1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN 2010 2011 TẠI HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP

120 234 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 665,22 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NÔNG HỌC -------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN 2010 - 2011 TẠI HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP

SINH VIÊN THỰC HIỆN: HỒ VĂN TỰ

Tp Hồ Chí Minh, tháng 07/2011

Trang 2

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN 2010 - 2011 TẠI HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ tôi, người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng và giáo dục tôi nên người và luôn dõi theo từng bước chân tôi trên con đường học vấn

Từ tận đáy lòng, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy

Võ Thái Dân đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài Thầy đã giúp tôi phát họa nên những ý tưởng chính cho bài khóa luận, chỉnh sửa và đưa ra những những đánh giá sắc đáng để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp một cách tốt đẹp Trân trọng biết ơn:

Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Tp Hồ Chí Minh, ban chủ nhiệm Khoa cùng quý thầy cô khoa Nông học; Phòng Nông nghiệp huyện Tam Nông; Ban quản lý Hợp tác xã An Long; Ban quản lý Hợp tác xã Tân Cường đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu, quan tâm giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập

và thực hiện đề tài

Bên cạnh đó tôi cũng không quên anh Tôn Thất Sĩ, cán bộ Phòng Tài chính tỉnh Đồng Tháp; anh Lê Đức Hiền, cán bộ Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Đồng Tháp; anh Nguyễn Minh Trung, cán bộ trạm Nông nghiệp huyện Tam Nông đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp

đình và bạn bè đã tận tình hướng dẫn cung cấp thông tin, tài liệu và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này

TP.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 07 năm 2011

HỒ VĂN TỰ

Trang 4

TÓM TẮT

HỒ VĂN TỰ, trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh Tháng 07 năm 2011

“Tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trong sản xuất lúa vụ Đông Xuân

2010-2011 tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp”

Giảng viên hướng dẫn: TS VÕ THÁI DÂN

Đề tài đã được tiến hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2011 đến ngày 15 tháng 06 năm 2011, tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

Kết quả điều tra ghi nhận:

Điều kiện khí hậu thời tiết, đất đai tại huyện Tam Nông tương đối phù hợp với yêu cầu sinh thái cây lúa Trình độ học vấn chủ yếu là cấp I và cấp II lần lượt chiếm 56,7 % và 38,9 % trong tổng số 90 hộ điều tra Diện tích đất trồng lúa chủ yếu là các

hộ dưới 1,76 ha chiếm 64,4 %, các hộ có diện tích từ 1,76 – 3,52 ha chiếm 18,9 %, 3,52 – 5,28 ha chiếm 10 % và trên 5,28 ha chiếm 5,7 %

Kỹ thuật canh tác được cơ giới hóa từng bước trên đồng ruộng như 71,1 % nông dân sử dụng biện pháp kéo hàng trong sạ giống, 28,9 % nông dân sạ giống bằng phương pháp truyền thống Lượng giống sạ có 32,2 % nông dân sử dụng lượng giống

xạ dưới 12 kg/1000m2, 60 % nông dân sử dụng giống xạ từ 14-16 kg/1000 m2, 7,8 % nông dân sử dụng lượng giống xạ trên 16 kg/1000m2

Trang 5

Thuốc BVTV sử dụng đến 149 loại thuốc trong đó thuốc trừ bệnh chiếm 35,6 %, trừ bệnh chiếm 35,6 %, trừ cỏ chiếm 12,8%, trừ ốc chiếm 9,3 %, thuốc điều hòa sinh trưởng chiếm 4,0 %, thuốc diệt chuột chiếm 2,7 %

Trong tổng số các hộ điều tra thì hiện nay sâu hại chủ yếu là rầy nâu (Nivaparvata

lugens) và sâu cuốn lá (Cnaphalocrocis medinalis) chiếm 100 %, sâu đục thân hai

chấm (Scripophaga incertulas) chiếm 26,7 %, nhện gié (Steneotarsonemus spinki) chiếm 45,6 %, bù lạch (Stenchaetothrips biformis ) chiếm 47,8 % Bệnh hại chủ yếu là

bệnh đạo ôn (do nấm Pirycularia oryzae) chiếm 100 %, lem lép hạt (do nấm

Alternaria, Curvularia, Fusarium, Pyricularia, Helminthosporium, Vi khuẩn Pseudomonas) chiếm 90 %, khô vằn (do nấm Rhizoctonia solani) chiếm 42,2 %, vàng

lá (do Vi khuẩn Pseudomonas) 95,6 %

Cỏ dại gây hại chủ yếu là cỏ lồng vực (Echinochloa colona), cỏ đuôi phụng

(Leptochloa chinensis), cỏ chác (Fimbristylis miliacea), cỏ cháo (Cyperus diffotmis),

cỏ tranh (Imperata cylindrical)

Các hộ chưa có thói quen ghi lại nhật ký sản xuất và chưa có kho chứa thuốc

Thị trường tiêu thụ chủ yếu bán cho các thương lái tiêu thụ trong tỉnh

Hiệu quả kinh tế: trong ba giống lúa điều tra là VD 20, Jasmine 85 và IR 50404 thì giống lúa VD 20 có tỷ suất lợi nhuận cao nhất là 3,98

Từ kết quả điều tra cho thấy, người dân trồng lúa chưa áp dụng hoàn toàn khoa học

kỹ thuật và sản xuất để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm và giảm chi phí đầu tư nhất là hóa chất nông nghiệp chiếm khoảng 52,1 % trong đó thuốc BVTV chiếm 13,4 % và phân bón chiếm 38,7 % trong tổng số 90 hộ điều tra

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

Trang tựa i

Lời cảm ơn ii

Tóm tắt iii

Mục lục iv

Danh sách các bảng viii

Danh sách các hình x

Danh sách các chữ viết tắt xi

Chương 1 Mở đầu 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích và yêu cầu 2

1.2.1 Mục đích 2

1.2.2 Yêu cầu 2

1.3 Giới hạn đề tài 3

Chương 2 Tổng quan tài liệu 4

2.1 Sơ lược về cây lúa 4

2.1.1 Nguồn gốc 4

2.1.2 Các vùng sinh thái trồng lúa 3

2.2 Yêu cầu sinh thái 4

2.2.1 Nhiệt độ và ẩm độ 5

2.2.2 Ánh sáng 6

2.2.3 Lượng mưa 6

2.2.4 Đất 6

2.3 Giá trị kinh tế của cây lúa 7

Trang 7

2.3.1 Cung cấp lương thực cho người 7

2.3.2 Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp 7

2.3.3 Cung cấp thức ăn cho gia súc 7

2.3.4 Lúa là nguồn hàng hóa xuất nhập khẩu 7

2.4 Tổng quan về các giống lúa điều tra 8

2.4.1 Giống lúa VD 20 (OMĐS 20) 8

2.4.1.1 Nguồn gốc 8

2.4.1.2 Đặc điểm chủ yếu của giống VD 20 8

2.4.1.3 Yêu cầu kỹ thuật 8

2.4.2 Giống lúa Jasmine 85 8

2.4.2.1 Nguồn gốc 8

2.4.2.2 Đặc điểm chủ yếu của giống lúa Jasmine 85 9

2.4.3 Giống lúa IR 50404 9

2.4.3.1 Nguồn gốc 9

2.4.3.2 Đặc điểm chủ yếu của giống lúa IR 50404 9

2.4.3.3 Đặc điểm chủ yếu của giống lúa IR 50404 10

2.5 Tình hình sâu bệnh hại trên địa bàn huyện Tam Nông và một số loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trị sâu bệnh hại 10

2.5.1 Tình hình sâu hại 10

2.5.1.1 Rầy nâu 10

2.5.1.2 Sâu cuốn lá nhỏ 10

2.5.1.3 Bọ xít hôi 11

2.5.2 Tình hình bệnh hại 11

Trang 8

2.5.2.1Bệnh đạo ôn lá 11

2.5.2.2 Bệnh cháy bìa lá 11

2.5.2.3 Bệnh đốm nâu 11

2.5.2.4 Bệnh đốm vằn 11

2.5.2.5 Bệnh lem lép hạt 12

2.5.2.6 Bệnh đạo ôn cổ bông 12

2.5.2.7 Bệnh sọc trong 12

2.5.2.8 Bệnh vàng lá 12

2.5.2.9 Bệnh lúa cỏ 12

2.5.3 Tình hình dịch hại khác 12

2.5.4 Các biện pháp phòng trị sâu bệnh hại phổ biến 13

2.5.4.1 Rầy nâu 13

2.5.4.2 Sâu cuốn lá 13

2.5.4.3 Bệnh đạo ôn 13

2.5.4.4 Bệnh cháy bìa lá, sọc trong do vi khuẩn 14

2.6 Cỏ dại hại lúa và một số biện pháp phòng trừ 14

2.6.1 Phòng cỏ dại 14

2.6.2 Một số biện pháp trừ các loại cỏ dại phổ biến trên ruộng lúa 14

2.7 Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên lúa ở ĐBSCL hiện nay 15

