Tình trạng nghỉ học của sinh viên học viện ngân hàng. Phương án điều tra Tình trạng nghỉ học của sinh viên học viện ngân hàng 1. Mục đích, yêu cầu điều tra: Khảo sát thực trạng nghỉ học của sinh viên học viên Ngân Hàng.Tìm ra những quy luật chung của hiện tượng nghỉ học,nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó. Nghiên cứu cách nhìn của sinh viên về hiện tượng nghỉ học và tầm quan trọng của việc đến giảng đường đầy đủ.Điều gì hạn chế từ phía giáo dục,điều gì hạn chế từ nhận thức của sinh viên. Trên cơ sở điều tra, nghiên cứu đó, đưa ra phương pháp ngăn chặn và khắc phục hiện tượng nghỉ học của sinh viên. 2. Đối tượng, phạm vi, đơn vị điều tra Đối tượng điều tra: Sinh viên đại học chính qui Phạm vi điều tra: Học viện ngân hàng tại Hà Nội. Đơn vị điều tra: Nhóm sinh viên được lựa chọn từ các lớp tín chỉ đào tạo sinh viên học viện ngân hàng. + Yêu cầu khi lựa chọn đơn vị điều tra : Đối tượng trong đơn vị điều tra có sự cân bằng tương đối về giới tính . Đối tượng trong đơn vị điều tra thuộc các khóa học khác nhau . 3. Thời điểm điều tra và thu thập số liệu, phương pháp thu thập thông tin : Thời điểm điều tra: 02042013 Thời gian thu thập số liệu: 24 đến hết 1042013 Phương Pháp Thu Thập Thông Tin: Sử dụng phương pháp Phát phiếu điều tra cho sinh viên Học Viện Ngân hàng.Cho các phương án để Sinh viên chọn.Thu lại phiếu và thu thập thông tin.
Trang 1Phương án điều tra
Tình trạng nghỉ học của sinh viên học viện ngân hàng
1 Mục đích, yêu cầu điều tra:
- Khảo sát thực trạng nghỉ học của sinh viên học viên Ngân Hàng.Tìm ra những quy luật chung của hiện tượng nghỉ học,nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó
- Nghiên cứu cách nhìn của sinh viên về hiện tượng nghỉ học và tầm quan trọng của việc đến giảng đường đầy đủ.Điều gì hạn chế từ phía giáo dục,điều gì hạn chế từ nhận thức của sinh viên
- Trên cơ sở điều tra, nghiên cứu đó, đưa ra phương pháp ngăn chặn và khắc phục hiện tượng nghỉ học của sinh viên
2 Đối tượng, phạm vi, đơn vị điều tra
Đối tượng điều tra: Sinh viên đại học chính qui
Phạm vi điều tra: Học viện ngân hàng tại Hà Nội
Đơn vị điều tra: Nhóm sinh viên được lựa chọn từ các lớp tín chỉ đào tạo sinh viên học viện ngân hàng
+ Yêu cầu khi lựa chọn đơn vị điều tra :
- Đối tượng trong đơn vị điều tra có sự cân bằng tương đối về giới tính
- Đối tượng trong đơn vị điều tra thuộc các khóa học khác nhau
3 Thời điểm điều tra và thu thập số liệu, phương pháp thu thập thông tin :
- Thời điểm điều tra: 02/04/2013
- Thời gian thu thập số liệu: 2/4 đến hết 10/4/2013
- Phương Pháp Thu Thập Thông Tin:
Sử dụng phương pháp Phát phiếu điều tra cho sinh viên Học Viện Ngân hàng.Cho các phương án để Sinh viên chọn.Thu lại phiếu và thu thập thông tin
Trang 24 Nội dung điều tra :
• Thông tin cá nhân:
- Sinh viên năm thứ mấy
- Giới tính
- Nơi ở (Hà Nội hay ngoại tỉnh), phạm vi cách trường
• Thông tin chính:
- Những lý do chính khiến sinh viên nghỉ học
- Tần suất nghỉ học, mức độ nghỉ học của sinh viên
- Những thời điểm sinh viên thường nghỉ học ( trong 1 học kỳ )
- Sinh viên làm gì để bù lại kiến thức cho các buổi nghỉ học
- Nhận thức của sinh viên về mức độ ảnh hưởng của việc nghỉ học đến học tập
- Sinh viên thường làm gì vào các buổi nghỉ học
5 Biểu điều tra và giải thích điều tra :
Câu 1 Họ và tên sinh viên: ( không bắt buộc)
Câu 2 Giới tính của bạn:
1. Nam
2. Nữ
• Đánh giá tình hình nghỉ học của SV HVNH theo tỉ lệ nam/nữ
Câu 3: Bạn đang là sinh viên năm mấy?
1. Năm 1
2. Năm 2
3. Năm 3
4. Năm 4
• Đánh giá tình hình nghỉ học của SV HVNH theo niên khóa
Câu 4: Nơi bạn thường trú cách trường bao xa?
A Trong vòng bán kính 1km
B 1km – 3km
C 3km – 5km
D Lớn hơn 5 km
- Xem xét ảnh hưởng của nơi ở đến việc nghỉ học của sinh viên
Câu 5: Bạn có hay nghỉ học không?
A. Nghỉ nhiều hơn 75% thời gian học trên lớp
B. Nghỉ 50 - 75% thời gian học trên lớp
C. Nghỉ 25 - 50% thời gian học trên lớp
D. Nghỉ > 0 - 25% thời gian học trên lớp
E. Không nghỉ học buổi nào
• Thu thập số liệu tần suất sinh viên nghỉ học
Câu 6: Bạn thường nghỉ học vào thời điểm nào trong học kỳ?
A. Những buổi đầu học kỳ
B. Những buổi giữa học kỳ
C. Những buổi cuối học kỳ
Trang 3D. Những buổi sau kỳ nghỉ lễ dài
E. Những buổi sau các kỳ kiểm tra
• Tìm ra thời điểm tâm lý chung mà sinh viên thường nghỉ học để tìm cách khắc phục tình trạng này
Câu 7: Bạn thường làm gì để bù lại phần kiến thức cho các buổi nghỉ học:
A. Tự học ở nhà
B. Nhờ bạn hướng dẫn thêm
C. Lên lớp học bù vào các buổi học khác
D. Không làm gì cả
• Đánh giá nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của bài giảng trên giảng đường của giảng viên
Câu 8: Lí do khiến bạn nghỉ học?
A. Ngủ, chơi game, đi chơi
B. Đi làm thêm
C. Giảng viên không điểm danh
D. Không có hứng thú với môn học
E. Lí do khác
• Nguyên nhân dẫn đến việc nghỉ học của sinh viên xuất phát từ đâu : từ bản thân, yếu tố khách quan hay từ hạn chế từ phía giáo dục hình thành…
Câu 9 : kết quả của học tập của bạn:
A. Tốt
B. Khá
C. Trung bình
D. Yếu
• Đánh giá chung ảnh hưởng của việc nghỉ học đến kết quả học tập của sinh viên để đưa ra nhận xét đúng đắn về tác hại của nó và đưa ra biện pháp phù hợp để giúp cho sinh viên có được kết quả tốt nhất
Câu 10: Bạn nhận thấy việc nghỉ học ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tập?
A. Làm giảm rõ rệt kết quả học tập
B. Ảnh hưởng tiêu cực, nếu diễn ra với tần suất lớn sẽ khó có thể lấy lại được kiến thức dẫn tới kết quả sa sút
C. Có ảnh hưởng xấu một chút nhưng không đáng ngại
D. Không có ảnh hưởng gì cả
• Nhận thức của sinh viên với tầm quan trọng của việc đến giảng đường đầy đủ, việc
bỏ học có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh viên như thế nào? Từ đó đưa ra biện pháp tâm lý phù hợp giúp sinh viên có đc nhận thức đúng đắn về vấn đề này