Vì vậy, việc nghiên cứu “Ảnh hướng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạtđộng nhập khấu phôi thép và thép thành phẩm” là rất cần thiết để góp phần nâng caohiệu quả hoạt động sản xuất kin
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Hiện nay, thị trường ngoại hối biến động phức tạp và khó kiểm soát, tỷ giá giữađồng Việt Nam và ngoại tệ thay đổi một cách bất thường và VNĐ đang ngày càng mấtgiá so với các đồng ngoại tệ mạnh thường được dùng để thanh toán trong việc nhậpkhẩu Điều này một lần nữa khẳng định cho chúng ta thấy vấn đề tỷ giá hối đoái cóảnh hưởng không hề nhỏ khi mà nước ta có lượng nhập khẩu thép và các nguyên phụliệu sản xuất thép rất lớn
Không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó, Công ty TNHH Thép Dong Bang Việt Namcũng gặp không ít khó khăn với sự biến động không ngừng của tỷ giá hối đoái Hoạtđộng ngoại thương của công ty TNHH Thép Dong Bang Việt Nam chủ yếu là hoạtđông nhập khẩu phôi thép và thép thành phẩm Và những biến động của tỷ giá hối đoái
sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận và hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty
Vì vậy, việc nghiên cứu “Ảnh hướng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạtđộng nhập khấu phôi thép và thép thành phẩm” là rất cần thiết để góp phần nâng caohiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp trong ngành thép nóichung và của Công ty TNHH thép Dong Bang Việt Nam nói riêng
2 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu những công trình năm trước
Trong những năm qua có nhiều công trình nghiên cứu về sự biến động của tỷgiá hối đoái và chính sách tỷ sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam Trong đó có các tàiliệu nghiên cứu về vấn đề biến động tỷ giá như:
Đề tài “Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái tới hoạt động nhập khẩu và một số giải phápphòng ngừa rủi ro hối đoái tại công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây” Đề tài nghiên cứu
về tỷ giá hối đoái và các loại rủi ro hối đoái có thể gặp phải do hoạt động nhập khẩu.Thời gian nghiên cứu trong giai đoạn 2006 – 2008 Địa điểm nghiên cứu: công ty CPdược phẩm Hà Tây chuyên về mặt hàng dược phẩm
Đề tài “Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt động nhập khẩu ô tô tạicông ty cổ phần ô tô Hoàng Gia” Đề tài nghiên cứu về rủi ro trong biến động tỷ giáhối đoái trong hoạt động nhập khẩu của công ty Thời gian nghiên cứu trong giai đoạn2008- 2010 Địa điểm nghiên cứu: công ty cổ phần ô tô Hoàng Gia
Đề tài “Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới hoạt độngnhập khẩu thép của tổng công ty thép Việt Nam” Đề tài nghiên cứu về các nhân tố ảnhhưởng đến biến động tỷ giá và giải pháp hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá tớihoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2007- 2010
Trang 2
Các công trình nghiên cứu trước tuy cùng chung vấn đề tỷ giá nhưng có khácbiệt với đề tài của em: “Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái đến hoạt động nhậpkhẩu phôi thép và thép thành phẩm của công ty TNHH thép Dong Bang Việt Nam” vềkhông gian nghiên cứu, thời gian nghiên cứu, hình thức công ty Đề tài của em không
có sự trùng lặp hoàn toàn với các đề tài trước đó
3 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Cũng giống như vai trò của giá cả trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá hối đoái
có tác động quan trọng, trực tiếp đến việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế của mộtquốc gia Người ta thường thấy cán cân thương mại của một nước có thể tốt lên hayxấu đi khi có những biến động của tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái tăng sẽ khuyếnkhích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và ngược lại Do đó, vấn đề tỷ giá hối đoái luôn làmột trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanhhàng hóa có giá trị lớn như thép
Nhận thức được tầm quan trọng của biến động tỷ giá hối đoái nói chung và ảnhhưởng của nó tới hoạt động nhập khẩu nói riêng, đặc biệt là trong quá trình thực tế tạicông ty em càng thấy rõ sự ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới công ty nhưthế nào Qua đó em thấy đây không phải là vấn đề cấp thiết của riêng công ty TNHHthép Dong Bang mà còn là vấn đề cấp thiết của các công ty nhập khẩu
4 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Mục tiêu nghiên cứu
Về mặt lý thuyết: khoá luận sẽ làm rõ những khái niệm về tỷ giá hối đoái, chínhsách tỷ giá hối đoái, các loại tỷ giá hối đoái, nhập khẩu và các nhân tố tác động đếnnhập khẩu, đồng thời nêu ra ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động nhập khẩu
Về mặt thực tiễn: khóa luận không chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách tỷgiá hối đoái đến hoạt động nhập khẩu nói chung mà còn đi sâu vào nghiên cứu ảnhhưởng của biến động tỷ giá tới hoạt động nhập khẩu phôi thép và thép thành phẩm tạicông ty TNHH thép Dong Bang nói riêng
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã nghiên cứu, khóa luận sẽ đề xuất một số giảipháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của chính sách tỷ giá tới hoạt động nhập khẩu của công
ty, bên cạnh đó cũng mong giúp những công ty nhập khẩu nói chung có cái nhìn tổngquát hơn về ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái hiện nay đến hoạt động nhậpkhẩu của công ty
4.2 Đối tượng nghiên cứu:
Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái tới hoạt động nhập khẩu phôi thép vàthép thành phẩm của công ty TNHH thép Dong Bang Việt Nam
Trang 3
4.3 Phạm vi nghiên cứu:
Dưới góc độ tiếp cận của một sinh viên khoa kinh tế, cùng với những kiến thức
đã học được trong nhà trường và trong quá trình thực tập, khóa luận có phạm vi nghiêncứu cả về mặt không gian và thời gian
Về mặt thời gian: qua những dữ liệu thu thập được, qua sự biến động của nềnkinh tế trong thời gian qua, em nhận thấy vấn đề biến động tỷ giá đang là vấn đề cấpthiết cần phải giải quyết nên khóa luận nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến biếnđộng của tỷ giá hối đoái từ năm 2008 đến nay
Về mặt không gian: qua quá trình thực tập tại công ty TNHH thép Dong Bang,mặt hàng nhập khẩu của công ty chủ yếu là thép và phôi thép Vì vậy việc nghiên cứutập trung vào tình hình nhập khẩu thép và phôi thép tại công ty
5.Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp so sánh đối chiếu:
Từ báo cáo tài chính của công ty TNHH thép Dong Bang, so sánh đối chiếu sựtăng giảm doanh thu, lợi nhuận qua các năm, đồng thời đánh giá tình hình biến động tỷgiá tác động đến hoạt động nhập khẩu phôi thép và thép thành phẩm của công ty.Phương pháp phân tích tổng hợp:
Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để suy luận, đánh giá và đưa ra các kết luậnchính xác về sự ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu phôi thép vàthép thành phẩm của công ty TNHH thép Dong Bang Từ đó, tổng kết những nguyênnhân gây ra ảnh hưởng tiêu cực của tỷ giá hối đoái đến hoạt động nhập khẩu của công
ty và đưa ra các phương án, kiến nghị, đề xuất các giải pháp hạn chế ảnh hưởng củachính sách tỷ giá hối đoái đến hoạt động nhập khẩu của công ty
6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài các phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồhình vẽ, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì khóa luận bao gồm:
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối
đoái đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp
CHƯƠNG 2: Thực trạng về ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái đến hoạt động
nhập khẩu phôi thép và thép thành phẩm của công ty TNHH thép Dong Bang ViệtNam
CHƯƠNG 3: Các đề xuất về giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của chính sách tỷ giá
hối đoái đến hoạt động nhập khẩu phôi thép và thép thành phẩm của công ty TNHHthép Dong Bang Việt Nam
Tài liệu tham khảo
Trang 4
Các phụ lục
Trang 5
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP.
