Đặc trưng của nghệ thuật kể chuyện

Một phần của tài liệu nghiên cứu tìm hiểu tác giả Daniel Defoe (Trang 28)

B. NỘI DUNG

3.3.Đặc trưng của nghệ thuật kể chuyện

Nghệ thuật kể chuyện là một nghệ thuật đặc biệt, nó đòi hỏi kể sao cho mỗi lúc hứng thú của người đọc gia tăng, một cốt truyện giản đơn nhất cũng có thể cấu tạo thành các sự kiện nghệ thuật hấp dẫn ví như là truyện của Conan Doyle về những cuộc phiêu lưu của Sherlock Holmes hoặc bất ngờ như truyện của Ơhenry.

Hơn nữa, người kể chuyện có vai trò rất quan trọng trong thành công của một câu chuyện, từ thời xa xưa khi chưa có chữ viết câu chuyện được kể thông qua những người kể chuyện rong kể những câu chuyện hoang đường và truyền thuyết về các hiệp sĩ. Khi có chữ viết vai trò kể chuyện được

chuyển giao cho các nhà văn họ là những người kể chuyện bởi họ biết và phán xét tất cả mọi thứ.

Đến với Robinson Crusoe hay cuộc đời và những chuyến phiêu lưu kỳ lạ

của Robinson là cuốn tiểu thuyết được viết dưới hình thức tự truyện của nhân vật chính Robinson Crusoe. Người kể chuyện kể lại câu chuyện của chính bản thân mình mà chính anh ta đã từng nếm trải trong quá khứ, những trải nghiệm đã tạo nên và làm thay đổi cuộc đời anh ta khiến anh ta thành người như hôm nay. Chính việc sử dụng phương pháp trần thuật ở ngôi thứ nhất này đã làm cho câu chuyện hư cấu được kể giống như thật. Tác phẩm là câu chuyện của chàng Robinson Crusoe, chàng vừa là nhân vật chính vừa là người trực tiếp kể lại cuộc đời mà chàng đã trải nghiệm, qua những năm phiêu dạt đó đây trong công việc kinh doanh và hơn hai mươi tám năm sống trên đảo hoang, việc sử dụng phương pháp trần thuật ở ngôi thứ nhất khi độc giả được tham gia trực tiếp vào câu chuyện của chàng Robinson, cùng chàng chứng kiến những biến cố sự kiện cũng như những buồn vui trên từng chặng đường mà Robinson Crusoe đã trải qua.

Với lối viết tạo tình huống hấp dẫn, gây bất ngờ, Defoe đã dẫn dắt người đọc vào cuộc khám phá kỳ lạ của nhân vât, tình tiết của câu chuyện được tác giả tổ chức, xâu chuỗi thành sự kiện của nhiều sự kiện. Nó phản ánh mối quan hệ vừa đan xen, vừa soi chiếu làm sáng tỏ cơ chế vận động ràng buộc tất yếu và tự nhiên của trạng thái đời sống con người. Là người trần thuật lại chính câu chuyện của mình nên giọng điệu trần thuật cũng chính là cảm xúc của nhân vật, điều này đã bộc lộ nội tâm của nhân vật đó chính là cảm xúc của Robinson trong suốt cả chặng đường gian nan, thử thách mà chàng trải qua. Là người kể lại câu chuyện của mình nên dòng cảm xúc của chàng rất đa dạng ứng với mỗi sự kiện, mỗi biến cố thì cảm xúc đó cũng được thay đổi theo. Có lúc là dòng cảm xúc đầy lạc quan, khi chàng đạt được một thành công nào đó hay khi khám phá ra được một điều gì nó được thể hiện bằng một giọng hết sức sôi nổi, tươi vui “một vật nhỏ đem đến cho tôi niềm vui lớn chưa bao giờ có cả khi tôi có một cái bình chịu lửa. Và vừa chịu khó chờ đợi các lò nguội dần, tôi vừa đặt hai cái lên bếp lửa, đổ nước vào để ninh thịt quả là tôi đã thành công. Vì miếng thịt dê tôi cho vào đã nấu được món nước dùng khá ngon, dù tôi có thiếu các gia vị cần thiết để món hoàn toàn ngon như tôi mong

muốn” [1;tr.70]. Chàng cảm thấy vui khi mình làm ra được những chiếc bình “mặc dù nó vừa to vừa xấu xí, đến độ không dám gọi tên là chung” [1;tr.69], và chàng cảm thấy thích thú hơn khi những chiếc bình này có thể chứa được chất lỏng và chịu lửa. Hay giọng điệu đầy tự tin dù phải đối mặt trước hiểm nguy, trước bờ vực của sự sống và cái chết nhưng Robinson vẫn đầy ắp niềm tin vào bản thân “khi tới doi đá tôi thấy đang bơi thuyền trên vùng biến và giữa dòng nước chảy xiết…dòng nước cuốn xuồng mạnh đến độ tôi không thể giữ nó gần bờ được. Tôi cảm thấy bị cuốn xa cồn cát bên trái. Trời tĩnh lặng không còn một hy vọng có các cơn gió và tôi chèo chống bao nhiêu cũng vô ích. Tôi tự coi mình là người đã chết vì tôi biết hòn đảo có hai luồng nước bao quanh vì vậy khoảng vài hải lý nữa nó gặp nhau. Tôi biết không còn cách nào thoát nạn và không một hy vọng sống còn …tuy nhiên tôi vẫn cố gắng hết sức để điều khiển chiếc xuồng về hướng Bắc, về hướng luồng nước có bãi cồn chắn ngang…lòng tôi thấy nhẹ nhõm [1;tr.79].

Trong tác phẩm, với vai trò quan trọng “cái tôi trần thuật” có tác dụng dẫn dắt câu chuyện rút ngắn khoảng cách, có lúc làm nổi bật cảm xúc thẩm mỹ. “Cái tôi trần thuật” được tác giả sử dụng một cách linh hoạt và uyển chuyển, đănng, biến hóa : có lúc là chính tác giả, có lúc là nhân chứng, khiến độc giả luôn luôn cảm thấy mình đang trực tiếp đối măt, tiếp cận với sự việc ngay ở thì hiện tại. “cái tôi” ấy khiến cho người đọc trực tiếp xông vào tác phẩm, dẫn dắt người đọc đi suốt cả cuộc hành trình trong tác phẩm.

Có lúc giọng điệu chậm rãi, đưa người đọc vào chuyến phiêu lưu của mình” tôi ra cái vịnh nhỏ nơi tôi chờ các thuyền bè ở Tàu về…tôi nhận thấy thủy triều không lên tới đó, chỉ còn lại một dòng suối nhỏ nó thật ngọt và trong lành. Đang mùa hè trời khô ráo nhiều chổ cạn hết nước, chỉ còn tí chút để nối cho dòng chảy lăn tăn. Trên bờ suối có nhiều thứ cây mà tôi chưa hề biết và chắc chúng có những đặc tính mà tôi càng chưa hiểu gì nhiều… tôi tìm ra nhiều loại hoa quả đặc biệt là trái dưa phủ đầy mặt đất, trái nho lủng liểng trên cành, mà từng chùm tươi mọng chuẩn bị thu hoạch được [1;tr.53]. Với việc khám phá ra “bí mật” này đã làm cho Robinson vô cùng ngạc nhiên và thích thú về sự phong phú và đa dạng trên hòn đảo.

Đôi lúc giọng điệu gấp gáp hơn thể hiện những lo lắng, trăn trở mà Robinson phải đối mặt “chưa bao giờ tôi kinh hoàng đến vậy. Tôi đứng sững

lại như vừa bị sét đánh hoặc như thấy ma quỷ hiện hình. Tôi nín thở nhìn quanh… tôi lao vào nhà như ma đuổi” [1;tr.90]. “Trải qua mười lăm tháng tôi thấp thõm ngày đêm, những cơn ác mộng làm tôi chợt thức giấc, tôi mơ tôi đang giết bọn thổ dân” [1;tr.103].

Trong những năm tháng sống trên đảo hoang dù có lúc bi quan, thất đọng, lo lắng trước những khó khăn thử thách cũng có lúc chàng lạc quan yêu đời, thích thú với cuộc sống này và không muốn rời xa khi nhìn lại cơ ngơi mà mình đã dựng nên “Hãy hiểu là tôi vui biết chừng nào khi thấy nhà cũ và tôi nằm duỗi chân tay rã rời trên giường treo… nhà cũ là nơi hoàn hảo không thiếu thứ gì cả. Tất cả xung quanh tôi cùng vui và tôi quyết định không rời xa chúng” [1;tr.65]. “Bây giờ tôi đã sống trên đảo hai mươi ba năm, đã quá quen kiểu sống đó, giá mà không lo âu về những thổ dân thì tôi tự cho là rất sung sướng cho đến những ngày cuối đời và sẽ nhắm mắt trong cái hang” [1;tr.100]. Với tinh thần đầy lạc quan, yêu đời đó chàng tự không cho mình “chúa đảo”. Với những dòng tâm trạng đan xen lúc lo lắng, trăn trở lúc hài hước, lạc quan càng cho thấy thế giới nội tâm phong phú của chàng Robinson. Chàng lại là con người “lý trí vốn biết cân nhắc điều hơn lẽ thiệc, đã nỗi dậy chống lại lời than vãn bi quan” chính lẽ đó giọng điệu bi quan, than vãn chẳng mấy chốc nhường chổ cho giọng điệu lạc quan hài hước pha lẩn mỉa mai tự phê bình mình, điều này cũng phù hợp với con người ưa phiêu lưu mạo hiểm của Robinson, cũng đồng thời phù hợp với thể loại tiểu thuyết này “sau một hồi ngần ngừ tôi định thần lại và tự trách sự nhút nhát của mình đã sống hơn hai mươi năm ở nơi hoang vu và có vẻ đáng sợ hơn những gì đáng sợ trong hang này” [1;tr.98]. Tác giả đặc điểm nhìn vào trong nhân vật nhằm giúp người đọc nhận thức, khám phá toàn bộ sự đa dạng và phức tạp trong hoạt động tâm lý, đời sống tình cảm của chàng Robinson.

Tóm lại với việc sử dụng phương pháp trần thuật ở ngôi thứ nhất đã cho người đọc hình dung được thế giới nội tâm của Robinson với những trăn trở, lo lắng cùng những vui buồn trong cuộc chiến chống lại hoàn cảnh chống lại thiên nhiên để dành lấy sự sống

Một phần của tài liệu nghiên cứu tìm hiểu tác giả Daniel Defoe (Trang 28)