TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN CÂY MÍA TẠI THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI NIÊN VỤ 2009 - 2010 Tác giả LÂM ÁI VÂN Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư Nôn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
W X
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN
CÂY MÍA TẠI THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI
NIÊN VỤ 2009 - 2010
NGÀNH : NÔNG HỌC NIÊN KHÓA : 2007 - 2011 SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÂM ÁI VÂN
An Khê, tháng 8/2011
Trang 2TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN CÂY MÍA TẠI THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI NIÊN VỤ 2009 - 2010
Tác giả
LÂM ÁI VÂN
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
kỹ sư Nông nghiệp ngành Nông học
Giáo viên hướng dẫn
TS VÕ THÁI DÂN
An Khê, tháng 8/2011
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Suốt đời ghi nhớ công lao cha mẹ sinh thành và nuôi dưỡng con nên người Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
Ban Chủ nhiệm Khoa Nông học
Phân hiệu trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh tại Gia Lai
Cùng toàn thể quý Thầy Cô trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập
Đặc biệt, Tôi xin bày tỏ lòng thành kính và biết ơn đến thầy TS Võ Thái Dân -
Bộ môn Cây Công Nghiệp đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn Phòng Nông nghiệp Thị xã An Khê và Ủy ban Nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn thị xã An Khê, Cục Thống kê tỉnh Gia Lai đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Cảm ơn các hộ dân trồng mía tại thị xã An Khê đã trao đổi thông tin, kinh nghiệm và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thu thập số liệu
Xin chân thành cảm ơn gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ, động viên, chia sẽ những khó khăn cùng tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận
An Khê, tháng 8/2011
Sinh viên thực hiện
Lâm Ái Vân
Trang 4TÓM TẮT
LÂM ÁI VÂN, 08/2011 “TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN CÂY MÍA TẠI THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI NIÊN VỤ 2009 - 2010” Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Khóa luận tốt nghiệp, 70 trang
Giáo viên hướng dẫn: TS Võ Thái Dân
Đề tài được tiến hành nhằm xác định tình hình sử dụng hoá chất nông nghiệp trên cây mía tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai niên vụ 2009 - 2010, cũng như những thuận lợi và khó khăn của nông dân trồng mía gặp phải Từ đó định hướng cho nông dân sử dụng các loại hóa chất nông nghiệp trên cây mía một cách có hiệu quả nhất Đề tài được tiến hành từ ngày 15/02/2011 đến ngày 15/06/2011 Các thông tin về tình hình
sử dụng hóa chất nông nghiệp trên cây mía được điều tra bằng mẫu in sẵn ở 90 hộ dân tại phường Ngô Mây, phường An Phước và xã Tú An Số liệu về kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên được thu thập từ phòng Nông nghiệp Thị xã An Khê, Cục thống kê tỉnh Gia Lai
Kết quả thu được: Có 70 người chiếm 77,78 % số người trả lời phỏng vấn là nam, 20 người chiếm 22,22 % số người trả lời phỏng vấn là nữ Độ tuổi trung bình của những người được phỏng vấn là 47, trong đó người thấp tuổi nhất 31 tuổi và người cao tuổi nhất 64 tuổi Kinh nghiệm canh tác mía trung bình của các nông hộ trồng mía là
13 năm
Trình độ văn hóa của những người được phỏng vấn còn thấp trình độ cấp 2 chiếm 55 %; trình độ cấp 3 chiếm 19 % và trình độ cấp 1 chiếm 16 % Có 90 người tức
là 100 % người được phỏng vấn là dân tộc Kinh, không có dân tộc khác
Diện tích đất nông nghiệp trung bình của các hộ qua điều tra là 2,89 ha Trong
đó, diện tích đất trung bình trồng mía tơ là 1,8 ha và diện tích đất trung bình của mía gốc là 1,09 ha Riêng ông Đặng Thanh Sơn có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất 7,5
ha thuộc phường Ngô Mây
Giống mía R570 được trồng nhiều nhất tại thị xã An Khê có 32 hộ trồng, giống mía R579 có 20 hộ trồng; giống mía F157 có 16 hộ trồng Mật độ trồng mía phổ biến
Trang 5của các hộ qua điều tra được là 30.884 - 40.246 hom/ha có 34 hộ trồng Khoảng cách trồng 1,1 m x 0,25 m được áp dụng nhiều nhất 11 hộ
Chỉ có 50 nông hộ sử dụng vôi để xử lý đất trồng mía, trong đó lượng vôi sử dụng phổ biến nhất từ khoảng 281 - 371 kg/ha Nông dân không sử dụng phân hữu cơ
để bón lót cho cây mía nhưng đối với phân vô cơ thì rất đa dạng về loại và lượng, nhiều nhất là phân DAP có 61 nông hộ sử dụng với lượng phân trung bình là 280 kg/ha Thời gian sử dụng phân để bón lót cho mía là lúc đặt hom, cách bón phân đơn giản là vãi vào đất, cày úp lại Lượng phân vô cơ được nông dân sử dụng để bón ít hơn
so với lượng phân khuyến cáo của Phòng Nông nghiệp Thị xã An Khê đề ra cụ thể phân NPK Việt Nhật ít hơn 444 kg/ha, phân NPK Bình Điền ít hơn 314 kg/ha, phân Urê ít hơn 107 kg/ha
Sâu đục ngọn mía hại nặng nhất chiếm 55,56 %, rầy mềm chiếm 53,33 %, bọ hung đen và xén tóc chiếm 48,89 % Tuy nhiên tình hình sử dụng thuốc trừ sâu của nông dân không nhiều so với khuyến cáo của Phòng Nông nghiệp Thị xã An Khê cụ thể Basudin 10H ít hơn 15 kg/ha; Furadan 3G thấp hơn 10 kg/ha; Marshal 200SC thấp hơn 0,3 lít/ha, Bassa 50EC thấp hơn 0,68 lít/ha
Không dùng bất kỳ thuốc hóa học để phòng trừ bệnh hại cho cây mía, sử dụng biện pháp vệ sinh đồng ruộng Trên ruộng mía của các nông hộ có rất nhiều loại cỏ dại, trong đó cỏ chỉ và cỏ thảm lá rộng chiếm tỷ lệ cao nhất 76,67 %; chiếm 71,11 % là
cỏ ống; các loại cỏ cú, dền xanh, trinh nữ, mần trầu, cỏ tranh, vừng dại, cỏ cứt lợn cũng chiếm một tỷ lệ cao Tình hình sử dụng thuốc trừ cỏ của nông dân không so với lượng thuốc khuyến cáo của Trạm Bảo vệ Thực vật Thị xã An Khê cụ thể Ametrex 80WP ít hơn 1,65 kg/ha; Gramoxone 20SL ít hơn 0,52 lít/ha; Roundup 480SC ít hơn 2,01 lít/ha; Maizine 80WP ít hơn 1,57 kg/ha
100 % nông hộ không sử dụng thuốc để xử lý đất, không sử dụng thuốc kích thích cho cây mía, không tưới nước cho cây mía chỉ nhờ nước trời
Hiệu quả kinh tế từ cây mía mang lại cho nông dân trồng khá cao cụ thể ở mức lợi ích gấp 0,73 - 1,40 lần so với chi phí đầu tư đã bỏ ra có 43 hộ đạt được, chiếm 47,78 %; trong khoảng lợi ích gấp 1,40 - 2,07 lần so với chi phí đầu tư đã bỏ ra có 23
hộ đạt được, chiếm 25,56 %
Trang 6Thuận lợi và khó khăn của nông hộ trồng mía
Thuận lợi: khí hậu, đất đai phù hợp cho cây mía sinh trưởng phát triển, có năng suất cao và chất lượng tốt Nông dân có nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc trồng và chăm sóc cây mía, diện tích trồng mía lớn, tập trung dễ dàng trong việc quản lý vùng nguyên liệu, có nhà máy đường An Khê và nhà máy đường Bình Định trực tiếp đầu tư
và thu mua nguyên liệu của nông dân
Khó khăn: giá thành vật tư nông nghiệp cao, nông dân tự sản xuất giống mía để trồng nên năng suất không cao, thuận lợi cho sâu bệnh, cỏ dại phát triển nhiều trong mùa mưa, thiếu nước tưới cho cây mía vào mùa khô Chưa có quy trình kỹ thuật canh tác hoàn chỉnh cho cây mía để mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất
Các loại hóa chất nông nghiệp có hiệu quả nông dân nên sử dụng cụ thể
Nên dùng các loại phân tổng hợp như NPK Việt Nhật (16 - 8 - 4 + 12 S), NPK Bình Điền (20 - 20 - 15) để bón thúc vì trong phân tổng hợp có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng
Đối với thuốc trừ sâu hại, dùng các thuốc có hoạt chất Diazinon, Carbofuran, Fenobucarb, Dimethoate, Bromadiolone
Đối với thuốc trừ cỏ dại, dùng các thuốc có hoạt chất Ametryn, Atrazine, Paraquat; không phun thuốc có hoạt chất Glyphosate trên ruộng mía, chỉ sử dụng trên đất hoang hoặc các bờ ranh Đối với thuốc tiền nảy mầm phun khi cỏ chưa mọc, thuốc hậu nảy mầm phun khi cỏ có từ 1 - 2 lá hoặc đang sinh trưởng mạnh
Trang 7MỤC LỤC
Trang
Trang tựa i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt iii
Mục lục vi
Danh sách các chữ viết tắt xi
Danh sách các bảng xii
Danh sách các hình xiv
Chương 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Yêu cầu của đề tài 2
1.4 Giới hạn của đề tài 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Nguồn gốc, xuất xứ của cây mía 3
2.2 Sinh thái của cây mía 4
2.3 Giá trị kinh tế của cây mía 4
2.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía đường trên thế giới và trong nước 5
2.4.1 Sản xuất và tiêu thụ đường trên thế giới 5
2.4.2 Sản xuất và tiêu thụ mía, đường trong nước 6
2.4.3 Sản xuất và tiêu thụ đường ở An Khê 8
2.4.4 Quy mô diện tích, cơ cấu giống, năng suất và sản lượng của vùng nguyên liệu mía ở thị xã An Khê 9
2.4.4.1 Hiện trạng sản xuất mía của thị xã An Khê 9
2.4.2 Cơ cấu giống mía được trồng ở thị xã An Khê năm 2010 10
2.4.3 Hệ thống cây trồng của thị xã An Khê năm 2010 11
2.5 Phân bón cho mía 11
2.5.1 Lượng phân bón sử dụng cho mía 11
Trang 82.5.2 Các nghiên cứu về phân bón chuyên dùng cho mía 12
2.5.3 Khuyến cáo sử dụng phân bón trên cây mía tại thị xã An Khê 13
2.6 Nghiên cứu về tình hình sâu hại trên cây mía 13
2.6.1 Tình hình sâu hại 13
2.6.1.1 Sâu đục thân 14
2.6.1.2 Bọ hung đen hại mía 14
2.6.1.3 Rệp bông trắng hại mía 15
2.6.2 Khuyến cáo sử dụng thuốc trừ sâu trên cây mía tại thị xã An Khê 15
2.7 Nghiên cứu về tình hình bệnh hại trên cây mía 16
2.7.1 Tình hình bệnh hại trên cây mía 16
2.7.1.1 Bệnh than đen hại mía 16
2.7.1.2 Bệnh thối đỏ hại mía 16
2.7.2 Khuyến cáo sử dụng thuốc trừ bệnh trên cây mía tại thị xã An Khê 17
2.8 Nghiên cứu về tình hình cỏ dại trên ruộng mía 18
2.8.1 Tình hình bệnh hại 18
2.8.1.1 Cỏ Gà 18
2.8.1.2 Cỏ Mần Trầu 18
2.8.1.3 Cỏ Nghể 18
2.8.1.4 Cây Trinh Nữ 19
2.8.1.5 Cây Cứt Lợn 19
2.8.1.6 Cây Cỏ Tranh 19
2.8.1.7 Cỏ Gấu 19
2.8.2 Khuyến cáo sử dụng thuốc trừ cỏ trên cây mía tại thị xã An Khê 20
2.8.1.8 Vừng Dại 20
2.8.1.9 Cỏ thảm lá rộng 20
2.9 Khái quát về đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu 21
2.9.1 Vị trí địa lý 21
2.9.2 Đặc điểm địa hình 21
2.9.3 Đặc điểm khí hậu 22
2.9.4 Đặc điểm đất đai 23
2.9.5 Nguồn nước và sông ngòi 24
Trang 92.9.6 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên của thị xã An Khê 24
2.10 Đặc điểm kinh tế - xã hội tại thị xã An Khê 25
2.10.1 Tình hình phát triển kinh tế năm 2009 - 2010 26
2.10.2 Dân số và lao động tại thị xã An Khê năm 2010 26
2.10.3 Dân tộc và tôn giáo tại thị xã An Khê năm 2010 27
2.10.4 Cơ cấu tôn giáo 27
2.10.5 Thủy lợi 28
2.11 Nhận xét chung về điều kiện kinh tế - xã hội của thị xã An Khê 28
2.12 Tổng quan các đề tài nghiên cứu về tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trong sản xuất mía 28
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 31
3.2 Điều kiện tự nhiên địa bàn điều tra 31
3.2.1 Điều kiện đất đai địa hình ở thị xã An Khê 31
3.2.2 Điều kiện khí hậu, thời tiết ở thị xã An Khê 31
3.3 Nội dung nghiên cứu 32
3.3.1 Điều tra về tình hình sử dụng hoá chất nông nghiệp trên mía tại thị xã An khê tỉnh Gia Lai 32
3.3.2 Điều tra về tình hình thu hoạch 32
3.3.3 Chi phí và lợi nhuận của nông hộ 32
3.3.4 Một số thuận lợi và khó khăn trong sản xuất mía 33
3.4 Phương pháp điều tra 33
3.4.1 Mẫu phiếu điều tra 33
3.4.2 Cơ sở chọn hộ điều tra 33
3.4.3 Điều tra tình hình sâu, bệnh, cỏ dại trên ruộng mía 33
3.5 Xử lý số liệu 34
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 35
4.1 Thông tin chung về các hộ sản xuất mía tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai 35
4.1.1 Thông tin về giới tính, tuổi của người trả lời phỏng vấn 35
4.1.2 Thông tin về kinh nghiệm canh tác mía của người trả lời phỏng vấn 36
4.2 Kết quả điều tra về hiện trạng sản xuất mía ở các nông hộ được điều tra 36
Trang 104.2.1 Diện tích đất nông nghiệp của các hộ điều tra 36
4.2.2 Diện tích đất trồng mía tơ của các hộ điều tra 37
4.2.3 Diện tích đất trồng mía gốc của các hộ điều tra 37
4.2.4 Tình hình phân bố các loại mía của các hộ điều tra 38
4.2.5 Tình hình phân bố các giống mía của các hộ điều tra 39
4.2.6 Mật độ, khoảng cách trồng mía 39
4.3 Kết quả điều tra về tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trên cây mía các hộ nông dân tại thị xã An Khê 41
4.3.1 Tình hình sử dụng vôi và hóa chất xử lý đất trồng mía tại thị xã An Khê 41
4.3.2 Tình hình sử dụng phân bón cho cây mía tại thị xã An Khê 42
4.3.2.1 Tình hình bón lót cho mía 44
4.3.2.2 Tình hình bón thúc cho mía 44
4.3.2.3 Thời gian, số lần bón thúc cho cây mía 46
4.3.3 Tình hình sâu, động vật hại cây mía và loại thuốc phòng trừ 46
4.3.3.1 Tình hình sâu, động vật hại 46
4.3.3.2 Mức độ sâu và động vật gây hại 47
4.3.3.3 Thuốc phòng trừ sâu, động vật hại 47
4.3.3.4 Thời gian và cách sử dụng thuốc trừ sâu, động vật hại 48
4.3.4 Tình hình bệnh hại và biện pháp phòng trừ 49
4.3.4.1 Tình hình bệnh hại 49
4.3.4.2 Mức độ bệnh hại 50
4.3.4.3 Biện pháp phòng trừ bệnh hại 50
4.3.5 Thành phần cỏ dại và các loại thuốc trừ cỏ dại 50
4.3.5.1 Thành phần cỏ dại 50
4.3.5.2 Các loại thuốc trừ cỏ dại 51
4.3.5.3 Số lần phun thuốc trừ cỏ dại 53
4.3.6 Tình hình sử dụng thuốc điều hòa sinh trưởng cho cây mía 55
4.3.7 Tình hình tưới nước cho cây mía 55
4.3.8 Năng suất thu hoạch của nông hộ 55
4.4 Điều tra về tình hình thu hoạch 59
4.4.1 Thời gian thu hoạch 59
Trang 114.4.2 Phương pháp thu hoạch và vận chuyển 59
4.5 Chi phí và lợi nhuận của nông hộ 59
4.5.1 Tổng chi phí đầu tư 59
4.5.2 Chi phí mua hóa chất nông nghiệp đầu tư cho cây mía 60
4.5.3 Lợi nhuận 61
4.5.3 Tỷ suất lợi nhuận 62
4.6 Kết quả điều tra đồng ruộng ở một số hộ nông dân tại thị xã An Khê 63
4.6.1 Tình hình sâu hại trên vườn của các hộ điều tra đồng ruộng 63
4.6.3 Tình hình cỏ dại trên vườn của các hộ điều tra đồng ruộng 64
4.7 Một số thuận lợi và khó khăn trong trồng mía tại thị xã An Khê 64
4.7.1 Thuận lợi 64
4.7.2 Khó khăn 65
4.8 Sự khác nhau giữa tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trên cây mía theo khuyến cáo và theo thực tế của nông dân trồng mía tại thị xã An Khê 65
4.9 Một số đề xuất và giải pháp đối với tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trên cây mía tại thị xã An Khê 67
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
5.1 Kết luận 68
5.2 Kiến nghị 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
PHỤ LỤC 71
Trang 12DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCS Commercial Sugar Cane: chữ đường
CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
BVTV Bảo vệ thực vật
DL Dương lịch
ISO International Organization for Standardization
(Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá) SĐT Sâu đục thân
SD Standard deviation: độ lệch chuẩn
THPT Trung học Phổ thông
