MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ.THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG TẠI TỈNH BẮC NINH

45 306 1
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ.THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG TẠI TỈNH BẮC NINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ.THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG TẠI TỈNH BẮC NINH

Đề án môn học LỜI MỞ ĐẦU Trong một thế giới mở cửa hội nhập, môi trường đầu tư được coi là yếu tố số một để khơi thông các dòng vốn từ mọi tầng lớp dân cư trong nước ngoài nước. Môi trường đầu tư có thuận lợi mới tạo thế cho phát triển kinh tế lâu dài. Trong những năm qua Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường đầu tư thông thoáng bình đẳng, với những nỗ lực không ngừng của các cấp các ngành đến Việt Nam đã tạo được một hình ảnh tốt đẹp về một quốc gia hoà bình ổn định. Cùng với quá trình phát triển của đất nước, Bắc Ninh cũng dần tạo đuợc vị thế trong con mắt các nhà đầu tư. Những năm gần đây, kết hợp với vị trí địa lý thuận lợi, tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư để phát huy tiềm lực nội tại thu hút vốn đầu tư bên ngoài để phát triển kinh tế Để thấy rõ được vai trò của môi trường đầu tư trong nền kinh tế hiện nay nói chung đối với Bắc Ninh nói riêng em chọn đề tài: "MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ.THỰC TRẠNG TRIỂN VỌNG TẠI TỈNH BẮC NINH”. Đề tài của em gồm: Chương I. Môi trường đầu các nhân tố thuộc môi trường đầu tư Chương II. Môi trường đầutại Bắc Ninh. Thực trạng thu hút vốn đâutại tỉnh những năm gần đây Chương III. Các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Do những hạn chế về thông tin thực tế nên bài viết của em không tránh khỏi những sai sót. Em kính mong được sự góp ý của cô để hoàn thiện hơn nữa bài viết này. Em xin chân thành cảm ơn TS.TRẦN MAI HƯƠNG đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Nguyễn Quỳnh Thư Lớp: Đầu tư 47C 1 Đề án môn học CHƯƠNG I: MÔI TRƯỜNG ĐẦU CÁC YẾU TỐ THUỘC MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ I. Môi trường đầu tư là gì? 1. Khái niệm về môi trường đầuMôi trường đầu tư là một thuật ngữ đã được đề cập trong lĩnh vực kinh tế quản trị kinh doanh ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, thực thi chính sách đổi mới mở cửa, nền kinh tế hội nhập với thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài thì vấn đề môi trường đầumới được quan tâm vấn đề cải thiện môi trường đầu tư được đặt ra là một giải pháp cho phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên môi trường đầu tư được nghiên cứu xem xét theo nhiều khía cạnh khác nhau, tuỳ theo mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu cách tiếp cận vấn đề. Có nhiều khái niệm về môi trường đầu tư:  Môi trường đầu tư là tập hợp các yếu tố đặc thù địa phương đang định hình cho các cơ hội động lực để doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả, tạo công ăn việc làm mở rộng sản suất.  Môi trường đầu tư là tổng hợp các yếu tố : điều kiện về pháp luật, kinh tế, chính trị-xã hội, các yếu tố về cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường cả các lợi thế của một quốc gia, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư của các nhà đầutại một quốc gia.  Môi trường đầu tư là một tập hợp các yếu tố có tác động tới các cơ hội, các ưu đãi, các lợi ích của các doanh nghiệp khi đầu tư mới, mở rộng sản xuất kinh doanh, các chính sách của chính phủ , có tác động chi phối tới hoạt động đầu tư thông qua chi phí, rủi ro, cạnh tranh Môi trường đầu tư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Một nước có môi trường đầu tư thông thoáng sẽ tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước Nguyễn Quỳnh Thư Lớp: Đầu tư 47C 2 Đề án môn học ngoài. Nhận biết được tầm quan trọng này mà trong các quốc gia trên thế giới đều cố gắng tạo lập cho mình một môi trường đầu tư có tính ổn định, thuận lợi về mọi mặt để tạo hướng phát triển kinh tế lâu dài. 2. Các yếu tố cơ bản của môi trường đầu tư 2.1.Vị trí địa lý điều kịên tự nhiên Vị trí địa lý điều kiện tự nhiên là những ưu đãi vốn có của một quốc gia, một vùng lãnh thổ. Nó có ưu thế lâu dài trong phát triển kinh tế xã hội là căn cứ để hoạch định các chính sách phát triển. Thực tế đã cho thấy các nước phát triển trên thế giới đều dựa vào ưu thế vế vị trí địa lý nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có. Trong quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện nay các nước phải tích cực khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có của mình phát huy lợi thế so sánh. Tuy nhiên cũng có những nước nghèo tài nguyên như NHẬT BẢN nhưng lại có sức mạnh kinh tế vào bậc nhất thế giới. Vì thế mà tài nguyên thiên nhiên tuy quan trọng nhưng không phải là yếu tố sống còn trong phát triển kinh tế. Ưu thế địa lý của một quốc gia còn thể hiện ở chỗ quốc gia đó có nằm trong khu vực phát triển kinh tế sôi động không, có giao lộ của các tuyến giao thông quốc tế không, tại đó có kiểm soát được vùng rộng lớn không. Một quốc gia có vị trí như vậy có nghĩa là quốc gia đó được hưởng lợi từ các dòng thông tin, các trào lưu phát triển mới, thuận lợi cho việc chu chuyển vốn, vận chuyển hàng hoá hưởng địa tô nếu nằm ở vị trí chiến lựợc. Đối với các nhà đầu tư thì các ưu đãi tự nhiên là những nơi có cơ hội làm ăn nhiều hơn, mức sinh lời cao hơn. 2.2. Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng bao gồm mạng lưới giao thông, mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp năng lượng, cấp thoát nước, các công trình công cộng phục vụ sản xuất kinh doanh như cảng biển, sân bay,… Nguyễn Quỳnh Thư Lớp: Đầu tư 47C 3 Đề án môn học Cơ sở hạ tầng tốt là một trong các yếu tố quan trọng giúp giảm chi phí gián tiếp trong sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư. Thực tế phát triển tại các quốc gia cho thấy các dòng vốn chỉ đổ vào nơi nào có hạ tầng phát triển, đủ khả năng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư. Mạng lưới giao thông đóng góp một phần quan trọng vào phát triển kinh tế. Nó phục vụ cho việc cung ứng vật liệu, tiêu thụ sản phẩm, quan trọng nhất là các đầu mối giao thông tiếp giáp với thế giới như cảng biển, cảng hàng không. Các tuyến đường giao thông trọng yếu cũng cầu nối sự giao lưu phát triển kinh tế giữa các địa phương của một quốc gia. Một mạng lưới giao thông đa phương tiện hiện đại sẽ giúp các nhà đầu tư giảm được hao phí chuyên chở không cần thiết. Hệ thống thông tin liên lạc là nhân tố quan trọng hàng đầu trong bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay, khi mà thông tin về tất cả các biến động trên thị trườngmọi nơi được truyền tải liên tục trên thế giới. Chậm trễ trong thông tin liên lạc sẽ đánh mất cơ hội làm ăn. Môi trường đầu tư hấp dẫn dưới con mắt của nhà đầu tư đó là môi trường có hệ thống thông tin liên lạc cước phí rẻ. Ngoài ra hệ thống cung cấp năng lượng nước sạch đảm bảo cho việc sản xuất quy mô lớn liên tục, các dịch vụ này không đáp ứng được nhu cầu sản xuất liên tục thì sẽ gây rất nhiều trở ngại cho nhà đầu tư. 2.3. Pháp lý hành chính Để điều chỉnh hành vi kinh doanh của các nhà đầu tư, các quốc gia đều có một hệ thống luật quy định rõ các nhà đầu tư hay các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh sản xuất cái gì, cấm mặt hàng gì. Hệ thống các cơ chế chính sách những quy định của nhà nước liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh như chính sách tài chính, chính sách thu nhập, chính sách tiền tệ, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Nguyễn Quỳnh Thư Lớp: Đầu tư 47C 4 Đề án môn học Chính sách kinh tế thể hiện quan điểm định hướng phát triển kinh tế của nhà nước thông qua các chủ trương chính sách. Nhà nước điều hành quản lý kinh tế , theo dõi sự hoạt động của các doanh nghiệp nhà đầu tư trên phương diện quản lý nhà nước về kinh tế. Các chính sách thể hiện ưu đãi, khuyến khích đối với một số lĩnh vực nào đó, đồng thời những chính sách sẽ là những chế tài để kiểm soát các lĩnh vực đó. Hệ thống pháp luật đựơc xây dựng nhằm quy định những điều mà các thành viên trong xã hội được làm không được làm. Nhà nước giữ một vai trò quan trọng tạo lập một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Nhà nước quy định khuôn khổ pháp lý, thiết lập các chính sách chủ yếu nhằm tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế cạnh tranh bình đẳng trong đầu tư. 2.4. Yếu tố kinh tế Yếu tố kinh tế phản ánh những đặc trưng của một hệ thống kinh tế, nó sẽ chi phối tác động đến hoạt động của các nhà đầu tư. Trong môi trường kinh tế, các yếu tố như tốc độ tăng trưởng, chính sách kinh tế, chu kỳ kinh doanh, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, hệ thống tài chính sẽ được nghiên cứu. Tăng trưởng kinh tế được coi là việc mở rộng sản lượng tiềm năng của một quốc gia trong một giai đoạn nhất định. Khi kinh tế tăng trưởng thì các yếu tố điều kiện kinh tế sẽ rất thuận