2.8 Tình hình nhập khẩu phân bón tại việt nam 16

2.9 Biện pháp khắc phục tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam 17

2.10 Quy trình sử dụng hóa chất nông nghiệp trên lúa 18

2.10.1 Thuốc BVTV 18

2.10.2 Phân bón 19

Trang 9

2.11 Tổng quan các kết quả nghiên cứu về tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trên

lúa 23

Chương 3 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm 24

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 24

3.2 Điều kiện khí hậu thời tiết vụ đông xuân tỉnh Đồng Tháp trong 10 năm 25

3.3 Vật liệu nghiên cứu 25

3.4 Nội dung đề tài 26

3.5 Phương pháp điều tra 26

3.6 Cơ sở chọn hộ điều tra khảo sát thu thập số liệu 26

3.7 Phương pháp xử lý số liệu 26

Chương 4 Kết quả và thảo luận 27

4.1 Kết quả điều tra về kinh tế xã hội các hộ điều tra 27

4.2 Kết quả điều tra sơ bộ về hiện trạng sản xuất lúa ở các hộ điều tra 28

4.2.1 Diện tích đất trồng lúa 28

4.2.2 Kinh nghiệm sản xuất lúa 29

4.2.3 Năng xuất lúa các hộ điều tra 30

4.3 Kỹ thuật canh tác 31

4.4 Nguồn giống, thời gian sinh trưởng, nguồn nước, và số lần tưới nước trên lúa vụ Đông Xuân 2010 – 2011 32

4.5 Tình hình sử dụng các loại thuốc xử lý giống tại các hộ điều tra 33

4.6 Tình hình sử dụng các loại thuốc trừ cỏ tại các vùng điều tra 34

4.7 Tình hình sử dụng phân bón tại các hộ điều tra 34

4.7.1 Tình hình sử dụng các loại phân bón thúc tại các hộ điều tra 36

4.7.2 Tình hình sử dụng các loại phân bón lót tại các hộ điều tra 36

4.8 Tình hình bón thúc các loại phân trên lúa tại các hộ điều tra 39

Trang 10

4.9 Tình hình sâu bệnh hại và sinh vật gây hại trên lúa tại các hộ điều tra 40

4.10 Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên lúa tại các hộ điều tra 42

4.11 Tình hình sử dụng chất điều hòa sinh trưởng tại các hộ điều tra 49

4.12 Tình hình sử dụng thuốc diệt ốc bưu vàng tại các hộ điều tra 50

4.13 Tình hình sử dụng thuốc diệt chuột tại các hộ điều tra 51

4.14 Tình hình sử dụng số loại thuốc BVTV trên lúa tại các hộ điều tra 51

4.15 Chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế 52

4.16 Phân tích S.W.O.T về sản xuất lúa tại vùng điều tra 54

4.17 Đề xuất của nông dân và các hộ sản xuất có hiệu quả kinh tế cao 55

4.18 các hộ nông dân điển hình sản xuất lúa có năng suất cao trong vụ Đông Xuân 2010 – 2011 56

4.19 nhận xét về tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trong sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2010 – 2011 57

Chương 5 Kết luận và đề nghị 58

5.1 Kết luận 58

5.2 Đề nghị 60

Tài liệu tham khảo 61

Phụ lục 63

Trang 11

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1 Số liệu khí tượng vụ Đông Xuân từ năm 2001 đến năm 2010

tỉnh Đồng Tháp 26

Bảng 4.1: Kết quả điều tra về giới tính, tuổi, trình độ văn hóa, dân tộc 28

Bảng 4.2: Diện tích trồng lúa 29

Bảng 4.3: Năng suất lúa 30

Bảng 4.4: Kinh nghiệm sản xuất 31

Bảng 4.5: Cách xạ giống, chuẩn bị đất và lượng giống sạ 32

Bảng 4.6: Nguồn giống, thời gian sinh trưởng, thời vụ gieo trồng, nguồn nước và số lần tưới nước trên lúa 33

Bảng 4.7: Tình hình sử dụng các loại thuốc xử lý giống 34

Bảng 4.8: Tình hình sử dụng thuốc trừ cỏ tại các vùng điều tra 35

Bảng 4.8: Tình hình sử dụng thuốc trừ cỏ tại các vùng điều tra (tt) 36

Bảng 4.9: Tình hình sử dụng phân bón lót tại các hộ điều tra 37

Bảng 4.10: Tình hình sử dụng phân Ure và Clorua Kali tại các hộ điều tra 37

Bảng 4.11: Tình hình sử dụng phân NPK và DAP tại các hộ điều tra 38

Bảng 4.12: Thời gian bón thúc các loại phân trên lúa tại các hộ điều tra 40

Bảng 4.13: Tình hình sâu hại trên lúa tại các hộ điều tra 41

Bảng 4.14: Tình hình bệnh hại và sinh vật gây hại trên lúa tại các hộ điều tra 42

Bảng 4.15: Loại cỏ dại phổ biến trên lúa trong vụ đông xuân 2010 – 2010 42

Bảng 4.16: Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu trên lúa tại các hộ điều tra 44

Bảng 4.16: Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu trên lúa tại các hộ điều tra (tt) 45

Bảng 4.16: Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu trên lúa tại các hộ điều tra (tt) 46

Trang 12

Bảng 4.17: Tình hình sử dụng thuốc trừ bệnh trên lúa tại các hộ điều tra 46

Bảng 4.17: Tình hình sử dụng thuốc trừ bệnh trên lúa tại các hộ điều tra (tt) 47

Bảng 4.17: Tình hình sử dụng thuốc trừ bệnh trên lúa tại các hộ điều tra (tt) 48

Bảng 4.17: Tình hình sử dụng thuốc trừ bệnh trên lúa tại các hộ điều tra (tt) 49

Bảng 4.18: Tình hình sử dụng chất điều hòa sinh trưởng 50

Bảng 4.19: Tình hình sử dụng thuốc diệt ốc 51

Bảng 4.20: Tình hình sử dụng thuốc diệt chuột 52

Bảng 4.21: Tình hình sử dụng số loại thuốc trừ bệnh trên lúa tại các hộ điều tra 52

Bảng 4.22: Tình hình sử dụng số loại thuốc trừ sâu trên lúa tại các hộ điều tra 53

Bảng 4.23: Chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế (ĐVT: 1000đ/ha) 53

Bảng 4.24: Chi phí sản xuất hóa chất nông nghiệp trong sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2010 – 2011 54

Bảng 4.25: Chi phí lao động trong sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2010 – 2011 (ĐVT: 1000đ/ha) 55

Bảng 4.26: Đề xuất của nông dân 56

Trang 13

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp 19 Hình 4.1 Phân tích S.W.O.T 55

Trang 14

HCNN: Hóa chất nông nghiệp

N: Số ngày có mưa trong tháng (ngày)

R: Tổng lượng mưa tháng (mm)

Rx: Lượng mưa ngày cao nhất trong tháng (mm)

S: Tổng số giờ nắng tháng (giờ)

TGST: Thời gian sinh trưởng

Tm: Nhiệt độ không khí tối thấp tuyệt đối (oC)

Tmtb: Nhiệt độ không khí tối thấp trung bình tháng (oC)

Ttb: Nhiệt độ không khí trung bình tháng (oC)

Txtb: Nhiệt độ không khí tối cao trung bình tháng (oC)

Tx: Nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối (oC)

Utb: Độ ẩm không khí trung bình tháng (%)

Trang 15

là một trong những thành tựu đó

Tuy nhiên, người ta cũng nhận ra rằng HCNN không chỉ nhằm mục đích nâng cao sản lượng lương thực và giảm chi phí sản xuất mà nó cũng còn là một trong những thủ phạm chính góp phần làm suy thoái môi trường đất, gây ô nhiễm nguồn nước, gây ra

sự suy giảm đa dạng sinh học và ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sức khỏe cộng đồng

Ở nước ta, riêng về nhu cầu phân bón vô cơ năm 2010 khoảng 9,1 triệu tấn, trong khi đó lượng phân bón được sản xuất trong nước chỉ đạt khoảng 5,6 triệu tấn (khoảng 61,5%) Bên cạnh đó, từ năm 2000 đến nay, trung bình mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng trên 30.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) thành phẩm Mặc dù, lượng thuốc BVTV được sử dụng ở nước ta còn ít (trung bình từ 0,5 - 1,0 kg/ha/năm) nhưng

ở nhiều nơi đã phát hiện dư lượng thuốc BVTV gốc Chlor hữu cơ và Phosphor hữu cơ trong đất, nước và cả trong bùn đáy với nồng độ tương đối cao ĐBSCL là một vựa lúa lớn nhất nước ta, trung bình hàng năm lượng HCNN được sử dụng khoảng 405.000 tấn, trong đó thuốc BVTV được sử dụng khoảng 8.200 tấn và phân bón hóa học chiếm gần 397.000 tấn (Tổng cục Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010)

Trang 16

Tuy nhiên, việc sử dung hóa chất nông nghiệp cho cây lúa của người dân tại huyện Tam Nông hiện nay có nhiều tích cực nhưng cũng có nhiều hạn chế, đã ảnh hưởng rất nhiều đến tất cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội – môi trường - con người của địa phương Vì thế, việc sử dụng hóa chất nông nghiệp như thế nào để có kinh tế cao

và đảm bảo an toàn về môi trường cho toàn xã hội và chính người nông dân thì lại đang là vấn đề rất cần được quan tâm

Nhận thức được vấn đề quan trọng trên nên tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình hình

sử dụng hóa chất nông nghiệp trong sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2010-2011 tại huyện

1.2.2 Yêu cầu

Điều tra thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc

sử dụng hóa chất nông nghiệp trên lúa vụ đông xuân 2010 – 2011 tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

Nắm tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trên lúa của các hộ nông dân tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

Xác định thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong sản xuất lúa của các hộ nông tại địa phương

Tìm hiểu những vấn đề tồn tại trong quá trình sử hóa chất nông nghiệp của người nông dân trên địa bàn huyện

Trang 17

Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm năng cao hiệu quả sử dụng hóa chất nông nghiệp

1.3 Giới hạn đề tài

Đề tài thực hiện từ ngày 15 tháng 02 năm 2011 đến 15 tháng 06 năm 2011 vào thời điểm này thì vụ lúa Đông Xuân 2010 - 2011 đã thu hoạch nên việc điều tra trực tiếp trên đồng ruộng không thể tiến hành điều tra Đề tài được thực hiện điều tra trên giống lúa VD 20, Jasmine 85 và IR50404 tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

Trang 18

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Sơ lược về cây lúa

2.1.1 Nguồn gốc

Về nguồn gốc cây lúa (Oryza sativa) đã có nhiều tác giả đề cập đến nhưng cho tới nay

vẫn chưa có những dữ liệu chắc chắn và thống nhất Có một điều là lịch sử cây lúađã

có từ lâu và gắn liền với lịch sử phát triển của nhân dân Châu Á Trong các loài lúa

dại, loài Oryza sativa được xem là tổ tiên của loài lúa trồng hiện nay

2.1.2Các vùng sinh thái trồng lúa tại Việt Nam

Vùng đồng bằng Sông Hồng: Gồm các tỉnh thành Hà nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình có diện tích 1153,2 nghìn hecta, năng suất 58,9 tạ.ha-1 đạt sản lượng 1153,2 nghìn tấn (Trần Thị Dạ Thảo, 2010)

Vùng trung du và miền núi phía bắc: Gồm các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, phú thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn la, hòa bình có diện tích 658,8 nghìn hecta, năng suất 44,1 tạ.ha-1

đạt sản lượng 2903,9 nghìn tấn(Trần Thị Dạ Thảo, 2010)

Vùng bắc trung bộ và duyên hải miền trung gồm các tỉnh thành Thanh Hóa, Nghệ

An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Đình, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận có diện tích 1210,3 nghìn hecta, năng suất 50,5 tạ.ha-1 đạt sản lượng 6114,9 nghìn tấn(Trần Thị Dạ Thảo, 2010)

Trang 19

Vùng Tây Nguyên gồm các tỉnh thành Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng

có diện tích 211,3 nghìn hecta, năng suất 44,3 tạ.ha-1 đạt sản lượng 935,2 nghìn tấn(Trần Thị Dạ Thảo, 2010)

Vùng đồng bằng Sông Cửu Long gồm các tỉnh thành Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau có diện tích 3858,9 nghìn hecta, năng suất 53,6 tạ.ha-1 đạt sản lượng 20669,5 nghìn tấn (Trần Thị Dạ Thảo, 2010)

Vùng Đông Nam Bộ gồm các tỉnh thành Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa–Vũng Tàu có diện tích 307,7 nghìn hecta, năng suất 42,8 ta.ha-1 đạt sản lượng 1316,1 nghìn tấn (Trần Thị Dạ Thảo, 2010)

2.2 Yêu cầu sinh thái

2.2.1 Nhiệt độ và ẩm độ

Nhiệt độ có tác dụng quyết định đến tốc độ sinh trưởng của cây lúa nhanh hay chậm, tốt hay xấu Trong phạm vi giới hạn (20 - 30oC), nhiệt độ càng tăng cây lúa phát triển càng mạnh Nhiệt độ trên 40oC hoặc dưới 17oC thì cây lúa tăng trưởng chậm lại Dưới 13oC cây lúa ngừng sinh trưởng, nếu kéo dài 1 tuần lễ cây lúa sẽ chết Phạm vi nhiệt độ mà cây lúa có thể chịu đựng được và nhiệt độ tối hảo thay đổi theo giống lúa, giai đoạn sinh trưởng, thời gian bị ảnh hưởng là tình trạng sinh lý của cây lúa

Nhiệt độ thấp làm giảm hoặc ngưng hẳn sự nẩy mầm của hạt, làm mạ chậm phát triển, cây mạ ốm yếu, lùn lại, lá bị mất màu, trỗ trễ, bông bị nghẹn, phần chót bông bị thoái hóa, sự thụ phấn bị đình trệ, khả năng bất thụ cao, hạt lép nhiều và chín kéo dài bất thường các giống lúa khác nhau phản ứng với nhiệt độ thấp khác nhau

Ở nhiệt độ cao chót lá bị khô trắng, trên lá có những dãy và đốm bị mất màu, nở bụi kém, chiều cao giảm, số hạt trên bông giảm, bông lúa bị trắng, hạt thoái hóa nhiều, hạt bất thụ cao, hạt chắc giảm

Trang 20

2.2.2 Ánh sáng

Ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển và phát dục của cây lúa.Lúa

là cây ngắn ngày nên quang kỳ tối hảo của lúa biến thiên từ 9 - 10 giờ Quang kỳ dài hay ngắn hơn quang kỳ tối hảo đều làm chậm sự trổ bông Và bức xạ mặt trời ảnh hưởng lớn đến các giai đoạn sinh trưởng khác nhau và năng suất lúa, đặc biệt ở các giai đoạn sau

Giai đoạn lúa non: Nếu thiếu ánh sáng cây lúa sẽ ốm yếu, màu lá từ xanh nhạt chuyển sang màu vàng, lúa không nở bụi được

Thời kì phân hóa đòng: Nếu thiếu ánh sáng thì bông lúa sẽ ngắn, ít hạt và hạt nhỏ, hạt thoái hóa nhiều, dễ bị sâu bệnh phá hại

Thời kì lúa trổ: Nếu thiếu ánh sáng sự thụ phấn, thụ tinh vị trở ngại làm tăng số hạt lép, giảm số hạt chắc và hạt phát triển không đầy đủ (hạt lửng), đồng thời cây có khuynh hướng vươn lóng dễ bị đổ ngã

Giai đoạn lúa chín: Nếu ruộng lúa khô nước, nhiệt độ không khí cao, ánh sáng mạnh thì lúa chín nhanh và tập trung hơn; ngược lại thời gian chín sẽ kéo dài

2.2.3 Lượng mưa

Trong điều kiện thủy lợi chưa hoàn chỉnh, lượng mưa là một trong những yếu tố khí hậu có tính chất quyết định việc hình thành các vùng trồng lúa và các vụ lúa trong năm.Trong mùa mưa ẩm, lượng mưa cần thiết cho cây trung bình là 6 - 7 mm.ngày-1

và 8 - 9mm.ngày-1 trong mùa khô nếu không có nguồn nước khác bổ sung

2.2.4 Đất

Đất trồng lúa cần giàu dinh dưỡng, nhiều hữu cơ, tơi xốp, thoáng khí, khả năng giữ nước, giữ phân tốt, tầng canh tác dầy để bộ rễ ăn sâu, bám chặt vào đất, và huy động nhiều dinh dưỡng nuôi cây Loại đất thịt hay đất thịt pha sét, ít chua hoặc trung tính (pH=5,5-7,5) là thích hợp đối với cây lúa Tuy nhiên, muốn trồng lúa đạt năng suất cao, đất ruộng bằng phẳng và chủ động nước Trong thức tế, có những giống lúa có thể

Trang 21

thích nghi được trong những điều kiện đất đai khắc nghiệt (như: Phèn, mặn,khô hạn, ngập úng) rất tốt

2.3 Giá trị kinh tế của cây lúa

Lúa là một cây lương thực quan trọng trên thới giới, đặc biệt là ở các nước Đông Nam Á Mặt hàng gạo được tiêu dùng trong nước và xuất khẩu qua nhiều nước trên thới giới

2.3.1 Cung cấp lương thực cho người

Thành phần dinh dưỡng của gạo gồm: Tinh bột chiếm 80-90 %; hàm lượng amylose trung bình từ 26 -28 % Dầu ít nhất có 0,5 % bị mất trong quá trình chế biến xay xát thành cám (trong cám có 14 % dầu, 10 - 13 % protein), hàm lương protein trung bình trong các giống lúa trước đây là 6 -7 % gần đây trong việc tạo giống lúa mới, người ta đã nâng hàm lượng protein trung bình là 10,5 % Ngoài ra còn có vitamin đặc biệt là ở cám có nhiều B1, B2, PP

2.3.2 Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp

Ngoài việc cung cấp lương thực cho con người Gạo còn dùng nấu rượu bia trong các công ty, xí nghiệp hay trong gia đình

2.3.3 Cung cấp thức ăn cho gia súc

Rơm rạ là thức ăn cho trâu bò Cám là thức ăn cho gia súc (heo, gà, vịt) vì có nhiều protein, đặc biệt có hàm lương lân hữu cơ nhiều như phytyl, leucytyl rất cần cho gia súc nhỏ

2.3.4 Lúa là nguồn hàng hóa xuất nhập khẩu

Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu gạo hơn 4 triệu tấn.năm-1 Trong số này chỉ có 30%

là hạt gạo dài có 5 % tấn Giá xuất khẩu hiện nay là 140 USD.tấn-1 tại cảng xuất Gạo Việt Nam thuộc loại thường ít được giá trên thị trường thế giới, nhất là khách hàng khó tính Nhật, Tây Âu, Bắc Mỹ Tuy nhiên Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ

Trang 22

3 trên thế giới sau Thái Lan và Hoa Kỳ Chính vì vậy mà Việt Nam sẽ có ảnh hưởng rất đáng kể trên thị trường gạo thế giới

2.4Tổng quan về các giống lúa điều tra

2.4.1 Giống lúa VD 20 (OMĐS 20)

2.4.1.1 Nguồn gốc

Tác giả và cơ quan tác giả: Nguyễn Văn Luật và ctv: Lê Thị Dự, Lê An Ninh, Nguyễn Thị Tâm, Bùi Chí Bửu – Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long Nguồn gốc và phương pháp: Giống VD 20 có nguồn gốc từ Đài Loan, được tuyển chọn theo phương

pháp chọn đầu dòng và so sánh các dòng triển vọng

2.4.1.2Đặc điểm chủ yếu của giống VD 20

Giống có TGST ngắn từ 100 – 115 ngày, có thể trồng nhiều vụ trong năm Thuộc dạng hình thâm canh thấp Chiều cao cây 105 – 115 cm, số hạt chắc/ bông khá cao (100 – 120), tỉ lệ lép 15 – 22 % Khối lượng 1.000 hạt 21 gram, hạt gạo ngắn (5,8 – 6,4 cm), màu sắc vỏ trấu vàng, có sọc; bạc bụng cấp 0 Tỉ lệ gạo nguyên cao (trên 45%); hàm lượng amylose thấp đến trung bình (18,4%); gạo có chất lượng cao cấp, thơm, dẻo phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Năng suất đạt 3 - 4 tấn.ha-1 trong

vụ Hè Thu và 4 – 5 tấn.ha-1 trong vụ Đông Xuân Năng suất cao nhất có thể đạt 6 tấn.ha-1 Giống nhiễm rầy nâu (cấp 7) và hơi nhiễm bệnh đạo ôn (cấp 5)

2.4.1.3Yêu cầu kỹ thuật

Giống có thích nghi rộng với nhiều vùng sinh thái và có ưu thế cao hơn trong

vụ Đông Xuân so với vụ Hè Thu; có thể gieo trồng được trên đất phèn nhẹ VD 20 được sản xuất rộng ở Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Long An

2.4.2 Giống lúa Jasmine 85

2.4.2.1 Nguồn gốc

Tác giả và cơ quan tác giả: Đỗ Khắc Thịnh, Đào Minh Xô, Trương Thị Hoài Nam và Trần Tiến Khai – Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam Nguồn gốc: Jasmine 85 (Dòng lai IR 841-85) được chọn tạo từ tổ hợp lai Pata/ TN 1// Khao

Trang 23

dawk Mali của Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế Phương pháp chọn lọc: Chọn lọc làm thuần giống, đưa ra khảo nghiệm và sản xuất thử từ năm 1993

2.4.2.2Đặc điểm chủ yếu của giống lúa Jasmine 85

Thời gian sinh trưởng trong vụ Đông Xuân từ 95 -102 ngày, vụ Hè Thu 100 –

108 ngày; chiều cao cây 85 – 90 cm, khá cứng cây, đẻ nhánh trung bình, lá đòng thẳng; khối lượng 1.000 hạt khoảng 26 – 27 gram Hạt gạo dài 7,2 – 7,6 mm, trong suốt, không bạc bụng, mạt gạo đẹp; hàm lượng amylose trung bình (20 – 21 %), độ hóa hồ cấp 5, cơm mềm, dẻo có mùi thơm đặc trưng Năng suất trung bình trong vụ Đông Xuân từ 5 – 8 tấn.ha-1; vụ Hè Thu 3,5 – 4,5 tấn.ha-1 Jasmine 85 nhiễm rầy nâu, nhiễm bệnh đạo ôn và bệnh cháy bìa lá; ít chịu phèn, hạn và nhập úng

Thời vụ gieo trồng thích hợp nhất là vụ Đông Xuân Phạm vi phân bố: Thích hợp vùng đất phù sa ngọt ở ĐBSCL hoặc đất xám vùng Đông Nam bộ; phù hợp sản xuất gạo đặc sản cho tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu Lưu ý trong sản xuất: Giống Jasmine 85 nhiễm nặng cả rầy nâu và bệnh đạo ôn, không nên bố trí cơ cấu quá lớn trong sản xuất; áp dụng biện pháp thâm canh tổng hợp, kết hợp sử dụng giống xác nhận để đảm bảo năng suất và chất lượng lúa

2.4.3 Giống lúa IR 50404

2.4.3.1 Nguồn gốc

Giống IR 50404 được chọn lọc từ tập đoàn giống nhập nội của Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế Được công nhận giống chính thức theo Quyết định số 126 QĐ/BNN-KHCN, ngày 21 tháng 5 năm 1992 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

2.4.3.2Đặc điểm chủ yếu của giống lúa IR 50404

Thời gian sinh trưởng 85 - 90 ngày Chiều cao cây: 85 - 90 cm Khả năng chống

đổ kém Thích nghi rộng trên nhiều vùng đất phù sa đến phèn trung bình, Canh tác được cả 3 vụ trong năm

Hơi nhiễm Rầy nâu và Đạo ôn Nhiễm nhẹ với bệnh Vàng lá Nhiễm vừa với bệnh Khô vằn Năng suất: Vụ Đông Xuân 6 - 8 tấn.ha-1, vụ Hè Thu 5 - 6 tấn.ha-1.Hạt

Trang 24

gạo bầu, bạc bụng Khô cơm.Hàm lượng amylose (%): 26,0 Trọng lượng 1000 hạt

22 - 23g.Chiều dài hạt trung bình: 6,74 mm

2.4.3.3Đặc điểm chủ yếu của giống lúa IR 50404

Giống lúa IR 50404 là giống thích nghi rộng, không kén đất, dễ canh tác.Chống chịu phèn trung bình, chịu phân Tuy nhiên chất lượng gạo kém, gạo bị bạc bụng nhất

là vụ hè thu và gần đây do lưu tồn trong dân quá lâu không được phục tráng nên bị thoái hóa, nhiễm bệnh đạo ôn, rầy nâu

2.5 Tình hình sâu bệnh hại trên lúa tại huyện Tam Nông và một số loại thuốc bảo

vệ thực vật phòng trị sâu bệnh hại (Nguồn:Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Đồng Tháp

năm 2010 - 2011)

2.5.1 Tình hình sâu hại

2.5.1.1 Rầy nâu (Nivaparvata lugens)

Diện tích ruộng lúa bị nhiễm rầy nâu là 3.397 hecta.Trong đó:

Có 1.440 hecta diện tích bị nhiễm với mật số 100 - 300 con/m2,rầy nâu tuổi 3 - 4 gây hại lúa vào giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng

Có 1.427 hecta diện tích bị nhiễm với mật số 300 - 750 con/m2, rầy nâu tuổi 3 - 4 gây hại lúa vào giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng

Có 530 hecta diện tích bị nhiễm với mật số 750 - 1.500 con/m2, rầy nâu tuổi 3 - 4 gây hại lúa vào giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng

2.5.1.2 Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis)

Diện tích ruộng lúa bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ là 720 hecta Trong đó:

Có 590 hecta diện tích bị nhiễm với mật số 15 - 25 con/m2, sâu cuốn lá nhỏ tuổi

2 - 3, gây hại lúa vào giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng

Có 130 hecta diện tích bị nhiễm với mật số 25 - 50 con/m2, sâu cuốn lá nhỏ tuổi

2 - 3, gây hại lúa vào giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng

Trang 25

2.5.1.3 Bọ xít hôi (Leptocorisa acuta)

Diện tích ruộng lúa bị nhiễm bọ xít hôi là 50 hecta, bị nhiễm với mật số 2 - 5 con/m2, bọ xít hôi ở tuổi trưởng thành gây hại lúa vào giai đoạn trỗ

2.5.2 Tình hình bệnh hại

2.5.2.1Bệnh đạo ôn lá (do nấm Pirycularia oryzae)

Diện tích ruộng lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn là 1.095 hecta Trong đó:

Có 815 hecta diện tích ruộng lúa bị nhiễm chiếm tỷ lệ 5 – 10 %, cấp 1 - 3, gây hại lúa

vào giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng

Có 280 hecta diện tích ruộng lúa bị nhiễm chiếm tỷ lệ 10 – 20 %, cấp 1 - 3, gây hại lúa vào giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng

2.5.2.2 Bệnh cháy bìa lá (do vi khuẩn Xanthomonas oryzae)

Diện tích ruộng lúa bị nhiễm bệnh cháy bìa lá là 320 hecta Trong đó:

Có 220 hecta diện tích ruộng lúa bị nhiễm chiếm tỷ lệ 5 – 20 %, cấp 1 - 3, gây hại lúa vào giai đoạn đẻ nhánh và trỗ

Có 100 hecta diện tích ruộng lúa bị nhiễm chiếm tỷ lệ 20 – 30 %, cấp 1 - 3, gây hại lúa vào giai đoạn đẻ nhánh và trỗ

2.5.2.3 Bệnh đốm nâu (do nấm Bipolaris oryzae)

Diện tích ruộng lúa bị nhiễm bệnh đốm nâu là 230 hecta Trong đó có 230 hecta diện tích ruộng lúa bị nhiễm chiếm tỷ lệ 5 – 10 %, cấp 1 - 3, gây hại lúa vào giai đoạn đẻ nhánh

và trỗ

2.5.2.4Bệnh khô vằn(do nấm Rhizoctonia solani)

Diện tích ruộng lúa bị nhiễmbệnh khô vằn là 95 hecta, chiếm tỷ lệ 5 – 10 %, cấp

1 - 3, gây hại lúa vào giai đoạn làm đòng

Trang 26

2.5.2.5Bệnh lem lép hạt (do nấm Alternaria, Curvularia, Fusarium, Pyricularia,

Helminthosporium, Vi khuẩn Pseudomonas)

Diện tích ruộng lúa bị nhiễm bệnh lem lép hạt là 140 hecta Trong đó:

Có 110 hecta diện tích ruộng lúa bị nhiễmchiếm tỷ lệ 5 – 10 %, cấp 1 - 3, gây hại lúa vào giai đoạn trỗ

Có 30 hecta diện tích ruộng lúa bị nhiễm chiếm tỷ lệ 10 – 20 %, cấp 1 - 3, gây hại lúa vào giai đoạn trỗ

2.5.2.6 Bệnh đạo ôn cổ bông (do nấm Pyricularia Oryzae)

Diện tích ruộng lúa bị nhiễmbệnh đạo ôn cổ bông là 20 hecta, chiếm tỷ lệ 2–5 %, gây hại lúa vào giai đoạn trỗ

2.5.2.7 Bệnh sọc trong (do Vi khuẩn Pseudomonas)

Diện tích ruộng lúa bị nhiễm bệnh sọc trong là 5 hecta, chiếm tỷ lệ 5–10 %, cấp 1-3, gây hại lúa vào giai đoạn làm đòng

2.5.2.8 Bệnh vàng lá(do Vi khuẩn Pseudomonas)

Diện tích ruộng lúa bị nhiễm bệnh vàng lá là 20 hecta, chiếm tỷ lệ 5-10 %, cấp 1 - 3, gây hại lúa vào giai đoạn làm đòng và trỗ

2.5.2.9 Bệnh lúa cỏ(vi rút Rice Ragged Stunt Virus)

Diện tích ruộng lúa bị nhiễm bệnh lúa cỏ là 50 ha, chiếm tỷ lệ 3 – 5 %, cấp 1 - 3, gây hại lúa vào giai đoạn làm đòng và trỗ

2.5.3 Tình hình dịch hại khác

Chuột(Rattus argentiventer)

Diện tích ruộng lúa bị chuột gây hại là 15 hecta, chiếm tỷ lệ 2 – 5 %, gây hại lúa vào giai đoạn làm đòng và trỗ

Trang 27

2.5.4Các biện pháp phòng trị sâu bệnh hại phổ biến

2.5.4.1 Rầy nâu(Nivaparvata lugens)

Biện pháp phòng trị:

Bón phân cân đối giữa Đạm - Lân - Kali

Nên thăm đồng thường xuyên, nếu thấy rầy xuất hiện nên đưa nước vào ruộng (lên khoảng 2/3 cây lúa) để hạn chế rầy chích hút và nở trứng Đồng thời giúp dễ dàng phun xịt khi mật số cao

Nếu mật số rầy cao trên 3 con/tép, tuổi rầy 2 - 3 có thể xử lý bằng một trong các

loại thuốc như: Apolo 10WP (Buprofezin), Applaud 10WP (Buprofezin), Map – Judo

25WP (Buprofezin) , Admire 50EC (Imidacloprid), Sectox 100WP(Imidacloprid), Oshin 20WP(Dinotefuran), Chess 70WG (Pymetrozine).Khi sử dụng thuốc phải tuân

thủ nguyên tắc 04 đúng

2.5.4.2 Sâu cuốn lá(Cnaphalocrocis medinalis)

Biện pháp phòng trị: Hạn chế phun thuốc trừ sâu trước 40 ngày vì không ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa Nếu mật số sâu cao có thể phun một số loại thuốc như:

Regent 800WG(Fipronil); Karate 2,5EC (Lambda –cyhalothrin); Padan 95SP(Cartap)

2.5.4.3 Bệnh đạo ôn (do nấm Pirycularia oryzae))

Do thời tiết lạnh, đêm và sáng sớm có sương mù, đa số diện tích lúa đang giai đoạn

đẻ nhánh, làm đòng là điều kiện thích hợp cho bệnh phát sinh phát triển nên diện tích

và mức nhiễm sẽ tăng, những ruộng gieo trồng giống nhiễm, sạ dầy, bón thừa phân đạm có thểbị hại nặng

Biện pháp phòng trị:

Bón phân cân đối Đạm - Lân - Kali

Thăm đồng thường xuyên, khi phát hiện bệnh thì ngưng ngay việc bón phân qua gốc và qua lá, không để ruộng khô nước Có thể phun một số loại thuốc đặc trị như:

Beam 75WP (Tricyclazole), Fuan 40EC (Isoprothiolane), Trizole 75WP

Trang 28

(Tricyclazole), Flash 75WP (Tricyclazole), Filia 525SE (Propiconazole +

Tricyclazole)

2.5.4.4 Bệnh cháy bìa lá, sọc trong(do Vi khuẩn Pseudomonas)

Tiếp tục gây hại phổ biến ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đọan đòng trỗ, những ruộng gieo sạ giống nhiễm như Jasmine, VD 20, nếp, OM 4900 Có thể bị hại nặng

Biện pháp phòng trị:

Bón phân cân đối Đạm - Lân - Kali

Thăm đồng thường xuyên, khi phát hiện bệnh có thể phun một số loại thuốc như:

Starner 20WP (Oxolinic acid); Asusu 20WP (Bismerthiazol); Avalon 8WP (Gentamicin Sulfate + Oxytetracycline Hydrocloride); Champion 57,6 DP (Copper

Hydroxide)

Ngoài ra, sâu đục thân, muỗi hànhvàng lá, ngộ độc hữu cơ, lem lép hạt Xuất hiện

và gây hại rải rác hoặc chủ yếu ở mức nhẹ

2.6Cỏ dại hại lúa và một số biện pháp phòng trừ (Nguồn: Chi cục Bảo vệ Thực vật

tỉnh Đồng Tháp)

2.6.1 Phòng cỏ dại

Xử lý hạt giống để loại trừ cỏ dại

Tiêu hủy cỏ dại tránh lây lan qua nguồn nước, nông cụ

Làm đất kỹ, cày phơi ải, trang bằng mặt ruộng

Giữ nước ruộng để ém cỏ

2.6.2 Một số biện pháp trừ các loại cỏ dại phổ biến trên ruộng lúa

Sử dụng thuốc hóa học để trừ cỏ là biện pháp hiệu quả và kinh tế nhất Tùy mục đích, loại cỏ, cây trồng và thời gian sử dụng mà chọn loại thuốc cho phù hợp Cần tuân

Trang 29

thủ theo nguyên tắc bốn đúng khi sử dụng thuốc Thuốc trừ cỏ được chia thành hai nhóm lá:

Thuốc tiền nảy mầm: Là sử dụng thuốc trừ cỏ ngay sau sạ từ 1 – 3 ngày, có khả

năng diệt trừ cả 3 nhóm cỏ trên ruộng như : Meco 60EC (Butachlor), Sofit 300ND (Pretilachlor + Fenclorim)

Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm sớm và hậu nảy mầm: Sử dụng khi cây lúa đã có lá (2 – 7 lá) hoặc 20 ngày sau sạ Tùy từng loại thuốc có thời gian sử dụng và phổ tác động khác nhau như :

 Trừ được cả 3 nhóm cỏ: Sirius 10WP (Pyrazosulfuron Ethyl), Nominee 10SC (Bispyribac – Sodium), Star 10WP (Pyrazosulfuron Ethyl), Saco 60EC (Butachlor), Pyanchor 3EC (Pyribenzoxim)

 Trừ cỏ lồng vực (Echinochloa colona) và cỏ đuôi phụng(Leptochloa chinensis):

(Fenoxaprop-P-Ethyl), Clincher 10EC (Cyhalofop-butyl).Nominee Whips

10SC(Fenoxaprop-p-ethyl 69g/l + Bispyribac-sodium 100g/L)

 Trừ cỏ chác lác và cỏ lá rộng: Sunrice 15WDG (Ethoxysulfuron), CO 2.4 D 80WP (2.4D), Anco 720DD (2.4 D), Zico 70SL (2.4 D), Ally 20DF (Metsulfuron

Methyl), Almix 20WP (Chlorimuron Ethyl + Metsulfuron Methyl), Logran 20WG

(Triasulfuron)

Quản lý tốt mực nước trong ruộng sẽ giúp tăng hiệu quả thuốc trừ cỏ và hạn chế cỏ phát sinh

Làm cỏ bằng tay là biện pháp bổ sung để đảm bảo ruộng sạch cỏ

2.7 Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên lúa ở ĐBSCL hiện nay

Ở Việt Nam, theo thống kê của Viện Bảo Vệ Thực Vật Việt Nam, năm 1990 lượng thuốc BVTV ở Việt Nam từ 10.300 tấn lên 33.000 tấn đến năm 2003 tăng lên 45.000 tấn và năm 2005 đã là 50.000 tấn Bên cạnh đó, có nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật

Trang 30

nằm trong danh mục cấm nhưng vẫn lưu hành trên thị trường ước còn khoảng

15 – 20 % tổng lượng thuốc BVTV đang được sử dụng Sự lạm dụng hóa chất và sử dụng những loại thuốc BVTV cực độc đã làm cho độ màu mỡ của đất sút giảm, các loài sinh vật có ích bị ảnh hưởng dần dần đất cạn kiệt chất dinh dưỡng và trở thành đất

hoang hóa (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường, Phương Liễu, 2006)

ĐBSCL là vùng sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp cao nhất nước, kết quả điều tra cho thấy các xã ở Đồng Bằng Sông Hồng chỉ sử dụng 9 - 16 loại trong khi đó ĐBSCL có đến 16 - 35 loại, kể cả các loại thuốc cấm như Wofatox, Monitor được nhập lậu từ nước ngoài vào cũng được sử dụng (Theo Radio the voice of

VietNam, 2005)

Sản xuất nông nghiệp hiện nay, đang đứng trước tình trạng dịch bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá ngày càng tăng ở ĐBSCL Tỉnh Đồng Tháp 11.000 ha bị nhiễm bệnh trước tình hình trên tỉnh Đồng Tháp đã ứng trước 70.000 chai thuốc cấp phát cho nông dân phun xịt, tỉnh An Giang có 342 ha bị nhiễm bệnh ở mức độ 30%, tỉnh Sóc Trăng bệnh vành lùn và lùn xoắn lá vẫn tiếp tục gia tăng có 39.747ha bị nhiễm Do đó việc sử dụng thuốc BVTV có chiều hướng tăng lên (Theo tuổi trẻ, 2006)

Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế người nông dân chỉ chú trọng đến năng xuất, sử dụng bao đê khép kín đã làm cho dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tích trử trên đồng ruộng, thâm canh tăng vụ chạy theo lợi nhuận nên đã sử dụng phân bón thuốc bảo vệ thực vật ngày càng tăng, mặt dù hiện nay đã có những chương trình như: ba giảm ba tăng, biện pháp phát trừ dịch hại tổng hợp.Nhưng tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không giảm Đối với các đối tượng như ốc bưu vàng, cỏ dại người nông dân hiện nay đều sử dụng các loại thuốc để phòng trừ và các loại đều có tính lưu tồn trên đồng ruộng, khi nước trên đồng đổ ra ngoài sông hòa theo dòng chảy đã làm nguồn nước tại nơi đó bị ô nhiễm (Phương Nghi, 2007)

2.8 Tình hình nhập khẩu phân bón tại Việt Nam

Phân bón là một trong những nhân tố chính làm tăng năng suất cây trồng để Ở nước ta năm 2010 phân Ure nhập về nhiều nhất với 207.374 tấn, trị giá 65.715.398

Trang 31

USD, chiếm 40,98 % tổng lượng phân bón nhập của cả nước, tăng 180,14 % về lượng

và 147,69 % về trị giá so với năm 2009 Kế đến là phân SA với lượng nhập 152,9 nghìn tấn, trị giá 20,45 triệu USD tăng gấp hơn 5 lần về lượng và hơn 6 lần về trị giá

so với cùng kỳ năm 2009 (Nguồn : Bộ Công thương)

Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân DAP, với lượng nhập trong tháng là 58,14 nghìn tấn, trị giá 23,88 triệu USD, giảm 2,27 % về lượng và 0,49 % về trị giá so với tháng 1/2009; phân NPK trong tháng nhập 27.581 tấn, trị giá 9.628.265 USD tăng 104,30 % về lượng và tăng 80,97 % về trị giá; phân Kali nhập 41.775 tấn, trị giá 18.817.393 USD tăng hơn 4 lần về lượng hơn 2 lần về trị giá so với tháng 1 năm 2009

(Nguồn : Bộ Công thương)

2.9 Biện pháp khắc phục tình hình sử dụng thuốc BVTV tại Việt Nam

Về pháp lý

Nhà nước cần có chế độ ưu đãi, hỗ trợ cho các chương trình sản xuất và ứng dụng các sản phẩm hữu cơ, vi sinh vào công tác phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật Chọn lọc các loại thuốc, dạng thuốc BVTV an toàn có tính chọn lọc cao,

phân giải nhanh trong môi trường

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ thực vật Phối hợp các lực lượng liên ngành trong kiểm tra, kiểm soát việc nhập lậu thuốc BVTV

Về kỹ thuật

Đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, nâng cao hiểu biết của người nông dân trong việc sử dụng thuốc BVTV an toàn và có hiệu quả từ đó giảm lượng thuốc BVTV sử dụng Chú trọng việc thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng Duy trì và mở rộng việc áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp vì chương trình này không chỉ tiết kiệm chi phí cho việc mua thuốc BVTV mà còn góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Trang 32

Nghiên cứu ứng dụng và phát triển các dạng thuốc BVTV mới thân thiện với môi trường, ít ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng Kiên quyết đình chỉ các cơ sở sản xuất, gia công thuốc BVTV có dây truyền công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm

Xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch không dùng phân bón hoá học và thuốc BVTV nhằm nâng cao chất lượng nông sản phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu

Về tuyên truyền huấn luyện

Đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao năng lực quản

lý môi trường, nâng cao nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của những người sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV trong việc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và môi trường

Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật đã quy định rõ: “Tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc BVTV phải bảo đảm an toàn cho người, vật nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường và chịu trách nhiệm về việc sử dụng thuốc BVTV không đúng quy định gây ra” (Khoản 3 Điều 32) Hy vọng rằng việc thực hiện tốt quy định này của Pháp lệnh, việc sử dụng thuốc BVTV không những phù hợp với chiến lược phát triển một nền nông nghiệp sạch và bền vững mà còn hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng xấu của thuốc BVTV đến sức khoẻ cộng đồng và môi trường

2.10 Quy trình sử dụng hóa chất nông nghiệp trên lúa

2.10.1Thuốc BVTV

Để đảm bảo sử dụng thuốc BVTV có hiệu quả, cần thực hiện các biện pháp sau:

1 Trước hết là nên sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết

Cần thường xuyên kiểm tra tình hình dịch hại trên đồng ruộng để quyết định có cần dùng thuốc hay không Không nên phun thuốc định kỳ nhiều lần mà không dựa vào tình hình dịch hại Điều này gây nên sự lãng phí và cũng là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng “kháng thuốc” của dịch hại Việc sử dụng thuốc chỉ thực

Trang 33

sự đạt hiệu quả về mặt kinh tế và kỹ thuật khi sinh vật hại đã phát triển đến ngưỡng gây hại

2 Áp dụng kỹ thuật sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng”

Đúng thuốc: Nên chọn sử dụng loại thuốc có hiệu quả cao với loại dịch hại cần trừ, ít độc hại với người, môi trường và thiên địch Tuyệt đối không sử dụng những loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc không có tên trong danh mục thuốc được phép sử dụng, thuốc đã bị cấm sử dụng, thực hiện đúng các quy định đối với thuốc hạn chế sử dụng

Đúng lúc: Nên sử dụng thuốc khi dịch hại phát triển tới ngưỡng gây hại, khi sâu đang còn nhỏ (tuổi 2, 3) Khi thiên địch đang tích lũy và phát triển, cần thận trọng trong việc dùng thuốc Không phun thuốc khi trời đang nắng nóng, khi đang có gió lớn, sắp mưa, khi cây đang nở hoa thụ phấn

Đúng liều lượng và nồng độ: Lượng thuốc cần dùng cho một đơn vị diện tích và

độ pha loãng của thuốc cần được thực hiện theo đúng chỉ dẫn trên nhãn thuốc Việc tăng, giảm liều lượng và nồng độ không đúng cách là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng “kháng thuốc” của dịch hại

Đúng cách: Cần phun rải đều và chú ý những nơi sâu, bệnh tập trung nhiều thuốc dùng để rải xuống đất không hòa nước để phun Với thuốc trừ cỏ không nên phun trùng lặp

3 Dùng hỗn hợp thuốc

Là pha chung 2 hoặc nhiều loại thuốc trong một bình phun nhằm tăng hiệu lực phòng trừ do hiệu quả bổ sung cho nhau, để có một hỗn hợp thuốc mang nhiều ưu điểm hơn, phòng trừ cao hơn khi dùng riêng lẻ Ngoài ra, việc hỗn hợp thuốc còn có thể mở rộng phổ tác dụng và giảm số lần phun thuốc

Trang 34

4 Sử dụng luân phiên thuốc

Là thay đổi loại thuốc giữa các lần phun khi phòng trừ cùng một một đối tượng dịch hại Mục đích chính là ngăn ngừa sự hình thành tính chống thuốc của dịch hại, giữ được hiệu quả lâu dài của thuốc

5 Kết hợp dùng thuốc với các biện pháp khác trong hệ thống biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp

Gieo trồng các giống cây kháng sâu bệnh, bảo đảm yêu cầu phân bón và nước thích hợp, tận dụng các biện pháp thủ công (bắt tay, bẫy, bã) Chú ý bảo vệ thiên địch khi dùng thuốc

Trong điều kiện áp lực dịch hại cây trồng ngày càng phức tạp, định hướng phát triển ngành nông nghiệp (năng suất, chất lượng, an toàn, hiệu quả và thân thiện với môi trường) thì việc quản lý dịch hại cây trồng phải tổng hợp bằng nhiều biện pháp, trong đó sử dụng thuốc BVTV chiếm vị trí đặc biệt Vì vậy, hiểu biết đúng, sử dụng thuốc an toàn hiệu quả sẽ góp phần nâng cao hiệu quả canh tác, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sống

2.10.2 Phân bón

Vùng đất phèn

Tiểu vùng đất phèn tiềm tang, không nhiễm mặn, ngập sâu 1 - 1,5 m trong mùa lũ,với cơ cấu cây trồng phổ biến là hai vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu Đây là vùng ngập sâu thuộc các tỉnh Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long Công thức khuyến cáo bón phân ở mức cao là 100-60 -50 (tức là 100 kg đạm nguyên chất + 60 kg lân nguyên chất + 50 kg kali nguyên chất), mức trung bình là 80-30-25 và mức thấp là 60-30-25

Tiểu vùng đất phèn tiềm tàng, không nhiễm mặn, ngập cạn với cơ cấu hai vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu, thuộc vùng xa sông, không nhiễm mặn trong mùa khô, ngập lũ sâu dưới 0,5 m và thời gian ngập ngắn dưới 3 tháng thuộc Cần Thơ, các tỉnh Hậu

Trang 35

Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long và Long An Công thức khuyến cáo bón phân mức cao

là 110-60-50, mức trung bình 90-30-25 và mức thấp là 60-30-25

Tiểu vùng đất phèn hoạt động không nhiễm mặn, ngập sâu, cơ cấu hai vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu với phần lớn diện tích phân bố tập trung ở hai vùng rộng lớn là Đồng Tháp Mười (Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang) và Tứ giác Long Xuyên (Kiên Giang,

An Giang) Ngoài ra một phần diện tích của huyện Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh và quận Ô Môn ở Cần Thơ Đặc điểm chính của tiểu vùng này là đất phèn nặng, ngập sâu trên

1 m, có nơi trên 2 m, thời gian ngập kéo dài trên 3 tháng Công thức phân bón khuyến cáo ở mức cao là 90-60-50, mức trung bình 70-30-25 và mức thấp là 50-30-25

Tiểu vùng đất phèn hoạt động, không nhiễm mặn, ngập trung bình đến cạn với cơ cấu ba vụ lúa trong năm, phân bố rải rác ở các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng và Kiên Giang Hằng năm tiểu vùng này chịu ảnh hưởng của lũ trong mùa mưa với độ sâu ngập lụt từ trung bình đến thấp và thời gian ngập ngắn Công thức phân bón khuyến cáo ở mức cao là 100-80-50, mức trung bình 80-40-25 và mức thấp là 60-40-25

Tiểu vùng đất phèn hoạt động, nhiễm mặn, ngập trung bình với cơ cấu hai vụ lúa Đông Xuân và Hè Thubao gồm những khu vực đất phèn từ trung bình đến nặng của các tỉnh Kiên Giang, Long An, Tiền Giang và Bến Tre Trong mùa mưa, vùng này chịu ảnh hưởng của lũ với mực nước ngập từ trung bình đến thấp và thời gian ngập ngắn Vùng này nhiễm mặn dưới 3 tháng (tháng 3 - 5) trong mùa khô Vụ Đông Xuân thường xuống giống sớm và thu hoạch trước khi mặn xâm nhập Công thức bón phân khuyến cáo ở mức cao là 120-80-60, mức trung bình 100-40-30 và mức thấp là

80-40-30

Vùng đất phù sa

Tiểu vùng đất phù sa không nhiễm mặn, ngập sâu với cơ cấu hai vụ lúa Đông Xuân

và Hè Thubao gồm vùng đất phù sa không bị nhiễm mặn của các tỉnh An Giang , Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang và Cần Thơ Hằng năm vùng đất này chịu ảnh hưởng lũ lụt trong mùa mưa với mức ngập sâu trên 1m và thời

Trang 36

gian ngập kéo dài Hai vụ lúa Đông Xuân và Hè Thulà cơ cấu chính Công thức phân bón khuyến cáo ở mức cao là 100-40-50, mức trung bình 80-20-25 và mức thấp là 60-20-25

Tiểu vùng đất phù sa không nhiễm mặn, ngập trung bình với cơ cấu hai vụ lúa Đông Xuân và Hè Thuphân bố tập trung gần các sông lớn thuộc tỉnh Đồng Tháp, Long

An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ, An Giang và Kiên Giang Hằng năm tiểu vùng này chịu ảnh hưởng của lũ với mức nước ngập trung bình từ 1-1,5 m, tưới tiêu thuận lợi Hai vụ lúa trong năm là cơ cấu chính Liều lượng chất dinh dưỡng khuyến cáo ở mức cao là 110-40-50, mức trung bình 90-20-25 và mức thấp 70-20-25 Tiểu vùng đất phù sa, không nhiễm mặn, ngập cạn với cơ cấu ba vụ lúa trong năm thuộc vùng đất phù sa ven sông tại các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng Tiểu vùng này ít chịu ảnh hưởng của ngập lũ (mức nước ngập dưới 0,5 m hoặc không ngập), tưới tiêu thuận lợi Ba vụ lúa là cơ cấu chính Lượng chất dinh dưỡng khuyến cáo ở mức cao là 120-60-50, mức trung bình 100-40-30 và mức thấp là 90-40-30

Vùng đất mặn

Tiểu vùng đất phù sa, nhiễm mặn, ngập trung bình với cơ cấu hai vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu thuộc vùng đất phù sa ven biển của các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh và Kiên Giang Vào mùa khô, hầu hết các sông rạch trong tiểu vùng bị mặn xâm nhập trong khoảng thời gian dưới 3 tháng (từ tháng 3-5) Mực nước ngập mùa lũ từ trung bình đến cạn Lượng phân bón khuyến cáo mức cao là 120-40-60, trung bình 100-40-30 và mức thấp là 80-20-30

Tiểu vùng đất phù sa, nhiễm mặn, ngập cạn đến không ngập với cơ cấu hai vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu cũng thuộc vùng đất phù sa cao ven biển tại các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre và Kiên Giang, bị nhiễm mặn vào mùa khô từ tháng 2-5 và không

bị ngập trong mùa lũ Ở tiểu vùng này, tưới nước cho vụ Đông Xuân gặp nhiều khó khăn, do đó vụ Đông Xuân thường bắt đầu sớm và kết thúc trước khi các sông rạch bị

Trang 37

nhiễm mặn Lượng chất dinh dưỡng khuyến cáo mức cao là 130-40-60, mức trung bình 110-20-30 và mức thấp là 90-20-30

2.11 Tổng quan các kết quả nghiên cứu về tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trên lúa

Theo kết quả nghiên cứu của Trần Tùng (2005) thuốc Derosal 60WP

(Carbendazim) vừa có tác dụng tiêu diệt nấm hiện diện, vừa cải thiện tỷ lệ nảy mầm

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Bé (2010) thuốc Marshal 20SC

(Carbosulfan) liều dùng 1,0 và 1,5 lít/ha, Actara 25 WG (Thiamethoxam)liều dùng

(Buproferin và Isoprocarb) liều dùng 1000g/ha có hiệu lực phòng trừ rầy nâu cao

Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Tường Lan (2010) hỗn hợp thuốc với

hoạt chất Tebuconazole và Tricyclazole có tác dụng phòng trừ bệnh lem lép hạt và đạo

ôn Như hỗn hợp thuốc Forvilnew 250SC (Tricyclazole) + Forlita 430SC (Tebuconazole)

có hiệu quả rất cao trong việc phòng trừ các loại nấm bệnh gây hại trên lúa

Theo kết quả nghiên cứu của Lương Thị Ánh Tuyết (2009) thuốc Alika 247SC

(Lambda-Cyhalothrin 106 g/l + Thiamethoxam 141 g/l), Anso 700DF (Buprofezin),

Difenoconazole 150g/l), Amistar Top 325SC (Azoxystrobin 200 g/l + Difenoconazole

125 g/l)và Validan 3DD (Validamycin) có hiệu quả rất cao trong việc phòng trừ sâu

bệnh hại trên lúa

Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Lầm (2002) đã ghi nhận về sự ảnh

hưởng của một số loại thuốc trừ sâu bệnh như: Admire 50EC (Imidacloprid), Ortus

(Hexaconazole), Regent 800WG (Fipronil), Trebon 10EC (Etofenprox), Monitor

60DD (Metamidophos), Basudin 50EC (Diazinon), Applaud 10WP (Buprofezin) Có hiệu quả cao trong phòng trừ sâu bệnh hại

Trang 38

Theo kết quả nghiên cứu của Huỳnh Kim Ngọc (2009) đã ghi nhận về sự ảnh

hưởng của một số loại thuốc như: Deadline Bullets (metaldehyde), Padan 4G (Cartap), Padan + chất dẫn dụ có hiệu có hiệu quả rất cao trong việc phòng trừ ốc bưu vàng gây hại trên lúa

Theo kết quả nghiên cứu của Lương Văn Lợi (2006) Sử dụng phân K-Humate Sen Vàng, Komix, HVP 801S, SUPER có năng suất cao và hiêu quả kinh tế cao trong sản xuất lúa vụ Đông Xuân

Trang 39

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện từ ngày 15 tháng 02 năm 2011 đến ngày 15 tháng 06 năm

2011, tại các các xã An Long, Phú Hiệp và Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng

Phú Hiệp

Phú cường

Trang 40

3.2 Điều kiện khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân tại tỉnh Đồng Tháp trong 10 năm

Bảng 3.1 Số liệu khí tượng vụ Đông Xuân từ năm 2001 đến năm 2010 tỉnh Đồng Tháp

Tháng Nhiệt độ Lượng mưa Độ ẩm Bốc

hơi Nắng Ttb Txtb Tmtb R N Utb e S

Theo Tổng cục Khí tượng Thủy văn

Vụ Đông Xuân bắt đầu từ tháng 11 năm nay đến tháng 3 năm sau, theo bảng số liệu khí tượng từ 2001 – 2010 của Tổng cục Khí tượng thủy văn vào vụ Đông Xuân trong 10 năm phù hợp cho cay lúa phát triển Tháng 11 có điều kiện khí hậu tốt nhất cho sâu bệnh hại phát triển với nhiệt độ trung bình là 27oC, tổng lượng mưa là 72,9

mm, độ ẩm không khí trung bình 82,8 % Còn đối với tháng 1, 2, 3 thì có nhiệt độ ấm nhưng lại thiếu nước với tháng 1 có lượng mưa trung bình là 11,3 mm, tháng 2 là 12

mm, tháng 3 là 10,8 mm Với điều kiện như vậy khó chủ động được nguồn nước để hạn chế sâu bệnh hại.Ngoài ra vào tháng 3 có ẩm độ không khí 92,4 % tạo điều kiện cho bệnh đạo ôn, khô vằn, lem lép hạt phát triển mạnh và có thể phát triển thành dịch hại Hiện nay đã có trên 56.000 hecta lúa Đông Xuân bị nhiễm rầy nâu, gần 16.500 hecta bị sâu cuốn lá, trên 49.000 hecta bị đạo ôn lá và trên 2.700 hecta bị đạo ôn cổ bông, tập trung ở các tỉnh Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long Ngoài ra sâu cuốn lá và chuột cũng gây hại khá phổ biến và một số sau hại khác

3.3 Vật liệu nghiên cứu

Giống lúa VD20, giống lúa Jasmine 85 và IR50404

Phiếu điều tra in sẵn (phụ lục 1), sổ nhật ký công việc

Ngày đăng: 10/06/2018, 21:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w