Bài tiểu luận nói đến hiện trang tái chế chất thải nhựa của các làng nghề ở Việt Nam hiện nay và đưa ra các giải pháp tích cực tong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở các làng nghề tái chế.
Trang 1Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội
Khoa Môi Trường Môn Quản lý chất thải rắn
TIỂU LUẬN
Đề tài: Đánh giá hiện trạng tái chế chất thải tại các làng nghề tái chế nhựa phế liệu và
đánh giá ưu nhược điểm của hoạt động này
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Bùi Minh Tùng
Lê Duy Anh
Hà Nội – 2014
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
DANH MỤC HÌNH 3
MỞ ĐẦU 4
I Tái chế chất thải rắn và hiện trạng tái chế chất thải tại các làng nghề tái chế nhựa phế liệu 5
1 Tái chế chất thải rắn 5
2. Các làng nghề tái chế nhựa phế liệu ở Việt Nam 5
3 Thành phần nguyên liệu của làng nghề 6
4 Hiện trạng ở các làng nghề tái chế phế liệu 7
II Công nghệ tái chế : 9
1 Các phương pháp dung trong tái chế 9
2 Quy trình tái chế gồm các bước sau 9
3 Công nghệ sản xuất nhựa: 10
III Ưu nhược điểm của hoạt động tái chế rác thải 11
1 Ưu điểm: 11
2 Nhược điểm 11
2.1 Tác động đến môi trường sinh thái 11
2.2 Tác động đến sức khỏe cộng đồng 12
II Các giải pháp cải thiện làng nghề: 14
1 Áp dụng các giải pháp cải thiện làng nghề 14
2 Các chính sác về thuế và quản lý quy hoạch 14
III Kết luận : 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 3DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Nhựa dùng để tái chế 7 Hình 2 Máy sản xuất dây đai 10 Hình 3 Máy thổi màng PE 11
DANH MỤC BẢN
Bảng 1 :Thành phần và khối lượng chất dẻo được thu gom và tái chế tại các làng nghề 7 Bảng 2: Sơ đồ ảnh hưởng tới con người 13
Trang 4MỞ ĐẦU
Làng nghềtái chếchất thải ởViệt Nam hoạt động ởquy mô hộgia đình, tập trung theo nhóm tại các làng nghề mang tính truyền thống từnhiều thếhệ Hoạt động của các làng nghềtập trung vào tận dụng phếliệu làm nguyên liệu cho sản xuất, nhờ đó giảm chi phí đầu tư và giảm lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường Mặt khác, trong khi chưa có các
cơ sở lớn tái chếchất thải, thì các làng nghềtái chếchất thải phát triển đã tạo ra một mạng lưới thu gom nguyên liệu, phế liệu và chất thải Do đó, loại hình làng nghề này rất được khuyến khích phát triển ở nước ta Bên cạnh những lợi ích mang lại cho xã hội, hoạt động của các làng nghề đã và đang gây ra những vấn đề ô nhiễm môi trường do quản lý không hợp lý các phế thải sau tận thu Đã có nhiều khảo sát nghiên cứu về tác động của hoạt động tái chế tới chất lượng môi trường nước và không khí nhưng những nghiên cứu về thực trạng quản lý chất thải sau quá trình tái chế phế liệu vẫn chưa có những nghiên cứu đầy đủvà các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn từ các hoạt động tái chế chưa được đề xuất và áp dụng trong thực tiễn
Kết quả nghiên cứu trong bài báo này là những khởi đầu cho các giải pháp thực tiễn nhằm góp phần nâng cao chất lượng môi trường sống cho dân cư ở các làng nghề tái chế phế liệu trong điều kiện của Việt Nam
Phạm vi của nghiên cứu tập trung vào khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt động của một sốlàng nghề tái chế phế liệu trên địa bàn Hà Nội và các vùng phụ cận, tạo cơ sở khoa học cho phân tích vòng đời sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác quản lý chất thải rắn đô thịViệt Nam nói chung và cho các hoạt động tái chế nói riêng
Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở áp dụng phương pháp điều tra, khảo sát thực địa kết hợp phỏng vấn trực tiếp những người đang tham gia hoạt động tái chế Quá trình thực hiện nghiên cứu cũng áp dụng phương pháp thu thập số liệu thực tế kết hợp các thông tin
đã được công bố từ các nghiên cứu có liên quan
Trang 5I Tái chế chất thải rắn và hiện trạng tái chế chất thải tại các làng nghề tái chế nhựa phế liệu
1 Tái chế chất thải rắn
Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất
Tái chế, tái sử dụng các nguồn phế thải là xu hướng chung của thế giới, đã được các nước phát triển thực hiện từ lâu Bởi đây là một trong những giải pháp quan trọng để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường mặt khác tái chế nguồn rác thải có tiềm năng rất lớn mang lại lợi ích kinh tế và góp phần giải quyết bài toán môi trường
Tại Việt Nam, trong định hướng phát triển bền vững cũng đã xác định quản lý chất thải là vấn đề trọng tâm của công tác bảo vệ môi trường, trong đó các giải pháp 3R được đặt lên hàng đầu (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế).Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, hoạt động tái chế vẫn còn nhỏ lẻ, phần lớn mang tính tự phát, chưa được quản lý và kiểm soát chặt chẽ nên có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất cao
2 Các làng nghề tái chế nhựa phế liệu ở Việt Nam
Nhìn chung ở Việt Nam số lượng các làng nghề tái chế nhựa ở Việt Nam là không nhiều Loại hình làng nghề này tập trung ở phía Bắc như làng nghề tái chế nhựa Minh Khai (Như Quỳnh, Hưng Yên), Tràng Minh ( Hải Phòng), Phú Xuyên (Hà Tây), Triều Khúc và Trung Văn (Hà Nội) ,…Theo đăc điểm sản xuất, bên cạnh các hộ gia đình sản xuất các sản phẩm tái chế nhựa còn có một số hộ gia đình tham gia thu gom , phân loại, vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm
Điển hình cho loại làng nghề tái chế nhựa là làng nghề Minh Khai (Hưng Yên): Làng nghề này được hình thành từ sự hình thành từ sự khởi đầu của 1 số người đi thu gom, đổi các loại phế liệu trong thời gian nông nhàn Vào năm 1967 chỉ có khoảng 5 người đi làm
Trang 6việc này Sau đó con số này càng tăng theo thời gian, đồng thời trong quá trình thu gom , buôn bán họ đã học được nhiều kỹ thuật sản xuất sản phẩm từ nhựa thải Đến năm 1990,
ở làng Minh Khai đã bắt đầu xuất hiện các máy móc đơn giản (máy xay, nghiền nhựa,…) Đến nay làng nghề tái chế nhựa Minh Khai đã thu hút được một lực lượng đông đảo người dân tham gia làm nghề, ngoài ra còn tạo việc cho hàng ngàn người dân lao động đến từ các nơi khác, số hộ tham gia làng nghề chiếm tới trên 90% Đồng thời có mối quan
hệ trao đổi hàng hóa, thông tin và kinh nghiệm sản xuất với các làng nghề tái chế nhựa khác trên Hà Nội (Triều Khúc, Trung Văn…)
Làng nghề tái chế nhưạ thải Triều Khúc hiện có hơn 300 cơsở Do không có bãi tập kết phế liệu nên nhựa phế thải phải để cả ở trong và bên ngoài nhà, chiếm dụng đường đi gây ách tách giao thông Người dân phải sống cùng với các loại nhựa phế thải này.Theo thống kê, các hộ sản xuất ở làng Triều Khúc thải ra môi trường khoảng 10 tấn phế thải và hàng vạn mét khối nước thải/ngày
3 Thành phần nguyên liệu của làng nghề
Chất thải công nghiệp: vỏ ti vi, Radio,
Chất thải nông nghiệp: Hộp đựng hóa chất, thuốc trừ sâu,
Chất thải dịch vụ: Bơm tiêm, chai dung dịch truyền, các loại túi nilon, can, két,
Chất thải sinh hoạt: các hộp đựng mỹ phẩm, chai đựng thực phẩm, nước uống
Trang 7Hình 1 Nhựa dùng để tái chế Nhìn chung các chất thải này khi thu gom thường được phân theo thành phần các loại nhựa: nhựa HDPE, PP, PS, PVC, PET,
Theo số liệu điều tra tại làng nghề tái chế nhựa điển hình như Minh Khai, Trung Văn, Triều Khúc thì thành phần nguyên liệu và lượng sử dụng được thể hiện trong bảng sau
TT Các loại nhựa Lượng sử dụng
Minh Khai (tấn/
năm)
Triều khúc (tấn/
năm)
Trung Văn(tấn/ năm)
Bảng 1:Thành phần và khối lượng chất dẻo được thu gom và tái chế tại các làng nghề
4 Hiện trạng ở các làng nghề tái chế phế liệu
Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại các làng nghề tái chế nhựa phế liệu hiện đang tồn tại những vấn đế chính sau đây:
Trang 8 Chất thải rắn phát sinh từcác làng nghềtái chếlà những chất có thành phần phức tạp, nguy hại, khó phân hủy Chất thải rắn tại hầu hết làng nghề không được thu gom hết và xử lý triệt để, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng
Khí thải: CO, SO2, NO2, H2S, NH3, THC, Bụi
Nước thải: COD, BOD, SS, Độ màu, dầu mỡ, coliform
Chất thải rắn: Nhựa phế loại, nhãn mắc, băng ghim, các tạp chất,…
Lượng phế thải rắn: 8,0 – 11,2 kg/tấn phế liệu nhựa
Người lao động tại các cơ sở tái chế có sự hiểu biết kém về các nguy cơ rủi ro tới môi trường và sức khỏe
Các chủ cơ sở tái chế không trang bị các phương tiện bảo hộ cho người lao động Trách nhiệm của các hộ sản xuất đối với tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường chưa cao Do đặc thù của làng nghề, hầu hết các chủ cơ sở tái chế có trình độ văn hóa hạn chế(có tới 85 % mới học hết cấp 2), do vậy khả năng quản lý và tổ chức sản xuất bị hạn chế
Đầu tư ngân sách cho bảo vệ môi trường làng nghề chưa đáp ứng với thực yêu cầu đầu tư cho các công trình xử lý ô nhiễm
Trang 9II Công nghệ tái chế :
1 Các phương pháp dung trong tái chế
Phương pháp cơ học
Phương pháp tách: gồm có nghiền sàn phân loại, kết hợp với các dạng phân
riêng khác (phân riêng bằng từ, thủy lực)
Phương pháp tuyển nổi: khi sử dụng phương pháp này, sức căng bề mặt của
không khí –polime-nước thay đổi nhờ sự thay đổi nồng độ các chất thấm ướt khác nhau Khi đó một phần nhựa được nghiển nổi lên nhờ tác động của bọt khí, còn một số khác cùng với tạp chất lắng xuống đáy
Phương pháp hòa tan: dung để tái chế vỏ PVC của dây điện nghiền nhỏ
được ngâm trong dioctylphtalat, glixerin, để lớp vỏ mềm và trương nở, sau
đó được tách bằng máy ly tâm
Phương pháp nhiệt phân
Nhiệt phân là hướng tái chế nhựa tiên tiến, sản phẩm của quá trình này được làm
nguyên liệu tổng hợp chất hữa cơ hoặc nhiên liệu Quá trình này thường được tiến hành
từ 300÷900°C
2 Quy trình tái chế gồm các bước sau
Hình 2: Quy trình tái chế nhựa
N
h
ự
a
p
ế
t
h
ả
i
P
h
â
n
l
o
ạ
i
L
à
m s
ạ
h
X
a
y
,
b
ă
m ,
n
i
ề
n
R
ử
a
n
ư
ớ
c
R
ử
a
n
ư
ớ
c
L
à
m
k
h
ô
L
à
m k
T
ạ
o
h
ạ
t
,
p
a
m à
u
,
t
r
ộ
v
ớ
i
n
ư
ớ
c
t
n
T
h
à
n
h
P
h
ẩ
m
T
h
à
n
P
h
ẩ
m
Trang 103 Công nghệ sản xuất nhựa:
Công nghệ sản xuất dây đai từ nhựa
Hình 3 Máy sản xuất dây đai
Công nghệ sản xuất màng PE thứ cấp
Hình 4 Máy thổi màng PE
Trang 11III Ưu nhược điểm của hoạt động tái chế rác thải
1 Ưu điểm:
Như đã biết, tái chế lại chất thải rắn là 1 hoạt động nhằm bảo vệ môi trường, ngoài ra giúp tiết kiệm chi phí sản xuất cũng như nguồn tài nguyên có hạn.Góp phần mang lại lợi ích kinh tế cao
Đi vào chi tiết có thể thấy :
Tạo cơ hội việc làm cho người lao động
Hoạt động tái chế đã thu hút khoảng 30% người lao động nông thôn tại các làng nghề tham gia
Góp phần xóa đói giảm nghèo thông qua việc thu nhập ngày càng tăng
Đóng góp khoảng 50% thu nhập của làng
Góp phần giảm từ 15 - 20% khối lượng chất thải rắn đưa đi xử lý/chôn lấp
Các hoạt động tái chế phế liệu tại các làng nghề đã góp phần giảm được chi phí cho
xử lý chất thải rắn tại các đô thị Ước tính tại TP HồChí Minh đã tiết kiệm được khoảng
135 tỷ đồng từ hoạt động tái chế; thành phố Hà Nội tiết kiệm được 44 tỷ đồng và thành phố Hải Phòng khoảng 33 tỷ đồng
2 Nhược điểm
Các hoạt đông tái chế của các làng nghề tạo nên 1 số lượng lớn sản phẩm tái chế và
nó ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường nói chung và con người nói riêng
2.1 Tác động đến môi trường sinh thái
Tác động đến môi trường nước mặt :
Nhìn chung do nước thải sản xuất của các làng nghề tái chế không được xử lý, thải thẳng vào nguồn nước mặt, gây ô nhiễm nghiêm trọng
Trang 12 Tác động đến nước ngầm:
Nguồn ô nhiễm tại các làng nghề tái chế nói chung chưa bị ảnh hưởng nhiều, các chỉ tiêu hầu hết đạt tiêu chuẩn cho phép, tuy nhiên nguy cơ nhiễm coliform là rất cao Tại làng nghề Minh Khai và Triều Khúc coliform vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 10-20 lần Hàm lượng Fe, Mn cũng vượt quá tiêu chuẩn cho phép
Tác động đến môi trường không khí
Môi trường ô nhiễm tại các làng nghề tái chế chưa bị ô nhiễm bởi hơi hữu cơ, mùi nhựa cháy ở nhiệt độ cao
Tác động đến môi trường đất
Nước thải không qua xử lý sả trực tiếp ra môi trường.Các chất ô nhiễm trong nước thải sẽ ngấm xuống các tầng đất gây thoái hóa đất
Hàng tấn rác được thu gom từ các bãi tập kết sinh ra các nước thử rỉ từ những chất còn sót lại trong các phế liệu theo thời gian sẽ ngấm xuống đất
Tác động đến khí hậu
Các yếu tố cụ thể như nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn đang có xu hướng tăng, tuy nhiên yếu
tố này mang tính cục bộ, ở những nơi sản xuất mức độ ảnh hưởng lớn hơn những khu vực
xa xưởng sản xuất Sự vi phạm ảnh hưởng từ các làng nghề tới khí hậu vẫn đang trong giới hạn cho phép
2.2 Tác động đến sức khỏe cộng đồng
Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh tại các làng nghề so với các làng không làm nghề này cao hơn khoảng 15 – 20 % Tỷ lệ mắc bệnh của trẻ em và phụ nữ ( bệnh về đường hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi ở trẻ em) cao từ 30 – 45 % trên tổng số phụ nữ
và trẻ em trong làng Tuổi thọ trung bình các làng nghề này chỉ ở tầm 55 – 65 tuổi.Các bệnh dịch tiêu chảy, đau mắt đỏ, ngộ độc ngày 1 ra tăng
Trang 13Nghẹ
t mũi
Bệnh
vòm
họn g
Giảm
thín
lực
Hô h ấp
0%
20%
40%
60%
80%
100%
120%
Ảnh hưởng đến sức khỏe
Series 2 Series 1
Bảng 2: Sơ đồ ảnh hưởng chất thải từ làng nghề tới con người
Trang 14II Các giải pháp cải thiện làng nghề:
1 Áp dụng các giải pháp cải thiện làng nghề
Giải pháp hàng đầu là nâng cao dân trí cho dân làng để họ hiểu được những tác hại của việc suy giảm chất lượng môi trường sống do hoạt động sản xuất nghề, qua đó
họ sẽ nhận thức được và từ đó có ý thức bảo vệ môi trường làng nghề
Tăng cường tổ chức và hệ thống quản lý môi trường làng nghề Đưu ra các chính sách quản lý môi trường phù hợp với điều kiện cụ thể của từng loại hình làng nghề như việc quy định về đóng góp quỹ cho môi trường, chế độ thưởng phạt áp dụng vào thuế
Hỗ trợ, cung cấp thông tin, khuyến khích áp dụng các giải pháp công nghệ nhằm giảm thiểu ô nhiễm
Tăng cường công tác quan trác nhằm phát hiện và sớm có các biện pháp thích hợp
để ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm
2 Các chính sác về thuế và quản lý quy hoạch
Quy hoach xây dựng các mô hình cụm công nghiệp vừa và nhỏ nông thôn tập trung ở các khu vực gần làng xã Mô hình này thuận lợi cho việc quy hoạch tổng thể mà vẫn giữ vững được đặc trưng của sản xuất làng nghề
Nhu cầu hình thành các cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở các làng nghề nói chung và các làng nghề tái chế chất thải nói riêng đang rất bức xúc, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ áp lực lên môi trường
Trang 15III Kết luận:
Hoạt động tái chế tại các làng nghề đã đem lại những lợi ích cho người lao động
và cho xã hội:
Tạo cơ hội có việc làm và thu nhập ổn định cho những người người lao động
Góp phần giảm gánh nặng chung cho chính quyền thông qua hoạt động tái chế, giảm thiểu khối lượng chất thải rắn cần xử lý và chôn lấp
Bên cạnh lợi ích kinh tế xã hội, hoạt động tái chế phế liệu này đang làm ô nhiễm môi trường sống và suy thoái do không có các biện pháp quản lý hợp lý các nguồn rác thải phát sinh
Để phát huy các mặt tích cực và giảm thiều cac tác động tiêu cực từ hoạt động làng nghề tái chế phế liệu, bên cạnh trách nhiệm các chủ cơ sở sản xuất, việc phát triển và ứng dụng những giải pháp thực tiễn trong quản lý chất thải rắn cần có sự
hộ trợ của chính quyền đô thị và của các đoàn thể xã hội tại các làng nghề này
Trang 16TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.http://123doc.vn/document/919492-tai-lieu-chuong-12-tai-che-chat-thai-va-o-nhiem-o-cac-lang-nghe-tai-che-ppt.htm?page=10
2 Lương ThịMai Hương, Nguyễn ThịKim Thái, (2010), Báo cáo kết quảkhảo sát tại các làng nghềtái chếphếliệu, Hà Nội 2010.
3 Bộ Giáo dục và Đào tạo – Trường đại học Bách khoa Hà Nội Báo cáo khoa học: Tổng hợp tình trạng rác thải plastics (PP, PS, PET, PVC), nghiên cứu tác động của rác thải plastics đối với môi trường và các biện pháp khắc phục trên địa bàn thành phố Hà Nội” Hà Nội, 6/2002