Đánh giá và lựa chọn loại hình sử dụng đất có hiệu quả trên đất ruộng tại thị xã Bắc Kạn (LV thạc sĩ)Đánh giá và lựa chọn loại hình sử dụng đất có hiệu quả trên đất ruộng tại thị xã Bắc Kạn (LV thạc sĩ)Đánh giá và lựa chọn loại hình sử dụng đất có hiệu quả trên đất ruộng tại thị xã Bắc Kạn (LV thạc sĩ)Đánh giá và lựa chọn loại hình sử dụng đất có hiệu quả trên đất ruộng tại thị xã Bắc Kạn (LV thạc sĩ)Đánh giá và lựa chọn loại hình sử dụng đất có hiệu quả trên đất ruộng tại thị xã Bắc Kạn (LV thạc sĩ)Đánh giá và lựa chọn loại hình sử dụng đất có hiệu quả trên đất ruộng tại thị xã Bắc Kạn (LV thạc sĩ)Đánh giá và lựa chọn loại hình sử dụng đất có hiệu quả trên đất ruộng tại thị xã Bắc Kạn (LV thạc sĩ)Đánh giá và lựa chọn loại hình sử dụng đất có hiệu quả trên đất ruộng tại thị xã Bắc Kạn (LV thạc sĩ)Đánh giá và lựa chọn loại hình sử dụng đất có hiệu quả trên đất ruộng tại thị xã Bắc Kạn (LV thạc sĩ)Đánh giá và lựa chọn loại hình sử dụng đất có hiệu quả trên đất ruộng tại thị xã Bắc Kạn (LV thạc sĩ)
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRIỆU THỊ THU PHƯƠNG
ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN LOẠI HÌNH SỬ DỤNG DAT CO HIEU QUA TREN DAT RUONG
TAI THI XA BAC KAN
LUAN VAN THAC Si QUAN LY DAT DAI
Thai Nguyén, nam 2015
Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRIỆU THỊ THU PHƯƠNG
ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN LOẠI HÌNH SỬ DỤNG DAT CO HIEU QUA TREN DAT RUONG
TAI THI XA BAC KAN Chuyên ngành — : Quản lý đất đai
Mã số : 60 85 01 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYÊN THE DANG
Thái Nguyên, 2015
Trang 3
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi Các số liệu, kết
quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kì công trình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc Tác giả luận văn
Triệu Thị Thu Phương
Trang 4tạo điều kiện thuận lợi nhất, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ bảo quý báu
của tập thê và cá nhân trong và ngoài trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên Đầu
tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới GS.TS NGUYÊN THÊ ĐẠNG là người
trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và hồn
thành luận văn Tơi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Bắc Kạn, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp và Phát triên nông thôn, phòng Kế hoạch - Tài chính thị xã Bắc Kạn và các cơ quan ban ngành khác có liên quan tạo điều kiện cho tôi thu thập số
liệu, những thông tin cần thiết đề thực hiện luận van này
Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp đỡ tận tình, quý báu đó!
Xin tran trong cam on!
Tác giả luận văn Triệu Thị Thu Phương
Trang 507 4
Ï, Tinh Cap Uiet cia Oe Di 2ý721190020071000100000119/1000010X0W090060000289000/001230 0484400 2 MOG Tew Cla ÚC Di Gyng216)0056019000S0NGWVGWA 0N SHGOSQGNSSGWGWdðStqus§qdawsaas đc X HỮNHHD hod HỌC VÀ HƯU: HƠI: CÚ ÚC: HÀ ‹aysyy0ggygtv2g5000000010t60010001000001600603863000000300003663609 CHUONG 1 TONG QUAN TAI LIEU NGHIÊN CỨU 2 2-52 5< 1.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thé giới và Việt Nam
1.1.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới - 22-22-2252 1.1.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam 2- ¿c2 1.2 Nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 2- 22 2 s2 Br Hộ L6 NV Ko: THIẾT CĂN sec, e0c0Vne020A202001010001806060Ai0000021009003960a0080250000019300030800906 1.2.2 Hiệu quả sử dụng đất . 2 ¿+ +2EEE#E++e++S£EEEEEEEAEESeEEEESEEAeeSerrrrrrrrk 1.2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
1.2.4 Lựa chọn các chi tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất ruộng -
1.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất ruộng . -
1.3 Xu hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hoá - 11
1.3.1 Những xu hướng phát triên nông nghiệp trên Thê giới - 12
1.3.2 Phương hướng phát triên nông nghiệp Việt Nam - -2 25 14 1.4 Xác định các loại hình sử dụng đất bền vững - 2 2© x#xee+E+z£xeesse+ 15 (4:1 'T 207 BìRhcit ng: to pptteadroiotogntydtiittGGIAOIUAIRGup @28000006 15 1.4.2 Cơ sở đánh giá các loại hình sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp trên đất TOH THÊ VỤ vung a010i2g000000510408060026001024010684901669050009894309950309049163 l6 1.5 Những nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên Thé giới 8 ái 8) 0 NHHÀ<.Í:ầaaTỒỠŨỖ 17
1.5.1 Những nghiên cứu trén Thé giGi oo cesseecesssessseescesssessecescessseeseessnssneessessnesses 17
15.2 Ning nymén cou 0 Viet Namsaucsesscnccnennnucmeraicmenssaunas 18
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 Í
21.10106010 701) nnffPTn:đ0HTLCR Ola nsscteBtit010006140001980080020830803902117000400/60110083i 21 22 NOP IN TICE CHỦ sanaesasestedesvoannnitivgdtksboniiil054100164004720894499010993309400149991890346 21
Trang 6sử dụng đất ruộng . - ¿2 ++e£ +£++E92EE+E# S+EEEEE2EEXEEEAE7SE2711711117127112211E 2 Tre 21
2.2.3 Đánh giá hiệu quả và lựa chọn loại hình sử dụng đất POU 2)21000//100003/8000101000 21
2.2.4 Đề xuất giải pháp phát triển các loại hình sử dụng đất ruộng
tai thi XA BAC Kann voc ccceccsssesccssesssesseeseessessscessssucesessueesessuesesssnsssceacesuessessueesessuesuesensanees cen 21
Zick POTN DANANY XIU TH HHY: CAU asuuzusgg1g1 ng pin 90001400303ã061810/4010061G86965458064018445061494/8010/30483u48 21
2.3.1 Phuong phap chon diém nghién Cir .sscesseescscesssessseesseessscesseesseseescesseesseeessee 21
2.3.2.Phương pháp thu thap s6 W6U .ccecsceesccescsseessssessseesseeceseesssssesssessnesseseeseessseeen 22 2325; PUIG Pe eV laisse este al arian cereale aaa 22
2.3.4 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu . 2- 2+ 2 ©se2vse2 szzerxere 23
2.3.5 Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử dụng đất - 23
CHƯƠNG 3 KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU 2-5 seseszvxvresreseseresesxce-ece 2Õ 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị xã Bắc Kạn -2 ©2se2 se2zxe s52 25 3.1.1 Điều kiện tự nhiên - se St SEx£+E+EEESESEExE+ EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErErrrkersrrrkesred 25 3.12 Dieu kien kein 16 <4 Hồ secosodtvgirvddtodgepiogGGEIGNGSQdGS.98S04AxSNa 30 3.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và các loại hình
sử dụng đất ruỘng -:-ee + 22EEEEE+E2E2EE1EEE111.12717111E 1117712711 1122.1-.1.cr 32
3.2.1 Hiện trạng sử dụng đẤT, 4 2c S21 1221215112211 1211 1221112111512 a0
3.2.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp . - -¿- 222 sz2+E++EExz# zzz+rxzee 40
3.2.3 Các tiêu vùng kinh tế sinh thái của thị xã Bắc Kạn 2-5 42
3.2.4 Xác định, mô tả các loại hình sử dụng đất ruộng trên địa ban thị xã 45
3.3 Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất PHO, av0t4o000010/50606039600160500000063 49
3.3.1 Hiệu quả về kinh tẾ .2- 2 2©+ẻ©V+££+E92EEEEEEEEE+SE2EE1EE21E171E277122XEE 12 rrrrrr 49 3.3.2 Hiệu quả xã hội - 2-2 cesses sessssessseesseeescesssssesssessnetesseeeesseesseeen 55
3.3.3 Hiệu quả môi fTƯỜng - + + xxx xxx xxx HH HH ng HH ngư 59 3.4 Định hướng sử dụng đất và dé xuất các loại hình sử dụng đất
trên đất ruộng tại thị xã Bế Ki saxasrretocnSs0000LS0G850390011GA5850010GE0GG090000010120388 65
3.4.1 Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
CHỮ ZiiI G0017 cpacnxcomar enone mnnensona seo ORE EARNER EERO NNOE 65
Trang 73.4.3 Đề xuất các giải pháp thực hiện 2 2£ 2 EE+EE+z£# Se+EEE+EExeexszrrrrrre 71 KETTUANTVA:DE NGHĨ qraatotdrdaoaudtyaoobooootagioeoaydBiagopotittuad@i TƠ 1: KẾ TÙBŸÌ:vixssooscocgggiotzhGStSGPSG(GSSENAG100143001/0010100/0Si9003/Gb9Q 322035940043 02.) 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO .252- 5s EEEsEEEtteErteerteersrerrrersrrreesec.78
Trang 8Kí hiệu Tên đầy đủ
CPTG Chi phi trung gian
DTTN Dién tich tu nhién
GTSX Gia tri san xuat
GTGT Gia tri gia tang
PTNT Phát triên nông thôn
TNHH Thu nhập hỗn hợp
TNT Thu nhập thuần
UBND Ủy ban nhân dân
Trang 9Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 20 14 - 222 +£+EEE+EExe£ vzrEsrrrxerre 33 Bảng 3.2: Tình hình biên động diện tích đất nông nghiệp của thị xã
Giữ (0ản 200109 = 211cc icr reo rrocrrpyc89902709002049928246E0607902vg0A260gPv6apxnsevcEsogoee 4I Bảng 3.3: Phân vùng kinh tế sinh thái theo đơn vị hành chính . - 44
Bảng 3.4: Các loại hình sử dụng đất ruộng của thị xã Bắc Kạn cc sec 46
Bảng 3.5: Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất ruộng 50 Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính (tiêu vùng I) 50
Bảng 3.7: Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất ruộng (tiêu vùng Ì]) 51
Bang 3.8: Danh gia hiéu qua kinh té cac loai hình sử dụng đất ruộng (tiêu ving 1) 52
Bảng 3.9: Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính (tiêu vùng 2) 33 Bảng 3.10: Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dung dat rudng (tiéu ving 2) .54 Bảng 3.11: Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất ruộng
(tiêu Z2 a0
Bảng 3.12: Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả xã hội sử dụng đất ruộng 56 Bảng 3.13: Đánh giá hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất ruộng 57
Bảng 3.14: Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả môi trường sử dụng đắt 59
Bang 3.15: So sánh mức sử dụng phân bón của các nông hộ với quy trình
SA t1 4.4 60
Bảng 3.16: Lượng thuốc bảo vệ thực vật thực tế sử dụng và khuyên cáo 61
Bảng 3.17: Hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất trên 2 tiéu ving 62 Bảng 3.18: Đánh giá tông hợp khả năng lựa chọn loại hình sử dụng đất
trên đất sản xuất nông nghiệp ở 2 tiêu vùng . -2 -¿- sec 63
Bảng 3.19: Đánh giá khả năng lựa chọn của các loại hình sử dụng đất ruộng
tại thị xã Bắc Kạn .- 222-2222 E SE E3 E211 1221121211221 cEesee 64 Bảng 3.20: Đề xuất các loại hình sử dụng đất ruộng Thị xã Bắc Kạn
IN RRR NN aera cones ra ese re ts econ ru sei taht 70
Trang 10KHiHH c3::1„K-HI: VU TH THLLCHS: CƯ xu g101501126000791004814010390040010040390/63/00/48348401814940000/0E00/602/C)
Trang 11Đất đai là một tải nguyên quý giá đối với mọi quốc gia Mọi hoạt động của
các ngành, các lĩnh vực đều cần đến một diện tích đất nhất định Đất đai là tư liệu
sản xuất đặc biệt, là đối tượng của sản xuất nông nghiệp
Đối với nền sản xuất nông nghiệp nước ta với những đặc trưng như: sản xuất
còn manh mún, nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, năng suất chất lượng còn chưa cao, khả
năng liên kết cạnh tranh trên thị trường và sự chuyên dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp còn yêu Thêm vào đó quá trình đô thị hóa va sw gia tăng dân số đã gây áp lực
mạnh mẽ đến việc chuyên đổi mục đích sử dụng đất làm cho diện tích đất nông
nghiệp ngày càng bị thu hẹp Vì vậy, sử dụng đất nông nghiệp một cách đúng đắn và có hiệu quả là yêu cầu có tính cấp thiết hiện nay
Thị xã Bắc Kạn là đô thị vùng cao, nằm sâu trong nội địa của vùng Đông Bắc, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của tỉnh cũng như cả nước Thị xã Bắc Kạn gồm có 4 phường nội thị và 4 xã thuộc ngoại thị, là thung lũng lòng chảo nằm ven theo hai bờ sông Cầu xung quanh được bao bọc bởi những dãy núi có độ cao trung bình từ 150 —
200m đỉnh núi cao nhất là đỉnh Nam Dat (xa Xuất Hóa) cao 728m, núi Khau Lang (xã
Dương Quang) cao 746m, hướng dốc chính từ Tây sang Đông Trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Thị xã Bắc Kạn đã phát huy truyền thống quê hương, những tiềm năng lợi thê của địa phương, nỗ lực phấn đấu, tích cực, thi đua lao động sản xuất, tạo sự chuyên biến rõ rệt trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng Tuy nhiên việc sử dụng đất của huyện trong những năm qua cho thấy còn nhiều hạn chế:
chưa khoanh định được diện tích đất trồng lúa cần bảo vệ, đối với đất lâm nghiệp chưa
thực hiện nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, việc chuyên đồi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa còn chậm, phát triên
nuôi trồng thủy sản và các hoạt động dịch vụ, du lịch trên địa bàn chưa tương xứng với
tiềm năng, lợi thê của địa phương Bên cạnh đó diện tích đất nông nghiệp ngày cảng bị thu hẹp do phải chuyên mục đích sang các loại đất khác, việc bù đắp lại diện tích đất nông nghiệp bị mắt là vô cùng khó khăn
Trong những năm qua thị xã đã thực hiện một số biện pháp đê nâng cao hiệu
quả quản lý sử dụng đât ruộng như: Đưa các giông mới vào sản xuât nông nghiệp,
Trang 12trường tiêu thụ Do vậy việc khai thác có chiều sâu trên cơ sở chuyên đổi cơ cầu cây trồng, chuyên đôi mục đích sử dụng đất, xoá bỏ hình thức canh tác lạc hậu mang
tính lối mòn, tích cực đầu tư thâm canh tăng vụ, làm tốt công tác thuỷ lợi đê đem lại hiệu quả kinh tế cao, dần hình thảnh các vùng sản xuất tập trung mang tính hàng
hố là hồn tồn cần thiết
Vì vậy, việc nghiên cứu đề đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng đất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực và giữ gìn được bản sắc của địa phương là một yêu cầu hết sức quan trọng và cần thiết trong thời gian tới
Xuất phát từ thực tế đó tôi tiên hành thực hiện đề tài "Đánh giá và lựa chọn loại
hình sử dụng đất có hiệu quả trên đất ruộng tại thị xã Bắc Kạn "' 2 Mục tiêu của đề tài
2.1 Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá hiệu quả, lựa chọn các loại hình sử dụng đất ruộng đề tài
đưa ra và đề xuất các loại hình sử dụng đất ruộng một cách hợp lý, nhằm nâng cao hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triên nông nghiệp bền vững cho thị xã Bắc Kạn
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu và đưa ra những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội tác động đến sản xuất nông nghiệp trên đất ruộng của Thị xã
- Đánh giá hiện trạng và xác định các loại hình sử dụng đất ruộng của Thị xã - Đánh giá hiệu quả và lựa chọn các loại hình sử dụng đất ruộng của Thị xã
- Đề xuất loại hình sử dụng đất ruộng và giải pháp phát triên phù hợp cho sản
xuất nông nghiệp tại Thị xã Bắc Kạn
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thê sử dụng làm tải liệu tham khảo cho các cơ
quan nhà nước có thâm quyền Thị xã Bắc Kạn trong việc quy hoạch sử dụng sản xuất đất ruộng tại Thị xã Các khuyên cáo về loại hình sử dụng đất phù hợp, cung cấp cho nông dân lựa chọn hợp lý đê chuyên đôi cơ câu sản xuât đạt hiệu quả cao, bên vững
Trang 131.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và Việt Nam 1.1.1 Tinh hinh sir dung đất nông nghiệp trên Thế giới
Trong sản xuất nông lâm nghiệp thì đất đai là nhân tố quyết định, có ý nghĩa vô cùng quan trọng Trên thế giới mặc dù nền sản xuất nông nghiệp của các nước phát triên không giống nhau nhưng tầm quan trọng của nó đối với đời sống con người thì quốc gia nào cũng thừa nhận Hầu hết các nước đều coi nông nghiệp là cơ
sở, nên tảng của sự phát triển Tuy nhiên, khi dân số ngày một tăng nhanh thì nhu
cầu lương thực, thực phẩm là một sức ép rất lớn lên đất, nhất là đất nông nghiệp Trong khi đó đất đai lại có hạn, đặc biệt quỹ đất nông nghiệp lại có xu hướng giảm do chuyên sang các mục đích phi nông nghiệp Đề đảm bảo an ninh lương thực loài người phải tăng cường các biện pháp khai thác, khai hoang đất đai phục vụ cho mục đích nông nghiệp Vì vậy, đất đai là đối tượng bị khai thác triệt đề, trong khi đó các biện pháp bảo vệ và tăng độ phì cho đất không được chú trọng dẫn tới hậu quả môi trường sinh thái bị phá vỡ, hàng loạt diện tích đất bị thoái hóa trên phạm vi toàn thế giới, gây ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng nông sản
Dat dai trên thế giới phân bố không đồng đều ở các châu lục Châu Á mặc dù có diện tích đất nông nghiệp khá cao so với các châu lục khác nhưng đất nông nghiệp chỉ chiêm tỉ lệ diện tích thấp trong tông diện tích tự nhiên, trong khi đó Châu Á là khu vực có tỷ lệ dân số đông trên thế giới, có các quốc gia dân số đông nhất
nhì thế giới như: Trung Quốc, An Do, Indonexia, Pakistan Ở Châu Á đất đồi núi
chiếm 35% tông diện tích, tiềm năng đất trồng trọt nhờ nước trời là khá lớn khoảng
407 triệu đồng ha, trong đó xấp xỉ 282 triệu đồng ha đang được trồng trọt và khoảng 100 triệu đồng ha nằm chủ yếu trong vùng nhiệt đới âm của Đông Nam Á
Đông Nam Á lả một khu vực có dân số khá đông trên thế giới nhưng diện tích canh tác thấp, trong đó chỉ có Thái Lan là diện tích đất canh tác trên đầu người khá nhất và Việt Nam là quốc gia đứng vào hàng thấp nhất trong số các quốc gia
ASEAN (Đỗ Nguyên Hải ,1999) [9]
Trang 14thành sa mạc không thê canh tác được, các hệ sinh thai đất khô cằn rất nhạy cảm với việc khai thác quá mức và sử dụng đất không hợp lý Nghẻo đói, mất ôn định chính
trị, phá rừng, chăn thả quá mức và các hoạt động tưới tiêu nghèo nàn đều đóng góp vào sa mạc hoa Sa mac Sahara mỗi năm mở rộng lấn mat 100.000 ha đất nông nghiệp và đồng cỏ Thối hố mơi trường đất có nguy cơ làm giảm 10 - 20% sản lượng lương thực thê giới trong 20 năm tới Khoảng 1,2 tỷ người của hơn 110 nước
dang bi de doa bởi van dé nay (Nguyén Van Tuyén, 1995)[21]
1.1.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam
Việt Nam là nước có diện tích đứng thứ 4 ở vùng Đông Nam Á, nhưng dân
số lại đứng ở vị trí thứ 2 nên bình quân diện tích trên đầu người xếp vào hàng thứ 9
trong khu vực Theo kết quả kiêm kê đất đai năm 2010, Việt Nam có tổng diện tích
tự nhiên là 33.094.706 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp có 10.118.221 ha, dân
số là 86.927,7 nghìn người, bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 1.163.98 m”/người
Những năm gần đây cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta bước đầu đã gắn
phương thức truyền thống với phương thức cơng nghiệp hố và đang dần từng bước xóa bỏ tính tự cấp, tự túc, chuyên dần sang sản xuất hàng hoá và phục vụ xuất khâu Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thoả mãn nhu cầu cho xã hội về sản phẩm nông nghiệp đang trở thành vấn đề cáp bách luôn được các nhà quản lý và sử dụng đất quan tâm
Thực tế cho thấy, trong những năm qua do tốc độ công nghiệp hố cũng như đơ thị hoá diễn ra khá mạnh mẽ ở nhiều địa phương trên phạm vi cả nước làm cho
diện tích đất nông nghiệp ở Việt Nam có nhiều biến động Đất nông nghiệp và đất
canh tác bình quân đầu người ngày càng giảm, do dân số vẫn tiếp tục tăng nhanh,
dẫn đến sự thiếu hụt tư liệu cơ bản đê phát triển sản xuất nông nghiệp Diện tích đất
đai bị xói mòn, thoái hóa do việc phá rừng gây ra cũng đang ngày càng tăng lên Theo Nguyễn Đình Bồng (1995)[7] đất sản xuất nông nghiệp của chúng ta
chỉ chiêm 28,38% diện tích tự nhiên So với một sô nước trên thê giới, nước ta co ty
Trang 15khai thác, sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả Cũng theo Lê Hải Đường (2007) cho biết [8]: Thoái hoá đất đang là xu thế phô biến đối với nhiều
vùng rộng lớn ở nước ta, đặc biệt là vùng rừng núi, nơi tập trung 3⁄4 quỹ đất Trên
50% diện tích đất (3,2 triệu ha) ở vùng đồng bang và trên 60% diện tích đất ( 13
triệu ha) ở vùng miễn núi có những vấn đề liên quan tới công trình suy thoái hoá đất, nguyên nhân suy thoái có nhiều, song chủ yêu do phương thức canh tác nương
rầy còn thô sơ, lạc hậu của các dân tộc thiêu số, tình trạng chặt phá đốt rừng bừa
bãi, khai thác tài ngun khống sản khơng hợp lý, lạm dụng các chất hữu cơ trong sản xuất, việc triên khai các công trình giao thông, nhà ở khu đô thị mới .Sự suy
thối mơi trường đất kéo theo sự Suy giảm các quan thé động, thực vật và chiều
hướng giảm diện tích đất nông nghiệp trên đầu người đã tới mức báo động 1.2 Nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
1.2.1 Khái quát về hiệu quả
Theo Vũ Thị Bình (2002) [4] cho biết:
- Bản chất của hiệu quả là sự thê hiện yêu cầu tiết kiệm thời gian, trình độ sử
dụng nguồn lực xã hội và xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triên kinh tế xã hội là đáp ứng ngày càng cao về đời sống vật chất và tinh thần của mọi thảnh viên trong xã hội
- Hiệu quả là một phạm trù trọng tâm và rất cơ bản của khoa học kinh tế và
quản lý
- Việc xác định hiệu quả là hết sức khó khăn và phức tạp mà nhiều vấn đề lý luận cũng như thực tiễn chưa giải đáp hết được
- Việc nâng cao hiệu quả không chỉ là nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp, mỗi
người sản xuất mà là của mọi ngành, mọi vùng
1.2.2 Hiệu quả sử dụng đất
Hiệu quả sử dụng đất là kết quả của quá trình sử dụng đất Trong đó ta quan
tâm nhiều tới kết quả hữu ích, một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích của con người, được biêu hiện băng những chỉ tiêu cụ thê, xác định
Trang 16trên thế giới, nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là sự mong muốn của nông dân, những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp
Có thê phân hiệu quả thành 3 loại: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu
quả môi trường
* Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tê được hiêu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chỉ phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chỉ phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vảo
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả phân bô Điều đó có nghĩa là cả hai yêu tố hiện vật và giá trị đều
tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp Nếu đạt được
một trong yêu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bồ mới là điều kiện cần, chưa
phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và phân bố thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tê
Như vậy, bản chất của hiệu quả kinh tế sử dụng đất là: trên một diện tích đất nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất, với một lượng đầu
tư chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng yêu cầu ngày cảng tăng
về vật chất của xã hội (Hội khoa học đất, 2000) 11]
Xuất phát từ lý do này mà trong quá trình đánh giá đất nông nghiệp cần phải
chỉ ra được loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao
* Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là hiệu quả phản ánh mối quan hệ lợi ích giữa con người với
con người, có tác động tới mục tiêu kinh tế Hiệu quả xã hội khó lượng hoá được
khi phản ánh, chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tính định tính như tạo công ăn việc làm cho lao động, xoá đói giảm nghèo, định canh, định cư, công bằng xã
hội, nâng cao mức sống, thu nhập của toàn dân (Hội khoa học đất, 2000)[11]
Trang 17diện tích đất nông nghiệp Hiệu quả xã hội được thê hiện thông qua mức thu hút lao
động, thu nhập của nhân dân Hiệu quả xã hội cao góp phần thúc đây xã hội phát
triên, phát huy được nguồn lực của địa phương, nâng cao mức sống của nhân dân Sử dụng đất phải phù hợp với tập quán, nên văn hoá của địa phương, thì sử dụng đất bền vững hơn
* Hiệu quả môi trường
Theo Đỗ Thị Lan vs CS (2007) [15] Hiệu quả môi trường là hiệu quả bảo
đảm tính bền vững cho môi trường trong sản xuất và xã hội, được phản ánh bằng các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật như: cải tạo đất, an ninh môi trường, tỷ lệ che phủ
rừng Đây là vấn đề được nhân loại quan tâm và không thê bỏ qua khi đánh giá
hiệu quả
Đây là hiệu quả được các nhà môi trường học rất quan tâm trong điều kiện
hiện nay Hiệu quả môi trường được thê hiện ở chỗ; loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thoái hố bảo vệ mơi trường sinh
thái Độ che phủ rừng tối thiêu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%) đa dạng sinh học biêu hiện qua thành phần loài (Bùi Huy Hiền, Nguyễn Văn Bộ 2001) [10]
Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trường là hiệu quả mang tính lâu
đài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm ảnh hưởng xấu đến tương lai, nó
gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sinh thái
Như vậy, đê sử dụng đất hợp lý, hiệu quả cao và bền vững thì phải quan tâm tới cả ba hiệu quả trên, trong đó hiệu quả kinh tế là trọng tâm, không có hiệu quả
kinh tế thì không có điều kiện nguồn lực đề thực thi hiệu quả xã hội và môi trường
và ngược lại, không có hiệu quả xã hội và môi trường thì hiệu quả kinh tế sẽ không
bên vững
1.2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Việc xác định các yêu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất là hết sức cần thiết, nó giúp cho việc đưa ra những đánh giá, nhận xét chính xác với từng loại dat,
Trang 181.2.3.1 Nhóm yếu tô về điêu kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố như: đất, nước, khí hậu, thời tiết, địa
hình, thô nhưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, đặc biệt lả sản xuất nông nghiệp, vì các yêu tố của điều kiện tự nhiên là tài nguyên đê sinh vật tạo nên sinh khối Vì vậy, đánh giá đúng điều kiện tự nhiên sẽ là cơ sở đê xác định cây trồng vật nuôi chủ lực phù hợp, đầu tư thâm canh đúng hướng
1.2.3.2 Biện pháp kỹ thuat canh tac
Biện pháp kỹ thuật canh tác là các tác động của con người vào đất đai, cây trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yêu tố của quá trình sản xuất để
hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh té
Ở các nước phát triên, khi có tác động tích cực của kỹ thuật, giống mới, thuỷ
lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu đối với tô chức sử dụng đất Có
nghĩa là ứng dụng công nghệ sản xuất tiến bộ là một đảm bảo vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh Như vậy nhóm các biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
1.2.3.3 Nhóm các yếu tô kinh tế, xã hội
- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp gồm: Đường giao thông, hệ thống thủy lợi, đường điện, thông tin liên lạc, dịch vụ nông nghiệp
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản: là cầu nối giữa người sản xuất và tiêu dùng, điều này giúp cho người sản xuất thiêu thụ được sản phẩm, quay vòng
được vốn từ đó có điều kiện đầu tư tái sản xuất
- Trình độ kiến thức, khả năng và tập quán sản xuất của chủ sử dụng đất thê hiện ở khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất, khả năng về vốn lao
động, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh nghiệm truyền thống trong sản
xuất và cách xử lý thông tin đê ra quyết định trong sản xuất
- Hệ thống chính sách: Chính sách đất đai, chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh
tê nông nghiệp nông thôn, chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản
Trang 19loại hình sử dụng đất mới
1.2.4 Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất ruộng
- Cơ sở đề lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất ruộng
+ Mục tiêu vả phạm vi nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất đất ruộng + Nhu cầu của địa phương về phát triên hoặc thay đối loại hình sử dụng đất đất ruộng
+ Các khả năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và các tiến bộ kỹ thuật
mới được đề xuất cho các thay đôi sử dụng đất
- Nguyên tắc khi lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất đất
ruộng:
+ Hệ thống chỉ tiêu phải có tính thống nhất, tính toàn diện và tính hệ thống
Các chỉ tiêu phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính so sánh có thang bậc (Nguyễn Dinh Hoi, Bùi Văn Ten)[12],[ 19]
+ Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nông nghiệp ở nước ta
+ Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo tính khoa học vả tính thực tiễn và phải có tác dụng kích thích sản xuất phát triên
1.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất ruộng
Mục đích đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất ruộng là đề tính toán,
so sánh và phân loại mức độ thích hợp của các chỉ tiêu kinh tế, xã hội và môi trường với các loại hình sử dụng đất ruộng ở địa phương Các chỉ tiêu cần tính toán thường thường quy về đơn vị 1 ha cho từng loại hình sử dụng đất ruộng
* Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
- Giá trị sản xuất (GTSX): là toàn bộ gia tri san pham vật chất, dịch vụ được tạo gia trong một thời kì nhất định (thường là 1 nam)
GTSX = Sản lượng sản phẩm x giá bán sản phẩm
Trang 20- Chi phi trung gian (CPTG): là toàn bộ chi phí vật chất được sử dụng trong
quá trình sản xuất, như chỉ phí nguyên vật liệu, giống, phân bón, chi phí dịch vụ
phục vụ cho sản xuất
- Giá trị gia tăng (GTGT): là chỉ tiêu hiệu quả phản ánh tông giá tri san pham
vật chất và dịch vụ xã hội được tạo ra thêm trong một thời gian nhất định (thường tính theo | nam)
GTGT =GTSX - CPTG
- Thu nhập hỗn hợp (TNHH): là chỉ tiêu hiệu quả phản ánh thu nhập thuần tuý của người sản xuất bao gồm cả lao động và lợi nhuận sản xuất
TNHH = GTGT -T-K-L Trong đó: T: Thuế;
K: Khấu hao tài sản cố định;
L: Lao động thuê ngoài
- Hiệu quả kinh tế tính trên I đồng chi phí trung gian (GTSX/CPTG,
GTGT/CPTG): đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử dụng
các chỉ phí biến đổi và thu dịch vụ
- Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi, gồm có (GTSX/LĐ, GTGT/LĐ) Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiêu
sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở dé so sánh với chi phí cơ hội của người lao động
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội
Theo Nguyễn Đình Hợi (1993)[12]: Đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó
định lượng, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, do thời gian có hạn chúng
tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu sau:
- Hiệu quả giải quyết việc làm;
- Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân;
- Mức độ chấp nhận của người dân thê hiện ở mức độ đầu tư, khả năng
chuyên đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của nông hộ:
- Khả năng phát triên về sản xuất va tiêu thụ hàng hoá
Trang 21Đề đánh giá các chỉ tiêu này chúng tôi sử dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân địa phương đề đưa ra hiệu quả xã hội của từng loại hình sử dung dat
* Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường
Chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất bền vững
ở vùng nông nghiệp được tính là (Đỗ Nguyên Hải 1999) [9]
+ Quản lý đối với đất đai rừng đầu nguồn; + Đánh giá các tài nguyên nước bền vững:
+ Đánh giá quản lý đất đai; + Đánh giá hệ thống cây trồng:
+ Đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì nhiêu của đất và bảo
vệ cây trồng:
+ Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên;
+ Sự thích nghi của môi trường đất khi thay đôi kiêu sử dụng đất
1.3 Xu hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hoá * Sản xuất hàng hoá
Hàng hoá là sản phâm do lao động của con người tạo ra đề trao đôi Sản xuất ra các sản phẩm để bán trao đổi với tiêu dùng Xét về phương diện lao động đó là
hoạt động trao đổi cho nhau Cơ sở của sự trao đối là sự phân công và hợp tác lao động
Phân công và trao đổi phát triên dựa trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất trước
hét là công cụ lao động, phản ánh trình độ xã hội hoá sản xuất trên cả 3 mặt: kinh tế- xã
hội, kinh tế - kỹ thuật, kinh tế - tổ chức (Nguyễn Văn Nhân, 1995) [16]
Sản suất hàng hoá là sản xuất ra sản phâm đề bán Đó là hình thức tô chức
nên sản xuất xã hội trong đó mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất biêu hiện qua thị trường qua việc mua bán sản phẩm lao động của nhau, đối với hệ thống
trồng trọt nều mức hàng hoá sản xuất được bán ra thị trường dưới 50% thì gọi là hệ
thống trồng trọt thương mại hoá một phần, nếu trên 50% thì gọi là hệ thống trồng
trọt thương mại hóa (sản xuất theo hướng hàng hoá) (Hà Thị Thanh Bình, 2000) [Š]
Trong lĩnh vực nông nghiệp, sản phâm nông nghiệp được sản xuất ra ngoải mục đích thoả mãn nhu câu tự cung tự câp mà nó còn được trao đôi, giao lưu với
Trang 22nhau thông qua thị trường Nếu thị trường chấp nhận thì sản phẩm nông nghiệp đó
sẽ trở thành sản phâm hàng hoá Do đó có thê hiệu: Nông nghiệp hàng hoá là một bộ phận của nên kinh tế hàng hố, là kiêu tơ chức kinh tế xã hội sản xuất ra nông
sản phâm, không phải đê mình tự tiêu dùng, mà đề trao đổi mua bán trên thị trường
nhằm đề thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội, vừa có lợi nhuận cho người sản xuất ra nó đề tái sản xuất mở rộng và hiện đại hố nền nơng nghiệp
* Cơ sở lý luận của sản xuất nơng nghiệp hàng hố
Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá thúc đây sự phát triên của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động xã hội Trong kinh tế hàng hoá có sự tác động của quy luật giá trị, cạnh tranh, sự khắt khe của thị trường và quy luật cung
cầu buộc người nông dân phải năng động và biết tính toán, cải tiến kỹ thuật, tiết
kiệm, nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp cho phù hợp với nhu cầu của thị trường Khi có sản xuất hàng hoá, quá trình xã hội hoá sản xuất nhanh chóng được thúc đây làm cho sự phân công chuyên môn hoá sản xuất ngày càng sâu sắc,
hợp tác hoá chặt chẽ, hình thành các mối quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau, hình thành
thị trường trong nước và thê giới, thúc đây nhanh quá trình tích tụ và tập chung sản
xuất, thúc đây quá trình dân chủ hoá, bình đăng và tiên bộ xã hội Vì vậy sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá mang lại rất nhiều lợi ích [18]
Chuyên sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá là sự tiến hoá hợp quy luật Đó là quá trình chuyên nền nông nghiệp truyền thống, manh mún lạc hậu thảnh nền
nông nghiệp hiện đại, phù hợp với đường lối đôi mới của Đăng và nhà nước ta hiện
nay, nó đang là bước đi, là lộ trình trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nông thôn nước ta
1.3.1 Những xu hướng phát triển nông nghiệp trên Thế giới * Nông nghiệp cơng nghiệp hố
Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam [2|]: Huớng này đặt trọng tâm dựa chủ
yêu vào các yêu tố vật tư, kỹ thuật, hoá chất và các sản phẩm khác của công nghiệp Sử dụng các thành tựu của công nghiệp vảo sản xuất nông nghiệp sử dụng vật tư kỹ thuật, trang thiết bị máy móc, sản xuất theo quy trình kỹ thuật chặt chẽ gần như công nghiệp, đạt năng suất cây trồng vật nuôi và lao động cao Khoảng 10% lao
Trang 23động xã hội trực tiếp làm nông nghiệp nhưng vẫn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và xuất khâu Nhược điểm nơng nghiệp cơng nghiệp hố gây nên nhiều hậu quả sinh thái nghiêm trọng, làm ô nhiễm môi trường, giảm tính đa dạng sinh học và hao hụt nguồn gen thiên nhiên
* Nông nghiệp sinh thái
Hướng này nhấn mạnh các yếu tố sinh học, các yếu tố tự nhiên làm nỗi bật
lên đối tượng sản xuất trong nông nghiệp là các loài sinh vật, đồng thời có chú ý hơn đến các quy luật sinh học, quy luật tự nhiên Nhằm khắc phục những nhược điêm của nông nghiệp công nghiệp hoá, mục tiêu của nông nghiệp sinh thái là:
- Giảm thiêu những tác hại do sử dụng hoá chất nông nghiệp và phương pháp
công nghiệp gây ra cho môi trường và chất lượng nông sản;
- Cải thiện chất lượng dinh dưỡng thức ăn;
- Nâng cao độ phì nhiêu của đất bằng cách sử dụng phân bón hữu cơ, tăng chat mun trong dat
- Hạn chế mọi dạng ô nhiễm môi trường với đất, môi trường thức ăn
Xu thế phát triên của nên nông nghiệp thê giới ở thê kỷ XXI sẽ là các mô hình sản xuất thích hợp vừa sản xuất được nhiều nông sản hàng hoá, vừa bảo vệ
được tài nguyên thiên nhiên, duy trì được cân bằng sinh thái cho từng quốc gia trên toàn cầu Do vậy các mô hình sau đây sẽ đáp ứng được các yêu tố trên và sẽ được áp dụng ở đa số các quốc gia:
- Mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ cải tiên: Phương thức sản xuất cơ bản là sử dụng sức người và súc vật với công cụ thủ công là chủ lực có thêm phần hỗ trợ của máy móc, sử dụng các giống cây trồng vật nuôi cũ và mới, bón phân hữu cơ và hoá học với liều lượng khác nhau, dùng hoá chất phòng trừ sâu bệnh, cỏ đại và một phần sản phẩm vi sinh, dùng thức ăn tổng hợp, đậm đặc, thuốc thú y, chất kích thích tăng trưởng cây trồng, vật nuôi, tưới nước bằng hệ thống thuỷ nông, sử dụng năng lượng tự nhiên, là chủ yếu, năng suất sản lượng của phương thức sản
xuất nảy thường đạt loại từ khá đến cao và tương đối ôn định Sản lượng đảm bảo
nhu câu của người nông dân và bắt đầu có nông sản hàng hoá
Trang 24- Mô hình nông nghiệp hữu cơ hiện đại: Đây là phương thức sản xuất nông nghiệp tập chung chủ yếu là sản xuất rau, quả sạch nhưng không sử dụng hoá chất làm phân bón và thuốc trừ sâu, trừ cỏ đảm bảo cho nông sản sạch, có sử dụng giống mới và công nghệ sinh học, sản phẩm vi sinh, máy móc làm đất mô hình nông nghiệp hữu cơ hiện đại đáp ứng được yêu cầu cơ bản của nền nông nghiệp bền vững, bảo vệ được môi trường sinh thái đem lại hiệu quả kinh té
- Mô hình nơng nghiệp cơng nghiệp hố: Phương thức sản xuất cơ bản của mô hình này là cơng nghiệp hố tồn bộ chu trình sản xuất: sử dụng giống cây
trồng, Vật nuôi năng suất cao, thành tựu của công nghệ sinh học hiện đại đã đưa lại
năng suất cây trồng, vật nuôi và năng suất lao động nông nghiệp cao, đưa lại sản lượng và tỷ suất nơng sản hàng hố cao
1.3.2 Phương hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam
Trong Chiến lược phát triên nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011-2020 của Bộ nông nghiệp và phát triên nông thôn [6]:
* Mục tiêu phát triên nông nghiệp giai đoạn 2011-2015 phục hồi tăng trưởng, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp; phát huy dân chủ cơ sở, huy động sức mạnh
cộng đồng đề phát triên nông thôn; tăng thu nhập và giảm đáng kê tỷ lệ nghẻo, bảo
VỆ môi trường
- Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ồn định 3,3 - 3,8% Tạo chuyên biến rõ rệt về
mở rộng quy mô sản xuất bình quân của các hộ và ứng dụng, khoa học công nghệ - Tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực Nâng cao cả kiến thức và kỹ năng sản xuất kinh doanh nông lâm ngư nghiệp và phi nông nghiệp cho lao động nông thôn
- Tạo chuyên biến rõ rệt trong phát triên kinh tế hợp tác xã, hiệp hội, phát triên liên kết dọc theo ngành hàng, kết nối giữa sản xuất - chế biến - kinh doanh và
phát triên doanh nghiệp nông thôn
- Hình thành kết cầu hạ tầng căn bản phục vụ hiệu quả sản xuất nông nghiệp,
phát triên kinh tê nông thôn Cải thiện căn bản môi trường và sinh thái nông thôn tập chung và đảm bảo vệ sinh an toàn thực pham, phòng chống dịch bệnh cho cây trồng và vật nuôi, phòng chống thiên tai
Trang 25* Mục tiêu phát triên nông nghiệp giai đoạn 2016-2020: phát triên nông
nghiệp theo hướng toản diện, hiện đại, sản xuất hàng hoá lớn, vững bèn; phát triên
nông thôn gắn với q trình cơng nghiệp hố, đơ thị hố đất nước, tăng thu nhập và cải thiện căn bản điều kiện sống của dân cư nông thôn, bảo vệ môi trường
- Đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ở mức bình quân 3,5-4%
năm Hình thành một số ngành sản xuất kinh doanh mũi nhọn của Việt Nam trên thị
trường quốc tế
- Cơ cầu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyên đôi theo nhu cầu thị trường Phát triên chăn nuôi, thuỷ sản và lâm nghiệp Công nghiệp, dịch vụ và
kinh tế đô thị phối hợp hiệu quả với sản xuất và kinh doanh nông nghiệp và phát
triên kinh tế nông thôn
- Chuyên phần lớn lao động nông thôn ra khỏi nông nghiệp, lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội Hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp có kỹ năng sản xuất và quản lý, gắn kết trong các loại hình kinh tế hợp tác
và kết nối với thị trường
- Phong trào xây dựng nông thôn mới phát triên mạnh với ít nhất 50% số
xã đạt tiêu chuân Nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn lên 2,5 lần so với
hiện nay Quy hoạch dân cư, quy hoạch lãnh thô nông thôn gắn với phát triên đô thị, công nghiệp
- Phát triên lâm nghiệp tăng độ che phủ của rừng lên 43-45%, bảo vệ đa dạng sinh học, đảm bảo đánh bắt thuỷ hải sản nội địa và gần bờ trong khả năng tái tạo và phát triên, khắc phục tình trạng ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp, khắc phục và
giảm thiệt hại thiên tai, dịch bệnh và các tác động xấu của biến đồi khí hậu
1.4 Xác định các loại hình sử dụng đất bền vững
1.4.L Loại hình sử dụng đất
Loại hình sử dụng đất là cách thức mô tả thực trạng sử dụng đất của một
vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế xã hội
và kỹ thuật được xác định [ L7]
Trang 26Những loại hình sử dụng đất này có thê hiệu theo nghĩa rộng là các loại hình
sử dụng đất chính (Major type of land use) hoặc có thê được mô tả chỉ tiết hơn với khái niệm là các loại hình sử dụng đất (Land use type-LUT)
- Loai hinh su dung dat chinh: La su phan nho cua su dung dat trong khu vuc
hoặc vùng nông lâm nghiệp, chủ yêu dựa trên cơ sở của sản xuất các cây trồng hàng năm, cây lâu năm, lúa, đồng cỏ, rừng, khu giải trí nghỉ ngơi
- Loại hình sử dụng đất (Land Use type — LUT): La loai hình đặc biệt của sử dung đất được mô tả theo các thuộc tính nhất định Các thuộc tính đó bao gồm: quy
trình sản xuất, các đặc tính về quản lý đất đai như sức kéo trong làm dat, dau tư vật
tư kỹ thuật và các đặc tính về kinh tế kỹ thuật như định hướng thị trường, vốn,
thâm canh, lao động Các thuộc tính trên và mức độ mô tả chi tiết phụ thuộc vào
tình hình sử dụng đất của địa phương cũng như cấp độ, yêu cầu chỉ tiết và mục tiêu của mỗi dự án đánh giá đất khác nhau
1.4.2 Cơ sở đánh giá các loại hình sử dụng đất bên vững trong sản vuất nông nghiệp trên đất ruộng một vụ
Trên cơ sở của việc đánh giá các hiệu quả, ta đánh giá sự bền vững của các các loại hình sử dụng đất qua ba tiêu chí sau đây [1]:
* Bên vững về mặt kinh tế
Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diên tích là thước đo quan trọng nhất của
hiệu quả kinh tế đối với một loại hình sử dụng đất Sau khi thu hoạch tông giá trị
trong một giai đoạn hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, trong trường hợp tông giá trị dưới mức bình quân của vùng sẽ làm cho người sử dụng đất sẽ không có lãi, lỗ vốn Dẫn đến việc sử dụng hệ thống cây trồng đó không hiệu quả và
không có tính bền vững về kinh tê
* Bên ving về mặt xã hội
Bén vừng ở mặt xã hội được thê hiện ở lao động, thu nhập và sự chấp nhận
của người dân đối với loại hình sử dung dat hiện tại Tức là ta quan tâm đến mức độ
thu hút lao động của các loại hình sử dụng đất, khả năng tăng thu nhập, tăng năng suât lao động và đảm bảo đời sông xã hội cho người dân
Trang 27Nếu đáp ứng tất cả các nhu cầu của người nông dân thì loại hình sử dụng đất đó sẽ dành được sự quan tâm trước tiên của người dân và sản phẩm thu được phải thoả mãn cái ăn, cái mặc và nhu cầu hàng ngày của người dân,
* Bên vững về mặt môi trường
Loại hình sử dụng đất phải đảm bảo chất lượng đất không bị bạc màu, nhiễm các chất hóa học trong canh tác, bảo vệ được độ phì của đất, ngăn ngừa thoái hoá
đất, xói mòn rửa trôi, cải tạo đất, tăng độ xốp, tăng độ màu mỡ đặc biệt là phải bảo
vệ môi trường sinh thái
Ngoài ra cũng phải chú trọng đến các yêu tô như độ che phủ, hệ số sử dụng đắt, vấn đề đa dạng về chủng loại cây, luân canh cây trồng giữa các mùa một cách hợp lý
1.5 Những nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và
Việt Nam
1.%1 Những nghiên cứu trên Thế giới
Việc nghiên cứu về sản xuất nông nghiệp hiện nay là vấn đề quan trọng, thu hút được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm Các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu vào thực trạng từng loại cây trồng trên mỗi loại đất, từ đó đề ra định hướng sử dụng đất theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Hàng năm viện nghiên cứu nông nghiệp các nước trên thê giới đều nghiên cứu và đưa ra được một số giống cây trồng mới giúp cho việc tạo ra được một số loại hình sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả hơn Viện lúa quốc tế IRRI đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất canh tác Nhà
khoa học Otak Tanakad của Nhật Bản đã nêu những vấn đề cơ bản về sự hình thành
của sinh thái đồng ruộng và từ đó cho rằng yếu tố quyết định của hệ thống nông
nghiệp là sự thay đối về kỹ thuật, kinh tế, xã hội Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ
thống tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng đất thông qua hệ thống cây trồng trên đất canh tác là sự phối hợp giữa các cây trồng và gia súc, các phương pháp trồng trọt và chăn
nuôi, cường độ lao động, vốn đầu tư, tô chức sản xuất, sản phâm làm ra, tính chất
hàng hoá của sản phâm
Trang 28Các nhà khoa học trên thê giới đều cho rằng: đối với các vùng nhiệt đới có
thê thực hiện các công thức luân canh cây trồng hàng năm, có thê chuyên từ chế độ
canh tác cũ sang chế độ canh tác mới tiễn bộ hơn mang lại hiệu quả cao hơn
1.%2 Những nghiên cứu ở Việt Nam
Trong những năm qua xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trong quá trình sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đặc biệt là sản xuất nơng nghiệp hàng hố Những đóng góp đó đã góp phần quan trọng cho phát triên nông nghiệp trong xu hướng hội nhập
Quy trình đánh giá đất của FAO được vận dụng trong đánh giá đất đai của Việt Nam từ các địa phương đến các vùng, miền của toàn quốc Những công trình nghiên cứu đê triên khai sâu rộng ở một số vùng sinh thái lớn có đóng góp của nhiều nhà nghiên cứu:
Năm 1983 Tổng cục quản lý ruộng đất đã đề xuất dự thảo “ Phương pháp phân hạng đất cấp huyện” Dựa trên những kết quả nghiên cứu bước đầu của việc đánh giá phân hạng đã xác định và đưa đưa ra những tiêu chuẩn phân hạng đánh giá đất cho từng loại cây trồng chủ yêu
Năm 1986 Tôn Thất Chiêu [Tôn Thất Chiêu (1986), “Một số kết quả nghiên
cứu về khả năng phát triển nông nghiệp nước ta trong giai đoạn tới”, Tạp chí Quy hoạch Nông nghiệp, (40), tr 5 - 12.] đã nghiên cứu đánh giá, phân hạng đất khái
quát toàn quốc tỷ lệ bản đồ 1/500.000, tác giả đã áp dụng đánh giá phân loại khả
năng đất đai của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, kết quả đã lập ra các nhóm khả năng
thích hợp đất đai trên toàn quốc Trong đó có 4 nhóm cho sử dụng đất nông nghiệp,
2 nhóm có khả năng sử dụng cho sản xuất lâm nghiệp và 2 nhóm cho sử dụng các
mục đích khác
Từ những năm 1990 đến nay, viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã
thực hiện nhiều công trình nghiên cứu đánh giá, đất trên phạm vi toàn quốc với 9 vùng sinh thái và nhiều vùng chuyên canh theo các dự án đầu tư Nguyễn Khang, Phạm Dương Ưng (1994) với “ Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam”, Nguyên Công Pho (1995) với “Đánh giá khả năng sử dụng đất đai vùng đồng bằng sông Cửu Long” Tháng 1 năm 1995, viện quy hoạch và thiết kế nông
Trang 29nghiệp đã tổ chức hội thảo về đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất trên quan
diém sinh thai va phát triên bền vững Hội nghị đã tông kết, đánh giá ứng dụng quy định đánh giá của FAO vào thực tiễn ở Việt Nam, nêu những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu đề đưa kết quả đánh giá vào quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp có hiệu
quả Thông qua việc đánh giá khả năng thích hợp của đất đai đê thấy tiềm năng đa
dạng hố của nơng nghiệp, khả năng tăng vụ lựa chọn hệ thống sử dụng đất, loại
hình sử dụng đất phù hợp đê tiến tới sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả cao hơn
Đường Hồng Dật và các cộng sự (1994), “Lich si nông nghiệp Việt Nam” Nxb NN, Hà Nội, 1994, tr.I, 262 - 293
Vùng núi Tây Bắc và trung du phía Bắc có Lê Văn Khoa (1993), Lê Thái Bạt
(1995) [3].[ 14]
- Vùng đồng bằng sông Hồng với những công trình nghiên cứu có kết quả đã công bố của các tác giả Nguyễn Công Pho (1995) Cao Liêm, Vũ Thị Bình, Quyền Đình Hà (1992, 1993), Pham Van Lang (1992)
- Vùng Tây Nguyên có các công trình nghiên cứu của Nguyễn Khang, Phạm Dương Ưng, Nguyễn Văn Tân, Đỗ Đình Đài, Nguyễn Văn Tuyên (1995)
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long có các công trình nghiên cứu của Trần An
Phong, Nguyễn Văn Nhân, Tôn Thất Chiêu, Nguyễn Công Pho, Phạm Quang Khánh ( 1991,1995) Kết quả là toàn vùng có 123 đơn vị đất đai với 63 đơn vị đất
đai ở vùng đất phèn, 20 đơn vị đất đai ở vùng đất mặn, 22 đơn vị đất đai ở vùng phù sa không có hạn chê và 18 đơn vị đất đai ở những vùng đất khác [Tôn Thất Chiểu, Nguyễn Công Pho, Nguyễn Văn Nhâm, Trần An, Phạm Quang Khánh (1992), “Đất đông bằng sông Cử Long”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội], [Nguyễn Văn Nhân (1995), “Đánh giá khả năng sử dụng đất đai vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Hội thảo quốc gia về đánh giá và quy hoạch sử dụng đất trên quan điêm phát triên sinh
thái và phát triên lâu bền, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 36 - 39]
Trong công trình nghiên cứu “Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất Việt
Nam”, các tác giả đã xác định được toàn Việt Nam có 340 đơn vị đất đai trong đó miền Bắc có 144 đơn vị đất đai và miền Nam có 196 đơn vị đất đa Toản quốc có 90
Trang 30loại hình sử dụng đất chính trong đó có 28 loại hình sử dụng đất lựa chọn (Nguyễn
Khang, Pham Duong Ung, 1995) [13]
Những đánh giá đất ở tầm vĩ mô của nhiều tác giả đã có những đóng góp to
lớn trong việc hoàn thiện dần quy trình đánh giá đất đai ở Việt Nam làm cơ sở cho những định hướng chiến lược về quy hoạch sử dụng đất toản quốc vả các vùng sinh thái lớn
Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã góp phần đặt nền móng cho sự
nghiên cứu và sử dụng đất theo quan điêm sinh thái lâu bền, bước đầu hoản thiện
quy trình về đánh giá đất theo EAO và đưa ra những kết quả mang tính khái quát Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu phần lớn mới chỉ dừng ở mức độ vĩ mô,
những nghiên cứu chi tiết còn chưa được thực hiện nhiều Việc đánh giá đất theo
quan điểm sinh thái phục vụ mục tiêu phát triên nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm cho cấp huyện mới chỉ có một số công trình nghiên cứu như: Vũ Thị
Bình (1995); Đoản Công Quỳ (1997, 2001); Đỗ Nguyên Hải (2001); Dao Chau
Thu, Nguyễn Ích Tân (2004)
Từ những nghiên cứu trên đã nêu ta có thê thấy các các công trình nghiên cứu của các tác tác giả là cơ sở cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cho các định hướng sử dụng đất trong thời gian tiếp theo
Vì vậy, việc nghiên cứu thực hiện đề tài " Đánh giá và lựa chọn loại hình
sử dụng đất có hiệu quả trên đất ruộng tại thị xã Bắc Kạn " là rất cần thiết, có ý nghĩa trong phát triển kinh tế xã hội của huyện, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng đât nông nghiệp của Thị xã nói riéng va cua tinh Bac Kan noi chung
