1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở TỈNH ĐĂK LĂK

75 225 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 701,3 KB

Nội dung

Người dân chủ yếu phát triển nuôi cá trong ao, hồ chứa có thể do chi phí đầu tư thấp, kỹ thuật đơn giản hơn…Tuy nhiên diện tích nuôi ao không phải là thế mạnh về nuôi trồng thủy sản ở Đă

Trang 1

B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

TÌM HI ỂU HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH NUÔI

TRỒNG THUỶ SẢN Ở TỈNH ĐĂK LĂK

Sinh viên thực hiện : ĐẶNG THỊ THU TRINH

Niên khóa : 2009 - 2011

Tháng 7 năm 2011

Trang 2

TÌM HI ỂU HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG

THU Ỷ SẢN Ở TỈNH ĐĂK LĂK

Trang 3

C ẢM TẠ

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm

Tp Hồ Chí Minh, các thầy cô khoa Thủy Sản đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt những

kiến thức khoa học cho chúng tôi trong những năm qua

Chân thành biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Trai đã tận tình hướng dẫn và

chỉ bảo, hết lòng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các hộ nông dân, cán bộ phòng Nông Nghiệp

và Phát Triển Nông Thôn các huyện, Chi Cục Thủy Sản tỉnh Đăk Lăk đã giúp đỡ chúng tôi trong thời gian thực hiện đề tài

Xin cảm ơn gia đình luôn bên cạnh động viên tinh thần và hỗ trợ tài chính cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường

Cảm ơn các anh chị, các bạn lớp LT09NT luôn bên cạnh cổ vũ tinh thần, giúp

đỡ tôi trong quá trình học tập và trong suốt thời gian thực hiện đề tài

Do hạn chế về thời gian cũng như về mặt kiến thức nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong đón nhận những ý kiến đóng góp của quí

thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn

Trang 4

TÓM T ẮT

Hiện trạng nuôi trồng thủy sản của tỉnh Đăk Lăk được tìm hiểu thông qua khảo sát, đánh giá bằng phương pháp điều tra nông hộ kết hợp với thu số liệu thứ cấp Sáu mươi hộ có hoạt động nuôi trồng thủy sản của 6 huyện và Thành phố Buôn Ma Thuột được phỏng vấn trực tiếp với bảng câu hỏi soạn sẵn Số liệu thứ cấp được thu thập tại

Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đăk Lăk

Tỉnh Đăk Lăk có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản nhưng chưa được sử dụng đúng với tiềm năng: toàn tỉnh có khoảng 30.800 ha diện tích mặt nước

có thể đưa vào nuôi trồng thủy sản nhưng hiện nay mới chỉ sử dụng khoảng 8.310,8

ha Các hình thức nuôi chủ yếu là ao, nuôi hồ chứa và nuôi lồng bè Trong đó nuôi ao

có số hộ nuôi nhiều nhất (chiếm 85%), tiếp đến là nuôi cá hồ chứa (chiếm 11,67%) và chiếm tỷ lệ thấp nhất là nuôi lồng bè (3,33%) Người dân chủ yếu phát triển nuôi cá trong ao, hồ chứa có thể do chi phí đầu tư thấp, kỹ thuật đơn giản hơn…Tuy nhiên

diện tích nuôi ao không phải là thế mạnh về nuôi trồng thủy sản ở Đăk Lăk, do vậy việc lưu ý thúc đẩy các nhóm người nuôi các mô hình mặt nước lớn cũng như nuôi bè

là cần thiết

Về kỹ thuật, phần lớn các nông hộ nuôi thủy sản dựa vào kinh nghiệm của bản thân, một số ít học hỏi từ bạn bè, thu thập thông tin từ sách báo và từ các chương trình

tập huấn, khuyến ngư

Đối tượng nuôi chủ yếu là các loài cá truyền thống có thể nuôi kết hợp trong ao

và hồ chứa nhưng giá trị kinh tế không cao như: trắm cỏ, chép, mè, rô phi, v.v… Bên

cạnh đó, hiện nay một số loài có giá trị kinh tế đã và đang được nuôi như: cá lăng, ba

ba, điêu hồng…

Nguồn nước ở đây thích hợp cho việc nuôi thủy sản và chưa bị ô nhiễm nhiều,

dịch bệnh ít xảy ra

Dù tỉnh đã có quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2009 - 2015 nhưng

hiện nay việc thực hiện chưa đúng như kế hoạch Bên cạnh đó, quy hoạch chưa đề cập

Trang 5

cấp thức ăn (chưa đề cập số lượng nhà máy sản xuất thức ăn cũng như chất lượng thức ăn), thuốc và dịch vụ trị bệnh (kênh phân phối, quản lý, và hoạt động dịch vụ trị bệnh như thế nào?), các kênh tiêu thụ (có đề cập việc xây chợ đầu mối nhưng phương thức

hoạt động chưa có) hay chế biến sản phẩm nuôi trồng thủy sản cũng chưa được định hướng

Nguồn vốn của người nuôi không đáp ứng đủ trong quá trình nuôi: có tới 91,67% nông hộ thiếu vốn để đầu tư, hầu hết họ là những người có kinh tế khó khăn nên người dân nơi đây cần sự hỗ trợ của nhà nước trong việc vay vốn để đầu tư sản

xuất

Thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản chủ yếu trong tỉnh Các kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm chưa phát triển một cách có tổ chức, đều này cũng làm hạn chế sự phát triển của ngành nuôi trồng ở tỉnh Đăk Lăk

Tóm lại, Đăk Lăk chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có của mình trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản Có thể do nuôi trồng thủy sản hiện chỉ đóng góp một phần

nhỏ nguồn thu nhập cho địa phương Tuy nhiên nếu được chú trọng phát triển một cách đúng đắn, ngành sản xuất này cũng sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển Cần có sự cụ thể hơn trong các bản báo cáo quy hoạch nuôi trồng

thủy sản và các kế hoạch đề ra cần được giám sát thực hiện và đánh giá thường xuyên

để rút kinh nghiệm, chỉnh sửa cho từng giai đoạn nếu cần

Trang 6

M ỤC LỤC

CẢM TẠ i

TÓM TẮT ii

MỤC LỤC iv

DANH SÁCH CÁC BẢNG vii

DANH SÁCH CÁC HÌNH ix

Chương 1 1

MỞ ĐẦU 1

1.1 Giới Thiệu 1

1.2 Mục Tiêu Đề Tài 2

Chương 2 3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Hiện Trạng Phát Triển Nuôi Thủy Sản Nước Ngọt Trong và Ngoài Nước 3

2.2 Điều Kiện Tự Nhiên và Kinh Tế Xã Hội Tỉnh Đăk Lăk 5

2.2.1 Vị trí địa lý 5

2.2.2 Đặc điểm địa hình 6

2.2.3 Đặc điểm thổ nhưỡng 7

2.2.4 Đặc điểm khí hậu 8

2.2.5 Hệ thống sông ngòi và hồ đập 10

2.3 Tiềm năng phát triển thủy sản 12

2.3.1 Tiềm năng về diện tích nuôi trồng thủy sản ( NTTS) 12

2.3.2 Tiềm năng về khai thác thủy sản 13

2.4 Nguồn Lợi Thủy Sản 14

2.5 Định Hướng Phát Triển Ngành Thủy Sản 14

2.6 Tình Hình Bảo Vệ Nguồn Lơi Thủy Sản Của Tỉnh Đăk Lăk 16

Trang 7

2.8 Hiện trạng phát triển thủy sản của tỉnh Đăk Lăk 18

2.8.1 Về Nuôi trồng thủy sản 18

2.8.2 Chế biến, bảo quản thủy sản 21

2.8.3 Tiêu thụ sản phẩm thủy sản 21

2.8.4 Hiện trạng dịch vụ hậu cần nuôi trồng thủy sản 21

2.8.5 Lao động nuôi trồng thủy sản 23

2.9 Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Thủy Sản Của Tỉnh Đăk Lăk 24

2.9.1 Yếu tố chủ quan 24

2.9.2 Yếu tố khách quan 24

Chương 3 26

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

3.1 Thời Gian Và Địa Điểm 26

3.2 Phương Pháp Thu Thập Thông Tin Và Số Liệu 26

3.3 Phương pháp xử lý số liệu và phân tích kết quả 27

Chương 4 28

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28

4.1 Đặc Điểm Kinh Tế, Xã Hội Của Các Nông Hộ 28

4.1.1 Phân bố độ tuổi 29

4.1.2 Trình độ học vấn 30

4.1.3 Kinh nghiệm nuôi 31

4.1.4 Nguồn học hỏi kinh nghiệm 33

4.1.5 Tập huấn hội thảo 34

4.1.6 Mục đích nuôi 34

4.1.7 Nghề nghiệp của các nhóm nông hộ 35

4.1.8 Nguồn lao động 37

4.1.9 Hỗ trợ đầu tư của nhà nước 38

4.2 Nuôi Và Thu Hoạch 38

Trang 8

4.2.1 Phương pháp đào ao 38

4.4.2 Diện tích ao nuôi của các nông hộ 39

4.2.3 Loài nuôi 40

4.2.4 Nguồn giống 42

4.2.5 Cỡ giống 42

4.2.6 Mật độ nuôi 43

4.2.7 Năng suất nuôi 44

4.2.8 Mùa vụ và thời gian nuôi 46

4.2.9 Thức ăn 47

4.2.10 Nguồn nước 47

4.2.11 Theo dõi chất lượng nước 48

4.2.12 Dịch bệnh 48

4.2.13 Sử dụng thuốc và hóa chất 49

4.2.14 Thu hoạch 50

4.3 Thị trường tiêu thụ 51

4.4 Những khó khăn trong nuôi thủy sản 51

4.4.1 Khó khăn về con giống 51

4.4.2 Khó khăn về nguồn vốn 52

Chương 5 54

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 54

5.1 Kết Luận 54

5.2 Đề Nghị 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỤC LỤC

Trang 9

DANH SÁCH CÁC B ẢNG

Bảng 2.1: Giá trị GDP tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2000-2008 (Giá hiện hành)

18

Bảng 2.2: Diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh Đăk Lăk qua các năm 19

Bảng 4.1: Các hộ nuôi thủy sản trong ao, hồ chứa và lồng bè 28

Bảng 4.2: Độ tuổi của các nhóm nông hộ 30

Bảng 4.3: Trình độ học vấn của các nhóm nông hộ 31

Bảng 4.4: Kinh nghiệm nuôi của các nhóm nông hộ 32

Bảng 4.5: Nguồn học hỏi kinh nghiệm của các nhóm nông hộ 33

Bảng 4.6: Tham gia tập huấn hội thảo của các nhóm nông hộ 34

Bảng 4.7: Mục đích nuôi của các nhóm nông hộ 35

Bảng 4.8: Nghề nghiệp của các nhóm nông hộ 36

Bảng 4.9: Số hộ có nhu cầu thuê lao động 37

Bảng 4.10: Số lao động tham gia hoạt động nuôi cá 37

Bảng 4.11: Hỗ trợ của nhà nước 38

Bảng 4.12: phương pháp đào ao 39

Bảng 4.13: Diện tích ao nuôi của các nông hộ được điều tra 39

Bảng 4.14: Cơ cấu loài nuôi 41

Bảng 4.15: Nguồn gốc giống thả nuôi 42

Bảng 4.16: Cỡ giống thả nuôi của các nông hộ 43

Bảng 4.17: Mật độ thả giống 44

Bảng 4.18: Năng suất nuôi 45

Bảng 4.19: Thời gian thả nuôi 46

Bảng 4.20: Bổ sung thức ăn của các nông hộ trong quá trình nuôi 47

Bảng 4.21: Đánh giá nguồn nước cấp của các nông hộ 48

Bảng 4.22: Tình hình dịch bệnh xảy ra 49

Bảng 4.23: Tình hình sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản của các nhóm nông hộ 49

Bảng 4.24: Tình hình thu hoạch 50

Trang 10

Bảng 4.25: Thị trường tiêu thụ 51 Bảng 4.26: Những khó khăn về con giống 52

Bảng 4.27: Nguồn vốn trong nông hộ 52

Trang 11

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1: Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Đắk Lắk 6

Hình 2.2: Cơ cấu GDP tỉnh Đăk Lăk năm 2008 16

Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất tỉnh Đăk Lăk năm 2008 18

Hình 2.4: Diễn biến về sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh Đăk Lăk qua các năm 19

Hình 2.5: Năng suất nuôi trồng thủy sản của tỉnh Đăk Lăk qua các năm 20

Hình 4.1: Nuôi cá điêu hồng trong lồng bè trên hồ Ea Kao 28

Hình 4.2: Ao nuôi cá rô phi 29

Hình 4.3: Mối tương quan giữa năng suất và mật độ thả trong nhóm nông hộ nuôi ao 46

Hình 4.4: Mối tương quan giữa năng suất và mật độ thả của nhóm nuôi mặt nước lớn 46

Hình 4.5: Mối tương quan giữa năng suất và mật độ nuôi của nhóm 46

Hình 4.6: Thu hoạch cá bằng xung điện trong hồ chứa 50

Trang 12

DANH SÁCH CÁC CH Ữ VIẾT TẮT

FAO: Food and Agriculture Organization

GDP: Gross domestic product

IUCN: the International Union for Conservation of Nature

Trang 13

Chương 1

M Ở ĐẦU 1.1 Giới Thiệu

Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành nghề quan trọng tại nhiều quốc gia trên thế giới, nó góp phần đem lại nguồn ngân sách đáng kể để phát triển kinh tế

quốc dân Chính động lực đó đã thúc đẩy người nuôi không ngừng cải tiến kỹ thuật nuôi cũng như, mở rộng diện tích

Việt Nam là nước có ngành thủy sản phát triển mạnh với lợi thế về sông ngòi

chằn chịt, nhiều hồ đập chứa nước và bờ biển chạy dài tạo ra diện tích mặt nước lớn thuận lợi cho sự phát triển nuôi trồng thủy sản Nhưng ở Việt Nam việc phát triển nuôi trồng thủy sản diễn ra không đồng đều giữa các vùng, ví dụ ở vùng trung du và miền núi thường kém phát triển hơn nhiều so với vùng đồng bằng và ven biển

Tỉnh Đắk Lắk có vị trí địa lý quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội và an ninh, chính trị, quốc phòng của khu vực Tây Nguyên Nó nằm giáp biên giới với Campuchia và

có hệ thống giao thông phát triển mạnh (về đường bộ và đường hàng không) tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu, trao đổi hàng hóa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của

tỉnh

Theo Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đăk Lăk (2010), so với các tỉnh khu vực Tây Nguyên khác thì Đắk Lắk là một trong những tỉnh có tiềm năng phát triển nghề cá nội địa khá lớn , đặc biệt là phát tri ển nghề cá hồ chứa Địa bàn tỉnh có hơn 522 hồ lớn nhỏ và 5 hệ thống sông đã tạo lợi thế lớn cho ngành thủy sản phát triển Đến năm 2010 có trên 36.950 ha diện tích tiềm năng cho phát triển nuôi trồng

thủy sản, trong đó có 2.850 ha diện tích ao hồ nhỏ, 8.500 ha diện tích ruộng trũng, 16.600 ha diện tích hồ chứa và khoảng 9.000 ha diện tích sông suối có thể phát triển nuôi trồng thủy sản (Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đăk Lăk, 2010) Ngoài mục đích chính là tưới tiêu cho nông nghiệp và điều tiết lũ vào mùa mưa, các hồ

Trang 14

chứa mang lại nguồn lợi thủy sản to lớn đã góp phần tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống và cung cấp nguồn thực phẩm tươi sống cho người dân sống trong khu vực

Bên cạnh đó, nghề cá nội địa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã và đang được các cấp,

Bộ, Ban ngành và các tổ chức trong và ngoài nước quan tâm, đầu tư và hỗ trợ Trong những năm gần đây ngành thủy sản tỉnh đã có những bước phát triển mới và góp phần vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tạo công ăn việc làm Ngoài ra, phát triển

thủy sản còn góp phần nâng cao nhận thức cũng như trình độ của người dân và giữ vững an ninh - quốc phòng vùng biên giới Tây Nam của Tổ quốc Đến năm 2008, ngành thủy sản trên địa bàn tỉnh đạt tổng sản lượng khoảng 8.075 tấn các loại, giải quyết được 6.215 lao động và tạo ra giá trị khoảng 126 tỷ đồng

Tuy nhiên, việc quan tâm phát triển nghề cá hồ chứa trong tỉnh mới được chú trọng vài năm trở lại đây, mức đầu tư của nhà nước và người dân còn nhiều hạn chế Việc khai thác và sử dụng mặt nước hồ chứa vào phát triển thủy sản chưa tương xứng với tiềm năng

của tỉnh Hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua

chủ yếu mang tính tự phát; mô hình nuôi nhỏ lẻ, manh mún, phân tán; chưa áp dụng được công nghệ, kỹ thuật mới vào sản xuất, do đó chưa tạo ra sản lượng lớn, mang tính hàng hóa

Theo Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Đăk Lăk (2010), phần lớn sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh nhà chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ

Để đánh giá hiện trạng hoạt động nuôi trồng thủy sản và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thủy sản của tỉnh Đăk Lăk, chúng tôi thực hiện đề tài: “Tìm hiểu hoạt động của một số mô hình nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Đăk Lăk”

1.2 M ục Tiêu Đề Tài

Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu:

Đánh giá hiện trạng hoạt động của một số mô hình nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Đăk Lăk thông qua việc phân tích những điểm mạnh – điểm yếu trong quá trình phát triển đồng thời đề xuất những giải pháp giải quyết những khó khăn đang cản trở quá trình phát triển của các mô hình này tại địa phương

Trang 15

Chương 2

T ỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Hi ện Trạng Phát Triển Nuôi Thủy Sản Nước Ngọt Trong và Ngoài

Nước

Theo FAO (2005), Indonesia là nước có sản lượng thủy sản lớn thứ 8 trên thế

giới Trong thời gian 1999 - 2003, sản lượng cá tăng trung bình là 8,5 %/năm, từ 4.952.000 tấn năm 1999 lên khoảng 5.961.000 tấn trong năm 2003, với 1/5 sản lượng

đến từ nuôi trồng thuỷ sản Các loài nuôi phổ biến nhất là cá chép (Cyprinus carpio),

cá rô phi (Oreochromis niloticus) và cá tai tượng (Osphronemus goramy) Cá chép là

loài chiếm ưu thế nhất, chiếm khoảng một nửa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản nước ngọt Sự gia tăng nhanh chóng về sản lượng cá chép đến từ việc nuôi lồng trôi

nổi trên hệ thống sông Citarum và một loạt hồ chứa Bên cạnh đó loài cá rô phi đang

trở nên quan trọng với sự phát triển sản xuất từ 31.217 tấn trong năm 1999 lên khoảng 71.789 tấn vào năm 2003 (DGA, 2004) với hình thức nuôi tương tự cá chép

Cũng theo FAO (1980), Trung Quốc có vùng nước nội địa chiếm khoảng 17 triệu ha hay khoảng 1,8% diện tích đất cả nước, bao gồm các con sông (khoảng 50%),

hồ tự nhiên (30%), hồ chứa nước (11,5%) và ao hồ nhỏ (8,5%) Hiện nay, ước tính 5 triệu ha (chiếm 29,4%) của các vùng nước nội địa, có thể thích hợp cho nuôi trồng thủy sản Điều này dẫn đến một sự gia tăng đáng kể cơ hội cho nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các thung lũng và đồng bằng trung lưu và hạ lưu các con sông Xi, Chang, Hoàng Các động vật thuỷ sản của lưu vực này rất đa dạng, số lượng các loài

cá lên đến hàng trăm Phần lớn trong số này thuộc họ Cyprinidae Năm 1999, tổng sản lượng cá nước ngọt đạt 14.219.740 tấn, trong đó 10.195.797 tấn (71,7%) đến từ nuôi

ao Các loài cá nuôi chủ yếu là cá trắm cỏ, cá trắm đen, cá mè trắng, cá mè hoa, cá chình Nhật Bản, cá rô phi, v.v…(FAO, 2000)

Trang 16

Ở nước ta trong những năm gần đây nuôi trồng thủy sản đã phát triển ở các tỉnh miền núi, vừa cung cấp thực phẩm tươi sống tại chỗ, vừa tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập, giúp nhiều hộ nông dân có điều kiện làm giàu

Theo Trịnh Hà (2011), tỉnh Phú Thọ có nhiều tiềm năng phát triển thủy sản với diện tích mặt nước ao, hồ, đầm và ruộng trũng là 14.000 ha Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 16.000 ha diện tích mặt nước các sông, suối thuận tiện cho việc phát triển hình

thức nuôi cá lồng Với nguồn thủy sản phong phú, đa dạng gồm trên 100 loài, trong đó

có những loài cá thuộc đặc sản quý hiếm như: cá anh vũ, cá lăng chấm, cá bỗng, cá

dầm xanh, cá chiên,… thủy sản Phú Thọ không chỉ phát triển về lượng mà còn nâng cao về chất, vươn lên đứng vị trí thứ 2 trong các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc Tổng sản lượng thủy sản toàn tỉnh năm 2010 đạt hơn 20.820 tấn, tăng hơn 6.650 tấn so

với năm 2005 Ngoài các loại cá truyền thống như: trôi, mè, trắm, chép… đã thêm nhiều giống thủy sản mới có năng suất, chất lượng cao như: tôm càng xanh, chép lai V1, cá vược… và các giống cá bản địa đặc sản như: cá anh vũ, cá lăng, cá dầm xanh,

cá chiên… đã được đưa vào sản xuất Nuôi thủy sản ở ruộng trũng, năng suất bình quân đạt 3 - 4 tấn/ha Thực tế cho thấy nuôi thủy sản có lãi gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa Phát triển thủy sản đã thúc đẩy việc hình thành và phát triển các mô hình kinh tế trang trại nuôi thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao ở tỉnh này

Theo đánh giá của Hiệp hội phát triển cá nước lạnh Lâm Đồng (được trích dẫn

bởi Lâm Đồng Newspaper, 2010), toàn tỉnh có khoảng 12.000 ha mặt nước ở các hồ

chứa, sông suối, ao hồ nhỏ có thể phát triển nghề nuôi trồng thủy sản Tỉnh có điều kiện tự nhiên, khí hậu đặc thù rất thuận lợi, thích hợp để phát triển nghề nuôi cá nước

lạnh ở một số khu vực với quy mô lớn Diện tích ao nuôi đã mở rộng được gần 11 ha với sản lượng cá nước lạnh năm 2009 ước đạt 300 tấn, doanh thu trên 40 tỷ đồng Với nguồn doanh thu này, 10 ha nuôi cá nước lạnh đã bằng 50% tổng doanh thu của nhóm

cá phổ thông truyền thống mà nông dân trong tỉnh đang nuôi Không chỉ nâng cao giá trị hàng hóa nuôi trồng thủy sản trên cùng một đơn vị diện tích, việc phát triển nuôi cá nước lạnh còn tạo công ăn việc làm nâng cao thu nhập cho một bộ phận nhân dân trong tỉnh, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Trang 17

Như vậy, ở miền núi, nghề nuôi thủy sản đã có bước phát triển mới, ổn định và ngày càng thu hút nhiều hộ nông dân tham gia Nhiều địa phương đã coi nuôi trồng

thủy sản là giải pháp tốt trong xóa đói, giảm nghèo và trong nhiều trường hợp đó là nghề làm giàu của một bộ phận nông dân miền núi Những vùng đất trũng ngập nước, những hồ thủy lợi, thủy điện, được sử dụng nuôi thủy sản ngày càng nhiều

Những thành quả mà ngành thủy sản các tỉnh trên đạt được là những ví dụ cụ

thể để ngành thủy sản tỉnh Đăk Lăk xem xét, học hỏi và có chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện của mình

2.2 Điều Kiện Tự Nhiên và Kinh Tế Xã Hội Tỉnh Đăk Lăk

Theo Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đắk Lắk (2010), điều kiện tự nhiên của tỉnh Đắk

giới dài 70 km, trên đó có quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai nước rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vùng biên kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng

Tổng diện tích đất tự nhiên của Đăk Lăk là: 1.312.537 ha chiếm 3,9% diện tích

cả nước Việt Nam trong đó:

Trang 18

Hình 2.1: Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Đắk Lắk

(Nguồn: http://portal.daklak.gov.vn/portal/page/portal/daklak) Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá xã hội của

tỉnh và cả vùng Tây Nguyên Trung tâm thành phố là điểm giao cắt giữa quốc lộ 14 (chạy xuyên suốt tỉnh theo chiều từ Bắc xuống Nam) với quốc lộ 26 và quốc lộ 27 nối Buôn Ma Thuột với các thành phố Nha Trang (Khánh Hoà), Đà Lạt (Lâm Đồng) và Pleiku (Gia Lai) Đường Hồ Chí Minh được xây dựng cùng với đường hàng không được nâng cấp thì Đắk Lắk là đầu mối giao lưu rất quan trọng nối liền các trung tâm kinh tế của cả nước như Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh Đây là động lực lớn, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh cũng như toàn vùng Tây Nguyên phát triển

2.2.2 Đặc điểm địa hình

Địa hình tỉnh Đắk Lắk mang đặc trưng chung của địa hình vùng cao nguyên, có

sự xen kẽ giữa các thung lũng, cao nguyên, núi cao và núi cao trung bình, có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc; với hai đặc thù gồm địa hình núi cao và địa hình cao nguyên Địa hình được chia làm 4 loại đặc trưng cơ bản sau:

Trang 19

- Địa hình núi cao: chủ yếu phân bố ở phía Đông Nam, độ cao từ 1.000 - 1.500

m, chiếm diện tích 25% toàn tỉnh Địa hình này không phù hợp cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản ao hồ nhỏ, nhưng lại là một lợi thế cho hình thành các hồ chứa và khu vực ruộng trũng tạo điều kiện cho phát triển nuôi trồng thủy sản mặt nước lớn Đặc biệt vùng núi cao giáp Lâm Đồng có hệ thống suối nước lạnh có khả năng bố trí nuôi cá nước lạnh như cá hồi vân, cá tầm …

- Địa hình cao nguyên: chiếm 75% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh và tập

trung ở hầu hết các địa phương, với địa hình bằng phẳng Loại địa hình này gồm: (1) cao nguyên Buôn Ma Thuột có địa hình thấp hơn, nằm ở trung tâm tỉnh (độ cao bình quân 45 – 500 m), chiếm 28,4% tổng diện tích toàn tỉnh; (2) cao nguyên M'Đrắk nằm

ở phía Đông, tiếp giáp tỉnh Khánh Hòa, với độ cao bình quân 400 – 500 m

- Địa hình bán bình nguyên Ea Soup: vùng đất rộng nằm phía Tây, tiếp giáp

với các cao nguyên Địa hình khá bằng phẳng và độ cao bình quân 180 m

- Địa hình bằng trũng Krông Pắc-Lắk: tập trung phía Đông-Nam, giữa cao

nguyên Buôn Ma Thuột và dãy núi Chư Yang Sin Độ cao bình quân 400 – 500 m Là vùng trũng của tỉnh và thường xuyên bị lũ lụt (tháng 9 - 10) Nhưng đây cũng là vùng

có lợi thế lớn cho phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh

- Nhóm đất Gley: tập trung nhiều ở vùng địa hình trũng thuộc huyện Krông Ana

và Lắk; ngoài ra còn nằm rải rác ở các vùng ngập nước quanh năm Tổng diện tích nhóm đất Gley khoảng 29.350 ha, chiếm 2,2% diện tích tự nhiên

- Nhóm đất than bùn: được phân bố ở vùng thung lũng kín vùng đất Bazan Tổng diện tích khoảng 210 ha, chiếm 0,01% tổng diện tích tự nhiên

- Nhóm đất đen: tổng diện tích 38.694 ha, chiếm 3% tổng diện tích tự nhiên

Trang 20

- Nhóm đất xám: phân bố hầu hết ở các huyện có địa hình dốc với tổng diện tích khoảng 579.309 ha, chiếm 44,1%

- Nhóm đất đỏ: tập trung ở các khối Bazan Buôn Ma Thuột, phần lớn có độ dốc

thấp, tầng đất dày, khả năng giữ và hấp thu nước tốt Tổng diện tích khoảng 311.344

ha, chiếm 23,7%

- Nhóm đất nâu: phân bố ở địa hình dốc ít, khả năng giữ nước và dinh dưỡng

tốt Tổng diện tích khoảng 146.055 ha chiếm 11,1%

- Nhóm đất nâu thẫm: có diện tích khoảng 22.343 ha, chiếm 1,7%

- Nhóm đất có tầng sét chặt, cơ giới phân dị: phân bố nhiều ở huyện Ea Soup trên địa hình bán bình nguyên, địa hình lòng chảo hoặc thung lũng Diện tích phân bố 32.980

ha, chiếm 2,51%

- Nhóm đất mới biến đổi: diện tích 23.498 ha, chiếm 1,7%

- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: phân bố tập trung ở phía Tây huyện Ea Soup,

với tổng diện tích 79.132 ha, chiếm 6,03%

- Nhóm đất nứt nẻ: tập trung ở huyện Krông Pắc và vùng núi thấp, gò đồi rải rác ở các huyện Tổng diện tích khoảng 3.794 ha, chiếm 0,3%

Nhiệt độ không khí: bình quân đạt 23 - 240

C, cao nhất 370C (thường xuất hiện trong tháng 4), nhiệt độ thấp nhất 140C (thường tháng 12) Nhiệt độ trung bình ở độ cao 500 – 800 m dao động từ 22 - 230

C, những vùng có độ cao thấp như Buôn Ma Thuột nhiệt độ trung bình 23,70C, M’Đrắk nhiệt độ 240

C

Trang 21

Tổng nhiệt: ở độ cao < 800 m tổng nhiệt độ năm đạt 8.000 - 9.5000C, độ cao >

800 m có tổng nhiệt độ giảm xuống chỉ còn 7.500 - 8.0000C Biên độ nhiệt trong ngày

lớn, có ngày biên độ nhiệt là 200

C

Chế độ nắng: tổng số giờ nắng trong năm bình quân hàng năm khá cao khoảng

2.139 giờ, năm cao nhất 2.323 giờ, năm thấp nhất khoảng 1.991 giờ Trong đó, mùa khô số giờ nắng trung bình cao hơn (1.167 giờ) so với mùa mưa (972 giờ)

Độ ẩm không khí: trung bình đạt 81- 83% Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 9

trung bình 90% tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 3 trung bình 70%

Lượng bốc hơi: lượng bốc hơi các tháng 2, 3, 4 đạt từ 150-200 mm Tổng lượng

bốc hơi trung bình năm 1.300 - 1.500 mm, bằng 70% lượng mưa năm chủ yếu vào mùa khô

Lượng mưa và số ngày mưa: chế độ mưa của vùng tương đối cao và đạt bình

quân năm 1.600 - 2.000 mm Tháng mưa nhiều 8 - 9, ở trung tâm cao nguyên đạt 1.900

- 2.100 mm, mưa ít nhất vào tháng 1- 2 và lượng mưa thấp nhất ở vùng Krông Pắc, Krông Bông, phía Tây M'Đrắk và Đông Krông Búk Lượng mưa trong 6 tháng mùa mưa chiếm 84% lượng mưa trong năm, mùa khô lượng mưa chiếm 16%, vùng Ea Soup lượng mưa mùa khô chiếm 10% có năm không có mưa Các tháng có lượng mưa

lớn là tháng 8, 9

Chế độ gió: tốc độ gió bình quân 2,4 - 5,4 m/s Có 2 hướng gió chính theo 2

mùa, mùa mưa gió Tây Nam thịnh hành thường thổi nhẹ khoảng cấp 2, cấp 3 Mùa khô gió Đông Bắc thịnh hành thường thổi mạnh cấp 3, cấp 4 có lúc gió mạnh lên cấp 6, cấp

7 Mùa khô gió tốc độ lớn thường gây khô hạn

Bão và áp th ấp nhiệt đới: hầu như không có bão và áp thấp nhiệt đới, nhưng

thường chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nên gây ra mưa lũ ảnh hưởng đến sản xuất

và đời sống người dân

2.2.4.2 Chế độ thủy văn

Do lượng mưa phân bố không đều theo thời gian, theo vùng lãnh thổ và địa hình chia cắt phức tạp, mùa mưa thường gây ngập úng cục bộ thuộc vùng ven sông Krông Ana, Krông Pắc Trung bình hàng năm có tổng lượng nước trên toàn tỉnh 38,8

Trang 22

tỷ m3nước, trong đó lượng nước mưa đã chuyển vào dòng chảy trên địa bàn tỉnh

khoảng 17,5 tỷ m3, chuyển vào dòng chảy thuộc lưu vực sông Sêrêpôk và sông Ba Trên địa bàn tỉnh có thể xây dựng các công trình thủy lợi, là tiền đề cho nuôi trồng

thủy sản nhằm phát triển kinh tế và nâng cao đời sống cho người dân

Mùa kiệt thường xuất hiện vào tháng 11 - 7 và mùa lũ từ tháng 6 - 12 Vào mùa lũ, lượng nước các dòng chảy tăng lên khá nhanh, lưu lượng nước gấp hàng chục lần so với mùa kiệt Môdun dòng chảy bình quân năm trên toàn hệ thống sông của tỉnh đạt 25,4 l/s/km2 Trong đó, cao nhất ở sông Krông Nô (36,7 lít/s/km2) và thấp nhất ở sông Ea H'Leo (15,9 l/s.km2) Chế độ ngập lụt của hệ thống sông, suối trên địa bàn tỉnh thường xảy

ra vào khoảng tháng 9 - 11 hàng năm, nhưng hiện tượng ngập lụt ở đây thường rút nhanh, không gây úng lụt nhiều mà chỉ gây lụt cục bộ ở một số vùng trũng như Lắk, Krông Ana

2.2.5 H ệ thống sông ngòi và hồ đập

2.2.5.1 Hệ thống sông

Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh khá phong phú, với mật độ bình quân 0,8km/km2 và phân bố tương đối đồng đều Trên địa bàn tỉnh có hai hệ thống sông chính chảy qua là hệ thống sông Sêrêpôk và sông Ba

H ệ thống sông Sêrêpôk (đổ vào sông Mê Kông): Sông Srêpôk là chi lưu cấp I

của sông Mê Kông do 2 nhánh Krông Ana và Krông Nô hợp thành, dòng chính tương đối dốc, chảy từ độ cao 400 m hợp lưu xuống còn 150 m ở biên giới Campuchia

Tổng chiều dài hệ thống sông chính khoảng 322 km, với tổng diện tích lưu vực 30.100

km2, trong đó thuộc lãnh thổ tỉnh Đắk Lắk là 4.200 km2

, với chiều dài sông trên 125

km Có 2 nhánh sông Krông Nô và Krông Ana

Nhánh sông Krông Nô: Sông Krông Nô bắt nguồn từ vùng núi cao Chư Yang Sin (cao trên 2000 m) chạy dọc ranh giới phía Nam sau đó chuyển hướng lên phía Bắc (ranh giới phía Tây) và nhập với sông Krông Ana ở thác buôn Dray Tổng diện tích lưu vực sông là 3.920 km2

và chiều dài dòng chính là 156 km, độ dốc trung bình của sông 6,8%; dòng chảy bình quân trên toàn lưu vực là 34 lít/s/km2 Mùa mưa lượng nước khá lớn gây lũ lụt và bồi đắp phù sa cho các cánh đồng ven sông

Trang 23

Sông Krông Ana: là hợp lưu của các suối lớn như Krông Búk, Krông Pắc, Krông Bông, Krông K’Mar, diện tích lưu vực 3.960 km2, chiều dài dòng chính 215

km Dòng chảy bình quân 21 lít/s/km2 Độ dốc lòng sông không đồng đều, những nhánh lớn ở thượng nguồn 4 - 5%, đoạn hạ lưu thuộc Lắk - Buôn Trấp có độ dốc 0,25%, dòng sông gấp khúc gây lũ lụt hàng năm trên phạm vi khá rộng, đồng thời cũng bồi đắp phù sa tạo nên những cánh đồng màu mỡ ven sông Đây là con sông có ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh, nhất là cây lúa nước

Hệ thống sông Ba (đổ ra Biển Đông): diện tích lưu vực sông Ba khoảng

13.900 km2 và nằm về phía Đông Bắc; có hai phụ lưu chính chảy trong phạm vi tỉnh

gồm sông Krông Hinh và sông Krông Năng; hai phụ lưu sông được bắt nguồn từ dãy núi cao và chảy qua các vùng có lượng mưa lớn, phong phú

Sông Krông Năng: bắt nguồn từ dãy núi Chư Tun có độ cao 1200 m Đây là một dòng sông nhỏ, hiền hoà vào mùa khô nhưng tương đối dữ dội vào mùa mưa Nó

là một trong những chi lưu của sông Ba, Phú Yên Sông có chiều dài 130 km, với diện tích lưu vực 1840 km2

Một chi lưu của nó dài khoảng 30 km chảy từ phía nam thị trấn M'Đrắk, trong dãy Chư Prông cao 1.108 m theo hướng tây bắc để hợp lưu tại tọa độ khoảng 12°51′51″ và 108°36′45″

Phụ lưu sông Krông Hinh: tức Hinh Hà là một phụ lưu cấp 1 phía hữu ngạn của sông Ba Sông này dài 88 km và có diện tích lưu vực là 1.040 km², sông có nhiều bậc thang, độ dốc lòng sông 15,5% Đầu nguồn của sông là đỉnh núi Chư H'Mu (cao 2.051 m) ở huyện M'Đrắk

Sông Ea H’Leo: bắt nguồn từ độ cao 800 m trên địa phận xã DlieYa huyện Krông Năng, có chiều dài 143 km chạy qua 2 huyện Ea H’leo và Ea Soup trước khi hợp lưu với suối Ea Lốp cách biên giới Việt Nam - Campuchia khoảng 1 km rồi đổ vào sông Sêrêpôk trên đất Campuchia Diện tích lưu vực của sông Ea H’leo là 3.080

km2 nằm trên địa bàn 6 huyện thuộc 2 tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai Sông Ea H’Leo có nhánh chính là suối Ea Soup có diện tích lưu vực 994 km2 chiều dài 104 km Trên dòng suối này đã xây dựng 2 công trình thủy lợi lớn Ea Soup hạ và Ea Soup thượng để tưới cho vùng Ea Soup với diện tích trên 10.000 ha Đây là 2 công trình quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sản xuất của nhân dân huyện Ea Soup

Trang 24

2.2.5.2 Hệ thống hồ đập

Đắk Lắk đã và đang xây dựng rất nhiều hệ thống hồ đập dự trữ nước phục vụ sản

xuất và sinh hoạt, với 522 công trình thủy lợi lớn và vừa (hồ tự nhiên, hồ nhân tạo và đập dâng); về trữ lượng nước và chất lượng đã đáp ứng cơ bản cho tưới tiêu và sinh hoạt Trong đó, có khoảng 441 hồ chứa tự nhiên và nhân tạo, với tổng diện tích mặt thoáng khoảng 8.930 ha, dung tích chứa khoảng 421 triệu m3nước/năm; có 63 đập dâng, 29 trạm bơm và 877 km kênh mương thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt

Với số lượng và diện tích hồ chứa lớn như trên, trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk có một

tiềm năng lớn cho khai thác và nuôi trồng thủy sản Trong đó diện tích có khả năng đưa vào khai thác nuôi trồng thủy sản trên các hồ chứa là 16.600 ha Có nhiều hồ chứa và hồ tự nhiên có vai trò quan trọng trong phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản có quy mô diện tích lớn hơn 100 ha như: Lắk (658 ha), Ea Soup thượng (1.400 ha), Ea Soup hạ (240 ha), Ea Kao (340 ha), Ea Ô (233 ha), Ea Chu Cáp (133 ha), Ea Nhái (185 ha), Ea Kar (140 ha), Buôn Triết (215 ha), Buôn Tría (141 ha), C9 (128 ha), Krông Búk hạ (210 ha) và Buôn Jong (111 ha) Có trên 40 hồ chứa có diện tích từ 20-100 ha, còn lại là những hồ có diện tích nhỏ hơn 20 ha

Việc khai thác thủy sản, không những phát triển mạnh trên các hồ nhân tạo, hồ

tự nhiên mà còn được đẩy mạnh ở trên các sông, suối và đặc biệt trên hệ thống sông Sêrêpôk Trong đó, hệ thống các hồ tự nhiên có vai trò quan trọng trong việc tổ chức khai thác thủy sản và kết hợp với du lịch như hồ Lắk, hồ Ea Soup hạ

2.3 Tiềm Năng Phát Triển Thủy Sản

Theo Nguyễn Thanh Hải (2010), Đắk Lắk có một số tiềm năng thủy sản như sau:

2.3.1 Tiềm năng về diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS)

So với các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên thì Đắk Lắk là một trong những tỉnh

có tiềm năng phát triển nghề cá nội địa khá lớn, đặc biệt là phát triển nghề cá hồ chứa

Ở đây có sự đa dạng về loại hình như: ao hồ nhỏ (hộ gia đình), ruộng trũng, sông suối và đặc biệt là trên các hồ đập (hồ thủy lợi, hồ thủy điện, đập dâng, hồ tự nhiên) Đến nay, gần 30.800 ha có khả năng đưa vào NTTS Trong tương lai với hơn

Trang 25

36.950 ha mặt nước chuyên dùng và sông suối vào nuôi trồng và khai thác thủy sản Trong đó, loại hình mặt nước lớn có khoảng 16.600 ha gồm các hồ tự nhiên, hồ chứa

thủy lợi, hồ thủy điện, chiếm 45% tổng diện tích và có thể đẩy mạnh phát triển nuôi cá

lồng trên hồ Loại hình ao hồ nhỏ có khoảng 2.850 ha, chiếm 8% tổng diện tích có khả năng của toàn tỉnh Loại hình ao hồ nhỏ chủ yếu được đẩy mạnh phát triển trên các hồ

chứa nhỏ, ao hộ gia đình và được phân bố rải rác ở các huyện trong tỉnh nhưng quy mô

diện tích nhỏ và phân bố không tập trung Loại hình ruộng trũng có diện tích nuôi cá theo mùa khoảng 8.500 ha, chiếm 23% tổng diện tích có khả năng của toàn tỉnh Loại hình này tập trung ở các huyện ven hệ thống sông Sêrêpôk, sông Hinh Loại hình sông

suối lớn có tổng diện tích mặt nước là 9.000 ha, chiếm 24% tổng diện tích có khả năng Đối với vùng phía Tây Nam huyện Krông Bông giáp Lâm Đồng có độ cao khoảng 900 - 1.000 m so với mặt nước biển, có khả năng phát triển nuôi cá nước lạnh Nhiệt độ nước ở đây dao động trong khoảng 13 - 190C và trữ lượng nước có khả năng phát triển nuôi cá hồi xanh và cá tầm với quy mô 5 - 10 ha

2.3.2 Tiềm năng về khai thác thủy sản

Đắk Lắk có hệ thống sông suối phong phú cùng hàng trăm hồ chứa và hồ tự nhiên lớn nhỏ, phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn tỉnh, là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành Thủy sản nói chung và nghề khai thác thủy sản nội địa nói riêng Phần lớn diện tích sông Sêrêpốk thuộc lưu vực sông Mê Kông ở Tây Nguyên nằm trên địa bàn Đắk Lắk Các nhánh sông Sêrêpốk chảy qua tỉnh Đắk Lắk được xem là nơi có nguồn lợi thủy sinh vật tự nhiên phong phú nhất của hệ thống sông Mê Kông ở Tây Nguyên

Bên cạnh đó các hồ ở tỉnh Đắk Lắk cũng có tiềm năng lớn cho nghề khai thác, góp phần làm tăng đa dạng sinh học các loài thủy sinh

Với sự ưu đãi về diện tích mặt nước cùng cơ sở ương giống tương đối lớn và nguồn lao động dồi dào, nghề khai thác thủy sản ở Đắk Lắk có nhiều điều kiện để phát triển

Trang 26

2.4 Ngu ồn Lợi Thủy Sản

Qua kết quả điều tra phân loại của Trường Đại học Tây Nguyên về thành phần

giống, loài khu hệ cá nước ngọt Tây Nguyên, nhóm điều tra đã thu thập được 201 loài

cá tự nhiên, trong đó đa số tập trung ở sông suối và hồ chứa, hồ tự nhiên thuộc tỉnh Đắk Lắk Bộ cá chép chiếm số lượng loài lớn nhất hơn 100 loài chiếm hơn 60%, các

bộ có ít loài là bộ cá thát lát, bộ lươn, bộ cá chình, bộ cá nheo, bộ mang liền mỗi bộ

có một vài loài Phần lớn thành phần loài biến động theo mùa, nhiều loài cá có giá trị cao phân bố tự nhiên trong các sông, suối, hồ, ruộng (trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Hải, 2010) Theo Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đăk Lăk (2010), trong số

201 loài cá tự nhiên tại Đăk Lăk có 22 loài có giá trị kinh tế, 7 loài trong sách đỏ Việt Nam, 1 loài trong sách đỏ của IUCN Nhiều loài đang có dấu hiệu giảm rõ rệt như cá trà sóc, cá leo nước ngọt, cá mõm trâu, cá thát lát, các loài cá lăng, cá lóc

Bên cạnh nhóm cá tự nhiên, tỉnh Đăk Lăk còn có nhóm cá nuôi bao gồm cá mè

trắng, mè hoa, trắm cỏ, trôi, chép, mè vinh, rô phi vằn, rô phi đen, trê phi, lóc, chim trắng, tôm càng xanh Đại đa số có nguồn gốc nhập nội; trừ một số loài như cá thát lát, cá lăng nha, cá lóc, cá chình hoa

Các loài cá nhập nội chủ yếu ở Đắk Lắk bao gồm: (1) Nhóm cá Châu Phi như

rô phi, trê phi; (2) Nhóm cá Trung Quốc như mè hoa, mè trắng, trắm cỏ, chim trắng; (3) nhóm cá chép Châu Âu như chép kính và chép vẩy (dòng cá chép Hungari); (4) nhóm cá Ấn Độ gồm trôi Ấn Độ, rô hu, Mrigal và (5) nhóm cá nhập từ các nước Đông Nam Á như có 5 dòng cá rô phi, 1 dòng cá chép vàng Indonesia Các loài cá nhập nội

có sản lượng chiếm phần lớn trong tổng sản lượng nuôi trồng toàn tỉnh

2.5 Định Hướng Phát Triển Ngành Thủy Sản

Theo sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đăk Lăk (2010), với điều kiện tự nhiên thuận lợi ngành thủy sản đã có tiền đề phát triển và những đóng góp nhất định trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đắk Lắk, khai thác hợp lý tiềm năng và

tiềm lực để phát triển thủy sản nhằm góp phần bình ổn xã hội, nâng cao chất lượng

cuộc sống người dân, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ quốc phòng, an ninh quốc gia ỉnh cũng từng bước đẩy mạnh đầu tư trong các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác và hạ

Trang 27

tầng dịch vụ cho phát triển thủy sản, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, cụ thể như sau:

Đối với nuôi trồng thủy sản: Tập trung phát triển nghề nuôi cá hồ chứa với

phương thức nuôi đa dạng, phù hợp với từng vùng, khu vực và thủy vực Nghiên cứu đưa vào các đối tượng đặc hữu, bản địa có giá trị kinh tế phục vụ tiêu dùng nội địa và

du lịch tại chỗ Chi cục Thủy sản tỉnh đã công bố quy hoạch phát triển ngành thủy sản giai đoạn 2009 – 2015 và định hướng đến năm 2020, trong đó chú trọng đầu tư mới và nâng cấp hệ thống sản xuất giống thủy sản nước ngọt để cung cấp cho nhu cầu nuôi

thủy sản trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận; từng bước thay thế đàn cá bố mẹ không

bảo đảm chất lượng tại các cơ sở sản xuất giống Thành phố Buôn Ma Thuột và Ea Kar sẽ là trung tâm phát triển nghề cá của tỉnh, tập trung đẩy mạnh sản xuất và ương nuôi cá giống Tập hợp tuyển chọn và lưu giữ giống thuần, thuần hóa những loài thủy sản mới nhập có giá trị kinh tế cao Ngoài ra, để đáp ứng cho việc sản xuất con giống,

từ nay đến năm 2020 sẽ đầu tư xây dựng mới và nâng cấp một số trại sản xuất giống

hiện có với tổng công suất đạt khoảng 2.150 triệu con cá bột

Đối với chế biến, thương mại thủy sản: Tập trung mở rộng thị trường trong

tỉnh, vùng Tây Nguyên để tiêu thụ các mặt hàng thủy sản, trong đó chú trọng phục vụ cho du lịch Đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế sản phẩm thủy sản và hệ thống kho đông lạnh để lưu giữ và bảo quản sản phẩm

Đối với cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá: Tiếp tục đầu tư hoàn thiện

cơ sở hạ tầng và dịch vụ cho ngành thủy sản đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu phát triển sản xuất, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vệ sinh thực phẩm Xây dựng chợ đầu mối hàng thủy sản khu vực Tây Nguyên Đầu tư mới và nâng cấp hệ thống sản xuất giống thủy sản nước ngọt để cung cấp cho nuôi trong tỉnh và các tỉnh trong vùng Thay thế toàn bộ đàn cá bố mẹ tại các cơ sở sản xuất giống; xây dựng cơ sở sản xuất thức ăn

phục vụ nuôi trồng thủy sản

Đối với hợp tác quốc tế: Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế để đầu tư

phát triển và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển ngành Xây dựng quy

chế trách nhiệm và phân cấp cụ thể để các địa phương cơ sở chủ động tìm kiếm nguồn

và phương thức hợp tác, tài trợ theo định hướng chung của ngành

Trang 28

2.6 Tình Hình B ảo Vệ Nguồn Lơi Thủy Sản Của Tỉnh Đăk Lăk

Nhằm duy trì ổn định nguồn lợi thủy sản và cải thiện đời sống cho cộng đồng ngư dân, dự án Quản lý nghề cá lưu vực Mê Kông đã thiết lập “Mô hình đồng quản lý nghề cá” tại một số địa phương trong tỉnh như: hồ Easoup, hồ Lăk, sông Krông Ana… Bên cạnh đó dự án còn thả bổ sung cá giống vào các thủy vực để tăng thêm nguồn lợi

cá khai thác

Tỉnh Đăk Lăk cũng đang chuẩn bị ban hành quy định về một số khu vực, hình

thức, ngư cụ, đối tượng thủy sản cấm khai thác và kích thước tối thiểu của các loài

thủy sản được phép khai thác trong các vùng nước tự nhiên trên địa bàn tỉnh Ngoài ra, địa phương còn quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2010 Trong đó, tỉnh Đăk Lăk có khu bảo tồn vùng nước nội địa cấp quốc gia hồ Lăk (huyện Lăk) và khu bảo tồn thủy sản cấp tỉnh sông Krông Ana dài 80 km

Bên cạnh đó Chi Cục Thủy Sản còn tổ chức tuyên truyền, vận động người dân không sử dụng các ngư cụ hủy diệt để khai thác thủy sản thông qua tờ rơi, nhằm bảo

vệ nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường sinh thái

Trong những năm tiếp theo, hoạt động thả cá vào các thủy vực sẽ được Chi cục

Thủy sản tiếp tục duy trì nhằm nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho cộng đồng, góp phần bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản và nâng cao thu nhập cho cộng đồng người dân sống bằng nghề khai thác thủy sản xung quanh các thủy vực trong tỉnh

2.7 V ị trí Của Ngành Thủy Sản Trong Nền Kinh Tế Quốc Dân Của Tỉnh Đăk Lăk

Hiện nay giá trị sản xuất do ngành thủy sản mang lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong nền kinh tế quốc dân của tỉnh Đăk Lăk, cụ thể là:

Theo Cục Thống Kê Đắk Lắk, năm 2008 GDP toàn tỉnh ước đạt trên 23 nghìn

tỷ đồng và được thể hiện qua hình 2.2:

Hình 2.2: Cơ cấu GDP tỉnh Đăk Lăk năm 2008

Trang 29

Về tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh giai đoạn 2000 - 2008, trung bình toàn tỉnh tăng 24,54 %/năm, trong đó ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao

nhất 27,03 %/năm, tiếp theo ngành công nghiệp và xây dựng tăng 21,64 %/năm, dịch

vụ tăng 19,42 %/năm và ngành thủy sản chỉ đạt mức tăng trưởng 6,13 %/năm (số liệu

ở bảng 2.1)

