Quản lý môi trường tại làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ - Thị xã Từ Sơn – Tỉnh Bắc Ninh

13 1.3K 6
Quản lý môi trường tại làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ - Thị xã Từ Sơn – Tỉnh Bắc Ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trải qua bao nhiêu đời nay, các làng nghề thủ công truyền thống từ lâu đã là một nét đẹp rất riêng của vùng nông thôn Việt Nam. Trong nhiều năm vừa qua, cùng với sự phát triển không ngừng của KT – XH nói chung thì nhiều ngành nghề thủ công truyền thống đã được khôi phục và cũng đạt được những bước tiến khá mạnh tạo thành phong trào rộng khắp trong cả nước, góp phần cải thiện đáng kể cho đời sống nhân dân trong vùng. Tuy nhiên, sự phát triển ấy còn mạng nặng tính tự phát, tùy tiện, chưa có quy hoạch định hướng cụ thể cũng như quy mô sản xuất còn nhỏ, quy trình sản xuất và trang thiết bị còn lạc hậu. Tất cả những mặt hạn chế trên không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của các làng nghề truyền thống mà còn gây ra những tác động không nhỏ đến chất lượng môi trường làng nghề, đặc biệt là đối với sức khỏe cộng đồng tại địa bàn và cả các vùng lân cận. Vì vậy, lồng ghép giữa BVMT với phát triển kinh tế làng nghề là việc cần thường xuyên được chú trọng quan tâm của các cấp chính quyền, cơ quan chức năng, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Tỉnh Bắc Ninh tính đến nay có 62 làng nghề truyền thống chiếm 10% lượng làng nghề truyền thống trong cả nước, chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất giấy, đồ gỗ mỹ nghệ đem xuất khẩu, gốm, sắt thép tái chế, đúc đồng. Trong đó, phải nhắc đến một làng nghề nổi tiếng với sự lâu đời và thịnh vượng, đó chính là làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ thuộc thị xã Từ Sơn. Làng nghề Đồng Kỵ với chuyên môn là sản xuất đồ gỗ gồm nhiều chủng loại sản phẩm, nhiều năm qua đã đem lại thu nhập đáng kể cho người dân, không những là trong vùng mà còn cả những vùng miền lân cận, góp phần cho sự phát triển kinh tế của làng nghề của thị xã Từ Sơn nói riêng và cả tỉnh Bắc Ninh nói chung. Nhưng cũng không nằm ngoài thực trang chung, việc hoạt động sản xuất của làng đang gây ra một vấn nạn về sự ô nhiễm môi trường. Do đó, yêu cầu hiện nay là đòi hỏi công tác QLMT cho làng nghề Đồng Kỵ cần được các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng, các nhà chuyên môn quan tâm để có định hướng, quy hoạch giải quyết kịp thời để hướng tới sự PTBV cho làng nghề. Xuất phát từ sự cấp thiết của vấn đề, tôi quyết định xin lựa chọn đề tài : “Quản lý môi trường tại làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ - Thị xã Từ Sơn – Tỉnh Bắc Ninh” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đức Trường MỤC LỤC SV: Vũ Hồng Nhung Lớp: Kinh tế môi trường 49 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đức Trường DANH MỤC HÌNH SV: Vũ Hồng Nhung Lớp: Kinh tế môi trường 49 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đức Trường DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường CNH HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá CTR : Chất thải rắn KCN : Khu công nghiệp KT XH : Kinh tế - hội LPG : Chất hoá lỏng ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức OVOP : Mô hình kinh tế mỗi làng một sản phẩm PTBV : Phát triển bền vững QCVN : Quy chuẩn Việt Nam. QLMT : Quản môi trường TCCP : Tiêu chuẩn cho phép TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TN&MT : Tài nguyên và Môi trường UBND : Ủy ban nhân dân VSMT : Vệ sinh môi trường SV: Vũ Hồng Nhung Lớp: Kinh tế môi trường 49 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đức Trường LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đươc bài chuyên đề tốt nghiệp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa Môi trườngĐô thị - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và thực hiện chuyên đề. Đặc biệt em xin cảm ơn đến TS. Đinh Đức Trường đã ân cần hướng dẫn, chỉ bảo, tạo điều kiện cho tôi thực hiện bài chuyên đề này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cán bộ, nhân viên tại đơn vị thực tập đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và thu thập tài liệu phục vụ cho chuyên đề. SV: Vũ Hồng Nhung Lớp: Kinh tế môi trường 49 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đức Trường LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài chuyên đề này là tự bản thân tôi thực hiện mà không có bất kỳ hình thức sao chép nào từ các tài liệu khác. Nếu vi phạm tôi xin chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước khoa và nhà trường. Sinh viên thực hiện Vũ Hồng Nhung SV: Vũ Hồng Nhung Lớp: Kinh tế môi trường 49 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đức Trường MỞ ĐẦU I. do lựa chọn đề tài Trải qua bao nhiêu đời nay, các làng nghề thủ công truyền thống từ lâu đã là một nét đẹp rất riêng của vùng nông thôn Việt Nam. Trong nhiều năm vừa qua, cùng với sự phát triển không ngừng của KT XH nói chung thì nhiều ngành nghề thủ công truyền thống đã được khôi phục và cũng đạt được những bước tiến khá mạnh tạo thành phong trào rộng khắp trong cả nước, góp phần cải thiện đáng kể cho đời sống nhân dân trong vùng. Tuy nhiên, sự phát triển ấy còn mạng nặng tính tự phát, tùy tiện, chưa có quy hoạch định hướng cụ thể cũng như quy mô sản xuất còn nhỏ, quy trình sản xuất và trang thiết bị còn lạc hậu. Tất cả những mặt hạn chế trên không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của các làng nghề truyền thống mà còn gây ra những tác động không nhỏ đến chất lượng môi trường làng nghề, đặc biệt là đối với sức khỏe cộng đồng tại địa bàn và cả các vùng lân cận. Vì vậy, lồng ghép giữa BVMT với phát triển kinh tế làng nghề là việc cần thường xuyên được chú trọng quan tâm của các cấp chính quyền, cơ quan chức năng, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Tỉnh Bắc Ninh tính đến nay có 62 làng nghề truyền thống chiếm 10% lượng làng nghề truyền thống trong cả nước, chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất giấy, đồ gỗ mỹ nghệ đem xuất khẩu, gốm, sắt thép tái chế, đúc đồng. Trong đó, phải nhắc đến một làng nghề nổi tiếng với sự lâu đời và thịnh vượng, đó chính là làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ thuộc thị Từ Sơn. Làng nghề Đồng Kỵ với chuyên môn là sản xuất đồ gỗ gồm nhiều chủng loại sản phẩm, nhiều năm qua đã đem lại thu nhập đáng kể cho người dân, không những là trong vùng mà còn cả những vùng miền lân cận, góp phần cho sự phát triển kinh tế của làng nghề của thị Từ Sơn nói riêng và cả tỉnh Bắc Ninh nói chung. Nhưng cũng không nằm ngoài thực trang chung, việc hoạt động sản xuất của làng đang gây ra một vấn nạn về sự ô nhiễm môi trường. Do đó, yêu cầu hiện nay là đòi hỏi công tác QLMT cho làng nghề Đồng Kỵ cần được các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng, các nhà chuyên môn quan tâm để có định hướng, quy hoạch giải quyết kịp thời để hướng tới sự PTBV cho làng nghề. Xuất phát từ sự cấp thiết của vấn đề, tôi quyết định xin lựa chọn đề tài : “Quản môi trường tại làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ - Thị Từ Sơn Tỉnh Bắc Ninh” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. SV: Vũ Hồng Nhung Lớp: Kinh tế môi trường 49 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đức Trường II. Mục tiêu nghiên cứu 1. Mục tiêu tổng thể Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng trong công tác QLMT tại làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ. Sau đó, đưa ra các giải pháp và kiến nghị để hoạt động QLMT tại đây đạt hiệu quả hơn. 2. Mục tiêu cụ thể Tổng quan QLMT nói chung và QLMT làng nghề cùng các công cụ QLMT đặc thù đối với làng nghề. Phân tích thực trạng môi trườngtình hình thực hiện công tác quản môi trường được quan tâm, tiến hành ra sao tại làng nghề Đồng Kỵ - Từ Sơn - Bắc Ninh. Sau đó, rút ra những điểm tốt cần phát huy đồng thời nhìn ra những hạn chế phải khắc phục kịp thời. Từ những điểm mạnh điểm yếu đó chính là những căn cứ để đưa ra được nhiều giải pháp, kiến nghị cần thiết nhất góp phần đẩy mạnh công tác quản môi trường tại làng nghề Đồng Kỵ hiệu quả hơn trong những năm sau này. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến công tác QLMT làng nghề Đồng Kỵ - Thị Từ Sơn Tỉnh Bắc Ninh. Phạm vi nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến công tác QLMT tại làng nghề Đồng Kỵ - Thị Từ Sơn Bắc Ninh Thời gian: Từ 2005 đến nay. Địa điểm : Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ - Thị Từ Sơn Tỉnh Bắc Ninh. IV. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp kế thừa, tổng hợp có chọn lọc: tiến hành thu thập tài liệu, số liệu quan trắc có liên quan từ các cơ quan, Sở ban ngành như các Báo cáo hiện trạng môi trường có các số liệu thống kê, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Phương pháp so sánh, đánh giá: căn cứ vào các số liệu nói chung có liên quan và các số liệu có tiêu chí đánh giá, để từ đó phân tích được sự hiệu quả cũng như chưa SV: Vũ Hồng Nhung Lớp: Kinh tế môi trường 49 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đức Trường đạt yêu cầu qua các thời kỳ khác nhau của hiện trạng môi trường và công tác QLMT. Phương pháp đánh giá tác động môi trường: từ những số liệu có sẵn và có sự so sánh với các tiêu chí đánh giá để phân tích những ảnh hưởng đến các mặt KT XH và môi trường. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Tiến hành điều tra thực địa bằng các bảng hỏi cụ thể, rõ ràng với 14 câu hỏi để đánh giá khách quan công tác QLMT thông qua ý kiến người dân. V. Nội dung Chuyên đề có nội dung được chia thành 3 chương lớn: Chương I: Cở sở luận của QLMT làng nghề. Chương II: Thực trạng QLMT tại làng nghề Đồng Kỵ - Thị Từ Sơn Tỉnh Bắc Ninh Chương III: Giải pháp và kiến nghị cho công tác QLMT tại làng nghề Đồng Kỵ - Thị Từ Sơn Tỉnh Bắc Ninh. SV: Vũ Hồng Nhung Lớp: Kinh tế môi trường 49 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đức Trường CHƯƠNG I: CƠ SỞ LUẬN CỦA QLMT LÀNG NGHỀ 1. Tổng quan về QLMT 1.1. Khái niệm chung về QLMT Ngày nay, song hành với sự phát triển kinh tế là chất lượng môi trường sống đang bị đe dọa nghiêm trọng, nguy cơ mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên là những vấn đề đang ngày càng hiện hữu. Phát triển kinh tế là cần thiết nhưng không thể xem nhẹ môi trường sống, như vậy mới đảm bảo mục tiêu PTBVcủa mỗi quốc gia và của toàn cầu. Do đó, công tác QLMT ra đời là một yêu cầu tất yếu, để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và BVMT nhằm đảm bảo mục tiêu PTBV. Theo những quan điểm phương pháp luận của thuyết hệ thống thì quản ở đây là sự tác động chủ thể quản lên đối tượng quản và khách thể quản nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường ngoài. Quản phải bao gồm: chủ thể quản là tác nhân tạo ra các tác động, một đối tượng bị quản phải tiếp nhận các tác động đó và mục tiêu và quỹ đạo đặt ra cho cả chủ thể quản lẫn đối tượng quản lý. Từ cách tiếp cận vấn đề quản nói chung như trên thì QLMT được hiểu như sau: QLMT là sự tác động liên tục, có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản môi trường lên cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành các hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể quản môi trường, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản môi trường đã đề ra, phù hợp với luật pháp và thông lệ tiến hành. (theo Đặng Như Toàn 2001) QLMT được triển khai để tạo ra hiệu quả hoạt động phát triển tốt hơn, bền vững hơn cho hệ thống môi trường, cân bằng, ổn định về vật chất, tinh thần cho thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau. 1.2. Nguyên tắc của QLMT Bảo đảm tốt tính tổng hợp: các hoạt động phát triển diễn ra dưới nhiều hình thức, quy mô, tốc độ, trực tiếp hay gián tiếp, mạnh hay yếu thì đều tác động lên đối tượng quản lý. Do đó, trong hoạch định chính sách QLMT cần tính đến những tác động tổng hợp cũng như hậu quả từ chúng. SV: Vũ Hồng Nhung Lớp: Kinh tế môi trường 49 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đức Trường Bảo đảm không vi phạm tính hệ thống: môi trường như là một hệ thống hoạt động phức tạp, bao gồm nhiều phần tử hợp thành nên QLMT phải thu thập, tổng hợp, xử thông tin về tình trạng hoạt động của hệ thống môi trường để đưa ra các quyết định phù hợp, đưa các phần tử cấu thành hoạt động đều đặn, cân đối và hài hòa. Bảo đảm được tính liên tục và nhất quán: đặc tính của môi trường là môt hệ thống liên tục, tồn tại, hoạt động và phát triển thông qua chu trình trao đổi vật chất, năng lượng trong không gian và thời gian. Chính vì vậy, đòi hỏi phải không ngừng nâng cao năng lực quản trong công tác QLMT. Bảo đảm nhất quán tập trung dân chủ: tập trung phải được thực hiện ổn thỏa trong bàn bạc, quyết định các vấn đề một cách công khai, minh bạch. Dân chủ phải được thực hiện tập trung, không mâu thuẫn, tránh lãng phí nguồn lực quốc gia. Tập trung dân chủ để QLMT tạo sự bình đẳng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm với môi trường. Kết hợp quản theo ngành và theo lãnh thổ: một thành phần môi trường chịu sự quản song trùng từ nhiều phía, do đó, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các vùng lãnh thổ để tăng hiệu quả, hiệu lực của công tác QLMT. Kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa quản tài nguyên và môi trường với quản KT XH: luôn ý thức phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa quản TN&MT với quản KT XH bằng các chính sách, chiến lược phát triển đúng đắn, có tính bao quát và tổng hợp, thông qua các kế hoạch và đầu mọi khâu, mọi cấp quản của Nhà nước. Tiết kiệm và hiệu quả: Tối ưu để nâng cao năng lực QLMT chính là thực thi tiết kiệm và tăng hiệu quả thông qua việc hoạch định chính sách và chiến lược BVMT để giảm tiêu hao tài nguyên, năng lượng, giảm chi phí nguyên liệu đầu vào bằng các kỹ thuật, công nghệ ít hoặc không có chất thải; tận dụng và tái chế phế liệu, sử dụng các vật liệu thay thế, cải tiến sản phẩm, đầu đồng bộ và hệ thống cho QLMT v.v 1.3. Mục tiêu của QLMT Mục tiêu lâu dài và nhất quán nhất của QLMT chính nhằm tạo lập sự PTBV. SV: Vũ Hồng Nhung Lớp: Kinh tế môi trường 49 5

Ngày đăng: 23/07/2013, 15:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan