Từ đó, tác giả sẽ đề xuất thang đo phù hợp với mô hình nghiên cứu Chương 2: Thực trạng các yếu tố gây nghỉ việc của công ty MSV: Giới thiệu tổng quan về công ty gồm cơ cấu, chức năng từn
Trang 1VŨ HOÀNG DUY HIẾU
GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM TÌNH TRẠNG
NGHỈ VIỆC CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TY TNHH MSV
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp Hồ Chí Minh – Năm 2017
Trang 2VŨ HOÀNG DUY HIẾU
GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM TÌNH TRẠNG
NGHỈ VIỆC CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TY TNHH MSV
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng ứng dụng )
Mã số: 60340102
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS ĐOÀN THANH HẢI
Tp Hồ Chí Minh – Năm 2017
Trang 3thành phố Hồ Chí Minh
Tôi xin cam đoan đề tài “Giải pháp nhằm giảm tình trạng nghỉ việc của nhân viên
công ty TNHH MSV” là do bản thân thực hiện và không sao chép từ các đề tài nghiên
cứu khác Những dữ liệu sử dụng trong phần phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp
được lấy từ nội bộ công ty và các cuộc khảo sát, phỏng vấn nhân viên và cựu nhân
viên công ty
Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về cam đoan này
TP Hồ Chí Minh, Ngày 5 tháng 10 năm 2017
Tác giả
Vũ Hoàng Duy Hiếu
Trang 4MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ cái viết tắt
Danh mục hình vẽ, biểu đồ
Danh mục các bảng
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài: 1
2 Mục tiêu nghiên cứu : 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : 2
4 Phương pháp nghiên cứu : 3
5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: 5
6 Cấu trúc nghiên cứu: 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN 7
1.1 Một số khái niệm liên quan: 7
1.1.1 Khái niệm về nghỉ việc và ý định nghỉ việc 7
1.2 Ảnh hưởng của nghỉ việc đến tổ chức 8
1.3 Tổng hợp một số mô hình nghiên cứu liên quan đến nghỉ việc 9
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nghỉ việc của công ty 12
1.4.1 Lương, thưởng và việc công nhận của công ty cho các đóng góp của cá nhân 12
1.4.2 Môi trường làm việc 14
1.4.3 Huấn luyện và phát triển nghề nghiệp 14
1.4.4 Thách thức trong công việc 15
1.4.5 Sự quan tâm và đối xử của lãnh đạo với nhân viên 16
1.4.6 Quan hệ với các đồng nghiệp tại nơi làm việc 17
1.4.7 Chính sách tổ chức 18
Trang 5CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ GÂY NGHỈ VIỆC CỦA CÔNG
2.1 Giới thiệu về công ty MSV 21
2.1.1 Tổng quan về công ty MSV 21
2.1.2 Dịch vụ: 21
2.1.3 Khách hàng: 22
2.2 Sơ đồ tổ chức và chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban 22
2.2.1 Sơ đồ tổ chức 22
2.2.2 Giới thiệu chức năng và nhiệm vụ từng phòng ban: 23
2.3 Thực trạng nghỉ việc của công ty MSV 31
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc 33
2.4.1 Lương, thưởng và việc công nhận của công ty cho các đóng góp của cá nhân 37
2.4.2 Môi trường làm việc 40
2.4.3 Huấn luyện và phát triển nghề nghiệp 42
2.4.4 Thách thức trong công việc 45
2.4.5 Sự quan tâm và đối xử của lãnh đạo với nhân viên 49
2.4.6 Quan hệ với các đồng nghiệp tại nơi làm việc 52
2.4.7 Chính sách tổ chức 54
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIẢM TÌNH TRẠNG NGHỈ VIỆC CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TY MSV 60
3.1 Mục tiêu, định hướng phát triển của công ty 60
3.1.1 Tầm nhìn, Sứ mạng, Tuyên bố định vị, Chiến lược phát triển 60
3.1.2 Cơ sở đề xuất giải pháp: 61
3.2 Giải pháp giảm tình trạng nghỉ việc của nhân viên công ty MSV 61
3.2.1 Giải pháp về Lương, thưởng và việc công nhận của công ty cho các đóng góp của cá nhân 61
3.2.2 Giải pháp về môi trường làm việc 63
3.2.3 Giải pháp về huấn luyện và phát triển nghề nghiệp 64
3.2.4 Giải pháp về thách thức trong công việc 66
3.2.5 Giải pháp về sự quan tâm và đối xử của lãnh đạo với nhân viên 67
3.2.6 Giải pháp về Chính sách tổ chức 68
Trang 6DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Công ty MSV: Công ty TNHH TƯ VẤN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MSV hay Công
ty TNHH MSV
TNHH : Trách Nhiệm Hữu Hạn
QTNNL: Quản trị nguồn nhân lực
KH: Khách hàng
CNTT: Công nghệ thông tin
POSM: sản phẩm sản xuất cho dự án
BTL: Below the line - dưới đường chân trời: marketing below the line
KPI: Key Performance Indicators
Trang 73.3 Dự kiến tính khả thi và ưu tiên 68KẾT LUẬN 74
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 8DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1: Các vấn đề mà công ty dịch vụ marketing phải đối mặt nhiều nhất (đơn vị:
%) 1
Hình 2: Quy trình thực hiện nghiên cứu 3
Hình 3: Quy trình thực hiện nghiên cứu sơ bộ - phỏng vấn nhóm 4
Hình 4: Quy trình thực hiện nghiên cứu chính thức 4
Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc tổ chức công ty MSV 22
Biểu đồ 1: Bảng số lượng nhân viên nghỉ việc của từng phòng ban 32
Biểu đồ 2: Bảng doanh thu công ty trong ba năm gần nhất 2014-2016 33
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 : Tổng kết các yếu tố ảnh hưởng đến nghỉ việc 11Bảng 2.1: Bảng điểm giá trị trung bình đánh giá các yếu tố tác động đến quyết định nghỉ việc 35
Bảng 2.2: Bảng so sánh của 2 nhóm đang còn làm việc và nghỉ việc đánh giá các yếu tố lương, thưởng và việc công nhận của công ty 38Bảng 2.3: Bảng so sánh của 2 nhóm đang còn làm việc và nghỉ việc đánh giá các yếu tố môi trường làm việc 40Bảng 2.4: Bảng so sánh của 2 nhóm đang còn làm việc và nghỉ việc đánh giá các yếu tố huấn luyện và phát triển nghề nghiệp 43Bảng 2.5: Bảng so sánh của 2 nhóm đang còn làm việc và nghỉ việc đánh giá các yếu tố thách thức trong công việc 46Bảng 2.6: Bảng so sánh của 2 nhóm đang còn làm việc và nghỉ việc đánh giá các yếu tố sự quan tâm và đối xử của lãnh đạo với nhân viên 50Bảng 2.7: Bảng so sánh của 2 nhóm đang còn làm việc và nghỉ việc đánh giá các yếu tố quan hệ với các đồng nghiệp tại nơi làm việc 53Bảng 2.8: Bảng so sánh của 2 nhóm đang còn làm việc và nghỉ việc đánh giá các yếu tố chính sách tổ chức 55Bảng 2.8: Bảng tổng hợp các yếu tố có điểm đánh giá thấp 58Bảng 3.1: Kết quả trung bình đánh giá giải pháp khả thi của các chuyên gia 70Bảng 3.2 Một số giải pháp theo cấp độ ưu tiên từ trên xuống tương ứng với hiện trạng của công ty MSV 72
Trang 10PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Nghỉ việc đang là một vấn đề nhức nhối của các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay,
và đặc biệt đó cũng chính là vấn đề hàng đầu của các công ty dịch vụ marketing ở Việt Nam Theo một thống kê với hơn 250 công ty dịch vụ marketing trên thế giới của ClickZs “The state of Creative Agency Land” năm 2015, thì thử thách cao nhất
đa số công ty dịch vụ marketing hiện đang phải đối mặt và cũng chính là thách thức của ngành marketing hiện nay tại Việt Nam là tìm kiếm và giữ chân nhân viên chất lượng (chiếm 13% trên tổng số khảo sát về các thử thách của công ty dịch vụ marketing đang phải đối mặt)
Hình 1: Các vấn đề mà công ty dịch vụ marketing phải đối mặt nhiều nhất
(đơn vị: %)
(Nguồn: ClickZs “The state of Creative Agency Land” năm 2015)
Vấn đề nghỉ việc đã thể hiện rõ được nhu cầu nguồn nhân lực ngày càng thay đổi mạnh mẽ, người nhân viên có nhiều sự lựa chọn hơn cho công việc của mình, họ có thể chủ động tìm kiếm cho mình một nơi làm việc tốt hơn, đáp ứng các nhu cầu làm việc của mình hơn Đối với ngành dịch vụ marketing thì càng quan trọng hơn, khi ngành này với thiên hướng sử dụng trí óc của con người để hình thành những sáng tạo, các tác phẩm mà hiếm máy móc nào thay thế được Vì thế, để các công ty dịch
Thêm các nội quy hay dịch
vụ mới
Nhân viên kiệt sức
Đoàn kết Làm việc
thâu đêmCác vấn đề mà công ty dịch vụ marketing phải đối mặt nhiều
nhất ( đơn vị: %)
Trang 11vụ marketing có thể cạnh tranh tốt trên thị trường, thì mỗi công ty phải tạo cho mình một tập thể nhân sự giỏi, đủ trình độ, kĩ năng và kinh nghiệm để sáng tạo ra các sản phẩm độc đáo, khác biệt Thế nhưng, với sự phát triển lớn mạnh của ngành marketing hiện nay cùng nhiều tập đoàn lớn của nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam khiến cho các công ty dịch vụ marketing Việt Nam đang gặp rất nhiều thử thách khi tình trạng nhân sự rời bỏ công ty để đầu quân cho một công ty khác hoặc tìm kiếm một công việc mới đang ngày càng trở nên phổ biến Vấn đề thách thức này đang hiện
rõ trong công ty dịch vụ marketing MSV, trong 3 năm gần đây với số lượng nhân viện nghỉ việc ngày càng tăng cao, cụ thể năm 2014 là 12 người, năm 2015 là 18 người, năm 2016 là 27 người (chiếm 45% trong tổng số nhân viên của MSV), làm cho tình hình kinh doanh công ty gặp nhiều khó khăn hơn, khi nhân viên ra đi không chỉ mang theo chất xám và tạo lỗ hổng trong công việc đang làm mà còn kéo theo các khách hàng trung thành do nhân viên phụ trách trong các dự án của công ty MSV Sự nghỉ việc của nhân viên đã làm cho tình hình công ty không những trong hiện tại mà
cả tương lai cũng gặp nhiều khó khăn khi khách hàng trung thành đã bị giảm Với thực trạng trên, tác giả nhận thấy việc giải quyết vấn đề nguồn nhân lực của công ty MSV là cần thiết và cấp bách, và chưa có một đề tài nào giải quyết thực trạng này của công ty MSV nên đó cũng là lý do quan trọng để tác giả thực hiện đề tài “Giải pháp nhằm giảm tình trạng nghỉ việc của nhân viên công ty TNHH MSV” nhằm đề xuất các giải pháp phù hợp giúp công ty MSV giảm tình trạng nghỉ việc của nhân viên hiên nay
2 Mục tiêu nghiên cứu :
Đề ra các giải pháp cụ thể nhằm giảm tình trạng nghỉ việc cao của công ty MSV hiện nay và xem xét tính khả thi của các giải pháp này, nhằm giúp cho tình hình kinh doanh công ty MSV ổn định hơn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Đề tài này nghiên cứu về các nguyên nhân tác động đến nghỉ việc của các cựu nhân viên của công ty MSV và các nguyên nhân gây ra ý định nghỉ việc của nhân viên công ty MSV, trong thời gian từ 6/2017 đến 10/2017
Trang 124 Phương pháp nghiên cứu :
4.1 Quy trình nghiên cứu
Hình 2: Quy trình thực hiện nghiên cứu
4.2 Nghiên cứu sơ bộ - phỏng vấn nhóm :
Đề tài sẽ sử dụng nghiên cứu định tính Sẽ sử dụng một số mô hình lý thuyết liên quan đến đề tài, và dùng phương pháp phỏng vấn nhóm gồm 2 nhóm: nhân viên và cựu nhân viên của công ty nhằm rút ra được thang đo phù hợp cho các lý do nghỉ việc
ở công ty hiện tại
Lựa chọn mô hình và thang đo
Xem xét mục
tiêu nghiên cứu
đề tài
Nghiên cứu định tính bằng thảo luận nhóm gồm 2 nhóm: nhóm 1: 10 nhân viên hiện tại và nhóm 2: 10 cựu nhân viên
Mô hình và Thang đo chính thức
Tham khảo lý thuyết
và các tài liệu liên quan
Trang 13Hình 3: Quy trình thực hiện nghiên cứu sơ bộ - phỏng vấn nhóm
4.3 Nghiên cứu chính thức:
Khảo sát định lượng 107 người để xác định tầm quan trọng, mức độ nghiêm trọng của từng yếu tố, từ đó đưa ra các giải pháp kịp thời để giảm tình trạng nghỉ việc của công ty MSV và phỏng vấn để lấy ý kiến lãnh đạo về các giải pháp được đề xuất nhằm đánh giá tính hiện thực của các giải pháp
Hình 4: Quy trình thực hiện nghiên cứu chính thức
Tham khảo các lý
thuyết, mô hình liên
quan
Chọn 1 mô hình mẫu phù hợp và lập bảng câu hỏi định tính để khảo sát ý kiến về mô hình đó
Phỏng vấn 2 nhóm gồm nhân viên và cựu nhân viên của công ty MSV
Điều chỉnh và hoàn thành thang đo định lượng hoàn chỉnh bằng cách lấy kết quả thu thập từ các ý kiến phỏng vấn nhóm
Định lượng - Phỏng vấn
trực tiếp toàn bộ nhân viên
cty và nhân viên nghỉ việc
Thống kê mô tả
Xử lý kết quả
Thảo luận với ban lãnh đạo và xem xét chính sách công ty
Đề xuất các giải pháp
Trang 145 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Thông qua các kết quả nghiên cứu, đề tài này sẽ cung cấp cho công ty các thông tin
về các nguyên nhân gây ra tình trạng nghỉ việc của công ty MSV hiện nay với những giải pháp cụ thể và thích hợp để giảm tình trạng nghỉ việc của công ty Từ đó, ban lãnh đạo sẽ có các chính sách phù hợp để duy trì nguồn lực của công ty, giữ chân được nhân tài, giúp tình hình nhân lực công ty ngày càng ổn định hơn, và tăng cường
sự đoàn kết, đồng lòng trong công ty, mọi thành viên công ty sẽ cùng hướng về mục tiêu chung là cùng nhau xây dựng và phát triển công ty MSV thành một công ty dịch
vụ marketing vững mạnh trên thị trường
6 Cấu trúc nghiên cứu:
Luận văn gồm có các phần sau:
Phần mở đầu: Nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Chương 1: Cơ sơ lý thuyết liên quan: Trình bày các khái niệm, định nghĩa, các cơ sở
lý thuyết và các mô hình nghiên cứu cùng các nghiên cứu trước liên quan đến đề tài
“Giải pháp nhằm giảm tình trạng nghỉ việc của nhân viên công ty TNHH MSV” Từ
đó, tác giả sẽ đề xuất thang đo phù hợp với mô hình nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng các yếu tố gây nghỉ việc của công ty MSV: Giới thiệu tổng quan về công ty gồm cơ cấu, chức năng từng phòng ban, một số chính sách người lao động của công ty MSV, tình trạng nghỉ việc của công ty hiện tại Các nguyên nhân gây ra tình trạng nghỉ việc của công ty được khám phá thông qua các phân tích cụ thể định tính và định lượng của bảng khảo sát cùng với các cuộc phỏng vấn với ban lãnh đạo
Chương 3: Giải pháp giảm tình trạng nghỉ việc của công ty MSV: từ các kết quả nghiên cứu và thực trạng tình hình của công ty, tác giả sẽ đề xuất các giải pháp để giảm tình trạng nghỉ việc của công ty MSV và xem xét tính khả thi của chúng bằng cách thảo luận với giám đốc nhân sự của công ty MSV
Trang 15Kết luận
Tài liệu tham khảo
Trang 16CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
1.1 Một số khái niệm liên quan:
1.1.1 Khái niệm về nghỉ việc và ý định nghỉ việc
Nghỉ việc là một trong các vấn đề mà mọi tổ chức nào cũng phải gặp phải và luôn là
đề tài nghiên cứu sôi nổi của các nhà khoa học để đi tìm các giải pháp giảm tình trạng nghỉ việc của các tổ chức từ trước đến nay Và với rất nhiều nghiên cứu khoa học từ trước đến nay đã cho thấy rất nhiều những khái niệm, ý kiến về vấn đề nghỉ việc này Trong đó, đối với vấn đề nghỉ việc này theo tác giả Villanueva & Djurkovic (2009)
đã cho rằng nghỉ việc trong tổ chức sẽ gây ra các chi phí và những ảnh hưởng tiêu cực đến tổ chức trong việc tuyển dụng và duy trì nhân tài, đó cũng là một đề tài lớn đối với các nhà nghiên cứu và các công ty đang tìm hướng giải quyết
Ngoài ra, nghỉ việc có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nó Theo một bài nghiên cứu của tác giả Deery (2008) thì nghỉ việc là việc chấm dứt hợp đồng lao động của nhân viên trong công ty và cũng là quy trình thay thế nhân viên này bằng nhân viên khác vì các nguyên nhân chủ quan hay khách quan khách nhau Còn đối với tác giả Curtis (2006) thì định nghĩa rằng nghỉ việc là một quy trình nhân viên rời bỏ tổ chức
và tổ chức sẽ tuyển dụng người khác phù hợp để thay thế nhân viên này
Nghỉ việc xảy đến với nhiều nguyên nhân khác nhau, có nguyên nhân chủ quan do chính bên trong doanh nghiệp gây ra hay có nguyên nhân khách quan do các yếu tố nghỉ việc bắt buộc của người lao động về nhiều vấn đề nên phải nghỉ việc Và đối với vấn đề chủ quan thì theo nghiên cứu của Egan, Yang & Bartlett (2004) thì cho rằng nghỉ việc của nhân viên cũng có thể xuất phát từ sự không thỏa mãn trong công việc
và thiếu sự gắn kết với tổ chức Còn theo một nghiên cứu khác đề cập về vấn đề khách quan của Kane-Sellers (2007) thì cho rằng nghỉ việc còn ảnh hưởng bởi các vấn đề như kết hôn, sức khỏe, chuyện gia đình, nghỉ hưu, qua đời hoặc đi học Đối với các trường hợp nghỉ việc do các vấn đề khách quan thì doanh nghiệp nên luôn có sự chuẩn
bị trước và có trường hợp dự phòng từ sớm để có thể tránh mất mát nhân sự
Trang 17Còn với định nghĩa dự định thì theo của tác giả Lucy và các cộng sự (2004) cho rằng
dự định nghỉ việc là việc nhân viên đang xem xét và có suy nghĩ từ bỏ công việc hiện tại Còn theo Barak và cộng sự (2001) thì nghiên cứu rằng dự định nghỉ việc là việc nhân viên vào một khoảng thời gian sẽ có ý định thay đổi công việc Nhân viên thường
sẽ dự định nghỉ việc trước sau đó đưa ra quyết định nghỉ việc Hoặc với một nghiên cứu khác của Purani & Sahadev (2007) thì đã định nghĩa dự định nghỉ việc là nhân viên có kế hoạch tìm kiếm công việc khác sau khi rời bỏ công việc đang làm
Ngoài ra, với một nghiên cứu xa hơn của Mobley (1982), cũng đã nói dự định nghỉ việc của nhân viên là việc chuyển môi trường làm việc hiện tại sang môi trường làm việc mới Với rất nhiều định nghĩa trên đã cho thấy rằng việc làm giảm tỷ lệ dự định nghỉ việc cũng sẽ làm cho tỷ lệ nghỉ việc của công ty được giảm theo
Còn về ý định nghỉ việc, theo nhà nghiên cứu Tett và Meyer (1993) đã cho rằng ý định nghỉ việc là nhân viên sẽ suy nghĩ kỹ trước khi rời bỏ công việc và công ty Ý định nghỉ việc cho thấy khi ra quyết định nghỉ việc thì nhân viên suy suy xét thật kĩ các lợi ích khác nhau, rồi sau đó quyết định rời bỏ công ty
1.2 Ảnh hưởng của nghỉ việc đến tổ chức
Nghỉ việc luôn ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức hiện tại Và có cả những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực cho tổ chức Với những ảnh hưởng khác nhau, nhà nghiên cứu sẽ cho ra một góc nhìn khác nhau về ảnh hưởng của nghỉ việc đến tố chức Đối với mặt tích cực, thì theo nhà nghiên cứu từ trước như Levin và Kleiner (1992) đã cho rằng những nhân viên làm việc yếu kém khi rời khỏi công ty, kể cả tự nguyện hay bắt buộc, sẽ tạo cơ hội tìm những người mới giỏi hơn, có những kiến thức và kỹ năng mới và kinh nghiệm nhiều hơn cho công ty Hoặc với các nghiên cứu gần đây hơn như của Kane-Sellers (2007) đã nói những nhân viên kém hiệu quả rời khỏi tổ chức tạo cơ hội thăng tiến cho những người ở lại và tạo những thay đổi trong chính sách
để phù hợp hơn Hơn nữa, những nhân viên mới thường nhiệt tình và hăng hái với công việc, nỗ lực nhiều hơn so với những nhân viên cũ, tạo không khí làm việc tốt hơn
Trang 18Ngoài những mặt tích cực thì mặt tiêu cực của nó cũng thể hiện rất rõ và đặc biệt các biểu hiện của mặt tiêu cực càng thể hiện rõ hơn trong hiện nay khi mà nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí khi mà các nhân viên mới có thể không thể hòa nhập tốt với công
ty, tạo lỗ hổng về thời gian hòa nhập của nhân viên Với mặt tiêu cực này, thì cũng
có một số nghiên cứu về nó như Johnson (2000) cho rằng nhân viên nghỉ việc gây ra nhiều loại chi phí bao gồm: chi phí trước khi nghỉ việc, chi phí khi nghỉ việc, chi phí khi vị trí bị trống, chi phí tuyển dụng và chi phí thuê người mới Hoặc theo nghiên cứu của Finnegan (2009) thì nói rằng chi phí khi nhân viên nghỉ việc được ước tính vào khoảng 1.5 lần mức lương hàng năm nếu nhân viên đó làm việc bán thời gian, 2 lần mức lương khi nhân viên đó làm việc toàn thời gian và 5 lần mức lương hàng năm khi đó là nhà quản lý, điều hành nghỉ việc Theo các nghiên cứu trên cho thấy chi phí của nhân viên nghỉ việc vô cùng lớn mà ảnh hưởng đến lợi nhuận hằng năm của công
ty, và có thể làm một số công ty không thể đạt được mục tiêu cắt giảm chi phí hằng năm Mặt tiêu cực của nghỉ việc không chỉ là chi phí mà còn ảnh hưởng nhiều thứ khác của tổ chức như là theo nghiên cứu Mitchell, Holtom, & Lee (2001) thì khi nhân viên nghỉ việc sẽ mang theo các kiến thức và kinh nghiệm của nhân viên đó sang phục
vụ cho công ty khác, hay là theo nghiên cứu trước đây của Mowday và các cộng sự (1982) cho rằng nhân viên nghỉ việc khiến cho những người ở lại mất tinh thần do mất đi những đồng nghiệp thân thiết và hơn nữa những người ở lại phải gánh thêm phần việc của nhân viên nghỉ việc, trong khi công việc của họ hiện tại cũng rất căng thẳng Từ những ảnh hưởng trên cho thấy nghỉ việc gây ra rất nhiều tiêu cực cho tổ chức và sẽ ảnh hưởng không tốt đến tổ chức trong tương lai
1.3 Tổng hợp một số mô hình nghiên cứu liên quan đến nghỉ việc Các nghiên cứu nước ngoài:
Maertz Jr và Griffeth (2004) đã cho rằng 7 động lực tác động đến nghỉ việc: Cảm xúc, Khả năng đạt mục tiêu cá nhân, Ràng buộc với tổ chức, Chi phí khi nghỉ việc, Công việc thay thế, Sự kỳ vọng của người thân, Giá trị
Trang 19Griffeth, Hom và Gaertne (2000) đã chỉ ra các yếu tố tác động đến quyết định nghỉ việc của nhân viên bao gồm: đặc điểm cá nhân, sự thỏa mãn trong công việc, sự hài lòng về chế độ đãi ngộ, quan hệ với cấp trên, quan hệ với đồng nghiệp, cơ hội thăng tiến, cơ hội công việc thay thế
Nghiên cứu của Mobley và các cộng sự (1979) đã chỉ ra rằng yếu tố tác động đến sự nghỉ việc của nhân viên bao gồm: đặc điểm cá nhân, sự thỏa mãn trong công việc, môi trường bên ngoài, ý định nghỉ việc và sự gắn kết với tổ chức Và, ý định nghỉ việc có quan hệ cùng chiều với nghỉ việc và sự gắn kết với tổ chức có mối quan hệ ngược chiều với nghỉ việc
Các nghiên cứu trong nước:
Theo tác giả Lý Thị Mỹ Chi (2013) đã chỉ ra các yêu tố 7 tác động đến dự định nghỉ việc của nhân viên là: Lương, thưởng và việc công nhận của công ty cho các đóng góp của cá nhân, Môi trường làm việc, Huấn luyện và phát triển nghề nghiệp, Thách thức trong công việc, Sự quan tâm và đối xử của lãnh đạo với nhân viên, Quan hệ với các đồng nghiệp tại nơi làm việc, Chính sách tổ chức
Võ Phùng Thiên Kim (2016) lại cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc của nhân viên được lựa chọn làm cơ sở để nghiên cứu bao gồm 5 yếu tố: chế độ đãi ngộ, quan hệ với cấp trên, quan hệ với đồng nghiệp, cơ hội thăng tiến và phát triển, và cơ hội công việc thay thế
Trong khi đó, Lê Hoàng Vĩnh Phú (2013) đã phân tích các yếu tố tác động đến dự định nghỉ việc gồm có 7 yếu tố: sự hỗ trợ từ lãnh đạo, căng thẳng do công việc, điều kiện làm việc, cơ hội thăng tiến, lương, sự công bằng và nhân tố lôi kéo
Nguyễn Thị Bích Trâm (2012) đã nghiên cứu cho ra kết quả 5 yếu tố tác động mạnh đến nhân viên văn phòng là : sự gắn bó với nghề và công ty, sự quan tâm hỗ trợ từ cấp trên, mức thu nhập, khả năng phát triển nghề nghiệp, cân bằng giữa cuộc sống và công việc Trong đó, sự quan tâm hỗ trợ từ cấp trên ảnh hưởng nhiều nhất đến dự định nghỉ việc
Trang 20Lý Thị Mỹ Chi (2013)
1 Lương, thưởng và việc công nhận của công ty cho các đóng góp của cá nhân
2 Môi trường làm việc
3 Huấn luyện và phát triển nghề nghiệp
4 Thách thức trong công việc
5 Sự quan tâm và đối xử của lãnh đạo với nhân viên
6 Quan hệ với các đồng nghiệp tại nơi làm việc
7 Chính sách tổ chức
Võ Phùng Thiên Kim
(2016)
1 chế độ đãi ngộ
2 quan hệ với cấp trên
3 quan hệ với đồng nghiệp
4 cơ hội thăng tiến và phát triển
5 cơ hội công việc thay thế
Lê Hoàng Vĩnh Phú
(2013)
1 sự hỗ trợ từ lãnh đạo
2 căng thẳng do công việc
3 điều kiện làm việc
4 cơ hội thăng tiến
4 Khả năng phát triển nghề nghiệp
5 Cân bằng giữa cuộc sống và công việc
Bảng 1.1 : Tổng kết các yếu tố ảnh hưởng đến nghỉ việc
Trang 21Từ những nghiên cứu và bài viết trên cho thấy các yêu tố ảnh hưởng dẫn đến tình trạng nghỉ việc tuy khá đa dạng nhưng cũng có 1 số yếu tố mà hầu hết các nghiên cứu nào cũng có ảnh hưởng, và đó cũng được xem là các yếu tố cơ bản như lương, thưởng,
sự hỗ trợ từ cấp trên, mối quan hệ với đồng nghiệp, cơ hội thăng tiến Trong các yếu
tố cơ bản trên, tác giả đề xuất áp dụng thang đo của tác giả Lý Thị Mỹ Chi (2013) bởi vì hiện nay, công ty MSV là thuộc công ty vừa và nhỏ ở TPHCM và hơn nữa các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc thì công ty khó có thể kiểm soát được nên đề tài sẽ tập trung nghiên cứu vào các yếu tố chủ quan của công ty mà công ty có thể kiểm soát và thực hiện Vì thế, đề tài sẽ áp dụng thang
đo của đề tài “ Đo lường tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của nhân viên trong doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP HCM” để nghiên cứu vấn đề hiện tại của công ty MSV Vậy thang đo đề xuất để đo lường yếu tố nghỉ việc và dự định nghỉ việc của công ty MSV, là:
o Lương, thưởng và việc công nhận của công ty cho các đóng góp của cá nhân
o Môi trường làm việc
o Huấn luyện và phát triển nghề nghiệp
o Thách thức trong công việc
o Sự quan tâm và đối xử của lãnh đạo với nhân viên
o Quan hệ với các đồng nghiệp tại nơi làm việc
o Chính sách tổ chức
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nghỉ việc của công ty
1.4.1 Lương, thưởng và việc công nhận của công ty cho các đóng góp của cá nhân
Lương, thưởng và công nhận là vấn đề cơ bản của mục tiêu làm việc của nhân viên,
nó cũng là một thước đo cơ bản để thể hiện trình độ và cái nhìn của người khác về bản thân họ Qua đó, cho thấy lương thưởng là yếu tố tác động mạnh mẽ và luôn được
đề cập đến sự ảnh hưởng của việc nghỉ việc, như theo Kane-Sellers (2007) đã cho rằng điều kiện để nhân viên chọn làm và duy trì làm việc trong một công ty vì họ
Trang 22nhận được lương và những phần thưởng như kỳ vọng và tương xứng với sức lực bỏ
ra cũng như cảm thấy sự công bằng trong công ty từ đó làm họ cảm thấy thỏa mãn hơn và tiếp tục cống hiến cho công ty
Hoặc để nói về sự tương tác của chế độ đãi ngộ với sự gắn bó với công ty thì Griffeth
và các cộng sự (2000) đã chứng minh rằng tiền lương và sự hài lòng với chế độ đãi ngộ của nhân viên có quan hệ nghịch chiều với quyết định nghỉ việc Theo nghiên cứu đã cho thấy, khi mà lương thưởng hợp lý, thì nhân viên sẽ cảm thấy hài lòng thỏa mãn với công việc và công ty hơn, và từ đó quyết định có thể tiếp tục gắn bó với tổ chức vì lương, thưởng phù hợp này
Theo nghiên cứu trước đây của Akerlof (1984) thì nói rằng với mức lương cao hơn mức lương trung bình trên thị trường sẽ giúp duy trì những nhân viên tài năng tốt hơn Qua một số bài nghiên cứu ở trên đề cập, cho thấy lương là yếu tố quan trọng có thể hạn chế được tình trạng nghỉ việc và có thể giữ chân được người tài cho công ty
Trong nghiên cứu này tác giả sẽ sử dụng thang đo của Janet Cheng Lian Chew, 2004,được Võ Quốc Hưng và Cao Hào Thi (2010) phát triển và sau đó được Lý Thị
Mỹ Chi (2013) điểu chỉnh cho phù hợp với đề tài “ Đo lường tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của nhân viên trong doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
TP HCM”, thang đo này gồm 6 biến từ TN1 đến TN6 về lương, thưởng và công nhận
TN3 Anh/chị có thể sống hoàn toàn dựa vào mức lương từ công ty
TN4 Hệ thống đánh giá thành tích của công ty chính xác và công bằng
Trang 231.4.2 Môi trường làm việc
Môi trường làm việc là một yếu tố về vật chất và tinh thần dành cho nhân viên khi làm việc, nó hỗ trợ cho nhân viên có một tinh thần làm việc tốt hơn, thoải mái hơn Môi trường làm việc tốt sẽ giúp cho nhân viên có được sự hỗ trợ tốt nhất để làm việc
và sáng tạo hơn Theo nhà nghiên cứu Brough & Frame (2004) thì môi trường làm việc bao gồm nơi làm việc, bản chất công việc, các công cụ và trang thiết bị cũng như chính sách và quy định của công ty
Và với môi trường cần nhiều sáng tạo trong công ty dịch vụ marketing như MSV thì yếu tố điều kiện làm việc rất quan trọng, vì đó là yếu tố mà hỗ trợ và cập nhật nhiều công nghệ, kiến thức mới rất nhiều cho các nhân viên của MSV có thể tập trung cao cũng như sử dụng trí não của mình để sáng tạo ra các sản phẩm tốt nhất
Trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng thang đo của Lý Thị Mỹ Chi (2013) điều chỉnh từ Janet Cheng Lian Chew (2004) và Võ Quốc Hưng và Cao Hào Thi (2010), vậy thang đo gồm 3 biến từ MT1 đến MT3:
MT1 Cơ sở vật chất đầy đủ/tiện nghi
MT2 Môi trường làm việc an toàn/sạch sẽ
MT3 Đối với công việc thực hiện, trang thiết bị được cung cấp đầy đủ/vừa ý
1.4.3 Huấn luyện và phát triển nghề nghiệp
Với một người đi làm, hầu như ai cũng muốn mình ngày càng phát triển hơn và không muốn dậm chân tại chỗ, sự phát triển còn thể hiện ở giá trị bản thân của họ đối với người xung quanh, nên cơ hội thăng tiến và phát triển là yếu tố tác động rất mạnh đến nghỉ việc của nhân viên Và yếu tố này có quan hệ tương quan với ý định nghỉ việc
và được thể hiện rõ trong nghiên cứu của Westlund et al (2008) là mối quan hệ giữa
cơ hội thăng tiến trong công ty và dự định nghỉ việc của các nhân viên là quan hệ nghịch chiều
Ngoài ra, yếu tố này sẽ giúp nhân viên cảm thấy hãnh diện, tạo động lực để có gắng làm việc và gắn bó với công ty vì mong muốn sự phát triển của bản thân trong tương lai và điều đó đã được thể hiện trong nghiên cứu của Osthuizen (2001) là thăng tiến
Trang 24trong công việc là yếu tố động viên có tác động rất mạnh mẽ đến sự hài lòng của nhân viên với công việc và ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc
Và, cùng với đó là sự phát triển của công ty không rõ ràng đã làm cho nhân viên mơ
hồ về tương lai của bản thân, vì thế sẽ làm họ tìm nơi khác có thể giúp bản thân họ rõ ràng hơn về tương lai và ý kiến này được Shields và Ward (2001) chỉ ra rằng chính sách thăng tiến của công ty không làm nhân viên thỏa mãn thì họ sẽ dự định rời khỏi công ty
Trong bài nghiên cứu này, tác giả cũng sẽ dùng biến thang đo của Lý Thị Mỹ Chi (2013) điều chỉnh từ Janet Cheng Lian Chew (2004) và Võ Quốc Hưng và Cao Hào Thi (2010), vậy thang đo gồm 5 biến từ PT1 đến PT5 :
PT5 Sự đổi mới/sáng tạo luôn được khuyến khích
1.4.4 Thách thức trong công việc
Thách thức công việc là điều cần có đối với mỗi nhân viên, vì nó sẽ tạo cho mỗi nhân viên một sự phát triển tốt hơn, có điều kiện học tập các kiến thức mới, trải nghiệm mới để bản thân nhân viên có thêm kinh nghiệm và phát triển thêm kĩ năng cho bản thân mình Theo nghiên cứu của Janet Cheng Lian Chew (2004) cho rằng nhân viên mong muốn làm việc ở nơi có thách thức và sáng tạo, nhân viên sẽ bày tỏ sự tiêu cực
và rời bỏ công ty khi họ cảm thấy công việc họ được giao không có tính thử thách, sáng tạo và giúp họ phát triển
Trong nghiên cứu này, tác giả cũng sẽ sử dụng biến quan sát của Lý Thị Mỹ Chi (2013) điều chỉnh từ Janet Cheng Lian Chew (2004) và Võ Quốc Hưng và Cao Hào
Trang 25Thi (2010) và sau đó bỏ biến quan sát TT4 sau khi phỏng vấn 2 nhóm còn làm việc tại MSV và đã nghỉ việc tại MSV, vậy thang đo gồm 3 biến từ TT1 đến TT3:
TT1 Anh/chị được giao nhiều công việc thách thức
TT2 Công việc luôn đòi hỏi anh chị phải có sự nghiên cứu/tiếp thu những kiến thức mới
TT3 Anh/chị được tạo cơ hội để học hỏi
1.4.5 Sự quan tâm và đối xử của lãnh đạo với nhân viên
Lãnh đạo là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến vấn đề nghỉ việc, yếu tố này tác động đến tâm lý tinh thần trực tiếp của nhân viên, vì trong môi trường làm việc của ngành dịch vụ marketing, cấp trên sẽ là người trực tiếp giao việc cho từng dự án, hỗ trợ nhân viên thực hiện dự án, hoặc là cấp trên sẽ là người nhận xét, đánh giá trực tiếp nhân viên của họ khi hoàn thành xong dự án Và yếu tố này cũng được nhà nghiên cứu đề cập đến như theo chứng minh của Griffeth và cộng sự (2000) đã cho rằng sự hài lòng với cấp trên có quan hệ nghịch chiều với nghỉ việc
Sự hỗ trợ của cấp trên là vô cùng cần thiết, và không chỉ là hỗ trợ trong công việc mà còn là cách quan hệ, giao tiếp với nhân viên hằng ngày như theo nghiên cứu Gentry
et al (2006) đã cho thấy rằng những cấp trên cởi mở, hòa đồng, giao tiếp tốt với mọi người cũng như ghi nhận, hỗ trợ và chăm lo lợi ích của nhân viên thì họ có xu hướng gắn bó với tổ chức và không có dự định rời khỏi tổ chức vì sự quý mến đến người cấp trên này
Nghiên cứu thể hiện sự gắn kết của nhân viên với cấp trên của họ rất tốt và trung thành như nghiên cứu Maertz và Griffeth (2004), đã nói rằng cấp trên có ý định nghỉ việc khiến nhân viên xem xét về việc rời bỏ tổ chức theo cấp trên, và theo cấp trên đến một công ty khác, vì họ làm việc vì cấp trên của họ
Theo các tóm tắt nghiên cứu liệt kê trên cho thấy, người lãnh đạo tốt sẽ được nhiều nhân viên yêu quý và sẽ hết lòng trung thành vì tình cảm dành cho người cấp trên và công ty đó Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ dùng thang đo gồm 9 biến từ LD1 đến
LD 9, và thang đo này là cũng lấy từ đề tài của Lý Thị Mỹ Chi (2013) điều chỉnh từ
Trang 26Janet Cheng Lian Chew (2004) và Võ Quốc Hưng và Cao Hào Thi (2010) và sau đó được bổ sung thêm 2 biến quan sát LD8, LD9 sau khi phỏng vấn 2 nhóm còn làm việc tại MSV và đã nghỉ việc tại MSV:
LD1 Anh/chị thường nhận được sự giúp đỡ của lãnh đạo khi cần thiết
LD2 Lãnh đạo là người luôn lắng nghe và hiểu những mong muốn của
anh/chị
LD3 Lãnh đạo công bằng
LD4 Lãnh đạo thường khuyến khích/động viên anh/chị trong quá trình làm
việc
LD5 Lãnh đạo thường quan tâm/thăm hỏi/gần gũi với anh/chị
LD6 Phong cách lãnh đạo giúp anh/chị làm việc tốt hơn
LD7 Phong cách lãnh đạo làm tăng thêm sự thỏa mãn trong công việc
anh/chị
LD8 Lãnh đạo của Anh/Chị có chuyên môn tốt
LD9 Lãnh đạo của Anh/Chị có kỹ năng lãnh đạo tốt
1.4.6 Quan hệ với các đồng nghiệp tại nơi làm việc
Trong một công ty, đặc biệt đối với công ty về dịch vụ marketing thì làm việc nhóm
là điều tất nhiên, mà không chỉ làm với các đồng nghiệp cùng phòng mà còn là sự kết hợp làm việc của nhiều đồng nghiệp ở phòng khác nhau, để hình thành một nhóm dự
án, nên vì thế sự tương tác, hỗ trợ giúp đỡ nhau vô cùng quan trọng, và nếu trong thời gian làm việc với nhau nếu có một số ảnh hưởng nào đó không hài lòng sẽ dễ dàng thất bại trong dự án, rồi sẽ đỗ lỗi lẫn nhau về thất bại này dẫn đến tất cả đều bị đánh giá không tốt trong dự án, gây ra mâu thuẫn lẫn nhau và có thể gây ảnh hưởng đến các dự án tiếp theo khi lại làm việc chung nhóm Và yếu tố này cũng được các nhà nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng khi đã có các nghiên cứu về yếu tố này như theo nghiên cứu Mitchell và các cộng sự (2001) đã nói rằng nhân viên có mâu thuẫn và hay không hài lòng về đồng nghiệp sẽ làm sự hợp tác và đoàn kết của nhân viên ngày càng ít đi, và những mất hợp tác và đoàn kết này dần sẽ dẫn đến sự ra đi của nhân viên
Và cũng cho thấy nhân viên càng có tinh thần gắn bó, liên kế chặt chẽ sẽ hỗ trợ nhau làm viêc và phát triển từ đó tạo ấn tượng tốt về môi trường làm việc, tạo động lực làm việc hơn cũng như tạo cảm giác muốn gắn bó với công ty hơn và đó cũng được nhà nghiên cứu Maertz & Griffeth (2004) chứng minh rằng tình cảm gắn bó và mối quan
Trang 27hệ tốt giữa các đồng nghiệp là yếu tố khiến nhân viên không rời công ty, vì sự gắn bó chặt chẽ với nhau qua thời gian
Hoặc thì cũng có nhà nghiên cứu về sự tương quan giữa quan hệ của đồng nghiệp và quyết định nghỉ việc như là trong nghiên cứu Golden (2007) nói rằng mối quan hệ giữa sự hài lòng đồng nghiệp với quyết định nghỉ việc của nhân viên là có mối quan
hệ nghịch biến
Với các nghiên cứu khác nhau thể hiện mức độ ảnh hưởng của nhiều biến đến quyết định nghỉ việc của yếu tố này, thì tác giả sẽ dùng thang đo từ đề tài của Lý Thị Mỹ Chi (2013) điều chỉnh từ Janet Cheng Lian Chew (2004) và Võ Quốc Hưng và Cao Hào Thi (2010) vậy thang đo này sẽ gồm 5 biến từ QH1 đến QH5, là:
QH1 Những người làm việc chung trong công ty anh/chị hòa đồng/thân
Theo nghiên cứu của Janet Cheng Lian Chew, (2004) thì cho rằng chính sách là một phần của văn hóa và cấu trúc tổ chức, khi chính sách thay đổi thì văn hóa và cấu trúc cũng sẽ thay đổi, và nhân viên làm việc ở một công ty có thể do sự thu hút bởi văn hóa và cấu trúc của công ty đó Và một khi nhân viên họ cảm thấy không còn phù hợp với văn hóa và cấu trúc công ty họ sẽ muốn rời công ty hiện tai
Trang 28Trong nghiên cứu này tác giả cũng sẽ lấy biến từ thang đo của Lý Thị Mỹ Chi (2013) điều chỉnh từ Janet Cheng Lian Chew (2004) và Võ Quốc Hưng và Cao Hào Thi (2010) và sau đó bổ sung thêm 1 biến quan sát sau khi đã phỏng vấn 2 nhóm còn làm việc tại MSV và đã nghỉ việc tại MSV, vậy thang đo này sẽ gồm 8 biến từ CS1 đến CS8, là:
CS1 Chính sách của công ty anh/chị là rõ ràng/linh hoạt
CS2 Công ty luôn tuân thủ đầy đủ các chế độ chính sách theo qui định của pháp luật
CS3 Chính sách tổ chức của công ty đáp ứng được nguyện vọng của anh/chị CS4 Chính sách tổ chức của công ty là công bằng và trung thực
CS5 Các giá trị cá nhân phù hợp với văn hóa tổ chức của công ty
CS6 Các chính sách/thủ tục của công ty anh/chị là hợp lý, dễ hiểu và kịp thời CS7 Công ty là nơi phù hợp để anh/chị có thể làm việc lâu dài
CS8 Quy trình làm việc của công ty rõ ràng, linh hoạt và hoạt động hiệu quả
Tóm tắt chương 1
Trong chương 1, tác giả đã đưa ra các khái niệm về ngành tổ chức sự kiện, nghỉ việc
và dự định nghỉ việc và cùng với các cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động ảnh hưởng đến nghỉ việc Trong chương này, tác giả cũng chọn ra 7 yếu tố ảnh hưởng đến nghỉ việc của công ty dịch vụ marketing MSV dựa của Janet Cheng Lian Chew (2004),được Võ Quốc Hưng và Cao Hào Thi (2010) phát triển và sau đó được Lý Thị
Mỹ Chi (2013) điểu chỉnh cho phù hợp với đề tài “ Đo lường tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của nhân viên trong doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
TP HCM” và sau đó tác giả phỏng vấn 2 nhóm đang còn làm việc tại MSV và đã nghỉ việc tại MSV để hoàn chỉnh, đó là: Lương, thưởng và việc công nhận của công ty cho các đóng góp của cá nhân, Môi trường làm việc, Huấn luyện và phát triển, Thách thức trong công việc, Sự quan tâm và đối xử của lãnh đạo với nhân viên, Quan hệ với các đồng nghiệp tại nơi làm việc, Chính sách tổ chức Kết thúc chương 1, tác giả sẽ áp
Trang 29dụng các yếu tố ảnh hưởng nghỉ việc trên để khảo sát và đánh giá để trình bày về thực trạng về những ảnh hưởng của các yếu tố đến tình trạng nghỉ việc của công ty dịch
vụ marketing MSV tại chương 2
Trang 30CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ GÂY NGHỈ VIỆC
CỦA CÔNG TY MSV
2.1 Giới thiệu về công ty MSV
2.1.1 Tổng quan về công ty MSV
Công ty MSV là công ty dịch vụ tổ chức sự kiện hàng đầu ở Việt Nam Công ty MSV
ra đời 1995, là một trong công ty đầu tiên về loại hình dịch vụ marketing tại Việt Nam Cho đến nay, công ty MSV đã phát triển mạnh tại thị trường dịch vụ marketing
ở Việt Nam Công ty MSV hiện nay đã từng làm dịch vụ cho hơn 80 doanh nghiệp, hơn 200 thương hiệu, hơn 1200 dự án khác nhau, liên kết hợp tác với hơn 2000 nhà cung cấp trong vòng 20 năm qua Cùng với đó, mỗi năm công ty cũng quản lý và hợp tác với hơn 5000 nhân viên part-time và số lượng nhân viên chính thức gần 100 người 2.1.2 Dịch vụ:
Brand marketing: Gói sản phẩm Brand activation được phối kết từ các công cụ
Below The Line có tích hợp với digital marketing như là một giải pháp hoàn hảo để hoạt động truyền thông tiếp thị đương đại đạt được hiệu quả tiếp thị và tài chính tối
ưu nhất
Trade marketing: MSV cung cấp gói dịch vụ dành cho người bán không chỉ bằng
hoạt động xây dựng quan hệ tình yêu thương hiệu của người bán mà còn tích hợp các hoạt động tạo động lực bán hàng bằng vật chất lẫn tinh thần
Shopper marketing: MSV phát triển mô hình phễu AIDA thành vòng lập xoáy theo
hướng đi lên Sự quảng bá tình nguyện của người tiêu dùng sẽ tác động đến cộng đồng tiêu dùng thông qua kết quả tìm kiếm trên google, phản hồi về sự trải nghiệm sản phẩm trên trang cá nhân của họ hoặc website của thương hiệu, lượng like trên Facebook, link, nhận xét và truyền miệng
Visual Merchandise: sẽ mang lại giải pháp truyền thông cho khách hàng những
điểm chạm ở “dưới đường chân trời’ và cả những cuộc chạm trán ảo trên internet để vừa xây dựng tình yêu thương hiệu vừa tạo động lực cho việc chọn thương hiệu để mua
Trang 31Ứng dụng công nghệ: Chìa khóa thành công cho Digital Solution của chúng tôi là
sự dẫn dắt của Indepth Strategy trong cặp đôi hoàn hảo giữa công nghệ và sự am hiểu thật sự của người bản địa
2.1.3 Khách hàng:
Khách hàng của MSV rất đa dạng, bao gồm các thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước, đặc biệt khách hàng tập trung vào các sản phẩm tiêu dùng như bia, nước giải khát, sữa, … là đây cũng chính là nguồn khách hàng chính tạo ra doanh thu hằng năm cho công ty
2.2 Sơ đồ tổ chức và chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban
Marketing
Tổ chức hoạt động
Mua Hàng Sản xuấtThiết Kế
-Kế toán - Tài
Tư Vấn Chiến lược
Trang 322.2.2 Giới thiệu chức năng và nhiệm vụ từng phòng ban:
2.2.2.1 Quản Trị nguồn nhân lực:
- Tổng hợp nhu cầu, xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng
- Tổng hợp nhu cầu, xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo và phát triển
- Vận hành hệ thống lương thưởng và các chế độ đãi ngộ khác theo đúng luật định và qui định của công ty
- Quản lý lưu trữ hồ sơ và kiểm soát việc thực hiên quy định về lao động tiền lương của bán thời gian, toàn thời gian
Quản lý Hành chính, pháp lý
- Quản lý chi phí văn phòng
- Tiếp nhận xử lý, quản lý và tổ chức lưu trữ công văn đi-đến theo quy trình quy định
- Quản lý và hướng dẫn thực hiện hệ thống văn bản nội bộ của công ty theo đúng quy định hiện hành
- Sao lục giấy phép, công văn, văn bằng, các giấy tờ hành chánh trong phạn vi được ủy quyền
- Thực hiện công tác lễ tân, các thủ tục đăng ký lưu trú, di chuyển … cho nhân viên và đối tác công ty
- Điều phối phòng họp cho toàn công ty
- Quản lý con dấu
- Đại diện công ty trong các giao dịch liên quan đến chính quyền các cấp
Trang 33- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường làm việc tại các văn phòng và khu vực chung
Quản lý tài sản
- Tổ chức quản lý, theo dõi bảo quản cơ sở hạ tầng công ty
- Tổ chức quản lý, theo dõi bảo quản các phương tiên vận chuyển, máy phát điện
- Quản lý kho tài sản công ty, kho phục vụ đề tài
- Tiếp nhận và quản lý tài sản thanh lý sau đề tài
2.2.2.2 Ban Kinh doanh:
a Chức năng
- Lập các kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện
- Thiết lập, giao dich trực tiếp với khách hàng
- Thực hiện hoạt động bán hàng tới các khách hàng nhằm mang lại doanh thu cho doanh nghiệp
- Quản lý doanh thu, công nợ khách hàng
- Soạn thảo hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán
Quản lý việc thực hiện dự án:
- Chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện dự án với KH
Trang 34- Chịu trách nhiệm doanh số và lợi nhuận đã giao
- Phối hợp với các phòng ban trong công ty để triển khai việc thực hiện dự án Quản lý doanh thu, công nợ khách hàng:
- Tổng hợp & cập nhật doanh thu các dịch vụ của công ty
- Theo dõi công nợ của các khách hàng: đảm bảo chốt công nợ đúng hạn, chính xác
Soạn thảo hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán:
- Soạn thảo, làm thủ tục ký kết các hợp đồng mua bán dịch vụ
Marketing và chăm sóc khách hàng:
- Xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp của công ty qua hoạt động bán hàng
- Quản lý và chịu trách nhiệm về các chi phí tiếp khách, duy trì quan hệ KH
- Gặp gỡ và trao đổi công việc thường xuyên với khách hàng mục tiêu và khách hàng thông thường
- Khảo sát và đo lường sự hài lòng của KH
Kế hoạch dự án
- Nghiên cứu phân tích khách hàng và dự án
- Lên kế hoạch Brainstorm
- Điều hành cuộc họp brainstorm
- Hoàn thành bản trình bày đấu thầu dự án hoàn chỉnh
Trang 35- Kiểm soát chi phí trên tinh thần tiết kiệm
- Quản lý rủi ro, giải quyết sự cố hạn chế hậu quả
Quản lý nghiệp vụ quản lý đề tài (5 chức năng và 9 lảnh vực)
Quản lý việc điều hành của quản lý dự án
Quản lý dịch vụ đầu vào cho tổ chức hoạt động (Mua hàng/Thuê mướn/ Sản xuất)
Quản lý việc tuân thủ các thủ tục quản lý của công ty
- Quản lý thủ tục đóng đề tài: Báo cáo thực hiện, hoàn trả trang bị cho công ty, khách hàng (tổ chức hoạt động), thủ tục lao động tiền lương, quyết toán ngân sách, rút kinh nghiệm cải tiến
- Cung cấp thông tin đầu vào cho bản trình bày đấu thầu dự án và bảng giá đấu thầu
dự án của tổ chức hoạt động
2.2.2.3.2 Phòng mua hàng – Sản xuất:
a Chức năng
Lĩnh vực mua hàng
- Tổ chức thực hiện việc mua hàng theo đề nghị của các bộ phận thực hiện đề tài
- Đảm bảo việc hiệu quả trong công tác mua hàng, giúp công ty có khả năng cạnh tranh về giá cả & chất lượng
Trang 36- Luôn học hỏi, tìm hiểu để có thể hiểu rõ cơ cấu giá thành sản phẩm của từng nhà cung cấp
- Phải thực hiện so sánh đối chiếu giữa các báo giá cho mỗi đơn hàng
- Tìm kiếm phương án thay thế để giảm giá
Mua hàng theo đề nghị:
- Nhận đề nghị mua hàng từ các phòng: dịch vụ khách hàng, tổ chức hoạt động, sẽ tiến hàng các thủ tục mua hàng:
Liên lạc với các nhà cung cấp để chọn giá tối ưu
Dự trù đúng, đủ khoản mục, số lượng với đơn giá cạnh tranh trên thị trường
Sử dụng ngân sách có trách nhiệm với công ty và chịu sự kiểm soát từ phòng tài chính
Chuyển giao sản phẩm & dịch vụ cho người có trách nhiệm liên quan
Lĩnh vực sản xuất
Công tác quản lý:
- Lập hồ sơ nhà cung cấp (bao gồm cả nhà sản xuất và mua hàng, thuê xe v v)
- Ký hợp đồng nguyên tắc và ràng buộc điều kiện
- Cập nhật thường xuyên những thay đổi về giá
- Xây dựng các biểu mẫu phù hợp cho từng loại hình sản phẩm, dịch vụ
Đảm bảo chất lượng, tiến độ của dịch vụ POSM cung cấp cho khách hàng:
- Tham gia tư vấn cho khách hàng về POSM
- Báo giá nội bộ theo yêu cầu
- Tổ chức triển khai thực hiện việc sản xuất POSM Bao gồm:
Phân tích bản vẽ ( kèm theo các đề nghị có liên quan) gởi cho dịch vụ khách hàng và các nhà cung cấp
Lựa chọn, đề xuất nhà cung cấp phù hợp
Trang 37 Sản xuất hàng mẫu dựa trên yêu cầu của khách hàng
Giám sát việc sản xuất của nhà cung cấp theo những nội dung đã thỏa thuận
Kiềm soát quá trình triển khai lắp đặt và vận hành, bảo hành, bảo trì
Quản lý hệ thống nhà cung cấp hiệu quả:
- Xây dựng danh mục nhà cung cấp theo từng ngành
- Soạn thảo hợp đồng, lên dự trù, hoàn thành nghiệm thu, thanh quyết toán với nhà cung cấp, công ty
- Đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp phù hợp
2.2.2.3.3 Thiết kế
a Chức năng:
- Cung cấp các mẫu thiết kế cho nội bộ
- Cung cấp các thiết kế cho các dự án của công ty
b Nhiệm vụ:
- Phối hợp các phòng ban liên quan gồm dịch vụ khách hàng, mua hàng và sản xuất,… để thực hiện các thiết kế cho các dự án và của công ty
- Tham gia các hoạt động Brainstorm của công ty
- Hỗ trợ dịch vụ khách hàng lên các ý tưởng thiết kế và thực hiện dự án
2.2.2.3.4 Kế Toán – tài chính
a Chức năng:
Lĩnh vực kế toán:
- Tham mưu công tác quản lý hoạt động tài chính và chế độ kế toán
- Kế hoạch nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh
- Tham mưu về kế hoạch ngân sách & kiểm soát chi phí hoạt động hiệu quả hoạt động công ty
Lĩnh vực tài chính:
- Kiểm soát chi phí hiệu quả thực hiện đề tài
- Kiểm soát tuân thủ thực hiện các quy trình quản lý khi thực hiện đề tài
Trang 38- Công tác KPI của các bộ phận, công ty
b Nhiệm vụ
Lĩnh vực kế toán:
Công tác tài chính, kế toán:
- Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, ngắn hạn và dài hạn phù hợp với kế hoạch hoạt động, kinh doanh và đầu tư của công ty
- Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch tài chính và đề xuất biện pháp điều chỉnh phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh của công ty tại các thời điểm
- Tổ chức công tác hạch toán kế toán, công tác thống kê và bộ máy kế toán thống
kê theo luật Kế toán, chuẩn mực kế toán, các quy định hiện hành của pháp luật Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ:
- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy chế tài chính ở các bộ phận
- Tổ chức kiểm toán (độc lập) số liệu kế toán hàng năm
Công tác quản lý chi phí hoạt động và đánh giá hiệu quả hoạt động công ty
- Thực hiện các báo cáo kế toán định kỳ của công ty
- Xây dựng kế hoạch ngân sách hoạt động hàng năm
- Kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện ngân sách hoạt động theo định kỳ
- Phân tích hiệu quả kinh doanh và đánh giá thực hiện kế hoạch kinh doanh của ban kinh doanh theo định kỳ hoặc đột xuất
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo công ty
Lĩnh vực tài chính:
Quản lý đơn giá nội bộ:
- Cập nhật đơn giá nội bộ theo từng đề tài
- Định kỳ cập nhật toàn bộ đơn giá nội bộ
Trang 39- Thống kê đơn giá nội bộ, thực hiện các báo cáo về việc quản lý giá mua hoặc
nỗ lực giảm giá đầu vào của phòng mua hàng
Quản lý bảng giá đấu thầu dự án & lợi nhuận gộp
- Kiểm soát bảng giá đấu thầu dự án, đảm bảo tính chính xác và phù hợp giữa bảng giá đấu thầu dự án và bảng trình bày đấu thầu dự án
- Tính toán lợi nhuận gộp đề tài ở giai đoạn đấu thầu
- Tư vấn về lợi nhuận gộp mục tiêu ( căn cứ vào loại hình dịch vụ, từng khách hàng ở quá khứ) ở từng đề tài để phòng dịch vụ khách hàng làm cơ sở xây dựng giá bán phù hợp
- Quản lý lịch sử báo giá, hồ sơ báo giá ở từng khách hàng, nhãn hàng
- Tư vấn thủ tục pháp lý/ tài chính
Quản lý tài chính đề tài, thủ tục pháp lý:
- Kiểm tra hợp đồng, xem xét các điều khoản hợp đồng, đưa ra các tư vấn để phòng bán hàng thương lượng với khách hàng nhằm tránh rủi ro cho công ty
- Kiểm soát các dự trù kinh phí, đảm bảo tính hợp lý và chính xác
- Kiểm soát các chi phí phát sinh, các thay đổi về tài chính trong quá trình thực hiện đề tài, bao gồm duyệt chi phí phát sinh cho phép của từng đề tài Những khoản phát sinh vượt ngoài buffer phải được sự phê duyệt của trưởng phòng tài chính hoặc CEO
- Theo dõi, kiểm tra việc thực các thủ tục: ký & thu hồi hợp đồng, thanh lý hợp đồng, nghiệm thu đúng tiến độ, chuyển giao cho kế toán lưu trữ
- Thúc đẩy việc thu hồi công nợ thông qua nhân viên bán hàng
Thực hiện báo cáo KPI
- Định kỳ thực hiện báo cáo tình hình doanh thu, lợi nhuận gộp, so sánh lợi nhuận gộp dự báo và lợi nhuận gộp thực tế (dựa trên số liệu kế toán cung cấp)
- Kết quả về mặt thời gian thực hiện đề tài trên các khía cạnh: thực hiện, kết thúc, nghiệm thu
Trang 40- Thực hiện các báo cáo các chỉ tiêu KPI khác theo định kỳ
2.2.2.3.5 CNTT
a Chức năng:
- Thực hiện các dự án digital và phần mềm
- Hỗ trợ CNTT cho toàn công ty
- Sản xuất sản phẩm phần mềm để kinh doanh
b Nhiệm vụ:
- Tạo các phần mềm phục vụ cho các dự án
- Tạo các phần mềm phục vụ cho công ty
- Quản lý các phần mềm công ty
- Quản lý dữ liệu công ty
- Sản xuất các ứng dụng để kinh doanh
- Hỗ trợ CNTT cho toàn công ty
2.3 Thực trạng nghỉ việc của công ty MSV
Hiện nay, tại công ty MSV gồm 70 nhân viên gồm: 15 nhân viên dịch vụ khách hàng,
15 nhân viên tổ chức hoạt động, 8 nhân viên mua hàng và sản xuất, 7 nhân viên phòng thiết kế, 12 nhân viên phòng CNTT, 8 nhân viên kế toán – tài chính và 5 nhân viên phòng quản trị nguồn nhân lực Tất cả nhân viên hiện tại của MSV đều là những người có trình độ cao, trong đó có hơn 60 nhân viên có trình độ đại học đạt 85% và
10 nhân viên có trình độ cao đẳng đạt 15%, vì công ty MSV là dịch vụ MSV nên đây
là một ngành vô cùng cạnh tranh và luôn cần nhân viên có các trình độ kiến thức và
ý tưởng sáng tạo cao nên nhân viên trình độ cao sẽ là điều tất yếu để giúp công ty có thể cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh
Trong vòng 3 năm trở lại đây, tình trạng nghỉ việc của nhân viên MSV ngày càng tăng cao, làm cho tình hình kinh doanh của công ty trở nên khó khăn, tỉ lệ nghỉ việc của công ty tập trung cao vào khối kinh doanh và khối marketing, và đây cũng là 2 khối tạo ra doanh thu trực tiếp của công ty