Ngôn ngữ miêu tả

Một phần của tài liệu nghiên cứu tìm hiểu tác giả Daniel Defoe (Trang 31)

B. NỘI DUNG

3.4 Ngôn ngữ miêu tả

Trong đời sống hàng ngày ngôn ngữ được sử dụng với mục đích giao tiếp, truyền đạt thông tin, cốt nói sao cho người nghe hiểu rõ, người nói có thể nói đủ mọi cách, kể cả phương tiện phi ngôn ngữ như biểu hiện của nét mặt,

giọng nói lên cao hay xuống thấp, gật đầu, vẫy tay…Do vậy lời nói thường ngẫu nhiên tạm thời nói xong thì thôi. Nhưng trong văn học là ngôn ngữ được lựa chọn, được tổ chức thành văn bản cố định, sao cho nói một lần là có thể giao tiếp mãi mãi. M. Bakhtin có nói: “ sự miêu tả nghệ thuật là sự miêu tả Sub Specie aeternitates (trước cái vĩnh hằng) chỉ có những ngôn ngữ, hình ảnh xứng đáng để ghi nhớ muôn đời”. Tuy nhiên tùy vào từng loại văn bản nghệ thuật mà nhà nghệ sĩ có cách thể hiện, trình bày văn phong của mình. Với Robinson Crusoe là thể loại tiểu thuyết phiêu lưu, tác phẩm dẫn dắt người đọc vào những chuyến phiêu lưu đầy mạo hiểm nhưng cũng đầy lý thú của Robinson trên đảo hoang. Với việc sử dụng văn phong giản dị, lớp từ ngữ bình dân, dễ hiểu kết hợp với lối viết hài hước lần đầu tiên trong văn học Anh, một tác phẩm văn chương, một cuốn tiểu thuyết đã đến được phần đông quảng đại quần chúng mà đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên. Ngôn ngữ của tác phẩm đầy lạc quan phù hợp với “con người ưa hoạt động và thích phiêu lưu” của Robinson. Nếu như trước đó Defoe tập trung viết những tác phẩm với lối văn hoa mĩ và hệ thống từ vựng khó hiểu chỉ dành cho một bộ phận dân chúng trước đó, thì giờ đây với Robinson Crusoe ông đã xa rời lối viết đó, không vì mục đích dành cho một tầng lớp nào mà đi sâu vào quảng đại quần chúng, đặc biệt tác phẩm với mục đích làm thắp sáng nhận thức của một thế hệ nên lối viết hết sức dễ hiểu, mà mọi lứa tuổi đều hiểu và cảm nhận được. Với giọng văn đầy lạc quan thể hiện niềm tin vào chính bản thân mình, tác phẩm được kể lại bằng chính dòng tâm trạng của người trực tiếp tham gia vào câu chuyện càng tăng thêm độ hấp dẫn lôi cuốn người đọc, người đọc như cùng chung bước hành trình trong câu chuyện của nhân vật.

Với lối văn trong sáng giản dị rất phù hợp với tuổi trẻ điều này phần nào nói lên ý đồ của nhà văn là muốn hướng vào lứa tuổi thanh thiếu niên, giúp các em có nhận thức đúng đắn về cuộc sống, những sai lầm mà các em khó có thể tránh khỏi và đặc biệt hướng cho thế hệ trẻ có một cái nhìn sâu sắc về cuộc sống.

Tiểu Kết:

Bằng kinh ngiệm thực tế cùng những nỗ lực của mình Danniel Defoe đã xây dựng nên một thiên tiểu thuyết có giá trị không những về mặt nội dung mà còn cả về mặt nghệ thuật, không chỉ riêng với thời đại ông mà còn cả đối với nhân loại về sau.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tìm hiểu tác giả Daniel Defoe (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w