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TTCN Tiểu thủ Công nghiệp
UBND Ủy ban Nhân dân
Trang 13DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Mười quốc gia xuất khẩu đường hàng đầu 2009 - 2010 6
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng mía qua từ năm 2006 - 2010 9
Bảng 2.3: Cơ cấu giống mía trồng ở thị xã An Khê năm 2010 10 10
Bảng 2.4: Cơ cấu cây trồng của thị xã An Khê năm 2010 11
Bảng 2.5: Khuyến cáo về phân bón cho cây mía 11
Bảng 2.6: Khuyến cáo về phân bón cho cây mía tại thị xã An Khê 12
Bảng 2.7: Quy trình bón phân chuyên dùng cho mía 12
Bảng 2.8: Liều lượng phân bón cho mía 12
Bảng 2.9: Khí hậu - thời tiết thị xã An Khê năm 2010 22
Bảng 2.10: Tình hình dân số thị xã An Khê năm 2010 26
Bảng 2.11: Tình hình dân số lao động các xã, phường năm 2010 26
Bảng 2.12: Tình hình tôn giáo ở thị xã An Khê năm 2010 27
Bảng 4.1: Thành phần dân tộc, tuổi của người trả lời phỏng vấn 35
Bảng 4.2: Trình độ văn hóa, thành phần dân tộc của người trả lời phỏng vấn 36
Bảng 4.3: Kinh nghiệm canh tác mía của người trả lời phỏng vấn 36
Bảng 4.4: Quy mô diện tích đất nông nghiệp của các hộ điều tra 37
Bảng 4.5: Quy mô diện tích đất trồng mía tơ theo số hộ điều tra 37
Bảng 4.6: Quy mô diện tích đất trồng mía gốc theo số hộ điều tra 37
Bảng 4.7: Phân bố loại mía (tuổi mía) theo số hộ điều tra 38
Bảng 4.8: Cơ cấu giống mía của các hộ điều tra niên vụ 2009 - 2010 38
Bảng 4.9: Mật độ mía được trồng của các hộ trồng qua điều tra 39
Bảng 4.10: Khoảng cách trồng mía các hộ trồng điều tra 41
Bảng 4.11: Lượng vôi sử dụng cho cây mía tại các địa phương điều tra 42
Bảng 4.12: Lượng phân bón lót dùng cho 1 ha của các hộ điều tra 43
Bảng 4.13: Thời gian sử dụng phân bón lót, cách bón phân theo số hộ điều tra 44
Bảng 4.14: Lượng phân bón thúc dùng cho 1 ha của các hộ điều tra 44
Bảng 4.15: Thời gian bón thúc cho cây mía 45
Trang 14Bảng 4.16: Số lần bón thúc và cách bón phân cho cây mía 46
Bảng 4.17: Các loại sâu hại mía tại địa phương 46
Bảng 4.18: Mức độ sâu và động vật gây hại cho cây mía tại địa phương 47
Bảng 4.19: Lượng thuốc trừ sâu dùng cho 1 ha của các hộ điều tra 47
Bảng 4.20: Thời gian và cách sử dụng thuốc trừ sâu trên cây mía 49
Bảng 4.21: Thành phần bệnh hại mía trong vùng điều tra 50
Bảng 4.22: Mức độ bệnh hại trong vùng điều tra 50
Bảng 4.23: Thành phần cỏ dại trên ruộng mía trong vùng điều tra 51
Bảng 4.24: Lượng thuốc trừ cỏ dùng cho 1 ha của các hộ điều tra 51
Bảng 4.25: Số lần phun thuốc trừ cỏ cho 1 ha mía của các hộ điều tra 53
Bảng 4.26: Năng suất mía các hộ điều tra 55
Bảng 4.27: Biến thiên giữa năng suất và giống mía các hộ điều tra 56
Bảng 4.28: Biến thiên giữa năng suất theo phân DAP bón lót các hộ điều tra 56
Bảng 4.29: Biến thiên giữa năng suất theo phân Lân vi sinh bón lót của các hộ điều tra 57
Bảng 4.30: Biến thiên giữa năng suất theo phân Việt Nhật bón thúc của các hộ điều tra 57
Bảng 4.31: Biến thiên giữa năng suất theo phân Bình Điền bón thúc các hộ điều tra 58
Bảng 4.32: Biến thiên giữa năng suất theo phân Urê bón thúc các hộ điều tra 58
Bảng 4.33: Biến thiên giữa năng suất theo lượng vôi các hộ điều tra 58
Bảng 4.34: Tổng chi phí đầu cho trồng mía của các hộ điều tra 60
Bảng 4.35: Chi phí hóa mua chất nông nghiệp cho cây mía của các nông hộ điều tra 61
Bảng 4.36: Lợi nhuận trồng mía của các nông hộ 61
Bảng 4.37: Tỷ suất lợi nhuận của các hộ qua điều tra 62
Bảng 4.38: Tình hình sâu hại trên vườn của các hộ được điều tra đồng ruộng 63
Bảng 4.39: Tình hình bệnh hại trên vườn của các hộ được điều tra đồng ruộng 63
Bảng 4.40: Tình hình cỏ dại trên vườn của các hộ được điều tra đồng ruộng 64
Bảng 4.41: So sánh các yêu cầu về sử dụng hóa chất nông nghiệp trên cây mía giữa các hộ điều tra với khuyến cáo 66
Trang 15DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Biểu đồ phân bố cây mía trên thế giới 3
Hình 2.2: Biểu đồ cung cầu đường Việt Nam 2005 - 2009 8
Hình 2.3: Bản đồ vị trí địa lý Thị xã An khê 21
Hình 2.4: Cơ cấu đất đai thị xã An Khê 23
Hình 2.5: Cơ cấu loại đất thị xã An Khê 23
Hình 2.6: Cơ cấu tôn giáo ở Thị xã An Khê 27
Hình 4.1: Lượng phân bón sử dụng của khuyến cáo và nông dân 45
Hình 4.2: Lượng thuốc trừ sâu sử dụng giữa khuyến cáo và nông hộ 48
Hình 4.3: Lượng thuốc trừ cỏ giữa khuyến cáo và nông hộ 52
Trang 16Chương 1 GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Cây mía là một trong những cây công nghiệp quan trọng của nhiều nước vùng Nhiệt đới và Á nhiệt đới, tập trung trong phạm vi từ vĩ độ 300 Nam đến 300 Bắc, là nguyên liệu của công nghiệp đường và nhiều ngành công nghiệp khác, có giá trị sử dụng tổng hợp cao Hơn 60 % sản lượng đường trên thế giới được sản xuất từ nguyên liệu là cây mía
Ở nước ta mía là nguyên liệu chính để làm đường Lịch sử trồng mía ở Việt Nam đã có từ lâu đời Hiện nay, mía được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và ở Miền Trung Cây mía là một trong những loại cây trồng có hiệu quả khá
ổn định trong cơ cấu nông nghiệp ở Tây Nguyên Trong đó, thị xã An Khê là vùng trọng điểm sản xuất mía của tỉnh Gia Lai
Triển vọng phát triển cây mía của thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai là rất lớn Người dân có nhiều kinh nghiệm về trồng và chăm sóc mía; mía có phẩm chất tốt và ổn định nên được tiêu thụ thuận lợi Sản xuất cây mía tại thị xã An Khê rất phù hợp với những quy mô kinh tế hộ gia đình, phần nào giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động nông nghiệp ở địa phương, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của người dân ngày càng được cải thiện
Hóa chất nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) được sử dụng để làm tăng năng suất mía ở nhiều nơi Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng quá mức hóa chất nông nghiệp trên cây mía của nông dân diễn ra rộng rãi đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái như suy giảm nguồn đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường, để lại
dư lượng hóa chất trong nông sản và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người
Do đó, để tăng năng suất và chất lượng mía có hiệu quả cao và đồng thời không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, sức khỏe của con người cần phải có chế độ chăm sóc
Trang 17thích hợp và biện pháp quản lý chặt chẽ Xuất phát từ thực tế đó, được sự phân công
của Khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, đề tài “Tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trên cây mía tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai niên vụ 2009 - 2010” đã được thực hiện trong khoảng thời gian từ 15/02/2011 đến ngày 15/06/2011 nhằm thấy rõ những vấn đề tồn tại trong việc sử dụng hóa chất nông nghiệp tại địa phương
1.2 Mục tiêu của đề tài
Xác định tình hình sử dụng hoá chất nông nghiệp trên cây mía tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai niên vụ 2009 - 2010
1.3 Yêu cầu của đề tài
Xác định tình hình sử dụng phân bón, thuốc điều hoà sinh trưởng, thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát triển của cây mía trong niên vụ 2009 -
2010 tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai
Xác định hiệu quả kinh tế của các hộ trồng mía tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai
1.4 Giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ tiến hành xác định tình hình sử dụng hoá chất nông nghiệp trên cây mía tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai niên vụ 2009 - 2010
Trang 18
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc, xuất xứ của cây mía
Cây mía, Saccharum officinarum L., thuộc ngành có hạt (Spermatophyta), lớp
một lá mầm (Monocotyledones), họ hòa thảo (Graminaea)
Cây mía xuất hiện ở phía Đông Inđônêxia, phía Nam Thái Bình Dương ở đảo NewGuinea, cách đây khoảng 17.000 năm và được thuần hoá từ 8000 năm trước công nguyên ở đảo NewGuinea bởi những người làm vườn từ thời kỳ đồ đá mới, sau đó dần dần lan truyền đến Trung Quốc, Ấn Độ và các đảo ở Thái Bình Dương
Cây mía được trồng ở các nước vùng Địa Trung Hải vào khoảng đầu thế kỷ 13 Các nước thuộc Châu Mỹ trồng mía muộn hơn vào cuối thế kỷ 15, đầu tiên trồng ở Santo Domingo, sau đó tới Mêhicô (1502), Brazin (1532), Pêru (1533), Cuba (1650)
Hình 2.1: Biểu đồ phân bố cây mía trên thế giới
(http://en.wikipedia.org/wiki/File:SugarcaneYield.png) Hình 2.1 cho thấy cây mía tập trung nhiều ở Brazil, Liên minh châu Âu, Ấn Độ; Trung Quốc, Hoa Kỳ, Mexico, Nam Phi phát triển cộng đồng, Úc, Thái Lan, Nga
Trang 192.2 Sinh thái của cây mía
Cây mía thích hợp trong phạm vi 20 - 250C Thời kỳ đầu, từ khi đặt hom đến khi mọc mầm thành cây con, nhiệt độ thích hợp từ 20 - 250C Thời kỳ đẻ nhánh (cây
có 6 - 9 lá) nhiệt độ thích hợp 20 - 300C Ở thời kỳ mía làm lóng vươn cao, yêu cầu nhiệt độ cao hơn để tăng cường quang hợp, tốt nhất là 30 - 320C, rất cần cho sự quang hợp để tạo đường cho cây mía Trong suốt chu kỳ sinh trưởng, cây mía cần khoảng 2.000 - 3.000 giờ chiếu sáng, tối thiểu cũng 1.200 giờ trở lên
Lượng mưa thích hợp 1.500 - 2.000 mm/năm, phân bố trong khoảng thời gian
từ 8 - 10 tháng từ khi cây mía mọc mầm đến thu hoạch Thời kỳ cây mía làm dóng vươn cao rất cần nhiều nước, ẩm độ thích hợp khoảng 70 - 80 %
Cây mía sợ gió mạnh và khô giới hạn về độ cao nơi trồng mía so với mặt biển ở vùng xích đạo là 1600 m, ở vùng nhiệt đới là 700 - 800 m (Lê Song Dự và Nguyễn Thị Quý Mùi, 1997)
Cây mía thích hợp ở loại đất tơi xốp, tầng đất mặt sâu, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước Các loại đất như sét nặng, chua, mặn, bị ngập úng hoặc thoát nước kém đều không thích hợp cho cây mía sinh trưởng và phát triển Thực tế cho thấy, ở nước ta, cây mía được trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất chua phèn ở đồng bằng Sông Cửu Long, đất đồi gò ở trung du Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam bộ Tuy nhiên ở những vùng này ruộng trồng mía cần đạt những yêu cầu cơ bản, nhất là độ sâu tầng đất mặt và thoát nước Nếu đất nghèo dinh dưỡng hoặc chua phèn thì cần bón phân đầy đủ
và có biện pháp cải tạo đất (Lê Song Dự và Nguyễn Thị Quý Mùi, 1997)
2.3 Giá trị kinh tế của cây mía
Sản phẩm chính của cây mía là đường được lấy từ thân cây Đường là một loại thực phẩm có nhiều công dụng như làm bánh kẹo các loại, làm nước giải khát, uống chè, cà phê hoặc làm tăng hương vị của các loại thực phẩm khác.Về giá trị dinh dưỡng đường mía là nguồn năng lượng quan trọng, 1 kg đường cung cấp năng lượng tương đương giá trị của các chất bột khác Đường cung cấp trên 10 % nhu cầu năng lượng của cộng đồng
Trang 20Ngoài đường là sản phẩm chính của công nghiệp đường ra còn có những phụ phẩm quan trọng như bã mía, mật rỉ, bùn lọc có thể sử dụng, chế biến những sản phẩm
có giá trị cao hơn 2 - 3 lần so với sản phẩm chính
Trong sản xuất nông nghiệp, mía là cây trồng có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao vì đây là loại cây trồng có tính thích ứng cao, có sinh khối lớn nhờ khả năng quang hợp mạnh, năng suất cao và ổn định, lại có thể giữ gốc nhiều năm (Lê Song Dự và Nguyễn Thị Quý Mùi, 1997)
2.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía đường trên thế giới và trong nước
2.4.1 Sản xuất và tiêu thụ đường trên thế giới
Theo Hiệp hội mía đường thế giới (ISO), sản lượng mía đường tại khu vực miền Nam Brazil có thể sẽ tăng 4,1 % trong vụ mùa 2011 - 2012 Sản lượng mía ép dự kiến đạt 570 - 579 triệu tấn, tăng so với sản lượng ép hiện tại (tính đến 01/02/2011) khoảng 556,2 triệu tấn
Miền Nam Brazil có sản lượng mía chiếm tới 90 % tổng sản lượng của Brazil, lượng đường sản xuất dự kiến tăng 2 triệu tấn, dao động trong khoảng 35,5 - 36,0 triệu tấn trong vụ mùa 2011 - 2012, theo đó sản lượng xuất khẩu cũng sẽ tăng giá trị tương ứng
Sản lượng đường năm 2009 tại bang Maharashtra (Ấn Độ) tăng 16 % so với năm 2010 (Bloomberg, 2010)
Bang sản xuất đường lớn nhất Ấn Độ Maharashtra sản xuất 5 triệu tấn đường trong vụ mùa 2010/2011 bắt đầu từ 01/10 hằng năm, tăng 16 % so với mức 4,3 triệu tấn so với vụ múa 2009/2010
Thông tin từ Thái Lan sản lượng đường năm 2012 có thể sẽ đạt 7,7 - 7,8 triệu tấn trong vụ mùa bắt đầu từ tháng 11, cao hơn mức kỷ lục 7,28 triệu tấn trong vụ mùa
2002 - 2003 và 6,93 triệu tấn trong năm 2010 Mức sản lượng đường xuất khẩu dự kiến sẽ cao hơn so với 4,63 triệu tấn trong năm 2010 Thị trường đường có thể thặng
dư trong vụ mùa năm 2011 Theo ước tính của Kingsman, thị trường có thể sẽ thặng
dư khoảng 5,61 triệu tấn đường so trong niên vụ bắt đầu từ tháng 4 so với tình trạng thiếu hụt 102.000 tấn trong vụ mùa năm 2011 bởi nông dân trồng mía tại các quốc gia
Trang 21Trung Quốc, Brazil, Nga và Thái Lan đang đẩy mạnh mở rộng diện tích vùng nguyên
liệu mía Kingsman dự báo nhu cầu tiêu thụ đường 1,48 % trong vụ mùa 2011 - 2012,
so với mức tăng bình thường khoảng 2 % trong các năm 2008, 2009, 2010 Sản lượng
đường toàn cầu dự kiến sẽ tăng thêm 8,15 triệu tấn đạt tới mức 173,2 triệu tấn trong
khi nhu cầu tiêu thụ chỉ tăng khoảng 2,44 triệu tấn đạt mức tổng cầu 167,60 triệu tấn
Kingsman nhận định tình trạng thiếu hụt đường sẽ chấm dứt trong 6 tháng đầu năm
2011 (Bloomberg, 2010)
Bảng 2.1: Mười quốc gia xuất khẩu đường hàng đầu 2009 - 2010
Quốc gia ( triệu tấn)Sản lượng Phần trăm sản lượng toàn cầu (%)
2.4.2 Sản xuất và tiêu thụ mía, đường trong nước
Vụ mía đường năm 2009 - 2010, nông dân cả nước trồng khoảng 290.000 ha
mía, sản lượng đường công nghiệp trong nước dự kiến đạt 950.000 tấn, cộng với sản
lượng đường thủ công ước đạt 50.000 tấn (quy ra đường kính trắng) Trong khi đó,
nhu cầu tiêu dùng trong nước năm 2010 khoảng 1,3 triệu tấn
Hiện đồng bằng sông Cửu Long là nơi có diện tích trồng mía lớn nhất cả nước
với khoảng 60.000 ha, giảm gần 10.000 ha so với các niên vụ 2008 - 2009; 2009 -
2010, sản lượng mía nguyên liệu ước đạt 3,8 triệu tấn (Thế Đạt, 2011)
Diện tích mía của Quảng Ngãi năm 2007 còn 7.000 ha thì sang vụ mía 2009 -
2010 chỉ còn 5.000 ha, bình quân mỗi năm giảm 1.000 ha Diện tích mía tụt dài, năng
suất mía đạt 45 - 50 tấn/ha, chữ đường bình quân 10 chữ như 30 năm trước, nghĩa là
từ diện tích mía, năng suất và chất lượng đều không tăng mà ngày càng giảm xuống
Nguyên nhân diện tích mía ở Quảng Ngãi giảm liên tục vì khi có nước của thủy lợi
Thạch Nham, diện tích đất màu mỡ, chủ động nước tưới, người dân đều chuyển sang
Trang 22trồng các cây trồng khác như ngô lai, lạc, chuối, sắn hiệu quả kinh tế cao hơn Chỉ những diện tích gò đồi, đất bạc màu thiếu nước mới sử dụng để trồng mía Vì vậy năng suất mía chỉ đạt bình quân 40 đến 45 tấn/ha, chất lượng mía cây thấp, dưới 10 chữ đường (Nam Phương, 2011)
Niên vụ 2009 - 2010 theo số liệu thống kê, diện tích đất trồng mía toàn tỉnh Bến Tre chỉ còn 3.800 ha (diện tích quy hoạch 4.300 ha), bị thu hẹp do người dân chuyển sang trồng dừa Trồng mía lợi nhuận không thấp, nhưng tốn công lao động và thu hoạch một lần, trong khi đó nguồn lao động ở nông thôn ngày một khan hiếm Xu hướng chung, diện tích đất thích hợp cây dừa phát triển sẽ thay thế cây mía (Trần Quốc, 2010)
Ông Phan Huy Thông, Cục phó Cục Trồng trọt cho biết, ngay từ đầu vụ 2009 -
2010, ngành mía đường đã có kế hoạch mở rộng diện tích trồng mía, dự kiến tăng 12.620 ha (6 %) so với vụ 2008 - 2009 Tuy nhiên, điều trái ngược là diện tích mía cả nước khi kết thúc vụ chỉ đạt 265.136 ha, giảm 5.464 ha so với vụ 2008 - 2009 Diện tích mía giảm chủ yếu ở vùng nguyên liệu tập trung của các nhà máy, hiện chỉ còn
242.413 ha, giảm 5.307 ha
Theo ông Đoàn Xuân Hòa, Cục phó Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối, tất cả các chỉ tiêu đặt ra cho ngành đường đều không đạt được Năm
2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển ngành mía đường đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 diện tích mía đạt 300.000 ha; năng suất mía bình quân 65 tấn/ha; chữ đường bình quân 11 CCS; sản lượng mía cả nước 19,5 triệu tấn; tổng sản lượng đường sản xuất 1,5 triệu tấn (trong đó sản lượng đường công nghiệp đạt 1,4 triệu tấn) Nhưng thực tế năm 2010 diện tích mía chỉ đạt 265.000 ha (thấp hơn 11,7 % so với kế hoạch); năng suất mía bình quân 51,7 tấn/ha (thấp hơn 20,5 %); chữ đường bình quân chỉ đạt 9,7 CCS (thấp hơn 11,8 %); tổng sản lượng mía chỉ đạt 13,7 triệu tấn (thấp hơn 29,7 %); tổng sản lượng đường công nghiệp chỉ đạt 904 nghìn tấn (thấp hơn 35,4 %), thiếu khoảng 300 nghìn tấn so với nhu cầu tiêu dùng
Kế hoạch đề ra cho niên vụ mía đường 2010 - 2011 là các địa phương phải tích cực chỉ đạo mở rộng diện tích trồng mía, nhằm đưa diện tích mía lên 278.000 ha, tăng 13.000 ha so với vụ mía năm 2009 - 2010 Sản lượng mía nguyên liệu vụ tới phấn đấu
Trang 23đạt 11 triệu tấn, đáp ứng 69 % công suất của các nhà máy đường Định hướng đến năm
2015, phát triển ổn định diện tích mía cả nước 300 nghìn ha; đưa năng suất bình quân lên 65 tấn/ha; sản lượng mía nguyên liệu 17,2 triệu tấn; sản lượng đường 1,75 triệu tấn, đáp ứng đủ nguyên liệu trong nước và có thể để xuất khẩu (Chu Khôi, 2010)
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, diện tích mía của Việt Nam trong 5 năm
2005, 2006, 2007, 2008, 2009 biến động theo xu hướng giảm; từ 302,3 nghìn ha niên
vụ 1999/2000 xuống còn 286,1 nghìn ha niên vụ 2003/2004 và khoảng 271,1 nghìn ha niên vụ 2008/2009 Mặc dù năng suất mía của Việt Nam năm 2010 đã được cải thiện nhờ tiến bộ kĩ thuật nhưng năng suất mía của Việt Nam vẫn ở dưới mức 50 tấn/ha so với 70 - 100 tấn/ha của nhiều nước trên thế giới Tuy trong trường hợp các nhà máy có
đủ nguyên liệu và tối đa hóa công suấ thì với tổng công suất thiết kế của 40 nhà máy khoảng 105.750 tấn mía cây/ngày như hiện nay, Việt Nam chỉ có thể sản xuất được khoảng 1 triệu tấn đường
Hình 2.2: Biểu đồ cung cầu đường Việt Nam 2005 - 2009
(http://www.agro.gov.vn/news/newsdetail.aspx?targetid=16770)
Như vậy, so với nhu cầu 1,51 triệu tấn năm 2010, thì lượng đường sản xuất trong nước cùng với lượng đường tồn kho (khoảng 100 nghìn tấn) mới chỉ đáp ứng chưa đến 75 % nhu cầu và thị trường vẫn thiếu hụt một lượng đường khá lớn, vào khoảng 410 nghìn tấn (Đỗ Văn Hảo, 2010)
2.4.3 Sản xuất và tiêu thụ đường ở An Khê
Trang 24Theo kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía của Nhà máy đường An Khê, tổng diện tích mía toàn vùng niên vụ 2009 - 2010 là 14.000 ha; đến niên vụ 2010 -
2011 đạt tổng diện tích 18.000 ha; tăng 7.700 ha so với niên vụ 2008 - 2009
Vụ ép 2009 - 2010 nhà máy đường An Khê đã thu mua được 406.346 tấn mía cây đạt 101,5 % kế hoạch, cao hơn vụ trước 70.000 tấn, sản xuất được 38.532 tấn đường thành phẩm Năm 2009 nhà máy nộp ngân sách Nhà nước được 17 tỷ đồng và riêng 6 tháng đầu năm 2010 đã nộp được 16 tỷ đồng, đời sống cán bộ công nhân nhà máy và trên 30.000 hộ dân vùng nguyên liệu mía đã được nâng cao, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, làm đổi thay một vùng đất Tây Nguyên (Phòng Nông nghiệp Thị xã An Khê, 2010)
Đi đôi với việc cơ giới hóa ruộng mía, nhà máy cũng đã khảo nghiệm và đưa các giống mía mới như: LK92 - 11, K88 - 65, K88 - 92, K94, POJ 28 - 78 vào sản xuất Bằng nhiều biện pháp An Khê đã phát triển được vùng nguyên liệu mía tăng dần theo từng năm Nếu như vụ ép đầu tiên 2001 - 2002 diện tích mía chỉ có 2.380 ha thì
vụ ép năm 2005 - 2006 tăng lên 6.196 ha Và vụ ép năm 2009 - 2010 tăng vọt lên 12.000 ha (Mạnh Thường, 2011)
2.4.4 Quy mô diện tích, cơ cấu giống, năng suất và sản lượng của vùng nguyên liệu mía ở thị xã An Khê
2.4.4.1 Hiện trạng sản xuất mía của thị xã An Khê
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng mía qua từ năm 2006 - 2010
Năm Diện tích mía tơ (ha) Diện tích mía gốc (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)
Trang 2528 ha Điều này cho thấy ở các năm 2006 - 2008 nông dân chưa thấy được hiệu quả từ
cây mía mang lại, nhưng ở các năm 2009 - 2010 giá mía đồng loạt tăng giá nên nông
dân đã dần dần quay lại trồng cây mía
- Về năng suất: Năng suất mía trong vùng vẫn còn thấp, năm 2006 tuy diện tích
mía tơ và diện tích mía gốc cao nhất 3.615 ha nhưng năng suất mía lại thấp nhất chỉ
đạt 36,7 tấn/ha là do nông dân chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất mía; đến
năm 2007 năng mía tăng nhanh lên 16,9 tấn/ha, ở các năm 2009 - 2010 năng suất mía
dần ổn định
- Về sản lượng: Sản lượng mía dần dần tăng lên
Theo kết quả điều tra của nhà máy đường An Khê vụ 2009 - 2010 thị xã An
Khê có 3.328 ha mía, với trên 14 giống khác nhau, chia làm 3 loại giống chín sớm,
chín muộn và chín trung bình
Nguồn gốc các giống mía đa số các giống được trồng trên địa bàn do các hộ
nông dân tự để giống từ những ruộng mía năm trước thu hoạch lấy giống để trồng cho
vụ sau, dẫn đến năng suất thu hoạch không cao Cơ cấu giống theo mùa vụ gồm
- Giống chín sớm: Diện tích giống chín sớm chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu
giống của địa bàn (khoảng 1,5 - 6,0 %) tổng diện tích mía của vùng
- Giống chín trung bình: Diện tích giống chín trung bình chiếm > 85 % tổng
diện tích mía của vùng
- Giống chín muộn: Chiếm từ 1 - 5 % tổng diện tích mía của vùng
(Phòng Nông nghiệp Thị xã An Khê, 2010)
2.4.2 Cơ cấu giống mía được trồng ở thị xã An Khê năm 2010
Bảng 2.3: Cơ cấu giống mía trồng ở thị xã An Khê năm 2010
Trang 26Cơ cấu giống mía tại thị xã An Khê rất đa dạng, trong đó giống được trồng
nhiều nhất là giống R570 chiếm 58,1 %, kế đến là giống R579 chiếm 34,0 %, các
giống khác như F157, B85 - 764, QĐ - 159, Mex 105, K88 - 92, QDD94 - 119, QĐ -
26 được trồng, chiếm tỷ lệ thấp 7,9 % (Phòng Nông nghiệp Thị xã An Khê, 2010)
2.4.3 Hệ thống cây trồng của thị xã An Khê năm 2010
Bảng 2.4: Cơ cấu cây trồng của thị xã An Khê năm 2010
(Phòng Nông nghiệp Thị xã An Khê, 2010)
Theo kết quả của phòng Nông nghiệp của thị xã diện tích cây hàng năm của thị
xã chiếm 36,42 % tổng diện tích gieo trồng Trong đó, tỷ lệ cây công nghiệp hàng năm
chiếm khá cao, đặc biệt là cây mía, tiếp là cây sắn (mì) chiếm 10,12 % tổng diện tích;
thứ ba là cây thực phẩm, các loại rau chiếm 6,85 % so với tổng diện tích gieo trồng,
An Khê còn là vùng chuyên cung cấp các loại rau cho các tỉnh lân cận như TP.Đà
Nẵng là chủ yếu, Bình Định, Huế, Quảng Nam
2.5 Phân bón cho mía
2.5.1 Lượng phân bón sử dụng cho mía
Bảng 2.5: Khuyến cáo về phân bón cho cây mía
Loại
mía
Phân chuồng
(tấn/ha)
Đạm (kg/ha) Lân (kg/ha) Kali (kg/ha)
Mía tơ 10 - 20 100 - 350 217 - 760 50 - 175 294 - 1024 100 - 350 167 - 583
Mía gốc 10 - 20 120 - 420 260 - 913 50 - 175 294 - 1024 100 - 350 167 - 583
Trang 27(Phòng Nông nghiệp Thị xã An Khê, 2010)
Theo kết quả khuyến cáo về phân bón cho cây mía lượng phân chuồng bón cho mía tơ và mía gốc đều như nhau, chỉ khác nhau ở lượng phân hóa học như đạm, lân, kali
Bảng 2.6: Khuyến cáo về phân bón cho cây mía tại thị xã An Khê
Năng suất mía
(Phòng Nông nghiệp Thị xã An Khê, 2010)
2.5.2 Các nghiên cứu về phân bón chuyên dùng cho mía
Đầu trâu CM1 là phân bón trung tính (không chua), chuyên dùng cho cây mía,
có tỉ lệ đạm, lân, kali, canxi, magiê, lưu huỳnh và các vi lượng cân đối tạo nền tảng để tăng năng suất, tăng chữ đường Đặc biệt có khoáng cao và ở dạng dễ tiêu nên thích hợp nhất để bón cho mía trên đất phù sa và đất phèn Hàm lượng 18 % đạm (N), 10 % lân (P205), 16 % kali (K20), trung vi lượng
Đầu trâu CM2 chuyên dùng cho cây mía có hàm lượng dinh dưỡng khoáng chất thiết yếu cân đối và đầy đủ, có tỉ lệ đạm, lân, kali, canxi, magiê, lưu huỳnh và các vi lượng cân đối tạo nền tảng để tăng năng suất, tăng chữ đường Đồng thời có chứa nhiều chất hữu cơ để cải tạo đất Do đó rất thích hợp để bón cho cây mía trên các vùng đất nghèo hữu cơ như: đất xám, đất đỏ vàng, đất cát Hàm lượng 9 % đạm (N), 5 % lân (P205), 8 % kali (K20), 4 % hữu cơ, trung, vi lượng
Bảng 2.7: Quy trình bón phân chuyên dùng cho mía
Loại đất Loại phân Lượng phân bón (kg/ha)
Lót, sau đốn Đầu đẻ nhánh Bắt đầu vươn caoPhù sa Đầu trâu CM1
Ghi chú: Đầu trâu CM1: 18 - 8 - 16 - phân vi lượng
Đầu trâu CM2: 9 - 5 - 8 - phân vi lượng
Trang 28Bảng 2.8: Liều lượng phân bón cho mía
Vùng đất N P205 K20 Đất xám, phù sa cổ, cát 140 - 180 70 - 100 150 - 200 Đất phèn 120 - 160 80 - 120 120 - 160 Đất phù sa 120 - 180 60 - 80 100 - 150 Đất đỏ vàng 150 - 200 80 - 100 150 - 200
(Long Dinh, 2008)
2.5.3 Khuyến cáo sử dụng phân bón trên cây mía tại thị xã An Khê
* Lượng phân bón lót cho 1 ha mía
- Vôi 500 - 1000 kg/ha
- Phân hữu cơ (Phân chuồng) 15 tấn/ha
* Lượng phân bón thúc cho 1 ha mía:
- Nếu dùng phân NPK tổng hợp thì tuỳ theo loại để bón: NPK 12 - 7 - 19 bón lượng 700 - 800 kg/ha, NPK 8 - 3 - 5 do các công ty đường sản xuất bón với lượng 1.500 - 2.000 kg/ha, NPK 20 - 20 - 15 bón với lượng 600 - 700 kg/ha, NPK Việt Nhật
16 - 8 - 4 + 12 S bón với lượng 800 - 900 kg/ha Tất cả các loại phân đều được chia làm 2 lần để bón cho cây mía
- Nếu có thêm phân Urê nên bón thêm để cung cấp nguồn đạm cho cây mía với lượng thích hợp 350 - 400 kg/ha
Trang 29- Bón lần 1 (lúc xử lý gốc): toàn bộ vôi, toàn bộ phân lân, không bón hữu cơ, 1/2 N, 1/2 K20
- Bón lần 2 (cách lần 1: 2 - 2,5 tháng): 1/2 N, 1/2 K20
- Nếu dùng phân tổng hợp NPK thì bón lót 2/3, lượng còn lại chia đôi bón thúc
2 lần vào thời gian như bón thúc phân đơn (Phòng Nông Nghiệp Thị xã An Khê, 2010)
2.6 Nghiên cứu về tình hình sâu hại trên cây mía
2.6.1 Tình hình sâu hại
Việc nghiên cứu sâu hại trên cây mía đã được nhiều nước quan tâm từ rất lâu Hiện nay, vấn đề này vẫn đang được chú trọng nghiên cứu đặc biệt ở những nước có ngành công nghiệp mía đường phát triển
2.6.1.1 Sâu đục thân
Gồm có 5 loài gây hại chính
Scirpophaga nivella (Sâu đục thân mình trắng), họ Ngài sáng: Pyralidae
Proceras versonata (Sâu đục thân 4 vạch), họ Ngài sáng: Pyralidae
Chilo suppressalis (Sâu đục thân 5 vạch), họ Ngài sáng: Pyralidae
Argyroploce schistaceana (Sâu đục thân mình vàng), họ Eucosmidae
Sesamia inferens (Sâu đục thân màu hồng), họ Noctuidae
Bộ Cánhvảy : Lepidoptera
Phòng trừ: Dùng các loại thuốc trừ sâu có hoạt chất Diazinon có tên thương mại Basudin 10G, Diaphos 10H, Diazol 10G, Vibasu 10H với lượng 20 - 30 kg/ha, rải vào rãnh mía, lấp đất mỏng rồi đặt hom giống hoặc rải vào luống sát gốc mía rồi vun Khi sâu non phát sinh, dùng một trong các loại thuốc sau pha với nước để phun phòng trừ 2
- 3 lần Từ khi mía bắt đầu mọc mầm tới khi có 4 - 5 lóng với chu kỳ 15 - 20 ngày/lần,
sử dụng thuốc có hoạt chất Cartap, tên thương mại Padan 95SP, Vicarp 4H , hoạt chất Methidathion có tên thương mại Supracide 40ND, Suprathion 40EC với lượng 0,8 lít/
ha, hoặc hoạt chất Fenitrothion có tên thương mại Sumithion 50EC, Factor 50EC với lượng 1 - 1,5 lít/ha (Quang Trường, 2011)
2.6.1.2 Bọ hung đen hại mía
Trang 30Bọ hung đen (Allissonotum inpressicola) phân bố ở các vùng trồng mía ở nước
ta nhất là các miền đất đồi, đất bãi thường phát sinh nhiều
Phòng trừ: Cày sâu, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, tàn dư cây mía để hạn chế sự tồn tại của nguồn sâu hại Có thể dùng thuốc có hoạt chất Diazinon, tên thương mại Basudin 10G, Diaphos 10H, Diazol 10G, Vibasu 10H với lượng 25 - 30 kg/ha khi làm đất hoặc khi xẻ rãnh trồng đề phòng các loại sâu đục thân và bọ hung đen đục gốc mía
2.6.1.3 Rệp bông trắng hại mía (Ceratovacuna lanigera)
Thường nằm dọc gân phía dưới lá, hút nhựa lá làm cho lá khô, cây sinh trưởng yếu, năng suất chất lượng giảm
Phòng trừ: Dùng thuốc có hoạt chất Dimethoate có tên thương mại Bi-58 40EC, 50EC pha 0,1 % (16cc/8lít) Hoặc nhóm lân hữu cơ Methyl parathion 40EC pha 0,1 % (20cc/bình 8lít) (phòng Nông nghiệp thị xã An Khê,2010)
2.6.2 Khuyến cáo sử dụng thuốc trừ sâu trên cây mía tại thị xã An Khê
Các loại sâu hại trên đồng ruộng tại thị xã An Khê đa dạng về chủng loại gồm:
Rệp bông (Ceratovacuna lanigera)
Rầy mềm (Brevicoryne brassacicae)
Nhóm sâu đục thân
+ Argyroploce schistaceana (Sâu đục thân mình vàng), họ Eucosmidae
+ Sesamia inferens (Sâu đục thân màu hồng), họ Noctuidae
Sâu đục ngọn mía (Scirpophaga nivella Fabricius)
Sùng trắng (Anomala sp)
Bọ hung đen (Allissonotum inpressicola)
Trong đó Bọ hung đen và xén tóc xuất hiện và gây hại từ năm 2005, gây hại nặng vào năm 2006 và giảm dần qua các năm Nguyên nhân diện tích bị hại giảm do
áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp, đặc biệt biện pháp luân canh cây trồng được đa số nông dân áp dụng, những diện tích mía lưu gốc bị hại nặng luân canh chuyển qua cây trồng khác (bắp, rau xanh, dưa hấu, bí đỏ, ớt…) Việc sử dụng thuốc BVTV trừ xén tóc (thuốc dạng hạt xử lý vào đất có hoạt chất Chlorpyrifos Methyl tên
Trang 31thương mại là Sago super 3G, hoặc thuốc có hoạt chất Diazinon với tên thương mại là Vibasu 10H, Furadan 3H) Tuy hiệu quả thuốc không cao (dưới 40 %) nhưng cũng có tác dụng làm giảm mật số xén tóc trên đồng ruộng, hạn chế lây lan, trên đồng ruộng có nấm ký sinh tự nhiên đó là nấm Metarhizium ký sinh trên sâu non xén tóc nên cũng đã góp phần hạn chế sự gây hại của xén tóc Hoặc rãi thuốc trừ sâu sinh học ký sinh sâu non xén tóc: Vimetar 1, Vimetarym 95DP với lượng 15 kg/ha có hiệu lực: 65 - 70 % (đất ẩm), 35 - 40 % (đất khô)
Đối với các loại sâu đục thân, đục nõn ngoài các loại thuốc đã được khuyến cáo thì thuốc có hoạt chất Diazinon gồm các tên thương mại như Basudin 10H trung bình
25 - 30 kg/ha, Furadan 3G trung bình 25 - 30 kg/ha, hoặc hoạt chất Carbosulfan với tên thương mại Marshal 200SC trung bình dùng 2 - 3 lít/ha và Bassa 50EC trung bình dùng 3 - 4 lít/ha còn có thể dùng thuốc có hoạt chất Esfenvalerate với tên thương mại
là Sumi-alpha 5EC hoặc Sumi combi-alpha 26, 25 EC pha nồng độ 0,1 % để phun kỹ trên thân lá và gốc
Đối với thuốc trừ chuột có 2 loại thuốc được nông dân đặc biệt quan tâm là thuốc có hoạt chất Bromadiolone với tên thương mại là Broma 0,005H, Killrat 0,005H với liều lượng tùy theo mật số chuột gây hại nhiều hay ít Sử dụng để diệt chuột trên ruộng mía bằng cách trộn thuốc vào thức ăn hỗn hợp tự pha chế, sau đó rãi hỗn hợp thức ăn trên xung quanh ruộng mía để tiêu diệt chuột gây hại (Trạm Bảo vệ Thực vật Thị xã An Khê, 2101)
2.7 Nghiên cứu về tình hình bệnh hại trên cây mía
2.7.1 Tình hình bệnh hại trên cây mía
2.7.1.1 Bệnh than đen hại mía
Do nấm Ustilago scitaminea Sydow gây ra, bệnh làm đen thân mía ảnh hưởng
đến sinh trưởng và phát triển của cây
Phòng trừ: Dùng thuốc có hoạt chất Propiconazole có tên thương mại Tilt 250ND, Agrozo 250EC, thuốc có hoạt chất Mancozeb có tên thương mại Dithane M -
45 80WP, Manozeb 80WP, hoặc hoạt chất Iprodione có tên thương mại Rovral 50WP
2.7.1.2 Bệnh thối đỏ hại mía
Trang 32Do nấm Collectotrichum falcatum gây ra làm cho ruột mía có màu đỏ, có mùi
chua rất khó phát hiện
Phòng trừ: Dùng thuốc có hoạt chất Propiconazole có tên thương mại Tilt 250ND, Agrozo 250EC, thuốc có hoạt chất Mancozeb có tên thương mại Dithane M -
45 80WP, Manozeb 80WP (Minh Quân, 2004)
2.7.2 Khuyến cáo sử dụng thuốc trừ bệnh trên cây mía tại thị xã An Khê
Có các loại bệnh hại sau
* Bệnh than đen (Ustilago scitaminea)
Biện pháp phòng trừ: Chọn hom giống khoẻ mạnh và sạch bệnh để trồng, xử lý hom giống trước khi trồng bằng nước vôi 3 % trong 24 giờ hoặc dung dịch CuSO4 1 -
2 % (phèn xanh) ngâm trong 30 phút hoặc trong nước nóng 52 - 540C trong 20 phút
+ Trồng trên đất cao thoát nước tốt, trồng đúng thời vụ (nên trồng lúc nhiệt độ đất 210C trở lên), mía mọc mầm nhanh, sinh trưởng mạnh bệnh khó phát sinh
+ Bón phân đầy đủ, tránh gây vết thương khi chăm sóc
+ Những ruộng bị bệnh nặng, trồng luân canh với cây họ đậu trong 2 - 3 năm + Khi bệnh xuất hiện nhổ bỏ cây bị bệnh đem tiêu huỷ, rắc vôi vào nơi cây bệnh Vệ sinh ruộng mía, tiêu hủy tàn dư trên ruộng mía sau khi thu hoạch
* Bệnh đốm vòng (Leptospharea sacchari)
Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ trước khi trồng và sau thu hoạch
* Bệnh thối đỏ (Collectotrichum falcatum)
Biện pháp phòng trừ: Chọn giống kháng và trừ sâu đục thân và côn trùng gây tổn thương để nấm xâm nhập
+ Không lấy hom ở những ruộng đã bị bệnh để làm giống cho vụ sau Trước khi trồng nên xử lý hom giống bằng cách nhúng hom giống vào nước nóng 540C trong 20 phút, hoặc nhúng hai đầu hom vào dung dịch thuốc Mexyl MZ 72WP có hoạt chất là
Trang 33Metalaxyl 8 % + Mancozeb 64 % hay Vinomyl 72BTN có hoạt chất là Metalaxyl - Mancozeb pha nồng độ 0,5 %, hoặc thuốc Boocđô (tỷ lệ 1:1:100) 1 %
+ Không trồng quá dày, bón phân đầy đủ và cân đối giữa đạm, lân và kali; những ruộng thường bị bệnh cần tăng cường thêm kali
+ Ở những vùng đấp thấp, nên có bờ bao chắc chắn và hệ thống mương trữ nước xung quanh ruộng để có thể bơm nước ra khỏi ruộng khi cần thiết, hạ thấp mực thủy cấp trong ruộng mía, phòng trừ triệt để các loài sâu đục thân
+ Ruộng đã bị bệnh gây hại, nên thu hoạch sớm hơn những ruộng khác (Phòng Nông nghiệp Thị xã An Khê, 2010)
2.8 Nghiên cứu về tình hình cỏ dại trên ruộng mía
2.8.1 Tình hình cỏ dại
2.8.1.1 Cỏ chỉ (Cynodon dactylon (L) Pers)
Mô tả: Loại cỏ lưu niên, thân rễ bò dài ở gốc, thẳng đứng ở ngọn, cứng Lá phẳng, hẹp, nhọn đầu, màu lục vàng, mềm, nhẵn, mép hơi ráp, cụm hoa gồm 2 - 5 bông xếp hình ngọn, đơn, mảnh
Phòng trừ: Dùng thuốc có hoạt chất Ametryn có tên thương mại Gesapax 80BHN 2,5 - 3 kg/ha, Gesapax 500FW 4 lít/ha, thuốc trừ cỏ có hoạt chất Atrazine có tên thương mại Gesaprim 80WP 3 kg/ha, hoặc thuốc có hoạt chất Simazine có tên thương mại Gesatop 500FW với lượng dùng 4 - 5 lít/ha pha loãng với nước để phun Thời gian phun lúc cỏ mọc hoặc ngay khi cỏ vừa nhú mầm
2.8.1.2 Cỏ mần trầu (Euleusine indica L.)
Mô tả: Cỏ hàng năm, thân bò, dài ở gốc, phân nhánh, mọc thẳng đứng thành bụi
Rễ mọc khỏe Lá mọc cách xa nhau, hẹp, mềm, cụm hoa hình bông có 5 - 7 nhánh dài, quả thuôn, có 3 cạnh, ráp
Phòng trừ: Dùng thuốc có hoạt chất Metolachlor có tên thương mại Dual 720EC 1,4 lít/ha, thuốc có hoạt chất Ametryn có tên thương mại Gesapax 80BHN 2,5 - 3 kg/ha, Gesapax 500FW 4 lít/ha, pha với nước để phun Thời gian phun thuốc lúc cỏ chưa mọc hoặc sau khi cỏ vừa mới mọc
2.8.1.3 Cỏ Nghể (Polygonum spp.)
Trang 34Mô tả: Cây thảo hàng năm, mọc hoang, cao 70 - 80 cm, nhiều cành Lá hình mác, cuống ngắn, hoa đỏ, mọc thành bông ở đầu cành hay kẽ lá Khi còn tươi, toàn thân có vị cay nóng, thơm
Phòng trừ: Dùng thuốc có hoạt chất Ametryn có tên thương mại Gesapax 80BHN 2,5 - 3 kg/ha, Gesapax 500FW 4 lít/ha, thuốc có hoạt chất Atrazine có tên thương mại Gesaprim 80WP 3 kg/ha, hoặc thuốc có hoạt chất Simazine có tên thương mại Gesatop 500FW với lượng dùng 4 - 5 lít/ha pha loãng với nước để phun, thời gian phun thuốc trước, sau khi cỏ vừa mới mọc
2.8.1.4 Cây Trinh Nữ (Mimosa sp.)
Mô tả: Cây nhỏ, thân có gai hình mọc, lá xẻ lông chim 2 lần, hoa tím đỏ, tụ thành hình đầu Quả giáp dài, hẹp lại ở phần giữa các hạt, có lông cứng ở mép
Phòng trừ: Dùng thuốc trừ cỏ có hoạt chất Ametryn có tên thương mại Gesapax 80BHN 2,5 - 3 kg/ha, Gesapax 500FW 4 lít/ha, thuốc có hoạt chất Atrazine có tên thương mại Gesaprim 80WP 3 kg/ha, hoặc thuốc có hoạt chất Simazine có tên thương mại Gesatop 500FW dùng với lượng 4 - 5 lít/ha pha loãng với nước để phun, thời gian phun thuốc trước, sau khi cỏ vừa mới mọc
2.8.1.5 Cây Cứt Lợn (Ageratum conyzoides L.)
Mô tả: Thân thảo, sống hàng năm, lá mọc đối, hoa hình đầu, nhỏ, tím hay trắng Phòng trừ: Dùng thuốc có hoạt chất Metolachlor có tên thương mại Dual 720EC 1,4 lít/ha, thuốc có hoạt chất Ametryn có tên thương mại Gesapax 80BHN 2,5 - 3 kg/ha, Gesapax 500FW 4 lít/ha, pha với nước để phun Thời gian phun thuốc lúc cỏ mọc hay lúc vừa nhú mầm
2.8.1.6 Cây Cỏ Tranh (Imperata cylindrica L.)
Mô tả: Cỏ lưu niên, có thân ngầm cứng ăn sâu xuống đất Rễ mọc khỏe, cứng, dai Thân khí sinh cao 0,6 - 1,2 m thẳng đứng, nhẵn, đốt thân có lông mềm Lá mọc thẳng đứng, dài, có lông ở mặt dưới lá, thường ráp ở mặt trên Lá non màu lục nhạt, bóng, cuộn lại Cụm hóa hình dày đặc, màu trắng, phần giữa hình trụ, đầu tù, dài 5 - 20
cm Hạt nhỏ có nhiều lông nhỏ và dài, cỏ tranh sinh bằng thân ngầm và hạt
Phòng trừ: Dùng thuốc có hoạt chất Glyphosate IPA có tên thương mại Go-up 480SC 3 - 4 lít/ha, Gly-up 480SL, thuốc có hoạt chất Terbuthylazine 345 g/l +
Trang 35Glyphosate IPA 180 g/l có tên thương mại Folar 525FW 3 lít/ha, Gesapax 500FW + 2,4D lượng 4 lít + 1lít/ha Thời gian phun lúc cỏ mới nhú mầm
2.8.1.7 Cỏ Gấu (Củ hương phù, củ gấu, cỏ củ) (Cyperus rotundus L.)
Mô tả: Cỏ lưu niên có thân rễ phát triển thành củ, thân cao 20 - 60 cm Lá nhỏ, hẹp, sống lá có gân cứng và bóng, phần dưới lá ôm lấy thân cây
Phòng trừ: Dùng thuốc có hoạt chất Ametryn có tên thương mại Gesapax 50FW lượng 4 lít/ha phối hợp 2,4D lượng 1 lít/ha và thêm chất bám dính, Dùng thuốc có hoạt chất Glyphosate IPA có tên thương mại Go-up 480SC 3 - 4 lít/ha Thời gian phun trước lúc cỏ mọc hoặc lúc cỏ mới nhú mầm
2.8.1.8 Vừng dại (Borreria latifolia)
Mô tả: Thân thấp khoảng 50 cm, 4 cạnh, lá hình trứng, màu xanh nhạt, mọc đối Phòng trừ: Dùng thuốc có hoạt chất Ametryn có tên thương mại Gesapax 80BHN 2,5 - 3 kg/ha, Gesapax 500FW 4 lít/ha, thuốc có hoạt chất Atrazine có tên thương mại Gesaprim 80WP 3 kg/ha, hoặc thuốc có hoạt chất Simazine có tên thương mại Gesatop 500FW 4 - 5 lít/ha pha loãng với nước để phun Thời gian phun trước khi mầm cỏ mọc chồi lên
cỏ mọc hay lúc cỏ vừa nhú mầm (Long Dinh, 2004)
2.8.2 Khuyến cáo sử dụng thuốc trừ cỏ trên cây mía tại thị xã An Khê
+ Đối thuốc Ametrex 80WP có hoạt chất Ametryn 80 % + dung môi 20 % hoặc thuốc Metrimex 80WP có hoạt chất Ametryn 40 % + Atryzin 40 % là thuốc trừ cỏ chọn lọc, nội hấp, tác động với cỏ ở cả giai đoạn trước và sau khi mọc, dùng với liều lượng 3 - 5 kg/ha cho mía
+ Đối với Gramoxone 20SL có hoạt chất là Paraquat: Thuốc trừ cỏ tiếp xúc, tác động hậu nảy mầm, không chọn lọc, dùng với liều lượng 2 - 4 lít/ha cho cây mía
Trang 36+ Đối với Roundup 480SC có hoạt chất là Glyphosate isopropylamine salt 480gr/l là thuốc trừ cỏ không chọn lọc, nội hấp, tác động ở giai đoạn hậu nảy mầm, dùng với liều lượng 4 - 5 lít/ha cho cây mía
+ Đối với Maizine 80WP có hoạt chất là Atrazine: Thuốc trừ cỏ chọn lọc, nội hấp, tác động ở giai đoạn cỏ nảy mầm và khi cỏ đã mọc còn nhỏ, dùng với liều lượng 3
- 5 lít/ha cho cây mía (Phòng Nông nghiệp Thị xã An Khê, 2010)
2.9 Khái quát về đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu
Trang 37- Phía Nam giáp: huyện Kong Chro, tỉnh Gia Lai
- Phía Đông giáp: huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định
- Phía Tây giáp: huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai
2.9.2 Đặc điểm địa hình
- Phía Đông và Nam thị xã An Khê là vùng núi non hiểm trở có độ cao từ 410 -
900 m so mực nước biển
- Phía Tây, phía Bắc và trung tâm thị xã An Khê thuộc vùng núi tương đối bằng
phẳng có độ cao từ 400 - 500 m so mực nước biển
2.9.3 Đặc điểm khí hậu
Thị xã An Khê nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn trên thềm chuyển tiếp giữa
Cao nguyên và Duyên hải Trung bộ nên khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa
Cao nguyên, mùa mưa thường đến và kết thúc muộn hơn bên sườn Tây Trường Sơn từ
một đến hai tháng
Bảng 2.9: Khí hậu - thời tiết thị xã An Khê năm 2010
Tháng Nhiệt độ (0C) Lượng mưa (mm) Ẩm độ (%) Giờ nắng (giờ)
(Trung tâm dự báo khí tượng Thủy văn tỉnh Gia Lai, 2010)
- Nhiệt độ trung bình hàng năm 23,60C, thấp nhất là 16,50C, cao nhất là 40,80C
Trang 38- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.202 - 1.225 mm, trong đó thấp nhất là 794
mm, cao nhất là 1.565 mm
Mưa chủ yếu tập trung vào các tháng 8, 9, 10 Tổng số ngày mưa trong năm khoảng 150 ngày
- Ẩm độ không khí: 80 - 81,5 %; trong đó thấp nhất là 60 %, cao nhất là 94 %
- Hướng gió: Hướng gió thịnh hành theo hướng Đông - Bắc từ tháng 5 đến tháng 10; theo hướng Tây - Nam từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Tốc độ gió thịnh hành 3,5 m/s, cao nhất có thể lên đến 20 m/s
Trong năm có hai mùa: Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11, có khi kéo dài đến tháng 12 Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, khô nhất vào các tháng 2 và 3
Vì điều kiện khí hậu, thời tiết như vậy nên rất thuận lợi cho cỏ dại và sâu bệnh hại phát triển mạnh Mặc khác thị Xã An Khê vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu Bình Định lại mang khí hậu của vùng cao nguyên nên khó khăn cho việc cấp nước cho cây mía, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây mía Cần có phương hướng xây dựng hệ thống đập, hồ, kênh mương chứa nước để cung cấp cho cây mía
Trang 39Trên địa bàn còn có các loại đất khác nhau như đất an ninh quốc phòng 334,7
ha; đất nghĩa trang; đất sông suối; thủy lợi; đất làm vật liệu xây dựng
Cơ cấu các loại đất:
Hình 2.5: Cơ cấu loại đất thị xã An Khê
Nhóm đất chính trên địa bàn thị xã là đất xám và xám nâu hình thành trên đá
granít, riolít, sa thạch thích hợp cho cây công nghiệp ngắn ngày (mía, vừng, thuốc lá,
mỳ, đậu đỗ các loại, ) và một số cây công nghiệp dài ngày (điều, cà phê) và nhóm đất
phù sa ở ven sông, suối thích hợp cho cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày (mía,
lạc,) và cây thực phẩm
Trong nhóm đất khác thì chủ yếu là đất đỏ vàng, đất đỏ vàng trên đá granit,
riolit, đỏ vàng trên đá gnai và phiến thạch mica, đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước
Ngoài ra còn có đất dốc tụ thung lũng, đất nâu thẩm trên sản phẩm phân hóa bazan và
đất sói mòn trơ sỏi đá, chất lượng đất ở mức trung bình, tầng dày canh tác khá
Tuy nhiên, nhược điểm của các loại đất xám, đất xám nâu là chua, nghèo dinh
dưỡng, thường bị khô hạn và xói mòn mạnh Do đó, đây cũng là một hạn chế về dinh
dưỡng của đất ở địa bàn nghiên cứu Vì vậy, cần có biện pháp cải tạo đất như bón vôi
để nâng cao pH đất, bón thêm phân hữu cơ cải tạo độ phì nhiêu cho đất, có chế độ bón
phân thích hợp mới có thể đáp ứng được những yêu cầu trồng mía đạt năng suất cao
2.9.5 Nguồn nước và sông ngòi
An Khê có mạng lưới sông ngòi tương đối nhiều, phân bố đều khắp trên lãnh
thổ, đặc biệt, có Sông Ba - con sông có nhiều nhánh suối nhỏ là lưu vực của Sông Ba
7.50%
88.50%
4%
Nhóm đất phù sa Nhóm đất xám Nhóm đất khác
Trang 40Đây là nguồn dự trữ và cung cấp nước mặt chủ yếu của thị xã cho các ngành sản xuất, dịch vụ cũng như sinh hoạt của người dân, nó còn có giá trị về phát triển thủy điện trong phát triển kinh tế - xã hội của thị xã
Hồ đập thủy lợi: Trong toàn thị xã chưa có công trình thủy lợi tưới cho mía, diện tích mía được tưới bổ sung hiện nay khoảng 82 ha từ các ao nhỏ trữ nước của dân
Nước ngầm: mực nước ngầm của vùng có độ sâu khoảng 25 - 50 m (theo giám sát giếng) Vì vậy khả năng khai thác cho sản xuất và phục vụ đời sống cho người dân
bị ảnh hưởng vào mùa khô
2.9.6 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên của thị xã An Khê
- Lợi thế của vùng là điều kiện đất đai 70 % đất đai có đặc điểm thổ nhưỡng (lý hóa tính, độ dốc, tầng dày) thích hợp cho việc trồng mía
- Những hạn chế của vùng là
+ Khí hậu phân hóa theo hai mùa rõ rệt: mưa tập trung nên dễ bị ngập úng; ít nắng, mùa khô khắc nghiệt nên thiếu nước cho việc tưới tiêu Vì vậy, chỉ trồng mía vào vụ Đông, năng suất không cao, chín rất tập trung và dễ trổ hoa, thời gian cung cấp nguyên liệu cho nhà máy ngắn, giá thành không cao
+ Do phong tục tập quán canh tác lạc hậu của nông dân nên việc khai thác và sử dụng đất dễ bị xói mòn, rửa trôi
2.10 Đặc điểm kinh tế - xã hội tại thị xã An Khê
2.10.1 Tình hình phát triển kinh tế năm 2009 - 2010
Năm 2010 tình hình phát triển kinh tế của thị xã có nhiều chuyển biến rõ nét, sản xuất công - nông nghiệp ngày càng ổn định và phát triển Giá trị tổng sản lượng công nghiệp trên địa bàn thị xã tính đến hết năm 2010 ước đạt 569,705 tỷ đồng (theo giá cố định 1994), tăng 16,87 % so với cùng kỳ năm 2009 và đạt 99,77 % theo kế hoạch năm
Hiện tại trên địa bàn thị xã có 325 cơ sở sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, chủ yếu là cơ sở sản xuất cá thể, trong đó có 1 cơ sở khai thác đá
- Công nghiệp chế biến: 322 cơ sở Nhà máy gồm những cơ sở như sau:
- Công ty TNHH VeYu quy mô 2,5 ha