Mục tiêu nhằm đánh giá khả năng ứng dụng chế độ cạo nhịp độ thấp d4 kích thích 4 lần/năm ở giai đoạn cây tơ so với chế độ cạo theo quy trình kỹ thuật 2004 d3, không kích thích trên hai d
Trang 1i
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CHẾ ĐỘ CẠO NHỊP ĐỘ THẤP d4
TRÊN HAI DÒNG VÔ TÍNH RRIV2 VÀ PB260 TẠI VÙNG
ĐẤT XÁM DẦU TIẾNG
Tác giả
NGUYỄN VĂN DUY NHẤT
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông Học
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng Th.S Nguyễn Năng
KS Kim Thị Thúy
Tp Hồ Chí Minh, tháng 07/2012
Trang 2ii
LỜI CẢM TẠ Xin chân thành cảm tạ:
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm Khoa Nông Học và quý thầy cô đã tận tình giảng dạy trong suốt quá trình học tập
Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam, Bộ môn Sinh Lý Khai Thác đã hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong thời gian thực tập
Nông trường Phan Văn Tiến, công ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiên đề tài
Lời cảm ơn chân thành xin gởi đến:
PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng, ThS Nguyễn Năng và KS Kim Thị Thúy đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Cùng các anh chị kỹ thuật viên Bộ môn Sinh Lý Khai Thác – Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam đã giúp đỡ rất nhiều trong việc thu thập và xử lý số liệu cho đề tài
Cùng với:
Tình cảm tốt đẹp nhất xin gởi đến các bạn sinh viên lớp Nông Học 34, đã động viên, giúp đỡ trong thời gian học tập cũng như thực hiện đề tài
Lòng biết ơn vô vàn con xin kính dâng cha mẹ, người đã suốt đời nuôi dưỡng,
hy sinh cho con đạt được thành quả ngày hôm nay
Tháng 07 năm 2012 Người viết
Nguyễn Văn Duy Nhất
Trang 3iii
TÓM TẮT
NGUYỄN VĂN DUY NHẤT, Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Tháng 7/2012 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CHẾ ĐỘ CẠO NHỊP ĐỘ THẤP d4 TRÊN HAI DÒNG VÔ TÍNH RRIV 2 VÀ PB 260 TẠI VÙNG ĐẤT XÁM DẦU TIẾNG
Hội đồng hướng dẫn: PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng
Th.S Nguyễn Năng
KS Kim Thị Thúy
Nghiên cứu được tiến hành tại lô 59, 60, 68, 69, 77, 85, Nông trường Phan Văn Tiến thuộc công ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương Mục tiêu nhằm đánh giá khả năng ứng dụng chế độ cạo nhịp độ thấp d4 (kích thích 4 lần/năm) ở giai đoạn cây tơ so với chế độ cạo theo quy trình kỹ thuật 2004 (d3, không kích thích) trên hai dvt RRIV2 và PB260 Kết quả sau thời gian nghiên cứu cho thấy: chế độ cạo nhịp độ thấp d4 kích thích 4 lần/năm cho năng suất trung bình gam trên cây trên lần cạo (g/c/c) cao hơn hẳn so với đối chứng d3 trên cả hai dòng vô tính, năng suất cộng dồn kí lô gam trên hecta trên năm (kg/ha/năm) của chế độ cạo d4 đạt tương đương (RRIV 2) đến cao hơn (PB 260) so với đối chứng Việc gia tăng năng suất do bôi kích thích có thể phần nào bù đắp cho năng suất mất đi này
Dòng vô tính PB 260 khi ứng dụng chế độ cạo nhịp độ thấp d4 kết hợp với kích thích với tần số 4 lần/năm có sản lượng trên cá thể khá cao, đạt 51,3 g cao hơn đối chứng 14,2 g tương đương với tăng 38% so đối chứng, sản lượng cộng dồn trong năm kg/ha/năm đạt 1562,3 kg, tăng cao hơn đối chứng 51,9 kg tương đương tăng 3%, đem lại hiệu quả về kinh tế khá cao (lợi nhuận/PC/2 năm, tăng 17% so đối chứng), hiệu quả
về kỹ thuật rất cao (sản lượng/công nhân/2 năm, tăng 52% so với đối chứng) Dòng
vô tính RRIV 2 với chế độ cạo nhịp độ cạo thấp d4 có sản lượng cá thể g/c/c tăng rất cao, đạt 31,8 g cao hơn đối chứng 11,4 g (tăng 56% so đối chứng), sản lượng kg/pc/ngày cũng cao hơn đối chứng đến 60%, sản lượng cộng dồn kg/ha/năm đạt cao
Trang 4là yếu tố cơ bản quyết định đến khả năng đáp ứng kích thích của dòng vô tính này Tỷ
lệ khô mặt cạo ở mức thấp dưới 1% Mức hao dăm cạo trên năm của chế cạo d4 ít hơn chế độ cạo d3 khoảng 3 – 3,2 cm/năm
Trang 5v
MỤC LỤC
Trang
Trang tựa i
Lời cảm tạ ii
Tóm tắt iii
Mục lục v
Danh sách chữ viết tắt ix
Danh sách các hình xi
Danh sách các bảng biểu và đồ thị xii
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu – Yêu cầu – Giới hạn 2
1.2.1 Mục tiêu 2
1.2.2 Yêu cầu 3
1.2.3 Giới hạn 3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Tổng quan về cây cao su 4
2.1.1 Nguồn gốc 4
2.1.2 Đặc điểm thực vật học 4
2.1.3 Tình hình khai thác trong và ngoài nước 5
2.2 Điều kiện khí hậu, đất đai vùng cao su Bình Dương 6
2.2.1 Khí hậu 6
2.2.2 Đất đai 6
2.3 Tổng quan về hai dòng vô tính RRIV 2 và PB 260 7
2.3.1 Dòng vô tính RRIV2 (LH82/156) 7
Trang 6vi
2.3.2 Dòng vô tính PB260 8
2.4 Những nghiên cứu trong và ngoài nước về chế độ cạo kết hợp kích thích mủ 9
2.4.1 Ngoài nước 9
2.4.2 Trong nước 10
2.5 Kích thích mủ 11
2.5.1 Cơ chế tác động 11
2.5.2 Mục tiêu sử dụng 11
2.5.3 12
2.5.4 13
2.5.5 Ảnh hưởng của liều lượng và nồng độ chất kích thích đến sản lượng 13
2.6 Tổng quan về các thông số sinh lý mủ 14
2.6.1 Tổng hàm lượng chất khô (TSC) 14
2.6.2 Đường 14
2.6.3 Thiols 15
2.6.4 Lân vô cơ (Pi) 15
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện 17
3.2 Vật liệu nghiên cứu 17
3.3 Phương pháp nghiên cứu 20
3.3.1 Nội dung các nghiệm thức 20
3.3.2 Chỉ tiêu quan trắc 20
3.3.3 Phương pháp thu thập số liệu 21
3.3.3.1 Năng suất 21
3.3.3.2 Hàm lượng cao su khô (DRC %) 21
3.3.3.3 Khô mặt cạo 22
3.3.3.4 Các thông số sinh lý mủ 22
Trang 7vii
3.4 Xử lý số liệu 26
C hương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29
4.1 Ảnh hưởng của chế độ cạo nhịp độ thấp d4 đến sản lượng mủ quy khô và
hàm lượng cao su khô (DRC%) trên hai dvt PB 260 và RRIV 2 29
4.1.1 Dòng vô tính PB 260 29 4.1.2 Dòng vô tính RRIV 2 31 4.1.3 Ảnh hưởng của chế độ cạo nhịp độ thấp đến diễn biến sản lượng g/c/c qua
các tháng trong hai năm (4/2010 – 1/2012) và ba tháng đầu năm 2012 trên hai
dvt PB 260 và RRIV 2 32 4.1.4 Ảnh hưởng của chế độ cạo nhịp độ thấp đến diễn biến sản lượng kg/ha
qua các tháng trong hai năm (4/2010 – 1/2012) và ba tháng đầu năm 2012 trên
hai dvt PB 260 và RRIV 2 35 4.1.5 Ảnh hưởng của chế độ cạo nhịp độ thấp đến diễn biến hàm lượng cao su
khô (DRC%) qua các tháng trong hai năm (4/2010 – 1/2012) và ba tháng đầu
năm 2012 trên hai dvt PB 260 và RRIV 2 37 4.2 Ảnh hưởng của chế độ cạo nhịp độ thấp đến tình trạng sinh lý mủ trên hai
dvt PB 260 và RRIV 2 39
4.2.1 Ảnh hưởng của chế độ cạo đến diễn biến hàm lượng thiols (R-SH) qua ba
tháng đầu năm 2012 trên hai dvt PB 260 và RRIV 2 41 4.2.2 Ảnh hưởng của chế độ cạo đến diễn biến hàm lượng đường (Sucrose) qua
ba tháng đầu năm 2012 trên hai dvt PB 260 và RRIV 2 43 4.2.3 Ảnh hưởng của chế độ cạo đến diễn biến hàm lượng lân vô cơ (Pi) qua ba
tháng đầu năm 2012 trên hai dvt PB 260 và RRIV 2 45 4.2.4 Ảnh hưởng của chế độ cạo đến diễn biến hàm lượng chất khô tổng số
(TSC) qua ba tháng đầu năm 2012 trên hai dvt PB 260 và RRIV 2 46 4.3 Ảnh hưởng của chế độ cạo nhịp độ thấp đến sinh trưởng vanh thân và hao
dăm cạo trên hai dvt PB 260 và RRIV 2 48 4.4 Ảnh hưởng của chế độ cạo nhịp độ thấp đến tỉ lệ khô mặt cạo trên hai dvt
PB 260 và RRIV 2 50 4.5 Sơ bộ lượng toán hiệu quả kinh tế của hai chế độ cạo d3 và d4 trên hai dvt
PB 260 và RRIV 2 52
Trang 8viii
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 55
5.1 Kết luận 55
5.2 Đề nghị 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
PHỤ LỤC 59
Trang 9
ix
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
d3 : Một ngày cạo hai ngày nghĩ
d4 : Một ngày cạo ba ngày nghĩ
DRC % : Hàm lượng cao su khô
dvt : Dòng vô tính
đ/c : Đối chứng
ET : Ethephon (2-chloroethyl phosphonic acid)
IRCA : Viện Nghiên Cứu Cao Su Pháp (Institute de Recherches sur le Caoutchouc) IRRDB : Hiệp hội Nghiên Cứu và Phát Triển Cao Su Thiên Nhiên Quốc Tế
(International Rubber Reasearch Development Board)
IRSG : Tập Đoàn Nghiên Cứu Cao Su Quốc Tế (International Rubber Study Group) Kg/cây/năm : Kilogam cao su khô/cây/năm
Kg/ha/năm : Kilogam cao su khô/hectare/năm
Kg/pc/ngày : Kilogam cao su khô/phần cạo/ngày
NT : Nghiệm thức
PB : Trạm Nghiên Cứu Cao Su, đồn điền Golden Hope, Malaysia (Prang Besar)
Pi : Hàm lượng lân vô cơ có trong mủ nước (Inorganic phosphorus)
RRIC : Viện Nghiên Cứu Cao Su Sri - Lanka (Rubber Research Institute of Ceylon) RRIM : Viện Nghiên Cứu Cao Su Malaysia (Rubber Research Institute of Malysia) RRIV : Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam (Rubber Research Institute of Viet Nam) R-SH : Hàm lượng thiols có trong mủ nước
SKT : Sau kích thích
Trang 11xi
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1: Các lô thí nghiệm 19
Hình 1a: Lô 59 19
Hình 1b: Lô 60 19
Hình 1c: Lô 68 19
Hình 1d: Lô 69 19
Hình 1e: Lô 77 19
Hình 1f: Lô 85 19
Hình 2: Một số thao tác lấy mẫu ngoài lô 27
Hình 2a: Hứng mẫu sinh lý 27
Hình 2b: Chiết suất mẫu 27
Hình 2c: Đo vanh than 27
Hình 2d: Kiểm khô mặt cạo 27
Hình 2e: Đong mẫu DRC 27
Hình 2f: Cán mẫu DRC 27
Hình 2g: Cân sản lượng 27
Hình 3: Lấy số liệu trong phòng thí nghiệm 28
Hình 3a: Chỉ tiêu đường 28
Hình 3b: Chỉ tiêu lân vô cơ 28
Hình 3c: Chỉ tiêu thiols 28
Hình 3d: Chỉ tiêu TSC 28
Trang 12xii
4.1 Ảnh hưởng của chế độ cạo đến sản lượng mủ quy khô và hàm lượng cao
su khô DRC% trong hai năm 2010 và 2011 trên dvt PB 260 29
4.2 Ảnh hưởng của chế độ cạo đến sản lượng mủ quy khô và hàm lượng cao
su khô DRC% từ tháng 4 đến tháng 6 trong năm 2012 trên dvt PB 260 30
4.3 Ảnh hưởng của chế độ cạo đến sản lượng mủ quy khô và hàm lượng cao
su khô DRC% trong hai năm 2010 và 2011 trên dvt RRIV 2 31
4.4 Ảnh hưởng của chế độ cạo đến sản lượng mủ quy khô và hàm lượng cao
su khô DRC% từ tháng 4 đến tháng 6 trong năm 2012 trên dvt RRIV 2 31
4.5 Ảnh hưởng của chế độ cạo đến các chỉ tiêu sinh lý mủ trên hai dvt PB 260
và RRIV 2 tính đến năm 2011 39
4.6 Ảnh hưởng của chế độ cạo đến các chỉ tiêu sinh lý trên hai dvt PB 260 và
RRIV 2 từ tháng 4 – 6 năm 2012 41
4.7 Ảnh hưởng của chế độ cạo nhịp độ thấp đến mức tăng trưởng vanh thân
trên hai dvt PB 260 và RRIV 2 (tính đến tháng 7/2012) 48
4.8 Ảnh hưởng của chế độ cạo nhịp độ thấp đến hao dăm trên hai dvt PB 260
Trang 13xiii
4.1 Diễn biến năng suất trung bình g/c/c qua các tháng trong hai năm 2010 -
2011 và từ tháng 4 – 6 trong năm 2012 trên hai dòng vô tính 34
4.2 Diễn biến năng suất trung bình Kg/ha qua các tháng trong hai năm 2010 -
2011 và từ tháng 4-6 trong năm 2012 trên hai dòng vô tính 36
4.3 Diễn biến trung bình hàm lượng cao su khô (DRC %) qua các tháng trong
hai năm 2010 – 2011 và từ tháng 4-6 trong năm 2012 trên hai dòng vô tính 38
4.4 Diễn biến trung bình hàm lượng thiols (R-SH) qua ba tháng đầu năm 2012
trên hai dvt PB 260 và RRIV 2 42
4.5 Diễn biến trung bình hàm lượng Sucrose qua ba tháng đầu năm 2012 trên
Trang 141
Chương 1 GIỚI THIỆU
1 1 Đặt vấn đề :
Cây cao su Hevea brasiliensis xuất xứ từ lưu vực sông Amazone là cây công nghiệp dài ngày Sản phẩm chính là mủ cao su, mủ cao su là nguồn nguyên liệu quan trọng trong nền công nghiệp hiện đại và là mặt hàng xuất khẩu mang lại ngoại tệ cho quốc gia
Trong xu hướng phát triển hiện nay của ngành cao su thì diện tích cao su đưa vào khai thác ngày càng nhiều do đó nhu cầu công nhân cạo mủ ngày càng cao, đặt ra vấn
đề thiếu lao động cạo mủ trong tương lai, cho nên nhu cầu đặt ra cho các nhà sản xuất
là làm thế nào giảm được công lao động cạo mủ trên đơn vị diện tích đồng thời duy trì được sản lượng của vườn cây Ngoài ra còn phải làm giảm giá thành sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo thời gian khai thác lâu dài cho vườn cây
Lịch sử phát triển cho thấy có nhiều phương pháp khai thác, từ xưa đến nay và ngày càng được cải tiến Đầu tiên là cách lấy mủ thô sơ của người bản địa Amazone bằng cách lấy rìu, búa chặt quanh thân rồi đến hệ thống cạo với nhiều đường cạo và đến năm 1890 một đột phá lớn của Ridley về cách khai thác mủ là cạo đi một lớp vỏ mỏng cho một lần cạo trên cùng một đường cạo thì cho hiệu quả cao
Hiện nay không những kĩ thuật cạo mủ mà còn nhip độ lấy mủ là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sản lượng và tình trạng sinh lý mủ của cây Một chế độ khai thác thích hợp sẽ góp phần tăng tiềm năng năng suất của dòng vô tính qua thời gian dài
và mang lại hiệu quả cao nhất cho vườn cây Chế độ khai thác nhịp độ thấp d4 ngày càng được quan tâm nhiều hơn ở khu vực trồng cây cao su ở Đông Nam Á Có thể tiết
Trang 152
kiệm lao động, tăng hệ số sử dụng lao động, tiết kiệm vỏ cạo, kéo dài thời gian khai thác
thích cho sản lượng tăng nhưng sản lượng cộng dồn trong năm chỉ đạt 91% so đối chứng d2 (đối chứng) Thế nhưng sử dụng nhip độ cạo thấp d3 có kích thích nhẹ sẽ đạt sản lượng tương đương d2 Gần đây, khi nghiên cứu trên hai dvt VM 515 và PB 255 khi cạo d4 kết hợp kích thích cho sản lượng kg/ha/năm tương đương và cao hơn so với d3 không kích thích (Nguyễn Năng và cộng sự, 1998)
Trong các dòng vô tính cao su trồng chủ lực ngoài sản xuất đại trà thì hai dvt RRIV 2 và PB 260 là hai dòng cho sản lượng cao, có tiềm năng thích hợp với nhịp độ cạo thấp kết hợp sử dụng kích thích cho năng suất cao, giảm công lao động, tăng thời gian khai thác Vì lý do đó, dòng vô tính RRIV 2 và PB 260 là các dòng được đánh giá tốt và được Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam tiến hành thử nghiệm,
dòng vô tính cao su Thí nghiệm “Đánh giá khả năng ứng dụng chế độ cạo nhịp độ thấp d4 trên hai dvt RRIV 2 và PB 260 tại vùng đất xám Dầu Tiếng” đã được thực hiện, góp phần hoàn thành mục tiêu trên
1.2 Mục tiêu – yêu cầu – giới hạn
Trang 163
1.2.2 Yêu cầu
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá số liệu sản lượng mủ, DRC và các thông số sinh
lý mủ, khô miệng cạo thông qua các số liệu kế thừa năm 2010, 2011 và quan trắc mới
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của chế độ cạo nhịp độ thấp
1.2.3 Giới hạn
- Đề tài chỉ là một phần nhỏ trong đề tài lớn của nghiên cứu viên Nguyễn Quốc Việt thực hiện trong 3 năm (từ tháng 1-2010 đến tháng 3-2013) nên việc tổng hợp, phân tích có những hạn chế trong đánh giá toàn phần
- Thời gian thực hiện đề tài vào mùa cao su thay lá nên việc quan trắc, thu thập số liệu không nhiều, chủ yếu kết hợp số liệu kế thừa năm 2010, 2011
Trang 174
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về cây cao su
2.1.1 Nguồn gốc
Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis Muell Arg thuộc họ
Euphorbiaceae (họ Thầu Dầu) Có nguyên quán ở vùng rừng thuộc lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ 150
vĩ Nam đến 60
vĩ Bắc và từ 46 đến 77 kinh độ tây, trong một vùng rộng lớn bao gồm các nước: Brazil, Bolivia, Peru, Colombia, Ecuador, Venezuela, French Guiana, Surinam và Guyana (Wycherley, 1978) Đây là vùng nhiệt đới ẩm ướt, lượng mưa trên 2000 mm, nhiệt độ cao và đều quanh năm, có mùa khô rõ
và kéo dài 3 - 4 tháng, đất thuộc loại đất sét tương đối giàu chất dinh dưỡng, có độ pH
= 4,5 - 5,5 với tầng đất canh tác sâu, thoát nước trung bình (Nguyễn Thị Huệ, 1997)
2.1.2 Đặc điểm thực vật học
Cây cao su là loài cây thân gỗ to, sinh trưởng mạnh, thân thẳng, vỏ có màu sáng
và tương đối láng, có chu kỳ sống rất dài Trong điều kiện hoang dại cây có thể cao đến 40 m, sống trên 100 năm Tuy nhiên trong điều kiện canh tác ở các đồn điền thì cây chỉ cao đến 25 m do sinh trưởng bị giảm trong quá trình khai thác và thông thường cây sẽ được đốn hạ để tái canh sau 25 - 30 năm khai thác
Lá cao su là lá kép gồm 3 lá chét với phiến lá nguyên, mọc cách
Hoa cao su nhỏ màu vàng, là hoa đơn tính đồng chu, khó tự thụ, chủ yếu là thụ
phấn chéo giữa các cây khác nhau do sự tác động của côn trùng
Trang 18Lớp vỏ và lõi gỗ được phân cách bằng một lớp tượng tầng Khi cắt ngang vỏ cao su có thể phân biệt thành 3 lớp: lớp mộc thêm (da me), lớp trung bì (ngoài là da cát thô và trong là da cát nhuyễn), lớp nội bì (da lụa) Trong lớp vỏ cây cao su, các ống mủ được sắp xếp theo một góc độ so với trục thẳng đứng và thường nghiêng theo hướng từ phía bên trái lên cao Góc này thường khoảng 2,10 đến 7,10so với trục thẳng đứng Do
đó khi cạo mủ cao su phải tạo một vết cắt theo chiều ngược lại để cắt được nhiều ống
mủ
2.1.3 Tình hình khai thác trong và ngoài nước
Vào giai đoạn 1500 – 1870, cao su hoang dại tại lưu vực sông Amazon ở Nam
Mỹ đã được khai thác mủ và chế biến thành những vật dụng như: găng tay, bít tất, áo mưa… phục vụ cho đời sống con người Nên nhu cầu về cao su thiên nhiên ngày càng tăng Năm 1876, Henry WichKham đã đưa thành công hạt cao su từ vùng thượng lưu sông Amazon (Brazil) sang các nước Châu Á, mở đầu cho công việc phát triển cây cao
su trồng Các nước tiên phong trong công việc trồng cao su là Malaysia, Ấn Độ, Sri Lanka… từ đó diện tích và sản lượng cao su trồng phát triển nhanh chóng Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự báo mức tiêu thụ cao su thiên nhiên 2011 khoảng 10 , tăng 0,54 triệu tấn năm 2010 Các nước sản xuất
Trang 196
Cây cao su Hevea brasiliensis
1975 Đến cuối năm 2011, tổng diện t ệt Nam đạt 834.600 ha tăng 11,4% so với năm 2010, được trồng ở miền Đông Nam Bộ (64%),
kế đến là Tây Nguyên (24,5%) và duyên hải miền Trung (10%) và h
rộng trồng mới tại Tây Bắc (khoảng 10.200 ha vào năm 2010) Diện tích cho khai thác năm 2009 khoảng 421.600 ha (chiếm 62,5% tổng diện tích), với sản lượng đạt 723.700 tấn, tăng 9,7% so với năm 2008
Hiện nay, chế độ khai thác áp dụng phổ biến ngoài sản xuất đại trà là cạo một ngày
nghỉ hai ngày S/2 d3 có áp dụng kích th ch tùy theo tuổi cạo của vườn cây
2.2 Điều kiện khí hậu, đất đai vùng cao su Bình Dương
Bình Dương là vùng lý tưởng ở nước ta đối với việc trồng và phát triển cây cao su
2.2.1 Khí hậu
Bình Dương có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Nhiệt độ bình quân/ năm 26 –
27 0C Lượng mưa bình quân 1.800 – 2.000 mm/năm Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 (chiếm hơn 90% tổng lượng mưa) Số ngày mưa trong năm khoảng 140 – 160 ngày, các cơn mưa thường xảy ra vào buổi chiều không ảnh hưởng tới việc cạo mủ Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Lượng bức xạ mặt trời lớn, bốc hơi xảy ra mãnh liệt (1.300 – 1.500 mm/năm), dẫn tới sự phân hủy nhanh chất hữu cơ tầng đất mặt, gây hiện tượng khô cằn lớp đất mặt, thiếu nước cho cây non tăng trưởng Bình Dương là vùng hầu như không có bão nhưng thỉnh thoảng xuất hiện gió lốc Trong những năm gần đây, tác hại của gió lốc trở nên đáng kể, làm giảm sản lượng và phải thanh lý sớm trên vài trăm hecta cây cao su do tình trạng gãy đổ lớn trong vườn
2.2.2 Đất đai
- Vùng cao su Bình Dương phát triển trên 3 loại đất chính:
Trang 207
Đất xám trên phù sa cổ: có diện tích 200.000 ha phân bố trên các huyện Dầu Tiếng, Bến Cát, Thuận An, thị xã Thủ Dầu Một Loại đất này phù hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn trái
Đất nâu vàng trên phù sa cổ: có khoảng 35.206 ha nằm trên các vùng đồi thấp thoải xuống, thuộc các huyện Tân Uyên, Phú Giáo, khu vực thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An và một ít chạy dọc quốc lộ 13 Đất này có thể trồng rau màu, các loại cây ăn trái chịu được hạn như mít, điều
Đất phù sa Glây (đất dốc tụ): chủ yếu là đất dốc tụ trên phù sa cổ, nằm ở phía bắc huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng, Thuận An, Dĩ An; đất thấp mùn Glây có khoảng 7.900 ha nằm rải rác tại những vùng trũng ven sông rạch, suối Đất này có chua phèn, tính axít vì chất sunphát sắt và alumin của chúng Loại đất này sau khi được cải tạo có thể trồng lúa, rau và cây ăn trái, v.v
2.3 Tổng quan về hai dòng vô tính cao su RRIV 2 và PB 260
2.3.1 Dòng vô tính RRIV 2 (LH82/156)
Phổ hệ: RRIC110 x RRIC117
Xuất xứ: Viện Nghiên cứu Cao Su lai tạo năm 1982, được khảo nghiệm từ năm
1983, khu vực hoá từ năm 1994 và sản xuất diện rộng từ năm 1997
Việt Nam: Được khuyến cáo ở bảng II từ năm 1999, bảng I cơ cấu giống giai
đoạn 2002 – 2005, bảng II giai đoạn 2006 – 2010
Sinh trưởng kiến thiết cơ bản: Sinh trưởng khá trong thời gian kiến thiết cơ bản
Tăng trưởng trong khi cạo tốt
Sản lượng: sản lượng những năm đầu thấp hơn PB 235, sau đó tăng dần và
tương đương với PB 235 Năng suất 4 năm đầu ở Đông Nam Bộ đạt 1.214 kg/ha/năm
Thân: có dạng thân chính chiếm ưu thế Thân thẳng, màu sáng, chân voi không
rõ Vỏ nguyên sinh dày trung bình, trơn láng dễ cạo Tái sinh vỏ tốt, ít phản ứng vết
Trang 218
cạo phạm Tán thấp, rậm ở giai đoạn non, về sau cao, thoáng Phân cành trung bình, cành thứ cấp tự rụng khi cây trưởng thành Ghép nhân vô tính dễ, tỷ lệ sống và nảy
tược cao, đồng đều Rụng lá không hoàn toàn, hoa ít, hạt ít
Nhiễm trung bình bệnh phấn trắng Dễ nhiễm bệnh nấm hồng Bệnh loét sọc mặt cạo ít nhiễm Bệnh khô miệng cạo nhẹ đến trung bình Bệnh rụng lá mùa mưa nhẹ Bệnh héo đen đầu lá trung bình Xì mủ thân, nổ vỏ rất ít Gãy đổ tương đối nhẹ trên
các thí nghiệm
Độ đường trong mủ thấp, TSC (%) rất cao, lân vô cơ thấp Hoạt động biến
dưỡng trung bình và không ổn định
Đánh giá chung: RRIV 2 là giống có sinh trưởng rất khỏe và tăng trưởng trong khi cạo tốt, năng suất khởi đầu chậm và tăng cao về sau Nhiễm nhẹ các loại bệnh, nhưng dễ nhiễm bệnh nấm hồng Đây là giống triển vọng cho hướng sản xuất gỗ - mủ
2.3.2 Dòng vô tính PB 260
Phổ hệ: PB 5/51 x PB 49
Xuất xứ: Tuyển tạo ở Malaysia
Nhập vào Việt Nam năm 1978, được khuyến cáo trồng ở bảng II từ năm 1994, bảng I từ năm 2002 – 2005, và hiện đang được khuyến cáo tiếp tục trồng ở bảng I giai đoạn 2006 – 2010 cho vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ
Sinh trưởng và sản lượng trung bình ở Đông Nam Bộ, chỉ tương đương với GT1 Tăng trưởng khi cạo trung bình
Nhiễm nhẹ bệnh nấm hồng, rụng lá mùa mưa Nhiễm nhẹ đến trung bình bệnh phấn trắng, mẫn cảm với bệnh loét sọc miệng cạo Kháng gió khá
Trang 22Chiều dài miệng cạo: Là yếu tố quyết định đến độ lớn của vùng huy động mủ,
do đó chiều dài miệng cạo khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau (Ham, 1940) Tuy vậy, sự gia tăng năng suất không tỉ lệ với chiều dài miệng cạo mà còn bị lệ thuộc bởi nhịp độ cạo và kích thích, các dòng vô tính khác nhau đáp ứng với chiều dài miệng cạo khác nhau
Nhịp độ cạo: Nhịp độ cạo là khoảng thời gian giữa hai lần cạo Khi cạo với nhịp
độ cạo cao sẽ gây ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh lý giữa lượng mủ bị lấy đi và lượng
mủ cây tổng hợp bổ sung vào Khả năng thực tiễn và tính hiệu quả của chế độ cạo nhịp
độ thấp được thực hiện bởi sự khám phá ra hiệu quả của việc sử dụng kích thích mủ
Ethephon Do đó, cần xác định nhịp độ cạo thích hợp cho khả năng tái tạo của từng dòng vô tính
Kích thích: nghiên cứu về sự đáp ứng với kích thích của những dòng vô tính khác nhau đã có một số lượng lớn thí nghiệm được tiến hành bởi De Jonge (1955); Levandously (1961); Abraham (1970); Abraham và ctv (1975), kết quả cho thấy ở những dòng vô tính đáp ứng kém thì năng suất đáp ứng khoảng 30% và trong trường hợp xử lý kích thích nồng độ 10% ở mặt cạo thấp thì năng suất tăng lên đến 200% Nói chung các dòng vô tính có chỉ số nút ống mủ cao cho sự đáp ứng với kích thích cao hơn (Abraham, 1977) Một số yếu tố khác xác định phạm vi của sự đáp ứng với kích thích là điều kiện của vỏ, khí hậu, chế độ cạo, nồng độ chất kích thích, nhịp độ và phương pháp áp dụng (Abraham và Tayer, 1967)
Trang 2310
2.4.2 Trong nước
Tại Việt Nam, nhiều thí nghiệm đã được nghiên cứu về chế độ cạo kết hợp kích thích mủ Ethephon đối với các dòng vô tính nhập nội như: PB 255, GT1, PB 235, RRIM 600, VM 515…nhằm để so sánh các phương pháp bôi thuốc khác nhau, nồng độ
và tần số sử dụng chất kích thích khác nhau trên từng dòng vô tính và đến nay kết quả cho thấy, phương pháp bôi thuốc trên vỏ tái sinh (Pa, pannel application) là dễ áp dụng nhất, chi phí thấp, cho năng suất ổn định và ít gây tổn thương trong thời gian dài (Đinh Xuân Trường và ctv, 1990; Đỗ Kim Thành, Nguyễn Năng, 1996-2000) và hiện nay đã được khuyến cáo áp dụng rộng rãi trong sản xuất (Tổng Công Ty Cao Su Việt Nam, 2004)
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Năng, 2003 (luận án thạc sỹ nông nghiệp) cho thấy ở chế độ cạo d4 kích thích 6 lần/năm trên hai dvt PB 255 và VM 515 qua 8 năm cạo có sản lượng mủ quy khô kg/ha/năm tăng 4% so với đối chứng (d3 không kích thích)
Nghiên cứu so sánh hai nồng độ 1,25% và 2,5% hoạt chất Ethephon trên dvt GT1 với phương pháp bôi Pa (Pannel application) cho thấy ở nồng độ 1,25% cho sản lượng g/c/c gia tăng thấp, chỉ đạt 14,9% so với đối chứng (không kích thích) trong khi
đó ở nồng độ 2,5% gia tăng 22,9% (Dương Tấn Phong, 1991) Kích thích có tác dụng làm gia tăng sản lượng do vậy có thể giảm được nhịp độ cạo từ d2 sang chế độ cạo thấp hơn (d3, d4) nhưng vẫn duy trì được sản lượng, tiết kiệm vỏ cạo và công lao động cạo mủ (Đỗ Kim Thành, 1995) Thu hoạch mủ với cường độ cạo thấp kết hợp kích thích hợp lý sẽ duy trì được sự đáp ứng sản lượng mà không ảnh hưởng đến sức khỏe vườn cây qua thời gian dài (14 năm) kích thích (Đỗ Kim Thành, 1995)
Áp dụng chế độ cạo nhịp độ thấp kết hợp với kích thích sớm đã tiết kiệm được
20 % công cạo mủ, tăng năng suất lao động cạo mủ, đồng thời tiết kiệm được lớp vỏ cạo nguyên sinh từ 2,5 – 3 cm/năm Hơn nữa, việc giảm nhịp độ cạo kết hợp sử dụng chất kích thích mủ làm tăng từ 24 – 52 % sản lượng thu hoạch, giảm 25 – 30 % lao động trên đơn vị diện tích vườn cây, từ đó góp phần vào việc giảm từ 8 – 10 % chi phí
Trang 262.5.5 Ảnh hưởng của liều lượng và nồng độ chất kích thích đến sản lượng
Anekachai và cộng sự (1975) cho thấy khi áp dụng trên miệng cạo nồng độ hoạt chất cần thiết ít nhất là 2% và sự đáp ứng kích thích đạt tối đa ở nồng độ thay đổi từ 5% - 7,5%
Sivakumaran và cộng sự (1981) cho thấy với chế độ cạo S/2 d2 kết hợp kích thích nồng độ cao 5% - 10% sẽ dẫn đến hậu quả là sự đáp ứng kích thích bị giảm nhanh chóng và thậm chí có sự đáp ứng nghịch ở mặt cạo sau
Sivakumaran (1983) đã đề nghị sử dụng khoảng 600 mg hoạt chất (a.i)/cây/năm
sẽ cho sự đáp ứng kích thích tốt
Trang 2714
2.6 Tổng quan về các thông số sinh lý mủ
Qua một thời gian dài nghiên cứu, người ta thấy rằng tất cả những thông số sinh
lý mủ như TSC, đường, pH, thiols, lân vô cơ (Pi), chỉ số vỡ hạt lutoid (BI), Mg… đều
có liên quan đến sản lượng Từ đó đưa ra được phương pháp dùng để chuẩn đoán mủ nhằm kiểm tra tình trạng sinh lý của hệ thống sản xuất mủ và đánh giá tiềm năng của
nó Sử dụng những thông số sinh lý mủ cho phép đánh giá được tình trạng của hệ thống ống mủ khai thác dưới mức hoặc quá mức Bốn chỉ tiêu quan trọng nhất về mặt sinh học trong hệ thống ống mủ và dễ dàng định lượng là TSC, đường, thiols, lân vô cơ (Pi)
2.6.1 Tổng hàm lượng chất khô (TSC)
TSC phản ánh sự sinh tổng hợp xảy ra trong mạch mủ TSC thấp phản ánh sự tái tạo không đầy đủ giữa hai lần cạo sau khi cây đã cố gắng biến dưỡng quá mức và có thể dẫn đến việc cạo không có mủ TSC cao hạn chế sản lượng, đúng hơn là hạn chế dòng chảy do độ nhầy của mủ cao Sự thu hút nước vào tế bào mạch mủ khi cạo có thể
là yếu tố hạn chế trong trường hợp này (Eshbach, 1984; Jacob và cộng sự, 1992) Kích thích đóng vai trò quan trọng, nó làm thuận lợi quá trình vận chuyển nước giữa các màng tế bào làm TSC giảm và giải thích được phần nào dòng chảy dễ dàng nhất sau
khi xử lý kích thích đưa đến sản lượng cao (Eshbach và Tonnelier, 1984)
Người ta không dùng những giá trị tuyệt đối của TSC một cách đơn lẻ vì còn những thông số sinh lý khác phản ánh hoạt động biến dưỡng, cùng ảnh hưởng một lúc lên dòng chảy và sự tái tạo mủ Do vậy, để diễn giải kết quả, cần thiết phải sử dụng nhiều thông số sinh lý mủ sẵn có
2.6.2 Đường
Đường sinh ra từ hoạt động quang hợp là phân tử cơ bản của tất cả các quá trình tổng hợp ở cây trồng, cho dù đó là sự tổng hợp tinh bột, cellulose, lipid và nhiều chất
biến dưỡng thứ cấp của giới thực vật Cây cao su Heveae cũng nằm trong quy luật đó
Đường là nguyên liệu cho sự trao đổi chất của hệ thống ống mủ, đặc biệt cho sự tổng hợp cao su và là phân tử tạo nên năng lượng Năng lượng này trực tiếp hoặc gián tiếp
Trang 28tế bào mạch mủ có thể đi kèm theo sự biến dưỡng tích cực Tuy nhiên, hàm lượng đường cao cũng phản ánh sự sử dụng đường kém và dẫn tới sản lượng thấp Khi sự tái sinh mủ tại chỗ kết thúc, hoạt động biến dưỡng chậm dần thì đường có khuynh hướng tích tụ lại Theo D’Auzac và cộng sự (1997), nồng độ đường thấp hoặc rất thấp phụ thuộc vào dòng vô tính và chế độ khai thác, rõ ràng nó giới hạn năng suất
2.6.3 Thiols
Thiols trong mủ bao gồm cystein, methionine, và chủ yếu là glutathiol là chất chống oxy hoá có thể chống lại sự oxy hoá do cạo hoặc kích thích bằng ethylen (Chrestin, 1984) Thiols đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định hệ thống mạch mủ, với chức năng bẫy các dạng oxygen độc hại Nó đã bảo vệ sự phân chia của các tế bào
mủ và chức năng mạch mủ, nhất là dòng chảy khi cạo mủ Nhiều tác giả đã chứng minh thành công mối tương quan thuận rất có ý nghĩa giữa hàm lượng thiols và sản
lượng (Tupy, 1973)
Do vậy, hàm lượng thiols trong mủ có ý nghĩa rất quan trọng, hàm lượng thiols trong mủ cao phản ánh khả năng của tế bào có thể tự bảo vệ chống lại sự khai thác quá mức Mặt khác, hàm lượng thiols thấp thường phản ánh điều kiện sinh lý kém của hệ thống ống mủ, không thể chống lại một cách hữu hiệu những stress oxy hóa Trong
trường hợp này, cây có khả năng bị khai thác quá mức và bị suy kiệt
2.6.4 Lân vô cơ (Pi)
Pi trong mủ có thể phản ánh sự biến dưỡng năng lượng trong mủ Nguyên tố này tham gia rộng rãi trong nhiều quá trình bao gồm quá trình dị hóa glicid, quá trình tổng hợp các nucleotide liên quan đến vận chuyển năng lượng (đặc biệt adenosine
Trang 2916
phosphate) hoặc các phản ứng khử NAD(P)H, trong các acid nucleic và trong quá trình tổng hợp isoprene (Lynen,1968) Pi sinh ra tại chỗ từ sự thủy phân các phân tử phosphoryl hóa, chủ yếu là từ pyrophosphate vô cơ dưới tác động của men transferase – xúc tác phản ứng nối dài chuỗi polyisopren (Lynen, 1969)
D’AUZAC đã chứng minh tương quan rất có ý nghĩa giữa một mặt là năng lượng phosphate linh động và hoạt động sinh tổng hợp, mặt khác giữa năng lượng phosphate linh động này với sản lượng Hơn nữa, Eshbach và cộng sự, (1984); Sudbronto (1978), cũng đã chứng minh tương quan trực tiếp giữa hàm lượng Pi của mủ
và sản lượng của một số dòng vô tính Kích thích có tác dụng hoạt hóa biến dưỡng của mạch mủ cũng như làm tăng hàm lượng Pi
Trang 3017
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện
Nghiên cứu đã được tiến hành từ tháng 01/2010 tại Nông Trường Cao Su Phan Văn Tiến, Công Ty TNHH MTV Cao Su Dầu Tiếng thuộc tỉnh Bình Dương Riêng đề tài được thực hiện trong thời gian 4 tháng từ 15/2 đến 30/6/2012
3.2 Vật liệu nghiên cứu
Nghiên cứu gồm hai thí nghiệm với những vật liệu :
Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng ứng dụng chế độ cạo nhịp độ thấp d4 trên
dòng vô tính RRIV 2 tại vùng đất xám Dầu Tiếng
Địa điểm: lô 85, 6 69
Trang 3118
(47,7 ha)
Thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng ứng dụng chế độ cạo nhịp độ thấp d4 trên
dòng vô tính PB 260 tại vùng đất xám dầu tiếng
Địa điểm: lô 68
Độ cao mở cạo: 1,3 m cách mặt đất, 1,2 m cách chân voi
Qui mô thí nghiệm: (50,4 ha)
Trang 3320
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Nội dung các nghiệm thức:
Nghiệm thức của thí nghiệm 1:
3.3.2 Chỉ tiêu quan trắc
Năng suất mủ: theo dõi năng suất mủ nước và mủ tạp từng nhát cạo/phần cạo/lô Đơn vị tính là gam cao su khô trên cây trên lần cạo (g/c/c); kilôgram trên phần cạo trên ngày (kg/pc/ngày); kilôgram trên hectare trên tháng (kg/ha/tháng); kilôgram trên hectare trên năm (kg/ha/năm)
Hàm lượng cao su khô (DRC %)
Khô mặt cạo
Hao dăm cạo
Trang 3421
Các chỉ tiêu sinh lý:
- Hàm luợng đường (sucrose, mM)
- Lân vô cơ (Pi, mM)
Cách tính năng suất:
50%
Kg/phần cạo/ngày = (g/c/c x số cây cạo/phần cạo) / 1000
Kg/ha/tháng = (g/c/c x số cây cạo/ha x số lần cạo/tháng) / 1000
Trang 3522
3.3.3 2 Hàm lượng cao su khô (DRC %)
DRC (%) được lấy theo từng phần cạo, dùng pipette hút 10 ml mủ nước bơm vào lọ có chứa sẵn 10 ml acid acetic (5%), mủ đông đem ra cán mỏng, sấy khô ở nhiệt
độ 600C cho đến khi trọng lượng không đổi, đem cân trọng lượng
Công thức tính: DRC (%) = Trọng lượng mủ khô/số ml mủ tươi (10) x 100
):
Đợt 1: đầu tháng (khoảng ngày 9 – 12, lấy mẫu trước khi bôi kích thích) Đợt 2: cuối tháng, sau khi bôi thuốc kích thích xong (nhát cạo thứ 6 sau kích thích)
3.3.3 3 Khô mặt cạo
Dụng cụ: Phấn sáp, thước dây, đót đo độ dầy vỏ, giấy quan trắc, viết
Phương pháp: Theo dõi công nhân cạo, quan sát kỹ đường cạo, dùng phấn đánh dấu những đoạn khô trên cây cạo, phải dùng đót kiểm tra đoạn khô xem có cạo đúng
độ sâu hay không Sau đó dùng thước dây đo những đoạn bị khô mủ và đo chiều dài mặt cạo Tính tỉ lệ khô mặt cạo từng cây và từng phần cạo
Cách tính:
%KMC = (Tổng chiều dài đoạn khô mặt cạo / chiều dài mặt cạo) x 100
Tỉ lệ %KMC/ô cơ sở = (số cây khô mặt cạo / tổng số cây điều tra) x 100 Tần số quan trắc: Khô mặt cạo được tiến hành quan trắc 1 lần/năm (vào khoảng ngày 20-30 tháng 7)
Phân cấp bệnh khô mặt cạo theo qui trình của bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam
Tỷ lệ bệnh khô mặt cạo được chia làm 4 cấp:
Trang 36a) Phương pháp lấy mẫu phân
Mỗi chọn 20 cây lõi đồng đều về vanh thân và năng suất, không bệnh
trong khoảng thời gian từ 5 – 35 sau khi cạo, mỗi cây lấy 10 giọt Mẫu mủ được hứng vào trong một lọ thủy tinh có đánh số theo từng ô cơ sở đặt trong chén nước
đá Mẫu được giữ lạnh trong nước đá trong suốt thời gian hứng mẫu nhằm hạn chế các phản ứng sinh hóa vẫn xảy ra trong mủ ở nhiệt độ thường Mẫu đã hứng được chiết xuất tại lô bằng cách dùng pipette tự động hút từ lọ mẫu
Lấy 1 ml mủ nước cho vào trong lọ thủy tinh có chứa sẵn 9 ml dung dịch acid trichloroacetic (TCA) 2,5 % Sau đó mẫu được đưa về phòng thí nghiệm ngay để phân tích hàm lượng thiols, lân vô cơ, đường
b)
Hàm lượng đường trong mủ (đơn vị tính: mM):
(Sucrose) được phân tích theo phương pháp Anthrone
:
Trang 37
+ Lắc đều và đo cùng dãy chuẩn ở bước sóng 627 nm
Hàm lượng lân vô cơ trong mủ (Pi) (đơn vị tính: mM): Được phân tích theo
phương pháp so màu sử dụng chất phản ứng ammonium molypdate
Trang 3825
+ 1ml dung dịch FeSO4.
+ Lắc đều và đo ở bước sóng 680 nm
Hàm lượng thiols (R–SH) (đơn vị tính: mM):
(1985)
Nguyên tắc:
Nhóm R–SH phản ứng với DTNB (Di – Thio – bis – Nitrobenzoic acid) tạo thành TNB (Thio – bis – Nitrobenzoic acid) Hấp thụ mạnh ở λ= 412 nm (phản ứng Ellman)
Nhóm R–SH bị oxy hóa rất nhanh là môi trường kiềm Vì vậy phải đo trong vòng 24 giờ
TSC (%) = [(m2 – m0) / (m1 – m0)] x 100
Trang 3926
Trong đó: m0: trọng lượng lọ không
m1: trọng lượng lọ chứa mủ tươi
m2: trọng lượng lọ chứa mủ khô
Trang 4027
Hình 2: Một số thao tác lấy mẫu ngoài lô
e) Đong mẫu DRC
a) Hứng mẫu sinh lý b) Chiết suất mẫu c) Đo vanh thân
d) Kiểm khô mặt cạo
g) Cân sản lượng
e) Cán mẫu DRC