lợi cho các nhà đầu tư. Nó tạo ra nhiều cơ hội trong kinh doanh ngược lại nếu kinh tế kém phát triển với tỷ lệ lạm phát cao, nó sẽ tác động tiêu cực tới nhà đầu tư. Chu kỳ phát triển kinh tế là sự thăng trầm về khả năng tạo ra của cải cho nền kinh tế trong những giai đoạn nhất định. 2.5. Nguồn nhân lực Một trong những yếu tố xã hội quan trọng của môi trường đầu tư là nguồn nhân lực giá cả sức lao động. Đây là một trong những yếu tố rất Nguyễn Quỳnh Thư Lớp: Đầu tư 47C 5 Đề án môn học cần thiết để các nhà đầu tư lập kế hoạch kinh doanh. Một nhà đầu tư muốn mở một nhà máy thì trên phương diện nguồn nhân lực nhà đầu tư sẽ chọn khu vực có thể đáp ứng được cả về số lượng chất lượng của lao động, ngoài ra giá cả sức lao động là một trong những chỉ tiêu đánh giá của các nhà đầu tư. Chất lượng lao động là một lợi thế cạnh tranh đối với các nhà đầu tư vào lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao hay có sử dụng nhiều công nghệ hiện đại. Ngoài ra yếu tố văn hoá cũng ảnh hưởng tới yếu tố lao động như sự cần cù , tính kỷ luật, ý thức trong lao động… Vì vậy yếu tố lao động là một trong những điều kiện thuận lợi hay khó khăn cho các nhà đầu tư khi tiến hành kinh doanh. Tuy nhiên để có lực lượng lao động tốt thì lại phụ thuộc vào hệ thống giáo dục, đào tạo, chất lượng đào tạo nghề… II. Môi trường đầu tư với phát triển kinh tế 1.Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Với dân số ngày càng tăng, thì tăng trưởng kinh tế là cơ chế bền vững nhất để nâng cao mức sống xã hội. Tăng trưởng kinh tế không chỉ gắn với mức thu nhập cao hơn mà còn là các chỉ báo về phát triển con người tốt hơn. Nó mang lại cơ hội tốt cho tất cả các loại hình doanh nghiệp tạo công ăn việc làm mở rộng cơ sở tính thuế để có nguồn trang trải các dịch vụ công. Đầu tư hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế bằng việc đưa nhiều đầu vào hơn cho quá trình sản xuất. Đầu tư nước ngoài đang trở nên quan trọng hơn ở các nước đang phát triển, nhưng một phần lớn đầu tư tư nhân vẫn là từ trong nước. Môi trường đầu tư tốt sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư do xoá bỏ được những chi phí, rủi ro, rào cản cạnh tranh. Thông thường một quốc gia muốn cải thiện môi trường đầu tư thì đòi hỏi chính phủ phải xử lý cả 3 yếu tố trên. Thực tế cho thấy nhờ cải thiện được môi trường đầu tư mà trong những năm 80 90 của thế kỷ trước tỷ trọng đầu tư tư nhân Nguyễn Quỳnh Thư Lớp: Đầu tư 47C 6 Đề án môn học trong GDP đã tăng lên gấp đôi ở Trung Quốc Ấn Độ,…Những doanh nghiệp nào tin rằng quyền tài sản của họ được đảm bảo đã tái đầu tư lợi nhuận của họ vào hoạt động kinh doanh cao hơn từ 14 đến 40% so với các doanh nghiệp không có niềm tin này. Nâng cao tính tiên liệu của chính sách cũng làm tăng khả năng thu hút đầumới hơn 30%. Không chỉ có quy mô đầu tư tác động đến tăng trưởng mà cả những thành tựu về năng suất mà đầu tư mang lại, một môi trường đầu tư tốt sẽ kích thích năng suất cao hơn bằng cách tạo ra cơ hội động lực cho các doanh nghiệp phát triển, kích thích áp dụng những phương thức hoạt động tốt hơn. 2. Xoá đói gảm nghèo Có thể nhìn nhận vai trò của môi trường đầu tư với xoá đói giảm nghèo theo hai cách: thứ nhất tăng trưởng kinh tế có quan hệ mật thiết với xoá đói giảm nghèo.Thứ hai môi trường đầu tư tốt sẽ trực tiếp cải thiện cuốc sống của người dân với những vai trò như: -Với tư cách là người lao động: Người nghèo coi việc tìm được việc làm cho dù công việc tự trả lương hay làm công ăn lương - như một lối thoát nghèo hứa hẹn nhất. Khu vực tư nhân tạo ra hơn 90% số việc làm ở các nước đang phát triển. Cơ hội việc làm có quan trọng hơn cũng làm tăng động lực để người dân đầu tư vào học vấn kỹ năng nhờ đó mà bổ sung thêm những nỗ lực thúc đẩy nguồn nhân lực -Với tư cách là nhà doanh nghiệp Hàng trăm triệu người nghèo ở các nước đang phát triển mưu sinh bằng các công việc kinh doanh vi mô như nông nghiệp, bán hàng rong, lao động tại nhà… Họ thường hoạt động trong nền kinh tế phi chính thức,vốn chiếm quá nửa hoạt động kinh tế của các nước đang phát triển. Các doanh nghiệp trong nền kinh tế phi chính thức cũng phải đối mặt với những trở ngại tương tự về quyền tài sản, tệ nạn, khả năng tiếp cận những dịch vụ công . Môi trường đầu tư tốt sẽ dỡ bỏ những trở ngại, làm tăng thu nhập từ đó mà mở rộng hoạt động sản xuất. Nguyễn Quỳnh Thư Lớp: Đầu tư 47C 7 Đề án môn học -Với tư cách là người tiêu dùng: Môi trường đầu tư tốt hơn sẽ làm tăng thêm chủng loại hàng hoá, giảm giá thành sản phẩm dịch vụ, kể cả những thứ được người nghèo tiêu dùng. -Với tư cách là người sử dụng cơ sở hạ tầng, tài sản tài chính. Tăng cường cơ sở hạ tầng, quyền về tài sản tài chính có thể mang lại những lợi ích lớn hơn cho toàn bộ cộng đồng. Việc cải thiện được sự vận hành của thị trường tài chính sẽ giúp các doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội đầu tư đầy hứa hẹn giúp người nghèo vượt qua những lúc khó khăn, cải thiện cuộc sống -Với tư cách là người nhận dịch vụ hoặc các khoản trợ cấp được trang trải bằng thuế Doanh nghiệp các hoạt động của nó là nguồn thu thuế chủ yếu của chính phủ, các nền kinh tế tăng trưởng hơn nên thu được nhiều thuế hơn. Vì thế môi trường đầu tư tốt có thể tăng cường thêm nguồn lực cho chính phủ để trang trải cho các dịch vụ công trợ cấp cho người nghèo Một số cải thiện môi trường đầu tư còn mang lại những lợi ích to lớn cho toàn xã hội chẳng hạn nền kinh tế vĩ mô ổn định, tệ nạn xã hội giảm đáng kể…. Nguyễn Quỳnh Thư Lớp: Đầu tư 47C 8 Đề án môn học CHƯƠNG II. MÔI TRƯỜNG ĐẦUTẠI BẮC NINH THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY I. Thực trạng môi trường đầu tình hình cải thiện môi trường đầutại tỉnh 1.Vị trí địa lý điều kiên tự nhiên Bắc Ninhtỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm gọn trong châu thổ sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng trọng điểm: tăng trưởng Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh. Phía Bắc giáp với tỉnh Bắc Giang, Phía Nam giáp với tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp với tỉnh Hải Dương, Phía Tây giáp với thủ đô Hà nội. Với vị trí như vậy, xét tầm không gian lãnh thổ vĩ mô, Bắc Ninh có nhiều sự thuận lợi cho sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh như: - Nằm trên tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua quốc lộ 1A, quốc lộ 18, đường sắt Hà Nội -Lạng Sơn các tuyến đường thuỷ như sông Đuống, sông Thái Bình, rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá du khách giao lưu với các tỉnh khác trong nước. -Gần thủ đô Hà Nội được xem là một thị trường rộng lớn thứ hai trong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, giá trị lịch sử văn hoá . đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông –lâm -thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ Bắc Ninh cũng là địa bàn mở rộng của Hà Nội qua xây dựng các thành phố vệ tinh, là mạng lưới gia công cho các xí nghiệp của thủ đô trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. -Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội - hải Phòng - Quảng Ninh sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành cơ cấu tốc độ tăng trưởng Nguyễn Quỳnh Thư Lớp: Đầu tư 47C 9 Đề án môn học kinh tế của Bắc Ninh về mọi mặt đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản dịch vụ du lịch. -Là cửa ngõ Đông Bắc của thủ đô, Bắc Ninh là cầu nối giữa Hà Nội các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, trên đường bộ giao lưu với chính Trung Quốc có vị trí về an ninh quốc phòng. Trong cấu trúc địa lý không gian thuận lợi như vậy sẽ là yếu tố phát triển quan trọng là một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh Bắc Ninh. Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống của đô thị các điểm dân cư của tỉnh thì các đô thị Bắc Ninh sẽ dễ trở thành một hệ thống hoà nhập trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội có vị trí tương tác nhất định với hệ thống đô thị chung toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. 2.Cơ sở hạ tầng 2.1.Thực trạng mạng lưới giao thông Bắc Ninh có mạng lưới giao thông rộng khắp với các tuyến đường bộ, đường sông, đường sắt tạo ra một hệ thống giao thông liên hoàn thuận tiện cho cả giao lưu kinh tế đối nội đối ngoại. -Đường bộ: Mật độ đường bộ bao gồm cả đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ đường xã của Bắc Ninh đạt 0.5 km/1kmvuông vào mức trung bình của các tỉnh đồng bằng sông hồng. Trung ương đã xây dựng xong tuyến đường quốc lộ 1A quốc lộ 18 đoạn Yên Phong-Thị xã Bắc Ninh dài tổng cộng 55 km, nâng cấp quốc lộ 38 dài 16km.Đến năm 2004 tổng chiều dài các tuyến quốc lộ đi qua tỉnh Bắc Ninh là 89 km. Dọc các tuyến quốc lộ đã hình thành các khu công nghiệp, khu đô thị, các điểm, cụm công nghiệp vừa nhỏ (như khu công nghiệp Tiên Sơn, khu công nghiệp Quế Võ….). Khối lượng hàng hoá, hành khách vận chuyển luân chuyển giữa tỉnh với Nguyễn Quỳnh Thư Lớp: Đầu tư 47C 10

