Mục đích đánh giá hiệu quả khi sử dụng chất khí Ethylene kích thích phù hợp giống nào.Mục tiêu nghiên cứu nhằm so sánh sản lượng mủ tại lô có xủ lý bơm khí Ethylene và trên lô không xử l
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
******************
NGUYỄN VĂN THÀNH
ĐÁNH GIÁ HIỆU QỦA SỬ DỤNG ETHYLENE TRÊN CÂY
CAO SU TẠI VÙNG ĐẤT XÁM DẦU TIẾNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 7/2011
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
******************
NGUYỄN VĂN THÀNH
ĐÁNH GIÁ HIỆU QỦA SỬ DỤNG ETHYLENE TRÊN CÂY
CAO SU TẠI VÙNG ĐẤT XÁM DẦU TIẾNG
Ngành: Lâm Nghiệp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: ThS Lê Huỳnh
Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này tôi xin chân thành cám ơn:
Chân thành cám ơn Cha mẹ, anh chị em đã chăm lo, giúp đỡ và động viên trong suốt thời gian học tập tại trường
Chân thành biết ơn các thầy cô của Khoa Lâm Nghiệp đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báo cho tôi trong suốt thời gian học hành tại trường, là những bước chân đầu tiên trong công việc và cuộc sống của tôi
Lời cám ơn chân thành xin gởi đến:
Chân thành cám ơn thầy Lê Huỳnh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ cho tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này
Xin chân thành cám ơn Ban Giám Đốc Nông trường Long Hòa, cùng toàn thể công nhân viên chức kỹ thuật tại Nông Trường đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, cung cấp thông tin và tạo điều kiện cho tôi được tìm hiểu, đã giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Cuối cùng:
Cho tôi gởi lời cám ơn đến tất cả những người bạn, sinh viên, đồng nghiệp đã giúp đỡ và đóng gốp cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường,cũng như trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp này
Tháng 6 Năm 2011
Người viết
Nguyễn Văn Thành
Trang 4TÓM TẮT
NGUYỄN VĂN THÀNH, Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Tháng 7/2011 Với tên đề tài “ĐÁNH GIÁ HIỆU QỦA SỬ DỤNG ETHYLENE TRÊN CÂY CAO SU TẠI VÙNG ĐẤT XÁM DẦU TIẾNG”
Người hướng dẫn: ThS LÊ HUỲNH
Nghiên cứu được tiến hành tại 3 lô thuộc Nông Trường Long Hòa Mục đích đánh giá hiệu quả khi sử dụng chất khí Ethylene kích thích phù hợp giống nào.Mục tiêu nghiên cứu nhằm so sánh sản lượng mủ tại lô có xủ lý bơm khí Ethylene và trên lô không xử lý bơm khí cùng giống VM515 và so sánh sản lượng mủ của 2 giống VM515 và PB235 cùng sử dụng kỹ thuật dùng khí Ethylene
Phương pháp chọn cây trên cơ sở chọn cây đại diện dựa vào 2 biểu đồ D1,3 và
Hdc trên lô 1K,5D (xử lý bơm khí ethylene) và lô 3F (lô đối chứng)
Các nghiệm thức thí nghiệm gồm:
-Nghiệm thức 1 lô 1K sử dụng thuốc kích thích khí ethylene
-Nghiệm thức 2 lô 1K bơm khí ethylene, ngày lấy mủ không xủ lý kích thích khí -Nghiệm thức 3 lô không xử lý khí
-Nghiệm thức 4: Lô 5 D,lô có kích thích khí ethylen
-Nghiệm thức 5: Lô 5 D,lô bơm khí ethylene,ngày lấy mủ là ngày không bơm khí
Thí nghiệm được bố trí lặp lại theo thời gian, mỗi một lô lấy số lượng mẫu đại diện là 100 cây để lấy số liệu so sánh
Kết quả:
Sản lượng mủ lô 1K có xủ lý bơm khí Ethylene tăng hơn so với lô 3F
Sản lượng mủ của 2 giống VM515 và PB235 cùng sử dụng kỹ thuật dùng khí Ethylene có khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê
Phương trình tương quan cho thấy cây có D1,3 lớn cho sản lượng lớn,Hdc
không ảnh hưởng tới sản lượng mủ của cây
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ i
TÓM TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG vi
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ix
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Ý nghĩa 3
1.3 Giới hạn của đề tài 3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Địa điểm nghiên cứu 4
2.2 Tổng quan về hai dòng vô tính 7
2.2.1 Dòng vô tính VM 515 7
2.2.2.Dòng vô tính PB 235 7
2.3 Các chỉ tiêu sử dụng phương pháp kích thích bằng khí ethylene 8
2.3.1 Tiêu chuẩn cây được sử dụng phương pháp kích thích bằng khí ethylene 8
2.3.2 Hàm lượng DRC 8
2.4 Chất kích thích và vật liệu sử dụng 9
2.4.1 Khí ethylene 9
2.4.2 Liều lượng sử dụng và nhịp độ bơm khí 10
2.4.3 Phương pháp bơm khí ethylene vào hộp trên thân cây 10
2.5 Những nghiên cứu về việc sử dụng chất kích thích trên cây cao su 10
2.5.1 Những nghiên cứu về việc sử dụng chất kích thích trên cây cao su trên thế giới 10
2.5.2 Những nghiên cứu trong nước 11
2.5.2.1 Ảnh hưởng của chất kích thích Ethephon đến các chỉ tiêu sinh lý mủ 12
2.5.2.2 Một số kết quả nghiên cứu về công nghệ dùng khí ethylene ở nước ta 12
2.6 Sơ lược các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất mủ 15
2.6.1 Nhịp độ cạo 15
2.6.2 Độ dốc và hướng miệng cạo 16
2.6.3.Chiều cao miệng cạo 16
Trang 62.6.4 Độ sâu cạo mủ và độ hao dăm 17
2.6.5 Giờ cạo trong ngày 18
2.6.6 Phần cây cạo 18
2.7 Sơ lược về một số thông số sinh lý mủ 19
2.7.1 Đường(sucrose) 19
2.7.2 Tổng Hàm lượng chất khô (TSC) 19
2.7.3 Lân vô cơ Pi 19
2.7.4 Hàm lượng Mg2+ 20
Chương 3 MỤC TIÊU NÔI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1.1 Mục đích 21
3.1.2 Mục tiêu 21
3.1.3 Các nội dung nghiên cứu 21
3.2 Vật liệu nghiên cứu 21
3.2.1 Vườn cao su 21
3.2.2 Khí ethylene 23
3.2.2.1 Hộp RRIMFLOW 23
3.2.2.2 Dụng cụ bơm khí ethylene vào hộp 24
3.2.3 Đo sản lượng 25
3.2.4 Bảng sơ lược 25
3.3 Phương pháp nghiên cứu 26
3.3.1 Nghiệm thức 26
3.3.2.Ngoại nghiệp 26
3.3.3 Nội nghiệp 27
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28
4.1 Kết quả chọn cây đại diện 28
4.1.1 Biểu đồ phân bố tần số D 1,3 ,H dc của giống VM515 lô 1K được xử lý bơm khí ethylene 28
4.1.2 Biểu đồ phân bố tần số đối với D 1,3 ,H dc trên giống VM515 lô đối chứng (3F) 30
4.1.3 Biểu đồ phân bố tần số của D 1,3 ,H dc trên giống PB235 lô 5D được xử lý bơm khí ethylene 31
4.2 So sánh sản lượng mủ của trên giống VM515 32
Trang 74.2.1 So sánh sản lượng mủ của giống VM515 trong kỹ thuật dùng chất kích thích khí
Ethylene với lô đối chứng qua 2 nghiệm thức NT1 và NT3 32
4.2.2 Phân tích sản lượng của giống VM515 trong kỹ thuật dùng chất kích thích với lô đối chứng qua 2 nghiệm thức NT2 và NT3 35
4.3 So sánh sản lượng của giống VM515 và PB235 trong kỹ thuật dùng chất kích thích 37
4.3.1 So sánh sản lượng của giống VM515 và PB235 trong kỹ thuật dùng chất kích thích qua 2 nghiệm thức NT1 và NT4 37
4.3.2 So sánh sản lượng mủ của giống VM515 và PB235 trong kỹ thuật dùng chất kích thích qua 2 nghiệm thức NT2 và NT5 39
4.4 Phân tích sản lượng mủ trong lô xử lý khí 40
4.4.1 So sánh sản lượng mủ trong lô 1K giữa trung bình lần lấy mủ 2 và 5 với trung bình lần lấy mủ 3 và 6 40
4.4.2 Phân tích sản lượng trong lô 5D giữa Tb lần lấy mủ 2 và 5 với Tb lần lấy mủ 3 và 6 43
Biểu đồ 5.11: So sánh sản lượng mủ qua trung bình các lần lấy 46
4.5 Phương trình tương quan giữa sản lượng 3 lô với D1,3 và Hdc 46
4.5.1 Phương trình tương quan giữa sản lượng lô 1K có kích thích (NT1) với D 1,3 ,H dc 46 4.5.2 Phương trình tương quan giữa sản lượng lô 3F với D 1,3 ,H dc 48
4.5.3 Phương trình tương quan giữa sản lượng lô 5D có kích thích (NT4) với D 1,3 ,H dc 49 4.6 So sánh phần trăm tăng sản lượng giữa các lần lấy mủ các lô 1K, 3F, 5D 51
4.6.1 So sánh phần trăm tăng sản lượng giữa lô 1K và lô 3F 51
4.6.2 So sánh phần trăm tăng sản lượng 5D 51
4.6.3 So sánh phần trăm tăng sản lượng giữa 1K và 5D 52
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54
5.1 Kết luận 54
5.2 Kiến nghị 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56 PHỤ LỤC I
Trang 8DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 2.2: Hàm lượng cao su khô (%) của RF và chế độ cạo bình thường qua ba năm cạo
mủ tại NT Bến Củi ( Đỗ Kim Thành, 2010 ) 9
Bảng 2.3: Trung bình năng suất của RRIMFLOW và chế độ cạo bình thường qua bốn năm thu hoạch mủ tại CTCS Đồng Nai (Đổ Kim Thành, 3/2010) 13
Bảng 2.4: Trung bình năng suất của RF và chế độ cạo bình thường qua ba năm thu hoạch mủ tại NT cao su Bến Củi (Đổ Kim Thành, 3/2010) 13
Bảng 2.5: Năng suất vườn cây ứng dụng kỹ thuật RF so với vườn cây cạo theo quy trình tại CTCS Dầu Tiếng (ĐC) (Đổ Kim Thành, 3/2010) 14
Bảng 2.6: Địa hình và số lượng cây cạo 19
Bảng 3.1: Giống, nghiệm thức,lần lấy mủ 25
Bảng 4.1: Bảng phân bố tần số D 1,3 ,H dc của lô 1K 28
Bảng 4.2: Bảng phân bố tần số của D 1,3 ,H dc lô đối chứng (lô 3F) 30
Bảng 4.3: Bảng phân bố tần số của D 1,3 ,H dc lô 5D 31
Bảng 4.5: Sự sai khác về sản lượng giữa NT1 và NT3 33
Bảng 4.6:So sánh sản lượng nghiệm thức NT1 và NT3 34
Bảng 4.7: Kiểm tra phương sai giữa NT2 và NT3 35
Bảng 4.8: Sự sai khác về sản lượng giữa NT2 và NT3 36
Bảng 4.9: Kiểm tra phương sai giữa NT1 và NT4 37
Bảng 4.10: Sự sai khác về sản lượng giữa NT1 và NT4 37
Bảng 4.11: So sánh sản lượng nghiệm thức NT1 và NT4 38
Bảng 4.12: Kiểm tra phương sai giữa NT2 và NT5 39
Bảng 4.13: Sự sai khác về sản lượng giữa NT2 & NT5 39
Bảng 4.14: Kiểm tra phương sai giữa Tb lần lấy mủ 2 và 5 với Tb lần lấy mủ 3 và 6 lô 1K 40
Bảng 4.15: Sự sai khác về sản lượng giữa Tb lần lấy mủ 2 và 5 với Tb lần lấy mủ 3 và 6 lô 1K 41
Bảng 4.16: So sánh những lần lấy mủ trong lô 1K qua trắc nghiệm LSD 1 nhân tố (độ tin cậy 95.0 %) 41
Bảng 4.17: Kiểm tra phương sai giữa TB lần (2 và 5) với Tb lần (3 và 6) lô 5D 43
Trang 9Bảng 4.18: Sự sai khác về sản lượng giữa trung bình lần 2 và 5 với trung bình lần 3 và 6 lô
5D 44
Bảng 4.19:So sánh những lần lấy trong lô 5D qua trắc nghiệm LSD 1 nhân tố với độ tin cậy 95.0 % 44
Bảng 4.20: PTTQ sản lượng có kích thích (NT1) với D1,3 lô 1K 46
Bảng 4.21: PTTQ sản lượng có kích thích (NT1) với Hdc lô 1K 47
Bảng 4.22: PTTQ giữa sản lượng lô 3F (NT3) với D 1,3 48
Bảng 5.23: PTTQ giữa sản lượng lô 3F (NT3) với H dc 48
Bảng 4.24: PTTQ giữa sản lượng có kích thích (NT4) với D1,3 lô 5D 49
Bảng 4.25: PTTQ giữa sản lượng có kích thích (NT4) với Hdc lô 5D 50
Bảng 4.26: So sánh sản lượng 1K với lô 3F 51
Bảng 4.27: So sánh sản lượng lô 5D 52
Bảng 4.28: So sánh sản lượng giữa 1K và 5D 52
Trang 10DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ phân bố tần số đối với D 1,3 , giống VM515 (lô 1K) 29
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ phân bố tần số đối với H dc trên giống VM515 (lô 1K) 29
Biểu đồ 4.3: Biểu đồ phân bố tần số của D 1,3 trên giống VM515 lô đối chứng( 3F) 30
Biểu đồ 4.4: Biểu đồ phân bố tần số của H dc trên giống VM515 lô đối chứng( 3F) 31
Biểu đồ 4.5: Biểu đồ phân bố tần số của D1,3 trên giống PB235 lô 5D 32
Biểu đồ 4.6: Biểu đồ phân bố tần số của Hdc trên giống PB235 lô 5D 32
Biểu đồ 4.7: Biểu đồ so sánh sản lượng trung bình giữa NT1&NT3 34
Biểu đồ 4.8: Sản lượng trung bình giữa Lô 1K (Tb lần lần lấy mủ 2,3,5,6) với Tb lô 3F (NT2 và NT3) 36
Biểu đồ 4.9: Sản lượng trung bình giữa lô 1K với lô 5D (NT1vàNT4) 38
Biểu đồ 4.10: So sánh sản lượng mủ qua trung bình các lần lấy 43
Biểu đồ 4.11: So sánh sản lượng mủ qua trung bình các lần lấy 46
Biểu đồ 4.12:Biểu đồ phân bố sản lượng có kích thích (NT1) với D1,3 lô 1K 47
Biểu đồ 4.13: Biểu đồ phân bố sản lượng (NT1) với H dc lô 1K 47
Biểu đồ 4.14: Biểu đồ phân bố sản lượng lô 3F (NT3) với D 1,3 48
Biểu đồ 4.15: Biểu đồ phân bố sản lượng lô 3F (NT3) với Hdc 49
Biểu đồ 4.16: Biểu đồ phân bố sản lượng (NT4) với D1,3 lô 5D 49
Trang 11DRC Hàm lượng cao su khô
IRSG Tổ chức nghiên cứu cao su thế giới
Trang 12Năm 2010, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đặt mục tiêu tăng diện tích cao su lên trên 40.000 ha, đưa tổng diện tích cao su cả nước lên 715.000 ha, diện tích trồng cao su tập trung chủ yếu ở Đông Nam bộ (64%), kế đến là Tây Nguyên (24,5%) và duyên hải miền Trung (10 %) Diện tích cây cao su ở vùng Tây Bắc mới đạt khoảng 10.200 ha (chiếm 1,5%).Trong chiến lược phát triển đến năm
2010, Tổng Công ty Cao su Việt Nam đã định hướng nâng cao năng suất bình quân
từ 1,4–1,5tấn/ha/năm lên 1,9–2,2 tấn/ha/năm, bằng các biện pháp kỹ thuật và ứng dụng các tiến bộ khoa học của thế giới (Tổng Công ty Cao su Việt Nam, 2003),
Trang 13sang 39 quốc gia, trong đó Trung Quốc chiếm 60% Năm 2011, Việt Nam dự kiến xuất khẩu khoảng 760.000 tấn cao su, trị giá gần 3 tỷ USD (caosu.net, tập đoàn cao
su VN) Hiện nay diện tích cao su của Việt Nam được xếp thứ 6 (chiếm khoảng 6,4% tổng diện tích cao su thế giới), sản lượng xếp thứ 5 (khoảng 7,7% tổng sản lượng cao su thế giới) và xuất khẩu đứng thứ 4 (khoảng 9%).Những thành tựu trên của tập đoàn cao su Việt nam sẽ tạo bàn đạp cho sức bứt phá trong năm 2010 và những năm tiếp theo để sớm đạt mục tiêu 800.000 ha, do mở rộng trồng cao su ở Campuchia nên sản lượng sẽ đạt mức 1,2 triệu tấn cao su, kim ngạch xuất khẩu đạt
2 tỷ USD theo mục tiêu của Chính phủ đề ra
Vì giá trị ngày càng lớn của thứ vàng trắng mang lại những lợi nhuận to lớn, tập đoàn cao su VN kết hợp với viện nghiên cứu sinh học luôn đi đầu trong việc tìm
ra những phương pháp kích thích nhằm tăng sản lượng mủ, đã được quan tâm và nghiên cứu nhiều Ban đầu là hợp chất có chứa gốc CuSO4,tiếp theo đó được nghiên cứu, sử dụng phổ biến hiện nay là chế phẩm Ethephon (acid 2-chloroethyl phosphonic 2,5%), các nghiên cứu về hoạt chất ethephon ,sử dụng chất kích thích
mủ Ethephon đem lại sự gia tăng sản lượng trên tất cả các chế độ khai thác Tuy nhiên, mức độ gia tăng sản lượng sau khi kích thích còn tùy thuộc vào các yếu tố như dòng vô tính, thời gian kích thích trong năm, vị trí miệng cạo, số lần bôi thuốc trong năm, nồng độ thuốc v v Kết quả cho thấy sản lượng mủ khô mỗi lần cạo (g/c/c) của các chế độ khai thác trên các dòng vô tính GT1, PB235, PB255, VM515 đều gia tăng khi sử dụng kích thích ( Đỗ Kim Thành và các cộng sự) Tuy nhiên, việc sử dụng những phương pháp kích thích này có những hạn chế nhất định
Kỹ thuật áp dụng hiện nay tại các công ty cao su là kích thích mủ bằng khí ethylene (với nhiều tên gọi công nghệ RRIMFLOW, REACTORRIM, Patch & Tap, G-Flex, GasTech) ra đời và được nghiên cứu từ những năm 1990, nhằm một mục đích gia tăng sản lượng mủ, với ưu điểm giảm công lao động mà vẫn có thể tối ưu hóa tiềm năng năng suất trên một đơn vị diện tích, đồng thời có thể khắc phục những hạn chế của việc sử dụng những phương pháp kích thích trên
Trang 14Được biết, ở Malaysia phương pháp này đã được sử dụng từ năm 1996 đến nay và được xem là phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới Phương pháp này đặc biệt phát huy tác dụng đối với những vườn cây cao su để tăng sản lượng mủ hoặc tận dụng tối đa lượng mủ khai thác trên vườn cây chuẩn bị thanh lý Nó sẽ giúp cho người trồng tận thu tuyệt đối lượng mủ cao su còn trong thân cây trước khi cưa bỏ
Việt Nam bắt đầu thử nghiệm công nghệ này từ năm 2005, đã thực hiện nghiên cứu ứng dụng trong 4 năm (2005 - 2008),báo cáo của Đỗ Kim Thành 3/2010 thuộc Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam cho kết luận áp dụng công nghệ kích thích mủ bằng khí Ethylene (RRIMFLOW) đã gia tăng năng suất vườn cây cao hơn khai thác thông thường theo quy trình 16 – 21% Năng suất bình quân đạt 2,1-2,4 tấn/ha Tuy nhiên việc áp dụng ở nước ta mới có một vài nơi như : Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Hòa Bình…vv
Nhằm đánh giá những ưu điểm của kỹ thuật này về mặt kinh tế cũng như công sức lao động, đồng thời rút ra một số kinh nghiệm, kiến nghị cho việc áp dụng công nghệ này vào sản xuất một cách có hiệu quả nhất, đề tài “ĐÁNH GIÁ HIỆU QỦA SỬ DỤNG KHÍ ETHYLENE TRÊN CÂY CAO SU” đã được thực hiện
1.2 Ý nghĩa
Điều quan trọng mà đề tài mang lại là nhằm đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế của công nghệ này mang lại
1.3 Giới hạn của đề tài
Do thời gian thực hiện đề tài có giới hạn, gần 1/3 thời gian là vào mùa rụng
lá của cây cao su nên không thể quan trắc và thu thập đề tài được
Đề tài chỉ là một phần nhỏ trong toàn thể một vấn đề lớn về việc sử dụng khí Ethylene trên cây cao su
Trang 15Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Địa điểm nghiên cứu
Vùng đất Dầu Tiếng nằm ở phía tây bắc của tỉnh Bình Dương, tập trung dọc trên lưu vực tả ngạn sông Sài gòn hướng tây bắc,phía bắc giáp hồ thuỷ lợi Dầu Tiếng, phía nam giáp thị trấn Bến Cát, phía đông giáp Chơn Thành huyện Bình Long và phía tây là sông Sài gòn Trung tâm của Công ty đặt tại Thị trấn Dầu Tiếng một thị trấn của vùng nông công nghiệp lớn nằm trên bờ sông Sài Gòn cách thị xã Thủ Dầu Một 60 Km và cách thành phố Hồ Chí Minh 90 Km đường giao thông đường bộ
Vùng đất Dầu Tiếng rất thuận lợi với sự phát triển ngành kinh tế cây cao su
do cấu tạo bởi đất phù sa cổ sinh lớp đất mặt có màu xám nâu với tỷ lệ phần trăm cát thịt ở bề mặt khá cao khí hậu nhiệt đới có 2 mùa mưa nắng phân định giàu ánh sáng nắng lượng mưa khá cao
Công ty cao su Dầu Tiếng trước đây là đồn điền cao su MICHELIN do tư bản Pháp xây dựng vào năm 1917; sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng đồn điền MICHELIN được đổi tên là Nông trường quốc doanh cao su Dầu Tiếng Ngày
21 tháng 05 năm 1981 Quốc doanh cao su Dầu Tiếng được Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ký quyết định chuyển thành Công ty cao su Dầu Tiếng đồng thời được cấp giấy phép thành lập số 152/NN-TCCB/QĐ ngày 04 tháng 03 năm 1993 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Trang 16Thực hiện chủ trương đổi mới và phát triển doanh nghiệp ngày 13/11/2009
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuyển Công ty cao su Dầu Tiếng thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Dầu Tiếng hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con theo quyết định số: 3283/QĐ-BNN-ĐMDN với quy
mô là doanh nghiệp hạng I vốn điều lệ là 824 tỷ đồng, nhiệm vụ chủ yếu là trồng,khai,thác chế biến,xuất khẩu cao su và kinh doanh một số ngành nghề khác Công ty có 09 phòng nghiệp vụ hành chánh kinh tế và kỹ thuật với chức năng tham mưu đề xuất các biện pháp và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhằm hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty,
Chuyên ngành: Trồng mới, khai thác, chế biến, xuất khẩu cao su thiên nhiên,kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp,
Các sản phẩm chính: SVR CV50, SVR CV60, SVR L, SVR 3L, SVR 10, SVR 20, cao su ly tâm LA, HA, v.v với 01 Xí nghiệp có chức năng sản xuất chế biến mủ cao su,và 03 Nhà máy (Nhà máy Chế biến mủ Bến Súc ,Nhà máy chế biến
mủ Long Hoà và Nhà máy chế biến mủ Phú Bình)
Công ty cao su Dầu Tiếng có 11 Nông trường chuyên canh cao su, nhiệm vụ xây dựng vườn giống, trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su
Xuất khẩu đi các nước chủ yếu như Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,
Ý, Pháp, Đài Loan…
Trang 17Hình 2.1: Xuất khẩu theo quốc gia năm 2009 (CTCS Dầu tiếng,2009)
Bảng 2.1: Tên và diện tích nông trường thuộc Công ty cao su Dầu Tiếng
Tên nông trường cao su Diện tích (ha) Trồng mới(ha) SL mủ quy khô(tấn)
Trang 18Nông trường cao su Long Hòa là một trong 11 nông trường thuộc tổng công
ty cao su Dầu Tiếng, các năm gần đây nhờ áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong quá trình khai thác mủ,trong đó có sử dụng công nghệ bơm khí ethylene lên cây cao su từ năm 2008, sản lượng trung bình tăng 21% (NT cao su Long hòa)
so với những năm trước nên sản lượng đã có sự gia tăng đáng kể hơn nhiều nông trường khác, hiện nay công nghệ này được sử dụng rộng rãi hơn cho toàn nông trường, cũng như cho toàn công ty nhằm gia tăng sản lượng đáp ứng cho nhu cầu cao su trên thế giới
2.2 Tổng quan về hai dòng vô tính
2.2.1 Dòng vô tính VM 515
Giống VM 515 là dòng vô tính nhập từ Malaysia năm 1978, chưa rõ phả hệ được khuyến cáo ở bảng 1 tại Việt Nam từ 1991 Giống VM515 sinh trưởng trên trung bình trong thời gian kiến thiết cơ bản, năng suất cao, có thể đạt 1,5 - 1,9 tấn/ha/năm ở Đông Nam Bộ và 1,4 - 1,7 tấn/ha/năm ở Tây Nguyên ở cao độ dưới dưới 600 m trong 10 năm cạo đầu tiên Giống VM515 tăng trưởng khi cạo kém, cây thường phân cành không cao, trung bình khoảng từ 4 đến 4,6m, đường kính không lớn, cây da màu xẫm, ít nhiễm bệnh nấm hồng và loét sọc mặt cạo, nhưng dễ nhiễm bệnh rụng lá mùa mưa và phấn trắng, dễ khô mủ, đáp ứng với kích thích từ trung bình đến khá Giống VM515 chỉ được khuyến cáo trồng qui mô vừa ở Đông Nam
Bộ và Tây Nguyên ở cao độ dưới 600 m, không nên trồng ở vùng có bệnh rụng lá nặng hoặc có gió mạnh và không nên mở cạo sớm khi cây chưa đủ tiêu chuẩn về sinh trưởng
2.2.2.Dòng vô tính PB 235
Đặc điểm sinh trưởng: Khoẻ ở vùng thuận lợi, ở vùng bất thuận (Tây Nguyên cao độ hơn 600m, Duyên hải miền Trung) sinh trưởng không trội hơn các giống GT1,VM515 Tăng trưởng trong khi cạo khá
Sản lượng: Năng suất thay đổi theo điều kiện môi trường và từng năm, sản lượng cao, đạt sớm hơn ở vùng Đông Nam bộ, nhưng trung bình ở vùng bất thuận Các đặc tính quan trọng khác:
Trang 19Thân thẳng, tròn đều, cành phân tầng cân đối ở giai đoạn đầu, rậm trung bình, về sau tán nhỏ với 1-2 cành chính, cành thấp tự rụng Ít nhiễm hoặc nhiễm nhẹ các loại bệnh trừ bệnh phấn trắng thì dễ nhiễm Kháng gió trung bình đến kém.Nên
áp dụng chế độ cạo nhẹ, đáp ứng kích thích trung bình
Đánh giá chung :
Có sinh trưởng khoẻ và sản lượng cao trong điều kiện thuận lợi nhưng thành tích giảm sút rõ trong điều kiện bất thuận, nhất là vùng cao Không trồng ở vùng có cao độ trên 600-700 m do bệnh phấn trắng nặng và vùng thường xảy ra gió bão do khả năng kháng gió kém Cần lưu ý trong việc áp dụng chất kích thích mủ vì có thể dẫn đến đáp ứng thấp và khô miệng cạo cao
2.3 Các chỉ tiêu sử dụng phương pháp kích thích bằng khí ethylene
2.3.1 Tiêu chuẩn cây được sử dụng phương pháp kích thích bằng khí ethylene
Điều kiện gắn hộp là những cây có vòng thân cây phải đạt chuẩn với chu vi lớn hơn 55 cm, cây sinh trưởng bình thường, tán lá cây cao su phải tốt và cây phải được chăm sóc tốt và bón phân đầy đủ,có kỹ thuật cạo tốt
Đặc biệt không sử dụng phương pháp này cho những cây bị cụt đọt, bệnh nấm hồng, cây bị khô miệng cạo
2.3.2 Hàm lượng DRC
Hàm lượng DRC (Dry Rubber Content) hay hàm lượng cao su khô của vườn cây không dưới 2.8 g/10ml
Lấy ống thủy tinh thể tích 10ml, cho 10ml mủ vào ống sau đó đổ ra,rửa sạch
mủ trong ống vào chảo để đun sôi đến khi bốc hơi hết lượng nước có trong mủ, đun cho đến khi lượng mủ trong chảo hơi ngã màu vàng, rồi lột sạch mủ trong chảo.Dùng cân tiểu li độ chính xác đến 0,01g, cân lấy kết quả,(1o mủ khi cân thì bằng 0,1g)
Trang 20Bảng 2.2: Hàm lượng cao su khô (%) của RF và chế độ cạo bình thường qua ba
năm cạo mủ tại NT Bến Củi ( Đỗ Kim Thành, 2010 ) Năm Chế độ cạo bình thường(đơn vị : độ) Chế độ cạo RF(đơn vị : độ)
Ethylene là một khí cacbua-hydro không no, có công thức hoá học là C2H4,
trong cấu trúc phân tử có một liên kết đôi Đây là một chất khí không màu, không
vị, dễ sử dụng, không có hại cho sức khỏe, thân thiện với môi trường không gây
độc, có khả năng gây cháy nổ chỉ khi ở nồng độ cao hơn 2,7% Trong không khí
bình thường có chứa khoảng 0,01 microlit ethylene/lít không khí
Ethylene là một hormone của sự chín trong trái cây, làm cho rau bị già đi và
làm cho lượng chất xơ trong rau tăng rõ rệt Sự tạo thành ethylene làm tăng hoạt
động sinh lý, hô hấp, sự xâm nhập của vi sinh vật
Ethylene có đặc tích kích thích sinh trưởng của các tế bào thực vật, do đó có
tác dụng làm tăng trưởng về kích thước cây trồng, kích thích sự ra hoa ở các loại
cây ăn quả Khi được bơm vào cây Ethylene sẽ thẩm thấu qua lớp vỏ cây và kích
thích ra mủ ở cây cao su Sau khi bơm khí Ethylene vào cây, khí Ethylene kích thích
mủ cao su có thể sẽ chảy ra liên tục suốt ngày đêm nên ngoài việc trang bị chén
hứng mủ
Ethylene là một chất khí nên khó sử dụng trực tiếp được Trong sản xuất,
người ta sử dụng Ethrel là hợp chất hóa học của ethylene,dưới dạng lỏng khi vào
cây làm tăng độ pH tăng lên Ethrel phân huỷ cho Ethylene Nhưng hiện nay người
ta đã biết cách sử dụng trực tiếp khí ethylene, bằng cách sử dụng loại hộp gắn trên
Trang 21cây, khi bơm khí vào hộp một thể tích khí nhất định thì khí ethylene sẽ thẩm thấu trực tiếp vào trong mô của cây
2.4.2 Liều lượng sử dụng và nhịp độ bơm khí
Một lần bơm từ 30 -
40 ml khí Ethylene, một bình
bơm khí có thể chứa lượng
khí bơm được khoảng
12.000 lần,lần bơm khí sau
cách lần bơm kế tiếp theo
chu kỳ khoảng thời gian
cách nhau 10 ngày Lần đầu
tiên bơm sẽ được nghỉ 48
tiếng cách cạo, những lần
bơm sau cách cạo 24 tiếng
sau đó cạo
Hình 2.2: Kỹ thuật bơm khí
2.4.3 Phương pháp bơm khí ethylene vào hộp trên thân cây
Bơm khí trực tiếp vào hộp bằng dụng cụ bình bơm khí, mỗi lần bơm khí cách nhau 10 ngày và bơm từ từ Một bình chứa khí bơm được khoảng 12.000 lần, mỗi lần bơm từ 30 - 40 ml khí Ethylene Ở lần bơm khí kích thích đầu tiên, sau 48 giờ tiến hành cạo mủ, còn những lần sau tiến hành cạo mủ sau khoảng 24 giờ Theo khuyến cáo của đơn vị chuyển giao công nghệ, để tránh hiện tượng rò rỉ khí đòi hỏi công nhân khi thao tác bơm khí nên có bước kiểm tra đoạn nối giữa ống nhựa và nút kim loại
2.5 Những nghiên cứu về việc sử dụng chất kích thích trên cây cao su
2.5.1 Những nghiên cứu về việc sử dụng chất kích thích trên cây cao su trên thế giới
Những chất phổ biến được sử dụng như các hợp chất có chứa gốc CuSO4; 2,4D; 2,4,5T; ethephon (axit 2 cloroetyl fotfonic)…, những chất kích thích làm tăng
Trang 22năng suất lên gấp đôi sau lần cạo đầu tiên, Đến này các chất kích thích vẫn còn được sử dụng cho kết quả vẫn ổn định,nhất là hợp chất có chứa gốc ethylene như ethephon (axit 2-cloroetyl-fotfonic) Ở nước ta ethephon được nghiên cứu thành
chất kích thích với nhiều tên gọi khác nhau
2.5.2 Những nghiên cứu trong nước
STIMULATEX thành phần chủ yếu là hoạt chất Ethephon (acid chloroethyl phosphonic, 2.5%) + phụ gia Là sản phẩm được nghiên cứu là sự kết hợp giữa viện nghiên cứu cao su Việt Nam và Trung tâm sinh học cao su,sử dụng nguyên liệu chứa gốc ethylen đó là ethephon (ET)
2-Hình 2.3: Quá trình hóa học Ethephon khi vào cây
Chất Ethephon là một loại trong nhóm thuốc điều hòa sinh trưởng cây
trồng,được ứng dụng trong việc kích thích ra hoa của một số cây trồng như: xoài, dứa (khóm), tăng tỉ lệ hoa cái (dưa, bầu bí) Trên cây cao su, chất Ethephon được sử dụng bôi vào miệng cạo để tăng sản lượng mủ Với loại chế phẩm 2,5% dùng 1-2gr/cây cao su cho một lần bôi, khoảng 3 - 4 tuần bôi một lần Thuốc được bôi một lớp mỏng ngay trên miệng cạo tái sinh, tiếp giáp với miệng cạo Sử dụng hợp lý sản phẩm này tránh hiện tượng khô miệng cạo, không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của Cao su Với một số ưu điểm như sau :
Làm gia tăng áp suất bên trong ống mủ
Làm chậm sự hình thành nút bít ống mủ, nhiều thí nghiệm chứng minh khi bôi kích thích mủ làm giảm 52% nút bít ống mủ
Ảnh hưởng đến tính thấm, tính dẻo của màng tế bào đưa đến kết quả làm tăng vùng huy động mủ
Làm gia tăng độ PH mủ nước, thúc đẩy sự biến dưỡng đường Succrose và sự sinh tổng hợp cao su
Bôi lên miệng cây Phân giải
Khí ETHYLENE ngoại sinh
ETHEPHON
Trang 23Ảnh hưởng của chiều dài miệng cạo và nồng độ chất kích thích ethephon trong chế phẩm STIMULATEX qua chế độ cạo úp đến sản lượng mủ,những thông
số kỹ thuật sinh lý mủ trên hai dòng vô tính PB235 và GT1 Sau khi bôi thuốc kích thích, sản lượng thường gia tăng ngay ở nhát cạo đầu tiên, lần cạo kế tiếp và sau đó giảm dần và trở lại mức sản lượng bình thường hay hơi thấp hơn mức bình thường chút ít, đối với chu kỳ bôi thuốc là 2 tháng Sản lượng gia tăng chủ yếu là do thời gian chảy mủ kéo dài hơn so với không bôi chất kích thích
Các kết quả nghiên cứu hiệu quả của thuốc kích thích mủ dài hạn cho thấy bôi thuốc liên tục trong thời gian dài thì hiệu lực của thuốc làm sản lượng giảm dần,
có nhiều giống cao su thuốc không còn hiệu quả nữa
Theo nghiên cứu của Đỗ Kim Thành và các cộng sự tại viện nghiên cứu cao
su việt nam cho thấy lượng mủ quy khô mỗi lần cạo (g/c/c) của các chế độ khai thác trên các dòng vô tính GT1, PB235, PB255, VM515 đều gia tăng khi sử dụng kích thích có soạt chất ethephon
2.5.2.1 Ảnh hưởng của chất kích thích Ethephon đến các chỉ tiêu sinh lý mủ
Người ta nhận thấy Ethephon tác động làm trì hoãn quá trình bít mạch mủ sau khi cạo, do vậy kéo dài thời gian chảy mủ và kết quả là thu hoạch được sản lượng mủ cao hơn Hơn nữa, Ethephon tác động làm gia tăng áp suất thẩm thấu trong tế bào ống mủ (Sethuraj và cộng sự, 1983), độ nhày mủ giảm (De Jonge, 1955) nên mủ chảy ra ngoài dễ dàng hơn
Về mặt sinh hóa, chất kích thích khi bôi vào cây sẽ phóng thích ethylene ngoại sinh (C2H4) chính chất này có tác dụng làm gia tăng sản lượng mủ Theo J.D’ Auzac và J.L.Jacob (1994) chất kích thích làm tăng pH của mủ, gia tăng hoạt động của men invertase và đồng thời tăng sự biến dưỡng của mủ Chứng tỏ kích thích đã làm tăng cường hoạt động sinh tổng hợp sử dụng đường nhiều hơn để tái tạo mủ đưa đến sản lượng gia tăng
2.5.2.2 Một số kết quả nghiên cứu về công nghệ dùng khí ethylene ở nước ta
Nghiên cứu sử dụng khí ethylene ở nước ta bắt đầu vào năm 2005 với những báo cáo tại viện cao su nước ta Nghiên cứu ứng dụng về khí ethylene trong 4
Trang 24năm (2005 - 2008), theo báo cáo của Đổ Kim Thành 3/2010 thuộc Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam cho kết luận áp dụng công nghệ kích thích mủ bằng khí ethylene (RRIMFLOW) đã gia tăng năng suất vườn cây cao hơn khai thác thông thường theo quy trình từ 17 – 23%
Hình 2.4: Quá trình hóa học Ethylene khi vào cây
Bảng 2.3: Trung bình năng suất của RRIMFLOW và chế độ cạo bình thường qua
bốn năm thu hoạch mủ tại CTCS Đồng Nai (Đổ Kim Thành, 3/2010)
(kg/ha) 1.951 2.183 2.183 2.128 2.144 121
Bình thường Năng suất
(kg/ha) 1.756 1.911 1.714 1.683 1.769 100 Năng suất tăng (kg/ha) 195 272 469 445 375
Bảng 2.4: Trung bình năng suất của RF và chế độ cạo bình thường qua ba năm thu
hoạch mủ tại NT cao su Bến Củi (Đổ Kim Thành, 3/2010)
Trang 25Bảng 2.5: Năng suất vườn cây ứng dụng kỹ thuật RF so với vườn cây cạo theo quy
trình tại CTCS Dầu Tiếng (ĐC) (Đổ Kim Thành, 3/2010)
Công ty Diện tích (ha) Kg/ha/năm Mức tăng sản
Kết quả tại Công Ty cao su Đồng Nai cho kết luận như sau:
Vườn cây áp dụng RF qua ba năm liên tục (2007 – 2009) năng suất vẫn duy trì ở mức cao, chưa thấy dấu hiệu suy giảm
Năng suất bình quân đạt 2,0 -2,3 tấn/ha
Chế độ cạo khi áp dụng RF nhẹ hơn so với chế độ cạo theo quy trình kỹ thật
do Chiều dài miệng cạo khoảng 12cm – 17 cm, thường là 1/4S
Một số thuận lợi khi sử dụng công nghệ
Mức độ tổn thương thấp, dễ sử dụng, không có hại cho sức khỏe, thân thiện với môi trường
Tối ưu hóa năng suất, sản lượng vườn cây, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh Tăng năng suất lao động
DRC giảm trung bình từ 10-15 %
Tỷ lệ khô miệng cạo không đáng kể
Rút ngắn chiều dài miệng cạo, tiết kiệm vỏ cạo, kéo dài thời gian khai thác
Trang 262.6 Sơ lược các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất mủ
2.6.1 Nhịp độ cạo
Chế độ cạo ảnh hưởng rất nhiều tới năng xuất có ở nước ta, hiện nay có 3 chế
độ cạo Theo Quy trình kỹ thuật cạo của Tập đoàn cao su việt nam năm 2004 được quy định cho chế độ cạo
Cạo D1 thường thì ít được sử dụng,vì khi cạo D1 cường độ cạo sẽ rất lớn điều này dẫn tới làm cho cây kiệt sức,ảnh hưỡng đến sản lượng và năng suất của cây
Cạo D2 theo nguyên tắt là 1 ngày cạo và ngày hôm sau sẽ nghỉ để cây lấy lại hay phục hồi lại lượng mủ đã bị khai thác hôm trước
Cạo D3 theo nguyên tắt là 1 ngày cạo và sẽ được nghỉ 2 ngày hôm sau sẽ nghỉ để cây lấy lại hay phục hồi lại lượng mủ đã bị khai thác hôm trước
Cạo theo chế độ D2 ảnh hưởng tới sự tái tạo mủ và vỏ mới, vì vậy sản lượng
và hàm lượng DRC thấp hơn so với chế độ cạo D3, cạo theo chế độ D2 khả năng phục hồi lượng mủ kém hơn 1 ngày so với chế độ cạo D3
Cạo phạm hay còn gọi là cạo sâu tận gỗ cây, sẽ làm cho việc vận chuyển nhựa nguyên bao gồm có nước và các loại muối khoáng từ dưới lên trên thân cây thông qua mạch gỗ sẽ bị xáo trộn, từ đó cũng làm cho lượng nhựa luyện (mủ) giảm
Công trình nghiên cứu tình trạng carbohydrat của Low (1981) đã cho thấy rằng trong quá trình khai thác mủ cao su đã có sự suy kiệt lượng tinh bột thông qua việc khai thác mủ Người ta chỉ ra rằng cạo là một hoạt động có chủ đích của con người như là tạo ra một vết thương để thu được một lượng mủ nhất định nhưng lại không làm tổn hại nhiều đến cây (trích Nguyễn ngọc Mùi 2006)
Trang 272.6.2 Độ dốc và hướng miệng cạo
Theo Gomex và Chen (1967) mạch mủ nghiêng từ trái qua phải theo chiều từ thấp lên cao so với trục thẳng đứng một gốc trung bình là 2,1o đến 7,1o, do vậy cạo
từ phía cao bên trái xuống phía thấp bên phải một gốc 30o so với trục nằm ngang, so với thân cây, có khả năng cắt được nhiều mạch mủ hơn và từ đó năng suất nhiều hơn so với chiều ngược lại Hiện nay cạo theo phương pháp mở một miệng cạo từ phía cao bên trái xuống phía thấp bên phải với
độ dốc so với mặt cắt ngang 300-340cho miệng
cạo ngữa và 450 cho miệng cạo úp (trích
Nguyễn ngọc Mùi 2006)
2.6.3.Chiều cao miệng cạo
Các câ y có chân voi lớn việc mở cạo
theo mức đồng điều sau này sẽ gặp khó khăn
vì sự chênh lệch giữa độ lớn nhỏ về đường
kính của chân voi Quy trình kỹ thuật cạo của
Tập Đoàn Cao Su Việt Nam năm 2004
Đối với cạo ngửa: cây mở miệng, có
miệng cách mặt đất là 1,3m, cạo liên tục 6
năm, sẽ chuyển mặt cạo từ vỏ nguyên sinh
BO1 (vỏ nguyên sinh mặt 1), sang vỏ nguyên
sinh BO2 (vỏ nguyên sinh mặt cạo 2) Theo
Abraham và Isahim (1983) cho thấy khi mở
miệng cạo ở những độ cao 125,150,175cm, thì
không có sự khác biệt về năng suất
Hình 2.5: Năm và hình miệng cạo Cạo theo thứ tự từ trên xuống ,cây cạo có 2 miệng BO1,BO2 BO1 cạo liên tiếp 6 năm (từ năm 1 đến 6, hình 2.4), miệng BO2 (từ năm 7 đến 12) Các năm cạo
BO-2
Trang 28trong ngoặc đơn thể hiện các năm cạo tiếp theo sau đó Khi cạo tới năm 11 là cùng lúc đó cây mở cạo úp
Đối với người châu Á, chiều cao trung bình là 165cm, mở ở độ cao sao cho thích hợp và thuận tiện cho người công nhân, ở Malaixia đối với gốc gép được mở cạo ở 1,6m, riêng đối với nước ta, miệng cạo được khuyến cáo mở ở 1,2-1,3m và chu vi tiêu chuẩn đạt > 50cm (trích Nguyễn ngọc Mùi 2006)
Đối với cạo úp : khi cây đã cạo hết 2 mặt BO1,BO2 bắt đầu mở cạo úp, Mở cạo úp lần đầu tiên ở nơi tiếp giáp ở chiều cao 1,3m, nơi mở miệng cạo ngửa BO1 với độ dốc 45o Có 2 loại miệng cạo úp, tùy theo điều kiện thực tế mà có thể thiết kế miệng cạo úp có thể cùng phía hoặc cạo khác phía với miệng cạo ngữa.Tuy nhiên nếu cạo phối hợp úp ngữa cùng một phía thì 2 miệng cạo phải cách nhau một khoảng là 50cm
Mở 1/2 S bề mặt BO1(BO2) của cây theo hướng từ dưới lên, hoặc ½ của ½ S
bề mặt BO1 (BO2) hay ¼ S BO1 Hiện nay chế độ cạo ¼ S được các nông trường thực hiện triệt để với ưu điểm như cạo nhẹ hơn so với ½ S,việc cạo nhanh hơn,giảm được khá nhiều công lao động do chiều dài giảm đi một nữa
2.6.4 Độ sâu cạo mủ và độ hao dăm
Lấy mủ là một hoạt động khéo léo và đòi hỏi phải có kỹ thuật bằng cách tạo
ra một vết thương có kiễm soát về độ sâu miệng cạo phải cách tượng tần 1,0-1,3mm đối với cả hai miệng,tránh cạo cạn ( cạo da cát) trên 1,3mm, cạo sát cách tượng tần
< 1mm Do cấu tạo của hệ thống ống mủ nằm gần tượng tần, do đó cạo càng sâu vào vùng tượng tần sẽ cắt được nhiều ống mủ thì sản lượng mủ sẽ cao, đường cạo cách tượng tần từ 0,5-1mm thì lượng ống mủ sẽ bị cắt là 62-80% (theo Gomex và cộng tác viên, 1972) Theo Abraham và Hashim (1983) nhận thấy sản lượng tăng 60% khi so sánh giữa 2 chế độ cạo, nhưng một nhược điểm của chế độ cạo sâu là làm cho lượng nước nhiều từ đó làm giảm hàm lượng % DRC , độ tái sinh vỏ cho lần cạo sau, cũng như hạn chế sự gia tăng vòng thân hàng năm Khi cạo sát (cạo phạm) với diện tích tái sinh vỏ lớn sẽ ngăn chặn sự cung cấp chất dinh dưỡng và gây ra nhiều vết thương lớn khó tái sinh vỏ (trích Nguyễn ngọc Mùi 2006)
Trang 29Độ hao dăm, trước khi bắt đầu cạo lại, dùng móc hoặc dao đánh dấu hao vỏ cạo, dùng rập vạch trên vỏ cạo các vạch chuẩn để khống chế mức hao vỏ từng tháng, quý kết hợp khống chế độ dốc miệng cạo,rạch các đường chia hao dặm từng quý,mỏi quý cạo là 3 tháng
Đối với miệng cạo ngửa, hao dăm 1,1 - 1,5 mm/lần cạo Hao vỏ cạo tối đa 16cm/năm đối với nhịp độ cạo D3, 20 cm/năm đối với nhịp độ cạo D/2
Đối với miệng cạo úp có kiểm soát, hao dăm không quá 2 mm/lần cạo Hao
vỏ tối đa 3 cm/tháng
Đối với miệng cạo úp ngoài tầm kiểm soát, hao dăm không quá 3 mm/lần cạo Hao vỏ tối đa 4,5 cm/tháng
2.6.5 Giờ cạo trong ngày
Đối với khu vực miền đông nam bộ, tùy vào điều kiện thời tiết mà giờ bắt đầu cạo khi có đủ độ sáng thích hợp để thấy được miệng cạo
Thời tiết khô ráo thoáng mát,cạo lúc 6-7h sáng là thích hợp, cho năng xuất cao, nhưng thông thường giờ cạo ở Nông trường bắt đầu lúc 2h sáng,việc cạo sớm
có được nhiều thời gian cho cây chảy mủ, ra mủ trong khoảng thời gian 6-7 tiếng trước khi trúc (thu hoạch) mủ
Các nghiên cứu về năng suất của Dijkman (1951) (trích Nguyễn ngọc Mùi 2006) năng suất cạo vào lúc 9h và 11h theo thứ tự đạt từ 96% và 85% năng suất cạo lúc 7h Trong sự biến thiên sản lượng mủ sản lượng ổn định,đạt cực đại trong khoảng thời gian từ 20h-7h, sau đó giảm dần, đạt thấp nhất 75% so với sản lượng tối đa lúc 11h30
Khi thời tiết bắt đầu mùa mưa, phải chờ cho miệng cạo thật khô ráo rồi mới bắt đầu cạo, nếu cạo miệng cây ướt sẽ dễ bị nấm bệnh ảnh hưởng tới năng suất mủ của lô cây sau này
2.6.6 Phần cây cạo
Quy trình kỹ thuật cạo của tập đoàn cao su việt nam năm 2004 được quy định theo bảng dưới đây
Trang 30Bảng 2.6: Địa hình và số lượng cây cạo
Đất dốc 400 – 500 250 – 300 350 – 400 250 - 350 200 - 300 Đất dốc
2.7.2 Tổng Hàm lượng chất khô (TSC)
TSC phản ánh khả năng tổng hợp và tái tạo mủ của hệ thống ống mủ Vì thế TSC thấp cho thấy sự tái tạo mủ thấp, sự trao đổi chất kém dẫn đến TSC chiếm hàm lượng thấp Hàm lượng TSC cao phản ánh sự tái sinh tích cực và có hiệu quả Trong trường hợp hàm lượng TSC quá nhiều, sẽ làm cho tăng độ nhày và gây ra sự cản trở dòng chảy
2.7.3 Lân vô cơ Pi
Lân vô cơ Pi trong mủ phản ánh sự biến dưỡng năng lượng của mủ Chất
kích thích có tác dụng tăng cường hoạt động sinh tổng hợp mủ, đưa đến gia tăng hàm lượng Pi trong mủ Nhiều kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy Pi có quan hệ
tỉ lệ thuận với sản lượng rất rõ, các dòng vô tính có sản lượng cao hàm lượng Pi cao (PB235 ,VM515, PB255) Nguyên tố nay tham gia vào trong rất nhiều quá trình biến dưỡng gồm dị hóa glucid Tổng hợp nucleotid liên quan đến vận chuyễn năng lượng, phản ứng khử NAD trong acid nucleotid và quá trình tổng hợp isopren theo
Năm
Địa hình
Trang 31photphoryl hóa từ pyrophotphate vô cơ, Pi dưới tác động của men transferase xúc tác phản ứng kéo dài chuổi polyispren
2.7.4 Hàm lượng Mg 2+
Đánh giá khả năng sản xuất mủ, hàm lượng Mg2+ cao làm mủ dễ dàng đông
mủ Nhưng khi hàm lượng Mg2+ thấp làm cho dòng chảy dể dàng hơn hay nói mủ loãng hơn Các nghiệm thức cho thấy Mg2+ giảm nhanh hơn so với không sử dụng các chất kích thích, và khí ethylene
Trang 323.1.3 Các nội dung nghiên cứu
Xác định các lô có các yếu tố cần thiết cho thí nghiệm: lô xử lý khí,các thiết
bị như hộp, chất khí,cách dán hộp,bình bơm
Tìm hiểu các giống sẽ được nông trường sẽ sử dụng kỹ thuật bơm khí:
VM515,PB235,VT1
Xác định cây tiêu chuẩn dựa trên biểu đồ D1,3 và Hdc
Lấy số liệu về sản lượng mủ trên các lô thí nghiệm
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Vườn cao su
Các lô thí nghiệm được lấy số liệu là 3 lô 1K, 3F và 5D được trồng cùng năm 1992 Điều kiện để sử dụng công nghệ này là: cây cao su phải khoẻ, không bị bệnh, có độ tuổi sinh trưởng từ 16 năm trở lên
Thí nghiệm được thực hiện trên 3 lô 1K (lô xử lý bơm khí giống VM515), 3F (lô đối chứng giống VM515) và 5D (lô xử lý bơm khí giống PB235) thuộc nông trường Long Hòa
Trang 33Lô thí nghiệm 1K, giống VM515, xử lý bơm khí
Năm 1992 trồng,năm 1998 mở cạo
Độ cao mở cạo: 1,3m cách mặt đất
Quy mô thí nghiệm:20,5 ha
Hình 3.1 : ảnh lô 1K nơi thí nghiệm
Lô thí nghiệm 3F, lô đối chứng giống VM515
Năm 1992 trồng,năm 1998 mở cạo
Độ cao mở cạo: 1,3m cách mặt đất
Quy mô thí nghiệm:18,7 ha
Hình 3.2 : ảnh lô 3F nơi thí nghiệm
Trang 34Lô thí nghiệm 5D, giống PB235, xử lý bơm khí
Năm 1992 trồng,năm 1998 mở cạo
3.2.2.1 Hộp RRIMFLOW
Có nhiều kiểu hộp RF,2 dạng hộp thường được sử dụng,được trình bày ở hình 4.1
Trang 35Hình 3.4: Kiểu hộp dùng trong kỹ thuật xử lý khí và cách gắn vào cây
Dán hộp RF đúng kỹ thuật, tránh nạo vỏ quá sâu sẽ gây nứt vỏ về sau,hạn chế tối đa hộp RF bị rò rỉ và gia cố định kỳ
Dán hộp chứa khí vào đầu mùa cạo (tháng 4, tháng 5) Không dán hộp vào mùa mưa nhiều
Hộp chứa khí chỉ sử dụng trong 1 năm, để kéo dài làm giảm hiệu lực và hiệu quả kém
Trang 363.2.3 Đo sản lượng
Các dụng cụ đo: thước dây, bình đo sản lượng dung tích 1 lít, dụng cụ đo cao hình
3.2.4 Bảng sơ lược
Bảng 3.1: Giống, nghiệm thức,lần lấy mủ
Giống VM515 VM515 PB235
Lần lấy mủ 1&4 2,3,5,6 1,2,3 1&4 2,3,5,6
3.2.5 Cách lấy mủ theo thời gian của thí nghiệm.
Trục thời gian 6 lần lấy mủ của lô 1K và 5D, được trình bày trong hình 4.6 ,2 lần lấy mủ cách nhau 3 ngày theo như chu kỳ cạo D3 của Nông trường,những lần lấy mủ có xử lý bơm khí ethylene là lần lấy mủ 1 và 4,các lần lấy mủ kia xảy ra trong ngày không có xủ lý khi Ethylene
Hình 3.6: Thời gian 6 lần lấy mủ của lô 1K và 5D Trục thời gian 3 lần lấy mủ của lô 3F, được trình bày trong hình 4.7, 2 lần lấy mủ cách nhau 3 ngày theo như chu kỳ cạo D3 của Nông trường, lô 3F là lô đối
chứng nên không có xử lý khí
Hình 3.7: Thời gian 3 lần lấy mủ của lô 3F.
Trang 373.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Nghiệm thức
Các nghiệm thức được bố trí lặp lại theo thời gian chứ không lặp lại theo không gian,vì bố trí thí nghiệm lặp lại theo thời gian sẽ không ảnh hưởng tới công việc của người công nhân như cạo mủ,trúc mủ,bốc mủ…
Nghiệm thức 1 (NT1: Lô 1K, lô sử dụng thuốc kích thích khí ethylene ): 1/4S,
D3(cạo úp ¼ diện tích bề mặt cây, hình xoắn ốc, 3 ngày cạo một lần)
Nghiệm thức 2 ( NT2: Lô 1K ,lô bơm khí ethylene ngày lấy mủ là ngày không
sử dụng kích thích khí) 1/4S, D3( cạo úp, hình xoắn ốc, 3 ngày cạo một lần)
Nghiệm thức 3 (NT3: Lô 3 F, lô đối chứng với lô 1 K) 1/4S, D3( cạo úp, hình
xoắn ốc, 3 ngày cạo một lần),không xử lý khí
Nghiệm thức 4 ( NT4: Lô 5 D,lô có kích thích khí ethylen), 1/4S, D3( cạo úp,
hình xoắn ốc, 3 ngày cạo một lần)
Nghiệm thức 5 (NT5: Lô 5 D,lô bơm khí ethylene ngày lấy mủ là ngày không sử dụng khí), 1/4S, D3( cạo úp ¼ diện tích bề mặt cây, hình xoắn ốc, 3 ngày cạo một
Phương pháp chọn 100 cây để lấy số liệu như sau:
Trong lô có diện tích từ 15-20 ha, chọn hàng cây trong khoảng giữa để hạn chế
sự tác động của môi trường
Đánh dấu chọn 20 hàng, mỗi hàng 100 cây
Trang 38Sau đó cắt giấy đánh số cây từ 1 đến 100 cho một hàng, và giấy đánh số hàng
từ 1-20, suy ra mỗi hàng chọn được ngẫu nhiên 5 cây
Đối với hàng thứ 1 trộn và bốc ngẫu nhiên 5 số trong hộp chứa số từ 1 đến 100,lặp lại tương tự cho những hàng còn lại
Nếu cây được bốc thăm không phù hợp cho thí nghiệm do bị sâu bệnh, cụt đọt… thì vẫn đánh dấu đó,nhưng khi ra lấy số liệu thực tế về sản lượng mủ thì lấy
mủ ở cây kế tiếp sau đó
Sau khi đã chọn xong 100 cây thì tiến hành đo đếm về D1,3,Hdc của 100 cây, sử dụng phần mềm Excel xử lý số liệu và vẽ biểu đồ đường phân bố tần số, để từ đó chọn ra cây tiêu chuẩn có đường kính và chiều cao dưới cành đại diện
Trong quá trình nghiên cứu sản lượng mủ chỉ cần chọn những cây tương tự về
D1,3, Hdc với cây đâị diện để lấy số liệu về mủ
3.3.3 Nội nghiệp
Sử dụng các phần mềm tính toán như : STATGRAPHICS PLUS 3.0, MS.EXCEL
để đánh giá và so sánh các chỉ tiêu thu được
Trang 39Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả chọn cây đại diện
4.1.1 Biểu đồ phân bố tần số D 1,3 ,H dc của giống VM515 lô 1K được xử lý bơm khí ethylene
Trong quá trình đo cây theo phương pháp đã nêu trên mục 3.3.2,dưới đây là bảng 4.1 thể hiện phân bố tần số của D1,3,Hdc lô 1K, từ đó vẽ biểu đồ chọn ra khoảng cây đại diện phù hợp nhất
Bảng 4.1: Bảng phân bố tần số D1,3,Hdc của lô 1K
Trang 40Biểu đồ 4.2: Biểu đồ phân bố tần số đối vớiHdc trên giống VM515 (lô 1K)
Cơ sở chọn cây đại diện dựa vào 2 biểu đồ D1,3 và Hdc trên lô 1K giống VM515 được xử lý bơm khí ethylene như sau:
Đối với D1,3 chọn những cây có đường kính phần lớn nằm ở khoảng gần đỉnh vì qua biểu đồ đã thể hiện những cây thuộc khoảng D1,3:(19.5 - 22.2) – (27.6 - 30.2) chiếm đa số trong toàn bộ 100 cây điều tra vì nằm ở khu vực phần đỉnh của đường phân bố tần số, chọn khoảng trên nhằm tìm ra cây đại diện,còn lại 2 phần ở 2 bên của đồ thị là những cây không chiếm đa số cho nên 2 khoảng: (2,8-3,9) và (4,9-8,1) không mang tính đại diện Tương tự đối với Hdc Cơ sở chọn cây đại diện dựa vào biểu đồ phân bố tần số về D1,3 và Hdc ở 2 lô còn lại giống như lô 1K