Trang 31CHUONG 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đi tượng nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến hiệu quả sử dụng đất
ruộng của Thị xã Bắc Kạn
- Thực trạng các loại hình sử dụng đất trên đất ruộng của Thị xã Bắc Kạn
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được tiền hành nghiên cứu trên phạm vi hành chính của Thị xã Bắc Kạn
2.2 Nội dung nghiên cứu
2.2.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế- xã hội của thị vã Bắc Kạn - Đánh giá về điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn, tài
nguyên nước ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai
- Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội: Cơ cấu kinh tế, dân số, lao động, cơ sở
hạ tầng ảnh hưởng đến sử dụng đất
- Đánh giá chung, rút ra những thuận lợi và khó khăn
2.2.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất sản vuất nông nghiệp và các loại
hình sử dụng đất ruộng
- Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
- Nghiên cứu các hệ thống sử dụng đất và các loại hình sử dụng đất ruộng 2.2.3 Đánh giá hiệu quả và lựa chọn loại hình sử dụng đất ruộng
- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất - Lựa chọn loại hình sử dụng đất ruộng bền vững
2.2.4 Đê xuất giải pháp phát triển các loại hình sử dụng đất ruộng tại thị
xã Bắc Kan
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Lựa chọn các xã có tính đại diện cho các vùng của thị xã Bắc Kạn được chia
ra làm 2 tiêu vùng Do vậy trong đề tài này chúng tôi đã chọn 4 xã, 3 phường trên 2 tiêu vùng trong thị xã
Trang 32- Tiêu vùng 1: Có địa hình cao, vàn cao bao gồm 2 xã, 1 phường đó là xã Nông Thượng, xã Dương Quang, phường Sông Cầu chọn đại diện 02 xã đê nghiên cứu (xã Nông Thượng, xã Dương Quang)
- Tiêu vùng 2: Có địa hình vàn, tương đối bằng phăng bao gồm 02 xã, 02
phường đó là xã Xuất Hoá, xã Huyền Tụng, phường Minh Khai, phường Đức Xuân
chọn đại diện 02 xã đề nghiên cứu (xã Xuất Hoá, xã Huyền Tụng)
Chi riêng phường Phùng Chí Kiên không có ruộng do vậy không thuộc phạm vi nghiên cứu
Chọn các hộ điều tra đại diện cho các vùng theo phương pháp chọn ngẫu
nghiên Các hộ điều tra là các hộ tham gia trực tiếp sản xuất nông nghiệp có diện tích
các cây trồng phô biến, thuộc 4 xã đại diện cho 2 vùng Mỗi xã tiên hành điều tra 15 hộ và tông số hộ điều tra là 60 hộ theo phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp
2.3.2.Phương pháp thu thập số liệu 2.3.2.1 Điêu tra số liệu thứ cấp
Thu thập toàn bộ các tải liệu liên quan có sẵn từ các nguồn khác nhau như: tại Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triên Nông thôn, Phòng Tài
nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và phát triên Nông thôn, phòng Thống kê
2.3.2.2 Điểu tra số liệu sơ cấp
- Khảo sát thực địa để kiêm tra các thông tin, số liệu đã thu thập được
- Điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các nông hộ theo phiêu điều tra
(bộ câu hỏi phỏng van)
- Thông tin thu thập gồm: sở hữu đất đai, các loại hình sử dụng đất, các thuộc tính quản lý và kỹ thuật, các chỉ tiêu kinh tế sản xuất (tông thu nhập, chỉ phí vật tư, lao động, lãi), những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đất và những tác động tới khả năng suy thoái đất và môi trường
2.3.3 Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá đất Ý kiến của lãnh
đạo và cán bộ Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến nông và UBND các xã, thị trắn, các nông dân sản xuất giỏi đê đề xuất hướng sử dụng đất và đưa ra các giải pháp thực hiện
Trang 332.3.4 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Trên cơ sở số liệu, tài liệu thu thập được chúng tôi tiên hành tông hợp và đánh giá các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp Xử lý số liệu bằng chương
trình Microsoft Office Excel, kết quả được trình bày bằng các bảng, biêu đồ 2.3.5 Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử dụng đất
Sau khi thu thập được các tài liệu, số liệu, chúng tôi tiên hành tông hợp,
nhiều loại khác nhau: loại cây trồng, các khoản chỉ phí và xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất:
* Hiệu quả kinh tế
Đề tính hiệu quả sử dụng đất trên một ha của các loại hình sử dụng đất, dé tai
sử dụng hệ thống chỉ tiêu sau:
- Tổng chi phí: Bao gồm các khoản chỉ phí được sử dụng trong quá trình sản xuất (chi phí vật chất và chỉ công lao động)
- Tổng thu nhập = Sản lượng x Đơn giá
- Thu nhập hỗn hợp (TNHH) = Tông thu nhập - Chỉ phí vat chat - Thu nhập thuần (TNT) = Tông thu nhập - Tổng chỉ phí
- Hiệu quả kinh tế ngày công lao động = Thu nhập hỗn hợp/Số công lao động - Hiệu xuất đồng vốn = Thu nhập hỗn hợp/Tông chỉ phí
* Hiệu quả xã hội
Đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó định lượng Trong phạm vi nghiên
cứu của đề tài này, do thời gian có hạn, chúng tôi chỉ dé cap đến một số chỉ tiêu sau:
- Khả năng thu hút lao động, giải quyết việc làm cho người sản xuất
- Khả năng phù hợp với thị trường tiêu thụ của các loại hình sử dụng đất ở
thời điểm hiện tại và tương lai
- Mức độ chấp nhận của người dân đối với các loại hình sử dụng đất thê hiện
ở mức độ đầu tư, ý định chuyên đôi cây trồng của hộ * Hiệu quả môi trường
Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất nông nghiệp là rất khó định lượng và rất phức tạp, đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu,
Trang 34phân tích lâu dài Chính vì vậy chúng tôi chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường thông qua một số tiêu chí sau:
- Mức độ sử dụng phân bón và các loại thuốc bảo vệ thực vật so sánh với tiêu
chuẩn cho phép
- Khả năng duy trì và cải thiện độ phì của đất (như khả năng che phủ đất, giữ âm, trả lại cho đất tàn dư cây trồng có chất lượng)
- Thích hợp với đặc điêm, tính chât đât và nguôn nước
Trang 35CHƯƠNG 3
KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị xã Bắc Kạn
3.1.1 Điêu kiện tự nhiên
Theo Báo cáo thuyết minh tông hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020,
kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015 thị xã Bắc Kạn, điều kiện tự nhiên
kinh tế, xã hội của thị xã có liên quan đến hiệu quả sử dụng đất được tông hợp như sau [22]:
3.1.1.1 Vi tri dia ly
Thị xã Bắc Kạn là đô thị vùng cao, nằm sâu trong nội địa của vùng Đông Bắc, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của tỉnh cũng như cả nước Thị xã
Bắc Kạn gồm có 4 phường nội thị và 4 xã thuộc ngoại thị Trên địa bàn thị xã có
đường Quốc lộ 3 chạy xuyên suốt (Hà Nội - Thái Nguyên - Cao Bằng) là tuyên
giao thông chính giao lưu với bên ngoài, đồng thời có một số tuyến kết nói thị xã đi các huyện và các tỉnh khác, hiện đang trong quá trình cải tạo, nâng cấp Ngoài ra, thị xã có sông Cầu và suối Nặm Cắt chảy qua, tạo môi trường sinh thái tốt, cảnh quan đẹp, là nơi cung cấp nguồn nước mặt quan trọng phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp
Cách thủ đô Hà Nội 166 km về phía Đông Bắc, nam ở vị trí trung tâm của
tinh, thị xã có ranh giới hành chính tiếp giáp với các địa phương sau: - Phía Đông giáp xã Mỹ Thanh - huyện Bạch Thông;
- Phía Tây giáp xã Quang Thuận, Đôn Phong - huyện Bạch Thông;
- Phía Nam giáp xã Thanh Vận, Hòa Mục, Tân Sơn - huyện Chợ Mới;
- Phía Bắc giáp xã Cẩm Giàng, Hà Vị - huyện Bạch Thông:
Là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh, là nơi tập trung các cơ quan
hành chính, kinh tế - xã hội, các sở, ban ngành tinh, noi tập trung hầu hết các ngành
công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến Do có những lợi thê đó, thị xã Bắc Kan
có sức hút, có khả năng giao thương, hội nhập trao đôi mọi mặt với bên ngoài, đồng thời tác động lan toả đến phát triên kinh tế - xã hội của các huyện trong tỉnh
Trang 36“ ~ 7 To Hó, } LJ) % An i UN („, eae Hình 3.1 Khu vực nghiên cứu
Tất cả những đặc điểm về vị trí địa lý kinh tế kê trên là những điều kiện làm nên lợi thê, những tác động tích cực đến sự phát triên kinh tế - xã hội của thị xã hiện
tại cũng như trong tương lai Tuy nhiên nếu so với nhiều thị xã khác trên địa bàn
vùng Đông Bắc thì thị xã Bắc Kạn còn có nhiều hạn ché, nhất là hệ thống cơ sở hạ
tầng hiện vẫn còn thiếu và chất lượng thấp, kém hiện đại
3.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Thị xã Bắc Kạn là thung lũng lòng chảo nằm ven theo hai bờ sông Cầu xung quanh được bao bọc bởi những dãy núi có độ cao trung bình từ 150 - 200 m, đỉnh núi
cao nhất là đỉnh Nam Dat (x@ Xudt Hoa) cao 728 m, núi Khau Lang (xã Dương
Quang) cao 746 m, hướng dốc chính từ Tây sang Đông Nhìn chung, thị xã Bắc
Kạn có ba dạng địa hình chính:
- Địa hình núi đá vôi: tập trung ở xã Xuất Hóa, vùng này bao gồm chủ yếu
núi đá vôi xen kẽ với các vùng đất hẹp, khá bằng phăng, chạy dọc theo các chân đồi núi là các mảnh ruộng bậc thang nhỏ đứt đoạn
- Địa hình đôi núi thấp: phân bố hầu hết ở các xã, phường độ cao trung bình
từ 150 — 160 m so với mực nước biên
Trang 37- Địa hình thung lũng: hầu hết phân bố các phường nội thị là khu vực có địa
hình tương đối bằng phăng
3.1.1.3 Khí hậu, thuy văn
Thị xã Bắc Kạn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền núi phía Bắc Việt
Nam Được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với điều kiện địa hình nên mùa đông thường giá
lạnh, nhiệt độ thấp, trời khô hanh, có sương muối (bắt đâu từ tháng 10 năm trước
đến tháng 3 năm sau); mùa hè thường nóng âm, mưa nhiều (bat dau từ tháng 4 đến tháng 9)
- Nhiệt độ: Tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7, tháng lạnh nhất là từ giữa tháng I1 đến tháng 12 Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,22°C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 27C và nhiệt độ trung bình thấp nhất 14C; biên độ dao động
nhiệt độ trong năm là 12C và trong ngày là 6 - 7°C Tông lượng nhiệt trong năm từ
8.300 - 8.500°C
- Lượng mưa: Mùa mưa ở Bắc Kạn kéo dải từ tháng 5 đến tháng 10 nhưng tập trung nhiều nhất vào các tháng 7, §, 9 chiếm 80% lượng mưa của cả năm và
mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Tông lượng mưa hang năm toàn
thị xã đạt 1.436 mm Ngoài ra trên địa bàn thị xã còn có hiện tượng mưa phùn (32
ngày/năm) và ít có bão; tuy nhiên vào mùa mưa dễ gây lụt lội, lũ quét ảnh hưởng
không nhỏ đến phát triên kinh tế của địa phương
3.1.1.4 Tài nguyên đất
Thị xã Bắc Kạn có diện tích dat tu nhién (DTTN) 1A 13.688,00 ha, trong năm 2014, diện tích đất nông nghiệp 11.223,77 ha, chiếm 82,00% DTTN; đất phi nông nghiệp 1.233,30 ha, chiếm 9,01 % DTTN và đất chưa sử dụng 1230,93 ha, chiếm
8,99% DTTIN
Về thổ nhưỡng: Đánh giá theo địa hình và mức độ thích nghi đối với loại cây
Trang 38- Dat Feralit biến đổi do trông lúa
- Dat Feralit nâu vàng phát triển trên phù sa cổ - Dat feralit vàng đỏ phát triển trên đá granit 3.1.1.5 Tải nguyên nước
Hiện tại trên địa bàn thị xã hai nguồn nước: nước mặt và nước ngam, chat
lượng đều tốt có thê sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn
* Nguôn nước mặt: Thị xã Bắc Kạn chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Cầu
và các con suối chảy qua địa bàn xã như suối Nông Thượng, suối Thị Xã (suối Bắc Kạn),
suối Pá Danh, suối Nặm Cắt, suối Xuất Hóa Trong đó suối Nông Thượng có chức năng tiêu toàn bộ lượng nước mưa, nước thải của lưu vực phía Nam và phía Tây thị xã Bắc Kạn Các sông và suối chảy qua trên địa bàn thị xã đóng vai trò quan trọng trong việc cấp nước
cho dân sinh và sản xuất trên toàn địa bàn
- Sông Cầu có chiều dài chảy qua địa phận thị xã khoảng 20 km, rộng trung
bình 40m, lưu lượng dòng chảy bình quân năm là 73 mỶ/s, mùa lũ là 123 mỶ/⁄s, mùa
khô là 8,05 mỉ⁄s Độ dốc dòng chảy trung bình là 1,75” Là con sông lớn của vùng
Đông Bắc được bắt nguồn từ nhiều con suối chảy ra thuộc địa phận xã Phương Viên
huyện Chợ Đồn
- Suối Nông Thượng có diện tích lưu vực 14.2 km”, chiều đài suối 4,7 km
- Suối Thị Xã có diện tích lưu vực 2,3 km’, chiều dải suối 2,8 km - Suối Pá Danh có diện tích lưu vực 2,8 km”, chiều dải suối 2,7 km
- Suối Nặm Cắt có diện tích lưu vực 110 km”, chiều dài nhánh chính của suối 25
km, là phụ lưu lớn nhất của sông Cầu Lưu lượng nước trung bình là 1,43 mỶ⁄s và lưu lượng tối đa là 1,65 m’/s
* Nguôn nước ngâm: Theo kết quả nghiên cứu của cơ quan Địa chất, tại thị xã Bắc Kạn có khả năng khai thác nước ngầm tập trung với quy mô nhỏ, lưu lượng giếng tir 6,69 I/s đến 12,11 I/s Chất lượng nước ngầm đảm bảo chỉ tiêu cơ bản, có thê sử dụng làm nước uống: tuy nhiên cần lưu ý đến các yêu tố như Fe, SiO›, NO: và chỉ tiêu vi sinh
Trữ lượng nước ngầm được xác định:
- Cấp B (cấp công nghiệp): 4.330 mỶ/ngày đêm
Trang 39- Cap C1: 2.838 m”/ngày đêm
- Cấp C2: 9.600 m”/ngày đêm
3.1.1.6 Tài nguyên khoáng san
Tài nguyên khoáng sản của thị xã Bắc Kạn hầu như không có Theo kết quả
điều tra thăm dò trên địa bản thị xã Bắc Kạn chỉ có một số ít các loại khoáng sản với
trữ lượng không đáng kê:
- Núi đá vôi: Tập trung chủ yếu ở xã Xuất Hóa, hiện đang được đưa vào khai thác và sử dụng Trong những năm tới diện tích này sẽ được mở rộng hơn đê phục
vụ cho nhu cầu phát triên của thị xã
- Nguồn cát của thị xã Bắc Kạn có trữ lượng khá: Nguồn cát được khai thác chủ yếu ở các bãi cát ven sông Cầu phục vụ cho nhu cầu xây dựng trong địa bàn thị xã Hiện nay, tình trạng khai thác cát đang diễn ra một cách bừa bãi vì vậy trong những năm tới cần có quy hoạch cụ thê đề đem lại hiệu quả kinh tê cao hơn
3.1.1.7 Tai nguyên rừng
Tài nguyên rừng của thị xã vào loại trung bình, theo kết quả thống kê đất đai năm
2014, Thị xã có 9904,79 ha, chiếm 72,36% diện tích tự nhiên, trong đó rừng sản xuất CÓ
6678,50 ha chiếm 67,43% diện tích đất lâm nghiệp, rừng phòng hộ có 3226,29 ha chiếm 32,57% diện tích đất lâm nghiệp Hàng năm diện tích rừng trồng mới đều đạt khoảng
150 ha/năm, nâng độ che phủ rừng đạt từ 55,47% đến 63,49%
- Thảm thực vật: Trước đây rừng thị xã Bắc Kạn chủ yêu là rừng tự nhiên với
nhiều loài cây bản địa và nhiều loài gỗ quý như Lát, Đinh, Lim, Sến, Táu, Dẻ, nhưng
do việc khai thác rừng tuỳ tiện, không đúng quy trình, việc đốt phá rừng làm nương rẫy dẫn đến tài nguyên rừng ngày càng cạn kiét
- Động vật rừng: Động vật rừng của thị xã Bắc Kạn từng rất phong phú gồm nhiều loại thuộc lớp thú, lớp chim, lớp bò sát và lớp lưỡng cư Nhưng do diện tích rừng bị giảm mạnh trong những thập niên qua, cùng với tập quán săn bắn bừa bãi nên hầu hết các loài thú quý hiểm bị suy giảm cả về số loài cũng như về cá thê, trong đó nhiều loài đã bị tiêu diệt
Tóm lại, trong những năm gần đây được sự hỗ trợ của các chương trình, dự án trông rừng phủ xanh đât trông đôi núi trọc nhân dân đã chú ý nhiêu đên việc trông
Trang 40rừng, trồng cây ăn quả dải ngày, do đó thảm thực vật rừng được khôi phục vả ngày càng phát trién
3.1.1.8 Tải nguyên nhân văn
Lịch sử hình thành thị xã Bắc Kạn đã trải qua nhiều lần thay đổi cương vực và tên gọi Đời Lê, Bắc Kạn là phủ thuộc tông Nông Thượng, châu Bạch Thông,
trần Thái Nguyên, nay thuộc tỉnh Bắc Kạn, đến năm 1900, thị xã Bắc Kạn được
thành lập; Ngày 14/4/1967, Chính phủ ra Quyết định số 50/CP đồi thị xã Bắc Kạn thành thị trấn Bắc Kạn trực thuộc huyện Bạch Thông: Ngày 16/7/1990, Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 262/HĐBT, giải thê thi tran Bac Kạn, thuộc huyện Bach Thong dé thành lập thị xã Bắc Kạn thuộc tỉnh Bắc Thái Thị
xã Bắc Kạn được thành lập trên cơ sở các phó: Nà Mây, Đội Thân, Đức Xuân, Đội
Kỳ, Phùng Chí Kiên của thị trấn Bắc Kạn (trừ phố Minh Khai, chuyên về xã Huyền
Tụng) và các thôn bản: Phiêng Luông, Tống Tỏ, Khuối Rỏm, Nà Rào (phần phía
nam Sông Cầu) của xã Dương Quang và Bản Ảng của xã Huyền Tụng, thuộc huyện
Bạch Thông: Ngày 1/1/1997, tỉnh Bắc Kạn tái lập, thị xã Bắc Kạn trở thành tỉnh ly
của tỉnh Bắc Kạn với 4 phường (phường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Đức Xuân, phường Sông Câu, phường Phùng Chí Kiên) và 4 xã (xã Xuất Hóa, xã Dương
Quang, xã Huyện Tụng, xã Nông Thượng)
Với lịch sử phát triên lâu đời đã đem lại cho thị xã Bắc Kạn một kho tàng nhân
văn phong phú Trên địa bàn thị xã có nhiều dân tộc anh em sinh sống trong đó có 4 dân tộc chính, gồm Tày, Kinh, Nùng và Dao, trong đó dân tộc Tày chiêm đa số
(47%), dân tộc kinh chiếm (45%) Ngoài ra ở thị xã còn có một số dân tộc ít người khác như San Diu, Mong
3.1.2 Diéu kién kinh té - xa h6i 3.1.2.1 Dân số lao động
Dân số trung bình của Thị xã có 38.943 người, riêng Nữ có 19.886 người chiếm 51,1% tông dân số.Trong đó:
Dân số đô thị có 25.648 người chiếm 65,9% dân số tồn Thị xã Dân số nơng thôn có 13.295 người chiếm 34,1% dân số toàn Thị xã Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,04%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết