Khóa luận tập trung thông tin và mô tả công tác hạch toán kế toán liên quan đến nghiệp vụ huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh KCN Tân Tạo TPHCM, cụ thể như sau: - Nghiên cứu quá trình l
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI
NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO
PHAN CHÂU THỦY
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KẾ TOÁN
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Khu Công Nghiệp Tân Tạo TPHCM” do Phan Châu Thủy, sinh viên khóa 31, ngành Kế Toán, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _
HOÀNG OANH THOA Giáo viên hướng dẫn,
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt luận văn này trước hết con xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến công ơn sinh thành và dưỡng dục của ba mẹ đã luôn luôn bên cạnh, ủng hộ, giúp con
có được như ngày hôm nay
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường cùng quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu, giúp em vững tin trên con đường học vấn và cả sự nghiệp trong tương lai Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Hoàng Oanh Thoa đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập tại trường và hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Bên cạnh đó, để có được những kinh nghiệm thực tiễn quí báu, em xin gởi lời cám ơn chân thành nhất đến Ban lãnh đạo ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh KCN Tân Tạo TP Hồ Chí Minh, các anh chị phòng Kế toán – Ngân Quỹ đã tận tình chỉ bảo, tạo điều kiện để em tiếp cận với thực tế và giúp đỡ em trong việc hoàn thành báo cáo này
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và chúc các thầy cô trường Đại học Nông Lâm, các anh chị phòng Kế toán – Ngân Quỹ cùng ban lãnh đạo Ngân hàng No&PTNT chi nhánh KCN Tân Tạo lời chúc sức khỏe và thành công
Trang 4Công tác kế toán huy động vốn là một chức năng quan trọng của Ngân hàng thương mại nhằm tạo điều kiện cho người gửi tiền có được khoản thu nhập danh nghĩa thông qua lãi suất với mức độ an toàn và hình thức thanh khoản cao
Với số vốn huy động được, ngân hàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và cá nhân nhằm mở rộng khả năng sản xuất và các mục đích cá nhân khác Phần lớn tiền gửi tiết kiệm đều được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng thương mại
Khóa luận tập trung thông tin và mô tả công tác hạch toán kế toán liên quan đến nghiệp vụ huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh KCN Tân Tạo TPHCM, cụ thể như sau:
- Nghiên cứu quá trình luân chuyển chứng từ của các hoạt động thu – chi tiền; các hình thức nghiệp vụ tiền gửi tại Ngân hàng như: nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ từ các đơn vị, tổ chức kinh tế và cá nhân
- Mô tả cách hạch toán kế toán nghiệp vụ tiền gửi tại Ngân hàng
- Qua đó nhận xét công tác kế toán thực tế tại đơn vị, rút ra những ưu và nhược điểm
Trang 5MỤC LỤC
Trang Danh mục các chữ viết tắt vii
Danh mục các bảng viii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận 2
1.4 Cấu trúc của khóa luận 2
2.1 Giới thiệu khái quát về NHNo&PTNT chi nhánh KCN Tân Tạo 3
2.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban tại Ngân hàng 4
2.3 Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu 7
2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 -2008 8
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
3.1 Tổng quan về nghiệp vụ kế toán huy động vốn 11
3.1.1 Khái niệm và vai trò của kế toán huy động vốn 11
3.1.2 Ý nghĩa và nhiệm vụ của công tác kế toán huy động vốn 12
3.2 Các hình thức huy động vốn 13
3.2.2 Huy động vốn qua phát hành các giấy tờ có giá 15
3.2.3 Huy động vốn từ các TCTD khác và NHNN 15
3.3 Kế toán hoạt động huy động vốn 16
3.3.2 Kế toán ngân hàng phát hành các giấy tờ có giá 20
Trang 63.4 Hệ thống tài khoản Ngân hàng sử dụng 23
3.4.2 Kí hiệu tiền tệ 24
3.5 Phương pháp nghiên cứu 24
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25
4.1.1 Tình hình chung về hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng 25
4.1.2 Các loại hình sản phẩm dịch vụ cung ứng 27
4.2 Quy trình luân chuyển chứng từ 28
4.2.1 Quy trình luân chuyển chứng từ thu – chi bằng tiền mặt 28
4.2.2 Quy trình thu chi bằng chuyển khoản 33
4.3 Tình hình thực hiện kế toán huy động vốn tại Agribank Tân Tạo 36
4.3.3 Kế toán nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm hưởng lãi bậc thang 47
4.3.4 Kế toán nghiệp vụ tiền gửi thanh toán 51
4.3.5 Kế toán nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá 59
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
5.2.2 Đẩy mạnh công tác Marketing thu hút khách hàng 65
5.2.3 Đào tạo đội ngủ cán bộ nâng cao chất lượng phục vụ 66
Trang 7KTKTNB Kế toán kiểm toán nội bộ
KT-NQ Kế toán – Ngân Quỹ
NHNo&PTNT Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
TGTK Tiền gửi tiết kiệm
TGTT Tiền gửi thanh toán
UNC Ủy nhiệm chi
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh – Thu nhập – Chi phí 8
Bảng 4.1 Thống kê công tác huy động vốn năm 2007 và năm 2008 25
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Agribank Tân Tạo 4 Hình 4.1 Sơ đồ luân chuyển chứng từ thu tiền mặt 29
Hình 4.2 Sơ đồ luân chuyển chứng từ chi tiền mặt 31
Hình 4.3 Sơ đồ luân chuyển chứng từ chuyển khoản 33
Trang 10Khi các Ngân hàng không ngừng phát triển, mở rộng hoạt động của mình và ngày càng lớn mạnh, khẳng định vị trí của một ngành then chốt trong lĩnh vực tài chính hiện nay thì kế toán Ngân hàng cũng đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn Kế toán cung cấp thông tin cho các nhà quản trị để điều hành hoạt động của các Ngân hàng đặc biệt là Ngân hàng thương mại, trong đó việc cung cấp thông tin để nắm bắt các nghiệp vụ huy động vốn sẽ giúp cho hoạt động huy động vốn đạt kết quả tốt Đồng thời kế toán huy động vốn còn góp phần đảm bảo an tòan, yên tâm cho khách hàng khi gửi tiền vào Ngân hàng, nâng cao uy tín của Ngân hàng
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sôi nổi như hiện nay, đặc biệt là khi Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO Các Ngân hàng thương mại Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển cũng như chịu áp lực cạnh tranh lớn Vì vậy, yêu cầu đặt ra là các Ngân hàng thương mại nước ta phải tích cực hoàn thiện hệ thống kế toán nói chung và kế toán huy động vố nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn, vốn luôn là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của các Ngân hàng – để nâng cao khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngòai ở Việt Nam Chính vì những lý do trên, em chọn đề tài: “Kế tóan nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Khu công nghiệp Tân Tạo” cho đề tài tốt nghiệp của mình
Trang 111.2 Mục tiêu nghiên cứu:
- Nghiên cứu các hình thức huy động vốn của Ngân hàng, như huy động từ tiền gửi dân cư, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, huy động bằng phát hành kỳ phiếu
- Mô tả cách hạch toán các nghiệp vụ kế toán phát sinh của huy động vốn
- Qua đó nhận xét công tác kế toán thực tế tại đơn vị, rút ra những ưu nhược điểm
và đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn công tác huy động vốn của chi nhánh
1.3 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận:
- Về không gian: Tại NHNo&PTNT chi nhánh KCN Tân Tạo TP.HCM
- Về thời gian: từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2009
- Về nội dung: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh KCN Tân Tạo
1.4 Cấu trúc của khóa luận:
Khóa luận gồm 5 chương:
- Chương 1: Mở đầu
Nêu lý do, ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
- Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về NHNo&PTNT chi nhánh KCN Tân Tạo
- Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm, lý luận cơ bản và phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả và thảo luận
Mô tả công tác kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh KCN Tân Tạo
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Qua những vấn đề nghiên cứu đưa ra ưu và nhược điểm về công tác kế toán, trên
cơ sở đó đề xuất những ý kiến nâng cao hiệu quả hoạt động
Trang 12CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu khái quát về NHNo&PTNT chi nhánh KCN Tân Tạọ
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Khu Công Nghiệp Tân Tạo (Agribank Tân Tạo) được thành lập vào ngày 10/06/2002, là chi nhánh cấp 2 trực thuộc chi nhánh NHNo&PTNT Mạc Thị Bưởi, theo quyết định thành lập số 23/QĐ-TCCB của Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị NHNo&PTNT Việt Nam, có trụ sở tại đường
số 2 lô 16 Văn phòng KCN Tân Tạo - Quận Bình Tân – Tp.HCM Nay chuyển trụ sở về đường số 2 lô 2-4 KCN Tân Tạo - Quận Bình Tân – Tp.CHM Qua hơn sáu năm hoạt động kinh doanh trên địa bàn quận Agribank Tân Tạo có một số thuận lợi và khó khăn như sau:
- Hiện Khu Công Nghiệp Tân Tạo đang thực hiện dự án Tân Tạo mở rộng trên diện tích gần 264 ha, đây sẽ là vùng đất đầu tư đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp đầu
tư vào Khu Công Nghiệp, điều này giúp cho ngân hàng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình
Trang 13¾ Khó khăn:
- Do tình hình kinh tế cũng như về tình hình chính trị trên thế giới diễn biến rất phức tạp làm ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động của các NHTM rất hạn chế
- Các doanh nghiệp trong Khu Công Nghiệp có ít vốn nhàn rỗi, chủ yếu đi vay
- Đối tượng đầu tư tín dụng còn hạn chế, chủ yếu đầu tư cho các doanh nghiệp trong Khu Công Nghiệp, các hộ dân, … chưa đẩy mạnh công tác tiếp thị cho các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp đang hoạt động có hiệu qủa
Từ một chi nhánh cấp 2 trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Mạc Thị Bưởi sau gần sáu năm hoạt động và phát triển ngày 1 tháng 04 năm 2008 chi nhánh đã được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc TSC Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Quận Bình Tân là khu vực kinh tế năng động, với mật độ dân cư đông đúc Đây là trung tâm thương mại giao lưu kinh tế với các tỉnh miền Tây Hoạt động kinh tế nổi bật tại đây là tổ chức buôn bán nhỏ, sản xuất kinh doanh cá thể Vì vậy, nhu cầu về vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn này rất lớn Phát hiện ra nay là thị trường vốn đầy tiềm năng, để đáp ứng nhu cầu vay vốn cũng như các yêu cầu khác của khách hàng, đồng thời để định ra chiến lược phát triển lâu dài và bền vững, NHNo&PTNT CN Mạc Thị Bưởi đã thành lập thêm một chi nhánh ở trong KCN Tân Tạo, khu vực được coi trung tâm nằm giữa khu dân cư và trong lòng khu công nghiệp
2.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban tại Agribank Tân Tạo
Nguồn: Phòng HCNS
Trang 142.2.2 Nhiệm vụ các phòng ban:
a) Ban Giám Đốc:
- Giám đốc chi nhánh Agribank Tân Tạo có chức năng điều hành mọi hoạt động
của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Agribank và trước pháp luật về
mọi hoạt động của chi nhánh
- Giám đốc trực tiếp chỉ đạo các phòng ban
- Quản lý các nhân viên toàn chi nhánh
- Kiểm soát và điều hành các hoạt động tín dụng tại chi nhánh
- Dưới Giám đốc là Phó giám đốc kiểm soát và điều hành các hoạt động kế toán
tại chi nhánh
b) Phòng kế hoạch kinh doanh:
Phòng Tín dụng và phòng Thanh toán Quốc tế trước đây đã chuyển thành Phòng
Kế hoạch – Kinh doanh
- Các chức năng chủ yếu của phòng tín dụng:
+ Tìm hiểu, tiếp xúc khách hàng, triển khai kế hoạch marketing để thu hút và tìm kiếm khách hàng mới
+ Thực hiện nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh, thanh toán quốc tế theo đúng thể lệ và quy trình tín dụng của ngân hàng nhà nước và của ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam
+ Tổ chức theo dõi nợ vay, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay và tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng
+ Đôn đốc thu hồi nợ, xử lý nợ quá hạn
+ Đề xuất việc giải quyết, thậm chí đề xuất khởi tố đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động tín dụng và bảo lãnh của chi nhánh
+ Tổng hợp số liệu cho vay thu nợ, bảo lãnh thường xuyên và định kỳ hàng tháng, đối chiếu với số liệu kế toán và số liệu khách hàng
+ Thực hiện chế độ báo cáo thống kê về hoạt động cho vay, bảo lãnh và thanh toán quốc tế theo đúng qui định của ngân hàng nhà nước và của NHNo&PTNT Việt Nam
+ Tổ chức lưu trữ hồ sơ tín dụng, bảo lãnh, lập hồ sơ khách hàng
Trang 15c) Phòng kế toán – Ngân quỹ và vi tính:
¾ Bộ phận kế toán:
Là bộ phận quan trọng trong cơ cấu tổ chức của Ngân hàng, đòi hỏi cần phải phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác và trung thực thông qua việc ghi chép, tính toán trên sổ sách và máy tính
- Hậu kiểm và tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày
- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Quản lý chứng từ, sổ sách kế toán các hoạt động phát sinh của chi nhánh một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác
- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiền gởi thanh toán, tiết kiệm, thanh toán thẻ…
- Quản lý các tài khoản của chi nhánh tại ngân hàng nhà nước và tại các tổ chức tín dụng khác
- Hạch toán và theo dõi thu chi nội bộ, tài sản cố định, vốn bằng tiền, kiểm tra và giám sát việc thu chi đúng nguyên tắc của ngân hàng
- Thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, vàng bạc
- Nắm tình hình nguồn vốn, sử dụng vốn, dự kiến biến động trong tháng, quý; xây dựng cân đối vốn và việc sử dụng vốn trong tháng, quý
- Thực hiện nghiệp vụ liên hàng
- Lập báo cáo thống kê kế toán theo qui định
¾ Bộ phận ngân quỹ:
- Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục mở và sử dụng tài khoản
- Thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền tệ, thu chi hộ trong hệ thống ngân hàng hoặc
theo uỷ nhiệm của khách hàng
- Cất giữ, bảo quản tiền, các tài sản quý, chứng từ có giá, hồ sơ thế chấp cầm cố
Trang 16d) Phòng hành chính nhân sự:
Chuyên chăm lo công tác tài chính văn phòng và quản lý nhân sự, bao gồm:
- Quản lý mua sắm mọi trang thiết bị cho chi nhánh
- Công tác văn thư, hành chánh, lễ tân
- Chịu trách nhiệm về tiền lương nhân viên và tổ chức, quản lý, phát triển nguồn nhân lực
- Đảm bảo phương tiện vận chuyển và di chuyển an toàn
- Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ cơ quan, kho bãi, phòng cháy chữa cháy
- Đảm trách công tác hậu cần
e) Phòng kế toán kiểm toán nội bộ:
- Kiểm tra kiểm soát nội bộ về hoạt động tín dụng, hạch toán kế toán, các chỉ tiêu tài chính của ngân hàng để phát hiện những trường hợp vi phạm nhằm sớm có biện pháp xử lý
2.3 Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu:
Tuy mới đi vào hoạt động được 06 năm nay nhưng Agribank Tân Tạo đã có nhiều cố gắng để đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ của mình Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu bao gồm:
- Huy động tiền gởi thanh toán, tiền gởi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ
và vàng đối với khách hàng trong và ngoài nước, tiền gởi ký quỹ đảm bảo thanh toán thẻ Ngoài ra, hình thức tiết kiệm bằng vàng, USD có dự thưởng và tiết kiệm tích góp
dự thưởng bằng VNĐ đang rất thu hút khách hàng
- Cho vay vốn ngắn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
- Cho vay trả góp để mua nhà ở, nền nhà, cho vay tiêu dùng, xây dựng, sửa chữa nhà và trang trí nội thất…
- Kinh doanh vàng, bạc, đá quý và ngoại tệ và giám định vàng, đá quý
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán nội bộ trong hệ thống ngân hàng, giữa các khách hàng và ngân hàng khác
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác
- Tài trợ xuất nhập khẩu
- Phát hành và thanh toán thẻ: ATM, Mastercard, Visacard,…
Trang 17- Dịch vụ kiều hối và chuyển tiền nhanh WesternUnion
- Dịch vụ bảo lãnh, ngân quỹ, thanh toán và chuyển tiền nhanh trong nước
- Dịch vụ trung gian thanh toán mua bán nhà
- Dịch vụ thu tiền điện thoại bàn điện thoại di động, thu cước Internet,…
2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 2006 – 2008:
Để có cái nhìn cụ thể và khách quan về ngân hàng Agribank Tân Tạo, ta dựa vào các số liệu báo cáo thực tế về kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong 3 năm gần đây nhất ( 2006 – 2008)
Bảng 2.1 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh – Phân thu nhập – chi phí.
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
Lợi nhuận ròng trong năm 14,797 26,238
Nguồn: Phòng KHKD Theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới, ngân hàng chịu thuế thu nhập 25%
¾ Nhận xét:
Qua bảng trên xét thấy các chỉ tiêu về lợi nhuận, chi phí và Tổng tài sản có tăng dần đều qua các năm Lợi nhuận ròng năm 2008 tăng 77% so với năm 2007 Với mức tăng đáng kể như vậy có thể thấy được hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đang phát triển rất tốt Để hiểu rõ hơn kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ta phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu và đánh giá ý nghĩa các chỉ tiêu
Trang 18Bảng 2.2 Bảng so sánh các chỉ tiêu tài chính
Chỉ tiêu 2007
2008 Thu nhập / tổng tài sản (ROA) 4.92 % 6.98 %
Lợi nhuận ròng / Tổng thu nhập 9.17 % 13.04 %
Tổng thu nhập trước thuế / Tổng tài sản có 6.83 % 9.69 %
Chi phí / Tổng tài sản có 57.95 % 55.9 %
Tổng chi phí trên tổng thu nhập 89.45 % 85.22 %
a) Chỉ tiêu thu nhập trên tổng tài sản (ROA) năm 2008:
Chỉ tiêu này phản ánh sự tạo ra thu nhập từ một đồng tài sản có, cụ thể ở Agribank Tân Tạo, năm 2007 cứ 1 đồng tài sản có tạo ra 0.0492 đồng lợi nhuận, năm
2008 là cứ 1 đồng tài sản có tạo ra 0.0698 đồng lợi nhuận Chỉ số ROA năm 2008 tăng
so với năm 2007 cho thấy hiệu quả của việc ngân hàng sử dụng tài sản có để kiếm lời
b) Chỉ số lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập năm 2008:
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập, đồng thời đánh giá được
sự quản lý của Ngân hàng, chỉ số này tương đối cao thể hiện được mức tiết kiệm chi phí của Ngân hàng Chỉ số lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập năm 2008 tăng 42,2 % so với năm 2007 chứng tỏ mức tiệt kiệm chi phí của Ngân hàng trong năm 2008 hiệu quả hơn
so với năm 2007
c) Chỉ số tổng thu nhập trước thuế trên tổng tài sản có năm 2008:
Chỉ số này đo lường hiệu quả của việc sử dụng tài sản có của ngân hàng nghĩa là trong năm 2007 cứ 1 đồng tài sản có sẽ tạo được 0.0683 đồng thu nhập trước thuế, trong năm 2008 cứ 1 đồng tài sản có sẽ tạo ra được 0.0969 đồng thu nhập trước thuế Đây là mức thu nhập tương đối cao so với đầu tư vào các lĩnh vực khác của nền kinh tế hiện nay
d) Chỉ số chi phí trên tổng tài sản có năm 2008:
Chỉ số này cho biết mức chi phí bỏ ra cho việc sử dụng một đồng tài sản có, chỉ tiêu này thể hiện cứ sử dụng 1 đồng tài sản có trong năm 2007 thì phải bỏ ra 0.5799 đồng chi phí trong năm 2008 1 đồng tài sản có phải bỏ ra 0,559 đồng chi phí Chỉ số này
Trang 19tương đối thấp cho thấy ngân hàng quản lý chi phí khá tốt Như vậy so với năm 2007, năm 2008 Ngân hàng quản lý chi phí tốt hơn
e) Chỉ số tổng chi phí trên tổng thu nhập năm 2008:
Chỉ tiêu này tính toán khả năng bù đắp chi phí cho 1 đồng thu nhập, đồng thời cũng đo lường hiệu quả kinh tế của Ngân hàng Chỉ số này càng thấp càng tốt Năm
2008, cứ tạo ra 1 đồng thu nhập thì ngân hàng phải bỏ ra 0,8522 đồng chi phí Chỉ số này giảm 4.23 % so với năm 2007 cho thấy hiệu quả kinh tế ngày càng tăng của Ngân hàng
Trang 20CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Tổng quan về nghiệp vụ kế toán huy động vốn
3.1.1 Khái niệm và vai trò của kế toán huy động vốn:
a) Khái niệm:
Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của
NHTM.Các NHTM nhận vốn từ những người gửi tiền, các chủ thể cho vay để
phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của mình nên nguồn vốn này được xem như một khoản
nợ của ngân hàng Do vậy, nghiệp vụ HĐV còn được gọi là nghiệp vụ tài sản nợ
Hoạt động huy động có một vai trò rất quan trong trong hoạt động kinh doanh
của ngân hàng và xã hội
- Đối với ngân hàng
Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn
của ngân hàng, giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì nó là
nguồn chủ yếu được sử dụng để đáp ứng nhu cầu tín dụng cho nền kinh tế Do vậy, hoạt
động huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các nghiệp
vụ kinh doanh khác Có thể nói, hoạt động huy động vốn góp phần giải quyết “đầu vào”
của NHTM
- Đối với khách hàng
Hoạt động huy động vốn cung cấp cho họ một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm
làm cho tiền của họ sinh lợi, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai
Mặt khác, hoạt động HĐV còn cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để họ cất trữ
và tích luỹ vốn tạm thời nhàn rỗi của mình
- Đối với xã hội
+ Quản lý được lượng tiền lưu thông trong xã hội
Trang 21+ Định hướng đầu tư cho các ngành kinh tế, cho từng vùng
+ Điều hoà vốn giữa những khách hàng có vốn và những khách hàng thiếu vốn 3.1.2.Ý nghĩa và nhiệm vụ của công tác kế toán huy động vốn
a) Ý nghĩa:
Kế toán ngân hàng có ý nghĩa quan trọng đối với huy động vốn của ngân hàng Thông qua sô liệu của kế toán huy động vốn Ngân hàng có thể biết được phạm vi huy động vốn, tỷ trọng mỗi hình thức huy động vốn trong tổng nguồn vốn huy động và
tỷ trọng nguồn vốn huy động bằng nội tệ hay ngoại tệ là bao nhiêu trong tổng nguồn vốn huy động Để từ đó Ngân hàng có phương hướng đầu tư vốn vào các ngành kinh tế hiệu quả, phương hướng sử dụng nguồn vốn huy động đạt hiệu quả cao và có kế hoạch trả nợ vay đúng đắn
Kế toán huy động vốn theo dõi tình hình huy động vốn của Ngân hàng Qua đó Ngân hàng có thể biết được mà khuyến khích huy động vốn từ đối tượng nào và hạn chế
ở những đối tượng nào thông qua công cụ lãi suất huy động vốn Ngoài ra, kế toán huy động vốn còn cho biết mức độ huy động vốn ( đầu vào) và từ đó Ngân hàng có thể cân nhắc có kế hoạch nên mở rộng hay giảm bớt nguồn vốn huy động
Ở từng thời kỳ, Ngân hàng có thể biết được đối tượng nào đang cần vốn và đối tượng nào đang thừa vốn để có phương pháp huy động hiệu quả
b) Nhiệm vụ của kế toán huy động vốn
Phản ánh, ghi chép một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác về mọi hoạt động huy động vốn của Ngân hàng khi có nghiệp vụ huy động vốn phát sinh Ngoài ra, kế toán huy động vốn theo dõi chặt chẽ các kỳ hạn rút tiền, hạch toán trả nợ và trả lãi kịp thời,
để tạo điều kiện rút tiền và rút lãi đúng thời hạn và chính xác cho khách hàng nhằm tạo
uy tín cho Ngân hàng
Thông qua việc kiểm soát các chứng từ tiền gửi, trả nợ và tính lãi Từ đó, kế toán huy động vốn phản ánh vào sổ sách thích hợp tình hinh huy động vốn và trả nợ, giúp lãnh đạo Ngân hàng có kế hoạch phương hướng huy động vốn và sử dụng vốn ngày càng có hiệu quả hơn
Trang 22
3.2 Các hình thức huy động vốn
3.2.1 Huy động vốn từ Tiền gửi
a) Tiền gửi thanh toán
¾ Tiền gửi không kỳ hạn ( tiền gửi thanh toán)
Là loại tiền gửi mà người gửi có thể gửi và rút ra bất cứ lúc nào trong phạm vi số
dư tài khỏan
Mục đích chính của việc gửi tiền vào tài khỏan tiền gửi thanh toán là đảm bảo an toàn về tài sản và thực hiện các khỏan chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, mục đích hưởng lợi đối với loại tiền gửi này chỉ giữ vai trò thứ yếu
Khi khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng đã hình thành một khế ước mặc nhiên Trong đó Ngân hàng thỏa mãn các yêu cầu thanh toán của khách hàng bất cứ lúc nào như các hình thức phát hành Séc, lập ủy nhiệm chi, lệnh chi…Do đó đối với loại tiền gửi này Ngân hàng sẽ không trả lãi hoặc trả lãi rất thấp vì Ngân hàng không thể chủ động trong công tác cho vay
Tính chất của tài khỏan thanh toán là luôn dư Có Tuy nhiên nếu giữa Ngân hàng
và khách hàng thỏa thuận với nhau sử dụng hình thức thấu chi tài khỏan thì tài khoản là
dư Nợ ( nên còn được gọi là tài khoản vãng lai) Hầu hết các Ngân hàng đề tính và thu phí trên tài khoản tiền gửi thanh toán để bù đắp cho khoản chi phí rất lớn mà Ngân hàng
bỏ ra để theo dõi và xử lý khối lượng giao dịch khổng lồ trên tài khoản tiền gửi thanh toán Mức phí thường được tính theo tỷ lệ % trên số tiền mỗi lần giao dịch
¾ Tiền gửi có kỳ hạn
Là loại tiền gửi mà các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh tế gửi vào Ngân hàng thương mại với mục đích hưởng lãi Lãi suất được các Ngân hàng quy định tùy thuộc vào thời hạn gửi và thường thay đổi theo thời kỳ Khách hàng chỉ được hưởng tòan bộ tiền lãi nếu rút tiền đúng hạn
Tiền gửi có kỳ hạn được xem như là một thỏa thuận giữa Ngân hàng và chủ tài khoản về thời gian gửi khách hàng không được rút trước hạn định Tuy nhiên, vì những
lý do khác nhau, người gửi tiền có thể rút tiền trước hạn, trong trường hợp này người gửi tiền không được hưởng lãi hoặc được hưởng lãi, hoặc hưởng lãi theo lãi suất thấp ( tối đa bằng lãi suất của loại tiền gửi không kỳ hạn), tùy theo quy định của mỗi Ngân hàng
Trang 23Việc phát hành một sổ tiền gửi mới cho tiền gửi có kỳ hạn cũng giống như việc phát hành chứng chỉ tiền gửi, chỉ khác là việc phát hành chứng chỉ tiền gửi ở Việt Nam thường chỉ tập trung trong một thời gian mà mà các Ngân hàng muốn tăng nhanh vốn huy động, còn số tiền gửi có kỳ hạn thì có thể mở bất cứ lúc nào
b) Tiền gửi tiết kiệm
Là khoản tiền gửi của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhân trên thẻ tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật và bảo hiểm tiền gửi
Mục đích của người gửi tiết kiệm là để hưởng lãi và để tích lũy, và sẽ không được hưởng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, ngoại trừ người gửi tiền đề nghị trích tài khoản khác của chủ tài khoản
Xét về tính chất kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm được chia thành 2 loại:
¾ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:
Là loại sản phẩm mà Ngân hàng cung ứng để giúp khách hàng tích lũy dần những khoản tiền nhỏ để đáp ứng cho một khoảng chi tiêu nào đó trong tương lai mà vẫn được hưởng lãi Khi mở tài khoản này khách hàng có thể tùy ý gửi tiền hoặc rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước cho Ngân hàng Do các giao dịch này không thường xuyên, chủ yếu là các giao dịch gửi tiền và rút tiền trực tiếp (không có giao dịch thanh toán) nên chi phí của ngân hàng thấp, vì vậy Ngân hàng có thể trả lãi cho khách hàng mà không sợ làm tăng chi phí, nhưng do tính chất không ổn định của loại tiền gửi này nên lãi suất tiền gửi thường thấp và Ngân hàng thường trả theo lãi suất không kỳ hạn
¾ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:
Ngoài việc trả lãi cho khách hàng thường còn đi kèm với mục đích cụ thể như: tiết kiệm để mua nhà, tiết kiệm có thưởng…Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với Ngân hàng Nếu người gửi tiền rút tiền trước hạn thì còn phải có sự thỏa thuận với nơi nhận gửi tiền ngay khi gửi và người gửi tiền chỉ được hưởng lãi suất không vượt quá lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Nếu người gửi không có sự thỏa thuân trước thì vẫn được lĩnh
ra trước hạn nhưng phải chịu một mức phí và hưởng lãi như trường hợp trên
¾ Các loại tiền gửi tiết kiệm khác
Trang 243.2.2 Huy động vốn qua phát hành các giấy tờ có giá
Giấy tờ có giá là các công cụ Nợ do Ngân Hàng phát hành để huy động vốn trên thị trường Nguồn vốn này tương đối ổn định cho một mụch đích nào đó Lãi suất của loại này phụ thuộc vào sự cấp thiết của việc huy động vốn nên thường cao hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn thông thường Các GTCG do Ngân Hàng phát hành bao gồm trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá
a) Huy động vốn ngắn hạn:
Để huy động vốn ngắn hạn, các tổ chức tín dụng có thể phát hành các giấy tờ có giá ngắn hạn Giấy tờ có giá ngắn hạn là các giấy tờ có giá có thời hạn dưới 12 tháng, bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu, và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác
b) Huy động vốn trung và dài hạn:
Muốn huy động vốn trung và dài hạn (3 năm, 5 năm, hay 10 năm) các NHTM có thể phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và cổ phiếu NHTM phát hành giấy tờ có giá theo 3 phương thức là phát hành giấy tờ có giá ngang giá, phát hành giấy tờ có giá có chiết khấu và phát hành GTCG có phụ trội
Về trả lãi phát hành GTCG thường áp dụng 3 hình thức: trả lãi trước, trả lãi sau
và trả lãi định kỳ
3.2.3 Huy động vốn từ các TCTD khác và NHNN
Các TCTD khác khi tham gia hệ thống thanh toán có thể mở tài khỏan tại NHTM Qua tài khỏan này, NHTM có thể huy động vốn giống như các tổ chức kinh tế bình thường Ngoài các TCTD, NHNN cũng có thể là nơi cung cấp vốn cho NHTM dưới hình thức cho vay
NHTM vay NHNN qua các hình thức sau: Vay theo hồ sơ tín dụng, vay chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá, vay cầm cố các giấy tờ có giá, vay thanh toán bù trừ…
3.2.4 Huy động vốn từ các nguồn vốn khác
Bao gồm vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, vốn để cho vay đồng tài trợ, vốn liên doanh, liên kết…bằng VND hay bằng ngoại tệ của chính phủ, các tổ chức quốc tế và tổ chức khác giao cho NHTM sử dụng theo các mục đích chỉ định NHTM nhận vốn từ các tổ chức cung ứng vốn thông qua NHNN hoặc chuyển vốn qua thanh toán vốn giữa các NH
Trang 253.3 Kế tóan hoạt động huy động vốn
3.3.1 Kế tóan nghiệp vụ tiền gửi:
Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng, đây là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ ngân
hàng giữ và thanh toán hộ Bao gồm tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm
a) Chứng từ:
Nhóm chứng từ sử dụng cho nghiệp vụ huy động tiền gửi khá phong phú, bên
cạnh các chứng từ giấy còn sử dụng các chứng từ điện tử Bao gồm: Giấy nộp tiền, giấy
yêu cầu gửi tiền, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi, các liên bảng kê, giấy báo Nợ, giấy báo Có, các liên giấy lĩnh tiền, ngân phiếu, các loại sổ tiết
kiệm, thẻ thanh toán…
b) Tài khoản sử dụng
¾ Nhóm tài khoản tiền gửi của khách hàng
Tài khoản cấp I: TK 42- Tiền gửi của khách hàng
Tài khoản cấp II và III:
- TK 421- Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng VND
TK 4211- Tiền gửi không kỳ hạn
TK 4212- Tiền gửi có kỳ hạn
TK 4214- Tiền gửi vốn chuyên dùng
- TK 422- Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng ngoại tệ
TK 4221- Tiền gửi không kỳ hạn
TK 4222- Tiền gửi có kỳ hạn
TK 4224- Tiền gửi vốn chuyên dùng
- TK 423- Tiền gửi tiết kiệm bằng VND
TK 4231- Tiền gửi không kỳ hạn
TK 4232- Tiền gửi có kỳ hạn
- TK 424- Tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ và vàng
TK 4241- Tiền gửi không kỳ hạn
TK 4242- Tiền gửi có kỳ hạn
- TK 425- Tiền gửi của khách hàng nước ngoài VND
TK 4251- Tiền gửi không kỳ hạn
TK 4252- Tiền gửi có kỳ hạn
- TK 426- Tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng ngoại tệ
TK 4261- Tiền gửi không kỳ hạn
TK 4262- Tiền gửi có kỳ hạn
Trang 26- TK 491- Lãi phải trả cho tiền gửi
TK 4911- Lãi phải trả cho tiền gửi bằng VND
TK 4912- Lãi phải trả cho tiền gửi bằng ngoại tệ
TK 4913- Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng VND
TK 4914- Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ
c) Nội dung và kết cấu các TK Tiền gửi:
¾ Tài khoản 42 - Tiền gửi của khách hàng
Tài khoản 421 - Tiền gửi của khách hang trong nước bằng đồng Việt Nam Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam của khách hàng trong nước gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, vốn chuyên dùng tại NHNo
- Bên Có ghi: - Số tiền khách hàng gửi vào
- Bên Nợ ghi: - Số tiền khách hàng lấy ra
- Số dư Có: - Phản ảnh số tiền của khách hàng trong nước đang gửi tại NHNo
Hạch toán chi tiết: - Các TK 4211,4214 mỗi tài khoản mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng gửi tiền
Tài khoản 422 - Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng ngoại tệ
Tài khoản này dùng để phản ảnh giá trị ngoại tệ của khách hàng trong nước gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, vốn chuyên dùng tại NHNo
Nội dung hạch toán tài khoản 422 giống như nội dung hạch toán tài khoản 421 Tài khoản 423 - Tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam
Tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền đồng Việt Nam của khách hàng gửi vào NHNo theo các thể thức tiền gửi tiết kiệm
- Bên Có ghi: - Số tiền khách hàng gửi vào
- Bên Nợ ghi: - Số tiền khách hàng lấy ra
-Số dư Có: - Phản ảnh số tiền của khách hàng đang gửi tại NHNo
Hạch toán chi tiết
- Mở tài khỏan chi tiết theo từng khách hàng gửi tiền
- Riêng tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: mở tài khoản chi tiết theo từng món tiền gửi( hợp đồng…) của khách hàng
Trang 27- Ngoài sổ tiết kiệm, NHNo mở thêm các sổ kế toánt trung gian (thẻ lưu) để hạch toán theo dõi số tiền gửi tiết kiệm, dùng làm cơ sở kiểm soát, đối chiếu với sao kê số dư các sổ tiết kiệm và lập bảng cân đối tài khoản kế toán ngày, tháng, năm
Tài khoản 424 - Tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ và vàng
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị ngoại tệ của khách hàng gửi vào NHNo theo các thể thức tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ và vàng
Nội dung hạch toán tài khoản 424 giống như nôi dung hạch toán tài khoản 423
Tài khoản 425 - Tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng đồng Việt Nam
Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam của tổ chức và người nước ngoài ở Việt Nam – đơn vị không thường trú ( ví dụ như các đại sứ quán, lãnh sự quán, các tổ chức quốc tế, các đại diện quân sự nước ngoài (nếu có) đóng ở Việt Nam
và các chuyên gia nước ngoài công tác tại Việt Nam vào thời hạn dưới 01 năm…) gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn tại NHNo
Nội dung hạch toán tài khoản 425 giống như nội dung hạch toán tài khoản 421
Tài khoản 426 - Tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng ngoại tệ
Tài khoản này dùng để phản ảnh giá trị ngoại tệ của tổ chức và người nước ngoài ở Việt Nam ( ví dụ như các đại sứ quán, lãnh sự quán, các chuyên gia nước ngoài công tác tại Việt Nam dưới 01 năm…) gửi không kỳ han, có kỳ hạn tại NH
¾ Tài khoản 491 – Lãi phải trả cho tiền gửi
Tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền lãi Ngân hàng phải trả cho khách hàng gửi tiền tại ngân hàng
- Bên Nợ: Số lãi tiền gửi NH đã thanh toán cho khách hàng
- Bên Có: Số tiền lãi tích luỹ NH đã tính trước vào chi phí
- Số dư Có: Số tiền lãi NH chưa thanh toán với khách hàng
d) Quy trình kế toán tiền gửi:
(1) Khách hàng nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi
Trang 28(3) Khách hàng chuyển tiền để thanh toán cho các khách hàng khác
Nợ TK 4211,4221…
Có TK 5011,1113,5211, 4211 (4) Khách hàng rút tiền mặt tại quỹ hoặc máy ATM
Nợ TK 4211,4221…
Có TK 1011,1031 (5) Kế toán lãi phải trả cho khách hàng
(5.1) Hàng tháng ngân hàng tính lãi phải trả cho khách hàng
Nợ TK 801 Trả lãi tiền gửi
Có TK 491 Lãi phải trả cho tiền gửi (5.2) Ngân hàng thanh toán tiền lãi cho khách hàng
Nợ TK 491 Lãi phải trả cho tiền gửi
(2) Khách hàng nhận tiền từ các khách hàng khác để gửi tiền tiết kiệm
Nợ TK 5012,1113,5212 Các hình thức thanh toán vốn giữa các Ngân hàng
Có TK 4231,4232,4238 Số tiền khách hàng gửi tiết kiệm (3) Khách hàng chuyển hạn tiền gửi tiết kiệm
Nợ TK 4232,4242 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Có TK 4231,4241 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (4) Khách hàng rút tiền gửi tiết kiệm
Nợ TK 4231,4241, 4232, 4242 Số tiền khách hàng gửi tiết kiệm
Có TK 1011,1031 Tiền mặt bằng VND hoặc ngoại tệ
Kế toán lãi phải trả của tiền gửi tiết kiệm
(1) Hàng tháng ngân hàng tính lãi phải trả cho khách hàng
Nợ TK 801 Trả lãi tiền gửi
Trang 29Có TK 491 Lãi phải trả cho tiền gửi (2) Ngân hàng thanh toán tiền lãi cho khách hàng khi đến hạn
Nợ TK 491 Số tiền lãi thanh toán cho khách hàng
3.3.2 Kế toán ngân hàng phát hành các giấy tờ có giá
Giấy tờ có giá là các loại giấy có giá trị như tiền bao gồm các giấy chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua
TK 4921- Lãi phải trả cho các GTCG bằng VNĐ
TK 4922 - Lãi phải trả cho các GTCG bằng ngoại tệ
c) Nội dung và kết cấu
¾ Tài khoản 43 – TCTD phát hành giấy tờ có giá
Tài khoản này dùng để phản ảnh tình hình phát hành giấy tờ có giá và thanh toán GTCG của NHNo phát hành
Hạch toán tài khoản này phải theo các quy định sau:
- Thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”
- Phải phản ảnh chi tiết các nội dung có liên quan đến phát hành GTCG, gồm:
Trang 30- NHNo phải theo dõi chiết khấu và phụ trội cho từng loại GTCG phát hành và tình hình phân bổ từng khoản chiết khấu, phụ trội khi xác định chi phí đi vay tính vào chi phí kinh doanh hoặc vốn hoá theo từng kỳ
- Trường hợp trả lãi khi đáo hạn GTCG thì định kỳ NHNo phải tính lãi GTCG phải trả từng kỳ để ghi nhận vào chi phí
- Khi lập báo cáo tài chính, trên Bảng cân đối kế toán trong phần nợ phải trả thì chỉ tiêu phát hành GTCG được phản ánh trên cơ sở thuần (xác định bằng giá trị GTCG theo mệnh giá trừ(-) chiết khấu GTCG cộng (+) phụ trội GTCG)
¾ Tài khoản 431- Mệnh giá GTCG bằng đồng VN
Tài khoản 434- Mệnh giá GTCG bằng ngoại tệ và vàng
Các tài khoản này dùng để phản ảnh giá trị của GTCG phát hành theo mệnh giá khi NHNo đi vay bằng hình thức phát hành GTCG và việc thanh toán GTCG đáo hạn trong kỳ
- Bên Có ghi: -Giá trị GTCG phát hành theo mệnh gái trong kỳ
- Bên Nợ ghi: - Thanh toán GTCG khi đáo hạn
- Số dư Có: - Phản ảnh giá trị GTCG đã phát hành theo mệnh giá cuối kỳ Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo thời hạn phát hành GTCG
¾ Tài khoản 432- Chiết khấu GTCG bằng đồng Việt Nam
Tài khoản 435- Chiết khấu GTCG bằng ngoại tệ và vàng
Các tài khoản này dùng để phản ánh chiết khấu GTCG phát sinh khi NHNo đi vay bằng hình thức phát hành GTCG có chiết khấu và việc phân bổ chiết khấu GTCG trong kỳ
- Bên Nợ ghi:- Chiết khấu GTCG phát sinh trong kỳ
- Bên Có ghi:- Phân bổ chiết khấu GTCG trong kỳ
- Số dư Nợ: - Phản ảnh chiết khấu GTCG chưa phân bổ cuối kỳ
Trang 31Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo thời hạn phát hànhGTCG
¾ 433- Phụ trội GTCG bằng đồng Việt Nam
436- Phụ trội GTCG bằng ngoại tệ và vàng
Các tài khoản này dùng để phản ảnh phụ trội GTCG phát sinh khi NHNo đi vay bằng hình thức phát hành GTCG có phụ trội và việc phân bổ phụ trội GTCG trong
kỳ
- Bên Có ghi: - Phụ trội GTCG phát sinh trong kỳ
- Bên Nợ ghi: - Phân bổ phụ trội GTCG trong kỳ
- Số dư Có: - Phản ảnh phụ trội GTCG chưa phân bổ cuối kỳ
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo thời hạn phát hành GTCG
¾ 492- Lãi phải trả về phát hành các giấy tờ có giá
Nội dung và kết cấu của TK 492 tương tự như của TK491
d) Quy trình kế toán
¾ Ngân hàng phát hành giấy tờ có giá theo mệnh giá (lãi sau)
(1) Khi ngân hàng phát hành chứng từ có giá
Nợ TK 1011,1031 Mệnh giá – Lãi suất
Nợ TK 492 Lãi suất
Có TK 432,435 Mệnh giá (2) Ngân hàng tính lãi phải trả cho khách hàng
Nợ TK 803 Lãi suất
Có TK 492 Lãi suất (3) Ngân hàng thanh toán chứng từ có giá cho khách hàng khi đến hạn
Nợ TK 432,435 Mệnh giá
Có TK 1011,1031 Mệnh giá ¾ Ngân hàng phát hành giấy tờ có giá theo chiết khấu (lãi trước)
(1) Khi ngân hàng phát hành chứng từ có giá
Nợ TK 1011,1031
Nợ TK 492
Có TK 432,435 (2) Ngân hàng tính lãi phải trả cho khách hàng
Nợ TK 803
Có TK 492
Trang 32(3) Ngân hàng thanh toán chứng từ có giá cho khách hàng khi đến hạn
Nợ TK 432,435
Có TK 1011,1031
3.4 Hệ thống tài khoản Ngân Hàng sử dụng:
Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng sử dụng được ban hành theo Quyết định số 1161/NHNo-TCKT ngày 03/08/2004 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam
3.4.1 Cấu trúc tài khoản
Hệ thống tài khoản kế toán NHNo&PTNT Việt Nam bao gồm các tài khỏan trong bản cân đối kế toán và các tài khỏan ngoài bản cân đối kế toán, được bố trí thành 9 loại:
- Các tài khoản trong bảng cân đối kế toán gồm 8 loại (từ loại 1 đến loại 8)
- Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán có 1 loại (loại 9)
- Các tài khoản trong bảng cân đối kế toán và các tài khỏan ngoài bảng cân đối
kế toán được bố trí theo hệ thống số thập phân nhiều cấp, từ tài khoản cấp I đến tài khoản cấp V, ký hiệu từ 2 đến 6 chữ số
- Tài khỏan cấp I, II, III là những tài khoản tổng hợp do Thống đốc NHNN quản
lý, làm cơ sở để hạch toán và lập báo cáo gửi NHNN
- Tài khỏan cấp V được mở trên cơ sở tài khoản cấp II, III của NHNN phù hợp với yêu cầu hạch toán kế toán của NHNo&PTNT Việt Nam Việc mở tài khoản cấp V
do Tổng Giám đốc NHNo&PTNT VN quyết định
- Tài khoản cấp V ký hiệu bằng 6 chữ số , ba số đầu (từ trái sang phải) là số hiệu tài khoản cấp II, số thứ 4 là số thứ tự tài khoản cấp III trong tài khoản cấp II, kí hiệu từ
1 đến 9 (những tài khoản NHNN chỉ mở đến cấp II thì số thứ tư là số 0), hai số thứ 5 và thứ 6 bắt đầu từ 01 đến 99 (chữ số cuối cùng khác 0) là số thứ tự của tài khoản cấp V (NHNo không mở tài khoản cấp IV)
3.4.2 Kí hiệu tiền tệ
Để phân biệt đồng Việt Nam , ngoại tệ và giữa cá loại ngoại tệ khác nhau, NHNo&PTNT Việt Nam sử dụng kí hiệu tiền tệ: bằng số (kí hiệu từ 00 đến 99 – đối với chương trình hạch toán theo FOXRO, NH bán lẽ), bằng 3 chữ cái (VD: VND, USD, CNY…- đối với chương trình dự án WB) để ghi vào bên phải tiếp theo số hiệu tài khỏan tổng hợp
Trang 333.4.3 Phương pháp hạch toán các tài khoản
Việc hạch toán trên các tài khoản trong bảng được tiến hành theo phương pháp ghi sổ kép (Nợ - Có) Các tài khoản trong bảng chia làm 3 loại:
- Loại tài khoản thuộc tài sản Có : luôn luôn có số dư Nợ
- Loại tài khoản thuộc tài sản Nợ: luôn luôn có số dư Có
- Loại tài khoản thuộc tài sản Nợ - Có: lúc có số dư Có, lúc có số dư Nợ hoặc có
cả 2 số dư
Khi lập bảng cân đối tài khoản tháng và năm, phải phản ánh đầy đủ và đúng tính chất số dư của các loại tài khoản nói trên (đối với tài khoản thuộc tài sản Có và tài khoản thuộc tài sản Nợ) và không được bù trừ giữa 2 số dư Nợ - Có (đối với tài khoản thuộc tài sản Nợ - Có)
Việc hạch toán trên các tài khoản ngoài bảng được tiến hành theo phương pháp ghi sổ đơn (Nhập – Xuất – Còn lại)
3.5 Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu từ sổ sách chứng từ
- Thu thập số liệu từ phòng KT-NQ
- Thu thập thông tin từ Internet
- Quan sát thực tế, mô tả sau đó đưa ra một số giải pháp để góp phần nâng cao và hoàn thiện hơn trong công tác kế toán nghiệp vụ HĐV
Trang 34CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình hoạt động Huy động vốn tại Ngân hàng:
Bảng 4.1 Thống kê công tác huy động vốn năm 2007 và năm 2008
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2007
Năm 2008 Chỉ tiêu
Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%)
I Nguồn vốn huy động 605,006 100 857,758 100
a) TG không kỳ hạn 109,622 18.12 88,594 10.33 b) TG có kỳ hạn 491,190 81.19 724,474 84.46 + Dưới 12 tháng 85,229 14.09 483,553 56.37 + Từ 12 tháng đến dưới 24 tháng 98,594 16.30 1,941 0.22 + Từ 24 tháng trở lên 302,000 49.92 27,604 3.22 + Mệnh giá kỳ phiếu ngắn hạn 1,515 0.25 59,527 6.94 + Trái phiếu AGRIBANK 1,850 0.31 1,850 21.57
2 Ngoại tệ 4,194 0.70 44,690 5.21 a) TG không kỳ hạn 2,870 0.47 4,726 0.55 b) Ký quỹ L/C 425 0.07 521 0.06 c) TG có kỳ hạn 900 0.15 38,556 4.60 + Dưới 12 tháng 50 0.05 36,958 4.40 + Mệnh giá kỳ phiếu ngắn hạn 255 0.04 - - + Từ 12 tháng trở lên 594 0.10 1,599 0.20
Nguồn: Phòng KT-NQ
Trang 35Kết quả hoạt huy động vốn năm 2008 của Agribank Tân Tạo đã tăng trưởng tốt
và phát triển vượt bậc Tổng nguồn vốn tăng 252,752,000,000 đ, tăng 41,8% so với cùng kỳ năm 2007
Theo thống kê cuối năm 2007 và cuối năm 2008 ta thấy Agribank Tân Tạo đã có những thay đổi trong cơ cấu huy động vốn như sau:
Đối với nội tệ tăng 212,256,000,000 đ tương ứng với 42 % so với thời điểm quý
IV năm 2007 Tiền gửi không kỳ hạn giảm 21,028,000,000 , giảm 19 %, trong khi đó tiền gửi có kỳ hạn tăng mạnh 233,284,000,000 đ, tăng 47% so với năm 2007 Tăng mạnh nhất của tiền gửi có kỳ hạn trong năm 2008 là tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng, tăng 398,324,000,000 đ tương ứng với 467 % trong khi kỳ hạn từ 12 đến dưới 24 tháng giảm đến 96 % Kỳ hạn trên 24 tháng giảm 50 % so với năm 2007 Bên cạnh đó mệnh giá kỳ phiếu ngắn hạn cũng tăng rất mạnh, tăng 58,012,000,000 đ, Như vậy nhìn chung mức tăng nguồn vốn nội tệ là do mức tăng chủ yếu của tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng
và mệnh giá kỳ phiếu ngắn hạn Thời điểm năm 2008 lãi suất tiền gửi tiết kiệm rất cao nên đã thu hút được một lượng lớn nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư Cuối năm 2008 Ngân hàng phát hành đợt kỳ phiếu dự thưởng Mừng xuân Kỷ Sửu cũng cũng
là nguyên nhân chính cho sự mức tăng đáng kể của mệnh giá kỳ phiếu ngắn hạn
Đối với tiền gửi ngoại tệ trong năm 2008 tăng mạnh đáng kể, tăng 2,325,000 $, ứng với 941 % so với năm 2007 Trong đó tăng mạnh nhất vẫn là tiền gửi tiết kiệm có
kỳ hạn dưới 12 tháng, tăng 2,124,000 $, chiếm 91 % của mức tăng ngoại tệ So với tiền gửi nội tệ thì tiền gửi ngoại tệ chiếm một tỷ trọng rất thấp, năm 2007 chiếm 0.70 % và năm 2008 chiếm 5.21 % so với tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng
Như vậy, trong năm 2008 Ngân hàng No&PTNT chi nhánh KCN Tân Tạo đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tài chính, đảm bảo trích đủ nguồn dự phòng rủi ro, đồng thời lợi nhuận vẫn tăng hơn 77% Tổng nguồn vốn huy động tăng 105 %, nội tệ tăng
115 %, ngoại tệ tăng 9 % so với kế hoạch quý IV năm 2008
Để có được kết quả này là sự nổ lực không ngừng của đội ngủ cán bộ công nhân viên của Ngân hàng cũng như sự lãnh đạo tài tình của ban giám đốc chi nhánh đã đề ra những mục tiêu phương hướng nhằm thu hút một lượng vốn lớn phù hợp với tình hình biến động của thị trường
Trang 364.1.2 Các loại hình sản phẩm dịch vụ cung ứng
a) Tiền gửi tổ chức kinh tế
- Tiền gửi thanh toán: (của DNNN, HTX, Công ty TNHH – Công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân – tiền gửi cá nhân) rất tiện lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp các phương tiên thanh toán hữu ích như Séc, Ủy nhiệm chi…; chuyển tiền qua mạng điện tử giúp khách hàng không phải vận chuyển tiền mặt vừa cồng kềnh vừa dễ xảy ra nhiều rủi ro; thực hiện nhanh chóng các lệnh chi trả và thu ngân hộ…
- Tiền gửi có kỳ hạn
b) Tiền gửi dân cư
- Tiết kiệm không kỳ hạn: là loại tiết kiệm không xác định thời hạn, thời gian gửi
và rút tiền tùy thuộc yêu cầu của người gửi tiền Lãi được tính trả hàng tháng (vào ngày cuối tháng ) theo phương pháp tính lãi theo tích số, nếu khách hàng không lĩnh ra thì được nhập lãi vào gốc
- Tiết kiệm có kỳ hạn: là loại tiết kiệm theo kỳ hạn nhất định, kỳ hạn ngắn nhất
là 01 tháng (tính tròn 30 ngày)
+ Tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau: Trong đó: loại thông thường; Loại tham gia thưởng của Trung Ương trúnh thưởng bằng vàng; Loại tham gia dự thưởng của chi nhánh KCN Tân Tạo
+ Tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi trước: Trong đó: loại thông thường; Loại tham gia thưởng của Trung Ương trúnh thưởng bằng vàng; Loại tham gia dự thưởng của chi nhánh KCN Tân Tạo
+ Tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi hàng tháng
- Tiết kiệm bậc thang theo thời gian gửi: Là tiết kiệm có kỳ hạn, người gửi có quyền rút vốn (gốc và lãi) trong bậc thời gian gửi và được hưởng một khoảng tiễn lãi với bậc lãi suất kỳ hạn phù hợp với thời gai gửi vốn (Gồm có 7 bậc lãi suất) Ngân hàng chỉ tính và trả lãi khi khách hàng rút tiền gốc, không giải quyết khi khách hàng lĩnh tiền lãi mà không rút gốc
+ Khách hàng gửi tiền một lần vào 01 sổ tiết kiệm nhưng có thể được rút nhiều lần (nếu có nhu cầu gửi tiền nhiều lần thì mỗi lần gửi khách hàng được mở một sỏ tiết kiệm riêng)
Trang 37+ Khi rút tiền gốc (một phần hay toàn bộ) Ngân hàng sẽ tính trả lãi tương ứng với số tiền gốc đó cho khách hàng theo lãi suất bậc thang đã quy định
- Tiết kiệm bằng vàng: được thực hiện dưới hình thức tiết kiệm có kỳ hạn 03 tháng, 06 tháng, 09 tháng, 12 tháng và trên 12 tháng
Khi nhận tiền gửi tiết kiệm bằng vàng phải quy đổi thành vàng miếng tiêu chuẩn 99.99% và gốc cũng được thanh toán bằng vàng miếng tiêu chuẩn 99.99% Tiền lãi được thanh toán bằng VND theo giá quy đổi tại thời điểm chi trả
Với tiền gửi tiết kiệm này khách hàng gửi tiền mặt nhưng được quy ra giá trị bằng vàng Khách hàng được thanh toán bằng tiền mặt tính trên tỷ giá vàng thời điểm tất toán Nếu giá vàng cao hơn thời điểm gửi vào khách hàng sẽ được nhận tiền mặt khoảng chênh lệch tỷ giá đó Nếu trường hợp tỷ giá vàng thấp hơn thời điểm gửi khách hàng sẽ không phải chịu khoảng chênh lệch đó
4.2 Quy trình luân chuyển chứng từ
4.2.1 Quy trình luân chuyển chứng từ thu - chi bằng tiền mặt:
Mô hình giao dịch của Agribank Tân Tạo là mô hình giao dịch một cửa vì vậy trong quy trình thu chi tiền mặt các giao dịch viên phải kiểm tra tính chính xác của nghiệp vụ trước khi hạch toán và chịu trách nhiệm toàn bộ khâu kiểm đếm tiền mặt, phân biệt tiền thật tiền giả, đảm bảo thi chi chính xác Tại bất kỳ thời điểm nào giao dịch trong ngày giao dịch, giao dịch viên phải đảm bảo số tiền trên sổ sách và số tiền thực tế tại quỹ của mình khớp đúng, nếu có chênh lệch phải tìm ngay nguyên nhân để giải quyết kịp thời
a) Quy trình thu bằng tiền mặt:
Khi nộp tiền vào Ngân hàng, khách hàng lập chứng từ nộp tiền theo mẫu in sẵn của Ngân hàng, bảng kê các loại tiền nộp gửi cho giao dịch viên GDV kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ ; đối chiếu số tiền bằng số, bằng chữ ghi trên chứng từ phải khớp với số tiền bằng số, bằng chữ ghi trên bảng kê
Căn cứ vào chứng từ, bảng kê nộp tiền của khách hàng, GDV nhận toàn bộ số tiền của khách hàng và tiến hành các thủ tục kiểm đếm tiền của khách hàng Khi thu đủ tiền mặt, giao dịch viên ký và đóng dấu “Đã thu tiền” lên chứng từ nộp tiền
Trang 38Sau khi thu tiền và trả liên 2 chứng từ “Đã thu tiền” (hoặc sổ tiết kiệm, kỳ phiếu) cho khách hàng, GDV nhập dữ liệu vào phần thích hợp trong chương trình IPCAS, thực hiện hạch toán ghi Có vào tài khoản và chuyển giấy báo Có cho khách hàng
¾ Trường hợp giao dịch vượt hạn mức giao dịch hoặc hạn mức tồn quỹ GDV: Trong trường hợp này, GDV chuyển chứng từ đến GDV có hạn mức cao hơn để thực hiện giao dịch
Nếu lượng tiền mặt nộp vào Ngân hàng lớn hơn hạn mức quy định cho GDV thì việc thu tiền sẽ được thực hiện tại quỹ chính Giao dịch này được hạch tóan sau khi qũy chính đã thu đủ tiền vào Ngân hàng (quy trình thu tiền như đối với thi tiền trong hạn mức) Sau đó quỹ chính ký tiền trên chứng từ và chuyển trả chứng từ nộp tiền cho người thực hiện hạch tóan giao dịch này, giữa người hạch toán và quỹ chính thực hiện xuất, nhập quỹ tiền mặt nội bộ
Hình 4.1 Sơ đồ luân chuyển chứng từ thu tiền mặt
(3) (4)
Phê duyệt