Tóm lại, mặc dù tỉnh Đăk Lăk nằm ở khu vực cao nguyên nhưng có nhiều điều

kiện thuận lợi để phát triển nhiều mô hình nuôi thủy sản; bên cạnh đó tỉnh cũng đã định hướng và xây dựng các kế hoạch thúc đẩy việc nuôi trồng thủy sản phát triển,

chẳng hạn như tập trung nghề nuôi cá hồ chứa, đầu tư mới và nâng cấp hệ thống sản

xuất giống, v.v

Thế nhưng để việc thực hiện các định hướng và kế hoạch trên như thế nào lại chưa được địa phương đánh giá Vì vậy, khảo sát đánh giá việc thực hiện phát triển nuôi trồng thủy sản hiện nay cho Đăk Lăk là điều cần thiết, nhằm xác định những điểm

mạnh và điểm yếu cũng như các trở ngại trong quá trình phát triển có như vậy sẽ giúp địa phương có biện pháp kịp thời để điều chỉnh và giải quyết khó khăn để phát triển ngành kinh tế quan trọng này đúng như tiềm năng sẵn có của nó

Trang 30

Bảng 2.1: Giá trị GDP tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2000-2008 (Giá hiện hành)

Nguồn: Niên giám thống kê Đắk Lắk, 2009

2.8 Hi ện Trạng Phát Triển Thủy Sản Của Tỉnh Đăk Lăk

2.8.1 Về Nuôi trồng thủy sản

2.8.1.1 Hiện trạng sử dụng đất trong nuôi trồng thủy sản

Theo niên giám thống kê tỉnh Đăk Lăk (2008), trong tổng diện tích tự nhiên (1,31 triệu ha) năm 2008, có đất nông nghiệp chiếm 36,2%, đất lâm nghiệp chiếm 45,8%, đất chuyên dùng chiếm 6,6%, đất ở chiếm 1,1%, đất chưa sử dụng chiếm

10,3% và đất chuyên nuôi trồng thủy sản chiếm 0,1% (6.318 ha) Cơ cấu sử dụng đất được biểu diễn bằng hình 2.3

Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất tỉnh Đăk Lăk năm 2008

Như vậy trong cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Đăk Lăk đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp chiếm chủ yếu trong khi đó đất chuyên dùng cho nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ

trọng rất nhỏ là 0,1 % tức khoảng 6.318 ha Với thực tế này, đất để nuôi thủy sản trong

ao không phải là thế mạnh của tỉnh Đăk Lăk

Trang 31

2.8.1.2 Diễn biến về diện tích nuôi trồng thủy sản

Diện tích đất sử dụng cho nuôi trồng thủy sản tuy chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong

cơ cấu sử dụng đất nhưng không ngừng gia tăng trong những năm gần đây Cụ thể:

Bảng 2.2: Diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh Đăk Lăk qua các năm

Nguồn: Báo cáo các huyện, thị xã, thành phố (tỉnh Đăk Lăk) 2010

Diện tích nuôi trồng thủy sản gia tăng đáng kể và tốc độ tăng cao nhất vào năm

2009 (22%) (bảng 2.2), đến năm 2010 tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm hơn (7,9%) Xét theo loại hình mặt nước, diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Đắk Lắk chủ yếu là loại hình mặt nước lớn (hồ chứa, hồ tự nhiên và đập dâng ) Trong năm 2008,

diện tích mặt nước lớn khoảng 5.036 ha, chiếm 79,7% tổng diện tích nuôi toàn tỉnh; đối với ao hồ nhỏ đạt 1.246 ha, chiếm 19,7% và ruộng trũng 36 ha chiếm 0,6%

Đại đa số, diện tích nuôi trồng thủy sản chuyên canh chủ yếu ở các loại hình ao

hồ nhỏ và ruộng trũng Đối với diện tích mặt nước lớn/ hồ chứa chủ yếu kết hợp với

mục đích khác như tưới tiêu, sinh hoạt, thủy điện và điều tiết nước Trong đó, năm

2008 diện tích nuôi trồng thủy sản chuyên canh khoảng 1.282 ha, chiếm 20% tổng

diện tích nuôi toàn tỉnh; diện tích nuôi trồng thủy sản kết hợp (tận dụng mặt nước là chính) đạt 5.036 ha, chiếm 80%

Về diện tích nuôi trồng thủy sản so với tổng diện tích tiềm năng chỉ đạt 25% Riêng diện tích mặt nước sông suối hiện chưa được tận dụng nhiều để phát triển nuôi trồng thủy sản

2.8.1.3 Diễn biến về sản lượng

Trong nhiều năm qua, cùng với việc gia tăng diện tích nuôi trồng trên địa bàn tỉnh sản lượng nuôi trồng cũng tăng theo Sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh Đăk Lăk qua các năm được biểu diễn qua hình 2.4

Hình 2.4: Diễn biến về sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh Đăk Lăk qua các năm

Trang 32

Từ năm 2007 đến năm 2010 sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng lên rất nhiều đặc biệt trong năm 2009 sản lượng tăng lên đến 89,3%, để có sự gia tăng đột biến này ngoài việc gia tăng diện tích nuôi còn do người dân bắt đầu áp dụng kỹ thuật nuôi thâm canh vào việc nuôi thủy sản cũng như việc đưa vào nuôi một số giống loài mới

có năng suất cao như: cá rô phi đơn tính, cá điêu hồng….Trong năm 2010 do thời tiết

diễn ra phức tạp mưa lũ và hạn hán kéo dài dẫn đến sản lượng sụt giảm , chính vì vậy

sản lượng thủy sản trong năm này vẫn tăng nhưng với tốc độ chậm dần

Sản lượng thủy của tỉnh Đăk Lăk chủ yếu từ việc nuôi cá Theo Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đăk Lăk (2010), sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2010 đạt 14.305,3 tấn Trong đó sản lượng cá truyền thống 13.305,3 tấn; sản lượng thủy đặc sản đạt 800 tấn; sản lượng cá rô phi là 200 tấn

2.8.1.4 Di ễn biến về năng suất nuôi

Năng suất nuôi trồng thủy sản tỉnh Đăk Lăk được biểu diễn trong hình 2.5

Hình 2.5: Năng suất nuôi trồng thủy sản của tỉnh Đăk Lăk qua các năm

Theo biểu đồ ở hình 2.5 năng suất nuôi trồng thủy sản từ 2007 đến 2010 có chiều hướng gia tăng và năng suất tăng cao nhất vào năm 2009 (tăng 59,3% so với năm 2008) nhưng đến năm 2010 thì không tăng thêm

2.8.1.5 Đối tượng nuôi

Nhìn chung, đến năm 2010 đối tượng nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Đắk Lắk chủ

yếu các loài cá truyền thống (khoảng 8.010 ha, chiếm 96% tổng diện tích nuôi trên toàn tỉnh), cá rô phi chỉ đạt 150 ha, chiếm 1,8 % và nhóm đặc sản (các đối tượng như ếch, ba ba, lươn, tôm càng xanh, cá lóc, rô đồng, cá lăng nha) khoảng 150 ha, chiếm 1,8% Trong đó, nhóm cá truyền thống được nuôi rất phổ biến ở các loại hình thủy vực như hồ chứa (bao gồm hồ chứa thủy lợi, thủy điện, hồ đập tự nhiên và đập dâng); đối với nhóm cá rô phi và đặc sản nuôi chủ yếu ở các ao hồ nhỏ và vùng ruộng trũng Nuôi

lồng chủ yếu là các loài như: cá điêu hồng, cá rô phi đơn tính, cá lăng,.v.v

Trang 33

2.8 2 Chế biến, bảo quản thủy sản

Hiện nay, hệ thống nhà máy chế biến các sản phẩm chăn nuôi chưa được đầu tư xây dựng Đây chính là một trong những điểm yếu của địa phương cho định hướng phát triển thủy sản sau này

Các sản phẩm chế biến thủy sản hiện nay còn mang tính thủ công truyền thống, chưa

có sản phẩm chế biến dạng cao cấp, chất lượng cao và mang tính hàng hóa lớn Việc chế

biến các sản phẩm thủy sản nước ngọt cũng rất hạn chế

Các chợ cá ở tỉnh Đắk Lắk phần lớn đều bán cá nước ngọt không ướp đá Với một số

hồ chứa có sản lượng khai thác lớn, người thu mua cá dùng nước đá để ướp cá và vận chuyển

đi các địa phương khác tiêu thụ Cá ướp đá thường được vận chuyển bằng xe tải thường hay

xe máy Xe bảo ôn chỉ được sử dụng để chuyên chở sản phẩm thuỷ sản có giá trị như cá tầm,

cá hồi

2.8.3 Tiêu thụ sản phẩm thủy sản

Hiện nay, thành phố Buôn Ma Thuột cũng có chợ đầu mối về đêm để tiêu thụ các loại sản phẩm thủy sản Người buôn cá thường tập trung ở chợ Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột từ 12 giờ đêm để mua, bán cá và các sản phẩm thủy sản khác Thời gian giao thương thường kết thúc trước 4 giờ sáng và những người buôn cá tiếp tục đưa cá đến những nơi khác để tiêu thụ

2.8.4 Hiện trạng dịch vụ hậu cần nuôi trồng thủy sản

2.8 4.1 Trại sản xuất và ương nuôi cá giống

Trong nhiều năm qua, số lượng trại sản xuất giống thủy sản ở Đắk Lắk không biến động nhiều: năm 2007 có 7 trại sản xuất, đến năm 2010 có 9 trại sản xuất với tổng công suất thiết kế khoảng 1,6 tỷ con, nhưng trên thực tế khả năng khai thác chỉ đạt 30 -60% tổng công suất thiết kế Các vùng sản xuất cá giống cấp 1 và ương san cá giống hiện nay chủ yếu tập trung ở các trại cá thuộc xã Ea Kao và phường Ea Tam (thành

phố Buôn Ma Thuột)

Trang 34

Đối tượng sản xuất giống nhân tạo

Các loài cá được sản xuất giống trong tỉnh Đắk Lắk đa số là cá truyền thống

Một số loài khác sản xuất với số lượng ít hơn, có thể do các cơ sở chưa có đàn cá bố

mẹ, chưa có kỹ thuật sinh sản nhân tạo các loài mới hoặc do tính nhạy bén với thị trường tiêu thụ chưa cao Tuy nhiên, trong những năm qua đã có những thay đổi một cách tương đối về loài cá sinh sản nhân tạo Các trại cá giống còn chưa quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ đàn cá bố mẹ, chưa có kế hoạch thay thế đàn cá bố mẹ Mà chủ yếu vẫn thu mua cá bố mẹ từ nhiều nguồn khác nhau trên địa bàn tỉnh

Nh ập và phân phối giống nuôi trồng thủy sản

Việc phân phối con giống gồm 4 chủ thể: người sản xuất giống, người bán sỉ, người bán lẻ và người sản xuất Những người bán cá giống lưu động có vai trò quan

trọng hơn ở những vùng sâu, vùng xa, nơi giao thông không thuận lợi

Theo Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đăk Lăk (2009), trong

tổng sản lượng cá bột được sản xuất hàng năm của tỉnh (790 triệu con bột), có khoảng

474 triệu con cung cấp cho các địa phương khác (các tỉnh miền Tây Nam bộ, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Nguyên) chiếm 60 - 70% tổng lượng giống sản xuất

tại địa phương; còn lại khoảng 307 triệu bột được ương tại tỉnh Hàng năm cần khoảng

119 triệu con cá giống cần đáp ứng cho nhu cầu thả nuôi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Do vậy ngoài số lượng giống được sản xuất tại tỉnh (45 triệu con) cần phải nhập từ các địa phương khác về với số lượng lớn khoảng 74 triệu con giống

2.8.4.2 Thức ăn và thuốc hóa chất phục vụ nuôi trồng thủy sản

Việc sử dụng thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản khá đa dạng và phong phú, tuy nhiên đa phần diện tích nuôi sử dụng thức ăn tự chế, tận dụng các loại phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp

Do công nghệ, kỹ thuật áp dụng vào nuôi trồng thủy sản chưa cao, mật độ nuôi thưa nên việc sử dụng thuốc và hóa chất, chế phẩm sinh học trong xử lý dịch bệnh và các vấn đề môi trường chưa phổ biến

Đến năm 2009, trên địa bàn tỉnh có khoảng 13 đại lý kinh doanh thức ăn, thuốc

Trang 35

Trong đó, có 6 cơ sở đại lý cấp 1 và 7 cơ sở đại lý cấp 2 Số cơ sở tập trung chủ yếu trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột (10 cơ sở)

2.8.4.3 Hiện trạng tiêu thụ thủy sản trong tỉnh

Nhìn chung, mức độ tiêu thụ các mặt hàng thủy sản trên địa bàn tỉnh có chiều hướng ngày càng tăng và đạt tốc độ tăng bình quân năm 6,9 %/năm; từ 4,0 - 4,5 kg/người/năm (năm 2000) lên đến 6,5-7,0 kg/người/năm (năm 2008)

Đến năm 2008, tổng sản lượng thủy sản tiêu thụ trên địa bàn tỉnh 12.560 tấn, trong đó tổng sản lượng thủy sản sản xuất tại tỉnh 8.560 tấn, nhập từ các tỉnh khác 5.000 tấn và xuất bán sang các tỉnh bạn 1.000 tấn

2.8.5 Lao động nuôi trồng thủy sản

Nhìn chung, lao động hoạt động trong ngành thủy sản ở Đắk Lắk có sự tăng lên nhưng với tốc độ chậm Tuy nhiên, số lao động trực tiếp trong hoạt động sản xuất thủy sản tương đối thấp, chủ yếu lao động được kiêm nhiệm với các hoạt động sản xuất nông nghiệp như lâm nghiệp, làm vườn, trồng lúa, hoa màu

Số lao động trực tiếp hoạt động sản xuất thủy sản chủ yếu thuộc lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và khai thác thủy sản Theo sở Nông Ngiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đăk Lăk (2009), đối với các hoạt động như sản xuất giống có khoảng 70 - 100 lao động/ 8 trại sản xuất

giống, số lao động tham gia trực tiếp vào nuôi trồng thủy sản khoảng 3.502 người

Cán bộ chuyên môn thủy sản đang giữ chức vụ quản lý ngành còn yếu Chi Cục

Thủy Sản tỉnh Đắk Lắk có 1 cán bộ có trình độ thạc sĩ, 7 cán bộ có trình độ đại học chuyên ngành thủy sản; Công ty Cổ Phần Thủy Sản Đắk Lắk với tổng số lao động 45 người, trong đó có 3 kỹ sư thủy sản, 5 trung cấp thủy sản, còn lại 35 lao động chưa qua đào tạo; Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh chỉ có 01 kỹ sư nuôi trồng thủy sản Đối với cấp huyện mỗi phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn được bố trí một cán bộ

phụ trách về nuôi trồng thủy sản và hiện nay đang được đưa đi đào tạo văn bằng 2 về nuôi trồng thủy sản cho các cán bộ phụ trách về thủy sản

Với đội ngũ cán bộ chuyên môn còn yếu như vậy ngành thủy sản tỉnh Đăk Lăk

hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lí, tiếp thu và chuyển giao công nghệ mới trong quá trình sản xuất,v.v…Do đó để nuôi trồng thủy sản tỉnh Đăk

Trang 36

Lăk có những bước đột phá trong tương lai, chính quyền địa phương cần có những chính sách thu hút và sử dụng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về thủy sản một cách hợp lí

2.9 Các Y ếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Thủy Sản Của Tỉnh Đăk Lăk

Hiện nay tỉnh Đăk Lăk đang gặp một số vấn đề khó khăn làm hạn chế đến sự phát triển ngành thủy sản nhà

2.9.1 Yếu tố chủ quan

Chưa được quan tâm đầu tư kinh phí cho việc phát triển nuôi trồng, dịch vụ hậu

cần nghề cá, xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi

Mạng lưới về lĩnh vực thủy sản chưa có, đội ngũ cán bộ kỹ thuật còn trẻ, thiếu kinh nghiệm Cán bộ cấp huyện tham mưu, quản lý về lĩnh vực thủy sản không có chuyên môn về thủy sản

Công nghệ sản xuất ở các trại sinh sản nhân tạo giống thủy sản còn lạc hậu Trung tâm giống thủy sản cấp tỉnh chưa được thành lập nên việc lưu giữ giống thuần để cung

cấp, cải tạo, thay thế đàn thủy sản bố mẹ; việc tiếp nhận, chuyển giao công nghệ sản

xuất giống chất lượng cao và sản xuất các loài cá bản địa để bổ sung, tái tạo nguồn lợi,

hạn chế việc nhập giống từ các tỉnh ngoài gặp rất nghiều khó khăn

Trang thiết bị và nhân lực phục vụ phòng xét nghiệm bệnh thủy sản, đảm bảo

việc kiểm tra chất lượng, kiểm dịch giống thủy sản chưa được trang bị

Cán bộ làm công tác khuyến ngư còn ít, chưa có chuyên môn thủy sản nên việc phổ biến, tuyên truyền, khuyến cáo, chuyển giao khoa học kỹ thuật về thủy sản cho người dân còn nhiều hạn chế

2.9.2 Yếu tố khách quan

Trình độ dân trí thấp nên việc tiếp cận các kỹ thuật mới còn nhiều hạn chế

Nghề nuôi trồng thủy sản có nhiều rủi ro do thiên tai, dịch bệnh vì vậy việc vay

vốn để đầu tư sản xuất gặp nhiều khó khăn

Trang 37

Thời tiết không thuận lợi, khô hạn kéo dài làm ảnh hưởng đến người nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh

Dịch vụ hậu cần nghề cá phục vụ cho nghề nuôi trồng, khai thác thủy sản chưa phát triển đồng bộ nên chưa hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của ngành thủy sản theo đúng tiềm năng hiện có

Ngày đăng: 10/06/2018, 09:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w