Ngày đăng: 05/08/2013, 14:56

Hình ảnh liên quan

Bảng 1:Vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997-2007                                                              Đơn vị: tỷ đồng - MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ.THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG TẠI TỈNH BẮC NINH

Bảng 1.

Vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997-2007 Đơn vị: tỷ đồng Xem tại trang 19 của tài liệu.
2.Tình hình thu hút vốn đầu tư - MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ.THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG TẠI TỈNH BẮC NINH

2..

Tình hình thu hút vốn đầu tư Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng3:Nguồn vốn đầu tư phát triển phân theo hình thức quản lý  tại Bắc Ninh qua các năm. - MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ.THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG TẠI TỈNH BẮC NINH

Bảng 3.

Nguồn vốn đầu tư phát triển phân theo hình thức quản lý tại Bắc Ninh qua các năm Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng6: vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước giai đoạn 2001-2006 - MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ.THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG TẠI TỈNH BẮC NINH

Bảng 6.

vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước giai đoạn 2001-2006 Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng6: các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp đăng ký thực hiện thời kỳ 1997-2006 - MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ.THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG TẠI TỈNH BẮC NINH

Bảng 6.

các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp đăng ký thực hiện thời kỳ 1997-2006 Xem tại trang 30 của tài liệu.
1.2 Kêt quả thu hút đầu tư nước ngoài - MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ.THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG TẠI TỈNH BẮC NINH

1.2.

Kêt quả thu hút đầu tư nước ngoài Xem tại trang 30 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan