GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG MARKETING CHO VẤN ĐỀ XẢ RÁC CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THCS THUỘC ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH THẠNH Xem nội dung đầy đủ tại: https://123doc.org/document/4972088-do-thi-xuan-ha.htm
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
H ọ và tên sinh viên: ĐỖ THỊ XUÂN HÀ Ngành:QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Niên khoá: 2007-2011
Tp.HCM, tháng 07/2011
Trang 2GI ẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG MARKETING CHO VẤN ĐỀ
XẢ RÁC CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THCS THUỘC ĐỊA BÀN
Tác giả
ĐỖ THỊ XUÂN HÀ
Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Quản lý môi
trường và Du lịch sinh thái
Giáo viên hướng dẫn Th.S Trần Đình Lý
Trang 3C ẢM TẠ
Để có ý tưởng thực hiện luận văn này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy
Trần Đình Lý, người đã truyền đạt kiến thức qua môn học Marketing và là người
hướng dẫn em tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Em xin gửi lời biết tỏ lòng tri ân đến các thầy cô khoa Tài Nguyên Môi Trường
của trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh đã dạy dỗ, dẫn dắt em trong suốt bốn năm học tập tại trường để trở thành một kỹ sư môi trường có kiến thức chuyên môn đủ rộng bước vào một môi trường năng động mới
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể các anh, chị làm việc tại phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Uỷ Ban Nhân Dân Quận Bình Thạnh đã giúp đỡ
em trong quá trình tìm kiếm số liệu và cung cấp thông tin có liên quan đến số trường, số học sinh tại quận Bình Thạnh Các anh, chị còn truyền đạt những kinh nghiệm, tài liệu quý báu trong suốt thời gian em thực tập để hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Em xin cảm ơn chân thành đến tập thể các thầy cô và các em học sinh của các trường Trung học cơ sở thuộc quận Bình Thạnh đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình để
em có thể thu thập thông tin một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất
Cuối cùng, em tỏ lòng biết ơn sâu sắc và yêu thương nhất đến ba mẹ; người thân
và
bạn bè là những người đã hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và cũng là những người đem lại cho em niềm tin, niềm tự hào trong cuộc sống
Trang 4TÓM T ẮT
Đề tài nghiên cứu “Giải pháp truyền thông marketing cho vấn đề xả rác của
học sinh các trường THCS thuộc địa bàn quận Bình Thạnh” được tiến hành tại các trường Trung học cơ sở thuộc quận Bình Thạnh, thời gian từ ngày 1 tháng 3 năm
2011 đến ngày 30 tháng 4 năm 2011
Kết quả thu được:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn
tại, phát triển của con người và thiên nhiên” Trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường luôn là mối quan tâm của toàn xã hội Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường Số lượng rác thải được vứt bừa bãi ra đường
phố đang là một con số không nhỏ Trong đó, khối lượng rác mà các em học sinh
vứt bỏ ra đường phố hằng ngày là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường
Nghiên cứu cho thấy có rất nhiều các em học sinh quan tâm đến vấn đề môi trường và nhận thức được tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống hằng ngày Tuy nhiên, đa số các em học sinh các trường Trung học cơ sở thuộc địa bàn
quận Bình Thạnh chưa thật sự chú ý đến hành vi vứt rác của mình Các em không
bỏ rác đúng nơi quy định, vẫn thản nhiên vứt rác ra vỉa hè Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, quảng cáo cho môi trường, đặc biệt là việc cấm xả rác chỉ được thực
hiện qua loa, không ai kiểm soát và vẫn chưa được chú trọng
Cần thiết phải có các biện pháp tuyên truyền, các mẫu quảng cáo nhằm nâng cao nhận thức, thái độ của các em về tầm quan trọng của việc vứt rác đúng nơi quy định Từ đó, thay đổi hành vi của các em góp phần trong công tác bảo vệ môi trường
Trang 5Rác thải sinh hoạt là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị
Việc giải quyết lượng rác thải sinh hoạt mà các em vứt bừa bãi ra đường phố
là một yêu cầu bức thiết và quan trọng, cần sự tham gia của chính bản thân các em Đồng thời cần phi có sự tham gia của các bậc phụ huynh và các thầy cô giáo Bên
cạnh đó, cũng cần có sự phối hợp của các cơ quan chức năng (Sở Giao thông công chánh, Sở Tài nguyên môi trường)
Chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến môi trường, nâng cao các biện pháp tuyên truyền, thiết kế và dàn dựng những mẫu quảng cáo ấn tượng mà vẫn truyền đạt được đầy đủ nội dung Các em cần phải thay đổi thái độ và hành vi để phù hợp
cuộc sống đô thị đang thay đổi từng ngày, từng giờ, đưa đất nước Việt Nam trở thành một trong những nước sạch trên thế giới
Trang 6M ỤC LỤC
Trang tựa i
Cảm tạ ii Tóm tắt iii
Mục lục iv
Danh sách các chữ viết tắt v Danh sách các hình vi Danh sách các bảng vii Chương 1: MỞ ĐẦU 1
I Đặt vấn đề: 1
II Mục đích nghiên cứu: 2
III Phạm vi nghiên cứu: 2
III.1 Thời gian: 2
III.2 Địa điểm: 2
III.3 Phiếu khảo sát: 2
IV Phương pháp nghiên cứu: 3
V.1 Ý nghĩa khoa học: 5
V.2 Ý nghĩa thực tiễn: 5
VI Kết cấu đề tài: 5
Chương 2: TỔNG QUAN 6
I Tổng quan về địa bàn nghiên cứu: quận Bình Thạnh: 6
I.1 Vị trí địa lý: 6
I.2 Lịch sử hình thành: 8
I.3 Kinh tế: 8
I.4 Văn hóa: 9
I.5 Giáo dục: 9
I.6 Du lịch: 10
II Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu: 10
Trang 7II.1 Môi trường: 10
II.2 Marketing: 11
III Các khái niệm: 12
III.1 Rác thải sinh hoạt: 12
III.2 Xả rác: 12
III.3 Nhận thức: 12
III.4 Thái độ: 12
III.5 Hành vi: 12
III.6 Quảng cáo: 13
III.7 Truyền thông marketing: 13
Chương 3: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ XẢ RÁC CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THCS THUỘC ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH THẠNH 14
I Hiện trạng môi trường tại các trường THCS thuộc địa bàn quận Bình Thạnh: 15
II Nguồn gốc rác thải và nguyên nhân dẫn đến hành vi “xả rác bừa bãi” của học sinh: 16
III Thành phần rác thải: 18
IV Thực trạng vấn đề xả rác của học sinh: 19
Chương 4: NỘI DUNG VÀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG 21
I Phân tích thị trường và lựa chọn thị trường: 21
I.1 Phân tích thị trường: 21
I.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu: 22
II Phân khúc đối tượng: 23
III Xây dựng chiến lược: 24
III.1 Sản phẩm: 26
III.2 Hệ thống kênh phân phối: 30
IV Chiến lược hiện đại dành riêng tiếp cận với lứa tuổi teen: 35
IV.1 Điện ảnh 35
IV.2 Âm nhạc: 36
IV.3 Vũ hội: 37
Chương 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
I Công tác xây dựng nguồn quỹ: 38
II Dự kiến tiến độ thực hiện: 38
Trang 8II.1 Thiết kế: 38
II.2 Xây dựng các chương trình và quảng bá đồng bộ: 39
II.3 Đưa vào thử nghiệm và kiểm tra: 39
II.4 Thu thập thông tin phản hồi: 40
III Đánh giá chiến lược: 41
III.1 Rác thải: 41
III.2 Con người: 42
Chương 6: KẾT LUẬN 44
TÀI LI ỆU THAM KHẢO 47
PHỤ LỤC 49
Trang 11CHƯƠNG 1
I.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Rác thải xuất hiện khi con người có mặt trên trái đất Con người đã khai thác
và sử dụng các nguồn tài nguyên trên trái đất để phục vụ cho đời sống của mình, đồng thời thải ra rác thải Khi đó, sự thải bỏ các rác thải từ hoạt động của con người không gây ra các vấn đề ô nhiễm trầm trọng, do số lượng dân cư còn thấp Đồng thời, diện tích đất tự nhiên còn rộng lớn, nên khả năng đồng hóa rác thải tốt, do đó không gây tổn hại đến môi trường
Khi xã hội phát triển, con người sống tập hợp thành các nhóm, bộ lạc, cụm dân cư… thì sự tích lũy rác thải trở thành một trong những vấn đề nghiêm trọng đối
với cuộc sống của con người Cùng với sự tăng thêm các cơ sở sản xuất, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm vật chất cũng ngày càng lớn, những điều đó tạo điều kiện kích thích các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ mở rộng phát triển nhanh chóng, nâng cao mức sống chung của xã hội Mặt khác cũng tạo ra một số lượng lớn rác thải bao gồm: rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải nông nghiệp, rác thải xây dựng Hơn thế nữa, thực phẩm thừa và các loại rác thải khác bị
thải bỏ bừa bãi khắp nơi trong các thị trấn, đường phố, trục lộ giao thông, các khu trống… đã tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển các loài gặm nhấm
và các sinh vật ký sinh
Điều tôi quan tâm và nhấn mạnh trong bài báo cáo này là: rác thải sinh hoạt Hàng năm Việt Nam tạo ra hơn 15 triệu tấn rác, trong đó rác thải sinh hoạt chiếm khoảng 12,8 triệu tấn
Song song quá trình phát triển kinh tế xã hội, ngành giáo dục ngày nay được nhà nước đặc biệt quan tâm hàng đầu, số lượng học sinh sinh viên có cơ hội học tập nghiên cứu trên tất cả các lĩnh vực ngày càng gia tăng trong những năm qua Quận Bình Thạnh hiện đang là một trong những địa bàn dẫn đầu trong lĩnh vực giáo dục
với nhiều trường chuyên và đạt chuẩn quốc gia của thành phố Lượng học sinh tập trung tại khu vực địa bàn quận ngày càng gia tăng Vì thế, lượng rác phát thải hằng
Trang 12ngày sẽ là một con số không nhỏ Trong khi đó, công tác giáo dục môi trường tại các trường thuộc địa bàn quận vẫn còn nhiều hạn chế Điều đó thúc đẩy tôi thực
hiện đề tài: “Giải pháp truyền thông marketing cho vấn đề xả rác của học sinh các trường THCS thuộc địa bàn quận Bình Thạnh”, góp phần vào việc nâng cao công tác giáo dục môi trường cho các em học sinh THCS
I.2 M ỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
− Tìm hiểu lí do vì sao các em học sinh lại có hành vi vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định
− Qua đó, đánh giá ý thức của học sinh với việc xả rác bừa bãi
− Chỉ ra những tác động của nó ảnh hưởng đến môi trường, xã hội và cảnh quan xung quanh nơi các em vứt rác
− Những phương hướng, biện pháp nhằm giúp các em học sinh có ý thức tích
cực hơn nữa đối với môi trường
I.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
I.3.1 Thời gian
Từ tháng 3 năm 2011 đến hết tháng 4 năm 2011
I.3.2 Địa điểm
− Trường THCS Lê Văn Tám (Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh)
− Trường THCS Hà Huy Tập (Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh)
− Trường THCS Trương Công Định (Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh)
− Trường THCS Nguyễn Văn Bé (Nguyễn Văn Đậu, quận Bình Thạnh)
− Trường THCS Lam Sơn (Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thạnh)
− Trường THCS Yên Thế (Lê Quang Định, quận Bình Thanh)
− Trường THCS Bình Lợi Trung (Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh)
I.3.3 Phiếu khảo sát
Số lượng phiếu phát ra: 120 phiếu Cụ thể:
− Khối 6: 30 phiếu
− Khối 7: 30 phiếu
− Khối 8: 30 phiếu
− Khối 9: 30 phiếu
Trang 13Số lượng phiếu thu vào: 120 phiếu
I.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp được thực hiện nhằm nắm bắt nhận thức, thái độ và hành vi
của các em học sinh các trường THCS thuộc địa bàn quận Bình Thạnh Các phương
pháp được áp dụng để thực hiện nội dung này bao gồm:
I.4.1 Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống có hiệu quả rất lớn trong việc thu thập trực tiếp số liệu thông tin ban đầu với độ tin cậy và chính xác cao trong địa bàn nghiên cứu từ việc quan sát các thành phần, yếu tố; các sự vật, sự việc; các hoạt động của các em học sinh… tại nơi cần khảo sát nhưng hạn chế về thời gian
và điều kiện nên việc khảo sát bị giới hạn
Phương pháp quan sát thực địa giúp chúng ta nhận biết một cách thực tế sinh động về hiện trạng rác thải tại địa bàn quận, môi trường học tập của các em và những tác động về hành vi xả rác bừa bãi của các em vào tự nhiên và môi trường Nhưng điểm yếu của phương pháp này là không biết lí do tại sao xảy ra hiện trạng đó và bị
giới hạn về không gian và thời gian, số lượng các em học sinh được khảo sát Bù
lại, việc khảo sát thực địa giúp cho tôi nắm rõ tình hình thực tế tại các trường THCS
thuộc địa bàn quận Bình Thạnh để đưa ra những đề xuất phù hợp nhất
I.4.2 Phương pháp thu thập nghiên cứu tài liệu
Được áp dụng đầu tiên trong quá trình làm đề tài, thu thập, chọn lọc thông tin theo nội dung đề tài, yêu cầu cần tìm hiểu và sắp xếp theo từng đề mục, so sánh, đối chiếu và xử lý
I.4.3 Phương pháp phân tích- tổng hợp tài liệu, số liệu
Nghiên cứu tài liệu, tổng hợp tài liệu từ các nguồn tài liệu chính sau: các báo cáo và công trình nghiên cứu trước đây, các tài liệu có sẵn được đăng tải trên mạng internet
Dựa trên cơ sở tổng hợp các nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập được, tiến hành phân tích các dữ liệu để nhân định đánh giá về một số sản phẩm truyền thông
marketing đã có và hiện trạng hành vi xả rác bừa bãi cũng như nguyên nhân dẫn đến hành vi ấy Đồng thời đề xuất một số ý tưởng, định hướng hành vi xả rác của các
em học sinh THCS thuộc quận Bình Thạnh
Trang 14I.4.4 Phương pháp điều tra xã hội học (phỏng vấn - bảng câu hỏi)
Đây là phương pháp quan trọng nhất trong quá trình thực hiện khóa luận.Phương pháp điều tra xã hội học được thực hiện thông qua 3 bước: xác định đối tượng điều tra, xây dựng phiếu điều tra ( đính kèm trong phần phụ lục) , tiến hành và điều tra thông qua phát phiếu câu hỏi kết hợp phỏng vấn- phân tích kết quả điều tra
Đối tượng điều tra: Nhóm đối tượng nhắm tới là những em học sinh các trường THCS, giáo viên và phụ huynh học sinh
Đối với các em học sinh: Được thực hiện bằng bảng câu hỏi về hai mảng thong tin rõ rệt là môi trường và các sản phẩm truyền thông marketing Những nhận thức và ý kiến khách quan của các em là nguồn thông tin quý báu giúp tôi nhận diện
những ưu điểm và những mặt tồn tại trong các sản phẩm truyền thông nói chung tại đây
Do việc thu thập thông tin và thực hiện đề tài của tôi chỉ trong khoảng thời gian gần 2 tháng (tháng 05 và tháng 06 năm 2011), trong thời điểm này, số lượng các em đến trường không còn nhiều nữa nên tôi chọn ngẫu nhiên mỗi trường khoảng 20 em, tiến hành phát phiếu điều tra kết hợp phỏng vấn trực tiếp
- Phỏng vấn
- Trao đổi trực tiếp từng đối tượng
2 Giáo viên Nắm rõ về tình hình môi trường
trong trường lớp, các phong trào về môi trường
3 Phụ huynh
học sinh
Biết được con em mình có hay
xả rác bừa bãi không
Phỏng vấn và trao đổi trực tiếp
Trang 15I.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
I.5.1 Ý nghĩa khoa học
− Học được phương pháp nghiên cứu, cách nêu vấn đề và giải quyết vấn đề theo cách hiểu
− Thông qua những khía cạnh nghiên cứu, việc thực hiện đề tài nhằm thu thập
những thông tin về nhận thức, thái độ của học sinh trong vấn đề xả rác
− Thông qua việc xử lý, phân tích dựa trên số liệu thu thập từ cuộc khảo sát thực tế cho thấy thực trạng vấn đề xả rác của các em học sinh
− Từ đó, giúp các em xây dựng một thái độ nghiêm túc, biết quan tâm môi trường và bảo vệ môi trường
I.5.2 Ý nghĩa thực tiễn
− Việc nghiên cứu đề tài là cơ hội để tôi được thực tập và hiểu rõ hơn về hoạt động marketing xã hội
− Cung cấp những thong tin, giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của các em trong việc bảo vệ môi trường
− Đề tài mang tính chất thăm dò nhận thức và thái độ của các em về vấn đề xả rác, gây ô nhiễm môi trường
I.6 KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Đề tài gồm có 6 chương:
Chương 1: Mở đầu gồm có các nội dung
• Đặt vấn đề
• Mục đích và phạm vi nghiên cứu
• Phương pháp nghiên cứu
• Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
Chương 2: Tổng quan gồm các khái niệm và tổng quan về
• Địa bàn nghiên cứu: quận Bình Thạnh
• Lĩnh vực nghiên cứu: Môi trường và Marketing
Chương 3: Thực trạng về vấn đề xả rác của học sinh các trường THCS thuộc
địa bàn quận Bình Thạnh gồm nội dung: nguồn gốc, thành phần rác thải và thực trạng vấn đề xả rác của học sinh
Trang 16Chương 4: Nội dung và công tác xây dựng gồm có các nội dung:
• Phân tích thị trường và lựa chọn thị trường
• Phân khúc đối tượng
• Xây dựng chiến lược truyền thông
• Xây dựng chiến lược hiện đại dành riêng tiếp cận lứa tuổi teen
Chương 5: Kết quả nghiên cứu gồm 3 nội dung:
• Công tác xây dựng nguồn quỹ
• Tiến độ thực hiện
• Đánh giá chiến lược
Chương 6: Kết luận
Trang 17Dân tộc : 21 dân tộc, đa số là người Kinh
Quận Bình Thạnh là một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh Quận Bình Thạnh được cho là điểm đầu mối giữa quốc lộ 1A và 13, nơi có Bến xe Miền Đông; là cửa ngõ cho tuyến Đường sắt Bắc - Nam vào thành phố này
II.1.1 V ị trí địa lý
Bình Thạnh nằm ở hướng đông của thành phố, phía nam giáp quận 1, phía tây giáp các quận 3, quận Phú Nhuận, quận Gò Vấp, phía đông giáp sông Sài Gòn (bên kia sông là quận Thủ Đức) Diện tích là 2.056 ha Cùng với sông Sài Gòn các kinh rạch: Thị Nghè, Cầu Bông, Văn Thánh, Thanh Đa, Hố Tàu, Thủ Tắc đã tạo thành một hệ thống đường thủy đáp ứng lưu thông cho xuồng, ghe nhỏ đi sâu vào các khu vực trên khắp địa bàn Bình Thạnh, thông thương với các địa phương khác
Trang 18Hình 2.1 Bản đồ quận Bình Thạnh
II.1.2 Lịch sử hình thành
Quận Bình Thạnh nằm ở vùng đất có một vị trí chiến lược quan trọng Kênh Thanh Đa được khởi đào vào năm 1897 đã biến bán đảo Thanh Đa–Bình Quới trở thành “vùng sâu” có 3 mặt giáp với sông Hiện nay, bán đảo Thanh Đa–Bình Quới xinh đẹp với khí hậu tươi mát là một khu du lịch nổi tiếng ở nơi này
Năm 1975, quận Bình Thạnh được thành lập trên cơ sở 2 xã Bình Hòa và Thạnh Mỹ Tây của quận Gò Vấp thuộc tỉnh Gia Định, quận có 28 phường được đánh số từ 1 đến 28 Sau hai lần sáp nhập phường (năm 1982 và năm 1988) hiện Quận Bình Thạnh còn lại 20 phường
II.1.3 Kinh tế
Từ thuở khai hoang lập ấp cho đến khi nhà Nguyễn trực tiếp cai quản, nông nghiệp lúa nước là ngành kinh tế chủ yếu của cư dân Bình Hoà - Thạnh Mỹ Tây, bên cạnh chăn nuôi và đánh cá
Dưới thời Pháp thuộc, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo Nhưng do ở
vị trí địa lý thuận lợi có nhiều đường giao thông thủy bộ quan trọng lại ở trung tâm
Trang 19tỉnh lỵ Gia Định, thủ công nghiệp, thương nghiệp lại có điều kiện phát triển và mở rộng, đã xuất hiện một số cơ sở công nghiệp nhỏ
Trong thập niên 1960, kinh tế Bình Hoà–Thạnh Mỹ Tây chưa có sự thay đổi Nhưng vào thập niên 1970, các nhà tư bản trong và ngoài nước đã có đầu tư, nhất là lĩnh vực công nghiệp Vì thế, trong 5 năm trước giải phóng, sản xuất công nghiệp tăng lên đáng kể Nông nghiệp tụt hậu do đất đai bị thu hẹp để xây dựng nhà cửa và thương nghiệp phát triển tăng vọt nhằm phục vụ cho một số lượng đông dân cư do quá trình đô thị hoá và quân sự hoá cưỡng chế
Sau năm 1975, trong quá trình khôi phục, cải tạo và xây dựng kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu kinh tế Bình Thạnh có sự chuyển dịch Kinh tế nông nghiệp đã lùi về vị trí thứ yếu và hiện nay chiếm một tỷ trọng rất nhỏ Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp - dịch vụ - du lịch trở thành ngành kinh tế chủ yếu, thúc đẩy quá trình đô thị hoá nhanh chóng, làm thay đổi diện mạo kinh tế - văn hóa xã hội của quận huyện trong hiện tại và tương lai
II.1.4 Văn hóa
Bình Thạnh là một trong những khu vực có người cư trú khá cổ xưa của thành phố, nơi qui tụ của nhiều lớp cư dân qua các thời kỳ lịch sử hình thành ngày nay Ở Bình Thạnh, cho đến nay, hầu như có mặt nhiều người từ Bắc, Trung, Nam đến sinh sống lập nghiệp Chính vì vậy mà các hoạt động văn hóa vừa phong phú vừa đa dạng Những lớp dân cư xưa của Bình Thạnh đã đến đây khai phá, sinh nhai, trong hành trang của mình, văn hóa như một nhu cầu quan trọng để sống và tồn tại
Mặt khác, trong buổi đầu chinh phục vùng đất Bình Thạnh hôm nay, những người Bình Thạnh xưa đã phải chống chọi với bao nổi gian nguy, khắc nghiệt của thiên nhiên, sinh hoạt văn hóa đã trở nên chỗ dựa cần thiết Bên cạnh nền văn hóa vốn có, những lớp dân cư xưa ấy đã có thêm những nét văn hóa mới nảy sinh trong công cuộc khai phá, chinh phục thiên nhiên và rồi để truyền lại cho con cháu hôm nay như một truyền thống văn hóa
II.1.5 Giáo dục
Hệ thống các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận hiện nay như sau:
_ Giáo dục mầm non: 21 trường mầm non công lập, 4 trường mầm non bán công, 9 trường mầm non tư thục, 3 trường giáo dục chuyên biệt
Trang 20- Hệ Tiểu học gồm: 23 trường công lập và 3 trường dân lập Trong đó có một số trường mới được đầu tư xây dựng trong những năm gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của học sinh
- Hệ Trung học có 15 trường Trung Học Cơ Sở và 8 trường Trung Học Phổ Thông Trong đó có hai trường THCS là trường Bình Quới Tây vừa được xây dựng mới và 2 trường Dân lập 15 trường THCS có tổng cộng 108 lớp và 4649 học sinh
- Ngoài ra, quận còn có 2 trường thuộc hệ Phổ Thông (có cấp 1, cấp 2, cấp 3), 4 trường Giáo dục thường xuyên
II.1.6 Du lịch
Khu du lịch Bình Quới là một công viên giải trí, là khu du lịch tái hiện lại lịch sử khẩn hoang Nam Bộ Tại đây du khách được chiêm ngưỡng cảnh làng quê, sông nước Nam Bộ thời kì khẩn hoang và được thưởng thức những món ăn chế biến theo phong cách đồng bằng sông Cửu Long Đây là nơi chụp ảnh cưới ưa thích của rất nhiều đôi uyên ương
II.2 T ỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
II.2.1 Môi trường
II.2.1.1 Khái niệm
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống , sản xuất, sự
tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên
- Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như: tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất nước, ánh sang, cảnh quan, quan hệ xã hội…
- Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên mà chỉ bao
gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội, trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống
và phát triển
II.2.1.2 Chức năng của môi trường: có 5 chức năng
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật
Trang 21- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người
- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc
sống và hoạt động sản xuất của mình
- Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên Trái Đất
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
II.2.2 Marketing
II.2.2.1 Khái niệm
Theo AMA (American Marketing Association): marketing là tiến trình kế
hoạch và thực hiện sự sáng tạo, định giá, xúc tiến và phân phối những ý tưởng, hàng hóa và dịch vụ để tạo ra sự trao đổi và thỏa mãn những mục tiêu cá nhân và tổ chức Làm thị trường là những hoạt động trên thị trường nhằm tạo sự trao đổi với
mục đích thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của con người/khách hàng
II.2.2.2 Nguồn gốc
Thoạt đầu Marketing xuất hiện qua những hành vi rời rạc gắn với những tình huống trao đổi nhất định Như vậy có thể nói Marketing xuất hiện gắn liền với trao đổi hàng hoá Nhưng điều đó không có nghĩa là Marketing xuất hiện đồng thời với
sự xuất hiện trao đổi Marketing chỉ xuất hiện khi trao đổi ở trong một trạng thái hay tình huống nhất định: hoặc là người bán phải cố gắng để bán được hàng, hoặc là khi người mua phải cố gắng để mua được hàng Có nghĩa là tình huống trao đổi làm xuất hiện Marketing là khi người ta phải cạnh tranh để bán hoặc cạnh tranh để mua Như vậy nguyên nhân sâu xa làm xuất hiện Marketing là cạnh tranh
Trong thực tiễn hành vi Marketing xuất hiện rõ nét từ khi nền đại công nghiệp phát triển, thúc đẩy sản xuất tăng nhanh và làm cho cung hàng hoá có xu hướng vượt cầu Khi đó buộc các nhà kinh doanh phải tìm các biện pháp tốt hơn để tiêu thụ hàng hoá Quá trình tìm kiếm các giải pháp tốt hơn để thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá làm cho hoạt động Marketing ngày càng phát triển và là cơ sở để hình thành một môn khoa học hoàn chỉnh - Marketing
Thuật ngữ Marketing ra đời lần đầu tiên ở Mỹ vào những năm đầu thế kỷ
XX Nó được truyền bá sang châu Âu, châu Á, rồi tới nước ta vào những năm 1980
Trang 22Marketing có nguồn gốc từ chữ “market” có nghĩa tiếng Anh là cái chợ, thị trường Đuôi “ing” mang nghĩa tiếp cận, vì vậy marketing thường bị hiểu nhầm là tiếp thị
Để tránh nhầm lẫn, thuật ngữ marketing thường để nguyên
II.2.2.3 Vai trò
Marketing quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường Đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường, nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh
II.3 Các khái niệm
II.3.1 Rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt là những chất thải có liên quan đến các hoạt động của con người; nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại
Rác thải sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xác động vật, rau quả…v….v…
II.3.2 X ả rác
Xả rác là những chất được con người loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình
sản xuất hoặc trong các hoạt động khác
II.3.3 Nh ận thức
Nhận thức là quá trình và kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy, quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan hoặc kết quả của quá trình đó
II.3.4 Thái độ
Thái độ là tổng thể nói chung những biểu hiện ra bên ngoài (bằng nét mặt, cử
chỉ, hành động, lời nói) của ý nghĩ, tình cảm của người nói đối với người hoặc việc Thái độ còn là cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình hình
II.3.5 Hành vi
Hành vi là toàn bộ nói chung những phản ứng, cách ứng xử, biểu hiện ra ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định
Trang 23II.3.6 Quảng cáo
Là một phương thức phổ biến về truyền thông phi cá thể, sử dụng những phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình, truyền thanh, bảng quảng cáo, tờ poster… Tuy nhiên vẫn có nhiều vấn đề cần phải xem xét cẩn thận trước khi đưa ta quyết định chi tiêu cho việc quảng cáo
II.3.7 Truy ền thông marketing
Nhằm có thể đạt được mục tiêu kinh doanh trên thị trường, có một sản phẩm
tốt không thôi chưa đủ, doanh nghiệp cần phải xây dựng thương hiệu của mình thành một thương hiệu được khách hàng ưa chuộng Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần phải truyền thông với thị trường để khách hàng biết những tính năng ứng
dụng, tính ưu việt và lợi ích của sản phẩm mình Ngoài ra, doanh nghiệp còn cần
phải xây dựng mối quan hệ với khách hàng và duy trì cũng cố mối quan hệ nầy Vì những yêu cầu trên, doanh nghiệp cần có một chiến lược truyền thông marketing
Có nhiều hình thức truyền thông marketing khác nhau Doanh nghiệp có thể truyền thông một cách trực tiếp, mặt đối mặt, sử dụng đội ngũ bán hàng, hoặc thông qua trung tâm dịch vụ điện thoại; cách gián tiếp là sử dụng quảng cáo, hoạt động thúc đẩy thương mại, truyền thông điện tử, hoặc là các vật dụng trưng bày tại điểm bán hàng
Trang 24Có Không Có Không Có Không Có Không Bạn có
Trang 25ra sân trường trong giờ ra chơi, kiểm tra sân trường sau mỗi giờ ra chơi và kiểm tra lớp học sau mỗi buổi học Trong sân trường sạch sẽ bao nhiêu thì trước cổng trường ngược lại bấy nhiêu Các em vô tư xả rác cổng trường làm mất mỹ quan cổng trường Giải thích việc làm thiếu văn minh này, một số em hồn nhiên phát biểu:
Trang 26"Tiện đâu thì bỏ đó thôi Với lại cũng đâu có thùng rác đâu mà bỏ” Khăng khăng với những suy nghĩ đó, các em này chưa từng một lần thấy ngần ngại khi bỏ rác trên
vỉa hè, trước chính cổng trường của mình
Bắt đầu từ một chút lười, một chút ngại đến hình thành thói quen bạ đâu vứt rác đó, vô tình nhiều em đã tự biến mình thành những "kẻ phá hoại" Và bộ mặt trường lớp cũng từ đó không thể nào ngăn nắp, sạch sẽ được như những khẩu hiệu
"Xanh- Sạch- Đẹp" nữa
Xả rác bừa bãi ở trường lớp chính là tự làm xấu bộ mặt trường mình, cũng là làm "mất giá" thương hiệu trên đồng phục của các em Trước hình ảnh một cổng trường nhem nhuốc rác, không sạch sẽ, chắc chắn nhiều thầy cô cũng cảm thấy thất
vọng
"Môi trường xanh" đang là một xu hướng mới rất ý nghĩa trong cộng đồng Giữ vệ sinh môi trường không ở những kế hoạch, dự án đâu xa, mà gần gũi nhất là
giữ cho cổng trường mình luôn sạch đẹp Trường sạch đẹp chắc hẳn cũng là một
yếu tố quan trọng để đánh giá cho ngôi trường của các em nữa Bỏ đi thói quen xả rác bừa bãi trước cổng trường và hãy học làm một người sống có trách nhiệm hơn
với môi trường xung quanh ngay từ bây giờ
III.2 NGUỒN GỐC RÁC THẢI VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HÀNH VI
“XẢ RÁC BỪA BÃI” CỦA HỌC SINH:
Ăn quà vặt không phải là “mốt” mới mà đã là một hình thức ăn uống xuất hiện rất lâu trong giới học sinh Hiện nay ăn quà vặt không phải chỉ dành cho giới
học sinh nữa mà còn dành cho đủ mọi thành phần, độ tuổi đều thích loại hình thức
ăn uống này Đây là hình thức ăn uống rất thú vị bắt nguồn từ những gánh tàu hủ hay nhũng quán cá phê vỉa hè Với nhu cầu học thêm ngày càng tăng của các bậc
phụ huynh dành cho con em mình thì hình thức ăn quà vặt này ngày càng phát triển
đa dạng và phong phú hơn Lúc tan trường khi phụ huynh chưa đến đón hoặc đang chờ vào tiết học thêm, các em đều có thể mua một món ăn vặt gì đó, vừa ăn nhâm nhi vừa “tám” với nhau đủ thứ chuyện trên trời dưới đất Đối với các em, đây là khoảng thời gian rất thoải mái vì vừa thoát khỏi thầy cô, trường lớp lại vừa không
có bố mẹ kè kè kế bên
Trang 27Với số lượng học sinh ngày càng tăng thì không trường nào là không có các gánh hàng rong luôn luôn tụ tập và túc trực xung quanh trường bất kể giờ nào Các trường THCS thuộc địa bàn quận Bình Thạnh cũng không phải là ngoại lệ Trong
những năm gần đây, quận Bình Thạnh là một trong những quận thuộc thành phố dẫn đầu trong công tác giáo dục Với số trường chuyên, trường điểm và các trường đạt tiêu chuẩn cấp quốc gia ngày càng tăng thì tỉ lệ học sinh đăng ký vào học ngày càng nhiều Số lượng học sinh tăng thì số gánh hàng rong cũng tăng theo tỉ lệ thuận
Hiện nay, mặt hàng ăn vặt liên tục xuất hiện những món ăn mới, đáp ứng cho nhu cầu của không chỉ giới học sinh mà còn là của mọi thành phần khác nữa Nếu như ngày xưa chỉ có: tàu hủ, bánh plan, đậu phộng nấu… thì nay các mặt hàng phong phú và đa dạng hơn nhiều như: bánh tráng trộn, bắp xào, bánh tráng cuộn…
Đó là các món ăn, còn các món nước cũng đua nhau phát triển không kém như: coockies xay đá nhuyễn, trà sữa, trái cây dĩa, sinh tố, đá bào sirô… so với ngày xưa thì chỉ có: cà phê và nước ngọt Và khoảng thời gian mà các gánh hàng rong này bán “chạy” nhất chính là lúc các em tan trường Trong lúc chờ bố mẹ đến đón về hoặc chở đi học thêm, một số em tranh mua vội và cũng ăn vội để lót dạ, tiếp tục
“chiến đấu” với các tiết học tiếp theo Một số khác thì vừa ăn nhâm nhi vừa tán gẫu
với bạn bè Vậy khi ăn xong thì rác các em bỏ đâu?
Khi hỏi các em câu này, em nào cũng hồn nhiên trả lời và còn trả lời rất nhanh, không cần suy nghĩ: “Dạ, thì vứt đại xuống đất” Khi nghe câu trả lời này của các em, tôi không bất ngờ vì sau khi quan sát quanh các trường mà tôi khảo sát thì không có trường nào có thùng rác xung quanh trường Mà các gánh hàng rong thì đương nhiên là không có túi ni-lông để gom rác do đồ ăn mình bán ra, cho các em
có thể bỏ vào sau khi ăn xong Vậy nên đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi “xả rác bừa bãi” của các em và cũng là nguồn gốc của rác thải Ngoài ra, ta cũng còn một số nguyên nhân khác mà tôi đã thống kê được qua cuộc khảo sát sau đây:
Trang 28Bảng 3.2: Nguyên nhân dẫn đến hành vi “xả rác bừa bãi” của học sinh
Đơn vị tính: %
Trang 29sương sáo… Ngoài ra còn có các loại trái cây ướp lạnh-một hình thức mới xuất hiện khoảng vài năm gần đây
Ngoài những món ăn bán trước cổng trường, có thể còn những loại giấy mà các em đem ra ngoài vứt chứ không bỏ vào thùng rác trong trường như: đề thi, giấy nháp, các loại tờ rơi quảng cáo
Dưới đây là mô hình cho thấy thành phần rác thải mà các em vứt bỏ:
thể để con em mình có một môi trường học tập và làm việc tốt nhất
Bắt nguồn từ những mong muốn thiết thực đó, khi các em bắt đầu bước vào
tuổi đi học, có khả năng tính toán được những bài toán đơn giản thì hầu hết mọi phụ huynh đều cho các em tiền tiêu vặt hằng ngày Số tiền này hầu hết đều được các em
sử dụng để mua đồ ăn, mua nước trong cantine vào giờ ra chơi và trước cổng trường
Trang 30vào giờ ra về Một số em không được ba mẹ cho giống bạn thì đòi xin cho bằng được Một số em khác thì bắt ba mẹ mua cho trước khi ra về Với vô vàn những ý
muốn của con nhỏ không ba mẹ nào có thể không đáp ứng cho các em Chính từ nguyên nhân đó mà các gánh hàng rong mọc lên như nấm và không thể dẹp hết được
Hiện nay, ở tất cả các trường THCS thuộc quận Bình Thạnh đều nghiêm cấm các em xả rác trong phạm vi khuôn viên trường Trường nào cũng có các đội sao đó
đi kiểm tra, ghi tên phạt và thậm chí còn bị nêu tên trước toàn trường nếu hành vi xả rác lắp lại nhiều lần Văn phòng Đội cũng tổ chức các phong trào “Xanh-sach-đẹp”,
“Ngày chủ nhật xanh”….khuyến khích các tập thể lớp tham gia thi đua, đạt thành tích Chính vì thế mà trong sân trường đều rất sạch, không một cọng rác
Trong trường thì các em ý thức được việc xả rác ra môi trường là không tốt, biết bỏ rác vào thùng rác, đúng nơi quy định Đến giờ về, các em nhanh chóng tụ tập vào các hàng quán xung quanh trường để mua những món mình thích Nhưng khi dùng xong các em lại chẳng biết bỏ rác vào thùng rác mà lại vứt lung tung ra vỉa hè, thậm chí trước cổng trường Trong trường, các em là người học sinh gương mẫu,
biết yêu thương và bảo vệ môi trường Nhưng ra khỏi trường thì lại ngược lại Vì
thế, trước cổng và xung quanh của tất cả các trường THCS thuộc địa bàn quận Bình Thạnh đều có rác do học sinh vứt bừa bãi
Thêm nữa, nhà trường chỉ biết giữ gìn sạch sẽ trong khuôn viên trường học, còn ở ngoài thì tỏ vẻ không quan tâm Xung quanh trường tuyệt nhiên không có lấy
một cái thùng rác Nếu thế thì thử hỏi, khi các em ăn uống xong nếu muốn vứt rác thì phải bỏ ở đâu?
Trên đây là thực trạng về vấn đề xả rác của các em Vậy làm thế nào để các
em không vứt rác bừa bãi? Muốn làm được như vậy, ta phải thay đổi được thái độ
của các em Thái độ đúng đắn sẽ dẫn đến hành vi đúng đắn Muốn thay đổi thái độ không phải chỉ một, hai năm là có thể làm được mà phải kiên trì, giúp các em tiếp
cận và nhận biết rõ ràng, đầy đủ về môi trường xung quanh chúng, về tầm quan trọng và nhiệm vụ của môi trường trong cuộc sống
Trang 31CHƯƠNG 4
IV.1 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG VÀ LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG
IV.1.1 Phân tích th ị trường
Với một thực trạng xả rác như tôi đã nêu ở chương ba thì đây là một hành vi đáng báo động cho các em Ở lứa tuổi đang phát triển, đang khao khát được khám phá và chinh phục mọi thứ, ta nên dạy cho các em tìm hiểu về môi trường mình đang sống, để các em tự nhận thức được vấn đề, mọi thứ đang diễn ra xung quanh các em
Đã có rất nhiều bài báo cáo, các nghiên cứu đề cập đến vấn đề: Đưa môi trường tạo thành môn học Giáo dục môi trường để đưa vào công tác giảng dạy Nhưng hầu hết mọi nghiên cứu đó đều thất bại Sau khi tìm hiểu tôi đã rút ra được các kết luận về sự thất bại của các nghiên cứu trên:
− Đa số các thầy cô giáo không biết mình sẽ dạy gì ở môn Giáo dục môi trường
− Thầy cô không biết dạy gì cũng đồng nghĩa với việc không biết soạn giáo án như thế nào
− Những loại sách viết về môi trường quá chung chung, trừu tượng, chẳng
những không phù hợp với các em mà còn không gây được sự hứng thú nơi các em Những cuốn sách này chỉ dành cho người lớn hoặc những người muốn nghiên cứu, tìm hiểu về môi trường
− Thiếu những loại sách viết về môi trường dành cho lứa tuổi thiếu nhi đáp ứng
ba tiêu chí: hình ảnh ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc;làm các em cảm thấy thích thú ngay khi đọc tựa đề; gây được trí tò mò, thúc đẩy các em ý muốn tìm tòi, học hỏi
− Còn ít những hoạt động ngoại khoá với chủ đề môi trường, nội dung không phong phú, hấp dẫn
− Và một vấn đề quan trọng nhất là hiện nay là các em phải học rất nhiều, kể cá chính quy và ngoại khoá Nhưng không vì thế mà các em tỏ ra chán nản hay ngán
ngẩm khi ý tưởng đưa môi trường vào tạo thành một môn giảng dạy Ngược lại, các
Trang 32em đều tỏ vẻ thích thú và đồng ý Muốn biết môi trường, muốn tìm hiểu thêm về môi trường đó chính là những biểu hiện quan tâm đến môi trường của các em
Với những lí do trên mà hiện nay, môi trường vẫn là một vấn đề theo các em
“chỉ dành cho người lớn, mình còn nhỏ không nên quan tâm” Và vẫn chưa có trường nào thật sự đưa môi trường vào giảng dạy Chính vì thế mà các em vẫn làm theo những gì mình muốn, mình thích mà không biết rằng những việc mình làm vô tình làm cho môi trường ngày càng trở nên tệ hơn
IV.1.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu
Lí do tôi chọn quận Bình Thạnh làm địa bàn nghiên cứu là vì:
− Đa phần các em chưa có nhận thức đúng đắn về môi trường Các em biết môi trường mình đang sống ngày càng trở nên tệ hơn, bão lụt, hạn hán kéo dài lâu hơn,
rừng đang bị mất dần, động vật cũng không còn nơi để sinh sống Với những thiên tai xảy ra ngày càng thường xuyên, các em nghĩ những vấn đề này của người lớn và
tỏ ra không quan tâm
− Thái độ của các em vẫn còn chưa đúng, chưa đủ Các em biết hành vi xả rác
của mình là sai nhưng không biết nó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng môi trường ngày càng xấu Các em không biết làm thế nào để cải thiện tình trạng môi trường, không biết cách cùng nhau chung tay góp sức bảo vệ môi trường Các em
thờ ơ khi thấy người khác xả rác trước mặt mình, xem đó là việc của người ta mà không lên tiếng ngăn cản hành vi đó
− Nhưng mỗi khi có phong trào do nhà trường phát động hoặc do quận tổ chức, các em đều hưởng ứng và tham gia rất nhiệt liệt Đây chính là biểu hiện yêu môi trường của các em
Các em rất yêu và quý trọng môi trường mình đang sống Chỉ là các em chưa
biết cách thể hiện tình yêu đó thôi Trên đây là ba lí do khiến tôi chọn các trường THCS thuộc quận Bình Thạnh làm nghiên cứu Biết yêu quý môi trường không chưa đủ, các em cần phải có nhận thức đúng đắn về môi trường, thay đổi thái độ của mình khi thấy hành vi vứt rác bừa bãi Khi đó, nếu đã có nhận thức đúng, thái độ đúng ta sẽ dẫn đến một hành vi đúng
Trang 33IV.2 PHÂN KHÚC ĐỐI TƯỢNG
Đối tượng: Các em ở lứa tuổi vị thành niên
Từ xây dựng một thế hệ nhỏ không vứt rác bừa bãi rồi một lúc chúng lớn dần thay thế cho các thế hệ đi trước và cũng sẽ đến một thời điểm chúng ta có cả một xã
hội biết nói không với hành vi vứt rác bừa bãi
Đây là một kế họach nhỏ góp phần vào một kế hoạch lớn: Chấm dứt việc vứt rác ra môi trường từ thế hệ tương lai, một kế họach lâu dài sẽ phát huy hiểu quả và kéo dài mãi mãi Như Singapore, để trở thành đất nước sạch nhất thế giới, họ đã
phải mất ít nhất ba thế hệ để có thể thay đổi tư duy đất nước.Còn ở người Việt Nam mình từ trước tới giờ thì thường thích dục tốc đến khi không có kết quả ngay thì bắt đầu lơi dần và cuối cùng là không có hiệu quả như mong muốn
Chính vì thế mà tối muốn xây dựng một chiến lược không chỉ áp dụng trong một thời gian ngắn mà phải theo đường dài, phải đạt được kết quả tận gốc
Lứa tuổi mà tôi chọn là từ 11 đến 14 tuổi Các em ở lứa tuổi này thường được gọi tắt là TEEN và các em cũng thích mọi người gọi mình như thế Vậy, teen có nghĩa là gì?
Có lẽ khá nhiều người Việt ta nghĩ rằng, tuổi teen là tuổi liên quan tới con số mười (ten = 10) Vậy thì bất luận cô cậu nào có tuổi dính dáng đến mười (10, 11, 12, 19) đều gọi là "dòng teen" (cũng giống như ai sinh vào những năm 80 thế kỷ trước thì được liệt vào "dân 8X")
Thực tế không hẳn thế Trong tiếng Anh, có một tổ hợp được sử dung rộng rãi: TEEN-AGE dùng để chỉ các thanh thiếu niên có độ tuổi từ 13 đến 19 Lý do trước hết là các từ chỉ tuổi này đều có vĩ tố teen: thirteen (13), fourteen (14), fifteen (15), sixteen (16), seventeen (17), eighteen (18), nineteen (19)