1.1 Một số lý thuyết về chính sách tỷ giá hối đoái và vấn đề nhập khẩu
1.1.1 Khái niệm và vai trò của tỷ giá hối đoái
1.1.1.1 Khái niệm :
Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một nước tính bằng tiền tệcủa nước khác Hay còn được hiểu là số lượng đơn vị tiền nội tệ cần thiết để mua mộtđơn vị ngoại tệ
1.1.1.2 Vai trò của tỷ giá hối đoái :
- Tỷ giá là đại lượng xác định quan hệ về mặt giá trị, so sánh sức mua giữa cácđồng tiền với nhau, hình thành nên tỷ giá trao đổi giữa các đồng tiền khác nhau vớinhau để thuận tiện cho giao dịch quốc tế
- Tỷ giá có tác động to lớn đến thương mại quốc tế, XNK hàng hóa, dịch vụ củamột nước khác
- Do tỷ giá có tác động mạnh mẽ tới hoạt động XNK hàng hóa dịch vụ và sự cạnhtranh giữa các quốc gia với nhau trên thị trường quốc tế Đồng thời thông qua đó, tỷgiá sẽ có tác động đến các khía cạnh khác nhau của nền kinh tế như mặt bằng giá cảtrong nước, lạm phát, khả năng sản xuất, công ăn việc làm hay thất nghiệp… Nênchính phủ các nước đã lợi dụng tác động này của tỷ giá để điều tiết nền kinh tế hay nóicách khác tỷ giá được sửu dụng với vai trò là một công cụ điều tiết vĩ mô của nhànước
1.1.2 Chính sách tỷ giá hối đoái
1.1.2.1 Khái niệm
Chính sách tỷ giá hối đoái là một hệ thống các công cụ được dùng để tác độngvào quan hệ cung cầu ngoại hối, từ đó giúp điều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm đạt tớinhững mục tiêu cần thiết Về cơ bản, chính sách tỷ giá hối đoái tập trung chú trọng vàohai vấn đề lớn:
Lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái
+ Chế độ TGHĐ cố định:
Chế độ TGHĐ cố định là chế độ TGHĐ mà trong đó nhà nước, cụ thể là NHTWtuyên bố sẽ duy trì tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của quốc gia mình với đồng tiền nào
đó hoặc theo một rổ các đồng ngoại tệ nào đó ở một mức độ cố định không đổi Nhànước sẽ thực hiện cam kết này bằng cách thường xuyên can thiệp vào thị trường ngoại
tệ để thực hiện các hoạt động mua bán lượng dư cung hay dư cầu ngoại tệ với mứcTGHĐ cố định đã công bố
Trang 6
+ Chế độ TGHĐ thả nổi:
Chế độ TGHĐ thả nổi là một chế độ mà trong đó TGHĐ được xác định và vậnđộng một cách tự do theo quy luật thị trường Tỷ giá hối đoái trong cơ chế này đượchình thành trên cơ sở cung – cầu ngoại tệ trên thị trường NHTW không có bất kỳ mộttuyên bố, cam kết nào về việc chỉ đạo hay điều hành tỷ giá trong chế độ này
+ Chế độ TGHĐ linh hoạt:
Đây là một chế độ tỷ giá hối đoái có sự kết hợp giữa hai chế độ TGHĐ cố định
và thả nổi Trong đó, TGHĐ sẽ được xác định trên thị trường theo quy luật cung – cầungoại tệ, Chính phủ chỉ can thiệp vào thị trường khi TGHĐ có những biến động mạnhvượt quá mức độ cho phép Đăc trưng của chế độ tỷ giá này như sau:
-TGHĐ được xác định và thay đổi tùy thuộc vào tình hình cung – cầu ngoại tệtrên thị trường
- Nhà nước, mà cụ thể là NHTW tuyên bố một mức biến động cho phép đối với
tỷ giá và chỉ can thiệp vào thị trường với tư cách người mua bán cuối cùng khi tỷ giátrên thị trường có những biến động mạnh vượt mức cho phép này
- Chế độ TGHĐ thả nổi có sự quản lý của nhà nước được coi là chế độ tỷ giáthích hợp với cơ chế thị trường hiện nay Vì chế độ tỷ giá này cho phép chúng ta thựchiện một chính sách tiền tệ độc lập, vừa theo quy luật cung cầu thị trường, vừa pháthuy vai trò quản lý, điều tiết linh hoạt của Nhà nước để đạt được các mục tiêu pháttriển kinh tế
Điều chỉnh tỷ giá hối đoái
+ Chính sách lãi suất tái chiết khấu:
Khi TGHĐ có sự biến động bất lợi, vượt ra khỏi mức độ có thể chấp nhận được,thông qua NHTW, Chính phủ sẽ điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu tăng, làm cho lãi suấttrên thị trường tăng lên Kết quả là vốn ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ dịchchuyển vào trong nước để thu lãi cao hơn Từ đó cung về ngoại tệ tăng, nhu cầu vềngoại tệ giảm làm cho TGHĐ giảm xuống
+ Chính sách hối đoái:
Đây là biện pháp trực tiếp mà NHTW can thiệp vào thị trường ngoại hối bằngcách mua bán ngoại hối trên thị trường Khi tỷ giá ở mức cao, NHTW tăng cường bánngoại hối ra thị trường làm cung ngoại hối trên thị trường tăng lên, do đó làm giảm bớtcăng thẳng về về cung cầu ngoại hối trên thị trường Điều này làm tỷ giá giảm xuống.Ngược lại, khi TGHĐ giảm, NHTW sẽ mua ngoại tệ vào, tăng nhu cầu ngoại hối trênthị trường dẫn đến TGHĐ tăng lên
Trang 7
1.1.2.2 Mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái
Trong nền kinh tế mở, động cơ hoạch định chính sách là những mục tiêu cân đốibên trong và bên ngoài Trong khi đó tỷ giá hối đoái là một yếu tố có khả năng ảnhhưởng trực tiếp đến những cân đối này, nên việc hoạch định những chính sách TGHĐphải nhắm đến hai mục tiêu này
- Mục tiêu cân bằng bên trong:
Là trạng thái mà ở đó các nguồn lực quốc gia được sử dụng đầy đủ, thể hiện ở sựtoàn dụng nhân công và mức giá ổn định Mức giá biến động bất ngờ có tác động xấuđến các khoản tín dụng và đầu tư Chính phủ cần ngăn chặn các đợt lên xuống pháttriển đột ngột của tổng cầu để duy trì một mức giá ổn định, có thể dự kiến được Vìvậy TGHĐ được xem là công cụ đắc lực, hỗ trợ hiệu quả cho chính phủ trong việcđiều chỉnh giá cả, đặc biệt là trong nền kinh tế có xu hướng hội nhập quốc tế như hiệnnay
- Mục tiêu cân bằng bên ngoài:
Chủ yếu là sự cân đối trong tài khoản vãng lai Thực tế người ta không thể xácđịnh được tài khoản vãng lai nên không xác định được chính xác cân bằng, thặng dư,thâm hụt bao nhiêu mà chỉ có thể thống nhất rằng không nên có sự thâm hụt hay thặng
dư quá lớn mà thôi Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội mà chính phủphải có cách điều chỉnh tỷ giá hối đoái cho phù hợp, hiệu quả, chủ yếu tác động vàocác hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư xuyên quốc gia
1.1.3 Thị trường ngoại hối
1.1.3.1 Khái niệm
Là nơi thực hiện việc trao đổi mua bán các ngoại tệ và phương tiện chi trả có giátrị như ngoại tệ, mà giá cả ngoại tệ được xác định trên cơ sở cung cầu
TGHĐ được xác định dựa vào cung – cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối
Cầu về tiền trên thị trường ngoại hối
Có cầu về tiền của nước A trên TTNH khi dân cư từ nước khác mua các sảnphẩm được sản xuất ra tại nước A Một nước xuất khẩu càng nhiều thì cầu đối vớiđồng tiền nước đó càng lớn trên TTNH
Đường cầu về một loại tiền là hàm TGHĐ của nó dốc xuống phía bên phải, điềunày cho thấy nếu TGHĐ càng cao thì hàng hóa của nước ấy càng trở nên đắt hơn đốivới những người nước ngoài và ít hàng hóa XK hơn
Cung về tiền trên TTNH
Để nhân dân nước A mua được các sản phẩm sản xuất ra ở nước B họ phải muamột lượng tiền đủ lớn của nước B, bằng việc dùng tiền nước A để trả Lượng tiền củanước A khi ấy bước vào thị trường quốc tế
Trang 8
Đường cung về tiền là một hàm của TGHĐ của nó, dốc lên trên về phía phải.TGHĐ càng cao thì hàng hóa nước ngoài càng rẻ và hàng hóa ngoại được nhập khẩucàng nhiều.
Cân bằng cung – cầu và sự hình thành tỷ giá
TGHĐ được xác định chủ yếu thông qua các lực lượng thị trường của cung vàcầu tiền
Bất kỳ nhân tố nào làm tăng cầu về một đồng tiền trên thị trường ngoại hối hoặcgiảm cung của nó đều có xu hướng làm cho TGHĐ của nó tăng lên Và ngược lại, bất
kỳ nhân tố nào tác động làm giảm cầu về một đồng tiền hay làm tăng cung về đồngtiền ấy trên thị trường ngoại hối sẽ làm cho TGHĐ của đồng tiền đó giảm
Giao điểm giữa đường cung và đường cầu một đồng tiền nào đó chỉ ra mứcTGHĐ cân bằng Tại đó mức cung và cầu của đồng tiền là bằng nhau
Tương tác của cung – cầu trên thị trường ngoại hối là nhân tố cơ bản, nhân tố bêntrong hay theo các nhà kinh tế học quan niệm là nhân tố nội sinh xác định TGHĐ cânbằng
- Tạo điều kiện để kết nối các nhu cầu giao dịch ngoại tệ trong nền kinh tế
- Làm cho các giao dịch mua bán trao đổi ngoại hối đi vào nề nếp, ổn định, góp phần
Trang 91.1.4 Khái niệm và vai trò của nhập khẩu
1.1.4.1 Khái niệm
Nhập khẩu trong lý luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua hàng hóa
và dịch vụ từ quốc gia khác Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoàicung cấp hàng hóa dịch vụ cho người cư trú trong nước Tuy nhiên, theo cách thứcbiên soạn cán cân thanh toán quốc tế của IMF, chỉ có việc mua các hàng hóa hữu hìnhmới được coi là nhập khẩu và đưa vào mục cán cân thương mại Còn việc mua dịch vụđược tính vào mục cán cân phi thương mại
1.1.4.2 Vai trò của nhập khẩu :
Nhập khẩu có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, chuyểngiao công nghệ
Nhập khẩu tạo ra hàng hóa bổ sung cho những hàng hóa thiếu hụt trong nước vàthay thế những sản phẩm trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất với chi phícao Hoạt động nhập khẩu giúp doanh nghiệp trong nước có điều kiện cọ sát với cácdoanh nghiệp nước ngoài, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Khi có sựxuất hiện của các mặt hàng nhập khẩu trên thị trường nội địa sẽ dẫn đến sự cạnh tranhgiữa hàng hóa nội địa và hàng hóa ngoại nhập Để tồn tại và phát triển các công tytrong nước phải nỗ lực tìm mọi biện pháp để tối ưu hóa trong sản xuất cũng như trongquản lý để tạo ra những sản phẩm với chất lượng tốt, giá cả hấp dẫn, có sức cạnh tranhcao và nâng cao vị thế của mình
Đẩy mạnh quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng những thiếu hụt vềnguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp, đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật từ nướcngoài vào trong nước góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo pháttriển kinh tế cân đối, ổn định, góp phần cải thiện, nâng cao mức sống của người dân
1.2 Các yếu tố tác động đến chính sách tỷ giá hối đoái và hoạt động nhập khẩu
1.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tỷ giá hối đoái
1.2.1.1 Cán cân thương mại
Cán cân thương mại ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Cán cân thương mại của mộtnước là chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu Một nền kinh
tế khi xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sẽ thu được ngoại tệ Để tiếp tục công việc kinhdoanh, các nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ lấy nội tệ, mua hàng hóa dịch vụ trongnước xuất khẩu ra nước ngoài Trên thị trường cung ngoại tệ sẽ tăng, làm tỷ giá hốiđoái giảm Ngược lại khi nhập khẩu hàng hóa dịch vụ, các nhà nhập khẩu cần ngoại tệ
để thanh toán cho đối tác và đi mua ngoại tệ trên thị trường Hành động này làm cầungoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng Tác động của hai hiện tượng trên là ngược chiềutrong việc hình thành tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái cuối cùng sẽ tăng hay giảm phụ
Trang 10
thuộc vào mức độ tác động mạnh yếu của các nhân tố, đó chính là cán cân thương mại.Nếu một nước có thặng dư thương mại, cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá hốiđoái sẽ giảm, đồng nội tệ lên giá Khi thâm hụt thương mại, tỷ giá hối đoái sẽ tăng,đồng nội tệ giảm giá.
Trong các điều kiện khác không đổi, nếu nhập khẩu tăng (IM tăng) sẽ làm chođường cung tiền Sđ dịch chuyển về bên phải Đường cung tiền Sđ dịch chuyển về bênphải làm cho TGHĐ giảm từ e* xuống e’
nó tạo ra tỷ lệ tiền lời cao hơn và có nhiều người dân nước ngoài muốn mua các tài sản
ấy Điều này làm cho đường cầu về tiền của nước đó dịch sang phải và làm tăngTGHĐ của nó Đây là một trong những ảnh hưởng quan trọng nhất tới TGHĐ ở cácnước phát triển cao
1.2.1.3 Mức chênh lệch lạm phát
Nếu tỷ giá lạm phát của hai nước khác nhau trong điều kiện các nhân tố kháckhông đổi thì làm cho giá cả hàng hóa ở hai nước có những biến động khác nhau, làmcho ngang giá sức mua của hai đồng tiền của hai nước sẽ bị phá vỡ, tức là làm cho tỷgiá thay đổi Đồng tiền nào có mức lạm phát cao hơn thì đồng tiền đó bị mất giá so vớiđồng tiền của nước còn lại Yếu tố chênh lệch lạm phát ảnh hưởng đến biến động tỷgiá trong dài hạn
Trang 11
1.2.1.4 Nhu cầu đầu cơ tích trữ ngoại tệ.
Tất cả đều có thể làm dịch chuyển các đường cung và cầu tiền tệ Đầu cơ có thểgây ra những thay đổi lớn về tiền, đặc biệt trong điều kiện thông tin liên lạc hiện đại vàcông nghệ máy tính hiện đại có thể trao đổi hàng tỷ USD giá trị tiền tệ mỗi ngày.1.2.1.5 Kiểm soát của chính phủ
Bất kỳ một chính sách nào của chính phủ mà có tác động đến tỷ lệ lạm phát, thunhập thực tế hoặc mức lãi suất trong nước đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của tỷgiá hối đoái Chính phủ có thể sử dụng ba loại hình can thiệp chủ yếu là : can thiệp vàothương mại quốc tế, đầu tư quốc tế và can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối
Đối với loại hình thứ nhất, sự can thiệp của chính phủ nhằm khuyến khích xuấtkhẩu hoặc hạn chế nhập khẩu, chính phủ có thể sử dụng các biện pháp như trợ cấp sảnxuất, xuất khẩu hoặc áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu như áp dụng thuế nhậpkhẩu, hạn ngạch, cấm nhập khẩu… Việc áp dụng các biện pháp trên sẽ ảnh hưởng đếnbiến động của tỷ giá hối đoái vì chúng ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu hoặc xuấtkhẩu, bởi vậy sẽ ảnh hưởng đến cầu hoặc cung nội tệ trên thị trường ngoại hối
Đối với loại hình thứ hai, chính phủ có thể can thiệp dòng đầu tư quốc tế bằngbiện pháp cấm đầu tư ra nước ngoài, đánh thuế thu nhập lợi tức của công dân nướcmình ở nước ngoài hoặc công dân nước ngoài ở nước mình
Cuối cùng chính phủ có thể can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối bằngcách mua hoặc bán trực tiếp nội tệ trên thị trường ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá theomục tiêu đặt ra
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu
1.2.2.1 Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởngđến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa trên thị trường quốc
tế Khi tỷ giá tăng, đồng nội tệ mất giá thì giá nhập khẩu sẽ tăng lên, lượng hàng nhậpkhẩu giảm, và ngược lại, khi tỷ giá giảm, đồng nội tệ tăng giá sẽ khuyến khích nhậpkhẩu, lượng hàng nhập khẩu tăng Chính vì vậy các doanh nghiệp cần phải có sựnghiên cứu và dự đoán xu hướng biến động của tỷ giá hối đoái để đưa ra các quyếtđịnh phù hợp cho việc nhập khẩu như lựa chọn bạn hàng, lựa chọn đồng tiền tính toán,lựa chọn đồng tiền thanh toán…
1.2.2.2 Yếu tố thị trường trong nước và ngoài nước
Tình hình và sự biến động của thị trường trong và ngoài nước cũng như sự thayđổi của giá cả, khả năng cung cấp hàng hoá, khả năng tiêu thụ và xu hướng biến độngdung lượng của thị trường … Tất cả các yếu tố này đều có ảnh hưởng đến hoạt độngnhập khẩu
Trang 12
Sự thay đổi lên xuống của giá cả sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ hàngnhập khẩu Khi giá cả hàng nhập khẩu mà tăng lên thì nhu cầu tiêu thụ hàng nhập khẩu
sẽ có xu hướng giảm xuống, người tiêu dùng sẽ chuyển hướng sang tiêu dùng các loạihàng hoá cùng loại hay tương tự trong nước, khi đó nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt độngnhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp, chỉ trừ những hàng hoá nhập khẩu mà thịtrường trong nước không có khả năng cung cấp thì khi đó giá cả sẽ biến động theo thịtrường
Sự biến động của nguồn cung và dung lượng thị trường có ảnh hưởng đến sựbiến động của giá cả hàng nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng và hoạtđộng nhập khẩu của công ty
1.2.2.3 Thuế quan, hạn ngạch
Nếu một quốc gia áp dụng hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu, làm cho lượnghàng hóa nhập khẩu vào trong nước đó giảm, giá hàng hóa hập khẩu tăng Do đó, nhucầu về hàng ngoại nhập sẽ giảm
1.2.2.4 Nhân tố vốn và công nghệ
Vốn và công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công tynói chung cũng như hoạt động kinh doanh nhập khẩu nói riêng Vốn và công nghệquyết định đến lĩnh vực kinh doanh cũng như quy mô hoạt động kinh doanh của công
ty, vốn và công nghệ giúp cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu được của công ty đượcthực hiện có hiệu quả cao
Vốn và công nghệ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nếu công ty có nguồn lựctài chính lớn (nhiều vốn), đặc biệt là vốn lưu động thì sẽ mua được công nghệ hiên đạinâng cao năng suất và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
và ngược lại
1.3 Phân định nội dung nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động nhập khẩu :
Diễn biến tăng giảm của TGHĐ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nhập khẩuthông qua giá cả Khi TGHĐ thay đổi kéo theo sự thay đổi của giá hàng nhập khẩu vàkhả năng cạnh tranh của hàng nhập khẩu trên thị trường
Trong trường hợp các điều kiện khác được giữ nguyên, khi tỷ giá hối đoái tăng,
có nghĩa là số đơn vị tiền tệ trong trong nước đổi lấy một đơn vị ngoại tệ tăng ( đồngnội tệ mất giá) Giá cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường nội địa trở nên đắt tương đối
so với hàng hóa nội địa, làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ nhậpkhẩu trên thị trường nội địa Kết quả là hoạt động nhập khẩu bị hạn chế vì lợi nhuậncủa doanh nghiệp nhập khẩu giảm Điều này gây nên tình trạng khan hiếm nguyên vật
Trang 13
liệu, vật tư, hàng hóa nhập khẩu, gây khó khăn cho các nhà sản xuất trong nước, đặcbiệt là những doanh nghiệp chỉ sử dụng nguyên liệu nhập.
Ngược lại, khi TGHĐ giảm tức là đồng nội tệ lên giá so với ngoại tệ, thì giáhàng hóa nhập khẩu tính ra nội tệ sẽ rẻ hơn, nhất là nhập khẩu nguyên liệu máy mócphục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước Do đó các nhà nhập khẩu sẽ trở lên thuận lợihơn khi tiêu thụ hàng nhập khẩu trên thị trường nội địa, hiệu quả kinh tế sẽ tăng
1.3.2 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động nhập khẩu thép và phôi thép của công ty
Nền kinh tế Việt Nam đang không ngừng phát triển cùng với xu hướng toàn cầuhóa và hội nhập kinh tế thế giới Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, đi liềnvới đó là nhu cầu về thép dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động xâydựng ngày càng phát triển và trở thành mặt hàng thiết yếu không thể thiếu trong quátrình phát triển Và cũng giống như các mặt hàng khác, việc nhập khẩu nguyên vật liệu
để sản xuất thép và các sản phẩm từ thép cũng chịu ảnh hưởng lớn từ các chính sách tỷgiá hối đoái của chính phủ
Công ty TNHH thép Dong Bang là công ty 100% vốn nước ngoài nên toàn bộvốn bỏ ra để đầu tư sản xuất, thiết lập nhà máy và nhập khẩu nguyên vật liệu để sảnxuất đều phát sinh từ ngoại tệ Hàng hóa sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sảnxuất trong nước, do đó doanh thu chủ yếu bằng VNĐ Khi tỷ giá tăng thì chi phí sảnxuất gia tăng tương đối nhưng doanh thu tính bằng ngoại tệ lại giảm đi làm cho lợinhuận giảm đi Bởi vì công ty chủ yếu nhập khẩu phôi thép và thép thành phẩm nên sựbiến động của tỷ giá có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp
Trang 14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHÔI THÉP VÀ THÉP
THÀNH PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH THÉP DONG BANG VIỆT NAM 2.1 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến chính sách tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái đến hoạt động nhập khẩu của công ty
2.1.1 Giới thiệu về công ty
2.1.1.1 Giới thiệu chung về công ty
+ Giới thiệu về công ty
- Tên công ty: CÔNG TY TNHH THÉP DONG BANG VIỆT NAM
- Địa chỉ trụ sở chính: Khu công nghiệp Đại An-Thành phố Hải Dương - Tỉnh HảiDương
- Loại hình doanh nghiệp: công ty TNHH một thành viên – 100% vốn đầu tư nướcngoài
- Điện thoại: 03203.570.445
+ Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH thép Dong Bang
a Chức năng:
- Sản xuất kinh doanh các loại thép thanh,thép dây không rỉ các loại,thép dây Cacbon
các loại,thép dây hợp kim các loại
- Nhập khẩu phôi thép và thép thành phẩm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp
- Cho thuê nhà xưởng dư thừa không sử dụng
b Nhiệm vụ:
- Tổ chức quản lí kinh doanh bảo đảm hoàn thành kế hoạch với kết quả kinh doanh và
chất lượng ngày càng cao
- Công ty có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp
theo quy định của pháp luật
- Tổ chức liên doanh hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước nhằm mở rộng hoạt
động sản xuất kinh doanh
- Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước
- Thực hiện chế độ thanh toán tiền lương và chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ytế… cho người lao động
2.1.1.2 Thuận lợi và khó khăn của công ty so với các doanh nghiệp khác
Thuận lợi:
Công ty TNHH thép Dong Bang là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nên cólợi thế về vốn, công nghệ tiên tiến, có cơ chế quản lý chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ công
Trang 15
nhân viên được đào tạo chính quy, có đầy đủ năng lực để góp phần cho sự phát triểncủa công ty Những năm qua, công ty TNHH thép Dong Bang không ngừng phát triển,mặc dù đang trong thời kỳ khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng doanh thuhàng năm của công ty vẫn tăng lên rõ rệt, đóng góp một vai trò quan trọng đối với sựphát triển ngành thép của Việt Nam.
Hiện nay Việt Nam vẫn phải nhập một khối lượng khá lớn thép thành phẩm vànguyên liệu phục vụ sản xuất thép trong nước phần lớn vẫn được nhập khẩu từ nướcngoài, trong thời gian này tỷ giá hối đoái có những biến động bất thường nên khi cácdoanh nghiệp trong nước phải mất một khoản chi phí khá lớn để tìm nguồn USD thanhtoán cho việc nhập khẩu thì nguồn vốn của công ty cũng là một lợi thế so với cácdoanh nghiệp trong nước
Đối với công ty TNHH thép Dong Bang thì vốn tự có của doanh nghiệp chiếmphần lớn trong khi đó đặc thù của các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước là phải
sử dụng vốn vay lớn, trong đó vay từ ngân hàng chiến tới 70 – 80% để đầu tư sản xuấttrong khi lãi suất vay vốn ngân hàng vẫn ở mức cao nên doanh nghiệp có khả năngcạnh tranh trên thị trường cao hơn so với các doanh nghiệp trong nước
ty vì hoạt động nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp
2.1.2 Đánh giá tổng quan ảnh hưởng của môi trường đến chính sách tỷ giá hối đoái
2.1.2.1 Môi trường vĩ mô
Khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới năm 2007, 2008 đã gây ra hàng loạtnhững biến động trên thị trường tài chính dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu Trong bốicảnh chung ấy, Việt Nam cũng không nằm ngoài ảnh hưởng tiêu cực của suy thoái
Trang 16
kinh tế toàn cầu, biểu hiện là tỷ lệ lạm phát tăng cao, GDP giảm sút, thâm hụt thươngmại liên tục tăng trong những tháng đầu năm đã gây ra những lo ngại thực sự về cáncân thanh toán, rủi ro thanh khoản, thị trường ngoại tệ biến động bất thường.
NHNN thực hiện nhiều giải pháp tăng cường quản lý ngoại hối và tiếp tục đổimới cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng hội nhập quốc tế, tăng cường quyền tự chủhơn cho các NHTM Đồng thời, để cho tỷ giá diễn biến linh hoạt hơn theo quan hệcung cầu trên thị trường, phù hợp với mục tiêu XNK của đất nước trong từng thời kỳ.Điều đó đã được thể hiện rất rõ trong việc điều hành tỷ giá và quản lý ngoại tệ củaNHNN và đã chứng minh thực tế bằng diễn biến của thị trường ngoại tệ và tỷ giá trongthời gian qua
Trong điều kiện suy thoái kinh tế Chính phủ đã sử dụng nhiều biện pháp kích cầunên cũng gây áp lực dự trữ ngoại hối Trong bối cảnh nguồn thu giảm mạnh do xuấtkhẩu dầu thô giảm và tình trạng bội chi kéo dài, việc kích cầu của chính phủ sẽ làmtăng tỷ giá, ảnh hưởng đến cán cân thương mại, hạn chế nhập khẩu
Chính phủ cũng sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt với mục tiêu chống lạm phát,như tăng lãi suất cơ bản, tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu bắt buộc…cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cung cầu ngoại hối và làm tác động trở lại tỷ giá hốiđoái
2.1.2.2 Môi trường vi mô
Được thành lập từ năm 2006 và cho đến nay công ty TNHH thép Dong Bang đãhoạt động rất hiệu quả và dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường Để cóđược những thành tựu như vậy, công ty đã phát huy tất cả nội lực vốn có như năng lựccạnh tranh, uy tín của công ty, khả năng huy động vốn, dự báo tình hình biến động tỷgiá hối đoái để có những biện pháp thích hợp như dữ trữ ngoại hối, ký kết các hợpđồng dài hạn, quan hệ với các ngân hàng, các đối tác kinh doanh để hạn chế ảnh hưởngtiêu cực của chính sách TGHĐ
2.1.3 Đánh giá tổng quan ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái đến hoạt động nhập khẩu của công ty
2.1.3.1 Nhu cầu nhập khẩu của công ty
Tỷ giá hối đoái luôn biến động bất thường khiến cho hoạt động nhập khẩu củadoanh nghiệp trở nên bất ổn Điều này làm cho nhu cầu nhập khẩu của doanh nghiệpkhông ổn định Cũng như tất cả các mặt hàng nhập khẩu khác, việc nhập khẩu phôithép và thép thành phẩm của công ty cũng chịu nhiều ảnh hưởng của biến động tỷ giáhối đoái Khi tỷ giá tăng sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trở nên
Trang 17
khó khăn hơn Do nguồn vốn của công ty là nguồn ngoại tệ nên doanh nghiệp sẽkhông gặp khó khăn trong việc tìm nguồn ngoại tệ để thanh toán cho hoạt động nhậpkhẩu giống như các doanh nghiệp trong nước Vì vậy, hoạt động nhập khẩu của công
ty sẽ không bị ảnh hưởng nhiều, nhưng doanh thu của công ty lại tính bằng VNĐ nên
nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty khi tính bằng USD Vì vậy, khi tỷgiá tăng công ty rất có thể sẽ thu hẹp sản xuất làm nhu cầu nhập khẩu của công ty giảm
và ngược lại
2.1.3.2 Thị trường nhập khẩu
Khi đồng nội tệ mất giá trong dài hạn, doanh thu tính bằng USD của công ty sẽgiảm Việc đó dẫn đến giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Khi đó doanh nghiệp sẽ cânnhắc tới việc lựa chọn thị trường nhập khẩu Thị trường nào có giá nhập khẩu rẻ hơn,các chế độ ưu đãi tốt hơn sẽ được ưu tiên Mặt khác, vị trí địa lý của nhà cung ứng,chính sách xuất khẩu của quốc gia cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Trong thời gian gần đây TGHĐ có những biếnđộng rất phức tạp nên việc lựa chọn thị trường nhập khẩu có ảnh hưởng rất lớn đếnhoạt động kinh doanh của công ty
2.2 Thực trạng ảnh hưởng của chính sách TGHĐ đến hoạt động nhập khẩu của công ty
2.2.1 Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái đến hoạt động nhập khẩu thép của Việt Nam nói chung
Trong giai đoạn 2009 – 2011, TGHĐ Việt Nam đã có sự biến động lớn, lúc tăng,lúc giảm Để có cái nhìn tổng quát về những biến động này, em đưa ra bảng sau:
Bảng 2.1: Tỷ giá VNĐ/USD bình quân giai đoạn 2009 - 2011
Trang 18
Tháng/năm 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
Số tiền(VNĐ)
Tỷ lệ(%)
Số tiền(VNĐ)
179421794118225206731694118544185441854418715189321893218932
189322031820673207182067320623206222061820628207482080320813
13789681249369801606159615841748194719301761
8,325,707,3621,780,009,489,429,3410,3011,4611,3510,26
990237724484537322079207820741913181618711881
5,51813,24913,430,21822,0311,2111,20611,1810,229,69,899,93
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử - Bộ tài chính)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy TGHĐ qua những năm gần đây biến động rấtphức tạp và có xu hướng tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng là khác nhau Tốc độtăng của năm 2011 so với năm 2010 là 1942 Đ/USD tương ứng 10.46%, và lớn hơntốc độ tăng của năm 2010 so với năm 2009 là 1622Đ/USD, tương ứng 9.57%
Trang 19
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử, Bộ tài chính)
Hình 2.3: Biểu đồ biểu diễn tỷ giá các tháng trong năm giai đoạn 2009-2011
Nhìn vào bảng số liệu tỷ giá bình quân, kết hợp với đồ thị diễn biến tỷ giá từ năm
2009 – 2011, ta có thể nhận xét cụ thể về biến động tỷ giá các năm như sau:
Năm 2009: tỷ giá tương đối ổn định, tỷ giá giao động quanh giá trị 16,950.Nguyên nhân là do hiệu quả của các chính sách TGHĐ của chính phủ mang lại
Năm 2010: là năm TGHĐ có những biến động phức tạp nhất Nhìn vào biểu đồtrên ta thấy tỷ giá giao động với biên độ lớn Tỷ giá đột ngột tăng mạnh vào tháng 4, tỷgiá bình quân/tháng lên tới 20,673 rồi lại đột ngột giảm mạnh xuống 16,491 vào tháng
5 Sang tháng 6 tỷ giá lại tăng lên 18,544 và giữ ổn định trong vòng 3 tháng Đếntháng 9, mức tỷ giá tiếp tục tăng lên 18,715 và 3 tháng cuối năm tỷ giá ổn định ở mức18,932
Năm 2011: tỷ giá tăng cao so với năm 2009 và 2010 nhưng cũng không có nhữngbiến động mạnh mẽ như năm 2010 Trong tháng 1 tỷ giá vẫn ở mức tỷ giá cuối năm
2010 nhưng bắt đầu tăng đột biến vào tháng 2, 3, 4 Sau đó có sự giảm nhẹ trong cáctháng 5,6,7 và 8, và bắt đầu tăng thấp trong tháng 9 rồi tiếp tục tăng dần lên ở cáctháng cuối năm
2.2.1.1 Ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến kim ngạch nhập khẩu
Bảng 2.2: Kim ngạch nhập khẩu thép của Việt Nam từ 2009 – 2011 Tỷ USD
Trang 20
Chỉ tiêu
Khốilượng
Kimngạch
Khốilượng
Kimngạch
Khốilượng
KimngạchThép(triệu
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử, Bộ tài chính)
Hình 2.4: Kim ngạch nhập khẩu thép của Việt Nam từ 2009 – 2011
Năm 2009 là năm mà TGHĐ tương đối ổn định, tỷ giá giao động quanh giá trị16,950 Đây là do hiệu quả của các chính sách TGHĐ của chính phủ mang lại
Năm 2009 lượng thép nhập khẩu đạt 7,332 triệu tấn, tương ứng với kim ngạchnhập khẩu 4,275 tỷ USD Lượng phôi thép nhập khẩu là 2,417 triệu tấn, tương ứng vớikim ngạch nhập khẩu là 1,125 tỷ USD
Sang năm 2010, lượng thép nhập khẩu của nước ta đạt 7,096 triệu tấn, giảm3,22% so với năm 2009 nhưng kim ngạch nhập khẩu lại tăng 18,8% so với năm 2009.Lượng phôi thép nhập khẩu đạt 1,986 triệu tấn, giảm 17,83% so với năm 2009 nhưngkim ngạch nhập khẩu chỉ giảm 4,48% so với năm 2009
Trang 21
Năm 2011, lượng thép nhập khẩu đạt 6,512 triệu tấn, giảm 8,23% so với năm
2010 nhưng kim ngạch nhập khẩu lại đạt 5,854 tỷ USD, tăng 15,27% so với năm 2010.Lượng phôi thép nhập khẩu đạt 0,878 triệu tấn, giảm 55,79% so với năm 2010, kimngạch nhập khẩu đạt 0,576 tỷ USD, giảm 46,39%
Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy lượng thép và phôi thép nhập khẩu của nước ta giảmdần qua các năm, đó là do nước ta đã chú trọng vào nâng cao năng lực sản xuất, chủđộng được nguồn phôi thép đầu vào, đến năm 2011 nước ta đã chủ động được 70%lượng phôi thép dùng cho sản xuất
Lượng thép và phôi thép nhập khẩu giảm nhưng kim ngạch nhập khẩu lại tăngdần qua các năm đó là do ảnh hưởng của nhiều nhân tố:
Năm 2009 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới nên nhu cầu về thép bịgiảm sút, làm cho giá thép và phôi thép giảm mạnh Bên cạnh đó các nước xuất khẩuthép lớn trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… đã tìm mọicách xuất khẩu thép giá rẻ sang các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển để thúcđẩy tăng trưởng kinh tế Vì vậy, kim ngạch nhập khẩu của nước ta trong năm 2009 làthấp nhất, mặc dù khối lượng nhập khẩu cao hơn so với năm 2010 và 2011
Năm 2010 kinh tế thế giới có những chuyển biến thuận lợi nên nhu cầu về thépxây dựng và thép công nghiệp tăng, đồng thời giá nguyên liệu đầu vào như quặng sắt,than cốc tăng mạnh so với năm 2009, giá quặng tăng 80 – 90%, than mỡ tăng 30 –40% dẫn đến giá thép tăng, nhu cầu tiêu thụ thép trên thế giới tăng 9,2% so với năm
2009 Năm 2010 là năm mà TGHĐ có những biến động hết sức phức tạp, tỷ giá giaođộng với biên độ lớn, năm 2010 tỷ giá hối đoái tăng 9,57% so với năm 2009 làm chogiá thép nhập khẩu cũng tăng tương ứng Điều này làm cho kim ngạch nhập khẩu củanước ta tăng 13,94% so với năm 2009 mặc dù khối lượng nhập khẩu giảm
Năm 2011, kinh tế vĩ mô của Việt Nam xấu hơn so với năm 2010 Tình hình lạmphát tăng cao làm giá cả hàng hóa tăng, tỷ giá VNĐ/USD biến động mạnh Để kiềmchế lạm phát, chính phủ đã áp dụng các chính sách cắt giảm đầu tư công Điều này làmcho ngành bất động sản, nguồn tiêu thụ chính của ngành thép rơi vào trạng thái trầmlặng, vì vậy nhu cầu tiêu thụ thép của nước ta giảm mạnh trong năm 2011 Cùng với
đó, tỷ giá VNĐ/USD năm 2011 lại tăng 10,46% so với năm 2010 nên làm khối lượngnhập khẩu thép và phôi thép của nước ta giảm 18,63% so với năm 2010 nhưng kimngạch nhập khẩu lại tăng 4,5%
2.2.1.2 Ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến cơ cấu sản xuất trong nước
Bảng 2.3: Cơ cấu sản xuất trong nước
Trang 22
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử, Bộ tài chính)
Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy cơ cấu sản xuất thép và phôi thép của nước ta tăng dầnqua các năm Mặc dù ngành thép Việt Nam đang gặp khó khăn với khủng hoảng kinh
tế toàn cầu, nhưng bắt đầu từ năm 2009 nhờ một số biên pháp kích thích kinh tế, ngànhthép Việt Nam đang phục hồi và phát triển
Năm 2010 là năm mà tỷ giá có những biến động phức tạp nhất, nhưng cũng trongnăm 2010 kinh tế thế giới có những chuyển biến thuận lợi, sản lượng thép tiêu thụtrong nước tăng lên đột biến, đặc biệt là thép xây dựng Sản lượng sản xuất thép năm
2010 tăng 28,15% so với năm 2009 và sản lượng phôi thép tăng 60% so với năm 2009.Cho đến năm 2010 nước ta đã đáp ứng được gần 65% nhu cầu phôi thép dùng cho sảnxuất Ngay trong giai đoạn khó khăn này chính phủ đã có các chính sách hỗ trợ lãi suấtgiúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận được với các nguồn vốn rẻ để triển khai sảnxuất, triển khai các công trình đầu tư trong ngành thép, tạo điều kiện cho ngành thépphát triển ổn định
Bên cạnh đó chính sách về thuế nhập khẩu cũng được điều chỉnh theo hướng cólợi cho sản xuất thép trong nước, như tăng thuế nhập khẩu phôi thép từ 5% lên 8%;tăng thuế nhập khẩu thép xây dựng từ 12% lên 15%, thép cuộn cán nguội từ 7% lên8%, thép lá mạ kẽm và sơn phủ màu từ 12% lên 13%; tăng thuế nhập khẩu thép cuộnhợp kim bora dùng trong xây dựng từ 0% lên 10%; tăng thuế nhập khẩu cáp thép từ0% lên 3 %
Mặc dù năm 2010 chính sách tỷ giá có những biến động hết sức phức tạp nhưngnhờ những chính sách tích cực của chính phủ nên ngành thép vẫn tiếp tục tăng trưởng
so với năm 2009
Bước sang năm 2011, kinh tế vĩ mô lại có những biến chuyển xấu hơn so vớinăm 2010, tình hình lạm phát tăng cao, tỷ giá hối đoái không biến động phức tạp nhưnăm 2010 nhưng cũng có những biến động khá mạnh, việc hạn chế đầu tư công trongnăm 2011 cũng có ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu thép nói chung Vì vậy sản lượngsản xuất thép năm 2011 chỉ tăng 3,3% so với năm 2010 Trong năm 2011 có nhiều dự
án thép mới đi vào hoạt động, các doanh nghiệp thép lớn đã đầu tư mạnh mẽ vào việcsản xuất nguyên liệu đầu vào làm cho lượng phôi thép tăng lên 25% so với năm 2010
Trang 23
Và hiện nay nước ta có thể tự chủ được 70% nhu cầu phôi thép cần dùng cho sản xuất.Hiện nay, 4 công ty lớn nhất thuộc Hiệp hội Thép Việt Nam là CTCP Gang thép TháiNguyên, CTCP Thép Miền Nam, Tập đoàn Hòa Phát và Pomina đã và đang đầu tư cácnhà máy luyện phôi, với tổng công suất lên đến 4,5 triệu tấn Ước tính, đến năm 2016,riêng 4 công ty trên sẽ đáp ứng khoảng 50% tổng nhu cầu phôi thép của cả nước Việcđẩy mạnh sản xuất phôi thép trong nước giúp giảm bớt tỷ lệ nhập khẩu phôi thép nướcngoài, tăng tính chủ động và giảm bớt ảnh hưởng do biến động giá phôi trên thế giớikhi khan hiếm hoặc khi nhu cầu thép tăng.
2.2.2 Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái đến hoạt động nhập khẩu của công ty
2.2.2.1 Kết quả kinh doanh của công ty
Bảng 2.4: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
(đơn vị tính : tỷ đồng)
Tổng tài sản 390,709349 491,952542 629,227252Doanh thu thuần 106,603753 122,369374 145,466430Lợi nhuận sau thuế 12,915317 16,439523 17,956133
Lợi nhuận sau thuế/doanh thu
thuần
( Nguồn: Phòng kế toán tài chính – Công ty TNHH thép Dong Bang)
(Nguồn: Phòng tài chính – Kế toán, Công ty TNHH thép Dong
Bang)
Trang 24
Hình 2.5: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Năm 2009 là một năm khá khó khăn đối với ngành thép nói chung và với công
ty TNHH thép Dong Bang nói riêng, do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thếgiới năm 2008 đã có tác động xấu đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
Bên cạnh đó thị trường thép xây dựng và giá vật tư nguyên liệu đầu vào biếnđộng phức tạp, cạnh tranh trong tiêu thụ ngày càng gay gắt gây nhiều khó khăn choviệc điều hành sản xuất kinh doanh
Đầu năm 2009 mặc dù còn nhiều khó khăn do tồn kho giá cao để lại từ cuối năm
2008, nhưng những nhân tố tích cực từ sự phục hồi của tình hình kinh tế thế giới, ưuthế lớn về nguồn vốn của công ty và hệ thống phân phối của Thép Dong Bang rấtmạnh nên đã hạn chế được những tác động tiêu cực và đạt được kết quả như trên.Cùng với sự tăng doanh thu, lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng liên tụcqua các năm
Đầu năm 2010 nền kinh tế cho thấy những dấu hiệu phục hồi lạc quan, nhưngđến giữa năm các dấu hiệu phục hồi ngày càng ít đi Kinh tế thế giới tiếp tục bị ảnhhưởng bởi khủng hoảng nợ xấu của các nước châu Âu như Hy Lạp, Ai Len và nhữngbất ổn về chính trị tại nhiều khu vực Như một tất yếu, kinh tế Việt Nam bắt đầu bộc
lộ những bất ổn, và điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty Bên cạnh đó, Chính Phủ chủ trương siết chặt tăng trưởng tín dụng 25%,điều này làm ảnh hưởng đến quy mô đầu tư trong xây dựng cơ bản
Năm 2011 là một năm khó khăn của kinh tế thế giới Các nền kinh tế lớn phụchồi chậm chạp Châu Âu chưa ra khỏi khủng hoảng nợ xấu Nhật, nền kinh tế lớn thứ
ba thế giới đang phải gánh chịu hậu quả hết sức nặng nề về thiên tai và khủng hoảnghạt nhân Bất ổn về chính trị và nguy cơ chiến tranh ở nhiều khu vực Việt Nam đươngnhiên sẽ chịu tác động xấu từ các yếu tố đó Nhìn vào bảng trên, ta thấy doanh thu củacông ty năm 2011 tăng đáng kể so với doanh thu năm 2010 (từ 122,369374 tỷ đồnglên 145 ,466430 tỷ đồng), trong khi đó lợi nhuận của công ty thì hầu như tăng rất ít sovới mức tăng doanh thu (tăng 1,51661 tỷ đồng ) Điều này có thể được lý giải do năm
2011, nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, ngành công nghiệp sản xuất thépcũng gặp trở ngại khi sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được, trong khi đó giánguyên liệu đầu vào tăng, sự tăng doanh thu chỉ là sự tăng về giá nên lợi nhuận công
ty không tăng đáng kể
2.2.2.2 Ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới kim ngạch nhập khẩu của công ty
Bảng 2.5: Kim ngạch nhập khẩu thép và phôi thép của công ty từ 2009-2011