và lãi
Nợ TK 803
Có TK 388 Đồng thời phân bổ dần phụ trội để ghi giảm chi phí đi vay từng kỳ
Nợ TK 433, 436
Có TK 803 Chi phí phát hành GTCG và thanh toán GTCG khi đáo hạn (như phát hành GTCG theo mệnh giá)
3.2.3 Phương pháp tính lãi và hạch toán lãi
a Đối với tiền gửi
a.1 Cách tính lãi
- Đối với tiền gửi không kỳ hạn
Lãi được trả vào ngày cuối tháng theo công thức:
Tiền lãi = Tổng tích số tính lãi * Lãi suất (tháng)
- Đối với tiền gửi có kỳ hạn
Trang 39Lãi được trả vào ngày đến hạn theo công thức:
Tiền lãi = Vốn gốc x Lãi suất x Kỳ hạn
a.2 Hạch toán lãi
- Sau khi tính lãi phải trả, nếu chưa đến ngày khách hàng rút tiền chưa có yêu cầu của khách hàng nhập lãi vào vốn thì ghi:
Nợ TK 4911/ 801
Có TK 4211, 4212
b Đối với tiền gửi tiết kiệm
b.1 Cách tính lãi
- Tiết kiệm không kỳ hạn
Lãi được tính theo phương pháp số dư, lãi được tính và nhập gốc vào ngày làm việc cuối mỗi tháng
-Tiết kiệm có kỳ hạn
Lãi được trả vào ngày đến hạn theo công thức:
Tiền lãi = Vốn gốc x Lãi suất x Kỳ hạn gửi
b.2 Hạch toán lãi
- Khi tính lãi phải trả
Nợ TK 801
Có TK 4913 -Khi khách hàng rút lãi bằng tiền mặt
Nợ TK 4913/ 801
Có TK 1011 -Khi khách hàng đề nghị nhập lãi vào vốn
Nợ TK 4913/ 801
Có TK 423
Trang 40CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Đông Hòa
4.1.1 Các sản phẩm huy động vốn tại NHNo chi nhánh Đông Hòa
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triền Nông thôn chi nhánh Đông Hòa huy động vốn chủ yếu từ tài khoản tiền gửi và tiền gửi tiết kiệm Trong đó tiền gửi bao gồm tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán) và tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Nhận xét:
Hiện nay NHNo chỉ nhận tiền gửi và tiền gửi tiết kiệm từ các tổ chức và cá nhân trong nước chủ yếu bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, các sản phẩm huy động vốn còn đơn giản, chưa đáp ứng nhu cầu của người dân hiện nay, chưa huy động hết công suất tiền nhàn rỗi từ người dân